Báo cáo Kết quả thực tập sửa chữa thiết bị sàng tuyển

Tài liệu Báo cáo Kết quả thực tập sửa chữa thiết bị sàng tuyển: LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta rất giàu và đẹp, nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản vô cùng phong phú đã góp phần đưa Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Để có được những thành tựu đó thì không thể thiếu được những người công nhân, những người thợ giỏi đã và đang góp sức vươn mình cùng đất nước. Kế thừa kết quả đạt được, Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Việt Bắc – TKV đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ các ngành nghề trong đó có nghề tuyển khoáng mà em đang được học. Để cho kiến thức của học sinh được sâu hơn, nhà trường đã liên hệ cho chúng em được đi thực tập tại mỏ đá Quảng Thành – Đăk Nông, trực thuộc Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường Bộ Đăk Lăk. Trong thời gian học lý thuyết tại trường và đi thực tập tại mỏ đã giúp em nắm và hiểu được: - Quy trình vận hành các thiết bị sàng tuyển. - Nội quy, quy chế về an toàn của thợ vận hành. - Công tác vệ sinh công nghiệp nhà xưởng. Qua thời gian học lý thuyết và thực tập tại mỏ, em rất mong nhận được những ý kiến đóng gó...

doc28 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Kết quả thực tập sửa chữa thiết bị sàng tuyển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta rất giàu và đẹp, nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản vô cùng phong phú đã góp phần đưa Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Để có được những thành tựu đó thì không thể thiếu được những người công nhân, những người thợ giỏi đã và đang góp sức vươn mình cùng đất nước. Kế thừa kết quả đạt được, Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Việt Bắc – TKV đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ các ngành nghề trong đó có nghề tuyển khoáng mà em đang được học. Để cho kiến thức của học sinh được sâu hơn, nhà trường đã liên hệ cho chúng em được đi thực tập tại mỏ đá Quảng Thành – Đăk Nông, trực thuộc Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường Bộ Đăk Lăk. Trong thời gian học lý thuyết tại trường và đi thực tập tại mỏ đã giúp em nắm và hiểu được: - Quy trình vận hành các thiết bị sàng tuyển. - Nội quy, quy chế về an toàn của thợ vận hành. - Công tác vệ sinh công nghiệp nhà xưởng. Qua thời gian học lý thuyết và thực tập tại mỏ, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để kiến thức của em ngày càng được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử phát triển của Công ty: Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường Bộ Đăk Lăk được thành lập từ năm 1976 với tên gọi là Đoạn Quản lý Đường Bộ. Theo năm tháng phát triển, Công ty chuyển đổi thành nhiều tên gọi khác nhau như: Công ty 507, Phân khu Quản lý Đường Bộ và hiện nay là Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường Bộ Đăk Lăk. Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường Bộ Đăk Lăk là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với nhiệu vụ: Quản lý và sửa chữa thường xuyên 337km đường trên hai tuyến QL14 và QL28. Trong đó QL14 là 279km và QL28 là 58km qua địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông đảm bảo giao thông khi có thiên tai dịch họa trên địa bàn được giao. Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng bán thành phẩm, sửa chữa, phụ trợ và kinh doanh dịch vụ khác: ( Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh bất động sản, thu phí cầu đường ). Tổng số cán bộ công nhân viên là 650 người. Trong đó: nữ là 131 người, dân tộc thiểu số có 45 người. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học, Cao Đẳng 65 người; Trung cấp: 45 người; công nhân kỹ thuật lành nghề 325 người; lý luận chính trị: 04 người trong đó Cao cấp 01 người, trung cấp: 03 người. