Báo cáo Khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần protein thấp được bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown thương phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi

Tài liệu Báo cáo Khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần protein thấp được bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown thương phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi: Bỏo cỏo khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần protein thấp được bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown thương phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 3: 39-44 Đại học Nông nghiệp I ảnh h−ởng của khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown th−ơng phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi Effects of low-protein diets supplemented with D, L-methionine and L-lysine on performance of commercial ISA Brown laying hens during the period from 23rd to 40th week of age Đặng Thái Hải1 SUMMARY An experiment was undertaken to determine effects of low-protein diets with supplementation of D, L-methionine and L- lysine on performance of ISA Brown laying hens during the period from 23rd to 40th week of age. Three diets containing 17% (control), 16%, and 15% CP were fed. The lower protein diets were supplemented with D, L-methionine and L- l...

pdf8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần protein thấp được bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown thương phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo khoa học Ảnh hưởng của khẩu phần protein thấp được bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown thương phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 3: 39-44 Đại học Nông nghiệp I ảnh h−ởng của khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown th−ơng phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi Effects of low-protein diets supplemented with D, L-methionine and L-lysine on performance of commercial ISA Brown laying hens during the period from 23rd to 40th week of age Đặng Thái Hải1 SUMMARY An experiment was undertaken to determine effects of low-protein diets with supplementation of D, L-methionine and L- lysine on performance of ISA Brown laying hens during the period from 23rd to 40th week of age. Three diets containing 17% (control), 16%, and 15% CP were fed. The lower protein diets were supplemented with D, L-methionine and L- lysine according to the standard of the Commission of Farm Animal Nutrition, Czech Academy of Sciences. Results showed that compared to the control the low-protein diets supplemented with D, L-methionine and L-lysine had the same effects on the laying rate, egg production, egg weight, and egg quality of the hens (P>0.05). There were no differences in feed consumption per 10 eggs among the three groups (P>0.05), but the low-protein diets reduced the cost of feed/10 eggs by 3.9% and 5.1%, respectively, in comparison with the control (P<0.05). Key words: Low-protein diets, laying hens, methionine, lysine, egg production. 