Tài liệu Báo cáo đầu tư mới Dự án Khu du lịch Tây Sơn tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền Công ty TNHH sản xuất thương mại Tây Sơn: KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
BOD - Nhu cầu ô xy sinh hoá
BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT - Bảo vệ môi trường
CBCNV - Cán bộ công nhân viên
CHXHCN - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
COD - Nhu cầu ô xy hoá học
CTNH - Chất thải nguy hại
DO - Hàm lượng oxy trong nước
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường
KHCN - Khoa học công nghệ
KHKT - Khoa học kỹ thuật
MTTQ - Mặt trận tổ quốc
NĐ-CP - Nghị định – Chính phủ
N-P - Nitơ -Photpho
PCCC - Phòng cháy chữa cháy
TCMT - Tiêu chuẩn môi trường
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam
THC - Tổng hidrocacbon
TSS - Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
TT - Thông tư
UBND - Uỷ ban Nhân dân
XLNT - Xử lý nước thải
VLXD - Vật liệu xây dựng
WB - Ngân hàng Thế giới
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1. Cơ sở lập dự án
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và huyện Long Điền nói riêng, nhiều quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã hình thành, trong đó...
105 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo đầu tư mới Dự án Khu du lịch Tây Sơn tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền Công ty TNHH sản xuất thương mại Tây Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
BOD - Nhu cầu ô xy sinh hoá
BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT - Bảo vệ môi trường
CBCNV - Cán bộ công nhân viên
CHXHCN - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
COD - Nhu cầu ô xy hoá học
CTNH - Chất thải nguy hại
DO - Hàm lượng oxy trong nước
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường
KHCN - Khoa học công nghệ
KHKT - Khoa học kỹ thuật
MTTQ - Mặt trận tổ quốc
NĐ-CP - Nghị định – Chính phủ
N-P - Nitơ -Photpho
PCCC - Phòng cháy chữa cháy
TCMT - Tiêu chuẩn môi trường
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam
THC - Tổng hidrocacbon
TSS - Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
TT - Thông tư
UBND - Uỷ ban Nhân dân
XLNT - Xử lý nước thải
VLXD - Vật liệu xây dựng
WB - Ngân hàng Thế giới
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1. Cơ sở lập dự án
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và huyện Long Điền nói riêng, nhiều quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã hình thành, trong đó có đề án quy hoạch chi tiết 1/2000 khu du lịch và dân cư ven biển tỉnh Phước Tỉnh - tạo điều kiện khai thác hiệu quả quỹ đất, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với khu vực còn hoang sơ này. Khu du lịch Tây Sơn nằm trong phạm vi quy hoạch của đề án đó.
Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn đã lập dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tây Sơn thuộc địa bàn xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là dự án đầu tư khu resort đạt tiêu chuẩn 4 sao với đầy đủ các phân khu chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tắm biển của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Môi trường Gia Anh (GIA ANH ENVI CO., LTD) lập báo cáo ĐTM cho dự án Khu du lịch Tây Sơn (sau đây gọi là dự án Tây Sơn) tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thẩm định và phê duyệt (áp dụng cho các dự án khách sạn có công suất phòng > 50 phòng trở lên được quy định tại phụ lục I, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường).
2. Quy mô đầu tư của dự án
Tổng diện tích khu đất của dự án là 6,5372ha.
Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng 165 tỷ đồng.
3. Thông tin chung về dự án
- Loại dự án: Đầu tư mới.
Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cơ quan phê duyệt ĐTM: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
1. Cơ sở pháp lý để tiến hành đánh giá tác động môi trường
Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ vể quản lý chất thải rắn.
Thông tư số 08/2006/TT- BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi trường.
2. Các văn bản liên quan đến dự án
Chiến lược BVMT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010.
Định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2001 đến 2010.
Căn cứ quy hoạch chung điều chỉnh đô thị Long Điền giai đoạn 2006-2020 và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2.000 Khu dân cư và du lịch hành lang ven biển Phước Hưng- Phước Tỉnh, huyện Long Điền đã được thông qua.
Công văn số: 3383/UBND.VP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn được đầu tư xây dựng Khu du lịch Tây Sơn thuộc địa bàn xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Công văn số: 5867/UBND.XD ngày 11/10/2006 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu V/v: thoả thuận địa điểm để lập quy hoạch chi tiết 1/500 và dự án đầu tư xây dựng công trình Khu du lịch Tây Sơn tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Biên bản bàn giao mốc ranh giới ngày 07 tháng 11 năm 2006.
Quyết định số 1941 /QĐ-UBND ngày 29 tháng 05 năm 2007 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch Tây Sơn, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phiếu tham vấn cộng đồng về bảo vệ môi trường của dự án do UBND và Ủy ban MTTQ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận.
3. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
Môi trường không khí: TCVN 5937-2005 (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh), TCVN 5939-2005 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ), TCVN 5949-1998 (Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư).
Môi trường nước: TCVS 1329/2002/BYT/QĐ (Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống), TCVN 6772-2000, mức II (Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho phép), TCVN 5944 – 1995 (Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm), TCVN 5943-1995 (Chất Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ).
Ban quản lý dự án khu du lịch Tây Sơn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình giám sát môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động khu du lịch. Các số liệu giám sát thường xuyên được cập nhật, đánh giá và ghi nhận kết quả, nếu có phát sinh tác động tiêu cực, gây ô nhiễm, Ban quản lý dự án sẽ điều chỉnh hoạt động, giảm mức độ khai thác tài nguyên và áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn chủ trì thực hiện, với sự tư vấn của Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn môi trường Gia Anh. Trong quá trình thực hiện, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ủy ban nhân dân, MTTQ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Địa chỉ liên hệ đơn vị tư vấn ĐTM:
Tên đơn vị tư vấn: GIA ANH ENVI CO., LTD
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.
Tel: 08 8246776
Fax: 08 8246775
Đại diện là: Bà Đặng Thị Ngọc Diệp
Chức danh: Giám đốc
Email: giaanh.envi@gmail.com
Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau:
Bảng. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM.
Số TT
Họ và tên
Học hàm, học vị
Cơ quan công tác
1
Nguyễn Quốc Bảo
Th.S Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
2
Hồ Minh Dũng
Th.S Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
3
Phạm Thị Thạch Trúc
Th.S Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
4
Tăng Uyên Phương
Th.S Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
5
Nguyễn Tiến Phong
KS. Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
6
Bùi Thanh Tâm
KS. Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
7
Dương Ngọc Lâm
KS. Môi trường
Gia Anh Co., Ltd.
Và các thành viên khác của Gia Anh Co., Ltd.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁNI. TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH TÂY SƠN
II. CHỦ DỰ ÁN
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI TÂY SƠN.
Địa chỉ : 198 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.
Điện Thoại : (84.8) 932 5708
Fax : (84.8) 932 5526
Đại diện : Nguyễn Thị Tuyết Mai
Chức vụ : Tổng Giám Đốc
Vốn điều lệ : 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng).
Trong đó : Hiện kim : 1.500.000.000 đồng.
Giới thiệu sơ lược về chủ dự án
Cty TNHH thương mại Tây Sơn là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong những lĩnh vực sau: sản xuất sơn mài, đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ trang trí nội thất, mây tre, lá. Chế biến nông sản. Mua, bán thiết bị, vật tư ngành công nông ngư nghiệp, phân bón, kim khí điện máy, xe gắn máy, điện tử, điện lạnh, bách hóa công nghệ. Đại lý mua bán ký gởi hàng hóa. Dịch vụ thương mại. Bổ sung : Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí (không kinh doanh tại trụ sở), cho thuê nhà thi đấu thể thao. Đại lý dịch vụ Internet (không hoạt động tại trụ sở). kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế. Sản xuất và mua bán thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện). Lắp đặt hệ thống viễn thông. Dịch vụ phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống.
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Khu du lịch Tây Sơn (Tây Sơn Resort) thuộc địa phận xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu đất dự án giới hạn bởi:
Phía Đông giáp : Khu quy hoạch công viên.
Phía Tây giáp : Nhà công vụ Công an tỉnh Đồng Nai.
Phía Nam giáp : Bờ kè Phước Tỉnh giai đoạn 2, tiếp giáp Biển Đông.
Phía Bắc giáp : Đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh
Theo thỏa thuận địa điểm số 5867/UBND.XD ngày 11/10/2006.
Hiện trạng khu đất:
Khu đất đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp nhận thỏa thuận địa điểm cho Cty TNHH SXTM Tây Sơn tiến hành quy hoạch chi tiết 1/500 và dự án đầu tư xây dựng công trình khu du lịch Tây Sơn tại xã Phước Tỉnh huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hiện trạng khu đất có diện tích 6,5372ha; dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao độ biến thiên từ -0,50m đến +2,95m; địa hình tương đối bằng phẳng; Phía bãi biển có một số cây phi lao, các bụi cây tán lá thấp. Hiện trạng trên khu vực dự án còn có hai công trình nhà ở: một nhà cấp bốn, và một xây dựng bán kiên cố.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Có tuyến cấp nước D200, tuyến trung thế 22KV trên Hương lộ 5, cách khu quy hoạch Tây Sơn khoảng 300m về hướng Bắc.
Chưa có hệ thống cấp nước và thoát nước trong khu vực.
IV. NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Mục tiêu và chức năng của dự án
Mục tiêu:
Xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển mang tầm cỡ quốc tế kết hợp kiến trúc đặc sắc, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao.
Kết hợp hài hòa các khu vực động và tĩnh, không gian đặc sắc, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách, đặc biệt là khách có thu nhập cao.
Khai thác triệt để cảnh quan mặt nước và bãi biển, tổ chức các không gian giải trí biển thật hấp dẫn.
Chức năng:
Là khu du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp vui chơi giải trí.
2. Quy mô dự án
Toàn bộ dự án bao gồm 03 khối chính: khối quản lý dịch vụ, khu nhà nghỉ và khu giải trí.
Diện tích đất dự án 65.372m2
Mật độ xây dựng 16,5%
Tổng diện tích đất xây dựng công trình 10.396m2
Khu quản lý dịch vụ 1.400m2
Khu nhà nghỉ 7.676 m2
Khu giải trí 1.320 m2
Tổng diện tích đất cây xanh, mặt nước công cộng 45.783 m2
Tổng diện tích đất giao thông, bãi đậu xe kỹ thuật 9.193 m2
3. Giải pháp kiến trúc và kỹ thuật công trình
3.1. Giải pháp kiến trúc
Giải pháp quy hoạch kiến trúc
Phân khu chức năng mạch lạc.
Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, sẵn có của địa phương để có chi phí đầu tư phù hợp.
Phân khu chức năng
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng khu du lịch Tây Sơn như môi trường khí hậu, phong tục tập quán và định hướng phát triển quy hoạch chung về du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đưa ra phương án thiết kế với các chức năng quy hoạch như sau:
Khu dịch vụ du lịch, đón tiếp, nhà hàng ăn uống
Bố trí ở khu vực trung tâm, tạo điểm nhấn và thuận lợi cho hệ thống giao thông trong toàn khu. Nhà dịch vụ cao 02 tầng với các chức năng chính: đón tiếp check in, check out; dịch vụ mua sắm đồ lưu niệm, dịch vụ ăn uống và internet, các phòng ban điều hành khu du lịch.
Khu nhà dịch vụ là nơi điều hành hoạt động các Khu biệt thự cao cấp, khu Bungalow đôi, khu nhà liên kế, khu spa và các hoạt động khác trong khu như: chăm sóc cây cảnh, dich vụ vui chơi, tổ chức tiệc ngoài trời…
Khu Biệt thự nghỉ dưỡng tứ lập cao cấp
Là những biệt thư sang trọng có thể thuê ngắn hạn và dài hạn, dành cho những du khách có thu nhập cao.
Khu Bungalow và các dịch vụ thể thao
Phục vụ cho những khách du lịch thuê ngắn ngày, nghỉ dưỡng.
Khu khách sạn cao cấp 4 sao:
Được bố trí phía Đông, giáp đường quy hoạch và khu công viên, khu khách sạn nằm độc lập so với các công trình khác của khu du lịch bởi với quy mô 70 phòng và các dịch vụ du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí thì lượng khách sẽ rất đông vì vậy việc quản lý và điều hành độc lập với các khu khác trong khu du lịch sẽ tránh tình trạng ồn ào, trồng chéo trong các khâu quản lý điều hành cũng như sủ dụng các dịch vụ trong khu.
Khu Spa :
Phục vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho các khách hàng trong khu du lịch.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.
Hệ thống cây xanh,
Sân vườn đan xen các công trình được chia ra làm 3 lớp cây.
