Tài liệu Báo cáo Khoa học Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng lợn cụ kỵ nuôi tại trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp: PHẠM THỊ KIM DUNG – Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh ...
1
GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG/LỨA CỦA
5 DÒNG LỢN CỤ KỴ NUÔI TẠI TRẠI LỢN GIỐNG HẠT NHÂN TAM ĐIỆP
Phạm Thị Kim Dung1* và Tạ Thị Bích Duyên1
1Bộ môn Di truyền Giống - Viện Chăn nuôi
*Tác giả liên hệ: Phạm Thị Kim Dung- Bộ môn Di truyền Giống
Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.385.292 / 0904.190.705 ; Email: kdtd3d@yahoo.com.vn
ABSTRACT
Estimated breeding value on number born alive per litter of 5 GGP pig lines rearing
at Tamdiep pig breeding farm
A total of 4.747 litters from 790 sow of 5GGP pig lines (VCN02, VCN01, VCN05, VCN03 and VCN04) rearing at
Tam Diep pig breeding farm in period 1998 to 2007 were used for estimating breeding value of number born alive.
Breeding value of individual sows and boars were estimated by BLUP method.
The estimated breeding value of sows: O121, O202, O60, O208 (VCN02); W205, W221, W102 (VCN01); B4...
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng lợn cụ kỵ nuôi tại trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM THỊ KIM DUNG – Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh ...
1
GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG/LỨA CỦA
5 DÒNG LỢN CỤ KỴ NUÔI TẠI TRẠI LỢN GIỐNG HẠT NHÂN TAM ĐIỆP
Phạm Thị Kim Dung1* và Tạ Thị Bích Duyên1
1Bộ môn Di truyền Giống - Viện Chăn nuôi
*Tác giả liên hệ: Phạm Thị Kim Dung- Bộ môn Di truyền Giống
Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.385.292 / 0904.190.705 ; Email: kdtd3d@yahoo.com.vn
ABSTRACT
Estimated breeding value on number born alive per litter of 5 GGP pig lines rearing
at Tamdiep pig breeding farm
A total of 4.747 litters from 790 sow of 5GGP pig lines (VCN02, VCN01, VCN05, VCN03 and VCN04) rearing at
Tam Diep pig breeding farm in period 1998 to 2007 were used for estimating breeding value of number born alive.
Breeding value of individual sows and boars were estimated by BLUP method.
The estimated breeding value of sows: O121, O202, O60, O208 (VCN02); W205, W221, W102 (VCN01); B425,
B415, B430, B359, B416 (VCN05); Y780, Y832, Y485 (VCN03) and G197, G36, G26 (VCN04) were highest from
herds of 5 GGP lines, respectively. The boars: O612, O716 (VCN02); W206, W444, W307 (VCN01); B89, B186,
B471A (VCN05); OR34, Y651, W4898 (VCN03) and G101 (VCN04) were considered better than other from herds.
The estimated breeding value for number born alive of the sows was higher than the boars indicated that in order to
improve number born alive, it should be focus on increasing the genetic improvement of number born alive of sows,
purchase best semen or boars to have higher performance in their progeny.
Key words: EBV number born alive, breed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính trạng sinh sản là những tính trạng có hệ số di truyền thấp, chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi các
yếu tố ngoại cảnh, vì vậy việc chọn lọc các tính trạng này khó mang lại hiệu quả cao Tom Long,
(1995); Bunter, (1997).
Trong những năm qua, việc chọn giống trong chăn nuôi lợn chủ yếu tiến hành theo phương pháp
chọn lọc dựa vào giá trị kiểu hình của các tính trạng và ghép đôi giao phối tránh đồng huyết do
vậy mà tiến bộ di truyền đạt được không cao.
