Tài liệu Báo cáo Hệ thông tin điều hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động: 1
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP
DÀNH CHO ĐIẸN THOẠI DI ĐỘNG
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Nguyễn Nam Hải –
thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này và TS Nguyễn Văn Hùng -
giáo viên đồng hướng dẫn và toàn thể nhóm phát triển công nghệ Lotus Domino của
Công ty cổ phần tin học Tân Dân đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian em làm khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể giáo viên nhà Trường, đặc biệt là các thầy
cô trong khoa CNTT đã chỉ bảo em trong suốt 4 năm vừa qua và trong suốt quá trình
làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp K51CB và K51MMT đã ủng hộ,
khuyến khích em trong thời gian em học tập tại Trường.
Và cuối cùng em xin tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ, anh chị em và những
người bạn thân luôn bên cạnh, động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
tốt ngh...
45 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Hệ thông tin điều hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP
DÀNH CHO ĐIẸN THOẠI DI ĐỘNG
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Nguyễn Nam Hải –
thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này và TS Nguyễn Văn Hùng -
giáo viên đồng hướng dẫn và toàn thể nhóm phát triển công nghệ Lotus Domino của
Công ty cổ phần tin học Tân Dân đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian em làm khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể giáo viên nhà Trường, đặc biệt là các thầy
cô trong khoa CNTT đã chỉ bảo em trong suốt 4 năm vừa qua và trong suốt quá trình
làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp K51CB và K51MMT đã ủng hộ,
khuyến khích em trong thời gian em học tập tại Trường.
Và cuối cùng em xin tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ, anh chị em và những
người bạn thân luôn bên cạnh, động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp
3
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Hệ điều hành tác nghiệp là hệ thống tiếp nhận, xử lý, phát hành và phê duyệt
khối lượng thông tin, công văn, văn bản, giấy tờ của một cơ quan. Nó rất quan trọng
và cần thiết, cung cấp thông tin đến người dùng. Hệ điều hành tác nghiệp đã được thiết
kế trên nền Web. Người dùng có thể truy cập mọi nơi, mọi lúc qua các thiết bị di động
như Notebook, PDA… đặc biết là trên điện thoại di động. Giao diện hiện tại của hệ
điều hành tác nghiệp được thiết kế cho màn hình máy tính 1024x768, không thuận lợi
và thích hợp cho người dùng trên điện điện thoại di động. Chính vì thế bài toán xây
dựng phiên bản “Hệ thông tin điều hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động”
được ra đời.
Khóa luận của em tập trung thiết kế giao diện và một số chức năng cho Phiên bản
hệ điều hành tác nghiệp trên điện thoại di động. Cho phép người dùng dễ dàng tra cứu
và tìm kiếm các văn bản.
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN...............................................................3
BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................7
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................8
1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................8
1.2 Giới hạn và mục tiêu của khóa luận .............................................................9
CHƯƠNG 2: HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP.......................10
2.1 Giới thiệu chung .........................................................................................10
2.1.1 Các chức năng của phần mềm .............................................................10
2.1.2 Phạm vi ứng dụng và các đối tượng phục vụ của phần mềm ..............11
2.2 Các module của phần mềm.........................................................................11
2.2 1 Module Trang thông tin tử điển phục vụ Điều hành tác nghiệp..........11
2.2.2 Module Quản lý văn bản và hồ sơ công việc.......................................12
2.3 Công nghệ phát triển hệ thông tin điều hành tác nghiệp ...........................17
CHƯƠNG 3: LOTUS DOMINO.......................................................................22
3.1 Giới thiệu chung .........................................................................................22
3.1.1 Lotus Domino là gì? ............................................................................22
3.1.2 Các đặc điểm cơ bản...........................................................................23
3.1.3 Các phần mềm trong hệ thống Lotus...................................................23
3.2 Phát triển một ứng dụng.............................................................................24
3.2.1 Tổng quản về Lotus Domino Designer Client....................................25
3.2.2 Các thành phần thiết kế của Domino...................................................25
3.2.3 Fomula và Lotus Scipt ........................................................................27
CHƯƠNG 4: HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP DÀNH CHO
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ............................................................................................30
5
4.1 Phân tích .....................................................................................................30
4.1.1 Hiện trạng ............................................................................................30
4.1.2 Yêu cầu hệ thống .................................................................................31
4.2 Thiết kế giao diện .......................................................................................32
4.3 Triển khai, cài đặt và kết quả......................................................................38
4.3.1 Triển khai và cài đặt ............................................................................38
4.3.2 Kết quả và tương lai phát triển ............................................................40
KẾT LUẬN..........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................43
PHỤ LỤC.............................................................................................................44
6
BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ Ý nghĩa
3G Third-generation technology Công nghệ truyền thông thế hệ thứ
ba
HTML
HyperText Markup
Language
Ngôn ngữ đánh giấu siêu văn bản
HTTP Hypertext Transfer Protocol Giao thức truyền tải siêu văn bản
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
WAN Wide Area Network Mạng diện rộng
WIFI Wireless Fidelity Hệ thống mạng không dây
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Website hệ điều hành tác nghiệp Đại học Công Nghệ ...........................30
Hình 2: Màn hình đăng nhập hệ thống ................................................................34
Hình 3: Màn hình chính.......................................................................................35
Hình 4: Màn hình lựa chọn 1 ...............................................................................36
Hình 5: Màn hình lựa chọn 2 ...............................................................................36
Hình 6: Màn hình tìm kiếm .................................................................................37
Hình 7: Màn hình kết quả tìm kiếm.....................................................................37
Hình 8: Toàn bộ văn đến .....................................................................................44
Hình 9: Văn bản đến trong ngày..........................................................................44
Hình 10: Toàn bộ văn bản đi ...............................................................................45
Hình 11: Văn bản đi trong ngày ..........................................................................45
8
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay thế giới đang được chứng kiến những thay đổi tuyệt vời do công nghệ
thông tin mang lại. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin toàn cầu internet đã
làm thay đổi cách sống, cách làm việc của tất cả chúng ta. Các công cụ như thư điện
tử, các diễn đàn, cách mạng xã hội, giải trí trực tuyến, giáo dục trực tuyến.v.v… đã và
đang làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Cùng với đó là việc máy tính cá nhân không còn vị
trí độc tôn như cũ. Máy tính bỏ túi, các loại điện thoại di động thế hệ mới như
Blackberry, Iphone, Nokia, Samsung, LG… đang dần thắng thế nhờ sự tiện lợi đối với
người dùng.
Rõ ràng, xu hướng của Công Nghệ thông tin trong tương lai cũng như trong hiện
tại là “kết nối, mọi lúc mọi nơi”. Các điện thoại di động có thể dễ dàng truy cập vào
internet ở bất cứ thời gian và địa điểm nào thông qua các kết nối như 3G, GPRS,
WIFI…. Nhưng các Website được thiết kế cho máy tính không phù hợp với việc truy
cập qua điện thoại di động. Gây khó khăn trong việc cập nhật thông tin, mất thời gian,
tốn kém chi phí cho người sử dụng. Chính vì thế mà hiện này có rất nhiều phiên bản
Website cho di động như: www.m.dantri.com.vn , www.m.vnexpress.net .
Hệ điều hành tác nghiệp của Trường Đại học Công Nghệ đã được xây dựng trên
nền Web cho máy tính. Do đó gây khó khăn cho người dùng khi muốn tra cứu văn bản
trên điện thoại di động. Chính vì thế bài toán xây dựng phiên bản “Hệ thông tin điều
hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động” được ra đời. Phiên bản sẽ giúp các thầy
cô có thể tra cứu các văn bản mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại di động có
nối mạng.
Phiên bản được xây dựng dựa trên Website hệ điều hành tác nghiệp có sẵn của
Trường Đại học Công Nghệ bằng phần mềm Lotus Domino. Phiên bản có giao diện
phù hợp với các điện thoại di động và có chức năng chính là giúp cho người sử dụng
tra cứu và tìm kiếm các văn bản mới nhất cũng như xem lại các văn bản đã ban hành.
9
1.2 Giới hạn và mục tiêu của khóa luận
Mục tiêu của khóa luận khóa luận tập trung vào xây dựng giao diện cho phiên
bản hệ điều hành tác nghiệp cho điện thoại di động. Do đó khóa luận đi sâu vào chức
năng tra cứu và tìm kiếm các văn bản cho người dùng.
Khóa luận sẽ giúp ta tìm hiểu thể nào là một hệ thông tin điều hành tác nghiệp,
chức năng và nhiệm vụ của nó. Tổng quan về phần mềm Lotus Domino, các đặc điểm
cơ bản và cách thức dùng Lotus Domino để xây dựng được một ứng dụng.
10
CHƯƠNG 2: HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP
Ở chương này ta sẽ tìm hiểu thế nào là một hệ thông tin điều hành tác nghiệp. Các
thành phần, chức năng và nhiệm vụ của nó trong một tổ chức hay doanh nghiệp. Công
nghệ dùng để phát triển một hệ thông tin điều hành tác nghiệp.
