Tài liệu Báo cáo Khoa học Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nito và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà: HỒ Lấ QUỲNH CHÂU – Giỏ trị năng lượng trao ủổi cú hiệu chỉnh ni tơ....
1
GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ðỔI Cể HIỆU CHỈNH NITƠ VÀ TỶ LỆ TIấU HểA
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA BỘT SẮN KHI SỬ DỤNG LÀM
THỨC ĂN NUễI GÀ
Hồ Lờ Quỳnh Chõu1, Hồ Trung Thụng1, Vũ Chớ Cương2và ðàm Văn Tiện1
1Khoa Chăn nuụi - Thỳ y, Trường ðại học Nụng Lõm, ðại học Huế, 102 Phựng Hưng – Tp. Huế
2Viện Chăn nuụi – Thụy Phương – Từ Liờm – Hà Nội
*Tỏc giả liờn hệ: Hồ Trung Thụng 1Khoa Chăn nuụi - Thỳ y, Trường ðại học Nụng Lõm, ðại học Huế, 102
Phựng Hưng – Tp. Huế
Tel: (054)3525439 / 0914285308, Fax: (054)3524923; Email: hotrungthong@yahoo.com
ABSTRACT
Determination of nitrogen-corrected metabolizable energy values and nutrient digestibilities of
cassava root meal for broiler
The aim of this study was to determine the variation in nitrogen-corrected metabolizable energy (MEN) and
digestibility coefficients of cassava root meal for broiler. A total of 150 Luong Phuong chickens at 35 days of
age ...
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nito và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ LÊ QUỲNH CHÂU – Giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh ni tơ....
1
GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ðỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA BỘT SẮN KHI SỬ DỤNG LÀM
THỨC ĂN NUÔI GÀ
Hồ Lê Quỳnh Châu1, Hồ Trung Thông1, Vũ Chí Cương2và ðàm Văn Tiện1
1Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường ðại học Nông Lâm, ðại học Huế, 102 Phùng Hưng – Tp. Huế
2Viện Chăn nuôi – Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội
*Tác giả liên hệ: Hồ Trung Thông 1Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường ðại học Nông Lâm, ðại học Huế, 102
Phùng Hưng – Tp. Huế
Tel: (054)3525439 / 0914285308, Fax: (054)3524923; Email: hotrungthong@yahoo.com
ABSTRACT
Determination of nitrogen-corrected metabolizable energy values and nutrient digestibilities of
cassava root meal for broiler
The aim of this study was to determine the variation in nitrogen-corrected metabolizable energy (MEN) and
digestibility coefficients of cassava root meal for broiler. A total of 150 Luong Phuong chickens at 35 days of
age were used in the trials. The basal diet was formulated to meet all nutrition needs for chickens in experiment
period. The 04 test diets were obtained through replacing 20% of basal diet by 04 batches of cassava root meal.
The values of MEN and digestibility coefficient in ingredients were calculated by difference method. The
chemical compositions of 04 batches of cassava root meal varied in a small range. Results of study showed that
the MEN values of cassava root meal ranged from 10.94 – 13.59 MJ/kg as-fed basis or 12.10 – 14.86 MJ/kg DM.
Besides, the apparent digestibility coefficients of nutrients in cassava root meal KM94 Hong Ha were measured
in ileal digesta and excreta. The results indicated that nutrient digestibility coefficients of cassava root meal were
relatively high. The ileal CP digestibility coefficients of cassava root meal was 77.60%. The total apparent
digestibilites of CF, NDF and NfE of test ingredient were 80.99%, 80.63% and 95.86%, respectively.
Key words: Cassava root meal, broiler, nitrogen-corrected metabolizable energy (MEN), digestibility
ðẶT VẤN ðỀ
Giá trị tiềm năng của một loại thức ăn có thể ñược xác ñịnh thông qua các phân tích hóa học.
Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng thực của thức ăn ñối với ñộng vật chỉ có thể ñược xác ñịnh sau
khi hiệu chỉnh các thất thoát xảy ra trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao ñổi chất
(McDonal và cs, 1998 tdt Onimisi và cs, 2008). Trong khi ñó, các dữ liệu về giá trị dinh
dưỡng của các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam ñang ñược biểu thị ở dạng thành
phần dinh dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao ñổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các
công thức ước tính (Viện Chăn nuôi, 2001; Lã Văn Kính, 2003). Các nghiên cứu gần ñây ñã
chỉ ra sự sai lệch ñáng kể về giá trị năng lượng trao ñổi của thức ăn xác ñịnh bằng phương
pháp in vivo và phương pháp ước tính (Vũ Duy Giảng và cs, 2000; Tôn Thất Sơn và Nguyễn
Thị Mai, 2007; Hồ Trung Thông và cs, 2009). Như vậy, có thể thấy rằng khả năng ứng dụng
vào thực tiễn của cơ sở dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện
nay là rất thấp. Chính vậy, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo nhằm ñánh giá ñúng giá trị
dinh dưỡng các loại thức ăn cho gia cầm ở nước ta là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần
ñáp ứng vừa ñủ nhu cầu dinh dưỡng cho ñộng vật, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực quan trọng ở các nước
nhiệt ñới. Việc sử dụng bột sắn thay thế một phần ngô trong khẩu phần sẽ làm giảm chi phí
thức ăn trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu này ñã ñược triển khai nhằm
ñánh giá giá trị dinh dưỡng của bột sắn thông qua giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh
nitơ và tỷ lệ tiêu hóa (hồi tràng và toàn phần) các chất dinh dưỡng, từ ñó góp phần ñưa cơ sở
dữ liệu thức ăn ñến gần với thực tiễn sản xuất chăn nuôi gia cầm ở nước ta.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 28-Tháng 02-2011
2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ðộng vật và thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm ñược tiến hành trên gà Lương Phượng giai ñoạn 35-42 ngày tuổi tại Phòng
Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường ðại
học Nông Lâm Huế. Tổng số 150 con gà ở 35 ngày tuổi có trọng lượng ñồng ñều (trung bình:
514 g/con) ñược bố trí ngẫu nhiên vào 75 cũi trao ñổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. 05
khẩu phần ñược sử dụng trong thí nghiệm gồm 01 khẩu phần cơ sở (KPCS) và 04 khẩu phần
chứa bột sắn thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm ñược tiến hành với 5 lần lặp lại. Nguồn gốc của các
loại thức ăn thí nghiệm ñược trình bày ở Bảng 1
Bảng 1. Nguồn gốc của các mẫu bột sắn thí nghiệm
TTT Mẫu bột sắn Ký hiệu Nguồn gốc
1 Sắn KM94 BS1
2 Sắn nếp BS2
Xã Hồng Hạ - huyện A Lưới – tỉnh
Thừa Thiên Huế
3 Sắn KM94 BS3
4 Sắn Ba trăng BS4
Xã Hương Vân - huyện Hương Trà -
tỉnh Thừa Thiên Huế
Khẩu phần cơ sở ñược thiết kế ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu của gà thịt theo khuyến cáo của NRC
(1994) và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001) (Bảng 2). Các khẩu phần chứa thức ăn thí
nghiệm ñược thiết lập bằng cách thay thế 20% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm.
Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) ñược bổ sung vào các khẩu phần với tỉ lệ
1,5% ñể tăng lượng khoáng không tan trong acid chlorhydric (chất chỉ thị).
ðể ñảm bảo ñộ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn ñược giữ nguyên trong
suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn nguyên liệu ñược tính toán và mua một lần trước
khi bắt ñầu thí nghiệm, sau ñó trộn thật ñồng ñều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy
mẫu ñại diện ñể phân tích thành phần dinh dưỡng. ðối với khẩu phần, sau khi trộn ñều các
nguyên liệu, thức ăn ñược ép viên và sấy khô ở 60oC sau ñó ñược lấy mẫu ñể phân tích thành
phần các chất dinh dưỡng tổng số. Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm
ñược trình bày ở Bảng 3.
