Báo cáo khoa học Ảnh hưởng của a-naphtyl axetic axit (ỏ-naa) vỡ chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh trưởng vỡ năng suất lạc (arachis hypogaea l.) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế

Tài liệu Báo cáo khoa học Ảnh hưởng của a-naphtyl axetic axit (ỏ-naa) vỡ chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh trưởng vỡ năng suất lạc (arachis hypogaea l.) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế: Bỏo cỏo khoa học ảnh hưởng của a-naphtyl axetic axit (ỏ-naa) vỡ chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh trưởng vỡ năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) trờn đất cỏt ở Thừa Thiờn Huế Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4:13-16 Đại học Nông nghiệp I ảnh h−ởng của α-naphtyl axetic axit (α-naa) và chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh tr−ởng và năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế Effects of α-naphtyl acetic acid (α-NAA) and chlorcholin chloride (CCC) on growth and yield of peanut (Arachis hypogaea L.) on sandy soil in Thua Thien Hue province Nguyễn Đình Thi*, Hoàng Minh Tấn**, Hoàng Kim Toản* SUMMARY An experiment was carried out to investigate the effect of α-NAA and CCC on vegetative growth and nut yield of peanut grown on infertile sandy soil in Thua Thien Hue Province. It was shown that application of α-NAA and CCC exerted positively significant effect on growth and yield under sandy soil conditions, the yield increased by up to ...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo khoa học Ảnh hưởng của a-naphtyl axetic axit (ỏ-naa) vỡ chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh trưởng vỡ năng suất lạc (arachis hypogaea l.) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo khoa học ảnh hưởng của a-naphtyl axetic axit (ỏ-naa) vỡ chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh trưởng vỡ năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) trờn đất cỏt ở Thừa Thiờn Huế Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4:13-16 Đại học Nông nghiệp I ảnh h−ởng của α-naphtyl axetic axit (α-naa) và chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh tr−ởng và năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế Effects of α-naphtyl acetic acid (α-NAA) and chlorcholin chloride (CCC) on growth and yield of peanut (Arachis hypogaea L.) on sandy soil in Thua Thien Hue province Nguyễn Đình Thi*, Hoàng Minh Tấn**, Hoàng Kim Toản* SUMMARY An experiment was carried out to investigate the effect of α-NAA and CCC on vegetative growth and nut yield of peanut grown on infertile sandy soil in Thua Thien Hue Province. It was shown that application of α-NAA and CCC exerted positively significant effect on growth and yield under sandy soil conditions, the yield increased by up to 25.8% when compared with the control. Soaking seeds with 20ppm α-NAA before sowing and foliar application with 20ppm α- NAA and 0.5% CCC after flowering stage appeared to be a suitable combination for peanut grown on sandy soil in the region. Key words: Peanut, α-NAA and CCC, yield. 1. ĐặT VấN Đề Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều diện tích đất cát nghèo dinh d−ỡng, đồng thời khí hậu ở đây t−ơng đối khắc nghiệt. Nghiên cứu phát triển sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế không chỉ góp phần cải thiện chất l−ợng dinh d−ỡng trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao thu nhập cho ng−ời dân mà còn có ý nghĩa cải tạo đất. Tuy vậy, năng suất lạc trên đất cát hiện nay vẫn còn thấp, chỉ đạt 17,6 tạ/ha (Nguyễn Thị Chinh, 2006). Để tăng năng suất lạc và các cây trồng khác, một h−ớng nghiên cứu có hiệu quả cao là sử dụng hợp lý chất điều hòa sinh tr−ởng. Trần Thế Hanh (2004) nghiên cứu ảnh h−ởng của α- NAA và PIX đến giống lạc L14 trên đất bạc màu Bắc Giang cho thấy: α-NAA và PIX có ảnh h−ởng tốt đến sinh tr−ởng và tăng năng suất 11,2% - 13%. Theo Lê Văn Tri (1998), sử dụng chế phẩm FIVILAC trong đó có chứa α-NAA cho lạc đã tăng năng suất từ 10 - 20%. Kết quả nghiên cứu của Mohamed Moniruzzaman (2000) tại Trung tâm Nghiên cứu vùng châu á (ARC) - Thái Lan cho thấy: Sử dụng CCC nồng độ 0,2% phun vào thời điểm 45 ngày sau gieo đã tăng năng suất hạt đậu t−ơng rau lên tới 15%. