Tài liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần PB10: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
351
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA THUẦN PB10
Lưu Ngọc Quyến, Lê Quốc Doanh, Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Văn Niên,
Nguyễn Văn Toàn, Bùi Thị Chuyên, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Vân,
Doãn Hương Giang, Lưu Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Chinh, Lê Khải Hoàn
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
TÓM TẮT
Giống lúa thuần PB10 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 và BT13, qua chọn lọc phả hệ từ năm
2008 đến 2010. Đây là giống lúa có các đặc điểm tốt: thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, năng suất
cao, chất lượng tốt. PB10 có khả năng chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng
như: đục thân, rầy nâu, đạo ôn, bạc lá. Đặc biệt từ kết quả thí nghiệm trong các năm 2011-2015 cho
thấy, giống lúa PB10 cho năng suất cao và ổn định trong điều kiện sinh thái vùng Trung du miền núi
phía Bắc. Qua kết quả khảo nghiệm VCU năm 2013-2014, PB10 đã được đánh giá là giống lúa có
triển vọng, c...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần PB10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
351
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA THUẦN PB10
Lưu Ngọc Quyến, Lê Quốc Doanh, Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Văn Niên,
Nguyễn Văn Toàn, Bùi Thị Chuyên, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Vân,
Doãn Hương Giang, Lưu Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Chinh, Lê Khải Hoàn
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
TÓM TẮT
Giống lúa thuần PB10 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 và BT13, qua chọn lọc phả hệ từ năm
2008 đến 2010. Đây là giống lúa có các đặc điểm tốt: thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, năng suất
cao, chất lượng tốt. PB10 có khả năng chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng
như: đục thân, rầy nâu, đạo ôn, bạc lá. Đặc biệt từ kết quả thí nghiệm trong các năm 2011-2015 cho
thấy, giống lúa PB10 cho năng suất cao và ổn định trong điều kiện sinh thái vùng Trung du miền núi
phía Bắc. Qua kết quả khảo nghiệm VCU năm 2013-2014, PB10 đã được đánh giá là giống lúa có
triển vọng, có đặc điểm nông sinh học tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (100 ngày vụ Xuân và 122 ngày
vụ Mùa), năng suất thực thu cao, trung bình đạt 69 tạ/ha trong vụ Xuân và 65 tạ/ha trong vụ Mùa.
Từ khóa: phả hệ, thời gian sinh trưởng, bệnh hại, vùng miền núi phía Bắc, sâu hại, giống, năng
suất.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Miền núi phía Bắc là vùng khó khăn nhất
của Việt Nam, phát triển kinh tế phụ thuộc chủ
yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa
đóng vai trò chính. Trong những năm gần đây,
năng suất và sản lượng lúa toàn vùng đã tăng
lên đáng kể nhờ sự phát triển của các giống lúa
lai được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, qua một
số năm gieo cấy lúa lai cũng bộc lộ những hạn
chế nhất định trong sản xuất nông nghiệp của
các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB): Đòi hỏi
đầu tư cao, chất lượng gạo thấp, không chủ
động giống, giá giống cao, chưa phù hợp với
tập quán để giống hàng vụ của nông dân miền
núi. Trong khi đó giống lúa thuần lại giải quyết
được khá triệt để những hạn chế của giống lúa
lai, như người dân có thể tự duy trì nguồn
giống từ 2-3 năm, chủ động giống và giá thành
giống lúa thuần lại thấp. Bên cạnh đó diện tích
gieo cấy 3 vụ trong năm của nhiều vùng trong
những năm qua không ngừng tăng lên, để đảm
bảo gieo cấy được 3 vụ, rất cần có những giống
lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng
ngắn. [1] Mặt khác, yêu cầu của sản xuất hiện
nay về những giống lúa thuần có chất lượng
gạo cao cho tiêu dùng và sản xuất gạo hàng
hóa cũng đang là những đòi hỏi cần thiết. Xuất
phát từ yêu cầu đó Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến
hành chọn tạo giống lúa theo hướng này. Qua
thời gian nghiên cứu chọn tạo, đã xác định
được giống lúa thuần PB10 với những ưu
điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất
cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng
với các tiểu vùng sinh thái khác nhau của vùng
miền núi phía Bắc, có khả năng đáp ứng được
các yêu cầu trên của sản xuất [1] [2]
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu ban đầu cho chọn tạo: Giống
lúa N46 và BT13
- Giống đối chứng cho các khảo nghiệm:
Bắc thơm 7, Hương thơm số 1, Khang dân 18.