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở
TT Thành phần nguyên liệu Tỉ lệ (%) TT Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ (%)
1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* 0,20
2 Bột ngô 60,27 7 Premix vi khoáng** 0,25
3 Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO3 0,74
4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03
5 Khô dầu ñậu nành 23,00 10 DCP 0,51
* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine
D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg
vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160
mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin,
20.000 mg Choline chloride
HỒ LÊ QUỲNH CHÂU – Giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh ni tơ....
3
Bảng 3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các khẩu phần thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
TT Khẩu phần DM
(%)
CP
(%DM)
EE
(%DM)
Ash
(%DM)
CF
(%DM)
NDF
(%DM)
GE
(kcal/kg DM)
AIA
(%DM)
1 KPCS 86,38 23,59 4,92 6,91 3,14 12,70 4512,88 2,10
2 KBS1 87,88 18,48 3,38 6,32 3,73 13,43 4420,39 2,04
3 KBS2 86,33 17,40 3,34 6,44 3,94 - 4422,76 2,02
4 KBS3 88,30 18,42 2,92 6,24 4,01 - 4437,24 1,97
5 KBS4 86,62 18,10 4,11 6,28 3,98 - 4424,73 2,04
(-: không phân tích)
Nuôi gà và thu mẫu
Thí nghiệm kéo dài trong 7 ngày, trong ñó 4 ngày ñầu tiên là giai ñoạn thích nghi và 3 ngày
sau là giai ñoạn thu mẫu. Chế ñộ cho ăn ñược áp dụng là cho ăn tự do. Trong giai ñoạn thu
gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao ñổi chất ñược thu 2 lần/ ngày, cho vào hộp ñựng bảo quản
mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở nhiệt ñộ -20oC. Khi kết thúc giai ñoạn thu mẫu, trộn ñều
mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao ñổi chất (pooled mẫu) trong cùng 1 lần lặp lại ñã thu ñược
trong 3 ngày và bảo quản ở -20oC cho ñến khi phân tích. Vào ngày thứ 8 của thí nghiệm, toàn
bộ gà ñược giết mổ. Xác ñịnh vị trí hồi tràng và thu mẫu hồi tràng ñược tiến hành theo
phương pháp ñược mô tả bởi Bryden và Li (2004). Hồi tràng ñược xác ñịnh từ túi thừa
Meckel ñến ñiểm cách van hồi – manh tràng 4 cm. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của
6 con gà ở 3 cũi trao ñổi chất trong cùng 1 lần lặp lại (do pooled mẫu) ñược cho vào cùng một
hộp ñựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu.
Phân tích hóa học và tính kết quả
Mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng ñược sấy khô ở 60oC. Mẫu thức ăn, mẫu chất thải và dịch
hồi tràng ñược nghiền qua sàng 0,5 mm trước khi ñem phân tích. Tất cả các phân tích ñều
ñược tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường ðại học
Nông Lâm Huế theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và AOAC (1990). Mẫu thức ăn, mẫu
dịch hồi tràng và mẫu chất thải ñược phân tích vật chất khô (DM), protein thô (CP), lipid tổng
số (EE), xơ thô (CF), khoáng tổng số (Ash), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA).
Năng lượng tổng số (GE) trong mẫu thức ăn và chất thải ñược xác ñịnh bằng hệ thống bomb
calorimeter bán tự ñộng (Parr 6300). Do việc xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa toàn phần xơ không tan
trong môi trường trung tính (NDF) chỉ ñược thực hiện ñối với mẫu bột sắn KM94 Hồng Hạ
nên chỉ có các mẫu thức ăn khẩu phần cơ sở, khẩu phần chứa 20% bột sắn KM94 Hồng Hạ và
mẫu chất thải của gà khi cho ăn bằng các khẩu phần tương ứng ñược sử dụng ñể phân tích
hàm lượng NDF. Hàm lượng nitơ trong mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng ñược phân tích
trên mẫu tươi. Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng ñược
xác ñịnh theo phương pháp của Vogtmann và cs (1975).
