Tài liệu Báo cáo Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội: Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô với chức năng cơ bản là cung cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bên quan tâm như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước… Nhất là trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp coi như “ một ngôn ngữ kinh doanh” như nghệ thuật để ghi chép, phân tích tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thì công tác tổ chức hạch toán kế toán là một nhiệm vụ quan trọng để các nhà quản lý doanh nghiệp định hình tốt việc tổ chức cơ cấu bộ máy điều hành sản xuất và các đơn vị sản xuất. Với một đơn vị sản xuất như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội, yếu tố cơ bản để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, liên tục đó là nguyên vật liệu và công cụ- dụn...
15 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô với chức năng cơ bản là cung cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bên quan tâm như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước… Nhất là trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp coi như “ một ngôn ngữ kinh doanh” như nghệ thuật để ghi chép, phân tích tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thì công tác tổ chức hạch toán kế toán là một nhiệm vụ quan trọng để các nhà quản lý doanh nghiệp định hình tốt việc tổ chức cơ cấu bộ máy điều hành sản xuất và các đơn vị sản xuất. Với một đơn vị sản xuất như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội, yếu tố cơ bản để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, liên tục đó là nguyên vật liệu và công cụ- dụng cụ- cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Công tác quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là hết sức cần thiết, việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào trong tất cả các khâu tiếp nhận, khâu bảo quản, cấp phát, dữ trữ và sử dụng góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Báo cáo thực tập “ Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội” nhằm tìm hiểu thực tế từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị với mong muốn hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27- 7 Hà Nội.
Báo cáo được chia làm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
Phân 2: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
Do trình độ kiến thức cũng như lý luận còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, em mong được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cám ơn!
Phần 1 Tổng quan về tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên gọi : Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Bao bì 27- 7 Hà Nội
Tên giao dịch : HA NOI 27- 7 PACKAGING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : Hapack Co.Ltd
Số đăng ký kinh doanh : 0104000211
Cơ sở 1 : Số 4 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội. Gồm các phòng ban hành chính
Cơ sở 2 : Làng Vàng xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Gồm có:
Phân xưởng nhựa
Phân xưởng carton sóng
Phân xưởng may
Phân xưởng bao bì cao cấp màng phức hợp
2. Lĩnh vực hoạt động
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27- 7 Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước thuộc uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Giấy phép số 284/CP ngày 22/8/1975 của UBND TP Hà Nội và quyết định số 104/QĐ-UBND quy định ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của Công ty là:
Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: Bao bì mềm, túi xốp, bao bì cao cấp màng phức hợp có in ống đồng; Bao bì hộp giấy ốp sép, các tông sóng, bao bì PP; Các loại mực in; Hàng may mặc xuất khẩu
Xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị
Xuất, nhập khẩu lao động và đào tạo nghề
Đại ký kinh doanh xăng dầu
Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để mở rộng sản xuất
Làm nhà cho thuê, làm văn phòng đại diên cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
Kinh doanh bất động sản
Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu của thị trường và được pháp luật cho phép
3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội ( tiền thân là Xí nghiệp thương binh Ba Đình) là cơ sở sản xuất của thương binh, bệnh binh trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập ngày 22-8-1975 theo quyết định số 268/CN của UBND thành phố Hà Nội. Ngày 9/12/1993 theo quyết định số 6331/QĐ-UB xí nghiệp thương bình Ba Đình được UBND Thành phố Hà Nội cho phép đổi tên thành “ Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội”. Đến ngày 18/7/2005 Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội theo quyết định số 104/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội.
