Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối quốc lộ 1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối quốc lộ 1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật 10 Bảng 1.2: Thống kê các loại cầu nhỏ và trung bình. 14 Bảng 2.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí - tiếng ồn 26 Bảng 2.2. Kết quả quan trắc môi trường nước khu vực dự án 26 Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 27 Bảng 2.4. Lao động bình quân khu vực NN theo ngành kinh tế (đến 12/01/2007) 28 Bảng 2.5: Dân số và phân bố dân cư (tính đến ngày 12/01/2007) 29 Bảng 2.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế năm 2006, kế hoạch 2007. 30 Bảng 3.1 Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công 38 Bảng 3.2. Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng 39 Bảng 3.3: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 40 Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công công trình 40 Bảng 3.5: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án 41 Bảng 3.6. Các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi ...

doc85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối quốc lộ 1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật 10 Bảng 1.2: Thống kê các loại cầu nhỏ và trung bình. 14 Bảng 2.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí - tiếng ồn 26 Bảng 2.2. Kết quả quan trắc môi trường nước khu vực dự án 26 Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 27 Bảng 2.4. Lao động bình quân khu vực NN theo ngành kinh tế (đến 12/01/2007) 28 Bảng 2.5: Dân số và phân bố dân cư (tính đến ngày 12/01/2007) 29 Bảng 2.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế năm 2006, kế hoạch 2007. 30 Bảng 3.1 Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công 38 Bảng 3.2. Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng 39 Bảng 3.3: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 40 Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công công trình 40 Bảng 3.5: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án 41 Bảng 3.6. Các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khi thực hiện dự án 42 Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường 45 Bảng 3.8: Ma trận đánh giá tác động của Công trình lên môi trường 56 Bảng 7.1. Kinh phí BVMT của dự án 71 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Hà Tĩnh là một trong những điểm nút quan trọng nhất trong hành lang Đông Tây nối biển Đông, các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khối ASEAN. Vị trí địa lý đó làm cho Hà Tĩnh trở thành một đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như quặng sắt, thiếc, măng gan, ôxít titan, nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, tài nguyên rừng, biển, vùng rừng nguyên sinh Vũ Quang, Kẻ Gỗ có nhiều gỗ, động vật quý hiếm…là những lợi thế đang ở dạng tiềm năng. Cùng với việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, nâng cấp Cảng Vũng Áng, việc khai thác có hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vì vậy việc xây dựng tuyến đường nối từ QL1A vào mỏ sắt Thạch Khê là vấn đề cần thiết và cấp bách. Tuyến đường không những tạo điều kiện khai thác mỏ sắt Thạch Khê một cách có hiệu quả mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch, giao lưu văn hoá của nhân dân trong khu vực với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006, Nghị định số Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườn hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh đã hợp đồng với Phân viện Công nghệ khoáng sản và Môi trường - Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường để lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học để đánh giá và dự báo những tác động tích cực, tiêu cực, các tác động trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài từ các hoạt động của dự án đối với môi trường từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, rủi ro môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐTM - Luật bảo vệ môi trường năm 2005. - Luật đất đai 2003. - Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung năm 2005. - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. -Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. -Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai. -Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Nghị định số 160/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. - Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9 năm 2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ tài chính quy định về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí và tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 1969/2006/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của Bộ Khoa học và Công Nghệ về việc công bố chính thức việc ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 2242- QĐ/KHKT-PC ngày 12/91997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải. - Quy chế BVMT ngành xây dựng ban hành theo quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. - Thông báo số 153/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 16 tháng 8 năm 2007 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh. - Quyết định số 928 QĐ/SGT-KH ngày 12/7/2005 của Sở GTVT Hà Tĩnh về việc chọn thầu khảo sát lập dự án dầu tư xây dựng đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê - tỉnh Hà Tĩnh. - Quyết định số 1549 QĐ/UB-CN1 ngày 02/8/2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập dự án, khảo sát, thiết kế công trình đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê - tỉnh Hà Tĩnh. - Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 14/8/2006 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường nối QL1A với mỏ sắt Thạch Khê - tỉnh Hà Tĩnh. - Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường năm 1995, 1998, 2001, 2002, 2005. (a) Tiêu chuẩn chất lượng không khí: - TCVN 5937- 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938- 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5939- 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ. - TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ. (b) Tiêu chuẩn chất lượng nước - TCVN 5942- 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt - TCVN 5944- 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - TCVN 5945- 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải -TCVN 6772- 2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép. (c) Tiêu chuẩn tiếng ồn - TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5948- 1999: Âm học - Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc – Mức ồn tối đa cho phép (d) Tiêu chuẩn rung động - TVN 6952-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức ồn tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư. (e) Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động - Các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y tế. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 1A - mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh do Chủ đầu tư là Sở Giao thông Vân tải Hà Tĩnh thực hiện với sự tư vấn của Viện Khoa học Vật liệu, phối hợp chặt chẽ với các cán bộ, chuyên gia thuộc các lĩnh vực: môi trường, xây dựng, địa chính, giao thông... để thực hiện và hoàn thiện báo cáo ĐTM. Cơ quan tư vấn: Phân viện Công nghệ khoáng sản và Môi trường - Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người đại diện: PGS.TS Nguyễn Xuân Tặng Chức vụ: Phân viện trưởng Địa chỉ: Phòng 302/B1. Số 18 - Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN. Các cán bộ thực hiện chính: PGS.TS Nguyễn Xuân Tặng - Phân viện trưởng - Chủ trì. KS Nguyễn Minh Châu - Giám đốc Sở GTVT - Thành viên KS Nguyễn Trân - Phó giám đốc Sở GTVT - Thành viên KS Lê Trọng Long - Phó giám đốc Sở GTVT - Thành viên ThS Phan Văn Trường - NCV Viện KHVL - Thành viên. ThS Nguyễn Thị Hồng - NCV Viện KHVL - Thành viên. Cử nhân Tạ Văn Hạnh - NCV Viện KHVL - Thành viên. KS. Lê Thị Hoài Thu - NCV Viện KHVL - Thành viên. KS. Lê Thị Ninh - NCV Viện KHVL - Thành viên. Cử nhân Nguyễn Đức Núi - NCV Viện KHVL - Thành viên. Các bước thực hiện chính bao gồm: Thành lập tổ công tác và phân công nhiệm vụ lập Báo cáo ĐTM. Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng khu vực Dự án: Hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội địa phương. Tham vấn ý kiến cộng đồng. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. Lập báo cáo tổng hợp. Tổ chức Hội thảo xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng thẩm định. Trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê chuẩn báo cáo. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG NỐI QUỐC LỘ 1A - MỎ SẮT THẠCH KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH. 1.2. CHỦ DỰ ÁN: Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh. Địa chỉ: Số 143, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 039.856.713 Người đại diện: Ông Nguyễn Minh Châu - Chức vụ: Giám đốc 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Tuyến đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh có điểm đầu Km0+00 giao với Quốc lộ 1A tại Km504+400, thuộc địa phận xã Thạch Long huyện Thạch Hà (trùng với điểm đầu của dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh) và điểm cuối Km25+118 giao với Quốc lộ 1A tại Km517+950 thuộc xã Cẩm Vịnh huyện Cẩm Xuyên (trùng với điểm cuối của dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh). Tổng chiều dài tuyến đường là: L=25,118km. Sơ đồ vị trí được thể hiện ở hình sau. 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Quy mô xây dựng và cấp hạng công trình: Cấp hạng công trình: Theo chủ trương được xác định tại các cuộc họp thông qua báo cáo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ dự án xây dựng đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê - thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh, cấp hạng của các toàn đoạn tuyến trong dự án này là đường cấp III đồng bằng với vận tốc thiết kế V=80km/h (theo TCVN 4054 - 05). Quy mô công trình: Điểm đầu tuyến: Km0+00 ≡ Km504+400 QL1A thuộc địa phận xã Thạch Long, huyện Thạch Hà (trùng với điểm đầu của dự án tuyến tránh TP Hà Tĩnh). Điểm cuối tuyến: Km25+250 ≡ Km517+800 QL1A thuộc xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (trùng với điểm cuối của dự án tuyến tránh TP Hà Tĩnh). Tổng chiều dài toàn tuyến là: L=25,118km. Theo Quy hoạch, tuyến đường có qui mô mặt cắt ngang như sau: Bề rộng nền đường : 24,0 m. Bề rộng mặt đường : 2 x 10,5m. Bề rộng dải phân cách : 2,0m. Bề rộng lề đất : 2 x 0,5m. Trước mắt, đầu tư tuyến đường theo quy mô như sau: Bề rộng nền đường : 12,0 m. Bề rộng mặt đường : 7,0m. Bề rộng lề gia cố : 2x2,0m. Bề rộng lề đất : 2x0,5m. Bảng 1.1: Thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật Stt Tiêu chuẩn ĐV tính Kết quả 1 Cấp đường Cấp III 2 Vận tốc thiết kế km/h 80 3 Bán kính đường cong nằm tối thiểu M 250 4 Bán kính đường cong đứng lồi nhỏ nhất M 5000 5 Bán kính đường cong đứng lõm nhỏ nhất M 2000 6 Bề rộng nền đường M 12,0 7 Bề rộng mặt đường M 3,5x2 8 Bề rộng lề đường M 2,5 x 2 9 Bề rộng lề gia cố, làn thô sơ M 2,0 x 2 10 Dộ dốc dọc lớn nhất % 6 11 Độ dốc ngang: Mặt đường % 2 Lề gia cố % 2 Lề đường % 4 Siêu cao lớn nhất % 6 9 Mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc daN/cm2 1530 10 Tải trọng thiết kế - Tuyến - Công trình cống - Cầu trục đoàn xe Đoàn xe 12T H30-XB80 HL93 11 Tần suất thiết kế - Tuyến, cống, cầu nhỏ - Cầu lớn, cầu trung % % 2 1 Phần đường giao thông: Về bình đồ: Đây là phương án xây dựng tuyến đường mới hoàn toàn nên trong quá trình thiết kế bình đồ tuyến bị khống chế bởi các điểm chính như sau: Điểm đầu tuyến. Các khu tập trung dân cư, miếu mạo đền chùa, trường học. Các công trình vượt sông, đường bộ. Điểm cuối tuyến. Tuyến đi ngoài phạm vi TP Hà Tĩnh. Từ điểm đầu Km0≡Km504+400 QL1A thuộc xã Thạch Long, tuyến lần lượt đi qua địa phận các xã Thạch Sơn, Hộ Độ, Thạch Đỉnh, Thach Khê, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Thắng, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh. Tuyến vượt qua sông