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp gồm có: 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ; 07 Hạt Quản lý đường bộ; 07 đội sản xuất đá và thi công; 01 đội cơ giới và xây dựng; 03 trạm thu phí đường bộ ( Sơ đồ hình 1 trang 7. ) * Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy và sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của cơ quan cấp trên; Bộ giao thông vận tải, Cục Đường Bộ Việt Nam và sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Đặc biệt là sự đoàn kết nội bộ trong Công ty cùng với sự năng động trong công tác điều hành của lãnh đạo công ty tạo được việc làm ổn định thường xuyên cho người lao động. Đội ngũ CBCNV có kinh nghiệm trong công tác quản lý và thi công có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có ý thức trách nhiệm trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Khó khăn: Là đơn vị đóng quân trải dài qua địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, thi công trên các công trường phân tác nên việc kiểm tra giám sát điều hành xử lý chưa kịp thời. Tình hình thời tiết khí hậu không thuận lợi: mưa lũ – bão lụt, lưu lượng giao thông tăng nhanh, xe chở quá tải quá khổ nhiều đã tác động lớn đến việc xuống cấp nhanh của cấu đường. Vốn đầu tư cho sửa chữa còn chậm, cùng với sự lạm phát tăng nhanh đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong đó có ngành giao thông vận tải. Cán bộ làm công tác lãnh đạo phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ, ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ, năng lực hạn chế. 2. Điều kiện tự nhiên khu mỏ: a/ Vị trí địa lý: Đội sản xuất đá Quảng Thành – Đăk Nông thuộc phường Nghĩa Thành – thị xã Gia Nghĩa – tỉnh Đăk Nông, đoạn km 841 + 200 QL14 cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 2,5km. Đơn vị thi công có diện tích là 4,5ha bao gồm cả khu vực văn phòng, khu vực khai thác đá và khu vực chế biến. - Phía Bắc giáp các hộ dân thuộc xã Quảng Thành. - Phía Nam giáp đường đi về thị xã Gia Nghĩa. - Phía Đông giáp các hộ dân thuộc phường Nghĩa Thành. - Phía Tây giáp đường đi Nông trường Quảng Tín. * Đội được chia thành 03 khu vực: 1. Khu vực văn phòng. 2. Khu vực khai thác vật liệu. 3. Khu vực chế biến. b/ Đặc điểm địa hình khí hậu: + Địa hình của Đội nằm ở khu vực có độ dốc tương đối không bằng phẳng, xung quanh có những vùng sâu trũng và những vùng đồi cao do sự phân cấp dưới tác dụng của những biến đổi hoạt động địa chất. + Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 (năm sau) mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C. 3. Điều kiện kinh tế vùng mỏ: a. Giao thông liên lạc: Khu mỏ Quảng Thành nằm ngay cạnh đường QL 14 là tuyến giao thông đi Buôn Ma Thuột và nhánh đi TP. Hồ Chí Minh. Thông tin liên lạc rất thuận tiện từ điện thoại di động, dịch vụ Internet, … đã được lắp đặt, phủ sóng đầy đủ theo dọc các tuyến đường quanh khu vực nên rất thuận tiện cho việc khai thác, chế biến, sản xuất cũng như giao dịch kinh tế. b. Nguồn cung cấp điện và nguyên vật liệu: Đội sản xuất tại khu mỏ đang sử dụng nguồn điện ba pha do chi nhánh điện Gia Nghĩa cung cấp và quản lý. Nguồn nguyên vật liệu được khai thác tại chỗ. c. Điều kiện kinh tế xã hội: Khu vực khai thác và sản xuất của đơn vị có mật độ dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc kinh. Nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp và chăn nuôi, một số ít buôn bán nhỏ nên thuận tiện cho việc khai thác – sản xuất và giao dịch kinh tế. 4. Chế độ làm việc và sản lượng khu mỏ: a. Chế độ làm việc: - Số ngày làm việc trong năm 300 ngày - Số ca làm việc trong ngày 20 ca. - Số giờ làm việc trong ca 8 giờ. - Bộ phận quản lý làm việc theo giờ hành chính. b. Sản lượng khai thác: - Năng suất thiết kế 700 tấn/người - Năng suất thực tế 500 tấn/người - Trữ lượng quặng 06 năm. 5. Tổ chức quản lý và biên chế lao động: Nguồn nhân lực gồm có tổng số lao động 71 người. Trong đó: - Kỹ sư – cử nhân: 4 người - Kỹ thuật viên và cán sự 9 người - Thợ bậc cao (5/7 trở lên) 15 người - Công nhân kỹ thuật và nhân viên 43 người 6. Nguồn cung cấp nguyên liệu và yêu cầu chất lượng sản phẩm: a. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Đá được khai thác từ những công trường nằm xung quanh khu vực mỏ của đội được khai thác bằng phương pháp khoan, bắn – nổ mìn. Sau đó được vận chuyển đến nơi chế biến bằng phương tiện cơ giới. b. Đặc tính của đá trước khi đưa vào chế biến: Đá thuộc loại đá Granit có màu xanh đen, cứng liền tảng. Sau khi khoan bắn – nổ mìn song đá có dạng cục, có kích thước khác nhau. c. Chất lượng sản phẩm: - Hàm lượng đá cấp phối phục vụ làm đường 50 ÷ 70% - Hàm lượng đá 1 x 2 phục vụ thị trường 15 ÷ 20% - Hàm lượng đá 0,5 x 1 phục vụ thảm bê tông nhựa 10% - Hệ số đá liền tảng trước và sau khi nổ mìn ≈ 1,8% - Hệ số đá cân nặng 1m3 đá ≈ 1,6 ÷ 