Báo cáo Đầu tư mở dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương – Côn Đảo

Tài liệu Báo cáo Đầu tư mở dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương – Côn Đảo: MỞ ĐẦU I - XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre,…Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới. Hình ảnh minh họa về du lịch Côn Đảo Côn Đảo với những di tích văn hóa lịch sử cận đại, tiêu biểu là nơi có di tích lịch sử lớn nhất cả nước với hệ thống nhà tù, trại giam do Pháp, Mỹ để lại; nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt mang đậm dấu ấn chiến tích trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là niềm tự hào của dân tộc. Vườn Quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên í...

doc127 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Đầu tư mở dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương – Côn Đảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I - XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre,…Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới. Hình ảnh minh họa về du lịch Côn Đảo Côn Đảo với những di tích văn hóa lịch sử cận đại, tiêu biểu là nơi có di tích lịch sử lớn nhất cả nước với hệ thống nhà tù, trại giam do Pháp, Mỹ để lại; nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt mang đậm dấu ấn chiến tích trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là niềm tự hào của dân tộc. Vườn Quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên ít bị tác động. Tại đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, hoang dã, nhiều bãi biển đẹp còn hoang sơ, các rạn san hô đẹp với độ che phủ cao, nhiều sinh vật biển quý, lạ. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã có qui hoạch các tuyến, điểm du lịch sinh thái hợp lý và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bãi Nhát nằm ở phía Nam của đảo Côn Sơn, nằm giữa tuyến đường từ thị trấn Côn Sơn đi cảng Bến Đầm, cách thị trấn khoảng 8 km, sẽ là điểm hấp dẫn lượng du khách khi đến Côn Đảo du lịch tham quan di tích nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị chuyên đề - du khảo trong nước và quốc tế. Là khu vực qui hoạch khai thác du lịch đã được duyệt, bờ biển có các doi đất nhô ra, với lớp lớp đá tảng - đá cuội to nhỏ che chắn các triều sóng vỗ, vùng nước biển trong xanh nhìn thấy tận đáy với nền bãi cát trắng trải dài, là điểm để tổ chức loại hình du lịch sinh hoạt biển và sinh hoạt dã ngoại rất lý tưởng. Bãi Dương ở phía Tây Nam của Hòn Bảy Cạnh, một vị trí có tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của các hệ sinh thái rừng biển, sẽ là điểm du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn, đặc biệt có thể phóng tầm nhìn thẳng về thị trấn Côn Sơn. Với nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt du lịch sinh thái, nghiên cứu khai thác tiềm năng sinh học rừng - biển, việc hình thành khu du lịch Bãi Nhát và khu du lịch Bãi Dương là một nhu cầu thiết yếu, được xác định là một trong những mũi nhọn làm nền tảng cho việc phát triển hoạt động, một môi trường thuận lợi để tập trung được năng lực tổ chức các dịch vụ có chất lượng cao gắn kết với các hình thức hoạt động sinh thái, các chương trình sinh hoạt đa dạng tạo điều kiện thu hút được lượng khách đến nhằm khai thác được thế mạnh của Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Khu du lịch Bãi Dương là một trong những nhu cầu thiết yếu trước mắt. Tổ chức các loại hình dịch vụ mở nhằm tạo nguồn thu khai thác tốt công suất thiết kế công trình. Hiện nay, với lượng du khách đến Côn Đảo ngày một cao, dự báo sẽ tăng nhanh chóng cùng với việc đầu tư phát triển Côn Đảo trong những năm tiếp sau. Nhận thấy những thế mạnh của Bãi Nhát và Bãi Dương, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã quyết định đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo. Việc triển khai dự án nhằm hướng đến các mục tiêu sau: Khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch biển của Côn Đảo; Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự án; Xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách trong nước và quốc tế; Thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Côn Đảo, đẩy mạnh quảng bá danh lam thắng cảnh của địa phương; Tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư trong vùng, đóng góp ngân sách cho huyện đảo. Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã phối hợp với Viện Nước và Công nghệ Môi trường (WETI) lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo (sau đây gọi là dự án) tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh thẩm định và phê duyệt (áp dụng cho các dự án có diện tích đất nằm trong khu vực Vườn Quốc gia được quy định tại phụ lục II, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường). Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định. Thông tin chung về dự án: Loại dự án: Đầu tư mới Cơ quan phê duyệt dự án: Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cơ quan phê duyệt ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường II - CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án của Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông được thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý và tài liệu tham khảo dưới đây: 1. Các văn bản pháp lý: Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH đã được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường ciến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ xây dựng về quy định lập các đồ án quy hoạch đô thị; Quyết định số 8737/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25.10.2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010. Quyết định số 985/QĐ.UB ngày 2.3.2000 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt dự án qui hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Các văn bản số 4297/UB.VP ngày 6.8.2004, số 6462/UB.VP ngày 16.11.2004 và số 1593/UB.VP ngày 31.3.2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về chủ trương chấp thuận cho Công ty TNHH. Kinh doanh Đầu tư Du lịch Hồng Bàng Phương Đông đầu tư nghiên cứu thực hiện lập dự án Khu du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Biên bản thỏa thuận ngày 9.6.2004 giữa Vườn Quốc gia Côn Đảo với Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng Phương Đông v/v xây dựng các dự án phát triển du lịch cao cấp với các loại hình văn hóa, sinh thái, nghiên cứu khoa học & nghỉ dưỡng, xây dựng cầu cảng phục vụ trong & ngoài nước với tầm cỡ quốc tế. Văn bản số 517/UBND.VP ngày 24.1.2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu v/v dự án đầu tư du lịch sinh thái tại Côn Đảo của Công ty TNHH Du lịch Hồng Bàng-Phương Đông. Văn bản số 224/CV-PC ngày 5.3.2007 của Cục Lâm nghiệp v/v lập dự án du lịch sinh thái tại huyện Côn Đảo. Văn bản số 91/TM-BQL ngày 7.5.2007 của Ban Quản lý Phát triển Côn Đảo v/v hướng dẫn điều chỉnh dự án đầu tư du lịch sinh thái. 2. Các hồ sơ kỹ thuật: Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo do các đơn vị tư vấn thực hiện; Các bản vẽ quy hoạch và báo cáo thuyết minh quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo; Báo cáo kết quả thi công bước 1 đề án thăm dò nước dưới đất khu vực Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 6/2006; Báo cáo kết quả tính toán khí tượng hải văn, đo đạc địa hình dưới nước huyện Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ xây dựng khu du lịch nghỉ mát “The Condur resort” do Đài khí tượng Thủy văn phía Nam thực hiện tháng 6/2006; Kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu vực huyện Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 1/2007; Các tài liệu đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án; Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, nhất là các dự án có loại hình hoạt động tương tự như dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo. III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Đơn vị chịu trách nhiệm chính: CÔNG TY TNHH KINH DOANH DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ HỒNG BÀNG - PHƯƠNG ĐÔNG Đơn vị tư vấn thực hiện: VIỆN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (WETI) Đại diện: Ông Lâm Minh Triết - Chức vụ: Viện trưởng Địa chỉ: C17 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, phường 17, Quận Gò Vấp, Tp.HCM; Điện thoại: 08 9844443 - Fax: 08 9844442 Tổ chức thực hiện: Danh sách những người tham gia thực hiện báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo được liệt kê chi tiết tại bảng dưới đây: Số TT Họ và tên Học hàm, học vị Đơn vị I Chủ đầu tư 1 Nguyễn Mạnh Hùng GĐ Công ty HB-PĐ 2 Trần Thị Ngọc Lợi PGĐ Công ty HB-PĐ II Tư vấn ĐTM 1 Lâm Minh Triết GS. Tiến Sỹ WETI 2 Mai Tuấn Anh Tiến Sỹ WETI 3 Nguyễn Quốc Bảo Thạc sỹ WETI 4 Đoàn Thị  Ngọc Linh Cử nhân WETI 5 Trần Mỹ Dung Cử nhân WETI 6 Vũ Thụy Hà Anh Cử nhân WETI Và các cán bộ khác MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI BÃI NHÁT & BÃI DƯƠNG, CÔN ĐẢO CHỦ DỰ ÁN Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Du lịch Hồng Bàng – Phương Đông Địa chỉ: Số 3, đường Hoàng Quốc Việt, Q. Tân Bình, Tp.HCM Điện thoại: (8) 844 6356 - Fax: (8) 811 9836 Họ và tên người đại diện: Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chức vụ: Giám đốc. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102015768 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 15/5/2003. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Vị trí địa lý Dự án Khu du lịch sinh thái được thực hiện tại 2 vị trí khác nhau. Cụ thể như sau: a). Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát: Vị trí ở vùng phía Nam đảo Côn Sơn, nằm giữa tuyến đường giao thông từ thị trấn Côn Sơn đi cảng Bến Đầm, cách thị trấn khoảng 8 km, cách cảng Bến Đầm khoảng 6 km, bãi biển với nền cát trắng trải rộng và kéo dài đã được qui hoạch thành bãi tắm và khu du lịch. Khu đất dự kiến xây dựng Khu du lịch nằm dọc theo Bãi Nhát, với chiều dài 1.600m, tiếp cận trục giao thông chính của đảo, bề rộng khu đất thay đổi theo ranh địa hình phía bắc từ 150 đến 400m. Giới hạn khu vực như sau: Phía Nam giáp bãi biển, có tuyến đường xe ô tô dọc theo bờ biển. 3 phía còn lại là đất trống, tiếp cận với nền đất dốc của núi. Tổng diện tích khu vực theo hồ sơ bản đồ đo đạc là 464.361m2, trong đó phần diện tích đất dùng cho xây dựng công trình là 370.628 m2, phần bãi & biển có diện tích là 93.733 m2. Hình chụp nhìn từ hướng đường đi Bến Đầm Hình chụp nhìn ra hướng biến Hình chụp bãi rác tạm tại vị trí dự án Hình chụp bãi rác tạm tại vị trí dự án Hình 1.1 - Hình ảnh minh họa hiện trạng khu vực Bãi Nhát b). Khu du lịch sinh thái Bãi Dương: Bãi Dương: ở phía Tây Nam Hòn Bảy cạnh, cách thị trấn 7 km, là điểm du lịch sinh thái nối kết với khu Bãi Nhát, với khu đầu mối là Bãi Nhát. Chương trình qui hoạch tổng thể Côn Đảo còn dự trù sẽ tổ chức tuyến đường nối với đảo Côn Sơn qua mũi Chim Chim ở góc Tây Bắc của Bãi Dương. Khu đất dự kiến xây dựng Khu du lịch nằm dọc theo Bãi Dương, với chiều dài theo hướng Bắc-Nam là 630m, khoảng giữa có chổ nhô ra biển rộng đến 170m, phía Bắc rộng từ 110m đến 130m, phía Nam nhỏ dần còn rộng khoảng 20m. Giới hạn khu vực như sau: Phía Tây giáp bãi biển. 3 phía còn lại là đất trống, tiếp cận với nền đất dốc của núi. Tổng diện tích khu vực theo hồ sơ bản đồ đo đạc do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đo vẽ ngày 4.4.2005 là 279.073m2, trong đó phần diện tích đất trên đảo dùng cho xây dựng công trình là 67.876m2, phần bãi & biển có diện tích là 211.197m2. Hình 1.2 - Hình ảnh minh họa khu vực Bãi Dương Tọa độ địa lý và vị trí dự án trong tổng thể mặt bằng của huyện Côn Đảo được thể hiện tại hình 1 và bản đồ tại phần phụ lục (do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện). Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội: a). Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên Khu đất Bãi Nhát là khu đất trống, chưa có công trình xây dựng. Bên trong khu đất hiện có bãi rác tạm lưu giữ cho toàn bộ lượng rác của huyện Côn Đảo, diện tích khoảng 2 ha. Trong thời gian tới, UBND huyện Côn Đảo sẽ chuyển bãi rác này đến địa điểm khác phù hợp hơn về vệ sinh, cảnh quan và bảo vệ môi trường. Ngay cạnh Bãi Nhát có suối Nhật Bổn chảy qua. Khu Bãi Dương có: Trạm Bảo tồn Vườn Quốc gia Côn Đảo, Trạm nhân giống ngọc trai; không có dân cư sinh sống. Theo thỏa thuận với Vườn Quốc gia, hai Trạm này sẽ được di dời sang vị trí khác nếu dự án được cơ quan chức năng phê duyệt. Cả hai khu vẫn còn mang vẻ hoang sơ của thiên nhiên, chưa bị khai phá, còn khá nhiều cây bụi. b). Cảnh quan môi trường Một mặt nhìn ra biển, một phía dựa vào núi, một nền đất dốc thoải còn nhiều cây bụi, sẽ được xây dựng tôn tạo thành thế núi-biển đầy hấp dẫn. Bãi biển với bãi cát trắng trải dài có nhiều tảng đá cuội ven bờ, nước trong xanh nhìn đến đáy, là bãi tắm sạch lý tưởng cho du khách. Vùng đất tiếp cận khu du lịch chưa có công trình nào xây dựng, còn vẻ hoang sơ tự nhiên, thuận lợi cho dự án xây dựng. Trục giao thông ven biển khu Bãi Nhát có thế dốc trống trải, thiết lập tầm nhìn từ xa, ưu thế cho việc quảng bá, sẽ tạo thành môi trường cảnh quan thuận lợi cho toàn khu vực. c). Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội Hầu hết dân cư của huyện đảo sinh sống tập trung trên hòn đảo chính Côn Sơn. Diện tích đất cho các khu dân cư khoảng 861 ha, chiếm trên 15% tổng diện tích tự nhiên của Đảo. Trong đó trung tâm của huyện nằm ở phía Nam của Đảo, cách khu vực dự án khoảng 4 km về phía Tây. Hầu hết các cơ quan hành chánh sự nghiệp, trường học, trạm y tế huyện, chợ, cơ sở sản xuất,... đều tập trung gần khu vực trung tâm huyện. Các khu dân cư của huyện Côn Đảo chia làm 9 tổ tự quản. Cụm dân cư gần dự án nhất là tổ tự quản số 2 với khoảng 700 nhân khẩu trong 200 hộ dân, nằm cách vị trí dự án khoảng 2 km về phía Tây. Ngoài ra, gần khu đất dự án còn có 1 doanh trại quân đội, nằm về phía Tây Nam, cách khu vực dự án khoảng 1 km. Dự án nằm ngay cạnh đường đi Bến Đầm, con đường chủ đạo của huyện Côn Đảo. Cảng Bến Đầm nằm cách vị trí dự án khoảng 4 km. Cảng du lịch Vũng Tàu - Côn Đảo nằm ngay tại trung tâm huyện Côn Đảo. Các điểm di tích lịch sử nằm rải rác trên địa bàn huyện, trong đó các hệ thống nhà tù Côn Đảo (trại Phú Tường, Phú Sơn, Phú Bình, An Phú, Phú Hải...), di tích cách mạng Trại Chuồng Bò, nghĩa trang Hàng Dương,... đều nằm tập trung gần trung tâm huyện. Những thuận lợi và khó khăn của vị trí triển khai xây dựng dự án a). Thuận lợi: Khu đất có được mặt bằng trống trải, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng. Khu đất chỉ có các loại cây cỏ dại, cây bụi tồn tại dưới dạng bụi; đá sỏi, không có các loại cây quý hiếm nên không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Bãi Nhát đã có đường ô tô ven biển, tạo điều kiện khả thi cho việc phát triển các dự án. Tại khu đất Bãi Nhát và Bãi Dương không có dân cư sinh sống nên thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng và trong quá trình hoạt động không ảnh hưởng đến dân cư. Thế đất có độ dốc, thuận tiện cho việc tổ chức quy hoạch mạng lưới thoát nước. Cao trình khu đất ở mức tương đối, được tổ chức san nền tạo địa hình và cảnh quan theo tổng thể, chổ trũng sẽ được qui hoạch làm hồ nước-hồ cảnh, xây dựng cảnh quan bên trong công trình vừa là tích nước cho tiêu tưới. Vị trí đầu tư xây dựng vùng ven thị trấn, thuận lợi cho việc tổ chức lưu trú cho lượng khách đến du lịch - tham quan - làm việc - nghỉ ngơi tại Côn Đảo. b). Nhược điểm: Mạng lưới cấp nước đô thị chưa có điểm kết nối đến ranh khu đất, cần được xúc tiến các thủ tục và xây dựng phần hạ tầng tiếp nhận nguồn nước nầy, để có khả năng cung cấp cho dự án về lâu dài. Hệ thống thoát nước chưa có, sẽ phải đầu tư mới. Chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị, phải có giải pháp xây dựng để đảm bảo môi trường, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái quý hiếm của Côn Đảo. Bãi rác hiện hữu tại Bãi Nhát cần phải được cơ quan quản lý sớm cho chuyển dời địa điểm khác để có thể tiến hành xây dựng các công trình mà không ảnh hưởng đến việc thu gom, xử lý rác thải của huyện. Đánh giá chung: Vị trí đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương là phù hợp với quy hoạch chung của Côn Đảo, việc chọn lựa vị trí xây dựng tại các khu vực này sẽ góp phần tôn tạo cảnh quan chung cho toàn cảnh và tuyến bờ biển, một địa điểm lý tưởng thu hút khách du lịch đến với Côn Đảo. Việc đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng liên quan khu vực cần được triển khai thực hiện, là cơ sở đảm bảo cho dự án bên trong của Khu du lịch sinh thái được phát huy hiệu quả và phát triển các loại hình sinh hoạt dịch vụ đa năng, phù hợp với xu thế nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ du lịch hiện đại, khai thác đúng tiềm năng ẩn chứa, đem lại lợi ích thiết thực cho vị trí quy hoạch. Tóm tắt, vị trí chọn lựa là phù hợp với yêu cầu, có điều kiện khả thi cho dự án sẽ đầu tư xây dựng. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu giải trí, nghỉ ngơi mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo dựng cảnh quan môi trường của huyện đảo. Các định hướng chính cho giải pháp quy hoạch của dự án gồm: Tổ chức không gian quy hoạch gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Phù hợp với khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái – tham quan di tích lịch sử - nghiên cứu sinh học – hội thảo. Thiết lập mật độ công trình có tập trung và có phân tán theo công năng. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng: a). Nguyên tắc chính: Phân khu chức năng phù hợp chương trình nhiệm vụ thiết kế tổng thể. Tận dụng địa thế tổ chức các khu công trình gắn kết với cảnh quan thiên nhiên. b). Yêu cầu chung cho giải pháp quy hoạch: Tạo lập khu vực trung tâm tập hợp các loại hình dịch vụ cốt lõi theo chuẩn khách sạn 3 - 4 sao, có tính đến mối quan hệ sử dụng của cộng đồng cư dân thị trấn, có sự đầu tư tập trung trở thành dấu ấn của dự án ở Côn Đảo. Các khu vực nghỉ dưỡng, sinh hoạt sinh thái dã ngoại và một số loại hình sinh hoạt khác được phân bố ở các khu vực lân cận theo giải pháp mở theo từng cụm chức năng. c). Nội dung quy hoạch: Cơ cấu tổ chức quy hoạch các khu chức năng thực hiện mục tiêu đầu tư, bao gồm các khu chức năng nêu sau: KHU DU LỊCH BÃI NHÁT: Khu khách sạn trung tâm hội nghị quốc tế: tổ chức tiếp đón các đoàn khách đến ở nghỉ và tham gia các chương trình sinh hoạt du lịch sinh thái-văn hoá lịch sử-dã ngoại-nghiên cứu khoa học-hội thảo chuyên đề về môi trường biển, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, tham quan hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm của Côn Đảo,… Đầu mối quản lý khai thác kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch. Tổ chức khối nhà ở nghỉ tập trung dạng cao tầng, các dịch vụ hội nghị, quảng bá du lịch sinh thái, dịch vụ mua sắm và ăn uống (nhà hàng, cafeteria,…). Khu bungalow: các nhà nghỉ dưỡng loại 2 phòng và loại 4 phòng, khai thác địa thế triền dốc núi bố trí thành các cụm nhà nghỉ thoáng mát và yên tỉnh, thấp thoáng dưới các tán cây, nằm trải trên sườn núi. Khu biệt thự: đối tượng là khách của các công ty tập đoàn, có nhu cầu thuê để giữ chổ ổn định cho khách đến ở nghỉ. Gồm 8 biệt thự, bố trí thành 2 khu; khuôn viên mỗi nhà có vườn cây xanh tạo tán - cây xanh cảnh quan - tiểu cảnh, hồ bơi, sân tản bộ, sân tennis, đường sân cho xe ô tô, hưởng dụng môi trường tiểu vùng khí hậu nhà ở sườn núi cận biển. Khu dịch vụ vui chơi - mua sắm - vũ trường: khai thác các dịch vụ phục vụ sinh hoạt đáp ứng nhu cầu khách du lịch đến Côn Đảo. Khu dịch vụ hồ bơi - tắm: gồm các bể bơi người lớn và trẻ em, hồ tập bơi, bể ngâm áp lực, terrace với ghế phơi nắng có dù che, pool bar phục vụ giải khát và ăn nhẹ. Câu lạc bộ thể thao ngoài trời: các sân chơi thể thao như tennis, bóng chuyền, cầu lông. Phòng tập thể dục thẩm mỹ, phòng tập thể dục dụng cụ.…nhà giải khát, billiard, đánh cờ. Hội quán du thuyền: tổ chức các loại hình du lịch sinh thái biển, sinh hoạt thể thao biển, có phòng trưng bày hệ sinh thái biển, các chỉ dẫn du lịch bảo vệ môi trường, hướng dẫn bơi lặn, nhà chứa thuyền và bảo trì. Khu du lịch dã ngoại, cắm trại, leo núi: trạm đón tiếp hướng dẫn và chuẩn bị hành trình dã ngoại leo núi, khu cắm trại có chổ dựng trại sinh hoạt. Sân mini golf 6 lỗ: hội quán với phòng câu lạc bộ, tổ chức giải, nhà hàng ăn, bar rượu, cafeteria, sân tập và sân mini golf 6 lỗ. Cầu tàu rộng 2,5m dài 60m, có chổ neo thuyền, chổ đưa đón các nhóm khách đi thuyền nghiên cứu biển hoặc theo tour du lịch tuyến biển. (Xem sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng tại phần phụ lục kèm theo) KHU DU LỊCH BÃI DƯƠNG Khu đón tiếp gắn kết với cầu tàu, nhà đón có nhà hàng ăn uống, khu hồ bơi. Khu nghỉ dưỡng dạng bungalow và nhà biệt thự. Khu du lịch dã ngoại, leo núi. (Xem sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng tại phần phụ lục kèm theo) d). Quy hoạch sử dụng đất: Tổng hợp đất đai của dự án được trình bày tại bảng 1.1 như sau: Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án Số TT Khu chức năng Diện tích (m2) Tỷ lệ I Khu Bãi Nhát 1 Trung tâm hội nghị quốc tế 81.022 21,86% 2 Khu Bungalow 94.609 25,53% 3 Khu biệt thự 55.259 14,91% 4 Khu vũ trường, vui chơi, mua sắm 6.545 1,77% 5 CLB Hồ bơi 11.068 2.99% 6 CLB TDTT 2.600 0,70% 7 Khu hội quán du thuyền 11.200 3,02% 8 Du lịch dã ngoại, cắm trại, leo núi 9.194 2,48% 9 CLB. Golf 6 lỗ 57.261 15,45% 10 Cầu tàu 2.600 0,70% 11 Trục giao thông ven biển 39.270 10,60% Tổng cộng 370.628 100% II Khu Bãi Dương 1 Khu Trung tâm 5.819 8,57% 2 Khu bungalow 7.825 11,53% 3 Biệt thự 7.921 11,67% 4 Du lịch dã ngoại 21.936 32,32% 5 Khu lâm viên 22.981 32,86% 6 Cầu tàu 1.394 2,05% Tổng cộng 67.876 100% Bảng 1.2. Bảng cân bằng đất đai của dự án Số TT Phân loại sử dụng đất Diện tích ( m2 ) Tỷ lệ ( % ) I Khu Bãi Nhát 1 Đất xây dựng 17.322 370.628 4,67 100 2 Đất cây xanh 114.610 30,92 3 Đất sân bãi, đường nội bộ 28.783 7,76 4 Đất mặt nước 2.350 0,63 5 Đường nội bộ 15.430 4,16 6 Đường giao thông ven biển 39.270 10,59 II Khu Bãi Dương 1 Đất xây dựng 1.956 67.876 2,88 100 2 Đất cây xanh 63.550 93,64 3 Đất sân bãi, đường nội bộ 1.850 2,72 5 Đường nội bộ 520 0.76 1.4.2- Quy mô xây dựng: KHU DU LỊCH SINH THÁI BÃI NHÁT Trung tâm hội nghị quốc tế TẦNG 1 - Sảnh, lễ tân, lobby 770 m² - Thang bộ 15 m² - Phòng đợi làm thủ tục 32 m² - Phòng gởi hành lý 60 m² - Phòng quản lý 20 m² - Phòng sinh hoạt chung 120 m² - Quầy dịch vụ bưu điện 20 m² - Quầy bán hàng lưu niệm 20 m² - Quầy tạp hóa 110 m² - Quầy mua sắm 110 m² - Quầy trang điểm 110 m² - Quầy hàng trang sức 120 m² - Phòng làm việc 140 m² - Nhà ăn chính 306 m² - Cà-phê, giải khát 260 m² - Phục vụ giặt ủi 60 m² - Bếp nấu 80 m² - Vệ sinh nhà hàng 70 m² - Ngủ nhân viên 90 m² - Vệ sinh + tắm giặt 80 m² - Kho 52 m² - Nhà chứa rác 60 m² - Phòng kỹ thuật 40 m² - Phòng máy điện dự phòng 20 m² - 8 phòng ngủ thường 480 m² - 4 phòng ngủ presidence suite 240 m² - Phòng y tế 20 m² - Thang thoát hiểm 200 m² KHU HỒ BƠI - Hồ bơi người lớn 200 m² - Hồ bơi trẻ em 50 m² - Hồ tập bơi 50 m² - Sảnh đón + Thu ngân 30 m² - Phòng gửi đồ 20 m² - Phòng thay đồ 60 m² - Vệ sinh 25 m² - Phục vụ giặt ủi 20 m² - Phòng làm việc 25 m² - Phòng quản lý 20 m² - Ngủ nhân viên 40 m² - Vệ sinh + tắm giặt 20 m² - Phòng kỹ thuật làm sạch nước 30 m² - Phòng điện thoại, phát thanh 20 m² - Kho 30 m² - Phòng máy điện dự phòng 20 m² - Phòng y tế 20 m² TẦNG 2 - Phòng hội nghị quốc tế 600 m² - Sảnh, hành lang 640 - Phòng nghỉ thường ( standard ) : 4 phòng 200 m² - Phòng president suite : 4 phòng 200 m² - Phòng suite deluxe : 4 phòng 200 m² - Night Club 220 m² - Phòng chuẩn bị 25 m² - Phòng quản lý 25 m² - Kho lưu trữ 25 m² - Phòng khiêu vũ 