Báo cáo Khoa học Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần landrace (l) yorkshire (y) , nái lai f1 (ly-yl) , nái vcn22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm hai, ba và bốn giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình

Tài liệu Báo cáo Khoa học Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần landrace (l) yorkshire (y) , nái lai f1 (ly-yl) , nái vcn22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm hai, ba và bốn giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình: NGUYỄN NGỌC PHỤC – Đánh giá năng suất sinh sản của lơn nái thuần (L,Y) ... 1 ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI THUẦN LANDRACE (L) YORKSHIRE (Y) , NÁI LAI F1 (LY/YL) , NÁI VCN22 VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHO THỊT CỦA LỢN THƯƠNG PHẨM HAI, BA VÀ BỐN GIỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI TẠI QUẢNG BÌNH Nguyễn Ngọc Phục*, Lê Thanh Hải và Đinh Hữu Hùng Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Phục – Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương –Từ Liêm – Hà Nội Tel: (04) 38.383.841 / 0946.511.117; Fax: (04) 37.410.025; Email: phuc.vcn@gmail.com ABSTRACT Evaluation of reproductive performance of purebred LANDRACE (L) YORKSHIRE (Y), crossbred F1 (LY/YL), VCN22 sows, growth rate and meat production of two, three and four way crossbred fattening pigs in commercial farms of Quang Binh province. This study was conducted under the Project entittled “ Establishing models for fattening pigs with high lean meat breeds at commercial farms”, whi...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần landrace (l) yorkshire (y) , nái lai f1 (ly-yl) , nái vcn22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm hai, ba và bốn giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN NGỌC PHỤC – Đánh giá năng suất sinh sản của lơn nái thuần (L,Y) ... 1 ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI THUẦN LANDRACE (L) YORKSHIRE (Y) , NÁI LAI F1 (LY/YL) , NÁI VCN22 VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHO THỊT CỦA LỢN THƯƠNG PHẨM HAI, BA VÀ BỐN GIỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI TẠI QUẢNG BÌNH Nguyễn Ngọc Phục*, Lê Thanh Hải và Đinh Hữu Hùng Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Phục – Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương –Từ Liêm – Hà Nội Tel: (04) 38.383.841 / 0946.511.117; Fax: (04) 37.410.025; Email: phuc.vcn@gmail.com ABSTRACT Evaluation of reproductive performance of purebred LANDRACE (L) YORKSHIRE (Y), crossbred F1 (LY/YL), VCN22 sows, growth rate and meat production of two, three and four way crossbred fattening pigs in commercial farms of Quang Binh province. This study was conducted under the Project entittled “ Establishing models for fattening pigs with high lean meat breeds at commercial farms”, which was funded by the Science and Technology Department of Quang Binh Province. Three groups of sows including purebred (L,Y) with 55 litters, crossbed (LY/YL) with 169 litter and VCN22 with 83 litters were involved in the study for evalution of their reproductive performance. Three groups of their progenies including 69 of two way, 122 of three way and 91 of four way crossed fattening pigs were also used in this study for their growth and meat production at commercial farms under the provincial conditions. The study showed that two and three way crossbred sows (LY/YL or LYD) had higher reproductivity than the purebred sows do. Similarly, their progenies, the three and four way crossbred