Báo cáo Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng

Tài liệu Báo cáo Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng: VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CƠ HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CẤP TP. ĐÀ NẴNG 2005 Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm Viện Cơ học Ứng dụng PGS.TS. Nguyễn Xuân Mãn TSKH. Bùi Tá Long Đà Nẵng, 11/2005 ii NỘI DUNG 1 MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ............1 1.1 Tính cấp thiết của Dự án ................................ ................................ ................ 1 1.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu của Dự án ................................ .................. 1 1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện: ................................ ............................. 2 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Dự án: ................................ ..................... 3 2 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................ ................................ ................................ ......................... 4 2.1 Vị trí địa lý hàn...

pdf47 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CƠ HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CẤP TP. ĐÀ NẴNG 2005 Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm Viện Cơ học Ứng dụng PGS.TS. Nguyễn Xuân Mãn TSKH. Bùi Tá Long Đà Nẵng, 11/2005 ii NỘI DUNG 1 MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ............1 1.1 Tính cấp thiết của Dự án ................................ ................................ ................ 1 1.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu của Dự án ................................ .................. 1 1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện: ................................ ............................. 2 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Dự án: ................................ ..................... 3 2 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................ ................................ ................................ ......................... 4 2.1 Vị trí địa lý hành chính ................................ ................................ .................. 4 2.2 Địa hình, địa mạo ................................ ................................ .......................... 4 2.3 Khí hậu................................ ................................ ................................ ..........5 2.4 Mạng lưới thủy văn ................................ ................................ ....................... 5 2.5 Dân cư-kinh tế-giao thông: ................................ ................................ ............8 2.5.1 Dân cư................................ ................................ ................................ ....8 2.5.2 Kinh tế ................................ ................................ ................................ ...8 2.5.3 Điều kiện giao thông ................................ ................................ .............. 8 3 CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC NGHI ÊN CỨU ………………………………………………………………………………… 10 3.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông -biển-đầm lầy-gió thống Holocen (qh) ................................ ................................ ................................ ......... 10 3.2 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen (qp): ........................ 12 3.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen tr ên (qp2), tầng Đà Nẵng (mQ31đn): ................................ ................................ .......................... 12 3.2.2 Lớp cách nước các trầm tích biển-vịnh Pleistocen giữa (qp 1-2) (mbQ21): ………………………………………………………………………… 13 3.2.3 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông biển Pleistocen giữa trên (maQ 1-21): ................................ ................................ ................................ ..14 3.2.4 Tầng chứa nước lỗ hổng tàn tích, sườn tích, lũ tích Pleistocen (edQ -Đệ Tứ không phân chia (q)) ................................ ................................ .................... 14 3.3 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen (n), hệ tầng Ái Nghĩa (Nan):15 iii 3.4 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa, khe nứt Hệ Carbon-Permi: ........................ 15 3.5 Phức hệ chứa nước khe nứt trong các thành tạo biến chất Hệ Cambri- Ocdovic-Silur: ................................ ................................ ................................ ....... 16 3.6 Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia: ........................... 17 4 CHƯƠNG III ................................ ................................ ................................ ....18 4.1 Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và Pleistocen: ................................ ......... 18 4.1.1 Khai thác nước dưới đất của các hộ gia đ ình phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống:............................................... ................................ ................................ ...18 4.1.2 Khai thác nước dưới đất của các đơn vị kinh doanh sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất kinh doanh: ................................ ............................... 18 4.1.3 Thực trạng tầng khai thác: ................................ ................................ ....18 4.2 Hiện trạng khai thác nước dưới đất tầng chứa nước khe nứt các giếng khai thác công nghiệp:................................ ................................ ................................ ...20 5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG V À BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................ ........................... 22 5.1 Quan điểm và mục tiêu về quản lý, khai thác, sử dụng : .............................. 22 5.1.1 Quan điểm :................................ ................................ .......................... 22 5.1.2 Mục tiêu chính quản lý, khai thác, sử dụng :................................ ......... 24 5.2 Nhu cầu sử dụng nước ................................ ................................ ................. 24 5.2.1 Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 ................................ ................... 24 5.2.2 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ và đặc tính cung cấp của NDĐ ............ 25 5.3 Tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ môi trường nước dưới đất ................... 27 5.3.1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước dưới đất ................................ ............ 27 5.3.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất: ................................ ...28 5.3.3 Công tác bảo vệ môi trường nước dưới đất: ................................ .......... 29 5.4 Giải pháp quản lý: ................................ ................................ ....................... 30 5.4.1 Cơ sở pháp lý ................................ ................................ ....................... 30 6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................ ................................ .............. 40 6.1 Kết luận................................ ................................ ................................ ....... 40 6.2 Kiến nghị................................ ................................ ................................ .....40 7 PHỤ LỤC ................................ ................................ ................................ ......... 41 iv 7.1 Phụ lục số 1a : Bảng tổng hợp số liệu các công tr ình khai thác tài nguyên nước..... ................................ ................................ ................................ ................. 41 7.2 Phụ lục số 1b: Bảng tổng hợp số liệu xả n ước thải vào nguồn nước............. 41 7.3 Phụ lục số 2: Báo cáo khối lượng thi công các công tr ình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất ................................ ................................ ................................ .42 7.4 Phụ lục số 3: Báo cáo khối lượng thi công các công tr ình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất ................................ ................................ ................................ .42 7.5 Phụ lục số 4: Sổ tay nhật ký công trình ................................ ........................ 43 11 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của Dự án Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn trực thuộc Trung ương, là đầu mối giao lưu chính trị - kinh tế, xã hội, giao thông, quốc phòng, du lịch và Quốc tế giữa hai miền đất nước, là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung. Công cuộc phát triển kinh tế- xã hội trên qui mô rộng lớn và tốc độ nhanh chóng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đòi hỏi thành phố Đà Nẵng phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Do đó nhu cầu cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nông nghiệp cũng trở nên cấp bách với qui mô ngày càng lớn và chất lượng ngày càng cao. Đối với thành phố Đà Nẵng đây là một khó khăn không nhỏ, bởi ở đây các nguồn nước nói chung rất hạn chế do đang có nguy cơ bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn trên diện rộng. Như vậy việc điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác tiềm n ăng và qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, rộng rãi và đạt nhiều hiệu quả cao trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý. Kết quả sản phẩm của dự án sẽ thiết lập c ơ sở dữ liệu về nguồn nước dưới đất và cho phép thực hiện tốt hơn công tác quản lý. Đồng thời dễ dàng cặp nhật những đữ liệu bổ sung, xác định khả năng khai thác và biến đổi môi trường nước dưới đất trên phạm vi quản lý. 1.