Nghèn tại Km4+254, cắt tỉnh lộ 9 tại Km4+890, vượt sông Cửa Sót tại Km 7+560, cắt tỉnh lộ 3 tại Km 12+668. Chiều dài tuyến L=12,658km. Tại xã Thạch Đỉnh và Thạch Khê, tuyến đi giữa bờ kè sông Cửa Sót và ranh giới bãi thải của mỏ sắt Thạch Khê, cách bờ kè trung bình 150m và ranh giới bãi thải khoảng 200m, không ảnh hưởng đến quy hoạch của mỏ sắt. Tất cả các đường cong trên tuyến đều được thiết kế chuyển tiếp dạng Clôtôit. Toàn phân đoạn 1 có 07 đường cong, trong đó: 01 đường cong có R = 5000m. 01 đường cong có R = 2000m. 05 đường cong có R > 250m. Nền đường: Các phương án tuyến đều đi qua vùng địa hình đồng bằng trũng, điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định. Một số vị trí tuyến đi qua vùng có địa chất tương đối yếu phải xử lý đặc biệt, tại các đoạn này tuỳ theo tình hình địa chất sẽ áp dụng các biện pháp xử lý nền đường riêng. Mặt đường: Dựa trên cơ sở môđun đàn hồi yêu cầu, tải trọng tính toán, tiến hành tính toán kết cấu mặt đường và lề gia cố theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áo đường mềm 20TCN 211-93 với cấp của kết cấu mặt là mặt đường cấp cao A1. Kết quả tính toán như sau: Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc = 1530daN/cm2. Trình tự bố trí các lớp kết cấu áo đường từ trên xuống như sau: Bê tông nhựa chặt hạt trung C20 dày 5cm. Bê tông nhựa hạt thô R31,5 dày 7cm. Cấp phối đá dăm loại I dày 20cm. Cấp phối đá dăm loại II dày 25cm. Nền đường đất đồi dày 50cm, K98 đạt Eo ≥ 400daN/cm2. Lề gia cố có kết cấu đồng nhất với kết cấu mặt đường xe chạy Các loại công trình trên tuyến Các cầu lớn: Trên tuyến có hai cầu lớn qua sông Nghèn (cầu Thạch Sơn) và sông Cửa Sót (cầu Cửa Sót). Tĩnh không thông thuyền: theo văn bản số 132 CV/SGT-QLGT ngày 07/02/2006 của Sở GTVT Hà Tĩnh về việc cung cấp số liệu thông thuyền cầu bắc qua Sông Nghèn xác định rằng Sông Nghèn là sông cấp 3 và tĩnh không thông thuyền tại vị trí các cầu nêu trên như sau: + Cầu Thạch Sơn: Tổng chiều dài Lc = 312,14m, có khổ giới hạn thông thuyền bằng khổ giới hạn thông thuyền cầu Hộ Độ (do cầu Thạch Sơn nằm ở hạ lưu cầu Hộ Độ). Khẩu độ tối thiểu cho khoang thông thuyền B=33m. Chiều cao tĩnh không tối thiểu cho khoang thông thuyền là 4m tính cho mực nước triều cường lớn nhất tại vị trí cầu Hộ Độ. + Cầu Cửa Sót: Lc=479,85m có khẩu độ tối thiểu cho khoang thông thuyền là 50m. Chiều cao tĩnh không tối thiểu cho khoang thông thuyền là H=7m (tính từ mực nước thông thuyền H=5%). Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT. Bề rộng cầu: bằng khổ nền đường 12m. Tần suất thiết kế: P=1%, cấp động đất cấp 6. Cống thoát nước thuỷ lợi: Trên tuyến có rất nhiều mương thuỷ lợi tưới tiêu cắt ngang đường, tại các vị trí phải xây dựng cống để đảm bảo sự vận hành của hệ thống tưới tiêu. Các cống thuỷ lợi này được làm mới với kết cấu cống hộp bê tông cốt thép có khẩu độ nhỏ nhất là (1,0x1,0)m hoặc cống tròn có khẩu độ D ≥ 1,0m tuỳ theo chiều cao đất đắp tại từng vị trí khẩu độ tính toán đảm bảo khả năng thoát của công trình. Khẩu độ của cống được thiết kế dựa trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh hoặc cơ quan quản lý vận hành hệ thống tưới tiêu đó với đơn vị tư vấn thiết kế. Ngoài ra việc thiết kế để đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống tưới tiêu khi tuyến đường được xây dựng còn được cân nhắc điều chỉnh dòng chảy kênh mương (nắn chỉnh hoặc cắt dòng) sao cho giảm được khối lượng xây dựng cũng như thuận lợi cho vận hành. Cống thoát nước lưu vực: Bố trí các cống thoát nước lưu vực ngang đường với các loại cống tròn BTCT có khẩu độ D ≥ 1,0m hoặc cống hộp có khẩu độ phù hợp tuỳ theo chiều cao đất đắp và kết quả tính toán thuỷ văn công trình. Khẩu độ các cống lưu vực được tính toán theo qui trình tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95. Cống kỹ thuật: Các cống kỹ thuật được bố trí tại các vị trí giao cắt với đường nhựa cũ, khẩu độ cống (1x1)m. - Trên toàn tuyến ngoài 2 cầu lớn (Cầu Thạch Sơn và Cầu Cửa Sót) còn có 4 cầu nhỏ và 132 cống các loại được bố trí trên toàn tuyến đảm bảo việc thoát nước về mùa mưa bão không gây ngập úng cục bộ Các công trình phòng hộ: kè, tường chắn, gia cố ta luy: - Đối với các vị trí nền đường qua vùng ngập nước, đi men theo sông suối hoặc đắp cao thì xây dựng gia cố mái ta luy bằng các tấm BTCT lắp ghép để tăng ổn định cho công trình. - Các vị trí đắp cao được thiết kế cọc tiêu hoặc tường hộ lan theo qui định của điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01 Đối với các vị trí nền đường qua vùng ngập nước, đi men theo sông suối hoặc đắp cao thì gia cố mái ta luy để tăng ổn định cho công trình, biện pháp gia cố bao gồm: Tại các vị trí nền đường bị ngập nước thường xuyên được gia cố bằng tấm ốp kín đối với phần dưới mực nước ngập thường xuyên, phần trên mực nước ngập thường xuyên được gia cố bằng tấm ốp hở có lỗ trồng cỏ ở giữa. Kích thước tấm kín (40x40x5)cm, kích thước tấm hở (40x40x5)cm khoét lỗ D26 ở giữa tấm (thiết kế điển hình được áp dụng ở dự án đường Hồ Chí Minh). Đối các vị trí khác thì tiến hành trồng cỏ mái taluy để bảo vệ. Các loại cầu trung bình và nhỏ (Bảng 1.2): Bảng 1.2: Thống kê các loại cầu nhỏ và trung bình. Stt Tên cầu (Lý trình cầu) Sơ đồ nhịp (m) Chiều dài cầu (m) Ghi chú 1 Cầu Khe Biền (Km14+53,00) 1x12 22,10 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL 2 Km19 + 712,00 1x21 33,10 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL 3 Km21 + 16,50 1x18 22,90 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL 4 Km22 + 400,00 1x12 24,10 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL Các cầu được thiết dạng cầu dầm đơn giản. Đối với cầu sử dụng kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL thì mặt cắt ngang gồm 12 dầm, mỗi dầm rộng 1,0m. Các lớp mặt cầu gồm: Bê tông nhựa hạt trung dày 5cm. Lớp phòng nước dày 4mm. Lớp BTCT mặt cầu dày 10cm. Gối cầu dạng gối cao su. Khe có dãn dạng khe co dãn cao su. Lan can tay vịn bằng thép mạ kẽm. Kết cấu hạ bộ (mố cầu) dạng mố chữ U bằng BTCT, bệ mố được đặt trên hệ móng cọc BTCT kích thước mặt cắt ngang (40x40)cm. Các nút giao thông (giao cắt): Trên phân đoạn tuyến có các nút giao lớn như sau: + Nút giao với QL1A đầu tuyến (nút số 1): nút này đã được thiết kế trong dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh). + Nút giao với đường tỉnh lộ 9 (nút số 2): Theo qui hoạch của địa phương, tỉnh lộ 9 có qui mô là đường cấp 4 đồng bằng, bề rộng nền đường 9m, mặt đường 6m và lề đường 1,5m. Do đó nút giao này được thiết kế giao bằng, bán kính các đường cong rẽ xe tối thiểu 25m. Phạm vi của nút trên tuyến chính thiết kế làn chờ xe rẽ trái vào đường nhánh bằng cách bố trí dải phân cách cứng có bề rộng thay đổi. Trên tuyến chính, bố trí làn chuyển tốc cho xe rẽ phải vào đường nhánh và từ đường nhánh vào đường chính. Trước khi vào làn chuyển tốc, thiết kế dải chuyển tiếp hình nêm, chiều dài ≥ 50m. + Nút giao với đường nối từ tuyến chính đến đường 22 – 12 (nút số 3): Theo qui hoạch của địa phương, tuyến đường này tương lai có qui mô là đường cấp 3 đồng bằng, bề rộng nền đường 12m, mặt đường 7m và lề đường 2,5m mỗi bên, lề gia cố 2m mỗi bên. Do đó nút giao này được thiết kế giao bằng, bán kính các đường cong rẽ xe tối thiểu 25m. Trên tuyến chính và cả tuyến nhánh, bố trí làn chuyển tốc cho xe rẽ phải vào đường nhánh và từ đường nhánh vào đường chính. Trước khi vào làn chuyển tốc, thiết kế dải chuyển tiếp hình nêm, chiều dài ≥ 50m. Ngoài ra còn thiết kế bố trí các dải dẫn hướng nhằm tăng độ an toàn giao thông. + Nút giao với đường tỉnh lộ 3 (nút số 4): Theo qui hoạch của địa phương, tỉnh lộ 3 có qui mô là đường cấp 3 đồng bằng, bề rộng nền đường 12m, mặt đường 7m và lề đường 2,5m, lề gia cố 2m. Do đó nút giao này được thiết kế giao bằng, bán kính các đường cong rẽ xe tối thiểu 25m. Phạm vi của nút trên tuyến chính và tuyến nhánh thiết kế làn chờ xe rẽ trái vào đường nhánh và làn đón xe rẽ trái từ đường nhánh vào đường chính bằng cách bố trí dải phân cách cứng có bề rộng thay đổi. Trên tuyến chính, bố trí làn chuyển tốc cho xe rẽ phải vào đường nhánh và từ đường nhánh vào đường chính. Trước khi vào làn chuyển tốc, thiết kế dải chuyển tiếp hình nêm, chiều dài ≥ 50m. Các nút giao khác thiết kế đơn giản, không bố trí đảo, đường cong rẽ xe đảm bảo theo TCVN 4054-05, R ≥ 25m. * Đối với các giao cắt dân sinh (giao bằng): Các nút giao khác trên tuyến (đường huyện, đường xã): thiết kế đơn giản, vuốt nối vào các đường hiện hữu đảm bảo an toàn xe chạy. Vuốt nối cao độ vào chính tuyến với độ dốc 4%, bán kính đường cong vuốt nối tối thiểu R=3,0m. Kết cấu áo đường tại vị trí vuốt nối: + Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm. + Nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m2 + Móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 30cm. Phạm vi làm mặt đường trên đoạn vuốt nối: đối với đường giao dân sinh có mặt đường hiện tại là đường nhựa hoặc bê tông xi măng thì mặt đường mới được từ mép lề gia cố đến hết đoạn vuốt nối. Đối với đường giao dân sinh là đường đất, mặt đường được thực hiện từ mép lề gia cố về phía đường giao 5,5m. 1.4.2. Phương án thi công Thi công nền mặt đường và cống thoát nước. Đào đắp nền chủ yếu với các loại dây chuyền thi công hiện đại từ khâu tạo mui luyện đến gạt móng. Trình tự thi công được tiến hành như sau: Hót đất màu, vệ sinh. Đào móng xây cống, kết hợp với đắp đất từng lớp. Lu nén, tạo mui luyện đường đạt K98. Thi công mặt đường. Lắp đặt hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ vạch. + Vệ sinh hoàn thiện. Thi công nền đường : Nền đường được thi công đắp bằng cấp phối đất đồi, độ chặt đảm bảo K≥0,95, quá trình thi công phải phù hợp với các qui định sau: Quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong ngành GTVT 22TCN 02-71. Qui trình thi công & nghiệm thu nền đường đắp bằng cấp phối thiên nhiên 22TCN304-03. Thi công các lớp mặt đường Các lớp mặt đường phải được thi công phù hợp với các qui trình qui phạm thi công và nghiệm thu sau: Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô 22 TCN 334-06. Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường BTN 22 TCN 249-98. Quy trình thử nghiệm xác định mô đun đàn hồi chung của áo đường mềm bằng cần Benkelman 22 TCN 251-98. Chỉ được thi công mặt đường sau khi nền được đã đạt được độ cố kết cần thiết (U≥90%) và tốc độ biến dạng đảm bảo theo qui định tại 22TCN 262-2000. Thi công mặt đường dùng phương pháp thi công cuốn chiếu để đảm bảo sự đồng đều của các lớp và bằng phẳng của mặt theo yêu cầu kỹ thuật. Thi công cầu. Chọn thời điểm thi công vào mùa khô. Mực nước thi công thấp. Thi công hố móng bằng các biện pháp đào trần, trình tự như sau : Đào mương dẫn nước. Đắp bờ vây phía thượng lưu, hạ lưu cầu. Đào móng mố cầu, dùng máy bơm hút khô hố móng. Ghép ván khuôn đổ bê tông móng. Lấp hố móng. Ghép ván khuôn đổ bê tông thân mố, tường cánh. Ghép ván khuôn đổ bê tông mũ hố. Lắp đặt cầu dầm. Đắp cuội sỏi sau hai mố cầu. Thi công lớp mặt cầu. 1.4.3 Phương án cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho công trình. Qua điều tra các mỏ vật liệu tại địa bàn thành phố và các điạ phương lân cận có thể sử dụng một số vị trí mỏ như sau: Đá các loại lấy tại: Mỏ đá Bãi Vọt - thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tỉnh cự ly vận chuyển trung bình là: 38km (trữ lượng 200.000m3). Mỏ đá Thạch Đỉnh hiện đang khai thác: thuộc địa bàn xã Thạch Đỉnh, cự ly vận chuyển đến tuyến đường gồm 20,5km đường bê tông nhựa và 2km đường đất, trữ lượng không hạn chế. Mỏ đá Thạch Bàn hiện đang khai thác: thuộc địa bàn xã Thạch Bàn, cự ly vận chuyển đến địa điểm gồm 20,5km đường bê tông nhựa và 1,5km đường đất, trữ lượng không hạn chế. Cát dùng cho bê tông lấy tại mỏ cát Cầu Rác - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh: trữ lượng 50.000m3/năm, cự ly vận chuyển trung bình đến công trình là 37km (trong đó có 1,5km đường công vụ và 36,5km đường bê tông nhựa). Sắt thép, xi măng, gỗ các loại và nhựa đường để láng nhựa lấy tại thành phố Hà Tĩnh cự ly vận chuyển trung bình đến công trình là 11km. Đất đắp lấy tại: Mỏ đất Thạch