- Giống đối chứng cho đánh giá tính
chống chịu sâu bệnh: B40, Tẻ tép, TN 1, Ptb33.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp lai tạo và chọn
lọc phả hệ trong quá trình tạo và phân lập dòng
thuần.
- Khảo nghiệm Quốc gia: Theo quy
phạm khảo nghiệm VCU giống lúa 10TCN
590-2004.
- Khảo nghiệm tác giả và khảo nghiệm
sản xuất: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ,
với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 20
m2/ô. [3]
- Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh:
+ Trong nhà lưới:
Các giống lúa được đánh giá ở giai đoạn
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
352
mạ dựa theo phương pháp tiêu chuẩn của Viện
Lúa Quốc tế IRRI (Standard Evaluation
System for rice) tại Viện Bảo vệ Thực vật.
Rầy nâu được thu thập từ đồng ruộng tại
Nam Định được nhân nuôi trong nhà lưới trên
giống TN1. Các giống thí nghiệm được gieo cấy
trong khay gỗ theo kiểu ngẫu nhiên nhắc lại 3
lần, mỗi lần nhắc 20 cây. Thả rầy tuổi 2-3 giai
đoạn mạ 7-10 ngày tuổi, mật độ trung bình 5-7
con/cây. Đánh giá sau 7, 9, 11 ngày sau thả khi
giống chuẩn nhiễm TN1 đã cháy hết.
Thang điểm:
- 0 : Không bị hại
- 1 : Bị hại rất nhẹ
- 3 : Lá thứ nhất và thứ 2 hầu hết biến
vàng bộ phận
- 5 : Biến vàng và lùn rõ rệt khoảng 10-
25%
- 7 : Hơn nửa số cây héo hoặc chết, các
cây còn lại bị lùn nặng hay héo dần
- 9: Tất cả cây bị chết.
Số liệu được quy ra trị số bình quân, xử
lý và thống kê theo chương trình Excel và
IRRISTAT 4.0.
- Đối với bệnh đạo ôn:
Cấp Triệu chứng
0 Không thấy vết bệnh xuất hiện trên lá.
1 Vết bệnh màu nâu hình kim châm hay lớn hơn, vết bệnh chưa xuất hiện bào tử.
3
Vết bệnh nhỏ tròn hơi dài, đường kính 1-2mm, vết hoại sinh ở giữa có sinh bào tử, đường viền
xung quanh vết bệnh màu nâu hoặc vàng rõ rệt.
5 Vết bệnh điển hình có hình elip, rộng 1-2mm có viền xung quanh màu nâu rõ rệt.
7 Vết bệnh điển hình lớn hình thoi có viền màu vàng hoặc nâu tím.
9
Trên lá có rất nhiều các vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám có màu nâu ngà hay xám
hoặc phớt xanh, viền vết bệnh không còn nhìn rõ.
- Đối với bệnh bạc lá lúa:
Lây nhiễm và đánh giá theo hệ thống
đánh giá chuẩn của IRRI dành cho các thí
nghiệm lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới.
Cấp bệnh % diện tích lá bị bệnh Mức độ chống chịu Ký hiệu
1 0-3 Kháng cao KC
2 4-6 Kháng K
3 7-12 Kháng K
4 13-25 Kháng trung bình Ktb
5 26-50 Kháng trung bình Ktb
6 51-75 Nhiễm TB NV
7 76-87 Nhiễm N
8 88-94 Nhiễm nặng NN
9 95-100 Nhiễm nặng NN
Lây nhiễm và đánh giá theo hệ thống đánh giá chuẩn của IRRI dành cho các thí nghiệm
lây nhiễm ngoài đồng ruộng.
Cấp bệnh % diện tích lá bị bệnh Mức độ chống chịu Ký hiệu
1 1-5 Kháng cao KC
3 6-12 Kháng trung bình Ktb
5 13-25 Nhiễm TB NV
7 26-50 Nhiễm N
9 51-100 Nhiễm nặng NN
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
353
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Quá trình chọn lọc giống PB10
Giống lúa PB10 được lai tạo từ tổ hợp
N46 và BT13 vụ xuân năm 2008. Từ vụ mùa
năm 2008 được PGS. TS. Nguyễn Thanh
Tuyền và các cán bộ của Bộ môn Cây lương
thực và Cây thực phẩm - Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chọn
lọc theo các mục tiêu: Thời gian sinh trưởng
ngắn, thấp cây, các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu
sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá.