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu của Dự án 2Phạm vi nghiên cứu của dự án là các khu vực đã phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, bao gồm 6 quận và các xã thuộc huyện Hòa Vang (trừ khu vực rừng đầu nguồn, phòng hộ, khu vực thuộc vị trí phòng thủ an ninh quốc phòng). Đối tượng và mục đích nghiên cứu: - Làm sáng tỏ hiện trạng khai thác nước dưới đất và mức độ biến đổi chất lượng nước của thành phố Đà Nẵng trên cơ sở phân tích, tổng hợp, chỉnh lý những tài liệu thu thập được. Đối tượng được nghiên cứu tập trung chủ yếu vào 3 tầng chứa nước chính, đó là tầng chứa nước qh, tầng chứa nước qp và tầng chứa nước khe nứt. - Xây dựng các giải pháp quản lý cụ thể bằng các qui chế quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước dưới đất trên cơ sở các văn bản pháp luật đã ban hành và qui chế quản lý các đơn vị hành nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện: Nội dung của báo cáo đề cập đến những vấn đề chính sau: - Đánh giá hiện trạng khai thác, diễn biến chất lượng nước - Nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất tính đến năm 2020 - Các giải pháp quản lý cụ thể về khai thác, sử dụng, h ành nghề khoan khai thác nước dưới đất. Để hoàn thành được nội dung nghiên cứu trên, trong đề tài này đã áp dụng các phương pháp thực hiện sau: - Phương pháp phân tích hệ thống: Thu thập, phân tích, tổng hợp các t ài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu - Phương pháp thực địa bổ xung: Điều tra, khảo sát bổ xung hiện trạng khai thác nước dưới đất - Sử dụng phương pháp áp dụng triển khai: kết hợp các văn bản pháp luật có liên quan và tình hình thực tế để xây dựng các giải pháp quản lý. 31.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Dự án: - Nhờ kết quả sử dụng phương pháp điều tra, phân tích và tổng hợp dữ liệu nên đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất rõ ràng hơn, làm sáng tỏ hơn sự diễn biến chất lượng nước trên khu vực nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học tin cậy và thông tin đầu vào cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác nước dưới đất thành phố Đà Nẵng. 42 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Vị trí địa lý hành chính Vùng nghiên cứu bao gồm 7 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng là quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và huyện Hoà Vang (trừ huyện Hoàng Sa), với diện tích là 950.53 km2 giới hạn trong các tọa độ địa lý là 15055'07"-16013'20" vĩ độ Bắc và 107049'02"-108020"28" kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của vùng nghiên cứu là: phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Tây, Tây Nam và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. 2.2 Địa hình, địa mạo Diện tích khảo sát chủ yếu thuộc kiểu đồng bằng tích tụ, được hình thành bởi các trầm tích sông, biển, gió có bề mặt t ương đối bằng phẳng với độ cao từ 0.5-15.0m. Dải ven biển được đặc trưng bởi sự xen kẻ những đoạn địa hình thoải gồm những bãi cát bằng phẳng, đường bờ thẳng với những dải đụn cát cao 10- 20m trải dài. ở phía Tây và Tây Bắc đồng bằng được bao bọc bởi các khối núi cao từ 100-200m, ở những đoạn núi đâm ra biển thì đường bờ trở nên cực kỳ lồi lõm với những mũi đất, bán đảo, đầm phá, vũng vịnh đan xen rất phức tạp và có địa hình khá hiểm trở. Về phía Đông, trên nền địa hình đồng bằng nhô lên cụm núi Ngũ Hành Sơn có đỉnh cao 102m. Theo cơ sở nguồn gốc và hình thái chia ra các dạng địa hình sau. Các bề mặt nguồn gốc bóc mòn: - Bề mặt nguồn gốc phong hóa bóc mòn mạnh - Bề mặt nguồn gốc bóc mòn-rửa trôi Các bề mặt nguồn gốc tích tụ - Bề mặt tích tụ nguồn gốc Eluvi -Deluvi, tuổi Pleistocen - Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển-sông, tuổi Pleistocen 5- Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Pleistocen - Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển-sông, tuổi Holocen - Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển-gió tuổi Holocen - Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển-gió tuổi Holocen 2.3 Khí hậu Vùng nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12). Kết quả thống kê trong nhiều năm vừa qua từ 1978 - 2004 tại trạm Đà Nẵng cho thấy: Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 25.70C, cao nhất trung bình nhiều năm: 29.90C, thấp nhất trung bình nhiều năm: 22.80C, cao tuyệt đối: 40.90C, thấp tuyệt đối: 10.20C, tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 11 đến tháng 12. Mưa: Mưa thường tập trung và kéo dài từ tháng 10 đến 12 và chiếm trên 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa TB hàng năm là 2035mm. Lượng bốc hơi: Bốc hơi trung bình hàng năm là 1087mm Độ ẩm: Độ ẩm trung bình nhiều năm: 82%, cao nhất: 90% và thấp nhất: 18%. 2.4 Mạng lưới thủy văn Các sông đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông. Hạ lưu các sông trên chịu ảnh hưởng của thủy triều. Lượng dòng chảy ở các sông vào mùa mưa chiếm 70%, mùa khô chỉ chiếm 30%. Trên lãnh thổ thành phố Đà Nẵng có 2 hệ thống sông chính là sông Cu Đê và sông Hàn bao gồm các sông và nhánh sông sau: Sông Hàn: đổ ra vịnh Đà Nẵng, chỉ dài 07 km, là hợp lưu của sông Cầu Đỏ-Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện. Về mùa kiệt sông Hàn bị nhiễm mặn, ranh giới 6mặn lớn nhất đã xẩy ra trong năm 1993 cách cửa Hàn trên sông Vĩnh Điện là 23 km và trên sông Cẩm Lệ là 17 km với độ mặn 1o/oo. Sông Cầu Đỏ-Cẩm Lệ: chảy qua các xã Hòa Tiến, Hòa Thọ, Hòa Châu, Hòa Xuân huyện Hòa Vang và 2 phường Khuê Trung, Hòa Cường quận Hải Châu. Sông Cầu Đỏ-Cẩm Lệ là hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan. Sông Túy Loan: bắt nguồn từ đỉnh núi Bà Nà chảy qua địa phận các xã Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Nh ơn. Sông có 3 sông nhánh lớn là Đồng Nghệ, Lỗ Đông và Lỗ Trào, có tổng diện tích lưu vực là 279,05 km2. Sông Vĩnh Điện: Cách Giao Thủy 16 km về phía hạ lưu, sông Thu Bồn phân lưu, chia nước theo sông Câu Lâu đổ về Cửa Đại và theo sông Vĩnh Điện đổ về Cửa Hàn. Trên lãnh thổ thành phố, sông Vĩnh Điện chảy qua xã Hòa Phước, Hòa Xuân (Hòa Vang) và phường Hòa Quí, Bắc Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn). Sông Vĩnh Điện xa xưa chỉ là sông nhỏ. Trong 2 năm 1824 và 1825 vua Minh Mạng cho đào sông rộng ra. Đến năm 1866 lại tiếp tục cho đào lần thứ hai. Sông Cu Đê: nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, có tổng diện tích lưu vực là 412,7 km2 đổ ra vịnh Đà Nẵng. ở thượng nguồn có 2 sông nhánh là sông Bắc và sông Nam. ở hạ lưu gần sát cửa sông còn có sông nhánh Gia Tròn từ phía Nam đổ vào. Sông Bắc bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã có diện tích lưu vực là 129 km2 và sông Nam bắt nguồn từ các dãy núi cao Ca Nhong-Khe Xương, Mang, có diện tích lưu vực là 116,5 km2. Tổng chiều dài sông chính (gồm sông Bắc và sông Cu Đê) chỉ có 38 km. Tổng lượng nước trung bình hàng năm vào khoảng 0.6 tỷ m3. Đoạn 12 km ở hạ lưu từ trụ sở UBND xã Hòa Bắc đến cửa Nam Ô-Thủy Tú có độ dốc nhỏ nên thường xuyên bị nhiễm mặn trong mùa khô ; lưu lượng kiệt trung bình 2,4m3/s. Sông Cổ Cò: là sông nối cửa Đại (sông Thu Bồn) với cửa Hàn (sông Vu Gia) chạy song song với bờ biển Đà Nẵng-Hội An. Sông Cổ Cò là dạng đầm phá của miền Trung, tương tự như sông Trường Giang nối cửa Đại với cửa An Hòa (Tam Kỳ). Hơn 200 năm về trước sông Cổ Cò là tuyến giao thông quan trọng 7nối Đà Nẵng với Hội An. Nay sông bị bồi lấp và bị chia cắt nặng chỉ còn lại những đầm, lạch. Sự phát triển của sông đào Vĩnh Điện cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên sự suy vong (sông chết) của sông Cổ C ò. Sông Phú Lộc: là sông nhỏ, có diện tích lưu vực 29 km2, bắt nguồn từ núi Phước Tường đổ ra vịnh Đà Nẵng tại phường Thanh Lộc Đán, quận Thanh Khê. Sông Kim Liên: là sông nhỏ bắt nguồn từ núi Bạch Mã gần đèo Hải Vân đổ vào vịnh Đà Nẵng. Vùng nghiên cứu có một số hồ chứa nước nhạt, đáng kể là: Hồ Hoà Trung và hồ Đồng Nghệ Hồ Hoà Trung thuộc địa phận xã Hoà Liên huyện Hoà Vang: Diện tích lưu vực: 16.5 km2. Dung tích hồ chứa Wh = 9,6.106m3. Hồ Đồng Nghệ thuộc địa phận xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang: Diện tích lưu vực: 28.5 Km2. Dung tích hồ chứa Wh = 17,17.106m3 Vùng nghiên cứu tiếp giáp biển Đông ở phía Đông kéo dài khoảng 40km bờ biển. Phía Bắc tiếp giáp với vũng Đà Nẵng khoảng 30 km. Vũng Đà Nẵng liên quan mật thiết với biển Đông. Mạng thủy văn vùng nghiên cứu bị thủy triều khống chế. Chế độ thủy triều ở biển Đông, vũng Đà Nẵng và nước các sông lớn lên xuống khá phức tạp. Trong một tháng có khoảng 5-10 ngày xảy ra chế độ nhật triều, những ngày còn lại theo chế độ bán nhật triều. Trong mùa lũ chế độ triều bị phá vỡ. Những yếu tố về thủy triều, các dòng sông liên quan đến biển Đông chứa nước mặn làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước dưới đất. Chính vì lẽ đó, nước dưới đất trong các địa tầng nằm kế cận các sông lớn có cao tr ình địa hình thấp hơn 1m, thường bị nhiễm mặn như ở hạ lưu sông CuĐê, dọc hai bờ sông Hàn, sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ. Loại trừ những nơi có địa hình cao, hoặc có những thấu kính sét ngăn cách, nước mặn ít thấm thấu vào để lại những bồn, những khu chứa nước nhạt. 82.5 Dân cư-kinh tế-giao thông: 2.5.1 Dân cư Theo số liệu thống kê của thành phố Đà Nẵng đến cuối 2004 dân số toàn thành phố có 771.828 người, hầu hết là người Kinh. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và đô thị hoá, dự báo tỷ lệ tăng cơ học 2001-2005: 1,10%, 2006-2010: 1,54%, cả thời kỳ 2001-2010: 1,40% Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 225.661 người. Số người chưa có và thiếu việc làm phần lớn ở độ tuổi dưới 30 tuổi, chiếm 30% so với tổng số lao động chưa có việc làm; ở nông thôn tình trạng thiếu việc làm ít trầm trọng hơn, hệ số sử dụng ngày công trong năm mới chỉ đạt 55-60%. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 24% nguồn lao động có khả năng lao động. 2.5.2 Kinh tế Đây là địa bàn đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, ngoại thương, du lịch.... Nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1991-1995 đã đạt mức tăng trưởng 9,6%, giai đoạn 1996- 2000 đạt được 10,5%, bằng khoảng 1,5 lần mức trung b ình cả nước, giai đoạn 2000-2003 đạt được 11,26%,. Các công tr ình đã có và sắp xây dựng xong sẽ phát huy mạnh, cùng với sự năng động quyết tâm của Đà Nẵng sẽ là những yếu tố để đạt được khả năng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của thành phố. 2.5.3 Điều kiện giao thông Đường bộ: Đường quốc lộ 1A chạy xuyên suốt vùng nghiên cứu với chiều dài khoảng 34-35 km, chiều rộng 8-12m được rải nhựa khá tốt, thuận lợi cho các loại xe đi lại. Đường quốc lộ14B từ Hoà Cầm đi Tuý Loan lên Ái Nghĩa. Ngoài ra, còn có các đường cấp I liên huyện rải nhựa bảo đảm sự giao lưu với các vùng lân cận như tỉnh lộ ĐT 601, 602, 603, 604, 605 và các đường nội thành Đà Nẵng. 9Đường sắt: Đường sắt chạy song song với quốc lộ 1A, có các ga: Kim Liên, Đà Nẵng và Lệ Trạch thường xuyên nhận hành khách và vận tải hàng hóa từ Bắc vào Nam. Đường thủy: Đường thủy phát triển rất mạnh, có 2 cảng biển: Ti ên Sa và Sông Hàn. Các tàu biển cỡ lớn có thể cập bến giao lưu hàng hóa trong nước và ra nước ngoài. Các sông lớn là các sông Hàn, Vĩnh Điện, Túy Loan, Cầu Đỏ, Cuđê có chiều rộng từ 50-500m, chiều sâu từ 3-6m, thuận lợi cho các loại thuyền bè cỡ lớn có thể đi lại dễ dàng. Đường hàng không: Sân bay quốc tế Đà Nẵng hàng ngày vận tải hành khách và hàng hóa đi các nơi trong nước và ra nước ngoài. Các loại máy bay dân dụng và quân sự lên xuống rất thuận tiện. 10 3 CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU Các phân vị địa tầng địa chất thủy văn Vùng Đà Nẵng được phân chia dưới đây, chủ yếu dựa vào tuổi địa tầng địa chất, thành phần thạch học, mức độ chứa nước của các loại đất đá. 1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông -biển-đầm lầy-gió Holocen (qh) bao gồm: (aQ12-amQ12-mbaQ12-mbQ12-mQ12-aQ22-amQ22-mbQ22- mvQ22nô-mvQ22). 2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích sông -biển Pleistocen trên (qp2) (mQ31đn), tầng Đà Nẵng. 3. Lớp cách nước các trầm tích biển-vũng vịnh Pleistocen giữa (qp 1-2) (mbQ21) 4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp biển -sông Pleistocen (qp1) (maQ1-21) 5. Tầng chứa nước lỗ hổng tàn tích, sườn tích, lũ tích Pleistocen (q) (edQ) - không phân chia. 6 . Tầng chứa nước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen(n) , hệ tầng ái Nghĩa (Nan): 7 . Tầng chứa nước khe nứt-vỉa, khe nứt các trầm tích đá phiến, hệ tầng Cambri-Ordovic-Silur-Devon-Carbon-Permi. 8 . Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia. 3.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông -biển-đầm lầy-gió thống Holocen (qh) Tầng này bao gồm các phân vị aQ12-amQ12-mbaQ12-mbQ12-mQ12-aQ22- amQ22-mbQ22 - mvQ22nô-mvQ22). Chúng phân bố không đều khắp các vùng, mà nó phân bố theo từng khu vực, đặc điểm địa chất thủy văn ở mỗi khu vực khác nhau. Khu vực Liên Chiểu: 11 Diện tích tầng chứa nước lỗ hổng thống Holocen ở khu vực này khoảng 32km2, trong đó diện tích chứa nước nhạt khoảng 17km2, còn lại là mặn do ảnh hưởng của thủy triều hiện đại. Chiều dày của tầng này (bao gồm lớp (mvQ22 nô và maQ22 , mvQ22) biến đổi từ Tây sang Đông, nó dày dần về phía vũng Đà Nẵng, ở phía Tây gần núi Khánh Sơn dày khoảng 5m, ở phía Đông tại LK 762 dày 24,75m và tại LK 758 dày 17m. Chiều dày trung bình 15m. Chất lượng nước dưới đất khu vực Liên Chiểu diễn biến rất phức tạp. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hiện đại do thấm của nước mặn từ sông Cu Đê và vũng Đà Nẵng vào. Biên mặn nhạt lấn sâu vào tầng (mavQ22) ở khu vực phường Hoà Hiệp, có độ tổng khoáng hóa khoảng 0,99g/l đến 10,75g/l. Kết quả phân tích mẫu nước và đo địa vật lý cho thấy, nước dưới đất khu vực Liên Chiểu bị nước mặn xâm nhập ngang còn ở độ sâu 80-100m, nước mặn xâm nhập từ dưới sâu đi lên chưa phát hiện thấy. Kết luận này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi lẽ tầng lót đáy của trầm tích (mavQ22) là các tập đá phiến của các thành tạo trầm tích biến chất -O1av1 thấm nước rất kém hoặc không thấm. Khoảnh nước nhạt từ phía Bắc hồ Bàu Tràm khoảng 250m đến ngã ba Huế có độ tổng khoáng hóa từ 0,03g/l đến 0,18g/l, trung bình 0,15g/l. Theo tài liệu địa tầng và bơm nước thí nghiệm có thể kết luận: Khu vực Liên Chiểu có trữ lượng không lớn, chất lượng nước thay đổi theo diện tích khá phức tạp. Nhưng một cụm thuộc phường Hoà Khánh có khoảnh nước nhạt, chất lượng tốt. Trên đoạn này có thể khai thác ở qui mô nhỏ, mỗi lỗ khoan có thể khai thác 200-250m3/ngày, có thể khai thác theo tuyến hành lang khoảng 12 lỗ khoan với tổng lưu lượng 3.000m3/ng, nhưng cần phải tính toán chặt chẽ khả nhiễm mặn ngang để có biện pháp ngăn ngừa. Khu vực quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn: Tầng chứa nước (mvQ22) phân bố ở khu vực quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn khoảng 25 km2, diện tích chứa nước nhạt khoảng 20 km2. Nơi có chiều dày lớn nhất là 35,0m và nơi có chiều dày mỏng nhất là là 12,0m (cách bờ biển phường 12 Hoà Hải 100m). Chiều dày trung bình khoảng 20m. Thành phần thạch học đặc trưng của tầng là cát màu vàng, hạt nhỏ đến lớn, kết cấu rời rạc, chứa nước tốt. Lớp lót đáy của nó là lớp sét cách nước. Tài liệu mẫu nước ở các LK đã bơm, cho thấy độ khoáng hóa nằm trong giới hạn cho phép sử dụng trong sinh hoạt l à 0,16-0,34g/l. Khu vực khai thác nằm kẹp giữa hai miền cung cấp l à sông Hàn và biển, do đó nước dưới đất ở khu vực này có thể bị nước mặn xâm nhập ngang từ 2 phía: từ sông H àn ra và từ biển vào. Đến nay đã phát hiện được sự xâm nhập của nước mặn sâu trong đá granit tại lỗ khoan thăm dò sâu 60m trong khuôn viên sử dụng của xí nghiệp nước đá Thủy sản Đà Nẵng cạnh Đồn Biên phòng Cửa khẩu thuộc địa bàn phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà . Tuy diện tích chứa nước nhạt khu quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn tới 20 km2, nhưng chiều dày tầng chứa nước không lớn (20m) nên chỉ có thể khai thác nước dưới đất từ qui mô nhỏ đến vừa. Quá trình khai thác, cần chú ý đến khả năng xâm nhập của nước mặn vào công trình khai thác theo chiều ngang, cũng như chiều thẳng đứng từ dưới lên. Đây là tầng chứa nước thứ nhất, nên cũng đề phòng khả năng nhiễm bẩn nhân tạo và tự nhiên. Miền cung cấp chủ yếu là nước mưa và các hồ nước nhạt. Miền thoát, nước chảy ra các sông và ra biển Đông, ngoài ra còn có sự bốc hơi tự nhiên. Chất lượng nước khá phức tạp, ở lân cận các sôn g lớn như sông Hàn, sông Hội An, sông Vĩnh Điện và biển, nước có khả năng bị nhiễm mặn do xâm nhập ngang của nước mặn hiện đại. Sự xâm nhập sâu cần điều tra thêm. 3.2 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen (qp): 3.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen trên (qp2), tầng Đà Nẵng (mQ31đn): Tầng chứa nước lỗ hổng (mQ31đn) phân bố ở thành phố Đà Nẵng khoảng 80km2, diện lộ khoảng 43km2. ở Dương Sơn và phần rìa khu vực thành phố có 13 chiều dày khoảng 15m, ở vùng trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 29m, TB 15-20m. Tầng tương đối ngang và có hướng nghiêng về vùng phía Đông Đà Nẵng. Thành phần thạch học đặc trưng là cát màu vàng tươi, vàng nghệ, kết cấu rời rạc, ở độ sâu 12-15m có chứa bột sét, phần dưới có chứa sạn, sỏi. Qua xem xét thành phần thạch học, cho thấy tầng chứa nước khá đồng nhất. Diện tích lộ khá rộng, đặc điểm thủy lực nước không áp, đôi nơi có áp lực cục bộ. Nguồn cung cấp cho nước dưới đất chủ yếu là nước mưa và các tầng lân cận. Miền thoát, nước thấm theo tầng, chảy ra biển Đông và có sự bốc hơi kèm theo. Nước dưới đất trong tầng (mQ31đn), có thể bị nước mặn hiện đại từ khu vực các cửa sông và biển theo hướng xâm nhập ngang. Chất lượng nước, phân tích mẫu nước ở một số giếng công nghiệp, giếng gia đình cho thấy M=0,13- 0,51g/l. Với diện tích phân bố, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn nói trên, tầng (mQ31đn) ở khu trung tâm thành phố Đà Nẵng, có thể điều tra qui hoạch khai thác nước dưới đất ở qui mô nhỏ bằng các công tr ình đơn lẻ. Hơn nữa, tầng này phân bố ngay trong thành phố Đà Nẵng, nên rất thuận tiện cho khai thác nước tại chỗ. Tài liệu nghiên cứu còn ít, vì vậy cần phải được điều tra thêm. 3.2.2 Lớp cách nước các trầm tích biển-vịnh Pleistocen giữa (qp1-2) (mbQ21): Lớp sét cách nước Pleistocen giữa (mbQ21) nằm lót đáy tầng chứa nước (mQ31đn), trải gần khắp bề mặt tầng (maQ 1-21). Lớp này bị phủ hoàn toàn, thường phân bố ở độ sâu 10-15m, có nơi đến 25m. Chiều dày lớp dao động từ 10-27m và nghiêng dần ra biển Đông. Diện tích phân bố khoảng 200 km2. Thành phân thạch học đặc trưng là sét tinh khiết, mịn dẻo, khi mất nước thì khô quánh. Nó là một lớp cách