fattening pigs, had a better performanve compared to those of two way crossbred. It conluded that in commercial farms at Quang Binh province, the use of exotic crossbred sows would be the best choice for production of three or four way crossbred fattening pigs wiht a high lean meat rate. Key words: Sow, reproductive performance, cross fattening pigs, Quang Binh . ĐẶT VẤN ĐỀ Sau gần 20 năm tái lập, tỉnh Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tựu, quy mô kinh tế tăng gấp 3 lần, bình quân mỗi năm tăng trưởng 8,4%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế bình quân chung của cả nước 1%. Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trong giai đoạn 1990 - 2004 đạt mức tăng bình quân 5,7%; trong đó ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5,8%. Theo số liệu của sở Nông nghiệp và PTNT Quảng bình, tổng đàn lợn năm 2005 đạt 332.811 con, trong đó đàn nái đạt 41.126 con, đàn lợn nái ngoại gần 1.500 con chiếm 3,6% trong cơ cấu tổng đàn nái của tỉnh.Toàn tỉnh có 13 trang trại chăn nuôi lợn có quy mô ít nhất 20 lợn nái hoặc 100 lợn thịt trở nên. Nhìn chung, chăn nuôi lợn của Quảng Bình chủ yếu là chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ, chưa ổn định nên chất lượng và hiệu quả chưa cao. Tỉnh chưa hoàn toàn chủ động về giống lợn ngoại. Các vùng chăn nuôi hàng hoá chưa được hình thành, người dân còn thiếu rất nhiều kiến thức, hiểu biết về chăn nuôi công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn ngoại. Đề tài tiến hành trong khuôn khổ Dự án: “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm hướng nạc với quy mô trang trại” do Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình làm chủ đầu tư với mục tiêu đánh giá khả năng sinh sản của một số dòng lợn bố mẹ, khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn thương phẩm và xác định công thức lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi Quảng Bình. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 16-Tháng 2-2009 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Các nhóm giống được theo dõi bao gồm lợn nái thuần Landrace (L) và Yorkshire (Y), lợn nái lai F1 (LY/YL) và VCN22 (lợn nái bố mẹ lai YLD nguồn gốc C22 của PIC do lai giữa L, Y và Duroc trắng). Lợn thương phẩm lai 2 giống tạo ra từ việc phối chéo giữa lợn đực và cái của 2 giống thuần L và Y. Sử dụng lợn đực Duroc thuần (D) phối với lợn nái F1 tạo lợn thương phẩm 3 giống (LYD), lợn đực VCN 23 (đực lai giữa Pietrain-P và Ỷ) để toạ lợn thương phẩm 4 giống (LYDP). Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 - 2006 đến tháng 2 - 2008 Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại 03 trang trại chăn nuôi lợn ngoại tại tỉnh Quảng Bình. Nội dung nghiên cứu Đánh giá khả năng sinh sản của các nhóm lợn nái thông qua các chỉ tiêu: Tổng số con sơ sinh/lứa, số con sơ sinh sống/lứa, số con cai sữa/lứa, số con 60 ngày/lứa, khoảng cách lứa đẻ, số con cai sữa/nái/năm. Đánh giá khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của các nhóm lợn thương phẩm thông qua việc xác định khối lượng bằng cân tại các thời điểm: sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và xuất bán. Xác định thành phần thịt xẻ của các nhóm lợn thương phẩm tại thời điểm giết mổ. Phương pháp nghiên cứu Số liệu sinh sản được theo dõi trực tiếp tại các địa điểm nghiên cứu. Đàn lợn nái sinh sản được nuôi trong điều kiện chuồng trại và thức ăn công nghiệp. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng trị bệnh được thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Khả năng sinh trưởng và cho thịt: Sử dụng phương pháp phân nhóm so sánh đảm bảo độ đồng đều về tuổi, khối lượng, giới tính. Tổng số 282 con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và 60 lợn thương phẩm có khối lượng ban đầu 23-25 kg/con thuộc 3 nhóm giống (20 con/nhóm) đưa vào nuôi vỗ béo đến khối lượng xuất chuồng 90 kg/con. Lợn được ăn tự do cùng loại thức ăn hỗn hộp viên. Khi đạt khối lượng xuất chuồng, mỗi lô chọn 8 con (4 đực và 4 cái) có khối lượng trung bình trong lô để mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng chương trình thống kê Minitab 13 (GLM). Các kết quả được trình bày gồm giá trị trung bình quần thể (X) và sai số chuẩn (SE), sự sai khác giữa các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp Tukey. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Năng suất sinh sản của lợn nái thuần (L,Y), lợn nái lai F1(LY/YL) và VCN22 Kết quả trình bày tại Bảng 1 cho thấy lợn nái VCN22 và nái F1(LY/YL) có năng suất tương đương (P>0,05) ở hầu hết các chỉ tiêu như số con sơ sinh sống/ổ (10,54-10,58), số con cai sữa/ổ (9,46-9,54), khối lượng con cai sữa (6,23-6,34) và khối lượng toàn ổ lợn con cai sữa (58,95- 60,66). NGUYỄN NGỌC PHỤC – Đánh giá năng suất sinh sản của lơn nái thuần (L,Y) ... 3 Các kết quả năng suất sinh sản của nái VCN22 nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Thụy Phương cho thấy: số con sơ sinh/ổ đạt 10,23 con và số con cai sữa ở 21 ngày tuổi là 9,73 con. Như vậy, năng suất sinh sản của VCN22 tại các điểm của Dự án cho thấy VCN22 là thích hợp vì đạt yêu cầu về khả năng sinh sản. Tương tự, nhiều nghiên cứu về F1 tại các trang trại cho biết số con sơ sinh sống nằm trong khoảng 9,2 đến 11,0 con/ổ và số con cai sữa/ổ ở 21 ngày tuổi đạt 8,2-9,7 con (Phùng Thị Vân & cs. 2004a), tương ứng với kết quả thu được tại các điểm của dự án. Như vậy, các nhóm lợn nái VCN22 và F1 (LY hoặc YL) đã thích nghi tốt và đạt năng suất cao. Bảng 1. Năng suất sinh sản của các nhóm giống lợn nái VCN22 (n = 83) F1(LY/LY) (n = 169) L,Y (n = 55) Chỉ tiêu Mean SE Mean SE Mean SE P Sơ sinh sống/ổ (con) 10,54a 0,18 10,58a 0,12 9,75b 0,21 *** Sơ sinh chết/ổ (con) 0,76 0,13 0,97 0,09 1,09 0,15 Ns Số con thai gỗ/ổ (con) 0,28 0,06 0,22 0,04 0,19 0,07 Ns Số con để nuôi/ổ (con) 10,40a 0,16 10,35a 0,10 9,68b 0,18 * Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,51 0,01 1,50 0,01 1,48 0,02 Ns Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 15,87a 0,27 15,86a 0,18 14,43b 0,31 *** Ngày tuổi cai sữa (ngày) 24,13a 0,19 23,63b 0,12 24,15a 0,21 ** Số con cai sữa/ổ (con) 9,54 0,14 9,46 0,09 8,74 0,16 ** Tỉ lệ nuôi sống (%) 92,10 1,05 91,99 0,70 90,87 1,22 Ns Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,34a 0,10 6,23ab 0,07 5,95b 0,12 * Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 60,66a 1,31 58,95a 0,87 51,75b 1,51 *** Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 2,2 2,1 2,0 ns: P>0,05, ***: P<0,001, **: P<0,01, *: P<0,05; a, bCác giá trị có chữ cái khác nhau có ý nghĩa thống kê. Kết quả năng suất sinh sản của nái thuần L, Y trong nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả: số con sơ sinh sống/ổ tương ứng 9,54 - 9,57; 9,08 - 9,60 và số con ở 3 tuần tuổi đạt 8,41; 8,07 con/ổ (Từ Quang Hiển và cs. 2004; Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. 