4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4.1. Hệ thống quản lý chung của Công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội theo phương thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu này hình thành từ việc kết hợp cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức theo trực tuyến nhằm phát huy hết ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của từng loại hình tổ chức riêng biệt. Đứng đầu là Giám đốc Công ty, người có quyền lực cao nhất chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giúp việc cho Giám đốc gồm có 3 Phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban được giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng và có mỗi quan hệ với các phòng ban khác trong đơn vị
Phòng tài vụ: có chức năng tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Ngoài ra phòng tài vụ còn có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, thực hiện các chính sách tài chính của Nhà nước tại doanh nghiệp. Từ đấy cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cho nhà đầu tư và cho ban lãnh đạo của Công ty để có các kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo
Phòng kế hoạch vật tư: dựa vào kết quả sản xuất kỳ trước và kế hoạch sản xuất kỳ này để lên kế hoạch về vật tư cho sản xuất
Phòng thị trường: có nhiệm vụ chính là tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty và tìm thị trường bán vật tư, nguyên vật liệu mà Công ty đang cần
Phòng kỹ thuật: có chức năng theo dõi, đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, vật tư mua về, của sản phẩm sản xuất có đáp ứng các yêu cầu đặt ra hay không. Bên cạnh đó nghiên cứu cải tiến năng suất lao động của xí nghiệp sản xuất
Phòng tổ chức đào tạo: có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc. Theo dõi đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, quyết định nghỉ hưu đối với người lao động
Phòng hành chính: làm các công việc hành chính như tiếp khách, tổ chức giao ban, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho các hội nghị
Ban dự án công ty: có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định lại các dự án của Công ty
Cùng với hoạt động của các phòng ban chức năng, ở các phân xưởng sản xuất còn có các quản đốc chịu trách nhiệm mọi hoạt động sản xuất ở phân xưởng mình, bố trí từng đội sản xuất cho công nhân viên, thường xuyên giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân viên
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Chủ tịch
Kiêm Tổng Giám Đốc Công ty
Phó Tổng giám đốc
3
Phòng Tài vụ
Phòng Kế hoạch vật tư
Phòng Thị trường
Phòng Kỹ thuật
Phòng
TC
hành
chính
Ban
dự án Công ty
Xí nghiệp Bao bì nhựa
Xí nghiệp Bao bì Carton
Xí nghiệp may
Phân xưởng Bao bì cao cấp
Xí nghiệp sản xuất Bao bì PP
Phó Tổng giám đốc
2
Phó Tổng giám đốc
1
5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội không tổ chức bộ máy kế toán riêng từng phân xưởng mà Công ty tổ chức kế toán theo loại hình kế toán tập trung. ở cơ sở 2 Công ty không có bộ phận kế toán riêng mà bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sổ sách chứng từ đồng thời theo dõi bảng chấm công của từng phân xưởng. Định kỳ nhân viên thống kê gửi lên phòng tài chính kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty có chức năng tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, qua đó kiểm tra việc quản lý tài sản vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và chủ động về tài chính của công ty. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty, phòng tài vụ gồm có sáu người được bố trí theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt và TGNH
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tính giá thành sản phẩm
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ
Kế toán tiền vay
Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp: có trách nhiệm điều hành công việc chung cho cả phòng. Nhiệm vụ chính là chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn Công ty. Giúp giám đốc công ty chấp hành chính sách, chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng quỹ tiền lương và quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các chính sách tài chính. Từ tài liệu của kế toán viên phần hành, kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh của Công ty, phân tích tình hình lãi lỗ báo cáo với Giám đốc để có kế hoạch kinh doanh trong kỳ tiếp theo. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của các thông tin tài chính của Công ty.
Kế toán tiền mặt và TGNH: cập nhật, ghi chép, phản ánh đẩy đủ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt và TGNH
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ ghi chép phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi nhập xuất vật liệu trong kỳ, tồn kho cuối kỳ. Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi ghi chép đầu đủ các nghiệp vụ liên quan đến các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán của Công ty
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi ghi chép các khoản phải trả người lao động như lương, phụ cấp, tiền thưởng đồng thời theo dõi ghi chép các khoản thu, khoản chi của doanh nghiệp. Đây là người trực tiếp giữ tiền của doanh nghiệp
Kế toán tiền vay: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chep các khoản vay, khoản lãi từ các tổ chức, cá nhân khác để Công ty mở rộng kinh doanh
Các phần hành kế toán tuy được chuyên môn hoá nhưng vẫn có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời bởi vì một nghiệp vụ kế toán có thể liên quan đến hai hay nhiều thủ tục kế toán.
