Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì

Tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA CHẤT Báo cáo: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ PHỤ LỤC Lời mở đầu 2 1. Giới thiệu chung về dự án cầu Thanh Trì 3 2. Phạm vi ảnh hưởng của dự án 4 2.1 Phạm vi 4 2.2 Lý giải sự ảnh hưởng 5 3. Nội dung chính của báo cáo 6 4. Đánh giá tác động của dự án đến môi trường kinh tế xã hội 10 4.1 Tác động tích cực 10 4.2 Tác động tiêu cực 11 5. Biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường kinh tế xã hội 17 5.1. Đối với các hộ gia đình và chính quyền 18 5.2. Đối với người lao động 19 Kết luận và kiến nghị 21 DANH MỤC ẢNH Hình 1. Cầu Thanh Trì.................................................................................................3 Hình 2. Ảnh vệ tinh cầu Thanh Trì.............................................................................4 Hình 3. Sơ đồ vị trí địa lý của dự án............................................................................8 Hình 4. Nhà dân dưới cầu Thanh Trì có xuất hiện rạ...

doc22 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA CHẤT Báo cáo: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ PHỤ LỤC Lời mở đầu 2 1. Giới thiệu chung về dự án cầu Thanh Trì 3 2. Phạm vi ảnh hưởng của dự án 4 2.1 Phạm vi 4 2.2 Lý giải sự ảnh hưởng 5 3. Nội dung chính của báo cáo 6 4. Đánh giá tác động của dự án đến môi trường kinh tế xã hội 10 4.1 Tác động tích cực 10 4.2 Tác động tiêu cực 11 5. Biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường kinh tế xã hội 17 5.1. Đối với các hộ gia đình và chính quyền 18 5.2. Đối với người lao động 19 Kết luận và kiến nghị 21 DANH MỤC ẢNH Hình 1. Cầu Thanh Trì.................................................................................................3 Hình 2. Ảnh vệ tinh cầu Thanh Trì.............................................................................4 Hình 3. Sơ đồ vị trí địa lý của dự án............................................................................8 Hình 4. Nhà dân dưới cầu Thanh Trì có xuất hiện rạn nứt....................................12 Hình 5. Những vết loang lổ trong nhà dân................................................................16 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ về chính trị - kinh tế - xã hội. Thủ đô Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hóa rất cao và là một trong những trung tâm trọng điểm của cả nước. Chính vì vậy, quy hoạch thành phố trở nên rất quan trọng trong sự phát triển của thành phố cũng như đất nước để phục vụ cho mọi nhu cầu phát triển. Rất nhiều công trình về kinh tế - xã hội và đặc biệt là giao thông vận tải được quy hoạch và xây dựng nhằm giúp cho giao thông liên lạc được thuận lợi không chỉ cho nhân dân mà cho sự phát triển chung của xã hội. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thì việc đảm bảo cho xã hội và môi trường phát triển cũng được đặt lên hàng đầu. Cái đích của mỗi quốc gia là hướng tới phát triển bền vững vì chỉ có phát triển bền vững thì quốc qia đó mới phát triển về mọi mặt, không gây nên những tác động xấu cho vận mệnh quốc gia cũng như toàn cầu trong tương lai.. Đối với mỗi dự án quy hoạch xây dựng và phát triển được thực thi và đi vào sử dụng thì đã có ít hay nhiều tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. Do vậy, việc đánh giá tác động môi trường của mỗi dự án nhất là những dự án mang tầm địa phương, quốc gia, khu vực…trước khi được thực thi là rất quan trọng. Nó sẽ đánh giá ảnh hưởng tốt hay xấu của mỗi dự án đến đời sống kinh tế - xã hội dân cư và đặc biệt là tác động đến môi trường cảnh quan. Dự án xây dựng cầu Thanh Trì cũng thuộc dự án mang tầm quốc gia với quy mô lớn nhất khu vực Đông Dương có chiều dài gần13km được nối từ khu vực Pháp Vân (Văn Điển) đến khu vực Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội. Do vậy,dự án đã có những tác động lớn về nhiều mặt đến môi trường kinh tế - xã hội. Trong thời gian hoàn thành bài báo cáo chúng em nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy. 