Lớp thấp nhất: chủ yếu là cỏ nhung, cỏ nhật, cỏ lá gừng.
Lớp cây tầm thấp gồm các loại cây như cau trắng, cau xanh, dừa cảnh, hàng rào dâm bụt, cây leo thằn lằn.
Lớp cao nhất gồm các loại như dương liễu, cau cao, dừa cao và cây ăn quả như xoài, mận, sung, khế…
Ở hai phía Bắc và Nam được trồng nhiều cây dương và dừa nhằm chắn cát và gió từ Biển vào và chắn bụi, tiếng ồn từ đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh.
Chỉ tiêu sử dụng đất
Bảng 1.1 Cân bằng đất đai
Số TT
Các loại đất
Diện tích
(m2)
Tỷ lệ (%)
I
Đất xây dựng công trình
10.396
15,9
1
Khu quản lý dịch vụ
1.400
2
Khu nhà nghỉ
7.676
3
Khu giải trí
1.320
II
Đất cây xanh mặt nước công cộng
45.783
70,03
III
Đất giao thông + Bãi đậu xe, kỹ thuật
9.193
14,6
Tổng
65.372
100,0
Bảng 1.2 Quy hoạch sử dụng đất
Số TT
Công trình
Số lượng
Tầng cao
Diện tích xây dựng (m²)
Tên gọi
01
Khu điều hành dịch vụ
1
02
1.400
02
Khu Biệt thự liên kết
16
2,5
2.034
03
Bungalow đôi
29
01
3.190
04
Biệt thự cao cấp
03
1,5
675
05
Khách sạn
01
05
1.500
06
Khu Spa
01
01
620
07
Khu thể thao
a
Nhà phục vụ sân golf, sân tennis
01
01
200
b
Sân golf
3.000
c
Sân tennis
1.260
8
Bar phục vụ tiệc ngoài trời
01
01
220
9
Nhà bảo vệ
06
01
126
10
Nhà kỹ thuật
03
01
70
11
Chòi nghỉ
04
01
280
12
Bar bể bơi
01
01
150
13
Khu cây xanh công cộng
7.301
14
Sân đường nội bộ
9.193
15
Bể bơi
a
Bể bơi khách sạn
01
400
b
Bể bơi dịch vụ
02
1.400
16
Hồ cảnh quan, cây xanh nội khu
32.353
Tổng
65.372
- Mật độ xây dựng toàn khu
16,5 %
- Mật độ cây xanh toàn khu
60,7 %
3.2. Giải pháp kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà bao gồm: hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thông gió – điều hòa không khí, hệ thống PCCC.
3.2.1 Hành lang kỹ thuật
Để đảm bảo cho các tuyến hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu vực, thì phía Bắc giáp đường quy hoạch N2, phía Đông giáp đường quy hoạch và khu công viên được thiết kế lùi vào trong 18m, khoảng này được trồng các cây cao và vườn hoa cảnh quan, phía Nam giáp biển và hệ thống Bờ kè Phước Tỉnh giai đoạn 2 cũng được lùi vào 20m.
3.2.2. Hệ thống cấp điện
Nguồn cấp điện là tuyến trung thế 22kV hiện hữu trên Hương lộ 5:
Tổng công suất điện là 657.25 kW.
Bố trí trạm hạ thế 22-15/0,4 kV (trạm kín) có dung lượng 800KVA.
Mạng lưới dây dẫn hạ thế luồng ống PVC đi ngầm, đặt tủ chia điện tại các nhánh rẽ.
Bảng 1.3. Thống kê qui hoạch cấp điện
Số TT
Tên vật tư
Số lượng
Đơn vị
1
Trạm biến áp Kios 22/0.4 KV – 800KVA
01
Trạm
2
Cáp ngầm trung thế 22KV
150
m
3
Cáp ngầm 0,4KV (cung cấp sinh hoạt)
5.534
m
3.2.3. Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đồng bộ, đấu nối với các hệ thống hạ tầng của thành phố.
Hệ thống cấp nước
Nguồn nước: được lấy từ đường ống cấp nước D200 trên hương lộ 5 hiện hữu (cách khu qui hoạch khoảng 200m về hướng Bắc.
Theo hồ sơ thiết kế dự án còn đầu tư thêm một số hạng mục cấp nước sau:
Một đường ống D200 đấu nối vào đường ống qui hoạch D200 hiện hữu
Một bể chứa
Một hầm bơm
Một đài nước
Nhu cầu sử dụng nước:
Nước sinh hoạt:
.
Trong đó: N : tổng số dân; N = 500 người.
1000 : hệ số qui đổi đơn vị
qSH : tiêu chuẩn dùng nước cho một người/ ngày đêm;
qSH = 300 l/người/ngày đêm.
k : hệ số dân dùng nước; k = 100%.
Thay số tính được QSH = 186 (m3/ngày đêm)
Nước công cộng:
QCC = 10%QSH = 10%* 186 = 18,6 (m3/ngày đêm)
Nước dùng cho khu vực trung tâm (bao gồm 1 khách sạn):
QTT = 80(m3/ngày đêm)
Nước rò rỉ và dự phòng:
QRR = 30%*(QSH + QCC + QTT) = 85,3 (m3/ngày đêm)
® Lượng nước cần trong một ngày đêm:
Q = QSH + QCC + QTT + QRR = 370 (m3/ngày đêm).
Hệ thống thoát nước
Phương án thoát nước: Thoát nước cho khu vực nghiên cứu được thiết kế theo phương án thoát nước riêng.
Hệ thống thoát nước mưa: được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, nước mưa được thu gom bằng hệ thống mương xây gạch thẻ dọc theo đường nội bộ, cống D400 thoát theo hướng dốc địa hình tự nhiên ra phía biển.
Nước thải từ các lô nhà và các công trình được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trong nhà và được dẫn về HTXL tập trung. Sau quá trình xử lý, có thể sử dụng để tưới cây
Hệ thống cấp nước tưới cây: Mạng lưới đường ống cấp nước tưới cây được bố trí như sau:
Nguồn nước cấp cho tưới cây được lấy từ đường ống cấp nước D200 trên Hương lộ 5 hiện hữu (cách khu qui hoạch khoảng 200m về hướng Bắc).
3.2.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế bao gồm hệ thống báo cháy - báo khói trung tâm, hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy bức tường và chữa cháy bằng bình bọt. Toàn bộ hệ thống được thiết kế và sẽ được thẩm định bởi cơ quan chức năng là phòng PCCC. Ngoài bể nước phục vụ cho cấp nước, bố trí thêm bể nước dành cho nhu cầu phục vụ cho chữa cháy tự động và chữa cháy bức tường.
Hệ thống PCCC sẽ được thiết kế với tiêu chuẩn và cấp độ an toàn cao nhất tránh trường hợp hỏa hoạn rủi ro xảy ra.
V. VỐN ĐẦU TƯ
Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng 165 tỷ đồng.
Nguồn vốn do chủ đầu tư – Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Tây Sơn - tự bố trí.
Bảng 1.4. Khái toán kinh phí đầu tư
Số TT
Hạng mục
Thành tiền
(triệuđồng)
1
GXL hạ tầng kỹ thuật
7.987,660
2
GXL công trình
57.634,750
3
GXL công trình & hạ tầng kỹ thuật
65.622,410
4
Chi phí trang thiết bị (28% GXL)
18.374,274
5
Chi phí khác (8% GXL)
5.249,792
6
Chi phí dự phòng(5% GXL)
3.281,120
7
VAT (10% GXL)
6.562,241
Tổng cộng
164.712.25
VI. TIẾN ĐỘ XÂY DƯNG DỰ ÁN
Dự kiến khoảng 24 tháng kể từ ngày khởi công xây dựng(Quý III/2007 - QuýIII/2009).
Quý III/2007- Quý IV/2007 : đền bù giải tỏa, san nền, khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khối khách sạn 4 sao và khối dịch vụ
Quý I/2008 - Quý III/2008, trong đó:
+ Quý I/2008 – Quý II/2008: xây dựng hạ tầng tiếp tục từ 1,5-2 tháng của Quý I/2008
+ Quý I/2008 – Quý III/2008: hoàn thiện các phần hạ tầng chính, hạ tầng nào xây dựng xong thì tiến hành hoàn thiện ngay.
Quý IV/2008 - Quý III/2009: hoàn thiện toàn bộ các công trình, vận hành thử nghiệm các công trình động lực, đầu mối: Điện, Nước, Thông tin liên lạc, …
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Vị trí địa lý của xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền
Phía Đông giáp xã Phước Hưng.
Phía Tây giáp phường 12, Tp. Vũng Tàu.
Phía Nam giáp Biển Đông.
Hiện trạng sử dụng đất:
Trong tổng diện tích tự nhiên đã đưa 523,38 ha vào sử dụng (tính cả diện tích sông, suối), chiếm 95,83% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng đến năm 2005 là 22,78 ha (chiếm 4,17%), đến năm 2010 đất chưa sử dụng sẽ được khai thác.
Hiện trạng khu đất dự án có diện tích 6,5372ha; dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao độ biến thiên từ -0,50m đến +2,95m; địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất cát biển.
Cơ cấu sử dụng đất:
Cơ cấu sử dụng 3 nhóm đất chính:
Đất nông nghiệp : 142,77 ha, chiếm 12,43%
+ Đất SX nông nghiệp : 67,89 ha, chiếm 12,43%
+ Đất lâm nghiệp : 36,68 ha, chiếm 6,72%
+ Đất nuôi trồng thủy sản : 38,2 ha, chiếm 6,99%
Đất phi nông nghiệp : 380,61 ha, chiếm 69,69%
+ Đất ở : 102,95 ha, chiếm 18,85%
+ Đất chuyên dùng : 63,78 ha, chiếm 11,68%
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 8,38 ha, chiếm 1,53%
+ Đất sông suối và mặt nước CD : 201,12 ha, chiếm 36,82%
- Đất chưa sử dụng : 22,78 ha, chiếm 4,17%
2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn
Do dự án nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên khí hậu khu vực này đặc trưng bởi một nền nhiệt độ cao, đồng nhất trên toàn vùng và ít thay đổi trong năm, chế độ mưa ẩm phong phú và phân hóa rõ rệt theo mùa. Nhìn chung, khí hậu ít biến động, ít có thiên tai, bão lũ và thời tiết thất thường.
Mực nước, lưu lượng sông qua xã: trên địa bàn xã có một vài rạch, sông nhỏ và sông lớn Cửa Lấp. Đặc điểm cửa sông này là lòng sông lớn, vì vậy khả năng bồi đắp phù sa lớn. Vì là nước mặn nên khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất là hạn chế.
3. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình di chuyển và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển sẽ càng giảm.
Nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi của các dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và người lao động.
Khi phân tích các điều kiện tự nhiên làm cơ sở để tính toán và dự báo quá trình ô nhiễm không khí cần phải phân tích nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ trong khu vực có những đặc điểm sau:
Nhiệt độ TB năm là 26,3oC, tháng thấp nhất khoảng 24,2oC, tháng cao nhất khoảng 27,6oC.
Tổng tích ôn lớn 9.599 oC /năm.
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại Trạm Vũng Tàu
Nhiệt độ (0C)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ttb
24,2
24,6
26,0
27,4
27,6
26,6
26,1
25,9
25,8
25,7
25,4
24,7
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
4. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối dao động trong khoảng từ 81% - 89%.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm ở khu vực dự án là 85%, thuộc loại trung bình, nằm trong ngưỡng từ dễ chịu (thời tiết khô) tới tương đối dễ chịu (rất khô), thuận lợi cho phát triển du lịch.
Bảng 2.2. Kết quả quan trắc độ ẩm tại Trạm Vũng Tàu
Độ ẩm
(%)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Utb
81
82
82
81
84
87
88
89
81
88
85
83
Utb lúc 13h
92
91
91
91
93
95
95
96
96
96
94
93
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
5. Chế độ mưa
Nước mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Nước mưa còn rửa trôi các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước. Do đó, chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển, môi trường khu vực và mặt bằng rửa trôi. Lượng mưa cũng là yếu tố cần quan tâm khi thiết kế hệ thống thoát nước cũng như công trình xử lý cục bộ nước thải.