2.1 Giới thiệu chung
Điều hành tác nghiệp là một trong những hệ thống thông tin quan trọng hiện
đang được quan tâm hàng đầu trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Hệ thống
điều hành tác nghiệp là phần mềm trao đổi thông tin, điều hành và quản lý toàn bộ các
hoạt động hành chính của một đơn vị, trong đó việc xử lý và theo dõi quy trình xử lý
văn bản đóng vai trò quan trọng.
2.1.1 Các chức năng của phần mềm
Hệ thông tin điều hành tác nghiệp được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ công tác
quản lý và điều hành tác nghiệp của một cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Các chức năng chính của phần mềm bao gồm:
- Quản lý toàn bộ các văn bản của cơ quan bao gồm các văn bản đến, văn bản đi,
văn bản nội bộ, văn bản dự thảo…
- Quản lý toàn bộ các giấy tờ phát sinh trong quá trình luân chuyển và xử lý văn
bản bao gồm các phiếu giao việc, tờ trình, phiếu xử lý, các ý kiến trao đổi góp ý
trong quá trình xử lý văn bản…
- Gửi nhận dữ liệu văn bản điện tử giữa các đơn vị cùng tham gia vào hệ thống
trên mạng diện rộng
- Chuẩn hóa, tạo lập và lưu trữ các thông tin danh mục nhằm quản lý các đối
tượng tham gia vào hệ thống, trợ giúp việc nhập văn bản và hỗ trợ việc phân xử
các loại văn bản theo thẩm quyền giải quyết
- Tạo lập và quản lý các loại báo cáo về các tình hình luân chuyển, quản lý và xử
lý, theo dõi xử lý văn bản, kết xuất các thông tin tổng hợp nhằm phục vụ kịp
thời công tác điều hành, tác nghiệp của lãnh đạo cũng như các cán bộ trong cơ
quan.
11
2.1.2 Phạm vi ứng dụng và các đối tượng phục vụ của phần mềm
Đối tượng phục vụ của phần mềm này là các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính
sự nghiệp, doanh nghiệp thường xuyên tiếp nhận, xử lý, phát hành và phê duyệt khối
lượng lớn thông tin, công văn, văn bản, giấy tờ; các tổ chức, cơ quản có tổ chức quản
lý phân cấp được cung cấp các công cụ mạnh trong công tác quản lý, điều hành tác
nghiệp tại cơ quan, phối hợp trao đổi văn bản, giấy tờ (thông tin) với các cơ quan trong
cùng cấp, cấp cao hơn về quản lý trên mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN).
Trong phạm vi của một cơ quan/doanh nghiệp thì các nhóm đối tượng phần mềm
phục vụ bao gồm:
- Lãnh đạo cơ quan/đơn vị
- Lãnh đạo phòng Hành chính/Văn phòng
- Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn
- Bộ phận Hành chinh – Văn thư (phòng Hành chính/Văn phòng)
- Cán bộ nghiệp vụ/Chuyên viên (chuyên môn hoặc phòng ban)
- Cán bộ quản trị hệ thống
2.2 Các module của phần mềm
2.2 1 Module Trang thông tin tử điển phục vụ Điều hành tác nghiệp
Module Trang Thông tin điện tử phục vụ Điều hành tác nghiệp hướng tới hỗ trợ
các nghiệp vụ sau:
1, Quản trị hệ thống.
Cho phép người quản trị có thể quản lý được toàn bộ hệ thống:
- Quản lý và phân quyền cho người dùng.
- Quản lý hệ thống danh mục: chuyên mục tin, danh sách phòng ban, phòng họp,
danh sách diễn đàn, … danh mục này sẽ có thể được chia sẻ dùng chung với các
module khác của bộ phần mềm.
2, Quản lý thông tin cá nhân
Cho phép quản lý, thay đổi thông tin cá nhân khi đăng nhập vào chương trình.
3, Quản lý Tin tức, Sự kiện tin
12
Cho phép người dùng biên tập, kiểm duyệt, phát hành tin tức theo nhiều chuyên
mục, chủ đề, lĩnh vực và các sự kiện tin khác nhau.
4, Quản lý Diễn đàn
Cho phép tạo lập các diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các
thành viên sử dụng hệ thống.
2.2.2 Module Quản lý văn bản và hồ sơ công việc
1, Nhóm chức năng quản lý văn bản đến
- Tiếp nhận, vào sổ văn bản đến theo đường giấy tờ.
- Cho phép gắn kèm các văn bản gốc được quét (scan) trực tiếp từ trong chương
trình hoặc các file mềm để xem tham khảo và quản lý.
- Tiếp nhận, vào sổ văn bản điện tử đến qua mạng: Cho phép tiếp nhận và vào sổ
các văn bản điện tử từ các Cơ quan ngoài, chi nhánh, công ty thành viên gửi đến
qua mạng.
- Chức năng màn hình nhắc việc: Nhắc nhở người dùng có những công việc gì
mới cần làm, những công việc đang thực hiện chưa xong, hay quá hạn (trễ hạn),
các văn bản chưa xem, văn bản đến chờ vào sổ, …
- Phân xử lý văn bản (theo luồng hoặc không theo luồng xử lý đã được định
nghĩa trước), chuyển tiếp văn bản cho các đối tượng xử lý tiếp theo và chuyển
phối hợp xử lý văn bản cho một hoặc một số đối tượng liên quan phối hợp xử
lý. Chuyển văn bản gửi đích danh người nhận trong cơ quan.
- Xử lý, phối hợp xử lý văn bản: cho phép người xử lý văn bản cập nhật trạng
thái và kết quả xử lý công việc của mình.
- Lưu tham khảo, chuyển văn bản nhận để biết: cho phép xác nhận việc không xử
lý một văn bản nào mà chỉ mang tính chất tham khảo.
- Sao y, sao lục văn bản.
- Phân quyền xem văn bản: cho phép phân quyền xem các văn bản cho các đối
tượng liên quan, đảm bảo tính bảo mật của từng loại văn bản.
- Tập hợp văn bản liên quan: cho phép tập hợp các văn bản liên quan đến một
văn bản thành một chuỗi nhằm truy xuất và xử lý các công việc thuận tiện hơn.
13
- Xem và phân luồng luân chuyển/xử lý văn bản: cho phép người dùng xem
luồng luân chuyển để nắm được lịch sử của văn bản chung chuyển giữa các đối
tượng trên mạng.
- Lập và in phiếu xử lý văn bản: cho phép in ra bản tóm lược việc xử lý văn bản,
luân chuyển giữa các đối tượng.
- Lập và in sổ công văn đến: cho phép lập và in sổ công văn đến bao gồm danh
sách các văn bản đến đang được quản lý trong chương trình.
- Tìm kiếm văn bản đến.
- Theo dõi tình hình/trạng thái văn bản được xử lý (Đang xử lý, Xử lý đúng hạn,
Xử lý quá hạn, Đã hoàn thành xử lý, …)
- Tra cứu, thống kê theo phân loại: danh sách toàn bộ văn bản đến trong hệ
thống, danh sách văn bản đến trong ngày, danh sách các văn bản đến quan
trọng, văn bản quy phạm pháp luật, danh sách văn bản đến chưa vào sổ/ đã vào
sổ, danh sách văn bản đến theo các tiêu thức quản lý của văn bản, theo người xử
lý hoặc người phối hợp xử lý, …
- Hỗ trợ nhập dữ liệu nhanh chóng: cho phép sao chép một văn bản sẵn có, nhập
tắt cho các Trường dữ liệu được quản lý bởi danh mục dữ liệu.
2, Nhóm chức năng quản lý văn bản đi
- Vào sổ và quản lý văn bản đi.
- Tiếp nhận văn bản từ dự thảo chuyển sang và đưa vào văn bản đi để quản lý
- Cho phép gắn kèm các văn bản gốc được quét (scan) trực tiếp từ trong chương
trình hoặc các file mềm để xem tham khảo và quản lý.
- Gửi văn bản điện tử đi qua mạng nếu các điểm triển khai hệ thống có nối mạng
với nhau.
- Chức năng màn hình nhắc việc: Nhắc nhở người dùng có những công việc gì
mới cần làm, những công việc đang thực hiện chưa xong, hay quá hạn (trễ hạn),
như văn bản đi chờ ban hành hay chờ vào sổ, …
- Phân quyền xem văn bản
- Thiết lập văn bản phải theo dõi hồi báo, thực hiện theo dõi hồi báo như cách
thông thường hay theo dõi hồi báo qua mạng
14
- Lập và in sổ văn bản đi
- Tìm kiếm văn bản đi trong hệ thống.