1,8 tấn 7. Chức năng – nhiệm vụ của đội: Khai thác và chế biến thành phẩm để phục vụ cho Công ty và cung cấp (bán cho thị trường). Những sản phẩm từ đá: đá hộc, đá cấp phối, đá 1x2, đá 0,5x1. Các sản phẩm này được đội trực tiếp sản xuất. 8. Cơ sở vật chất của đội: + Là đội chuyên khai thác, sản xuất chế biến thành phẩm nên trang thiết bị được mua sắm đầy đủ để phục vụ cho sản xuất như: văn phòng, nơi ở cho CBCNV nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền khoan đá… Ngoài ra còn có các thiết bị phục vụ sản xuất sau: + Thiết bị xe cơ giới – máy công cụ: STT Tên xe, máy, thiết bị Số lượng 1 Dây chuyền khoan đá 04 2 Xe tải 2,5 tấn (KIA) 01 3 Máy xúc TCM 4,5m3 01 4 Máy xúc lật KOMATSU3m3 01 5 Máy đào HITACHI 2,4m3 01 6 Máy đào KOMATSU SKL6 1,9 tấn 01 7 Xe tự đổ KAMAZ 15 tấn 03 8 Xe tự đổ HUYN DAI 15 tấn 03 9 Dây chuyền sản xuất đá ( máy nghiền sàng ) 03 10 Dây chuyền sản xuất cống ly tâm 02 11 Máy hàn 280V/500A 02 12 Máy hàn 220V/300A 01 13 Bộ hàn hơi 01 14 Máy cắt kim loại 02 9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty: BAN GIÁM ĐỐC Trạm thu lệ phí Buôn Hồ Trạm thu lệ phí Buôn Hồ Đội sx đá Đăk Nông Đội SX đá Quảng Thành (ĐN), sinh viên lớp K31G đang thực tập Trạm thu lệ phí Buôn Hồ Đội đá Tuy Đức Đội cơ giới và sx Đội sx đá 4A Đội sx đá Đăk A DiO Đội sx đá cầu 14 Đội thi công đường HCM Đội thi công sx đá EAHL Hạt Quảng Khê Hạt Đăk Nông Hạt Đăk Mil Hạt Sê Kê Pốk Hạt Buôn Hồ Hạt Đăk R’lâp Hạt AEHLEO Phòng kế toán vật tư Phòng kế toán vật tư Phòng kế toán vật tư Phòng kế toán vật tư Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chương II: PHẦN KỸ THUẬT 2.1. Vẽ và thuyết minh sơ đồ công nghệ tuyển khoáng: a/ Sơ đồ công nghệ: Máng quặng nguyên Nước - 100 Sàng song + 100 SP dưới sàng Máy đập hàm thô BT1 Băng tải BT2 - 40 Sàng rung (I) + 40 BT3 - 20 Sàng rung (II) + 20 Máy đập nón BT4 - 10 Ray + 10 SP1 BT6 BT5 SP3 SP2 Hình 2: Sơ đồ công nghệ xưởng tuyển b/ Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Quặng nguyên khai thác được ô tô tải chở từ khai trường về tự đổ vào máng quặng nguyên. Quặng trong máng quặng nguyên đi qua sàng song nhờ hệ thống bàn rung cấp liệu gắn liền với sàng song. Sản phẩm trên sàng song có kích thước + 100 được cấp cho máy đập thô PE 500 x 900, đồng thời một lượng nước nhỏ từ bồn chứa nước ( bơm từ giếng khoan lên ) được cấp vào máy đập thô để khử bớt bụi. Sản phẩm sau đập thô có kích thước 100mm gộp với sản phẩm dưới sàng song được băng tải 1 vận chuyển đến băng tải 2 rồi được băng tải 2 tiếp tục vận chuyển đến cấp cho sàng rung. - Sản phẩm trên lưới sàng của sàng thứ nhất có kích thước + 40 được cấp trực tiếp cho máy đập nón đập hạt vật iệu có kích thước vừa và nhỏ. - Sản phẩm dưới lưới sàng thứ nhất rơi tiếp lên lớp lưới sang thứ hai. - Sản phẩm trên lưới sàng thứ hai được băng tải (4) vận chuyển ra bãi tập kết thành đống thu được sản phẩm (1) có kích thước 20 x 40mm. - Sản phẩm dưới sàng (II) tiếp tục chảy qua ray và thu được hai sản phẩm: sản phẩm trên ray được băng tải (5) vận chuyển ra bãi tập kết thành đống có kích thước hạt vật liệu là: 10 x 20mm. Sản phẩm dưới ray được băng tải (6) vận chuyển ra bãi tập kết thành đống có kích thước hạt vật liệu 5 x 10mm. - Sản phẩm (+40) qua máy đập nón được băng tải (3) vận chuyển về cấp lại cho băng tải (2) để cấp lại cho máy sàng rung và cứ như thế tiếp tục quy trình vận hành. 2.2. Đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành, các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục: 2.2.1. Máy đập hàm thô PE 500 x 900: a/ Đặc tính kỹ thuật: - Kích thước miệng cấp liệu: BL 500 x 900. - Kích thước khe tháo tải: 50 ÷ 180mm. - Năng suất làm việc: 55m3/h. - Công suất động cơ: 45 KW. - Tần số đập của máy: 397 V/P. b/ Quy trình vận hành: * Công tác chuẩn bị trước khi khởi động máy: - Kiểm tra bu lông – Ê cu ghép nối các chi tiết máy xem có bị rơ lỏng không ( bu lông – ê cu của động cơ, chụp bảo hiểm cánh quạt của động cơ, khớp nối, hộp giảm tóc, má hàm động, má hàm tĩnh, tấm chống gối đỡ trục, kiểm tra giảm giật cao su của khớp nối, lò xo thanh kéo ). - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn ở vòng bị gối đỡ trục, các cơ cấu truyền động xem lượng dầu mỡ bôi trơn đã đảm bảo chưa. - Kiểm tra độ căng của dây đai. - Kiểm tra tình trạng cơ cấu dẫn động bu ly – bánh đà. - Kiểm tra lò xo