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh h−ởng của chất điều hòa sinh tr−ởng cho lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế còn rất ít. Năm 2006, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Đỗ Quý Hải (2007) đã nghiên cứu và xác định đ−ợc: phun CCC nồng độ 0,5% vào giai đoạn quả phình to đã tăng năng suất lạc lên 14,93%; xử lý hạt tr−ớc khi gieo hoặc phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa dung dịch α-NAA 20ppm có thể tăng năng suất 10,56 - 11,71%. Thí nghiệm này tiếp tục đ−ợc tiến hành nhằm nghiên cứu cách sử dụng phối hợp 2 chất điều hoà sinh tr−ởng trên một cách hợp lý, góp phần hoàn thiện quy trình trồng lạc năng suất cao ở Thừa Thiên Huế và những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu t−ơng tự. 2. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU Nghiên cứu đ−ợc tiến hành trên giống lạc L14 trồng trong vụ Xuân 2007, tại Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, Khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông Lâm Huế. Giống lạc * Đại học Nông Lâm - Huế, ** Đại học Nông nghiệp I. 13 Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Hoàng Kim Toản L14 là giống đ−ợc trồng phổ biến và có triển vọng ở miền Trung (Nguyễn Thị Chinh, 2006). Các chất điều hoà sinh tr−ởng α-NAA và CCC đ−ợc xử lý riêng rẽ và phối hợp trên lạc. Các hoá chất α-NAA và CCC này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, chứa 75% hoạt chất Thí nghiệm gồm 8 công thức, lặp lại 3 lần, đ−ợc bố trí theo ph−ơng pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Diện tích ô thí nghiệm là: 1,5 ì 5 = 7,5 m2. Các công thức nh− sau: CT 1 (ĐC): Xử lý bằng n−ớc lã CT 2: Xử lý hạt bằng α-NAA 20 ppm CT 3: Phun α-NAA 20 ppm vào thời kỳ kết thúc ra hoa CT 4: Xử lý hạt và phun α-NAA 20 ppm vào thời kỳ kết thúc ra hoa CT 5: Phun CCC 0,5% vào thời kỳ vào quả CT 6: Xử lý hạt bằng α-NAA 20 ppm và phun CCC 0,5% ở thời kỳ vào quả CT 7: Phun α-NAA 20 ppm ở thời kỳ kết thúc ra hoa và CCC 0,5% ở thời kỳ vào quả CT 8: Xử lý hạt bằng α-NAA kết hợp phun α-NAA luc kết thúc ra hoa và CCC ở thời kỳ vào quả. Qui trình gieo trồng và chăm sóc đ−ợc thực hiện theo đúng qui trình trồng lạc trên vùng đất cát Thừa Thiên Huế. Mỗi công thức thí nghiệm lấy mẫu 10 cây để theo dõi các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: chiều cao thân chính (cm/cây); số cành (cành/cây) và chiều dài cành (cm/cành); số l−ợng (quả/cây) và khối l−ợng (g/cây) quả trên cây; khối l−ợng 100 quả (g) và khối l−ợng 100 hạt (g); năng suất sinh vật (tấn/ha); năng suất kinh tế (tấn/ha); hệ số kinh tế. Các chỉ tiêu đ−ợc xác định theo ph−ơng pháp hiện hành đối với cây lạc (tài liệu tham khảo?) Số liệu đ−ợc xử lý thống kê sinh học theo ch−ơng trình MSTATC. 3. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN 3.1. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến sự sinh tr−ởng thân cành lạc Thân cành lạc là những chỉ tiêu sinh tr−ởng quan trọng tạo nên bộ khung tán cây, có ảnh h−ởng lớn đến tích luỹ sinh khối và cho năng suất kinh tế. Bảng 1. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến số cành trên cây (cành/cây) Công thức Số cành cấp 1 Số cành cấp 2 Tổng số cành 1 (ĐC) 4,57 c 2,57 c 7,14 c 2 4,73 ab 2,90 b 7,63 b 3 4,63 ab 2,87 b 7,50 b 4 4,77 a 3,20 a 7,97 a 5 4,57 c 2,57 c 7,14 c 6 4,67 ab 2,90 ab 7,57 b 7 4,63 ab 2,93 ab 7,56 b 8 4,67 ab 3,17 ab 7,74 ab LSD 0,05 0,148 0,274 0,285 Ghi chú: Các ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì không sai khác ở mức P<0,05 Khi phun CCC vào thời kỳ kết thúc ra hoa đã không làm thay đổi số l−ợng cành cấp một và cành cấp hai của cây lạc ở mức sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên xử lý α-NAA riêng rẽ hoặc phối hợp với CCC lại có tác dụng tăng các chỉ tiêu trên so với đối chứng. Công thức xử lý α- NAA vào 2 thời điểm: ngâm hạt tr−ớc khi gieo và phun lên lá giai đoạn kết thúc ra hoa có số l−ợng cành trên cây lớn nhất (Bảng 1). Bảng 2. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến chiều cao cây và chiều dài cành Công thức Cao thân chính (cm/cây) Dài cành cấp 1 (cm/cành) Dài cành cấp 2 (cm/cành) 1 (ĐC) 31,57 a 34,88 a 22,93 c 2 31,81 a 35,25 a 24,32 a-c 3 31,67 a 35,08 a 24,90 a-c 4 32,20 a 35,56 a 26,52 a 5 31,23 a 31,71 b 23,59 bc 6 31,27 a 35,23 a 24,03 a-c 7 31,29 a 35,07 a 24,25 a-c 8 32,08 a 35,46 a 26,08 ab LSD0,05 1,100 1,721 2,416 Ghi chú: Các ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì không sai khác ở mức P<0,05. 14 ảnh h−ởng của α-Naphtyl axetic axit (α-naa) và Chlor Cholin Chlorit (ccc)... Tuy nhiên, kết quả ở bảng 2 cho thấy: xử lý α-NAA và CCC không ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng chiều cao cây về mặt thống kê. T−ơng tự nh− vậy, chỉ có công thức phun riêng rẽ CCC vào thời kỳ sau ra hoa có chiều dài cành cấp một thấp hơn đối chứng, các công thức khác đều không sai khác có ý nghĩa. Chiều dài cành cấp hai ở công thức xử lý α-NAA 2 đợt hoặc phối hợp giữa α-NAA và CCC cao hơn đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa. Nếu nh− ở thời kỳ tr−ớc ra hoa, cây lạc sinh tr−ởng thân cành mạnh để tích luỹ vật chất khô thì ở thời kỳ sau ra hoa, cây đồng thời diễn ra hai quá trình: sinh tr−ởng sinh d−ỡng tạo thân lá và sinh tr−ởng sinh thực tạo quả và hạt. Về mặt lý luận, thúc đẩy hợp lý ở thời kỳ tr−ớc ra hoa và hạn chế đúng ở thời kỳ sau ra hoa đối với sự sinh tr−ởng thân cành sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy qúa trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về tích luỹ ở quả và hạt để tăng năng suất kinh tế. 3.2. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến hình thành quả lạc Bảng 3. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến số l−ợng và khối l−ợng quả trên cây Công thức Tổng số quả trên cây (quả/cây) Số quả chắc trên cây (quả/cây) Khối l−ợng quả chắc (g/cây) Khối l−ợng 100 quả Khối l−ợng 100 hạt 1 (ĐC) 38,03 c 24,97 e 19,62 f 138,23 c 51,16 d 2 41,47 b 26,60 cd 22,41 d 141,90 b 52,90 bc 3 41,93 ab 27,57 bc 22,54 d 141,38 b 52,62 c 4 42,80 a 29,53 a 23,33 c 142,75 a 53,18 bc 5 38,77 c 25,13 e 21,99 e 141,56 b 53,29 b 6 42,47 ab 26,33 d 23,81 b 143,37 a 54,56 a 7 42,70 a 27,83 b 23,92 b 143,41 a 54,27 a 8 43,00a 29,07 a 24,69 a 143,52 a 54,80 a LSD 0,05 1,023 1,037 0,320 0,944 0,559 Ghi chú: Các ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì không sai khác ở mức P<0,05 ở những công thức xử lý α-NAA hoặc phối hợp α-NAA với CCC, các chỉ tiêu tổng số quả và số quả chắc trên cây tăng so với đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa. Công thức phun CCC vào thời kỳ sau ra hoa không có ý nghĩa tăng tổng số quả và số quả chắc trên cây. Các công thức thí nghiệm đều có khối l−ợng quả chắc trên cây cao hơn đối chứng rõ rệt. Công thức xử lý phối hợp α-NAA và CCC vào hai thời kỳ cho các chỉ tiêu số l−ợng và khối l−ợng quả cao nhất (43,00 quả/cây; 29,07 quả chắc/cây và 24,69 g/cây) (Bảng 3). Kết quả này đ−ợc giải thích là α-NAA và CCC đã không những tác động tích cực đến sự tạo quả mà còn đến quá trình vận chuyển vật chất về quả và hạt để tạo năng suất nên số quả chắc trên cây tăng và khối l−ợng quả trên cây cũng tăng. Khối l−ợng 100 quả và khối l−ợng 100 hạt là những chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa