Báo cáo Khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần thay thế cỏ voi bằng búp ngọn lá mía ủ chua đến năng suất sữa của bò sữa

Tài liệu Báo cáo Khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần thay thế cỏ voi bằng búp ngọn lá mía ủ chua đến năng suất sữa của bò sữa: NGUYỄN VĂN HẢI – Ảnh hưởng của khẩu phần thay thê cỏ voi ... 1 ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THAY THẾ CỎ VOI BẰNG BÚP NGỌN LÁ MÍA Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUÊT SỮA CỦA BÒ SỮA Nguyễn Văn Hải*, Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào Viện Chăn nuôi *Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Hải - Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn và Đồng cỏ Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội (04) 38.386.126 / 0982.390.383; Fax: (04) 8.389.775; Email: hainiah2008@gmail.com ABSTRACT Effect of replacement of elephant grass by ensiled sugarcane top in the diet on performance of dairy cattle. Ten milking cows (HF X Laisind crossbred) were divided into two groups of five each and given a basal diet plus either 20 kg of elephant grass (group I) or ensiled sugarcane tops ad libitum (group II) for a 60 day feeding experiment. Results show that there was no significant different between milk yield of the cows in group II as compared with that of group I whose 51% DM of elephant grass component was replaced by the ...

pdf8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần thay thế cỏ voi bằng búp ngọn lá mía ủ chua đến năng suất sữa của bò sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN VĂN HẢI – Ảnh hưởng của khẩu phần thay thê cỏ voi ... 1 ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THAY THẾ CỎ VOI BẰNG BÚP NGỌN LÁ MÍA Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUÊT SỮA CỦA BÒ SỮA Nguyễn Văn Hải*, Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào Viện Chăn nuôi *Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Hải - Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn và Đồng cỏ Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội (04) 38.386.126 / 0982.390.383; Fax: (04) 8.389.775; Email: hainiah2008@gmail.com ABSTRACT Effect of replacement of elephant grass by ensiled sugarcane top in the diet on performance of dairy cattle. Ten milking cows (HF X Laisind crossbred) were divided into two groups of five each and given a basal diet plus either 20 kg of elephant grass (group I) or ensiled sugarcane tops ad libitum (group II) for a 60 day feeding experiment. Results show that there was no significant different between milk yield of the cows in group II as compared with that of group I whose 51% DM of elephant grass component was replaced by the sugarcane top silage. The feed cost for production of milk, however, was reduced by 10.8% by such replacement. Key words: Silage, sugarcane top, milking cow ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây việc sản xuất thức ăn thô xanh đã không theo kịp sự phát triển của đàn gia súc ăn cỏ. Điều này dẫn đến việc thiếu thức ăn thô xanh cho đàn gia súc ăn cỏ trong mùa khô và mùa đông, do đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đàn gia súc. Có những năm, việc thiếu thức ăn thô xanh kết hợp với rét đậm ở các tỉnh phía Bắc đã gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Việc mở rộng diện tích trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc ăn cỏ bị hạn chế bởi diện tích eo hẹp, cũng như năng suất của hầu hết cây thức ăn