Điền, xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: trữ lượng 150.000 - 250.000m3, cự ly vận chuyển đến công trình 19,5km đường bê tông nhựa. Mỏ đồi Ông Lộc – thôn 3 – xã Nam Hương - huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh: trữ lượng 200.000 – 300.000m3, cự ly vận chuyển đến công trình 20,5km (trong đó 1km đường đất và 19,5km đường bê tông nhựa). Mỏ đồi đập Cầu Trắng – xã Ngọc Sơn - huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh: trữ lượng 200.000-270.000m3, cự ly vận chuyển trung bình đến công trình là 21,5km đường bê tông nhựa. Mỏ đồi 14 -xã Ngọc Sơn - huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh: trữ lượng 1.000.000-1.500.000m3, cự ly vận chuyển trung bình đến công trình là 23,5km đường bê tông nhựa. Cát đắp nền đường, sử dụng cát lấy tại các mỏ cát được qui định tại văn bản số 491/TNMT ngày 22/7/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, cụ thể là các mỏ cát trên địa bàn 2 xã Thạch Khê và Thạch Hải: Mỏ cát Thạch Hải đang khai thác: thuộc địa bàn xã Thạch Hải, cự ly vận chuyển đến địa điểm 18,5km đường bê tông nhựa và 0,5km đường đất, trữ lượng không hạn chế. Mỏ cát Thạch Khê hiện đang khai thác: thuộc địa bàn xã Thạch Khê, cự ly vận chuyển đến địa điểm gồm 17,5km đường nhựa và 0,5km đường đất, trữ lượng không hạn chế. Đá, cát và nhựa đường dùng cho bê tông nóng lấy tại thị xã Hồng Lĩnh cách trạm trộn Hồng Lĩnh trung bình 1Km. Bê tông nhựa lấy tại trạm trộn Hồng Lĩnh cự ly vận chuyển trung bình 33 km. Các vị trí đất thải được đổ: Dọc tuyến, tại các vị trí san lấp ao hồ, đầm lầy, cự ly vận chuyển đổ đi trong phạm vi khoảng 1km. Tại các bãi thải trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, cự ly vận chuyển trung bình khoảng 4km. Ghi chú: Báo cáo ĐTM này không bao gồm phần khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và các trạm trộn bê tông phục thi thi công công trình. 1.4.4 Phương án đền bù tái định cư: Như vậy, khi dự án hình thành, một bộ phận dân cư trên tuyến là 115 hộ sẽ bị ảnh hưởng giải toả, trong đó khối lượng giải toả trắng khoảng là 89 hộ. Với số lượng các hộ giải toả trắng không nhiều nên việc ảnh hưởng đến đời sống của dân cư dọc tuyến là tương đối ít. Các phương án đền bù và tái định cư dự kiến như sau: Phương án 1: Đền bù di dời trọn gói bằng tiền. Phương án 2: Đền bù di dời bằng việc cấp đất tại chỗ để dân xây dựng nhà mới. Khu tái định cư với diện tích 27.300m2 (bao gồm đất ở 280m2/hộ và đất hạ tầng cơ sở) dự kiến bố trí dọc theo tuyến thuộc các xã Hộ Độ, Thạch Trị, Thạch Thắng hoặc Cẩm Vịnh. Đền bù phần đất trên cơ sở xây dựng nhà ở bằng cấp đất mới tương đương, phần đất thổ cư còn lại sẽ được đền bù bằng tiền. Đền bù nhà cửa, công trình bằng tiền để xây dựng nhà mới. Hỗ trợ tiền phá dỡ, ổn định nghề nghiệp và tiền thuê nhà chờ cho đến khi có nơi ở mới. Phương án 3: Đền bù di dời bằng việc ưu tiên cho mua nhà tái định cư. Đền bù trên cơ sở định giá đất đai, nhà cửa bằng tiền mặt. Ưu tiên cho mua nhà ở xây mới tương đương tại các khu đô thị (hoặc khu di dân) của thị xã theo hình thức “đặt hàng”. Hỗ trợ tiền phá dỡ, ổn định nghề nghiệp và tiền thuê nhà chờ cho đến khi có nơi ở mới. Qua điều tra và phân tích các phương án trên chúng tôi lựa chọn phương án 2 vì nguyện vọng của đa số nhân dân là được tái định cư ngay tại phường/xã (để gắn bó với phần đất nông nghiệp còn lại). - Dự án áp dụng phương án tái định cư tại chỗ với các điểm tái định cư đã được UBND tỉnh phê duyệt cụ thể: xã Thạch Long 16.732m2, Hộ Độ 36.426m2, Thạch Khê có 2 vị trí: vị trí 1 là 13.659m2, vị trí 2 là 32.784m2, Thạch Đỉnh có 3 vị trí: vị trí 1 là 22.622m2 (tại xóm 8), vị trí 2 là 12.894m2 (xóm 3), vị trí 3 là 11.334m2(xóm 11). 1.4.5. Kinh phí thực hiện dự án: Tổng mức đầu tư: Tổng kinh phí thực hiện dự án là 524.331.897.421 đồng, trong đó: Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 344.818.238.109 đồng, trong đó: Giá trị xây lắp sau thuế: 279.205.132.021 đồng Chi phí QLDA và chi phí khác: 17.529.256.523 đồng Đền bù giải toả : 16.736.737.010 đồng Dự phòng phí: 31.347.112.555 đồng Tổng mức đầu tư giai đoạn 2: 179.513.659.312 đồng, trong đó: Giá trị xây lắp sau thuế: 133.455.229.208 đồng Chi phí QLDA và chi phí khác: 8.864.100.990 đồng Đền bù giải toả : 20.874.905.540 đồng Dự phòng phí: 16.319.423.574 đồng Nguồn vốn: Ngân sách hàng năm của địa phương có sự hỗ trợ của TW. 1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án Lập và duyệt dự án ĐTXDCT: 8/2005 - 06/2006 * Giai đoạn 1: Thiết kế kỹ thuật và BVTC: 07/2006 – 09/2006 Khởi công: 10/2006; Hoàn thành: 10/2008 *Giai đoạn 2: Thiết kế kỹ thuật và BVTC: 07/2008 – 10/2008 Khởi công: 10/2008; Hoàn thành : 12/2009 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ Xà HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Vị trí địa lý: Tuyến đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh có điểm đầu Km0+00 giao với Quốc lộ 1A tại Km504+400, thuộc địa phận xã Thạch Long huyện Thạch Hà (trùng với điểm đầu của dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh) và điểm cuối Km25+118 giao với Quốc lộ 1A tại Km517+950 thuộc xã Cẩm Vịnh huyện Cẩm Xuyên (trùng với điểm cuối của dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh). Tổng chiều dài tuyến đường là: L=25,118km 2.1.2 Địa hình địa mạo: Hiện khu vực tuyến đi qua không có đường cũ, địa hình khu vực tuyến đi qua vùng tương đối bằng phẳng, mạng lưới hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc thi công dễ dàng thuận lợi. Tuyến nằm phía Đông thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh), chủ yếu đi qua ruộng lúa, ruộng muối, đất của dân đang canh tác, vùng sình lầy và cắt qua một số khu dân cư tại xã Thạch Long, Thạch Sơn, Hộ Độ, Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Thăng, Cẩm Bình và Cẩm Vịnh. Tuyến cắt qua 2 sông lớn là sông Nghèn và sông Cửa Sót và nhiều kênh mương thuỷ lợi khác. Cao trình trung bình toàn tuyến khoảng 1,0m - 2,00m so với mực nước biển. - Từ Km22+400 - Km25+250 phạm vi đất chiếm dụng của tuyến ảnh hưởng đến các mộ đất ở xã Cẩm Bình và xã Cẩm Vịnh. - Từ Km14+100 - Km17+700 tuyến bên phải cách kênh N9 khoảng 20m. - Khu vực khảo sát chủ yếu qua vùng dân cư, ruộng lúa, ruộng lúa, đầm lầy. Qúa trình thành tạo địa tầng chủ yếu là sự lắng đọng trầm tích, tàn tích, địa tầng chủ yếu là: sét pha dẻo cứng, bùn sét pha, cát hạt mịn, cát hạt nhỏ, ẻo chảy, sét dẻo mềm - nửa cứng, cát hạt nhỏ - hạt thô, đá bột kết. - Mực nước lũ cao hơn mặt đất tự nhiên trung bình 0,8-1,0m. 2.1.3 Địa chất: Khu vực khảo sát công trình có mực nước ngầm xuất hiện khá nông, mực nước ngầm chủ yếu phụ thuộc theo tầng mùa và lưu lượng nước triều cường và nước trên các con sông, độ sâu mực nước ngầm ổn định từ -0,50m đến 9,00m so với mặt đất tự nhiên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực địa, khoan khảo sát địa tầng, số liệu thí nghiệm các mẫu đất, tham khảo các tài liệu và số liệu về các lĩnh vực liên quan, các vết lộ tự nhiên và nhân tạo, địa tầng khu vực khảo sát tuyến phân bố như sau: Đoạn từ Km0+00 – Km12+657 (tỉnh lộ 3) - Lớp 1: Sét pha màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng. Phân bố tại LKT0 (Km0+280, bề dày lớp là 3,00m. Khả năng chịu tải của lớp trung bình. Cường độ chịu tải qui ước: R =1,40 kg/cm2. - Lớp 2: Cát hạt nhỏ, màu xám đen, kết cấu chặt vừa. Phân bố tại LKT6 (Km6+950), LKT8 (Km8+821,36), bề dày lớp biến đổi từ 4,00m - 6,20m. Khả năng chịu tải của lớp khá. Cường độ chịu tải qui ước: R =2,00 kg/cm2. - Lớp 3: Bùn sét pha màu xám đen, trạng thái chảy. Phân bố tại LKT0 (Km0+280), LKT1 (Km1+317,25), LKT3 (Km3+50), LKT11 (Km10+85,59), LKT12 (Km11+700), bề dày lớp biến đổi từ 3,00m - 6,20m. Khả năng chịu tải của lớp yếu. Cường độ chịu tải qui ước: R <1,00 kg/cm2. - Lớp 4: Cát hạt mịn, màu xám đen, kết cấu chặt vừa. Phân bố tại LKT2 (Km2+303,7), LKT4 (Km4+903), LKT5 (Km5+980), LKT8 (Km8+821,36), LKT9 (Km9+00), LKT10 (Km9+965,39), LKTCDA (Km12+500), bề dày lớp biến đổi từ 2,30m - 6,20m. Khả năng chịu tải của lớp trung bình. Cường độ chịu tải qui ước R=1,50 kg/cm2. Đoạn từ Km12+657 – Km25+118 : được chia thành 2 đoạn: Đoạn từ Km12+657 – Km21+00 - Lớp 1: Đất san lấp mặt bằng và đất canh tác trồng cây ăn quả,... lẫn vật liệu vụn xây dựng và chất thải sinh hoạt. Kết cấu rời, xốp. Lớp này có bề dày mỏng. - Lớp 2: Cát hạt nhỏ màu nâu vàng, xám vàng đến độ sâu 2,2m trở xuống có màu xám đến xám xẫm, trạng thái xốp, áp lực tính toán Rtc= 0,83 KG/cm2, Môdun tổng biến dạng E= 81,1 KG/cm2. Lớp này có chiều dày từ 3,4-3,7m. - Lớp 3: Cát hạt mịn chứa bụi màu xám đen đến đen. Trong thành phần còn chứa vảy nhỏ Mica và mảnh vỡ sò hến. Xuống đáy lớp lượng vỏ sò hến dày đặc và lớp kẹp bùn sét pha dày 0,2-0,4m, trạng thái chặt, áp lực tính toán Rtc= 0,85 KG/cm2, Môdun tổng biến dạng E= 106,7 KG/cm2. Lớp này có chiều dày từ 5-5,3m. - Lớp 4: Cát hạt nhỏ màu xám, xám xẫm, xám ghi, trạng thái chặt, áp lực tính toán Rtc= 0,90 Kg/cm2, Môdun tổng biến dạng E= 96,6 KG/cm2. Lớp này có chiều dày từ 4,1-5m. - Lớp 5: Sét màu xám đen đến đen. Trong thành phần còn chứa những ổ, thấu kính nhỏ sét pha và vỏ sò hến, kết cấu mềm yếu, trạng thái dẻo chảy đến chảy, áp lực tính toán Rtc= 0,52 KG/cm2, Môdun tổng biến dạng E= 19,1 KG/cm2. Lớp này có chiều dày 1-1,8m. Đoạn từ Km21+657 – Km25+118 - Lớp 1: Đất san lấp mặt bằng và đất canh tác trồng cây ăn quả,.. lẫn vật liệu vụn xây dựng và chất thải sinh hoạt, kết cấu rời, xốp. Lớp này có bề dày mỏng. - Lớp 2: Sét pha ở trạng thái dẻo mềm có chiều dày từ 1,5-1,7m. - Lớp 3: Sét cát màu nâu đen lẫn vỏ sò có trạng thái từ dẻo chảy đến chảy và bùn. Lớp có diện phân bố khá rộng trên đoạn tuyến và gặp ở hầu hết các lỗ khoan khảo sát, chiều dày lớp từ 1,9 – 2,5m. - Lớp 4: Lớp dưới là cát hạt nhỏ, hạt mịn lẫn bột sét, trạng thái chặt vừa. Đây cũng là trầm tích Aluvi được nước mặt vận chuyển từ nơi khác đến. Khả năng chịu lực lớp này trung bình. Nền đường, móng cống có thể đặt trực tiếp trên tầng địa chất này 2.1.4 Điều kiện về khí tượng, thủy văn Tỉnh Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc. Như vậy, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt và được chia làm hai mùa rõ rệt, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô. Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500mm đến 2650mm. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ người lao động. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân từ 25,5 – 33oC. Các đặc trưng nhiệt độ không khí như sau: Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,2 oC. Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất 28,1 oC. Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất 20,4 oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 30,0 oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 17,2 oC. Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1519, 1 giờ. Số giờ nắng cao nhất ghi nhận được trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 (bình quân 7,5 giờ/ngày). Số giờ nắng thấp nhất ghi nhận được trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 (bình quân 3, 8 giờ/ngày). Chế độ mưa: Chế độ mưa cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất - nơi mà nước mưa sau khi rơi sẽ chảy qua. Chất lượng nước mưa tuỳ thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực. Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm. Tổng lượng mưa trung bình năm 1650mm. Tổng lượng mưa cực đại 2120mm, cực tiểu là 970mm. Lượng mưa các tháng trong năm biến đổi từ 7,3mm (tháng 1) đến 477,3mm (tháng 8). Từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa trung bình biến đổi từ 29,9mm – 477, 3mm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tháng từ 7,3mm – 29,9mm. + Số ngày mưa năm khoảng 157 ngày. Lượng mưa ngày lớn nhất 598mm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ít mưa, khô hạn. Tháng 5 mưa tiểu mạn, trung bình khoảng 150mm. Tháng 6, 7 khô, nóng, tháng 8, 9, 10 mưa bão nhiều, lượng mưa chiếm 45 – 60% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 760 mm. + Thường các tháng mùa hè (tháng 5, 6, 7, 8) lượng bốc hơi cao chiếm 48 – 55% lượng bốc hơi của cả năm. Chế độ gió: Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Vận tốc gió trung bình năm 3,2m/s. Hiện tượng bão nhiệt đới: Bão nhiệt đới hết sức nguy hiểm với khả năng gây sóng to, lũ lớn ở nguồn và nước dâng ở biển. Trong vòng 70 năm có 80 cơn bão đổ bộ vào khu vực Miền Trung, hướng chủ yếu là hướng Đông - Tây và Đông Nam – Tây Bắc. ở Hà Tĩnh, bão lụt thường xảy ra vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài (việc đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến đường này sẽ giảm bớt được ngập úng và lũ lụt kéo dài). Độ ẩm không khí tương đối: Độ ẩm không khí cũng là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ người lao động. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm 84%. Độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 76,4% (vào tháng VI). (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, tháng 6/2007) 2.1.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Hiện trạng môi trường không khí: Để có cơ sở so sánh và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động thi công đến môi trường không khí trên tuyến đường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và quan trắc điều kiện vi khí hậu, môi trường không khí – tiếng ồn tại 8 điểm trên tuyến đường thực hiện dự án.  Thời gian khảo sát và quan trắc tiến hành từ 8h30 đến 16h30 ngày 29/6/2008 đến 01/7/2008. Kết quả quan trắc môi trường không khí cho thấy hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam 5937 - 2005 quy định về chất lượng không khí – tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Kết quả quan trắc mức ồn tương đương tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5949:1998 về tiếng ồn khu vực công cộng và khu dân cư – Mức ồn tối đa cho phép. Kết quả khảo sát, đo đạc cho thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí - tiếng ồn TT ChØ tiªu ®o §VT Kết quả K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 1 CO mg/m3 28 14 13,5 12 11,3 12,4 11,3 25,7 2 NO2 mg/m3 0,15 0,09 0,11 0,12 0,07 0,10 0,12 0,13 3 SO2 mg/m3 0.25 0,12 0,15 0,17 0,20 0,18 0,10 0,22 4 Hµm l­îng bôi mg/m3 0,28 0,12 0,18 0,15 0,13 0,11 0,17 0,29 5 §é ån dBA 59,2 57,6 58,1 58,6 57,8 57,2 58,7 58,3 Ghi chú: Ngày đo: 29-01/7/2008, thời gian đo: 8h30 - 16h30, hướng gió ĐB. Vị trí đo: + K1: Phía Tây Nam xã Thạch Long (Giáp Quốc lộ 1A) + K2: Điểm giao cắt Thạch Long – Đò Điệm + K3: Điểm giao cắt với tỉnh lộ 9 (Km4+788,81). + K4: Nút giao Tỉnh lộ 3 (Km12+625,1) + K5: Nút giao đường 22/12 (km6+692,03) + K6: Nút giao tỉnh lộ 17 (Km17+874,29) + K7: Nút đường giao đi Đò Hà (Km23+25,30). + K8: Giao với QL1A tại xã Cẩm Vịnh (trùng với đoạn tránh thành phố). Hiện trạng môi trường nước Đồng thời với việc quan trắc hiện trạng môi trường không khí, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường nước mặt tại 05 điểm trên toàn bộ tuyến đường dự án. Kết quả quan trắc thu được (Bảng 2.2) cho thấy các thông số TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD và Coliform của các mẫu hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam 5942: 1995 loại B. Bảng 2.2. Kết quả quan trắc môi trường nước khu vực dự án Thông số Vị trí quan trắc Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l) TSS (mg/l) COD (mg/l) Coliform (MPN/ 1001ml) W1 27,1 6.9 5.6 100 25,7 28 x103 W2 27,3 7.3 5.9 60,5 55,3 35 x103 W3 27,6 7.1 6.1 113,4 23 28 x103 W4 27,9 6.8 5.9 68,4 45,7 31 x103 W5 27,5 6,5 6,0 80,4 35,5 15x102 TCVN 5942: 1995 (Cột B) - 5,5 - 9 ≥ 2 80 < 35 10 x 103 Chú thích: Vị trí quan trắc Điểm W1: Mẫu nước mặt lấy tại điểm đầu tuyến đường (xã Thạch Long) Điểm W2: Mẫu nước mặt lấy tại sông Nghèn đoạn qua xã Thạch Sơn Điểm W3: Mẫu nước mặt lấy tại sông Cửa Sót Điểm W4: Mẫu nước mặt lấy tại Kênh N9 xã Thạch Thắng Điểm W5: Điểm cuối tuyến tại xã Cẩm Vịnh. 2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, Xà HỘI 2.2.1. Dân cư – lao động Dân số tỉnh Hà Tĩnh là 1.288.513 người, mật độ 214 người /km2 (Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2006) chủ yếu là người Kinh. Các số liệu về dân cư, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua được trình bày trong các bảng sau: Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số Năm  Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) Toàn tỉnh 2000 16.20 5.18 11.02 2001 15.40 5.22 10.18 2002 14.80 5.22 9.58 2003 14.30 5.39 8.91 2004 13.80 5.31 8.49 Sơ bộ 2005 13.29 5.51 7.78 Khu vực thành thị 2000 12.52 4.07 8.45 2001 12.04 4.34 7.70 2002 11.58 4.45 7.13 2003 13.29 4.85 8.44 2004 13.05 4.63 8.42 2005 14.39 4.79 9.60 Khu vực nông thôn 2000 16.27 5.30 10.97 2001 14.35 5.35 9.00 2002 14.25 5.30 8.95 2003 13.55 5.45 8.10 2004 13.32 5.15 8.17 2005 13.18 5.61 7.57 Bảng 2.4. Lao động bình quân khu vực NN theo ngành kinh tế (đến 12/01/2007) Đơn vị tính: Người Nghề nghiệp TW quản lý Địa phương quản lý 2004 Sơ bộ 2005 2004 Sơ bộ 2005 Tổng số 6998 7085 41031 44063 Nông nghiệp và lâm nghiệp 857 865 2187 2119 Thuỷ sản - - 30 30 Công nghiệp KT mỏ - - 2497 2716 Công nghiệp chế biến 374 340 1212 1102 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 797 810 170 183 Xây dựng 675 687 868 877 Thương nghiệp; sữa chữa xe có động cơ; mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân 416 431 1248 1646 Khách sạn và nhà hàng - - 182 162 Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 1368 1395 273 277 Tài chính, tín dụng 793 802 30 31 Hoạt động KHCN - - 124 117 Các hoạt động liên quan đến KD tài sản và dịch vụ tư vấn 36 40 274 194 Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 1682 1715 4678 6224 Giáo dục và đào tạo - - 20839 20970 Y tế, cứu trợ xã hội - - 3864 3930 Hoạt động văn hoá, thể thao - - 537 587 Đảng, đoàn thể và hiệp hội - - 1896 2801 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng - - 122 97 Bảng 2.5: Dân số và phân bố dân cư (tính đến ngày 12/01/2007) ĐVT: Người Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số 1.286.655 141.221 1.145.434 1.289.058 142.487 1.146.571 Thị xã Hà Tĩnh 78.948 40.535 38.413 77.778 39.071 38.707 Thị xã Hồng Lĩnh 35.866 14.626 21.240 36.631 16.472 20.159 Huyện Hương Sơn 125.799 12.844 112.955 125.330 12.686 112.644 Huyện Đức Thọ 117.630 7.598 110.032 117.463 7.594 109.869 Huyện Vũ Quang 33.590 2.326 31.264 33.419 2.643 30.776 Huyện Nghi Xuân 99.478 11.185 88.293 99.765 11.579 88.186 Huyện Can Lộc 181.241 12.484 168.757 181.542 12.516 169.026 Huyện Hương Khê 106.410 7.793 98.617 106.557 7.778 98.779 Huyện Thạch Hà 182.780 8.763 174.017 183.364 8.788 174.576 Huyện Cẩm xuyên 154.562 12.879 141.683 155.425 13.084 142.341 Huyện Kỳ Anh 170.351 10.188 160.163 171.784 10.276 161.508 Hà Tĩnh có 01 thành phố (thành phố Hà Tĩnh), 01 thị xã (thị xã Hồng Lĩnh) và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi) với 259 xã, phường và thị trấn. 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8A, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan... Kết quả và kế hoạch thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội nêu trong bảng 2.6. Bảng 2.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế năm 2006, kế hoạch 2007 TT Mục tiêu Đơn vị 2005 2006 2006/2005 KH 2007 1 Tổng GDP giá hiện hành tỷ đồng 5.799,8 6.450 111,21 7.186 Cơ cấu: % 100 100 CN-XD % 22,44 22,99 23,36 N-L-Ngư nghiệp % 43,13 43,85 42,37 Dịch vụ % 34,42 33,16 34,27 GDP đầu người triệu đồng 4,648 5,11 109,9 5,42 2 Tổng GDP giá so sánh tỷ đồng 4.063,50 4.451,80 109,56 4.919,24 - Công nghiệp, xây dựng tỷ đồng 821,2 1.009,90 122,98 1.245 - Nông, lâm, ngư nghiệp tỷ đồng 1.658,80 1.697,46 102,33 1.740 - Dịch vụ tỷ đồng 1.583,5 1.744,44 110,16 1.934 Tốc độ tăng trưởng % 8,9 9,5 10,5 - Công nghiệp, xây dựng % 23,17 22,98 23,3 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 1,61 2,33 2,48 - Dịch vụ % 10,57 10,16 10,89 3 Sản lượng lương thực vạn tấn 48,6 49,6 102,06 51 Bình quân đầu người Kg 377,6 377,1 99,87 392,2 4 Tốc độ tăng giá trị SX CN -XD % 22,5 23 23,8 5 Tổng kim ngạch XK triệu USD 40,4 47,5 102,22 55 6 Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng - Thu nội địa tỷ đồng 460 505 109,78 570 - Thu từ hoạt động XNK tỷ đồng 50 31,5 63,00 36 7 Mức giảm tỷ lệ sinh thô % 0,038 0,04 0,04 8 Tỷ lệ tăng dân số % 0,88 0,8 0,8 9 Quy mô dân số 1000 người 1.289 1.288 1.289 10 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % 27,5 23,44 22,24 11 Tỷ lệ hộ đói nghèo % 38,61 35,2 32,7 12 Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ % 40 27,5 40 13 Số gia đình văn hoá Gia đình 258.450 262.277 101,48 280.000 14 Thêm số làng, bản, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá Đơn vị 140 170 121,43 180 15 Lao động được giải quyết việc làm người 30.150 30.080 99,77 30.000 16 Số lao động đào tạo người 25.000 25.000 25.000 Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khoá XV Tỉnh Hà Tĩnh có cơ cấu kinh tế như sau: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 42,5%; Công nghiệp, xây dựng: 21,5% ; Dịch vụ: 36% GDP/người: 4.579.000 VND/năm (2005) Tốc độ tăng trưởng GDP: trung bình 8% trong 5 năm (2000-2005). Các ngành nghề chính như sau: Nông nghiệp: Trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.. Thủy sản: Đánh bắt và nuôi trồng cá, tôm, muối. Công nghiệp: Tương lai có triển vọng lớn về công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu kinh tế Vũng áng, nhiệt điện Dịch vụ và du lịch: tham quan các di tích và danh thắng nổi tiếng. Tỉnh đang đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhanh chóng đưa tỉnh Hà Tĩnh ra khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển và trở thành tỉnh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khá trong khu vực. Tỉnh có chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển về nông nghiệp tương đối toàn diện, ngoài các loại cây lượng thực chính, Hà Tĩnh còn trồng một số loại cây phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, phát triển đàn gia súc đảm bảo nguồn lương thực cho toàn tỉnh. 2.2.2. Tình hình xã hội Về giáo dục – đào tạo: Thực hiện tốt chương trình củng cố hoá trường học. Củng cố các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh (thành lập Trường Đại học Hà Tĩnh trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh…); nâng cấp các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề trọng điểm để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thợ lành nghề. Chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu thực tế của tỉnh nhằm giải quyết lao động thủ công, thợ lành nghề, công nhân, lao động xuất khẩu hoặc làm việc tại các KCN, Khu TTCN, khu kinh tế trọng điểm. Năm 2006, tỉnh đã giải quyết được 30.080 lao động và đào tạo được 25.000 lao động. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Về y tế: Xã hội hoá các hoạt động y tế. Phát triển nhanh các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập. Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường công tác y tế dự phòng, giảm thiểu tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, dẫn đầu cả nước về việc điều trị bệnh xơ hoá cơ delta cho trẻ em dưới 15 tuổi, môi trường sống được bảo vệ và chống ô nhiễm. Phấn đấu 100% số xã có bác sĩ, 100% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo bác sỹ cho ngành y tế, đến năm 2010 có số giường bệnh 16 giường /10.000 dân, đạt tỷ lệ 5, 8 bác sỹ/vạn dân. Về đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên người dân ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách về đời sống giữa đồng bằng và miền núi, giữa các tầng lớp trong dân cư còn lớn. Phần lớn người dân trong tỉnh sống bằng nghề làm ruộng, trồng rừng, chăn nuôi… Tỉnh đang phấn đấu hàng năm tạo thêm 3 – 3, 5 vạn chỗ làm việc, tổ chức đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề bằng nhiều hình thức cho 3, 5 – 4 vạn người. Chú trọng đào tạo lao động kỹ thuật cho các công trình trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu vực nông thôn miền núi và con em các gia đình chính sách. Thực hiện Chương trình Quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn và các xã nghèo. Các khu di tích lịch sử và văn hóa: Hà Tĩnh có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với các địa điểm sau: Bãi biển Thiên Cầm, Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương tích núi Hồng, Khu du lịch biển Xuân Thành, Khu du lịch biển Chân Tiên, Khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ, Du lịch thành phố Hà Tĩnh, Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du, Khu lưu niệm đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Khu du lịch sinh thái Sơn Kim. Hà Tĩnh là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú. 2.3 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: 2.3.1 Tài nguyên đất: Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,7 km²; trong đó tổng diện tích đất là 605.574 ha gồm: + Đất ở: 6.799 ha + Đất nông nghiệp: 98.171 ha + Đất lâm nghiệp: 240.529 ha + Đất chuyên dùng: 45.672 ha + Đất chưa sử dụng: 214.403 ha Tỉnh Hà Tĩnh có 9 nhóm đất, trong đó nhóm đất mặn có diện tích 4432 ha, chiếm 0,73 % diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ven theo các cửa sông của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập và tích luỹ trong đất, theo 2 con đường hoặc do mặn tràn, hoặc ngầm theo mạch ngang trong đất. 2.3.2 Tài nguyên nước: - Sông, hồ: Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Sông lớn nhất là sông La, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Ngàn Mọi. Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³; với 266 hồ chứa (hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu...) có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m³, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s. Với điều kiện đó hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha /vụ (chưa kể trên 1 vạn ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân). Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: + Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. + Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. + Hệ thống cửa sông, cửa lạch ven biển: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt còn hạn chế do bị khô cạn ở vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu. Nguồn nước dưới đất: Tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng qua các số liệu đã thu thập được cho thấy mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng mưa trong năm. Thông thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước dưới đất nông, miền trung du và miền núi thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng. - Biển, bờ biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình ... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng cửa sông tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn /năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn /năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu... - Hải đảo: Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa Nhượng có hòn én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ 2km); ở Nam Kỳ Anh cách bờ biển 4km có hòn Sơn Dương độ cao 123m, xa hơn phía Đông có hòn Chim nhấp nhô trên mặt nước là những vị trí có tiềm năng du lịch trong tương lai. 2.3.3 Tài nguyên động thực vật: Tỉnh Hà Tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói mòn. Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 100 họ và trên 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơ-mu và các loại động vật quý hiếm như: voi, hổ, báo, vượn đen, sao la. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG Nguồn gốc những tác động đến môi trường của dự án được chia thành 2 loại: nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải, nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải và theo từng giai đoạn của dự án: giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và khai thác tuyến đường. 3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Giai đoạn giải phóng mặt bằng Nguồn phát sinh chất thải rắn: Trong quá trình giải phóng mặt bằng chủ yếu phát sinh chất thải rắn từ việc phá dỡ các công trình nhà cửa, vật kiến trúc 2 bên hành lang đường, chặt cây, bóc lớp phủ thực bì. Lượng chất thải này ước tính khoảng 1500 m3. Nguồn phát sinh chất thải lỏng: Quá trình giải phóng mặt bằng nói chung hầu như không làm phát sinh nước thải. Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn: Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ phát sinh bụi chủ yếu từ việc phá dỡ các công trình nhà cửa, vật kiến trúc, chặt bỏ cây cối. Ngoài ra, sẽ có một lượng xe máy (máy ủi, xe vận tải....) tham gia quá trình giải phóng mặt bằng. Những phương tiện này khi hoạt động trong khu vực làm phát sinh tiếng ồn, bụi và khói thải có chứa các chất gây ô nhiễm như: COx, SO2, NOx, CmHn,... Giai đoạn thi công xây dựng Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này bao gồm: + Chất thải rắn xây dựng phát sinh (như gạch vỡ, vôi vữa phế thải, bao bì đựng vật liệu, cọc chống, ván cốp pha gãy nát, các dụng cụ thi công hỏng hóc,...). Khối lượng chất thải rắn này phát sinh không nhiều, được thu gom ngay sau mỗi ca thi công để đảm bảo vệ sinh công trường. + Rác thải sinh hoạt của công nhân thi công phát sinh tại khu vực lán trại. Khối lượng rác thải sinh hoạt tính bình quân cho một người ở Việt Nam khoảng 0,35 - 0,8 kg/người /ngày-đêm (Theo Quản lý chất thải rắn - NXB Xây dựng). Theo dự tính, bình quân mỗi ngày sẽ có khoảng 50 người làm việc trên công trường. Như vậy khối lượng rác sinh hoạt do lực lượng cán bộ, công nhân làm việc thải ra tối đa tính cho một ngày là: 50 người x 0,6 kg/người /ngày - đêm = 30 kg/ngày. Nguồn phát sinh chất thải lỏng: Trong giai đoạn này chất thải lỏng phát sinh chỉ có nước thải sinh hoạt. Với giả thiết lượng nước tiêu thụ tối đa cho một người là 100 l /ngày và số lượng dự kiến 50 người thì ước tính lượng nước thải sinh hoạt của toàn công trường khoảng 3 - 4 m3/ngày. Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, mỗi ngày, mỗi người thải ra một lượng chất thải: BOD5: 45 - 54 g/ngày COD: 75 - 102 g/ngày TSS: 70 - 102 g/ngày Dầu, mỡ: 10 - 30 g/ngày Tổng N : 6 - 12 g/ngày NH3: 6 - 12 g/ngày Tổng P: 0,8 - 4 g/ngày Như vậy, với tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải như đã nêu ở trên và với 50 người thì hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tương đối lớn và có thể là nguồn gây tác động đáng kể đến môi trường nước. Nguồn phát sinh bụi, khí thải: Đây là nguồn gây tác động đáng quan tâm nhất trong quá trình thi công xây dựng công trình. Hoạt động thi công phát sinh bụi và khí thải từ các nguồn sau: Bụi phát sinh ra từ quá trình đào đắp đất, san ủi mặt bằng nền đường, bốc dỡ vật liệu xây dựng (bụi xi măng...). Bụi và khói chứa các khí độc (COx, SO2, NOx, CmHn,...) phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông. Khí độc phát sinh từ quá trình rải nhựa đường (do quá trình đun nấu nhựa) và thảm bê tông nhựa. Trong khuôn khổ báo cáo, chúng tôi tính toán định lượng bụi và khí thải phát sinh từ quá trình bốc xúc, vận chuyển và đổ đất như sau: Để đảm bảo thi công tuyến đường đúng theo tiêu chuẩn thiết kế cần đào khoảng 1.173.452 m3 đất cát các loại (gồm cả 2 giai đoạn). Ước tính mỗi ngày khối lượng đất xúc bốc và vận chuyển được là 400 m3 (tương đương 40 chuyến xe). Theo kỹ thuật đánh giá nhanh của Tổ chức WHO (Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution) là 4 kg bụi /km/ xe khi vận chuyển và ở khâu xúc bốc là 0,3 - 0,8 kg/m3 đất được bốc, thì lượng bụi phát sinh do xúc bốc và vận chuyển khối lượng đất nói trên được tính như sau: Khối lượng bụi phát sinh từ khâu xúc bốc trong 1 ngày: Lượng bụi = thể tích đất bốc trong 1 ngày x lượng bụi do bốc 1m3 đất = 400 m3 x 0,3 kg/m3 = 120 kg/ngày. Khối lượng bụi phát sinh từ khâu vận chuyển trong 1 ngày là: Lượng bụi = 40 chuyến xe x 4 kg /chuyến xe x 2 km = 320 kg/ngày. Khối lượng bụi phát sinh từ khâu đổ đất trong 1 ngày: lượng bụi phát sinh khâu đổ đất có thể đánh giá tương đương với lượng bụi phát sinh trong khâu xúc bốc, tức là 120 kg /ngày. Khí ô nhiễm từ các phương tiện vận tải, phương tiện thi công tính theo định mức cho xe chạy bằng dầu diezel. Việc tính toán nồng độ khí ô nhiễm từ các phương tiện vận tải và thi công (Theo tài liệu Địa chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) như sau: Định mức tiêu hao nhiên liệu trong 1 ca (7 giờ): Ô tô: 6, 6 lít/giờ x 7 giờ x 1,5 (hệ số xe cũ) x 0,9 = 62,37 kg/ca/chiếc. Xe gàu xúc: 10 lít /giờ x 7 giờ x 1,5 x 0,9 = 94,5 kg/ca/chiếc. Máy ủi T -100M và Komasu: 7 lít /giờ x7 giờ x1,5 x0,9= 66,15 kg/ca/chiếc Máy ủi D7: 11 lít /giờ x 7 giờ x 1,5 x 0,9 = 103,95 kg/ca/chiếc. Xe ủi C -130: 7 lít /giờ x 7 giờ x 1,5 x 0,9 = 66,15 kg/ca/chiếc. Tải lượng ô nhiễm theo định mức (g/kg nhiên liệu): NO, NO2 = 20 ; CO = 200 ; SO2 = 5 ; CnHm = 25 ; Muội than = 5. Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công nêu ở bảng 3.1. Bảng 3.1 Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công Phương tiện Nhiên liệu tiêu hao (kg/ca) Tải lượng chất ô nhiễm (g/ca) NOx CO SO2 CnHm Muội than Ô tô 62,37 1247,4 1427,4 311,85 1584,25 311,85 Xe gàu xúc 94,5 1890 18900 472,5 2362,5 472,5 Máy ủi Komasu 66,15 1323 13230 330,75 1668,75 330,75 Máy ủi D7 104 2080 20800 520 2600 520 Xe ủi C - 130 66 1320 13200 330 1650 330 (Nguồn: Địa chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Giai đoạn vận hành công trình Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh dọc tuyến đường do nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương (Tại các hàng quán dọc tuyến đường, và sinh hoạt của người dân,...) và khách qua lại (các loại bao bì, túi nilong, đồ gói thức ăn, thức ăn thừa,...). Nguồn phát sinh chất thải lỏng Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng chú ý sau khi công trình đưa vào sử dụng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông, bảo dưỡng đường định kỳ. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung Khi công trình đi vào vận hành, lưu lượng xe tham gia giao thông sẽ tăng so với hiện nay. Các phương tiện giao thông sẽ thải ra bụi đất, khí độc như NOx, SOx, COx, CmHn hơi xăng dầu, bụi cao su (do sự bào mòn giữa lốp xe và mặt đường). Ngoài ra khí thải còn phát sinh từ quá trình phân huỷ rác thải trên đường phố, rác thải sinh hoạt và từ các cống, mương thoát nước của các khu dân cư trong vùng. 3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: Nước mưa chảy tràn: Do quá trình thi công sẽ diễn ra liên tục cho nên khi có mưa bão xảy ra, nước mưa chảy tràn sẽ rửa trôi bùn đất đổ vào vực nước một số sông và hệ thống rãnh thoát nước, mương thủy lợi tại các đoạn canh tác nông nghiệp trên tuyến đường. Nước mưa chảy tràn cũng là nguồn gây ra các sự cố sạt lở, ngập úng cục bộ nếu không làm tốt công tác xây dựng hệ thống thoát nước. Tiếng ồn và rung động Nguồn gây ồn và rung động phát sinh từ việc bốc dỡ các vật liệu xây dựng và của các phương tiện thi công trên công trường (xe vận tải, máy đào, ủi, máy trộn bê tông, máy nổ, máy bơm, máy đóng cọc, xe lu...). Tiếng ồn đặc trưng bởi độ lớn của mức áp suất âm thanh. Sau đây (Bảng 3.2) là mức áp suất âm thanh LpA của một số nguồn ồn thường gặp. Bảng 3.2. Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m 01 Máy ủi 93,0 02 Máy khoan đá 87,0 03 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 - 74,0 04 Máy xúc gầu trước 72,0 - 84,0 05 Gầu ngược 72,0 - 93,0 06 Máy kéo 77,0 - 96,0 07 Máy cạp đất 80,0 - 93,0 09 Máy lát đường 87,0 - 88,5 10 Xe tải 82,0 - 94,0 11 Máy trộn bê tông 75,0 - 88,0 12 Bơm bê tông 80,0 - 83,0 13 Máy đập bê tông 85,0 14 Cần trục di động 76,0 - 87,0 15 Máy phát điện 72,0 - 82,5 16 Máy nén 75,0 - 87,0 17 Búa chèn và máy khoan đá 81,0 - 98,0 18 Máy đóng cọc 95,0 - 106,0 (Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải) Các nguồn gây ồn trong giai đoạn xây dựng có thể coi như thuộc loại nguồn điểm. Theo tính toán mức độ lan truyền tiếng ồn, mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn (D) được xác định như sau: L = 20log (D0/D)1+a. Trong đó: a là hệ số trạng thái địa hình (a= 0 đối với địa hình bằng phẳng, không có cây và vật chướng ngại); D0 là khoảng cách đặc trưng từ nguồn đến điểm đo. Kết quả tính toán và thực tế khảo sát các khu vực tương tự cho thấy loại nguồn ồn này có độ ồn giảm đi khoảng 10 dBA cho mỗi lần tăng gấp đôi khoảng cách đến nguồn. (Giả sử ở khoảng cách D0=5 m mức ồn đo được là 100 dBA thì ở khoảng cách D =10m mức ồn là 90dBA và ở khoảng cách D =20 m mức ồn đo được là 80 dBA). 