thanh kéo xem có vết nứt không. - Kiểm tra xem thành chắn máng cấp liệu đã chắc chắn chưa. - Kiểm tra cửa cấp liệu, cửa tháo sản phẩm xem đã đạt yêu cầu chưa, nếu chưa phải điều chỉnh lại cho đúng quy định cỡ hạt sản phẩm đập. - Kiểm tra hệ thống điện động cơ. - Kiểm tra xem trong máy còn quặng không. Nếu còn phải lấy ra hết để tránh hiện tượng bị kẹt máy. Sau khi đã kiểm tra toàn bộ chi tiết của máy nếu thấy an toàn mới được khởi động máy. * Trước khi khởi động máy: Truyền tín hiệu cho các khâu xung quanh liên quan đến máy, kiểm tra kỹ chắc chắn không có người trong máy và những nơi nguy hiểm gần máy trước khi cho máy hoạt động. * Thứ tự khởi động máy: - Chỉ khởi động máy khi nhận được lệnh rõ ràng và các thiết bị sau máy đã khởi động xong. - Mở van cấp nước cho máy ( không cần thiết nếu trời mưa hoặc vật liệu ẩm ướt ). - Đóng Aptomat hoặc khởi động từ. Ấn nút khởi động ( on hoặc Start màu xanh ). - Sau khi khởi động đợi máy làm việc ổn định mới được cấp liệu cho máy. - Công nhân đứng thao tác cạnh cửa cấp liệu phải có dầy đủ dụng cụ bảo hộ ( nón, kiếng, quần áo bảo hộ ). - Khi máy đang làm việc không điều chỉnh cửa tháo quặng, không sửa chữa, bảo dưỡng, làm vệ sinh xung quanh máy đập. - Thường xuyên theo dõi nhiệt độ động cơ, theo kinh nghiệm kiểm tra bằng cách đặt ngửa bàn tay lên vỏ động cơ hoặc cánh tỏa nhiệt, đếm đến 7 nếu thấy bỏng tay chứng tỏ động cơ làm việc quá tải lâu ngày nóng quá mức, quy định có thể sẽ cháy động cơ. Nếu gối đỡ trục nóng quá mức quy định thì có thể vỡ bi, khô mỡ. Nhiệt độ cho phép của động cơ ≤ 70oC. Nhiệt độ cho phép của gối đỡ trục ≤ 60oC. - Không dùng gậy sắt để chọc hoặc tháo vật liệu vướng mắt trong máy khi máy đang làm việc để tránh tình trạng gậy kẹp bật lại gây tai nạn lao động. - Không đứng trên thành máy khi máy đang làm việc và không nhìn trực tiếp quá lâu vào cửa cấp liệu khi máy đang làm việc ( vì vật liệu bắn lên có thể gây tai nạn ). * Trong lúc máy đang làm việc: - Thường xuyên theo dõi tình trạng của máy. - Chú ý lắng nghe để phát hiện tiếng kêu lạ phát ra từ máy nếu có. - Thường xuyên theo dõi bu lông – ê cu ghép nối các chi tiết máy vì trong quá trình làm việc máy rung động mạnh bu lông – ê cu bắt xiết các chi tiết có thể rơ lỏng ra. - Khi gặp trường hợp: máy rung quá mạnh, tiếng kêu khác thường, bị kẹt do kích thước hạt vật liệu quá lớn, tấm chống bị gãy, nhiệt độ động cơ, nhiệt độ gối đỡ trục vượt mức quy định. Phải lập tức ngừng cấp liệu cho máy, ấn nút dừng máy ( stop hoặc off màu đỏ ), sắt Aptomat, báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý nếu hư hỏng nặng không tự sửa được. - Không bỏ vị trí để làm việc riêng hoặc ngủ gật khi máy đang làm việc. * Thứ tự dừng máy: - Dừng máy bình thường: Chỉ được dừng máy khi đã nhận được lệnh ràng, phải chạy hết tải trong máy mới được dừng. Ấn nút dừng máy cắt Aptpmat cấp điện cho động cơ, khóa van nước. Kiểm tra toàn bộ máy một lượt, bắt xiết lại bu lông – ê cu của các chi tiết. Kiểm tra những điểm xung yếu của toàn bộ thiết bị. Sau khi đã kiểm tra xong thì ghi sổ giao ca về tình trạng của thiết bị để bàn giao cho ca sau. - Dừng máy khi gặp sự cố: Khi phát hiện máy đập xảy ra sự cố, hon hóc hoặc nghe tiếng kêu bất thường phát ra từ máy thì lập tức dừng cấp tải, dừng máy để kiểm tra xem sự cố ở bộ phận nào của máy để khắc phục và xử lý. Nếu không xử lý được phải báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý kịp thời. c/ Các hư hỏng thường gặp ở máy đập hàm thô – nguyên nhân – khắc phục: Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục + Tấm biên bị rơi - Do cơ cấu trục lệch tâm bị hỏng, thanh kéo bị đứt, ê cu của thanh kéo lỏng. - Vặn chặt ê cu, thay trục lệch tâm, thay thanh kéo. + Má hàm bị tuột xuống. - Do rung động trong quá trình làm việc của máy và sự mài mòn của quặng đá làm đứt ê cu. - Dùng cẩu nâng má hàm lên, bắt xiết bu lông – ê cu lại cho chặt hoặc thay bu lông – ê cu mới. + Nhiệt độ gối đỡ trục nóng quá mức quy định. - Do khô mỡ ổ bi. - Do mỡ bẩn. - Do vỡ bi. - Do gối đỡ trục bị hỏng. - Trơ dầu mỡ đầy đủ. - Thay mỡ. - Thay vòng bi mới. - Thay gối đỡ trục. + Cháy động cơ - Do động cơ làm viêc quá tải lâu ngày. - Do động cơ bị ẩm ướt. - Do điện bị mất pha. - Do điện áp không đúng yêu cầu. - Do vỡ bi, sát cốt. - Cuốn lại cuộc điện hoặc thay động cơ mới. - Tháo động cơ sấy