Vụ xuân 2008 Lai giữa ♀N46 x ♂ BT13
Vụ mùa 2008 Gieo 15 cá thể F1 thu cá thể F2
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tiến hành chọn dòng ưu tú từ các cá thể phân ly từ F2-F7
Chọn dòng thuần 17.40T, hạt thuần trắng, đẻ nhánh khỏe, bông to, hạt chắc
nhiều, thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, giữ được bộ lá xanh khi chín.
Tiến hành khử âm, thu mẫu giống và đặt lại tên là PB10
Năm 2013
Năm 2013
Năm 2016
Khảo nghiệm tác giả
Khảo nghiệm Quốc gia
Xây dựng mô hình sản xuất thử
3.2. Đặc điểm nông sinh học giống PB10
PB10 là giống lúa ngắn ngày với thời
gian sinh trưởng trong vụ mùa biến động từ
100-110 ngày, kiểu hình thấp cây (105-110
cm), cứng cây (điểm 1), số hạt chắc trên bông
nhiều (160-170 hạt), trọng lượng 1000 hạt cao
biến động 23-24 (g). Cũng theo kết quả nghiên
cứu cho thấy PB10 là giống lúa có hàm lượng
Amyloza 18,38%, cơm mềm, thời gian giữ dẻo
lâu, có mùi thơm khi nấu chín.
Bảng 1: Đặc điểm nông sinh học giống PB10
TGST (ngày) Vụ mùa 100-110 Độ thoát cổ bông (điểm) 1
Vụ xuân 125-130 Góc đẻ nhánh Chụm
Chiều cao cây (cm) 105-110 Màu sắc lá Xanh
Sức sinh trưởng mạ (điểm) 5 Hạt chắc/bông 165-175
Độ cứng cây (điểm) 1 P1000 hạt (g) 23-24
Độ dài giai đoạn trỗ (điểm) 5 Màu sắc hạt thóc Vàng
Độ tàn lá (điểm) 5 Amyloza (%) 18,38
Nguồn: Bộ môn Cây lương thực và CTP, phòng Phân tích đất và CLNS-Viện KHKT Nông Lâm nghiệp
miền núi phía Bắc
3.3. Kết quả khảo nghiệm
Năm 2013, chúng tôi tiến hành khảo
nghiệm tác giả giống lúa PB10 tại khu ruộng
thí nghiệm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc, kết quả đạt được:
- Khả năng chống chịu sâu bệnh trên
đồng ruộng: Khả năng chống chịu của PB10
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
354
với các loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng
biến động từ nhẹ (điểm 0-1) với rầy nâu, sâu
đục thân, khô vằn và bệnh bạc lá, nhiễm trung
bình điểm 3 với sâu cuốn lá.
Bảng 2: Khả năng chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng giống PB10 (điểm)
Giống
Rầy nâu Sâu cuốn lá Sâu đục thân Khô vằn Đạo ôn Bạc lá
Vụ
xuân
Vụ
mùa
Vụ
xuân
Vụ
mùa
Vụ
xuân
Vụ
mùa
Vụ
xuân
Vụ
mùa
Vụ
xuân
Vụ
mùa
Vụ
xuân
Vụ
mùa
PB10 1 1 3 1 1 1 1 1 1 0 1 1
BT7 1 3 3 1 1 3 1 1 3 0 1 3
KD18 3 1 5 3 5 5 1 3 1 0 1 3
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất: Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất PB10 năm 2013 tại khu
thí nghiệm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc thu được ở bảng 3.
Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm lúa PB10 tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc năm
2013
Giống TGST (ngày)
Bông hữu
hiệu/m2 Số hạt/bông
Tỷ lệ hạt lép
(%)
KL1.000
hạt (g)
NSTT
(tạ/ha)
Vụ Xuân 2013
PB10 122 168 206 15,8 24,4 69
BT7 126 208 149 13,8 18,9 48
KD18 127 188 170 12,3 20,1 59
CV%
LSD0,05
9,7
6,66
Vụ Mùa 2013
PB10 100 208 175 16,2 23,1 65
BT7 115 288 145 14,6 18,2 50
KD18 112 208 171 13,7 20,2 52
CV%
LSD0,05
7,5 7,98
Để đáp ứng nhu cầu tăng vụ/năm/diện
tích, chúng tôi đặt chỉ tiêu thời gian sinh trưởng
lên hàng đầu. Giống PB10 có thời gian sinh
trưởng ngắn (122 ngày vụ Xuân và 100 ngày
vụ mùa), chín sớm hơn hai giống đối chứng từ
4-5 ngày vụ xuân và từ 12-15 ngày vụ mùa.
Bông hữu hiệu/m2 của giống PB10 tương đối
cao, đạt 168-208 bông/m2, không cao hơn
giống đối chứng. Tuy nhiên, với xu thế chuyển
từ cây lúa có kiểu hình cũ (nhiều bông/khóm
và ít hạt/bông) sang kiểu hình mới NPT (New
plant Type) (số bông/khóm hợp lý và số
hạt/bông nhiều) PB10 cho số hạt/bông khá cao
đạt 175-206 hạt/bông, cao hơn giống đối chứng
từ 4-57 hạt/bông.
Tỷ lệ hạt lép PB10 ở mức trung bình
khoảng 15,8-16,2%, kiểu hạt thon dài với khối
lượng 1000 hạt từ 23-24g.
PB10 cho năng suất thực thu cao hơn
Bắc thơm 7 từ 15-21 tạ/ha, tương đương với
30-43,8%, cao hơn Khang dân 18 từ 10-13
tạ/ha, tương đương với 16,9-25,0% ở mức độ
tin cậy 95%.
3.4. Kết quả đánh giá phản ứng của giống
PB10 với sâu bệnh hại
Để đánh giá khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống lúa PB10, chúng tôi tiến hành
lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới và ngoài
đồng ruộng với các chủng nấm đạo ôn, bạc lá
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
355
và rầy nâu do Viện Bảo vệ Thực vật thực hiện.
Kết quả đánh giá phản ứng với sâu bệnh hại
được thể hiện ở bảng 4, 5 và 6:
- Kết quả đánh giá phản ứng đối với rầy
nâu:
Bảng 4: Phản ứng của giống PB10 đối với rầy nâu
TT Tên giống Cấp hại Mức kháng
1 PB10 6,0 Nhiễm nhẹ
Check nhiễm TN 1 9,0 Nhiễm nặng
Check Kháng Ptb33 3,0 Kháng cao
- Kết quả đánh giá phản ứng đối với bệnh đạo ôn:
Bảng 5: Phản ứng của giống PB10 đối với bệnh đạo ôn trên đồng ruộng
TT Tên giống Cấp hại Mức kháng
1 PB10 Cấp 4 Nhiễm nhẹ
Check nhiễm B40 Cấp 7 Nhiễm nặng
Check Kháng Tẻ tép Cấp 1 Kháng cao
- Kết quả đánh giá phản ứng đối với bệnh bạc lá
Bảng 6: Phản ứng của giống PB10 đối với bệnh bạc lá trên đồng ruộng
TT Tên giống Cấp hại Mức kháng
1 PB10 Cấp 5,4 Nhiễm nhẹ
Check nhiễm B40 Cấp 9,0 Nhiễm nặng
Check Kháng Tẻ tép Cấp 1,0 Kháng cao
Nguồn: Viện Bảo vệ Thực vật, 2014
Từ kết quả các bảng trên cho thấy giống
PB10 nhiễm nhẹ với rầy nâu và qua theo dõi
mức độ nhiễm đạo ôn trên đồng ruộng tại Nam
Định và trong nhà lưới Viện Bảo vệ Thực vật
cho thấy giống lúa PB10 nhiễm bệnh nhẹ với
bệnh đạo ôn đạt cấp 4 và nhiễm nhẹ với bệnh
bạc lá đạt cấp hại 5,4.