5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Phòng kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên 27-7 Hà Nội hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và quy định của Bộ Tài Chính hiện hành. Cụ thể chính sách kế toán mà Công ty đang áp dụng là QĐ số 15/2006-BTC. Hệ thống danh mục chứng từ và hệ thống TK công ty sử dụng theo như quyết định này. Niên độ kế toán trùng năm dương lịch nhưng kỳ kế toán của Công ty là quý. Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho và hình thức kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký- Chứng từ
Chứng từ gốc và
các Bảng phân bổ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Phần 2. Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
1. Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty
1.1. Phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cần có nhu cầu về NVL, CCDC khác nhau. Chính vì vậy công ty phải sử dụng một khối lượng lớn NVL và CCDC nhập từ nước ngoài hoặc mua từ nguồn khác nhau ở trong nước để phục vụ sản xuất. Căn cứ và công dụng của vật liệu và CCDC trong quá trình sản xuất sản phẩm ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội đã phân loại vật liệu, CCDC thành những loại sau:
Nguyên vật liệu chính: đây là đối tượng lao động để cấu thành nên sản phẩm mới
NVL chính bao gồm:
Màng các loại: BOPP, MCPP, OPP
Hạt nhựa các loại: HDPE, LDEP, PP
Giấy cráp các loại
Vải
Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng NVL phụ có tác dụng hỗ trợ nhất định được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và năng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm, được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường và phục vụ cho nhu cầu quản lý. Nguyên vật liệu phụ bao gồm:
Mực in các loại như: đỏ, vàng 209, xanh lá…
Dung môi in các loại như: dung môi in OPP…
Dung môi ghép các loại như: etylaxetat, axeton, toluen…
Keo ghép các loại: keo A3, keo KL 75, keo A310…
Ngoài ra còn có các bột hồ ghim
Nguyên liệu bao gồm: than, xăng dầu các loại
Phụ tùng thay thế có nhiều chủng loại phụ tùng thay thế bao gồm chi tiết máy móc thiết bị như: máy in, máy khâu, máy đóng gói, máy bổ, máy ghim
Phế liệu thu hồi bao gồm: các phế liệu của các loại màng BOPP, CPP, MCPP, phế liệu các loại hạt LDPE, HDPE
Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty được quản lý ở các kho, việc nhập xuất NVL và CCDC được theo dõi cẩn thận thông qua nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm. Căn cứ vào định mức tiêu hao NVL và CCDC và kế hoạch sản xuất sản phẩm phòng kế hoạch thu mua và tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp. Khi vật tư mua về một cán bộ phòng vật tư cùng thủ kho và người đi mua hàng về tiến hành kiểm tra đối chiếu với hoá đơn. NVL và CCDC đạt số lượng, chất lượng, chủng loại theo hoá đơn thì mới tiến hành nhập kho. NVL và CCDC trong kho luôn được tổ chức bảo quản tốt để giảm tới mức tổi thiểu hư hỏng, mất mát, giảm phẩm chất NVL và CCDC làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
1.2. Tính giá NVL và CCDC
Tính giá NVL và CCDC là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL và CCDC theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất. Việc xác định giá vật liệu và công cụ dụng cụ là khâu quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
Tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ. Giá từng loại vật liệu tuỳ thuộc vào từng trường hợp thu mua vật liệu. Phần lớn vật liệu của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài và một số được mua hoặc tự gia công chế biến
Ví dụ: Nhập khẩu trực tiếp hạt HD
Giá ghi theo hoá đơn: 650 USD/ 1000 kg; Tỷ giá: 1USD = 15.800 VNĐ
Số lượng nhập: 68.000 kg
Chi phí bốc vác vận chuyển: 9.560.000đ
Phí mở L/C: 2.698.300đ
Vậy giá hạt HD nhập khẩu trực tiếp là:
=x 68.000 + 9.560.000 + 2.698.300
=662.270.300đ
đơn giá:
== 9.739,269đ/kg
Hiện nay, ở Công ty khi xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. Ưu điểm của phương pháp này là việc ghi chép, tính toán được giảm nhẹ, bớt phức tạp. Theo phương pháp này kế toán xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo công thức:
Trị giá thực tế Trị giá thực tế Trị giá thực tế
NVL, CCDC = NVL, CCDC + NVL, CCDC Số lượng
xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ NVL, CCDC
x xuất trong kỳ
số lượng Số lượng
NVL, CCDC + NVL, CCDC
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
2. Phương pháp hạch toán chi tiết NVL và CCDC tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
Hiện nay, kế toán chi tiết NVL và CCDC tại Công ty được tiến hành trên cơ sở các chứng từ sau:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Hoá đơn GTGT
Đồng thời để kế toán chi tiết vật liệu và CCDC được nhanh chóng kịp thời, Công ty áp dụng phương pháp ghi thẻ song song và sử dụng các sổ ( thẻ) kế toán chi tiế sau:
-Thẻ kho, thẻ kế toán chi tiết vật liệu cho từng danh điểm vật tư
- Sổ kế toán chi tiết vật liệu
Việc áp dụng phương pháp ghi thẻ song song trong công tác kế toán chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu tại Công ty được tiến hành như sau:
Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ kế toán tổng hợp vể vật liệu (Bảng kê tính giá)
(Bảng kê tính giá)
Thẻ
kho
Thẻ kế toán chi tiết vật liệu
Bảng tổng hợp
Nhập – Xuất – Tồn kho vật liệu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.1. Tại kho vật liệu
Khi có chứng từ Nhập – Xuất kho, thủ kho kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, đối chiếu số liệu Nhập Xuất thực tế so với số liệu ghi trên phiếu nhập hoặc phiếu xuất rồi ghi sổ thực nhập hoặc thực xuất vào các cột tương ứng trên mỗi phiếu.