nước khu vực, ngăn cách sự xâm nhập của nước mặn từ dưới lên và ngăn cách sự thấm thấu của nước tầng trên xuống tầng 14 dưới nó. Vì vậy, có thể kết luận lớp sét Pleistocen giữa (mbQ 21) đóng vai trò cách nước khu vực trong vùng nghiên cứu. 3.2.3 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông biển Pleistocen giữa trên (maQ 1-21): Tầng chứa nước Pleistocen (maQ1-21) ở vùng nghiên cứu phân bố trên diện tích 280 km2, phần lớn bị phủ dưới Holocen và lớp sét cách nước Pleistocen giữa (mbQ21). Nó chỉ lộ ra khoảng 17 km2 ở Phước Ninh, Thái Cẩm và Hòa Khương. Bề mặt nóc và đáy nghiêng ra biển Đông, chiều dày gia tăng về phía Non Nước. Chiều dày thay đổi trong khoảng 4,5-34,1m, nơi mỏng nhất 4,5m ở Hoà Phong) nơi dày nhất 34,1m ở Hoà Hải, TB 25m. Thành phần thạch học đặc trưng gồm 3 phần: - Phần trên: cát thạch anh hạt nhỏ đến lớn, chứa ít sạn, màu vàng nhạt. - Phần giữa: cát, sét chứa ít cuội, sỏi, màu xám tro, xám vàng. - Phần dưới: cuội, sỏi, cát chứa ít sét, màu xám tro, xám sáng. Là tầng chứa nước có áp lực, ở khu Hòa Khánh có áp lực yếu. Nguồn cung cấp chủ yếu là các tầng trên nó, các nguồn nước mặt và nước mưa cấp qua các cửa sổ xuất lộ đất đá của nó. Hướng thoát nước ra phía các sông lớn và biển Đông. Nhìn chung, đây là tầng chứa nước tương đối giàu, nhưng nhiều nơi bị nhiễm mặn. Nếu qui hoạch khai thác n ước trong tầng này, cần tăng cường điều tra xâm nhập mặn chi tiết hơn. 3.2.4 Tầng chứa nước lỗ hổng tàn tích, sườn tích, lũ tích Pleistocen (edQ-Đệ Tứ không phân chia (q)) Lớp chứa nước tàn tích, sườn tích, lũ tích (edQ) phân bố rải rác tr ên bề mặt đá gốc do phong hóa từ các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên cacbonat và các đá macma xâm nhập, nó có diện lộ nhỏ, khoảng 3 -5 km2, chiều dày trong 15 khoảng 5-7m có đôi nơi 10-12m, mặt nghiêng theo sườn đồi. Thành phần thạch học hỗn tạp gồm sét, sét pha, cát pha, cuội sỏi lẫn d ăm đá gốc, kết cấu rời rạc. Do rất nghèo nước nên trong thực tế tầng chứa nước này chỉ được xem xét đánh giá thông qua các giếng đào của các hộ gia đình và giai đoạn tìm kiếm trước đây đã bơm nước thí nghiệm ở một số giếng công nghiệp đang sử dụng. Đặc điểm thủy lực là nước không áp, nguồn cung cấp chủ yếu l à nước mưa, miền thoát chủ yếu theo sườn đồi đổ về các suối con, sau đó theo sông ra biển. Động thái biến đổi mạnh theo mùa, về mùa khô nhiều giếng đào bị cạn kiệt. 3.3 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen (n), hệ tầng Ái Nghĩa (Nan): Các trầm tích Neogen, hệ tầng Ái Nghĩa phân bố ở phía Nam v à Đông Nam vùng nghiên cứu, do hệ thống các công tr ình thăm dò, khai thác còn hạn chế nên trên diện tích thành phố Đà Nẵng chỉ có một công tr ình LK718, 711,709 (dựa theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất thủy văn miền Trung) bắt gặp địa tầng trầm tích Neogen, thuộc khu vực Ho à Phước, Hoà Châu, Hoà Tiến. Chưa tiến hành thí nghiệm hút nước để đánh giá tiềm năng khai thác của tầng này, do đó tạm thời trong báo cáo này không đi sâu nghiên cứu, đánh giá phân vị chứa nước này. Trong giai đoạn qui hoạch tỉ mỉ cần phải có một số công trình thăm dò ở khu vực Hoà Phước, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Khương để xác định chính xác hơn bề dày của tầng chứa nước này cũng như khả năng cung cấp của tầng chứa. Cần làm sáng tỏ biên mặn, nhạt trong nó, để đóng góp thêm vào qui hoạch khai thác cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng. 3.4 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa, khe nứt Hệ Carbon-Permi: Các đá trầm tích lục nguyên cácbonat trong vùng nghiên cứu phân bố thành một dải kéo dài liên tục suốt chiều ngang vùng theo hướng Tây Nam- 16 Đông Bắc từ Thái Cẩm qua Sơn Thọ đến Ngũ Hành Sơn chiếm diện tích khoảng 90 km2, phần lớn bị phủ bởi các trầm tích trẻ Kainozoi, diện tích lộ ở Ngũ H ành Sơn và một vài chỏm khác khoảng 1 km2. Thành phần thạch học đặc trưng: đá vôi hoa hóa, dolomit, phiến xerixit, phiến sét. Kết quả điều tra ĐCTV cho thấy mức độ chứa nước rất giàu đến trung bình. Tầng chứa nước có áp lực cục bộ, nguồn cung cấp do các tầng tr ên nó và nước mưa bổ cập. NDĐ bị nhiễm mặn từ Ngũ Hành Sơn đến Dương Sơn2 như Hoà Xuân , Hoà Châu (Quang Châu, C ẩm Nê), Hoà Tiến (Lê Sơn, La bông...). Khoảng 10 km2 còn lại ở khu Hòa Khương là nước nhạt (lân cận LK trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn Hòa Khương và các lỗ khoan điều tra địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất thủy văn miền Trung). Theo tài liệu địa vật lý, dọc theo đứt gãy F5 mức độ chứa nước rất giàu và chất lượng tốt, tại trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn Hòa Khương có độ tổng khoáng hóa 0,26g/l và có thể khai thác đến độ sâu 150m. Ở khu Hòa Khương có thể khai thác nước dưới đất ở qui mô nhỏ đến vừa, và có thể mở rộng điều tra qui hoạch khai thác nước chi tiết về phía Đại Lộc . 3.5 Phức hệ chứa nước khe nứt trong các thành tạo biến chất Hệ Cambri-Ocdovic-Silur: Các thành tạo biến chất hệ Cambri-Ocdovic-Silur phân bổ trong vùng khoảng 450 km2, chiều dày trong khoảng 650-1200m, trong đó chiều dày đới nứt nẻ do phong hóa khoảng 100m. Hệ tầng n ày bị các đứt gãy kiến tạo phá hủy ra nhiều khu khác nhau và uốn nếp mạnh mẽ. Thành phần thạch học đặc trưng là các đá hạt mịn như phiến xerixit, phiến thạch anh, phiến actinolit và phiến zoizit đa màu sắc. Mức độ chứa nước nghèo đến rất nghèo, đôi nơi thực tế cách nước. Nơi xuất lộ tầng không áp, ở nơi bị phủ dày có áp lực yếu. Nguồn cung cấp là nước mưa thấm qua các cửa sổ và do các tầng chứa nước nằm trên cung cấp. Miền thoát, vào mùa khô nước theo các khe nứt chảy ra sông v à biển Đông. Kết quả bơm hút thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước nghèo đến giàu. Khu vực Hoà 17 Hiệp, khu công nghiệp Hoà Cầm nghèo nước, khu vực Hoà Khánh (Hoà Minh- khu công nghiệp Hoà Khánh chứa nước trung bình đến giàu). Đồng thời chất lượng nước khá phức tạp, ở vùng đồi thường chứa nước nhạt, ở vùng chìm dưới Kainozoi thường bị nhiễm mặn, đặc biệt là gần các sông lớn như khu vực gần cửa sông Hàn, sông Cu Đê và gần biển Đông. Đây là một đới chứa nước nghèo đến giàu và kém đồng nhất, vì vậy tuỳ từng khu vực mà có ý nghĩa cung cấp nước cho công nghiệp và dân dụng khác nhau. 3.6 Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia: Các đá macma xâm nhập trong vùng nghiên cứu phân bố khoảng 40 km2, phần lớn bị phủ dưới Kainozoi hoặc Paleozoi. Nó chỉ lộ ra ở Ph ước Tường và Hải Vân, Sơn Trà, Hoà Khương. Thành phần thạch học đặc trưng gồm granit hai mica, granit biotit chứa mutcovit dạng pocfia, màu trắng, đốm đen, có cấu tạo khối, ít nứt nẻ, phong hóa yếu. V ì vậy có thể coi như cách nước.Vì vậy, nó không có ý nghĩa khai thác nước cung cấp cho công nghiệp và dân dụng ở mức độ tập trung. Tuy vậy, những vùng phong hóa mạnh, nứt nẻ nhiều có thể lấy nước ở các điểm lộ tự nhiên, khai thác nhỏ và đơn lẻ như lỗ khoan Du-VN1, Du- VN2 (quận Hải Châu) lưu lượng khai thác có thể đạt từ 300-700m3/ngđ. 18 4 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT 4.1 Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và Pleistocen: 4.1.1 Khai thác nước dưới đất của các hộ gia đình phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống: Theo điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng thì có đến 57,95 % dân số nội thành (tức là 6 quận Cẩm Lệ, Hải Châu - Thanh Khê - Ngũ Hành Sơn - Sơn Trà - Liên Chiểu ) và 62% dân số huyện Hoà Vang sử dụng nước giếng đóng dạng Unicep hoặc giếng khơi để sinh hoạt. Độ sâu của các giếng này khoảng 10-15m đôi chỗ sâu đến 25m. Như vậy theo số liệu tính toán một cách tương đối số lượng giếng đào, giếng đóng đang được khai thác sử dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là khoảng 69.000 giếng. Như vậy, ước chừng trong một ngày đêm lưu lượng khai thác nước dưới đất của tầng chứa nước lỗ hổng này vào khoảng 145.000 m3. 4.1.2 Khai thác nước dưới đất của các đơn vị kinh doanh sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất kinh doanh: Các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức tư nhân sử dụng khai thác tầng chứa nước này cũng khá nhiều; Theo điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng có khoảng trên 1000 đơn vị khai thác loại giếng này; Một đơn vị sử dụng khai thác ít nhất là 01 giếng và nhiều nhất là 20 giếng và công suất khoảng 40-50m3/ngđ. Dạng khai thác theo kiểu giếng khoan công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh và ăn uống sinh hoạt có công suất từ 200 - 720m3/ngđ là khoảng 100 giếng. 4.1.3 Thực trạng tầng khai thác: Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và Pleistocen có mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu và là tầng chứa nước không áp, hoặc có áp cục bộ, có quan hệ trực tiếp với các nhân tố bề mặt do đó dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố bề mặt như nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Một số vùng đã bị nhiễm bẩn như khu 19 vực khu công nghiệp Hòa Khánh, Thọ Quang, khu tập trung dân cư, các trung tâm y tế ....vv . Ngoài ra gây hiện tượng nhiễm bẩn, nhiễm mặn còn do quá trình khoan khai thác nước dưới đất một cách tuỳ tiện, bừa bãi, không đúng qui trình, qui phạm của một loạt các cơ sở hành nghề khoan thủ công. Hàm lượng vi sinh cũng như một số chỉ tiêu hoá lý vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nước ngầm dùng cho sinh hoạt, ăn uống. Khu vực quận Liên Chiểu: Chất lượng nước dưới đất khu vực Liên Chiểu diễn biến rất phức tạp. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hiện đại do thấm của nước mặn từ sông Cu Đê và vũng Đà Nẵng vào. Biên mặn nhạt lấn sâu ở khu vực phường Hoà Hiệp, tại LK 762 có độ tổng khoáng hóa 0,99g/l và tại LK 763a cách LK 762 khoảng 250m, có độ tổng khoáng hóa 10,75g/l. Khu vực Nam Ô có thể khai thác với trữ l ượng và chất lượng rất tốt phục vụ cho nước ăn uống sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh. Khoảnh nước nhạt từ phía bắc hồ Bàu Tràm cho đến ranh giới khu vực quận Thanh Khê, nước có độ khoáng hoá từ 0,075 đến 0,180g/l, trung bình 0,145g/l. Chất lượng nước khá tốt, có thể sử dụng tốt cho công nghiệp v à dân sinh. Nước thuộc loại hình hoá học Clorua-Natri-Canxi (phần phía bắc), Clorua- Bicacbonat-Natri (phần phía nam). Công thức thành phần hoá học nước: LK 752: pHMgCaKNa HCOClM 5,7 181863 3 3466 18,0 )(  ; LK 759: pHMgCaKNa NOClM 62,6 262639 3 1079 075,0 )(  Khu vực quận Thanh Khê - Hải Châu - Cẩm Lệ: Chất lượng nước của khu vực quận Thanh Khê - Hải Châu - Cẩm Lệ diễn biến khá phức tạp. Phần nước bề mặt hầu hết bị nhiễm bẩn, một số khu v ực bị nhiễm mặn cục bộ, như khu vực ven biển thuộc quận Thanh Kh ê, khu vực cửa sông Hàn tiến sâu vào nội địa khoảng 500m thuộc quận Hải Châu - Cẩm Lệ. Trữ lượng khai thác từ trung b ình đến nghèo. Khu vực quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn: 20 Chất lượng nước của khu vực quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn diễn biến khá phức tạp. Một số khu vực bị nhiễm mặn cục bộ, nh ư khu vực ven biển, khu vực dọc cửa sông Hàn tiến sâu vào nội địa khoảng 100m và khu vực Mân Quang 1,2, An Lưu thuộc quận Ngũ Hành Sơn bị nhiễm phèn nặng. Trữ lượng khai thác từ trung bình đến giàu. Khu vực còn lại chất lượng nước tốt. Khu vực huyện Hòa Vang: Chất lượng nước của khu vực huyện Hòa Vang diễn biến cũng khá phức tạp. Một số khu vực bị nhiễm mặn cụ c bộ, như khu vực Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Liên; Khu vực bị nhiễm phèn nặng là Hòa Xuân, Hòa Phước. Trữ lượng khai thác từ nghèo đến giàu. Khu vực còn lại chất lượng nước tốt. 4.2 Hiện trạng khai thác nước dưới đất tầng chứa nước khe nứt các giếng khai thác công nghiệp: Hiện nay do công suất của các Nhà máy nước chưa đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố cũng như một số nơi chưa có hệ thống đường ống dẫn nước đến cung cấp nên nhiều cơ sở sản xuất khách sạn, bệnh viện...đã sử dụng nước dưới đất với khối lượng lớn. Theo số liệu tổng hợp của quá trình điều tra và đăng ký các công trình khai thác nước dưới đất của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đến nay có 108 giếng khoan khai thác công nghiệp, thực tế số lượng các công trình khai thác dạng giếng khoan công nghiệp trên địa bàn cao hơn mức tổng hợp này. Có thể nhận định được điều này với những lý do chính sau: - Đơn vị khai thác nước dưới đất chưa nắm bắt được các văn bản Pháp luật về Luật tài nguyên nước. - Đơn vị hành nghề khoan khai thác nước dưới đất và các đơn vị khai thác nước dưới đất chưa có ý thức cao về việc chấp hành các qui định Pháp luật của Nhà nước. 21 - Đơn vị quản lý chưa có đủ điều kiện để điều tra toàn bộ các cơ quan, doanh nghiệp có khai thác nước dưới đất đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Lưu lượng khai thác phụ thuộc vào nhiều nhân tố : Nhu cầu khai thác, khả năng tàng trữ của công trình tại khu vực đặt công trình khai thác nước dưới đất. Hiện nay lưu lượng khai thác lớn nhất tập trung ở khu công n ghiệp Hoà Khánh, khu công nghiệp Liên Chiểu, lưu lượng khai thác ở khu vực này đạt 20.000 đến 25.000 m3/ngđ còn khu vực huyện Hoà Vang khả năng tàng trữ của tầng chứa nước khu vực này kém và cũng ít các đơn vị đầu tư sản xuất kinh doanh nên lưu lượng khai thác không đáng kể ngoại trừ vùng Hoà Khương và diện tích nhỏ của khu vực Hoà Phước. Chất lượng chứa nước của tầng chứa này đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước dùng cho nước ăn uống sinh hoạt, có thể cung cấp với qui mô vừa. 22 5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 5.1 Quan điểm và mục tiêu về quản lý, khai thác, sử dụng : 5.1.1 Quan điểm : Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước dưới đất nói riêng là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài nguyên nước mặt về cơ bản hiện nay đang chịu sự quản lý, giám sát v à sử dụng của hai bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)do đó giải pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt sẽ được đề cập trong một chuyên đề khác và với thời gian thích hợp trong tương lai. Trong khuôn khổ của Dự án này chúng tôi tập trung đi sâu vào tài nguyên nước dưới đất. Tài nguyên nước dưới đất được dùng cho nhiều nhu cầu khác nhau của xã hội như dùng nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của con người, nhu cầu phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, an dưỡng chữa bệnh...vv. Tài nguyên nước dưới đất của thành phố Đà Nẵng tuy được phân bố khắp nơi nhưng hầu hết có qui mô nhỏ đến vừa. Tài nguyên nước dưới đất không phải là vô tận mà là loại tài nguyên có tính chất khó hồi phục trữ lượng và được khôi phục một phần bằng quá tr ình thấm của nước mưa vào đất, đá bổ sung cho tầng chứa nước, do đó nếu bị khai thác quá mức th ì trữ lượng nước dưới đất rất khó hồi phục. Nếu không tổ chức quản lý, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, phòng chống các tác hại do nước gây ra thì sẽ làm cạn kiệt và ô nhiễm dần nguồn tài nguyên quí giá này. Nước dưới đất nếu bị ô nhiễm th ì rất khó xử lý và làm sạch. Do đó cần phải đặc biệt chú ý trong các qui định Pháp luật, trong quá tr ình quản lý để hạn chế các hành vi có thể gây ô nhiễm nước dưới đất. Nước dưới đất là nguồn nước thích hợp cho các nhu cầu ăn uống sinh hoạt. Nước dưới đất có nhiều ưu điểm hơn nước trên mặt như : nó có chất 23 lượng tốt hơn, khả năng tự bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và bốc hơi cũng tốt hơn. Trữ lượng của nó không bị thiếu hụt nhiều trong nhiều n ăm và theo mùa. Trong nhiều trường hợp có thể khai thác nước dưới đất rất gần nơi sử dụng nước. Các công trình khai thác nước có thể đưa vào làm việc theo từng bước tuỳ theo nhu cầu tăng cao của mục đích qui mô sử dụng. Do vậy cần phải dành ưu tiên nguồn nước này cho các nhu cầu đó, hạn chế việc khai thác nước dưới đất cho các mục đích khác nếu như có thể dùng nước mặt để thay thế. Việc khai thác tài nguyên nước dưới đất phải tính đến nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của thành phố nói chung và cho từng khu vực nói riêng. Tính đến xu hướng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ mới về quản lý. Đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến trong công tác khai thác, sử dụng xử lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Kết hợp chặt chẽ việc quản lý, khai thác, sử dụng t ài nguyên nước dưới đất với bảo vệ môi sinh, môi trường, cảnh quan các khu du lịch, di tích lịch sử. Đồng thời quản lý chặt chẽ cách hoạt động thăm dò, khai thác bừa bãi không nằm trong qui hoạch gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng, trữ lượng nước dưới đất. Điều quan trọng là các văn bản Pháp luật về tài nguyên nước cần qui định chặt chẽ chế độ kiểm soát các hoạt động khoan thăm dò, địa chất và khoan khác với mục đích khác vào lòng đất. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất kết hợp với bảo vệ, phòng, chống tác hại do nước gây ra tức là khuyến khích mọi tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước vì lợi ích của mình và lợi ích của cộng đồng xã hội trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường. Khẳng định giá trị hàng hoá đặc biệt của tài nguyên nước dưới đất gắn với giá trị nguồn vốn và kết quả đầu tư của mỗi chủ thể đầu tư khai thác sử dụng nguồn nước với nghĩa vụ bảo vệ và trách nhiệm phòng, chống tác hại do nước gây ra. 24 5.1.2 Mục tiêu chính quản lý, khai thác, sử dụng : Trên cơ sở các tài liệu điều tra đánh giá sơ bộ tiềm năng nước dưới đất của thành phố, cụ thể của từng khu vực mà có các qui định chế độ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước dưới đất (TNNDĐ) thích hợp, qui hoạch phân vùng có triển vọng, vùng bị ô nhiễm, vùng còn được bảo vệ để khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước, tránh cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước sạch. Cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước là hậu quả của quá trình khai thác sử dụng bừa bãi, không tuân thủ qui trình kỹ thuật, chấp hành các qui định pháp luật, sử dụng lãng phí tài nguyên này để chạy theo sự độc quyền về lợi nhuận. Có kế hoạch dự trữ, bổ sung và bảo vệ lâu dài nguồn tài nguyên này phục vụ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và sự gia tăng dân số của thành phố. Làm cơ sở cho công tác quản lý của các c ơ quan quản lý Nhà nước về việc điều tra, nghiên cứu và khoanh vùng cấp Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất. Là số liệu cơ bản và quan trọng trong qui hoạch chi tiết với các mô h ình quản lý nước dưới đất để nghiên cứu quá trình hình thành trữ lượng cũng như các quá trình vận chuyển các chất độc hại làm thay đổi đến chất lượng nước dưới đất, đem lại khả năng dự báo một cách chính xác trữ l ượng cũng như sự thay đổi chất lượng của nước dưới đất. Đồng thời nó cũng cho phép các nh à quản lý có cái nhìn bao quát hơn trong qui hoạch đô thị cũng như các dự án lâu dài. 5.2 Nhu cầu sử dụng nước 5.2.1 Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 Nhu cầu sử dụng nước tại tp. Đà Nẵng hiện tại cũng như dự báo cho năm 2010 và 2020 được cho trong Bảng 5.1 Bảng 5.1. Nhu cầu sử dụng nước tới năm 2010 và 2020 tại Tp. Đà Nẵng 25 Nhu cầu tiêu thụ nước (m3/ng.