gia súc trong mùa khô và mùa đông là rất thấp. Trong bối cảnh đó việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn cho đàn gia súc ăn cỏ trong mùa đông và mùa khô ở nước ta được coi là giải pháp quan trọng cho việc phát triển bền vững của đàn gia súc ăn cỏ vì nước ta rất giàu các nguồn phụ phẩm này. Một trong những nguồn phụ phẩm còn ít được quan tâm đó là phụ phẩm ngành mía đường. Diện tích trồng mía của cả nước là 285,1 ngàn ha (Niên giám thống kê, 2007), nên nguồn phụ phẩm mía (gồm bã mía và búp ngọn lá mía (BNLM) - là phần còn lại sau thu hoạch mía và lấy ngọn để trồng) là tương đối lớn. Nguồn phụ phẩm này vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, trong thực tế chỉ một phần nhỏ BNLM cho ăn dạng tươi, còn phần lớn là đốt trên đồng ruộng làm phân bón. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ‘’Ảnh hưởng của khẩu phần có búp ngọn lá mía ủ chua đến năng suất sữa của bò sữa’’ nhằm xác định mức ảnh hưởng của khẩu phần có BNLM ủ chua thay thế cỏ voi đến năng suất sữa của bò sữa. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu, đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu Bò và §ồng cỏ Ba Vì - Viện Chăn Nuôi. Thời gian: từ tháng 8/2004 đến 10/2004. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 2 Vật liệu nghiên cứu:Búp ngọn lá mía (BNLM) ủ chua 0,9% rỉ mật (RM) goi là (BNLM ủ chua 0,9% rỉ mật. Đây là kết quả của thí nghiệm “Ảnh hưởng của các mức rỉ mật khác nhau đến chất lượng búp ngọn lá mía ủ chua” đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 16, 2/2009), cỏ voi, thức ăn tinh hỗn hợp, bã bia có thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng trình bày trong (Bảng 1). Bảng 1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cuả thức ăn dùng trong thí nghiệm Nguyên liệu ME (Kcal/kg) CK (g/kg) Protein (g/kg) Xơ (g/kg) NDF (g/kg) ADF (g/kg) Ca (g/kg) P (g/kg) BNLM ủ 0.9% RM 480,0 251 18,65 98,17 164,28 89,26 1,20 0,50 Cỏ Voi 60 ngày 460 230 19,30 84,18 140,76 79,58 0,94 0,58 Thức ăn tinh hỗn hợp 2664,8 886,7 130,0 71,3 122,7 48,9 6,0 6,3 Bã bia 372,8 150 40,10 21,85 71,5 27,10 0,35 0,83 Đối tượng nghiên cứu: Bò đang vắt sữa (Holstein x Lai Sind) Ủ chua BNLM 0,9% rỉ mật trong túi nilon: Túi nilon có đường kính 1m và dài 2m được đặt vào hố ủ tròn có đường kính 1m và đào sâu 1,3m. Phần đáy của túi có thể hàn hoặc buộc chặt. Pha rỉ mật theo tỷ lệ 1rỉ mật/ 2nước để trộn đều rỉ mật trong nguyên liệu ủ. Đưa nguyên liệu vào hố ủ có độ dày khoảng 10cm thì tưới rỉ mật đã pha vào nguyên liệu (ước tính lượng rỉ mật để số lượng rỉ mật cho mỗi lớp nguyên liệu đều nhau), sau đó đầm và nén kỹ; cứ làm lần lượt như vậy cho đến khi đầy hố ủ. Hố ủ đã đầy, dùng dây buộc chặt, sau đó lấp 1 lớp đất dày 30- 40cm lên miêng hố ủ và che đậy tránh nước ngấm vào hố ủ. Sau 2 tháng lấy cho gia súc ăn. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 10 bò sữa (Holstein x Laisind) được phân thành 2 lụ (lô ĐC và lô TN) đồng đều về các yếu tố không thí nghiệm: khối lượng bò, chu kỳ sữa, năng suất sữa, số ngày cho sữa. Gia súc thí nghiệm được nuôi nhốt và cho ăn theo từng cá thể, có máng ăn và nước uống riêng biệt. Thời gian nuôi chuẩn bị 15 ngày, nuôi chính thức 60 ngày. Gia súc thí nghiệm ăn khẩu phần như trong Bảng 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm và khẩu phần ăn Sơ đồ bố trí thí nghiệm và khẩu phần ăn trình bày tại Bảng 2. Tiêu chuẩn ăn của bò thí nghiệm dựa theo Kearl (1982) cho bò sữa vùng nhiệt đới. Bảng 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm và khẩu phần ăn của bò thí nghiệm. Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN SEM Số bò TN/lô (n) Con 5 5 Khối lượng bò Kg 465,7 467,2 11,7 Năng suất sữa trước TN Kg 16,5 16,4 1,356 Chu kỳ sữa Chu kỳ 2,75 2,82 0,436 Ngày cho sữa Ngày 87,4 85,4 11,45 Thời gian chuẩn bị Ngày 15 15 Thời gian TN Ngày 60 60 BNLM tươi ủ chua 0,9% rỉ mật Cỏ voi Thức ăn tinh Bã bia kg kg kg kg 0 40 0,3kg/kg sữa 10 ăn tự do 20 0,3kg/kg sữa 10 NGUYỄN VĂN HẢI – Ảnh hưởng của khẩu phần thay thê cỏ voi ... 3 Thức ăn cho ăn làm 2 lần/ngµy vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hàng ngày cân thức ăn cho ăn và thức ăn thừa, cũng như sản lượng sữa của từng bò thí nghiệm. Cứ 5 ngày lấy mẫu thức ăn cho ¨n, thức ăn thừa (theo TCVN 4325 – 86) và mẫu sữa để phân tích thành phần hóa học (mẫu thức ăn phân tích: ẩm tổng số, protein thô, mỡ thô, Xơ thô, khoáng tổng số, Ca, P theo các tiêu chuẩn Việt nam). Thành phần hóa học cña thức ăn được phân tích tại Phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi. Các tiêu chuẩn TCVN 4326-86, TCVN 4328- 86, TCVN 4331-86, TCVN 4329-86, TCVN 4327-86, TCVN 1526 -86 và TCVN 1525 -01 được sử dụng để phân tích ®é Èm tæng sè, protein th«, mỡ thô, xơ thô, khoáng tổng số, Ca vµ P. NDF, ADF được xác định theo Goering và Van Soest (1970). Mẫu sữa phân tích: chất khô, protein, mỡ sữa bằng máy Lactostar. Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn được tính theo công thức trong tài liệu của Viện Chăn nuôi (2001). Chỉ tiêu theo dõi: Lượng thức ăn thu nhận,năng suất và chất lượng sữa của gia súc (chất khô, protein, mỡ sữa), tiêu tốn thức ăn cho 1kg sữa, tiÒn chi phí thức ăn cho sản suất 1kg sữa. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được tính toán và xử lý bằng phương pháp phân tích (ANOVA) trong phần mềm Minitab 14.0. Các giá trị trung bình của thí nghiệm được so sánh ở mức xác suất có ý nghĩa (P<0,05). Mô hình toán thống kê được sử dụng để phân tích các số liệu như sau: Yij =  + i + eij Trong đó: Yij: giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm i,  : trung bình tổng thể, i : ảnh hưởng của khÈu phÇn, eij : sai số ngẫu nhiên. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Lượng thức ăn thu nhận của bò thí nghiệm Lượng thức ăn ăn vµo hàng ngày của bò thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Khẩu phần ăn và các chất dinh dưỡng thu nhận hàng ngày của bò thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị Lô ĐC Lô TN SEM Khẩu phần ăn (dạng sử dụng) BNLM ủ chua 0,9% rỉ mật Kg 0 18 - Cỏ voi Kg 38,7 19 - Thức ăn tinh hỗn hợp Kg 4,6 4,6 - Bã bia Kg 10 10 - C¸c chÊt dinh dưỡng thu nhËn Chất khô ăn vào: Cho 1 con/ngày CK ăn vào/100kg KL) CK. BNLM ăn vào CK cỏ voi ăn vào kg kg kg/c/ng kg/c/ng 14,48 3,04 0 8,9 14,47 3,03 4,5 4,37 0,072 0,016 - - ME Mcal/c/ng 33,79 33,36 0,299 Protein g/c/ngày 1746 1701 21,07 Xơ Kg/c/ng 3,8 3,9 0,13 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 4 Chỉ tiêu Đơn vị Lô ĐC Lô TN SEM NDF NDF/CK Kg/c/ng % 6,74 46,6 6,93 47,9 0,160 - ADF ADF/CK Kg % 3,58 24,7 3,62 25 0,036 - Ca g/c/ngày 67,5 70,6 1,46 P g/c/ngày 59,7 57,4 1,21 Tỷ lệ TĂ tinh trong KP (CK) % 38,53 38,56 Tỷ lệ TĂ xanh trong KP (CK) % 61,47 61,44 Bảng 3 cho thấy, lượng các chất dinh dưỡng thu nhận giữa các lô thí nghiệm (CK, ME, protein, Ca, P) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). So sánh với tiêu chuẩn ăn của NRC cho nuôi dưỡng bò sữa (Dairy Cattle Nutrition and Feeding, 2005) víi bò có khèi lượng 450 - 