cuộn điện. - Nối lại pha. - Tăng – giảm điện áp cho đạt yêu cầu động cơ. - Thay vòng bi, cân chỉnh trục động cơ cho chính xác. + Sản phẩm đập chưa đạt yêu cầu, kích thước cỡ hạt nhỏ hơn yêu cầu. - Do cân chỉnh tấm đẩy chưa đúng yêu cầu. - Điều chỉnh lại tấm chống cho đạt yêu cầu. + Kích thước cỡ hạt to hơn yêu cầu. - Do má hàm bị mài mòn, tấm chống hàm động bị mòn, khe hở miệng tháo tải lớn. - Thay má hàm. - Điều chỉnh hoặc thay tấm chống mới. + Gãy lò xo kéo - Do quá trình làm việc lâu ngày lò xo bị rạn nứt. - Thay lò xo mới, bắt xiết bu lông ở đầu lò xo cho chắc chắn. + Gãy, nứt tấm chống. - Do máy làm việc lâu ngày và sư va đập của quặng to. - Thay tấm chống mới hoặc hàn đắp lại tấm chống. + Bị kẹt máy - Do kích thước hạt vật liệu lớn hơn miệng cấp liệu. - Do má hàm bị tuột xuống. - Giải phóng hạt vật liệu khỏi miệng cấp tải. - Nâng kéo má hàm lên bắt xiết lại bu lông. + Máy rung quá mạnh, tiếng kêu bất thường. - Do quá trình làm việc có một chi tiết của máy gặp sự cố, bu lông – ê cu bắt chặt bị lỏng hoặc gãy. - Kiểm tra phát hiện chi tiết hỏng để thay thế. Bắt xiết lại bu lông – ê cu. + Dây cu roa bị tuột hoặc bị đứt. - Do làm việc quá tải lâu ngày vì ma sát dây cu roa sinh nhiệt dẫn đến rão lâu ngày bị đứt. - Chú ý lượng cấp tải để dây cu roa làm việc đúng mức. Thay mới hoặc tăng chỉnh lại dây cu roa cho phù hợp. 2.2.2. Máy đập nón dùng để đập trung và nhỏ ( Côn ): a/ Đặc tính kỹ thuật: - Kích thước của cấp liệu: d = 500mm. - Kích thước khe tháo tải: 3 ÷ 8mm. - Công suất động cơ: 50KW. - Tốc độ vòng quay động cơ: 740 vòng/ phút. - Năng suất máy: 50m3/h. b/ Quy trình vận hành: + Công tác chuẩn bị trước khi khởi động máy: - Kiểm tra các chi tiết máy: bu lông – ê cu, khớp nối, động cơ, các tấm hợp kim lắp vào má động, má tĩnh …. - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn cho máy. - Kiểm tra độ căng của dây đai. - Kiểm tra từng cơ cấu dẫn động: pluly, bánh đò. - Kiểm tra thành chắn máng cấp liệu. - Kiểm tra cửa tháo sản phẩm xem đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa phải điều chỉnh lại cho đúng kích thước cơ hạt sản phẩm đập. - Kiểm tra hệ thống điện động cơ. Sau khi đã kiểm tra toàn bộ các chi tiết của máy nếu thấy đảm bảo an toàn mới được khởi động máy. + Thứ tự khởi động máy: - Chỉ được khởi động máy khi các thiết bị trong dây chuyền sau máy đã khởi động xong. - Kiểm tra lần cuối xem của người đi vào khu vực làm việc của mình hay không, có vật lạ rơi vào máy không. - Ấn nút khởi động, động cơ bơm dầu bôi trơn lên ổ trục dưới cối lệch tâm, sau một vài phút cảm thấy lượng dầu bôi trơn đã bơm lên đủ thì tiếp tục ấn nút khởi động cho động cơ máy. - Công nhân vận hành khi thao tác đứng gần máy phải có đầy đủ dụng cụ bảo hộ. - Khi máy đang làm việc tuyệt đối không được điều chỉnh cởi tháo sản phẩm. + Công tác kiểm tra trong khi vận hành: - Thường xuyên theo dõi các chi tiết máy có được gắn kết chặt với nhau hay không. Vì trong quá trình làm việc máy thường xuyên rung động mạnh có thể làm cho bu lông – ê cu bị lỏng, gãy … - Kiểm tra nhiệt độ của khớp nối, động cơ ( tương tự như động cơ máy đập hàm thô ). - Kiểm tra lượng quặng ( đá ) cấp vào động cơ luôn ổn định để đảm bảo không bị ùn tắc cửa cấp liệu. - Chú ý lắng nghe và nếu phát hiện tiếng kêu lạ phát ra từ máy hoặc mùi lạ phát ra từ động cơ phải lập tức ngừng cấp liệu và ngừng máy để kiểm tra hư hỏng và khắc phục. Nếu hư hỏng lớn không khắc phục được thì phải báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý kịp thời. - Trong khi vận hành máy tuyệt đối không được bỏ vị trí hoặc làm những việc riêng. + Thứ tự dừng máy: * Dừng máy bình thường: chỉ dược dừng máy khi đã nhận được lệnh rõ ràng, các thiết bị trong dây truyền phía trước máy đã ngừng hẳn và phải chạy cho hết quặng trong máy mới được dừng. - Ấn nút dừng máy, cắt Aptomat ngừng cấp điện cho động cơ. - Kiểm tra toàn bộ máy một lượt, bắt xiết lại bu lông – ê cu của các chi tiết máy. - Kiểm tra những điểm xung yếu của toàn bộ thiết bị. - Vệ sinh công nghiệp xung quanh máy. - Ghi sổ giao nhận ca về tình trạng của thiết bị để bàn giao cho ca sau. * Dừng máy khi gặp sự cố: - Trong lúc máy đang làm việc, nếu phát hiện sự cố thì phải lập tức ngừng cấp tải và ngừng máy. Kiểm tra sự cố xảy ra ở chi tiết hay bộ phận nào của máy để kịp thời xử lý. Nếu không khắc phục