Giá trị năng lượng trao ñổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm ñược tính theo các
công thức sau: MEd = GEd – GEe × AIAd/AIAe (Scott và Hall, 1998). Trong ñó, MEd là giá trị
năng lượng trao ñổi biểu kiến của khẩu phần (kcal/kg DM), GEd là năng lượng tổng số của
khẩu phần (kcal/kg DM), GEe là giá trị năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM), AIAd
là hàm lượng khoáng không tan trong acid trong khẩu phần (%DM), AIAe là hàm lượng
khoáng không tan trong acid trong chất thải (%DM).
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 28-Tháng 02-2011
4
Giá trị năng lượng trao ñổi biểu kiến ñược hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f =
8,22 kcal/g theo công thức sau: MEN = ME - 8,22 × NR; với NR = (Nd – Ne × AIAd/AIAe) ×
1000/100 (Lammers và cs, 2008). Trong ñó, MEN là năng lượng trao ñổi ñược tính bằng
kcal/kg DM; 8,22 là năng lượng của uric acid (kcal/g) (Hill và Anderson, 1958), NR là lượng
nitơ tích lũy (g/kg), Nd là lượng nitơ trong khẩu phần (%DM), Ne là lượng nitơ trong chất thải
(%DM).
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần ñược tính theo công thức: DD = (1 -
[(ID × AF) / [(IF × AD)] ) × 100 (Huang và cs, 2005). Trong ñó, DD là tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng
(hoặc toàn phần) biểu kiến của chất dinh dưỡng trong khẩu phần (%), ID là hàm lượng AIA
trong khẩu phần (mg/kg), AF là hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc chất
thải) (mg/kg), IF là hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải) (mg/kg), AD là hàm
lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần (mg/kg).
Giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
trong thức ăn thí nghiệm ñược tính theo phương pháp sai khác (Villamide và cs, 1997;
Robbins và Firman, 2005; Oryschak và cs, 2010) theo công thức sau: EVf = EVbd + (EVtd-
EVbd)/k. Trong ñó, EVf là giá trị MEN (kcal/kg DM) hoặc tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của
thức ăn thí nghiệm (%DM); EVtd và EVbd lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) hoặc tỷ lệ tiêu
hóa chất dinh dưỡng (%DM) của khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là
tỷ lệ thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần cơ sở.
Xử lý thống kê
Số liệu thí nghiệm ñược xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê theo phương
pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm SPSS 15.0.
Kết quả thí nghiệm ñược trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số
trung bình (SEM). Tukey test ñược sử dụng ñể so sánh giá trị trung bình với ñộ tin cậy 95%.
Các giá trị trung bình ñược coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu bột sắn thí nghiệm
Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu bột sắn thí nghiệm
ñược trình bày ở bảng 4. Không có sự biến ñộng lớn về thành phần các chất dinh dưỡng tổng
số ở 4 mẫu bột sắn thí nghiệm.
Hàm lượng protein thấp trong bột sắn là một trong những yếu tố chính gây hạn chế việc sử
dụng loại thức ăn này trong các khẩu phần cho gia cầm (Eruvbetine và cs, 2003). Kết quả
phân tích ở bảng 4 cho thấy hàm lượng protein trong 4 mẫu bột sắn thí nghiệm biến ñộng từ
1,74 - 2,68% DM, thấp hơn so với công bố trước ñây của Aina và Fanimo (1997) (3,5% DM).