3.5. Kết quả khảo nghiệm sản xuất
Vụ Xuân năm 2014, 2015, chúng tôi tiến
hành khảo nghiệm sản xuất giống lúa PB10 tại
các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Điện Biên, kết
quả đạt được:
- Tình hình sâu bệnh hại: Nhìn chung lúa
PB10 bị hại nhẹ bởi sâu đục thân và sâu cuốn
lá nhỏ (điểm 0-1 và 1-3) ở giai đoạn đẻ nhánh
rộ. Bệnh khô vằn xuất hiện ở giai đoạn lúa
đứng cái - làm đòng (điểm 0-1 và 1). So với
khảo nghiệm tác giả, bệnh bạc lá gây hại lúa
(điểm 1-3) trên cả 3 điểm khảo nghiệm sản
xuất ở giai đoạn lúa vào chắc.
- Thời gian sinh trưởng: Cả 3 điểm khảo
nghiệm sản xuất, giống lúa PB10 đều có thời
gian sinh trưởng <130 ngày trong vụ xuân, đây
là giống lúa ngắn ngày, có thể gieo cấy ở trà
xuân muộn, mùa sớm trong cơ cấu cây trồng 2
vụ lúa + 1 vụ cây màu vụ đông vùng miền núi
phía Bắc.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
356
Bảng 7: Thời gian sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa PB10 tại các
điểm khảo nghiệm sản xuất
Địa điểm TGST (ngày)
Số
bông/m2 Số hạt/ bông
Tỷ lệ hạt lép
(%)
KL1.000
hạt(g)
NSTB
(tạ/ha)
Vụ xuân 2014
Phú Thọ 120 251 172 13,5 24,0 65,7
Yên Bái 123 245 167 13,2 24,5 66,7
Điện Biên 125 244 172 9,8 24,1 70,3
Trung bình 122,7 246,7 170,3 12,2 24,2 67,6
Vụ Xuân 2015
Phú Thọ 132 260 158 10,4 23,8 63,0
Yên Bái 128 255 162 11,2 23,8 65,0
Trung bình 130,0 257,5 160,0 10,8 23,8 64,0
Nguồn: Bộ môn Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
- Các yếu tố cấu thành năng suất: Với ưu
điểm đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung, lúa
PB10 khi cấy với mật độ 40 khóm/m2 và cấy 1-
2 dảnh/khóm, số bông hữu hiệu/khóm đạt 6,1-
6,4 bông và số hạt/bông đạt 160-170 hạt/bông
tại các điểm khảo nghiệm. Khối lượng 1000 hạt
đạt 23,8 - 24,2 gram.
- Năng suất thực thu: Tại 3 điểm khảo
nghiệm sản xuất, lúa PB10 có năng suất khá
cao, trung bình đạt 64,0-67,6 tạ/ha. Đây là mức
năng suất cao, tương đương với một số giống
lúa lai có triển vọng tại địa phương và vượt
hơn hẳn các giống lúa thuần như Khang Dân
18, Bắc thơm 7, từ 10 - 15 tạ/ha.
3.6. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia
Năm 2013, giống lúa PB10 khảo nghiệm
Quốc gia tại 8 tỉnh, kết quả đạt được:
Bảng 8: Một số đặc điểm sinh trưởng của giống lúa PB10 tại các điểm khảo nghiệm Quốc gia
Stt Tên giống
Sức sống
của mạ
(điểm)
Độ dài
GĐ trỗ
(điểm)
Độ thoát
cổ bông
(điểm)
Độ cứng
cây
(điểm)
Độ tàn lá
(điểm)
Độ rụng
hạt
(điểm)
Chiều cao
cây (cm)
TGST
(ngày)
I Vụ Xuân năm 2013
1 HT1 (đ/c) 5 5 1 1 5 5 106 139
2 BT7 (đ/c) 5 5 1 1 5 5 101 139
3 PB10 1 5 1 1 5 5 100 136
II Vụ Mùa năm 2013
1 HT1 (đ/c) 5 5 1 1 5 5 109,9 105
2 BT7 (đ/c) 5 5 1 1 5 5 108,5 107
3 PB10 5 5 1 1 5 5 108,4 101
III Vụ Xuân năm 2014
1 HT1 (đ/c) 5 5 1 1 5 5 103,3 134
2 BT7 (đ/c) 5 5 1 1 5 5 99,1 133
3 PB10 1 5 1 1 5 5 98,4 131
Nguồn: TT Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia năm 2013, 2014
Thời gian sinh trưởng: Kết quả khảo
nghiệm Quốc gia tại các vùng sinh thái khác
nhau cho thấy, giống lúa PB10 là giống lúa
ngắn ngày (vụ mùa 105 ngày), có thể gieo cấy
trà mùa sớm hoặc mùa chính vụ để tăng thêm
cây màu vụ đông trên các diện tích chủ động
tưới tiêu.
Độ dài giai đoạn trỗ, độ thoát cổ bông,
độ cứng cây, độ tàn lá và độ rụng hạt của giống
PB10 được đánh giá tương đương với hai giống
đối chứng Hương thơm số 1 và Bắc thơm số 7.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
357
Sức sống của mạ: Giống PB10 được đánh
giá có sức sống hơn hẳn hai giống đối chứng,
đạt điểm 1 trong 2/3 vụ khảo nghiệm. Độ thoát
cổ bông và độ cứng cây đều được đánh giá tốt
(điểm 1). Độ dài giai đoạn trỗ, độ tàn lá và độ
rụng hạt ở mức trung bình (điểm 5).
Bảng 9: Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa PB10
Stt Tên giống Độ thuần (điểm)
Số bông/khóm
(bông)
Số hạt/bông
(hạt)
Tỷ lệ
lép (%)
KL 1.000
hạt (g)
I Vụ Xuân năm 2013
1 HT1 (đ/c) 1 4,7 147,5 9,6 24,0
2 BT7 (đ/c) 1 4,9 147,4 7,4 19,0
3 PB10 3 4,1 202,2 16,7 24,7
II Vụ Mùa năm 2013
1 HT1 (đ/c) 1 4,9 148 26,8 23,6
2 BT7 (đ/c) 1 4,9 139 18,2 18,6
3 PB10 3 4,5 147 23,4 23,3
III Vụ Xuân năm 2014
1 HT1 (đ/c) 1 4,3 150 10,5 24,2
2 BT7 (đ/c) 1 4,6 149 10,3 19,5
3 PB10 1 4,2 169 10,0 24,4
Nguồn: TT Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia năm 2013, 2014
Các yếu tố cấu thành năng suất: Vụ xuân
và vụ mùa năm 2013, mặc dù lúa PB10 có số
bông/khóm thấp hơn 2 giống đối chứng 0,1 -
0,8 bông/khóm trong vụ xuân và thấp hơn 0,4
bông/khóm trong vụ mùa. Nhưng lúa PB10 có
số hạt/khóm vượt hơn hẳn 2 giống đối chứng
24 - 136 hạt/khóm trong vụ xuân, đây là yếu tố
quan trọng giúp lúa PB10 cho năng suất thực
thu tại các vùng khảo nghiệm Quốc gia vượt
hơn so với giống đối chứng Hương thơm số 1
và Bắc thơm 7.
Bảng 10: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia khảo nghiệm.
Stt Tên giống
Bệnh
đạo ôn
hại lá
Bệnh
đạo ôn
cổ bông
Bệnh
bạc lá
Bệnh
khô vằn
Bệnh
đốm nâu
Sâu đục
thân
Sâu cuốn
lá Rầy nâu
I Vụ Xuân năm 2013
1 HT1 (đ/c) 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1
2 BT7 (đ/c) 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1
3 PB10 1-2 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1
II Vụ Mùa năm 2013
1 HT1 (đ/c) 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3
2 BT7 (đ/c) 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3
3 PB10 1-2 0-1 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3
III Vụ Xuân năm 2014
1 HT1 (đ/c) 0-1 0-1 0-1 3-5 1-3 0-1 1-3 0-1
2 BT7 (đ/c) 2-3 0-1 0-1 3-5 1-3 0-1 1-3 0-1
3 PB10 2-3 0-1 1-3 3-5 0-1 0-1 1-3 0-1
Nguồn: TT Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia năm 2013, 2014
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
358
Đánh giá về tình hình nhiễm sâu bệnh:
Giống lúa PB10 bị nhiễm một số loại sâu bệnh
như sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh
khô vằn và bệnh đạo ôn, mức độ nhiễm nhẹ,
tương đương với giống đối chúng Hương thơm
1 và Bắc thơm 7.
Như vậy, qua 2 vụ khảo nghiệm tại các
vùng sinh thái khác nhau, giống PB10 đều cho
độ thuần ổn định, năng suất cao và ít biến động
ở các vụ khảo nghiệm, được Trung tâm Khảo
kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và
phân bón Quốc gia đánh giá giống lúa có triển
vọng qua 2 vụ khảo nghiệm.