được phải báo ngay cho người có trách nhiệm biết để xử lý kịp thời. c/ Các hư hỏng thường gặp ở máy đập nón – nguyên nhân – cách khắc phục: Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục Nhiệt độ gối đỡ trục nóng quá mức quy định - Khô dầu mỡ. - Do dầu mỡ bắn bẩn. - Vỡ bi. - Gối đỡ trục hỏng. - Tra dầu mỡ đầy đủ. - Thay dầu mỡ. - Thay vòng bi mới. - Thay gối đỡ trục. Cháy động cơ - Do động cơ làm việc quá tải lâu ngày. - Che chắn không kỹ động cơ bị ẩm ướt. - Do mất pha. - Do điện áp không ổn định. - Do vỡ bi, sát cốt. - Cuốn lại cuộn dây điện hoặc thay động cơ mới. - Tháo động cơ sấy lại cuộn điện trong động cơ, chế dầu cách điện. - Nối lại pha. - Tăng (giảm) điện áp cho phù hợp với động cơ. - Thay vòng bi mới, cân chỉnh độ quay trục động cơ cho chính xác. Các chi tiết máy bị nơ lỏng - Do ma sát trong quá trình làm việc lâu ngày và sự rung động mạnh của máy. - Bắt xiết lại bu lông – ê cu cho chặt. Tuột, đứt dây cu - roa - Do quá trình làm việc lâu ngày và ma sát lớn dây cu – roa sinh ra nhiệt dẫn đến mài mòn dây cu – roa và giãn, đứt. - Chú ý lượng cấp tải để dây cu – roa làm việc đúng tải. - Thay mới hoặc cân chỉnh lại dây cu – roa. Sản phẩm đập chưa đạt yêu cầu. Kích thước cỡ hạt nhỏ hơn hoặc lớn hơn kích thước yêu cầu. - Các tấm hợp kim lắp vào mặt của má hàm nón động và hàm nón tĩnh bị mài mòn hoặc bị rơi. - Điều chỉnh khe tháo sản phẩm chưa đúng. - Thay tấm hợp kim, bắt xiết lại bu lông – ê cu cho chắc chắn. - Điều chỉnh lại khe hở cửa tháo sản phẩm cho đúng yêu cầu. Bị kẹt máy - Do quá tải. - Do kích thước hạt vật liệu quá lớn hoặc quá cứng rơi vào vùng làm việc của máy. - Giảm lượng cấp tải vào máy. - Giải phóng hạt vật liệu ra khỏi máy. 2.2.3. Máy sàng rung: a/ Đặc tính kỹ thuật: - Kích thước mặt sàng: 1800 x 3500mm. - Công suất động cơ: 15KW. - Tốc độ vòng quay của động cơ: 970 vòng/phút. - Biên độ giao động: 40 – 70mm. - Năng suất: 75 tấn/h. - Kích thước lỗ lưới sàng: sàng trên 40mm; sàng dưới: 20mm. b/ Quy trình vận hành: + Công tác kiểm tra trước khi khởi động máy: - Kiểm tra bu lông – ê cu bắc chặt các chi tiết động cơ và máy: Hộp giảm tốc, động cơ gối đỡ trục… - Kiểm tra mỡ bôi trơn của trục lệch tâm, gối đỡ trục, bánh răng hộp giảm tốc. - Kiểm tra giảm giật cao su, kiểm tra xem lò xo giảm giật có bị rạn nứt không. - Kiểm tra mặt lưới sàng có bị tắc, bị rách không, mặt sàng có bị bung không. - Nếu kiểm tra thấy thiết bị hư hỏng phải xử lý ngay, trường hợp không xử lý được phải báo ngay cho người có trách nhiệm biết để xử lý kịp thời. Sau khi kiểm tra thấy đảm bảo an toàn mới được khởi động máy. + Thứ tự khởi động máy: - Chỉ được khởi động máy khi các thiết bị sau máy trong dây chuyền đã khởi động xong. - Đóng aptomat cấp điện cho động cơ, ấn nút khởi động. - Khi quan sát thấy máy chạy ổn mới được cấp tải cho máy. + Trong khi máy làm việc: - Thường xuyên theo dõi lượng quặng cấp cho máy phải luôn ổn định. - Theo dõi nhiệt độ động cơ bằng cách đặt ngửa bàn tay lên vỏ trục hoặc cánh tỏa nhiệt của động cơ, đếm đến 10 thấy tay không bỏng chứng tỏ động cơ vẫn hoạt động tốt, ngược lại nếu đếm đến 07 mà đã thấy bỏng tay chứng tỏ động cơ làm việc quá tải. - Chú ý lắng nghe tiếng kêu phát ra từ máy. Nếu phát hiện tiếng kêu bất thường hoặc mùi lạ phát ra từ động cơ lập tức ngừng cấp quặng, sau đó kiểm tra xem hư hỏng ở bộ phận, chi tiết nào của máy để xử lý, khắc phục. Nếu hư hỏng lớn không khắc phục được phải bảo ngay cho người có trách nhiệm biết mà xử lý. - Khi máy sàng đang làm việc không được sửa chữa, bảo dưỡng làm vệ sinh xung quanh sàng. - Không dùng tay nhặt vật lạ trên sàng đang làm việc. - Không làm việc riêng, không bỏ vị trí khi đang vận hành máy. + Thứ tự dừng máy: - Chỉ dừng máy khi đã nhận được lệnh rõ ràng và các, thiết bị phía sau máy đã ngừng hẳn, phải chạy cho hết quặng trong máy mới được dừng. - Ấn nút dừng máy, cắt aptomat ngừng cấp điện cho động cơ. - Kiểm tra toàn bộ máy một lượt, bắt xiết lại bu lông – ê cu của các chi tiết máy nếu bị rơ lỏng trong quá trình làm việc. - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn các cơ cấu truyền động. - Kiểm tra toàn bộ những điểm xung yếu của toàn bộ thiết bị để bàn giao cho ca sau. + Trường hợp dừng máy khi gặp sự cố: Trong lúc máy đang làm việc nếu phát hiện có sự cố xảy ra hoặc hư hỏng bất thường thì phải lập tức ngừng