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra: Tính rủi ro về sự cố môi trường gây ra bởi dự án bao gồm các yếu tố sau: Sự cố do cháy nổ. Sự cố ngập úng gây hại đến hoa màu và cây trồng của dân. Sự cố lao động xảy ra do hoạt động thi công. - Sự cố giao thông do hoạt động của các phương tiện và người tham gia giao thông trên tuyến đường (tai nạn giao thông). Sự cố do thời tiết, dòng chảy. 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG Đối tượng và quy mô bị tác động trong các giai đoạn thực hiện dự án nêu trong các bảng từ 3.3 - 3.5. Bảng 3.3: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động 1 Các hộ dân cư Gồm 115 hộ dân 2 Đất ruộng vườn và hoa màu trên đất Khoảng 506.604 m2 3 Nhà cấp 4 của dân 4.420m2 3 Công trình công cộng 11 trụ điện hạ thế, 6 trụ điện thoại và 35 cột điện sinh hoạt Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công công trình TT Đối tượng bị tác động Quy mô tác động 1 Môi trường đất, nước - Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước dọc theo tuyến đường thực hiện dự án. - Dân cư dọc theo tuyến đường thực hiện dự án. - Công nhân trực tiếp thi công trên công trường. 2 Môi trường không khí - Công nhân trực tiếp thi công trên công trường. - Khu dân cư dọc theo tuyến đường thực hiện DA. - Hệ sinh thái trên cạn khu vực dự án. 3 Tiếng ồn - Công nhân trực tiếp thi công trên công trường. - Dân cư gần hành lang tuyến đường (khoảng 1000 hộ), tuy nhiên thời gian chịu ảnh hưởng của tiếng ồn là không lớn (khoảng 3-5 ngày). 4 Các vấn đề về xã hội Ảnh hưởng đến các vấn đề về kinh tế – xã hội của các xã có tuyến đường đi qua nói riêng và ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói chung Bảng 3.5: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tácđộng 1 Môi trường không khí - Các loại khói thải từ động cơ của các loại phương tiện tham gia giao thông ảnh hưởng đến khu dân cư, các công trình, trụ sở, cơ quan xí nghiệp dọc theo tuyến đường thực hiện dự án. 2 Môi trường nước mặt - Hoạt động dân sinh của dân cư dọc theo tuyến đường thực hiện dự án. - Hệ sinh thái dọc theo tuyến đường 3 Văn hóa, trật tự an toàn xã hội - Dân cư ở dọc theo tuyến đường thực hiện dự án nói riêng và khu vực các xã mà tuyến đường đi qua nói chung. 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG: Trong quá trình triển khai dự án sẽ không tránh khỏi các tác động tiêu cực đến môi trường trong khu vực. Các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của dự án lên môi trường khu vực được liệt kê trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khi thực hiện dự án TT Các giai đoạn của dự án Các tác động có thể xảy ra 1 Chuẩn bị mặt bằng (GPMB) - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất - Suy giảm đa dạng sinh học - Biến đổi hệ thống thuỷ văn mặt - Giảm thu nhập của hộ dân bị di dời. - Giảm sản lượng nông nghiệp - Gây ô nhiễm môi trường do rác thải, khí thải, bụi, tiếng ồn và nước thải. - Quan hệ giữa chủ đầu tư với nhân dân địa phương. 2 Thi công xây dựng - Bụi, khí độc, tiếng ồn. - Chất thải rắn - Nước thải - Thu hẹp dòng chảy - Ngập úng cục bộ. - Tăng mức sử dụng tài nguyên - Quan hệ giữa công nhân xây dựng và nhân dân địa phương. 3 Giai đoạn sử dụng - Bụi, tiếng ồn, khí thải, rác thải - Tăng dân số, tăng nhu cầu năng lượng - Tăng lưu lượng giao thông và tai nạn giao thông. - Thúc đẩy kinh tế phát triển. 3.3.1 Tác động môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng: Công trình dự kiến xây dựng sẽ chiếm dụng một phần diện tích đất vườn, đất nông nghiệp, đất công cộng...Sau khi tính toán các phương án về kỹ thuật, đền bù, kinh tế thì phương án được lựa chọn với diện tích đền bù tạm tính bao gồm: Diện tích đất vườn: 506.604 m2 ; Diện tích nhà cấp 4 : 4.420m2; Công trình công cộng: 11 trụ điện hạ thế, 6 trụ điện thoại và 35 cột điện sinh hoạt. Một số hạng mục khác như: rào xây, nhà tranh tre, nhà thờ... Nhìn chung, diện tích đất đai dự kiến thu hồi phục vụ Công trình không lớn, không đi qua những vùng đất mang tính “nhạy cảm” về môi trường. Hơn nữa, khi Công trình đi vào sử dụng, việc lưu thông tuyến đường trong các vùng được thuận tiện, giá trị sử dụng đất vùng lân cận sẽ được tăng lên do đó sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, mà đối tượng hưởng lợi là người dân trong đó bao gồm cả những đối tượng bị thu hồi đất. Từ những lợi ích trên và xuất phát từ nguyện vọng của người dân, nếu việc đền bù giải phóng được tiến hành đúng quy định sẽ không xảy ra những tranh chấp, xung đột giữa người dân và người dân, giữa người dân và chính quyền trong quá trình giải phóng mặt bằng. Tác động đến hệ sinh thái: Trong giai đoạn GPMB, hệ sinh thái chủ yếu bị tác động gồm: (1) Đối với thực vật: Làm giảm đi một diện tích thực vật được trồng trên đất. Tuy nhiên, thực vật chủ yếu là cây cỏ và cây nông nghiệp giá trị kinh tế thấp gồm hoa màu và một diện tích lúa nước, do vậy, không làm thay đổi nhiều đến hệ sinh thái khu vực. Sau khi công trình đi vào hoạt động một số loại cây được trồng và mọc tự nhiên sẽ phục hồi lại được phần nào hệ sinh thái vốn có của nó. (2) Đối với động vật: - Động vật trên cạn: Khi thảm thực vật bị chặt bỏ, các loài động vật sẽ mất đi nơi cư trú, sinh sống, chúng sẽ di chuyển đến nơi cư trú, sinh sống mới. Tuy nhiên, các loài động vật ở đây chủ yếu là các loài gặm nhấm, bò sát như chuột, rắn, tắc kè và một số loài khác như cóc, nhái, chim...là những loài có giá trị kinh tế thấp, ít mang tính nhạy cảm. - Động vật dưới nước: Việc phá bỏ các thảm thực vật ven bờ sông phục vụ thi công xây dựng cầu sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài sống thủy sinh sống ẩn nấp dưới các tảng đá ven bờ hoặc trong các hang hốc đất như cua, rắn... Nhìn chung, việc giải phóng mặt bằng cho Công trình sẽ không ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái khu vực do tính đa dạng sinh thái khu vực thấp. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ chỉ đạo đơn vị thi công phối hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt quá trình giải phóng mặt bằng để tránh chặt phá hay giải phóng quá mức ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung của khu vực. 3.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng Hoạt động san lấp địa hình tạo mặt bằng thi công có tác động mạnh tới các yếu tố môi trường như: chiếm dụng và làm thay đổi mục đích sử dụng đất, nguy cơ gây sạt lở đất (tại các đoạn địa hình dốc, ta luy sườn đồi) do xói mòn; giảm khả năng thoát nước của khu vực, làm đục nước và suy giảm chất lượng nước mặt (sông, suối, hồ) và nước ngầm, giảm khả năng thấm nước của đất do thay đổi kết cấu đất; gây ô nhiễm không khí do bụi và các loại khí thải phát sinh từ phương tiện cơ giới, gia tăng tiếng ồn và tác động xấu tới cuộc sống của dân cư; xuất hiện mâu thuẫn giữa công nhân và người bản xứ do khác nhau về lối sống, tác động đến các hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp và tình hình giao thông dọc tuyến đường. Để xây dựng công trình, một lượng lớn vật liệu xây dựng và vật tư sẽ được đưa đến công trình. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng tạo nên nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và xã hội. Có thể liệt kê các tác động môi trường như sau: sạt lở, hư hỏng đường vận chuyển, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí trên tuyến vận chuyển bởi bụi và khí thải động cơ, phát sinh tiếng ồn, môi trường nhân văn và hoạt động kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông) bị ảnh hưởng. Việc xây dựng cầu cống và rãnh thoát nước được thực hiện đồng bộ với việc san lấp và tạo mặt bằng tuyến đường. Tác động tiêu cực của công đoạn này chủ yếu gồm: tăng nguy cơ gây sạt lở đất, gây ô nhiễm không khí và nước tạm thời trong thời gian xây dựng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến đường. Dưới đây là những phân tích chi tiết các loại tác động tiềm tàng có nguồn gốc từ các hoạt động này trong thi công : Tác động do nước thải Nguồn phát sinh Trong quá trình xây dựng công trình, nước thải sẽ phát sinh từ những nguồn sau: (1). Nước thải xây dựng bao gồm: Nước thải dư thừa từ quá trình trộn vữa và làm ẩm nguyên vật liệu; Nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ và bảo dưỡng công trình: (2). Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các lán trại, sinh hoạt hàng ngày của công nhân, bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chân tay, giặt giũ,..(khoảng 50 công nhân tham gia xây dựng). (3). Nước mưa chảy tràn trên mặt đất sinh ra trong những ngày trời mưa. Thành phần và tải lượng các chất gây ô nhiễm (1). Nước thải xây dựng: Thành phần nước thải không chứa các chất độc hại, chỉ đơn thuần là chất rắn lơ lửng, cát, sạn với tải lượng sinh ra không đáng kể, nước thải chảy trên bề mặt đất đã được thấm qua đất như một màng lọc sau đó mới theo độ dốc chảy ra lưu vực tiếp nhận (trong trường hợp lượng nước thải lớn). Nước thải phát sinh khi bảo dưỡng cầu, cống các loại sẽ chảy trực tiếp xuống lòng sông, tuy nhiên lượng nước này không đáng kể và không chứa các tác nhân gây độc hại đến môi trường nước. (2). Nước thải sinh hoạt: Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Do đó nước thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất nếu không được xử lý. Lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và số lượng công nhân. Ước tính một ngày một người sử dụng tổng cộng khoảng 30 lít nước, số lượng công nhân thi công xây dựng khoảng 50 người (số lượng này có thể tăng lên vào những ngày công việc cần số lượng nhân công nhiều như đổ bê tông, phóng lao, hạ cọc...), lượng nước phát thải chiếm khoảng 80% nước cấp thì tổng lượng nước thải ước tính 1,5m3/ngày. Dựa vào hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) đối với những quốc gia đang phát triển có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) Tải lượng ước tính cho 50 công nhân (g/50người/ngày) BOD5 45 - 54 2250 - 2700 Chất rắn lơ lửng 70 - 145 3500 - 7250 Dầu mỡ 10 - 30 500 - 1500 Tổng Nitơ 6 - 12 300 - 600 Amoni 2,4 - 4,8 120 – 240 Tổng Photpho 0,8 - 4 40 – 200 Tổng Coliform 106 - 109 MPN/100ml 5.107 - 5.1010 MPN/100ml Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - 1993 Như vậy, khối lượng các chất ô nhiễm không lớn nhưng có độ nhiễm bẩn cao nên chủ đầu tư cần xây dựng các nhà vệ sinh tạm để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, tránh thải bừa bãi ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, cộng đồng dân cư, gây mất mỹ quan khu vực. (3). Nước mưa chảy tràn: loại nước này chỉ phát sinh trong những ngày trời mưa, lượng mưa phụ thuộc vào mùa, ngày, bề mặt đất, độ dốc địa hình,... Trên toàn tuyến đường có nhiều công trình trên sông (đặc biệt có 2 cây cầu tương đối dài qua sông Nghèn và sông Cửa Sót) do đó trên đường di chuyển, nước mưa có thể cuốn theo đất, cát, các chất ô nhiễm như dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, máy móc thi công làm ô nhiễm dòng sông tác động đến đời sống thủy sinh do thay đổi môi trường sống, xa hơn nữa là tác động đến cộng đồng dân cư khi sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt. Do đó, cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm nước mặt, tạo thoát rãnh hợp lý... để tránh những tác động do nước mưa gây ra. Tác động do chất thải rắn Nguồn phát sinh: Chất thải rắn trong quá trình thi công công trình chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: Rác thải xây dựng phát sinh trong các công đoạn thi công; Chất thải sinh hoạt của công nhân tham gia trên công trường; Thành phần và tải lượng (1). Rác thải xây dựng: bao gồm các loại rác thải sau: Phế thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng, gồm: bao bì đựng vật liệu xây dựng, các loại vật liệu xây dựng dư thừa như cát, đá, xi măng, bê tông rơi vãi, ốc vít hư hỏng...Tải lượng các nguồn thải này khó tính được, nó phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của công nhân và biện pháp thu gom, tái sử dụng các phế liệu sản xuất vào các mục đích khác. Trầm tích phát sinh từ quá trình nạo vét lòng sông tại vị trí các mố, trụ cầu với thành phần chứa các trầm tích hữu cơ bị phân hủy, cát, đá, sỏi. Bùn hữu cơ phát sinh từ quá trình bóc hữu cơ: Trước khi làm đường cần tiến hành bóc lớp vỏ hữu cơ để đảm bảo độ chặt, cứng cho nền đất trước khi xây dựng. Hoạt động này làm phát sinh một lượng đất chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. (2). Rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động trên công trường: Thành phần chủ yếu của nguồn thải này gồm giấy loại, bao bì đựng thức ăn, các vật dụng sinh hoạt...