1. GIỚi THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ Nhằm giải tỏa sức ép giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương (Hà Nội), đồng thời phân bố và giảm bớt lưu lượng xe, nhất là xe tải lưu thông qua nội thành Thủ đô, Chính phủ đã quyết định phê duyệt dự án xây dựng cầu Thanh Trì, do nhà thầu chính là công ty Liên danh Obayashi – Sumitomo (Nhật Bản) cùng với nhiều đơn vị xây dựng của Việt Nam tham gia liên danh như Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công ty XDCTGT1, Tổng công ty XDCTGT4, Vinaconex… Toàn bộ Dự án cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ 1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8 km, trong đó chiều dài cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h; Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 - XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn,cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cùng với đường vành đai III (Hà Nội), cầu Thanh Trì nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 1, liên kết vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với trục giao thông Bắc – Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Đồng bằng Bắc bộ nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Cầu được khởi công xây dựng vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2006. Hình 1. Cầu Thanh Trì Hình 2. Ảnh vệ tinh cầu Thanh Trì 2. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN 2.1. Phạm vi: Phạm vi hẹp: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của dự án là khu vực nằm trong vùng thi công cầu chính bao gồm các khu dân cư, đường xá, các bãi bồi và dòng chảy của sông Hồng thuộc các xã Đông Dư, Cự Khối, Thạch Bàn, Lĩnh Nam, Thanh Trì. Tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh cầu đặc biệt là khu vực dân cư đông đúc. Độ rung do phương tiện qua lại trên cầu ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân gần 2 bên cầu. Phạm vi rộng: Về phía Đông Bắc: Ảnh hưởng của dự án kéo dài tới tận khu vực đường 5, hướng đi Hải Phòng, Quảng Ninh. Theo hướng Tây Nam, phạm vi ảnh hưởng của dự án là khu vực Lĩnh Nam thuộc quận Hoàng Mai, và kéo dài tới tận khu vực Pháp Vân. Khói bụi theo hướng gió ảnh hưởng đều đến khu vực 2 bên cầu tính từ khu vực Pháp Vân đến Sài Đồng quốc lộ 5 phạm vi ảnh hưởng vài chục mét. 2.2. Lý giải sự ảnh hưởng Ảnh hưởng của dự án xây dựng cầu Thanh Trì được tính từ lúc khởi công xây dựng cầu và được tính trong suôt quá trình cầu được đưa vào sử dụng. Trong quá trình thi công: - Việc xây dựng cầu sẽ làm mất đi đáng kể diện tích đất canh tác nông nghiệp, cũng như diện tích đất ở của dân cư khu vực xã Đông Dư, Cự Khối, Thanh Trì… - Việc di dân, đền bù sẽ gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân sống trong khu vực thi công. - Quá trình xây dựng cầu (như khoan, nén ép cột bê tông…) làm ảnh hưởng đến các khu dân cư quanh đó vì có thể tạo sức ép làm nhà dân bị nứt, nghiêng, đổ… - Với việc xây dựng một cầu lớn sẽ yêu cầu cần thiết nhiều vật liệu, bởi vậy khu dân cư quanh đó còn chịu nhiều ảnh hưởng ô nhiễm không khí do bụi của xe chở vật liệu xây dựng (có thể vương vãi vật liệu xây dựng). Đồng nghĩa với đó là ảnh hưởng bởi chất thải xây dựng đựơc thải ra trong quá trình thi công. - Việc khoan, xây dựng các trụ cầu có thể gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển trầm tích của sông, đồng thời ảnh hưởng đến việc giao thông vận tải thuỷ của Công ty đường sông số 1 ở gần đó. Trong quá trình cầu được đưa vào sử dụng: - Khi được đưa vào sử dụng, trên cầu sẽ xuất hiện nhiều phương tiện tham gia giao thông do vậy các khu dân cư quanh đó, cũng như khu dân cư quanh khu vực đường dẫn lên cầu, hay khu ruộng trồng của người dân trên khu vực bãi bồi.. sẽ chịu ảnh hưởng bởi khói bụi, các chất dầu mỡ…của các phương tiện đó. Tuỳ theo từng mùa với hướng gió khác nhau và tốc độ gió khác nhau mà phạm vi ảnh hưởng đến các khu vực là khác nhau. - Bên cạnh việc ô nhiễm không khí bởi khói bụi là việc ô nhiễm tiếng ồn được gây ra bởi hoạt động giao thông đặc biệt là ảnh hưởng tới của