- Tra cứu, thống kê theo phân loại: danh sách toàn bộ văn bản đi; danh sách toàn
bộ văn bản phát hành nội bộ đơn vị; danh sách văn bản đang theo dõi hồi báo,
đã hồi báo; danh sách theo đối tượng theo dõi hồi báo; danh sách theo người
nhận trong nội bộ đơn vị; danh sách văn bản phát hành trong ngày; danh sách
các văn bản phát hành đi có tính chất quan trọng; danh sách văn bản đi chưa
vào sổ, đã vào sổ; danh sách văn bản đi theo các tiêu thức quản lý văn bản: loại
văn bản, lĩnh vực, đối tượng soạn thảo, người ký duyệt, …; danh sách văn bản
được gửi qua đường mạng; danh sách văn bản đi theo năm phát hành.
3, Nhóm chức năng quản lý hồ sơ/xử lý công việc
- Tạo lập hồ sơ công việc và gắn các văn bản liên quan (văn bản đến, đi hoặc các
văn bản tham khảo) vào hồ sơ công việc.
- Lập phiếu xử lý văn bản (cập nhật các thông tin liên quan đến quá trình xử lý)
hay lập phiếu yêu cầu xử lý (dành cho lãnh đạo khi yêu cầu nhân viên dưới
quyền phải thực hiện xử lý công việc nào đó).
- Lập văn bản dự thảo và phiếu trình: cho phép tạo lập văn bản dự thảo và soạn
thảo phiếu trình để xử lý/giải quyết một công văn đến hoặc yêu cầu của lãnh
đạo cần xử lý công việc, toàn bộ các văn bản này tự động được cập nhật vào Hồ
sơ xử lý tương ứng.
- Phối hợp xử lý, cho phép đưa ra các ý kiến trao đổi, góp ý cho văn bản dự thảo
trong quá trình xử lý.
- Trình văn bản lên lãnh đạo: chức năng cho phép trình văn bản dự thảo kèm
phiếu trình lên lãnh đạo phê duyệt.
- Xác nhận hoàn thành văn bản: chức năng cho phép lãnh đạo có thẩm quyền xác
nhận hoàn thành quá trình dự thảo và trình ký văn bản, là cơ sở để phát hành
văn bản.
- Chức năng chuyển phát hành thành văn bản đi hoặc văn bản nội bộ.
- Chức năng Luồng luân chuyển: tự động cập nhật thông tin ngày giờ, người gửi,
người nhận của toàn bộ quá trình luôn chuyển, trình/duyệt, đóng góp giữa các
đối tượng liên quan đến Hồ sơ/văn bản trình.
15
- Chức năng hiển thị luồng xử lý Hồ sơ/công việc: Cho phép xem và nắm bắt
được quá trình, tình trạng các công việc thông qua luồng trao đổi điện tử được
ghi nhận lại trong hệ thống.
- Cập nhật văn bản ban hành: chức năng tự động cập nhật văn bản dự thảo cuối
cùng sau khi được lãnh đạo phê duyệt thành văn bản ban hành.
- Kết thúc Hồ sơ xử lý công việc: nếu quá trình xử lý đã hoàn tất đóng hồ sơ
- Chuyển giao hồ sơ cho người khác xử lý: người xử lý chính có thể chuyển
quyền xử lý chính cho người khác bằng cách chọn lại thông tin “Xử lý chính” là
tên người sẽ thay thế mình.
- Lập và in danh sách Hồ sơ: phục vụ Văn thư tổng hợp và in báo cáo danh sách
các hồ sơ khi có yêu cầu, đồng thời cho phép các chuyên viên, lãnh đạo (theo
quyền hạn) thực hiện việc kết xuất báo cáo tình hình xử lý công việc của mình
hoặc của chuyên viên khác (theo quyền) khi có yêu cầu hoặc theo định kì, thống
kê được các công việc quá hạn, các công việc bị đình trệ để có các quyết định
kịp thời và chính xác.
- Tìm kiếm theo tiêu thức: cho phép người sử dụng sử dụng chức năng này để tìm
kiếm một hồ sơ, tập hợp các hồ sơ trong hệ thống.
- Tra cứu, thống kê theo phân loại: danh sách các dồ sơ ở trạng thái đang xử lý,
đang xử lý quá hạn, đã xử lý đúng hạn/ quá hạn; danh sách các phiếu yêu cầu
của mỗi cá nhân phải giải quyết; danh sách các hồ sơ của cá nhân chịu trách
nhiệm xử lý chính; danh sách các hồ sơ của cá nhân thực hiện phối hợp xử lý;
danh sách các văn bản dự thảo của cá nhân tạo lập và trình duyệt; danh sách
toàn bộ hồ sơ đang được lưu trong hệ thống, có thể phân loại theo tình trạng hồ
sơ, theo loại hồ sơ (hồ sơ xử lý vụ việc, hồ sơ tập hợp văn bản, …), theo các
lĩnh vực; danh sách hồ sơ theo lãnh đạo phụ trách, …
4, Nhóm chức năng khai thác thông tin tổng hợp: phục vụ chủ yếu cho đối tượng lãnh
đạo
- Các loại thống kê, báo cáo: danh sách văn bản đến trong ngày, danh sách các
văn bản đến theo tình trạng xử lý (đang xử lý, đang quá hạn xử lý, đã hoàn
thành xử lý, đã xử lý nhưng quá hạn), danh sách các văn bản đi phát hành trong
ngày, danh sách các văn bản đi phát hành trong tháng/năm, danh sách các văn
bản đi đang theo dõi hồi báo (phân nhóm theo từng cán bộ theo dõi hồi báo),
16
danh sách các văn bản đi đã kết thúc hồi báo (phân nhóm theo từng cán bộ theo
dõi hồi báo hoặc tổng hợp).
- Tạo lập và in báo cáo tình hình xử lý văn bản đến theo thời gian nhận, tình
trạng văn bản, phân nhóm văn bản phục vụ lãnh đạo nắm tình hình
- Tạo lập và in báo cáo tình hình hồi báo văn bản đi: theo ngày ban hành, không
cần theo dõi hồi báo, đang theo dõi hồi báo, đã kết thúc hồi báo, phân nhóm
theo người theo dõi hồi báo hoặc người ký hoặc người soạn hoặc tổng hợp.
- Tạo lập và in báo cáo hoạt động của chuyên viên: theo ngày tháng hoặc chuỗi
thời gian, hoạt động của một, một số chuyên viên hoặc toàn bộ chuyên viên
trong cơ quan, giúp lãnh đạo đánh giá được tình hình tại cơ quan.
- Liệt kê nhật ký toàn bộ các thao tác, hoạt động của một danh sách lựa chọn
hoặc tất cả người dùng trong Cơ quan: cho phép ghi nhận toàn bộ thông tin đối
tượng, ngày giờ, thao tác làm gì của người dùng trong Cơ quan và giám sát
được các truy cập chặt chẽ.
- Liệt kê nhật ký hoạt động trong từng ngày của người dùng: cho phép theo dõi
và giám sát hoạt động hằng này các loại công việc gì, do ai làm và trong thời
gian nào. Có thể nhóm theo từng thao tác, theo người thực hiện tác vụ.
- Liệt kê nhật ký hoạt động theo từng ngày: Liệt kê theo chuỗi thời gian hàng
ngày, mỗi ngày có những tác vụ nào thực hiện, ai thực hiện, thời gian thực hiện.
5, Nhóm chức năng quản trị hệ thống và thông tin danh mục
- Cho phép quản lý các thông số cấu hình hệ thống để vận hành chương trình, các
cấu hình hệ thống cần quản lý bao gồm:
o Cấu hình tích hợp sử dụng hệ thống danh bạ điện tử tích hợp với LDAP,
Active Directory,... (trong Trường hợp không sử dụng người dùng của
Domino Directory) đảm bảo thuận tiện trong việc xác thực sử dụng các
chương trình và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
o Cấu hình phần chuyển đổi dữ liệu và phân tách dữ liệu và tra cứu dữ liệu
theo khoảng thời gian từng năm theo quy đinh văn thư lưu trữ.
o Cấu hình tích hợp hệ thống với Trang Thông tin điện tử phục vụ Điều
hành tác nghiệp.
o Cấu hình các tham số đường dẫn và kết nối với các cơ sở dữ liệu.
17
- Quản trị người dùng: cho phép quản lý người sử dụng trong hệ thống, phân
quyền sử dụng các chức năng trong chương trình với từng nhóm người sử dụng
hoặc từng đối tượng cụ thể.
- Cho phép ủy quyền xử lý công việc: Người sử dụng có thể ủy quyền xử lý cho
người khác xử lý công việc thay mình trong 1 phạm vi thời gian nhất định.
