Tài liệu Báo cáo Khoa học Giá trị thức ăn của một số cây đậu trồng tại vùng đất gò đồi huyện Lương Sơn - Hoà Bình: giá trị thức ăn của một số cây đậu trồng tại vùng đất gò đồi
huyện L−ơng Sơn - Hoà Bình
Nutritive value of some legumes in hilly area of Luong Son district,
Hoa Binh province
Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm
summary
An experiment was carried out to determine the nutritive value of Stylosanthes
guianensis, Leucaena leucocephala and Flemingia congesta in hilly area of Luong Son district,
Hoa Binh province. The results of the study showed that Stylosanthes guianensis gave first cut at
90th day, meanwhile Leucaena leucocephala and Flemingia congesta gave first cut at 180th day
since planting. Due to fast growing rate Stylosanthes guianensis had high consumable yield
(13.13 tons of DM/ha/year), high yield of crude protein (2.03 tons of CP/ha/year). Stylosanthes
guianensis and Leucaena leucocephala had high digestibility and palatibility. Since unpleasant
smells cattle did not eat Flemingia congesta.
Key words: Stylosanthes guianensis, Leucaena leucocepha, Flemingia ...
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Giá trị thức ăn của một số cây đậu trồng tại vùng đất gò đồi huyện Lương Sơn - Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị thức ăn của một số cây đậu trồng tại vùng đất gò đồi
huyện L−ơng Sơn - Hoà Bình
Nutritive value of some legumes in hilly area of Luong Son district,
Hoa Binh province
Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm
summary
An experiment was carried out to determine the nutritive value of Stylosanthes
guianensis, Leucaena leucocephala and Flemingia congesta in hilly area of Luong Son district,
Hoa Binh province. The results of the study showed that Stylosanthes guianensis gave first cut at
90th day, meanwhile Leucaena leucocephala and Flemingia congesta gave first cut at 180th day
since planting. Due to fast growing rate Stylosanthes guianensis had high consumable yield
(13.13 tons of DM/ha/year), high yield of crude protein (2.03 tons of CP/ha/year). Stylosanthes
guianensis and Leucaena leucocephala had high digestibility and palatibility. Since unpleasant
smells cattle did not eat Flemingia congesta.
Key words: Stylosanthes guianensis, Leucaena leucocepha, Flemingia congesta, nutritive
value, hilly area
1. Đặt vấn đề
Trong mấy năm gần đây, chất l−ợng giống của đàn bò sữa, bò thịt n−ớc ta đã đ−ợc cải
thiện đáng kể, song chất l−ợng thức ăn thô xanh còn kém. Nguồn thức ăn thô xanh chính bao
gồm cỏ tự nhiên và cỏ trồng phần lớn là cỏ hoà thảo (cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ lông para ...). Cỏ tự
nhiên ở n−ớc ta có tỷ lệ protein thô thấp (khoảng 9 - 10% CK khi non và giảm xuống 7 - 8% CK
khi già), cỏ hoà thảo trồng cũng có tỷ lệ protein thô không cao (khoảng 10% CK). Do vậy một
trong những biện pháp chính để nâng cao chất l−ợng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc nhai lại ở
n−ớc ta là phát triển cây họ đậu. Chúng ta đã nhập và trồng thử nhiều giống cây đậu trên một số
vùng sinh thái khác nhau (Tr−ơng Tấn Khanh, 2003; Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự, 1992;
Nguyễn Thị Liên, 2000). Bài viết này sẽ trình bày kết quả khảo sát, tuyển chọn tập đoàn cây đậu
làm thức ăn cho gia súc nhai lại đối với vùng đất gò đồi huyện L−ơng Sơn - Hoà Bình.
2. ph−ơng pháp nghiên cứu
Cây thức ăn gia súc đ−ợc đánh giá theo Wong (1991). Qua b−ớc đánh giá thứ nhất và thứ
hai, 3 giống đậu sau đ−ợc chọn nghiên cứu tiếp là: đậu Stylo (Stylosanthes guianensis), keo dậu
(Leucaena leucocephala), đậu công hay đậu Sơn Tây (Flemingia congesta).
B−ớc 3: Nghiên cứu đáp ứng của gia súc. Thí nghiệm chỉ theo dõi tỷ lệ sử dụng của các
giống cây đậu nghiên cứu.
B−ớc 4: Nghiên cứu khả năng sinh tr−ởng và năng suất của các giống đậu trên trong điều
kiện canh tác của ng−ời nông dân L−ơng Sơn, Hoà Bình. Ba giống đậu trên đều đ−ợc chọn trồng
cho nhóm đất gò đồi của huyện.
Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi giống là một công thức, mỗi
công thức nhắc lại ba lần, diện tích mỗi công thức là 30 m2.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Độ cao của cây đậu đ−ợc tính từ mặt đất tới điểm (hoặc mặt phẳng) mà 50% số lá đạt
đ−ợc, đo 10 ngày một lần.
- Năng suất của cây đậu đ−ợc xác định từ các ô thí nghiệm có diện tích 30 m2 (chiều rộng
5m, chiều dài 6m), trong đó diện tích để tính 20 m2, diện tích bảo vệ 10 m2.