Trong số các phương pháp chọn lọc giống đang được ứng dụng trên thế giới hiện nay, phương
pháp BLUP được thừa nhận có độ chính xác cao nhất. BLUP là một phương pháp dùng để dự
đoán giá trị di truyền không chệch tuyến tính tốt nhất, bởi vì BLUP cho phép sử dụng được các
thông tin có từ tất cả các thân thuộc của con vật, do vậy nó có thể dự đoán tương đối chính xác giá
trị giống của con vật đó (Tạ Thị Bích Duyên, 2003).
Phương pháp BLUP bước đầu đã được ứng dụng ở Việt Nam (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 2001; Tạ Thị Bích Duyên, 2003). Một số cơ sở giống lợn ở phía Nam đã áp dụng BLUP
trong công tác giống lợn từ năm 2002 (Đoàn Văn Giải, Vũ Đình Tường, 2004).
Tính trạng số con sơ sinh sống là một trong những tính trạng sinh sản quan trọng nhất, song chịu
ảnh hưởng lớn bởi môi trường, do vậy, việc chọn lọc đối với tính trạng này khó mang lại hiệu quả
cao. Tuy nhiên, tính trạng này vẫn được dùng vì mục đích của các chương trình nhân giống là làm
tăng số con sơ sinh sống/lứa góp phần tăng năng suất lợn thịt từ một lợn nái/năm. Việc đánh giá
xác định giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa là hết sức cần thiết, là cơ sở để hình
thành đàn hạt nhân góp phần chọn lọc đàn giống theo phương pháp mới, hiện đại và chính xác.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định giá trị giống ước tính về
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
2
tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng lợn cụ kỵ nuôi tại trại lợn giống hạt nhân Tam
Điệp” với mục đích đánh giá tiềm năng di truyền về số con sơ sinh sống/lứa, phân loại lợn nái,
lợn đực theo giá trị giống, bước đầu áp dụng phương pháp BLUP vào công tác giống lợn tại
Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 5 dòng lợn cụ kỵ nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp
Dòng VCN02 (được đổi tên từ dòng L06 có nguồn gốc PIC cũ): 345 con
Dòng VCN01 (được đổi tên từ dòng L11 có nguồn gốc PIC cũ): 175 con
Dòng VCN05 (được đổi tên từ dòng L95 có nguồn gốc PIC cũ): 155 con
Dòng VCN03 (được đổi tên từ dòng L19 có nguồn gốc PIC cũ): 77 con
Dòng VCN04 (được đổi tên từ dòng L64 có nguồn gốc PIC cũ): 38 con
Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp
Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2006 đến 4/2007
Nội dung nghiên cứu
Theo dõi năng suất sinh sản của đàn lợn cụ kỵ nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp
Ước tính giá trị giống (GTG) đối với tính trạng số con sơ sinh sống/lứa.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản
Lý lịch, ngày, tháng, năm được sinh ra của từng lợn nái, đực,
Ngày phối các lứa: ngày, tháng, năm lợn nái được phối các lứa,
Ngày đẻ các lứa: ngày, tháng, năm lợn nái đẻ các lứa,
Số con sơ sinh còn sống, số con để nuôi, số con cai sữa...
Ước tính giá trị giống (EBV) bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ sinh sống/lứa:
Mô hình hỗn hợp tuyến tính tổng thể (General Linear Mixed Model) đối với một quan sát được áp
dụng như sau:
ijkkkjiijk epalntY
Trong đó:
ijkY là số con sơ sinh sống của nái k ở lứa đẻ thứ j
là giá trị trung bình tổng thể
int là ảnh hưởng của yếu tố năm x tháng lên lứa đẻ (theo ngày đẻ)
jl là ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j
ka là ảnh hưởng di truyền của nái
kp là ảnh hưởng ngoại cảnh thường xuyên lên các lứa đẻ của nái
ijke là sai số ngẫu nhiên
PHẠM THỊ KIM DUNG – Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh ...