đ) TT Đơn vị dùng nước Đến 2004 Đến 2010 Đến 2020 A Nội thị (quận) 1 Hải Châu - Thanh Khê 89.868 165.126 223.214 2 Sơn Trà 28.732 54.442 80.692 3 Ngũ Hành Sơn 11.374 32.539 80.690 4 Liên Chiểu 25.821 89.227 150.543 B Khu CN tập trung 1 Khu Liên Chiểu - Hoà Khánh 18.100 80.200 92.400 2 Khu An Đồn 3.200 5.000 8.480 C Nông thôn 1 H. Hoà Vang 23.048 66.510 122.196 Tổng cộng 200.143 493.004 758.215 5.2.2 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ và đặc tính cung cấp của NDĐ 5.2.2.1 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ : Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng đã làm cho nhu cầu về nước ngày càng tăng. Trước đây, chúng ta sử dụng chủ yếu nước mưa và nước mặt trong ăn uống, sinh hoạt. Nhưng đến nay với sự biến đổi phức tạp, khắc nghiệt của khí quyển do tác động chủ quan cũng như khách quan của con người đã làm thay đổi chất lượng nước, đặc biệt là nguồn nước mặt. Việc khai thác, sử dụng hiện nay có nhiều xu thế chuyển sang nguồn n ước dưới đất, tuy nhiên việc khai thác sử dụng nước dưới đất hiện nay đang gặp phải những vấn đề cần giải quyết như : sự nhiễm bẩn các yếu tố độc hại do chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống xử lý hợp lý đúng qui trình, qui phạm. Sự nhiễm bẩn này đang có xu thế tăng theo thời gian cả về hàm lượng lẫn diện tính phân bố. Sự suy thoái cạn kiệt nguồn n ước sạch, thời tiết khắc 26 nghiệt, khô hạn kéo dài trong nhiều vùng làm hạ thấp mực nước không những phát triển theo chiều sâu mà còn theo cả diện rộng. Nhu cầu nước ngày càng tăng, điều này cũng dễ hiểu vì khi mà dân số tăng, nền kinh tế phát triển th ì đòi hỏi phải cung cấp nhiều lương thực hơn, nhu cầu phục vụ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Nguồn nước để canh tác nông nghiệp, chăm sóc gia súc và phục vụ sản xuất công nghiệp ngày càng tăng mà nguồn cung cấp nước mặt không thể đáp ứng có hiệu quả được. Ngoài ra, nước dưới đất còn có khả năng phục vụ điều trị chữa bệnh cho sức khoẻ con người như các nguồn nước nóng, nước khoáng. Khi loài người càng phát triển, nền kinh tế xã hội càng cao, nhu cầu về nước ngày càng tăng và lượng nước trở nên ít đi một cách tương ứng với nhu cầu phát triển, th ì nước dưới đất trở nên khan hiếm, quí giá và được nhận thức như là một thứ của cải hàng hoá. Một nghịch lý trong tính chất của nước là ở chỗ nó rất gần gũi thân thiết cho cuộc sống mỗi con người và cho sự phát triển xã hội nhưng lại dường như là một thứ chỉ cho mọi người sử dụng chứ không được sở hữu độc quyền nó như các loại tài nguyên khác. 5.2.2.2 Đặc tính cung cấp của NDĐ : Do đặc tính phân bố không đều trong không gian cũng như thời gian nên có nơi có nguồn nước phong phú, có nơi mưa nhiều nguồn nước được bổ sung khôi phục hoàn toàn, có nơi mưa ít nên khả năng cung cấp ít. Trong 1 năm, vào mùa mưa nguồn nước dồi dào phong phú, ngược lại mùa khô, ít mưa nguồn nước lại khan hiếm. Sự phân bổ không đồng đều dẫn đến tình trạng thừa nước tại một số vùng vào mùa mưa và khan hiếm nước vào mùa khô gây ảnh hưởng không ít nhu cầu dùng nước của một số vùng nhất là vùng khan hiếm nước tức là trữ lượng nước kém dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn. 27 5.3 Tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ môi trường nước dưới đất 5.3.1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước dưới đất Trên cơ sở các văn bản Pháp luật của Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương tuỳ theo địa thế, địa tầng của từng khu vực để đề ra các giải pháp quản lý hợp lý nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, hạn chế những tác động tiêu cực của các hoạt động khai thác sử dụng bừa bãi, lãng phí và không theo qui trình qui phạm gây ra. Tiến hành quản lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ các đơn vị hành nghề khoan khai thác nước dưới đất. Đề xuất với UBND thành phố để có biện pháp xử lý, xử phạt nghiêm minh về tình trạng khai thác thủ công của một số c ơ sở ; Từ đó đi đến cấm hoàn toàn các cơ sở này ( khoan thủ công dạng Unicep) nhằm bảo vệ môi trường nước sạch cho các tầng chứa nước phía dưới. Xây dựng qui chế hoạt động cụ thể đối với các đơn vị hành nghề khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất bằng máy khoan thủ công cũng nh ư máy khoan công nghiệp . Quản lý các hộ khai thác, hành nghề : + Lập hồ sơ khai thác, hành nghề theo qui định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn dưới luật. + Giám sát, kiểm tra định kỳ trữ lượng khai thác cũng như chất lượng nước khai thác của các hộ khai thác nhằm đánh giá đúng trữ lượng khai thác cũng như chất lượng nước của từng vùng theo chu kỳ qui định 6 tháng một lần vào những ngày cuối của tháng thứ 6 và tháng 12 hàng năm. + Xây dựng biểu bảng (Phụ lục số 1a, 1b) qui định về cung cấp số liệu khai thác, xả nước thải cho các hộ khai thác; Mỗi hộ khai t hác, xả nước thải phải thành lập một file số liệu khai thác, xả nước thải được khai báo trong môi trường Excel, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý biết tên file cũng như địa chỉ Website của đơn vị để cơ quan quản lý thuận tiện trong việc kiểm tra, giá m sát và xử lý số liệu. 28 + Giám sát, kiểm tra thường xuyên các công trình đang thi công của các đơn vị hành nghề để định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp, lập báo cáo cho UBND thành phố và Cục Quản lý nước theo qui định. + Xây dựng biểu bảng (Phụ lục số 2) qu i định về cung cấp kết quả thi công các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất của các đơn vị hành nghề để cơ quan quản lý thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát v à có biện pháp xử lý hợp lý. Kết hợp với cơ quan chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý nhằm xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các tổ chức cá nhân vi phạm v à cố tình tái phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước . Thông qua các phương tiện kỹ thuật mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến tiến hành nghiên cứu và đề xuất UBND thành phố cung cấp phương tiện, khai thác các công nghệ phần mềm mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đáp ứng kịp thời xu thế công nghệ hiện đại của thế giới. Thực hiện vai trò tham mưu chủ chốt cho UBND thành phố trong việc cấp giấy phép hành nghề khoan thăm dò khai thác nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất và giấy phép thải nước. Tham gia xét duyệt các báo cáo, các dự án cấp n ước, thải nước, các dự án đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển kinh tế – xã hội có liên quan tới vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên nước do UBND thành phố phê duyệt. 5.3.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất: Cùng với sự phát triển công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu về cung cấp nước chắc chắn sẽ gia tăng gấp bội trong thời gian tới. Để đáp ứng yêu cầu đó đồng thời với việc khai thác sử dụng nguồn n ước mặt cần chú ý quan tâm đến quá trình khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất. 29 Qua đánh giá nhu cầu và khả năng cung cấp thực tế nguồn nước sạch của Nhà máy nước cũng như trữ lượng tiềm năng khai thác của thành phố Đà Nẵng thì đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của nước dưới đất trong việc cung cấp nước, nhất là nước sinh hoạt có chất lượng đảm bảo và ổn định lâu dài và qua đó nhận thấy khả năng đóng góp và đáp ứng những đòi hỏi của kinh tế - dân sinh của nguồn nước dưới đất. Về phương thức khai thác nước dưới đất tuỳ theo hoàn cảnh điều kiện cụ thể của từng nơi như địa hình, chiều sâu, chiều dày, độ cứng, độ chứa nước của đất đá, tính áp lực, mực nước tĩnh, nguồn trữ lượng, chất lượng..vv mà có kết hợp với kỹ thuật hiện đại với kinh nghiệm, tập quán dân gian để áp dụng lắp đặt kết cấu công trình và chế độ khai thác hợp lý không gây ảnh h ưởng xấu đến nguồn nước và môi trường. Ngoài đối tượng nước nhạt dùng cho ăn uống sinh hoạt và phục vụ sản xuất thì đối tượng nước lợ (nước có độ khoáng hoá cao 2-6g/l) lại có hữu ích đối với một số loại hình sản xuất như chăn nuôi gia súc, gia cầm, rất thích nghi và sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ tổng khoáng hoá (M= 2-3 g/l) và nuôi tôm, cua xuất khẩu (M = 6-8g/l) do ưu điểm của nguồn nước này có độ khoáng hoá ổn định có thể điều tiết cho phù hợp với nhu cầu sinh lý của từng loài. Nhiệt độ, PH, thành phần hoá học ít biến đổi theo thời tiết và mùa trong năm, ngoài ra có ưu điểm nữa là có thể chủ động tìm được nguồn và vị trí thích hợp. 5.3.3 Công tác bảo vệ môi trường nước dưới đất: Việc quản lý và bảo vệ nước dưới đất trên quan điểm phát triển bền vững còn bao hàm ý nghĩa cải tạo, làm giàu tài nguyên này. Muốn thế cần nghiên cứu phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất bằng cách xây những hồ chứa, đập ngăn dòng chảy nước mặt để nước ngấm trở lại vào lòng đất tạo thành những kho chứa nước ngầm. Ở vùng ven biển các công trình bổ sung nhân tạo còn có tác dụng như làm nhạt hoá nước có độ khoáng hoá cao và ngăn chặn hay đẩy lùi sự xâm nhập nước mặn vào tầng chứa nước nhạt. Cần đẩy mạnh việc 30 trồng rừng, đặc biệt ở những vùng đất trống đồi trọc đầu nguồn, những đụn cát ven biển để làm giàu nước dưới đất đồng thời chống xói mòn ngăn chặn cát bay hay phòng chống muối hoá thổ nhưỡng. Bảo vệ và có biện pháp xử lý các kho nước mặt tự nhiên như hồ, đầm, ao ... cả về chất lượng cũng như qui mô (hệ thống sông Cổ Cò Ngũ Hành Sơn, hồ Bàu Tràm Hoà Khánh, hồ Hoà