Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình Trại Lạnh

Tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình Trại Lạnh: CÔNG TY TNHH PIGsK5 -----š›&š›----- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI HEO NÁI SINH SẢN VÀ HEO THỊT THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH PIGsK5 GIÁM ĐỐC NGUYỄN THUẬN LÂM ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY TNHH TV-DV MÔI TRƯỜNG TRỊNH VĂN GIÁM ĐỐC TRỊNH VĂN CẦU Tây Ninh, 03/ 2011 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BTN&MT: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học COD: Nhu cầu ôxy hóa hóa học ĐTM: Đánh giá tác động môi trường EC: Độ dẫn điện của nước LPG: Khí hóa lỏng PCCC: Phòng cháy chữa cháy  KCN: Khu công nghiệp SS: Chất rắn lơ lửng TĐMT: tác động môi trường TSS: Tổng lượng chất rắn lơ lưởng TST: Tổng lượng khói bụi TDS: Tổng lượng muối tan TOC hay THC: Tổng lượng carbon hữu cơ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp MỞ ĐẦU CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN      Công ty TNHH PIGsK5 được thành lập theo giấy chứng nhận ...

doc63 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình Trại Lạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY TNHH PIGsK5 -----š›&š›----- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI HEO NÁI SINH SẢN VÀ HEO THỊT THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH PIGsK5 GIÁM ĐỐC NGUYỄN THUẬN LÂM ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY TNHH TV-DV MÔI TRƯỜNG TRỊNH VĂN GIÁM ĐỐC TRỊNH VĂN CẦU Tây Ninh, 03/ 2011 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BTN&MT: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học COD: Nhu cầu ôxy hóa hóa học ĐTM: Đánh giá tác động môi trường EC: Độ dẫn điện của nước LPG: Khí hóa lỏng PCCC: Phòng cháy chữa cháy  KCN: Khu công nghiệp SS: Chất rắn lơ lửng TĐMT: tác động môi trường TSS: Tổng lượng chất rắn lơ lưởng TST: Tổng lượng khói bụi TDS: Tổng lượng muối tan TOC hay THC: Tổng lượng carbon hữu cơ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp MỞ ĐẦU CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN      Công ty TNHH PIGsK5 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH số 10802072 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 6/2/2011.      Nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Công ty cũng như nguồn lao động dồi dào của địa phương. Công ty TNHH PIGsK5 đầu tư trang trại chăn nuôi heo với quy mô công nghiệp tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh.      Với phương châm phát triển kinh tế phải gắn liền với công tác bảo vệ Môi trường, tuân thủ tinh thần Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ, các chủ đầu tư, chủ quản dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ hoặc cho vay, liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội... phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Báo cáo này được thực hiện nhằm phân tích trên cơ sở khoa học, dự báo các tác động gây ảnh hưởng có lợi và có hại, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt cũng như lâu dài của dự án xây dựng nhà máy nói trên đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phương diện kinh tế - xã hội. Từ đó tìm ra các phương án tối ưu để hạn chế các tác động có hại đồng thời phát huy những mặt tích cực, có lợi của dự án đối với tỉnh Tây Ninh nói riêng cũng như với cả nước nói chung. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” được thực hiện nhằm các mục đích chính sau đây: Phân tích, đánh giá các tác động tiềm ẩn trong suốt quá trình thi công xây dựng dự án, hoạt động và phát triển của dự án, đánh giá các mặt lợi/hại và phân tích lợi ích/chi phí của dự án về mặt xã hội – môi trường; Làm rõ các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội trong suốt tiến trình thực hiện dự án và sau khi đưa dự án vào hoạt động; Đề xuất các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường, phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường có thể xảy ra. Giải quyết một cách hợp lý hai vấn đề cơ bản được đặt ra: Nhu cầu hoạt động - Phát triển kinh tế trên nền tảng bảo vệ môi trường, để đạt được phát triển bền vững trên khu vực triển khai dự án.       Nội dung và các bước thực hiện báo cáo ĐTM này được tuân thủ theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đối với các dự án đầu tư triển khai trên địa bàn của tỉnh. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)      Báo cáo Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” được xây dựng dựa trên các nguồn tài liệu và số liệu có liên quan đến dự án như sau: 2.1 Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành ngày 21/03/2008. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Thông tư số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về hướng dẫn thực hiện số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 2.2 Cơ sở kỹ thuật của dự án Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho báo cáo ĐTM gồm có: Số liệu khảo sát về khí tượng thủy văn, tài liệu về địa lý tự nhiên,tình hình kinh tế xã hội do cơ quan địa phương cung cấp tại Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2009 Các số liệu điều tra khảo sát: số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường (nước và không khí), các số liệu liên quan đến “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh”. Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn...) và tài liệu về quản lý môi trường của Trung ương và địa phương. Các văn bản pháp lý khác có liên quan đến dự án Dự án đầu tư của Công ty TNHH PIGsK5 Một số giấy tờ liên quan đến chức năng hoạt động của Công ty TNHH PIGsK5 được cấp tại tỉnh Tây Ninh. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua. Các tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 24:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 26: 2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống và làm việc. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCXDVN 01/2008 BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng; Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Các phương pháp sau được dùng để đánh giá trong quá trình lập báo cáo ĐTM cho “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh”: Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích kiểm tra Phương pháp tham vấn cộng đồng TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chấp hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh tác động môi trường, bảm cam kết bảo vệ môi trường” . Báo cáo đánh giá tác động môi trường của“Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” do Công ty TNHH PIGsK5 thực hiện nhờ sự tư vấn của Công ty TNHH TRỊNH VĂN 3.1 Giới thiệu sơ lược về cơ quan tư vấn - Tên cơ quan tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TRỊNH VĂN - Đại diện: Ông Trịnh Văn Cầu - Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ liên hệ: 58 tổ 3, ấp Đông Lợi, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. - Điện thoại: 0168.68.77725; 066(3)758142 - Fax: 066(3)777042 - E-mail: traidep@gmail.com - Website: 3.2 Tổ chức thực hiện      Báo cáo ĐTM là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp nhất để đi tới mục tiêu đặt ra.      Quá trình tiến hành ĐTM đối với “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” này được thực hiện qua các bước chính sau đây:      Bước 1: Xác định các tác động môi trường (TĐMT) có thể xảy ra đối với việc thực hiện các hoạt động triển khai của dự án. Mục đích của bước này là xác định các TĐMT tiềm tàng mà việc thực hiện các hoạt động của dự án có thể mang lại. Căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và qua khảo sát thực tế, tìm ra những hành động quan trọng nhất thiết phải có trong hoạt động tổng thể của dự án, dựa vào kinh nghiệm quá khứ, suy đoán trên thực tế để xác định các tác động có thể xảy ra. Các phương pháp thích hợp nhất trong bước này là phương pháp liệt kê số liệu môi trường, phương pháp danh mục tác động môi trường.      Bước 2: Phân tích nguyên nhân và hậu quả để từ các TĐMT tiềm tàng tìm ra những TĐMT quan trọng nhất cần đánh giá. Việc lựa chọn các TĐMT dựa trên cơ sở phân tích khoa học các tác động tiềm năng đã xác định, xem xét nguyên nhân của tác động để biết xác suất xảy ra tác động, xem xét hậu quả để biết tầm quan trọng của tác động. Các phương pháp thích hợp với bước này là phương pháp liệt kê số liệu môi trường, danh mục môi trường, ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới và chập bản đồ.      Bước 3: Dự báo diễn biến của các tác động. Các nguyên nhân gây tác động diễn biến theo thời gian, các đối tượng chịu tác động cũng diễn biến theo thời gian, do đó TĐMT cũng diễn biến một cách phức tạp theo thời gian. Các phương pháp thích hợp là mô hình toán học, chập bản đồ các nhân tố động.      Bước 4: Đánh giá các tác động. Sau bước 3 ta đã có các TĐMT với diễn biến theo thời gian, trên cơ sở này ta có thể đánh giá các tác động đó. Chuẩn để đánh giá có hai loại: định lượng và định tính. Chuẩn định lượng: là các chuẩn về chất lượng môi trường, hoặc về sử dụng tài nguyên của Nhà nước hoặc địa phương ban hành; Chuẩn định tính: căn cứ vào ba chức năng cơ bản của môi trường đối với sự sinh sống và phát triển của con người là: chức năng về không gian sống, chức năng về nguồn tài nguyên, chức năng về nơi chứa đựng phế thải.      Bước 5: Kiến nghị các biện pháp phòng, tránh và xử lý, có thể gồm có: Biện pháp công nghệ; Biện pháp quản lý và vận hành; Biện pháp qui hoạch; Biện pháp xử lý cuối đường ống (sử dụng thiết bị xử lý).       Bước 6: Quan trắc môi trường: Việc quan trắc nhằm theo dõi tính chính xác của các dự báo, điều chỉnh các dự báo, đánh giá quá trình chấp hành các kết luận về ĐTM. Các phương pháp thích hợp là phương pháp quan trắc, phương pháp kinh tế môi trường và pháp chế môi trường. 3.3. Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo     Chấp hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh tác động môi trường, bảm cam kết bảo vệ môi trường”. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” do Công ty TNHH PIGsK5 thực hiện nhờ sự tư vấn của Công ty TNHH TRỊNH VĂN Danh sách những người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM   TT Họ và Tên Chức vụ Chuyên môn I Chủ đầu tư 1 Ông Nguyễn Thuận Lâm Giám đốc  ThS II Đơn vị tư vấn 1 Ông Trịnh Văn Cầu Giám đốc ThS 2 Bà Hoàng Thị Tố Nga P.Giám đốc ThS 3 Bà Nguyễn Thị Hồng Khanh Nhân viên Kỹ sư 4 Bà Nguyễn Thị Quỳnh Lê Nhân viên Kỹ sư CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Tên dự án: “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ Tên công ty  : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PIGsK5 Đại diện bởi  : Ông: Nguyễn Thuận Lâm Chức vụ  : Giám đốc Địa chỉ  : 1bis Mai Hắc Đế, Phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại : 063.3818514  Fax  : 063.3828895 Email  :pigsk5@gmail.com Hình thức đầu tư: 100% vốn trong nước 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN      Khu vực dự án nằm ở ấp Đông Lợi, xã Tân Đông thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đây là huyện giáp với biên giới Campuchia.      