- Quản lý danh mục: được ví như từ điển tra cứu, với chức năng lưu trữ và quản
lý các loại danh mục khác nhau phục vụ cho việc quản lý các đối tượng tham
gia vào hệ thống, phục vụ cho việc hỗ trợ nhập dữ liệu nhanh, chính xác, thuận
tiện, giúp cho việc chuẩn hóa các tiêu thức thống kê,... Các danh mục quản lý
bao gồm: sổ văn bản, loại văn bản, ký hiệu văn bản, lĩnh vực văn bản, độ mật
văn bản, độ khẩn văn bản, cấp cơ quan, cơ quan, phòng ban nội bộ, mẫu văn
bản dùng chung (các mẫu để tạo văn bản dự thảo).
Module Quản lý văn bản và hồ sơ công việc cũng bao gồm các khả năng cho
phép tạo lập các luồng xử lý văn bản được định nghĩa trước theo các quy trình xử lý đã
được chuẩn hóa trong đơn vị, hay tạo lập các báo cáo với các tiêu thức do người lập
báo cáo lựa chọn. Module này cũng có thể được cấu hình để nhận các văn bản gửi đến
từ bên ngoài theo đường thư điện tử.
2.3 Công nghệ phát triển hệ thông tin điều hành tác nghiệp
Việc chọn giải pháp công nghệ Lotus Domino dựa trên nghiên cứu và phân tích
kĩ lưỡng các yếu tố sau đây:
- Khả năng lưu trữ, quản lý dữ liệu với khối lượng lớn.
- Khả năng bảo mật tốt.
- Tính ổn định của hệ thống cao.
- Cho phép triển khai trên nhiều nền tảng hệ điều hành và phần cứng khác nhau.
- Khả năng triển khai trên diện rộng, dẽ dàng mở rộng phạm vi triển khai.
- Có khả năng mở rộng, tích hợp với các hệ thống thông tin khác đang và sẽ hoạt
động trong hệ thống mạng.
- Cài đặt, cấu hình và quản trị dễ dàng.
18
- Đã có sự kiểm chứng, ứng dụng rộng rãi và là giải pháp tối ưu đối với bài toán
quản lý Văn bản, Hồ sơ.
- Tính kinh tế.
- Khả năng truyền thông, trao đổi thông tin trên mạng diện rộng.
Ưu điểm của công nghệ sử dụng
1, Hệ thống Lotus Domino cung cấp sẵn các dịch vụ kèm theo bao gồm:
- Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (Data Server)
- Hệ thống dịch vụ thư mục (LDAP Server)
- Hệ thống máy chủ Web (HTTP Server)
- Hệ thống thư tín điện tử (Mail Server)
- Lịch làm việc và lập lịch (Calendar & Scheduling)
- Các công việc cần làm (To-do lists)
- Sổ địa chỉ đối tác (Address Books)
- …
Ngoài ra, hệ thống Lotus Domino còn có thể triển khai cùng với Lotus Sametime
để hỗ trợ các giải pháp truyền thông điệp tức thời (Instant Messaging), ví dụ như chat,
voice chat, video conference, voice over IP, …
Sự tích hợp các dịch vụ này của hệ thống Domino là giải pháp gọn nhẹ, môi
trường đồng nhất giúp cho việc triển khai, mở rộng thêm các ứng dụng rất dễ dàng và
thuận tiện.
2, Hỗ trợ nhiều cơ chế xác thực người dùng
Hệ thống Lotus Domino quản lý người dùng thông qua Domino Directory. Ngoài
ra chương trình có thể tích hợp tốt với các dịch vụ thư mục nhằm quản lý và xác thực
người dùng như OpenLDAP, Microsoft Active Directory, Sun Microsystems
eDirectory, IBM Tivoli Directory Server, ... đảm bảo công tác quản lý, xác thực người
dùng hệ thống tập trung và đáp ứng đòi hỏi đồng nhất người dùng chương trình với
các dịch vụ thư mục nói trên, đặc biệt là dịch vụ Microsoft Active Directory để người
dùng của Windows, thông qua việc sử dụng tài khoản duy nhất, tăng tính bảo mật,
giảm thiểu việc nhớ quá nhiều tài khoản của các chương trình.
19
3, Khả năng bảo mật cao
Mô hình bảo mật của hệ thống Domino cung cấp chuẩn xác nhận và chứng thực
cho người dùng, chữ ký điện tử, khả năng kiểm soát truy cập linh hoạt và mã hóa dữ
liệu. Kiến trúc Lotus Notes & Domino cung cấp một mô hình bảo mật vững chắc đồng
thời vẫn cho bản khả năng tuỳ biến để đáp ứng những yêu cầu của tổ chức. Kiến trúc
Lotus Notes & Domino có hệ thống bảo mật 6 mức như sau:
- Mức mạng: Bảo mật mạng giúp ngăn chặn những truy nhập không được phép
vào hệ thống mạng mà trên đó hệ thống Lotus Notes & Domino đang chạy. Nếu
ngăn chặn truy cập từ tầng mạng, những người dùng không hợp lệ sẽ không có
quyền truy cập vào bất cứ máy chủ Domino nào. Việc truy nhập vào một mạng
có thể được điều khiển, kiểm soát bằng phần cứng hoặc phần mềm mạng, kiến
trúc Lotus Notes & Domino nâng cao mức độ bảo mật bằng cách mã hoá dữ
liệu trên các cổng của máy chủ Domino.Mã hoá một cổng mạng ngăn chặn việc
người dụng không hợp lệ sử dụng các chương trình phân tích giao thức mạng
(network protocol analyzer) để đọc dữ liệu.
- Mức xác nhận người dùng (User authentication): Xác nhận người dùng là quá
trình mà máy chủ Domino dùng để kiểm tra và xác nhận một người dùng muốn
truy cập vào máy chủ Domino. Kiến trúc Lotus Notes & Domino sử dụng thông
tin xác nhận (certificate) được chứa trong các tệp tin ID. Khi sử dụng các giao
thức Internet việc xác nhận người dùng có thể dựa trên chuẩn X.509 hoặc sử
dụng tên và mật khẩu người dùng.
- Mức máy chủ Domino: Việc truy cập máy chủ Domino được thực hiện bằng
cách sử dụng danh sách truy cập nằm trên thư mục Domino.Người dùng cần
được xác nhận (bằng ID) trước khi được kiểm tra bằng danh sách truy cập của
máy chủ.
- Mức cơ sở dữ liệu: Mỗi ứng dụng nằm trên máy chủ Domino lại có danh sách
truy cập riêng. Danh sách này cho biết những máy chủ nào, những người dùng
nào có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu này và được phép thực hiện những thao
tác gì.
- Mức thành phần thiết kế: Việc bảo mật trên các thành phần thiết kế kiểm soát
việc truy cập đến các thành phần ứng dụng. Tất nhiên là người dùng phải được
phép truy cập một ứng dụng (hay cơ sở dữ liệu) trước khi mức bảo mật này phát
huy tác dụng.
20
- Mức đối tượng: Trong một đối tượng của Lotus Notes & Domino, có thể thực
hiện phân quyền trên từng trường để hạn chế truy cập đối với người dùng cụ
thể. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng các trường ẩn.
4, Khả năng truyền nhận dữ liệu
Hệ thống Domino cung cấp giải pháp nén và mã hóa dữ liệu khi truyền thông
giúp dữ liệu truyền nhận có tính bảo mật cao trên đường truyền và giảm thiểu dung
lượng truyền nhận qua mạng. Ngoài ra cấu hình hệ thống cho phép đặt lịch truyền
nhận dữ liệu tự động theo lịch hoặc theo các tham số khác nên có thể khắc phục tình
trạng truyền thông tắc nghẽn giờ cao điểm. Các dữ liệu truyền nhận khi chưa thành
công sẽ được ghi nhật ký và thực hiện nốt phần việc còn lại khi thiết lập lại kết nối.
5, Khả năng nhân bản dữ liệu
Cơ chế nhân bản hóa dữ liệu của hệ thống Domino tự động phân bổ và nhân bản
hóa các dữ liệu và ứng dụng qua các hệ thống khác nằm ở các vị trí địa lý khác nhau.
Thông qua cơ chế nhân bản hóa này, Domino cho phép người dùng có thể truy cập vào
các ứng dụng của hệ thống ở mọi nơi, mọi thời điểm. Đây cũng là một cơ chế cho
phép thiết lập các bản dữ liệu sao lưu phục vụ cho việc phục hồi dữ liệu khi có sự cố.
6, Khả năng tạo lập Cluster
Hệ thống Domino cho phép tạo lập các máy chủ chạy trong chế độ Cluster với
nhau. Với việc các máy chủ được chạy trong chế độ này thì các cơ sở dữ liệu sẽ được
nhân bản tại các máy chủ để sao lưu dự phòng. Các cơ sở dữ liệu cũng được đặt trong
tình trạng Cluster sẽ luôn được cập nhật các thay đổi. Chính vì vậy Cluster là một giải
pháp hữu hiệu cho việc xây dựng giải pháp sao lưu, bảo toàn dữ liệu.
