Báo cáo đầu tư dự án khu du lịch văn hóa giải trí thể thao Công viên Hồ Đập

Tài liệu Báo cáo đầu tư dự án khu du lịch văn hóa giải trí thể thao Công viên Hồ Đập: CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN KHU DU LỊCH VĂN HÓA GIẢI TRÍ THỂ THAO CÔNG VIÊN HỒ ĐẬP ĐỊA ĐIỂM : TT. EA ĐRĂNG, H. EA H’LEO, T. ĐĂK LĂK CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ NGỌC PHỤNG Đăk Lăk, năm 2014 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN KHU DU LỊCH VĂN HÓA GIẢI TRÍ THỂ THAO CÔNG VIÊN HỒ ĐẬP CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ NGỌC PHỤNG (Giám đốc) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) ÔNG. NGUYỄN NGỌC ĐOAN ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI Đăk Lăk, năm 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Phụng Mã số doanh nghiệp : 6000516162 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư ĐăkLăk Đăng ký lần đầu : 04/4/2006 Thay đổi lần 3 : 16/10/2012 Người đại diện : Nguyễn Ngọc Đoan Chức vụ: Giám...

doc50 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo đầu tư dự án khu du lịch văn hóa giải trí thể thao Công viên Hồ Đập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN KHU DU LỊCH VĂN HÓA GIẢI TRÍ THỂ THAO CÔNG VIÊN HỒ ĐẬP ĐỊA ĐIỂM : TT. EA ĐRĂNG, H. EA H’LEO, T. ĐĂK LĂK CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ NGỌC PHỤNG Đăk Lăk, năm 2014 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN KHU DU LỊCH VĂN HÓA GIẢI TRÍ THỂ THAO CÔNG VIÊN HỒ ĐẬP CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ NGỌC PHỤNG (Giám đốc) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) ÔNG. NGUYỄN NGỌC ĐOAN ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI Đăk Lăk, năm 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Phụng Mã số doanh nghiệp : 6000516162 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư ĐăkLăk Đăng ký lần đầu : 04/4/2006 Thay đổi lần 3 : 16/10/2012 Người đại diện : Nguyễn Ngọc Đoan Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở : 531-533-535,Giải Phóng, TT. Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, ĐăkLăk. Vốn điều lệ : 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng) Ngành nghề KD : - Xây dựng công trình dân dụng; Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; Buôn bán thực phẩm; Bán buôn đồ uống; Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình (mua, bán đồ điện dân dụng); Vận tải hàng hoá bằng đường bộ; Vận tải hành khách đường bộ khác; Buôn bán vải, hàng may sẵn, giày dép; Buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Mua bán phân bón; Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại; Hoạt động vui chơi giải trí khác; Mua, bán ô tô, mô tô và phụ tùng thay thế; kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ xông hơi, massage. I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Khu du lịch-văn hóa-giải trí –thể thao–công viên Hồ - Đập Địa điểm đầu tư : Thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh ĐăkLăk Diện tích : 59 ha Mục tiêu đầu tư : Đầu tư mới Khu du lịch-văn hóa-giải trí –thể thao-công viên tại hồ - đập thị trấn Ea Đrăng nhằm cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch – văn hóa – thể thao – giải trí - an dưỡng – chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức đầu tư xây dựng một khu Công viên đa năng có cơ cấu chức năng hợp lý, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật phù hợp, đáp ứng được nhu cầu bức thiết về đòi hỏi cung cấp các dịch vụ tiện ích công đồng của người dân thị trấn Ea Đrăng nói riêng, huyện Ea H’leo nói chung và một bộ phận khách du lịch từ các huyện khác trong tỉnh, khách du lịch từ các tỉnh khác. Đồng thời cũng phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển đô thị của thị trấn Ea Đrăng trước mắt và lâu dài. Mục đích đầu tư : - Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận nói chung, thành phố Phan Thiết nói riêng; đồng thời thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước; - Phần nhu cầu về công ăn việc làm cho bộ phận dân cư tại địa phương trước mắt và về lầu dài tham gia vào các hoạt động đầu tư xây dựng, các hoạt động dịch vụ và quản lý hoạt động của khu dự án. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu khu vui chơi giải trí cho người dân trong toàn huyện. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 57,551,766,000 đồng (Năm mươi bảy tỷ, năm trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm sáu mươi sáu ngàn đồng). + Vốn chủ sở hữu : chiếm 30% tổng mức đầu tư (bao gồm lãi vay) tương đương với: 17,551,766,000 đồng (Mười bảy tỷ năm trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm sáu mươi sáu ngàn đồng) và lãi vay trong thời gian xây dựng là: 1,687,233,000 đồng (Một tỷ, sáu trăm tám mươi bảy triệu, năm trăm hai mươi hai ngàn đồng). + Vốn vay : chiếm 70% tương đương với 40,000,000,000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng). Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm và dự tính từ năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động; CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN II.1. Môi trường vùng thực hiện dự án II.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý  từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và  từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. - Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai    - Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng - Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa - Phia Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông. Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Hình: Vị trí của tỉnh Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển. II.1.2. Đơn vị hành chính Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; trong đó có 180 xã, phường, thị trấn. Thành phố Buôn Ma Thuột: 13 phường và 8 xã Thị xã Buôn Hồ: Huyện Ea H’leo: 1 thị trấn và 11 xã Huyện Ea Súp: 1 thị trấn và 9 xã Huyện Buôn Đôn: 7 xã Huyện Cư M’gar: 2 thị trấn và 15 xã Huyện Krông Búk: 1 thị trấn và 14 xã Huyện Ea Kar: 2 thị trấn và 14 xã Huyện M’Đrắk: 1 thị trấn và 12 xã Huyện Krông Bông: 1 thị trấn và 13 xã Huyện Krông Pắc: 1 thị trấn và 15 xã Huyện Krông A Na: 1 thị trấn và 7 xã Huyện Lăk: 1 thị trấn và 10 xã Huyện Krông Năng: 1 thị trấn và 11 xã Huyện Cư Kuin: 8 xã II.1.3. Điều kiện tự nhiên Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600-1800 mm. II.1.4. Dân cư Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1,771,800 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426,000 người, dân số sống tại nông thông đạt 1,345,800 người. Dân số nam đạt 894,200 người, trong khi đó nữ đạt 877,600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12.9 ‰. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1,161,533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298,534 người, thứ ba là Người Nùng có 71,461 người, thứ tư là Người Tày có 51,285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nông có 40,344 người, Người Mông có 22,760 người, Người Thái có 17,135 người, Người Mường có 15,510 người. II.1.5. Du lịch – Dịch vụ Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, nên Đắk Lắk có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đắk Lắk còn có nhiều hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên. Cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với các tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking... Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Đắk Lắk còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, với những bản trường ca Đam San, Xinh Nhã,những sản phẩm làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát điêu khắc, những lễ hội và phong tục độc đáo, âm thanh vang vọng của các loại cồng chiêng, đàn đá, các nhạc cụ làm từ chất liệu của núi rừng, những lời ca, điệu múa của cộng đồng 44 dân tộc anh em, thể hiện tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình và cháy bỏng khát vọng yêu cuộc sống Tóm lại, Đắk Lắk đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là với Campuchia, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. II.2. Tiềm năng phát triển tỉnh Đắk Lắk II.2.1. Giao thông vận tải Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Phía đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hoá với nước ngoài. Phía nam là các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14. Đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam. Phía tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê. Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông rất thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ. Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này. Điển hình là việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con đường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar - Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước ngoài. Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia. Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới đây. Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397.5km đường quốc lộ, trong đó: - Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông - Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột - Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng - Quốc lộ 14C: 68.5km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông. Đường hàng không: Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320. Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai. Xe buýt: Hiện nay, đã có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnhgóp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông. Quy hoạch đến năm 2020: Giao thông đường bộ: Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ mạng lưới đường trên 0.6 km/km2. Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa. Đến năm 2020, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk được dự kiến: Nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ hiện có - Qui hoạch thêm tuyến quốc lộ mới (Đắk Lắk - Phú Yên), đường Trường Sơn Đông và nâng cấp từ các tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ. - Cải tạo nâng cấp hệ thống huyện lộ, đường đô thị, đường xã, hệ thống đường thôn, buôn và các đường chuyên dùng nông, lâm nghiệp. - Tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh nối với mạng lưới đường quốc gia và nối với các tuyến đường trong Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.     Qui hoạch giao thông tỉnh: - Quy hoạch, xây dựng điểm dừng, điểm nghỉ tại đèo Hà Lan - Krông Buk trên tuyến đường Hồ Chí Minh. - Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách. - Xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh và mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại thành phố Buôn Ma Thuột và khu vực các huyện Ea Kar và Krông Buk. - Giao thông hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện tại là cấp 4E cho loại máy bay A 321 lên xuống, trong khi đó công suất nhà ga gần 300,000 hành khách/năm. Đến năm 2020 là 800,000 và 3,000 tấn hàng hóa/năm. Giao thông đường sắt: Qui hoạch tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 160 km, trong đó đoạn nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 85 km; tổng số ga trên toàn tuyến là 8 ga, trong đó trên địa phận Đắk Lắk có 5 ga. II.2.2. Bưu chính viễn thông Toàn bộ hệ thống viễn thông đã được số hóa, nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống điện thoại cố định đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 5.2 máy/100 dân. Hiện tại tất cả các huyện trong tỉnh đã có sóng di động, với các nhà cung cấp dịch vụ: Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile. Dịch vụ internet ADSL hiện tại đã có ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh, với 2 nhà cung cấp dịch vụ VDC và Viettel. II.2.3. Cấp thoát nước Có hệ thống xử lý và cấp nước tập trung, đủ cho sinh hoạt của người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn Buôn Hồ (huyện Krông Buk), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Quảng Phú (huyện Cư M’gar)... Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước khác phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp. II.2.4. Điện lực Mạng lưới điện: Điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã có điện lưới với tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới lên tới 84%.     Hệ thống thủy điện: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Trên địa bàn của tỉnh có các đầm hồ lớn như hồ Lắk (huyện Lắk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thủy điện khoảng 2,636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây dựng với tổng công suất lắp máy 14,280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là Buôn Kuốp 280 MW và Buôn Tua Srah 86 MW đã được khởi công xây dựng, công trình Sêrêpôk III 220 MW và Sêrêpôk IV 70 MW đang chuẩn bị khởi công. II.2.5. Hệ thống thủy lợi Đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 600 công trình thủy lợi các loại, trong đó có khoảng 441 hồ chứa, còn lại là các đập dâng và một số trạm bơm lưới. Tổng dung tích trữ nước từ các công trình thủy lợi khoảng gần 421 triệu m3 (chưa kể hồ Easúp). II.2.6. Tài nguyên phong phú a) Tài nguyên đất: Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk , đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13,085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng khoảng 70 km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về phía tây chỉ còn 300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi. - Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất.. - Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và Krông Bông. - Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắk , phân bố ở hầu hết các huyện. - Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan). Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55.6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. b) Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho ĐắkLắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các địa bàn phân bố dọc theo hai bên sông Krông Ana thuộc các huyện: Krông Ana, Krông Pắc, Lăk và Krông Knô.... - Nguồn nước ngầm: Tập trung chủ yếu trong các thành tạo BaZan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính: Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0.1 – 0.5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay Natri. c) Tài nguyên rừng:   Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của ĐắkLắk là 608,886.2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594,488.9 ha, rừng trồng là 14,397.3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46.62% (số liệu tính đến ngày 01/01/2004). Rừng ĐắkLắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng ĐắkLắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, các tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng ĐắkLắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. d) Tài nguyên khoáng sản: ĐắkLắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như Sét cao lanh (ở M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. II.3. Chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của tỉnh Đắk Lắk - Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là các luật, quy định liên quan đến phát triển, hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Thương mạiUBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan. Đối với việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 ngay khi các Bộ, ngành có Thông tư hướng dẫn, ở cấp tỉnh và cấp huyện cần có kế hoạch tuyên tuyền và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn. - Tiếp tục công tác cải cách thủ tục hành chính Tiếp tục hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính và các chính sách, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng, công khai cho các doanh nghiệp phát triển, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các thủ tục hành chính công trong các lĩnh vực: Đăng ký doanh nghiệp, cấp phép đầu tư, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, thẩm định hồ sơ dự án xây dựng..... - Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: - Các ngành, các cấp trong tỉnh cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, đặc biệt đối với lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để đảm bảo cho công tác quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả cao; Chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân có các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, cản trở các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật của doanh nghiệp. Tiến hành các quy hoạch phát triển ngành, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện, thành phố, thị xã. Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Xây dựng và kiện toàn cơ chế hợp lý để các hội của doanh nghiệp, người sản xuất có tiếng nói thiết thực góp phần giúp cơ quan chức năng thực thi tốt công tác quản lý, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - Chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV, như: Cung cấp thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu, tư vấn xuất khẩu, tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng bá thương hiệuđào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp. - Hoàn chỉnh các quy hoạch của tỉnh và các địa phương thuộc tỉnh, xây dựng danh mục xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp của địa phương đầu tư trên địa bàn, nhanh chong phát triển nhiều ngành nghề. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và mơ rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. - Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh:   Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt, hoàn chỉnh qui hoạch khu, cụm công nghiệp, dành ra quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Mỗi huyện, thị xã, thành phố phải có ít nhất một cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp có hạ tầng hoàn chỉnh cho các DNNVV thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển DNNVV trên địa bàn để trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Ngoài nguồn vốn chủ lực do Trung ương bố trí, tỉnh cần huy động các nguồn vốn khác và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đào tạo nhân lực cho các DNNVV. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh. - Hoàn thành công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu: Tiếp tục thực hiện tốt công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ các DNNN củng cố tổ chức, ổn định bộ máy; xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý vốn trong các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong các công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành để có kế hoạch tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh của các công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp hiệu quả hơn. - Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật: Tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ để ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghệp hỗ trợ; Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua chương trình hỡ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ. Ngoài trợ giúp của Trung ương, cần có kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ cho các DNNVV thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Củng cố, kiện toàn các trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ trong tỉnh để thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động và trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học - công nghệ, tư vấn hành chính công, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. - Xúc tiến, mở rộng thị trường: Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho các DNNVV. - Tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công: UBND tỉnh dành tỷ lệ nhất định cho các DNNVV thực hiện các hợp đồng hoặc đơn hàng để cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ công. Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác huy động các nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. - Thông tin tư vấn Thường xuyên cập nhật thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư tỉnh (www.daklakdpi.gov.vn), qua đó cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư những văn bản pháp luật cần thiết liên quan đến việc thành lập, hoạt động kinh doanh, các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước; thực hiện việc đăng ký kinh doanh thông qua mạng điện tử, giảm bớt được thời gian đi lại của doanh nghiệp; kịp thời cung cấp các thông tin về doanh nghiệp đã đăng ký cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. - Về trợ giúp tài chính Xúc tiến thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các DNNVV; tiếp tục duy trì và tạo nguồn vốn bổ sung cho Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh để cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn từ các nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi công nghệ. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Phú, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp tại các huyện. Đối với các  huyện đã qui hoạch cụm công nghiệp thì sớm đầu tư triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục vận động các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nội thành phố, thị xã, thị trấn có gây ô nhiễm cho môi trường thì vận động di dời vào khu qui hoạch tập trung; cơ sở di dời vào khu qui hoạch sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo qui định của pháp luật. - Tiếp tục hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp: Tiếp tục xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể; xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trên cơ sở qui định của Luật đầu tư. Thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật về thuế, các chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng, đào tạo lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo đảm đầu tư...đảm bảo thu hút khuyến khích các nhà đầu tư. Bố trí đủ ngân sách để thực hiện các chính sách đã ban hành. II.4. Nhu cầu vui chơi giải trí II.4.1. Hiện trạng về dịch vụ vui chơi giải trí ở địa phương Hiện nay, tại Đăk Lăk dần dần xuất hiện các khu vui chơi giải trí phục vụ đời sống tinh thần của người dân, từ các trang thiết bị vui chơi đơn giản ban đầu, đến các trang thiết bị nhập ngoại ngày càng hiện đại và an toàn hơn; từ các khu công viên vui chơi giải trí có quy mô nhỏ dần đến các tổ hợp công viên vui chơi giải trí có quy mô lớn, hiện đại. Với sự phát triển của hàng loạt các khu vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh, nhiều khu đã đạt được những thành công lớn. Vượt lên trên hết là hiệu quả tinh thần và xã hội mà các khu công viên vui chơi giải trí thể thao này đã đem lại cho người dân, nhất là đối với lớp thanh thiếu niên sẽ có được các sân chơi lành mạnh, điều mà trước đây một vài năm chỉ được xem trên phim-ảnh-sách –báo. Mặt khác, huyện Ea H'Leo thành lập ngày 8-4-1980 theo Quyết định số 110/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ); có 12 đơn vị hành chính (11 xã, 1 thị trấn); số dân 129.748 người (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 40,5%); diện tích tự nhiên 132.512 ha. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một công viên, khu thể thao đúng nghĩa, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, vận động của người dân. Tất cả những điều đó nói lên nhu cầu trong lĩnh vực này tại thị trường huyện và các khu vực lân cận là một tồn tại có thật. Với một mức sống và trình độ dân trí ngày càng cao của người dân, để tránh rủi ro do đầu tư lạc hướng, đòi hỏi các nhà đầu tư trong lĩnh vực này cần có một kế hoạch phát triển hợp lý, cũng như phải tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc thị trường đang dần khó tính, nhưng lại là một thị trường đầy hứa hẹn, không những mang thành công lớn trong kinh doanh cho chủ đầu tư mà còn góp phần sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn tỉnh nói chung và nâng cao đời sống của người dân huyện Ea H’leo – nơi dự án “Khu du lịch-văn hóa-giải trí –thể thao–công viên Hồ - Đập” được đầu tư. II.4.2. Dự báo về nhu cầu Theo số liệu điều tra dân số thì toàn huyện Ea H’leo có 129,748 người thường trú. Về mức sống (theo số liệu thống kê của Chi Cục Thống kê huyện Ea H’leo năm 2012): có 80.4% có mức sống trung bình trở lên tương ứng với 104,333 người. Thói quen tiêu dùng của người dân cho thấy: - Đối với người có mức sống trung bình cứ 2 tháng có 1 lần đưa gia đình đến các khu vui chơi giải trí, đối với người có mức sống khá cứ 1 tháng có 1 lần đưa gia đình đến các khu vui chơi giải trí, đối với người có mức sống cao cứ 1 tháng có 2 lần đưa gia đình đến các khu vui chơi giải trí. Tổng cộng số người đi chơi tính trung bình là: 104,333x1 = 104,333 người/tháng. Nếu tính 70% số người trên đi chơi trong những ngày nghỉ/ tháng (8 ngày) và 30% còn lại đi chơi trong các ngày thường, thì bình quân lượt người đến các khu vui chơi như sau : - Ngày nghỉ: 104.333 x 70% = 9.129 người/ ngày. 8 - Ngày thường: 104.333 x 30% = 1.422 người/ ngày. 22 Dựa trên cơ sở định hướng quy hoạch chung phát triển thị trấn Ea Đrăng đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 15/3/2010 cho thấy nhu cầu vui chơi giải trí đến thời điểm này sẽ tăng gấp đôi số hiện có trên, như vậy nhu cầu về lĩnh vực vui chơi giải trí tại khu vực huyện Ea H’leo trong 10 năm tới là rất lớn. II.5. Căn cứ lựa chọn loại hình hoạt động - dịch vụ và thị trường II.5.1. Các yêu cầu cơ bản Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và nhu cầu về vui chơi giải trí của người dân thị trấn Ea Đrăng trong tình hình đời sống kinh tế của người dân ngày càng tăng lên, sự quan tâm của Nhà nước đối với sức khỏe của mỗi người lao động ngày càng thiết thực hơn nhằm tái sản xuất sức lao động, nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi người thông qua các chính sách cụ thể như: tăng ngày nghỉ cuối tuần, tăng phúc lợi xã hội, tăng thu nhập hợp pháp của các cá nhân,. Qua phân tích nêu trên, chủ đầu tư ngay từ đầu đã nhận ra không gian rộng lớn của thị trường về vui chơi giải trí của thị trấn, một thị trường mới mẻ, nhiều tiềm năng, nên việc xác định hình thức hoạt động tập trung vào khai thác về các nội dung như du lịch – văn hoá – giải trí – thể thao được xem là một định hướng đúng đắn. Việc lựa chọn này được căn cứ trên các cơ sở sau: - Phù hợp với quan điểm quy hoạch phát triển thị trấn là trung tâm của vùng kinh tế huyện Ea H’leo, có vị trí chính trị quan trọng và là một trung tâm kinh tế, một đầu mối giao dịch kinh tế của cả tỉnh, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. - Phù hợp với mục tiêu quy hoạch phát triển thị trấn Ea Đrăng là xây dựng thị trấn trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, bền vững mang sắc thái riêng và là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học kỹ thuật lớn, có vị trí xứng đáng với cả huyện và tỉnh ĐăkLăk. - Góp phần đẩy nhanh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đang được triển khai xây dựng, tạo đà cho cả thị trấn phát triển theo hướng thương mại – dịch vụ – du lịch. - Phù hợp với độ phát triển dân số tại huyện Ea H’leo. - Phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng, với quan điểm người dân càng giàu thì nhu cầu du lịch – vui chơi – giải trí ngày càng cao. - Phù hợp với xu thế kinh tế mở cửa, giao lưu quốc tế thông thương, đầu tư nước ngoài tăng. Ngày càng có nhiều chuyên gia, doanh nhân, khách du lịch ngoại quốc, Việt kiều, đến làm ăn, tham quan, thăm gia đình và đòi hỏi phải có nhiều chỗ vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn chất lượng để tiêu khiển trong những ngày nghỉ. - Phù hợp với một đô thị là trung tâm thương mại - dịch vụ và công nghiệp của cả huyện, người dân nơi đây phải sống trong các khu ở tập trung mật độ rất cao và gần nơi là việc. Do vậy suốt thời gian dài trong tuần phải thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm (nóng, bụi, tiếng ồn). Trong những ngày nghỉ ngơi cuối tuần, buộc họ phải tìm đến những nơi thoáng mát, trong lành, sát với khung cảnh thiên nhiên nhưng không quá xa để thư giãi, nghỉ ngơi và giải trí nhằm phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng. Cùng với xu hướng tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng sẽ kéo theo sự thay đổi hoàn cảnh kinh tế, môi trường sống, điều kiện làm việc của mỗi cá nhân sống trong đô thị. Đây cũng là xu thế phát triển chung của thế giới văn minh hiện đại. II.5.2. Các loại hình đầu tư phổ biến Con người tại các nước đã và đang phát triển có một tác phong làm việc rất công nghiệp với hiệu suất cao. Bên cạnh nhu cầu làm việc với một thu nhập cao về tài chính, thì tại đây cũng hình thành một lối sống hưởng thụ của người dân, với những nhu cầu về mua sắm, du lịch, thể thao, giải trí, văn hoá, trong những ngày nghỉ ngơi cuối tuần. Để đáp ứng nhu cầu này, trên thế giới ngày nay đã hình thành một ngành công nghiệp nghỉ ngơi và tiêu khiển, là một ngành công nghiệp sạch đem lại một lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, tại nhiều nước trên thế giới và ngay cả trong vùng châu Á Thái Bình Dương, những khu Liên hợp du lịch, nghỉ ngơi và giải trí với nội dung rất phong phú, đa dạng đã và đang hình thành với một tốc độ rất nhanh chóng. Nội dung vui chơi giải trí của Khu Du Lịch Văn Hoá Giải Trí Thể thao Công Viên Hồ- Đập thị trấn Ea Đrăng được đầu tư xây dựng trên cơ sở tham khảo các nơi khác, có tính đến đặc điểm tình hình của địa phương. Vị trí nằm cách trung tâm thị trấn 1km có khí hậu trong lành và cảnh quang đẹp, đây là một lợi thế rất lớn mà huyện Ea H’leo đã dành cho dự án, nên đòi hỏi chủ đầu tư phải có một kế hoạch nội dung đầu tư hợp lý và họat động thành công. II.6. Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau : Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 601/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ĐăkLăk về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm huyện Ea H’leo đến năm 2020 Tờ trình số: /TTr-Cty, ngày tháng 4 năm 2014 của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Phụng; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; II.7. Kết luận sự cần thiết đầu tư Thông qua kết quả của việc phân tích xu hướng và nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của người dân huyện Ea H’leo (ĐăkLăk), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Phụng chúng tôi khẳng định việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu tư đúng đắn mang tầm chiến lược, không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo theo cách bền vững mà còn góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hoá xã hội của nơi đến, ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản, sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước các vùng họ đến thăm, có cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác có thể là lợi ích to lớn đối với du khách. Cuối cùng, bằng tấm lòng và tình yêu văn hóa bản làng sâu sắc cùng niềm tự hào cũng như tâm huyết mong muốn bảo tồn bản sắc văn hóa Tây Nguyên chúng tôi tin tưởng rằng việc đầu tư dự án “Khu du lịch-văn hóa-giải trí –thể thao–công viên Hồ - Đập” là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ IV.1. Vị trí, diện tích, ranh giới khu đất Khu đất đầu tư dự án có tổng diện tích 59 ha nằm trong địa giới hành chính thị trấn Ea Đrăng và một phần xã DliêYang, huyện Ea H’leo, tỉnh ĐăkLăk cách trung tâm thị trấn Ea Đrăng khoảng 1km. Hiện trạng đất trên dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, đất mặt nước (trên 95%), tuy nhiên hầu hết đã được giải toả đền bù. IV.2. Điều kiện tự nhiên IV.2.1. Địa hình Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực phía dưới bờ đập đã được sang lấp mặt bằng. IV.2.2. Khí hậu Công trình này thuộc Huyện Ea H’leo, Tỉnh ĐắkLắk nên mang những nét đặt trưng của khí hậu cao nguyên; nhiệt độ điều hòa quanh năm, không có mùa đông giá rét. Trong năm chia làm hai mùa rõ rệt. + Mùa mưa : Từ tháng 05 -:- 11. + Mùa khô : Từ tháng 12 -:- 04. Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình hằng năm (1999 -:-2003): 23.9oC ; 23.5oC; 23.8oC; 24.7oC; 23.5oC + Nhiệt độ trung bình cao nhất (Tháng 05) : 26.5oC + Nhiệt độ trung bình thấp nhất (Tháng 12) : 19.0oC + Biên nhiệt độ trung bình năm 4oC-:- 6oC nhưng biên nhiệt ngày khá cao: 12oC -:- 14oC Độ ẩm: + Trung bình hằng năm : 80% + Cao nhất : 90% Lượng mưa: + Trung bình hằng năm : 1712 mm + Số ngày mưa trung bình trong năm : 135 ngày + Lượng mưa lớn nhất : 2234mm. + Lượng mưa thấp nhất : 1146mm. + Tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng 10) : 504mm Nắng + Tổng số giờ nắng trong năm (1999-:-2003): 2024.7; 1991.3; 2323.4; 2215; 1840.2. + Số giờ nắng cao nhất ( tháng 5) : 352.8 giờ. + Số giờ nắng thấp nhất (tháng 10) : 139.5giờ. Lượng bốc hơi: + Trung bình hàng năm : 1000mm. + Thời kỳ bốc hơi mạnh nhất : Tháng 3 -:- tháng 6. + Thấp nhất : Tháng 8 -:- tháng 11. Gió: + Hướng gío chính là hướng Đông Bắc & Tây Nam . + Gíó Đông Bắc có tốc độ trung bình 4.5m/s; thổi tập trung từ tháng 12 -:- 4. + Gíó Tây Nam có tốc độ trung bình 0.5m/s; thổi tập trung từ tháng 5 -:- 10. IV.2.3. Thuỷ văn Công trình triển khai trên vùng có mực nước ngầm thấp không ảnh hưởng đến chế độ thuỷ nhiệt của công trình. IV.2.4. Địa chất Kết quả khảo sát hiện trường và kết hợp với công tác đào địa chất và công tác thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, nhận thấy địa tầng khu đất có địa chất chủ yếu là đất đỏ Bazan có pha sỏi, không có hiện tượng catơ hay xói ngầm. Nhìn chung khu vực huyệnđiều kiện địa chất ổn định. IV.3. Hiện trạng khu đất IV.3.1. Hiện trạng, sử dụng đất, dân cư và xây dựng : Khoảng 95% diện tích đất tại đây được dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và diện tích mặt nước. IV.3.2. Hiện trạng kỹ thuật hạ tầng Hiện trạng giao thông : Trong khu vực quy hoạch hiện nay có tuyến đường giao thông chính đi từ Quốc lộ 14 vào tại hai điểm là Km641 và Km640+100, Tỉnh lộ 15 tại Km1+000 rất thuận lợi cho giao thông. Ngoài ra đã có dự án đường vành đai Hồ - đập thị trấn Ea Đrăng và các đường quy hoạch trong khu san lấp mặt bằng công viên dưới hồ đập. Tình hình hiện trạng giao thông hiện nay rất thuận lợi để đáp ứng được yêu cầu phát triển của tòan khu vực. Cấp điện : Khu đất có lưới điện và thuận tiện cho việc kéo điện vào khu dự án để phục vụ cho toàn khu. Cấp nước : Trong khu đất có mạng phân phối nước máy thị trấn, bên cạnh đó việc đào giếng hoặc lọc nước từ hồ đập thị trấn là vô cùng thuận lợi. Thoát nước mưa, nước bẩn và vệ sinh môi trường: Nước mưa trên lưu vực chảy tự nhiên ra các rạch và đổ về Đập thị trấn và suối Ea Đrăng. Khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay là đất trống và một phần đất cà phê 1 năm tuổi. IV.4. Nhận xét và đánh giá chung Khu đất quy họach với diện tích khoảng 59 ha, có các yếu tố thuận lợi sau: - Vị trí nằm tại thị trấn Ea Đrăng, là nơi có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế cao. Tại đây có nhiều tuyến đường giao thông thuận lợi nối với Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 15. - Khu đất trống hoàn toàn, kết cấu địa chất ổn định, nếu được gia cố tốt sẽ thuận lợi cho xây dựng công trình . - Điều kiện về khí hậu tại đây rất tốt vì là khu vực đập – hồ thị trấn Ea Đrăng, suối Ea Đrăng nên có môi trường khí hậu trong lành. Đây là nhân tố quan trọng để hình thành tại đây một khu du lịch – văn hoá – giải trí – thể thao, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa và thay đổi diện mạo đô thị cho thị trấn Ea Đrăng và toàn huyện Ea H’leo. CHƯƠNG V: NỘI DUNG DỰ ÁN V.1. Quy mô dự án V.1.1. Hạng mục xây dựng Khu đất đầu tư dự án có tổng diện tích bao gồm những hạng mục sau: STT Hạng mục ĐVT Số lượng I Nhà dưỡng đường 1 Khu phòng khám m2 200 2 Nhà dưỡng đường m2 1000 3 Khu sinh hoạt thể dục thể thao m2 500 4 Khu vực ăn uống m2 200 II Công viên thể dục thể thao 1 Sân tennis 1056 2 Sân cầu lông 700 3 Hồ bơi 760 4 Khu vui chơi 1000 5 Sân bóng chuyền 872 6 Sân bóng đá 700 III Nuôi cá- du lịch sinh thái Chòi câu cái 30 Trò chơi giái trí trên sông m2 1,000 IV Trung tâm giải trí kỹ thuật cao Nhà hàng trên sông m2 500 Khu vui chơi trên sông m2 1,000 Khu ẩm thực m2 300 V Công viên sinh thái Công viên cây xanh m2 1,900 Hồ nước m2 2,184 Khu vui chơi m2 1,000 VI Khu trung tâm hội nghị m2 Nhà hàng m2 200 Hội trường m2 200 Khách sạn m2 300 Hồ bơi m2 760 VII Khu nhà ở m2 Khu nhà sinh hoạt cho công nhân m2 200 Nhà ăn m2 100 Giao thông, sân bãi m2 876 V.1.2. Máy móc thiết bị STT HẠNG MỤC SỐ LƯỢNG 1 Vật tư, thiết bị trang trí nội thất khu khách sạn 1 2 Dụng cụ, đồ dùng cho khu ẩm thực 1 3 Máy móc thiết bị cho khu giải trí vui chơi kỹ thuật cao 1 4 Thiết bị cho khu vui chơi thiếu nhi 1 5 Máy móc, trang thiết bị văn phòng 1 6 Thiết bị cho hồ bơi 1 7 Thiết bị cho khu thể thao 1 8 Các loại gia cầm 1 9 Cá giống các loại 1 10 Khu hoa kiểng, cây kiểng 1 11 Thiết bị cấp thoát nước 1 12 Thiết bị PCCC 1 13 Thiết bị điện chiếu sáng 1 14 Thiết bị chống sét 1 V.2. Quy hoạch dự án Khu du lịch-văn hóa-giải trí –thể thao–công viên Hồ - Đập có các chức năng sau: 1. Khu nghỉ an dưỡng – dưỡng đường: Với lợi thế là không gian, cảnh quan môi trường trong lành là cơ sở để phát triển nhà nghỉ an dưỡng – dưỡng đường, kết hợp việc khám chữa bệnh. Việc kết hợp các hình thức hoạt động tại đây vừa bổ sung cho mạng lưới y tế còn hạn chế tại địa phương vừa phục vụ cho mục đích hoạt động riêng của khu dự án. Các dịch vụ chính: - Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ, an dưỡng, dưỡng đường ngắn hạn và lâu dài cho các đối tượng có nhu cầu và người lớn tuổi. - Cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ thông qua các công ty bảo hiểm. - Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh với kỹ thuật chuyên khoa và chuyên ngành y tế hiện đại. - Cung cấp các điều kiện, phương tiện tập luyện chữa bệnh như: hồ bơi nước khoáng, massage bấm huyệt, thể dục dưỡng sinh, các nhu cầu về ăn uống giải khát, cung cấp thực phẩm. - Cung cấp các phương tiện và hình thức đi lại, đưa đón. 2. Công viên - khu thể thao: Sân thể dục thể thao, sân tennis, cầu lông, hồ bơi là các tiện ích tiêu chuẩn của dự án khai thác các dịch vụ phục vụ cho khách đảm bảo các nhu cầu về tiện nghi và sinh hoạt cho khách. Khu Công viên giải trí kết hợp khu thể thao xây dựng tại phía dưới bờ hồ - đập thị trấn là một vị trí có không khí trong lành, thoáng mát và rất phù hợp với các hoạt động này. Các công trình xây dựng như trồng cây xanh, sân bóng chuyền, cầu lông, tennis, hồ bơi là các công trình xây dựng đơn giản không ảnh hưởng đến an toàn bờ đập. Đồng thời từ trung tâm thị trấn nhìn xuống sẽ thấy nơi đây là một công viên đẹp mắt góp phần làm tăng vẻ đẹp của thị trấn. Bố trí một khu công viên cảnh quan, dã ngoại, công viên văn hóa, và các môn thể thao rèn luyện thân thể mang tính thư giãn – giải trí. Bao gồm hệ thống rừng cây xanh, kết hợp bố trí các lối đi dạo, thể thao đi bộ, thể thao xe đạp địa hình, và sử dụng mặt nước vào môn thể thao chèo thuyền (kết hợp giữa hiện đại và truyền thống). Trong một khung cảnh thiên nhiên mang tính hoang dã, phù hợp với mục đích dã ngoại. Bố trí một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh cho mọi đối tượng khi sử dụng khu vực này. Các công trình trong công viên gồm: - Sân tennis; - Sân cầu lông; - Hồ bơi; - Khu vui chơi; - Sân bóng chuyền, bóng đá 3. Nuôi cá – du lịch sinh thái Nuôi cá sinh thái: Đây là một mô hình nuôi cá phát triển tự nhiên không cần cho ăn. Sản phẩm là những con cá hoàn toàn tự nhiên, sạch, an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Qua việc đánh bắt hợp lý và quá trình phát triển số lượng cá phù hợp để duy trì số cá trong hồ. Đập – Hồ thị trấn Ea Đrăng có diện tích mặt nước lớn rất thích hợp cho việc nuôi thả cá tự nhiên. Đây sẽ đem lại nguồn lợi thuỷ sản lớn cho toàn huyện và có thể cung cấp cá cho các vùng lân cận. Công ty chúng tôi cam kết sẽ duy trì số cá sinh thái tạo thành một nét đẹp văn hoá của nhân dân huyện Ea H’leo và cũng là một hình ảnh đẹp về du lịch huyện Ea H’leo. Các dịch vụ đi kèm: - Câu cá giải trí; - Du lịch sinh thái 4. Khu trung tâm giải trí kỹ thuật cao Gồm tổ hợp các hạng mục và thiết bị vui chơi giải trí kỹ thuật cao hiện đang thịnh hành trong các khu giải trí thành công tại các quốc gia phát triển. Kết hợp với các trò chơi truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Bố trí các không gian rộng, sử dụng cảnh quan đặc thù để có thể tổ chức các lễ hội truyền thống và giới thiệu các phong tục lễ hội đặc sắc đồng bào nơi đâu. Kết hợp với một hệ thống dịch vụ (ăn uống, giải khát, nghỉ ngơi, đi lại, thật thuận tiện và tiện nghi) cho mọi đối tượng sử dụng, trong đó đặc biệt quan tâm đến sự phát triển về thể lực và trí lực cho trẻ em. 5. Khu công viên sinh thái Bố trí một khu công viên cảnh quan, nghỉ ngơi, dã ngoại, công viên văn hóa, và các môn thể thao rèn luyện thân thể mang tính thư giãn – giải trí. Bao gồm hệ thống rừng cây xanh mang đặc điểm của vùng, kết hợp bố trí các lối đi dạo, thể thao đi bộ, thể thao xe đạp địa hình, cưỡi ngựa, và sử dụng mặt nước vào môn thể thao chèo thuyền, câu cá (kết hợp giữa hiện đại và truyền thống). Trong một khung cảnh thiên nhiên mang tính hoang dã, phù hợp với mục đích dã ngoại. Bố trí một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh cho mọi đối tượng khi sử dụng khu vực này. Các dịch vụ chính: - Cung cấp các tiện nghi, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phụ vụ cho nhu cầu thể thao – dã ngoại ngoài trời. - Cung cấp thông tin, báo chí, điện thọai, điện tín, fax, internet. - Cung cấp không gian tiện nghi và hoang dã cho các nhu cầu cắm trại, nghỉ ngơi, thư giãn dài ngày. - Cung cấp các điều kiện giải trí thư giãn như: hồ bơi hiện đại, thể dục, các nhu cầu về ăn uống giải khát, cung cấp thực phẩm. - Cung cấp các phương tiện và hình thức đi lại, đưa đón. 6. Khu trung tâm hội nghị Thực hiện các dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, chuyên đề phục vụ các chương trình đầu tư phát triển ở khu vực, các bài luận, các nghiên cứu khoa học về quảng bá khoa học kỹ thuật, nghiên cứu môi trường sinh học, giới thiệu chương trình sản phẩm đến với huyện Ea H’leo và của huyện Ea H’leo đến các địa phương khác. Hội trường đa dụng được thiết kế trong khối trung tâm dịch vụ đa năng, lợi thế cho việc phục vụ chiêu đãi hội nghị hội thảo. Với đặc điểm địa hình lý tưởng về cảnh quan cũng như đảm bảo an ninh, việc xây dựng một quần thể Trung tâm hội nghị dành cho các cuộc hội đàm cấp cao tại địa điểm này là một việc vô cùng thuận lợi và hợp lý. Dự kiến đây sẽ là Trung tâm hội nghị hiện đại, phục vụ cho việc tiếp đón các khách, quan chức cấp cao của các nước đến thăm, hội đàm và làm việc tại huyện Ea H’leo. Kết hợp đồng thời là khu vực các khách sạn và trung tâm hội nghị tiệc cưới. Các dịch vụ chính: - Cung cấp hội trường, phòng họp và tất cả các tiện nghi liên quan phục vụ cho nhu cầu công việc. - Cung cấp dịch vụ lưu trú tại khách sạn. - Cung cấp các họat động giải trí thư giãn như : hồ bơi hiện đại, massage, tắm nắng, thể dục dụng cụ, thể dục thể thao, các nhu cầu về ăn uống giải khát, cung cấp thực phẩm. - Cung cấp thông tin : báo chí, điện thọai, điện tín, fax, internet - Cung cấp các phương tiện và hình thức đi lại, đưa đón. - Chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu về y tế 7. Khu nhà ở Bố trí khu nhà ở cho nhân viên phục vụ khu vực. V.3. Giải pháp thi công Phần thi công xây dựng các công trình thuộc dự án thực hiện nghiêm ngặt một số yêu cầu quan trọng sau: Là địa hình đồi dốc, các cụm cây xanh đặc trưng của khu vực là yếu tố quan trọng trong ý đồ thiết kế kiến trúc nên cần đặc biết tôn trọng. Ngoài các sân bãi đậu xe, quảng trường, lối vào địa hình yêu cầu tương đối bằng phẳng các khu vực còn lại cần bám theo địa hình tự nhiên, một số khu vực cần san nền yêu cầu cần có tường chắn đất để giữ đất cho phần đồi còn lại. Lưu ý giữ lại những cụm cây xanh chỉ định giữ lại trong phương án thiết kế. Trồng thêm cây xanh đặc trưng của cùng để phủ hết những phần đất trống. Ngoài ra cần giải quyết tốt công tác định vị mặt bằng, cao độ nền công trình. Cần đặc biệt chú ý đến việc xử lý các mương thu nước ở khu vực thấp dạng lòng chảo. Hồ sơ thiết kế phải đảm bảo an toàn yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và đảm bảo mỹ quan cho công trình. Do mặt bằng công trình rộng nên cần phải chú ý đến việc đồng thời thi công để đảm bảo tiến độ của công trình. V.4. Cảnh quan môi trường Môi trường cảnh quan: Toàn bộ khu dịch vụ - du lịch – vui chơi – giải trí – thể thao không có chất thải nguy hại môi trường sống. Các nước thải sinh hoạt phải được xử lý qua bể tự hoại. Khu vực nhà bếp nấu ăn phải thực hiện hố thu mỡ, rác sinh hoạt (giấy, bao, gói) được bỏ vào thùng thu rác bố trí các nơi thuật tiện cho khách, hàng ngày có công nhân vệ sinh thường xuyên thu dọn rác gom cho xe đi đổ ở bãi rác thị trấn. Cây xanh, hoa cảnh, thảm cỏ là thành phần cần thiết để hình thành toàn cảnh quan toàn khu du lịch, sẽ tổ chức trồng, chăm sóc thường nhật góp phần cải tạo khí hậu và tôn tạo khoảng xanh, cảnh quan, giống cây trồng được tạo dáng và bóng mát phù hợp với các thành phần và công năng hoạt động của từng khu vực tổ hợp dịch vụ. CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng “Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên Hồ- Đập thị trấn Ea Đrăng” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây : - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng; - Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”; - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP; - Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp. - Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; - Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; - Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; - Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên Hồ- Đập thị trấn Ea Đrăng”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án là 57,551,766,000 đồng (Năm mươi bảy tỷ, năm trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm sáu mươi sáu ngàn đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (chi phí lập dự án, chi phí thẩm tra dự toán, chi phí giám sát thi công xây lắp), dự phòng phí, chi phí thuê đất 50 năm, các khoản chi phí khác (chi phí bảo hiểm xây dựng, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán), chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng. Chi phí xây dựng và thiết bị Chi phí đầu tư vào xây dựng khu vui chơi và các hạng mục công trình riêng. Dự án được xây dựng trong vòng 1 năm. Tổng chi phí xây dựng các hạng mục công trình là 26,120,600,000 đồng. Chi phí đầu tư xây dựng như sau: ĐVT: 1,000 đồng STT Hạng mục ĐVT SL Đơn giá Thành tiền trước thuế Thuế VAT Thành tiền sau thuế I Nhà dưỡng đường 1 Khu phòng khám m2 200 7,000 1,400,000 140,000 1,540,000 2 Nhà dưỡng đường m2 1000 4,500 4,500,000 450,000 4,950,000 3 Khu sinh hoạt thể dục thể thao m2 500 1,000 500,000 50,000 550,000 4 Khu vực ăn uống m2 200 2,500 500,000 50,000 550,000 II Công viên thể dục thể thao - - - 1 Sân tennis m2 1056 1,000 1,056,000 105,600 1,161,600 2 Sân cầu lông m2 700 1,000 700,000 70,000 770,000 3 Hồ bơi m2 760 2,000 1,520,000 152,000 1,672,000 4 Khu vui chơi m2 1000 1,000 1,000,000 100,000 1,100,000 5 Sân bóng chuyền m2 872 1,000 872,000 87,200 959,200 6 Sân bóng đá m2 700 1,000 700,000 70,000 770,000 III Nuôi cá- du lịch sinh thái m2 - - - Chòi câu m2 30 3,000 90,000 9,000 99,000 Trò chơi giải trí trên sông m2 1,000 - - 500,000 IV Trung tâm giải trí kỹ thuật cao m2 - - - Nhà hàng trên sông m2 500 4,000 2,000,000 200,000 2,200,000 Khu vui chơi trên sông m2 1,000 - - 500,000 Khu ẩm thực m2 300 3,000 900,000 90,000 990,000 V Công viên sinh thái m2 - - - Công viên cây xanh m2 1,900 - - 1,000,000 Hồ nước m2 2,184 - - 200,000 Khu vui chơi m2 1,000 1,000 1,000,000 100,000 1,100,000 VI Khu trung tâm hội nghị m2 - - - Nhà hàng m2 200 3,500 700,000 70,000 770,000 Hội trường m2 200 3,500 700,000 70,000 770,000 Khách sạn m2 300 5,000 1,500,000 150,000 1,650,000 Hồ bơi m2 760 1,000 760,000 76,000 836,000 VII Khu nhà ở m2 - - - Khu nhà sinh hoạt cho công nhân m2 200 3,300 660,000 66,000 726,000 Nhà ăn m2 100 2,500 250,000 25,000 275,000 Giao thông, sân bãi m2 876 500 438,000 43,800 481,800 Tổng cộng m2 26,120,600 Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành; => Chi phí quản lý dự án = (GXL+GTB) x 1.992% = 787,867,000 đồng GXL: Chi phí xây lắp GTB: Chi phí thiết bị, máy móc Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Bao gồm: - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư; - Chi phí thẩm tra dự toán; - Chi phí giám sát thi công xây lắp; Trong đó: Chi phí lập dự án = (GXL + GTB) x 0.476% = 188,093,000 đồng Chi phí thẩm tra dự toán = GXL x 0.231% = 60,339,000 đồng Chi phí giám sát thi công xây lắp: = GXL x 2.065% = 539,364,000 đồng => Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 787,796,000 đồng Chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên: Chi phí bảo hiểm xây dựng. Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; Trong đó: Chi phí bảo hiểm xây dựng = GXL x 1.500% = 111,989,000 đồng Chi phí kiểm toán= (GXL +GTB) x 0.385% = 33,218,000 đồng Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GXL+GTB) x 0.241% = 20,787,000 VNĐ =>Chi phí khác = 570,766,000 VNĐ Chi phí dự phòng Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”. => Chi phí dự phòng (GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)*10%= 4,169,503,000 đồng VI.3. Kết quả tổng mức đầu tư Bảng Tổng mức đầu tư ĐVT: 1,000 VNĐ STT HẠNG MỤC GT TRƯỚC THUẾ VAT GT SAU THUẾ I Chi phí xây dựng 23,746,000 2,374,600 26,120,600 II Chi phí máy móc thiết bị 12,207,273 1,220,727 13,428,000 III Chi phí quản lý dự án 716,243 71,624 787,867 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 716,178 71,618 787,796 1 Chi phí lập dự án 170,994 17,099 188,093 2 Chi phí thẩm tra dự toán 54,853 5,485 60,339 3 Chi phí giám sát thi công xây lắp 490,331 49,033 539,364 V Chi phí khác 518,879 51,888 570,766 1 Chi phí bảo hiểm xây dựng 356,190 35,619 391,809 2 Chi phí kiểm toán 98,872 9,887 108,759 3 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 63,817 6,382 70,199 VI Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 3,790,457 379,046 4,169,503 VII Chi phí thuê đất 10,000,000 10,000,000 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 51,695,030 4,169,503 55,864,533 Lãi vay trong thời gian xây dựng 1,687,233 TỔNG ĐẦU TƯ CÓ LÃI VAY 57,551,766 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN VII.1. Nguồn vốn thực hiện dự án VII.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư ĐVT : 1,000 VNĐ Các thành phần tổng mức đầu tư Giá trị trước thuế VAT Giá trị sau thuế Chi phí xây dựng 23,746,000 2,374,600 26,120,600 Chi phí máy móc thiết bị 12,207,273 1,220,727 13,428,000 Chi phí quản lý dự án 716,243 71,624 787,867 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 716,178 71,618 787,796 Chi phí khác 518,879 51,888 570,766 Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 3,790,457 379,046 4,169,503 Chi phí thuê đất 10,000,000 - 10,000,000 Lãi vay trong thời gian xây dựng 1,687,233 - 1,687,233 Tổng mức đầu tư 53,382,263 4,169,503 57,551,766 VII.1.2. Tiến độ sử dụng vốn Dự kiến dự án được triển khai theo kế hoạch như sau: Nội dung Tổng cộng Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014 Quý I/2015 Chi phí xây dựng 100% 0% 30% 40% 30% Chi phí máy móc thiết bị 100% 0% 20% 30% 50% Chi phí đất 100% 100% Chi phí quản lý dự án 100% 10% 30% 30% 30% Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 100% 50% 50% 0% 0% Chi phí khác 100% 10% 30% 30% 30% Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 100% 10% 30% 30% 30% Chi phí thuê đất 100% 100% Lãi vay trong thời gian xây dựng 100% 0% 17% 33% 50% Cùng với tiến độ xây dựng dự án, dòng tiền đầu tư cũng được sử dụng như sau: Phân chia theo dòng tiền Tổng cộng Quý II/2014 Quý III/2014 Chi phí xây dựng 26,120,600 - 7,836,180 Chi phí máy móc thiết bị 13,428,000 - 2,685,600 Chi phí quản lý dự án 787,867 78,787 236,360 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 787,796 393,898 393,898 Chi phí khác 570,766 57,077 171,230 Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 4,169,503 416,950 1,250,851 Chi phí thuê đất 10,000,000 10,000,000 Lãi vay trong thời gian xây dựng 1,687,233 49,315 220,274 Tổng cộng 57,551,766 10,996,027 12,794,393 Phân chia theo dòng tiền Quý IV/2014 Quý I/2015 Chi phí xây dựng 10,448,240 7,836,180 Chi phí máy móc thiết bị 4,028,400 6,714,000 Chi phí quản lý dự án 236,360 236,360 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng - - Chi phí khác 171,230 171,230 Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 1,250,851 1,250,851 Chi phí thuê đất Lãi vay trong thời gian xây dựng 505,644 912,000 Tổng cộng 16,640,725 17,120,621 VII.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ĐVT: 1,000 VNĐ Tổng sử dụng nguồn vốn Tổng cộng Quý I/2013 Quý II/2013 Quý III/2013 Quý IV/2013 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu 17,551,766 5,996,027 5,794,393 2,640,725 3,120,621 30% Vốn vay 40,000,000 5,000,000 7,000,000 14,000,000 14,000,000 70% Tổng cộng 57,551,766 10,996,027 12,794,393 16,640,725 17,120,621 100% Với tổng mức đầu tư là: 57,551,766,000 đồng (Năm mươi bảy tỷ, năm trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm sáu mươi sáu ngàn đồng). Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng mức đầu tư (bao gồm lãi vay) tương đương với: 17,551,766,000 đồng (Mười bảy tỷ năm trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm sáu mươi sáu ngàn đồng) và lãi vay trong thời gian xây dựng là: 1,687,233,000 đồng (Một tỷ, sáu trăm tám mươi bảy triệu, năm trăm hai mươi hai ngàn đồng). Vốn vay 70% tương đương với 40,000,000,000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng). Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 120 tháng bắt đầu vay từ tháng 5 năm 2014 với lãi suất 12%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là 18 tháng và thời gian trả nợ là 102 tháng. Phương thức vay vốn: Chi trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Bắt đầu trả nợ gốc từ 1/9/2014. Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ. Theo dự kiến thì đến 1/7/2023 thì chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tiến độ rút vốn vay và trả lãi vay được trình bày ở bảng sau: ĐVT: 1,000 VNĐ Ngày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ trong kỳ Trả nợ trong kỳ Trả nợ gốc Trả lãi vay Dư nợ cuối kỳ 5/1/2014 - 5,000,000 - - 5,000,000 6/1/2014 5,000,000 49,315 49,315 5,000,000 7/1/2014 5,000,000 50,959 50,959 5,000,000 8/1/2014 5,000,000 7,000,000 50,959 50,959 12,000,000 9/1/2014 12,000,000 118,356 118,356 12,000,000 10/1/2014 12,000,000 122,301 122,301 12,000,000 11/1/2014 12,000,000 14,000,000 118,356 118,356 26,000,000 12/1/2014 26,000,000 264,986 264,986 26,000,000 1/1/2015 26,000,000 264,986 264,986 26,000,000 2/1/2015 26,000,000 14,000,000 239,342 239,342 40,000,000 3/1/2015 40,000,000 407,671 407,671 40,000,000 4/1/2015 40,000,000 1,570,991 1,176,471 394,521 38,823,529 5/1/2015 38,823,529 395,681 395,681 38,823,529 6/1/2015 38,823,529 382,917 382,917 38,823,529 7/1/2015 38,823,529 1,572,151 1,176,471 395,681 37,647,059 8/1/2015 37,647,059 383,691 383,691 37,647,059 9/1/2015 37,647,059 371,313 371,313 37,647,059 10/1/2015 37,647,059 1,560,161 1,176,471 383,691 36,470,588 11/1/2015 36,470,588 359,710 359,710 36,470,588 12/1/2015 36,470,588 371,700 371,700 36,470,588 1/1/2016 36,470,588 1,548,171 1,176,471 371,700 35,294,118 2/1/2016 35,294,118 336,503 336,503 35,294,118 3/1/2016 35,294,118 359,710 359,710 35,294,118 4/1/2016 35,294,118 1,524,577 1,176,471 348,106 34,117,647 5/1/2016 34,117,647 347,720 347,720 34,117,647 6/1/2016 34,117,647 336,503 336,503 34,117,647 7/1/2016 34,117,647 1,524,190 1,176,471 347,720 32,941,176 8/1/2016 32,941,176 335,729 335,729 32,941,176 9/1/2016 32,941,176 324,899 324,899 32,941,176 10/1/2016 32,941,176 1,512,200 1,176,471 335,729 31,764,706 11/1/2016 31,764,706 313,296 313,296 31,764,706 12/1/2016 31,764,706 323,739 323,739 31,764,706 1/1/2017 31,764,706 1,500,210 1,176,471 323,739 30,588,235 2/1/2017 30,588,235 281,579 281,579 30,588,235 3/1/2017 30,588,235 311,749 311,749 30,588,235 4/1/2017 30,588,235 1,478,163 1,176,471 301,692 29,411,765 5/1/2017 29,411,765 299,758 299,758 29,411,765 6/1/2017 29,411,765 290,089 290,089 29,411,765 7/1/2017 29,411,765 1,476,229 1,176,471 299,758 28,235,294 8/1/2017 28,235,294 287,768 287,768 28,235,294 9/1/2017 28,235,294 278,485 278,485 28,235,294 10/1/2017 28,235,294 1,464,239 1,176,471 287,768 27,058,824 11/1/2017 27,058,824 266,882 266,882 27,058,824 12/1/2017 27,058,824 275,778 275,778 27,058,824 1/1/2018 27,058,824 1,452,248 1,176,471 275,778 25,882,353 2/1/2018 25,882,353 238,259 238,259 25,882,353 3/1/2018 25,882,353 263,787 263,787 25,882,353 4/1/2018 25,882,353 1,431,749 1,176,471 255,278 24,705,882 5/1/2018 24,705,882 251,797 251,797 24,705,882 6/1/2018 24,705,882 243,674 243,674 