lớn đến năng suất và chất l−ợng th−ơng phẩm lạc. α- NAA và CCC làm tăng khối l−ợng 100 quả và 100 hạt ở mức sai khác ý nghĩa. Các công thức xử lý α-NAA một hoặc hai thời kỳ có kết hợp với CCC đã tăng mạnh khối l−ợng 100 quả và 100 hạt. Trong các công thức thí nghiệm, công thức xử lý hạt bằng α-NAA tr−ớc khi gieo kết hợp phun α-NAA và CCC vào thời kỳ sau ra hoa vẫn cho khối l−ợng 100 quả và khối l−ợng 100 hạt cao nhất. Rõ ràng, sử dụng hợp lý chất điều hoà sinh tr−ởng đã có tác dụng điều hoà giữa quá trình sinh tr−ởng thân là và quá trình hình thành quả, hạt, trong đó CCC có vai trò quan trọng. 15 Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Hoàng Kim Toản 3.3. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến năng suất lạc trên đất cát Bảng 4. ảnh h−ởng của α-NAA và CCC đến năng suất lạc Năng suất kinh tế Công thức Năng suất sinh vật (tấn/ha) tấn/ha % so đối chứng Hệ số kinh tế 1 (ĐC) 9,303 e 4,533 f 100,00 0,49 c 2 9,982 c 5,176 d 114,19 0,52 b 3 10,058 c 5,206 d 114,85 0,52 b 4 10,330 b 5,389 c 118,88 0,52 ab 5 9,610 d 5,080 e 112,06 0,53 a 6 10,465 b 5,500 b 121,33 0,53 ab 7 10,526 b 5,526 b 121,92 0,53 ab 8 10,790 a 5,703 a 125,80 0,53 a LSD 0,05 0,244 0,076 - 0,946 Ghi chú: Các ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì không sai khác ở mức P<0,05. Năng suất sinh vật và năng suất kinh tế tăng tuần tự theo mức độ sử dụng chất điều hoà sinh tr−ởng và đều ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. ở những công thức chỉ xử lý CCC hoặc α-NAA một lần, năng suất kinh tế chỉ tăng 12,06 - 14,85% so với đối chứng. Công thức xử lý α-NAA hai lần hoặc xử lý α- NAA một lần rồi xử lý tiếp bằng CCC tăng năng suất kinh tế lên tới 18,88 - 21,92%. Công thức xử lý α-NAA hai lần kết hợp phun CCC cho năng suât cao nhất, năng suất sinh vật đạt 10,79 tấn/ha, năng suất kinh tế đạt 5,703 tấn/ha (tăng 25,8% so đối chứng). Sử dụng α-NAA và CCC cũng đã tăng hệ số kinh tế so với đối chứng (Bảng 4). Nh− vậy, một lần nữa khẳng định rằng hai chất điều hoà sinh tr−ởng này có ảnh h−ởng điều chỉnh dòng vận chuyển và phân bố chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. 4. KếT LUậN Xử lý α-NAA 20 ppm và CCC 0,5% đã ảnh h−ởng tích cực đến các chỉ tiêu về thân, cành, quả và hạt lạc trong điều kiện khí hậu đất đai ở Thừa Thiên Huế. Sự phối hợp giữa α-NAA và CCC hợp lý đã có tác dụng làm tăng số l−ợng và khối l−ợng quả chắc trên cây. Cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế cho năng suất và hệ số kinh tế cao nhất ở công thức phối hợp xử lý α-NAA 20 ppm cho hạt tr−ớc khi gieo, phun lên lá giai đoạn kết thúc ra hoa và phun CCC 0,5% lên lá vào giai đoạn quả phình to, Năng suất kinh tế tăng 25,8% so với đối chứng không xử lý. TàI LIệU THAM KHảO Nguyễn Thị Chinh (2006). Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.26-30 Trần Thế Hanh (2004). Nghiên cứu ảnh h−ởng của DH1, α-NAA, PIX đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất của giống lạc L14 trên đất bạc mầu Việt Yên - Bắc Giang. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 48-57. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Đỗ Quý Hai (2007). ảnh h−ởng của CCC đến sinh tr−ởng và năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, code: ISSN 1859 - 1388; số 3(37), 4-2007; tr. 143 - 150. Lê Văn Tri (1998). Chất điều hòa sinh tr−ởng và năng suất cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 55-69. Mohamed Moniruzzaman (2000). Effect of CCC on the Growth and Yield manipulations of Vegetable Soybean. Asia Regional Center; Bangkok, Thailand, tr. 35-37. 16 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học - ảnh hưởng của a-naphtyl axetic axit (ỏ-naa) vỡ chlor cholin chlorit (ccc) đến sinh trưởng vỡ năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế.pdf
Tài liệu liên quan