cấp tải, tắt máy để kiểm tra xem sự cố ở bộ phận nào của máy để xử lý kịp thời. Nếu không khắc phục được phải báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý. c/ Các hư hỏng thường gặp – nguyên nhân – cách khắc phục: Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục Kích thước cỡ hạt to hơn yêu cầu - Do mặt sàng bị mài mòn làm rách lưới. - Thay mặt sàng mới hoặc hàn, vá lại chỗ thủng. Máy sàng phát ra tiếng kêu lớn - Do mối ghép bu lông không chặt, mối hàn bi bong - Kiểm tra xiết chặt bu lông, hàn lại các mối hàn bị bong. Động cơ nóng quá mức quy định - Do ẩm ướt. - Do mất pha. - Do điện áp thấp. - Do vỡ bi, sát cốt. - Sấy lại cuộn điện trong động cơ. - Nối lại pha. - Tăng điện áp. - Thay vòng bi, cân chỉnh lại trục động cơ. Động cơ dừng đột ngột - Do cháy động cơ. - Động cơ làm việc quá tải. - Sửa hoặc thay động cơ mới. - Ngừng cấp tải và dở tải ra khỏi khung sàng. Rách sàng - Do sự mài mòn lâu ngày của quặng (đá). - Hàn lại hoặc thay mặt sàng mới. Tắc lưới sàng - Do kích thước lỗ lưới sàng với kích thước hạt vật liệu gần bằng nhau. - Do vật liệu cấp vào bẩn, nhiều bùn đất, độ nghiêng mặt sàng chưa phù hợp. - Mặt sàng bị võng. - Điều chỉnh kích thước hạt vật liệu cấp vào cho phù hợp với kích thước lỗ lưới, giải phóng chỗ quặng to. - Điều chỉnh độ dốc của mặt sàng cho phù hợp. - Căng lại mặt sàng. Tung mặt lưới sàng - Khung sàng bị bong, xà chèn trên, thanh nêm, thanh đỡ nêm sàng bị bong ra. - Lắp lại lưới sàng nêm chèn lại cho chắc chắn, hàn lại các mối hàn bị bong. 2.2.4. Băng tải: a/ Đặc tính kỹ thuật: + Băng tải trung chuyển ( BT1, BT2, BT3 ): - Công suất động cơ: 5 đến 5,5KW. - Chiều dài tấm băng: 15m. - Chiều rộng tấm băng: 6,5m. - Tốc độ chuyển động của băng: 0,5m/s. - Góc nghiêng mặt băng: 15o. + Băng dỡ tải ( BT4, BT5, BT6 ): - Công suất động cơ: 7,5KW. - Chiều dài tấm băng: 30m. - Chiều rộng tấm băng: 6,5m. - Vận tốc băng tải: 0,5m/s. - Góc nghiêng mặt băng: tự điều chỉnh. b/ Quy trình vận hành: + Công tác chuẩn bị trước khi khởi động máy: - Kiểm tra bu lông – ê cu động cơ, khớp nối hộp giảm tốc ( bánh răng truyền động hoặc pluly cu – roa ) đầu trục của các con lăn, đầu trục của ru lô, ru lô phụ … - Kiểm tra bu lông ở chân để các con lăn, bu lông ở cơ cấu vít me. - Kiểm tra giá đỡ con lăn. - Kiểm tra xem các con lăn còn đầy đủ không. - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn ở vòng bi đầu trục con lăn. Sau khi đã kiểm tra xong các chi tiết của băng tải thấy đảm bảo an toàn mới được khởi động. + Thứ tự khởi động băng tải: - Báo cho người đứng xa băng khi chuẩn bị khởi động băng. - Đóng aptomat cấp điện cho động cơ, ấn nút khởi động. - Khi băng đã hoạt động, quan sát xem chiều quay của băng có đúng với chiều quay quy định không. - Khi tốc độ quay của băng đã ổn định mới cấp tải cho băng. - Quan sát xem lượng cấp tải vào băng có luôn ổn định không. + Công tác kiểm tra khi vận hành: - Thường xuyên theo dõi xem băng có bị lệch không, nếu bị lệch phải điều chỉnh cơ cấu vít me. Nếu băng bị lệch sang bên phải thì điều chỉnh vít me bên trái và ngược lại. - Thường xuyên theo dõi các con lăn có đều không, có bị kẹt hoặc bị rơi ra không. - Thỉnh thoảng khoảng 2h một lần kiểm tra nhiệt độ động cơ xem có bị nóng quá không. - Để ý xem dây cu – roa có bị chùng hoặc bị đứt không. - Theo dõi độ căng của băng tải. - Không đi lại trên băng hoặc bảo dưỡng sửa chữa băng tải trong khi băng đang làm việc. - Không bỏ vị trí để làm việc riêng. + Thứ tự dừng máy: Dừng bình thường: - Chỉ dừng băng tải khi đã nhận được lệnh rõ ràng và các máy móc thiết bị trước băng đã dừng hẳn, phải chạy hết tải trên băng mới được dừng. - Ấn nút dừng băng, cắt Aptomat. - Kiểm tra toàn bộ chi tiết của băng tải, bắt xiết chặt các chi tiết bu lông – ê cu. - Kiểm tra mối nối băng tải có bị tuột ra không để nối lại cho chắc chắn. - Vệ sinh công nghiệp xung quanh băng tải. Ghi sổ giao ca về tình trạng của băng tải để bàn giao lại cho ca sau. + Dừng băng khi gặp sự cố: Trong khi băng tải đang làm việc, nếu phát hiện sự cố thì phải lập tức ngừng cấp tải ấn nút dừng băng kiểm tra xem sự cố ở chi tiết nào của băng tải để xử lý và khắc phục ngay. Nếu không khắc phục được phải báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý. c/ Các hư hỏng thường gặp ở băng tải – nguyên nhân – cách khắc