120 m² - Phòng họp 100 m² - Cà-phê ngoài trời 240 m² - Phòng sinh hoạt chung 140 m² - Thang bộ 120 m² TẦNG SÂN THƯỢNG - Cà-phê sân thượng 600 m² - Nhà hàng sân thượng 340 m² - Thang bộ 120 m² - Đường sân, lối đi bên ngoài 200 m² - Sân vườn, tiểu cảnh, hoa viên 1.450 m² CÔNG TRÌNH BÊN NGOÀI - Trục giao thông chính nối với đường ven biển 3.200 m² - Các trục đường nội bộ 2.500 m² - Quảng trường khu trung tâm tiếp đón 450 m² - Đường đi bộ khu quảng trường 350 m² - Hồ nước cảnh quan trục đường vào chính 1.200 m² - Vườn cảnh quan trục vào chính 400 m² - Cây xanh khu quảng trường trục chính 500 m² - Bãi đậu xe 550 m² - Biểu tượng ở trục vào chính 200 m² - Cây xanh tự nhiên 25.000 m² Khu bungalow nghĩ dưỡng - Bungalow loại 4 phòng : 15 nhà x 220 m2 3.800 m² - Bungalow loại 2 phòng : 35 nhà x 110 m2 3.300 m²  - Sân vườn xung quanh nhà 6.000 m² - Trục giao thông 2.500 m² - Đường đi bộ, đi dạo 1.000 m² - Tiểu cảnh 1.500 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 6.000 m² - Cây xanh tự nhiên + cải tạo 30.000 m² Biệt thự - Nhà biệt thự 8 căn 1.320 m²  - Hồ bơi, terrace 400 m² - Sân tennis 2.400 m² - Trục giao thông đường xe ô-tô 1.500 m² - Đường đi bộ, đi dạo 850 m² - Tiểu cảnh 600 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 1.600 m² - Cây xanh tự nhiên + cải tạo 20.000 m² Khu vui chơi – mua sắm – vũ trường - Khu shopping 1.315 m² - Khối nhà hàng – văn phòng 1.000 m² - Trục giao thông 100 m² - Đường đi bộ, đi dạo 100 m² - Tiểu cảnh 90 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 600 m² Khu hồ bơi - Hồ bơi 450 m² - Pool Bar, Nhà phục vụ 352 m² - Terrace hồ bơi 333 m² - Trục giao thông 750 m² - Đường đi bộ, đi dạo 250 m² - Tiểu cảnh 220 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 400 m² - Cây xanh tự nhiên + cải tạo 2.000 m² Câu lạc bộ thể dục thể thao - Nhà câu lạc bộ 350 m² - Cafetéria 255 m² - Trục giao thông 80 m² - Đường đi bộ, đi dạo 50 m² - Tiểu cảnh 70 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 500 m² Hội quán du thuyền - Hội quán bơi lặn - sinh thái, DV. Ăn uống - Giải khát… 920 m² - Cầu tàu 650 m² - Trục giao thông 300 m² - Đường đi bộ, đi dạo 120 m² - Tiểu cảnh 140 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 1.200 m² Du lịch dã ngoại, cắm trại, leo núi - DV. cắm trại, dã ngoại 80 m² - Khu dã ngoại, cắm trại... nhà bạt 6,4,2,1 người 4.000 m² - Trục giao thông 180 m² - Đường đi bộ, đi dạo 600 m² - Tiểu cảnh 90 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 150 m² - Cây xanh tự nhiên + cải tạo 11.300 m² Sân mini golf 6 lỗ - Hội quán golf 950 m² - Sân golf 6 lỗ 20.000 m² - Trục giao thông 450 m² - Đường đi bộ, đi dạo 350 m² - Tiểu cảnh 800 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 4.000 m² KHU DU LỊCH SINH THÁI BÃI DƯƠNG Khu trung tâm - Khu đón tiếp, nhà quản lý 460 m² - Khu hồ bơi, terrace 450 m² - Nhà phục vụ hồ bơi 80 - Cầu tàu 750 m² - Đường đi bộ, đi dạo 400 m² - Sân vườn, tiểu cảnh, hoa viên 250 m² - Khoảng xanh thiên nhiên 3.859 m² Khu nghĩ dưỡng - Bungalow 816 m² - Nhà nghỉ biệt thự 450 m² - Đường sân, lối đi bên ngoài 650 m² - Sân vườn, tiểu cảnh, hoa viên 4.690 m² Câu lạc bộ sinh thái dã ngoại & cắm trại - Câu lạc bộ 80 m² - Nhà nghỉ chân 70 - Đường đi bộ, đi dạo 120 m² - Tiểu cảnh 400 m² - Sân vườn cây xanh cảnh quan bên ngoài 450 m² - Cây xanh tự nhiên + cải tạo 15.000 m² 1.4.3- Giải pháp hạ tầng kỹ thuật: a). San nền: Hiện trạng: địa hình nhấp nhô, đồi dốc là thế mạnh của khu đất trong việc tổ chức không gian cảnh quan và phân khu các cụm công trình. Giải pháp san nền được chọn là san nền cục bộ theo địa hình hiện trạng khu đất, tổ chức cảnh quan thế đồi đất, cát - mõm đá cho từng khu vực, chủ yếu cho từng vị trí xây dựng công trình, tận dụng tối đa địa hình tự nhiên để giảm thiểu lượng đào đắp đồng thời tạo cảnh quan tự nhiên có sẵn. b). Thoát nước mưa – thoát nước thải: Hiện trạng thoát nước: Bãi Nhát: hiện tại trong khu vực không có hệ thống thoát nước chung, chỉ có các cống băng ngang đường đi Bến Đầm trên tuyến đường dọc bờ biển để thoát nước mặt ra biển, còn lại khu vực phía trong nước mặt được chảy tràn tự do theo độ dốc địa hình tự nhiên. Bãi Dương: hiện tại không có hệ thống thoát nước vì khu vực là đảo, hoàn toàn biệt lập không có dân cư và các hoạt động công nghiệp, kinh tế khác. Giải pháp qui hoạch thoát nước thải-rác thải Theo tiêu chuẩn chung, khu qui hoạch được xây dựng hai hệ thống thoát nước riêng: hệ thống thoát nước mưa và hệ thống nước thải. Ở những khu vực xây dựng với nền cát, phần lớn nước mưa sẽ tự thấm. Khu vực cổng vào và các tuyến giao thông, đường sân bãi có mặt phủ và vĩa hè sẽ tổ chức hệ thống thu gom nước mưa bằng các mương thu nước có hoặc không có nắp đan và các tuyến cống, dẫn ra tuyến thu thoát nước của khu vực theo trục chính. Nước thải được đưa vào hệ thống cống ngầm riêng và được tập trung về trạm xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý được sử dụng làm nguồn nước phục vụ tưới cây cho khu vực. Rác thải: tại các khu vực bố trí các thùng chứa rác, được thu gom hàng ngày bằng xe chuyên dùng và đưa về bãi rác quy định của khu vực thị trấn Côn Sơn. Đối với rác thải phát sinh từ khu Bãi Dương, sau khi được thu gom hợp vệ sinh, được vận chuyển bằng thuyền đưa về thị trấn Côn Sơn để đem đến xử lý tại khu vực xử lý rác của huyện. c). Cấp nước: Là khu du lịch được xây dựng mới với quy mô lớn bao gồm khu trung tâm hội nghị quốc tế, khu bungalow, khu biệt thự cao cấp, vũ trường, khu vui chơi giải trí, hồ bơi, khu cắm trại, dã ngoại. leo núi,... Nhu cầu dùng nước trong khu vực khá cao bao gồm: nước phục vụ sinh hoạt cho du khách và nhân viên, nước phục vụ cho các công trình công cộng, hồ bơi, nước dịch vụ, nước tưới cây xanh, thảm cỏ và nước phòng cháy chữa cháy. Nhu cầu sử dụng nước của dự án được liệt kê như sau: Bảng 1.3 - Ước tính nhu cầu sử dụng nước của dự án Số TT Hạng mục Tổng nhu cầu (m3/ngày) I Khu Bãi Nhát 1 Khu trung tâm hội nghị quốc tế 111,7 2 Khu Bungalow 49,5 3 Khu biệt thự cao cấp cho thuê 8 căn 7,2 4 Khu vũ trường, vui chơi, mua sắm 15 5 Khu hồ bơi, tắm 11 6 Câu lạc bộ 1,2 7 Hội quán du thuyền 8 8 Khu du lịch, cắm trại, dã ngoại, leo núi 0,4 9 Sân Golf 6 lỗ 230 10 PCCC 216 11 Nước dự phòng 66 Tổng lượng nước Trong đó: - Nước sinh hoạt: 140 m3/ngày. - Nước tưới cây: 300 m3/ngày. - Nước dự trữ PCCC: 220 m3. 726 II Khu Bãi Dương 1 Khu nhà Trung tâm 6 2 Khu Bungalow 4,8 3 Khu biệt thự cao cấp cho thuê 4,5 4 Khu hồ bơi, tắm 5 5 PCCC 216 6 Leo núi, dã ngoại 0,5 7 Nước dự phòng 23 Tổng lượng nước Trong đó: - Lượng nước dùng cho sinh hoạt: 15 m3/ngày - Tưới cây: 5 m3/ngày - PCCC: 216 m3 259 Như vậy, tổng nhu cầu cấp nước cho toàn bộ dự án tối đa là 985 m3/ngày. Trong đó, nhu cầu nước sinh hoạt khoảng 155 m3/ngày (chiếm 15% tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án), lượng nước còn lại bao gồm: nước sử dụng bể bơi, nước PCCC, nước cấp bổ sung cho các hồ bơi và nước dự trữ cho dự án. Hiện tại khu vực thị trấn Côn Sơn đã có hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư trong vùng, cách khu du lịch Bãi Nhát khoảng 6 km. Dự kiến sử dụng nguồn nước này để cấp cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống cho khu du lịch. Tuyến ống cấp nước dẫn từ nhà máy nước của Thị trấn về đến khu du lịch sẽ được nhà máy nước đầu tư khi dự án đưa vào xây dựng. Chủ đầu tư liên hệ với nhà máy nước để mua nước dẫn về khu du lịch Bãi Nhát. Nước từ nhà máy sau khi về đến khu du lịch sẽ được dự trữ vào bể chứa ngầm 1.000 m3 được đặt dưới móng khu nhà trung tâm. Từ đây nước sẽ dược bơm lên bể chứa 100m³ đặt trên tầng thượng của khu nhà để tạo áp lực cấp nước xuống các tầng dưới và khu vực xung quanh nhà trung tâm. Tuy nhiên lượng nước từ bể chứa trên tầng thượng chỉ cấp đủ cho khu vực nhà trung tâm và một vài hạng mục xung quanh, không đủ cung cấp hết toàn khu du lịch. Do vậy cần phải bơm một lượng nước từ bể ngầm sang bể chứa 250m³ nằm ở phía tây khu vực thiết kế, nơi có địa hình cao nhất để cấp nước cho các hạng mục ở khu vực này. Đối với khu Bãi Dương: đây là khu vực ở hải đảo, giải pháp kinh tế về nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khu du lịch Bãi Dương, là sử dụng hệ thống thu gom nước mưa từ các mái nhà xuống dự trữ vào bể chứa xây dựng ở ngay dưới các nền nhà, gom nước chuyển về tập trung vào bể chứa lớn nhất là 300m³ đặt dưới nền móng nhà trung tâm. Bể chứa này có 3 ngăn, có hệ thống lắng lọc và thiết bị thanh trùng xử lý nước mưa đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt rồi mới đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, lượng nước mưa có hạn chế do 1 năm chỉ có 6 tháng mưa, vì vậy cần có phương án là sẽ mua nước bổ sung từ đất liền chở ra đảo. Nước từ đất liền vào sẽ theo đường ống cập theo cầu tàu dẫn vào đến tận bể chứa 300m³. Sau đó nước sẽ được bơm lên bể chứa 50m3 được đặt ở địa hình cao nhất để cấp nước xuống các hạng mục trong khu vực. Riêng nước phục vụ ăn uống cho nhà ăn thì sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý thiết bị lọc và thanh trùng trực tiếp nước cấp cục bộ ngay tại chỗ. Nước uống cho các nhà nghỉ, bungalow sẽ dùng bình nước tinh khiết 20 lít đặt ở mỗi phòng. d). Cấp điện: Đối với khu Bãi Nhát: Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho Khu du lịch Bãi Nhát được cấp điện từ nhà máy nhiệt điện thị trấn Côn Đảo cách vùng quy hoạch khoảng 6 km và được truyền tải qua tuyến đường dây trung thế hiện hữu dọc theo trục đường giao thông ngay trước Khu du lịch Bãi Nhát. Lưới điện: Xây dựng mới 1 trạm biến áp 2.000KVA cấp điện hạ thế cho toàn khu. Nhu cầu dùng điện: 1.893.160 W Đối với khu Bãi Dương: Nguồn điện: cấp điện Khu du lịch Bãi Dương sử dụng các máy phát điện 3 pha 220/380V - công suất 300KVA cấp điện cho toàn khu. Lưới điện hạ thế 0,4KV trong khu du lịch được đi ngầm trong khu du lịch và mương cáp cách mép đường quy hoạch 1 mét. Nhu cầu dùng điện: 118.981 W. Nguồn cấp điện lưới của Khu du lịch Bãi Nhát và sử dụng máy phát điện cho Khu du lịch Bãi Dương là giải pháp cấp thời, đảm bảo cho 2 khu có ngay nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt, về lâu dài chi phí về năng lượng sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của dự án. Khảo sát thị trường hiện nay, đã có Công ty CP. TM.SX. Thiết bị điện Miền Nam đang triển khai các loại máy phát điện bằng sức gió loại 10.000W, do vậy, sẽ được đầu tư bước sau ở cả 2 khu vực của dự án cho lắp đặt các quạt gió phát điện này (chi tiết về chủng loại và giá được kèm theo ở phần phụ lục); mặt khác, với không gian đầy nắng, có thể sử dụng nguồn điện từ năng lượng pin mặt trời, kể cả máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Với việc ứng dụng một trong hai loại nguồn năng lượng này, sẽ làm cho 2 khu du lịch giãm bớt sự lệ thuộc vào nguồn điện lưới diésel của thị trấn, tiết kiệm chi phí, vừa xác lập một ý nghĩa quan trọng đối với khu du lịch mang tính đặc thù sinh thái, nhất là ở khu Bãi Dương sẽ tạo được sự yên ả cần có, các trụ quạt gió đặt trên các triền núi sẽ tạo nên cảnh quan ấn tượng đối với môi trường sinh thái và kiến trúc tổng thể của vùng đảo biển. e). Giao thông: Khu đất xây dựng Bãi Nhát nằm tiếp cận trục đường ven biển. Đoạn phía tây khu đất hướng từ thị trấn ra, đường uốn cong và hơi đổ dốc nên lối vào không thể ở đoạn này mà phải trượt về hướng đông. Khu vực lối vào công trình tổ chức trống trải, dễ quan sát. Lối vào được tổ chức thành hai lối, thuận tiện cho xe xoay trở. Các cụm công trình được nối với nhau bằng hành lang cảnh quan và hệ thống đường nội bộ nương theo địa hình vừa tạo cảnh quan. Đường giao thông trong khu vực được xây dựng theo tiêu chuẩn giao thông đô thị. Khu Bãi Dương nằm ngoài đảo nên các phương tiện di chuyển sẽ sử dụng canô và thuyền du lịch. f). Giải pháp thi công: Phần thi công xây dựng các công trình của dự án thực hiện nghiêm