tiếng ồn tới trường trung học Thanh Trì gần đó. 3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO Chương 1: Mô tả tóm tắt các hoạt động của dự án có thể tác động tới môi trường, bắt đầu từ việc chọn vị trí xây dựng Khảo sát các yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu vực dự kiến xây dựng dự án. Phân tích và đánh giá tác động của chúng tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội Xây dựng các phương án giảm thiểu tác động và sự cố môi trường trong quá trình xây dựng Đề xuất những bổ sung, kiến nghị chỉnh sửa nội dung dự án, để đảm bảo phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Cơ sở pháp lý và khoa học của báo cáo Cơ sở pháp lý. - Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993. - Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. - Các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành. - Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: TCVN – 1995. Cơ sở dữ liệu tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo ĐTM. - Các công trình nghiên cứu, các tư liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn), tài nguyên đất, chất lượng môi trường, tình hình kinh tế xã hội của vùng dự án (ở dạng đã công bố và dạng lưu trữ). - Hướng dẫn của Cục Môi trường về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, ấn hành năm 1999. Phương pháp ĐTM. - Phương pháp ma trận. - Phương pháp GIS và viễn thám. - Các phương pháp khác + Phương pháp thống kê để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu khí tượng, thủy văn, môi trường và kinh tế xã hội liên quan. + Phương pháp điều tra khảo sát thực địa. + Phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi, tư vấn xây dựng và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án. Chương 2: Mô tả tóm tắt dự án. Giới thiệu về dự án Dự án xây dựng cầu Thanh Trì, một trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc). Tên dự án: Xây dựng cầu Thanh Trì, Hà Nội Chủ dự án. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án. Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Vị trí địa lý của dự án. Bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Hình 3. Sơ đồ vị trí địa lý của dự án. Mục tiêu chủ yếu của dự án. Cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng là một trong những dự án trọng điểm của ngành giao thông. Cùng với vành đai 3, cây cầu này sẽ tạo giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục Bắc - Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng xe lưu thông qua nội thành Hà Nội. Lợi ích kinh tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại. - Hà Nội là thủ đô của cả nước, đồng thời cũng là một trong những nơi phát triển kinh tế trọng điểm của toàn quốc, tuy nhiên do lưu lượng giao thông qua dày đặc nên cầu Chương Dương không thể đáp ứng được. Cầu Thanh Trì là câu cầu lớn nhất Việt Nam và trong khu vực Đông Dương, sẽ tạo giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục giao thông Bắc – Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng xe lưu thông qua nội thành Hà Nội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội nói riêng. - Cầu Thanh Trì đi vào khai thác sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn tạo điều kiện để Hà Nội đẩy nhanh công cuộc phát triển đô thị, đồng thời là công trình tô điểm cho Thủ đô trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 3: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường. Tác động của việc chọn vị trí. Khu vực thực hiện dự án xây dựng cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ 1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8 km, trong đó chiều dài cầu chính vượt sông (gói thầu số 1) dài 3.084m, rộng 33,1m. Đây là một vị trí có vai trò quan trọng, cây cầu là giao thông liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục giao thông Bắc – Nam. Tác động đến tài nguyên đất. - Dự án cầu Thanh Trì đã tác động đến quỹ đất: - Chuyển đổi từ đất thổ cư sang cho việc xây dựng mặt bằng của dự án do đó phải di dời một số hộ dân trong phạm vi dự án. - Cùng với đó là một số diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hồi để lấy mặt bằng thực hiện dự án (32,6 ha đất ở, đất nông nghiệp của 4 xã, phường gồm Ðông Dư, Cự Khối, Thạch Bàn và Cổ Bi). Do đó quỹ đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp. - Đồng thời với việc di dời dân cư là phải xây dựng khu tái định cư cho dân di dời, do đó cần một diện tích đất nhất định. Tác động đến môi trường nước. Cầu Thanh Trì chủ yếu ảnh hưởng đến dòng chảy, do các trụ cầu gây cản trở dòng chảy. Đồng thời đó có thể kéo theo các tác động khác vào mùa lũ như gây xói lở bờ, cường hoá lũ, sự lắng đọng phù sa,.... Tác động đến môi trường không khí và làm ô nhiễm tiếng ồn. Sự hoạt động của các phương tiện giao thông qua cầu gây nên sự ô nhiễm cho môi trường không khí đồng thời gây ô nhiễm tiếng ồn. Đây là ảnh hưởng có thể nói là lớn nhất đến môi trường của dự án trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình cây cầu đi vào hoạt động. Tác động đến cộng đồng. - Thay đổi cảnh quan nơi xây dựng và các tuyến đường dẫn. - Thay đổi sự phân bố dân cư. - Làm mất một lượng lớn đất nông nghiệp, dân cư quanh vùng phải thay đổi ngành nghề. Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án đến môi trường Việc xây dựng cầu và tuyến đường giao thông dẫn lên cầu chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến môi trương tự nhiên của vùng thực hiện dự án. Vì vậy việc có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, cần thiết để đảm bảo có thể thực hiện được dự án mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí - Để hạn chế tiếng ồn rung động, bụi từ khu xây dựng: - Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, bảo hành đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tất cả các máy móc tại công trường. - Thường xuyên phun nước để giảm bụi - Thực hiện đúng tiến độ của công trình, tránh kéo dài thời gian thi công để giảm lượng bụi phát tán. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải rắn - Thu thập tái chế các loại dầu nhờn, liên tục kiểm tra các thiết bị máy mọc thi công, tránh rò rỉ - Cung cấp những nhà vệ sinh lưu động cho công nhân sử dụng - Cung cấp các thùng rác dọc cầu, giáo dục người dân về ý thức xả rác đúng nơi quy định. Ra các quy định về vi phạm đổ thải. - Các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên bờ được xử lý bằng cách chuyển đến bể chứa nước thải (bể lắng) để thu hồi các chất thải rắn trước khi đổ ra sông. 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI. 4.1. Những tác động tích cực - Giải tỏa sức ép giao thông trên cầu Chương Dương - Phân bố và giảm bớt lưu lượng xe, nhất là xe tải, lưu thông qua nội thành thủ đô từ đó sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường thủ đô. - Tạo điều kiện giúp cho thành phố Hà Nội đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. - Cùng với đường vành đai III liên kết vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với trục giao thông Bắc Nam thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Cùng với các dự án quy hoạch khác giúp tô điểm cho thủ đô Hà Nội ngày càng thêm sạch đẹp văn minh. 4.2 Những tác động tiêu cực Với những tác động tích cực ở trên thì đi cùng với đó là những tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế xã hội. Những tác động này diễn ra chủ yếu ở khu vực triển khai dự án. Trước khi có dự án: - Diện tích đất khu vực chủ yếu là đất ở, đất nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu dựa trên cây hoa màu, lúa, làm thuê, dịch vụ. Những sản phẩm hoa màu sau khi thu hoạch chủ yếu được nguười dân đưa ra các chợ đầu mối khu vực cầu Long Biên và các chợ trong nội thành Hà Nội, khách sạn, nhà hàng… - Chính vì vậy mà đời sống của dân cư trong khu vực này gặp nhiều khó khăn. Khu vực này cần có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Khi có dự án: Dự án có ảnh hưởng xuyên suốt đến môi trường kinh tế -xã hội từ khâu di dời giải phóng mặt bằng đến khi dự án đưa vào hoạt động lâu dài. Giai đoạn giải phóng mặt bằng: Ban dự án đã giải phóng mặt bằng được 4,6km trên tổng số 6,2 km đường dẫn vào nút cầu phía Nam. Tuy