Tuy nhiên, giá trị protein của 4 loại bột sắn trong nghiên cứu này tương ñương với giá trị
trong cơ sở dữ liệu thức ăn của INRA (1989) và CVB (1998) (tdt Garcia, Dale, 1999). Ngược
lại, với hàm lượng năng lượng cao, bột sắn ñược xem là loại thức ăn cung cấp carbohydrate
quan trọng trong khẩu phần cho ñộng vật (Omole, 1977 tdt Balagopalan, 2002).
Năng lượng tổng số trong các mẫu bột sắn thí nghiệm biến ñộng từ 4057,45 ñến 4123,43
kcal/kg DM. Hàm lượng dẫn xuất không nitơ của bột sắn cao (91,91 - 94,29% DM).
HỒ LÊ QUỲNH CHÂU – Giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh ni tơ....
5
Bảng 4. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu bột sắn thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
TT
Mẫu bột
sắn DM
(%)
CP
(%DM)
EE
(%DM)
Ash
(%DM)
CF
(%DM)
NfE
(%DM)
GE
(kcal/kg DM)
1 BS1 91,41 1,79 0,40 1,42 2,33 94,05 4057,85
2 BS2 90,34 2,68 0,78 1,95 2,67 91,91 4059,10
3 BS3 90,11 2,21 0,40 1,44 2,18 93,76 4069,99
4 BS4 90,41 1,74 0,56 1,43 1,98 94,29 4123,43
Giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh nitơ trong bột sắn
Bảng 5. Giá trị MEN của các khẩu phần chứa bột sắn
Chỉ số ðơn vị tính KPCS KBS1 KBS2 KBS3 KBS4
ME Kcal/kg DM
2974,87a
± 53,33
3083,25a
± 33,62
3022,53a
± 24,68
3019,82a
± 33,24
2976,41a
± 18,67
Nitơ tích lũy g/kg DM
13,896a
± 1,243
10,253a
± 1,063
9,217a
± 1,579
12,971a
± 1,500
13,324a
± 0,588
Kcal/kg DM
2860,65a
± 45,33
2998,97b
± 27,22
2946,76ab
± 13,03
2913,19ab
± 26,66
2866,89a
± 16,85
MJ/kg DM
11,97a
± 0,19
12,55b
± 0,11
12,33ab
± 0,05
12,19ab
± 0,11
12,00a
± 0,07
Kcal/kg NT
2471,04a
± 39,15
2635,49b
± 23,92
2543,84ab
± 11,25
2572,41ab
± 23,54
2483,30a
± 14,60
MEN
MJ/kg NT
10,34a
± 0,16
11,03b
± 0,10
10,64ab
± 0,05
10,76ab
± 0,10
10,39a
± 0,66
(DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống
nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 5 cho thấy, giá trị MEN của khẩu phần cơ sở là 2860,65 kcal/kg
DM hay 2471,04 kcal/kg nguyên trạng. Giá trị này thấp hơn nhiều so với giá trị ước tính
(2998,60 kcal/kg nguyên trạng) từ các số liệu tham khảo của Viện Chăn nuôi (2001). Kết quả
xác ñịnh hàm lượng nitơ tích lũy từ các khẩu phần chứa 80% khẩu phần cơ sở và 20% bột sắn
thí nghiệm dao ñộng từ 9,217 g/kg DM (KBS2) ñến 13,324 g/kg DM (KBS4). Sự sai khác về
lượng nitơ tích lũy giữa các khẩu phần thí nghiệm là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Giá trị MEN của các khẩu phần chứa bột sắn thí nghiệm dao ñộng từ 2866,89 kcal/kg DM (ở
KBS4) ñến 2998,97 kcal/kg DM (ở KBS1). Kết quả tính giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu
chỉnh nitơ của các mẫu bột sắn thí nghiệm theo phương pháp sai khác ñược trình bày ở bảng
6. Giá trị MEN của bột sắn biến ñộng từ 12,10 MJ/kg DM hay 10,94 MJ/kg nguyên trạng (NT)
(sắn Ba trăng) ñến 14,86 MJ/kg DM hay 13,59 MJ/kg NT (sắn KM94 Hồng Hạ). Tính theo
trạng thái vật chất khô, sự sai khác về giá trị MEN giữa 03 loại bột sắn KM94 Hồng Hạ, sắn
nếp và sắn KM94 Hương Trà là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, có sự sai
khác ñáng kể về giá trị MEN giữa bột sắn KM94 Hồng Hạ và sắn Ba Trăng. ðiều này có thể
giải thích là do sự khác nhau về giống, ñiều kiện canh tác và thời vụ thu hoạch ñã tác ñộng
ñến giá trị năng lượng trao ñổi ở các giống sắn. Kết quả thí nghiệm của Stevenson (2006)
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 28-Tháng 02-2011
6
cũng chỉ ra rằng giá trị năng lượng trao ñổi của bột sắn là 14,1 MJ/kg DM. Trong khi ñó, theo
CVB (1998) (tdt Garcia và Dale, 1999) giá trị MEN của bột sắn là 2990 kcal/kg DM.