ngặt một số yêu cầu quan trọng sau : Địa hình đồi dốc, các cụm đá hiện hữu, cây xanh đặc trưng của khu vực là những yếu tố quan trọng trong ý đồ thiết kế kiến trúc nên cần đặc biệt tôn trọng. Ngoài các sân bãi, đậu xe, quảng trường lối vào, địa hình yêu cầu tương đối bằng phẳng, các khu vực còn lại cần nương theo địa hình tự nhiên. Một số khu vực cần san nền, yêu cầu có tường chắn đất để giữ đất cho phần đồi còn lại. Lưu ý bảo vệ các cụm đá, cây xanh chỉ định giữ lại trong phương án thiết kế. Ngoài ra cần giải quyết tốt công tác định vị mặt bằng, các cao độ nền của công trình. Đặc biệt lưu ý đến việc xử lý các mương thu nước ở khu vực có địa hình thấp kiểu lòng chảo. Khu vực xây dựng có ảnh hưởng bởi gió mùa mưa bão, nên lưu ý thi công đúng qui trình kỹ thuật và hồ sơ thiết kế để đảm bảo an toàn, yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và đảm bảo mỹ quan cho công trình. Các chi tiết liên kết sắt thép cần được sơn bảo vệ, thi công đúng kỹ thuật để tránh tác động phá hoại của muối biển. Do mặt bằng khu vực xây dựng khá rộng, cần lưu ý tính đồng thời trong thi công nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng. h). Cảnh quan môi trường: Môi trường cảnh quan: toàn bộ hoạt động du lịch - dịch vụ - giải trí không có chất thải nguy hại môi trường sống, các nước thải sinh hoạt đã được xử lý qua bể tự hoại, khu vực nhà bếp nấu ăn có thực hiện hố thu mỡ, rác sinh hoạt (giấy, lá, bao gói,…) được bỏ vào các thùng thu rác bố trí ở các vị trí thuận tiện cho khách, hàng ngày có công nhân vệ sinh thường xuyên thu dọn rác gom cho xe đi đổ ở bãi rác thị trấn. Cây xanh, hoa cảnh, thảm cỏ là thành phần cần thiết hình thành cảnh quan của toàn khu dịch vụ, sẽ được tổ chức trồng chăm sóc thường nhật, góp phần cải tạo vi khí hậu và tôn tạo khoảng xanh cảnh quan, giống cây trồng được chọn lựa tạo dáng và tạo bóng mát phù hợp với các thành phần và công năng hoạt động của từng khu vực tổ hợp dịch vụ. 1.4.4- Phương án khai thác dự án Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng-Phương Đông là chủ đầu tư của tổng dự án Khu du lịch Bãi Nhát & Bãi Dương, về hình thức đầu tư là hình thức đầu tư trực tiếp toàn bộ dự án của chủ đầu tư trong nước. Phương thức hoạt động của khu du lịch Bãi Nhát & Bãi Dương là một đơn vị kinh doanh độc lập trực thuộc Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng-Phương Đông. Khu du lịch được tổ chức như một đơn vị kinh doanh, có toàn quyền tổ chức quản lý điều hành bởi bộ máy nhân sự đảm bảo thực hiện tốt các chương trình đầu tư khai thác kinh doanh, với con dấu, tài khoản giao dịch hạch toán riêng. Giám đốc khu du lịch Bãi Nhát & Bãi Dương sẽ được bổ nhiệm bởi Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng-Phương Đông và chịu trách nhiệm với Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng-Phương Đông về toàn bộ hoạt động tổ chức kinh doanh - dịch vụ - du lịch thực hiện đúng theo Luật định. 1.4.5- Phương án tổ chức khai thác dự án: Tổ chức các loại hình hoạt động khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ đối tượng là khách du lịch và các dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống văn hóa đối với cư dân đô thị của khu vực. Phương án khai thác kinh doanh dịch vụ được tổ chức theo từng khu chức năng đã được hình thành theo dự án đầu tư được xác lập bởi các công trình xây dựng ở các phần ở trên. a). Kinh doanh Dịch vụ lưu trú Hoạt động cơ bản của khu du lịch là các dịch vụ phục vụ lưu trú khách sạn. Tổ chức cơ sở lưu trú với dịch vụ cung cấp đi kèm chất lượng cao, du khách được nghỉ ngơi thoải mái tại các nhà bungalow, khu biệt thự với các tiện nghi phù hợp với tiêu chuẩn. Khu nhà nghỉ bungalow & khu biệt thự còn là nơi dùng cho khách nghỉ dưỡng, với lợi thế của không gian cảnh quan môi trường biển trong lành, tiện nghi và thích hợp cho du khách ở nghỉ dài ngày. b). Kinh doanh Dịch vụ Tour Du lịch Sinh Thái Tổ chức các tour du lịch sinh thái trong ngày đến các điểm du lịch trong khu vực bằng tàu thuyền du lịch. Du khách có thể đi thuyền đến các khu sinh thái, vào sáng sớm hoặc hoàng hôn, đi đến các tiểu đảo trong khu vực, ăn trưa - tối trên thuyền hoặc trong các tán rừng cây. Các địa điểm giới thiệu bước đầu như sau: Lặn ngắm san hô tại Hòn Tre: đảo Hòn Tre nằm cách đảo chính khoảng 1 giờ đi thuyền, có thể thấy được tại đây rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng Rừng Ông Đụng: tham quan vườn quốc gia Côn Đảo bằng hình thức đi bộ một khoảng ngắn xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, đến bãi biển Ông Đụng của bờ bên kia của đảo. Nếu sức khỏe cho phép, có thể tắm biển và ngắm san hô bằng ống thở tại đây. Bình Minh tại Mũi Cá Mập: Hãy thức dậy thật sớm và ngắm nhìn mặt trời mọc qua hòn Bảy Cạnh. Các đám mây trên bầu trời cùng với tia nắng ban mai sẽ tạo nên một màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo Hoàng hôn tại bãi Nhát: Sau một ngày khám phá Côn Đảo, du khách có thể thả mình với thiên nhiên tại bãi biển, ngắm nhìn hoàng hôn diệu đẹp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu Bãi biển Đất Dốc: một bãi biển hoang sơ dài và thoai thoải, du khách có thể tự mình khám phá bãi biển nơi đây với những hẻm núi ăn tận bờ biển, tạo nên những bãi tắm nhỏ riêng tư và lãng mạn Bãi biển Lò Vôi: đây là một bãi tắm thích hợp cho gia đình và nằm gần khách sạn Bãi biển Đầm Trầu: được xem như bãi tắm đẹp nhất, du khách có thể vừa tắm biển vừa lặn ngắm biển tại đây. Xem Vích tại hòn Bảy Cạnh: trải qua một đêm lặng lẽ nhưng vô cùng quyến rũ trên hòn Bảy Cạnh, tận mắt chứng kiến những con rùa biển làm ổ và đẻ trứng bên bờ biển. Rùa biển đẻ trứng quanh năm, nhưng từ tháng 6 đến tháng 9 là thời gian tập trung nhiều nhất. c). Dịch vụ Tổ chức Hội nghị - Hội thảo Thực hiện các dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề phục vụ các chương trình đầu tư phát triển ở khu vực, các seminar về quảng bá khoa học kỹ thuật, nghiên cứu môi trường sinh học rừng biển, giới thiệu chương trình sản phẩm đến với vùng Côn Đảo. Hội trường đa dụng được thiết kế trong khối kiến trúc trung tâm dịch vụ đa năng, lợi thế cho việc tập trung phục vụ chiêu đãi trong các hội nghị - hội thảo. d). Dịch vụ Nhà hàng - Ăn uống Dịch vụ ăn uống là thành phần gắn kết trong chương trình khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhà hàng được tổ chức ở cả hai Khu du lịch Bãi Nhát & Bãi Dương. Tại khu dịch vụ trung tâm thiết lập nhà hàng đa năng, tổ chức dịch vụ đa dạng hóa, là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách, tổ chức các tiệc chiêu đãi của các hội nghị - hội thảo, với không gian cảnh quan được đầu tư chăm sóc hấp dẫn sẽ là điểm lý tưởng tổ chức các tiệc cưới, liên hoan, tiệc sinh nhật, tiệc chiêu đãi phù hợp cho cư dân đô thị. Nhà hàng khu resort phục vụ ăn uống của khách nghỉ ở khu resort, tiêu chuẩn cao cấp với thực đơn phong phú. Các bar được tổ chức ở các điểm lobby, hồ bơi,… phục vụ thức ăn uống gọn nhẹ cho khách trong khi chờ đợi hoặc thư giãn. e). Dịch vụ Bán hàng - Mua sắm, Quà lưu niệm Quà lưu niệm (souvenir) được tổ chức trưng bày - bán các loại sản phẩm đặc thù của vùng hải đảo, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đa dạng với chất lượng cao, tạo cảm giác cần phải mua đối với du khách, trở thành nguồn thu quan trọng của kinh doanh. Các mặt hàng cao cấp còn được trưng bày trong các boutique của khu dịch vụ, thuận tiện cho khách mua sắm sử dụng hoặc làm quà tặng. f). Sinh hoạt Thể dục Thể thao - Dịch vụ Health Club Sân thể dục thể thao, sân tennis, hồ bơi có terrace và pool bar, jacuzzi,…là tiện ích tiêu chuẩn của các dự án. Khai thác kinh doanh các loại dịch vụ phục vụ cho khách, đảm bảo các yêu cầu về tiện nghi và sinh hoạt cho khách. Trung tâm dịch vụ Health Club, phòng billiard, khu vực steam bath, sauna, massage, các phòng karaoke … được tổ chức trong nhà câu lạc bộ, thuận cho khách đến sử dụng các dịch vụ. 1.4.6- Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án: 204.100.000.000 đồng (Hai trăm lẻ bốn tỷ một trăm triệu đồng chẵn), trong đó được phân bổ như sau: Bảng 1.4- Các mục chi của dự án Số TT Khoản mục chi phí Chi phí trước thuế Thuế GTGT đầu ra Chi phí sau thuế Ký hiệu 1 Chi phí xây lắp 141.818 14.182 156.000 GXL 2 Chi phí thiết bị 17.810 890 18.700 GTB 3 Chi phí khác 9.864 986 10.850 GK 3.1 Chuẩn bị đầu tư 5.493 549 6.042 3.2 Chuẩn bị thực hiện đầu tư 3.018 302 3.320 3.3 Thực hiện đầu tư 300 30 330 3.4 Kết thúc XD đưa dự án vào sử dụng 1.053 105 1.158 4 Dự phòng phí 16.864 1.686 18.550 GDP Cộng ( 1+2+3+4 ) 186.355 17.745 204.100 GĐT Nguồn vốn đầu tư cho Khu du lịch chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn : vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, quỹ đẩu tư phát triển, vốn khấu hao tài sản cố định, vốn đầu tư phát triển do doanh nghiệp huy động, phần còn lại sẽ vay tín dụng. Trong đó : Nguồn vốn đầu tư phát triển : 60% Vay tín dụng : 40% 1.6.8- Kế hoạch tiến độ và thời gian thực hiện dự án: Thời gian thực hiện xây dựng dự án: 3 năm. Chuẩn bị đầu tư: Từ năm 2004 đến năm 2007. Nghiên cứu khảo sát, lập phương án chuẩn bị đầu tư, chọn lựa địa điểm, chọn lựa tư vấn. Trình duyệt chủ trương. Lập quy hoạch, chọn lựa phương án tổng mặt bằng. Lập dự án đầu tư xây dựng. Duyệt dự án đầu tư xây dựng. Thiết kế - Dự toán các công trình / các dự án. Duyệt thiết kế - dự toán. Tổ chức đấu thầu từng phần hạng mục / công trình. Thảo luận & ký hợp đồng thi công - xây dựng - lắp đặt trang thiết bị. Triển khai giải phóng mặt bằng, di dời. Cắm mốc. Khởi công. Thực hiện đầu tư xây dựng: Thời gian khởi công dự trù: Tháng 4 năm 2008 Thời hạn hoàn thành: Tháng 8 năm 2009 Xây dựng từng phần các hạng mục công trình : ưu tiên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trục giao thông, đấu nối mạng kỹ thuật đô thị với hệ thống phân phối các khu vực dự án. Thi công xây dựng đợt đầu các hạng mục dự án khu trung tâm, kế tiếp 2 dự án khu bungalow và khu biệt thự, khu sinh hoạt dã ngoại & các dịch vụ khác được xây dựng ở bước sau. Hoàn thiện nội thất - ngoại thất công trình, trang hoàng, bày trí, quản lý vận hành chạy thử. Tổ chức giám sát, kiểm tra, kiểm định. Nghiệm thu từng phần. Tuyển chọn - tập huấn - đào tạo nhân lực : phục vụ, quản lý, điều hành. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng: Tổng nghiệm thu: tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009. Tổ chức khai trương. Khánh thành. Bảo hành công trình: tháng 11 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010. Kết toán, thanh lý hợp đồng, kiểm toán. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí địa lý a). Đặc điểm địa hình: Theo kết quả của các đề tài về điều tra cơ bản của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quần đảo Côn Sơn được hình thành bởi các hệ đá Macma phun trào xâm nhập gồm Microgranit, Diorit và Riolit có từ Mezozoi muộn đến Kainozoi sớm. Địa hình Vườn Quốc gia Côn Đảo chủ yếu là đồi núi, diện tích đồi núi chiếm 90% tổng diện tích tự nhiên, đỉnh cao nhất là núi Thánh giá cao 557m, các đỉnh núi khác cao 150 đến 300m. Địa hình ở đây bị cắt xẻ mạnh, bề mặt địa hình lồi lõm, độ dốc phổ biến từ 150 đến 450. Địa hình trầm tích ven đảo: vùng triều có địa hình lồi lõm được tạo thành bởi cát nhỏ, các mảnh vụn san hô. Đáy biển ven các đảo có địa hình khác nhau tùy theo khu vực và khoảng độ sâu. Khu vực ven bờ tây bắc đảo Côn Sơn tại những nơi có độ sâu từ 0 đến 10m đáy biển rất dốc, nhiều nơi dốc đứng, độ dốc chỉ giảm ở những nơi có tích tụ tạo bãi, đáy biển được phủ bởi san hô với độ che phủ khác nhau; tại những nơi có độ sâu từ 10 đến 20m độ dốc giảm dần, đáy biển được phủ bởi cát hoặc bùn nơi có san hô. Khu vực vịnh đông bắc ở độ sâu từ 0 đến 10m đáy biển khá dốc, ở độ sâu trên 10m độ dốc giảm và được phủ bởi lớp trầm tích cát. Khu vực vịnh Côn Sơn địa hình đáy biển khá phức tạp, độ sâu trung bình vịnh 10m, nơi sâu nhất là 45m, chạy dài qua giữa vịnh là một trũng sâu nối dài từ mũi tàu bể đến mũi cá mập với độ sâu từ 11 - 45m, phía trong vùng trũng sâu nầy đáy biển hơi nghiêng, tại đây đáy biển được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát, đôi chổ có bùn, có cỏ biển và san hô phát triển. b). Đặc điểm địa chất Theo báo cáo kết quả thi công bước I đề án thăm dò nước dưới đất khu vực Bãi Nhát - Côn Đảo do Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam thực hiện vào tháng 6 năm 2006, khu vực dự án được cấu tạo bởi các phân vị địa tầng như sau: Giới Mesozoi. Hệ Kreta. Hệ tầng Nha Trang: hệ tầng này không lộ ra trên mặt, kết quả khoan khảo sát bắt gặp hệ tầng này ở độ sâu 7m, 14,5m và 15m. Thành phần thạch học bao gồm andesit, dacit, ryolit, dăm vụn và tuf của chúng. Đá có cấu tạo khối vững chắc và ít bị nứt nẻ, khả năng chứa nước kém. Giới Kainozoi. Thống Holocen: trong khu vực dự án, trầm tích Holocen lộ ra trên mặt và phủ gần khắp khu vực. Thành phần trầm tích gồm chủ yếu là cát hạt mịn màu xám trắng; cát mịn - trung lẫn ít sạn, sỏi màu xám vàng; sét bột màu xám đen, xám tro bị nén ép. Các trầm tích Holocen phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Nha Trang. Chiều dày của các trầm tích này biến đổi từ 7 m đến 35 - 40 m (tại các đồi cát cao ở phần phía Tây Nam khu vực dự án). c). Đặc điểm địa chất thủy văn Đặc điểm nước mặt Nguồn nước mặt duy nhất trong khu vực Bãi Nhát là nước suối Nhật Bổn. Về mùa khô dòng suối cạn. Do phần cửa suối có cao độ cao hơn nền lòng suối bên trong Bãi Nhát nên vào thời điểm mùa khô, mực nước suối xuống thấp, nước suối bị ngăn cách hoàn toàn với nước biển, tuy vậy nước suối vẫn bị lợ. Đối với khu vực Bãi Dương, ngoài nguồn nước mặt là biển, chỉ tồn tại các khe nước từ trên núi chảy xuống. Đặc điểm nước dưới đất Theo đánh giá của Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam, khu vực Bãi Nhát gồm 2 phân vị chứa nước sau: Tầng chứa nước Holocen: Trầm tích Holocen phân bố rộng khắp khu vực dự án. Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan ở tầng chứa nước Holocen trong khu vực dự án như sau: Mực nước tĩnh từ 0,63 đến 0,71 m; Lưu lượng từ 0,43 đến 1,30 l/s. Đây là tầng chứa nước có áp nhẹ đến không áp, mực nước tĩnh nằm nông, động thái mực nước sẽ dao động theo mùa. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước. Đường ranh giới nước nhạt - mặn của tầng chứa nước Holocen chưa được xác định cụ thể nhưng đánh giá sơ bộ cho thấy nó nằm song song với đường bờ biển. Đới chứa nước khe nứt Mesozoi: Theo đánh giá sơ bộ của đơn vị khoan thăm dò khảo sát địa chất và địa chất thủy văn thì tầng chứa nước Mesozoi trong khu vực dự án rất nghèo nước, khả năng chứa nước của tầng này tương đối kém và không phải là đối tượng để khai nước nước phục vụ cho nhu cầu dự án. Khả năng khai thác nước dưới đất: Theo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu vực Bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 1/2007, trữ lượng khai thác tiềm năng đối với các giếng nước khu vực Bãi Nhát khá nhỏ nên dự án chỉ thực hiện giải pháp lấy nước từ Nhà máy nước tại trung tâm thị trấn Côn Sơn để phục vụ cho các hoạt động của dự án. 2.1.2- Đặc điểm khí hậu Dự án Khu du lịch Bãi Nhát & Bãi Dương nằm tại địa bàn huyện Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mang những nét đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Các đặc trưng khí hậu của khu vực này như sau: 1. Nhiệt độ Nhiệt độ không khí trong vùng Côn Đảo dao động không lớn, nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm dao động trong khoảng 26 - 29oC, trung bình toàn năm là 27,8oC. Đây là khu vực ôn hòa nhất trong vùng biển ven bờ Việt Nam với biên độ dao động nhiệt không quá 4oC. 2. Độ ẩm Độ ẩm không khí tương đối cao, độ ẩm trung bình năm là 82%, độ ẩm các tháng thấp nhất trong năm đều trên 60% [6]. 3. Chế độ mưa Tại Côn Đảo lượng mưa năm dao động trong khoảng từ 1.600mm đến 2.700mm là nơi có lượng mưa năm khá cao ở khu vực Nam Bộ. Tổng lượng mưa năm trung bình tính được trong chuỗi số liệu 25 năm (1980-2004) là 2.009mm, trong khi ở Vũng Tàu là 1.532mm, Bến Tre là 1.399mm, Sóc Trăng là 1.905mm. Phân bố lượng mưa trong năm của Côn Đảo như sau: Bảng 2.1- Đặc trưng lượng mưa tháng tại trạmg khí tượng hải văn Côn Đảo Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tần suất (P%) lượng mưa tháng > 100mm 0 0 0 12 88 96 96 96 96 100 60 20 Lượng mưa TBNN(mm) 5,3 3,0 8,3 41,5 195,5 308,7 262,5 324,4 312,1 362,4 146,9 55,0 Số ngày mưa TBNN 1 0,4 1 4 13 18 17 19 19 20 11 4 Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 1/2006 Phân bố các mùa trong năm: mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến khoảng giữa tháng XI và mùa khô từ giữa tháng XI đến hết tháng IV năm sau Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng X, lượng mưa trung bình đạt trên 360 mm/tháng, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng II, trung bình đạt 3,0 mm/tháng. 4. Chế độ gió Gió ở Côn Đảo cũng như ở Nam Bộ thể hiện rõ nét những đặc tính của chế độ gió mùa, hàng năm ở đây có sự phân biệt rõ rệt của hai mùa gió tương ứng với hai mùa mưa và mùa khô: Trong mùa mưa có gió mùa mùa hạ, khoảng từ tháng V đến tháng X, hướng gió chủ yếu trong mùa này là Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình khoảng từ 1-4m/s, gió mạnh nhất khoảng cấp 6, cấp 7 tức là khoảng từ 10-17m/s, gió giật có khi tới cấp 9, giật trong bão có khi tới cấp 11, cấp 12. Trong mùa khô có gió mùa mùa đông, khoảng từ tháng XII đến tháng IV năm sau, hướng gió chủ yếu trong mùa này là hướng lệch Đông chiếm tần suất lớn khoảng 69,4%, tốc độ gió trung bình cấp 2, cấp 3, tức là khoảng từ 1-4m/s, gió mạnh nhất khoảng cấp 5, cấp 6 tức là khoảng từ 8-15m/s, gió giật có khi tới cấp 8. Giữa hai mùa gió có hai thời kỳ chuyển tiếp, hướng gió thay đổi: chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa khoảng từ giữa tháng IV đến đầu tháng V, hướng gió thay đổi từ Đông Bắc sang Tây Nam; ngược lại chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô khoảng từ giữa tháng XI đến đầu tháng XII, thời kỳ này hướng gió thay đổi từ Tây Nam sang Đông Bắc. 5. Tình hình dông, bão, áp thấp nhiệt đới Tình hình dông Ở Côn Đảo nói riêng hay Khu vực Nam Bộ nói chung thường xuất hiện dông nhiệt vào các tháng mùa mưa, đặc biệt dông xuất hiện nhiều nhất trong những tháng đầu mùa mưa. Số liệu quan trắc được tại trạm Khí tượng Hải văn Côn Đảo, hàng năm trung bình có khoảng 55 ngày có dông, năm cao nhất (năm 1980) có tới 90 ngày và năm thấp nhất (năm 2000) cũng có 27 ngày có dông. Tháng có dông nhiều nhất là tháng VI, bình quân là 10 cơn dông, các tháng I và tháng II không quan trắc thấy dông ở Côn Đảo. Bảng 2.2 - Số ngày có dông trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng hải văn Côn Đảo Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Số ngày có dông trung bình 0 0 0,2 1.4 8,1 10,0 9,9 8,2 7,8 7,2 1,5 0,2 54,5 Nguồn: LĐĐC thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam, tháng 6/2006 Bão và Áp thấp nhiệt đới: Tại khu vực Nam Bộ nói chung và Côn Đảo nói riêng, bão thường xuất hiện vào các tháng X, XI, XII hàng năm, tuy nhiên không phải năm nào cũng có bão vào Nam Bộ. Thống kê từ 1982 đến nay có 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Côn Đảo và Khu vực Nam Bộ. Tuy bão ít xuất hiện ở Nam Bộ nói chung và Côn Đảo nói riêng, nhưng thiệt hại do bão gây ra hết sức nặng nề, hậu quả nghiêm trọng cho nên khi thiết kế, xây dựng các công trình, đặc biệt những công trình trên bờ biển cần phải quan tâm đúng mức tới khả năng chịu ảnh hưởng của bão đối với các công trình này. Bảng 2.3 - Thống kê các cơn bão vào khu vực Côn Đảo Năm Tên bão Ngày, tháng Khu vực ảnh hưởng Cấp bão 1991 Thelma 6-9/XI Tan gần Nam Côn Đảo ATNĐ 6 1992 Forest 13-14/XI Nam Côn Đảo ATNĐ 7 1997 Bão số 5 Côn Đảo Bão mạnh 12 2004 Muifa 20-26/XI Biển Đông-Côn Đảo Bão mạnh 12 Nguồn: LĐĐC thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam, tháng 6/2006 6. Chế độ sóng Số liệu quan trắc sóng tại trạm Khí tượng Hải văn Côn Đảo từ 1980 đến năm 2004, cho thấy độ cao sóng lớn nhất đo được là 3,50m (năm 1980) và thấp nhất là 1,25m. Tính toán độ cao sóng lớn nhất ứng với các tần suất và chu kỳ lặp lại cho kết quả ở bảng 2.4 sau: Bảng 2.4 - Độ cao sóng lớn nhất ứng với các tần suất tại Trạm khí tượng Côn Đảo TT Tần suất P(%) Chu kỳ lặp lại (Năm) Độ cao sóng lớn nhất (mét) 1 1 100 2,3 2 2 50 2,2 3 3 33 2,1 4 5 20 1,9 5 10 10 1,8 6 20 5 1,6 7 30 3,3 1,5 8 40 2,5 1,4 9 50 2 1,3 Nguồn: LĐĐC thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam, tháng 6/2006 7. Chế độ thủy triều Chế độ thủy triều Vùng biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu nằm ở biển Đông, chế độ thủy triều ở đây chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, 2 đỉnh và 2 chân triều trong ngày không đều nhau. Trong một tháng có 2 kỳ triều lớn xuất hiện vào sau ngày trăng tròn (giữa tháng âm lịch) và không trăng (đầu tháng âm lịch) gọi là kỳ triều cường. Xen kẽ 2 kỳ triều cường là 2 kỳ triều kém, gọi là kỳ triều mãn. Hàng năm triều cao nhất thường xảy ra vào các tháng X, XI hoặc tháng XII, triều thấp thường xảy ra vào các tháng IV, V hoặc tháng VI. Theo số liệu tính toán thống kê trong 25 năm (1980 - 2004), đỉnh triều cao nhất (399cm) xảy ra tháng XII năm 1999 và đỉnh triều nhỏ nhất (245cm) xảy ra tháng V năm 1988. Độ lớn thủy triều: Độ lớn thủy triều tại vùng biển Côn Đảo khá cao, biên độ thủy triều ngày dao động trung bình từ 200 cm đến 230 cm, cao nhất đạt từ 300 cm đến 350 cm; biên độ triều tháng dao động từ 310 cm đến 370 cm, cao nhất 372 cm và biên độ triều năm đạt 399 cm. Theo thời gian độ lớn thủy triều có sự biến động khá rõ rêt: Biên độ triều biến đổi hàng ngày, lớn nhất vào 2 kỳ triều cường trong tháng và nhỏ nhất xảy ra vào 2 kỳ triều mãn. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường vào tháng I, tháng XI, tháng XII, nhỏ nhất thường vào tháng III và tháng IX. Bảng 2.5 - Thống kê biên độ triều cao nhất trung bình ngày, tháng, năm tại trạmg khí tượng hải văn Côn Đảo Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Biên độ triều Ngày cao nhất tháng BNN (cm) 340 321 296 305 338 330 316 328 290 307 321 353 Biên độ triều tháng TBNN (cm) 353 331 315 317 355 345 330 352 312 326 352 372 Biên độ triều năm TBNN (cm): 399 Nguồn: LĐĐC thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam, tháng 6/2006 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Hiện trạng môi trường không khí Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự kiến triển khai dự án, Viện Nước và Công nghệ Môi trường đã tiến hành khảo sát, thu mẫu và phân tích chất lượng không khí trong vùng. Kết quả này sẽ được xem là hiện trạng chất lượng môi trường nền của khu vực dự án và là cơ sở để so sánh, đối chiếu và đánh giá các tác động của hoạt động xây dựng, khai thác dự án đến môi trường không khí trong khu vực. Kết quả đánh giá như sau: Bảng 2.6 - Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí khu vực dự án Vị trí lấy mẫu Bụi, mg/m3 SO2, mg/m3 NO2, mg/m3 CO, mg/m3 Nhiệt độ, 0C Ẩm độ, % Tiếng ồn, dBA Khu vực Bãi Nhát KK 1 0,12 0,005 0,002 0 28,7 77-81 46-50 KK 2 0,10 Vết 0 0 29,3 71-73 48-50 KK 3 0,12 Vết 0 0 28,7 74-80 50-52 Khu vực Bãi Dương KK4 0,10 Vết 0 0 29,3 71-73 48-50 KK5 0,10 Vết 0 0 28,9 71-73 48-50 TCVN 5937-2005 0,3 0,35 0,2 30 - - - TCVN 5949-1998 - - - - - - 60 Nguồn: WETI (08/2007) Ghi chú: KK 1: Vị trí cạnh đường đi Bến Đầm. KK 2: Vị trí trên bãi biển trong khuôn viên dự án tại Bãi Nhát. KK 3: Vị trí trên đồi đất trong khuôn viên dự án tại Bãi Nhát. KK 4: Trung tâm vị trí dự án tại Bãi Dương. KK5: Vị trí trên bãi biển trong khuôn viên dự án tại Bãi Dương. TCVN 5937 - 2005: tiêu chuẩn quy định giới hạn các thông số cơ bản của các chất trong không khí xung quanh,... được áp dụng để đánh giá chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. TCVN 5949-1998: tiêu chuẩn quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng và dân cư, được áp dụng để kiểm soát mọi hoạt động có thể gây ồn trong khu công cộng và dân cư. Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu được trình bày tại hình 2 và hình 3 Đánh giá: Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng môi trường không khí khu vực dự án hiện tương đối sạch, nồng độ của hầu hết các chất ô nhiễm (bụi, CO, SO2, NO2). Kết quả này phản ánh tình trạng hoang sơ, chưa khai thác của khu vực dự án. Hầu như xung quanh khu vực dự án không có nguồn ô nhiễm nào đáng kể. Với chất lượng không khí xung quanh tại khu vực triển khai dự án rất tốt sẽ đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng môi trường đối với loại hình Khu du lịch sinh thái. Hiện trạng chất lượng nước mặt Nguồn nước mặt trong khuôn viên dự án là suối Nhựt Bổn và nước biển ven bờ. Viện Nước và Công nghệ Môi trường đã tiến hành thu mẫu và phân tích chất lượng nước suối và chất lượng nước biển ven bờ khu vực dự án vào tháng 8/2007. Kết quả phân tích và tổng hợp các số liệu phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.7 - Kết quả phân tích chất lượng nước suối Nhật Bổn Chỉ tiêu Đơn vị KQ phân tích 8/2007 Tiêu chuẩn so sánh NM 1 NM 2 TCVN 5942 - 1995, cột B TC 1939:2002 Màu sắc Mg/l Pt/Co - - - 15 (CTU) Độ đục Mg/l SiO2 - - - 2 (NTU) Độ mặn ‰ 14,3 17,9 - - Mùi Tỷ lệ pha loãng - - - Không có mùi lạ Vị Tỷ lệ hòa tan - - - Không có vị lạ pH - 7,8 7,95 5,5 - 9 6,5 - 8,5 BOD5 (20oC) mg/l 3 4 < 25 - COD mg/l 31 24 < 35 - Sulfat mg/l - - - 250 Cacbonat mg/l - - - - Nitrat mg/l - - 15 50 Nitrit mg/l - - 0,05 3 Amonia mg/l - - 1 1,5 Cloura mg/l - - - 250 Độ cứng tổng cộng mg/l - - - 9,0 Tổng chất rắn hòa tan mg/l - - - 1.000 Chất rắn lơ lửng mg/l 18 19 80 Calcium mg/l - - - - Magie mg/l - - - - Natri mg/l - - - 200 Kali mg/l - - - - Nhôm mg/l - - - 0,2 Sắt mg/l - - 2 0,5 Tổng phospho mg/l KPH (<0,05) KPH (<0,05) 0,15 - Coliform MNP/100ml 2,3.103 3,7.103 10.000 - Nguồn: WETI (7/2007) Ghi chú: NM 1: Vị trí đầu nguồn nước, trong khuôn viên dự án NM 2: Vị trí cuối nguồn nước, trước khi đổ ra biển. TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt và được áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt. Suối Nhật Bổn là con suối cạn vào mùa khô, vào mùa mưa, chỉ tồn tại những hố nước nhỏ. Các mẫu nước được lấy tại các hố nước để đánh giá chất lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực. Đánh giá: Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 đối với vực nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Điều này cho thấy chất lượng nước mặt khu vực dự án còn tương đối tốt và không bị ô nhiễm bởi các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Bảng 2.8 - Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vực Bãi Nhát Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5943 - 1995 đối với khu vực bãi tắm NB1 NB2 pH 8,11 8,10 6,5 - 8,5 Độ mặn ‰ 32,6 32,7 - BOD5 (20oC) mg/l 4 5 < 20 Chất rắn lơ lửng mg/l 46 45 25 Amoniac mg/l KPH (<0,04) KPH (<0,04) 0,1 Nitrat mg/l 1,24 1,14 - Nitrit mg/l KPH (<0,006) KPH (<0,006) - Phospho mg/l KPH (<0,05) KPH (<0,05) - Dầu mỡ tổng cộng mg/l KPH KPH Không Coliform MPN/100ml 2,8.103 2,8.103 1.000 Nguồn: WETI (8/2007) Bảng 2.9- Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vực Bãi Dương Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5943 - 1995 đối với khu vực bãi tắm NB3 NB4 pH 8,0 8,0 6,5 - 8,5 Độ mặn ‰ 33,8 34,2 - BOD5 (20oC) mg/l 4 5 < 20 Chất rắn lơ lửng mg/l 34 32 25 Amoniac mg/l KPH (<0,04) KPH (<0,04) 0,1 Nitrat mg/l 1,13 1,23 - Nitrit mg/l KPH (<0,006) KPH (<0,006) - Phospho mg/l KPH (<0,05) KPH (<0,05) - Dầu mỡ tổng cộng mg/l KPH KPH Không Coliform MPN/100ml 2,8.103 2,8.103 1.000 Nguồn: WETI (8/2007) Ghi chú: Vị trí lấy mẫu: nước biển cách bờ 50m, thời điểm triều cường. TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ và được áp dụng để đánh giá chất lượng một vùng nước biển ven bờ. Đánh giá: Kết quả phân tích cho thấy chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng và chỉ tiêu coliform cao hơn so với tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ dành cho khu vực bãi tắm TCVN 5943-1995, mặc dù khu vực dự án hoàn toàn không có dân cư sinh sống và không có hoạt động kinh tế, công nghiệp nào hiện diện tại đây. Kết quả phân tích này sẽ là cơ sở để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực dự án sau khi dự án đi vào hoạt động. Hiện trạng chất lượng nước ngầm Bảng 2.10 - Chất lượng nguồn nước ngầm tại khu vực Bãi Nhát Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả (*) Tiêu chuẩn so sánh NN 1 NN 2 TCVN 5944 - 1995 TC 1939:2002 Màu sắc Mg/l Pt/Co Không Không 5 - 50 15 (CTU) Độ đục Mg/l SiO2 Trong Đục vàng - 2 (NTU) Mùi Tỷ lệ pha loãng Không Không - Không có mùi lạ Vị Tỷ lệ hòa tan Không Không - Không có vị lạ pH - 5,15 5,92 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5 Sulfat mg/l 2,4 4,8 200 - 400 250 Cacbonat mg/l 0,00 0,00 - - Nitrat mg/l 2,5 2,56 45 50 Nitrit mg/l 0,00 0,00 - 3 Amonia mg/l 0,06 0,00 - 1,5 Cloura mg/l 23,75 37,22 200 - 600 250 Độ cứng tổng cộng mg/l 0,35 0,50 300 - 500 9,0 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 76,5 88,89 - 1.000 Calcium mg/l 3,41 4,01 - - Magie mg/l 2,19 3,65 - - Natri mg/l 15,0 21,6 - 200 Kali mg/l 2,75 3,85 - - Nhôm mg/l 0,00 0,24 - 0,2 Sắt µg/l 0,26 2,11 1 - 5 mg/l 0,5 mg/l Mangan µg/l KPH 0,03 0,1 - 0,5 mg/l 0,5 mg/l Đồng µg/l 0,71 4,01 1 mg/l 2 mg/l Kẽm µg/l 12,24 52,64 5,0 mg/l - Arsen µg/l KPH KPH 0 05 mg/l 0,01 mg/l Cadimi µg/l KPH 0,42 0,01 mg/l 0,07 mg/l Cyanure µg/l 2,78 2,90 0,01 mg/l 0,003 mg/l Crom µg/l 2,27 2,60 0,05 mg/l 0,05 mg/l Thủy ngân µg/l 1,05 1,58 0,01 mg/l 0,01 mg/l Chì µg/l KPH 0,10 0,05 mg/l 0,01 mg/l Selen µg/l KPH KPH 0,01 mg/l 0,01 mg/l Nguồn: Kết quả phân tích tháng 6/2006 do Liên Đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Nam thực hiện. Ghi chú: NN 1: giếng khoan thăm dò địa chất thủy văn TD2 do Liên Đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam thực hiện. NN 2: Giếng khoan thăm dò địa chất thủy văn TD3 do Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam thực hiện. TC 1329/2002/BYT: Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2006. TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm và được áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước ngầm, để giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong một khu vực xác định. Đánh giá: Kết quả phân tích một số thông chất lượng nước ngầm cơ bản tại khu vực dự án cho thấy, chất lượng nước khu vực này tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. TÀI NGUYÊN SINH VẬT Hệ sinh thái đặc trưng của huyện Côn Đảo là Vườn Quốc gia Côn Đảo. Vườn Quốc Gia Côn Đảo là một quần đảo gồm 14 hòn đảo, có tổng diện tích tự nhiên là 19.998 ha, trong đó phần diện tích trên các đảo là 5.998 ha và phần diện tích trên biển là 14.000 ha. Ngoài ra, vườn quốc gia Côn Đảo còn có vùng đệm trên biển rộng 20.500 ha. Vườn Quốc Gia Côn Đảo được thành lập theo quyết định số 135/TTg ngày 31/03/1993 của Thủ Tướng Chính Phủ trên cơ sở chuyển hạng từ khu Rừng Cấm Côn Đảo đã được thành lập từ năm 1984 theo quyết định số 84/CT ngày 01/03/1984 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng. Hệ sinh thái trên cạn Kết quả điều tra bước đầu đã xác định được ở vườn quốc gia Côn Đảo có 1.077 loài thực vật bậc cao có mạch, 135 loài động thực vật có xương sống trên cạn, 1.300 loài sinh vật biển. Thành phần thực vật của Côn Đảo có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thực vật Nam Bộ trên cơ sở 3 luồng xâm nhập chính: Luồng phía Nam với thành phần chủ yếu gồm các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) Luồng phía Tây và Tây Nam với thành phần chủ yếu gồm các cây họ Bàng (Combretaceae), Tử vi (Lythraceae), Liên đằng (Hernandiaceae),… Luồng từ phía Bắc với các cây đặc trưng thuộc họ Nhài (Oleaceae), Re (Lauraceae), Gấm (Gnetaceae)… Khu hệ thực vật bản địa của Côn Đảo cũng rất phong phú với thành phần chủ yếu gồm các họ cây thuộc họ Thị (Ebenaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae)… Bên cạnh đó, hệ sinh thái thực vật trên cạn của Côn Đảo cũng được bổ sung thêm các loài cây nhập nội như Tếch (Tectona grandis), keo lá tràm (Acacia auriculaeformis) và các loài cây cảnh đã làm tăng thêm sự phong phú cho hệ sinh thái thực vật trên cạn của đảo. Có nhiều loài động thực vật lần đầu tiên phát hiện được ở Côn Đảo và mang tên Côn Đảo như Dầu Côn Đảo (Diterocarpus condaorensis), Gội Côn Sơn (Amoora poulocondaorensis), Sóc Đen Côn Đảo (Ratufa bicolorensis), Thạch Sùng Côn Đảo (Cyrtodactylus condaorensis)… Đánh giá chung về hệ sinh thái thực vật trên cạn của côn đảo có thể thấy rằng đây là nơi hội tự các thành phần thực vật trong cả nước và có tính đa dạng sinh học cao với các đặc trưng nổi bật Đa dạng về các sinh cảnh thực vật: có 19 ưu hợp, quần hợp khác nhau; Đa dạng về thành phần thực vật: có 1.077 loài thực vật thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc cao; Đa dạng về dang sống: trong 1.077 loài phân theo dạng sống có 420 loài cây gỗ, 273 loài cây bụi, 137 loài dây leo, 174 loài cây cỏ, 53 loài khuyết thực vật, 20 loài thực vật phụ sinh; Đa dạng về nguồn gen: bên cạnh các nguồn gen di cư, cổ xưa còn có 44 nguồn gen quý hiếm và đặc hữu; Đa dạng về công dụng: bên cạnh việc cung cấp gỗ, củi còn có 98 loài có khả năng làm dược liệu, 90 loài làm cây cảnh và nhiều loài có khả năng làm nhựa, tanin, làm thực phẩm cho người và động vật… Hệ sinh thái biển San hô biển Côn Đảo phần lớn là san hô cứng với tỷ lệ trung bình cho toàn đảo là 25.08%. Độ phủ dày nhất tại Đá Trắng (48%) và thấp nhất tại Đất Dốc (2.5%). Độ phủ san hô mềm chỉ đạt 0.9%. Tổng hai giá trị ta thấy diện tích phủ san hô của Côn Sơn là >26% (đạt giá trị trung bình theo chuẩn English et all). Cá rạn san hô ở hầu hết các mặt cắt sâu lớn hơn mặt cắt cạn [13]. Mật độ cá rạn thấp nhất ở bãi Cô Vân (276 con/400m2) và cao nhất tại Hòn Tài (1.080 con/400m2). Trung bình đạt 662 con/400m2. Cá phần lớn có kích thước nhỏ (1÷10cm/con chiếm 80%), nhóm có kích thước lớn hơn chỉ chiếm 20%. Nhóm các động vật không xương sống trong vùng biển ven đảo khá phong phú với mật độ trung bình 130 cá thể/400m2, thấp nhất tại Hòn Tre Nhỏ (34 cá thể/400 m2) và cao nhất tại bãi Ông Đụng (362 cá thể/400m2). Ưu thế các nhóm sinh vật đáy tập trung vào Trai Tai Tượng (chủ yếu là loài Tridacna Crocea) chiếm trung bình 82% tổng số mật độ. Hình 2.1- Hình ảnh về hệ sinh thái Côn Đảo Nguồn: (© Lê Xuân Ái) Đối với khu vực triển khai dự án, hiện trạng cụ thể như sau: Khu Bãi Nhát: Chủ yếu là cây bụi xen kẽ đá. Trong nhiều năm qua, khu vực này làm bãi chứa rác của huyện. Do việc xử lý không hợp vệ sinh nên rất mất cảnh quan và môi trường, UBND huyện Côn Đảo đang có kế hoạch di dời sang vị trí khác. Khu vực Bãi Dương: Tồn tại hệ sinh thái dưới nước đặc trưng cho Côn Đảo như mô tả ở phần trên. Phần trên cạn hiện là bãi đất trống với cây cỏ dại là chủ yếu. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN Đặc điểm xã hội Theo báo cáo dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc gia Côn Đảo [14], tổng dân số của toàn huyện Côn Đảo năm 2004 là 4.750 người. Dân số hầu hết sinh sống tập trung tại đảo trung tâm ở 3 khu vực chính là Cỏ Ống, Côn Sơn và Bến Đầm. Côn Đảo chỉ có chính quyền một cấp, không có cấp phường xã, chỉ chia thành 9 tổ tự quản trực thuộc huyện. Côn Đảo có thể coi là huyện có dân số trẻ với số người torng độ tuổi lao động là 3.574 người. tuy nhiên tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm 76,69%, trong đó chỉ có 54% là có việc làm ổn định (năm 2004). Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm hoặc làm những công việc không thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cơ cấu về dân số và lao động của toàn huyện như sau: Bảng 2.11- Biến động dân số và lao động của huyện Côn Đảo Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 1. Tổng dân số 4.525 4.750 Nhân khẩu thường trú 2.698 2.966 Tỷ lệ sinh 1,68 1,07 Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,47 1,26 Tỷ lệ tăng cơ học 3,82 9,35 2. Dân số trong độ tuổi lao động 3.178 3.574 Số lao động trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định 1 / Tỷ lệ % 1.824/57,93 1.930/65,37 Số lao động trong độ tuổi lao động có việc làm không ổn định 2 / Tỷ lệ % 574/18,06 811/22,69 Số lao động chưa có việc làm / Tỷ lệ % 290/9,13 326/6,19 Số lao động nữ là nội trợ / Tỷ lệ % 294/9,25 286/8,0 Số lao động là học sinh (≥ 15 tuổi) và lao động đang đi học chuyên môn / Tỷ lệ % 196/6,17 221/6,19 3. Dân số trên độ tuổi lao động 3 193 252 4. Dân số dưới độ tuổi lao động 4 1.157 1.146 5. Lao động có trình độ chuyên môn 469 545 Đại học 139 156 Cao đẳng 52 58 Trung học chuyên nghiệp 186 206 Công nhân kỹ thuật, qua đào tạo nghề 92 125 Nguồn: Hoàng Xuân Bền, 2005 Ghi chú: 1 Lao động có việc làm liên tục và có thu nhập trên 6 tháng/năm 2 Lao động không có việc làm liên tục và thu nhập dưới 6 tháng/năm 3 Nam: trên 60 tuổi, nữ: trên 55 tuổi 4 Nam, nữ từ 18 tuổi trở xuống Thống kê năm 2006 của Ủy ban nhân dân Huyện Côn Đảo, tổng số dân của huyện là 5.610 người với trên 1.348 hộ, tỷ lệ tăng dân số cơ học đạt 6,36%, tỷ lệ tăng tự nhiên đạt 1,09%. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn rất thấp, chỉ chiếm 15,2% tổng số lao động của huyện và chiếm 19,9% số lao động có việc làm (năm 2004). Đây là một trong khó khăn trong quá trình phát triển chung của huyện vì huyện sẽ phải tập trung đào tạo nhân lực. Cho đến nay, toàn huyện có 100% số hộ sử dụng điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và tưới tiêu. Tỷ lệ sử dụng điện thoại là 23,43 máy điện thoại/100 dân, đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thông tin liên lạc giữa đảo, đất liền và quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng từ những năm 1994-1997 đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ khá tốt cho hoạt động du lịch của Côn Đảo. Đường bộ và hệ thống giao thông công cộng Tuyến đường chủ đạo của đảo Côn Sơn là đường đi Sân bay cỏ ống kéo dài từ cảng Bến Đầm đến sân bay Cỏ Ống, chất lượng đường tương đối tốt, chiều rộng mặt đường trung bình là 8m. Các tuyến đường giao thông bộ tập trung chủ yếu tại Côn Sơn - trung tâm huyện, mật độ giao thông không cao. Đường biển Côn Đảo hiện chỉ có 2 tàu khách đang hoạt động với công suất là 400 hành khách/ngày. Hệ thống cảng: Cảng Bến Đầm: Dài: 5 km; Độ sâu: -9,5 m. Chế độ thuỷ triều: bán nhật triều. Chênh lệch bình quân: 3 m. Mớn nước cao nhất tàu ra vào cảng: 9,5 m. Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 2.000 DWT tàu hàng. Cảng Vũng Tàu - Côn Đảo: dài: 14km. Độ sâu: -4,5 m. Chế độ thuỷ triều: bán nhật triệu. Chênh lệch bình quân: 3,8m. Mớn nước cao nhất tàu ra vào cảng: 7 m. Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 2.000 DWT tàu hàng. Đường hàng không: Sân bay Cỏ Ống nằm trên đảo Côn Sơn, phục vụ các tuyến bay Côn Đảo - TPHCM với hệ thống máy bay ATR 4 chuyến bay/tuần. Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế chủ yếu trên đảo là du lịch và dịch vụ (chủ yếu là các dịch vụ xăng dầu chạy tàu, thuyền, hoạt động cảng biển...). Hoạt động công nghiệp không phát triển đáng kể. Du lịch hiện đang được xem là thế mạnh và được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế của huyện 2003-2010. Côn Đảo hiện có 7 khách sạn, nhà nghỉ là khách sạn Công Đoàn Côn Đảo, Sài Gòn - Côn Đảo, ATC - Sài Gòn, nhà nghỉ Phi Yến, DNTN Biển Đảo, nhà nghỉ côn nhân lao động Vũng Tàu, nhà khách VQG Côn Đảo, nhà khách Huyện... Hoạt động công nghiệp của huyện tương đối hạn chế, ngành nghề sản xuất chủ yếu là nước đá, cơ khí, mộc gia dụng, sản xuất nước mắm, sản xuất gạch, bún tươi, bánh mì, hang mỹ nghệ, chế biến hải sản.... Chủ yếu ở dạng cơ sở sản xuất cá thể và hộ tiểu thủ công nghiệp. Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp. Không có bất cứ nhà máy chế biến thủy sản nào trên địa bàn huyện, ngoại trừ nhà máy sản xuất bột cá. Ngoài các hoạt động trên, người dân Côn Đảo còn tiến hành khai thác, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt, chăn nuôi nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình và cải thiện đời sống. Du lịch Các tuyến du lịch: Đi vòng quanh đảo Côn Sơn ghé thăm Hòn Tre lớn Đảo Côn Sơn đi Hòn Tài – Hòn Bảy cạnh Đảo Côn Sơn đi Hòn Bảy cạnh – Hòn Cau Đảo Côn Sơn đi Hòn Tre lớn – Hòn Tre nhỏ Thị trấn Côn Sơn đi Đầm Tre Thị trấn Côn Sơn đi bãi Ông Đụng Thị trấn Côn Sơn đi bãi Đầm Trầu Thị trấn Côn Sơn đi núi Thành Giá Thị trấn Côn Sơn đi cảng cá Bến Đầm – Hòn Trọc Các điểm du lịch: Trung tâm Vườn Quốc gia Côn Đảo Bãi Ông Đụng Đầm Tre Hòn Bảy Cạnh - Bãi Dương. Hòn Cau Các loại hình du lịch: Du lịch nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, thư giãn. Du lịch câu cá, leo núi, lặn có ống thở hoặc lặn bằng bình dưỡng khí, đi bộ, đi xe đạp. Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học. Du khách có thể cảm nhận được môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học, tính hoang sơ, độc đáo cũng như tính đặc hữu cao hệ sinh vật của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hiện nay để phục vụ du khách tham quan đã có các phương tiện đi trên biển như canô, tàu; các phương tiện lặn biển như bình dưỡng khí, áo phao, ống thở, kính lặn,… ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đặc thù của dự án là du lịch sinh thái tại 2 địa điểm khác nhau với cùng một loại hình, có quy mô khác nhau. Do vậy, các bước đánh giá tác động môi trường cho dự án sẽ thực hiện như sau: Bước 1: Đánh giá những tác động môi trường chung của dự án tại 2 vị trí tại Bãi Nhát và Bãi Dương. Bước 2: Đánh giá tác động riêng cho từng vị trí theo quy mô, loại hình, đối tượng gây tác động tại 2 vị trí trên. XÁC ĐỊNH CÁC TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của dự án và căn cứ vào loại hình hoạt động của dự án, nhận thấy rằng quy trình thực hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau: Chuẩn bị xây dựng Xây lắp công trình Khai thác Di dời, đền bù giải tỏa dân cư trong vùng,... Phát quang, san lấp mặt bằng, tập kết thiết bị, vật tư... Xây cất các tòa nhà khách sạn, nhà hàng, khu villas, hồ bơi... và các công trình phụ trợ, lắp đặt máy móc thiết bị Đưa vào khai thác sử dụng phục vụ khách du lịch Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc triển khai dự án như sau. CÁC TÁC ĐỘNG DO VIỆC DI DỜI, GIẢI TỎA TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ Khu đất dự án (Bãi Nhát và Bãi Dương) nằm trong khu đất thuộc quản lý của Vườn Quốc gia Côn Đảo, hoàn toàn không có dân cư sinh sống. Do đó, dự án không gây tác động do di dời dân cư trong vùng. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC VÀ CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG Với đặc điểm của một huyện đảo diện tích nhỏ, hoạt động kinh tế chưa phát triển mạnh, việc đầu tư xây dựng một dự án có quy mô như dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương là tương đối lớn. Do đó, tác động môi trường trong quá trình xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng của dự án là rất đáng kể. Các nguồn gây ra các tác động cơ bản, đối tượng và quy mô bị tác động trong quá trình xây dựng dự án như sau: Nguồn phát sinh tác động a). Tác động do hoạt động tập kết công nhân trên công trường Quy mô dự án yêu cầu tập hợp một lượng lớn công nhân trên công trường xây dựng. Hiện chưa có kế hoạch thi công cụ thể tuy nhiên, một số ước tính sơ bộ cho quá trình thi công dự án như sau: Số lượng công nhân và chuyên gia trên công trường thời kỳ cao điểm: 100 người cho cả 2 vị trí tại Bãi Nhát và Bãi Dương. Thời gian thi công dự kiến: 19 tháng (dự kiến từ tháng 4/2008 đến 9/2009). Trước tiên, việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động của các đối tượng này trong suốt quá trình thi công có thể phát sinh một số tác động sau đến môi trường và con người: Nước thải sinh hoạt Lưu lượng nước thải Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng chủ yếu phục vụ tắm rửa, vệ sinh thân thể và nấu nướng ăn uống. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt tính trên đầu người là 45 lít/ngày (áp dụng như đối với công nhân làm việc trong phân xưởng nóng tỏa nhiệt) và 50 lít/ngày để nấu nướng phục vụ cho một suất ăn. Như vậy với số lượng chuyên gia và công nhân xây dựng tối đa trên công trường như trên, lưu lượng nước thải sinh hoạt dự kiến là 10 m3/ngày (Bãi Nhát khoảng 6 m3/ngày, Bãi Dương khoảng 4 m3/ngày). Thời gian thi công kéo dài trong khoảng 19 tháng, tổng lượng nước thải sinh hoạt trong suốt quá trình thi công dự kiến là 5.245 m3. Tính chất nước thải: Nước thải sinh hoạt chủ yếu nhiễm bẩn các chất hữu cơ và vi sinh vật, riêng nước thải từ hoạt động nấu nướng có hàm lượng dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng tương đối cao, ước tính tải lượng các chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải sinh hoạt tính theo đầu người như sau: BOD5 (đối với nước thải đã lắng trong) : 35 g/người/ngày TSS: 65 g/người/ngày Nitơ của muối amôn: 8 g/người/ngày Chất hoạt động bề mặt: 2,5 g/người/ngày (Nguồn: Hoàng Văn Huệ, 2002) Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng chủ yếu là bao gói thực phẩm, thuốc lá; các loại thực phẩm dư thừa; đầu lọc thuốc lá,... Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác sinh hoạt dự kiến khoảng 50 kg/ngày. b). Tác động do hoạt động phát quang, san lấp mặt bằng, chuẩn bị nền móng Hoạt động phát quang, chặt phá, đốn hạ cây cối trong khu vực công trường Trong giai đoạn này sẽ có công đoạn phát quang, đốn hạ cây xanh đã có sẵn. Khu đất dự án là cây, cỏ dại, cây bụi; mật độ cây trung bình, thân cây chưa lớn, tán nhỏ. Quá trình phát quang đốt hạ cây xanh làm phát sinh bụi từ thân, lá cây, bụi từ mặt đất và bụi. Do thảm thực vật tại khu vực dự án chủ yếu là loại cây cỏ dại, không có loài quý hiếm nên quá trình này không ảnh hưởng đến Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Quan điểm của dự án là tận dụng tối đa địa hình sẵn có để phát triển, đồng thời diện tích cây xanh của dự chiếm tới 40% tổng diện tích mặt bằng nên khi dự án đi vào hoạt động sẽ có tác động mang tính tích cực khi góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, tăng giá trị của thảm thực vật khi phát triển nhiều loại cây quý hiếm trong khuôn viên dự án. Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công: Bảng 3.1 – Đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện thi công Số TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải 1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, bị gió cuốn lên (bụi cát) 1-100 g/m3 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá ...), máy móc, thiết bị. 0,1 – 1 g/m3 5 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi ... 