3
Độ chính xác của ước lượng: Độ chính xác của ước lượng giá trị giống là tương quan giữa giá trị
giống của cá thể với nguồn thông tin dùng để ước lượng giá trị giống đó. Điều này cho ta biết khả
năng ước lượng giá trị giống A từ giá trị kiểu hình P
2/1.. Rbr PAPA
Trong đó
APr là độ chính xác của ước lượng
APb là hồi qui giá trị giống theo giá trị kiểu hình
R là quan hệ di truyền giữa cá thể được ước lượng giá trị giống với các cá thể trong P (R=1/2 nếu
là anh chị em cùng cha cùng mẹ...)
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình PIGMANIA, BIGPLUP version 5.20 (2006).
KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
Ước tính giá trị giống của đàn lợn cụ kỵ tại trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp
Giá trị giống (GTG) trong PIGBLUP là lượng hoá của phần di truyền cao hơn (+) hoặc thấp hơn
(-) so với GTG trung bình của gia súc nền (hay trung bình giá trị giống của đàn) cho mỗi tính
trạng, để truyền đạt cho đời con của mỗi gia súc (Tạ Thị Bích Duyên, 2003).
Giá trị giống ước tính trong nghiên cứu này được tính toán cho tất cả các cá thể có lứa đẻ và cai
sữa từ tháng 2/1998 đến tháng 4/2007 với tổng số 4.747 lứa đẻ. Việc đánh giá GTG ước tính của
các đực giống về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa theo từng nhóm nái đã phối cũng được xác
định. Kết quả tính toán này sẽ là cơ sở để phân loại lợn lần đầu, từ đó loại thải những lợn nái, lợn
đực giống có GTG thấp, giữ lại những cá thể tốt để xây dựng đàn hạt nhân.
Dòng VCN02
Kết quả phân tích cho thấy các nái O121; O202; O60 và O208 là những nái có GTG cao nhất về
số con sơ sinh sống/lứa tương ứng: +1,17; +1,15; +1,10 và +1,03 con/lứa. Trong đó, giá trị giống
ước tính của lứa đẻ thứ 1 tương ứng là: 1,22; 0,78; 0,89 và 0,79; từ lứa thứ 2 trở đi là 1,13; 1,33;
1,24 và 1,19 con/lứa tương ứng cho mỗi nái nói trên. Khả năng truyền lại giá trị di truyền cho đời
con về tính trạng này ở lứa thứ 2 của hầu hết các nái cao hơn hẳn lứa thứ 1 ngoại trừ nái O563 và
O364 trong nhóm 5% số cá thể tốt nhất. Kết quả này cho thấy rằng những nái có số con sơ sinh
sống ở lứa thứ nhất tốt sẽ có khả năng cho số con sơ sinh sống/lứa cao ở các lứa tiếp theo. Các nái
O119, O93 và O283 là những nái có GTG thấp nhất (-1,3; -1,09 và -0,93 con/lứa). Các đực O612
và O716 là những đực có GTG cao nhất (+ 0,8 và + 0,7 con/lứa, tương ứng), trong lúc đó lợn đực
O188 và O670 lại có giá trị giống thấp nhất tương ứng -0,51 và -0,48 con/lứa.
Dòng VCN01
Lợn nái có giá trị giống ước tính cao nhất về số con sơ sinh sống/lứa là W205 ngày sinh 5/6/2004;
W221 ngày sinh 27/10/2004 và W102 ngày sinh 7/2/2002 (+ 0,97; + 0,92 và + 0,85, tương ứng).
Giá trị giống về số con sơ sinh sống/lứa từ lứa 2 trở đi ở nái W205 đạt cao nhất (+1,02 con/lứa)
trong khi đó GTG về tính trạng này ở nái W102 lại đạt cao nhất (+1,03 con/lứa) ở lứa đẻ 1. Lợn
nái W904 và W240 có GTG ước tính về số con sơ sinh sống/lứa là thấp nhất (-1,1 và -1,0 con/lứa,
tương ứng). Lợn đực có GTG cao nhất về tính trạng theo dõi là W206; W444; W307 tương ứng là
+ 0,78; + 0,46 và + 0,38 con/lứa. Lợn đực W130; W830 và W301 có GTG ước tính thấp nhất
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
4
tương ứng là -0,71; -0,52 và -0,41. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/lứa ở lợn nái có xu hướng
cao hơn so với lợn đực (0,97 và 0,78 con/lứa, tương ứng).