Bảng 6. Giá trị MEN của các mẫu bột sắn thí nghiệm
Chỉ số ðơn vị tính
Sắn KM94
Hồng Hạ
Sắn nếp
Sắn KM94
Hương Trà
Sắn Ba Trăng
Kcal/kg DM
3552,26a
± 136,08
3291,83ab
± 65,16
3123,38ab
± 133,28
2891,85b
± 84,25
MJ/kg DM
14,86a
± 0,57
13,77ab
± 0,27
13,07ab
± 0,56
12,10b
± 0,35
Kcal/kg NT
3247,10a
± 124,39
2973,77ab
± 58,86
2814,36b
± 120,09
2614,52b
± 76,17
MEN
MJ/kg NT
13,59a
± 0,52
12,44ab
± 0,25
11,78b
± 0,50
10,94b
± 0,32
MEN* Kcal/kg DM 3288,99 3238,24 3289,59 3318,88
(DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; MEN*: giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989)(tdt NRC,
1994): MEN (kcal/kg DM) = 39,14 × DM – 39,14 × Ash – 82,78 × CF; Các giá trị trung bình trong cùng một
hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)
Ngoài ra, kết quả ở bảng 6 cũng chỉ ra sự sai khác về giá trị năng lượng trao ñổi ước tính theo
thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và kết quả thí nghiệm in vivo. Kết quả tính toán giá trị
MEN theo công thức ước tính của Janssen (1989) (tdt NRC, 1994) cho thấy sự chênh lệch so
với kết quả thí nghiệm theo cả 2 phía cao và thấp hơn. Trong ñó giá trị MEN ước tính ở bột
sắn 1 (sắn KM94 Hồng Hạ) và bột sắn 2 (sắn nếp) thấp hơn so với kết quả thí nghiệm in vivo
lần lượt là 7,41 và 1,63%. Ngược lại, kết quả ước tính theo cùng công thức trên ñối với bột
sắn 3 (sắn KM94 Hương Trà) và bột sắn 4 (sắn Ba trăng) cho kết quả cao hơn giá trị thu ñược
từ thí nghiệm là 5,32% và 14,77%.
Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của của bột sắn
Mẫu bột sắn KM94 Hồng Hạ ñược sử dụng ñể xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
tổng số. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của bột sắn KM94 Hồng Hạ ñược tính từ
tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở và khẩu phần chứa bột sắn thí nghiệm.