0,1 – 1 g/m3 Nguồn: WHO, 1993 Mặc dù thời gian thi công của dự án tương đối dài (19 tháng), nhưng việc thi công mang tính cục bộ và thực hiện dưới dạng cuốn chiếu và cục bộ, không dàn trải trên toàn bộ diện tích mặt bằng; việc thực hiện tại khu vực trống trải, không có dân cư nên ảnh hưởng của hoạt động này không đáng kể. Chất thải rắn từ quá trình phát quang, san ủi đất; Sinh khối thực vật từ quá trình phát quang Khu vực dự án vốn là đất rừng, tuy nhiên mật độ cây không cao, chủ yếu là cây bụi. Quá trình thi công dự án yêu cầu phải đốn hạ và phát quang một số cây xanh và thảm cỏ trong vùng. Tuy nhiên, lượng cây xanh cần đốn hạ và phát quang không nhiều do dự án chủ trương sẽ duy trì tối đa thảm thực vật tự nhiên có sẵn để tạo cảnh quan. Hơn nữa, quá trình phát quang sẽ thực hiện dần dần theo các bước thi công của công trình, do vậy sinh khối thực vật phát sinh không lớn. Đất đào từ các công trình xây dựng Theo cao độ công trình và độ dốc hiện trạng thì khu đất phù hợp và thuận lợi cho việc thoát nước và thi công công trình, do vậy việc san nền chỉ xử lý san lấp cục bộ cho từng khu vực, đảm bảo độ dốc san nền chung cho phù hợp với địa hình tự nhiên, hạn chế chiều cao đắp. Do đó sẽ không sử dụng đất từ nơi khác chuyển đến cho mục đích san lấp. Sự thuận lợi này sẽ giảm đáng kể đến ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực cũng như trong quá trình vận chuyển. Theo tính toán, khối lượng vật liệu san nền như sau: Khu Bãi Nhát: đất bóc bỏ 8.316,46 m3; khối lượng cần san nền: 10.704,40 m3. Cự ly vận chuyển từ các mỏ đến vị trí này là 15 km, tác động chủ yếu là bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển. Khu Bãi Dương: đất bóc bỏ 554 m3; khối lượng cần san nền: 270,10 m3. Do khối lượng đất bóc và san nền không lớn nên tác động đến môi trường là không đáng kể. c). Tác động do hoạt động tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến công trường, triển khai xây dựng các hạng mục công trình Chất thải từ hoạt động xây dựng (xà bần, gạch ngói, sắt thép,...) Chủ yếu là xà bần, vụn gạch, ngói, vôi vữa và bao bì đựng vật liệu xây dựng (bao xi măng, gạch nền...), kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt, dây điện, ống nhựa, kính...) các loại). Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công rất khó xác định. Khí thải và chất thải từ các phương tiện vận chuyển và thi công Vận chuyển trên biển Chủ đầu tư dự án dự kiến sẽ tận dụng tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu xây dựng công trình tại địa phương để hạn chế chi phí vận chuyển từ đất liền. Tuy nhiên, với quy mô dự án như trên, khả năng phải vật chuyển các phương tiện thi công hạng nặng, vật liệu xây dựng và trang trí cho dự án là không thể tránh khỏi. Quá trình vận chuyển các thiết bị thi công và vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo sẽ được thực hiện bằng đường biển. Thời gian vận chuyển từ đất liền ra đảo có thể lên đến 8 giờ/một chuyến (tính từ cầu Cảng tại Vũng Tàu). Ngoài ra, do Hòn Bảy Cạnh nằm ở ngoài biển, cách Thị trấn Côn Sơn 7km, do đó, toàn bộ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, các trang thiết bị phục vụ dự án,… đều phải sử dụng tàu thuyền chuyên chở từ cảng Bến Đầm đến Bãi Dương để phục vụ quá trình triền khai dự án. Quá trình hoạt động của các phương tiện tàu thuyền, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, có thể phát sinh một số loại chất thải như dầu mỡ thải, khí thải chạy động cơ, chất thải rắn và nước thải từ sinh hoạt của nhân công trên tàu,... làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Vật chuyển trên đất liền Nguyên vật liệu và thiết bị thi công được vận chuyển bằng đường biển từ đất liền đến cảng Bến Đầm. Từ đây, vật liệu xây dựng và máy móc sẽ được vận chuyển bằng ô tô đến khu vực thi công dự án. Khoảng cách từ cảng Bến Đầm đến vị trí dự án là 3 km theo đường đi đến trung tâm thị trấn Côn Sơn. Quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông trên đất liền cũng sẽ gây một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người, tác động đáng kể nhất là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm chính là bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu đào đất móng công trình, đào hố xây dựng các hồ bơi, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước,…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực dự án khá thấp (0,1 - 0,15 mg/m3), nhưng trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải trên công trường Các hoạt động vận tải vật liệu xây dựng, thiết bị thi công,... trên công trường sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi. Do khu vực Bãi Nhát và Bãi Dương không có dân cư sinh sống và mặt bằng rộng, thông thoáng nên trong thời gian 19 tháng thi công dự án, tác động này chủ yếu tác động đến các công nhân lao động trên công trường trong trường hợp không có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu. Tiếng ồn, chấn động từ các phương tiện thi công Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động san lấp mặt bằng thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy cưa, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.2. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Bảng 3.2 - Mức ồn các thiết bị thi công Số TT Thiết bị Công suất âm (dBA) Thấp Trung bình Cao Xe máy nén (đứng yên) 110 115 120 Máy trộn bêtông 110 115 125 Cần cẩu, di động 110 115 120 Cần cẩu, đứng yên 110 115 120 Xe chất tải trước 115 120 125 Máy phát, đứng yên 105 115 120 Búa khoan 105 110 120 Máy lát 115 125 135 Máy đóng cọc 115 120 125 Máy bơm, đứng yên 130 135 140 Máy khoan đá 100 105 110 Máy kéo 115 125 135 Xe đào lỗ 110 120 130 Xe tải 115 120 130 Nguồn: WHO, 1993 Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công Nhiệt thừa từ quá trình thi công Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. Các sự cố thi công tiềm ẩn Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Tai nạn giao thông trên công trường; Tai nạn lao động đối với công nhân xây dựng; Nguy cơ cháy nổ. d). Tác động do nước mưa chảy tràn Với cường độ mưa khá cao (2.009 mm/năm), nước mưa trên khu vực dự án có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt. Đối tượng bị tác động và đánh giá tác động a). Tác động đến sức khỏe của công nhân trên công trường và người dân khu vực lân cận Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Đây là tác động đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Tùy thuộc vào khoảng cách từ đối tượng tiếp xúc đến vị trí công trường, có thể phân chia các đối tượng chịu tác động này theo 3 cấp như sau: Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m); Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m); Nhẹ: người đi đường qua khu vực Bến Đầm hoặc thị trấn Côn Sơn ngang qua khu vực dự án. Trường hợp này loại trừ khu vực Bãi Dương và khu dân cư (khá xa dự án, 5 km) Ô nhiễm không khí do hoạt động thi công xây dựng là rất đáng kể, trong đó đối tượng chịu tác động nhiều nhất là công nhân xây dựng trên công trường. Tác động do ô nhiễm tiếng ồn Khu vực thi công cách xa khu dân cư, xa các vị trí bảo tồn động vật quý hiếm và trên mặt bằng khá trống trải nên tác động này không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và dân cư. Tai nạn lao động Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này; Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dở, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ...; Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép,...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa; Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...; Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt ngã cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công,...; Trong quá trình phát quang, chuẩn bị mặt bằng rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cọp, kiến, côn trùng,… cắn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. b). Các tác động đến môi trường tự nhiên Tác động đến môi trường không khí Hiện tại chất lượng môi trường không khí khu vực dự án còn tương đối tốt, nồng độ các chất ô nhiễm không khí cơ bản đều đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (xem mục 2.2). Tuy nhiên, khi triển khai xây dựng dự án, chắc chắn chất lượng môi trường khu vực này sẽ bị xáo trộn đáng kể. Nồng độ chác chất ô nhiễm (bụi, SO2, NOx, CO,...) trong môi trường không khí khu vực sẽ gia tăng so với hiện tại và có thể vượt so với tiêu chuẩn cho phép nếu như không có biện pháp quản lý tốt. Tác động đến môi trường nước Hiện tại, nước biển ven bờ khu vực dự án có chất lượng tương đối tốt. Các loại nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất ô nhiễm, chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng,... phát sinh trong quá trình thi công dự án nếu không được quản lý tốt có thể làm suy giảm chất lượng nước mặt trong vùng dự án. Nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao có thể phân hủy gây mùi hôi thối, làm mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên, nồng độ và tải lượng chất hữu cơ trong các loại chất thải này chưa đủ lớn để gây hiện tượng “tảo nở hoa” trong vùng nước biển khu vực dự án; Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng, nước mưa chảy tràn cuốn theo các vật liệu xây dựng, các chất thải xây dựng,... chảy xuống biển làm gia tăng hàm lượng chất lơ lửng trong nước, gây hiện tượng đục nước và làm giảm mỹ quan khu vực. Tác động đến môi trường đất Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch từ chỗ đất hoang sang khu đất dịch vụ thương mại công cộng. Điều này có thể làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch. Và nếu như cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho phát triển của khu vực đẩy mạnh (nằm trong kế hoạch của dự án) thì giá trị sử dụng của tài nguyên đất tại khu vực sẽ còn tăng lên rất nhiều lần so với hiện nay. Đất nội bộ được san bằng phù hợp với địa hình khu vực cần khai thác, nói chung, điều này sẽ có lợi đến tài nguyên đất khu vực – ngoại trừ sự biến động về giá trị sử dụng của tài nguyên đất do thay đổi mục đích sử dụng đất như vừa đề cập ở trên. Hiện tượng sạt lở hoặc cát chảy có thể xảy ra trong qua trình thi công các công trình cũng như khai thác sử dụng đất trên khu vực. Như đã phân tích ở trên, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi bặm, đất cát sẽ được tự thấm trong khuôn viên khu đất dự án. Đây là khu vực đất trống, mặt bằng rộng, mật độ cây cối khá dày đặc, do đó khả năng tự thấm tốt. Vì vậy, nước thải sinh hoạt với lưu lượng không lớn (10 m3/ngày) và nước mưa chảy tràn (ô nhiễm vô cơ là chủ yếu) sẽ không gây tác động lớn đến chất lượng đất đai trong khu vực. Các loại rác sinh hoạt, rác xây dựng nếu không được thu gom thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất đai trong vùng và có thể trở thành nơi lưu trú của các loài côn trùng, bọ sát có hại và là nguồn phát sinh dịch bệnh cho người lao động trên công trường. c). Tác động đến các hệ sinh thái động thực vật Khu vực dự án thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo, hệ sinh thái tương đối đa dạng. Quá trình thi công xây dựng dự án sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên khu vực dự án. Các tác động cụ thể được đánh giá như sau: Đối với thực vật cạn: không làm ảnh hưởng đến thảm thực vật vì chủ yếu tồn tại các loại cây cỏ dại, không có giá trị, sẽ làm tăng giá trị thảm thực vật khi dự án hoạt động. Đối với động vật cạn: không ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài động vật cạn trong khu vực dự án như khỉ, chồn,... và không làm thu hẹp môi trường sống và xáo trộn hoạt động sống của chúng. Đối với hệ sinh thái biển: các chất thải xây dựng nếu không được thu gom và quản lý tốt có thể bị thải ra biển, ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật biển tại các rạn san hô gần bờ. Đây là hệ sinh thái tương đối nhạy cảm, các tác động trên dù nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến chúng. Do đó, đây là vấn đề cần quan tâm nhất trong quá trình xây dựng, thi công dự án. d). Tác động đến các điều kiện kinh tế xã hội Giao thông Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động. Đặc biệt trên tuyến đường dẫn vào công trình theo đường bộ chủ yếu là đường đi Cảng Bến Đầm. Khả năng cháy nổ Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như việc nấu chảy bitum bằng đốt (củi) nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy); Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực và đặc biệt trong những ngày trời gió thì lửa có thể lan ra khá nhanh. Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát.doc
Tài liệu liên quan