Lượng mưa tại xã Phước Tỉnh huyện Long Điền kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10), đạt 1.238mm/năm, chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình năm 1.238mm
Lượng mưa cao nhất năm 1.877mm
Lượng mưa nhỏ nhất năm 704mm
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc chế độ mưa tại Trạm Vũng Tàu
Lượng mưa (mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Rtb
2
1
4
29
192
204
213
179
213
218
73
24
Rtb max
19
20
118
158
361
407
439
303
541
466
283
156
Rtb min
-
-
-
-
2
64
61
36
30
24
-
-
Số ngày mưa
1
1
1
3
15
18
20
19
19
16
8
3
Ngày cực đại
17
17
118
79
176
157
142
132
117
150
157
64
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
6. Gió và hướng gió
Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình lan truyền và phân tán các chất ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được mang đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. Khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung gần khu vực nguồn thải.
Hướng gió thịnh hành chính là Đông, Đông-Đông Bắc và Tây Nam, hướng gió phụ là Đông-Đông Nam. Chế độ gió bị chi phối bởi gió đất. Gió biển đổi hướng trong ngày. Vận tốc gió trung bình là 3,7 m/s, cực đại là 26 m/s. Vận tốc trung bình lớn nhất vào tháng 2, tháng 3 (đạt từ 4,7-5,5 m/s) trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Vận tốc trung bình nhỏ nhất rơi vào tháng 5 (2,2 m/s).
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc tốc độ gió tại Vũng Tàu
Tốc độ gió (m/s)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung bình
4,5
5,5
4,7
3,5
2,2
3,2
3,4
3,7
3,3
3,1
3,6
3,4
Cực đại
18
18
18
18
18
18
22
26
24
26
19
19
Hướng chính
ĐĐB
ĐĐB
Đ
Đ
TN
TN
TN
TN
TN
Đ
Đ
Đ
Hướng phụ
-
-
-
ĐĐN
-
-
-
-
-
ĐĐN
ĐĐN
ĐĐN
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
Các hiện tượng bất thường
Dông: Trong các tháng mùa mưa, dông thường xuất hiện trong những ngày có mưa lớn, trung bình có 33 ngày/năm.
Sương mù rất ít khi xuất hiện, mưa đá chưa từng xảy ra.
Bảng 2.5. Thống kê các hiện tượng thời tiết bất thường
Số ngày trong năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ngày có sương mù
-
0,1
0,1
0
0,1
-
-
0,1
-
0,1
0,1
0,1
Ngày có dông
-
-
-
6
6
2
3
5
6
3
2
-
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
Bão: khu vực dự án ít có bão. Trong vòng 80 năm chỉ có 40 cơn bão đi qua, tốc độ gió bão lớn nhất (gió giật trong cơn bão) ghi nhận được là 30 m/s với thời gian tồn tại không lâu, tốc độ 20 m/s ghi nhận được 6 lần. Gần đây, ảnh hưởng của gió bão có xu hướng tăng lên, điển hình là cơn bão số 9 trong năm 2006 vừa qua.
7. Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển quyết định khả năng phát tán các chất ô nhiễm lên cao. Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng phân loại của Pasquill.
Khu vực dự án có số giờ nắng cao, trung bình 2.610 giờ/năm. Lượng mây trung bình năm 7,2 phần mười bầu trời. Bức xạ mặt trời dồi dào, trung bình 155-160 kcal/cm2, phân bố điều hòa giữa các tháng, trung bình 12-17 kcal/cm2.tháng. Với tốc độ gió trung bình 3,7 m/s, độ bền vững khí quyển vào ban ngày thuộc loại không bền vững.
Bảng 2.6. Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill, 1961)
Tốc độ gió
(m/s)
Bức xạ mặt trời ban ngày
Độ che phủ ban đêm
Mạnh (biên độ >60)
Trung bình (biên độ 35-60)
Yếu (biên độ 15-35)
Ít mây
<3/8
Nhiều mây
>4/8
<2
A
A – B
B
-
-
2-4
A – B
B
C
E
F
4-6
B – C
B – C
C
D
E
>6
C
D
D
D
D
Ghi chú:
A - Rất không bền vững
B – Không bền vững loại trung bình
C – Không bền vững loại yếu
D – Trung hòa
E – Bền vững yếu
F – Bền vững loại trung bình
Những ngày nắng, tốc độ gió nhỏ, độ bền vững khí quyển là A, B, ngày có mây là C, D. Ban đêm, vào mùa khô trời thường ít mây, độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F, vào mùa mưa nhiều mây thuộc loại E hoặc D. Độ bền vững khí quyển A, B, C hạn chế khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao và đi xa. Khi tính toán phát tán các chất khí ô nhiễm cần xét đến điều kiện phát tán bất lợi nhất (A).
8. Các hiện tượng đặc biệt khác
Chế độ thuỷ triều, sóng và độ mặn nước biển
Khu vực ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng biển có chế độ thủy triều hỗn hợp thiên về nhật triều, biến đổi mạnh mẽ theo thời gian. Triều sai biến đổi từ 52cm đến 80cm lúc nước kém và từ 126cm đến 160cm lúc nước cường. Biên độ triều thuộc loại thấp so với các vùng biển khác của Việt Nam. Trong một tháng có khoảng 18-22 ngày là nhật triều, nghĩa là trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều rút.
+ Biên độ ngày triều lớn nhất: 3-4m
+ Biên độ ngày triều trung bình: 2,2-2,3m
+ Biên độ ngày triều kém: 1,5-2,0m
+ Mực nước triều lớn nhất P = 10% là 1,5m.
Khu vực ven bờ biển có độ cao sóng trung bình 0,3-0,5m, độ cao cực đại 1,1-3,0m.
Độ mặn nước biển biến đổi trong khoảng từ 31,9-34,2‰ và chịu ảnh hưởng của hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, trùng với hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong các tháng mùa khô, độ mặn cực đại dao động từ 33,3-34,2‰, trừ tháng 12 có độ mặn cực đại 31,9‰. Độ mặn lớn nhất đã quan trắc được là 34,7‰. Trong các tháng mùa mưa, độ mặn dao động từ 31,9-33,0‰. Tháng 8 là tháng có độ mặn thấp nhất.
Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 28,20C. Vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu được coi là vùng biển ấm của Việt Nam, nhiệt độ nước biển rất thích hợp cho tắm biển.
9. Hiện trạng môi trường
Đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực triển khai dự án là một trong những nội dung rất quan trọng và bắt buộc khi lập báo cáo ĐTM, đồng thời là căn cứ khoa học và pháp lý để xác định mức độ ô nhiễm môi trường (nếu xảy ra) khi dự án đi vào hoạt động.
Để xác định chính xác chất lượng môi trường xung quanh tại khu vực dự án, Công ty TNHH Thương Mại và Tư Vấn Môi Trường Gia Anh đã phối hợp với các cán bộ phòng thí nghiệm của Viện Nước và Công Nghệ Môi Trường tiến hành lấy mẫu vào ngày 15/08/2007:
Thời tiết: Trời nắng, gió nhẹ. Hướng gió Đông Nam
Các vị trí lấy mẫu:
Không khí xung quanh: 5 mẫu (ký hiệu mẫu: KK1-KK5).
Nước mặt: 4 mẫu nước biển ven bờ Bãi tắm Long Hải (ký hiệu mẫu: NB1-NB4).
Nước ngầm: 3 mẫu giếng khoan quanh khu vực dự án xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (ký hiệu mẫu NN1-NN3).
Phương pháp lấy mẫu: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu của mẫu nước tuân thủ theo các hướng dẫn của TCVN, ISO và tham khảo Standard Methods For The Examination of Water and Wastewater (APHA – American Public Health Association, 1995)
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực Dự Án
Các kết quả đo đạc được trình bày ở bảng 2.7. Các thiết bị được dùng để thực hiện thu mẫu và phân tích chất lượng không khí xung quanh được liệt kê ở bảng 2.3.
Bảng 2.7. Chất lượng không khí tại khu vực dự án
Số TT
Chỉ tiêu
Kết quả
TCVN 5937:2005
KK1
KK2
KK3
KK4
KK5
1
Bụi (mg/m3)
0,12
0,18
0,20
0,17
0,13
0,3
2
NO2 (mg/m3)
0,10
0,08
0,09
0,12
0,07
0,2
3
SO2 (mg/m3)
0,12
0,12
0,14
0,15
0,14
0,35
4
CO (mg/m3)
1,34
1,45
1,56
1,00
1,98
30
5
Tiếng ồn (dBA)
35-65
35-55
35-50
35-50
35-65
75*
(Nguồn WETI, 8/2007)
Vị trí lấy mẫu
KK1: Mẫu không khí tại vị trí X = 0740929; Y = 1151148.
KK2: Mẫu không khí tại vị trí X = 0740286; Y = 1151124.
KK3: Mẫu không khí tại vị trí X = 0740720; Y = 1151146.
KK4: Mẫu không khí tại vị trí X = 0740320; Y = 1150988.
KK5: Mẫu không khí tại vị trí X = 0740438; Y = 1151151.
Ghi chú:
(*) TCVN 5949 – 1998 : Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
TCVN 5937:2005, Tiêu chuẩn chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. (Sơ đồ vị trí lấy mẫu được minh họa ở phần phụ lục ).
Căn cứ kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án tại bảng 2.2, đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005 và TCVN 5949 – 1998) cho thấy: chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực dự án rất tốt, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng môi trường cho các hoạt động, nghỉ ngơi, giải trí của du khách.
Bảng 2.8. Thiết bị sử dụng lấy mẫu không khí xung quanh
Số TT
Thông số
Phương pháp
Thiết bị
Tiêu chuẩn
1
Hàm lượng bụi bay lơ lửng
Phương pháp trọng lực
Máy bơm lấy mẫu không khí
TCVN 5076-1995
2
NO2
Phương pháp thụ động
Máy bơm lấy mẫu không khí
Hà Lan
3
SO2
Phương pháp pararosaniline
Máy bơm lấy mẫu không khí
TCVN 5971-1995
4
CO
Folin ciocalteur
Máy bơm chân không
TCVN bổ sung
5
Tiếng ồn
Testo 816 – Đức
Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực Dự Án
Hiện trạng chất lượng nước ven bờ bãi
Nước biển ven bờ tại vị trí triển khai dự án là Bãi tắm Long Hải, đây là bãi biển nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thu hút rất nhiều khách du lịch. Các kết quả phân tích được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước biển Bãi tắm Long Hải
Chỉ tiêu
Đơn vị
NB1
NB2
NB3
NB4
TCVN 5943-1995, loại A
pH
-
7,3
7,5
7,6
7,3
6,5 – 8,5
DO
mg/l
8
7
7
7
> 4
SS
mg/l
14
16
12
14
25
BOD5
mg/l
3
2
3
3
< 20
NH4+
mg/l
0,012
0,012
0,011
0,012
< 0,1
Tổng Fe
mg/l
0,16
0,13
0,20
0,18
0,1
Dầu mỡ
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
-
Tổng Coliform
MPN/100ml
10
10
10
10
1.000
(Nguồn WETI, 8/2007)
Vị trí lấy mẫu
NB1 : Vị trí tại X = 0740710; Y = 1151119 (cách bờ 05m)
NB2 : Vị trí tại X = 0740282; Y = 1151314
NB3 : Vị trí tại X = 0740520; Y = 1151610
NB4 : Vị trí tại X = 0740438; Y = 1151850
Ghi chú:
TCVN 5943 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ
Từ kết quả phân tích 4 mẫu nước ven bờ Bãi tắm Long Hải cho thấy chất lượng nguồn nước biển có các chỉ tiêu phân tích đạt tiêu chuẩn cho phép chất lượng nước biển ven bờ đối với các khu vực quy hoạch làm bãi tắm, TCVN 5943 – 1995.
Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (8/2007)
Chỉ tiêu
Đơn vị
NN1
NN2
NN3
TCVN 5944 -1995
pH
-
6,7
6,5
6,7
6,5 – 8,5
Độ màu
Pt-Co
1,8
1,9
2,0
300 – 500
Độ cứng
mg/l
89
90
87
750 – 1.500
TS
mg/l
123
120
112
1,0
Florua
mg/l
0,21
0,16
0,23
200 – 600
Clorua
mg/l
123
112
134
200 – 400
Tổng Fe
mg/l
2,34
3,45
2,65
1 – 5
Tổng Coliform
MPN/100ml
3
KPH
3
3
(Nguồn WETI, 8/2007)
Vị trí lấy mẫu
NN1: Mẫu nước ngầm tại hộ Nguyễn Minh Chiến, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền
NN2: Mẫu nước ngầm tại hộ Hoàng Thanh Long, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền
NN3: Mẫu nước ngầm tại hộ Trần Thị Hương, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền.
Ghi chú:
TCVN 5944 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
Nhận xét:
Nước ngầm tại khu vực xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tương đối tốt, một số chỉ tiêu phân tích đạt tiêu chuẩn cho phép.
10. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại khu vực dự án.
Tài nguyên thực vật trên cạn
Khu đất dự án có diện tích khoảng 6,5ha. Thảm thực vật trên cạn rất nghèo nàn, chủ yếu là một số loài như dương, cỏ dại, cây bụi ,…. Các loài cây này có thể sống tốt trên đất cát và có chức năng bảo vệ nền đất, chắn cát và gió từ biển thổi vào. Không có các loại thực vật quý hiếm
Tài nguyên động thực vật dưới nước
Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II tháng 11/2005 và số liệu của Sở Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy hệ sinh thái biển vùng dự án có trên 220 loài tảo (tảo Silic 170 loài, tảo Giáp 48 loài, tảo Lam 20 loài,...) và 211 loài động vật nổi. Sinh vật phù du trung bình đạt 426.502 tế bào/m³, mùa mưa có thể đạt tới 2,42 triệu tế bào/m³. Đặc biệt, khu vực có hệ cá phong phú vơi 211 loài, trữ lượng lên tới 100.000 tấn/năm.
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
(Các số liệu trích dẫn từ Niên Giám Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2006)
1. Đơn vị hành chính:
Huyện Long Điền gồm 5 xã, 2 thị trấn: Phước Bình, Phước Thiện, Phước Tân, Phước Lợi, Tân Phước, Phước An, Phước Hương, Phước Hiệp.
2. Dân số phân theo giới tính của huyện Long Điền:
Tổng cộng: 122.290 nhân khẩu
Mật độ dân số: 1.587 người/km2
Nam giới: 61.034
Nữ giới: 61.256
3. Hoạt động kinh tế của huyện Long Điền:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: 167.780 triệu đồng (năm 2005).
Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 3.176 ha. Trong đó, diện tích cây công nghiệp (hàng năm và lâu năm) 140 ha, cây lâu năm 206 ha, cây ăn quả 73 ha, lúa 2.287 ha.
Lâm nghiệp: giá trị sản xuất 128.000.000 đ.
Thủy sản: giá trị sản xuất 454.415.000.000 đ.
Vận tải, bưu chính viễn thông:
Có 26 hộ kinh doanh thiết bị viễn thông. Trong đó:
Có 7 hộ làm cửa hàng đại lý cho bưu điện.
19 hộ kinh doanh các thiết bị viễn thông.
4. Hoạt động văn hóa – xã hội của huyện Long Điền:
Giáo dục-Y tế-Văn hóa và Mức sống:
Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh mẫu giáo:
Trường mẫu giáo: 8 trường
Số lớp: 70
Số học sinh: 2.429
Số giáo viên: 121
Hệ tiểu học:
Số trường: 13
Số lớp: 354
Số giáo viên: 429
Số học sinh:11.835
Hệ THCS:
Số trường: 7
Số lớp: 220
Số giáo viên: 342
Số học sinh: 8.156
Hệ THPT:
Số trường: 2
Số lớp: 76
Số giáo viên: 120
Số học sinh: 3.260
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. NGUỒN TÁC ĐỘNG
1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng
Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Giai đoạn xây dựng các cơ sở hạ tầng dự kiến bắt đầu vào quý III/2007 đến quý III/2009 bao gồm san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông trong nội bộ, công trình nhà ở tạm, các hạng mục thi công khách sạn 4 sao, các khu dịch vụ - du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu bungalow, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường
trong giai đoạn xây dựng.
Số TT
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
San lấp mặt bằng, gia cố nền
Xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận chuyển đất, đá, cát,…vật liệu xây dựng.
2
Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, các hạng mục công trình của dự án
Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
3
Xây dựng hệ thống cấp thoát và xử lý nước, ...
Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
4
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
5
Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình
Các thùng chứa xăng dầu.
6
Sinh hoạt của công nhân
Sinh hoạt của 60 công nhân trên công trường
Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
TT
Nguồn gây tác động
1
Quá trình thỏa thuận địa điểm, giải phóng mặt bằng
2
Xói mòn, rửa trôi đất, cát khi mưa lớn
3
Biến đổi vi khí hậu
4
Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương
2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động
Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Với đặc trưng của loại hình hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động của dự án chủ yếu phát sinh 02 nguồn chất thải quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường:
Nước thải sinh hoạt: khoảng 300 m3/ngày.
Rác thải sinh hoạt: khoảng 800 kg/ngày.
Nếu không có giải pháp quản lý tốt, các loại chất thải này sẽ tác động xấu đến môi trường.
Ngoài 2 loại chất thải trên, dự án còn phát sinh thêm một số loại chất thải khác, mặc dù không lớn nhưng cần phải được liệt kê để có biện pháp xử lý triệt để, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án được trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường
trong giai đoạn hoạt động
Số TT
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
Hoạt động ăn uống, vui chơi của du khách
- Thức ăn thừa, nước thải tắm rửa và các chất thải rắn phát sinh do du khách vứt bừa bãi.
- Phát sinh tiếng ồn từ các khu vực như nhạc sống, phòng hát karaoke.
2
Hoạt động nấu nướng của nhà hàng, khách sạn
- Phát sinh chất thải rắn là các bộ phận bỏ đi của các loại thực phẩm, rau,...
- Phát sinh mùi do quá trình nấu nướng.
- Có thể gây rò rỉ ga, dầu mỡ gây tác hại môi trường và sự cố cháy nổ.
3
Hoạt động giao thông của du khách
- Xe tải giao thông trong khu vực dự án phát sinh khí thải (bụi, CO, SO2, NOx, VOCs) và tiếng ồn cũng như tai nạn giao thông.
4
Sinh hoạt của nhân viên, quản lý trung tâm, nhà hàng, khách sạn, khu TDTT.
- Hoạt động hàng ngày của công nhân, nhân viên phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nước thải.
5
Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn
- Gây ô nhiễm môi trường nếu hệ thống khống chế ô nhiễm không hiệu quả hoặc gặp sự cố, các hệ thống này phát sinh các chất thải như bùn thải, các chất khí phân hủy kỵ khí.
6
Hoạt động của hệ thống nấu nướng, máy phát điện dự phòng, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ
- Phát sinh khí thải, tiếng ồn từ máy phát điện khi hoạt động.
- Phát sinh nhiệt thừa từ hoạt động nấu nướng và máy điều hòa nhiệt độ.
7
Các sự cố môi trường
- Sự cố về rò rỉ nhiên liệu nấu nướng như gas và sự cố về cháy nổ do rò rỉ nhiên liệu
Các nguồn khác
- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án,...
Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án hầu như không có. Tuy nhiên, báo cáo ĐTM cũng dự báo một số vấn đề về môi trường có thể xảy ra do hoạt động của dự án. Các vấn đề này được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan
đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án
Số TT
Nguồn gây tác động
Tác động
1
Quá trình hoạt động giao thông của du khách
Hư hỏng về nền móng, đất đai, gây tai nạn giao thông.
2
Các hoạt động sinh hoạt, vui chơi của du khách và nhân viên phục vụ và quản lý
Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của khu vực, gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương và có thể gây ra những vấn đề về xã hội khác.
3
Sự cố về chập điện, cháy nổ
Sự cố này gây tác hại tính mạng và tài sản của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến các vùng nhạy cảm như các khu biệt thự, khách sạn, công sở và hoạt động của dân cư xung quanh.
4
Sự cố về thiên nhiên khác như sét đánh, bão, gió xoáy, ...
Gây tác động đến môi trường đất như cháy nổ, hư hỏng tài sản,... Các sự cố này không thể khống chế được mà phải phòng ngừa bằng các biện pháp kỹ thuật và quản lý.
II. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án
Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án đối với các thành phần môi trường (không khí, đất, nước, tài nguyên sinh học, sức khỏe) được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường
của các hoạt động xây dựng dự án
Số TT
Hoạt động
Tác động
Không khí
Nước
Đất
TN sinh học
Sức khoẻ
1
Giải phóng, san lấp mặt bằng
+++
++
++
+++
+++
2
Xây dựng nền, hệ thống giao thông, kho chứa, khách sạn, hệ thống cấp thoát và xử lý nước, chỗ ở...
+++
+
+
++
+++
3
Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, nhiên liệu).
+++
+
+
+
+++
4
Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ công tŕnh
++
++
++
+
++
5
Sinh hoạt của công nhân.
+
++
+
+
+
Ghi chú:
+
Ít tác động
++
Tác động trung bình
+++
Tác động mạnh
2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường
của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động
Số TT
Hoạt động
Tác động
Không khí
Nước
Đất
TN sinh học
Sức khoẻ
1
Hoạt động đón khách, lưu khách, vui chơi giải trí.
++
+++
+
+
++
2
Hoạt động giao thông nội bộ
+++
+
+
+
++
3
Sinh hoạt của du khách, nhân viên dự án
+
++
+
+
+
4
Các sự cố môi trường nhân tạo như chập điện, cháy nổ
+++
++
++
+++
+++
5
Các sự cố môi trường do tự nhiên như bão, sét,…
++
+++
+++
+++
+++
Ghi chú:
+
Ít tác động
++
Tác động trung bình
+++
Tác động mạnh
Báo cáo cũng liệt kê các đối tượng bị tác động và quy mô cụ thể trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động
Số TT
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
1
Cư dân địa phương
Khu dân cư, công sở xung quanh sẽ chịu tác động của các hoạt động của dự án.
2
Hệ thống giao thông
Các tuyến đường gần dự án như đường Liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh
3
Bầu khí quyển xung quanh dự án
Trong khu dự án và khu vực xung quanh như khu dân ở, bãi tắm.
4
Hệ thống thoát nước
Tiếp nhận 300 m3/ngày nước thải từ dự án đã qua xử lý và toàn bộ nước mưa chảy tràn qua khu đất.
5
Hệ thống thu gom và vận chuyển rác
Tiếp nhận 800 kg rác/ngày
6
Kinh tế - xã hội
Làm lợi cho ngân sách địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
Tác động đến môi trường tự nhiên
Không khí
a) Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình của dự án, chất lượng không khí xung quanh bị tác động do những nguyên nhân sau:
Bụi sinh do hoạt động san hạ mặt bằng.
Bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng các công trình của dự án.
Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động.
Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư đối diện với khu đất dự án nếu không có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hữu hiệu.
Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm, đóng cọc bê tông, v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh.
Mùi hôi phát sinh ra từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân tại công trường.
b) Đặc trưng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí từ các khâu: bóc lớp đất, cát bề mặt, san hạ mặt bằng.
Lượng bụi sinh ra chủ yếu tại khu vực san hạ mặt bằng, xúc cát,... Nồng độ bụi thường cao gấp hàng vài chục tới vài trăm lần so với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (thường từ 10 – 100 mg/m3 ).
Tải lượng bụi lớn và tỷ trọng bụi cao (d = 1,6 – 2,0), vì vậy phát tán của bụi trong không khí không lớn nên chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân lao động tại công trường và một số khu biệt thự, cơ quan công sở bên cạnh khu đất của dự án. Lượng bụi trên sẽ giảm nhiều trong điều kiện mùa mưa khi đất, cát bị ướt.
Ô nhiễm bụi đất, cát trong quá trình xây dựng: Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói …
Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến. Kết quả tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng (theo WHO, 1993) như sau:
L = 1,7k
Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm).
k: kích thước hạt; 0,2.
s: lượng đất trên đường; 8,9%
S : tốc độ trung bình của xe; 20 km/h
W: trọng lượng có tải của xe; 10 tấn
w: số bánh xe; 6 bánh; p : số ngày hoạt động trong năm.
Từ công thức tính trên, có thể xác định được trung bình: 0,15 kg bụi/km/lượt xe/năm. Dự án sử dụng 1 xe với quãng đường vận tải trung bình trong là 0,25 m, số lượt xe là 100 lượt/ngày. Vậy, tải lượng ô nhiễm bụi do vận chuyển là 0,15 x 0,25 x 100 x 30 = 112,5kg bụi trong suốt quá trình dự án.
Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại khu vực bốc dỡ thường dao động trong khoảng 0,9-2,7 mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3-9 lần (TCVN 5937:2005, quy định bụi: 0,3 mg/m3). Ô nhiễm bụi sẽ giảm vì chất lượng đường giao thông tại khu vực khá tốt và Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu,…
Chủ dự án sẽ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu xây dựng.
Ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
Khi hoạt động các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2,...