2007). Tuy nhiên, chúng lại thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác: số con sơ sinh sống và cai sữa 3 tuần tuổi của lợn nái Yorkshire và Landrace tương ứng 10,18-10,86 con/ổ và 9,30-9,65 con/ổ (Phùng Thị Vân và cs, 2004a; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006). Các chỉ tiêu sinh sản trên của lợn nái thuần L và Y đều thấp hơn so với nhóm lợn VCN22 và F1(LY/YL) như số con sơ sinh sống/ổ (9,75) và số con cai sữa/ổ (8,74). Đối với chỉ số lứa đẻ, lợn nái VCN22 có chỉ số lứa đẻ cao hơn lợn nái F1(LY/YL) cũng như lợn nái thuần do thời gian động dục trở lại sau cai sữa cũng như tỉ lệ phối giống đạt hiệu quả cao hơn. Tác giả (Phùng Thị Vân và cs, 2004b) nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái lai và lợn nái thuần cũng cho thấy VCN22 có số con sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cao hơn nái thuần Y và L tương ứng 1,32 con và 0,8 con. Theo nghiên cứu gần đây tại trang trại tại các tỉnh phía Bắc, một số tác giả đã xác định được năng suất bình quân đối với lợn ngoại tại khu vực có số con sơ sinh sống đạt 10,81-10,97 con/ổ và cai sữa đạt 9,84-9,94 con/ổ (Vũ Đình Tôn & Võ Trọng Thành 2006). Như vậy, để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái tại các điểm của dự án nên sử dụng lợn nái lai VCN22 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 16-Tháng 2-2009 4 và F1 (LY/YL) làm nái cơ bản để sản xuất lợn thương phẩm, như vậy sẽ tốt hơn sử dụng lợn nái thuần. Khả năng sinh trưởng của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi Kết quả khả năng sinh trưởng của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi trình bày tại Bảng 2. Bảng 2. Sinh trưởng của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi Nhóm lai 4 giống (n = 91) Nhóm lai 3 giống (n = 122) Nhóm lai 2 giống (n = 69) Chỉ tiêu Mean SE Mean SE Mean SE P KL cai sữa (kg/con) 6,22a 0,12 6,02ab 0,11 5,79b 0,14 * KL 60 ngày tuổi (kg/con) 22,03a 0,30 20,72b 0,26 19,26c 0,34 *** Tăng trọng toàn kỳ (kg/con) 15,81a 0,24 14,70b 0,21 13,47c 0,27 *** Tăng trọng BQ/ngày (g/ngày) 405,46a 6,23 376,87b 5,42 345,30c 7,05 *** ***: P<0,001, *: P<0,05, a, b, c Các giá trị có chữ cái nhau trong cùng dòng khác nhau có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn sau khi tách mẹ, lợn con lai 4 giống (con của lợn nái VCN22) có tốc độ tăng trọng cao hơn hẳn (P<0,001) so với lợn lai 3 giống (con của lợn nái lai F1) và con lai 2 giống (con của lợn nái thuần). Tại thời điểm 60 ngày tuổi, bình quân lợn lai 4 giống nặng hơn lợn lai 3 giống khoảng 1,3 kg/con và hơn lợn lai 2 giống khoảng 2,7 kg/con. Lợn lai 4 giống tăng trọng nhanh hơn, đạt 405 g/ngày trong khi lợn lai 3 giống đạt 376 g/ngày và lợn lai 2 giống chỉ đạt 345 g/ngày (P<0,001). Các nghiên cứu khác ở các trang trại nuôi lợn ngoại cho thấy khối lượng lợn con 60 ngày tuổi của lợn ngoại thường hiện nay vào khoảng 20 - 22 kg/con (Phùng Thị Vân và cs. 2004a, b) tương đương kết quả nghiên cứu này. Khả năng sinh trưởng của nhóm lai 4 và 3 giống cao hơn nhóm lai 2 giống có thể do chúng có ưu thế lai tốt hơn, thừa hưởng khả năng sinh trưởng tốt từ bố mẹ D và P. Khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm Kết quả về KN sinh trưởng lợn thương phẩm 2,3 và 4 giống nuôi tại Quảng Bình tại Bảng 3. Bảng 3. Khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm Chỉ tiêu Lai 4 giống (n = 20) Lai 3 giống (n = 20) Lai 2 giống (n = 20) SE P Khối lượng bắt đầu (kg) 24,08 23,63 25,18 0,47 Ns Khối lượng kết thúc (kg) 92,05 91,55 88,67 1,35 Ns Tăng trọng toàn kỳ (kg) 67,97a 67,92a 63,49b 1,34 * Tăng trọng bq/ngày (g/) 755,22a 754,67a 705,45b 14,92 * TTTĂ toàn kỳ (kg) 3.589,0 3.708,0 3.606,0 - - TTTĂ/kg tăng trọng (kg) 2,64 2,73 2,84 - - ns: P>0,05, *: P<0,05, a, b Các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng dòng có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, lợn thương phẩm 3 và 4 giống đạt các chỉ tiêu tương đương nhau (P>0,05) và cao hơn so với lợn thương phẩm 2 giống (P<0,05). Nhóm lai 4 giống và 3 giống đạt mức tăng trọng bình quân 755,22-754,67g/ngày trong khi đó lợn thương phẩm 2 giống chỉ đạt 705,45 g/ngày. Ngoài ra tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cũng khác nhau, trong NGUYỄN NGỌC PHỤC – Đánh giá năng suất sinh sản của lơn nái thuần (L,Y) ... 