500 kg, sản lượng sữa 15kg/ngày cũng như so với tiêu chuẩn ăn của Калашиков và cs, (1985) cho bò sữa có khối lượng 400 - 500 kg, sản lượng sữa 14 - 18 kg/ngày thì lượng chất khô ăn vào của Lô ĐC là 14,48 kg và Lô TN là 14,47 kg đã được đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Lượng chất khô ăn vào tÝnh cho 100 kg khối lượng bò ở Lô ĐC đạt 3,04 kg ở Lô TN là 3,03 kg đều đã khá cao và nằm trong khoảng khuyến cáo của các tiêu chuẩn trên. Theo khuyến cáo của Kalscheur và Vandersall (1999), NRC (2001) thì lượng chất khô ăn vào cho 100 kg khối lượng cơ thể bò sữa dao động từ 2,78 - 3,84 kg tuỳ thuộc vào tháng sữa và năng suất sữa, cũng như chất lượng và chủng loại thức ăn. Ngoài ra,lượng BNLM ủ chua ăn vào của bò ở Lô TN là 4,5 kg chất khô, chiếm 31,2% chất khô của toàn khẩu phần và đã thay thế được 51% cỏ xanh trong khẩu phần bò sữa (tính theo chất khô). Như vậy, BNLM ủ chua có thể được coi là một nguồn thức ăn có chất lượng tốt và rẻ tiền đồng thời có thể thay thế một phần đáng kể cỏ xanh trong khẩu phần bò sữa. Do đó, ủ chua BNLM là biện pháp góp phần vào việc giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô xanh trầm trọng trong mùa khô và mùa đông như hiện nay trong chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và bò sữa nói riêng. Dựa theo khuyến cáo về nhu cầu năng lượng trao đổi cho sản xuất sữa và duy trì cơ thể của tiêu chuẩn Kearl (1982) cho bò sữa ở vùng nhiệt đới thì mức năng lượng trao đổi cần cung cấp hàng ngày cho 1 bò sữa có khối lượng 400 - 500 kg, sản lượng sữa từ 14 - 18 kg và mỡ sữa đạt 3,5 - 4,0% sẽ là 32,5 - 39 Mcal. Trong thí nghiệm này năng lượng trao đổi mà bò Lô ĐC nhận được là 33,87 Mcal và Lô TN là 33,46 Mcal. So với tiêu chuẩn này thì bò thí nghiệm đã được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về năng lượng. Tương tự như CK, hàm lượng NDF và ADF ăn vào của bò ở hai lô thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Lượng NDF ăn vào ở Lô TN là 6,93 kg chiếm 47,9% chất khô khẩu phần, ở Lô ĐC là 6,74 kg chiếm 46,6% chất khô khẩu phần. Lượng ADF ăn vào ở Lô TN là 3,62 kg chiếm 25% chất khô KP, ở Lô ĐC là 3,58kg chiếm 24,7% chất khô khẩu phần. Như vậy hàm lượng NDF và ADF mà bò thí nghiệm thu nhận được đều n»m trong khoảng khuyến cáo của NRC (2001). Theo Mertens (1994) đối với bò sản xuất 20 kg sữa/ngày thì lượng chất khô ăn vào sẽ không bị hạn chế khi KP có chứa tới 44 – 48% NDF. Cũng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982) cho 1 bò sữa có khèi l­îng khoảng 450kg, s¶n l­îng sữa từ 14 – 18 kg/ngày thì lượng protein cần được cung cấp hàng ngày là 1650 – 2200g protein thô. Như vậy ở cả hai lô thí nghiệm, lượng protein thu nhận thực tế đạt 1746 và 1701g/con/ngày là đáp ứng đủ cho nhu cầu duy trì và sản xuất. NGUYỄN VĂN HẢI – Ảnh hưởng của khẩu phần thay thê cỏ voi ... 5 Tương tự như hàm lượng xơ, Ca và P cũng đáp ứng đủ nhu cầu, còn P có phần hơi cao so với nhu cầu (44 – 50) (Pozy và cs, 2002). Trong khi đó, mức ăn vào là 57,4 – 59,7 g/con/ngày. Tỷ lệ thức ăn tinh và thức ăn thô trong KP của lô ĐC là 38,53% và 61,47%; còn ở Lô TN các chỉ tiêu này tương ứng là 38,56% và 61,44 %. Nhìn chung tỷ lệ này phù hợp với năng suất sữa của bò ë 2 l« thí nghiệm. Năng suất sữa của bò thí nghiệm Năng suất sữa và hệ số sụt sữa của bò trong giai đoạn thí nghiệm trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Năng suất sữa của bò thí nghiệm Lô TN Hệ số sụt sữa (%) Năng suất sữa Đơn vị ĐC TN ĐC TN SEM NS trước TN kg/c/ng 16,5 16,4 1,356 