24,705,882 7/1/2018 24,705,882 1,428,268 1,176,471 251,797 23,529,412 8/1/2018 23,529,412 239,807 239,807 23,529,412 9/1/2018 23,529,412 232,071 232,071 23,529,412 10/1/2018 23,529,412 1,416,277 1,176,471 239,807 22,352,941 11/1/2018 22,352,941 220,467 220,467 22,352,941 12/1/2018 22,352,941 227,816 227,816 22,352,941 1/1/2019 22,352,941 1,404,287 1,176,471 227,816 21,176,471 2/1/2019 21,176,471 194,940 194,940 21,176,471 3/1/2019 21,176,471 215,826 215,826 21,176,471 4/1/2019 21,176,471 1,385,334 1,176,471 208,864 20,000,000 5/1/2019 20,000,000 203,836 203,836 20,000,000 6/1/2019 20,000,000 197,260 197,260 20,000,000 7/1/2019 20,000,000 1,380,306 1,176,471 203,836 18,823,529 8/1/2019 18,823,529 191,845 191,845 18,823,529 9/1/2019 18,823,529 185,657 185,657 18,823,529 10/1/2019 18,823,529 1,368,316 1,176,471 191,845 17,647,059 11/1/2019 17,647,059 174,053 174,053 17,647,059 12/1/2019 17,647,059 179,855 179,855 17,647,059 1/1/2020 17,647,059 1,356,326 1,176,471 179,855 16,470,588 2/1/2020 16,470,588 157,035 157,035 16,470,588 3/1/2020 16,470,588 167,865 167,865 16,470,588 4/1/2020 16,470,588 1,338,920 1,176,471 162,450 15,294,118 5/1/2020 15,294,118 155,874 155,874 15,294,118 6/1/2020 15,294,118 150,846 150,846 15,294,118 7/1/2020 15,294,118 1,332,345 1,176,471 155,874 14,117,647 8/1/2020 14,117,647 143,884 143,884 14,117,647 9/1/2020 14,117,647 139,243 139,243 14,117,647 10/1/2020 14,117,647 1,320,355 1,176,471 143,884 12,941,176 11/1/2020 12,941,176 127,639 127,639 12,941,176 12/1/2020 12,941,176 131,894 131,894 12,941,176 1/1/2021 12,941,176 1,308,364 1,176,471 131,894 11,764,706 2/1/2021 11,764,706 108,300 108,300 11,764,706 3/1/2021 11,764,706 119,903 119,903 11,764,706 4/1/2021 11,764,706 1,292,506 1,176,471 116,035 10,588,235 5/1/2021 10,588,235 107,913 107,913 10,588,235 6/1/2021 10,588,235 104,432 104,432 10,588,235 7/1/2021 10,588,235 1,284,384 1,176,471 107,913 9,411,765 8/1/2021 9,411,765 95,923 95,923 9,411,765 9/1/2021 9,411,765 92,828 92,828 9,411,765 10/1/2021 9,411,765 1,272,393 1,176,471 95,923 8,235,294 11/1/2021 8,235,294 81,225 81,225 8,235,294 12/1/2021 8,235,294 83,932 83,932 8,235,294 1/1/2022 8,235,294 1,260,403 1,176,471 83,932 7,058,824 2/1/2022 7,058,824 64,980 64,980 7,058,824 3/1/2022 7,058,824 71,942 71,942 7,058,824 4/1/2022 7,058,824 1,246,092 1,176,471 69,621 5,882,353 5/1/2022 5,882,353 59,952 59,952 5,882,353 6/1/2022 5,882,353 58,018 58,018 5,882,353 7/1/2022 5,882,353 1,236,422 1,176,471 59,952 4,705,882 8/1/2022 4,705,882 47,961 47,961 4,705,882 9/1/2022 4,705,882 46,414 46,414 4,705,882 10/1/2022 4,705,882 1,224,432 1,176,471 47,961 3,529,412 11/1/2022 3,529,412 34,811 34,811 3,529,412 12/1/2022 3,529,412 35,971 35,971 3,529,412 1/1/2023 3,529,412 1,212,442 1,176,471 35,971 2,352,941 2/1/2023 2,352,941 21,660 21,660 2,352,941 3/1/2023 2,352,941 23,981 23,981 2,352,941 4/1/2023 2,352,941 1,199,678 1,176,471 23,207 1,176,471 5/1/2023 1,176,471 11,990 11,990 1,176,471 6/1/2023 1,176,471 11,604 11,604 1,176,471 7/1/2023 1,176,471 1,188,461 1,176,471 11,990 0 CỘNG 61,912,986 40,000,000 21,912,986 VII.2. Tính toán chi phí của dự án VII.2.1. Chi phí nhân công Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 102 người. Số lượng và mức lương cụ thể như sau: STT Hạng mục Số lượng Mức lương Mức lương hằng năm Chi phí BHXH, BHYT, BHTT (21% /năm) 1 Ban lãnh đạo - hành chính Giám đốc 1 30,000 390,000 81,900 Phó giám đốc 1 20,000 260,000 54,600 Kế toán 2 7,000 182,000 38,220 Phòng vé, thu ngân 4 3,500 182,000 38,220 2 Khu an đường, dưỡng đường - - Trưởng khoa 1 20,000 260,000 54,600 Bác sĩ 5 10,000 650,000 136,500 Nhân viên điều dưỡng 10 5,000 650,000 136,500 Nhân viên phục vụ 10 3,500 455,000 95,550 Nhân viên vệ sinh 4 3,500 182,000 38,220 3 Công viên thể thao - - Quản lý 1 6,000 78,000 16,380 Nhân viên phục vụ 10 4,500 585,000 122,850 Nhân viên vệ sinh 10 5,000 650,000 136,500 4 Nuôi cá, du lịch sinh thái - - Quản lý 1 6,000 78,000 16,380 Nhân viên pha chế 2 5,000 130,000 27,300 Nhân viên phục vụ 4 3,500 182,000 38,220 Trung tâm giải trí kỹ thuật cao - - Quản lý 1 6,000 78,000 16,380 Nhân viên phục vụ 5 4,500 292,500 61,425 5 Công viên sinh thái - - Quản lý 1 6,000 78,000 16,380 Nhân viên phục vụ 5 3,500 227,500 47,775 Đầu bếp 3 10,000 390,000 81,900 Lao công 1 3,500 45,500 9,555 6 Trung tâm hội nghị - - Nhân viên phục vụ bán thời gian 10 1,500 195,000 40,950 Giữ xe 4 3,500 182,000 38,220 Bảo vệ 6 4,000 312,000 65,520 TỔNG 102 175,000 6,714,500 1,410,045 Chi phí nhân công hằng năm bao gồm lương của cán bộ công nhân viên và các khoản chi phí BHXH, BHYT. Mỗi năm chi phí này ước tính trung bình khoảng 8,124,545,000 đồng. Lương nhân viên tăng khoảng 5%/năm. Chi lương cụ thể như bảng sau: ĐVT: 1,000 VNĐ Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Hạng mục 1 2 3 4 5 Chỉ số tăng tiền lương thực 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28 Tổng lương hằng năm 7,050,225 7,402,736 7,772,873 8,161,517 8,569,593 Chi phí BHXH, BHYT (năm) 1,480,547 1,554,575 1,632,303 1,713,919 1,799,614 ( Bảng lương chi tiết hằng năm được đính trong phụ lục kèm theo) VII.2.2. Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động bao gồm: Chi phí lương nhân công, chi phí bảo hiểm phúc lợi cho nhân viên, chi phí điện nước, chi phí quảng cáo marketing, chi phí bảo trì nâng cấp thiết bị dụng cụ, Chi phí quản lý điều hành khách sạn, Chi phí nguyên liệu cho nhà hàng, khu ẩm thực, Khu an dưỡng vui chơi, thể thao và các chi phí khác liên quan tới khu du lịch. Các chi phí được ước tính như sau: Chi phí điện nước 5% Doanh thu Chi phí quảng cáo marketing 1% Doanh thu Chi phí bảo trì máy móc thiết bị 5% Chi phí MMTB Chi phí Khách sạn 20% Doanh thu khách sạn Nguyên liệu cho ẩm thực, nhà hàng, căntin 50% Doanh thu từ ẩm thực, nhà hàng, căntin Khu an dưỡng 40% Doanh thu của khu an dưỡng Khu vui chơi 20% Doanh thu khu vui chơi Khu thể dục thể thao 20% Doanh thu của khu thể thao Chi phí khác 10% Tổng doanh thu Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án ĐVT: 1,000 VNĐ Năm 2015 2016 2017 2018 Hạng mục 1 2 3 4 Lương cán bộ công nhân viên 7,050,225 7,402,736 7,772,873 8,161,517 Chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên 1,480,547 1,554,575 1,632,303 1,713,919 Chi phí điện nước 2,137,541 2,668,303 3,080,260 3,396,666 Chi phí quảng cáo marketing 427,508 533,661 616,052 679,333 Chi phí bảo trì máy móc thiết bị 671,400 671,400 671,400 671,400 Chi phí Khách sạn 181,440 289,170 407,219 525,099 Nguyên liệu cho ẩm thực, nhà hàng, căntin 2,918,467 3,865,631 4,706,106 5,389,021 Khu an dưỡng 5,999,148 6,299,105 6,614,060 6,944,763 Khu vui chơi 2,099,702 2,677,120 3,141,679 3,472,382 Khu thể dục thể thao 372,376 643,410 702,036 751,028 Chi phí khác 4,275,082 5,336,606 6,160,520 6,793,333 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 27,613,437 31,941,714 35,504,509 38,498,459 ( Chi phí hoạt động chi tiết hằng năm được đính kèm trong phụ lục) CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá cả dịch vụ, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau: - Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm và dự tính từ năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động; - Vốn chủ sở hữu 17,551,766,000 đồng. Vốn vay: 40,000,000,000 đồng. - Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt; - Doanh thu của dự án được từ: + Nhà nghỉ, khách sạn + Ẩm thực nhà hàng + Khu an dưỡng + Khu vui chơi + Hồ bơi + Sân tennis + Sân bóng chuyền, bóng đá + Căntin + Câu cá giải trí + Nhà hàng ẩm thực trên sông - Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Hạng mục Thời gian khấu hao Vòng đời dự án 25 năm Chi phí xây dựng 25 năm Chi phí máy móc thiết bị 15 năm Chi phí quản lý dự án 7 năm Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 7 năm Chi phí khác 7 năm Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 7 năm - Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 20%. VIII.2. Doanh thu từ dự án Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của nhà nghỉ, khách sạn; ẩm thực nhà hàng, khu an dưỡng, khu vui chơi, hồ bơi, sân tennis, sân bóng chuyền bóng đá, căn tin, khu vui chơi giải trí, ẩm thực trên sông Theo số liệu điều tra dân số thì toàn huyện Ea H’leo có 129.748 người thường trú. Về mức sống (theo số liệu thống kê của Chi Cục Thống kê huyện Ea H’leo năm 2012): 80.4% có mức sống trung bình trở lên tương ứng với 104.333 người. Thói quen tiêu dùng của người dân cho thấy: Đối với người có mức sống trung bình cứ 2 tháng có 1 lần đưa gia đình đến các khu vui chơi giải trí, đối với người có mức sống khá cứ 1 tháng có 1 lần đưa gia đình đến các khu vui chơi giải trí, đối với người có mức sống cao cứ 1 tháng có 2 lần đưa gia đình đến các khu vui chơi giải trí. Tổng cộng số người đi chơi tính trung bình là: 104.333 x 1 = 104.333 người/tháng. Giả định rằng, trong toàn huyện Ea H’leo có 02 khu vui chơi phục vụ cho nhu cầu giải trí, số lượng người đi chơi tính trung bình trong tháng đến Khu Du Lịch Văn Hoá Giải Trí Thể thao Công Viên Hồ-Đập thị trấn Ea Đrăng là: 104.333/2 = 52.167 người/tháng. Doanh thu từ nhà nghỉ, khách sạn: Tổng số phòng 30 người, giá trung bình 300,000 đồng/ngày đêm. Công suất các năm đầu chưa đạt tới mức ổn định, các năm sau doanh thu đạt ổn định mức trung bình 70%. Khu ẩm thực, nhà hàng: với chi phí một thực khách khoảng 150,000 đồng, ước tính trung bình có khoảng 10% tổng lượng khách đến khu vui chơi. Khu an dưỡng, dưỡng đường: chuyên chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là