5 đó thấp nhất là nhóm lai 4 giống (2,64 kg/kg), tiếp đến nhóm lai 3 giống (2,73 kg/kg) và cao nhất là nhóm lai 2 giống (2,84 kg/kg). Như vậy, lợn lai 3 và 4 giống cho năng suất vỗ béo cao hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với lợn lai 2 giống. Kết quả nghiên cứu trên tương tự kết quả của các tác giả khác. Lợn thương phẩm lai 4 giống tạo ra từ nái VCN22 có mức tiêu tốn thức ăn (2,56 kg/kg) và tăng trọng bình quân/ngày (725,0g/ngày) cao hơn so với lợn thương phẩm 2 giống (LxY) với các chỉ tiêu tương ứng 2,75 kg/kg và 695,0 kg/ngày (Phùng Thị Vân và cs. 2004a). Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hải và cs, (2007) cũng cho thấy khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm 4 giống cao hơn lợn 3 giống, tăng trọng bình quân tương ứng 805,80 và 756,16g/ngày, tiêu tốn thức/tăng trọng 2,53 và 2,70 kg/kg. Như vậy, lợn thương phẩm 3 và 4 giống nuôi tại các điểm của dự án đều có tăng trọng cao và tiêu tốn thức ăn thấp, tương tự như kết quả nuôi vỗ béo tại các vùng miền khác, đồng thời chúng cũng thể hiện ưu thế rõ rệt về mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn đối với lợn thương phẩm 2 giống. Khả năng cho thịt của lợn thương phẩm Kết quả về thành phần thịt xẻ lợn thương phẩm 2, 3 và 4 giống nuôi tại Quảng Bình được trình bày tại tại Bảng 4. Bảng 4. Thành phần thịt xẻ lợn thương phẩm Chỉ tiêu Lai 4 giống (n = 8) Lai 3 giống (n = 8) Lai 2 giống (n = 8) SE P Khối lượng hơi (kg) 90,88 91,13 90,63 1,10 Ns Tỉ lệ thịt móc hàm (%) 82,38 80,39 79,86 0,93 Ns Dày mỡ lưng TB (cm) 1,99a 2,17b 2,36b 0,06 *** Diện tích cơ thăn (cm2) 52,40a 48,16b 42,61c 0,75 *** Tỉ lệ thịt xẻ (%) 77,90 76,68 75,81 1,88 Ns Tỉ lệ nạc (%) 60,82a 58,89a 55,71b 0,94 ** Tỉ lệ mỡ (%) 17,26a 19,76a 23,85b 0,84 *** Tỉ lệ xương (%) 14,10 14,36 13,67 0,78 Ns Tỉ lệ da (%) 7,83a 7,00ab 6,76b 0,28 * ns: P>0,05,*: P<0,05, **: P<0,01, ***: P<0,001 a, bCác giá trị có chữ cái khác nhau có ý nghĩa thống kê. Kết quả ở Bảng 4 cho thấy, khối lượng giết mổ và tỷ lệ móc hàm của 3 nhóm lợn thương phẩm tương đương nhau (P>0,05). Các chỉ tiêu thân thịt của 3 nhóm lợn khác nhau rõ rệt. Lợn thương phẩm 4 giống có độ dày mỡ lưng trung bình tại 3 điểm (gáy-lưng-hông) thấp nhất (1,99 cm) và thấp hơn 2 nhóm còn lại (P<0,001). Chỉ tiêu này ở lợn lai 2 và 3 giống tương đương nhau (2,37-2,36 cm, P>0,05) mặc dù lợn lai 3 giống có xu hướng cho mỡ lưng mỏng hơn nhưng không phát hiện trong nghiên cứu này. Diện tích mắt cơ thăn có thứ tự tăng dần theo trình tự lai 2 giống > lai 3 giống > lai 4 giống với mức sai khác rõ rệt (P<0,001). Thành phần thịt xẻ cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa các nhóm lợn lai. Lợn lai 4 giống có tỉ lệ nạc cao nhất (60,82%) trong khi lợn lai 3 giống đạt 58,89% nhưng mức sai khác giữa 2 nhóm này chưa đủ độ tin cậy (P>0,05). Lợn lai 2 giống có tỉ lệ nạc 55,71%, thấp hơn so với cả hai nhóm lợn lai 3 và 4 giống (P<0,01). Ngoài ra lợn lai 2 giống có tỉ lệ mỡ cao hơn so với 2 nhóm còn lại (P<0,05). Kết quả mổ khảo sát các nhóm giống tại nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên các giống lợn ngoại khác