1. ĐặT VấN Đề Thức ăn chiếm tới 70-75% tổng chi phí trong chăn nuôi gia cầm. Giá thành các loại nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là các loại cung cấp protein, tăng cao trong những năm gần đây đã thúc đẩy các nhà sản xuất tìm cách giảm chi phí thức ăn. Giảm tỷ lệ protein khẩu phần, đồng thời bổ sung axít amin giới hạn là một trong những biện pháp nhằm mục đích trên. Bùi Đức Lũng và cộng sự (1995) cũng cho biết: để giảm l−ợng protein động vật (quí hiếm) và giảm hàm l−ợng protein thô trong khẩu phần thức ăn, có thể bổ sung hai loại axít amin đầu bảng là D,L-metionin và L-lyzin để cân bằng sự thiếu hụt hai axit amin này. Theo AWT (1998), có nhiều −u điểm khi bổ sung axít amin tổng hợp, song đáng quan tâm nhất là những thuận lợi sau đây: 1) Có thể thoả mãn nhu cầu các axít amin không thay thế một cách hiệu quả nhất và 2) có thể giảm mức protein khẩu phần, làm hạn chế các hợp chất chứa nitơ trong chất thải gia cầm. Tại Cộng hoà Slovakia, Kociova và cộng sự (1992) đã bổ sung Met và Lys vào khẩu phần protein thấp (15,1% CP) cho gà đẻ trứng th−ơng phẩm Hisex Brown. Các tác giả đã thông báo rằng loại khẩu phần này đã hạ đ−ợc giá thành thức ăn hỗn hợp, không ảnh h−ởng đến tỷ lệ đẻ, năng suất trứng cũng nh− hiệu quả chuyển hoá thức ăn. ở Việt Nam, tại Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Lã Văn Kính và cộng sự (1997) thông báo rằng các đàn gà Hy-line đẻ trứng th−ơng phẩm nhận khẩu phần 18% CP và 16% CP đ−ợc bổ sung metionin có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng t−ơng đ−ơng nhau. 1 Khoa Chăn nuôi - Thuỷ sản, Đại học Nông nghiệp - Hà Nội. Đặng Thái Hải Vì vậy nghiên cứu này đ−ợc tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh h−ởng của khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung một số axit amin không thay thế nh− Met và Lys đến sức sản xuất của đàn gà đẻ trứng th−ơng phẩm, góp phần làm giảm giá thành thức ăn hỗn hợp và giảm chi phí thức ăn. 2. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU Thí nghiệm đ−ợc tiến hành trên đàn gà đẻ trứng th−ơng phẩm Isa Brown giai đoạn 23-40 tuần tuổi, tại trại Quang Trung, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I; thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2006. Thức ăn nguyên liệu đ−ợc phân tích để xác định hàm l−ợng vật chất khô và protein thô, những số liệu này đ−ợc dùng để tính hàm l−ợng các axít amin không thay thế theo Degussa (1996). Khẩu phần ăn đ−ợc xây dựng nhờ phần mềm Optimix. Các khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung D,L-metionin (Met) và L- lyzin (Lys) cho đủ nhu cầu theo tiêu chuẩn CAZV (1993). Thí nghiệm đ−ợc tiến hành theo ph−ơng pháp phân lô so sánh; 450 gà Isa Brown bắt đầu có tỷ lệ đẻ cao đ−ợc chia thành 9 ô (mỗi ô 50 con), cứ 3 ô là 1 lô (3 lô). Mỗi lô nhận 1 loại thức ăn hỗn hợp t−ơng ứng chứa 17; 16 và 15% CP. Bảng 1. Cấu trúc khẩu phần thí nghiệm Nguyên liệu TĂ (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Ngô 63,47 64,50 63,62 Cám gạo - 1,23 6,66 Khô đậu t−ơng 43% CP 25,45 23,67 19,17 Bột cá 60% CP 0,86 - - D,L- Metionin 0,11 0,14 0,16 Lyzin.HCl - - 0,10 Muối ăn 0,28 0,35 0,37 DCP 1,93 2,22 1,73 Bột đá nghiền 7,65 7,64 7,94 Premix 0,25 0,25 0,25 Giá thành TĂHH (đ/kg) 3 484,5 3 393,8 3 334,3 Gà thí nghiệm đ−ợc nuôi trên nền có lớp độn chuồng bằng trấu. Thức ăn và n−ớc uống đ−ợc cung cấp tự do. Mật độ nuôi, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng theo quy trình nuôi d−ỡng gà đẻ. Cấu trúc và giá trị dinh d−ỡng của các khẩu phần thí nghiệm đ−ợc trình bày ở bảng 1 và 2. Bảng 2. Thành phần dinh d−ỡng của khẩu phần thí nghiệm (g/kg) Thành phần dinh d−ỡng Lô 1 Lô 2 Lô 3 ME (MJ/kg) 11,5 11,5 11,5 Protein thô 170 160 150 Xơ thô 32,13 32,24 34,12 Arg 10,75 10,05 9,27 Lys 8,76 8,0 8,0 Met 3,95 4,05 4,15 Thr 6,5 6,07 5,6 Trp 1,87 1,74 1,59 Met + Cys 6,8 6,8 6,8 P tiêu hoá 4,55 5,0 5,0 Ca 35 35 35 Na 1,5 1,5 1,5 Các chỉ tiêu theo dõi nh− tỷ lệ nuôi sống; tỷ lệ đẻ và năng suất trứng; sự thu nhận và hiệu quả chuyển hóa thức ăn; giá thành thức ăn hỗn hợp, chi phí thức ăn và một số chỉ tiêu về chất l−ợng trứng đ−ợc xác định theo các ph−ơng pháp th−ờng qui. Giá thành thức ăn hỗn hợp và chi phí thức ăn đ−ợc xác định nhờ giá các loại thức ăn nguyên liệu và hiệu quả chuyển hoá thức ăn. Hàm l−ợng VCK trong các loại thức ăn nguyên liệu đ−ợc xác định theo TCVN-4326- 86. Hàm l−ợng protein thô d−ợc xác định theo TCVN-4327-86. Số liệu thu đ−ợc trong thí nghiệm đ−ợc xử lý bằng ph−ơng pháp thống kê sinh học nhờ phần mềm Excel và Minitab. 3. KếT QUả Và THảO LUậN 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Tỷ lệ nuôi sống trong cả giai đoạn thí nghiệm (23 - 40 tuần tuổi) của lô 1, lô 2 và lô 3 t−ơng ứng 94; 96 và 94%. Lô 2 nhận khẩu phần 16% CP có tỷ lệ sống cao nhất, cao hơn 2% so với lô 1 và lô 3 (Bảng 3). Tuy nhiên, sự sai khác giữa các lô là không có ý nghĩa, việc giảm protein khẩu phần và bổ sung đầy đủ Đặng Thái Hải Met và Lys không ảnh h−ởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà (P > 0,05). Bảng 3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về sức sản xuất của các lô thí nghiệm Chỉ tiêu Lô 1 17% CP Lô 2 16% CP Lô 3 15% CP Tỷ lệ nuôi sống (%) 94,00 ± 1,15 96,00 ± 1,99 94,00 ± 1,15 Tỷ lệ đẻ (%) 89,87 ± 0,24 90,60 ± 0,29 90,16 ± 0,32 Năng suất trứng (quả/mái) 113,23 114,16 113,60 Khối l−ợng trứng (g/quả) 59,90 ± 0,26 57,70 ± 0,22 59,50 ± 0,15 TĂ thu nhận (g/con/ngày) 122,50 ± 0,19 121,90 ± 0,02 121,80 ± 0,28 TTTĂ/10 trứng (g) 1363,80 ±3,94 1346,10± 1,61 1352,10 ± 8,33 Tiêu tốn protein/10 trứng (g) 231,8a ±0,87 215,40b ±0,33 202,50c ±1,62 Chi phí TĂ/10 trứng (đ) 4752,2a ±13,3 (100%) 4568,2 b ± 5,2 (96,1%) 4508,3 b ± 26,9 (94,9%) a; b; c (P<0,05): trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình có một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa. 3.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất và khối l−ợng trứng Tỷ lệ đẻ Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ đẻ ở 3 lô thí nghiệm t−ơng đối ổn định giữa các tuần. Bảng 3 cho thấy tỷ lệ đẻ trung bình đạt 89,87%; 90,60% và 90,16% t−ơng ứng ở các lô nhận khẩu phần 17% CP, 16% CP và 15% CP. Không có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ đẻ trung bình giữa các lô (P>0,05). Việc bổ sung đủ Met và Lys vào các khẩu phần protein thấp đã duy trì đ−ợc năng suất của đàn gà. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công bố của Lã Văn Kính và cộng sự (1997) khi nuôi gà đẻ Hubbard bằng những khẩu phần 17%; 16%; 15% CP đ−ợc bổ sung đầy đủ các axit amin không thay thế trong giai đoạn cao của kỳ sinh sản (từ tuần tuổi 31 đến tuần 42). Kociova và cộng (1992) cũng thông báo rằng gà đẻ Hisex Brown nhận khẩu phần 16,7% (đối chứng) và 15,1% CP + 0,03% Met (thí nghiệm) cho tỷ lệ đẻ trung bình gần nh− nhau (82,7 và 83,1%). Năng suất trứng Trong giai đoạn 23- 40 tuần tuổi, năng suất trứng cộng dồn ở lô 1, lô 2 và lô 3 lần l−ợt là 113,23; 114,16 và 113,60 quả/gà mái. Nh− vậy, gà ở 2 lô nhận khẩu phần thấp đều đạt năng suất trứng cao hơn lô đối chứng. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với công bố của của Lã Văn Kính và cộng sự (1997) trên gà đẻ trứng th−ơng phẩm Hyline giai đoạn từ 24-40 tuần tuổi. Các tác giả cho biết năng suất trứng của gà nhận khẩu phần 16% CP, 17% CP đ−ợc bổ sung đầy đủ các axít amin không thay thế không sai khác với nhóm nhận khẩu phần 18% CP. Khối l−ợng trứng Khi so sánh khối l−ợng trứng giữa các lô thí nghiệm đã cho thấy ở các tuần tuổi khối l−ợng trứng của 3 lô thí nghiệm t−ơng đối đồng đều nhau. Khối l−ợng trứng trung bình ở lô 1, lô 2, lô 3 lần l−ợt là: 59,9; 59,7 và 59,5 g/quả. Không có sự sai khác có ý nghĩa giữa 3 lô (P>0,05). Điều này có nghĩa là khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung Met và Lys đã không ảnh h−ởng tới khối l−ợng trứng. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Kocí (1991). Tác giả cho biết: gà nhận khẩu phần 14,6% CP, 13,8% CP đ−ợc bổ sung đầy đủ các axit amin không thay thế trong giai đoạn đẻ 22-75 tuần tuổi đạt khối l−ợng trứng Đặng Thái Hải t−ơng đ−ơng so với khẩu phần đối chứng (17,2% CP). 3.3. Sự thu nhận và hiệu quả chuyển hoá thức ăn Thức ăn vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu để duy trì sự sống, vừa là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình sinh tr−ởng phát triển tạo ra sản phẩm. Do đó, việc xác định l−ợng thức ăn thu nhận là rất cần thiết đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Nó không chỉ cho ng−ời chăn nuôi biết đ−ợc tình trạng sức khỏe của đàn gà mà còn giúp họ tính toán đ−ợc chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. Hơn nữa, l−ợng thức ăn thu nhận còn phản ánh chất l−ợng của thức ăn cũng nh− trình độ nuôi d−ỡng chăm sóc đàn gà của ng−ời chăn nuôi. Thu nhận thức ăn L−ợng thức ăn thu nhận của gà ở tất cả các lô đều tăng dần theo các tuần đẻ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật, vì ở giai đoạn này khối l−ợng cơ thể gà còn tăng. Hơn nữa, khi tỷ lệ đẻ tăng thì nhu cầu về các chất dinh d−ỡng cũng tăng. Do đó gà sẽ thu nhận thức ăn nhiều hơn để đáp ứng cho cả nhu cầu sinh tr−ởng, duy trì và sản xuất. ở lô 1 l−ợng thức ăn thu nhận tăng từ tuần 23-40 là 118,2- 123,9g/con/ngày. T−ơng tự ở lô 2 và lô 3 lần l−ợt là 117,9-123,8 và 117,8-124,1g/con/ngày. Bảng 3 cho thấy l−ợng thức ăn thu nhận trung bình trong cả giai đoạn thí nghiệm ở lô 1, lô 2 và lô 3 lần l−ợt là 122,5; 121,9 và 121,8g/con/ngày. Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm không rõ rệt (P>0,05). Hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở những tuần đầu theo dõi có tỷ lệ đẻ thấp nên tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng cao. Các tuần tiếp theo tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giảm và đạt thấp nhất khi tỷ lệ đẻ cao nhất. Sau khi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng có xu h−ớng tăng dần. Điều này hoàn toàn phù hợp vì tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ và năng suất trứng. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng trung bình là 1366,8; 1346,1 và 1352,1g t−ơng ứng với lô 1, lô 2 và lô 3 (Bảng 3). Không có sự sai khác giữa các lô về tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (P>0,05). Điều đó có nghĩa các khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung Met và Lys đã không ảnh h−ởng rõ rệt đến hiệu quả chuyển hoá thức ăn của các đàn gà. Trong thực tiễn sản xuất, những khẩu phần cho gà đ−ợc phối hợp chủ yếu bằng ngô và đỗ t−ơng th−ờng mất cân đối axit amin do thiếu tr−ớc hết là Met và sau đó là Lys. Grigorev (1981) còn cho biết khi cung cấp protein cho gà thì điều quan trọng nhất là phải cân đối đ−ợc các axit amin không thay thế. Nh− vậy, có thể thấy các khẩu phần 16 và 15% CP đ−ợc bổ sung Met và Lys đã có sự cân đối về axit amin và đ−ợc các dàn gà lợi dụng thức ăn tốt. Tiêu tốn protein/10 quả trứng Dựa vào hàm l−ợng protein trong khẩu phần và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của các lô gà thí nghiệm, chúng tôi đã tính toán tiêu tốn protein cho 10 trứng. Kết quả cho thấy có sự sai khác về tiêu tốn protein/10 trứng giữa các lô ở tất cả các tuần đẻ đ−ợc theo dõi (P<0,05). Các khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung metionin và lyzin đều đạt tiêu tốn protein cho 10 quả trứng thấp hơn so với đối chứng. ở lô 1, chỉ tiêu này dao động trong khoảng từ 228,5-240,9g, t−ơng tự ở lô 2, lô 3 lần l−ợt là 210,8-223,6g; 197- 211,4g. Bảng 3 cho thấy qua 18 tuần theo dõi (23- 40 tuần tuổi), trung bình tiêu tốn protein cho 10 quả trứng là 231,8; 215,4 và 202,5g t−ơng ứng với các lô nhận khẩu phần 17% CP, 16% CP và 15% CP. Tiêu tốn protein/10 quả trứng ở lô 2, lô 3 đã giảm đ−ợc 14,6; 23,9g so với lô 1. Sự sai khác giữa các lô là rõ rệt (P<0,05). Việc giảm mức protein khẩu phần làm giảm tiêu tốn protein/10 quả trứng. Điều này ảnh h−ởng tích cực đến giá thành sản phẩm vì ảnh h−ởng của khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung D,L-metionin và L-Lyzin.HCl... tiêu tốn protein/10 quả trứng tỷ lệ thuận với giá thành sản phẩm. 3.4. Giá thành thức ăn hỗn hợp và chi phí thức ăn cho 10 trứng Việc giảm tỷ lệ protein khẩu phần và bổ sung Met và Lys đã làm giảm giá thành thức ăn hỗn hợp (Bảng 1). Giá các loại thức ăn hỗn hợp là 3484,5; 3393,8 và 3334,3 đồng/kg t−ơng ứng với khẩu phần 17; 16 và 15% CP. Nh− vậy, giá thành thức ăn hỗn hợp hạ đ−ợc 2,6%; 4,3% t−ơng ứng với khẩu phần chứa 16; 15% CP so với lô đối chứng. Nguyên nhân là do khi giảm tỷ lệ protein khẩu phần và bổ sung Met và Lys đã làm giảm đ−ợc tỷ lệ các loại thức ăn giàu protein nh− bột cá, đậu t−ơng đắt tiền. Mặt khác, tỷ lệ các axit amin bổ sung vào khẩu phần lại rất ít. Chính vì vậy, việc giảm hàm l−ợng protein trong khẩu phần luôn tỷ thuận với việc giảm giá thành thức ăn. Trong chăn nuôi công nghiệp, những con số này có ý nghĩa không nhỏ. Chi phí thức ăn/10 quả trứng trung bình là 4,752; 4,568 và 4,508 nghìn đồng t−ơng ứng với khẩu phần 17; 16 và 15% CP (Bảng 3). Nh− vậy, chi phí thức ăn/10 quả trứng trung bình của lô gà nhận khẩu phần 16 và 15% CP t−ơng ứng giảm đ−ợc 3,9 và 5,1% so với lô đối chứng. Không có sự sai khác có ý nghĩa về chi phí thức ăn/10 quả trứng giữa lô 2 và lô 3 (P>0,05). Tuy nhiên sự sai khác giữa lô 1 với lô 2 và lô 1 với lô 3 là rõ rệt (P<0,05). Bảng 4. Một số chỉ tiêu về chất l−ợng trứng Chỉ tiêu Đơn vị Lô 1 17% CP Lô 2 16% CP Lô 3 15% CP Khối l−ợng trứng g 60,30 ± 0,28 60,11 ± 0,21 60,09 ± 0,36 Chỉ số hình dạng - 1,32 ± 0,01 1,32 ±0,01 1,32± 0,02 Chỉ số lòng trắng - 0,09 ± 0,001 0,09 ± 0,001 0,09 ± 0,001 Tỷ lệ lòng trắng % 60,10 ± 0,32 60,49 ± 0,35 60,54 ± 0,29 Chỉ số lòng đỏ - 0,44 ± 0,005 0,45 ± 0,004 0,45 ± 0,005 Tỷ lệ lòng đỏ % 28,44 ± 0,33 28,96 ± 0,27 28,92 ± 0,25 Tỷ lệ vỏ % 10,56 ± 0,10 10,53 ± 0,11 10,55 ± 0,09 Độ dày vỏ mm 0,33 ± 0,005 0,33 ± 0,006 0,34 ± 0,005 Đơn vị Haugh 81,52 ± 0,96 81,75 ± 0,71 82,03 ± 0,83 3.5. Một số chỉ tiêu vầ chất l−ợng trứng Chất l−ợng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh−: giống, dòng, dinh d−ỡng thức ăn, chăm sóc, bệnh tật... ở tuần thứ 30, các khẩu phần protein thấp đ−ợc bổ sung Met và Lys đã không ảnh h−ởng đến các chỉ tiêu chất l−ợng trứng gà Isa Brown (P>0,05) (Bảng 4). Kết quả này phù hợp với công bố của Kociova và cộng sự (1992). Các tác giả trên cho biết gà nhận khẩu phần 16,7% CP (đối chứng) và 15,1% CP đ−ợc bổ sung 0,03% Met cho chất l−ợng trứng t−ơng đ−ơng nhau: Tỷ lệ vỏ đều là 10,4%; đơn vị Haugh đạt 81,2 và 82,3 t−ơng ứng với khẩu phần 16,7% CP và 15,1% CP đ−ợc bổ sung 0,03% Met. 4. KếT LUậN Các khẩu phần 16%; 15% CP đ−ợc bổ sung Met và Lys không ảnh h−ởng tới tỷ lệ nuôi sống; tỷ lệ đẻ, năng suất và khối l−ợng trứng; hiệu quả chuyển hoá thức ăn; các chỉ tiêu về chất l−ợng trứng của gà Isa Brown đẻ trứng th−ơng phẩm (P>0,05). Tuy nhiên, tiêu tốn protein cho 10 quả trứng thấp hơn rõ rệt so với đối chứng (P<0,05). Việc giảm protein khẩu phần và bổ sung Met và Lys đã làm giảm giá thành thức ăn hỗn hợp 2,6% và 4,3%; giảm 3,9% và 5,1% chi phí Đặng Thái Hải thức ăn cho 10 trứng t−ơng ứng khẩu phần 16% CP và 15% CP so với đối chứng (P<0,05). TàI LIệU THAM KHảO AWT (1988). Amino acids in Animal Nutrition, Boonstrabe 5, D - 5300 Bonn 2, 41. CAZV, Komise Vyzivy Hospodarskych Zvirat (1993). Potreba zivin a tabulky výzivnne hodnoty krmiv pro drubez, Brno, Str. 14. Degussa (1996). The amino acid composition of feedstuffs, Degussa Feed Additives. Grigorev N. G. (1981). Dinh d−ỡng axit amin của gia cầm (Phí Văn Ba dịch), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Lã Văn Kính, Trần Văn Liễu, Tạ Văn Tính (1997). Nghiên cứu khẩu phần protein thấp đ−ợc cân bằng amino acid cho gà thịt và gà đẻ trứng th−ơng phẩm, Báo cáo khoa học CNTY, 1996 - 1997, Phần chăn nuôi gia cầm, Trang 254 - 265. Kocí S. (1991). Nízkobílkovinová výziva hydiny s doplnkami aminokyselin - zootechnické, ekonomické a ekologické aspekty. Hydina, XXXIII, c. 2, Str. 117 - 128. Kociova Z.; Koci S.; Horovsky S. (1992). Nizkobielkovinová výziva stredne tezkých nosníc v prvom a druhom cycle znásky, Krmívárství a sluzby 1-2/1992. Odborovy Mesicnik - Pecky a Ivanka Pri Dunaji. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính (1995). Thức ăn và dinh d−ỡng gia súc, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Văn Quang, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Viễn (1997). Nghiên cứu bổ sung D,L - metiomin vào khẩu phần có tỷ lệ protein thấp nuôi gà thịt và gà đẻ”, Báo cáo khoa học CNTY 1996 - 1997, Phần chăn nuôi gia cầm, trang 266-280. Tiêu chuẩn Việt Nam.TCVN - 4326 - 86 (1986), NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN - 4327 - 86 (1986), NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Xu h−ớng biến động dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác, sản l−ợng lúa...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học- Ảnh hưởng của khẩu phần protein thấp được bổ sung d,l-metionin và l-lyzin.hcl đến sức sản xuất của đàn gà đẻ isa brown thương phẩm giai đoạn từ 23 đến 40 tuần tuổi.pdf
Tài liệu liên quan