Bảng 3.8. Thành phần các chất trong khói thải ô tô
Tình trạng vận hành
CxHy, (ppm)
CO
(%)
NO2
(ppm)
CO2
(%)
Chạy không tải
750
5,2
30
9,5
Chạy chậm
300
0,8
1.500
12,5
Chạy tăng tốc
400
5,2
3.000
10,2
Chạy giảm tốc
4.000
4,2
60
9,5
(Nguồn: WHO, 1993)
Để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường, có thể căn cứ vào số lượng xe hoạt động trong ngày và thành phần khí thải của xe khi hoạt động cho ở bảng 3.8 , lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao thông hoạt động tại dự án trong quá trình xây dựng, chúng ta có thể tính được lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường dựa theo hệ số ô nhiễm cho ở bảng 3.9 sau đây:
Bảng 3.9. Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1.000 lít xăng)
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
CO
291
CxHy
33,2
NOx
11,3
SO2
0,9
Aldehyde
0,4
Chì
0,3
(Nguồn: WHO, 1993)
Nước thải
a) Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân:
Nước thải sinh hoạt của 60 công nhân xây dựng.
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất thoát vào hệ thống thoát nước của nằm dọc theo đường liên tỉnh Phước Hưng – Phước Tỉnh
b) Đặc trưng ô nhiễm nước
Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như trong bảng 3.10
Bảng 3.10. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người
hàng ngày đưa vào môi trường
Số TT
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người.ngày)
1
BOD5
45 – 54
2
COD (Dicromate)
72 – 102
3
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 – 145
4
Dầu mỡ
10 – 30
5
Tổng Nitơ
6 – 12
6
Amôni
2,4 – 4,8
7
Tổng Phốt Pho
0,8 – 4,0
8
Tổng Coliform (MPN/100ml)
106 – 109
(Nguồn: WHO, 1993)
Tải lượng các chất ô nhiễm thải thải vào môi trường trong quá trình thi công dự án được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường
Số TT
Chất ô nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
1
BOD5
2,7 – 3,5
2
COD
4,5 – 6,5
3
SS
4,5 – 9,0
4
Dầu mỡ
0,6 – 1,8
5
Tổng N
0,4 – 0,8
6
Amôni
0,2 – 0,3
7
Tổng Phospho
0,05 – 0,3
(Nguồn: WHO, 1993)
Nếu trung bình 1 người công nhân sử dụng 50 lít nước/ngày, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày (ước tinh cho 60 công nhân) khoảng 2,5m3 (khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Số TT
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Có hệ thống bể tự hoại
TCVN 6772 – 2000
(Mức II)
1
BOD5
562 - 675
100 - 200
30
2
COD
900 -1275
180 - 360
50
3
SS
875 -1812
80 - 160
50
4
Dầu mỡ
125 - 375
-
20
5
Tổng N
75 -150
20 - 40
-
6
Amôni
30 - 60
5 - 15
-
7
Tổng Phospho
10 - 50
-
6
8
Tổng Coliform
(MPN/100ml)
106 - 108
104
103
(Nguồn: WHO, 1993)
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000, Mức II) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 18 – 22 lần tiêu chuẩn, COD cao hơn gấp 18 – 25 lần tiêu chuẩn, SS cao gấp 17 – 36 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua hệ thống xử lý, các chất gây ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể.
Rác thải
a) Nguồn gốc phát sinh
Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu :
Rác thải sinh hoạt của 60 công nhân xây dựng
Các phế phẩm xây dựng như xà bần, bao bì,...
b) Khối lượng rác thải
Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,5 – 0,8 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon). Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 60 cán bộ, công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 30 – 48 kg/ngày.
Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều, nhưng nếu không có biện pháp thu gom hợp lý, lượng rác tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều sẽ gây tác động đến môi trường .
Lượng xà bần từ quá trình xây dựng không nhiều, do có hai nhà dân hiện hữu, tuy nhiên chúng cũng cần có biện pháp thu gom hợp lý như: thu gom và tái sử dụng cho san nền, chôn lấp hợp vệ sinh.
Tác động tới tài nguyên sinh học
Hệ sinh thái trên cạn
Hoạt động của dự án không làm biến đổi nhiều về thảm thực vật, vì như đã đánh giá ở trên, hiện trạng thảm thực vật trên khu đất của dự án khá nghèo nàn, chủ yếu còn sót một số cây dương tồn tại sau cơn bão số 9 – tháng 12/2006. Sau khi dự án hoàn tất, sẽ trồng mới cây xanh với tỷ lệ > 20% diện tích nhằm tái tạo lại cảnh quan môi trường trên khu đất.
Hệ sinh thái dưới nước
Nguồn nước mặt trong khu vực là nước biển ven bờ Bãi tắm Long Hải. Trong quá trình xây dựng, các nguồn thải của dự án không tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt này, chỉ tác động mang tính gián tiếp, nếu không quản lý tốt các chất thải sẽ làm tăng thêm mức độ ô nhiễm của nước thải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, với lưu lượng nhỏ, nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng đều được xử lý bằng bể tự hoại di động, có hợp đồng thu gom với công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền thu gom theo định kỳ, nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước trong khu vực.
Tác động đến kinh tế xã hội
Trong quá trình thi công xây dựng một số tác động bất lợi có thể xảy ra như:
An ninh trật tự tại khu vực dự án.
Trong quá trình thi công dự án, tập trung nhiều vật tư, đồng thời huy động một lực lượng lao động với nhiều đơn vị khác nhau có thể gây ra một số tác động tiêu cực như: tai nạn trong lao động, mất trật tự trị an ninh nên cần có sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy, cần phải có kế hoạch chủ động phòng tránh các tác động trên.
An toàn trong quá trình lao động
Các phương tiện giao thông, thiết bị thi công, quy định an toàn lao động không được chuẩn bị, kiểm tra, bảo dưỡng chu đáo cũng dễ xảy ra tai nạn giao thông, an toàn lao động không được đảm bảo.
2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
a. Đặc trưng ô nhiễm không khí
Nguồn gốc ô nhiễm
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm:
Sự thay đổi môi trường không khí trong khu vực dự án do tập trung số lượng lớn người trong không gian nhỏ hẹp, và các yếu tố vi khí hậu nóng, độ ẩm cao.
Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khi có khí thải từ các hoạt động đun nấu, khói phương tiện giao thông tập trung với mật độ cao,…chứa các chất ô nhiễm bụi, SOx, CO, NO2, THC,...
Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh hoạt,…
Tiếng ồn do sinh hoạt, giải trí của du khách.
Có thể xảy ra tình trạng kẹt xe, gây ảnh hưởng đến không khí cũng như tiếng ồn trong khu vực dự án.
Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do mùi hôi
Ô nhiễm mùi hôi chủ yếu phát sinh do sự phân hủy của rác thải sinh hoạt, khu vực vệ sinh, khu vực xử lý nước thải sinh hoạt, khu dịch vụ… Qua khảo sát thực tế tại một số khu du lịch mới đang hoạt động tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và nhiều nơi khác cho thấy: các khu du lịch đều đạt tiêu chuẩn cao về mặt thẩm mỹ cho đến các yêu cầu phục vụ vệ sinh, do đó hiện tượng ô nhiễm mùi hôi tại các khu vực này phát sinh không đáng kể. Các nguồn gây ô nhiễm bên ngoài từ khu xử lý nước thải, thùng chứa rác thải, nhà hàng dịch vụ sẽ được quy hoạch cách ly và được kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp quản lý cũng như công nghệ phù hợp. Các nguồn gây ô nhiễm mùi hôi như nhà bếp, nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng biện pháp thông gió làm mát, sử dụng các loại nhiên liệu sạch như gas hoặc điện, sử dụng các chất sát trùng và tẩy rửa để luôn duy trì điều kiện vi khí hậu được trong lành và mát mẻ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của các yếu tố trên chưa được đầy đủ, nên báo cáo chỉ nêu các khả năng trên cơ sở định tính. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các giải pháp thiết kế xây dựng phù hợp nhằm đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và vệ sinh môi trường cho dự án.
Đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh từ hoạt động đun nấu của khu ẩm thực, nhà hàng, khách sạn
Môi trường chung trong một khu du lịch chịu ảnh hưởng chính ngay từ các sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân viên và việc nấu nướng phục vụ du khách. Các hoạt động đun nấu sử dụng các nguồn nhiên liệu khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới môi trường không khí chung. Dự án sử dụng chất đốt nấu nướng là gas, cồn đông cục. Việc đốt gas sẽ ít gây ra ô nhiễm cho môi trường không khí xung quanh. Với quy mô du khách mỗi ngày là 500 người thì mỗi ngày sử dụng khoảng 125kg gas. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu của dự án được đưa ra trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu
Số TT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
Tải lượng (kg/ngày)
1
Bụi
0,710
0,089
2
SO2
20S
0,015
3
NO2
9,62
1,203
4
CO
2,19
0,273
5
THC
0,791
0,099
(Ghi chú: Hàm lượng S trong gas tự nhiên là 0, 06% )
Nhìn chung, tải lượng ô nhiễm sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn, nguồn ô nhiễm được phân tán trên một diện tích rộng, cho nên ảnh hưởng do các hoạt động đun nấu đến môi trường không khí xung quanh là không đáng kể.
Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động của máy phát điện (dự phòng)
Để ổn định điện cho hoạt động của dự án trong trường hợp mạng lưới điện có sự cố, Dự án có sử dụng 1 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 800 KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu tổng của các máy là 120 Kg dầu DO/h.
Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng 3.14 (tính cho trường hợp tất cả các máy phát điện của dự án đều được sử dụng cùng một thời điểm).
Bảng 3.14. Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm
Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3)
Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)
TCVN 5939: 2005 (mg/Nm³)
Bụi
19,57
-
200
SO2
526,1
910,2
500
NO2
252,6
437,1
850
CO
57,47
99,42
1.000
VOCs
20,84
36,05
-
Nguồn: WHO, 1993 (Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%.)
Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện: Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m3. Với định mức 120kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 1,3m3/s.
Nồng độ của khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Nồng độ khí thải của máy phát điện dự phòng
Chất ô nhiễm
Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3)
Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)
TCVN 5939: 2005
(mg/Nm³)
Bụi
18,2
-
200
SO2
2,56
4,43
500
NO2
246,58
426,58
850
CO
56,2
97,23
1.000
VOCs
20,3
35,12
-
Ghi chú:
Nm3 – Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn.
TCVN 5939:2005 - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, loại B: áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định.
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939:2005, loại B) nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng dự án vẫn phải trang bị thêm một ống khói cao 8 - 10m cho máy phát điện để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải máy phát điện vào môi trường không khí xung quanh khi máy đã hoạt động được một thời gian.
Đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động, mật độ giao thông tại khu vực sẽ tăng lên đáng kể. Quá trình giao thông của du khách và cán bộ công nhân sẽ phát sinh khí thải. Lượng khí thải này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự báo được tải lượng và nồng độ các chất một cách tương đối trong khí thải của xe cơ giới giao thông trong khu vực bằng hệ thống đánh giá ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1993).
Bảng 3.16. Thông số xả thải từ phương tiện giao thông vào không khí
Số TT
Phương tiện và nhiên liệu sử dụng
Tải lượng (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi
SO2
NOx
CO
VOC
1
Xe tải động cơ diesel trọng tải: từ 3.5 đến 16T
- Chạy trong thành phố
4,3
20S
55
28
12
- Chạy ở ngoại ô
4,3
20S
70
14
4
- Trên xa lộ
4,3
20S
70
14
4
2
Xe con 1400 – 2000 cc
- Chạy trong thành phố
0,86
20S
22,02
194,7
27,55
- Chạy ở ngoại ô
1,03
20S
47,62
144,3
26,68
- Trên xa lộ
0,93
20S
57,21
65,85
12,71
Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu
Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của một số loại xe lưu thông trên đường như trong bảng 3.17.
Bảng 3.17. Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông
Số TT
Loại phương tiện
Loại nhiên liệu
Định mức
Lít/100km
Định mức
kg/100km
1
Xe con
Xăng
5,5 – 8
4,51 – 6,56
2
Xe tải nặng
Dầu Diesel
13 – 14
10,66 – 11,48
Theo tính toán, mỗi ngày sẽ có khoảng hơn 50 lượt xe con 4 chỗ (1400 – 2000 cc), 20 lượt xe con 7 chỗ (trên 2000cc), 20 lượt khách trên 16 chỗ. Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 0,5 km. Lượng tiêu hao nhiên liệu/ngày của các phương tiện lưu thông trong khu du lịch:
Bảng 3.18. Lượng tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện giao thông.