Khu vực dự án có tổng diện tích 51,76 ha đã được UBND tỉnh cho thuê lập trang trại trồng cây ăn trái theo Quyết định số 113/QĐ-CT. Khu vực dự án hiện tại công ty đang trồng cây ăn trái (xoài) trên toàn diện tích, căn cứ vào mục đích sử dụng đất Công ty tiếp tục triển khai giai đoạn hai lập trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt, dự án nằm trong diện tích đất trồng cây ăn trái của Công ty (19ha). Xung quanh khu vực dự án là đồng ruộng và vườn cây cao su rộng thoáng. Dân cư trong vùng xung quanh dự án tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và làm rẩy và dân cư ngoài đường lộ đông đúc hơn, chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Khoảng cách từ nhà dân gần nhất đến ranh đất dự án khoảng_1.000 mét. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN      Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiến tiến hiện đại trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã và đang phát triển ở nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành nông nghiệp.      Nhằm thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa ngành nghề, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. Cũng như mục tiêu phát triển bển vững. Công ty TNHH PIGsK5 đã quyết định đầu tư xây dựng “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” tại ấp Đông Lợi, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.   1.4.1. Mục tiêu đầu tư       Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi heo có tốc độ phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành một ngành sản xuất mang tính hàng hoá quan trọng trong ngành chăn nuôi của cả nước nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. Nhiều trang trại chăn nuôi heo theo hướng trang trại phát triển nhanh, nhiều kết quả nghiên cứu về giống cũng như kỹ thuật chăn nuôi heo nước ta đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi heo. Đàn heo của tỉnh Tây Ninh trong những năm qua có phát triển về mặt số lượng, tuy nhiên xét theo từng giai đoạn cụ thể thì chưa có sự phát triển ổn định. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn định này là do tình trạng chăn nuôi heo của tỉnh mang tính nhỏ lẽ, phần lớn số lượng heo nái trong tỉnh là heo nái lai tạp, lai tuỳ tiện không có định hướng nên đàn heo thương phẩm không đồng đều về thể chất, ngoại hình cũng như chất lượng và cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp trong chăn nuôi, hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản xuất còn bấp bênh, thiếu tính chiến lược lâu dài.       Do đó, trang trại chăn nuôi heo nái với quy mô công nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi tiến tiến, hiện đại, con giống chất lượng cao của Công ty TNHH PIGsK5 đầu tư do Công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam – Công ty chăn nuôi hàng đầu của Việt Nam hỗ trợ và cung cấp chắc chắn sẽ khắc phục được những khuyết điểm trên, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi góp phần cải tạo đàn heo địa phương, tạo con giống tốt cho bà con trong và ngoài tỉnh, tạo sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.      Mục tiêu chính của dự án là tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành sản xuất đang có nhiều triển vọng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu. Đây là hướng đầu tư có tính chất vừa chia sẻ thị phần thị trường hiện tại và đón đầu về một loại sản phẩm có khả năng gia tăng mức cầu trong tương lai.      Hiện nay, với giá bán sản phẩm cứ thay đổi theo chiều hướng ngày một gia tăng, cho thấy ngành chăn nuôi đang đạt mức lợi nhuận cao. Gia nhập ngành sớm thì khả năng tìm kiếm lợi nhuận sẽ thuận lợi hơn. 1.4.2. Các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án: Căn cứ diện tích khu đất, yêu cầu công nghệ sản xuất và diện tích xây dựng các hạng mục của dự án “Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh” bao gồm: - Khu nhà nuôi heo chính: gồm 6 dãy nhà nuôi heo chính, trong các dãy nhà có lắp đặt các quạt thông gió. - Khu nhà quản lý và sinh hoạt cán bộ công nhân và các công trình phụ trợ gồm: nhà điều hành, nhà chứa thứ ăn cho heo, nhà để xe, khu nhà ở của công nhân, khu nhà ăn, nhà vệ sinh. - Khu xử lý chất thải gồm: thùng trộn hóa chất, bể điều hòa, bể lắng, bể aeroten, công trình biogas, ao sinh học, sân phơi bùn, nhà ủ phân. - Khu vườn trồng cây ăn quả. Phương án bố trí mặt bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành công việc dễ dàng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh công việc, an toàn lao động và phòng chống cháy nỗ. Trên diện tích 19 ha, công ty TNHH PIGsK5 dự kiến quy hoạch sử dụng đất như sau: Bảng 1: cơ cấu sử dụng đất của dự án TT Chức năng sử dụng Diện tích (m2) MĐXD (%) 1 Đất xây dựng 127.160 66,926% 2 Đất sân đường nội bộ 37.680 19,832% 3 Đất trồng cây xanh 25.160 13,242% Tổng cộng 190.000 100% Các hạng mục công trình của dự án bao gồm: a. Các công trình chính ¨ Khu nhà nuôi heo chính (6 dãy): - Diện tích xây dựng: 11,60 ha - Chiều cao tối đa: 5,21m -Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt thép, thép hình, nền bê tông (1x2) vữa xi măng mác 200, tường xây gạch vữa xi măng mác 75 kết hợp với vách tôn, lợp tôn màu xanh lá cây đậm. b. Các công trình phụ trợ ¨ Nhà bảo vệ: Diện tích xây dựng: 15 m2 Chiều cao: 3.10m Số tầng: 1 Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt thép, nền lát gạch tàu, tường xây gạch vữa xi măng mác 75, lợp tôn màu xanh lá cây đậm. ¨ Nhà điều hành: Diện tích xây dựng: 250,16m2 Chiều cao: 7.45m Số tầng: 2 Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt thép, nền lát gạch tàu, tường xây gạch vữa xi măng mác 75, lợp tôn màu xanh lá cây đậm. ¨ Nhà để xe: Diện tích xây dựng: 200,00m2 - Chiều cao: 5,00m Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt thép, nền lát xi măng, tường xây gạch vữa xi măng mác 75, mái xà gồ C, kèo thép, mái lợp tôn màu xanh lá cây đậm. ¨ Khu nhà ăn: Diện tích xây dựng:153.65m2 Chiều cao: 4,10m Số tầng: 1 Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt thép, nền lát gạch tàu, tường xây gạch vữa xi măng mác 75, mái xà gồ C, kèo thép, mái lợp tôn màu xanh lá cây đậm ¨Nhà vệ sinh: Diện tích xây dựng: 50,75m2 Chiều cao: 4,10m Kết cấu: : móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt thép, nền lát gạch ceramic, tường xây gạch vữa xi măng mác 75, mái xà gồ C, kèo thép, mái lợp tôn màu xanh lá cây đậm ¨ Hệ thống xử lý chất thải: Diện tích xây dựng: 1ha Kết cấu: hệ thống các công trình xử lý nước thải và chất thải rắn. ¨ Ao sinh học: Diện tích xây dựng: 500m2 ¨ Vườn cây ăn quả: Diện tích trồng cây: 1.4.3. Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 242.223.320.005 đ. Trong đó: + Chi phí xây dựng chuồng trại, nhà ở, văn phòng (XDCB): 140.195.479.735 đ. + Vốn lưu động: 102.027.840.270 đ. Nguồn vốn: + Vốn tự có: 24.223.320.005 đ + Vốn vay ưu đãi nước ngoài: 218.000.000.000 đ. 1.4.4. Hình thức đầu tư       Để thực hiện tốt mục tiêu của dự án và chiến lược chăn nuôi của công ty TNHH PIGsK5, hình thức đầu tư là chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực để đem lại hiệu quả tốt và thiết kế trang trại theo mô hình công nghiệp. 1.4.5 Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án Tiến độ thực hiện dự án kể từ khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư: - San ủi mặt bằng: tháng 01 đến tháng 03 - Xây dựng chuồng nuôi và các hạng mục công trình: tháng 04 đến tháng 14 - Thời gian lắp đặt máy móc, thiết bị: tháng 15 đến tháng 16 - Thời gian kiểm tra: tháng 17 - Thời gian hoạt động chính thức: từ tháng 18 trở đi 1.4. 6. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ Sản phẩm:  Sản phẩm chính của dự án là heo con giống và heo thịt Thị trường: Sản phẩm của dự án sẽ được Công ty CP Việt Nam tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ:       + Nội địa:  20%       + Xuất khẩu: 80%. Sản lượng dự kiến: Heo nái: 4800 con Heo thịt: 40000 con 1.4.7. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng a. Nhu cầu về nguyên liệu Bảng 2: Nhu cầu nguyên liệu STT Danh mục (chủng loại) Số lượng, con/lứa Dự kiến nguồn cung cấp 1 Heo nái sinh sản 4.800 Công ty CP Việt Nam 2 Heo thịt 40.000 Công ty CP Việt Nam 3 Thức ăn gia súc Chủ yếu mua trong nước 4 Vắc xin 5 Thuốc thú y b. Nhu cầu điện, nước Xác định nhu cầu sử dụng điện và nước Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án như sau: Điện:       Nhu cầu điện sử dụng cho mỗi trang trại là: 220/380V, 50Hz, tổng công suất lắp đặt 50,6Kw. Sử dụng điện lưới quốc gia. Nước: + Nước sinh hoạt:      Nước thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt như: tắm, vệ sinh, từ khu nhà ăn, nhà bếp...      Tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt của công nhân viên trong toàn xưởng được tính theo QCXDVN 01/2008 BXD, theo mục 5.4.2 điều 5.4:      Lượng nước dùng cho tắm rửa vệ sinh của công nhân sơ bộ được tính như sau:            QshVS = 158 người * 80Lít/người.ngày = 12.640lít/ngày ≈ 12,64 m3/ngày       Nước dùng cho nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân viên tại trại: Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474 - 87, lượng nước sử dụng cho nhà ăn tập thể, tính cho 1 người trong 1 ngày là 25 lít. Lượng nước thải từ nhà ăn được tính như sau:       QshNA = 158người * 25 l/ngày = 3.950lít/ngày ≈ 4 m3/ngày. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của Dự án là:       QSH  = 12,64 m3/ngày + 4 m3/ngày = 16,64m3/ngày   + Nước sản xuất:      Lượng nước sử dụng cho các nhu cầu của trại chăn nuôi được tính theo định mức trung bình là 2,66 m3/100 con heo/ngày. Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu chăn nuôi của Công ty một ngày là: (4.800 heo nái + 40.000 heo thịt) x 2,66 m3 : 100 con = 1.191,68 m3/ ngày.     Như vậy, tổng cộng lượng nước thải sử dụng cho nhu cầu sản xuất của dự án được dự tính khoảng 1.200 m3/ngày. Nguồn cung cấp nước:     Sử dụng nước giếng khoan trong khu vực trang trại. Hiện tại, Công ty đang sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và chăm sóc cây trồng từ nguồn nước giếng khoan trong khu vực (Độ sâu khoảng 40 – 50 m) có chất lượng rất tốt, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất. Công ty dự kiến sẽ sữ dụng 01 giếng khoan công nghiệp và 01 hệ thống xử lý nước an toàn cho sinh hoạt và chăn nuôi. Cụ thể, công ty dự kiến quy mô khai thác của từng trại như sau: Bảng 3. Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày sẽ là:      STT Loại nước sử dụng Lượng nước thải, m3/ngày/trại 1 Nước sản xuất: 1.200 2 Nước sinh hoạt 16,64 Tổng cộng 1216,64   + Nước chữa cháy: Nước này được lấy trực tiếp từ giếng khoang. 1.4.8. Máy móc thiết bị của công ty      Đa số các máy móc, thiết bị của công ty hoàn toàn do các đơn vị có năng lực trong nước cung cấp, lắp đặt, hiệu chỉnh, tư vấn, bảo hành. Các thiết bị đảm bảo được tính cần thiết của dự án đề ra      Danh mục cụ thể của các thiết bị, máy móc được trình bày cụ thể như sau: Bảng 4: Danh mục máy móc thiết bị STT TÊN THIẾT BỊ Đơn vị Số lượng Máy phát điện dự phòng cái 01 Hệ thống điện nội bộ và bình hạ thế 320KVA Hệ thống 01 Hệ thống đường ống cấp nước cho heo uống trong phân xưởng Hệ thống 01 Một số thiết bị dụng cụ phục vụ cho ngành chăn nuôi heo cái Xe tải Hino 15 tấn Chiếc 01 Xei tải Hyundai 1.25 tấn Chiếc 01      Ngoài các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, Công ty còn có các thiết bị văn phòng, các phương tiện giao thông vận tải. 1.4.9. Quy trình công nghệ     Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất là heo con giống do Công ty CP Việt Nam cung cấp, tùy vào thời điểm tiêu thụ trên thị trường. Con giống được chọn sẽ là con giống chất lượng cao. Quy trình công nghệ chăn nuôi được trình bày như sau: Mô tả công nghệ:   - Loại hình sản xuất: Chăn nuôi heo mô hình công nghiệp   - Quy mô của dự án: Chăn nuôi 4800 heo nái sinh sản và 40000 heo thịt.   - Quy trình chăn nuôi heo thịt hâụ bị và heo nái sinh sản bị như sau: + Giống heo nái sinh sản: Công ty TNHH PIGsK5 mua con nái giống 5 – 6 tháng tuổi từ Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam. Loại heo nái giống này có khả năng sinh sản cao. + Heo thịt : Heo con nhập chuồng để nuôi thịt từ trại heo nái của Công ty TNHH PIGsK5 chuyển sang có trọng lượng từ khoảng 05 kg trở lên và mua thêm ở công ty TNHH Chăn nuôI CP VIệt Nam. + Chăm sóc, nuôi dưỡng: Công ty TNHH PIGsK5 chịu trách nhiệm chính trong chăn nuôi và chi trả mọi chi phí: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, lương chuyên gia, bác sỹ thú y, lương công nhân…. Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra. + Tiêu chuẩn heo xuất chuồng: Heo con xuất chuồng vào khoảng 21 ngày tuổi có trọng lượng khoảng 05 kg. Heo thịt xuất chuồng có trọng lượng khoảng 95 kg/ con. * Quy trình chăn nuôi cụ thể như sau: Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản Heo nái giống Chăm sóc, chăn nuôi Phối giống Sinh sản Heo con 21 ngày tuổi Xuất chuồng Quy trình chăn nuôi heo thịt: Heo con giống Chăm sóc, chăn nuôi Heo thịt thành phẩm Xuất chuồng 1.4.10. Giải pháp xây dựng a. Mặt bằng - Địa điểm: ấp Đông Lợi, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - Nguồn gốc đất: Là đất nông nghiệp được UBND tỉnh Tây Ninh cho thuê lập trang trại trồng cây ăn trái theo Quyết định số 113/QĐ-CT. b. Phương án bố trí và thiết kế mặt bằng Theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và khu công nghiệp, đảm bảo các nội dung sau: - Đảm bảo sự hoạt động liên tục nhằm đáp ứng thiết kế mô hình công nghiệp và các thiết bị đã chọn. - Bảo đảm sự giao thông vận chuyển thuận lợi với cự ly ngắn nhất và tránh chồng chéo. - Bảo đảm các điều kiện thông thoáng, thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn lao động, … Bố trí các hạng mục theo nguyên tắc: - Văn phòng, nhà ăn ưu tiên đặt ở nơi không có mùi hôi, không tiếng ồn,thông thoáng. - Nhà chứa thức ăn gần chuồng nuôI để thuận tiện trong việc cho heo ăn. - Các hạng mục phục vụ gián tiếp như nhà bảo vệ, nhà để xe,.. được bố trí gần cổng để thuận tiện. - Đường giao thông nội bộ được mở rộng tại các vị trí nhập heo giống, xuất heo thịt, thuận tiện cho hệ thống mương thoát nước và PCCC. - Trồng cây xanh xung quanh giảm mùi hôi và chắn gió. 1.4.11. Tổ chức, lượng lao động sản xuất     Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH PIGsK5, do đó cơ cấu nhân sự của dự án gồm:     - Ban Giám đốc trang trại: 01 người.     - Nhân viên hành chính văn phòng: 04 người.     - Nhân viên kỹ thuật, quản lý sản xuất: 10 người.     - Lao động trực tiếp: 143 người.     Tổng số nhân sự của trại là: 158 người. Chế độ lao động Công ty sẽ tuyển lao động theo hình thức lâu dài giữa Giám đốc công ty với người lao động theo các quy định của bộ luật lao động Việt Nam. Nguyên tắc tuyển dụng là ưu tiên cho người lao động địa phương có trình độ, tay nghề. Ngoài ra có thể tuyển dụng lao động phổ thông tại địa phương và tiến hành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của công ty. Công ty sẽ trả lương theo tháng. Lương bình quân là: 2,8 - 5 triệu đồng/người/tháng. Công ty sẽ tạo điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,… nhằm phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, nhân viên đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - Xà HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN      Vị trí dự án nằm trên địa bàn huyện Tân Châu nhưng nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nên khí hậu của khu vực dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Tây Ninh do vậy có thể sử dụng số liệu khí tượng tại trạm Tây Ninh để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến phát tán ô nhiễm khi đánh giá tác động môi trường. 2.1.1. Nhiệt độ      Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn có tác dụng tích cực trong quá trình phát tán, pha loãng các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy trong quá trình tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và thiết kế các hệ thống khống chế ô nhiễm cần phân tích yếu tố nhiệt độ. Kết quả theo dõi thay đổi nhiệt độ tại tỉnh Tây Ninh nhiều năm được tóm tắt như sau: Bảng 5. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Trạm Tây Ninh THÁNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 1 26.1 25.7 25.1 26.4 26.7 2 26.0 26.2 27.0 26.4 27.0 3 27.5 28.0 28.3 28.5 28.6 4 29.3 29.1 29.7 29.6 29.8 5 28.2 29.2 28.2 28.7 28.5 6 27.8 27.8 28.1 27.4 27.6 7 27.1 28.0 27.2 27.5 27.4 8 27.1 26.7 27.2 27.2 27.2 9 26.5 27.2 27.0 27.0 26.9 10 26.7 27.1 26.7 27.1 26.7 11 26.1 26.8 26.7 27.3 26.7 12 25.0 26.8 25.4 25.7 25.8 Trung bình năm 27.0 27.4 27.2 27.4 27.4 Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trạm Tây Ninh- tỉnh Tây Ninh, 2009     - Nhiệt độ trung bình năm   :  27.40C     - Nhiệt độ cao nhất tháng :  37.50C      - Nhiệt độ thấp nhất tháng :  18.00C      Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3.90C - 19.50C. Tuy nhiên, biên độ nhiệt trong một ngày đêm tương đối lớn (khoảng từ 80C đến 100C vào mùa khô và từ 50C đến 70C vào mùa mưa). 2.2.2. Chế độ mưa      Vị trí dự án nằm trong vùng khí hậu của tỉnh Tây Ninh gồm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ tháng XII đến tháng IV còn mùa mưa từ tháng V đến tháng XI. Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa sẽ cuốn theo các loại bụi và chất ô nhiễm có trong khí quyển làm giảm nồng độ các chất này, nước mưa sẽ pha loãng và mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất.      Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực. Khi xem xét và đánh giá khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, tính toán lượng nước thải và hệ thống xử lý nước thải cần quan tâm đến lượng nước mưa, hệ thống thoát nước mưa của cơ sở.      Thông thường để giảm khối lượng nước thải cần phải xử lý, vào mùa mưa cần phải tách riêng hệ thống thoát nước mưa với hệ thống thoát nước thải sản xuất. Lượng mưa trung bình tại trạm Tây Ninh khoảng 1,578.7mm/năm; Lượng mưa lớn nhất trong năm là 2,676mm; Số ngày mưa trong năm là 124 ngày, lượng mưa lớn nhất trong ngày là 147mm (số liệu năm 2009). Kết quả theo dõi lượng mưa tại tỉnh Tây Ninh nhiều năm được tóm tắt như sau: Bảng 6. Lượng mưa các tháng trong năm tại Trạm Tây Ninh THÁNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 1 - 71.3 74.2 - 0.7 2 - 35.3 - - - 3 36.7 27.5 116.5 - - 4 25.5 99.3 292.8 58.70 85.1 5 350.5 143.5 188.3 72.40 218.3 6 142.8 558.9 437.3 328.50 322.3 7 230.1 313.2 150.4 144.90 283.2 8 202.1 235.3 364.5 216.20 241.1 9 672.4 169.5 252.6 252.90 171.8 10 312.9 469.9 314.2 323.50 173.5 11 68.1 156.4 47.4 173.90 82.6 12 42.7 167.7 134.2 153.20 0.1 Tổng lượng mưa 2083.8 2447.8 2372.4 1724.2 1578.7 Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trạm Tây Ninh- tỉnh Tây Ninh, 2009 2.1.3. Độ ẩm không khí      Độ ẩm không khí cũng như cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phát tán ô nhiễm, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người. Độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ 63 - 83%, cao nhất được ghi nhận vào mùa mưa là 99% và thấp vào mùa khô là 31% (số liệu năm 2005).      Kết quả theo dõi thay đổi độ ẩm tương đối trung bình tại tỉnh Tây Ninh nhiều năm được tóm tắt như sau: Bảng 7. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm Trạm Tây Ninh THÁNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 1 68.0 77.0 83.0 78 78 2 69.0 79.0 79.0 79 76 3 72.0 83.0 83.0 83 71 4 73.0 82.0 85.0 85 63 5 81.0 87.0 88.0 88 79 6 83.0 89.0 90.0 90 83 7 82.0 90.0 89.0 98 83 8 85.0 91.0 91.0 91 80 9 88.0 89.0 88.0 88 79 10 85.0 93.0 89.0 89 77 11 78.0 86.0 83.0 83 74 12 69.0 84.0 80.0 80 73 Trung bình năm 78.0 85.5 85.7 85.7 76 Nguồn: Niên giám thống kê- tỉnh Tây Ninh, 2009 2.2.4. Bức xạ mặt trời      Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực, độ bền vững môi trường khí quyển thông qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán - biến đổi các chất ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp phụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt…      Theo số liệu điều tra, thời gian có nắng trung bình trong năm là khoảng từ 2,100 đến 2,200 giờ/năm. Hàng ngày có đến 7 ÷ 8 giờ có nắng (vào mùa khô) và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa có thể lên tới 100,000 lux.      Bức xạ mặt trời gồm 3 loại cơ bản: bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng cộng. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất trong tháng 2 và 3 có thể đạt đến 0.72 ÷ 0.79 cal/cm2.phút, từ tháng 6 đến tháng 12 có thể đạt 0.42 ÷ 0.46 cal/cm2.phút vào giờ giữa trưa.      Cường độ bức xạ trực tiếp đi đến mặt thẳng góc với tia mặt trời có thể đạt 0.77 ÷ 0.88cal/cm2.phút vào những giờ trưa của các tháng nắng và đạt 0.42 ÷ 0.56cal/cm2.phút vào những giờ trưa của các tháng mưa (từ tháng 6 đến tháng 12).      Bức xạ tán xạ còn gọi là bức xạ khuếch tán - là năng lượng đi từ bầu trời và mây xuống đất. Cường độ bức xạ tán xạ lớn nhất vào các tháng mùa mưa và nhỏ nhất vào các tháng mùa khô. Vào những giờ trưa, cường độ bức xạ tán xạ đạt 0.43 ÷ 0.50cal /cm2.phút và 0.29 ÷ 0.36 cal /cm2.phút.      Cường độ bức xạ tán xạ tổng cộng lớn nhất xảy ra vào tháng 3, nhỏ nhất vào các tháng 11 và tháng 12; và đạt các giá trị vào giờ trưa 1.12 ÷ 1.2 và 0.78 ÷ 0.86 cal /cm2.phút. 2.2.5. Chế độ gió      Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Nói chung, khi vận tốc gió càng lớn, mức độ phát tán càng tăng nghĩa là chất ô nhiễm lan truyền càng xa và pha loãng tốt hơn. Hướng gió chủ đạo từ tháng 5 đến tháng 9 là hướng Tây Nam; Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau là hướng Tây Bắc; Từ tháng 2 đến tháng 4 có gió Đông Nam. Ít khi có gió bấc mạnh, mùa mưa có khi xảy ra vài trận gió lốc, hầu như không có bão đi qua khu vực.      Do vai trò của tốc độ gió như trên nên khi tính toán và đánh giá hiệu quả xử lý của các hệ thống xử lý khí thải cần xác định tốc độ gió nguy hiểm sao cho nồng độ cực đại tuyệt đối tại mặt đất cộng với “phông” môi trường thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TCVN.      Tốc độ gió và hướng gió tại trạm Tây Ninh được đưa ra trong bảng 8 Bảng 8. Bảng tổng hợp tốc độ gió tại Trạm Tây Ninh THÁNG HƯỚNG GIÓ KHỐNG CHẾ TỐC ĐỘ GIÓ LỚN NHẤT (M/S) NGÀY XUẤT HIỆN TRONG THÁNG 1 NE và SE 6 09 và 20 2 SE và S 8 1 3 NE và S 8 08 và 15 4 W 8 26 5 SW 8 19 6 SW 7 13 7 SW 8 29 8 W và SW 8 7 9 SW 8 6 10 NW 6 1 11 S 8 15 12 NW và NE 6 2 T.bình NE và SW 8 nhiều Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trạm Tây Ninh- tỉnh Tây Ninh, 2009 2.2. ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT      Khu vực thực hiện dự án nói chung có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc phổ biến từ từ 0 –30. Hướng dốc chung từ Nam xuống Bắc, cao độ trung bình so với mực nước biển là 30m.      Khu đất của dự án hiện tại là đất trồng cây ăn trái 2.3. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN      Khu vực xung quanh Dự án không có các sông suối do đó nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý dùng tưới vườn cây ăn trái của Công ty và hệ thống thoát nước mưa của khu vực. 2.