7, Khả năng giám sát hoạt động của hệ thống
Hệ thống Domino cung cấp sẵn các ứng dụng theo dõi các tiến trình, các tác vụ
hoạt động của hệ thống nhằm giúp người quản trị điều hành tốt hệ thống và kịp thời
khắc phục sự cố khi xảy ra. Các hoạt động của hệ thống được tự động ghi lại nhật ký
và được báo cáo khi có yêu cầu.
8, Khả năng lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn và ổn định cao
Hệ thống Lotus Domino cho phép các ứng dụng dựa trên nền tảng này một khả
năng lưu trữ dữ liệu trên các tệp dữ liệu lớn tới 64GB. Thực chất giới hạn kích thước
tệp lưu trữ dữ liệu không phụ thuộc vào Lotus Domino và các ứng dụng dựa trên nền
21
tảng này, mà chỉ phụ thuộc vào khả năng của hệ điều hành có thể quản lý các tệp dữ
liệu lớn đến đâu.
9, Khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác
Hệ thống luôn đáp ứng hỗ trợ khả năng mở rộng về cơ cấu, quy mô và phạm vi
hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức. Khi có thêm một chi nhánh mới, một
đơn vị trực thuộc mới được thành lập, việc cấu hình lại hệ thống hoặc triển khai bổ
sung thêm là hết sức dễ dàng, thuận tiện cho người dùng mới, trong đó vẫn bảo đảm
tính bền vững và ổn định của hệ thống đã triển khai, trong suốt đối với người dùng cũ.
Với việc cung cấp các thành phần giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu khác (thông
qua NotesSQL, N2N, DECS, ...) và cung cấp các định dạng dữ liệu theo chuẩn như
XML,... làm cho khả năng tích hợp của hệ thống Domino và các ứng dụng phát triển
trên hệ thống có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác.
10, Khả năng đáp ứng mọi mô hình triển khai
Cung cấp các giải pháp và mô hình triển khai toàn diện và chuẩn hóa. Có thể
triển khai những mô hình từ đơn giản đến cực kỳ phức tạp, phục vụ cho việc sử dụng
trong nội bộ một đơn vị (trong mạng cục bộ - LAN) hay cho nhiều đơn vị (có kết nối
với nhau qua mạng diện rộng - WAN). Các máy chủ Domino trong hệ thống được
chứng nhận và xác thực với nhau theo sự phân cấp của tổ chức, đem lại tính bảo mật
và đồng bộ rất cao.
22
CHƯƠNG 3: LOTUS DOMINO
Ở chương này ta sẽ tìm hiểu tổng quan về Lotus Domino, các đặc điểm cơ bản và cách
sử dụng Lotus Domino để xây dựng lên một ứng dụng.
3.1 Giới thiệu chung
3.1.1 Lotus Domino là gì?
Hệ thống Lotus Notes/Domino là một hệ thống tích hợp thư tín điện tử và các
ứng dụng WEB cho các công ty có thể cải thiện khả năng đáp ứng yêu cầu của khách
hàng và các tiến trình thương mại của họ. Domino là một giải pháp mở, có kiến trúc
thống nhất, đã được các công ty trên thế giới tin tưởng để xây dựng các hệ thống thông
tin bảo mật, các ứng dụng mang tính chất cộng tác và ứng dụng. Các máy chủ Domino
đã cài đặt một hệ thống tiểu chuẩn với Internet, đơn giản trong quản trị hệ thống và
tích hợp với các hệ thống nền. Với quá trình phát triển lâu dài, Lotus Notes/Domino đã
vượt qua các rào cản về sử dụng chung tài nguyên, quản lý hệ thống, phân phối thông
tin, trợ giúp người sử dụng với các tiến trình đồng bộ và tự động đã giúp cho khách
hàng cải tiến các hoạt động trong công ty mình.
Lotus Notes/Domino làm cho các tiến trình thông tin, cộng tác và phối hợp giữa
các nhân viên trong công ty được đồng bộ và dễ dàng. Nó là sự kết hợp của các cơ sở
dữ liệu hướng văn bản, một cơ sở hạ tầng về thư tín điện tử mở rộng và sự phát triển
ứng dụng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành.
Lotus Notes/Domino đang dẫn đầu trong thị trường phần mềm mô hình
clien/server cho hệ thống thông tin cộng tác và thương mại điện tử. Với sức mạnh của
hệ thư tín điện tử và truyền dẫn dữ liệu, nó có thể mang đến cho bạn tất cả những
thông tin mà bạn cần như:
- Thư tín điện tử (E-mail)
- Lịch làm việc (Calendar)
- Các công việc cần làm (To do list)
- Sổ địa chỉ đối tác (Address book)
- Tìm kiếm địa chỉ trên Internet (Internet address lookups)
- Trình duyệt WEB (Web browsing)
23
- Phần mềm thư tín theo chuẩn Internet (IMAP or POP)
- Bảo mật thông qua chứng thực điện tử
3.1.2 Các đặc điểm cơ bản
Đơn giản trong sử dụng: Phiên bản 6 đã cải tiến một bước lớn về giao diện, tăng
cường các công cụ và độ thông minh của chúng, đơn giản trong lưu trữ và tìm kiếm.
Tích hợp hệ thống quản lý với hệ thống thông tin điện tử cho các cơ quan ở mọi
mức độ khác nhau với nhiều khả năng quản lý và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.
Tích hợp hệ thống thư tín điện tử theo tiêu chuẩn Clien/Server: Phiên bản 6 đã
tạo ra một mô hình thư tín điện tử clien/server tin cậy, mở rộng, tương thích với các
tiêu chuẩn trên thế giới.
Khả năng làm việc với nhiều loại máy chủ: với sự cập nhật thêm các giao thức
mới, Lotus Notes/Domino trở thành công cụ mạnh mẽ cho người sử dụng không quan
tâm đến cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin.
Mở rộng hỗ trợ cho thiết bị di động và người sử dụng từ xa.
Tích hợp với Internet: đồng ý cho người sử dụng kết nối trực tiếp với Internet từ
Lotus Notes/Domino.
Phát triển ứng dụng và lập trình: Xây dựng ứng dụng trong môi trường Lotus
Notes/Domino là đơn giản với sự hỗ trợ với Lotus Script 4.0, một ngôn ngữ không phụ
thuộc vào hệ điều hành tương thích với ngôn ngữ BASIC, hướng đối tượng và được
cập nhật thêm nhiều công cụ mới để lập trình.
Lotus Notes/Domino có khả năng hỗ trợ làm nhiều việc tại nhiều vị trí khác nhau
trên thế giới, sử dụng nhiều ngôn ngữ.
3.1.3 Các phần mềm trong hệ thống Lotus
1, Máy chủ Domino
Donino Application Server: Donino Application Server là sự kết hợp giữa hệ
thống thư tín điện tử và máy chủ ứng dụng. Hệ thống này làm cho người sử dụng đơn
giản trong việc tích hợp các hệ thống nền với các tiến trình thương mại. Các ứng dụng
24
được phát triển nền các máy chủ này được sử dụng các tính năng của thư tín điện tử
tạo ra các ứng dụng mang tính cộng tác và đồng bộ.
Domino Messaging Server: Domino Messaging Server được sử dụng cho hệ
thống thư tín điện tử, lịch và thời khóa biểu. Nó đã được xây dựng sẵn bên trong một
hệ thống e-mail và ứng dụng cộng tác bao gồm một diễn đàn thảo luận. Domino
Messaging kết hợp sự hỗ trợ các công nghệ mới nhất của Internet với các đặc điểm
tiên tiến của hệ thống thư tín điện tử, khả năng tin cậy và tốc độ thực hiện của Lotus
Domino.
Domino Enterprise Server: Domino Enterprise Server hỗ trợ giống như Domino
Application Server nhưng cộng thêm vào đó các khả năng hỗ trợ về cluster và khả
năng sẵn sàng đáp ứng cao(24/24).
2, Máy trạm Notes
Giống như các phiên bản trước của Lotus Domino, Domino 6 tiếp tục tập trung
vào khả năng đơn giản cho sử dụng. Bởi vậy, nó có một lượng lớn các máy trạm sẵn
sàng cho việc sử dụng, mỗi cái được thiết kế cho một mục đích riêng.
- Lotus Note 6
- Domino designer 6: dùng cho máy trạm phát triển ứng dụng
- Domino administrator: dùng cho máy trạm quản trị hệ thống.
- Mobile clien: Thiết bị cầm tay, điện thoại di động có trình duyệt.
- Inote web access
- Inote for Microsoft Outlook
Phần lớn các chức năng của Lotus Domino có thể được tiếp cận trên trình duyệt
Web. Lotus Domino bao gồm cả ứng dụng quản trị trên Web.
3.2 Phát triển một ứng dụng
Để phát triển một ứng trên hệ thống Lotus Domino như Hệ thông tin điều hành
tác nghiệp thì ngoài phải biết cài đặt và cấu hình các Lotus Domino Server ta còn phải
biến sử dụng và làm việc trên Lotus Domino Designer Client.