Số TT
Phương tiện và nhiên liệu sử dụng
Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường trong 1 ngày (kg nhiên liệu/ngày)
1
Xe trên 16 chỗ
1,107
2
Xe con
1,937
Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là 200oC, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 kg dầu, xăng là 38 m³. Như vậy, lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải
Số TT
Phương tiện và nhiên liệu sử dụng
Lưu lượng
(m³/ngày)
1
Xe tải
42,066
2
Xe con
73,682
Đánh giá mức độ ô nhiễm do sự thải nhiệt thừa
Ô nhiễm nhiệt do sự thải nhiệt từ các thiết bị làm lạnh, bếp đun đang là vấn đề bức xúc ở nhiều đô thị của cả nước. Quá trình trao đổi nhiệt ở các thiết bị làm lạnh sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng nhiệt thừa làm cho nhiệt độ môi trường bên ngoài càng tăng cao hơn. Ở các khu vực du lịch sẽ sử dụng nhiều máy lạnh, bếp đun cùng với sự đông đúc cả về người và các phương tiện đi lại tạo nên một sức ép lớn đối với môi trường không khí. Kết quả là môi trường vi khí hậu thuộc các khu vực này bị xáo trộn mạnh, nhiệt độ và sự ô nhiễm khói, bụi, ồn tăng cao dẫn đến khả năng lưu thông trao đổi khí sạch bị giảm đi, làm cho chất lượng môi trường không khí xung quanh ngày một suy giảm.
Tuy nhiên, khu vực dự án gần biển, gió mạnh, mật độ cây xanh đảm bảo theo tỷ lệ quy định nên có tác dụng điều hòa vi khí hậu rất tốt, nên ảnh hưởng của nhiệt thừa tới môi trường là không đáng kể.
Tiếng ồn
Khi dự án hình thành sẽ tập trung nhiều nguồn gây ồn. Nếu không được quản lý tốt, tiếng ồn có thể là nguồn ô nhiễm hàng ngày tại đây, tiếng ồn có thể kéo dài từ chiều tối tới nửa đêm.
Mức ồn liên quan đến số lượng du khách đến dự án, khoảng cách bố trí cơ sở hạ tầng của các dịch vụ như karaoke, cafê, nhạc sống, các hoạt động giao thông, thương mại….
Nhận xét chung về ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động giao thông. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh đường phố như tưới nước vào mùa khô, vệ sinh mặt đường, tăng cường diện tích cây xanh, quản lý chất lượng xe cộ và quản lý các hoạt động dịch vụ của dự án được tốt hơn.
Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, các hoạt động nấu ăn, hệ thống máy điều hoà… có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh không đáng kể.
Tác động của các chất ô nhiễm không khí
Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 3.20.
Bảng 3.20. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
TT
Thông số
Tác động
1
Bụi
Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
2
Khí axít (SOx, NOx).
Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.
SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.
Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.
Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái.
3
Oxyt cacbon (CO)
Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
4
Khí cacbonic(CO2)
- Gây rối loạn hô hấp phổi.
- Gây hiệu ứng nhà kính.
- Tác hại đến hệ sinh thái.
5
Hydrocarbons
- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan, có khi gây tử vong.
b. Đánh giá tác động môi trường do nước thải
Nguồn gốc phát sinh nước thải
Nước thải sinh hoạt thải ra từ các dịch vụ vui chơi giải trí, từ khu vực khách sạn, từ căn tin, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án.
Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải
Nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh từ các hoạt động của dự án
Theo ước tính, lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày thải ra khoảng 300 m³/ngày đêm ( Nguồn số liệu của dự án), số lượng khách và cán bộ công nhân viên mỗi ngày vào khoảng 500 người, căn cứ hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) có thể tính ra tải lượng ô nhiễm như trong bảng 3.21 và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của dự án như trong bảng 3.22.
Bảng 3.21. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Khối lượng (kg/ngày)
BOD5
22,5 – 27
COD
28,8 – 51
Chất rắn lơ lửng (SS)
35 – 72,5
Dầu mỡ phi khoáng
5 – 15
Tổng Nitơ (N)
3 – 6
Amoni (N-NH4)
1,2 – 2,4
Tổng Phospho
0,4 – 2
Bảng 3.22. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/l)
Không qua
xử lý
Qua xử lý bằng
bể tự hoại
TCVN 6772: 2000
Mức II
BOD5
204,6 – 245,5
100 - 200
30
COD
327,3 – 463,6
180 - 360
100*
Chất rắn lơ lửng (SS)
318,2 – 659,1
80 - 160
50
Dầu mỡ gốc động thực vật
45,5 – 136,4
-
20
Tổng Nitơ (N)
27,3 – 54,5
20-40
60*
Amoni (N-NH4)
10,91 – 21,82
5-15
1*
Tổng Phospho
3,64 – 18,2
2-10
6*
Tổng Coliform
106 - 109
104
103
Feacal Coliform
105 - 106
102
-
Trứng giun sán
103
10
-
Ghi chú:
TCVN 6772: 2000 - Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn cho phép
(*) TCVN 5945:2005 - Tiêu chuẩn nước thải.
Nhận xét :
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải được phép thải ra môi trường theo yêu cầu (TCVN 6772:2000, Mức II; TCVN 5945:2005, loại B) cho thấy nước thải sinh hoạt sau xử lý cục bộ bằng bể tự hoại có nồng độ BOD vượt tiêu chuẩn 3,3 –6,7 lần, COD vượt tiêu chuẩn từ 1,8 - 3,6 lần, SS vượt tiêu chuẩn 1,6 – 3,2 lần. Do vậy, sau khi xử lý bể tự hoại, nước thải tiếp tục qua hệ thống xử lý nước thải tập trung để đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Tổng Nitơ : 0,5 - 1,5 mg/l
Phospho : 0,004 - 0,03 mg/l
Nhu cầu oxi hoá học (COD) : 10-20 mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) : 10-20 mg/l
So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải. Phương án thu gom, xử lý sẽ được đề cập trong chương 4.
Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng 3.23.
Bảng 3.23. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Số TT
Thông số
Tác động
1
Nhiệt độ
Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO)
Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học
Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước
2
Các chất hữu cơ
Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước
Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
3
Chất rắn lơ lửng
Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh
4
Các chất dinh dưỡng (N,P)
Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
5
Các vi khuẩn
Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.
Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
E. Coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, chỉ thị ô nhiễm do phân người.
c. Đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường
Chất thải sinh hoạt:
Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của du khách và nhân viên dự án (các loại bao bì, giấy, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát v.v..), chất thải rắn tại các điểm dịch vụ ăn uống, vui chơi (các loại chất thải rắn thực phẩm, túi nilông, nhựa, giấy thải, bao bì v.v…).
Đối với chất thải rắn sinh hoạt của du khách và nhân viên dự án: lượng rác này thải ra mỗi ngày khoảng 800 kg (tương ứng 1,2-1,6 kg/ngày/người). Đây là rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại nguyên liệu chế biến dư và các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao nilông, lon bia, thùng carton ước lượng khoảng 40 kg/ngày.
Bảng 3.24. Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt
Thành phần
Mô tả
Chất thải từ các phòng khách sạn, phòng hội nghị
Chất thải có thể phân hủy sinh học
Rác hoa quả
Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt...
Cúc, hồng, bi, lys...
Thức ăn thừa
Bánh mì, cơm, thịt, rau...
Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng
Kim loại
Can nhôm
Thủy tinh
Chai, ly bia
Nhựa có thể tái sinh
Chai, túi dẻo trong
Giấy có thể tái sinh
Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo
Chất thải tổng hợp
Giấy không thể tái sinh
Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh...
Nhựa không thể tái sinh
Túi nhựa chết
Khác
Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, vải, quần áo...
Chất thải từ nhà bếp và nhà hàng
Chất thải có thể phân hủy sinh học
Thức ăn thừa
Cơm, thịt nấu chín, bánh...
Rác hoa quả
Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt...
Rau
Rau muống, rau thơm, hành, cà rốt...
Vỏ trứng
-
Chất thải từ đồ ăn biển
Cua, ghẹ, sò, cá
Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng
Giấy có thể tái sinh
Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo
Kim loại
Can nhôm
Thủy tinh
Chai bia, chai lọ gia vị nấu ăn
Nhựa có thể tái sinh
Chai, túi nhựa dẻo trong
Chất thải tổng hợp
Giấy không thể tái sinh
Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh...
Nhựa plastic không thể tái sinh
Túi nhựa chết
Khác
Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, quần áo...
Rác vườn
Chất thải có thể phân hủy sinh học
Lá cây
Lá cây bụi, nhánh cây
Cỏ xén
-
Tổng hợp
Khác
Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, quần áo, xà bông...
Trên cơ sở thành phần rác thải sinh hoạt được tham khảo từ một số dự án có tính chất tương tự và các khách sạn 5 sao, có thể dự báo thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt của dự án như sau:
Bảng 3.25. Dự báo thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
Tỷ lệ thành phần (%)
Tải lượng (kg/ngày)
Chất thải có thể phân hủy sinh học
65
520
Chất thải có thể tái sinh tái chế
5
40
Chất thải tổng hợp khác
30
240
Tổng
100
800
Đối với các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, tác động đến chất lượng không khí khu vực vui chơi giải trí, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng đồng thời các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần... gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của dự án.
Chất thải nguy hại:
Hoạt động của dự án cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại tương đối đa dạng như sau:
Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: từ quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật của dự án như máy phát điện, máy bơm, máy biến thế.
Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực, đầu viết, bo mạch điện tử: từ hoạt động của văn phòng điều hành dự án.
Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, bình ắcquy, pin hết công năng sử dụng thải ra từ hoạt động của các phòng khách sạn, các phòng hội nghị, ...
Khối lượng chất thải nguy hại từ các hoạt động du lịch rất khó xác định. Đánh giá tình hình chất thải nguy hại từ một số nhà hàng khách sạn lớn của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lượng phát sinh mỗi năm dao động rất lớn và có thể lên đến vài trăm ký. Thực tế phát sinh chất thải nguy hại tại các đơn vị này như sau:
Bảng 3.26. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ một số nhà hàng,
khách sạn tại TP.HCM
Tên khách sạn
Chất thải nguy hại dạng lỏng (lit/năm)
Chất thải nguy hại dạng rắn (kg/năm)
KS Đệ Nhất
-
38,5
KS Majestic
-
320,5
KS OSCAR
90
6,2
KS Đồng Khánh
-
137,5
KS Metropole
-
45
KS Quê Hương
250
95
(Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại năm 2005, công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc TPHCM)
Như vậy với đặc điểm hoạt động của dự án, lượng chất thải nguy hại tối đa ước tính khoảng 100 - 200 kg/năm.
d. Đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường
Về nguyên tắc, việc đánh giá sức chịu tải của môi trường sẽ do Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc các Viện, Trung tâm về bảo vệ môi trường nghiên cứu, thực hiện vì trong một khu vực, một vùng sẽ tiếp nhận rất nhiều nguồn chất thải từ các cơ sở sản xuất, khu dân cư,…khác nhau, trong khả năng của dự án sẽ không đủ năng lực để thực hiện việc này.
Theo hướng dẫn của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ dự án sẽ phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường khu vực tiếp nhận chất thải của dự án khi đi vào hoạt động.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và những tác động môi trường khi triển khai dự án, sơ bộ đánh giá sức chịu tải của môi trường tại khu vực triển khai dự án như sau:
Đối với môi trường không khí:
Khi dự án đi vào hoạt động thì việc ảnh hưởng đến môi trường không khí bao gồm các hoạt động giao thông, nấu nướng, nhiệt thừa từ máy điều hòa nhiệt độ, khí phân hủy từ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và du khách) và máy phát điện dự phòng. Những chất thải này có thể gây ô nhiễm cho môi trường không khí, đặc biệt là khi có sự cố về ô nhiễm. Tuy nhiên, các nguồn thải trên ảnh hưởng rất thấp đến môi trường.
Đối với môi trường nước:
Hoạt động của dự án phát thải với một lượng chất thải gồm chất thải rắn khoảng 800 kg/ngày, nước thải là 300 m³/ngày và nếu được kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau thì tác động của các chất thải này là không đáng kể. Ngoài ra, nước thải của dự án không xả ra khu vực biển ven bờ (các bãi tắm) mà được dẫn đến hệ thống thoát nước chung trên đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh.
Ngoài ra, dự án cũng không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà chính hoạt động của dự án mang lại những tác động tích cực về môi trường khi trồng thêm cây xanh để tạo cảnh quan, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và sức chịu tải của môi trường.
Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động khả năng tác động đến môi trường là thấp và với hiện trạng môi trường nền như đã phân tích ở chương 2 thì sức chịu tải của môi trường sẽ được đảm bảo.
e. Tác động về kinh tế - xã hội
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có một số tác động có lợi như:
Việc đầu tư xây dựng Khu du lịch Tây Sơn có hiệu quả lớn về mặt xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng thuế, và các thu nhập dịch vụ liên quan.