Dòng VCN05
Các lợn nái B425; B415; B430; B359 và B416 là những nái có GTG ước tính cao nhất về số con
sơ sinh sống/lứa tương ứng là +1,41; +1,11; +1,11; +1,08 và +0,96 con/lứa. Giá trị giống của lứa
đẻ 1 tương ứng cho mỗi nái trên là 1,31; 1,1; 1,1; 1,11 và 0,93; và từ lứa đẻ thứ 2 trở đi là 1,48;
1,11; 1,11; 1,06 và 0,99 con/lứa. Lợn nái VCN05 có GTG ước tính về số con sơ sinh sống/lứa cao
hơn so với các dòng VCN02; VCN01; VCN03 và VCN04. Các nái B919; B120A; B917 có GTG
thấp nhất (-0,69; -0,56; -0,53 con/lứa, tương ứng). Các lợn đực B89, B186 và B471A là những
đực có GTG cao nhất về số con sơ sinh sống/lứa tương ứng 0,81; 0,61 và 0,42 con/lứa. Giá trị
giống xác định được ở các đực có xu hướng chung là phân thành nhóm, như vậy những đực có
GTG cao thì khả năng truyền đạt giá trị di truyền cho đời con là cao và ngược lại. Lợn đực B75 là
lợn đực gốc PIC nhưng lại có GTG về số con sơ sinh sống/lứa là thấp nhất (-0,12 con/lứa) và
những đực được sinh ra từ đực B75 cũng có giá trị giống ở mức thấp (từ 0,03 đến 0,23 con/lứa).
Dòng VCN03
Kết quả phân tích cho thấy dòng VCN03 có GTG cao nhất đối với tính trạng theo dõi ở lợn nái
Y780; Y832; Y485 tương ứng là +0,89; +0,81; +0,68 con/lứa và ở lợn đực tốt nhất là đực OR34;
Y651 và W4898 tương ứng là +0,56; +0,49 à +0,35 con/lứa. Nhìn chung GTG ước tính của lợn
đực đều thấp hơn so với lợn nái. Giá trị giống đạt thấp nhất ở lợn nái Y54; Y52; Y56 tương ứng là
-1,29; -1,22 và -1,15 con/lứa. Lợn đực Y491 có GTG thấp nhất (-0,99 con/lứa). Các nái Y54, Y52
à Y56 đều là con sinh ra của cặp bố mẹ có giá trị giống thấp: Bố Y491 có giá trị giống -0,99
con/lứa và mẹ Y497 có giá trị giống -0,89. Kết quả này khẳng định rõ thêm các nái, đực có GTG
thấp thì sẽ truyền đạt lại cho con cái của chúng tiềm năng di truyền đó cũng ở mức thấp.
Dòng VCN04
Dòng VCN04 có GTG về số con sơ sinh sống đạt thấp nhất so với các dòng lợn cụ kỵ VCN02;
VCN01; VCN05 và VCN03. Các lợn nái G197; G36; G26 là các nái có GTG cao nhất tương ứng
+0,47; +0,44 và +0,39 con/lứa. Trong đó, giá trị giống của lứa đẻ 1 tương ứng là +0,35; +0,32 và
+0,33 con/lứa; từ lứa tứ 2 trở đi là +0,55; +0,51 và +0,44 con/lứa tương ứng cho mỗi nái. Khả
năng truyền đạt giá trị di truyền cho đời con về tính trạng này ở lứa thứ 2 của hầu hết các nái cao
hơn hẳn so với lứa thứ 1. Các nái G475; G177; G48 có GTG thấp nhất tương ứng - 0,53; -0,40 và
-0,32 con/lứa. Lợn đực G101 có GTG cao nhất 0,20 con/lứa và lợn đực OR19 có giá trị giống
thấp nhất -0,16 con/lứa (OR19 là tinh đông lạnh, nhưng được sử dụng trong thời gian dài nên có
thể đã có ảnh hưởng đến chất lượng đàn con). Nhìn chung, giá trị giống ước tính của các đực tốt
về số con sơ sinh sống/lứa thấp hơn so với các nái tốt (con đực có giá trị giống cao nhất là
+0,81con/lứa, trong khi đó nái có giá trị giống cao nhất là +1,41 con/lứa).