khám chữa trị và chăm sóc nghỉ dưỡng cho những người già. Chi phí trung bình 500,000 ngàn đồng/ngày/người. Khu vui chơi: Để tham gia vào khu vui chơi, khách du lịch phải mua vé 50,000 đồng/người, số người đến vui chơi chiếm khoảng 25% tổng số người có nhu cầu theo ước tính. Hồ bơi: Bao gồm hồ người lớn và trẻ em nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thể dục thể thao. Chi phí cho người lớn 20,000 đồng/người. Sân tennis: bao gồm 2 sân, chi phí thuê 1 sân 200,000 đồng/giờ, số giờ hoạt động trung bình khoảng 8 giờ/ngày. Sân bóng chuyền, bóng đá: bao gồm 2 sân, chi phí cho thuê mỗi sân 150,000 đồng/giờ, số giờ hoạt động trung bình 8 giờ/ngày. Căn tin: nhằm phục vụ cho nhu cầu giải khát sau những hoạt động thể dục thể thao và khách tham quan trong khu du lịch. Khu câu cá giải trí: trung bình có khoảng 10% tổng số khách tham gia hoạt động này, vé câu cá khoảng 30,000 đồng/khách từ 3-5 giờ, mỗi khách được trang bị cần câu, lượng cá câu được sẽ được cân kg bán và phụ thu thêm phí chế biến thức ăn. Nhà hàng ẩm thực trên sông: Ngoài những thực khách ăn tại nhà hàng trên cạn, khu du lịch còn phục vụ cho những thực khách có nhu cầu vừa thưởng thức món ăn ẩm thực vừa ngao du sông nước, với mức giá trung bình khoảng 200,000 đồng/thực khách, lượng khách này ước tính khoảng 10% tổng số khách đến vui chơi tại khu du lịch. Từ các hạng mục trên ta có bảng doanh thu của dự án: ĐVT: 1,000 đồng STT HẠNG MỤC 2015 2016 2017 2018 Công suất 70% 85% 95% 100% 1 Khu nhà nghỉ, khách sạn 907,200 1,445,850 2,036,097 2,625,494 Hiệu suất lấp đầy phòng 40% 50% 60% 70% Số lượng (phòng) 30 30 30 30 Giá phòng trung bình/ngày đêm 300 315 331 347 2 Khu ẩm thực + nhà hàng 4,409,373 6,826,655 8,953,784 10,417,145 Số lượng khách dự kiến /tháng 3,652 4,434 4,956 5,217 Đơn giá/người 150 158 165 174 Số tháng hoạt động 11.5 11.5 11.5 11.5 3 Khu an dưỡng 14,997,869 15,747,762 16,535,150 17,361,908 Hiệu suất 50% 50% 50% 50% Số lượng khách dự kiến /tháng 2,608 2,608 2,608 2,608 Phí trung bình/người/ngày 500 525 551 579 Số tháng hoạt động 11.5 11.5 11.5 11.5 4 Khu vui chơi 5,249,254 6,692,799 7,854,196 8,680,954 Số lượng khách dự kiến /tháng 9,129 11,085 12,390 13,042 Đơn giá/người 50 53 55 58 Số tháng hoạt động 11.5 11.5 11.5 11.5 5 Hồ bơi 839,881 1,070,848 1,256,671 1,388,953 Số lượng khách dự kiến/tháng 3,652 4,434 4,956 5,217 Đơn giá/người 20 21 22 23 Số tháng hoạt động trong năm 11.5 11.5 11.5 11.5 6 Sân tennis 584,000 1,226,400 1,287,720 1,352,106 Số lượng sân 2 2 2 2 Đơn giá thuê/giờ 200 210 221 232 Số giờ trung bình/ngày 8 8 8 8 Số ngày hoạt động trong năm 183 365 365 365 7 Sân bóng chuyền, bóng đá 438,000 919,800 965,790 1,014,080 Số lượng sân 2 2 2 2 Đơn giá thuê/giờ 150 158 165 174 Số giờ trung bình/ngày 8 8 8 8 Số ngày hoạt động trong năm 183 365 365 365 8 Căn tin, giải khát 2,099,702 2,677,120 3,141,679 3,472,382 Số lượng khách dự kiến /tháng 9,129 11,085 12,390 13,042 Đơn giá/người 20 21 22 23 Số tháng hoạt động trong năm 11.5 11.5 11.5 11.5 9 Khu câu cá giải trí 1,259,821 1,606,272 1,885,007 2,083,429 Số lượng người tham gia/tháng 3,652 4,434 4,956 5,217 Số lượng chòi câu 30 30 30 30 Vé cần câu và nhà hàng ao nuôi cá 30 32 33 35 Số tháng hoạt động trong năm 11.5 11.5 11.5 11.5 10 Nhà hàng ẩm thực trên sông 730,331 931,172 1,092,758 1,207,785 Số lượng khách dự kiến/tháng 3,652 4,434 4,956 5,217 Đơn giá/người 200 210 221 232 Số tháng hoạt động/năm 11.5 11.5 11.5 11.5 11 Doanh thu khác 3,151,543 3,914,468 4,500,885 4,960,423 TỔNG DOANH THU 34,666,974 43,059,145 49,509,738 54,564,657 ( Doanh thu cụ thể qua các năm được trình bày rõ trong phụ lục đính kèm) VIII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án VIII.3.1. Báo cáo thu nhập của dự án Báo cáo thu nhập 5 năm đầu của dự án: ĐVT: 1,000 VNĐ Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Hạng mục 1 2 3 4 5 Doanh thu 34,666,974 43,059,145 49,509,738 54,564,657 57,292,890 Chi phí 27,680,315 30,257,057 32,062,746 33,560,702 34,341,329 Chi phí hoạt động 20,287,110 23,133,404 25,515,401 27,578,063 28,923,396 Chi phí khấu hao 2,842,300 2,842,300 2,842,300 2,842,300 2,842,300 Chi phí lãi vay 4,350,904 4,081,354 3,505,044 2,940,338 2,375,633 Chi phí thuê đất 200,000 200,000 200,000 200,000 200,000 Lợi nhuận trước thuế 6,986,659 12,802,088 17,446,992 21,003,955 22,951,561 Thuế TNDN (20%) 1,397,332 2,560,418 3,489,398 4,200,791 4,590,312 Lợi nhuận sau thuế 5,589,327 10,241,670 13,957,594 16,803,164 18,361,248 ( Báo cáo thu nhập chi tiết hằng năm được đính trong phụ lục) Sau thời gian chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng (năm 2014) dự án sẽ đưa vào hoạt động năm 2015 và đã bắt đầu có lợi nhuận từ năm hoạt động đầu tiên. Tuy nhiên năm đầu tiên lợi nhuận của dự án chưa cao vì dự án mới bắt đầu hoạt động, chưa thu hút được nhiều khách hàng tham gia các dịch vụ của khu thương mại. Những năm sau đó, kế hoạch kinh doanh khả thi, mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư khi dự án nâng cao công suất. Lợi nhuận của dự án tăng đồng đều qua các năm. Ngoài khoản thu nhập từ lợi nhuận trước thuế chủ đầu tư còn có một khoản thu nhập khác được tính vào chi phí đó là chi phí khấu hao tài sản. VIII.3.2. Báo cáo ngân lưu dự án Bảng báo cáo ngân lưu: ĐVT: 1,000 VNĐ Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Hạng mục 0 1 2 3 4 NGÂN LƯU VÀO - 34,666,974 43,059,145 49,509,738 54,564,657 Doanh thu 34,666,974 43,059,145 49,509,738 54,564,657 Thanh lí TSCĐ NGÂN LƯU RA 40,431,145 37,407,731 23,133,404 25,515,401 27,578,063 Chi phí đầu tư ban đầu 40,431,145 17,120,621 Chi phí hoạt động 20,287,110 23,133,404 25,515,401 27,578,063 Ngân lưu ròng trước thuế (40,431,145) (2,740,758) 19,925,741 23,994,336 26,986,594 Thuế TNDN 1,397,332 2,560,418 3,489,398 4,200,791 Ngân lưu ròng sau thuế (40,431,145) (4,138,090) 17,365,324 20,504,938 22,785,803 Ngân lưu tích lũy (40,431,145) (44,569,234) (27,203,911) (6,698,973) 16,086,830 Vòng đời hoạt động của dự án là 50 năm bắt đầu từ năm 2015. Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm và tài sản CĐ còn lại ở năm 2029. Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây dựng, mua sắm MMTB; và chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao). Bảng chỉ tiêu đánh giá dự án: TT Chỉ tiêu 1 Tổng mức đầu tư 57,551,766,000 đồng 2 WACC 13.1% 3 Giá trị hiện tại thuần NPV 97,818,721,000 đồng 4 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 38% 5 Thời gian hoàn vốn 4 năm Đánh giá Hiệu quả Trên đây là kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn với hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 97,818,721,000 đồng >0. Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 38 %> WACC. Thời gian hoàn vốn tính là 4 năm è Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao. Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh. VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Dự án “Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên Hồ- Đập thị trấn Ea Đrăng”có quy mô lớn, hiện đại, tiện nghi và thông thoáng, các loại hình dịch vụ đa dạng, góp phần nâng cao hệ thống dịch vụ tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Dự án mang tính khả thi cao, sát với thực tế và nhu cầu hiện tại. Dự án cũng có nhiều tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển huyện Ea H’leo theo định hướng của tỉnh Đắk Lắk . - Thu hút và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho một lượng lao động cho địa phương. - Đóng góp cho thu ngân sách một khoản lớn từ thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung. - Tạo nên một Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.  CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việc đầu tư xây dựng “Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên Hồ- Đập thị trấn Ea Đrăng” vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa xã hội. + Ý nghĩa kinh tế - xã hội - Dự án có quy mô lớn, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của huyện Ea H’leo nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển huyện Ea H’leo theo định hướng của tỉnh. - Thu hút và đào tạo được một lượng lao động chất lượng cao cho địa phương nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. - Đóng góp cho thu ngân sách một khoản lớn từ thuế từ lợi nhuận kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện Ea H’leo. - Tạo nên một Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên vừa hiện đại và có bản sắc văn hóa sinh thái Tây Nguyên. - Góp phần cải thiện môi trường, khai thác có hiệu quả cảnh quan huyện Ea H’leo, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng đất cao nguyên Đắk Lắk , góp phần phát triển địa chỉ du lịch nổi tiếng quốc gia. - Tăng tính hấp dẫn của các khu du lịch trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của du khách cũng như cộng đồng dân cư. Riêng về mặt tài chính, dự án được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu. Với những ý nghĩa mà dự án đem lại, chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng tạo điều kiện để dự án “Khu Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công viên Hồ- Đập thị trấn Ea Đrăng” sớm được thực hiện và đi vào hoạt động. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nơi nhận: - Như trên - Lưu TCHC. Đắk Lắk , ngày tháng năm 2014 CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ NGỌC PHỤNG (Giám đốc) NGUYỄN NGỌC ĐOAN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_an_khu_du_lich_van_hoa_the_thao_ho_dap_7194.doc
Tài liệu liên quan