Tạo công ăn việc làm cho trên dưới 60 người và các hoạt động dịch vụ xung quanh
Tạo được 1 công trình nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe hàng năm và đón tiếp cho hơn 100.000 lượt người.
Góp phần tạo một cảnh quan kiến trúc, cảnh quan du lịch cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số tác động tiềm tàng về kinh tế xã hội, an ninh trật tự địa phương nếu không có biện pháp quản lý thích hợp như :
Sự tập trung lượng du khách lớn sẽ làm tăng thêm khả năng tác động đến trật tự khu vực.
Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở khu vực lân cận.
Ảnh hưởng đến giao thông do tập trung các phương tiện giao thông.
g. Tác động do các sự cố môi trường và thiên tai
Sự cố rò rỉ
Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí sẽ gây ra những tác hại lớn (nhất là rò rỉ các hợp chất dạng khí như gas nấu nướng) như gây độc cho con người, gây cháy, nổ... Các sự cố loại này có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội cũng như hệ sinh thái trong khu vực và các vùng lân cận.
Khả năng xảy ra sự cố rò rỉ tại dự án là rất thấp, mức độ ảnh hưởng không nhiều. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp để đảm bảo an toàn cho hệ thống đường dẫn gas và các bình gas.
Sự cố cháy, nổ
Sự cố gây cháy khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng tới tính mạng con người, vật nuôi và tài sản của nhân dân trong khu vực lân cận.
Công tác phòng chống cháy được thực hiện thường xuyên nên khả năng xảy ra rất thấp, tuy nhiên khi xảy ra sự cố cháy nổ thì mức ảnh hưởng rất khó kiểm soát. Như vậy, dự án cần phải khống chế sự cố ngay từ khâu ban đầu là quy định nghiêm ngặt về vấn đề dùng lửa, điện, ...
Sự cố dầu tràn lan tỏa đến khu vực ven biển dự án:
Dự án nằm ở ven khu vực biển có mật độ lưu thông tàu thuyền ngoài khơi tương đối lớn, do đó những sự cố trên biển gây ra do các phương tiện này (va chạm tàu gây tràn dầu, cháy nổ tàu chở dầu, chìm tàu…) đều có thể ảnh hưởng đến khu vực dự án.
Tác động đến môi trường đất và môi trường không khí: do đặc tính bay hơi nhanh của xăng dầu trên mặt đất, môi trường không khí xung quanh có thể bị ô nhiễm khi xảy ra sự cố, sức khỏe người dân sẽ bị ảnh hưởng, bệnh tật sẽ phát sinh và các hệ sinh thái nhạy cảm với dung môi xăng dầu sẽ bị suy giảm.
Tác động đến môi trường nước biển: dầu lan cản trở hoạt động vui chơi của du khách, che chắn mặt thoáng làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh ven bờ.
Các thiên tai
Bão:
Đê biển Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, có nhiều đoạn đã xuống cấp, thiết kế chỉ chịu được gió bão mạnh cấp 9 và triều trung bình, nếu bão vượt cấp 9, kết hợp với triều cường thì đê biển không chịu được. So sánh với các năm trước đây số lượng bão những năm gần đây chỉ bằng trung bình, tức là 6-7 cơn, nhưng thời gian kéo dài hơn và cường độ mạnh hơn.
Xói lở bờ biển:
Với 156 km bờ biển, BR-VT là tỉnh có thế mạnh về kinh tế biển, nguồn tài nguyên phong phú và điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi. Hơn 10 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) BR-VT đã kết hợp với nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, môi trường và động lực học vùng ven bờ, đã xác định từ Mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu) đến Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu vực bờ biển cửa sông bị xói lở và bồi lấp mạnh, đó là: bãi Thùy Vân, bãi Paradise, cửa Lấp, cửa Lộc An, Hồ Chàm, Bình Châu.
Khu vực dự án rất ít xảy ra các thiên tai như bão, lũ, sóng thần, nước dâng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây do sự biến đổi thời tiết gây nên những thiên tai khó lường. Trước khi dự án này đi vào hoạt động, khu vực dự án đã bị tác động bởi cơn bão số 9, gây thiệt hại về tài sản lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Riêng khu vực tiến hành dự án đã bị mất hết một lượng lớn các cây dương. Điều này chứng tỏ khu vực dự án sẽ có những tác động tiềm tàng từ yếu tố tự nhiên như bão và xói lở bờ biển. Do vậy, chủ dự án cần có những biện pháp để đề phòng các hiện tượng này trong những tháng có mưa và bão.
Bên cạnh đó, sét là một hiện tượng tự nhiên rất dễ xảy ra ở khu vực này. Với những tòa nhà cao tầng sẽ là địa điểm lý tưởng cho sét đánh. Do vậy hệ thống chống sét cần được hoàn chỉnh theo đúng thiết kế ban đầu và thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét.
Chương 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
I. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI
1. Khống chế và giảm thiểu tác động trong giai đoạn giải tỏa mặt bằng, chuẩn bị xây dựng
a. Khống chế và giảm thiểu tác động do san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng.
Dùng các thiết phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi, cát.
Tạo khoảng cách hợp lý giữa công trường với khu dân cư địa phương nhằm tạo vùng đệm giảm tác động bụi, tiếng ồn.
Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công.
Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đề án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ (các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón … ). Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, kính phòng hộ mắt.
Tổ chức đội sơ cứu các tai nạn lao động. Về lâu dài đội sẽ được bổ sung thêm về điều kiện trang thiết bị y tế, cứu hộ để phục vụ cho quá trình hoạt động lâu dài của dự án.
b. Khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị
Sử dụng phương pháp vận chuyển thích hợp nhằm giảm bụi như băng tải, dùng các tấm che chắn xung quanh công trình.
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật.
Các phương tiện đi ra vào khỏi công trường phải được vệ sinh, rửa bụi.
Hạn chế vận chuyển vào giờ có mật độ người qua lại cao.
Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xà bần...
Sử dụng nước phun, tưới vào mùa khô tại khu vực có nhiều bụi.
c. Khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu
Bố trí kho chứa nguyên nhiên liệu tại những vị trí cách xa khu dân cư và các trụ sở cơ quan lân cận.
Hạn chế các nguồn dễ phát sinh cháy, nổ như lửa, chập điện.... Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ (như kho chứa nhiên liệu xăng dầu...)
Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom.Khu vực kho chứa có nền cao hơn so với khu vực xung quanh.
Xây dựng chương trình phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố xảy ra.
d. Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân thi công.
Nước thải sinh hoạt và các chất cặn bã của công nhân phát sinh trong thời gian thi công dự án: để đảm bảo vệ sinh an toàn môi truờng, Chủ dự án sẽ lặp đặt nhà vệ sinh di động, khi đầy bồn chứa chất thải sinh hoạt sẽ thuê đơn vị hút hầm cầu vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo chất lượng đầu ra.
Chất thải rắn: được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền, hoặc đơn vị có chức năng tương đương thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định;
Hạn chế lượng nước thải và chất thải rắn đổ xuống hệ thống cống thoát nước trong khu vực bằng cách giáo dục ý thức của công nhân trong việc phóng uế, và xả rác vào các thùng chứa rác thải sinh hoạt.
Chất thải rắn là các loại vật liệu trơ như xà bần, đất đá, cát, sỏi… sẽ được dùng để san lấp trong khu đất.
2. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động
a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Cải thiện điều kiện vi khí hậu
Thực hiện chống nóng bằng các vật liệu cách nhiệt ngay từ khi xây dựng các khu nhà hội nghị, khách sạn, nhà hàng, các khu dịch vụ. Đảm bảo các điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào với diện tích tối thiểu là 20% diện tích tường nhà.
Thực hiện các giải pháp trồng cây xanh và tạo diện tích đất trống để cải thiện môi trường không khí trong khu vực. Diện tích cây xanh phải đạt > 20% theo đúng tỷ lệ quy định.
Việc bố trí các khu chức năng sẽ tính tới khả năng thông gió tổng thể mà vẫn không làm mất đi vẻ mỹ quan chung của toàn khu.
Khu vực đường nội bộ sẽ thường xuyên được làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi, vừa làm giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.
Cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục cũng là một giải pháp nhằm gián tiếp làm giảm ô nhiễm môi trường.
Các khu đất trống sẽ luôn được dọn dẹp, phun thuốc diệt muỗi, khử mùi hàng ngày. Rác sẽ được chứa trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi phát triển và mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Rác thải sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường đô thị (Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền), thu gom hàng ngày và đưa đi xử lý bằng xe chuyên dùng đến nơi xử lý chung của tỉnh.
Cải thiện môi trường không khí chung
Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm :
Vệ sinh đường nội bộ sạch làm giảm bụi;
Sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng.
Các phương tiện giao thông phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó cần sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Sử dụng chất đốt sạch như gas, điện thay thế cho các loại chất đốt rẻ tiền gây ô nhiễm.
Giảm thiểu tiếng ồn và trồng cây xanh
Tại hầu hết các khu đất trống trong khu vực dự án, giữa các khu vực chức năng (nhà hàng, khách sạn, bể bơi....) bố trí các loại cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan sẽ được chủ đầu tư quan tâm phát triển. Quy hoạch khu vui chơi, giải trí và dịch vụ có khoảng cách ly thích hợp để giảm tiếng ồn và giảm tác động đến các khu dân cư. Cụ thể:
Các khu vực phát sinh tiếng ồn như phòng karaoke, các khu vực nhạc sống cần có kiến trúc cách âm và được bố trí xa khu vực văn phòng, phòng nghỉ, khu vực ăn uống... với khoảng cách tối thiểu là 100m
Các biện pháp sau được áp dụng ngay khi bắt đầu lắp đặt máy phát điện và máy điều hòa trung tâm:
Bố trí máy phát điện, máy điều hòa trung tâm trong buồng cách âm ở khu kỹ thuật;
Lắp đệm chống ồn, rung trong quá trình lắp đặt máy phát điện, các thiết bị gây ồn khác;
Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng.
MÁY PHÁT ĐIỆN
Buồng tiêu âm
Vật liệu tiêu âm
Tường cách âm
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện
Khống chế tác động do khí thải của máy phát điện:
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm (ở bảng 3.15) trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939:2005, loại B) nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Hoạt động của máy phát điện không thường xuyên liên tục nhưng dự án vẫn phải trang bị thêm một ống khói cao 8 - 10m cho máy phát điện để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải máy phát điện vào môi trường không khí xung quanh khi máy đã hoạt động được một thời gian ( do khu vực dự án thông thoáng, sức gió tương đối lớn, có thể lợi dụng sức gió để phát tán khí thải khi đường kính và chiều cao ống khói hợp lý).
b. Biện pháp xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước và nguồn tiếp nhận:
Do mật độ xây dựng toàn khu thấp, chỉ chiếm khoảng 16,5%, mật độ cây xanh cao 60,7% nên khả năng tự thấm nước mưa rất lớn.
Để đảm bảo việc thoát nước thải sinh hoạt, dự án thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt dọc theo đường nội bộ dẫn đến khu xử lý nước thải. Nước sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000, mức II (áp dụng cho khách sạn có số phòng từ 60 - 200 phòng) và được đấu nối vào cống thu gom đặt dọc theo tuyến đường Liên xã hoặc xả trực tiếp ra biển.
Phân loại nước thải:
Như đã phân tích ở trên, nước thải phát sinh từ dự án bao gồm 2 loại: nước mưa và nước thải sinh hoạt. Việc quản lý nước thải trong khu vực dự án được thực hiện như sau:
Bồn tắm
Bồn cầu
Bể tự hoại
Bể bẫy dầu
Bếp
Bồn cầu
Bể tự hoại
Văn phòng, khách sạn
Nhà hàng
Hệ thống xử lý nước thải trung tâm
Hình 4.2. Sơ đồ quản lý nước thải của Khu du lịch Tây Sơn
Xử lý nước thải cục bộ:
Xử lý nước thải từ nhà vệ sinh:
Đối với nước thải phân tiểu từ các nhà vệ sinh trong khách sạn, nhà hàng, biện pháp thích hợp nhất là xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại 3 ngăn. Do các công trình dự án phân bố đều trong toàn không gian vùng dự án nên mỗi khu cần có 1 hầm tự hoại riêng. Kích thước bể tự hoại sẽ tùy thuộc chức năng sử dụng và quy mô phòng khách sạn, phòng hội nghị, các khu chức năng. Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65%. Nước thải sau đó tiếp tục được dẫn vào hệ thống thu và vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hình dưới đây giới thiệu một kiểu hầm tự hoại 3 ngăn thông dụng được dùng để xử lý cục bộ nước thải từ các khu nhà vệ sinh.