Trung, hồ Đồng Nghệ, hồ Trước Đông ...vv ) cũng như cần có kế hoạch bảo vệ tốt đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước để tăng cường bổ sung nguồn nước ngọt cho nước dưới đất. Bảo vệ các mỏ nước dưới đất trước sự cạn kiệt, tức là hạn chế khai thác các phần trữ lượng của mỏ nước trong phạm vi cho phép của nền kinh tế n ước. Bảo vệ các mỏ nước dưới đất trước sự ô nhiễm gây bởi hoạt động của con người và sự xâm nhập tự nhiên của các hoá chất chứa trong nước như chất thải công nghiệp, nông nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý; Thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất phân bón phục vụ nông nghiệp; các chất thải của giao thông ( xăng. dầu, chì, muối... ) các vi trùng, vi khuẩn tại các trạm y tế, trung tâm y tế các phường, xã, quận, huyện trên địa bàn thành phố...vv. 5.4 Giải pháp quản lý: Qui chế :Hoạt động khoan khảo sát - thăm dò và khai thác nước dưới đất cho các đơn vị hành nghề khoan khảo sát - thăm dò ,lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất, các đơn vị khai thác, sử dụng nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố Đà nẵng 5.4.1 Cơ sở pháp lý Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998 31 Căn cứ Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT, ngày 04/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Qui định cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất. Căn cứ Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Căn cứ Thông tư số : 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. CHƯƠNG 1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1: Đối tượng áp dụng áp dụng đối với các đơn vị hành nghề khoan khảo sát, thăm dò và lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất và các hộ khai thác, sử dụng nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Điều 2 : Các đơn vị trên có nghĩa vụ thực hiện các qui định của Luật Tài nguyên nước, các luật khác có liên quan. Có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát về Quản lý Nh à nước và nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan Quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước Quản lý tại địa phương là Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng. Điều 3 : Các đơn vị trên có nghĩa vụ tài chính khi tiến hành các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng (KS,TD,KT&SD) Tài nguyên nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước. CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY 32 Điều 4 : Đối với các đơn vị khoan tay : Trong một cơ sở hành nghề khoan tay hoặc một tổ khoan tay phải có ít nhất 1 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật có tr ình độ là trung cấp Địa chất, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hành nghề, có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các giếng khoan tay khai thác n ước dưới đất . Hiểu biết các qui trình, qui phạm kỹ thuật lắp đặt kết cấu giếng khoan tay, có khả năng xử lý khi có sự cố nhiễm bẩn, nhiễm mặn nhằm bảo vệ n ước dưới đất . Phải có ít nhất 03 công nhân lành nghề có ít nhất là 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Điều 5 : Đối với các đơn vị khoan bằng máy thủ công hoặc máy khoan công nghiệp có qui mô nhỏ : Trong một đơn vị hành nghề phải có ít nhất là 01 Kỹ sư Địa chất chỉ đạo về kỹ thuật, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hành nghề hoặc trung cấp địa chất có ít nhất ba năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hành nghề. Có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các công trình khoan khai thác đơn lẻ. Có khả năng lập báo cáo KS,TD và lập dự án khai thác nước dưới đất qui mô nhỏ theo hướng dẫn qui định ở Quyết định số 05/ /2003/QĐ- BTNMT, ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có khả năng xử lý khi xẩy ra sự cố về nhiễm bẩn , nhiễm mặ n nhằm bảo vệ các tầng chứa nước dưới đất. Có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động khoan KS,TD địa chất thủy văn và lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất . Máy khoan, thiết bị thi công khoan phải đảm bảo các tính năng kỹ thuậtvà an toàn lao động theo qui định hiện hành. Điều 6 : Đối với các đơn vị khoan bằng máy khoan công nghiệp có qui mô vừa và lớn : 33 Trong một đơn vị hành nghề phải có đội ngũ kỹ thuật mà người chỉ đạo kỹ thuật chính phải có tr ình độ tối thiểu là kỹ sư chính chuyên ngành Địa chất thủy văn; Có khả năng lập đề án thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khoan khai thác và chỉ đạo thi công các công trình khoan khai thác. Có khả năng lập báo cáo kết quả KS,TD và lập dự án khai thác nước dưới đất theo hướng dẫn qui định ở Quyết định số 05/ /2003/QĐ-BTNMT, ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có hiểu biết về điều kiện địa chất thủy văn khu vực; Có khả năng xử lý khi xẩy ra sự cố về nhiễm bẩn , nhiễm mặn nhằm bảo vệ các tầng chứa nước dưới đất. Có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động khoan KS,TD địa chất thủy văn và lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất . Máy khoan, thiết bị thi công khoan phải đảm bảo các tính năng kỹ thuậtvà an toàn lao động theo qui định hiện hành. Điều 7 : Đối với các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Phải có một cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Có trách nhiệm ghi chép khối l ượng nước khai thác vào các ngày cuối tháng, quan trắc độ sâu mực nước hạ thấp và thường xuyên theo dõi sự biến động bất thường của công trình khai thác về khối lượng cũng như chất lượng. CHƯƠNG 3 TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN Điều 8 : Đối với đơn vị hành nghề khoan thủ công: Các cơ sở hành nghề khoan thủ công khai thác nước dưới đất chỉ được tiến hành hành nghề khi đã được cấp giấy phép và chỉ được phép khoan khai thác cho các hộ gia đình với mục đích khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt, kinh 34 doanh qui mô nhỏ. Chỉ được phép khoan khai thác cho các đơn vị kinh doanh khi các đon vị này đã được cấp giấy phép khai thác. Các cơ sở hành nghề khoan thủ công chỉ được khoan khai thác nước dưới đất ở tầng trầm tích bở rời ( tầng Holoxen ) đến độ sâu không quá 25m, đường kính không quá 60mm. Các cơ sở hành nghề khoan thủ công phải tuân thủ qui tr ình kỹ thuật khoan, các qui định ghi trong giấy phép và qui định về bảo vệ nước dưới đất. Giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn đơn vị chủ dự án khai thác nước dưới đất trình tự thủ tục xin cấp phép khoan KS,TD,KT n ước dưới đất theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ sở hành nghề khoan thủ công phải báo cáo định kỳ 03 tháng / lần số lượng giếng khoan và kết cấu công trình mà cơ sở đã khoan tại các khu vực trên địa bàn thành phố theo mẫu qui định (mẫu số 03) ban hành kèm theo. Có trách nhiệm xử lý lấp các công tr ình không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước ăn uống, sinh hoạt như nhiễm bẩn, nhiễm mặn nhằm bảo vệ nguồn nước sạch của các tầng chứa nước bằng các biện pháp như trám lấp bằng hỗn hợp xi măng cát hoặc Bentonite. Điều 9 : Đối với các đơn vị hành nghề khoan máy : Tổ chức, cá nhân khoan điều tra địa chất, KS,TD, khai thác phải có giấy phép hành nghề. Các đơn vị hành nghề khoan KS,TD,KT nước dưới đất chỉ được phép khoan KS-TD đối với các công trinh đã được cấp phép khoan và khoan theo đề án đã được duyệt. Tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật qui định trong hoạt động khoan KS,TD,KT nước dưới đất. Phải tuân thủ qui trình kỹ thuật khoan, các qui định ghi trong giấy phép và qui định về bảo vệ nước dưới đất. Giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn đơn vị chủ dự án khai thác nước dưới đất trình tự thủ tục xin cấp phép khoan KS,TD,KT n ước 35 dưới đất theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết lịch trình thi công công trình khoan KS,TD và lắp đặt kết cấu công trình KT nước dưới đất trước khi thi công công trình. Báo cáo đầy đủ kết quả khoan KS,TD khai thác n ước dưới đất sau khi hoàn công công trình chậm nhất là 01 tháng. Nội dung báo cáo thực hiện theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nộp 01 quyển sổ nhật ký công tr ình photocopy cho Sở Tài nguyên và môi trường theo mẫu qui định (mẫu số 04) ban hành kèm theo. Lấy mẫu đất đá trong quá trình khoan KS,TD, % mẫu phải đạt ít nhất là 70% ; Đánh dấu, bảo quản và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi kết thúc độ sâu công trình. Thực hiện các biện pháp thi công, xử lý , gia cố cách ly tầng n ước nhiễm bẩn, tầng nhiễm mặn và xử lý lấp đúng qui trình kỹ thuật đối với công trình không đạt chất lượng hoặc không có mục đích sử dụng. Có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước sạch của các tầng chứa nước khác nhau nhằm bảo vệ chất lượng của các tầng bước dưới đất, đồng thời đảm bảo uy tín của đơn vị thi công đối với các công trình kế tiếp. Khi cơ quan quản lý nước kiểm tra tình hình hoạt động khoan KSTD, khai thác nước dưới đất, đơn vị phải có trách nhiệm hợp tác hỗ trợ, cung cấp trung thực các thông tin về tình hình thi công của đơn vị. Các đơn vị hành nghề phải đăng ký các tổ hoặc đầu xe khoan hoạt động khoan thăm dò khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Sở Tài nguyên và Môi trường; Mỗi tổ hoặc đầu xe khoan khi thi công công tr ình khai thác nưới đất phải mang theo Giấy phép hành của đơn vị (Giấy phép bản photocopy có công chứng), giấy phép khoan KS,TD hoặc kết hợp khai thác nước dưới đất . 