nhiên, khó khăn lại dồn cả vào hơn 1km còn lại. Cụ thể hiện có đến 950 hộ thuộc phường Yên Sở và Trần Phú (Hoàng Mai) chưa nhận tiền đền bù. Nghiêm trọng hơn, ngay chân cầu hiện vẫn còn 5 hộ dân ở phường Lĩnh Nam không chịu di dời mà tiếp tục đòi quyền lợi. Ban dự án đề nghị cưỡng chế để thi công nút nhưng UBND quận Hoàng Mai chưa đồng ý đề nghị này. Ngoài 5 hộ dân trên, phường Lĩnh Nam còn có 19 hộ thuộc diện di dời nhưng còn chờ chính sách. Sở dĩ công tác di dời giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn là do không có sự thỏa thuận từ hai bên, ý kiến cộng đồng không có sự liên kết với chủ thầu nên người dân còn nhiều phàn nàn về tiền đền bù không thỏa đáng, chính sách đền bù không phù hợp. Hình 4. Nhà dân dưới cầu Thanh Trì bị rạn nứt + Ý kiến một số hộ gia đình Ý kiến bác Nguyễn Văn Hải và bác Lưu Thị Mát: - Dự án giải phóng không trả đủ đất theo diện tích ban đầu. - Đền bù không thỏa đáng, giá đất quy định nhà nước là 8 triệu/m2, giá đất ngoài thị trường là 24triệu/m2, nhưng dự án chỉ trả 6.4 triệu/ m2, Ban dự án đền bù bằng trả đất dân cư lui vào bên trong khoảng 1km với giá đất 4 triệu/m2 - Các hộ dân cư được đền bù không công bằng có nhà ít người nhiều đất nhưng hộ tách sổ đỏ để chia hộ, có nhà nhiều người ít đất nhưng chỉ gộp thành một sổ….thật sự gây khó khăn cho dân. - Ban dự án đã ép dân cưỡng chế không để cho dân có ý kiến đóng góp. Theo cô Nguyễn Thị Mùi: - Việc đền bù cho người dân qua phân cấp sản lượng (ruộng trong cùng một khu nhưng họ chia thành nhiều khu vực với lí do ruộng thấp, ruộng cao thì giá đền bù khác nhau) - Nhìn chung do không có sự liên kết cộng đồng ngay từ đầu triển khai dự án nên tiến độ thi công công trình còn nhiều nan giải làm tốc độ thi công chậm chạp so với tiến độ dự trù gây nhiều tác động xấu đến môi trường kinh tế - xã hội của vùng. - Mất đất làm người dân khu vực mất nơi cư trú, các hệ thống công đồng và dịch vụ kèm theo. Hết kế sinh nhai (mất mùa, mất đất…), mất tài sản khác, thất nghiệp, thu nhập thấp, thay đổi giá cả, mất các phương tiện sản xuất, thu nhập và khủng hoảng hay giao thời về kinh tế nhiều khi làm cho người dân mất phương hướng làm đời sống xã hội của người dân gặp nhiều khó khăn. - Nhiều nhà dân đang có vị trí thuận lợi để kinh doanh buôn bán do nằm trong khu vực giải tỏa nên gây khó khăn. - Tham nhũng, tệ nạn xã hội, mất ổn định về xã hội (Nhiều người dân có tiền hộ đã lo lót để được chia hộ tăng tiền đền bù, khi nhận được tiền đền bù số tiền lớn nhiều nhà chưa có hướng phát triển nên đã sử dụng tiền không hợp lí nhiều tệ nạn xã hội cũng phát sinh từ đó.) - Biến động về sử dụng đất, từ đất nông nghiệp có thể canh tác được nay đã bị bê tông hóa gây mất quỹ đất nông nghiệp. - Khu vực tái định cư không đảm bảo đúng các điều kiện(điện nước, đường xá chất kượng thấp). Khu tái định cư (TĐC) X2A, X2B thuộc dự án cầu Thanh Trì nằm ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai (Hà Nội) rộng khoảng 15ha, với 600 hộ dân nhưng cho đến nay mới chỉ có vài chục căn nhà được xây dựng. Lý do vì không có điện, nước nên người dân rất khó khăn trong việc xây dựng. Theo cô Hồng ở khu tái định cư X2A “Chủ đầu tư đã cam kết với các hộ dân chúng tôi là đi sau khi bàn giao mặt bằng, người dân sẽ có ngay điện và nước sạch để phục vụ cho việc xây dựng nhà ở. Thế mà đến nay vẫn không thấy đâu, trong khi chúng tôi đã mất đất, mất nhà đang phải đi ở thuê, ở nhờ người khác” Theo các hộ dân, khi đến đây họ chỉ nhận mảnh đất đã được phân lô, xen kẽ những con đường nhựa nội bộ, còn hạ tầng khác như điện, nước phục vụ cho việc xây dựng và sinh hoạt hàng ngày người dân phải tự lo. Để có nước phục vụ cho việc xây dựng và sinh hoạt hàng ngày, nhiều hộ dân đã phải thuê người khoan giếng lấy nước và mua điện qua trung gian với giá cao (từ 1.500-3.000 đồng/kwh). Gia đình anh Dũng, chị Thái Là một trong những hộ dân đầu tiên đã tự nguyện đến xây nhà và ở tại khu tái định cư X2 cho biết: “Buổi tối, ở khu này tối tăm, lạnh lẽo như một miền quê hẻo lánh”. Nhiều hộ dân vì không có điện, nước sinh hoạt đã rao bán nhà, bán đất đi tìm chỗ khác định cư. Khu tái định cư X3 (rộng 5 ha ở phường Trần Phú có trên 300 hộ dân) cũng trong cảnh tương tự. Người dân ở các khu TĐC này cho rằng, khi bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án cầu Thanh Trì, họ rất yên tâm di dời về các khu TĐC trước lời hứa cơ sở hạ tầng đã đầy đủ. Sau một thời gian dài phản ánh, khu TĐC bắt đầu có điện, nhưng nước sạch thì vẫn không.  