- Thành phần hoá học của cây thức ăn đ−ợc phân tích theo ph−ơng pháp của AOAC (1995)
tại phòng phân tích thức ăn khoa Chăn nuôi - Thú y, Tr−ờng ĐH Nông nghiệp 1.
- Ph−ơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hoá in - vitro
Tỷ lệ tiêu hoá in - vitro xác định theo h−ớng dẫn của De Boever (1986): Cân 0,3 g mẫu
vào chén có nắp đáy, cho 30 ml dung dịch men pepsin đã chuẩn bị từ tr−ớc. Đậy nắp chén và cho
chén vào bể ổn nhiệt và duy trì nhiệt độ 390 C. Cứ 5 giờ lắc nhẹ chén một lần và ủ 24 giờ. Sau 24
giờ lấy chén ra ngâm vào bể ổn nhiệt khác có nhiệt độ 800 C trong vòng 45 phút. Rửa mẫu 3 lần
với n−ớc cất ấm (600 C). Làm nh− thế với dung dịch men xenlulaza. Sấy mẫu ở 1050 C và tro hoá
mẫu ở 5400 C.
- Tỷ lệ sử dụng của cây thức ăn đ−ợc xác định trên 3 bò lai Sind có khối l−ợng 200 kg.
Bò đ−ợc ăn khối l−ợng thức ăn thô xanh bằng 2,5% khối l−ợng cơ thể (tính theo chất khô).
Trong thức ăn thô xanh cây đậu chiếm 1/3, còn cỏ voi chiếm 2/3 khối l−ợng. Thời gian thu thập
số liệu là 5 ngày.
Thức ăn cho ăn – Thức ăn thừa
Tỷ lệ sử dụng (%) = ---------------------------------------- x 100
Thức ăn cho ăn
- Ph−ơng pháp xử lý thống kê
Các số liệu theo dõi của mỗi giống đậu đ−ợc phân tích ph−ơng sai theo từng chỉ tiêu
nghiên cứu, sử dụng bảng tính Microsoft Excel.
Đề tài đ−ợc tiến hành từ năm 2002 đến năm 2004.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Khả năng sinh tr−ởng, năng suất của cây đậu
Cây Stylo là cây đậu thân bụi, còn cây keo dậu và cây đậu công là cây đậu thân gỗ. Cây
đậu Stylo cho thu cắt lứa đầu ở 90 ngày tuổi, đạt độ cao 59,6 cm. Do phát triển chậm cây keo
dậu và cây đậu công cắt lứa đầu ở 180 ngày tuổi, đạt độ cao t−ơng ứng 152 và 150 cm. Từ lứa 2
trở đi, cây Stylo cho thu cắt ở 60 ngày, cây keo dậu và đậu công cho thu cắt ở 90 ngày (mùa hè -
thu). Trong 4 tháng mùa đông - xuân các cây đậu chỉ cho thu cắt 1 lần.
Bảng 1. Tốc độ tái sinh của cây đậu (cm/ngày đêm)
Giống đậu
Mùa vụ Stylo Keo dậu Đậu công
Hè - thu 0,81 ± 0,01 0,88 ± 0,04 0,85 ± 0,04
Đông - xuân 0,41 ± 0,02 0,52 ± 0,03 0,60 ± 0,02
Tốc độ sinh tr−ởng của cây đậu Stylo đạt cao, còn tốc độ sinh tr−ởng của cây keo dậu và
đậu công trồng tại L−ơng Sơn - Hoà Bình t−ơng đối thấp so với tiềm năng của giống. Nguyễn
Thị Liên (2000) cho biết tại Thái Nguyên cây keo dậu và cây đậu công cho tốc độ sinh tr−ởng
t−ơng ứng là 1,26 và 1,35 cm (vụ hè - thu), 0,83 và 0,89 cm/ngày đêm (vụ đông - xuân).
Bảng 2. Năng suất của cây đậu (tấn CK/ha/năm)
Chỉ tiêu Stylo Keo dậu Đậu công
Cành+lá (tấn CK/ha/năm) 13,13 ± 1,30 12,28 ± 1,68 11,92 ± 1,70
Ngọn non+lá (tấn CK/ha/năm) 13,13 ± 1,30 7,74 ± 1,41 8,34 ± 1,56
Protein thô (tấn/ha/năm) 2,03 ± 0,16 1,46 ± 0,19 1,36 ± 0,14
Năng suất ngọn + lá (phần gia súc sử dụng đ−ợc) của cây đậu Stylo rất cao (13,13 tấn
CK/ha/năm), trong khi đó cây keo dậu và cây đậu công chỉ đạt t−ơng ứng 7,74 và 8,34 tấn
CK/ha/năm. Cây keo dậu trồng tại Thuỵ Ph−ơng, Từ Liêm, Hà Nội và Ba Vì, Hà Tây đạt năng
suất khá cao (13,37 tấn CK/ha/năm) (Lê Hoà Bình và cộng sự, 1992). Tại vùng đất tốt ở Gia
Lâm - Hà Nội và Đan Ph−ợng - Hà Tây, năng suất của cây Stylo cũng chỉ đạt 13,9 tấn
CK/ha/năm (Bùi Quang Tuấn, 2004). Tại Thái Nguyên, năng suất ngọn + lá của cây keo dậu và
cây đậu công t−ơng ứng là 9,83 và 10,16 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Liên, 2000). Cây đậu công
phát triển rất tốt ở vùng đất Ba Vì, năng suất CK đạt 14,73 tấn/ha/năm (Ngô Tiến Dũng và CS,
2004).