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 2.4.1. Hiện trạng môi trường nước mặt      Qua khảo sát xung quanh khu vực dự án không có sông suối hay ao hồ, ngoài ra trong quá trình hoạt động của Công ty không xả nước ra môi trường do đó Công ty không tiến hành lấy mẫu nước mặt. Tuy nhiên theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh 2009 cho thấy chất lượng nước mặt ở những vùng lân cận còn khá tốt, một số nơi bị ô nhiễm phèn. 2.5.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm      Nước ngầm được lấy mẫu tại giếng khoan dùng cho mục đích tưới cây ăn quả của Công ty, giếng khoan sâu khoảng 60m, kết quả phân tích được trình bày trong bảng 9. Bảng 9. Chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án STT CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TC Bộ Y Tế, 1329 BYT 2002 1 pH 5.90 6.5 - 8.5 2 NO3 (mg/l) 0 ≤ 50 3 NO2 (mg/l) 0.3 ≤ 3 4 Fetc (mg/l) 0.06 ≤ 0.5 5 Độ cứng(mg/l CaCO3) 12 300 6 Mn (mg/l) 0 0.5 Nguồn: Trung tâm Công nghệ và Môi trường ETC - ngày 10/3/2009      Theo kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án còn khá tốt chưa bị ô nhiễm. 2.5.3. Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án Bảng 10. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án Vị trí đo đạc Kết quả phân tích Tiếng ồn dBA Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) THC (mg/m3)                   Pb (mg/m3) Trung tâm khu vực dự án 64 0.29 0.67 0.03 0.056 1.23 <0.002 Thời gian đo: 11h trưa, thời gian lấy mẫu trung bình 1 giờ      Kết quả phân tích cho thấy, môi trường của Dự án hiện nay rất trong sạch, hiện xung quanh khu vực dự án mật độ giao thông còn thấp, nên chất lượng không khí tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm khí thải do hoạt động giao thông gây ra, kết quả này sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý khí thải nhằm bảo vệ môi trường không khí tại khu vực dự án luôn trong sạch. Bảng 11. Các loại khí thải cách trang trại 50m cuối hướng gió. Chỉ tiêu Nồng độ mg/m3 TCVN 5937-2005 NO2 , mg/m3 0.1 0.4 SO2, mg/m3 0.3 0.5 CO, mg/m3 3.5 40 Bụi, mg/m3 0.28 0.3 Nguồn: Trung tâm Công nghệ và Môi trường ETC - ngày 10/3/2009.      Vị trí lấy mẫu cách khuôn viên trại 50 m cuối hướng gió. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực trại còn dưới tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937-2005. Chất lượng môi trường không khí xung vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên công ty TNHH PIGsK5 cần có biện pháp xử lý ô nhiễm không khí chủ yếu là hôi nhằm mục đích giảm thiểu tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường. 2.5.4. Hiện trạng môi trường sinh thái khu vực dự án      Xung quanh khu vực Dự án hiện nay là cây ăn trái và rừng cây cao su. Hệ sinh thái động thực vật tại khu vực dự án khá nghèo nàn, không có tính đa dang về chủng loài, không có các loài động vật hoang dã hay tài nguyên sinh vật quý hiếm nào cần được bảo vệ. 2.6. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - Xà HỘI TẠI KHU VỰC 2.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tại tỉnh Tây Ninh      Theo niên giám thống kê năm 2009, Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 4035,45 km2, được tổ chức thành 8 huyện và 1 thị xã,      Dân số năm 2009: 1.038.616 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 10,75%0 , mật độ dân số: 257.37người/km2. Mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Dân số thuộc loại cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm khoảng 57%. Nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp là một sự hấp dẫn đối với các dự án đầu tư cần sử dụng nhiều lao động.      Nhịp độ phát triển kinh tế bình quân của tỉnh (GDP theo giá cố định 2010): 1,90%/năm  thời kỳ 1977-1990 8,78%/năm  thời kỳ 1990-2000 13,50%/năm  thời kỳ 2000-2005 14%/năm  thời kỳ 2005 - 2010      GDP bình quân đầu người (Cố định 1994) tăng từ 989.000 đồng/người (1976) lên 3.543.000 đồng/người (2000), 4.223.000 đồng/người (2005), 5.504.000 đồng/người (2004) và ước tính năm 2010 là 6.312.000 đồng/người. * Cơ cấu kinh tế      Cơ cấu kinh tế của Tây Ninh trong các năm qua như sau: Bảng 12. Cơ cấu kinh tế của Tây Ninh trong các năm qua CÁC THÔNG SỐ 2005 2006 2007 2008 2009 Nông lâm ngư nghiệp 43,47% 43,48% 4O,63% 39,99% 41.22% Công nghiệp - XDCB 20,62% 22,25% 25,55% 25,55% 25,63% Thương mại dịch vụ 35.92% 34,26% 33,82% 34,45% 33,15% Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2009      Hiện tại các ngành kinh tế mũi nhọn đã phát triển: * Nông nghiệp:      Phát triển các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như: vùng chuyên canh mía, vùng chuyên canh cây mì, vùng chuyên canh cao su, vùng chuyên canh cây đậu phộng, tạo nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà. * Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:      Đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các KCN trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là các KCN tập trung, trong đó KCN Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. * Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp Bảng 13. Hiện trạng phát triển nông – lâm – ngư CÁC THÔNG SỐ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trồng trọt 88,08% 88,89% 87,34% 85,61% 85,95% 82,72% Chăn nuôi 11,15% 9,99% 11,64% 13,28% 13,03% 15,08% Dịch vụ 0,77% 1,12% 1,02% 1,11% 1,02% 1,47% Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2009 2.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án      Khu vực Dự án thuộc huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh. Đây là huyện gần biên giơí Việt Nam – Campuchia người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, buôn bán nhỏ. Nhìn chung, đời sống người dân trong huyện khá nghèo. Hoạt động của Dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trong huyện, thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển nói chung từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực . CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ Xà HỘI CỦA DỰ ÁN 3.1 TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG. 3.1.1. Xác định và chỉ danh các tác động      Cũng như bất cứ công trình xây dựng nào, dù lớn hay nhỏ, các hạng mục công trình liên kết: đường nội bộ - hệ thống cấp thoát nước - hệ thống cáp điện v.v… đều phải được tiến hành xen kẽ và kết hợp hoặc song song cùng lúc. Đối với Dự án này, các tác động đặc trưng và cơ bản nhất như trình bày ở Bảng 3.1. Phạm vi và mức độ của các tác động này sẽ được đề cập kỹ hơn ở các phần sau. Bảng 14. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công Các hoạt động chính yếu Nguồn tiềm ẩn tác động Kiểu tác động đặc trưng và cơ bản nhất Tập kết công nhân Lán trại tạm và sinh hoạt hàng ngày của công nhân Các chất thải sinh hoạt của công nhân Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên tuyến đường đến nơi thực hiện Dự án Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng ở địa phương An ninh và các vấn đề xã hội khác Tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến hiện trường Sức hút hàng hóa trên thị trường Biến động giá cả hàng hóa Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển Các sự cố và tai nạn giao thông Tăng mật độ giao thông Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công Các sự cố thi công tiềm ẩn Xây dựng các hạng mục công trình chính Hoạt động của các phương tiện thi công Chất thải từ xây dựng, chất thải sinh hoạt Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công Các sự cố thi công tiềm ẩn Khả năng gây cháy nổ     Công tác thi công, xây dựng (bao gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng đến hiện trường và thi công công trình) sẽ gây ra một số tác động đến các dạng tài nguyên và môi trường sinh thái trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án, các đặc trưng cơ bản đó được trình bày trong những phần tiếp sau. 3.1.2. Tác động đến môi trường nước      Trước tiên, việc tập kết công nhân đến công trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc xây dựng các lán trại, khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại công trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc tại công trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân ước tính khoảng 1 - 2m3/ngày đêm (ước tính có khoảng trên dưới 20 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý. Cũng giống như nhiều công trình thi công khác, các tác động này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp. Các biện pháp này sẽ được trình bày ở chương 4.      Với cường độ mưa tương đối cao vào mùa mưa, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt.      Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện trường khu vực dự án sẽ có ảnh hưởng tới ô nhiễm và tác động đến môi trường nước, có thể làm tăng độ đục, độ màu của nước, có thể làm xáo trộn dòng nước ảnh hưởng đến một số loài thủy sinh sống trong nước. Tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải khác nhau sẽ tác động đến môi trường không khí ở những mức độ khác nhau.      Các hoạt động đào, đắp đất trong khu vực dự án trong quá trình thi công san lấp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường và có thể lan truyền ô nhiễm đến khu vực xung quanh, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của việc lan truyền ô nhiễm ở mức độ thấp.      Tóm lại: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt mô hình trại lạnh như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ không còn nữa sau khi công trình được thi công hoàn tất. 3.1.3. Tác động đến môi trường không khí      Các hoạt động trong quá trình thi công Dự án, nguồn nguyên vật liệu được lấy từ nhiều nơi khác nhau, trong đó: xi măng, sắt thép lấy từ thị trấn, trong thị xã Tỉnh hoặc từ TP. Hồ Chí Minh và được vận chuyển bằng đường bộ; đất đắp lấy tại chỗ hoặc trong phạm vi trong tỉnh. Nhìn chung, qui mô công trình của Dự án là không lớn lắm, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và các tác động chính kèm theo đó có thể tóm lược như sau:       Ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình phát quang, đào đất, thi công các hạng mục: Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu phát quang, san lấp mặt bằng, đào đất đào móng công trình, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư và hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực dự án khá thấp (0,26mg/m3), nhưng trong giai đoạn xây dựng, ở các vị trí đang phát quang, đào đất hoặc thi công các hạng mục theo dự báo nồng độ bụi sẽ tăng lên khoảng từ (5 - 15 mg/m3), lớn hơn nhiều lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng bụi trong môi trường không khí xung quanh.       Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp xây dựng và khu dân cư lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khoẻ công nhân là: Bệnh bụi phổi và các loại bệnh khác như: bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…), các loại bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…), các loại bệnh về mắt (bụi bắn vào mắt gây ra kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt...), các loại bệnh đường tiêu hoá v.v… Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi không xa.      Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải: Hoạt động của phương tiện giao thông vận tải sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacburhydro, aldehyd và bụi.      Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động: Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 15. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Bảng 15. Mức ồn các thiết bị thi công STT THIẾT BỊ MỨC ỒN ( dBA ) 01 Xe ủi 93,0 02 Xe lu 72,0 – 74,0 03 Xe trộn bê tông 75,0 – 88,0 04 Cần trục (di động) 76,0 – 87,0 05 Búa chèn và khoan 76,0 – 99,0 06 Máy đóng cọc 90,0 – 104,0 07 Máy phát điện 82,0 – 92,0      Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ ô nhiễm nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều và hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người đi đường và động vật nuôi.      Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau: Nặng: đối với công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m); Trung bình: đối với tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m); Nhẹ: đối với người đi đường và hệ động vật nuôi.      Ô nhiễm nhiệt : Ô nhiễm nhiệt phát sinh từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. 3.1.4. Tác động đến tài nguyên – môi trường đất      Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, quá trình thi công dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch (chuyển đổi đất nông nghiệp hiện tại sang mục đích sản xuất công nghiệp). Điều này sẽ làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch.      Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình nếu không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 20 người thì lượng rác thải ra khoảng hơn 10 kg rác/ngày. 3.1.5. Tác động đến các dạng tài nguyên sinh vật      Đối với các dạng tài nguyên thủy sinh, thủy sản trong phạm vi dự án: Các dạng tài nguyên thủy sinh, thủy sản hiện có trong phạm vi khu quy hoạch như đã đánh giá ở phần hiện trạng, các hệ sinh thái hiện có ở khu vực này rất nghèo nàn và không có nhiều những loài có giá trị kinh tế cao, hơn nữa do diện tích bị tác động không lớn lắm nên các tác động của việc thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các loài thủy sinh là không lớn.      Đối với các dạng tài nguyên sinh vật trên cạn ở khu vực lân cận dự án: Ở giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, do vận chuyển đất đá san lấp sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối, rau quả làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Ngoài ra có thể một số cây cối và thảm thực vật trên khu đất dự án bị mất đi do phải dọn dẹp bố trí mặt bằng các công trình. Hiện tại trên khuôn viên dự án, thảm thực vật gần như chẳng có gì, loài động vật quý hiếm trong khu vực dự án là không có cho nên ảnh hưởng của dự án đối với tài nguyên sinh vật là không đáng kể. 3.1.6. Các tác động khác      Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh. Máy móc di chuyển có thể làm ảnh hưởng đến đường sá giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể làm hỏng một số con đường đang xuống cấp. Máy móc thiết bị chạy bằng xăng dầu còn tạo ra nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải do các phương tiện vận chuyển.      Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo sự xuất hiện của các hàng quán dịch vụ ở các khu vực lân cận, tệ nạn xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời.      Các loại bao bì, phế liệu sản sinh ra trong quá trình thi công, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Việc để rơi vãi đinh sét, dây kẽm sét, lưỡi cưa… trên đường nội bộ khu vực dự án dễ làm cho người qua lại dẫm phải và hậu quả của nó, tùy từng mức độ, có thể đưa đến bệnh Uốn Ván - một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người. 3.1.7. Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác       Giao thông : Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân... nếu không có sự kết hợp hài hòa các công việc cũng như việc quản lý một cách khoa học thì các công đoạn này sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động.      Biến động giá cả một số mặt hàng thiết yếu : Việc triển khai dự án đòi hỏi phải tập kết một lượng vật liệu xây dựng khá lớn đến công trường thi công. Nếu nguồn cung cấp vật liệu xây dựng được các đơn vị thi công chọn mua ngay tại địa phương thì rất dễ dẫn đến tình trạng gia tăng đột biến giá cả một số mặt hàng vật liệu xây dựng, không đủ đáp ứng cho các nhu cầu khác của địa phương và gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu. 3.1.8. Tai nạn lao động      Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu); Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn giao thông; Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ... Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa; Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...  Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công... Trong quá trình phát quang những khu đất hoang rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cọp, kiến, côn trùng… căn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị cắn. 3.1.9. Khả năng cháy nổ      Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như việc nấu chảy bitum bằng việc đốt củi) nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy; Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực và đặc biệt trong những ngày trời gió thì lửa có thể lan ra khá nhanh trên khu đất khá khô cằn này. -  Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại; - Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. 3.2. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRANG TRẠI 3.2.1. Xác định các nguồn gây ra ô nhiễm      Trên cơ sở phân tích qui trình công nghệ sản xuất của Dự án, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm chính và tính toán tải lượng ô nhiễm khi Dự án đi vào hoạt động ổn định như sau: Khí thải (mùi hôi từ chuồng trại + từ hệ thống xử lý nước thải) Nước thải (vệ sinh chuồng trại + sinh hoạt) Chất thải rắn (phân gia súc + sinh hoạt) Tiếng ồn (từ các loại xe cơ giới) 3.2.2. Nước thải      Các loại nước thải đáng quan tâm: Nước thải là nước mưa; Nước thải sinh hoạt của toàn bộ số người làm việc trong trang trại; Nước thải sản xuất. Nước mưa      Loại nước thải là nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực Dự án. Nước mưa được thu gom trên các khu vực sân bãi, đường giao thông nội bộ đều được trải nhựa hoặc lót bằng đan bêtông, không để hàng hóa hoặc rác tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi thì nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước mưa thu gom trên mái của các khu văn phòng, nhà xưởng. Loại nước này được tổ chức thu gom bằng hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước tự nhiên của khu vực. Nước thải sinh hoạt      Là loại nước sau khi sử dụng cho như cầu sinh hoạt, ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh...từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn... của công nhân viên hoạt động trong nhà máy. Theo tính toán, lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 16,64 m3/ngày. Chất lượng nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng 16 Bảng 16. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt CHẤT Ô NHIỄM NỒNG ĐỘ (mg/l) QCVN 14 : 2008/BTNMT LOẠI B QCVN 24 : 2008/BTNMT LOẠI B pH 6÷8 5-9 5.5-9 BOD5 100 ÷ 120 50 50 TSS 200 ÷ 220 100 100 Dầu mỡ động thực vật 40 ÷ 120 20 20 Coliform (MPN/100ml) 105 - 106 5000 5,000 Nguồn: Viện Nghiên Cứu Quy Hoạch và Kiến Trúc Đô Thị, 2008 Chất lượng nước thải này không đạt tiêu chuẩn qui định với nguồn tiếp nhận (QCVN 14 : 2008/BTNMT và QCVN 24 : 2008/BTNMT), do đó cần phải được xử lý cục bộ tại trang trại. Nước thải sản xuất      Nguồn gốc: nước thải sản xuất chính là nước vệ sinh chuồng trại. Tính chất nước thải được trình bày trong bảng 17. Bảng 17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất CHẤT Ô NHIỄM NỒNG ĐỘ (mg/l) TCVN 5945 - 2005 NGUỒN LOẠI B TCVN 6984 – 2001 Q≤50m3/s, F1 pH 6.5-7.8 5.5 – 9 6-8.5 NH4 100-300 40 - BOD5 2.000-3.000 50 30 COD 3.000-5.000 80 60 SS 2.000 100 80 Coliform 30.000-60.000      Ngoài ra, nước thải của ngành chăn nuôi còn có các chất hữu cơ là thành phần chính của các loại phân bón cho cây trồng nên nước thải ngành này có thể dùng để tưới cây, nhất là cây ăn trái đang trồng ngay khu đất của dự án.     Theo kinh nghiệm thực tế, lượng nước sử dụng cho các nhu cầu của trại chăn nuôi được tính theo định mức trung bình là 2,66 m3/100 con heo/ngày. Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu chăn nuôi của dự án một ngày là: (4.800 heo nái + 40.000 heo thịt) x 2,66 m3 : 100 con = 1.191.68 m3/ ngày.     Như vậy, tổng cộng lượng nước thải sử dụng cho nhu cầu sản xuất của dự án được dự tính khoảng 1.200 m3/ngày. - Nguồn cung cấp nước:     Sử dụng nước giếng khoan trong khu vực dự án. Hiện tại, Công ty đang sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và chăm sóc cây trồng từ nguồn nước giếng khoan trong khu vực (độ sâu khoảng 40 – 50 m) có chất lượng rất tốt, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất. Công ty dự kiến sẽ sữ dụng 01 giếng khoan công nghiệp và 01 hệ thống xử lý nước an toàn cho sinh hoạt và chăn nuôi. Cụ thể, Công ty dự kiến quy mô khai thác khoảng 1.200 – 1.250 m3/ngày đêm. 3.2.3. Các chất ô nhiễm không khí      Các nguồn gây ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí chuồng trại: mùi hôi thối; Ô nhiễm không khí từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải Khí thải H2 S, CH4, NH3, mecaptan và các chất hữu cơ bay hơi sinh ra từ quá trình phân huỷ hiếm khí. a. Khí thải từ chuồng trại      Do đặc thù của loại hình chăn nuôi gia súc, hàng ngày một lượng lớn chất thải, phân heo và các loại nguyên liệu phế thải có nguồn gốc hữu cơ bị thải bỏ. Chúng được thu gom hoặc rửa trôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, lượng chất này nhanh chóng bị các loại vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo thành các chất khí gây mùi hôi, thối như: Sunfua hydro (H2S), methan (CH4), amonia (NH3), mecaptan, các chất hữu cơ bay hơi (THC),… ảnh hưởng nặng đến môi trường không khí của khu vực nếu không được vệ sinh thường xuyên và lượng nước thải vệ sinh chuồn trại không được xử lý triệt để; trường hợp vệ sinh thường xuyên chuồng trại và nước thải vệ sinh được xử lý triệt để thì mùi hôi từ loại nước thải này sẽ không cao.      Phân gia súc là chất hữu cơ rất dễ bị phân hủy trong môi trường kỵ khí (hầm biogas), sản phẩm khí chính là CH4. Bản thân các khí này thường có mùi khó chịu, và khi chúng hòa trộn với nhau tạo thành hỗn hợp thì nó lại có mùi đặc trưng riêng. b. Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải      Loại xe thường xuyên ra vào các trang trại là các loại xe tải và xe của cán bộ công nhân viên làm việc trong trang trại. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2, SOx, cacburhydro, aldehyd, bụi và quan trọng hơn cả là chì nếu các phương tiện này sử dụng nhiên liệu có pha chì. Nguồn ô nhiễm này phân bố rãi rác và không đáng kể. c. Khí thải từ các hoạt động khác      Ngoài nguồn khí thải chủ yếu nói trên, các hoạt động khác trong các trang trại cũng thải vào môi trường một lượng các chất ô nhiễm không khí. Có thể liệt kê các nguồn đó bao gồm: Khí thải từ hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải      Tại khu xử lý nước thải của dự án, các chất ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ các công trình xử lý như bể BIOGA, hố ga thu gom nước thải... Thành phần của các chất ô nhiễm không khí rất đa dạng như NH3, H2S, Metal, Mercaptan... Khí thải từ các sinh hoạt khác của con người      Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc do hút thuốc lá, mùi xú uế từ toilet... 