Báo cáo Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)

Tài liệu Báo cáo Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc): TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----š›&š›----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi chưa phát triển, năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả này một phần là do khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do quy trình kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống lợn được sử dụng cho chăn nuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Chiến lược chăn nuôi lợn của Việt Nam trong thời gian tới là tăng số lượng đầu lợn, nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm bằng cách tăng ...

doc62 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----š›&š›----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi chưa phát triển, năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả này một phần là do khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do quy trình kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống lợn được sử dụng cho chăn nuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Chiến lược chăn nuôi lợn của Việt Nam trong thời gian tới là tăng số lượng đầu lợn, nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm bằng cách tăng tỉ lệ máu ngoại cho đàn lợn nuôi trong nước. Thực hiện chiến lược chăn nuôi này trong thời gian qua nhà nước ta đã cho nhập hàng loạt các giống lợn ngoại có năng suất cao như Yorkshire, Landrace, Pietrian và Duroc. Từ đó tiến hành lai tạo ra các con lai 2 máu, 3 máu, 4 máu nhằm nâng cao khả năng sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Lai tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất của vật nuôi. Con lai vừa kết hợp được các ưu điểm của những giống đem lai vừa tận dụng được ưu thế lai của công thức lai. Nguyễn Thị Viễn và cs (2000) ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm nái lai LY/YL đạt được từ 0,99-6,21% và tính trạng tăng trọng g/ngày giai đoạn từ 90-150 ngày tuổi đã cải thiện được 2,03-3,48%. Trong chăn nuôi công nghiệp việc xác định công thức lai tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng vùng là rất cần thiết. Greenfed Việt Nam là công ty lớn trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, có quy trình chăn nuôi hiện đại. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành nhập và lai tạo thành công nhiều công thức lai và đưa các tổ hợp lai vào sử dụng trong chăn nuôi công nghiệp. Điển hình là tổ hợp lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) làm nái sinh sản, và tổ hợp lai lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) nuôi thịt thương phẩm. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) , khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) một cách cụ thể và có hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). - Mục tiêu của đề tài: + Xác định năng suất sinh sản của con lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. + Xác định khả năng sinh trưởng của lợn lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. + Khảo sát chất lượng thịt của lợn lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và châu Á cách đây khoảng một vạn năm. Kỹ thuật chăn nuôi được hoàn thiện theo thời gian, đặc biệt là từ thế kỷ XX đến nay chăn nuôi lợn đã phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay lợn được nuôi trên khắp thế giới, tuy nhiên đàn lợn thế giới phân bố không đều ở các châu lục. Trong đó, châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ 8,6%. Một số quốc gia chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Nói chung ở các nước tiên tiến và công nghiệp đều có chăn nuôi lợn phát triển theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hoá cao. Theo số liệu thống kê FAO (2004). Ngành chăn nuôi lợn toàn thế giới liên tục tăng trưởng ổn định trong 15 năm qua (bảng 1) và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Bảng 1: Diễn biến số lượng đàn lợn thế giới Năm 1960 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Số lợn (triệu con) 521 880 920 950 1204 1215 1278 1257 Nguồn: FAO ( 2004) Ở Việt Nam chăn nuôi lợn xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nghề truyền thống của nông dân, tuy nhiên trình độ chăn nuôi lạc hậu cùng việc sử dụng các giống nguyên thủy sức sản xuất thấp nên hiệu quả không cao. Chăn nuôi lợn ở nước ta chỉ thực sự phát triển mạnh từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh diển biến phức tạp cùng với các khó khăn của chăn nuôi trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho số lượng đầu lợn cả nước bị giảm nhẹ, tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo năng suất và sản lượng thịt lợn luôn có xu hướng tăng lên. Số liệu của tổng cục thống kê năm 2007 cho thấy đàn lợn nước ta tăng từ 23,2 triệu con năm 2002 lên đến 26,6 triệu con năm 2007. Sản lượng thịt lợn hơi cũng tăng nhanh từ 1,65 triệu tấn năm 2002 đến 2,71 triệu tấn năm 2007 (bảng 2). Bảng 2: Diễn biến số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn Việt Nam Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Đầu lợn (triệu con) 23,2 24,9 26,1 27,4 26,9 26,6 Sản lượng thịt (triệu tấn) 1,65 1,80 2,01 2,29 2,50 2,6 Nguồn: Tổng cục thống kê (2007) Thịt lợn chiếm đến 76-77% trong tổng số các loại thịt sản xuất ở trong nước. Hiện nay phần lớn lợn được nuôi theo hình thức nông hộ bán thâm canh. Trong những năm gần đây thực hiện chính sách công nghiệp hoá nông nghiêp, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng nên sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn đã tăng lên đáng kể đặc biệt là về chất lượng sản phẩm. Định hướng chăn nuôi lợn Việt Nam trong những năm tới là: Tăng số đầu lợn, nâng cao năng suất và chất lượng thịt bằng cách nghiên cứu và đưa vào nuôi những công thức lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta. Đẩy mạnh nghành chăn nuôi hàng hoá, từng bước tiếp cận với thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đặc điểm sinh lý lợn nái Lợn hậu bị và lợn chờ phối Sự thành thục về tính Gia súc sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính. Sự thành thục về tính được tính từ lần động dục và rụng trứng đầu tiên của gia súc cái. Nếu trứng được gặp tinh trùng thì có khả năng thụ thai. Ở giai đoạn này dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ thể có những biến đổi đặc trưng, cơ quan sinh dục phát triển, sinh ra các giao tử hoạt động, có khả năng kết hợp với giao tử đực để sinh ra con cái. Đồng thời gia súc có những thay đổi về hành vi, biểu hiện bên ngoài. Lợn cái thành thục về tính vào khoảng 4-9 tháng tuổi. Thông thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với lợn lai và lợn ngoại. Tuổi động dục lần đầu của các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn móng cái là 3-5 tháng tuổi. Lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn, ở lợn nái F1(nội x ngoại) động dục bắt đầu lúc 5-7 tháng tuổi. Lợn ngoại thành thục về tính vào khoảng 6-8 tháng tuổi. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính: + Giống: Hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn giống nhập ngoại, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn. + Chế độ dinh dưỡng: Gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu dinh duỡng thành thục sinh dục sớm hơn so với gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưõng thấp. + Ngoài ra tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào việc tiếp xúc với con đực. Sự có mặt của con đực trong giai đoạn trước tuổi động dục sẽ làm tăng nhanh quá trình thành thục về tính. Chu kì động dục Gia súc cái khi đến tuổi thành thục về tính sẽ xuất hiện chu kỳ động dục. Đó là sự phát triển của nang trứng theo tính chu kỳ dưới sự điều hoà của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng diễn ra một cách có chu kỳ. Hiện tượng trứng chín và rụng kèm theo những biểu hiện bên ngoài cơ thể thay đổi có tính quy luật từ khi gia súc thành thục về tính cho đến khi hết khả năng sinh sản gọi là chu kì động dục. Chu kỳ động dục của lợn giao động trong khoảng từ 18 - 24 ngày. Nếu gia súc động dục mà không cho phối hoặc phối giống không có kết quả, trứng không được thụ tinh thì sẽ xuất hiện chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ động dục của lợn có thể được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn trước động dục (proestrus): Là khoảng thời gian từ khi thể vàng của chu kỳ trước tiêu biến đến khi gia súc bắt đầu xuất hiện động dục ở chu kì tiếp theo. Đây thực chất là giai đoạn phát triển của nang trứng. Khi thể vàng tiêu biến đi, nồng độ progesterone trong máu giảm nhanh, nó thôi không ức chế tuyến yên do đó tuyến yên bắt đầu tiết FSH, hormone này kích thích bao noãn phát triển, tăng lên khối lượng, kích thước và nổi lên trên bề mặt của buồng trứng. Sự tăng tiết FSH của tuyến yên kích thích buồng trứng tiết estrogen hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp. Ở giai đoạn này lợn cái có biểu hiện kêu rít, bỏ ăn âm hộ đỏ tươi sưng mọng có nước nhầy chảy ra. Lợn cái có hiện tượng nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó. - Giai đoạn động dục (estrucs): Giai đoạn này bao gồm 3 thời kì liên tiếp là: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Một đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này đối với tất cả các gia súc là sự rụng trứng trong đường sinh dục cái và biểu hiện chịu đực của gia súc cái thể hiện ra bên ngoài. Lợn vẩn bỏ ăn. Âm hộ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ sẩm. Lợn nái chịu đực, mê ì. Dùng tay ấn lên lưng và vùng mông lợn đứng im, nước nhờn chảy dính và đục. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày, lợn nội ngắn hơn và khoảng 28- 30 giờ. - Giai đoạn sau động dục (metestrus): Giai đoạn này được tính từ khi gia súc kết thúc động dục và thường kéo dài trong vài ngày. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành về thể vàng tại vị trí rụng trứng. Thể vàng tiết progesterone ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi từ đó ức chế tuyến yên làm giảm tiết estrogen dẫn tới giảm hưng phấn sinh dục. Con vật trở lại trạng thái bình thường, không biểu hiện đòi hỏi sinh dục nửa. Âm hộ hết sưng, lợn ăn uống như bình thường. - Giai đoạn yên tĩnh (diestrucs); thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng, khi thể vàng bắt đầu hoạt động mạnh. Đây là giai đoạn kéo dài nhất. đối với gia súc không có thai, giai đoạn này sẽ kết thúc khi thể vàng bị tiêu biến. Lợn không còn biểu hiện sinh dục, cơ quan sinh dục phục hồi chức năng để chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục: + Giống: Các giống lợn khác nhau có chu kì động dục khác nhau như lợn ỉ từ 19-21 ngày, lợn móng cái từ 19-25 ngày. + Tuổi: Nái tơ thường có chu kì tính ngắn hơn lợn nái trưởng thành. + Dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kì tính ổn định và ngược lại. + Ngoài các nhân tố trên chu kỳ động dục còn chịu tác động của một số nhân tố khác như: Nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromon, tiếng kêu của con đực (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). Sự thành thục về thể vóc Sau một thời gian sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Lúc này cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận, tầm vóc, trọng lượng, kích thước các chiều đo ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao. Tuổi thành thục về thể vóc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng tuổi. Ngoài ra sự thành thục về thể vóc còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật,… Tuổi phối giống lần đầu Để có thể tiến hành phối giống lần đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục về tính và thể vóc. Lợn nái nội nên phối giống lần đầu ở 6 - 7 tháng tuổi, khi trọng lượng của lợn đạt từ 40 kg trở lên. Nái ngoại từ 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên. Không nên phối giống quá sớm hoặc quá muộn. Nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa trưởng thành, cơ thể sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai, dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của con mẹ bị giảm đi làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và yếu, thời gian sử dụng lợn mẹ giảm xuống. Ngoài ra nếu phối giống quá sớm, lúc này xương chậu của cơ thể mẹ chưa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ đẻ khó. Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì lảng phí nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn hậu bị. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu rồi mới cho phối. Thời gian động dục lại sau cai sữa Sau khi cai sữa con khoảng 3 - 7 ngày, tuỳ theo sự hao mòn của lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con và sự phát dục lại sau cai sữa, lợn nái sẽ động dục trở lại và bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất người chăn nuôi phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn nái trong thời gian nuôi con và sau cai sữa nhằm rút ngắn thời gian động dục lại sau cai sữa. Ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp người ta thường tiêm hocmon hoặc vitamin ADE cho lợn nái sau cai sữa đồng thời cho chúng gần gủi con đực để kích thích quá trình phát dục lại sau cai sữa, nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị cần đảm bảo lợn không quá béo hoặc quá gầy làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái sau này. Để Lợn hậu bị phát triển tốt phải chú ý đến một số yêu cầu như: - Thức ăn và dinh dưỡng: Thức ăn và lượng cho ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì và tăng trọng của lợn hậu bị. Dinh dưỡng thức ăn quyết định trực tiếp đến thể trạng của lợn hậu bị, nếu cung cấp thừa dinh dưỡng đặc biệt là năng lượng lợn sẽ mập gây hiện tượng nân sổi, nếu dinh dưỡng không đảm bảo lợn sẽ gầy gây hiện tượng không động dục, động dục không đều hoặc không đủ trọng lượng phối làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Thức ăn của lợn hậu bị cần cung cấp đầy đủ protein, năng lượng, vitamin, khoáng. - Chuồng trại: Lợn nái hậu bị có thể được nuôi 4-10 con/ô chuồng, với diện tích 2,5-3m2/con. Trong chuồng hậu bị nên bố trí 1 ô nọc nhỏ để lợn hậu bị được tiếp xúc với con đực kích thích động dục sớm. Chuồng trại phải luôn khô sạch, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, và thông thoáng thích hợp. -Vế sinh tắm chải: Lợn nái hậu bị phải được thường xuyên tắm chải đặc biệt là về mùa hè nóng. Vệ sinh tắm chải có tác dụng ngăn được các bệnh ngoài da, kích thích thèm ăn, nâng cao sức khoẻ và hoạt động tính dục. Sinh lý thụ thai Sự hình thành và phát triển của trứng Tế bào trứng được hình thành trong buồng trứng được phát triển từ các noãn nguyên bào (Ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào tương tự như tinh nguyên bào. Trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành thục về tính, dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích thích tuyến yên tiết hormon hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động dục đầu tiên các tế bào trứng nguyên thủy thay phiên nhau phát triển để hình thành trứng chín. Sự rụng trứng Rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, quá trình rụng trứng được điều khiển bởi thần kinh thể dịch và các hormon sinh dục. Trước khi rụng trứng, ở bên trong nang trứng quá trình phân chia giảm nhiễm thành 1n ở lần một, rồi giữ và kéo dài 1n như thế cho tới khi trứng được thụ tinh. Thùy trước tuyến yên tăng tiết FSH, LH làm gia tăng tiết dịch nang trứng. Đồng thời ProtaglandingF2a của tế bào tử cung xuất hiện trước khi trứng rụng một vài giờ. Hormon này có tác dụng kích thích việc hình thành tổ chức chế tiết enzyme phân hủy vách nang trứng tạo cơ hội giải phóng trứng. Relaxin (hormon của tử cung) cũng xuất hiện, nó có hai tác dụng: một là kích thích tiết dịch nang trứng ở lớp tế bào hạt giống như LH, tác dụng khác giống ProtaglandingF2a là kích thích công phá tổ chức liên kết sợi của vách nang trứng tạo cơ hội phá vở vách nang trứng. Thùy trước tuyến yên tiết FSH xúc tiến việc hình thành cấu trúc tiếp nhận LH ở lớp tế bào hạt. Khi LH gắn nối với cấu trúc tiếp nhận, nó kích thích tế bào hạt tiết Progesteron với hàm lượng thấp, từ lúc này lớp tế bào hạt bắt đầu có sự biến đổi về cấu trúc để hình thành thể vàng. Hàm lượng Progesteron thấp lại làm cho hoạt tính có oestrogen tăng cao, oestrogen bằng con đường liên hệ ngược dương tính tăng tiết LH. Sự rụng trứng gồm hai giai đoạn là vở nang trứng và thoát trứng, hàm lượng LH quyết định quá trình này. Trứng rụng khi hàm lượng LH tiết cao nhất. Lúc này áp lực dịch nang trứng là cao nhất, vách nang trứng bị phân huỷ và nang trứng bị phá vở trứng được giải phóng. Nhiều nghiên cứu xác định rằng trứng muốn rụng thì hàm lượng LH/FSH phải duy trì ở mức 3/1. Hoạt động giao phối có ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng, nghiên cứu của Ponevog (1955) cho rằng sự rụng trứng của lợn nái xảy ra trong khoảng 36 - 48 giờ từ khi bắt đầu chịu đực. Hugeus (1976) cho biết lợn nái tơ có số lượng trứng rụng bình thường là 13,5 trứng. Mức độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu bị và trong chu kỳ động dục đầu tiên có ảnh hưởng rõ đến số lượng trứng rụng. Nghiên cứu của Casid (1955) với chế độ dinh dưỡng cao thì số trứng rụng là 13,9 trứng, dinh dưỡng thấp thì số trứng là 11,1 trứng, mức dinh dưỡng thấp - thấp thì số trứng rụng là 10,6 trứng, còn mức dinh dưỡng thấp - cao số trứng rụng là 13,6 trứng. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, đối với các giống lợn khác nhau thì số trứng rụng trong một chu kỳ cũng khác nhau. Theo Lưu Kỷ (1982) lợn F1 (Đại Bạch x Ỉ ) ở chu kỳ động dục thứ ba có số lượng trứng là 11,3 trứng, còn theo Bruger (1972) thì lợn nái Đại Bạch có số lượng trứng rụng là 16,7 trứng. Thời điểm phối tinh thích hợp Thời điểm phối tinh thích hợp là thời điểm phối giống có nhiều nhất các tinh trùng có khả năng thụ tinh gặp nhiều nhất các tế bào trứng có khả năng thụ thai. Thời điểm này quyết định đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra trên ổ. Trứng và tinh trùng tiến hành quá trình thụ tinh ở 1/3 đầu trên ống dẫn trứng là tốt nhất. Tinh trùng mất 1-2 giờ ở đường sinh dục con cái để di chuyển vị trí thích hợp. Đối với tế bào trứng sau khi rụng phải mất 1-2 giờ để di chuyển thích hợp và thời gian tế bào rụng trứng là 8-12 giờ. Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều cần tiến hành phối giống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và hiệu quả thụ thai rất ngắn, trong khi đó thì tinh trùng có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45-58 giờ. Do vậy thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực. Lợn nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 tính từ lúc bắt đầu động dục, hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6-8 tiếng thì cho phối. Đối với lợn nái nội cần phối sớm hơn nái lai và lợn ngoại thuần 1 ngày, cụ thể vào cuối ngày thứ 2 và đầu ngày thứ 3 kể từ lúc bắt đầu động dục. Thời gian lợn cái biểu hiện động dục cao độ nhất là lúc “mê ì”, âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang thâm tái, lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, thích nhảy lên lưng con khác, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khum thì thấy lợn đứng yên, cong đuôi và thích giao phối. Đây là thời điểm phối tinh thích hợp nhất cho lợn nái. Lợn nái mang thai Sau khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt vào cổ tử cung và bắt đầu phát triển. Các bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu tử cung, bầu vú…) cũng phát triển cùng bào thai trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian mang thai lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi. Đặc điểm phát triển của bào thai Ngay sau khi thụ tinh hợp tử bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng của tử cung làm chất dinh dưỡng cho mình. Sau 20 giờ sự phân chia được tiến hành sinh ra 2 tế bào phôi, sau kì thụ tinh 24 giờ các hợp tử có thể đến sừng tử cung nhưng chúng cũng có thể ở trong ống dẫn trứng khoảng 67-72 giờ. Lúc này ở giai đoạn phôi đầu với 16 đến 32 tế bào phôi. Việc di chuyển của tế bào phôi từ ống dẫn trứng đến sừng tử cung được tiến hành nhờ sự co bóp dưới sự tác động của Ostrogen do buồng trứng tiết ra. Sau 5-6 ngày kể từ khi thụ tinh, hợp tử đã ở trong tử cung. Hợp tử chứa nhiều tế bào phôi dạng túi phôi non. Đến ngày thứ 7-8 dấu hiệu của một cơ thể mới được hình thành. Sự làm tổ của hợp tử được tiến hành vào ngày 18-24 sau khi trứng được thụ tinh. Đây là sự khủng hoảng đầu tiên liên quan đến sự phát triển của bào thai nhằm cố định phôi vào thành tử cung. Sau khi cố được cố định vào thành tử cung, bào thai tiếp tục phát triển và hoàn thiện các cơ quan bộ phận của cơ thể. Tốc độ lớn lên của bào thai là rất nhanh, đặc biệt là giai đoạn mang thai cuối (bảng 4). Bảng 4 : Sự phát triển của bào thai Tuổi (ngày) Chiều dài Trọng lượng centimet % so với 30 ngày gam % so với 30 ngày 30 51 72 93 114 2,5 ± 0,3 9,8 ± 1,0 16,3 ± 2.0 22,9 ± 2.0 