Ước tính giá trị giống của 50% số cá thể nái tốt nhất trong đàn giống
Để giúp cho công tác chọn giống đạt kết quả tốt và sử dụng đúng mục tiêu những cá thể tốt nhất
cho việc tạo và nhân giống, giá trị giống ước tính của 1%-50% trong đàn giống cần nghiên cứu.
Kết quả ước tính GTG của 50% số cá thể nái tốt nhất trong đàn giống trình bày tại Bảng 1.
Kết quả Bảng 1 cho thấy, các nhóm 1%, 5% và 10% số cá thể của 5 dòng lợn cụ kỵ có trung bình
GTG đối với tính trạng số con sơ sinh sống đạt cao tương ứng là +1,14; +0,91; +0,77 (dòng
VCN02), +0,95; +0,81; +0,70 (dòng VCN01), +1,26; +1,06; +0,89 (VCN05), +0,89; +0,76; +0,65
(VCN03) và +0,47; +0,46; +0,40 con/lứa (VCN04). Các giá trị trung bình giảm dần theo tỷ lệ
PHẠM THỊ KIM DUNG – Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh ...
5
phân nhóm, 50% cá thể trong đàn có trung bình GTG ước tính đạt cao hơn so với trung bình toàn
đàn tuơng ứng cho các dòng VCN02, VCN01, VCN05, VCN03 và VCN04 là 0,33; 0,31; 0,30;
0,29 và 0,19 con/lứa.
Bảng 1: Bình quân giá trị giống của các nhóm nái từ 1% đến 50% quần thể tốt nhất
Dòng VCN02
Dòng VCN01
Dòng VCN05
Dòng VCN03
Dòng VCN04
Tỷ lệ
đầu
đàn
n.
Con
SSS
Độ
chính
xác%
n
Con
SSS
Độ
chính
xác%
n
Con
SSS
Độ
chính
xác%
n
Con
SSS
Độ
chính
xác%
n
Con
SSS
Độ
chín
h
xác
%
1% 3 1,14 86 2 0,95 82 2 1,26 75 1 0,89 71 1 0,47 77
5% 17 0,91 82 9 0,81 77 8 1,06 72 4 0,76 69 2 0,46 71
10% 34 0,77 77 18 0,70 73 16 0,89 70 9 0,65 65 4 0,40 69
25% 86 0,58 72 44 0,50 70 39 0,67 69 19 0,42 62 10 0,27 66
50% 172 0,38 66 88 0,32 65 78 0,46 60 38 0,24 54 19 0,13 53
TB
345
0,05
175
0,01
155
0,16
77
-0,05
38
-0,06
Kết quả phân tích cho thấy GTG trung bình toàn đàn nái phân theo dòng đều đạt thấp ở hầu hết
các dòng, và thấp nhất ở 2 dòng VCN03 và VCN04 (thấp hơn so với mức trung bình toàn đàn nái
từ -0,05 đến -0,06 con/lứa, tương ứng). Sự khác biệt này có thể là do dòng VCN03 và VCN04 đều
là 2 dòng đực chuyên về tính trạng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao, do vậy, tính trạng số con sơ
sinh sống/lứa không được ưu tiên chọn lọc. Số lượng lợn nái được chọn ghép đôi giao phối phụ
thuộc vào nhu cầu thực tế cũng như kế hoạch thay thế đàn của cơ sở.