25
3.2.1 Tổng quản về Lotus Domino Designer Client
Máy chủ Domino và Domino Designer cung cấp một môi trường phát triển ứng
dụng theo tiểu chuẩn thế giới cho máy trạm Notes, Web Client và người sử dụng di
động. Domino giúp bạn xây dựng ứng dụng trên cơ sở các dòng thông tin trong tổ
chức của bạn. Với các dịch vụ có sẵn như dịch vụ thư mục, quản lý dòng công việc,
thư tín và bảo mật, Lotus Domino cho phép bạn phát triển các ứng dụng có giá trị và
giải pháp thương mại. Domino Designer là một giải pháp phát triển mở và cung cấp
cho bạn các công cụ phát triển ở mức cao nhất.
3.2.2 Các thành phần thiết kế của Domino
1, Cơ sở dữ liệu Domino
Một cơ sở dữ liệu Domino là một tập hợp các thông tin được lưu trữ trong một
tệp đơn. Một ứng dụng của Domino sẽ có ít nhất một cơ sở dữ liệu. Một ứng dụng sử
dụng nhiều cơ sở dữ liệu cùng một lúc và các thông tin có thể chuyển từ cơ sở dữ liệu
này sang cơ sở dữ liệu khác. Một cơ sở dữ liệu lưu giữ cả thông tin về thiết kế và dữ
liệu. Một đơn vị lưu trữ dữ liệu của Notes có thể lưu trữ các thông tin về ký tự, đồ họa,
âm thanh, hình ảnh…
2, Frameset
Frameset là một tập hợp của các khung chương trình, trợ giúp lập trình viên trong
việc phát triển ứng dụng trên Notes và Web. Domino cung cấp cho bạn công cụ thiết
kế Frameset một cách trực quan.
3, Page
Một page là một phần tử thiết kế hiển thị các thông tin cho người sử dụng. Nó
giống như là một form ngoại trừ việc không được phép chứa các trường và subform.
Page Designer là một công cụ soạn thảo WYSIWYG HTML, hỗ trợ một lượng lớn các
kỹ thuật lập trình Web bao gồm HTML 4, các kiểu ảnh, Java Applet, Active X và các
đối tượng đa phương tiện. Page Designer đã được cải tiến để hỗ trợ việc sử dụng bảng
và ảnh một cách tốt nhất.
Sử dụng Page Designer bạn có thể tạo hoặc nhập một trang HTML thành một
page. Bạn sẽ dễ dàng trong việc trình bày và điều khiển hiển thị nội dụng một trang.
26
4, Forms
Một form là một kiến trúc cho phép bạn nhập và hiển thị các thông tin cơ sở dữ
liệu. Một cơ sở dữ liệu Notes bao gồm các danh sách được tạo ra từ một hay nhiều
form. Một form có thể bao gồm các phần tử sau:
- Trường dữ liệu
- Các nhãn của trường hoặc hướng dẫn
- Subform
- Các khu vực hiển thị cho phép bạn tùy biến một cách dễ dành
- Hình ảnh
- Bảng biểu
- Các đối tượng, tệp gắn, liên kết
- Hệ thống nút để thực hiện các chức năng của form
- Ảnh nền
5, Views
Một view là một danh sách các đối tượng lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Các đối
tượng được hiển thị trên view phụ thuộc vào điều kiện lựa chọn Các đối tượng có thể
nhóm hoặc sắp xếp theo nội dung của nó. Phần lớn các thông tin quan trọng được hiển
thị trên view.
6, Folder
Folder có cấu trúc giống như view, hiển thị danh mục các đối tượng nhưng folder
không dựa vào điều kiện lựa chọn mà sẽ cho phép người sử dụng quyết định tài liệu
nào được giữ trong folder.
7, Shared Code
Agent: Agent cho phép bạn thực hiện các nhiệm vụ tự động đối với Domino.
Chúng có thể là các chương trình chạy một mình thực hiện các nhiệm vụ được chỉ định
trong một cơ sở dữ liệu cho người sử dụng. Ví dụ: sửa chữa nội dung các đối tượng,
thực hiện các nhiệm vụ tiện ích chẳng hạn như tương tác với các ứng dụng khác.
Agent cũng có thể cài đặt để chạy ngầm trên máy chủ hoặc kích hoạt bằng thời gian
biểu.
27
Outlines: Outlines cung cấp cho bạn một cách để người sử dụng hình dung được
cấu trúc ứng dụng của bạn. Outline cho phép bạn quản lý các cấu trúc này một cách
tập trung. Khi ứng dụng của bạn thay đổi, bạn chi cần thay đổi các phần tử nguồn của
Outline, nội dung hiển thị trong Outline được tự động hỗ trợ.
Bạn có thê tạo một Outline để người sử dụng liên kết với các hệ thống view và folder
trong cơ sở dữ liệu của bạn, thực hiện các hành động, liên kết tới các phần tử khác
hoặc các URL. Sau khi tạo ra outline, bạn có thể nhúng nó vào trong form hoặc page.
Subforms:Một subform là một loại form đặc biệt cho phép bạn sử dụng trên
nhiều form khác. Ví dụ bạn có thể tạo một subform để hiển thị các tiêu đề của thư điện
tử. Subform có thể được hiển thị dựa vào công thức.
Shared Fields: Shared Fields giống như trường bình thường có thể sử dụng trên
nhiều form khác nhau. Nếu bạn thay đổi thuộc tính của Shared Fields thì sự thay đổi
này có tác động trên tất cả các form chứa Shares Fields này.
Actions: Hệ thống nút cung cấp cho bạn các giao diện để thực hiện các tiến trình.
Ví dụ bạn có thể sự dụng hệ thống nút để thực hiện các tác vụ như tạo mới, in, xóa
hoặc đóng tài liệu. Hệ thống nút có thể được dùng cho view, subform và form
Script Libraries: Thư viện Script là trung tâm để bạn lưu trữ các đoạn mã chương
trình để có thể dùng chung.
Shared Resources:
- Images: bạn có thể nhập bất cứ tệp ảnh nào vào trong cơ sở dữ liệu và sử dụng
chúng cho các ứng dụng của bạn
- Files: bạn có thể nhập bất cứ tệp nào vào trong cơ sở dữ liệu và sử dụng chúng
cho các ứng dụng của bạn, chẳng hạn như tập HTML
- Applets: Java Apllet được sử dụng để cung cấp cho người sử dụng một giao
diện cao cấp. Chúng thường được sử dụng trên trình duyệt Web hoặc Notes,
bao gồm cả trên form, document, và page.
3.2.3 Fomula và Lotus Scipt
1, Fomula
Fomula là các biểu thức có thuộc tính có thể lập trình được, ví dụ bạn có thể gán
giá trị cho các biểu thức hoặc điều khiển giới hạn các tiến trình của phần mềm. Fomula
28
cung cấp giao diện cho lập trình viên thông qua các hàm (@function) và các lệnh
(@command).
Một Fomula liên quan đến việc một hoặc nhiều câu lệnh có thể thực hiện được
thứ tự. Phụ thuộc vào các đối tượng có liên quan đến fomula và các điều hiện khác mà
bạn có thể thực hiện một hoặc nhiều lần hoặc nó có thể thực hiện nhiều lần trên các tài
liệu được chọn. Fomula hiện tại ở phiên bản 6 đã có thể thực hiện được các vòng lặp
Tất cả các hàm đều đánh giá một giá trị và có thể đặt nó vào một fomula khác.
Khi một fomula được thực hiện, giá trị của fomula này được chuyển thành một phần
của fomula khác. Một số fomula cũng có những hiệu ứng ngoài, có khả năng là
nguyên nhân của một số hành động khác xảy ra, chẳng hạn @Prompt là nguyên nhận
của việc hiển thị một hộp thoại.
Phần lớn các @function có thể được sử dụng cho bất cứ đối tượng nào của Notes,
một số thì bị hạn chế trong từng ứng dụng. Các @function sẽ trả lại các thông tin trên
cơ sở dữ liệu, danh mục, tài liệu hoặc trường, nơi mà @function đang có ảnh hưởng.
@command là các hàm đặc biệt thực hiện các hành động ngay lập tức trên giao
diện người dùng. Phần lớn các @command mô phỏng một lệnh ở trên thanh menu. Ví
dụ mở một tài liệu để sửa bạn có thể dùng lệnh: @command([editdocument];”1”).
2, Lotus Script
Lotus Script trợ giúp cho người phát triển ứng dụng một dải rộng các tính năng
hiện đại, một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Nó tạo ra một giao diện để truy xuất
tới Domino thông qua các đối tượng đã được định nghĩa sẵn. Domino tự động biên
dịch các đối tượng và đoạn mã của người dùng một cách tự động. Nó cho phép bạn lập
trình bằng nhiều cách hiệu quả khác nhau.