29,4 ± 8,6 3,9 6,5 9,2 11,8 1,50 ± 0,005 49,80 ± 1,4 220,50 ± 7,3 616,9 ± 15,0 1049 ± 42,7 33,2 147,0 411,3 639,9 Nguồn: Ullrey và CS (1965) Quá trình phát triển và bào thai chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn phôi thai: từ ngày có chửa thứ 1 - 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể. - Giai đoạn tiền bào thai: từ ngày có chửa thứ 23 - 38, giai đoạn này hình thành các tổ chứa sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể. - Giai đoạn phát triển bào thai: từ ngày thứ 39 - 114, khối lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển hoàn thiện. Quá trình phát triển của các tổ chức liên quan Quá trình phát triển bào thai gắn liền với sự thay đổi của các cơ quan, các bộ phận có liên quan như: - Nhau thai: tác dụng quyết định tới trao đổi chất giữa mẹ và thai, tham gia trao đổi, bài tiết và là nơi dự trữ dinh dưỡng tạm thời để cung cấp cho thai khi cần thiết. Theo Elslay (1971) nhau thai đạt cực đại là 2,5 kg ở 70 ngày tuổi và giữ nguyên cho đến lúc đẻ (bảng 5). - Dịch ối và dịch niệu: các dịch này có tác dụng bảo vệ cơ giới cho thai và là kho dự trữ khoáng, chứa các sản phẩm trao đổi như urea, creatine. Theo Elslay (1971) thì dịch ối và dịch niệu có trọng lượng cực đại là 6 kg khi thai đạt được 70 ngày tuổi, sau đó thì giảm dần đến khi đẻ còn 2 kg (bảng 5) Bảng 5: Sự phát triển của nhau thai, dịch ối, dịch niệu Tuổi thai (ngày) Số thai Nhau thai Dịch ối, niệu (gam) % so với 47 ngày (gam) % so với 47 ngày 47 12 800 1350 63 11 2100 263 5050 374 81 11 2550 319 5650 419 96 10 2500 313 2250 167 102 10 2500 313 1250 93 108 9 2500 313 1890 140 Nguồn: Elslay (1971) - Tử cung lợn nái: Trong thời gian chửa, tử cung lợn nái không ngừng tăng trưởng, để đảm bảo cho bào thai phát triển được bình thường. Moustagrad (1962) cho rằng ở thời điểm mang thai 108 ngày khối lượng tử cung lợn nái nặng gần gấp 3 lần so với lúc mang thai 47 ngày (bảng 6). Bảng 6: Sự phát triển tử cung lợn mẹ trong thời gian mang thai Tuổi thai (ngày) Tử cung (gam) % so với 47 ngày 47 1300 63 1450 189 81 2600 200 96 3411 265 108 3770 290 Nguồn: Moustagrad (1962) Sự thay đổi của cơ thể lợn mẹ. Trong thời gian mang thai cơ thể lợn mẹ cũng có những biến đổi như: Lợn mẹ không động dục, trao đổi cơ bản tăng “quá trình đồng hóa chiếm ưu thế hơn so với dị hóa”. Salmon và cs (1967) khi so sánh khả năng tăng trọng của lợn nái mang thai so với lợn nái không mang thai ăn khẩu phần giống nhau đã kết luận có sự sai khác rất lớn giữa 2 nhóm này (bảng 7). Bảng 7: Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian mang thai Lợn nái FI (kg) W1 (kg) W2 (kg) Tăng (kg) Sai khác Có chửa 225 230 250 20 16 Không chửa 224 231 235 4 Có chửa 418 230 284 54 15 Không chửa 419 231 270 39 Nguồn: Salmon và cs (1967) FI = Lượng thức ăn vào, W1= Trọng lượng lợn mẹ lúc bắt đầu có chửa, W2= Trọng lượng lợn mẹ sau khi đẻ - Sự biến đổi toàn thân: Thời kỳ đầu, quá trình trao đổi chất tăng lên, con vật ăn khoẻ, tiêu hoá nhanh, khả năng tích lũy lớn dẫn đến con vật nhanh béo. Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển của bào thai, nó phải hấp thụ chất dinh dưỡng từ con mẹ nên con mẹ thường gầy đi. Trong thời gian có chửa Glycogen được tích lũy ở gan, mỡ trung tính và Cholesterol trong máu tăng lên, lượng Hemoglobin trong máu bình thường, máu nhanh đông hơn. Lượng Ca, P trong máu giảm xuống vào thời gian có chửa sau nhưng lượng K lại tăng lên. Hoạt động của tim, phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang bụng và ngực. Quá trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều bị ảnh hưởng. Do vậy ở thời cuối có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở và hay đi tiểu tiện, có thể mệt mỏi, toát mồ môi. - Sự biến đổi của bộ máy sinh dục: Buồng trứng tăng thể tích, thể vàng được duy trì và tiết ra hormone Progesterone có tác dụng an thai và ức chế động dục thể tích và trọng lượng tử cùng tăng lên tỷ lệ thuận với sự lớn lên của bào thai, dây chằng bị kéo căng, sừng tử cung tăng lên nhiều lần. Lượng máu lưu thông đến tử cung để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai. Cổ tử cung luôn đóng kín để tách biệt âm đạo với tử cung, tránh các tác nhân cơ học, ký sinh trùng và vi khuẩn. - Sự biến đổi nội tiết trong cơ thể của thời kỳ mang thai: Progesterone trong 10 ngày đầu tăng nhanh, có tác dụng an thai và ức chế động dục. Một đến hai ngày trước khi đẻ, Progesterone giảm đột ngột. Oestrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì ở mức thấp. Chăm sóc lợn nái mang thai Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai là khâu quan trọng quyết định đến số con sơ sinh/ổ và trọng lượng sơ sinh/con. Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa phải đảm bảo các trứng đã thụ tinh thành hợp tử phát triển bình thường, hạn chế sự tiêu biến của hợp tử trong quá trình mang thai. - Thức ăn dinh dưỡng: Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự duy trì của lợn mẹ và sự phát triển của bào thai. Ở giai đoạn mang thai cuối (84 - 114 ngày), bào thai phát triển rất mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái là rất lớn trong khi thai phát triển chèn ép bộ máy tiêu hoá nên lợn không ăn được nhiều, cần chia thành nhiều bữa trong ngày giúp lợn ăn đủ với nhu cầu. Thức ăn cho lợn nái cần phải đầy đủ dinh dưỡng, có độ choán nhỏ (bảng 8). Bảng 8: Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai Giống Chỉ tiêu Lợn lai ngoại và lợn nội Lợn nái ngoại và lợn nái lai ngoại x ngoại Giai đoạn mang thai 1-84 ngày 84-114 ngày 1-84 ngày 84-114 ngày Mức ăn (kg) NLTĐ (kcal/kg ) Protein thô (%) 1,3 - 1,4 2900- 3000 13 1,6 - 1,7 2900 - 3000 15 1,8 - 2,0 2800 - 3000 13 - 14 2,2 - 2,4 2800 - 3000 15 - 16 Nguồn: Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) - Chuồng trại: không sử dụng chuồng 2 bậc, không nhốt đông trong một ô chuồng. Chuồng phải đảm bảo luôn khô sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Trước khi đẻ 7 - 10 ngày chuyển lợn mẹ sang chuồng đẻ để cho lợn mẹ làm quen với chuồng mới. Chuồng phải được quét vôi, khử trùng sạch sẽ. - Vệ sinh thú y: định kỳ tẩy giun sán trong thời gian có chửa, tẩy lần cuối trước khi đẻ 2 tuần. Chú ý tắm rửa, diệt ký sinh trùng ngoài da như ghẻ, 1 tuần trước khi chuyển sang ô chuồng mới. Trước khi đẻ 20 ngày tiêm vắc xin E.coli phòng bệnh phân trắng cho lợn con về sau. Lợn nái đẻ Các giai đoạn đẻ của lợn Quá trình phát triển của bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh. Lợn nái có những biến đổi trong cơ thể để chuyển bị cho qua trình đẻ của lợn nái. Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Quá trình đẻ của lợn được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn mở cửa tử cung Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và nước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung và âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vở, nước ối chảy ra làm trơn đường thai ra. Mỗi lần tử cung co bóp từ 1 - 2 giây, khoảng cách mỗi lần co bóp là 20 - 30 giây. Thời gian mở tử cung là 3 - 6 giờ. - Giai đoạn đẩy thai ra Từ lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn cho đến khi thai ra ngoài. Lúc này cổ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con. Thời gian đẻ của lợn từ 1 - 4 giờ tính từ khi bắt đầu đẩy thai. Nếu quá thời gian đó thì phải can thiệp. Thông thường lợn đẻ lứa đầu có thời gian đẻ chậm hơn so với lợn nái đẻ những lứa sau. - Giai đoạn bong nhau Sau khi thai ra từ 1- 6 giờ. Tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 giờ nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho lợn mẹ. - Giai đoạn hồi phục tử cung Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thường 2 - 3 ngày. Bình thường tử cung sẻ phục hồi nhanh. Nếu giai đoạn bong nhau không bình thường thì tử cung sẻ phục hồi chậm. Vì vậy cần phải có biện pháp phục hồi tử cung nhanh và can thiệp kịp thời. Quá trình đở đẻ cho lợn Lợn nái được đưa lên chuồng đẻ 1 tuần trước ngày đẻ dự kiến, tắm sạch và sát trùng kỷ. Chuẩn bị lồng úm cho lợn con và các dụng cụ đở đẻ cần thiết như: Panh, kim chỉ khâu, kéo kìm bấm răng, cồn iod, vải khô, xô đựng, vitaminK. Tất cả các dụng cụ phải được vệ sinh và sát trùng kỷ. Lợn con đẻ ra trước tiên phải lâu khô mủi, miệng giúp chúng hô hấp dễ dàng. Dùng vải khô lau sạch theo chiều từ sau ra trước cho lợn con khô ráo sạch sẽ, hắt rốn, cắt rốn, cắt đuôi và bấm răng nanh cho lợn. Sau khi đỡ đẻ xong cho lợn con vào lồng úm, để khô ráo, cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Lợn nái nuôi con Sau khi đẻ, lợn mẹ đi vào thời kỳ tiết sữa nuôi con chức năng này là do tuyến vú đảm nhận, bao gồm hai quá trình cơ bản sinh sữa và thải sữa. Hoạt động tiết sữa là một quá trình mang tính chất bản năng dưới sự điều hòa của hệ thống thần kinh và thể dịch. Quá trình hình thành sữa ở lợn Sự hình thành sữa là một quá trình tổng hợp phức tạp xảy ra trong các tế bào tuyến, chọn lọc dinh dưỡng từ huyết tương để tổng hợp nên những thành phần đặc trưng của sữa. Một số thành phần của sữa được lọc từ huyết tương như g-globulin, enzime, hormon, khoáng. Các thành phần khác như cazein, lacto, mỡ sữa phải trải qua quá trình tổng hợp từ tế bào tuyến. - Mỡ sữa được tổng hợp từ các axit béo mạch ngắn 4-12C (30%). Các axit béo kết hợp với glyxerin để tạo ra mở trung tính. Một phần mỡ sữa được sử dụng từ các mở trung tính có trong huyết tương. - Protein sữa: Chủ yếu là cazein (57 - 58 %), albumin (7,8%), globulin (10%), proteotopepton (11-17 %) và các nitơ phi protein (7-8%). Hầu hết các protein sữa được tổng hợp ở các tế bào tuyến từ các axit amin của máu chuyển qua. Giá trị sinh vật học của protein sữa lợn khá cao vì nó chứa đủ các axit amin cần thiết. Ngoài ra, trong sữa còn chứa đầy đủ các chất khoáng như Canxi, Sắt, Đồng, các loại vitamin A, B, C, D…và các men tiêu hoá như Amilaza, Dehydrogenara, Lactora, Oxyclara. Sữa lợn được phân làm hai loại là sữa đầu và sữa thường. Thành phần dinh dưỡng của sữa đầu cao hơn sữa thường (bảng 9) Bảng 9: Thành phần các chất trong sữa của sữa đầu và sữa thường. Thành phần các chất trong sữa Sữa đầu Sữa thường Phạm vi thay đổi (%) Trung bình (%) Phạm vi thay đổi (%) Trung bình (%) Protein Chất béo Đường sữa Khoáng 12,3 - 17,77 1,7 - 9,5 2,5 - 5,0 0,5 - 0,8 15,7 5,2 3,5 0,7 4,5 - 9,0 3,0 - 11,0 3.0 - 5,5 0,7 - 1,0 6,0 7,7 4,1 0,9 Nguồn: Ngô Ngọc Tú (1992) Trong sữa đầu ngoài việc có hàm lượng dinh dưỡng cao nó còn có một hàm lượng γ - Globulin có tác dụng miễn dịch cho lợn con mới sinh. Hàm lượng γ-Globulin trong sữa giảm dần trong các ngày tiếp theo sau khi đẻ. Khả năng hấp thụ γ - Globulin giảm nhanh theo từng giờ. Ngoài ra, còn có MgSO4, có tác dụng tẩy cứt xu cho lợn con mới sinh, chuẩn bị cho quá trình tiêu hoá sữa mẹ. Vì vậy, chăn nuôi lợn nái sinh sản cần cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Quá trình tiết sữa Đối với lợn bầu vú không có bể sữa, sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích luỹ trong các xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh thể dịch theo ba pha: Ngậm thúc vú, nằm im và mút vú. Khi lợn con mút vú, đầu tiên lợn con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ nảo, rồi tới vùng dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy sau tuyến yên, kích thích tiết kích tế oxytoxin, oxytoxin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào biểu mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy sữa được thải ra từ các xoang tuyến bào, qua ống dẩn sữa nhỏ rồi đến ống dẩn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa, từ đó lợn con mới bú được. Do vậy khi lợn con bú sữa, chúng thực hiện theo 3 pha: pha ngậm và thúc vú (80-100 giây), pha nằm im (20 giây) và pha mút vú (20 giây). Trong thời kỳ tiết sữa (60 ngày), lượng sữa tiết qua các tuần là khác nhau, sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi đẻ và đạt cao nhất ở 21 ngày tuổi (biến động từ 2 - 3 tuần đầu). Lợn nái có thể tiết ra 300 lít sữa trong chu kỳ sữa là 60 ngày. Trong thời kỳ tiết sữa, lợn con có thể bú chừng 30kg. Trung bình mỗi ngày là 550 gam và mỗi lần bú là 20 -25 gam. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt cao nhất thường ở ngày thứ 21. Vì vậy để lợi dụng khả năng này người ta ít khi cho cai sữa trước ngày thứ 21 mà thường cai sữa ngày thứ 21 - 42 tùy theo điều kiện thức ăn có được cho lợn con và điều kiện chăm sóc quản lý. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt. Cả lợn mẹ và lợn con khỏe mạnh, lợn con sinh trưởng nhanh. Số con và trọng lượng cai sữa cao. Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao. Lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa. - Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là tiết sữa nuôi con do đó nhu cầu dinh dưỡng của mẹ quyết định đến sức tiết sữa nuôi con, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn con cũng như tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp cho lợn mẹ từ giai đoạn nuôi con đến khi lợn con cai sữa. Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải có chất lượng tốt, cho lợn ăn tự do (bảng 10). Bảng 10: Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con Lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại Lợn nái lai nội ngoại (lợn lai F1) Mức ăn : Tự do Năng lượng trao đổi : 2800 – 3000 (Kcal/kg thức ăn) Protein thô (%) : 17 - 19 Mức ăn : Tự do Năng lượng trao đổi: 2900 – 3000 (Kcal/kg thức ăn) Protein thô (%) : 15 - 17 Nguồn: Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) - Chuồng trại: Phải bảo đảm vệ sinh, thông thoáng, ấm về mùa đông mát về mùa hè, tránh được sự thay đổi của thời tiết, Cần kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi trong tuần đầu. Nhiệt độ thích hợp cho nái là 200C trong khi heo sơ sinh cần 30 - 320C. Do vậy, chuồng nuôi phải có ô tập ăn và hệ thống lồng úm, đèn sưởi ấm cho lợn con. Đặc điểm sinh lý của lợn con Lợn con theo mẹ Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10-12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện Trong thời gian bú sữa trọng lượng bộ máy tiêu hóa tăng lên từ 10 -15 lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần. Dung tích bộ máy tiêu hoá cũng tăng lên 40-50 lần. Tuyến tụy ở 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần, trọng lượng của gan gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Lúc mới sinh dạ dày chỉ nặng 6 - 8 gam và chứa được 35 - 50 gam sữa, nhưng sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và sau 60 ngày tuổi nặng 150 gam và chứa được khoảng 700 -1000 gam sữa. Khi nghiên cứu về sự phát triển của bộ máy tiêu hóa lợn con (Braude, 1970) cho kết quả (bảng 12). Bảng 12: Sự phát triển của cơ quan tiêu hoá ở lợn con Trọng lượng (kg) Tuổi (ngày) Dung tích dạ dày (l) Ruột non Ruột già m l m l 1 1 25 3,8 0,7 0,8 0,04 2 10 73 5,6 0,2 1,2 0,09 3 20 213 7,3 0,7 1,2 0,1 18 70 1815 16,5 6,0 3,1 2,1 32 108 2500 18,6 10,7 4,3 6,6 69 115 3170 18,7 13,3 5,0 10,1 103 225 3400 18,8 14,1 5,4 11,7 152 280 3550 23,7 20,6 6,8 15,7 Nguồn: Braude (1970) Mặc dù bộ máy tiêu hoá phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Khả năng tiêu hoá của lợn con còn rất kém do số lượng và hoạt lực các men trong đường tiêu hoá của lợn con hạn chế. Dịch vị của lợn con dưới một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do, vì lượng axit tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch làm cho hàm lượng HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày của lợn con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng tiêu chảy ở lợn con. Khả năng điều hoà thân nhiệt kém Cơ thể lợn con thường sinh ra nhiệt năng lớn, nhiệt lượng của cơ thể liên tục toả ra bên ngoài do sự chênh lệch giữa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ cơ thể luôn có xu hướng giảm do: Lông của lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên khả năng chống lạnh kém, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế. Hệ thần kinh điều khiển thân nhiệt nằm chưa hoàn thiện. Trong giai đoạn này sở dĩ lợn con có khả năng điều hoà thân nhiệt là do sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn. Cần phải sưởi ấm đảm bảo cho lợn con không bị lạnh. Sau 3 tuần tuổi, khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con bắt đầu ổn định. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Lợn con khi sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể có trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu, cho nên nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ nhiều hay ít từ sữa mẹ. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử g-globulin bị giảm rất nhanh theo thời gian. Lợn con có thể hấp thu nguyên vẹn phân tử g-globulin vì trong sữa đầu có kháng men Antitripsin nó làm mất hoạt lực men Tripsin của tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con mới sinh rất lớn rất lớn nên phân tử g-globulin được chuyển qua bằng con đường ẩm bào. Xuất phát từ đó chúng ta thấy được việc cho lợn con bú sữa đầu là rất quan trọng và việc cho bú càng sớm càng tốt (Nguyễn Thiện và cs, 2005). Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ Việc nuôi dưỡng lợn con phải đáp ứng các yêu cầu: Tỷ lệ nuôi sống cao, lợn con sinh trưởng phát triển bình thường, có độ đồng điều cao và không mắc bệnh nhất là bệnh thiếu máu và ỉa phân trắng. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con phải đảm bảo được điều kiện sống tốt nhất đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của lợn con. Để thực hiện được điều đó chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau: - Cho lợn con bú sữa đầu : Cần cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. - Cố định bầu vú: Lợn con cần được cố định bầu vú theo thứ tự con nhỏ bú vú trước con lớn bú vú sau. - Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con: Muốn tập và bổ sung thức ăn sớm cho lợn con tốt nhất phải có ô tập ăn riêng để dễ dàng cách ly lợn mẹ và lợn con, đồng thời khống chế số lần bú và tăng dần số lượng thức ăn lợn con lên. - Ghép ổ lợn con: Nếu lợn nái đẻ ít con và thời gian đẻ gần nhau thì ta có thể đem con của lợn nái quá ít ghép vào những ổ khác để giải phóng lợn mẹ. Nhưng chú ý trước khi đem ghép nhớ cho con bú đủ sữa đầu của chính mẹ nó, lợn con phải có độ tuổi như nhau và phải làm cho lợn mẹ được gửi không phân biệt được lợn con lạ trong đàn bằng cách phun các chất có mùi cho cả đàn con. Lợn con sau cai sữa Đặc điểm sinh lý lợn con sau cai sữa - Trong vòng 20 ngày đầu sau khi lợn con cai sữa, từ chổ lợn con đang phụ thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể. - Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hoá, cũng như cơ năng hoạt động của nó. - Sức đề kháng của lợn con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố môi trường xung quanh nên lợn con rất dể bị nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá. - Lợn con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn. - Đây là giai đoạn nuôi có hiệu quả nhất bởi vì lợn con có khả năng tăng trọng nhanh, khả năng tích luỹ nạc cao và các đặc điểm tốt như: Có tỷ lệ nuôi sống cao, có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp. Cai sữa lợn con - Cai sữa lợn con phải đảm bảo các yêu cầu: Sau khi cai sữa lợn con phải có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi cai sữa không mắc các bệnh về đường tiêu hoá và rút ngắn thời gian lợn con bú sữa mẹ, - Những nguyên tắc để cai sữa con thành công: + Thời gian phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn con. Khi cai sữa lợn con đã có khả năng tự độc lập sống một mình. + Tránh gây ra đột ngột với lợn con và lợn mẹ khi cai sữa, tức là lợn con sau khi cai sữa không bị khủng hoảng về dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. Lợn mẹ sau khi cai sữa không xảy ra viêm vú hay sốt sữa. + Thời gian cai sữa: Việc xác định ngày cai sữa cho lợn con tùy thuộc vào điều kiện từng cơ sở ở từng nơi, trình độ kỷ thuật của người chăn nuôi, độ đồng đều đàn lợn con, khả năng ăn thức ăn nhân tạo cũng như khả năng nuôi con và khả năng sinh sản lứa tiếp theo của lợn mẹ. Tuy nhiên không nên cai sữa lợn con trước 18 ngày tuổi, nếu cai sữa quá sớm không có lợi về sức sinh sản của lợn mẹ nhưng cai sữa quá 4 - 5 tuần sẽ làm giảm số lứa đẻ và số lợn con sản xuất bởi nái trong một năm. Tuy nhiên trọng lượng lợn con phải đạt tối thiểu 5 kg khi cai sữa để lợn con phát triển tốt trong giai đoạn sau cai sữa (Nguyễn Ngọc Tuấn và Trần Thị Dân, 1997). Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa - Thức ăn, dinh dưỡng: Lợn con ở giai đoạn này cần dinh dưỡng cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng cao protein, hàm lượng axit amin thiết yếu đầy đủ và cân đối. Nếu chúng ta cung cấp lượng thức ăn tinh bột cao, lợn con béo quá sớm, khả năng lớn sẽ giảm. Khả năng tiêu hoá chất xơ ở lợn con còn kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và dẫn đến còi cọc. - Chuồng trại: Tuỳ theo điều kiện chăn nuôi của mỗi nơi mà nền chuồng của lợn con có thể lát bằng gạch, bê tông hay bằng nhựa. Đảm bảo nhiệt độ từ 28-320C, độ ẩm từ 65 - 70%. - Phân lô và phân đàn theo độ tuổi và trọng lượng. Cần chú ý trước khi phân lô và phân đàn chúng ta thả lợn con tiếp xúc với nhau để tránh lợn con cắn xé lẫn nhau. - Phòng bệnh cho lợn con sau khi cai sữa: Tiến hành tiêm phòng các bệnh bằng các vắc xin như tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi, lở mồm long móng, dịch tả lợn. Trong thời gian này chúng ta phải tẩy giun sán cho lợn con bằng các loại thuốc dể tẩy và ít gây ngộ độc cho lợn con. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái (phần này viết đơn giản quá). - Yếu tố di truyền: + Giống: Các giống khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau, do mỗi giống đều có đặc trưng sinh sản riêng. Thông thường các giống nội có khả năng sinh sản tốt hơn các giống ngoại, một số công thức lai do tạo được ưu thế lai về các tính trạng sinh sản nên có khả năng sinh sản tốt hơn bố mẹ. Trong cùng một giống tuổi và lứa đẻ khác nhau cũng có năng suất sinh sản không giống nhau. Nghiên cứu của Venex (1985) sự khác nhau về tuổi động dục đầu biến động đến 200 %. Số con đẻ ra trong 2 lứa đầu lên đến 200 - 300 %. + Sự tiêu biến của hợp tử: Trong tháng chữa thứ nhất có 20 - 30 % trứng thụ thai bị biến mất (theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi, 1985).Theo Self (1952) thì 30 % số trứng rụng bị chết trong 25 ngày đầu có chữa và sau đó đên lúc đẻ chết thêm 11 % nữa. - Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, để đảm bảo khả năng sinh sản tốt của lợn nái cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, có giống tốt mà dinh dưỡng kém thì vẫn không phát huy được khả năng sinh sản của lợn. Theo Zimmerman dinh dưỡng tốt sẽ rút ngắn thời gian thành thục về tính từ 4-16 ngày so với mức chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu dinh dưỡng. Phần lớn các chỉ tiêu sinh sản đều có hệ số di truyền thấp (Legault, 1970; Hutehentetal, 1981), vì vậy chăm sóc nuôi dưỡng tốt là biện pháp hiệu quả để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Tuy nhiên khẩu phần ăn nếu quá thừa protein cũng làm cho khả năng thụ thai giảm. Các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng có ảnh hưởng nhiều đến sinh sản. Photpho được thừa nhận là một nhân tố cơ bản của tính năng sinh sản, vì Photpho có tác động đến thùy trước tuyến yên kích thích tiết ra nội tiết tố sinh dục. Các nguyên tố khoáng như Canxi, Kẽm, Iot, Mangan đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn. - Yếu tố môi trường sống: Tiểu khí hậu chuồng nuôi nhất là độ ẩm và nhiệt độ không khí chuồng nuôi có ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản của lợn. Nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sinh sản lợn mẹ và sinh trưởng lợn con. Chúng làm rối loạn chu kỳ sinh dục, ảnh hưởng đến sức sống của phôi. Ngoài ra Stress nhiệt ẩm còn ảnh hưởng đến thời kỳ chửa cuối, từ đó ảnh hưởng đến số lợn con đẻ ra còn sống, ảnh hưởng đến khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh. Tổng kết những lợn nái nuôi trong mùa hè ở trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (viện chăn nuôi Quốc gia). Tỷ lệ hao hụt tới 15 - 20 %. Số liệu theo dõi nhiều năm của trạm thụ tinh nhân tạo lợn Thành phố Hà Nội cho thấy trong các vụ Đông Xuân: Tỷ lệ thụ thai đạt 80 - 85 % nhưng trong các tháng mùa hè tỷ lệ thụ thai chỉ đạt 50 - 60 %. - Yếu tố dịch bệnh: Đối với lợn sinh sản khi có dich bệnh xảy ra là tai hoạ rất lớn. Vi dụ bệnh viêm phổi làm cho hao mòn sức khoẻ làm mất tính năng sinh sản và lợn dễ bị chết, sẩy thai truyền nhiễm buộc ta phải huỷ bỏ lợn gây tổn thất rất lớn.Vì vậy trong chăn nuôi lợn sinh sản cần phải có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao sức sinh sản của gia súc. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt Đặc điểm sinh trưởng theo giai đoạn Quá trình sinh trưởng của sinh vật luôn tuân theo những quy luật nhất định. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của động vật từ khi thụ thai đến trưởng thành có thể biểu diễn dưới dạng đường cong sigmoid. Biểu đồ 1: Quá trình sinh trưởng tích lũy của lợn thịt Ở lợn, sự sinh trưởng trong giai đoạn đầu sau khi đẻ hầu như là tuyến tính, tốc độ sinh trưởng sau đó bị chậm lại và kéo dài đến lúc trưởng thành. Quá trình sinh trưởng của lợn thịt được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sau cai sữa (giai đoạn lợn khoảng 2-4 tháng tuổi) . - Giai đoạn lợn choai (khoảng 4-6 tháng tuổi). - Giai đoạn vỗ béo (khoảng 6-8 tháng tuổi). Sự phát triển các hệ thống trong cơ thể Trong quá trình sinh trưởng phát triển của lợn các tổ chức khác nhau được ưu tiên tích luỹ khác nhau. Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết. Sau đó là bộ xương, hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ. Cơ bắp thành phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành số lượng các bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên giai đoạn lợn còn nhỏ đến khoảng 60kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển tổ chức nạc. Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là nguyên nhân chính gây nên sự tăng lên về khối lượng của mô mỡ. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển cá thể trong cơ thể lợn có quá trình ưu tiên phát triển và tích luỹ mỡ. Quy luật ưu tiên chất dinh dưỡng trong cơ thể Trong cơ thể động vật có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển và cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận. Trước hết dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống dưới 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì lợn sẽ không có tăng trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm thịt, lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65-80%), do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết định thành công của chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn thịt cần đạt được các yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt. - Dinh dưỡng thức ăn: dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt. Vì vậy để chăn nuôi có hiệu quả cần phải phối hợp khẩu phần sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẳn có ở địa phương. Bảng 13: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt khối lượng(kg) Chỉ tiêu 3-5 5-10 10-20 20-50 50-80 80-120 Năng lượng trao đổi (Kcal/kgTĂ) 3265 3265 3265 3265 3265 3265 CP (%) 26 23,7 20,9 18 15,5 13,2 Lysine (g/ngày) 3,5 5,9 10,1 15,3 17,1 15,8 Methionine (g/ngày) 0,9 1,6 2,7 4,1 4,6 4,3 Chế độ cho ăn Ngày nhiều lần Tự do Tự do Tự do Tự do Lượng ăn vào (g/ngày) 250 500 1000 1855 2575 3075 Nguồn: NRC, 1999 - Phân lô phân đàn: Lợn thịt được nuôi tập trung trong các ô chuồng đảm bảo mật độ 0,4-0,52/con ở giai đoạn 10-35kg và lớn hơn hoặc bằng 0,8m2/con ở giai đoạn 35kg trở lên. Khi ghép đàn vào các ô chuồng chú ý phải đảm bảo đồng đều về tuổi và trọng lượng. - Vệ sinh phòng bệnh: Lợn thịt cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Lợn phải được tiêm phòng vắc xin và tẩy giun sán đầy đủ, liệu trình tiêm phòng tuỳ thuộc tình hình dịch bệnh của vùng. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn - Giống: Các giống lợn khác nhau có năng suất và chất lượng sản phẩm thịt khác nhau. Các giống lợn nội có tốc độ sinh trưởng chậm hơn và chất lượng thịt thấp hơn các giống lợn lai và lợn ngoại. Tăng trọng trung bình của lợn móng cái khoảng 300-350 gam/ngày, trong khi con lai F1(nội x ngoại) đạt 550-600 gam/ngày, Lợn ngoại nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 700-800 gam/ngày. Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội. Hiện nay người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống vào trong một con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác nhau. Đồng thời tạo con giống có thể đáp ứng với các yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thịt. Kết quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn (Lê Thanh Hải và cs, 1999) cho thấy tăng trọng, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao hơn nhiều so với lợn móng cái (bảng 14) Bảng 14: Kết quả khảo sát một số giống lợn Giống P giết mổ (kg) Tăng trọng (g/ngày) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ nạc (%) Đại bạch 95 650-750 75-82 42-48 Landrace 100 600-750 82-85 48-56 Móng cái 85 300-350 70-71 30-32 Nguồn: Lê Thanh Hải và Cs (1999) - Thời gian và chế độ nuôi: Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời gian nuôi dài lợn có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số quay vòng thấp, chất lượng thịt kém. Thời gian nuôi ngắn sẽ khắc phục được các nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải tập trung đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng cao lợn tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả cao chất lượng thịt tốt. Nếu lợn được ăn thức ăn có dinh dưỡng cao và phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng thịt sẽ cao. - Khí hậu và thời tiết: Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích luỹ cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao lợn ăn ít, khả năng tiêu hoá kém, giảm tăng trọng. nhiệt độ quá thấp, lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao. Lai kinh tế và ưu thế lai Khái niệm và biểu hiện của ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng con lai giữa các cá thể không cùng nguồn gốc huyết thống có sức sống, sức chống chịu bệnh tật và sức sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ. Ưu thế lai được tính bằng % năng suất tăng lên của con lai so với bố mẹ của chúng. Trong thực tế ưu thế lai cũng có thể chỉ biểu hiện theo từng mặt, từng tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng biểu hiện ưu thế lai còn các tính trạng khác vẩn giữ nguyên như khi chưa lai tạo, thậm chí có tính trạng còn giảm đi. Thông thường các tính trạng liên quan đế khả năng nuôi sống, khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Điều đó chứng tỏ các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao (Erick và William, 1996).Vì vậy để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống và chăm sóc nuôi dưỡng là một trong những biện pháp nhanh và hiệu quả hơn. Hai quần thể vật nuôi khác nhau về di truyền bao nhiêu thì kết quả thu được khi lai giữa chúng càng cao bấy nhiêu, ưu thế lai phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tiềm năng ưu thế lai được phát huy một cách tối đa và ngược lại. Hiện nay, trong việc lai tạo con giống người ta chỉ quan tâm đến tính trạng sản xuất chính của nó. Một số công thức lai mặc dù ưu thế lai tổng số không cao nhưng tính trạng đáng quan tâm lại có ưu thế lai lớn