36 Điều 10 : Đối với các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước : Các đơn vị thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước (gọi tắt là chủ giấy phép) nhất thiết phải có Giấy phép do UBND thành phố Đà Nẵng hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Chủ giấy phép có quyền thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của Giấy phép và có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các điều qui định trong nội dung của Giấy phép. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo qui định của pháp luật. Được khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của pháp luật. Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của pháp luật. Cung cấp đầy đủ, trung thực các số liệu có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời gian định kỳ 06 tháng/1 lần vào những ngày đầu của tháng 7, tháng 01 năm sau. Định kỳ quan trắc động thái nước dưới đất, đo lưu lượng khai thác, độ hạ thấp mực nước, xét nghiệm chất lượng nước. Khi nguồn nước khai thác có hiện tượng thay đổi với xu hướng xấu (thay đổi bất thường) về trữ lượng cũng như chất lượng phải báo ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp phát hiện những diễn biến bất th ường như : hạ thấp mực nước, giảm lưu lượng, gia tăng đột ngột độ khoáng hoá, hàm lượng vi khuẩn hoặc các chất độc hại trong nước, có biểu hiện sụt lún mặt đất xung quanh công trình khai thác ho ặc rạn nứt nghiêng lệch các công trình kiến trúc xung quanh thì phải xử lý kịp thời. 37 Tổ chức, cá nhân xin phép khảo sát, th ăm dò, khai thác nước dưới đất , xả nước thải vào nguồn nước phải nộp lệ phí cấp giấy phép, nộp thuế tài nguyên phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo qui định của pháp luật hiện hành. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo qui định của pháp luật. Các công trình mới hoặc mở rộng nhất thiết phải tr ình cơ quan cấp phép để xin phép khoan, khai thác. Hồ sơ xin phép khoan, khai thác nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước khi tiến hành lập dự án khai thác nước phải tiến hành hút nước thí nghiệm để xác định các thông số địa chất thuỷ văn nhằm đánh giá trữ lượng khai thác nước của công trình. Để có kết quả đảm bảo độ tin cậy,khi tiến hành thực hiện công tác này phải báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết để có khế hoạch giám sát. Khi Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tình hình khai thác nước, đơn vị khai thác phải có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ v à cung cấp trung thực các thông tin về tình hình khai thác nước. Đơn vị khai thác phải sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả. Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo qui định của pháp luật. CHƯƠNG 4 CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 11 : Quan hệ giữa các đơn vị hành nghề với các đơn vị hành nghề 38 Tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ đơn vị bạn thực hiện tốt các qui tr ình qui phạm trong hoạt động khoan KS-TD, KT nước dưới đất trên tinh thần phối hợp , bình đẳng và hợp tác. Trao đổi những kinh nghiệm thi công công tr ình KS-TD và lắp đặt kết cấu giếng khai thác nước dưới đất, các phương pháp xử lý sự cố nhiễm bẩn , nhiễm mặn mà đơn vị đã xử lý thành công và có hiệu quả. Điều 12 : Quan hệ giữa các đơn vị hành nghề với các đơn vị khai thác Khi lập hồ sơ tham gia đấu thầu hoặc nhận thi công công tr ình khai thác nước dưới đất cho đơn vị khai thác thì đơn vị hành nghề phải có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị khai thác các trình tự thủ tục xin cấp phép . Lập bảng dự toán chi tiết và phương án tổ chức thi công KS-TD công trình khai thác nước dưới đất. Phân tích những qui định kỹ thuật phải tiến hành trong hoạt động khoan KS-TD, KT nước dưới đất để đơn vị khai thác thông hiểu nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình cũng như bảo vệ chất lượng của nguồn nước khai thác . Đơn vị khai thác phải hộ trợ , tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hành nghề tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật qui định, nội dung đề án thăm dò, khai thác tài nguyên nước đã được qui định trong Nghị định 149 và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 02/2005/TT- BTNMT. Điều 13 : Quan hệ giữa các đơn vị hành nghề, khai thác với Sở Tài nguyên và Môi trường Các đơn vị hành nghề , khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thường xuyên quan hệ, liên lạc và hợp tác với Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua các báo cáo, ý kiến phản ảnh , ừ ê xuất tình hình hoạt động khoan KS-TD, KT tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của đơn vị mình, của những vùng lân cận hoặc những khu vực khác mà đơn vị có được những thông tin chính xác tạo điều kiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường có những phương án xử lý kịp thời có hiệu quả trong công tác quản lý T ài nguyên nước . 39 CHƯƠNG 5 CÁC QUI ĐỊNH KHÁC Điều 14 : Trong quá trình hoạt động khoan KS-TD, KT tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nếu đơn vị nào không chấp hành đầy đủ các điều trong qui chế hoạt động khoan KS-TD, KT nước dưới đất thì tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 34/2005/NĐ-CP, ngày 17/3/2005 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước . CHƯƠNG 6 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15: Qui chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành . Trong quá trình thực hiện sẽ được, bổ sung theo những qui định của cấp trên và tình hình thực tế cho phù hợp . Điều 16 : Các đơn vị hành nghề , đơn vị khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm thi hành qui chế này. Điều 17 : Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, UBND c ác phường, xã có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện Qui chế n ày. 40 6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 1. Khu vực nghiên cứu đã phân được 8 tầng chứa nước, nhưng có ý nghĩa nhất trong cung cấp nước là tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh), tầng ch ứa nước lỗ hổng Pleistoxen (qp) và tầng chứa nước khe nứt hệ tầng A Vương (- O1). 2. Các số liệu điều tra, thu thập và tổng hợp trên đây là cơ sở để làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước dưới đất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất. Là cơ sở để tiến hành xây dựng kế hoạch đánh giá tiềm năng khai thác, qui hoạch cho giai đoạn tiếp theo, đồng thời có cơ sở để xây dựng phương án thăm dò khai thác một cách đầy đủ hơn cho từng khu vực, từng tầng chứa và phù hợp với kế hoạch qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 2010 và giai đoạn 2020. 6.2 Kiến nghị 1. Tiếp tục điều tra, thăm dò, khảo sát, đánh giá chi tiết hơn tiềm năng nước dưới đất của tất cả các khu vực, từ đó tiến hành đánh giá tiềm năng khai thác nước dưới đất và xây dựng qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý t ài nguyên nước dưới đất và bảo vệ môi trường liên quan trên cơ sở quan điểm khai thác hợp lý, bền vững Tài nguyên nước dưới đất. 2. Xây dựng hệ thống các công trình quan trắc nước dưới đất ở một số khu vực trọng điểm và một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm bẩn, xâm nhập mặn cao để làm sáng tỏ thêm các thông số địa chất thủy văn, sự biến động chất lượng nước theo thời gian. 3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nước dưới đất, yêu cầu các đơn vị hành nghề khoan khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố thực hiện đúng các qui trình qui phạm trong hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất. 41 7 PHỤ LỤC 7.1 Phụ lục số 1a : Bảng tổng hợp số liệu các công trình khai thác tài nguyên nước Tên đơn vị khai thác : Địa chỉ: Điện thoại : Địa điểm khai thác: phường (xã)................. Tọa độ TT Số hiệu công trình X Y Lưu lượng khai thác (m3/h) Mực nước tĩnh (m) Mực nước động (m) Kết quả phân tích nước số/ngày 7.2 Phụ lục số 1b: Bảng tổng hợp số liệu xả nước thải vào nguồn nước Tên đơn vị xả nước thải : Địa chỉ: Điện thoại : Địa điểm khai thác: phường (xã)................. Tọa độ TT Số hiệu Điểm xả X Y Lưu lượng xả (m3/h) Phương thức xả Chế độ xả Kết quả phân tích nước xả số/ngày 42 7.3 Phụ lục số 2: Báo cáo khối lượng thi công các công tr ình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất Báo cáo khối lượng thi công các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các đơn vị hành nghề qui mô nhỏ - lớn Tên đơn vị hành nghề : Địa chỉ: Điện thoại : Tọa độTT Tên công trình Địa chỉ x y Đoạn khai thác Độ sâu LK (m) Lưu lượng KT Tầng khai thác 7.4 Phụ lục số 3: Báo cáo khối lượng thi công các công tr ình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất Báo cáo khối lượng thi công các công trình khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các đơn vị hành nghề khoan thủ công Tên đơn vị hành nghề : Địa chỉ: Điện thoại : Đoạn khai thácTT Tên công trình Địa chỉ Từ Đến Độ sâu LK (m) Lưu lượng KT (m3/h) Tầng khai thác 43 7.5 Phụ lục số 4: Sổ tay nhật ký công trình Tên đơn vị hành nghề SỔ NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH Tên công trình: Ngày KC: Địa điểm: Ngày KT: Yếu tố địa hình: Độ sâu thực hiện: Tọa độ X= Tọa độ Y= Tổ trưởng: Chỉ đạo kỹ thuật: Công ty..... Công trình: Ngày KC: Đội (tổ): Giai đoạn: Ngày KT: Nhật ký sổ khoan Khu vực: Tổ trưởng: Số: Vị trí : Chỉ đạo kỹ thuật: Máy khoan: Người ghi chép: Thời gian khoan Đường kính ống Mực nước Độ sâu khoan Từ Đến Dài Từ Đến Dài X.hiện Ô.định Mô tả công việc Từ Đến Đường kính lỗ khoan Mô tả đất đá 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnuoc ngam da nang.pdf
Tài liệu liên quan