Bảng 7. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của bột sắn KM94 Hồng Hạ
Chỉ số KPCS KBS1 Sắn KM94 Hồng Hạ
CP (%) 62,25 ± 0,69 65,32 ± 0,32 77,60 ± 1,60
EE (%) 63,00 ± 1,22 60,81 ± 0,72 52,04 ± 3,61
CF (%) 6,65 ± 0,42 19,87 ± 0,67 72,76 ± 3,37
TLTH hồi tràng
NfE (%) 74,09 ± 0,60 75,60 ± 1,32 81,67 ± 6,59
EE (%) 69,22 ± 3,90 66,04 ± 0,38 53,32 ± 1,92
CF (%) 13,85 ± 0,31 27,27 ± 0,52 80,99 ± 2,61
NDF (%) 27,63 ± 0,90 38,23 ± 0,45 80,63 ± 2,27
TLTH toàn phần
NfE (%) 81,94 ± 0,66 84,72 ± 0,10 95,86 ± 0,51
HỒ LÊ QUỲNH CHÂU – Giá trị năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh ni tơ....
7
Mức ñộ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột sắn ñược xác ñịnh ở hồi tràng và trên toàn
ñường tiêu hóa. Tuy nhiên, ñể loại trừ ảnh hưởng của khu hệ vi sinh vật ở ruột già, tỷ lệ tiêu
hóa protein trong thức ăn ñược xác ñịnh thông qua phân tích dịch hồi tràng.
Kết quả ở Bảng 7 cho thấy, hệ số tiêu hóa protein trong bột sắn ở hồi tràng là khá cao
(77,60%).Sau khi ñược hấp thu ở ruột non, các chất dinh dưỡng ñược tiếp tục tiêu hóa và hấp
thu ở ruột già nhờ hoạt ñộng của vi sinh vật. Do ñó, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở hồi
tràng có xu hướng thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa toàn phần (bảng 7). Sự chênh lệch giữa tỷ lệ tiêu
hóa EE hồi tràng so với tỷ lệ tiêu hóa EE toàn phần là không ñáng kể (52,04% so với
53,32%). Tuy nhiên, ñối với xơ thô và dẫn xuất không nitơ, có sự sai khác rõ rệt giữa tỷ lệ
tiêu hóa hồi tràng và tỷ lệ tiêu hóa toàn phần. Tỷ lệ tiêu hóa CF trong bột sắn ñạt 72,76% khi
xác ñịnh ở hồi tràng và 80,99% khi ñánh giá trên toàn ñường tiêu hóa. Trong khi ñó, tỷ lệ tiêu
hóa hồi tràng và toàn phần ñối với NfE lần lượt là 81,67% và 95,86%. Hệ số tiêu hóa NDF
toàn phần của bột sắn là 80,63%.
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu bột sắn thí nghiệm không có sự biến
ñộng ñáng kể. Giá trị MEN của bột sắn biến ñộng từ 10,94 - 13,59 MJ/kg NT hay 12,10 –
14,86 MJ/kg DM. Chênh lệch giữa giá trị MEN của các mẫu bột sắn xác ñịnh bằng phương
pháp in vivo và kết quả ước tính là – 7,41% ñến + 14,77% (khi áp dụng công thức của
Janssen, 1989). Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong bột sắn là khá cao. Tỷ lệ tiêu
hóa biểu kiến CP hồi tràng của sắn KM94 Hồng Hạ là 77,60%. Hệ số tiêu hóa toàn phần các
chất dinh dưỡng ở hồi tràng thấp hơn so với kết quả xác ñịnh trên toàn ñường tiêu hóa. Tỷ lệ
tiêu hóa toàn phần ñối với xơ thô, xơ không tan trong môi trường trung tính và dẫn xuất
không nitơ trong bột sắn lần lượt là 80,99%, 80,63% và 95,86%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aina ABJ and Fanimo AO, (1997). Substitution of maize with cassava and sweet potato meal as the energy
source in the rations of layer birds. Pertanika J Trop Agric Sci. 20: pp. 163-167.
AOAC, (1990). Official methods of analysis. Fifteenth edition. Published by the Association of Official
Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA.
Balagopalan C, (2002). Cassava Utilization in Food, Feed and Industry. In: Cassava: Biology, Production and
Utilization. Hillocks RJ, Thresh JM, and Bellotti AC (eds). CABI Publishing.