- Năng suất thực thu: Vụ Xuân năng suất
trung bình của lúa PB10 tại 8 điểm khảo nghiệm
đạt 58,94 tạ/ha, vượt hơn giống đối chứng
Hương thơm 1 là 3,4 tạ/ha và giống Bắc thơm 7
là 9,4 tạ/ha. Vụ Mùa, năng suất trung bình lúa
PB10 đạt 45,92 tạ/ha, vượt hơn giống đối chứng
Bắc thơm 7 là 5,4 tạ/ha và tương đương với
Hương thơm 1. Tại điểm khảo nghiệm Thái
Bình và Hà Tĩnh, lúa PB10 cho năng suất > 65
tạ/ha trong vụ Xuân 2013.
Bảng 11: Kết quả năng suất thực thu của giống PB10 tại các điểm khảo nghiệm Quốc gia vụ
Xuân 2013
Stt Tên giống
Điểm khảo nghiệm
Bình
Quân Hưng
Yên
Hải
Dương
Bắc
Giang
Thái
Bình
Vĩnh
Phúc
Yên
Bái
Thanh
Hóa
Hà
Tĩnh
1 HT1(Đ/c) 56,77 58,11 55,67 59,57 52,67 54,57 49,90 57,27 55,57
2 BT7(Đ/c) 50,20 56,04 53,33 44,73 41,67 52,93 46,00 51,23 49,52
3 PB10 59,50 62,04 61,00 66,37 50,00 58,20 49,07 65,30 58,94
CV (%) 5,4 5,3 7,9 6,8 8,1 7,9 8,1 8,5
LSD.05 5,13 5,47 7,11 6,38 6,93 7,00 6,39 7,40
Nguồn: TT Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia năm 2013, 2014
Bảng 12: Kết quả năng suất thực thu của giống PB10 tại các điểm khảo nghiệm Quốc gia vụ Mùa
2013
Stt Tên giống
Điểm khảo nghiệm Bình
Quân Hưng Yên
Hải
Dương
Bắc
Giang
Thái
Bình
Vĩnh
Phúc
Hòa
Bình
Thanh
Hóa
Hà
Tĩnh
1 HT1(Đ/c) 54,00 50,17 42,33 47,81 40,67 45,40 41,27 44,63 45,79
2 BT7(Đ/c) 45,60 48,70 33,33 37,22 31,00 44,70 40,90 42,37 40,48
3 PB10 48,23 48,47 42,33 47,86 33,67 48,37 52,03 46,40 45,92
CV (%) 4,8 8,7 5,0 8,5 2,6 4,8 4,3 4,3
LSD.05 3,67 7,07 3,22 7,04 1,55 3,67 2,95 3,24
Nguồn: TT Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia năm 2013, 2014
Kết quả khảo nghiệm VCU qua 3 vụ tại 8
tỉnh miền bắc cho thấy, năng suất lúa PB10
trung bình vượt Hương thơm số 1 ≥ 5% và Bắc
thơm số 7 ≥ 10%. Cụ thể PB10 cho năng suất
trung bình đạt 55,29 tạ/ha, vượt đ/c có ý nghĩa
ở mức LSD (0,05) tại điểm Hưng Yên, Bắc
Giang, Thanh Hóa và Nghệ An. Giống PB10
có TGST 131 ngày, ngắn hơn đ/c 2-3 ngày,
chiều cao cây tương đương Bắc thơm số 7, các
chỉ tiêu sinh trưởng tương đương Hương thơm
số 1; Số bông/khóm 4,2 bông, số hạt/bông 169
hạt, tỷ lệ lép 10%, P1.000 hạt 24,4gr; nhiễm nhẹ
các loại sâu bệnh hại; Cơm trắng, mềm, dính,
bóng, thơm nhẹ và ngon vừa tương đương với
đối chứng.