Đây là nguồn thải dễ thu gom và xử lý. Theo ước tính, lượng rác thải của một người là 0,3kg/người/ngày và căn cứ vào lượng công nhân thi công thì lượng rác thải phát sinh ước tính 15kg/ngày (0,3kg/người/ngày x 50người). (3). Chất thải sinh hoạt từ quá trình vệ sinh cá nhân: có đặc điểm dễ phân hủy sinh học; chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với sinh vật, vi khuẩn gây bệnh và có mùi hôi khó chịu. Chất thải sinh hoạt chủ yếu là chất rắn lơ lửng trong thành phần của nước thải sinh hoạt, dựa vào kết quả tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt trong phần trên thì lượng chất thải sinh hoạt ước tính cho 50 công nhân thải ra trong một ngày là 3,5kg - 7,5kg. Như vậy lượng chất thải này không lớn và có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tích cực. Đánh giá mức độ tác động: (1). Rác thải xây dựng: - Đối với phế thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng: nguồn thải này nếu không được thu gom sẽ chiếm dụng diện tích đất, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực; nếu rác thải vứt bừa bãi trên công trường, khi có nước mưa chảy tràn sẽ bị lôi cuốn, tan rữa theo nước mưa sẽ làm tăng các tác nhân ô nhiễm dòng chảy (sông, kênh). Sự tích tụ các chất thải dưới lòng sông sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, bồi lắng dòng sông và làm phát sinh các khí độc gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Tuy nhiên, tác động này chỉ mang tính tạm thời trong giai đoạn thi công, các loại rác thải đa phần có thể thu gom, tái sử dụng vào mục đích khác (đất đá thừa có thể tận dụng đắp nền, vỏ bao xi măng, sắt thép vụn có thể bán cho các thu mua phế liệu…). - Đối với chất là bùn, đất, đá từ quá trình nạo vét lòng sông và bóc hữu cơ bề mặt đất: Lượng chất thải này nếu vứt bừa bãi, không thu gom hợp sẽ làm chiếm dụng tích đất, mất mỹ quan khu vực; khi có mưa lượng bùn, đất sẽ bị cuốn trôi làm ô nhiễm các lưu vực tiếp nhận. (2). Rác thải sinh hoạt và chất thải từ quá trình vệ sinh cá nhân: Mặc dù lượng thải này không lớn nhưng có độ nhiễm bẩn cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh, làm mất mỹ quan khu vực, gây mùi hôi khó chịu. Đặc biệt do công trình nằm sát và ngay trên sông, kênh nước nên chất thải này có thể theo nguồn nước cuốn xuống sông, gây ô nhiễm nguồn nước, tác động đến sức khỏe cư dân xung quanh vì hiện tại một số gia đình vẫn sử dụng nước sông vào mục đích sinh hoạt như giặt giũ, tắm rửa... Tác động đến môi trường đất: Khi công trình đang xây dựng, các tác động đến môi trường đất bao gồm: Một diện tích đất ngoài quy hoạch làm đường và cầu sẽ bị chiếm dụng tạm thời để làm bãi chứa nguyên vật liệu, lán trại tạm. Hoạt động này làm thay đổi tính chất, kết cấu đất ban đầu của nó. Hoạt động thi công xây dựng gây nên xáo trộn, hủy hoại thảm thực vật và làm tăng nguy cơ xói mòn, bạc màu cho khu đất; tăng nguy cơ sụt lở đất, xói lở bờ sông, đặc biệt ở giai đoạn thi công mố cầu hai bên bờ sông. Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên vật liệu; sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, ... Tác động đến tài nguyên sinh vật: Khi tiến hành thi công cầu và đường sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật khu vực bao gồm: - Hệ thuỷ sinh: Đất đá rơi, xói lở, vật liệu xây dựng rơi xuống sông, kênh làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước dẫn đến làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Xăng dầu rò rỉ hoặc hóa chất độc hại từ quá trình lưu thông và vận chuyển của các phương tiện theo dòng nước chảy vào sông, kênh ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh và có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật vào chuỗi thức ăn. - Hệ sinh thái trên cạn: Diện tích thảm thực vật hai bên tuyến đường bị phá bỏ dẫn đến hệ thực vật ở đây bị suy giảm đồng thời những loài động vật sống trong môi trường này sẽ giảm dần, mất đi hoặc di dời đi nơi khác. Trong thời gian thi công, tác động của bụi, khí thải sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây xanh. Việc hình thành tuyến đường làm xáo trộn, phá vỡ tính nguyên vẹn và thống nhất của hệ sinh thái. Tác động đến dòng chảy sông, kênh: Trong quá trình xây dựng, việc xuất hiện các mố cầu, chân cầu và các phương tiện hỗ trợ thi công trên sông có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy sông tại vị trí thi công cầu. Trên thực tế, việc xây dựng cầu gần như không ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy của sông Nghèn và sông Cửa Sót vì tổng thiết diện ngang các trụ cầu và cầu không đáng kể so với mặt cắt ngang sông. Chỉ một số dòng chảy nhỏ có thể bị thay đổi hoặc đổi hướng do sự xuất hiện các mố cầu và chân cầu, nhưng các ảnh hưởng này rất nhỏ. Điều này đã được kiểm chứng và đánh giá đối với các công trình cầu vượt sông khác ở Việt Nam (ví dụ như cầu Thanh Trì, Hà Nội). Ở các đoạn thi công cầu vượt qua mương nội đồng, các vật rắn, nguyên vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, be tông...) rớt xuống lòng kênh có thể làm ngăn cản, tắc nghẽn dòng chảy. Tác động đến hoạt động giao thông (đoạn qua khu vực) - Đối với giao thông đường bộ: Sự xuất hiện của các xe tải trọng lớn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ Công trình gây hư hại đường sá, mật độ xe tăng làm cản trở giao thông, có thể gây ra tai nạn đặc biệt khi đi qua khu vực đông dân cư như trường học, nhà trẻ nếu không điều tiết lượng xe và tốc độ phù hợp. - Đối với giao thông đường thủy: Hằng ngày lưu lượng phương tiện hoạt động qua lại trên đoạn sông đi qua khu vực khá lớn, bao gồm tàu vận chuyển hàng hóa có trọng tải từ 5 đến 500 tấn, tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản và phương tiện giao thông đường thủy khác. Hoạt động xây dựng công trình sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường thuỷ do sự xuất hiện các thiết bị thi công trên sông; nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và quá trình thi công trên sông gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực thi công. Tiếng ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động trong thi công có nguồn phát sinh từ các thiết bị thi công (máy rung, máy đầm, máy trộn bê tông,…), phương tiện thi công (xe lăn, lu, máy đào, xe tải) và các máy móc khác (máy phát điện, máy bơm,..). Các thiết bị thi công gây tiếng ồn và độ rung cao trong phạm vi hoạt động của người lao động (92 – 110 dBA) song phạm vi tác động đến khu vực xung quanh chỉ trong vòng bán kính 20 - 30 m tính từ vị trí thi công. Tác động đến đời sống cộng đồng và các hoạt động kinh tế (1). Tác động tiêu cực: - Các tác động như đã phân tích ở trên (ô nhiễm do bụi, khí, tiếng ồn, độ rung…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư xung quanh khu vực Công trình, làm tăng chi phí xã hội cho việc khám chữa bệnh, đồng thời làm giảm năng suất lao động. - Mâu thuẫn, bất đồng có thể xảy ra giữa công nhân tham gia xây dựng công trình với người dân địa phương do sự khác biệt về lối sống, thu nhập. - Sự du nhập hay phát triển các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Đây là thực tế xảy ra khá phổ biến tại các lán trại xây dựng và khu dân cư xung quanh. (2). Tác động tích cực: Ngoài những mục tiêu về kinh tế, xã hội và chính trị mà Công trình mang lại, quá trình thi công Công trình còn tạo ra một số tác động tích cực sau: - Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong khu vực như tham gia vận chuyển vật tư, thiết bị, đào, đắp đất đá, thi công công trình... - Góp phần tăng trưởng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng, vận tải và các dịch vụ phục vụ tiêu dùng khác. Rủi ro và tai biến: (1). Sự cố tai nạn lao động: Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng công trình, các trường hợp có thể xảy ra tai nạn lao động bao gồm: - Do công nhân bất cẩn trong lao động, thiếu ý thức chấp hành an toàn lao động, giao thông thấp, không được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động; - Khi tiến hành đúc, vận chuyển các cấu kiện bê tông hoặc các thiết bị thi công có khối lượng lớn; - Khi vận chuyển các dầm cầu bằng xe lao dầm ra các mố cầu, đây là hoạt động có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng nếu thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong khi vận chuyển. Khi sự cố lao động xảy ra có thể gây ra các tác động sau: - Gây thiệt hại về người và cửa cho Công trình; - Gây tâm lý hoang mang cho cán bộ, công nhân và người dân trong khu vực; (2). Sự cố cháy nổ: Sự cố cháy nổ có thể xảy ra gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau : Bom mìn chưa được rà phá triệt để trước khi tiến hành thi công xây dựng; - Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO...) là các nguồn gây cháy nổ. - Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ.... Các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên chủ đầu tư sẽ chỉ đạo đơn vị thi công áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra. (3). Sự cố do thời tiết: Khi công trình chưa hoàn thành, kết cấu công trình chưa chắc chắn, bền vững nên bão lũ, gió, lốc xảy có thể phá vỡ kết cấu công trình. (4). Sự cố kỹ thuật: Sự cố kỹ thuật có thể xảy ra khi: - Việc thăm dò, khảo sát địa chất chưa lường hết được các thay đổi ở tầng địa chất đã khảo sát dẫn đến việc đưa ra các giải pháp thiết kế, thi công chưa phù hợp với đặc điểm địa chất khu vực. Thiết kế không đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế; Đơn vị thi công tiến hành không đúng với các thông số thiết kế đã phê duyệt. (5). Sự cố do địa chất công trình: Theo hồ sơ đánh giá địa chất công trình, điều kiện địa chất công trình tương đối phức tạp, trong tầng đá gốc có xuất hiện các hệ thống khe nứt kín, hang hốc karst nhỏ. Đặc điểm địa chất này có thể dẫn đến các sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình cũng như khi công trình đưa vào sử dụng như sụt lún cầu, nghiêm trọng hơn là sập cầu gây nguy hại cho cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và tính mạng con người. Đây là vấn đề đặc biệt cần chú trọng trong việc khảo sát, khoan thăm dò địa chất để đưa ra biện pháp xử lý, thiết kế và thi công phù hợp. 3.3.3 Tác động môi trường trong giai đoạn sử dụng công trình: Khi Công trình đi vào sử dụng, các tác động đến môi trường, kinh tế - xã hội chủ yếu là những tác động tích cực, tuy nhiên cũng tồn tại những tác động tiêu cực, cụ thể như sau: Tác động đến môi trường không khí Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong quá trình vận hành công trình chủ yếu sinh ra do hoạt động của các phương tiện giao thông lưu thông đi qua cầu, tuyến đường, bao gồm: Bụi; Khí thải động cơ (thành phần hơi xăng, dầu (CxHy), CO, CO2, NOx, SO2,...); Tiếng ồn, độ rung Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, mức ồn gây ra khó tính toán được, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lưu lượng xe, vận tốc xe, tính năng kỹ thuật xe, diện tích cây xanh hai bên đường, mức độ vệ sinh lòng đường, các quy định về quản lý phương tiện vận chuyển của Nhà nước, tình trạng thời tiết. Có thể dự đoán nồng độ và tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn sẽ cao hơn rất nhiều so với khi chưa xây dựng tuyến đường: nhu cầu đi lại nói chung tăng, sự xuất hiện các công