phục: Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục Băng bị lệch sang một bên - Do cấp tải không đều. - Con lăn tuột khỏi giá đỡ. - Điều chỉnh cấp tải đều đặn cho băng. - Thay con lăn mới, bắt xiết lại bu lông con lăn. Băng bị trượt trên các con lăn ( con lăn không quay ) - Do vòng bi con lăn bị hỏng. - Thay vòng bi con lăn. Động cơ dừng đột ngột. Nhiệt độ động cơ nóng quá mức quy định. - Do cháy động cơ. - Do quá tải. - Do mất pha điện. - Điện áp thấp. - Do vỡ bi, sát cốt. - Do động cơ bị ẩm ướt. - Cuốn lại cuộn dây điện hoặc thay động cơ mới. - Điều chỉnh lượng cấp tải. - Nối lại pha. - Điều chỉnh điện áp. - Thay vòng bi, cân chỉnh trục động cơ. - Tháo động cơ sấy lại cuộn điện trong động cơ. Đứt băng, tuột các mối nối ghép của băng. - Do sự mài mòn của quặng (đá) và các con lăn. - Nối lại băng tải (bằng các phương pháp nối băng). Ru lô chính quay trơ - Do lực ma sát giữa ru lô và băng tải nhỏ. - Do thời tiết ẩm ướt (mưa), cấp tải bẩn. - Do chùng băng. - Tăng cường ma sát bằng cách rắc cát vào mặt tiếp xúc của ru lô và băng tải. - Làm vệ sinh sạch sẽ, gạt hết bùn đất bám vào ru lô. - Tăng lại băng. Trường hợp ru lô phát ra tiếng kêu. - Do vỡ bi. - Do khô mỡ ổ bi. - Do tay giữ vòng bị tuột. - Thay vòng bi mới. - Tra dầu mỡ ổ bi. - Lắp lại tay giữ vòng bi. Trường hợp bị lật băng - Do vị trí con lăn chưa chính xác. - Chỗ nối băng không phẳng. - Do vị trí giữa ru lô chính và ru lô phụ chưa cân đối. - Do thời tiết mưa, con lăn bám nhiều bùn đất. - Do khoảng cách giữa các con lăn không đều hoặc bị hỏng, bị thiếu con lăn. - Do gió lốc quá lớn. - Chỉnh lại giá con lăn. - Nối lại băng cho phẳng. - Chỉnh lại ru lô chính và ru lô phụ cho cân đối đều nhau. - Dùng dụng cụ làm sạch con lăn. - Bắt xiết lại bu lông ở đầu con lăn hoặc thay con lăn mới. - Điều chỉnh xoay chiều bằng tránh hướng gió. 2.3. Kết luận: Công việc vận hành máy móc thiết bị sàng tuyển đòi hỏi người thợ vận hành có trình độ tay nghề vữn vàng khi làm việc, khả năng quan sát phát hiện những sự cố bất thường ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Ngoài ra, người thợ vận hành còn phải nắm vững những kiến thức cơ bản về máy móc mình vận hành để tránh gây hư hỏng cho máy móc do lỗi của người thợ. Đồng thời cũng cần có tính tổ chức trong công việc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong lao động, nội quy của đơn vị nơi mình làm việc loại trừ các nguy cơ gây mất an toàn do chủ quan của người thợ. Qua thời gian thực tập tại mỏ đá Quảng Thành – Đăk Nông em đã học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà chỉ có đi thực tập mới có được. quá trình thực tập này em đã bổ sung và làm vững chắc thêm những kiến thức cơ bản trong quá trình học lý thuyết, rèn luyện được nhiều thêm khả năng làm việc, khả năng quan sát, nâng cao được tay nghề, khả năng phát hiện và khắc phục hư hỏng … Những kiến thức mà quá trình thực tập tại mỏ đã được em tổng hợp trong báo cáo này . Tuy nhiên những sai sót là rất khó tránh khỏi, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cán bộ phân xưởng,công nhân vận hành nơi thực tập và ý kiến đóng góp của các thầy cô để kiến thức của em ngày càng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy ( cô ) giáo và những người đã hướng dẫn em cùng các bạn học viên lớp K31G, giúp chúng em hoàn thành bài thu hoạch này. Đăk Nông, ngày…….tháng…….năm……… Học viên NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... MỤC LỤC STT Danh mục Trang 1 Lời nói đầu 1 2 Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG 2 1. Lịch sử phát triển của Công ty 2 2. Điều kiện tự nhiên khu mỏ 3 3. Điều kiện kinh tế vùng mỏ 4 4. Chế độ làm việc và sản lượng khu mỏ 4 5. Tổ chức quản lý sản xuất và biên chế lao động 5 6. Nguồn cung cấp nguyên liệu và yêu cầu chất lượng sản phẩm 5 7. Chức năng – nhiệm vụ của đội 5 8. Cơ sở vật chất của đội 6 9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 7 3 Chương II: PHẦN KỸ THUẬT 8 2.1. Vẽ và thuyết minh sơ đồ công nghệ 9 2.2. Đặc tính kỹ thuật – quy trình vận hành – các hư hỏng thường gặp – nguyên nhân – cách khắc phục 9 2.2.1. Máy đập hàm thô PE 500 x 900 9 2.2.2. Máy đập nón dùng để đập trung và nhỏ 14 2.2.3. Máy sàng rung 18 2.2.4. Băng tải 21 2.3. Kết luận 25 4 Nhận xét của cơ sở thực tập 26 5 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TOT NGHIEP CAO DANG VIET BAC.doc