NS tháng TN thứ 1 kg/c/ng 17,2 17,3 - 4,24 - 5,49 1,430 NS tháng TN thứ 2 kg/c/ng 15,8 15,6 8,11 9,83 1,169 NS trung bình kg/c/ng 16,5 16,45 1,95 2,17 1,099 Bảng 4 cho thấy, năng suất sữa của bò cả 2 lô ở tháng thí nghiệm thứ nhất đều tăng so với năng suất sữa của bò trước thí nghiệm: Lô ĐC đạt 17,2 kg/con/ngày; Lô TN đạt 17,3 kg/con/ngày. Như vậy với khẩu phần ăn cân đối các chất dinh dưỡng hơn so với khẩu phần ăn trước thí nghiệm, nên tiềm năng di truyền đã được phát huy tốt hơn và cho năng suất sữa cao hơn, mặc dù đây là tháng khai thác sữa thứ 4; 5 (khẩu phần trước thí nghiệm của bò có hàm lượng protein thấp khoảng 1500g/con/ngày và thiếu một số nguyên tố đa lương, vi lượng). Do đó, hệ số sụt sữa của hai lô bò đều có giá trị âm (Lô ĐC: - 4,24 %; Lô TN: - 5,49 %). Kết quả này tương tự của Vũ Chí Cương và cs (2006), bò được ăn khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng đã cho năng suất sữa tăng 23,71% so với năng suất trước thí nghiệm, hệ số sụt sữa có giá trị âm (- 25,97% ở tháng thứ I, cho cả ba tháng thí nghiệm là: - 2,81%). Năng suất sữa ở tháng thí nghiệm thứ 2 đã giảm đi so với tháng thứ 1, điều này hợp với qui luật của chu kỳ vắt sữa, vì đây là năng suất sữa của bò ở các tháng 5; 6. Sự sai khác giữa năng suất sữa của bò ở tháng thứ 2 của hai lô bò là không có có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Hệ số sụt sữa ở tháng thí nghiệm thứ 2 so với tháng thứ nhất của cả hai lô bò đều cã gi¸ trÞ dương (Lô ĐC: 8,11%; Lô TN: 9,83%). Năng suất sữa trung bình của bò trong hai tháng thí nghiệm lần lượt là: ở Lô ĐC đạt 16,5 kg/con/ngày, ở Lô TN đạt 16,45 kg/con/ngày. Năng suất sữa cña bß ë Lô TN có phần thấp hơn so với Lô ĐC, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Hệ số sụt sữa trung bình trong cả giai đoạn thí nghiệm của 2 lô bò đều cã gi¸ trÞ dương (Lô ĐC: 1,95%; Lô TN: 2,17%). Các kết quả trên đây cho thấy, trong khẩu phần ăn của gia súc thức ăn ủ chua chiếm một tỷ lệ nhất định đã có những ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hoá thức ăn của gia súc. Kết quả này trùng hợp với ý kiến của nhiều tác giả trong và ngoài nước (BACH, 1970; Schmidt và Wetterau, 1974; Veira và cs, 1994; McDonald và cs, 1995). Theo các tác giả trên: Khi gia súc ăn khẩu phần ăn có thức ăn ủ chua (khẩu phần ăn đã được cân đối theo các chất dinh dưỡng) thì thức ăn ủ chua có những tác động tích cực đến môi trường dạ cỏ. Những tác động này bao gồm: không ảnh hưởng xấu đến tốc độ và bản chất của quá trình lên men trong dạ cỏ, không tạo ra biến đổi lớn về giá trị pH dạ cỏ (quan niệm trước đây cho rằng thức ăn ủ chua có tác động axit hoá chất chứa dạ cỏ), đảm bảo (tạo điều kiện) cho quá trình trao đổi nitơ trong dạ cỏ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 6 đạt hiệu quả cao nhất, không ảnh hưởng xấu đến cân bằng toan kiềm, quá trình trao đổi lipite, carbohydrate cũng như trao đổi khoáng. Kết quả thí nghiệm này tương tự của Bùi Quang Tuấn (2000); Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001) sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần ¨n cña bò sữa, bò vẫn cho năng suất và chất lượng sữa không thua kém bò ăn khẩu phần cỏ xanh. Như vậy, qua đánh giá năng suất sữa một lần nữa khẳng định BNLM ủ chua là một nguồn thức ăn tiềm năng có giá trị cho chăn nuôi gia súc nhai lại, có thể thay thế 51% cỏ voi (tính theo chất khô) trong khẩu phần cho bò sữa, mà năng suất sữa vẫn đạt t­¬ng tù l« §C. Đánh giá chất lượng sữa của bò trong giai ®o¹n thí nghiệm