Do năng suất cao hơn nên l−ợng protein thô thu đ−ợc từ cây đậu Stylo cũng cao hơn so
với cây keo dậu và cây đậu công (P<0,05).
3.2. Giá trị dinh d−ỡng và tỷ lệ sử dụng của ba loại cây đậu
Bảng 3. Thành phần hoá học của cây đậu (% CK)
Giống đậu
CK
(%)
Protein
thô
NDF
ADF
ADL
KTS
Stylo 19,9 15,5 65,7 33,2 3,8 10,6
Keo dậu (ngọn+lá non) 24,7 18,8 40,3 33,8 3,3 9,9
Đậu công (ngọn+lá non) 18,6 16,3 65,0 38,7 5,4 10,3
Nhìn chung 3 cây đậu trên đều giàu protein và khoáng chất (bảng 3). Khẩu phần ăn của
trâu bò sẽ đ−ợc cải thiện đáng kể nếu hàng ngày trâu bò đ−ợc ăn 7 - 10 kg cây đậu. Tỷ lệ tiêu
hoá in - vitro của 3 cây đậu đều đạt cao, tỷ lệ sử dụng của cây đậu stylo và cây keo dậu đạt trên
80%, còn cây đậu công do có mùi lạ nên bò không ăn. Do đó cần phải có thời gian cho trâu bò
tập ăn quen với cây đậu này (bảng 4).
Bảng 4. Tỷ lệ tiêu hoá in - vitro và tỷ lệ sử dụng của cây đậu (%)
Giống đậu Tỷ lệ tiêu hoá in - vitro Tỷ lệ sử dụng
Stylo 59,2 ± 1,4 84,9 ± 6,1
Keo dậu (ngọn+lá non) 59,8 ± 2,1 82,7 ± 8,3
Đậu công (ngọn+lá non) 56,2 ± 1,8 -
4. Kết luận
Cây đậu Stylo t−ơng đối thích hợp với vùng đất gò đồi huyện L−ơng Sơn - Hoà Bình.
Trong điều kiện sản xuất cây cho năng suất chất khô 13,13 tấn, sản l−ợng protein thô đạt 2,02
tấn/ha/năm. Tỷ lệ tiêu hoá in - vitro và tỷ lệ sử dụng của cây đậu stylo cao, t−ơng ứng đạt 59,2
và 84,9%.
Tài liệu tham khảo
Lê Hoà Bình, Vũ Chí C−ơng, Hoàng Thị Lãng, Phan Thị Phần, Ngô Đình Giang (1992). Kết quả
nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo dậu và cao l−ơng làm thức ăn gia súc. Kết quả
NCKH KT, Viện Chăn nuôi 1985 - 1990. NXB Nông nghiệp. 127 - 132.
Ngô Tiến Dũng, Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Mùi, Inger Ledin (2004). ảnh h−ởng trồng xen
cây đậu Flemingia congesta đến năng suất của cây sắn và sử dụng ngọn lá sắn khô thay thế
cám hỗn hợp trong khẩu phần cho dê sinh tr−ởng. Báo cáo khoa học chăn nuôi - thú y, Hà
Nội 8 - 9/12/2004. NXB Nông nghiệp. 96 - 106.
Tr−ơng Tấn Khanh (2003). Đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên và nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn xanh cho gia súc tại M’Drak – Daklak, luận án
tiến sỹ nông nghiệp.
Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Tuân, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh, Phan Thị Phần, Vũ Thị Thái
(1992). Xác định năng suất của một số giống keo dậu và sử dụng lá keo dậu làm thức ăn bổ
sung cho gia súc, gia cầm. Kết quả NCKH KT, Viện Chăn nuôi 1985 - 1990. NXB Nông
nghiệp. 132 - 137.
Nguyễn Thị Liên (2000). Nghiên cứu khả năng sinh tr−ởng, tái sinh, sản l−ợng, giá trị dinh
d−ỡng của cây Leucaena leucocephala, Desmodium rensoni, Flemingia congesta và sử
dụng chúng làm thức ăn nuôi dê thịt tại Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
Bùi Quang Tuấn (2004). Năng suất và giá trị dinh d−ỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại
Gia Lâm - Hà Nội và Đan Ph−ợng - Hà Tây. Tạp chí Chăn nuôi số 10. 14 - 18.
Wong C.C (1991). "A review of forage screening and evaluation in Malaysia". In Grassland and
forage production in Southeast Asia Proc., No 1, pp: 61 - 68.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học- giá trị thức ăn của một số cây đậu trồng tại vùng đất gò đồi huyện L-ơng Sơn - Hoà Bình.pdf