Thêm vào nữa, cấu trúc phân cấp của các đối tượng Domino giống như với phân
cấp giao diện người dùng. Ví dụ bạn muốn lập trình trên Lotus Script, bạn sẽ bắt đầu
với UIWorkspace class, sau đó chuyển xuống UIDocument đại diện cho tài liệu hiện
tại đang mở. Khi bạn đã có quyền hạn với đối tượng này, bạn sẽ có thể tiếp cận dữ liệu
trong các trường của đối tượng.
Các vấn đề trên cũng được áp dụng cho các đối tượng back-end, là các đối tượng
mà bạn sẽ làm việc mà không có trên giao diện người dùng. Bạn sẽ bắt đầu với
NotesSession và đi xuống NotesDatabase, NotesDocument,
Dưới đây là mô tả ngắn gọn các lợi ích của Lotus Script:
29
- Ngôn ngữ mở rộng bậc cao của BASIC: LotusScript là ngôn ngữ mở rộng của
Bacsic. Nó cho phép lập trình viên dễ dàng trong việc phát triển ứng dụng. Bạn
có thể sử dụng các đoạn mã phức tạp bằng các điều kiện, rẽ nhãnh, vòng lặp..
- Chạy trên nhiều nền tảng khác nhau: LotusScript là ngôn ngữ chay được trên
nhiều nền tảng khác nhau. Bạn có thể tạo một ứng dụng trê Lotus Domino và có
thể được sử dụng trên bất kỳ nền nào được hỗ trợ như Window, linu…
- Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Các đối tượng Domino có sẵn để sử dụng
cho LotusScript. Bạn có thể viết các đoạn mã lệnh để truy cập và quản lý các
đối tượng.
- Hỗ trợ OLE/COM: Domino có thể quản lý một cách hữu dụng cho các tài liệu
trong bộ phần mềm SmartSuite hoặc các ứng dụng OLE khác, chẳng hạn
Mcrosoft Office. Domino cho phép bản thân nó là một máy chủ OLE2, hỗ trợ
cả COM và giao diện OLE. Một ứng dụng ngoài cũng có thể sử dụng các đối
tượng để các ngôn ngữ lập trình khác tạo và tham chiếu đến nó.
- Khả mở thông qua LSX: Bạn có thể mở rộng LotusScript bằng cách viết các lớp
cho riêng bạn, sử dụng LotusScript eXtensions trong C và C++.
- Kết nối với cơ sở dữ liệu khác: Bạn có thể kết nối ứng dụng của bạn bằng cách
sử dụng các cơ sở dữ liệu khác, chẳng hạn DB2 thông qua LS:DO. Lợi ích của
việc này là bạn có thể sử dụng các cơ sở dữ liệu có sẵn để lưu trữ dữ liệu tại
một vị trí.
30
CHƯƠNG 4: HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP DÀNH
CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
4.1 Phân tích
4.1.1 Hiện trạng
Website điều hành tác nghiệp của Trường Đại học Công Nghệ tại địa chỉ
có giao diện như sau:
Hình 1: Website hệ điều hành tác nghiệp Đại học Công Nghệ
Ta thấy giao diện của Website là hợp lý và phù hợp với người dùng trên các máy
tính desktop và laptop. Nhưng sẽ không phù hợp nếu người dùng truy cập vào Website
này qua các máy điện thoại di động. Chính vì thế trong bước đầu xây dựng phiên bản
hệ thông tin điều hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động em quan tâm đến các
mục đích chính sau:
31
Về giao diện:
- Giao diện hợp lý với kích thước màn hình của các điện thoại di động
- Nhỏ gọn, đơn giản, truy cập nhanh.
Về chức năng:
- Cho phép xem lịch công tác của ban giám hiệu
- Tra cứu toàn bộ văn bản đến
- Tra cứu văn bản đến trong ngày
- Tra cứu toàn bộ văn bản đi
- Tra cứu văn bản đi trong ngày
- Tìm kiếm văn bản với từ khóa cho trước.
4.1.2 Yêu cầu hệ thống
1, Yêu cầu chức năng
- Yêu cầu hiển thị:
o Thông tin về ngày đến của văn bản đến: Phiên bản cần hiển thị ngày đến
của văn bản đến để người dùng biết văn bản đó đến ngày nào, đã xem
hay chưa xem.
o Thông tin về trích yếu của văn bản đến: Phiên bản cần hiển thị trích yếu
của văn bản đến, đây là tóm tắt nội dung của văn bản để người dùng biết
văn bản đó có phải là văn bản mình cần phải đọc hay tìm hiểu không.
o Thông tin về ngày ban hành của văn bản đi: Phiên bản cần hiển thị ngày
ban hành của văn bản đi, để biết văn bản đó là mới hay cũ, đã xem hay
chưa xem.
o Thông tin về trích yếu của văn bản đi: Phiên bản cần hiển thị trích yếu
của văn bản đi, đây là tóm tắt nội dung của văn bản giúp người dùng biết
văn bản đó có phải là văn bản mình cần phải đọc hay tìm hiểu không.
o File đính kèm: Phiên bản hiển thị file đính kèm của văn bản để người
dùng download về máy để đọc chi tiết văn bản.
32
- Yêu cầu nghiệp vụ: đối với người dùng của phiên bản này:
o Tra cứu và download file đính kèm của các văn bản đến
o Tra cứu và download file đính kèm của các văn bản đi
o Tìm kiếm các văn bản với từ khóa.
2, Yêu cầu phi chức năng
- Tính tiến hóa: kiến trúc của phiên bản cho phép mở rộng các chức năng.
- Giao diện nhỏ gọn, đơn giản, truy cập nhanh qua điện thoại di động: Phiên bản
được thiết kế cho người dùng khi truy cập qua điện thoại phải dễ sử dụng, tra
cứu được các văn bản mới và các văn bản cũ.
- Tính an toàn: chỉ những người dùng có quyền mới được vào phiên bản để đọc
và download file đính kèm của các văn bản.
- Tính tương thích: Phiên bản tương thích mới mọi điện thoại có cài đặt các trình
duyệt như internet explorer, opera mini, safari.
4.2 Thiết kế giao diện
Màn hình các điện thoại di động có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng nói chung là
nhỏ do đó khi thiết kế giao diện em chú ý các vấn đề:
- Độ rộng của phiên bản là hết chiều rộng màn hình điện thoại.
- Chiều dài của phiên bản hiển thị đủ 10 văn bản.
- Cỡ chữ và kích thước phù hợp, dễ đọc.
1, Danh sách các màn hình
STT Tên màn hình Chức năng
1 Màn hình đăng nhập Màn hình cho phép đăng nhập vào
hệ thống
2 Màn hình hiển thị toàn bộ văn bản
đến
Màn hình cho phép người dùng
xem và download file đính kèm của
văn bản đến
33
3 Màn hình hiển thị văn bản đến
trong ngày
Màn hình cho phép người dùng
xem và download file đính kèm của
văn bản đến trong ngày
4 Màn hình hiển thị toàn bộ văn bản
đi
Màn hình cho phép người dùng
xem và download file đính kèm của
văn bản đi
5 Màn hình hiển thị văn bản đi trong
ngày
Màn hình cho phép người dùng
xem và download file đính kèm của
văn bản đi trong ngày
6 Màn hình tìm kiếm Màn hình cho phép người dùng tìm
kiếm văn bản với từ khóa
7 Màn hình trả về kết quả tìm kiếm Màn hình trả về các văn bản có
chứa từ khóa tìm kiếm trong cơ sở
dữ liệu
8 Màn hình lựa chọn 1 Màn hình cho phép người dùng
thay đổi hiển thị giữa văn bản đến
và đi
9 Màn hình lựa chọn 2 Màn hình cho phép người dùng
thay đổi hiển thị toàn bộ văn bản và
văn bàn trong ngày
2, Mô tả màn hình
- Màn hình đăng nhập: màn hình đăng nhập là màn hình dùng để truy cập vào hệ
thống.
o Mô tả hoạt động: người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu. Sau đó
chọn “Đăng nhập”.
o Các thành phần chính
Nhóm Loại Ý nghĩa
1 TextField1 TextField này dùng để nhập tên
2 TextField1 TextField này dùng nhập mật khẩu
3 Button Nút button đăng nhập
34
Hình 2: Màn hình đăng nhập hệ thống
Sau khi đăng nhập thành công phiên bản sẽ hiển thị màn hình chính.