Nhìn chung, nếu chọn những cá thể nằm trong nhóm 10% để đưa vào ghép phối thì sẽ cho kết quả
cao hơn nếu chọn ghép đôi giao phối những cá thể nằm trong nhóm tiếp theo. Tuy nhiên, kết quả
phân tích cho thấy 50% cá thể nái đầu đàn đều có GTG ước tính về số con sơ sinh sống/lứa tốt
hơn so với trung bình toàn đàn rất nhiều, kết quả cho thấy mức độ cải thiện di truyền khá rõ,
nhưng hiệu quả chọn lọc chưa cao và chưa ổn định.
Độ chính xác của GTG ước tính đối với tính trạng số con sơ sinh sống/lứa cũng được xác định,
kết quả phân tích cho thấy tính trạng số con sơ sinh sống/lứa có độ chính xác cao nhất ở dòng
VCN02 (66-86%), tiếp đến là dòng VCN01 (65-82%), VCN05 (60-75%). Dòng VNC04 và
VCN04 có độ chính xác thấp hơn 3 dòng kể trên, dao động từ 53-77%. Dòng VCN02 có số lượng
mẫu theo dõi là nhiều nhất trong số 5 dòng cụ kỵ nên có độ chính xác cao hơn cả. Như vậy, từ
thực tế thu thập số liệu và kết quả phân tích số liệu chứng tỏ rằng độ chính xác của GTG phụ
thuộc lớn vào lượng thông tin thu thập được của tính trạng theo dõi.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh sống/lứa của các nái tốt cao hơn nhiều so với các đực tốt
(nái có GTG cao nhất là +1,41 và đực có GTG cao nhất là + 0,81 con/lứa). Có 50% cá thể nái đầu
đàn có GTG ước tính về số con sơ sinh sống/lứa cao hơn so với trung bình đàn, mức độ cải thiện
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
6
di truyền khá rõ, tuy nhiên, hiệu quả chọn lọc chưa cao dẫn đến chất lượng đàn giống chưa đồng
đều và ổn định.
Độ chính xác của GTG phụ thuộc lớn vào lượng thông tin thu thập được của tính trạng theo dõi.
Độ chính GTG ước tính đối với tính trạng số con sơ sinh sống/lứa cao nhất ở dòng VCN02 (66-
86%), tiếp đến là dòng VCN01 (65-82%), VCN05 (60-75%), VCN04 (54-77%) và VCN03 (53-
77%).
Đề nghị
Tiếp tục áp dụng phương pháp BLUP trong công tác giống lợn tại Trung tâm nghiên cứu lợn
Thụy Phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bunter K.L, (1997). Genetics relationships between age at first farrowing, sow stayability, and other sow reproductive
traits. Proc. Assoc. Admvt. Anim. Breed. Genet, 12. pp: 503-506.
Đoàn Văn Giải và Vũ Đình Tường (2004). Kết quả bước đầu về cải tiến phương pháp đánh giá di truyền và chọn lọc
các tính trạng sinh sản tại xí nghiệp lợn giống Đông Á. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần chăn nuôi
gia súc. Nhà xuất bản Hà Nội, 2004. Tr: 282-294.
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, (2001). Ứng dụng tin học trong quản lý thành tích và sức khoẻ của đàn heo sinh
sản nuôi công nghiệp, Tập san KHKT Nông nghiệp, số 3/2001, NXB. Nông nghiệp, tr: 62-70.
Tạ Thị Bích Duyên, (2003). Xác định một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire
và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phương và Đông Á. Tóm Tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp -
Hà Nội, 2003
Tom Long T.E. (1995). BLUP and PIGBLUP, Animal Breeding theMorden Approach by Post Graduate Foundation
in Veterinary Science – University of Sydney, pp: 106-110.
*Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức ; TS. Phùng Thị Vân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học - GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG-LỨA CỦA 5 DÒNG LỢN CỤ KỴ NUÔI TẠI TRẠI LỢN GIỐNG HẠT NHÂN TAM ĐIỆP.pdf