trình, đặc biệt khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào hoạt động. Tác hại do các yếu tố, chất ô nhiễm trong không khí từ các phương tiện giao thông gây ra đã được trình bày ở trên. Mức độ tác động càng nghiêm trọng khi nồng độ chất thải, mức ồn tăng và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm càng dài. Tác động đến môi trường nước: Sau khi tuyến đường được đưa vào sử dụng, nguồn nước mặt (kể cả nước sông Nghèn và sông Cửa Sót) có thể bị ô nhiễm đáng kể nếu không có các kế hoạch quản lý nhằm hạn chế các nguồn tác động và các tác nhân gây ô nhiễm. Các nguyên nhân gây ô nhiễm và các tác động đến nguồn nước có thể xảy ra: - Các loại xăng, dầu nhớt có thể bị rò rỉ ra từ các phương tiện giao thông cơ giới theo nước mưa chảy xuống sông, xuống kênh thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh. Tuy nhiên, trên thực tế lượng xăng dầu phát thải từ nguồn này xem như không đáng kể. - Khi công trình đi vào hoạt động, sẽ hình thành các cụm dân cư, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế giao thông thương mại trên tuyến đường; gia tăng đáng kể lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đặc biệt khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác; tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường cho khu vực nếu không có các biện pháp kiểm soát, quản lý phù hợp. Tác động của các chất thải rắn: Khi Công trình đi vào sử dụng, chất thải rắn sẽ phát sinh từ những nguồn sau: Đất, cát rơi vãi phát sinh từ những phương tiện vận tải tham gia giao thông làm tăng hàm lượng bụi trên mặt đường, khi có xe chạy qua gây ra hiện tượng bụi cuốn làm ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư hai bên đường đặc biệt vào những ngày thời tiết khô nóng, gió to và vào những ngày trời khô, hanh trong mùa lạnh. Rác thải sinh hoạt (bao bì, thức ăn dư thừa...) từ những cụm dân cư, dịch vụ dọc 2 bên đường nếu không được thu gom xử lý, vứt bừa bãi sẽ là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi thối từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ phát tán vào môi trường xung quanh, gây mất mỹ quan khu vực. Tác động đến chế độ thủy văn Như đã nói ở trên việc xây dựng cầu không làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của dòng sông (đặc biệt đoạn đi qua cầu). So với giai đoạn thi công, khi cầu đi vào hoạt động chế độ dòng chảy ổn định hơn do các mố cầu, chân cầu đã định vị và không còn sự xuất hiện của các phương tiện thi công trên sông. Như vậy, cầu hình thành không làm thay đổi chế độ dòng chảy của sông. Tuyến đường được đắp cao gây ra sự thay đổi chế độ dòng chảy mặt, tuy nhiên do khu vực có các sông lớn (sông Nghèn, sông Cửa Sót) và kênh nước là lưu vực tiếp nhận nguồn nước mặt và độ dốc khu vực hướng vào lòng sông, kênh nên không gây ra hiện tượng ngập úng trên khu vực. Các sự cố, rủi ro: (1). Sự cố tai nạn giao thông: Đối với giao thông đường bộ: Sự gia tăng nhanh các phương tiện giao thông có thể xảy ra tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại về người và của. Đây là mối nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với người tham gia giao thông cũng như đối với người dân sống xung quanh khu vực. Khi tuyến đường đi vào hoạt động, các hộ dân cư được xây dựng dọc theo 2 bên tuyến đường, nếu không được quy hoạch phù hợp, tai nạn giao thông có thể xảy ra do lái xe bị che khuất tầm nhìn khi đi qua các đoạn gấp khúc. Đối với giao thông đường thủy Sự cố tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện thiếu thận trọng, chưa có giấy phép lái tàu thuyền, sử dụng các phương tiện không đạt tiêu chuẩn, quá niên hạn sử dụng và khi tàu thuyền va đập vào các mố cầu...Khi tai nạn xảy ra có thể gây ra thiệt hại về người và của, đặc biệt có thể gây tràn xăng, dầu, hóa chất do phương tiện chạy bằng xăng, dầu hoặc chở xăng, dầu, hóa chất. (2). Sự cố cháy nổ: Có thể xảy ra chập điện, cháy nổ tại các trạm biến áp, hoặc ở hệ thống đèn đường. Khả năng xảy ra cháy nổ cao vào những ngày mưa do đường dây hở dễ dàng gây chập, cháy điện khi tiếp xúc với nước. (3). Sự cố do thời tiết, dòng chảy: Khi có bão, sức gió kèm theo mưa to có thể phá hủy các công trình xây dựng bằng cả sức mạnh của gió và nước như sau: Làm phá hủy kết cấu nhịp cầu: khi các lực liên kết không đủ mạnh để gìm nhịp cầu xuống thân mố cầu thì kết cấu nhịp cầu sẽ bị nước cuốn trôi; Làm xói đất đầu cầu: nước tràn mạnh làm xói lở lưng mố cầu làm cho trạng thái cân bằng của hệ thống dầm-mố-thanh-chống bị phá hủy và có thể làm sập cầu; Dòng nước lũ xói móng mố trụ cầu gây sập cầu: khi nước lũ chảy xiết, lớp đất lòng sông nhất là lớp đất dưới mố trụ bị xói lở. Dưới tác dụng của trọng lực cầu và sức đẩy của gió và nước, mố trụ không đứng vững sẽ nứt, đổ nghiêng làm sập cầu; Dòng chảy sông có thể làm xói mòn mố cầu: Theo tính chất dòng chảy, bờ sông sẽ bị lở về phía tả (Đông cầu) và bồi về phía hữu (Tây cầu) gây nguy cơ an toàn cho mố cầu phía tả; Chế độ chảy của dòng sông tại vị trí lựa chọn tương đối ổn định, ít xảy ra hiện tượng xói lở, bồi đắp. Cao độ đáy sông đoạn qua cầu ít thay đổi sau các đợt lũ lớn. Do đó sự cố do dòng chảy ít có khả năng xảy ra. Tác động đến kinh tế - xã hội Các tác động đến kinh tế - xã hội khi Công trình đi vào hoạt động bao gồm: (1). Các tác động tích cực: - Tăng giá trị sử dụng đất của các xã có tuyến đường đi qua, đặc biệt đối với các lô đất dọc theo tuyến đường mới xây dựng. - Tạo mối liên kết, thông suốt giữa các địa phương trong khu vực. - Tạo điều kiện liên thông đường đường giao thông nông thôn, kết nối giao thông với các xã khác. Đây là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh tại các địa phương. - Mở rộng được vùng khai thác nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, khai khoáng; kéo theo là việc giải quyết việc làm cho người dân trong xã, tăng doanh thu toàn xã; - Cầu sẽ tạo điểm nhấn, cảnh quan và kiến trúc xây dựng cho khu vực; - Tác động tích cực đến phát triển kinh tế toàn xã, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. - Đây là một trong những công trình quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến đọ khai thác của mỏ sắt Thạch Khê. Như vậy, việc xây dựng hoàn toàn phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và toàn tỉnh nói chung. (2). Các tác động tiêu cực: - Các nhà máy, các điểm khai thác các mỏ đất, cát, sỏi... hình thành kéo theo sự gia tăng dân số cơ học trên địa bàn có thể phát sinh những vấn đề xã hội như an ninh trật tự, tệ nạn xã hội. -Việc hình thành các khu dân cư dọc theo tuyến đường, nếu không được quy hoạch sẽ dẫn đến hiện tượng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông. Sau khi đánh giá tác động môi trường, chúng tôi đưa ra tổng hợp đánh giá các tác động trên như trong bảng 3.8. Bảng 3.8: Ma trận đánh giá tác động của Công trình lên môi trường GĐ thực hiện Yếu tố MT GĐ GPMB GĐXD GĐVH VC NVL TC cầu TC đường 1. Môi trường vật lý - Chất lượng không khí 0 -2 -1 -1 -1 - Tiếng ồn 0 -1 -2 -1 -1 - Chất lượng nước mặt 0 0 -1 0 -1 - Chất lượng nước ngầm -1 0 -1 -1 0 - Môi trường đất -1 -1 0 -1 0 2. Hệ sinh thái - Hệ sinh thái trên cạn -2 -1 0 -1 +1 - Hệ thủy sinh 0 -1 -2 0 0 3. Hệ thống thủy văn - Dòng chảy 0 0 -1 0 -1 4. Kinh tế xã hội - Sử dụng đất -2 0 0 0 +5 - Sức khỏe cộng đồng -1 -2 -1 -1 +5 - Giao thông 0 -2 0 -1 +10 - Xã hội -2 -1 0 0 +5 - Phát triển kinh tế 0 0 0 0 +10 - Cảnh quan, di tích, công trình văn hóa 0 -1 -1 0 +5 -9 -12 -10 -7 +42 Tổng cộng -37 +37 Ghi chú: Thang điểm như sau: (-3) Tác động tiêu cực mức độ đáng kể; (-2) Mức độ vừa; (-1) Mức độ nhỏ. (0) Không tác động. (+1) Tác động tích cực mức độ nhỏ; (+5) Mức độ mạnh; (+10) Mức độ rất mạnh. Bảng ma trận cho thấy, tác động tiêu cực chủ yếu là tác động trong thời gian thi công xây dựng đây là các tác động mang tính tạm thời, phạm vi tác động nhỏ do đó tác động được giảm nhẹ. Tuy nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, giáo dục để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các tác động trong giai đoạn vận hành, khi công trình đi vào hoạt động là các tác động cơ bản, lâu dài, là các tác động mang giá trị dương, đây tác động tích cực. Các tác động này góp phần phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế của toàn tỉnh nói chung. 3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG Trong các phương pháp áp dụng, phương pháp thu thập và thống kê thông tin tư liệu, phương pháp khảo sát và đo đạc hiện trường dựa trên cơ sở thống kê điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội khu vực, khảo sát và đo đạc hiện trạng các thành phần tự nhiên khu vực dự án theo tiêu chuẩn Việt Nam nên có độ tin cậy cao. CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU: 4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu trong GĐ giải phóng mặt bằng của dự án Giảm thiểu tác động của quá trình GPMB Trên thực tế, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng là một công đoạn rất phức tạp trong quá trình thực hiện Công trình. Để giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội cũng như giảm thiểu các tác động môi trường trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cần: - Thực hiện theo đúng tinh thần Quyết định số 3037/QĐ/BGTVT ngày 14/10/2003 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định và hướng dẫn trình tự thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các Công trình công trình giao thông, Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính, Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Tổ chức các cuộc họp phổ biến, họp tham vấn ý kiến cộng đồng về Công trình, nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về Công trình, về sự cần thiết của Công trình, về những lợi ích từ Công trình, về tính hợp lý của việc đền bù giải phóng mặt bằng,... - Tiếp xúc và làm việc với chính quyền địa phương để triển khai thành lập bộ máy tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và thành lập cơ chế phối hợp quan hệ làm việc, thành lập ban đền bù giải phóng mặt bằng. - Chính sách cụ thể về đền bù, hỗ trợ của Công trình trên cơ sở xác định, tính toán giá trị đất, giá trị tài sản trên đất... Qua kinh nghiệm các Công trình đã được thực hiện, một phần các mâu thuẫn xã hội phát sinh do sự thiếu hiểu biết của người dân về Công trình cũng như các phương án đền bù. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến Công trình đến người dân như trên là hết sức quan trọng. Công tác đền bù: Sau khi thống nhất và công bố phương án đền bù đến người dân, các bước thực hiện cần thiết tiếp theo là: - Thực hiện đúng theo các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và UBND tỉnh về việc đền bù cho các công trình, tài sản bị ảnh hưởng bởi Công trình; - Tiến hành đền bù đầy đủ trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; - Phối hợp nhịp nhàng giữa các bên, các thành viên trong ban đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện nhanh chóng công tác đền bù; - Lưu biên bản đền bù có ý kiến đồng ý và chữ ký của người được đền bù. Tổ chức và thực hiện giải phóng mặt bằng Tổ chức giải phóng mặt bằng được thực hiện sau khi công tác đền bù hoàn tất. Các hoạt động trong công tác này bao gồm: - Thông báo trước đến chính quyền địa phương cũng như người dân chịu ảnh hưởng bởi Công trình trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; - Xác định chính xác hướng, tuyến đường đi qua cũng như các công trình tài sản cần giải phóng theo thiết kế bằng các biện pháp như sử dụng máy đo đạc, cắm mốc,...; - Chủ đầu tư, chính quyền địa phương và người dân kết hợp thực hiện giám sát đơn vị, cá nhân được thuê giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo thực hiện công tác đúng theo thiết kế và tránh những xung đột với người dân trong quá trình thực hiện. Công tác di dân, tái định cư : Do số hộ phải di dời không lớn nên để giảm thiểu tác động của việc di dân, tái định cư chúng tôi chọn phương án sau : - Đền bù di dời bằng việc cấp đất tại chỗ để dân xây dựng nhà mới. Khu tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM Xay dung tuyen duong.doc
Tài liệu liên quan