Kết quả thành phần chất lượng sữa của bò thí nghiệm trình bày trong Bảng 5. Bảng 5.Thành phần chất lượng sữa của bò trong giai đoạn thí nghiệm Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN SEM Chất khô sữa % 12,11 12,24 0,15 Mỡ sữa % 3,82 3,83 0,033 Protein sữa % 3,18 3,21 0,08 Bảng 5 cho thấy, không có sự sai khác giữa các chỉ tiêu chất khô sữa, mỡ sữa và protein sữa của 2 lô bò thí nghiệm (P>0,05). Chỉ tiêu mỡ sữa của cả hai lô đều cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim Tuyên và Nguyễn Hữu Lương (2004) về tỷ lệ mỡ sữa của bò Holstein Friesian (HF) thuần là 3,03%. Thay đổi khối lượng bò trong thêi gian thí nghiệm Bảng 6. Thay đổi khối lượng bò trong thời gian thí nghiệm Lô Khối lượng Đơn vị ĐC TN SEM Khối lượng đầu TN Kg 465,7 467,2 11,7 Khối lượng cuối TN Kg 486,3 488,1 12,09 Tăng khối lượng 2 tháng Kg 20,6 20,9 0,696 Tăng khối lượng g/c/ng 343 348 3,543 Kết quả Bảng 6 là sự sai khác về khối lượng bò ở cuối Thí nghiệm của 2 lô, sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), khối lượng bò cuối TN ở lô ĐC là 486,6 kg và ở lô TN là 488,1 kg. Tăng khối lượng của bò ở các lô lần lượt là 343 g/con/ngày ở lô ĐC và 348 g/con/ngày ở lô TN, sự sai khác này là không đáng kể (P>0,05). Điều này cho thấy bò đã được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn thí nghiệm, bò phục hồi thể tạng tốt ở giai đoạn cho sữa tháng thứ 4, 5. Kết quả tăng khối lượng bò trong thí nghiệm này tương tự như kết quả của Vũ Chí Cương và cs (2006), Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2007) tăng khối lượng bò: 250 – 350 g/con/ngày. Như vậy, khẩu phần ăn có BNLM ñ chua 0,9% rØ mËt thay thế 51% chất khô cỏ xanh đã đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể bò sữa trong quá trình khai thác sữa. Chi phí và tiêu tốn thức ăn cho sản suất sữa của bò thí nghiệm Chi phí và tiêu tốn thức ăn cho sản suất sữa của bò thí nghiệm trình bày trong Bảng 7. NGUYỄN VĂN HẢI – Ảnh hưởng của khẩu phần thay thê cỏ voi ... 7 Bảng 7. Chi phí và tiêu tốn thức ăn cho sản suất sữa của bò thí nghiệm Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN SEM TTTĂ cho sản xuất 1kg sữa Kg CK 0,878 0,880 0,0038 Tiền TĂ cho sản xuất 1kg sữa Đồng 2400 2140 So sánh tiền TĂ % 100 89,2 Do lượng thức ăn ăn vào và năng suất sữa của bò thí nghiệm không có sự sai khác giữa Lô ĐC và L« TN, nên tiêu tốn TĂ cho sản suất sữa cũng không có sự khác biệt (P>0,05). Ở Lô ĐC tiêu tốn 0,878 kg chất khô/1kg sữa, ở Lô TN tiêu tốn 0,88 kg chất khô/kg sữa. Chi phí thức ăn cho sản xuất/1kg sữa giảm được 10,8% so với Lô ĐC. Đó là do, việc thay thế BNLM ủ chua rẻ tiền hơn so với cỏ voi trong khẩu phần đã làm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Vì BNLM là sản phẩm tận thu chỉ cần mất công thu gom, vận chuyển về ủ chua và sau đó chỉ việc lấy ra cho gia súc ăn (giảm ngày công lao động), còn cỏ voi phải trồng mất diện tích canh tác, công lao động, giống, tưới tiêu và phân bón, thu hoạch rồi hàng ngày vận chuyển về cho gia súc ăn. KÊT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Bò sữa ăn khẩu phần ăn có BNLM ủ chua 0,9 % rØ mËt (thay thế 51% cỏ voi, tính theo chất khô) cho năng suất và chất lượng sữa t­¬ng tù nh­ bò ở Lô §C ăn cỏ voi, đồng thời bò phục hồi thể tạng tốt trong quá trình khai thác sữa. Tiền chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa giảm 10,8% so với lô đối chứng. Đề nghị Cho áp dụng kết quả về việc thay thế BNLM ủ chua 0,9% rØ mËt trong khẩu phần ăn bò sữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO BACH – Всесюзная Академия Cелъскохозяйствнных Hаук имени В. И. Ленина (1970). Производство и исполъзование силоса. Издателъство “Колос”. Москва. Стр p.5 -21. Bùi Quang Tuấn, (2000). Nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein và thức ăn tinh trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu tiêu hoá dạ cỏ và năng suất sữa của đàn bò lai hướng sữa khu vực ven đô Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường ĐH Nông Nghiệp I, Hà Nội. Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001). Nghiên cứu khẩu phần ăn cho bò sữa trong vụ đông xuân trên cơ sở sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp. Bộ NN &PTNT. Báo cáo chăn nuôi thú y 1999 – 2000. TPHCM. Tr .59 – 65. Dairy Cattle Nutrition and Feeding, (2005). In Animal Nutrition Handbook: Dairy Cattle Nutrition and Feeding. Copyright 2005 by Lee I. Chiba. Section 15: P. 373 – 405. Đỗ Kim Tuyên và Nguyễn Hữu Lương (2004). Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bò sữa nhập nội Việt Nam (2001 – 2004). Goering.H.K. and Van Soest.P.J, (1970). Forage fiber analyses (Apparatus, procedures and some applications). USDA-ARS. Agricultural Handbook, US Government Printing Office, Washington, D. C. p.379. Kalscheur, K. F., Vandersall, J. H (1999). Effects of Dietary Crude Protein Concentration and Degradability on Milk Production Responses of Early, Mid, And Late Lactation Dairy cows. J Dairy. Sci 1999, 82: p. 545 – 554. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 8 Калашиков. А. П.; Н. И. Клейменов и др (1985). Нормы и рационы селъскохозяйствнных животных. Москва Агропромиздат 1985. Kearl, L.C. (1982). Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedstuff Institute, Utah Agricultural Experiment Station, Utah State University, Logan, USA. McDonald, P; Edwards. R. A; Greenhagh.J. F. D and Morgan. C. A. (1995). Animal nutrition. Fifth Edition, Longman, London, UK, p. 451 – 464. Mertens, D. R. (1994). Regulation of feed intake. Pp. 450 – 405 in Forage Quality, Evalution and Utilization J. G. C. Fahey, ed., Amer. Soc. Agronomy, Inc., Madison WI. Nguyễn Quốc Đạt vµ Nguyễn Thanh Bình (2007). Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn thô xanh trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng sữa. Báo cáo khoa học năm 2006. Viện Chăn Nuôi. Hà Nội 1 – 2/8/2008. Niên giám thống kê (2007). Tổng cục thống kê. NXB thống kê – Hà Nội, 2007. NRC (2001). Nutrient Requirements of Dairy Cattle: Seventh Revised Edition. National Academy Press Wash D.C. Schmidt, W and Wetterau, H (1974) . Vyroba Silaze. Praha. Tiêu chuẩn việt nam: TCVN 4325 -86, TCVN 4326-86, TCVN 4328- 86, TCVN 4331-86, TCVN 4329-86, TCVN 4327-86, TCVN 1526 -86 vµ TCVN 1525 -01. Veira, D. M., Butter. G., Pruolx, J. M and Post, I. M, (1994). Utilization of grass silage by cattle. J. Anim. Sci. p.76 -143. Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt nam. NXB nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Phạm Hùng Cường (2006). Thử nghiệm khẩu phần ăn mới cho đàn bò HF nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu – Sơn La. Báo cáo khoa học năm 2005. Phần Dinh dưỡng và thức ăn. Viện Chăn nuôi. Hà Nội 8/2006. *Người phản biện: TS. Đỗ Viét Minh ; TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học - ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THAY THẾ CỎ VOI BẰNG BÚP NGỌN LÁ MÍA Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA CỦA BÒ SỮA.pdf
Tài liệu liên quan