Sau đó, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho đã được kiểm tra để ghi vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi chứng từ được ghi vào một dòng trên thẻ kho, chỉ ghi số lượng vào cột nhập hoặc cột xuất tuỳ theo từng trường hợp.
Đồng thời, thủ kho tính số NVL và CCDC tồn kho trên thẻ kho vào cột tồn vật liệu và CCDC cuối tháng để so sánh với số lượng tồn thực tế. Đối với những loại vật liệu chính việc nhập xuất với số lượng lớn diễn ra thường xuyên, thủ kho kiểm tra số còn lại trong kho, đối chiếu với số tồn trên thẻ kho một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện những sai sót, nhầm lẫn. Đối với những loại NVL, CCDC nhập xuất với số lượng nhỏ thì phải kiểm kê đối chiếu định kỳ.
Thẻ kho được theo dõi cho từng kho, từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ
Thẻ kho( trích)
Kho KVL- Kho vật tư
Vật tư: MB015-Mực OPP xanh dương Đvt: Kg
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Xác nhận của kế toán
Ngày tháng
Số hiệu
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
1
2
3
4
Tồn đầu kỳ
357.000
06/01
PN7
Nhập mực in của Cty LDTNHH INMEI Việt Nam
07/01
340.000
697.000
17/01
PX6
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
17/01
34.000
663.000
18/01
PX7
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
18/01
68.000
595.000
20/01
PX9
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
20/01
34.000
561.000
22/01
PX10
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
22/01
51.000
510.000
22/01
PX11
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
22/01
51.000
459.000
23/01
PX12
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
23/01
85.000
374.000
25/01
PX15
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
25/01
51.000
323.000
26/01
PX17
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
26/01
34.000
289.000
28/01
PX18
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
28/01
102.000
187.000
29/01
PX19
Xuất SX phân xưởng bao bì cao cấp
29/01
102.000
85.000
Cộng
340.000
612.000
85.000
Tại phòng kế toán
Định kỳ, thủ kho đem các chứng từ lên phòng kế toán. Khi nhận được chứng từ kế toán luôn luôn phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đó, đồng thời kiểm tra việc theo dõi chỉ tiêu trên thẻ kho của thủ kho. Nếu thấy khớp đúng kế toán sẽ ký xác nhận vào thẻ kho cho mỗi lần ghi thẻ. Căn cứ vào các chứng từ đã xác nhận ở kho, kế toán phản ánh tình hình Nhập- Xuất- Tồn kho NVL và CCDC theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị vào sổ chi tiết vật tư.
Chỉ tiêu số lượng, giá trị của NVL và CCDC nhập trong tháng ở sổ chi tiết vật tư của từng thứ vật liệu và CCDC được lấy theo giá trị ghi trên hoá đơn của từng thứ NVL và CCDC đó
Khi xuất NVL và CCDC kế toán ghi giá trị thực tế xuất kho theo phương pháp bính quân gia quyền.
Sau khi nhận các chứng từ ở kho về, kế toán tiến hành phân loại theo từng loại vật liệu và CCDC đối với các chứng từ nhập và phân loại theo từng đối tượng sử dụng đối với các chứng từ xuất. Sắp xếp xong kế toán vào sổ chi tiết vật tư của từng loại NVL và CCDC.
Đến cuối kỳ, kế toán vật liệu phải tính ra được trị giá của vật liệu tồn kho theo công thức:
(1)
Sổ chi tiết NVL và CCDC được mở cho từng thứ NVL và CCDC của từng kho, tuỳ theo từng lần nhập, xuất nhiều hay ít mà có thể sử dụng một hay nhiều tờ cho sổ chi tiết vật tư của từng thứ NVL và CCDC.
Để theo dõi tổng số NVL và CCDC nhập, xuất, tồn kho các loại trong tháng thì Công ty sử dụng sổ tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn NVL và CCDC. Đến cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tiến hành tính số vật liệu tồn kho bằng cách:
(2)
Phần3. Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27-7 Hà Nội
Đơn vị:…… Mẫu số 20-H
Địa chỉ:….. Theo QĐ19/2006/QĐ-
Phiếu nhập kho
Ngày 20 tháng 12 năm 2007
Họ và tên người giao hàng: Công ty TNHH INMEI Việt Nam Số:
Theo hợp đồng số: 162 ngày 5/10/2007 Nợ: 152
Nhập kho tại: Huệ Có: 331
STT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư(sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá(đồng)
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
ng và giá trị vào sổ chi tiết vật tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th7921c tr7841ng h7841ch toamp225n nguyamp234n v7853t li7879u camp244ng c7909.doc