- Màn hình chính: hiển thị các văn bản
o Mô tả hoạt động: màn hình giúp người dùng dễ dàng tìm, download và
tìm kiếm các văn bản.
o Các thành phần chính
Nhóm Loại Ý nghĩa
1 Banner Tên Website
2 Link Lịch công tác ban giám hiệu
3 Select trái Dùng để thay đổi hiển thị văn bản
đến trong này hay toàn bộ văn bản
4 Select phải Dùng để thay đổi hiển thị văn bản
đến hay văn bản đi
5 TextField Dùng để điền từ khóa tìm kiếm
1
2
3
35
6 Button Nút tìm kiếm văn bản
7 Button Nút chuyển các trang
8 Fame Hiển thị ngày ban hành, trích yếu, file
đính kèm của văn bản
Hình 3: Màn hình chính
- Màn hình lựa chọn:
o Mô tả hoạt động: dùng để lựa chọn văn bản đến hay văn bản đi. Văn bản
trong ngày hay toàn bộ văn bản.
o Lựa chọn toàn bộ văn bản hay văn bản trong ngày
3
2
1
4
6
7 8
5
36
Hình 4: Màn hình lựa chọn 1
Lựa chọn văn bản đến hay văn bản đi:
Hình 5: Màn hình lựa chọn 2
- Màn hình kết quả tìm kiếm
37
o Mô tả hoạt động: trả về kết quả tìm kiếm văn bản với từ khóa.
o Điền từ khóa tìm kiếm:
Hình 6: Màn hình tìm kiếm
o Kết quả trả về sau khi tìm kiếm:
Hình 7: Màn hình kết quả tìm kiếm
38
4.3 Triển khai, cài đặt và kết quả
4.3.1 Triển khai và cài đặt
Sau khi phân tích và thiết kế cho phiên bản với những chức năng, thành phần và
giao diện hợp lý. Em đã xây dựng và phát triển ứng dụng. Trong thời gian triển khai
em đã thực hiện các bước như sau: Thiết kế một ứng dụng độc lập có tên là
“Mobile.nsf’. Ứng dụng này có nhiệm vụ kết nối với cơ sở dữ liệu “Vbden.nsf” và
“Vbdi.nsf” của Đại học Công Nghệ thông qua các “Form” và các “View” trong hệ
thống phần mềm Lotus Domino.
1, Form
Các form dùng để kết nối với cơ sở dữ liệu Đại học Công Nghệ:
- $$ViewTemplate_for_tracuu_toanbovanbanden: gọi toàn bộ văn bản đến.
- $$ViewTemplate_for_tracuu_vanbandentrongngay:gọi văn bản đến trong ngày.
- $$ViewTemplate_for_tracuu_toanbovanbandi: gọi toàn bộ văn bản đi.
- $$ViewTemplate_for_tracuu_vanbanditrongngay: gọi văn bản đi trong ngày.
- $$ViewTemplate_for_search_mobile: gửi từ khóa tìm kiếm văn bản.
2, View
Các view dùng để kết nối với cơ sở dữ liệu Đại học Công Nghệ:
- tracuu_toanbovanbanden: (Phụ lục - Hình 8)
o Input: SELECT Form = "aWEBVBdenFRM_nhapmoi" &
VBdenNhapmoi_dauhieu = "2"
o Output: toàn bộ văn bản đến
- tracuu_vanbandentrongngay: (Phụ lục - Hình 9)
o Input: SELECT Form = "aWEBVBdenFRM_nhapmoi" &
VBdenNhapmoi_dauhieu = "2" & @Created=@Today
o Output: văn bản đến trong ngày
- tracuu_toanbovanbandi: (Phụ lục - Hình 10)
o Input: SELECT Form = "aWEBVBdiFRM_nhapmoi" &
VBdiNhapmoi_dauhieu = "2"
o Output: toàn bộ văn bản đi
39
- tracuu_vanbanditrongngay: (Phụ lục - Hình 11)
o Input: SELECT Form = "aWEBVBdiFRM_nhapmoi" &
VBdiNhapmoi_dauhieu = "2" & @Created=@Today
o Output: văn bản đến trong ngày
- searchMobile: hiển thị kết quả tìm kiếm với từ khóa (Hình 7)
o Input: từ khóa tìm kiếm được gửi lên từ form $$ViewTemplate_
for_search_ mobile.
o Output: danh sách các văn bản có chứa từ khóa.
3, Cài đặt
- Các form $$ViewTemplate_for_tracuu_toanbovanbanden, $$ViewTemplate_
for_tracuu_vanbandentrongngay, $$ViewTemplate_for_search_mobile được
cài đặt trong cơ sở dữ liệu “VBDen.nsf” trong hệ thống server Lotus Domino.
- Các view tracuu_toanbovanbanden, tracuu_vanbandentrongnay, searchMobile
được cài đặt trong view của cơ sở dữ liệu “VBDen.nsf” trong hệ thống server
của Lotus Domino.
- Các form $$ViewTemplate_for_tracuu_toanbovanbandi, $$ViewTemplate_for_
tracuu_vanbanditrongngay, $$ViewTemplate_for_search_mobile được cài đặt
trong form của cơ sở dữ liệu “VBDi.nsf” trong hệ thống server Lotus Domino.
- Các view tracuu_toanbovanbandi, tracuu_vanbanditrongnay, searchMobile
được cài đặt trong view của cơ sở dữ liệu “VBDi.nsf” trong hệ thống server của
Lotus Domino.
- Phiên bản hệ thông tin điều hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động đã
được cài đặt thử nghiệm lên server văn thư của Trường Đại học Công Nghệ từ
ngày 10/05/2010. Có địa chỉ là:
- Yêu cầu khi truy cập vào phiên bản:
o Điện thoại phải kết nối Internet thông qua Wifi hoặc GPRS hoặc 3G…
o Điện thoại có cài đặt các trình duyệt cho phép chạy Javascript.
- Trong thời gian thử nghiệm em đã sử dụng trình thiết bị giả lập di động
Emulator Nokia S60.
40
4.3.2 Kết quả và tương lai phát triển
1, Kết quả
Thử nghiệm phiên bản trên các máy điện thoại:
Nokia E71:
Trình duyệt Ưu điểm Nhược điểm
Internet Explorer Hiển thị như đã thiết kế,
vừa với màn hình điện
thoại
Opera mini version 4 Hiển thị như đã thiết kế,
vừa với màn hình điện
thoại
Opera mini version 5 Hiển thị các thành phần
như đã thiết kế
Chưa được đẹp.Trích
yếu của các văn bản hiển
thị trên 2 dòng.
- Nokia N82
Trình duyệt Ưu điểm Nhược điểm
Internet Explorer Hiển thị các thành phần
như đã thiết kế
Còn dùng thanh ngang
để di chuyển
Opera mini version 4 Hiển thị các thành phần
như đã thiết kế
Chưa được đẹp. Trích
yếu của văn bản hiển thị
trên 2 dòng
- Iphone
Trình duyệt Ưu điểm Nhược điểm
Safari Hiển thị như đã thiết kế. Hiển thị như trên màn
hình máy tính.
Opera mini 5 Hiển thị các thành phần
như đã thiết kế
Trích yếu của các văn
bản hiển thị trên 2 dòng
-
41
- Trình giả lập Emulator Nokia S60:
Trình duyệt Ưu điểm Nhược điểm
Internet Explorer Hiển thị như đã thiết kế.
Qua kết quả chạy thử nghiệm trên em thấy phiên bản chạy trên các dòng máy
điện thoại tuy không giống nhau nhưng cơ bản đã hiển thị đúng các thành phần như đã
thiết kế.
2, Tương lai phát triển
- Phiên bản chạy tốt trên các dòng máy điện thoại di động.
- Phiên bản hỗ trợ hết các chức năng đã có trên nền Web.
- Phiên bản hệ thông tin điều hành tác nghiệp dành cho điện thoại di động không
chỉ được áp dụng cho Trường Đại học Công Nghệ mà còn có thể được triển
khai phổ biến cho tất cả các cơ quan, doanh nghiêp có sử dụng hệ thông tin điều
hành tác nghiệp được phát triển bằng phần mềm Lotus Domino.
42
KẾT LUẬN
Khóa luận đã trình bày được khái niệm thế nào là một hệ thông tin điều hành tác
nghiệp và tìm hiểu tổng quan về phần mềm Lotus Domino. Để từ đó từng bước xây
dựng lên phiên bản Hệ thông tin điều hành tác nghiệp trên điện thoại di động bằng
Lotus Domino. Với thời gian có hạn, em đã bước đầu xây dựng cho phiên bản khả
năng đáp ứng được nhu cầu tra cứu và tìm kiếm của người dùng. Em hi vọng trong
tương lai không xa, em sẽ có thời gian được hoàn thiện phiên bản này và được triển
khai cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu muốn có một phiên bản hệ thông
tin điều hành tác nghiệp trên điện thoại di động.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty cổ phần tin học Tân Dân, “TDOffice-Giới thiệu”, tháng 8 năm 2008
[2] Công ty các giải pháp mạng Việt Nam, “Giáo trình thiết lập và quản trị Lotus
Domino”, tháng 5 năm 2005
[3] IBM, “Lotus Document Manager”
[4]
44
PHỤ LỤC
Các giao diện
Hình 8: Toàn bộ văn đến
Hình 9: Văn bản đến trong ngày
45
Hình 10: Toàn bộ văn bản đi
Hình 11: Văn bản đi trong ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-HỆ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP DÀNH CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG.pdf