3.2.4. Tiếng ồn      Nguồn ô nhiễm tiếng ồn cũng khá quan trọng và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp lao động.      Tiếng ồn từ dự án phát sinh từ các nguồn sau đây: -  Tiếng ồn từ các trại nuôi nhốt heo; - Tiếng ồn công nghiệp còn phát ra từ một bộ phận CBCNV làm việc trong các trang trại; -  Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi dự án. Đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh…      Tuy cường độ ồn không lớn nhưng do trường độ ồn kéo dài nên khả năng gây bệnh điếc mãn tính đối với công nhân làm việc tại các khu vực này là rất cao. 3.2.5. Chất thải rắn       Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của các trang trại bao gồm 2 loại chính: a- Các chất thải từ quá trình chăn nuôi:    Chất thải không độc hại:    - Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu là phân gia súc, rau, cỏ, thức ăn thừa và bùn hoạt tính dư từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất… có khối lượng khoảng 40 kg/ngày. Lượng chất thải này được thu gom vào nơi qui định của Công ty, sau đó được xử lý để sử dụng làm phân xanh hữu cơ bón cho cây trồng.     Ngoài ra, còn có các phụ tùng và vật dụng thay thế khi bão dưỡng, thay thế thiết bị, rẻ lau khi sử chữa thiết bị … lượng chất thải này phát sinh không thường xuyên, khối lượng nhỏ và được phân loại tại nguồn, sau đó chúng được tái chế (Nếu có thể), lưu giữ và vận chuyển đến những nơi quy định để xử lý.    Chất thải độc hại:       Bao bì và các loại thùng đựng thức ăn, chất sát trùng (fluosilicat natri), các bì bao thuốc thú y … Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt : gồm 2 dạng chủ yếu:      Chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt ước tính khoảng 0,3kg/người/ngày, tổng chất thải sinh hoạt của dự án là 47,4kg/ngày. Thành phần chủ yếu là rác sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày nên tác động không đáng kể đến môi trường. - Loại rác thải cứng gồm vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, nhựa, thủy tinh...; - Loại mềm như giấy các loại, thức ăn dư, vỏ trái cây ...      Với số lượng công nhân của toàn dự án là 108 người, thì lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng hơn 47,4kg/ngày (trung bình khoảng 0.3kg/người.ngày). Ngoài các loại rác thải trên còn phải kể đến bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bùn từ các hố ga…      Các chất thải này nếu không có kế hoạch xử lý tốt cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, trước tiên là môi trường đất và sau đó là tầng nước ngầm. 3.2.6  Nguy cơ gây cháy nổ      Do quá trình hoạt động của dự án chủ yếu là chăn nuôi nên không sử dụng loại nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động và các sản phẩm của dự án khó có khả năng bắt lửa và gây ra cháy, nổ. 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ Xà HỘI CỦA DỰ ÁN 3.3.1. Những tác động đến môi trường nước      Như phân tích ở phần trên nếu như khi dự án hoạt động, các loại nước thải sinh ra, đặc biệt là nước thải sản xuất được xử lý tốt, trạm xử lý nước thải hoạt động ổn định, đạt tiêu chuẩn qui định của nhà nước Việt Nam trước khi dùng tưới cho cây trồng, khi đó có thể dự báo rằng, hoạt động của dự án không tác động xấu đến nguồn nước ngầm và nước mặt của khu vực.      Trong trường hợp nước thải không được xử lý tốt thì các chất thải ô nhiễm trong nước thải sẽ tác động xấu đến môi trường nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước mặt trong khu vực và gây ra ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt.      Tác động đầu tiên có thể nhận ra ở đây là: các chất bẩn bị phân hủy bốc hôi thối, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng phát triển nhanh chóng, ruồi muỗi cũng phát triển nhanh theo khi đó và hậu quả là rất dễ đưa đến các dịch bệnh lan truyền. Trong trường hợp nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu thì khi xả vào môi trường nước khu vực đó bị nhiễm bẩn theo. Việc khống chế các tác động tiêu cực này hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nước. Các tác hại chỉ thị có thể kể đến là: Tác hại của chất hữu cơ:      Hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thải thông thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh học). Chỉ tiêu BOD5 thể hiện được lượng oxy cần thiết cho các vi sinh vật có thể phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước thải, như vậy có nghĩa là nếu nồng độ BOD5 càng cao thì trong nước thải có chứa càng nhiều các chất hữu cơ. Như vậy thông qua chỉ tiêu BOD5 ta có thể biết được mức độ ô nhiễm của nước thải cũng như đánh giá được hiệu quả xử lý của một trạm xử lý nước thải tương ứng.      Trong nước thải có chứa càng nhiều chất hữu cơ thì các vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ càng sử dụng nhiều lượng oxy hòa tan trong nước. Lâu dần lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị cạn kiệt, các loài thủy sinh sẽ không có oxy phục vụ cho qúa trình hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loài thủy sinh có trong nước.      Các chỉ tiêu ô nhiễm khác có trong nước thải cũng có tính nguy hại nghiêm trọng tới môi trường là tổng Nitơ và tổng Phospho. Hai chỉ tiêu này có trong nước được coi là chỉ số dinh dưỡng có trong nước. Chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước và cũng là một yếu tố làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước. Sở dĩ có hiện tượng này vì hai chỉ tiêu Nitơ và Phospho là chất dinh dưỡng rất tốt cho việc phát triển các loại thực vật trong nước như các loại rong, rêu, tảo… Khi các thực vật này chết đi chúng sẽ là nguồn cung cấp chất hữu cơ làm ô nhiễm nguồn nước. Tác hại của các chất rắn lơ lửng:      Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời cũng gây ra các tác hại về mặt cảm quan đối với nguồn nước khi làm tăng độ đục có trong nước, bồi lắng làm cạn kiệt dòng chảy.      Đối với các tầng nước ngầm, quá trình ngấm của nước thải có khả năng làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như NH4, NO3-, PO4+ … đặc biệt là chỉ tiêu NO2 có tích độc hại cao đối với con người và động vật. Tác động lên môi trường đất:      Quá trình lưu giữ trong đất và ngấm qua những lớp đất bề mặt của nước thải với trữ lượng lớn có thể làm ức chế sự tăng trưởng và khả năng hoạt động của các loại vi khuẩn trong đất, các chất dinh dưỡng trong bã hèm dù rất cần thiết cho cây trồng nhưng với hàm lượng quá lớn chúng dễ dàng trở thành độc chất cho cây trồng, gián tiếp làm giảm sự phát triển của cây trồng cũng như năng suất của nó. 3.3.2. Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm không khí      Các chất ô nhiễm không khí thải ra trong quá trình xử lý, nếu không có biện pháp khống chế và giảm thiểu thì sẽ có tác động xấu đến môi trường không khí bên trong và môi trường không khí bên ngoài nhà máy. Hiện tại chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án còn rất tốt. Khi đưa dự án vào hoạt động nếu không kiểm soát tốt các nguồn ô nhiễm không khí thì sẽ làm tăng lên tải lượng ô nhiễm. Những tác động có thể kể đến như sau: Tác động đối với sức khỏe con người      Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong khu vực xây dựng dự án, đặc biệt đối với công nhân trực tiếp làm việc tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào các chất ô nhiễm cụ thể như sau: * Tác hại của khí methane (CH4)      Tính độc hại của khí methane này là không đáng kể, mức độ ảnh hưởng là không lớn nếu nồng độ của nó không đạt tới nồng độ có thể cháy (5 – 15%) trong không khí. Methane (CH4) cùng với CO2 là những khí có tác động gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất ấm dần lên. * Tác hại của khí Sulphua hydro (H2S)      Khí Sulphua hydro là một loại khí không màu, có tính độc cao, có mùi hôi khó chịu đặc trưng là mùi trứng thối. Nếu ở nồng độ thấp thì nó gần như vô hại, tuy nhiên khí có mặt khí H2S sẽ gây cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc bởi mùi thối đặc trưng của nó.      Khi ở nồng độ cao thì khí H2S có tính nguy hiểm khá lớn. Ở một nồng độ đủ nó có thể làm tổn thương thảm thực vật, làm rụng lá cây và là yếu tố kìm hãm khả năng tăng trưởng của cây cối. Bảng 18. Ảnh hưởng của khí sulphua hydro đến cơ thể con người Nồng độ H2S (ppm) Ảnh hưởng tới sinh lý con người 1 – 2 Thoang thoảng mùi hôi thối 2 – 4 Thấy mùi hôi thối khá rõ 3 Thấy mùi thối rõ rệt 5 – 8 Gây mệt mỏi, khó chịu cho người tiếp xúc 80 – 12 Khoảng thời gian tiếp xúc tối đa là 6 giờ mà không có tổn thương 200 – 300 Đau đớn trong cơ mắt, mũi và cổ sau khi tiếp xúc từ 3 – 5phút. Giới hạn tối đa thời gian có thể chịu được là 30 – 60phút tuỳ người 500 – 700 Gây tử vong do nhiễm độ cấp nếu tiếp xúc > 30phút Nguồn: Technical Guideline on Sanitary Lanfill, Design and Operation (Draft)      Nếu người ta tiếp xúc với H2S ở nồng độ 150 ppm có thể gây tổn thương cơ quan hô hấp, nếu tiếp xúc với nồng độ 500 ppm trong khoảng thời gian 15 – 20 phút sẽ gây nên chứng tiêu chảy và tổn thương hệ hô hấp. Ơ nồng độ 700 – 900 ppm, H2S có thể gây nên tử vong ở người. * Các khí SOx: là những chất ô nhiễm kích thích, thuộc loại nguy hiểm nhất trong các chất ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO3 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 thì mức độ tác hại lại càng lớn. * Oxit Cacbon CO: đây là một chất gây ngạt, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn Oxy nên nó chiếm chỗ của Oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu; * Khí NO2: là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc. * Bụi: Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất khác nhau sẽ có tác hại khác nhau đối với sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên có một số loại bệnh đặc trưng do bụi gây ra mà trước hết là bệnh bụi phổi. Ngoài bệnh bụi phổi một số loại bệnh khác ở đường hô hấp cũng do bụi gây ra có thể bị phù thủng niêm mạc, viêm loét lòng phế, khí quản. Bụi các loại còn gây nên những thương tổn cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hóa. Tác động đối với động, thực vật và công trình * Đối với động vật: nói chung các chất ô nhiễm có tác hại đối với con người sống trong và ngoài khu vực các trang trại đều có tác hại đối với động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nhưng có thể khẳng định là các khí SO2, NO2, các axit, kiềm... đều gây tác hại cho động vật và vật nuôi; * Đối với thực vật: các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí đối với thực vật. Cụ thể: + SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong không khí bằng 3 ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rụng lá và gây chết cây; +  CO ở nồng độ 100 ppm – 10,000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu; +  Bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây. * Tác động lên công trình và tài sản:      Khói thải chứa các chất NO2, SO2, l... khi gặp khí trời ẩm ướt tạo nên các axit tương ứng gây ăn mòn các kết cấu công trình, thiết bị máy móc, làm giảm tuổi thọ của chúng. Khí CO2 khi tác dụng với hơi ẩm tạo nên H2CO3 có thể ăn mòn cả da.      