Bryden WL and Li X, (2004). Utilisation of digestible amino acids by broilers. RIRDC Publication No 04/030.
Eruvbetine D, Tajudeen ID, Adeosun AT, Olojede AA, (2003). Cassava (Manihot esculenta) leaf and tuber
concentrate in diets for broiler chickens. Bioresour Technol. 86: pp. 277–281.
Garcia M and Dale N, (1999). Cassava Root Meal for Poultry. J. Appl. Poultry Res. 8: pp.132-137.
Hill FW and Anderson DL, (1958). Comparison of metabolizable energy and productive determinations with
growing chicks. J Nutr. 64:, pp. 587–603.
Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, ðàm Văn Tiện, Lê ðức Ngoan, (2009). Xác ñịnh giá trị
năng lượng trao ñổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn nuôi gà bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị
là khoáng không tan trong axit cloric. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 12: pp. 35-40.
Huang RL, Yin YL, Wu GY, Zhang YG, Li TJ, Li LL, Li MX, Tang ZR, Zhang J, Wang B, He JH, and Nie XZ,
(2005). Effect of dietary oligochitosan supplementation on ileal digestibility of nutrients and
performance in broilers. Poult Sci. 84: pp.1383-1388.
Lã Văn Kính, (2003). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam. NXB
Nông nghiệp TPHCM.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 28-Tháng 02-2011
8
Lammers PJ, Kerr BJ, Honeyman MS, Stalder K, Dozier III WA, Weber TE, Kidd MT, and Bregendahl K,
(2008). Nitrogen-corrected apparent metabolizable energy value of crude glycerol for laying hens. Poult
Sci. 87: pp.104-107.
NRC, (1994). Nutrition requirements of poultry. Ninth revised edition. National Academy Press, Washington
D.C.
Onimisi PA, Dafwang II, Omage JJ, and Onyibe JE, (2008). Apparent digestibility of feed nutrients, total tract
and ileal amino acids of broiler chicken fed quality protein maize (Obatampa) and normal maize. Int J
Poult Sci. 7(10): pp.959-963.
Oryschak M, Korver D, Zuidhof M, Meng X, and Beltranena E, (2010). Comparative feeding value of extruded
and nonextruded wheat and corn distillers dried grains with solubles for broilers. Poult Sci. 89: pp.2183-
2196.
Robbins DH and Firman JD, (2005). Evaluation of the metabolizable energy of meat and bone meal for chickens
and turkeys by various methods. Int J Poult Sci. 4(9): pp.633-638.
Scott TA and Hall JW, (1998). Using acid insoluble ash marker ratio (diet:digesta) to predict digestibility of
wheat and barley metabolizable energy and nitrogen retention in broiler chicks. Poult Sci. 77: pp.674-
679.
Stevenson MH, (2006). The nutritional value of cassava root meal in laying hen diets. J Sci Food Agric. 35(1):
pp. 36-40.
Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, (2007). Xác ñịnh giá trị năng lượng trao ñổi (ME) của một số giống ñỗ tương
làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. 4: pp.33-37.
Viện Chăn nuôi, (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Villamide MJ, Fuente JM, Perez de Ayala P, and Flores A, (1997). Energy evaluation of eight barley cultivars
for poultry: Effect of dietary enzyme addition. Poultry Science. 76: pp.834-840.
Vogtmann H, Pfirter HP, and Prabucki AL, (1975). A new method of determining metabolisability of energy and
digestibility of fatty acids in broiler diets. Br Poult Sci. 16(5): pp.531-534.
Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn, (2000). Kết quả xác ñịnh giá trị năng lượng trao ñổi (ME) của
một số loại ngô ñỏ làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp. Tạp chí Khoa học Nông
nghiệp. 9: pp. 95-104.
*Người phản biện : TS. Trần Quốc Việt ; Ths. Trần Thị Bích Ngọc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học - Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nito và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà.pdf