Theo quy định tại Nghị định 197 của Chính phủ Điều kiện bắt buộc đối với khu TĐC trước khi bố trí đất ở cho các hộ dân là phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Tuy nhiên trên thực tế, các khu TĐC thuộc dự án di dân cầu Thanh Trì đã không được các bên liên quan thực hiện đúng theo quy định này. Ông Nguyễn Văn Mùi, Chủ tịch UBND phường Yên Sở cho biết, người dân đã thực hiện nghiêm túc việc giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư, nhưng khi đến các khu TĐC lại không có điện, nước, điều này đã gây khó khăn trong việc ổn định cuộc sống của họ. “Trước những phản ánh của người dân, UBND phường đã có Công văn gửi chủ đầu tư là Ban quản lý Thăng Long và quận Hoàng Mai đề nghị sớm thực hiện ngay việc cung cấp nước sạch và điện sinh hoạt cho người dân trong các khu TĐC nhưng đến nay vẫn chưa thấy” - Có nhiều hộ không chịu chuyển vì ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế. - Chậm tiến độ thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình, quá trình nghiệm thu dự án, tiền của cho việc di dời, đền bù, tiền kéo dài dự án dẫn đến gây tai nạn giao thông, hoạt động kinh tế xã hội, mất năng suất đất canh tác còn lại do thiếu nước ô nhiễm môi trường… - Ảnh hưởng đến nếp sống của dân cư trong khu vực khi phải thay đổi môi trường sống của mình. - Ô nhiễm bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng sức khỏe người dân đặc biệt là những người già và trẻ em. Trong khu vực có doanh trại quân đội, trường trung học cơ sở Thanh Trì cũng chịu ảnh hưởng bởi dự án. - Tai nạn giao thông do nạn rải đinh ra đường. - Tâm lí người dân (nhà nước và dân không có sự liên đới, khủng hoảng do mất phương hướng, nhà nứt đêm ngủ không yên lo trần nhà) Ông Vũ Văn Thụ Một trong 47 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng bởi việc thi công cầu Thanh Trì, cho biết: "Nhà tôi bị nứt nhiều chỗ, đặc biệt là các góc tường, trần. Nước mưa ngấm xuống hỏng hết trần nhà". Ngay khi đó, ông Thụ đã thông báo với nhà thầu (Liên doanh OBAYASHI- SUMITOMO Nhật Bản). Đơn vị này bảo ông giữ nguyên hiện trường. Cuối năm 2005, một mảng tường nhà ông Thụ rơi xuống chỗ ông nằm. May mà không ai việc gì. Bên cạnh nhà ông Thụ, nhà bà Nguyễn Thị Hằng cũng bị nứt nhiều vết trên tường nhà, cầu thang, công trình phụ. Nhà bà Hằng chỉ cách mố cầu khoảng hơn 50 m, vì thế bà cảm nhận những rung chấn rất rõ. Có thời gian cả gia đình bà bị choáng váng, nhức đầu. Toàn bộ tòa nhà hai tầng nhiều lúc rung lên bần bật. Có lần, rung chấn làm cả một chiếc phích nước trên bàn rơi xuống đất vỡ tan tành. Hiện trạng toàn bộ xóm Thượng có khoảng 100 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng rung chấn, bụi và ồn. Trong thời gian thi công, các hộ dân phải chịu đựng các đợt rung chấn liên tục từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Còn bụi khói thì hầu như suốt ngày đêm. Theo thống kê sơ bộ, tại thôn Thượng có gần 100 hộ bị ảnh hưởng rung chấn, nhiều nhà, công trình bị lún, nứt. Sau khi sự cố xảy ra, nhà thầu khảo sát 47 hộ dân, thì tất cả các hộ đều bị ảnh hưởng, với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tính đến ngày 12-9-2006 chỉ có 12 hộ (14 công trình) nằm trong danh sách được nhận tiền đền bù. "Khi thi công, nhà thầu biếu mỗi nhà một thùng kẹo, hứa hẹn sẽ đền bù cho dân thỏa đáng khi thi công xong trụ cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là lời hứa" - ông Thụ cho biết. Theo ông Thụ sau hàng chục lần kiến nghị, nhà thầu và đơn vị thi công mới cho người đi khảo sát 47 hộ dân trong vòng bán kính bị ảnh hưởng trực tiếp. Hầu hết các hộ dân không thống nhất với kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng. Họ cho rằng cách đánh giá của nhà thầu là đơn phương, thiếu tính khách quan. Ông Vũ Lam Dương (đội 2, thôn Thượng) Đền bù không khách quan, công bằng: Hình 5. Những vết lở loang lố trong nhà dân (ảnh VnExpress). "Sự việc phức tạp do cách làm tùy tiện của nhà thầu" - cho biết. Trước đó, nhà thầu đã tự thỏa thuận đền bù cho chín hộ dân (nhiều hộ được đền bù 10 - 23 triệu đồng). Việc đền bù không thông qua chính quyền địa phương. Vì cách làm này, hộ bà Nguyễn Thị Tính chỉ được đền bù 11 triệu đồng trong khi đó cùng diện tích bị ảnh hưởng như bà Tính, hộ ông Đào được đền bù 23 triệu đồng. Khi dân khiếu kiện, nhà thầu mới khảo sát độ ảnh hưởng của 38 hộ dân khác. "Khi khảo sát không có thanh tra xây dựng, chính quyền xã. Nhà thầu tự làm với dân" - ông Dương nói. Cuối cùng chỉ có 12 hộ dân có trong danh sách đền bù. Mức giá đền bù tính theo giá năm 2002. Nhiều người dân bức xúc vì nhà mái  bằng chỉ tính là nhà cấp 4, các công trình phụ không được đền bù hư hại. Với mức độ ảnh hưởng lớn, tổng số tiền trả cho 12 hộ dân chỉ có hơn 37 triệu đồng. "Số tiền nhà tôi nhận được không thể khắc phục các vết nứt trên trần nhà" - Ông Thụ, người được bồi thường 800.000 đồng cho 65m2 trần bức xúc. Tương tự nhà ông Lập được bồi thường: 177.000 đồng, ông Thủy: 1.739.000 đồng; bà Hằng có 2 nhà tầng và bếp chỉ được bồi thường 1,7 triệu đồng. Quá bức xúc, các hộ dân không nhận tiền đền bù, tiếp tục kiến nghị. + Ông Phạm Anh Phong, Phó phòng Dự án 1 (Ban QLDA Thăng Long) Trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà thầu Liên doanh OBAYASHI- SUMITOMO. "Giữa dân và nhà thầu vẫn chưa gặp được nhau. Tuy nhiên, nhà thầu phải chịu trách nhiệm giải quyết đến cùng khiếu kiện của dân" 5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI 5.1. Đối với các hộ gia đình và chính quyền: Để giảm thiểu các tác động xã hội do hoạt động của dự án gây ra cần phải có đánh giá đầy đủ các tác động về mặt xã hội của dự án. Sau đây là những tác động xã hội thường gặp và các biện pháp giảm thiểu ở cấp hộ gia đình và chính quyền. Phương diện tác động Các tác động Biện pháp giảm thiểu Kinh tế Mất kế sinh nhai Thay đổi giá cả Khủng hoảng về kinh tế Đa dạng hóa sinh kế Chính sách phát triển cụ thể cho vùng Chính sách thị trường lao động Có các quỹ, tổ chức xã hội, môi trường Môi trường Rung chấn trong quá trình thi công và vận hành. Nhiều trụ của cầu ở giữa sông làm thu hẹp dòng chảy gây xáo trộn thủy văn sông Hồng. Giải phóng mặt bằng, dân cư ra khỏi bán kính, phạm vi ảnh hưởng Xã hội Mất ổn định xã hội Tham nhũng Tệ nạn Duy trì các mạng lưới xã hội Chính sách chống tham nhũng Giáo dục, tuyên truyền An ninh và tiếp cận công bằng với các dịch vụ tư pháp. Các tác động xã hội rất đa dạng và các biện pháp giảm thiểu cũng đa dạng. Một trong những hoạt động gây ra nhiều tác động xã hội là hoạt động tái định cư. Tái định cư sẽ xuất hiện khi các hoạt động của dự án: Thu hồi đất Trưng thu đất Biến đổi về chế độ sử dụng đất. Trong những trường hợp này cần phải di chuyển dân cư, tài sản, phương tiện, sinh hoạt và sản xuất của họ ra khỏi khu vực được xác định. Các thiệt hại do việc tái định cư gây ra có thể được mô tả như sau: Thiệt hại do tái định cư và biện pháp giảm thiểu Loại thiệt hại Các biện pháp giảm thiểu có thể Mất các phương tiện sản xuất, thu nhập và sinh kế - Đên bù theo giá thay thế, hoặc thay thế các thu nhập bị mất. - Thay thế thu nhập và đền bù các chi phí chuyển đổi trong thời gian chuyển đổi - Khôi phục thu nhập trong trường hợp mất sinh kế Mất nơi cư trú, các hệ thống cộng đồng và dịch vụ đi kèm - Đên bù thiệt hại về nhà cửa - Phương án di chuyển, khôi phục nơi cư trú - Khôi phục các hệ thống hạ tầng xã hội Mất tài sản khác - Đền bù hoặc thay thế Mất các tài nguyên chung, môi trường sống tự nhiên - Khôi phục - Thay thế hoặc đền bù 5.2. Đối với người lao động Tác động của dự án đối với người lao động thì chỉ tập trung trong giai đoạn thi công: Các biện pháp an toàn trong thi công: Thực hiện tốt các biện pháp tổ chức thi công xây dựng. Thực hiện các biện pháp bảo vệ MT trong quá trình thi công xây dựng: bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, lập rào chắn cách ly, chiếu sáng công trình… Kiểm soát các hoạt động của công nhân nhắm kiểm soát ô nhiễm. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Cụ thể: Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công, áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công. Cần đảm bảo về chỗ ăn ngủ, sinh hoạt cho người lao động, cung cấp điều kiện tốt nhất để người lao động tập trung nâng cao năng suất trong làm việc. Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm. Xác định và lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như khu vực xung quanh dàn giáo các công trình cao, khui vực hoạt động cần trục… Bố trí cách ly để giảm ồn máy móc. Các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm trong thi công xây dựng: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và an toàn lao động cho công nhân: Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường giao thông trong mùa khô, giảm lượng bụi trong không khí. Áp dụng các biện pháp thi công mới có sử dụng lưới lỗ nhỏ bao che bên ngoài các công trình xây dựng và phủ bạt cho các phương tiện vận chuyển cơ giới sẽ làm giảm thiểu sự phát sinh bụi. Khi vận chuyển VLXD, các xe phải được phủ kín bằng vải bạt và nguyên liệu không được chất vượt quá thành xe, hạn chế rơi vãi dọc đường. Vệ sinh, thu dọn nguyên liệu rơi vãi trên đường và duy trì phun nước mặt đường trong ngày nắng. Tùy thuộc vào thời tiết, số lần phun tưới có thể từ 2-4 lần/ngày. Việc phun nước tưới sẽ được thực hiện bằng hệ thống bơm và ống dẫn nối dài. Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, bảo hành đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tất cả các máy móc tại công trường. Thực hiện đúng tiến độ của công trình, tránh kéo dài thời gian thi công để giảm lượng bụi phát tán. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn và nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng sẽ được xử lý tạm thời bằng bể tự hoại kiểu thấm. Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh trong sinh hoạt thì các khu vệ sinh phải bố trí ở cuối hướng gió chính và ở cách xa chỗ làm việc. Thu thập tái chế các loại dầu nhờn, liên tục kiểm tra các thiết bị máy mọc thi công, tránh rò rỉ. Cung cấp những nhà vệ sinh lưu động cho công nhân sử dụng. Cung cấp các thùng rác dọc cầu, giáo dục người dân về ý thức xả rác đúng nơi quy định. Ra các quy định về vi phạm đổ thải. Các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên bờ được xử lý bằng cách chuyển đến bể chứa nước thải (bể lắng) để thu hồi các chất thải rắn trước khi đổ ra sông. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dự án xây dựng cầu Thanh Trì đã mang lại cho giao thông Hà Nội một dáng vẻ mới, dự án đã góp phần giải tỏa ắc tắc giao thông cho thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác khi đi qua địa phận Hà Nội. Dự án đã mang lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển chung của kinh tế xã hội và giao thông đi lại. Tuy nhiên dự án cũng đã gây nhiều ảnh hưởng không tốt, tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế xã hội của khu vực triển khai dự án. Dự án đã kéo dài đến nay nhịp dẫn lên cầu vẫn chưa hoàn thành xong gây ảnh hưởng đến môi trường như gây ô nhiễm không khí, rất hay tắc đường tại khu vực Pháp Vân. Cùng với đó việc giải phóng đền bù vẫn còn mang nhiều thắc mắc chưa giải quyết xong. Đời sống của dân cư sau khi tái định cư còn gặp nhiều bất cập gây ảnh hưởng cho đời sống dân cư. Người dân chưa được ổn định hoàn toàn cuộc sống của mình. Do vậy cùng với việc đánh giá tác động đến môi trường của dự án này thì nhóm chúng em mong ban dự án sớm hoàn thành xong nhanh chóng công trình, sớm giải quyết những nguyện vọng của nhân dân sao cho không gây ảnh hưởng đến môi trường xã hội cũng như cuộc sống của nhân dân. Cùng với đó là việc dự án phải chi trả, khắc phục cho những tác động tiêu cực đến môi trường cảnh quan thiên nhiên của khu vực. Một lần nữa chúng em xin cám ơn thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1208.doc