Phần trên phân tích các tác hại của ô nhiễm không khí từ dự án có thể gây ra cho con người, động thực vật và công trình. Ảnh hưởng này có thể giảm bớt nếu như các trang trại có biện pháp giám sát và khống chế ô nhiễm không khí. 3.3.3. Đánh giá tác động của tiếng ồn      Tiếng ồn là một trong những yếu tố có tác động rất lớn tới sức khỏe của con người nếu tiếp xúc với nó thường xuyên. Tiếng ồn có thể gây ra những tác động trực tiếp lên các cơ quan thính giác của con người, từ đó gây ra chứng bệnh điếc nghề nghiệp ở người lao động, làm giảm khả năng lao động, giảm khả năng phản xạ và là yếu tố gián tiếp gây nên các tai nạn lao động khi làm ảnh hưởng tới thần kinh của họ.      Tác động của tiếng ồn được thể hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc ngăn cản hoạt đông của hệ thần kinh thực vật, làm giảm khả năng định hướng và giữ thăng bằng của cơ thể. Tiếng ồn với cường độ quá lớn còn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan thính giác của người lao đông. 3.3.4. Đánh giá tác động do chất thải rắn      Chủ yếu là các loại chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất rất ít, nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển ảnh hưởng rất xấu đến tài nguyên nước ngầm mà còn là nơi phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (ruồi, chuột,...), mùi, bụi... ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực. So với nước thải và khí thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường do chất thải rắn không cao bằng nhưng với khối lượng lớn và các thành phần khó xử lý, nó tiềm ẩm nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.      Thực tế đã cho thấy, với tốc độ phát triển công nghiệp mạnh như hiện nay, chất thải rắn công nghiệp đang là mối đe doạ đối với môi trường không phải đối với từng khu vực địa phương mà còn trên quy mô quốc gia, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo là môi trường nước và môi trường không khí. 3.3.5. Tác động lên các tài nguyên môi trường khác - Bụi, nấm mốc và vi trùng      Ngoài yếu tố gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường là nước thải và chất thải rắn phân gia súc còn có yếu tố gây ô nhiễm khác là nấm mốc và vi trùng. -Mùi hôi      Như đã trình bày ở những phần trước, các loại khí sinh ra từ nước thải và chất thải rắn, ngoài các khí chính sinh ra là methane và carbon dioxide còn có các khí khác là các loại khí hữu cơ dạng VOC… Chính những khí hữu cơ này làm nảy sinh ra mùi hôi thối khó chịu. Mùi hôi là một yếu tố làm cho con người ta luôn có cảm giác phải tránh xa khu vực có mùi, nó tác động trực tiếp lên cảm giác và sức khỏe của con người. Người ta còn chứng minh được hầu hết những loại khí gây mùi hôi sinh ra đều là những khí có tính độc hại cao. - Ảnh hưởng đến các điều kiện văn hóa mỹ thuật      Hoạt động của dự án nằm trong khu vực đất nông nghiệp hiện nay không có các di tích lịch sử hoặc các công trình văn hoá, mỹ thuật nên không ảnh hưởng đến các điều kiện văn hóa tinh thần của nhân dân trong vùng. CHƯƠNG IV CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG      Những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế – xã hội đã được phân tích và đánh giá cụ thể qua từng giai đoạn triển khai thực hiện dự án đã được mô tả ở Chương 3.      Với những tác động tiêu cực của dự án, trong quá trình thiết lập và xây dựng dự án, Chủ Dự án đã phối hợp cùng với các chuyên gia tham gia dự án, hết sức chú trọng đến vấn đề xây dựng các biện pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực ở từng giai đoạn của dự án. Các biện pháp đó được trình bày theo trình tự các giai đoạn phát triển của dự án và bao gồm những mục chính như sau: Các biện pháp giảm thiểu và khắc phục tác động tiêu cực ở giai đoạn thi công các công trình cơ sở hạ tầng; Các biện pháp giảm thiểu và khắc phục tác động tiêu cực ở giai đoạn khai thác sử dụng (giai đoạn hoạt động của dự án). GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN A.1 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG      Quá trình thi công xây dựng sẽ được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, vì vậy Chủ đầu tư sẽ quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân thi công cũng như cộng đồng dân cư nói chung ở xung quanh khu vực dự án. Những biện pháp tổng hợp cần thiết phải áp dụng bao gồm: 1. Chủ đầu tư quan tâm ngay từ đầu đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Để đạt được kết quả tốt về các mặt nói trên khi chọn biện pháp thi công, chủ đầu tư sẽ: Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công với nhau; Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa; Công xưởng hóa vật liệu xây dựng - Sản xuất VLXD và các cấu kiện trong các xí nghiệp công nghiệp vật liệu xây dựng. 2.  Đơn vị tổ chức thi công sẽ có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể: Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công phá dỡ san lấp mặt bằng, biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn điện; thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, vấn đề chống sét... Có các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình; thứ tự thi công những công trình ngầm, bố trí tuyến thi công hợp lý để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lý để không gây cản trở lẫn nhau,... Tại mặt bằng thi công phải đảm bảo: Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh; Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại; Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ...; Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm; Lắp đặt các vách ngăn chống ồn cho những khu vực có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén, máy cưa...; Che chắn những khu vực phát sinh bụi và phun nước để tưới đường và các loại vật liệu như đá trộn bêtông để chống bụi,... Quy định cụ thể vị trí khu vực vệ sinh, bãi rác... tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do lượng công nhân xây dựng thải ra. 3. Để hạn chế tiếng ồn và chấn động trong quá thi công đóng cọc móng công trình, trong quá trình xây dựng các công trình, chủ yếu sẽ sử dụng loại máy ép thủy lực để nén cọc xuống độ sâu cần thiết, hạn chế sử dụng loại búa Diezel để đóng cọc vì khi đó sẽ phát sinh tiếng ồn và chấn động rất lớn.      Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân. Khi thực hiện cụ thể bổ sung các biện pháp cụ thể thích hợp để đạt được kết quả tốt đẹp. A.2 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cũng như xây dựng nhà trại cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Cụ thể là: Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Cần kiểm tra sự rò rỉ, các đường ống kỹ thuật phải sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định (nhiên liệu, hơi nước, khí...) Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật; Thi công, lắp dựng dàn giáo, các thiết bị trên cao phải có trang bị dây neo móc an toàn; Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho người công nhân là không thể thiếu. Do vậy mà công nhân phải được trang bị đầy đủ các phục trang cá nhân cần thiết. Các trang phục này bao gồm: quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng... Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân; cụ thể là các vùng hoạt động thường xuyên của công nhân một mặt đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh: khí thở, bụi, tiếng ồn... Mặt khác phải đảm bảo được các qui định về chiếu sáng cho công nhân lao động thích ứng với từng loại hình và tính chất công việc. Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng: - Vòi nước xả rửa khi sự cố, tủ thuốc và dụng cụ rửa mắt, bình cung cấp ôxy… - Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cứu hỏa... GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN B.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC      Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực dự án sẽ chảy trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.      Nước thải sinh hoạt và sản xuất được xử lý cục bộ đạt yêu cầu nguồn loại B QCVN 24 : 2008/BTNMT và QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ trở thành nguồn nước tưới vườn xoài nằm ngay trong khu đất của Dự án, hoàn toàn không thải vào môi trường sông, suối.  B.1.1. Nước thải sinh hoạt      Để bảo đảm các chỉ tiêu cần thiết trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung, lượng nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng các công trình xử lý cục bộ bể tự hoại ba ngăn. Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Bảng 19. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt CÁC CHỈ TIÊU HÀM LƯỢNG BẨN BAN ĐẦU BỂ TỰ HOẠI HÀM LƯỢNG BẨN SAU XỬ LÝ HIỆU QUẢ % BOD5, mg/l 250 - 350 30-50 90 Chất lơ lửng, mg/l 200 - 300 70 – 100 75     Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng N, P và vi trùng. Theo tính toán và thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiểm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường như sau (Bảng 20): Bảng 20. Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người. Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng ô nhiễm (g/ngày) BOD5 COD Chất rắn lơ lững (SS) Dầu mỡ Tổng Nitơ Ammonia Tổng phospho Coliform Feacal Coliform Trứng giun sán 45 – 54g 72 –102g 70 – 145g 10 – 30g 6 – 12g 2,4 – 4,8g 0,8 – 4,0g 106 – 109 MPN/100ml 105 – 106 MP/100ml 1.000 trứng 159,8 – 191,7kg 255,6 – 362,1kg 248,5 – 514,8kg 35,5 – 106,5kg 21,3 – 42,6kg 8,5 – 17kg 2,8 –14,2kg 355.107 – 355.1010 MPN/100ml 355.106 – 355.107 MPN/100ml 355.104 trứng Nguồn: Tài liệu của WHO. Tính toán bể tự hoại:     Lực lượng lao động trực tiếp tại dự án là 108 người, nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, vệ sinh, nước thải từ khu nhà ăn, nhà bếp… Lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau:     - Nước dùng cho vệ sinh của 158 người trong dự án:     Lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tham gia sản xuất ở các bộ phận trong dự án được tính theo QCXDVN 01/2008 BXD, theo mục 5.4.2 điều 5.4:     Theo tính toán lưu lượng nước thải từ các hoạt động sinh hoạt nói trên có lưu lượng khoảng 16,64 m3/ngày đêm (ngđ) với đặc trưng của nước sinh hoạt:     - BOD5  = 100 ÷ 120mg/l     - BODht  = 120 ÷ 140mg/l     - SS  = 200 ÷ 220mg/l     - Giá trị pH  = 6,5 ÷ 8,5     - Chỉ tiêu sinh học Coliform = 105 ÷ 106 MPN/100ml.      Chất lượng nước thải này vượt quá tiêu chuẩn quy định với nguồn tiếp nhận loại B. Việc khắc phục tác động tiêu cực của loại nước thải sinh hoạt này có thể thực hiện được bằng bể tự hoại 3 ngăn, xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn hoặc tái sử dụng làm nước tưới cây.      Như vậy Chủ Đầu tư dự kiến sẽ xây dựng số lượng bể tự hoại sao cho dung tích tổng cộng của các bể không nhỏ hơn 1.0 m3. Sau xử lý, nước thải sinh hoạt được xả vào hồ xử lý nước thải sản xuất của dự án, không thải trực tiếp vào môi trường. B.1.2. Nước thải sản xuất      Nước thải sản xuất (nước thải vệ sinh chuồng trại) có công suất: 1.200m3/ngày. Đây là lượng nước thải không lớn.     Do tính chất nước thải của ngành chăn nuôi gia súc có đặc trưng ô nhiễm hữu cơ cao, mức độ gây bẩn cho nguồn tiếp nhận rất lớn, cần thiết phải được xử lý trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng làm nước tưới cây để hạn chế tác động xấu đến môi trường và cây trồng. Để đảm bảo cho sản xuất được ổn định mà không gây hại cho môi trường, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, Công ty TNHH Vĩnh Trà đã có kế hoạch phối hợp với Công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam chọn một đơn vị có kinh nghiệm trong xử lý môi trường để thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất cho dự án .     