358
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
359
Bảng 13: Kết quả năng suất thực thu của giống PB10 tại các điểm khảo nghiệm Quốc gia vụ
Xuân 2014
Stt Tên giống
Điểm khảo nghiệm Bình
Quân
(tạ/ha)
Hưng
Yên
Hải
Dương
Thái
Bình
Bắc
Giang
Hòa
Bình
Thanh
Hóa
Nghệ
An
Hà
Tĩnh
1 HT1(Đ/c) 50,98 54,96 55,23 45,67 54,67 51,50 55,70 48,75 52,18
2 BT7(Đ/c) 44,48 48,39 49,95 38,67 53,33 43,67 52,67 43,30 46,81
3 PB10 58,96 55,27 54,51 50,00 59,67 47,80 64,47 51,65 55,29
CV (%) 5,9 8,4 7,3 4,0 7,3 6,2 5,2 7,1
LSD.05 5,08 7,20 6,78 3,16 7,07 5,64 5,11 5,41
Nguồn: TT Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia năm 2013, 2014
- Kết quả đánh giá chất lượng cơm:
Bảng 14: Kết quả đánh giá chất lượng cơm của các giống khảo nghiệm
Đơn vị tính: Điểm
TT Tên giống Mùi Độ mềm
Độ
dính
Độ
trắng
Độ
bóng
Độ
ngon
1 Hương thơm số 1 2 4 4 5 4 3
2 Bắc thơm số 7 2 4 4 5 3 3
3 PB10 2 4 4 5 3 3
(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón quốc gia, vụ Xuân 2014)
Cả hai giống đ/c đều được đánh giá hơi
thơm, cơm mềm, dính, trắng, bóng và ngon
vừa. Các giống khảo nghiệm hầu hết được
đánh giá cơm mềm, dính, trắng và bóng. Mùi
thơm ở mức không thơm (điểm 1) đến hơi
thơm (điểm 2). Độ ngon từ mức hơi ngon
(điểm 2) đến ngon vừa (điểm 3). Kết quả cụ
thể: Giống PB61 được xếp vào nhóm 3 với
chất lượng cơm hơi ngon đến ngon vừa, không
có mùi thơm. Giống PB69 và PB10 được xếp
vào nhóm 5 với chất lượng cơm hơi ngon đến
ngon vừa, có mùi thơm (tương đương đ/c).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua quá trình chọn tạo, đánh giá và khảo
nghiệm chúng tôi nhận thấy:
- PB10 là giống lúa ngắn ngày có thời
gian sinh trưởng vụ mùa từ 100-110 ngày, vụ
Xuân 122-136 ngày, thấp cây (100-110 cm),
cứng cây, hạt dài.
- PB10 có tính kháng khá cao đối với các
loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như:
Khô vằn, đạo ôn, bạc lá, đục thân, sâu cuốn lá.
- PB10 cho năng suất cao và ổn định tại
các vùng sinh thái khác nhau: vụ Xuân đạt trên
63 tạ/ha;
- PB10 được Trung tâm Khảo kiểm
nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân
bón Quốc gia đánh giá là giống có nhiều triển
vọng qua 3 vụ khảo nghiệm.
4.2. Đề nghị
Xây dựng mô hình khảo nghiệm sản xuất
thử giống PB10 tại các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc, từ đó làm căn cứ đánh giá khả năng
thích nghi của giống cũng như khả năng mở
rộng diện tích gieo cấy của giống tại các tỉnh
trên.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
360
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Lưu Ngọc Quyến và cs năm 2015: Kết quả
nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần PB53.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông
nghiệp Việt Nam, số 5, tr 121-127.
2) Nguyễn Phụ Chu, 2007. Chọn lọc giống lúa
thơm LT3 từ nguồn gen lúa sẵn có. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt
Nam, số 2, tr 43-48.
3) Standard evaluation system for rice, IRRI,
1996
4)
cay-lua.482270.html.
ABSTRACT
Selection and breeding of inbred rice PB10
Inbred rice PB10 was crossed from N46 and BT13 via pedigree selection from 2008 to 2010.
The rice genotype exhibited short growth duration, short plant type, high yielding, high grain quality
properties. PB10 also exhibited its relative resistance to stem borer, brown plamt hopper, blast,
bacterial blight. Especially, 2011-2015 yield trials noticed that PB10 obtained high and stable yield
under the North mountainous region of Vietnam. VCU test (2013-2014) showed that PB10 is a
promising rice variety with high phenotypical acceptability (PA), short growth duration of 100 and 122
days in Spring and Monsoon season, respectively; grain yield of 6.9 ton / ha (Spring season) and 6.5
ton/ha (Monsoon season).
Keywords: grain yield, growth duration, North mountainous region, pedigree
Người phản biện: GS. TSKH. Trần Duy Quý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_150_8107_2130468.pdf