nhau. Trong nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2001), tỉ lệ thịt xẻ của nhóm lợn lai 2 và 3 giống đều đạt từ 70-73%, tương đương với kết quả của nhóm tác giả Lê Thanh Hải và cs (2007) công bố, tỉ lệ thịt xẻ của lợn lai 3 và VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 16-Tháng 2-2009 6 4 giống ở mức 68,1-69%. Lợn lai 2 giống cũng cho tỉ lệ nạc thấp trong khoảng 56-67%, trong khi lợn lai 3 giống có tỉ lệ nạc từ 56-61% Phùng Thị Vân và cs. (2001). Các kết quả trên đây cho thấy, lợn thương phẩm lai 3 và 4 giống sử dụng nuôi thịt đều thích hợp vì cho năng suất vỗ béo cũng như giết mổ cao hơn, thịt có tỉ lệ nạc cao hơn so với lợn lai 2 giống, do đó chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Nhóm nái lai LY/YL và VCN22 thích hợp tốt hơn với điều kiện nuôi dưỡng trong các trang trại tại Quảng Bình so với lợn nái thuần L, Y thể hiện ở các chỉ tiêu sinh sản đều cao hơn. Khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm của lợn 3 và 4 giống cao hơn lợn thương phẩm 2 giống. Các trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm hướng nạc tại Quảng Bình nên sử dụng nái lai (LY/YL, VCN22) phối với đực cuối thuần D hoặc lai (YP) để sản xuất con lai thương phẩm 3, 4 giống ngoại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Khuất Văn An và Phạm Thị Thuý, (2007). Khả năng sinh trưởng va cho thịt của lợn thương phẩm 3,4 và 5 giống ngoại nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương. Tạp chí Khoa Học Công Nghệ Chăn nuôi số 6: tr 7-11. Nguyễn Hữu Tỉnh, Nguyễn Thị Viễn, Đoàn Văn Giải và Nguyễn Ngọc Hùng, (2007). Tiềm năng di truyền của các giống lợn thuần YR, LR và DR các tỉnh phía Nam. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi số 2 tr.4-7. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, (2006). Năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt của lợn nái Yorrkshire phối giống với lợn đực Landrace và Pietrain. Tạp chí Khoa học KT Chăn nuôi số12 tr.4-7. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc và Trương Hữu Dũng, (2001). Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống Landrace x Yorkshire, giữa ba giống Landrace, Yorkshire và Duroc và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc >52%. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc. Phùng Thị Vân, Phạm Sĩ Tiệp, Nguyễn Văn Lục và Trịnh Quang Tuyên, (2004b). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi. Báo cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y 2004, Phần chăn nuôi gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr.156-168. Phùng Thị Vân, Phạm Sĩ Tiệp, Nguyễn Văn Lục và Trịnh Quang Tuyên, (2004a). Ứng dụng mộ số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn. Báo cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y,2004. Phần chăn nuôi gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr.169-176. Từ Quang Hiển, Trịnh Văn Phùng và Lê Ngọc Bích, (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nai lai F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi, Số 10: tr.12-13. Vũ Đình Tôn và Võ Trọng Thành, (2006). Năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn trong các trang trại quy mô vừa và nhỏ tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Hội chăn nuôi, số 11: tr. 93-98. *Người phản biện : PGS.TS. Nguyễn Văn Đức; TS. Tạ Bích Duyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học - ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI THUẦN LANDRACE (L) YORKSHIRE (Y) , NÁI LAI F1 (LY-YL) , NÁI VCN22 TẠI QUẢNG BÌNH.pdf
Tài liệu liên quan