Để thu gom nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất vào trạm xử lý, cần thiết xây dựng mạng lưới thoát nước bẩn (Sinh hoạt + sản xuất) tách riêng với thoát nước mưa. Nước mưa có thể thu vào cống hoặc rãnh xả trực tiếp ra ngoài mà không cần xử ly, mạng lưới thoát nước bẩn sẽ thu gom nước thải từ các chuồng, trại chăn nuôi và các công trình vệ sinh vào trạm xử lý nước thải biogas.     Công nghệ xử lý nước thải sản xuất cho ngành chăn nuôi gia súc công nghệ được công ty chọn lựa được mô tả như sau: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải của dự án. Bể thu bùn Thùng trộn NaOH Thùng trộn Polimer Thùng trộn phèn Bể điều hòa Sử dụng tưới cây Bể lắng 1 Bể Biogas Bể lắng 2 Hồ sinh học Sân phơi bùn Bể Aeroten     Toàn bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải của dự án được thể hiện qua sơ đồ khối sau:  Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của dự án. Song chắn rác (>10mm) Nước thải khu nhà vệ sinh Bể tự hoại 3 ngăn Nước thải tại các chuồng trại chăn nuôi Nước thải khu nhà ăn, nhà bếp Hệ thống xử lý nước thải tập trung Bể lắng cát Thuyết minh quy trình công nghệ     - Hệ thống mương thu gom nước thải tại các chuồng trại:     Công trình này dự kiến sẽ là công trình thu ngầm, nước thải lẫn phân gia súc (sau khi đã lấy phân bằng cơ học) được thu gom vào hệ thống cống kín, qua các hố gas ở các điểm gấp khúc và được dẫn vào bể chứa qua hệ thống song chắn rác.     - Song chắn rác:     Nước thải từ các chuồng trại chảy vào hệ thống thu gom nước thải công nghiệp và đưa đến trạm xử lý. Nước thải được tiếp nhận, chảy qua song chắn có khe hở giữa 02 song liền nhau là 10mm. Song chắn rác được sử dụng để giữ các loại chất rắn thô có kích thước > 10mm ở trong nước thải. Song chắn rác với hệ thống lấy rác bằng cơ khí được kiến nghị sử dụng. Nếu không loại bỏ rác có thể gây nên tắc nghẽn đường ống, mương dẫn hoặc hư hỏng bơm. Rác phải thường xuyên được cào đi bằng cơ giới hoặc lấy bằng phương pháp thủ công. Rác được tập trung lại, đưa đến ủ cùng phân heo, sau đó sử dụng làm phân bón hữu cơ.     - Bể điều hòa:     Do tính chất của nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và chúng phụ thuộc nhiều vào loại nước thải của từng công đoạn, vì vậy cần thiết xây dựng bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ. Bể điều hòa làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Đối với nước thải chăn nuôi, do có lượng lớn phân heo theo nước thải vào bể điều hòa, vì thế bể điều hòa ở đây sẽ được xây dựng để kết hợp với quá trình loại bỏ phân nổi trên bề mặt nước thải, chúng dính kết với nhau và được loại bỏ trước khi đi vào hệ thống xử lý sinh học.     - Bể lắng 1:     Cặn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi chủ yếu ở dạng hữu cơ, bể lắng 1 có tác dụng loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải, mặt khác hàm lượng COD cũng giảm đi một ít. Hiệu quả của bể lắng đợt 1 đạt từ 50 – 60% theo SS (Hàm lượng căn lơ lửng)).     - Bể xử lý sinh học kỵ khí Bể Biogas:     Nước thải sau khi qua bể lắng 1 được dẫn đến bể xử lý sinh học kỵ khí. Trong bể kỵ khí diễn ra quá trình ôxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng và tạo ra năng lượng để hoạt động. Một ưu điểm của bể kỵ khí là bể có khả năng hoạt động tốt khi nồng độ BOD đầu vào cao, các vi sinh vật tiêu thụ chất hữu cơ hòa tan phần lớn để tạo ra năng lượng hoạt động (80%) và còn lại là sinh trưởng, tạo tế bào mới vì vậy lượng bùn tạo ra rất ít, đồng thời sinh ra một lượng lớn CH4, CO2, H2S và được tận dụng làm chất đốt (Khí sinh học Biogas) - Bể Aeroten:     Nước thải sau khi qua bể xử lý sinh học kỵ khí được dẫn đến bể Aeroten. Trong bể aeroten diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính dư. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ MLSS trong khoảng 2.500 – 4.000 mg/l.     - Bể lắng 2:     Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn đến bể lắng 2. Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể aeroten để tạo thành hỗn hợp bùn và nước có nồng độ MLSS = 2.500 – 4.000 mg/l.     - Hồ xử lý sinh học:     Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng 2 sẽ được dẫn vào hồ xử lý sinh học nhân tạo, sau đó được bơm sử dụng cho mục đích tưới cây trong khu vực dự án.     - Bể nén bùn:     Bùn tươi từ bể lắng 1 và bùn dư được đưa vào bể nén bùn trọng lực. Hàm lượng chất rắn (TS) của bùn tươi từ bể lắng 1 khoảng 3 – 4% và bùn dư từ bể lắng 2 có TS thấp 0,75%. TS của hỗn hợp bùn tươi và bùn hoạt tính dư sau nén bùn tăng lên 4 – 5%. Nước sau khi tách bùn được dẫn vào bể điều hòa. Thuận lợi của nén bùn trọng lực là giảm kích thước công trình xử lý bùn tiếp theo như bể phân hủy kỵ khí, tiết kiệm chi phí nhân công và năng lượng.     - Sân phơi bùn:     Công dụng chính của sân phơi bùn là làm giảm thể tích và khối lượng của cặn (Do độ ẩm giảm). Lượng bùn này được thu gom và ủ cùng với lượng phân gia súc sau đó làm phân bón. B.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ B.2.1 Phòng ngừa ô nhiễm do mùi hôi chuồng trại      Mùi hôi từ chuồng trại sẽ được hạn chế tối đa bằng cách thường xuyên vệ sinh chuồng trại và chất thải rắn phân gia súc. Cách ly khu vực xử lý bằng các biện pháp che chắn và cây xanh. Cụ thể như sau: Sau mỗi đợt vệ sinh phân gia súc sẽ được thu gom vận chuyển đến khu vực chứa phân. Bể chứa phân là một bể kín nằm cuối hướng gió khu vực xử lý nước thải. Phân được đưa vào bể qua miệng thu bã thải, nước thải từ vê sinh chuồng trại sẽ được thu gom và tự chảy vào hệ thống thu gom nước thải đưa đến trạm xử lý nước thải. B.4.2.2 Khí thải từ giao thông vận tải      Loại xe thường xuyên ra vào các trang trại là các loại xe tải và xe của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Để khống chế loại ô nhiễm này, chủ đầu tư sẽ sử dụng xăng đạt tiêu chuẩn để hạn chế ô nhiễm cũng như quy định giờ xe giao và nhận hàng hợp lý. B.2.3 Khí thải từ các hoạt động khác Khí thải từ hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải      Khu xử lý nước thải của các trang trại sẽ được đạt cuối hướng gió, khí thải từ bể BIOGAS được hút đưa về đốt ngoài ra chủ đầu tư sẽ trồng nhiều cây xanh để hạn chế ô nhiễm mùi. Khí thải từ các sinh hoạt khác của con người      Để làm giảm ô nhiễm không khí do các hoạt động của con người, công ty sẽ xây dựng nhà xưởng thoáng mát, giữ vệ sinh tốt trong toàn bộ trang trại. B.3 BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN B.3.1 Rác thải sinh hoạt   Vấn đề xử lý chất thải rắn được giải quyết như sau:     Rác thải sinh hoạt được thu gom hàng ngày và đựng trong thùng có nắp đậy kín. Công ty sẽ hợp đồng với công ty vệ sinh để đến thu gom và vận chuyển đến bãi rác tập trung hoặc xử lý theo quy định. Trong từng trại từng hạng mục công trình dân dụng đều có trang bị các loại giỏ đựng rác có nắp đậy: một giỏ đựng rác loại cứng khó xử lý hoặc rác khô, có thể tận dụng lại (vỏ đồ hộp, vỏ bia, các loại chai, chai thủy tinh, chai nhựa); một giỏ đựng rác có dạng mềm, ướt, dễ bị phân hủy như: giấy, thức ăn thừa;     - Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu là phân gia súc, rau, cỏ, thức ăn thừa và bùn hoạt tính dư từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất,… Lượng chất này được thu gom vào nơi quy định của công ty, sau đó được ủ để sử dụng làm phân xanh hữu cơ bón cho cây trồng. B.3.2 Chất thải nguy hại      Chất thải nguy hại (Dầu mỡ thải, hóa chất, thuốc thú y loại…) được phân loại và thu gom riêng. Định kỳ thuê các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định * Các qui định về an toàn      Các thiết bị an toàn và bảo vệ cá nhân phù hợp phải được trang bị tương ứng với các nguy hại tiềm ẩn đi kèm với chất thải được lưu trữ, nhằm tạo khả năng ứng cứu kịp thời khi có sự cố, hỏa hạn hoặc tràn đổ.      Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải được đặt các dấu hiệu cảnh báo phù hợp với các loại chất thải và tính độc hại tiềm tàng. B.4 CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ TIẾNG ỒN      Để hạn chế tiếng ồn trong các trại Công ty sẽ thực hiện một số biện pháp như sau : Xây tường rào cao 2.5m xung quanh khu vựcdự án, cách ly với các khu vực bên ngoài Trồng cây xanh: Cây xanh có tác dụng làm giảm tiếng ồn một cách hữu hiệu nhất. Ngoài ra, cây xanh không những hấp thụ tiếng ồn mà còn có tác dụng ngăn cản gió cuốn theo bụi, và mùi hôi ra môi trường xung quanh. B.5 BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG, BẢO ĐẢM VI KHÍ HẬU CÔNG TRÌNH      Nhiệt độ của môi trường xung quanh, nhiệt độ môi trường tỉnh Tây Ninh (nhất là vào buổi trưa mùa hè) là rất cao, nên khi thiết kế xây dựng công trình ở từng trại, chủ đầu tư cần tận dụng tối đa mặt thuận lợi như bố trí hợp lý các cửa mái để thông gió tự nhiên tốt, đồng thời hạn chế mặt bất lợi như bố trí hướng nhà hợp lý.      Mặt khác đối với các trại công ty sẽ cần thiết kế, lắp đặt chụp thoát gió tự nhiên hay cơ khí để thoát nhiệt. Xây dựng các hệ thống thông gió làm mát phục vụ cho công nhân ở những khu vực có nhiệt độ cao. Cần lợi dụng đặc thù của khí hậu nóng khô vào mùa khô của Nam bộ, để sử dụng có hiệu quả hình thức phun ẩm đoạn nhiệt nhằm giảm nhiệt độ trong không khí cấp cho công nhân. B.6 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ       Để phòng chống cháy nổ tại các trại cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Về biện pháp kỹ thuật, các biện pháp chung bao gồm: Nhà xưởng phải thoáng và lối thoát theo tiêu chuẩn TCVN 2622 - 78 qui đị̣nh; phải có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cục bộ; Các kho chứa nguyên liệu, kho nhiên liệu phải đặt riêng biệt ngoài khu vực trại chăn nuôi; Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất. Những vấn đề này cần theo đúng các hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy do Bộ Nội Vụ ban hành. * Phòng cháy các thiết bị̣ điện Các thiết bị̣ điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị̣ bảo vệ quá tải. Những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ; Có qui đị̣nh chế độ vệ sinh công nghiệp cho từng máy, từng bộ phận khi bàn giao ca; Phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ động cơ hoặc các bộ phận truyền lực. Nếu bề mặt động cơ có nhiệt độ tăng lên quá 1500C thì phải dừng máy ngay, xem xét phát hiện nguyên nhân loại trừ; Tất cả các máy móc đều phải có dây tiếp đất đảm bảo điện trở tiếp đất nhỏ hơn 2;  Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện trong nhà xưởng sản xuất. Hộp cầu dao phải kín, cầu dao phải tiếp điện tốt;  Phải trang bị̣ các phương tiện chữa cháy cầm tay đối với các bộ phận sản xuất như: bì́nh CO2, phuy nước, xô múc nước, bơm tay... Các phương tiện này phải để ở những nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện chữa cháy vào các công việc khác. Một vấn đề khác rất quan trọng là xưởng phải tổ chức ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ công nhân. CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG     Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự báo trong Đánh giá tác động môi trường có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế. Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2_bao_cao_chinh_6278.doc
Tài liệu liên quan