Lọc
Hình 4.3. Sơ đồ hầm tự hoại 3 ngăn
Nước sau khi xử lý từ bể tự hoại cùng với nước thải từ các hoạt động vệ sinh thông thường (tắm, rửa tay chân...) được xả vào cống thoát nước bẩn dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường (TCVN 6772:2000, mức II).
Xử lý nước thải từ khu vực nhà hàng:
Nước thải tại khu nhà hàng: chứa các chất ô nhiễm chủ yếu ở dạng hữu cơ (COD; BOD5), hàm lượng cặn lơ lửng (SS) cao. Giá trị COD dao động vào khoảng: 600 - 1200mg/L, BOD5 dao động từ 400 – 800mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng SS= 350 - 500mg/L, Coliform = 3*106 – 8*106 KL/100ml, pH = 5,8, dầu mỡ 30 – 90mg/l được thu gom và đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý. Nước thải từ các nhà hàng thường có hàm lượng dầu tương đối cao. Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ khu vực này sẽ được qua hệ thống bể tách dầu. Cấu tạo của bể này như sau:
Hình 4.4. Sơ đồ bể tách dầu
Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Bể gồm 2 ngăn tách dầu và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2, tại đây, váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2.
Hệ thống xử lý nước thải:
Sơ đồ khối công nghệ xử lý và sơ đồ mặt bằng (bản vẽ tại trang kế tiếp)
Các thông số thiết kế:
Công suất xử lý Q = 300 m3/ngày đêm;
Chế độ xả nước thải: lưu lượng thải không ổn định, phụ thuộc vào lượng khách;
Thời gian hoạt động của trạm xử lý tập trung: liên tục.
Yêu cầu các chỉ tiêu cần xử lý: nước thải sau xử lý đạt TCVN 6772:2000, mức II.
Thuyết minh xử lý nước thải:
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý cục bộ tại mỗi khu vực theo hệ thống thu gom về trạm xử lý tập trung theo qui trình xử lý nhu sau:
Nước thải qua song chắn rác chảy về bể điều hoà, song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các loại rác thô có trong nước thải như : mảnh vụn kim loại, giấy, vải, nilon…
Tại bể điều hoà, lưu lượng và nồng độ các thành phần (BOD, COD,…) trong nước thải được ổn định và cân bằng. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm WP01 A/B bơm qua thiết bị Bioblock, thiết bị Bioblock có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải bởi quần thể vi sinh vật gắn kết vào bề mặt các giá thể. Chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp thụ vào màng sinh học hay lớp màng sinh vật bám trên giá thể và sau đó chúng bị phân huỷ bởi những vi sinh vật hiếu khí. Sau một thời gian thì chiều dày của lớp màng sẽ tăng lên, chất hữu cơ bị hấp thụ hết trước khi nó tới bề mặt của giá thể, vì vậy những vi sinh vật ở đó sẽ bị thiếu chất hữu cơ để trao đổi, chúng sẽ mất khả năng bám chặt vào giá thể.
Kết quả là chúng sẽ bị tróc ra khỏi giá thể, và một lớp màng mới lại bắt đầu sinh trưởng, cứ tiếp tục theo chu kỳ như thế chất hữu cơ sẽ được phân huỷ hoàn toàn. Vì vậy, hiệu quả xử lý các chất hữu cơ của thiết bị Bioblock rất cao. Khí cung cấp cho các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ nhờ máy thồi khí. Sau đó nước thải sẽ tự chảy qua thiết bị lắng đứng, thiết bị lắng đứng sẽ lắng các chất bẩn có trong nước thải. và phần nước trong sau lắng chảy vào thiết bị khử trùng. Vì trong nước thải sinh hoạt có sự hiện diện của các loài vi sinh vật gây bệnh nên trước khi thải ra nguồn tiếp nhận ta phải tiêu diệt các loài vi sinh vật đó. Nước sau khi khử trùng được thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn được tạo ra trong quá trình xử lý sẽ được xả ra bể chứa bùn. Sau đó bùn sẽ được xe hút bùn vận chuyển tới Khu xử lý chất thải rắn Tóc Tiên để xử lý.
Các công trình xử lý:
1. Bể điều hoà
Ký hiệu : B01
Nhiệm vụ : điều hòa về lưu lượng và nồng
độ các chất bẩn trong nước thải
Kích thước xây dựng : Dài x Rộng x Cao= 4,5m x 4m x 4,5m
Vật liệu : BTCT
Số lượng : 01 bể
Thiết bị phụ trợ : - Bơm nước thải WP01-A/B
2. Thiết bị Bioblock
Ký hiệu : B02
Nhiệm vụ : Phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải
Kích thước thiết bị : D x H = 5,3 x 4,5 (m)
Vật liệu : Thép CT3
Số lượng : 01 thiết bị
Thiết bị phụ trợ : Máy thổi khí.
3. Thiết bị lắng đứng
Ký hiệu : B03
Nhiệm vụ : Lắng các chất bẩn có trong nước thải.
Kích thước thiết bị : D x H = 3,0 m x 3,5m
Vật liệu : Thép CT3
Số lượng : 01 thiết bị
Thiết bị phụ trợ : Bơm bùn
4. Thiết bị khử trùng
Ký hiệu : B04
Nhiệm vụ : Lọc các chất bẩn có trong nước thải
Kích thước thiết bị : Dài x Rộng x Cao = 6,0x1,0x1,0 ( m )
Vật liệu : Inox SUS 304
Số lượng : 01 thiết bị
Thiết bị phụ trợ : - Bơm định lượng.
- Thùng chứa hoá chất khử trùng.
5. Bể chứa bùn
Ký hiệu : B05
Nhiệm vụ : Chứa bùn.
Kích thước xây dựng : Dài x Rộng x Cao = 6,0x1,5x1,5 (m)
Vật liệu : BTCT
Thiết bị phụ trợ : bơm chuyển nước tách từ bùn
Số lượng : 01 bể
Khái toán kinh phí xử lý nước thải: (được giải trình chi tiết tại chương 7).
Hồ sơ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300 m3/ngày, bao gồm: thuyết minh công nghệ + bản vẽ thiết kế chi tiết + dự toán chi tiết sẽ được trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trước khi dự án đi vào hoạt động, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nước mưa chảy tràn
So với nước thải, nước mưa có lưu lớn nhưng khá sạch, mặt khác mật độ cây xanh toàn khu cao nên khả năng tự thấm vào đất rất lớn, phương án này áp dụng cho nước mưa bên ngoài các khu vực có mái che. Phần nước mưa còn lại từ các công trình có mái che sẽ được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa thải ra cống trên đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh
Nước hoạt động của hồ bơi:
Trong quá trình sử dụng, nước hồ bơi bị nhiễm bẩn do bụi, đất cát, lá cây, tế bào da của người bơi v.v nên có độ đục, hàm lượng cặn lơ lửng cao và là môi trường phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, dưới tác dụng của ánh sáng, nitơ và photpho sẽ giúp cho tảo phát triển. Khả năng tạo sinh khối của tảo trong hồ bơi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, biểu thị theo công thức sau:
A = 0,54 I
Trong đó: A - Sản lượng tảo (kg tảo/ha.ngày)
I - Cường độ chiếu sáng (calo/cm2.ngày)
Dựa vào tính chất hóa, lý của nước hồ bơi, áp dụng phương pháp keo tụ, lọc, khử trùng và sử dụng tuần hoàn là phù hợp hơn cả. Sơ đồ nguyên lý tái sử dụng nước hồ bơi tóm tắt trong sơ đồ sau:
Keo tụ
Chỉnh pH
Lọc
Khử trùng, diệt tảo
Hóa chất
Hóa chất
Hóa chất
Cặn và nước thải
Hồ bơi
Nước bổ sung
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ hệ thống nước tuần hoàn hồ bơi
Các hóa chất sử dụng:
Hóa chất keo tụ : PAC
Hóa chất chỉnh pH : NaOH
Hóa chất khử trùng : NaOCl
Hóa chất diệt tảo : CuSO4.5H2O
Nguyên tắc:
Chất keo tụ (PAC) là một loại polyme nhôm cao phân tử, màu trắng, mang tính kiềm, hòa tan nhanh trong nước. Khi hòa tan vào nước nó sẽ phân ly thành Al3+. Hệ keo trong nước sẽ bị phá vỡ.
Để đảm bảo tính chất hóa lý của nước phù hợp với sinh lý của con người, dùng NaOH để chỉnh pH = 7. Việc chỉnh pH sẽ được điều khiển tự động.
Sau khi điều chỉnh pH, nước được lọc trong bể lọc áp lực. Cặn bẩn sẽ được giữ lại và lấy ra khi rửa lọc. Nước rửa lọc có lưu lượng nhỏ và không thường xuyên, nên nước rửa lọc sẽ được thu gom đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Sau khi lọc, trước khi đưa vào hồ bơi, nước sẽ được khử trùng và diệt tảo bằng NaOCl và CuSO4.5H2O.
NaOCl → Na+ + OCl-
CuSO4 → Cu++ + SO42-
OCl- có tính ô xy hóa mạnh, nó sẽ phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn.
Liều lượng hóa chất sử dụng:
PAC = 5 – 10 ppm.
NaOCl = 2-5 ppm.
CuSO4.5H2O = 0,1 – 0,6 ppm.
c. Xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án được phân loại rác tại nguồn (theo hướng dẫn của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn).
Cơ sở phân loại rác tại nguồn được thực hiện theo nguyên tắc 3R: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (Reduction, Reuse and Recycle):
Giảm thiểu: Mua sản phẩm với số lượng lớn và với ít bao bì hơn để giảm bớt chất thải.
Tái sử dụng:
Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại, và dùng các túi đựng đồ giặt bằng vải.
Yêu cầu những đơn vị thu gom phế liệu thu lại các thùng chứa và kiện đóng hàng.
Tái chế:
Cung cấp các thùng chứa chất thải có thể tái chế tại những phòng khách và các thùng đựng rác hữu cơ có thể phân huỷ ở các khu vực bếp núc.
Tổ chức thu gom ở những nơi có sử dụng các sản phẩm tái chế
Đặt thùng rác cho khách ở những khu vực cần thiết, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông du khách, khách hội họp.
Giữ rác thải ở một nơi an toàn và vệ sinh cho tới khi rác được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền hay các đơn vị khác đến thu gom.
Làm việc với các công ty kinh doanh, các tổ chức và chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống xử lý, tái chế thu gom và phân loại chất thải hiệu quả.
Rác thải sau khi thu gom và lưu giữ hợp vệ sinh được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền thu gom, chuyên chở đến nơi xử lý quy định. Một số loại rác như lon bia, nước ngọt, bao bì giấy, nilông được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu có chức năng.
Thực hiện giáo dục ý thức cộng động (bao gồm nhân viên và du khách) bằng các biển báo, những băng rôn tuyên truyền
Riêng đối với chất thải nguy hại như chất thải y tế, pin, giẻ lau dầu mỡ,... được thu gom vào các thùng chứa riêng (có dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại), sau đó hợp đồng với công ty TNHH Sông Xanh (đơn vị có nhà máy xử lý chất thải độc hại đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy phép hành nghề) thu gom và xử lý theo đúng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT.
II. AN NINH TRẬT TỰ VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ
1. Trật tự an ninh
Nhằm bảo đảm an ninh cho toàn dự án trong khi xây dựng và khi đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Kết hợp tốt với Công an xã Phước Tỉnh đề ra biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.
Thành lập đội bảo vệ nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn trật tự trong khu vực.
2. Phòng chống các sự cố môi trường
a. Chống sét
Chống sét công trình là công trình chống sét cấp 3. Dùng kìm F16 do Pháp sản xuất, độ cao của cột thu sét cao hơn 2m so với điểm cao nhất của mái công trình. Bán kính bảo vệ 50m, bảo đảm an toàn cho toàn bộ công trình.
Cọc tiếp địa F16 mạ đồng L-2,4m. Dây dẫn sét, dây tiếp địa M50. Điện trở nối đất Rnd ≤10Ω. Sau khi thi công xong phần tiếp địa phải đo điện trở nối đất. Nếu không đạt Rnd ≤10Ω thì phải kéo dây dài thêm và đóng thêm cọc sao cho Rnd ≤10 Ω.
b. Chống cháy nổ
Dự án sẽ trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy khác tại các khu vực nhà ở.
Lắp đặt các họng chứa cứu ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM khu du lich.doc