thì công thức lai đó vẩn được chọn để sử dụng. Các tính trạng liên quan đến khả năng sinh sản, sinh trưởng thường được ưu tiên hàng đầu. Trong chăn nuôi việc ứng dụng ưu thế lai là rất phổ biến nhằm mục đích tạo con lai có tính năng vuợt trội, làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Để tận dụng được ưu thế lai của cả giống nội và giống ngoại vào điều kiện chăn nuôi nước ta, có thể lai 2 máu, 3 máu hoặc 4 máu. Dùng lợn Móng Cái lai với lợn đực giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Pietrian, Duroc) tạo ra con lai F1 rồi dùng con lai F1 làm giống lai với một trong các giống lợn ngoại trên để tạo ra con lai F2, F3 có 3/4 hay 7/8 máu ngoại. Nguyễn Khắc Tích (1993) cho biết con lai của hai giống Yorkshire x Landrace tăng trọng nhanh hơn so với trung bình hai giống gốc. Con lai ba máu Duroc x Landrace x Yorkshire tăng trọng nhanh hơn con lai hai máu Yorkshire x Landrace. Trần Thế Thông (1970) cho rằng lai kinh tế có thể làm tăng khả năng sinh sản 12-16%, tỷ lệ chết ở lợn con giảm 6-8%, tăng trọng nhanh hơn 7-26%, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm 0,5 đơn vị so với lợn thuần chủng nội, tăng hiệu quả chăn nuôi lên 8-10%. Lai kinh tế Lai kinh tế là lai giữa hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài, hoặc các cá thể của hai dòng phân hoá về di truyền cũng như hai dòng cận huyết trong cùng một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà chỉ sử dụng để sản xuất thương phẩm. Mục đích của lai kinh tế là : Tăng mức độ dị hợp tử của con lai thông qua đó lợi dụng ưu thế lai. Mức độ dị hợp tử của con lai phụ thuộc vào mức độ đồng hợp của các giống, dòng tham gia. Tuy nhiên cần kiểm tra khả năng tổ hợp giữa các giống và dòng để có thể phát hiện được tổ hợp lai thích hợp có khả năng biểu hiện ưu thế lai cao. Tuỳ theo mục đích mà người ta chia lai kinh tế thành lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp: - Lai kinh tế đơn giản: là lai giữa hai cá thể của hai giống hoặc hai dòng. Lai kinh tế đơn giản có ưu điểm là đơn giản, dễ tiến hành, ở ngay thế hệ F1 tất cả con lai đều được sử dụng vào mục đích làm kinh tế để tận dụng ưu thế lai. Do những ưu điểm của phép lai này nên lai kinh tế đơn giản được ứng dụng rộng rải trong chăn nuôi để làm tăng khả năng sản xuất của vật nuôi. Bằng phương pháp lai này các giống vật nuôi Việt Nam vốn có năng suất thấp được lai với các giống cao sản nhập từ nước ngoài. - Lai kinh tế phức tạp là lai giữa ba giống, dòng trở lên. Người ta tiếp tục cho lai thế hệ con cái của các phép lai kinh tế đơn giản hơn với các giống khác để tạo ra con lai mang nhiều máu của nhiều giống khác nhau. Lai kinh tế phức tạp lợi dụng triệt để ưu thế lai ở nái lai F1 để khắc phục nhược điểm của lai kinh tế đơn giản, lợi dụng được ưu thế lai từ các giống dòng khác nhau. Lai kinh tế là phép lai rất quan trọng trong chăn nuôi do phép lai này có thể phối hợp được nhiều đặc điểm tốt của các giống khác nhau vào con lai, tận dụng ưu thế lai của các giống lợn ngoại và lợn nội, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhờ việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Lợn lai của phép lai kinh tế giữa nái nội và đực cao sản có các đặc điểm: khoẻ, biết ăn sớm, tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn nội, tận dụng được thức ăn thô xanh và có khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2005). Đặc điểm của một số giống lợn ngoại Lợn yorkshike Nguồn gốc xuất xứ: vào đầu thế kỉ XVI tại Anh. Năm 1884 hoàng gia Anh đã công nhận giống lợn này. Hiện nay đây là giống lợn nuôi phổ biến nhất trên thế giới, lợn được nuôi ở nhiều nơi. Ở nước ta lợn được nhập vào từ năm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó đến năm 1964 lợn được nhập vào miền bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, chúng ta nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường qua nhiều nước và nhập về nhiều dòng. Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to hơi hướng về phía trước thân dài lưng hơi vồng lên, chân cao khoẻ và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn. Khả năng sản xuất: Lợn cái đẻ trung bình 10-12con/lứa. Có lứa đạt 17-18 con. Trọng lượng sơ sinh trung bình 1-1,2kg/con. Lợn cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20kg/con. Lợn trưởng thành đạt 350-380kg. Lợn nái nặng 250-280kg. Lợn thuộc giống cho nhiều nạc. Hiện nay giống lợn này đang được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn của Việt Nam. Lợn Landrace Nguồn gốc xuât xứ: được hình thành vào khoảng năm 1924-1925, tại Đan Mạch. Được nuôi phổ biến ở các nước châu Âu từ năm 1990. được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh) Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền. Tầm vóc to, dài mình bụng thon ngực rộng, mông đùi phát triển. Toàn thân có đáng hình thoi tiêu biểu của lợn hướng nạc. Khả năng sản xuất: Lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8-2 lứa/năm. mỗi lúa đẻ 10-12 con. Trọng lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2-1,3kg/con, trọng lượng cai sữa đạt 12-15kg/con. sức tiết sữa 5-9kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt rất tốt, tăng trọng 750-800g/ngày, ở 6 tháng tuổi có thể đạt 105-125kg/con. Lợn đực trưởng thành nặng 400kg, lơn nái nặng 280-300kg. Giống Landrace được nhập vào Việt Nam từ năm 1970 từ Cu Ba và được xem là một trong những giống lợn được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn ở Việt Nam. Lợn duroc Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và vùng CornBelt. Giống lợn Durk - Jersay có nguồn gốc từ 2 dòng khác biệt Jersay Red của NewJersay và Duroc của NewYork. Dòng lợn Jersay Red được tạo ra vào những năm 1850 ở vùng NewJersay bởi Clark Pettit. Đặc điểm ngoại hình: Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), thân hình vững chắc, bốn chân to khoẻ, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phía trước. Đầu to, mõm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và 4 móng chân có màu đen, 2 mắt lanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rõ, lưng cong. Giống Duroc hiện nay có mông vai rất nở, nạc cao. Khả năng sản xuất: Trọng lượng trưởng thành của con đực trên 300kg/con. Sử dụng trong lai hai ba máu hoặc bốn máu giữa các giống ngoại đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Lai với nái địa phương Việt Nam (Móng Cái) không đạt kết quả tốt, da con lai dày, tốc độ lớn không nhanh số con trên ổ không cao.Ở Việt Nam hướng sử dụng lợn Duroc lai với các giống khác tạo lợn thương phẩm. Một số nghiên cứu liên quan Nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Các nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) đều nhận định lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) có khả năng sinh sản tốt. Kết quả này là do con lai kết hợp được khả năng sinh sản tốt của bố mẹ đem lai và tạo được ưu thế lai ở thế hệ con lai. Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu trước đây về lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) thường sớm hơn so với các giống gốc. Theo Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) là 356 ngày, sớm hơn 3 ngày so với Landrace và 5 ngày so với Yorkshire. Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) khi so sánh khả năng sinh sản của con lai F1 với giống đem lai cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là 345 ngày và sớm hơn 43 ngày so với giống Landrace và 62 ngày so với Yorkshire thuần. Các chỉ tiêu trên đàn con sinh ra như số con sơ sinh, số con sống đến 24 giờ, số con cai sữa đều khá cao và không có nhiều sự sai khác giữa con lai so với bố mẹ đem lai. Một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn con như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, hệ số lứa đẻ củng có kết quả tốt tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như giống đực phối, thời gian cai sữa, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) khi đánh giá các chỉ tiêu sinh sản lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) nuôi ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: số con sơ sinh 9,67 con/ổ, khối lượng sơ sinh 1,41 kg/con, số con cai sữa 9,0 con/ổ, khối lượng cai sữa lúc 27,1 ngày là 5,5 kg/con và hệ số lứa đẻ là 2,41 lứa/năm. Nguyễn Thị Viễn và Cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn (♀Landrace x ♂Yorkshire) cơ sở chăn nuôi 2, viện khoa học kỹ thuật miền Nam có kết quả số con sơ sinh 10,51 con/ổ, khối lượng sơ sinh 12,12 kg/ổ, số con cai sữa 9,14 con/ổ, khối lượng cai sữa lúc 22,3 ngày là 46,33 kg/ổ. Nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt Các nghiên cứu trên trên nhiều giống thuần và lai ngoại trong thời gian qua đã xác định được một số công thức lai tốt, con lai có năng suất và chất lượng thịt cao hơn bố mẹ do chúng tạo được ưu thế lai. Trong các nghiên cứu đó người ta quan tâm nhiều đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng của con giống nghiên cứu. Những nghiên cứu về các giống lợn ngoại thuần thường cho kết quả không cao. Lợn đại bạch và Landrace thuần tăng trọng 600-750 gam/ngày, tỉ lệ thịt xẻ 75-82%, tỉ lệ nạc 42-56% (Lê Thanh Hải và cs 1999). Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn Yorkshire đã được phục tráng là 670 gam/con/ngày và 3,1 kg thức ăn/kg (Vỏ Quốc Ái, 2002) Một số công thức lai do kết hợp được tiềm năng di truyền của bố mẹ và tạo được ưu thế lai về tính trạng sản xuất nên thường có khả năng sản xuất tốt hơn các giống thuần. Tăng trọng của lợn lai Dx(LxY) ở nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 714g/con/ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2008) trên một số công thức lai ngoại cho tăng trọng từ 618-668 gam/con/ngày, kết quả khảo sát chất lượng thịt được trình bày ở bảng 15. Bảng 15: Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của một số công thức lai ngoại Chỉ tiêu (P.PD x LY) (X±SD) (PD x LY)        (X±SD) (D.DP x LY) (X±SD) Trọng lượng giết thịt (kg) 92,00±1,90 96,50±2,30 100,60±3,30 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 74,02 75,44 72,17 Tỷ lệ nạc (%) 61,82 61,12 60,33 Ghi chú: P là Pietran, D là Duroc, L là Landrace, Y là Yorkshire Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs Trong các nghiên cứu trên lợn thịt lai cải thiện được khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng thịt một cách đáng kể so với các giống thuần. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối với lợn nái Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) Chúng tôi tiến hành theo dỏi trên 166 lợn nái sinh sản F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) với dung lượng mẩu được thể hiện ở bảng 16. Bảng 16: Chỉ tiêu và số lượng mẩu theo dỏi STT Chỉ tiêu Số mẩu theo dỏi 1 Tuổi động dục lần đầu 20 2 Tuổi phối giống lần đầu 142 3 Tuổi đẻ lứa đầu 142 4 Thời gian mang thai 783 5 Thời gian nuôi con 747 6 Thời gian động dục trở lại 755 7 Thời gian phối lại có kết quả 741 8 Khoảng cách lứa đẻ 747 9 Hệ số lứa đẻ 747 10 Số con sơ sinh 793 11 Số con để nuôi 793 12 Trọng lượng con để nuôi 94 13 Số con cai sữa 747 14 Trọng lượng cai sữa 747 15 Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa 748 16 Số kg lợn con nái sản xuất/năm 746 Lợn nghiên cứu được nuôi với quy trình chăn nuôi công nghiệp, trong hệ thống chuồng trại khép kín hiện đại. Giai đoạn mang thai lợn được nuôi trong các ô chuồng của trại mang thai, có kích thước (0,6x2,2)m2. Trước khi đẻ 1 tuần chuyển sang chuồng sàn của trại đẻ. Chuồng đẻ là chuồng 3 ngăn kích thước ((0,8+0,5+0,5)x2,2)m2, lợn mẹ ở giữa hai bên là sân chơi và chổ sinh hoạt của lợn con. Trong chuồng đẻ bố trí 1 lồng úm lợn con kích thước (0,8x0,5x0,5)m3, bên trong lồng úm có bóng điện (công suất 75W) để sưởi ấm cho lợn con. Lợn mẹ và lợn con được nuôi ở đây cho đến khi cai sữa lợn con. Lợn nái cai sữa được đưa trở lại trại mang thai để nuôi chờ phối lứa đẻ tiếp theo. Trong các ô chuồng được bố trí máng ăn, vòi uống riêng biệt. Lợn được phối giống bằng tinh của đực Yorkshire hoặc (♂Duroc x ♀Landrace), theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chuồng có vòi uống tự động cung cấp nước uống sạch và tự do. Lợn được sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty Greenffeed cho từng giai đoạn sinh sản khác nhau. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn cho lợn nái sinh sản được thể hiện ở bảng 17. Bảng 17: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng cho lợn nái và giai đoạn sử dụng Mã số cám Chỉ tiêu 9044 9054 Lợn nái sử dụng Mang thai 1-100 ngày - Mang thai 100 ngày - đẻ- Nuôi con Đạm tối thiểu (%) 13 15 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg thức ăn) 2700 3000 Béo tối thiểu (%) 3 5 Ca (%) 0,8 - 1,2 0,8 -1,2 P tối thiểu (%) 0,67 0,7 Xơ tối đa (%) 8,5 6 Muối (%) 0,2 - 0,8 0,2 -0,8 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 Lợn nái mang thai từ 1-85 ngày cho ăn cám có mã số 9044, cho ăn ngày 2 lần vào lúc 5 và 14 giờ trong ngày. Giai đoạn mang thai 85-114 ngày cho ăn ngày 3 lần vào lúc 5, 10 và 16 giờ. Lợn nái nuôi con cho ăn cám có mã số 9054, ngày 4 lần vào lúc 5, 10, 14, 16 giờ trong ngày. Định mức thức ăn khác nhau phụ thuộc vào lứa đẻ, thể trạng và giai đoạn mang thai (bảng 18 và 19). Bảng 18: Định mức cho ăn tùy thuộc vào lứa đẻ và thể trạng, giai đoạn mang thai 1-84 ngày Lứa đẻ Lứa 1- 2 Lứa 3-5 Lứa 6- loại Thể trạng ốm vừa mập ốm vừa mập ốm vừa mập Lượng cám 2,5 2,2 2,0 2,8 2,5 2,2 3,5 3,0 2,8 Bảng 19: Định mức cho ăn tùy thuộc vào lứa đẻ và thể trạng, giai đoạn 85-114 ngày Lứa đẻ Lứa 1- 2 Lứa 3-5 Lứa 6- loại Thể trạng ốm vừa mập ốm vừa mập ốm vừa Mập Lượng cám 2,2 2,0 1,8 2,5 2,2 2,0 3,0 2,5 2,2 Trước khi đẻ 2 tuần chuyển sang ăn cám có mã số 9054. Trước đẻ 3 ngày tiến hành giảm cám, sau khi đẻ tăng lượng cám cho lợn. Chuẩn bị cai sữa cũng tiến hành cắt cám 1 ngày. Thời gian và lượng cám cho lợn nái ăn trước và sau khi đẻ được thể hiện ở bảng 20. Bảng 20: Thời gian và lượng cám cho lợn nái trước và sau khi đẻ Mã số cám Thời gian Lượng cám Thời gian và lượng cám cho ăn trong ngày 9054 Ngày Kg/con/ngày Sáng (5h) Trưa (10h) Chiều (2h) Tối (4h) Trước đẻ -4 2,2 1 0,5 0,7 0 -3 2,2 1 0,5 0,7 0 -2 2,0 1 0,5 0,5 0 -1 1,5 0,5 0,5 0,5 0 Đẻ 0 1 0,5 0,2 0,3 0 Sau đẻ +1 1,5 0,5 0,5 0,5 0 +2 2,5 1 0,5 0,5 0,5 +3 3 1 0.5 1 0,5 +4 4 1 1 1 1 +5 5 1.5 1 1.5 1 +6 6 2 1 1.5 1,5 Cai sữa -1 3 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 Lợn nái mang thai được tiêm vắc xin dịch tả ở tuần mang thai thứ 10, tiêm vắc xin lở mồm long móng và viêm phổi ở thời điểm 12 tuần sau khi phối. Lợn hậu bị mới nhập về được phòng bệnh theo quy trình sau (bảng 21) Bảng 21: Quy trình vác xin cho lợn hậu bị (từ 7 tháng tuổi) Tuần 1 2 3 5 6 Loại vắc xin Dịch tả lần 1 Lở mồm long móng Giả dại lần 1 Giả dại lần 2, Parvo Viêm phổi Đối với lợn thịt Nghiên cứu được thực hiện trên 50 lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)), tiến hành theo dỏi từ giai chuyển lên nuôi ở chuồng lợn thịt. Số lợn này được bố trí vào 1 lô với mật độ trung bình 1,1 m2/con, có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng như nhau. Lợn được nuôi theo quy trình chăn nuôi công nghiệp khép kín hiện đại. Sử dụng thức ăn của công ty cho từng giai đoạn sinh trưởng, cho ăn tự do. Nước uống được cung cấp bằng vòi uống tự động, uống nước tự do. Lợn có khối lượng khác nhau được sử dụng các loại cám khác nhau, định mức cho ăn khác nhau (bảng 22). Bảng 22: Thức ăn và lượng cho ăn đối với lợn thí nghiệm STT Mã số cám Trọng lượng (ngày tuổi) Định mức cho ăn 1 9104 30 – 50kg Tự do 2 9204 50 – 70kg Tự do 3 9304 70 – xuất chuồng Tự do Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng cho lợn thí nghiệm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt (bảng 23). Bảng 23: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng cho lợn thí nghiệm và giai đoạn sử dụng. Mã số cám Chỉ tiêu 9104 9204 9304 Giai đoạn sử dụng (kg) 30 - 50 50-70 70 - xuất chuồng Đạm tối thiểu (%) 17 15 13 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg thức ăn) 3000 3000 2900 Béo tối thiểu (%) 3 3 2 Ca (%) 0,7 - 1 0,6 - 1 0,6 -1 P tối thiểu (%) 0,65 0,55 0,55 Xơ tối đa (%) 5,5 5,5 5,5 Muối (%) 0,2 - 0,8 0,2 - 0,8 0,2 -0,8 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 14 Khối lượng trung bình của lợn lúc bắt đầu thí nghiệm là 30,08 kg. Lợn đưa vào thí nghiệm khoẻ mạnh, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo quy trình (bảng 24). Bảng 24: Quy trình vắc xin đối với lợn con và lợn thịt Tuần 1 3 5 7 9 11 Loại vắc xin Viêm phổi lần 1 Viêm phổi lần 2 Dịch tả lần 1 Lở mồm long móng lần 1 Dịch tả lần 2 Lở mồm long móng lần 2 Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)). Khảo sát chất lượng thịt - Tiến hành mổ khảo sát 9 lợn thịt giống nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) nuôi ở 9 trang trại chăn nuôi khác nhau của công ty Greenffeed. Lợn mổ khảo sát được chọn ngẫu nhiên trong đàn lợn thịt đang trong thời kỳ xuất bán, mổ ngay tại trại. Lợn được chon mổ khỏe mạnh không mắc các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. - Các chỉ tiêu khảo sát chất lượng thịt + Tỷ lệ móc hàm: Là tỷ lệ giữa khối lượng lợn sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng so với khối lượng sống. Khối lượng móc hàm TLMH (%) = x 100 Khối lượng sống trước khi giết mổ + Tỷ lệ thịt xẻ: Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ (khối lượng móc hàm sau khi đã bỏ đầu, đuôi và 4 bàn chân) so với khối lượng sống.                           Khối lượng thịt xẻ (kg)  Tỉ lệ thịt xẻ (%) =                                                        x 100                  Khối lượng sống trước khi mổ (kg + Tỷ lệ mỡ: Là tỷ lệ khối lượng mỡ so với khối lượng thịt xẻ.                       Khối lượng mỡ + mỡ bụng    Tỷ lệ mỡ (%) =                                                               x 100                                      Khối lượng thịt xẻ + Tỷ lệ xương: Là tỷ lệ giữa khối lượng xương so với khối lượng cơ thể trước khi giết mổ. Khối lượng xương Tỷ lệ xương (%) = x 100 Khối lượng cơ thể trước khi giết mổ + Tỷ lệ da: Là tỷ lệ giữa cơ khối lượng da so với khối lượng thịt xẻ. Khối lượng da TLD (%) = x 100 Khối lượng thịt xẻ + Độ dày mỡ lưng: Độ dày mỡ đo tại điểm P2 tại điểm gốc của xương sườn số 13, cách sống lưng 6,5 cm về phía bên và vuông góc với cột sống lưng. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định Chỉ tiêu trên con mẹ - Tuổi động dục lần đầu (ngày) Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ): Là khoảng thời gian từ khi sơ sinh đến lúc lợn hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu tiên. TĐDĐ được tính theo công thức: TĐDLĐ = Ngày động dục lần đầu - Ngày sinh của lợn nái - Tuổi phối giống lần đầu (ngày) Tuổi phối giống lần đầu (TPGLĐ): Là tuổi lợn nái được phối giống lần đầu tiên, TPGLĐ được tính là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến khi lợn nái được phối giống lần đầu tiên. TPGLĐ = Ngày phối giống lần đầu - Ngày sinh của lợn nái - Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả (ngày) Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả (TGPLCKQ) là khoảng thời gian từ khi cai sữa lứa trước đến khi phối giống có kết quả lứa tiếp theo. TGPLCKQ = Ngày phối giống có kết quả - ngày cai sữa lợn con lứa trước - Thời gian mang thai (ngày) Thời gian mang thai (TGMT): Là khoảng thời gian tính từ khi lợn nái được phối giống thành công đến khi sinh con lứa đó. TGMT được xác định: TGMT = Ngày lợn nái sinh con - Ngày lợn nái được phối giống - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ): Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ được xác định là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ = Ngày lợn nái đẻ lứa đầu - Ngày sinh của lợn nái - Khoảng cách lứa đẻ(ngày) Khoảng cách lứa để (KCLĐ): Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo. KCLĐ được xác định bằng tổng thời gian chờ phối, thời gian mang thai và thời gian nuôi con. Hay chính là thời từ ngày phối lứa này đến ngày phối lứa tiếp theo. KCLD= Thời gian chờ phối + thời gian mang thai + thời gian nuôi con - Hệ số lứa đẻ Hệ số lứa đẻ (HSLĐ): Là số lứa đẻ của lợn nái tính trong một năm. 365 HSLD= Khoảng cách lứa đẻ Chỉ tiêu trên con con -Số con sơ sinh (con/ổ) Số con sơ sinh (SCSS): Là số con được sinh ra của ổ kể cả con sống và con chết, được tính khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng. - Số con để nuôi (con/ổ) Số con để nuôi là số lợn con để lại nuôi của ổ đẻ. Những con có khối lượng dưới 0,7 kg, bị dị tật hoặc không đủ sức khỏe bị loại bỏ, những con còn lại chính là số con để nuôi. -Khối lượng sơ sinh con để nuôi (kg/con) Khối lượng sơ sinh để nuôi (KLSSĐN): Là khối lượng sơ sinh của những con để lại nuôi, được cân ngay sau khi đẻ xong. KLSSĐN được xác định là khối lượng sơ sinh trung bình những con để nuôi của ổ. Khối lượng toàn ổ để lại nuôi KLSSCDN = Số con để lại nuôi - Số con cai sữa (con/ổ) Số con cai sữa là số lợn con còn sống của ổ tính ở thời điểm cai sữa. - Khối lượng cai sữa (kg/con) Khối lượng cai sữa (KLCS): Là khối lượng của lợn con sau khi cai sữa. KLCS được xác định là trung bình khối lượng lợn con cai sữa của ổ. khối lượng lợn con toàn ổ khi cai sữa KLCS= số con cai sữa - Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa (%) Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (TLNSCS): Là tỉ lệ lợn con còn sống cho đến khi cai sữa so với số con sơ sinh để nuôi. Số con cai sữa TLNSCS (% ) = x 100 Số con sơ sinh để nuôi -Số kg lợn con cai sữa của nái/năm (kg) Số kg lợn con cai sữa của nái/năm (KLLCCS): Là khối lượng lợn con cai sữa của một lợn nái sản xuất được trong vòng một năm, và được xác định: KLLCCS = TLCS x SCCS x HSLĐ Trong đó: TLNS là trọng lượng cai sữa, SCCS là số con cai sữa, HSLĐ là hệ số lứa đẻ. Chỉ tiêu trên lợn thịt - Lượng ăn vào (kg) Lượng ăn vào (ADF): Là lượng thức ăn một lợn thịt ăn trong 1 ngày đêm. Lượng thức ăn ăn vào được tính cho từng giai đoạn và trung bình cả quá trình phát triển lợn thịt. Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn theo dõi ADF = Tổng số lợn x số ngày theo dõi -Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) Tăng trọng tuyệt đối (ADG): Là tăng trọng trung bình của một lợn thịt trong một ngày. Chúng tôi tiến hành cân khối lượng của 50 lợn thịt 4 lần cho 3 giai đoạn theo dõi. Cân vào lúc sáng sớm sau khi đã không cho ăn 1 đêm, cân khối lượng từng con trong lô. Từ số liệu thu được xác định tăng trọng tuyệt đối qua từng giai đoạn và cả quá trình nuôi theo công thức. KLCGĐ – KLĐGĐ ADG = x 1000 Tổng số lợn x số ngày của giai đoạn theo dõi Trong đó: KLCGĐ là tổng khối lượng cuối giai đoạn. KLĐGĐ là tổng khối lượng lợn thịt đầu giai đoạn -Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) Tiêu tốn thức ăn (ADF): là lượng thức ăn tiêu tốn để đạt được 1kg tăng trọng, và được tính theo công thức: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian theo dõi ADF = Tổng tăng trọng trong thời gian theo dõi. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ ngày 5/1/2009 đến ngày 9/5/2009. Tại trại chăn nuôi Tân Thành - Ấp Tân Ninh - Xã Tân Tiến - Huyện Châu Pha - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, của công ty Greenfed Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Theo dõi trực tiếp Tiến hành theo dõi trực tiếp để xác định một số chỉ tiêu nghiên cứu như: Tuổi động dục lần đầu trên lợn nái, khối lượng sơ sinh để nuôi, khối lượng cai sữa đối với lợn con, lượng ăn vào, tăng trọng của lợn thịt. Điều tra lý lịch Điều tra lý lịch của lợn thông qua sổ lý lịch chăn nuôi của trang trại, qua thẻ nái và qua phỏng vấn người chăn nuôi để xác định các chỉ tiêu: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại sau cai sữa và phối giống thành công trên lợn nái, số con sơ sinh, số con để nuôi, số con cai sữa khối lượng cai sữa đối với lợn con. Xử lý số liệu Số liệu được quản lý trên Excel và phân tích bằng phần mềm Minitab 13. Các chỉ tiêu được xử lý và đánh giá bằng các tham số thống kê là trung bình (X), giá trị cực đại (max), giá trị cực tiểu (min) và sai số của số trung bình (SE). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) được đánh giá trên một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ và sinh trưởng phát triển của lợn con thông qua các tham số thống kê như trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu và sai số của số trung bình, (bảng 25a và 25b). Bảng 25a: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) Chỉ tiêu n X Max Min SE Tuổi động dục lần đầu (ngày) 20 214,4 195 229 2,25 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 142 259 211 361 1,80 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 142 383,7 327 529 2,50 Thời gian mang thai (ngày) 783 115,9 109 122 0,06 Thời gian nuôi con (ngày) 747 23,9 17 41 0,15 Thời gian phối lại sau khi cai sữa (ngày) 755 6,54 2 42 0,16 Thời gian phối lại có kết quả (ngày) 741 16,4 3 260 1,02 Khoảng cách lứa đẻ (lứa) 747 155,8 134 399 1,02 Hệ số lứa đẻ (lứa) 747 2,39 0,91 2,77 0,01 Ghi chú: n là số mẩu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiều, Max là giá trị tối đa, SE là sai số của số trung bình. Kết quả nghiên cứu về sinh lý sinh sản trên lợn mẹ được nuôi ở trại Tân Thành của công ty Greenfeed Việt Nam là tương đối tốt. Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái có giá trị trung bình tương ứng là tương ứng là 214,4; 259; 383,7 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) 38,7 ngày và nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 27 ngày. Tuy nhiên sự sai khác này có thể là do sự khác nhau về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái ở từng cơ sở nghiên cứu, các nhân tố thí nghiệm không đồng nhất có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, trong thực tế chăn nuôi trang trại người phối giống có thể chủ động hoặc không biết nên bỏ qua một số chu kỳ động dục, điều này đã trực tiếp làm tăng số ngày lợn nái được phối giống và số ngày lợn nái đẻ lứa đầu. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào con giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Các tính trạng này thường có hệ số di truyền thấp nên chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ góp phần làm giảm tuổi đẻ lứa đầu một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sinh sản của lợn nái. Khoảng cách lứa đẻ là 155,8 ngày, điều này có nghĩa là mổi năm trung bình một lợn nái đẻ được 2,39 lứa. So với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt, 2008 thì hệ số lứa đẻ (2,41 lứa/năm) là tương đương với nhau. Hệ số lứa đẻ phụ thuộc rất nhiều vào số ngày nuôi con, số ngày động dục và phối giống lại sau khi cai sữa. Các yếu tố này liên quan trực tiếp đến điều kiện và trình độ chăn nuôi thực tế của trại. Số ngày nuôi con trung bình của lợn nái được nuôi ở trại Tân Thành trong đề tài này (23,9 ngày) là tương đối thấp, điều này đã trực tiếp nâng cao hệ số lứa đẻ/năm. Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái, ở nghiên cứu này trung bình số ngày phối lại sau cai sữa là 6,54 ngày, sớm hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004) 1 ngày. Tuy nhiên thời gian phối giống thành công sau khi cai sữa mới là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian phối lai sau cai sữa và tỷ lệ đậu thai sau khi phối giống. Các yếu tố này chịu ảnh hưởng của điều kiện và trình độ chăn nuôi tại cơ sở nghiên cứu. Trong nghiên cứu này do tỉ lệ phối giống không đậu thai quá cao (>20%), làm cho số ngày phối lại thành công sau cai sữa tăng lên từ đó làm giảm hệ số lứa đẻ. Bảng 25b: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) Chỉ tiêu n X Min Max SE Số con sơ sinh (con/lứa) 793 10,41 1 19 0,10 Số con để nuôi(con/lứa) 793 9,84 0 19 0,10 Khối lượng con để nuôi (kg/con) 94 1,66 1,1 2,6 0,32 Số con cai sữa (con/lứa) 793 9,25 3 14 0,07 Khối lượng cai sữa (kg/con) 747 6,35 4 10 0,03 Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa (% so với số con để nuôi) 748 94 0 100 4,00 Khối lượng lợn con nái sản xuất được trong năm (kg/nái/năm) 746 144,5 40,1 257,7 1,31 Ghi chú: n là số mẩu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiều, Max là giá trị tối đa, SE là sai số của số trung bình. - Giá trị trung bình về số con sơ sinh (10,41 con/lứa), khối lượng những con để nuôi (1,63 kg/con), số con để nuôi (9,84 con), số con cai sữa (9,25 con/lứa) và khối lượng cai sữa lúc 24 ngày (6,35 kg/con) là tương đối cao so với một số nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn lai F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) và các giống thuần Landrace hay Yorkshire. Khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam ta thấy số con sơ sinh ở nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn 0,74 (con/lứa); số con cai sữa cũng lớn hơn 0,25 (con/lứa). Khối lượng những con để lại nuôi và khối lượng cai sữa có giá trị vượt trội, khối lượng lợn con cai sữa (6,35kg/con) ở 24 ngày thậm chí còn cao hơn cả kết quả nghiên cứu trên của Hoàng Nghĩa Duyệt ở thời điểm 26 ngày (5,5kg/con). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs tại xí nghiệp chăn nuôi lợn Phú Sơn (2001-2004) trên các chỉ tiêu số con để lại nuôi, khối lượng sơ sinh của những con để lại nuôi, số con cai sữa và khối lượng cai sữa đều cho giá trị nhỏ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (bảng 26). Bảng 26: Khả năng sinh sản của lợn nái Thuần Landrace, Yorkshire và nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) tại trại chăn nuôi Phú Sơn Giống Chỉ Tiêu Yorkshire Landrace ♂Yorkshire x ♀Landrace Số con sơ sinh (con/ổ) 10,12 10,62 10,51 Khối lượng sơ sinh (kg/con) 1,18 1,12 1,15 Số con cai sữa (con/ổ), 28 ngày 8,91 8,8 9,14 Khối lượng cai sữa (kg/con) 5,1 5 5,1 Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) Các nghiên cứu có thể cho kết quả sai khác nhau về độ lớn giá trị chỉ tiêu do sự không đồng nhất về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và các yếu tố thí nghiệm. Tuy nhiên tất cả đều đưa ra nhận định chung, khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) rất cao. Một số nghiên cứu so sánh khả năng sinh sản giữa các công thức lai và với nái thuần ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của 2 nhóm nái thuần Landrace, Yorkshire và 2 nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) và (♂Landrace x ♀Yorkshire) tại cơ sở chăn nuôi 1, Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) so sánh khả năng sinh sản của các giống lợn nái ngoại và nái lai nuôi tại trang trại Bình Nam, Thăng Bình Quảng Nam) khẳng định khả năng sinh sản của nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là cao hơn so với bố mẹ thuần và một số công thức lai khác. Khả năng sinh sản của con lai được cải thiện và cao hơn bố mẹ đem lai là do sự kết hợp các đặc điểm tốt của các giống gốc, đồng thời trên con lai biểu hiện được ưu thế lai về tính trạng sinh sản. Các tổ hợp lai khác nhau có khả năng kết hợp kiểu gen và biều hiện ưu thế lai khác nhau. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của con nái nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố đực phối như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng lợn con nái sản xuất được/năm...Trong nghiên cứu này lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) được phối giống bằng đực Yorkshire và Omega (♂Duroc x ♀Landrace), sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản khi sử dụng đực Yorkshire và đực Omega được thể hiện ở bảng 29. Bảng 27: Sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản của nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) khi phối đực Yorkshire và đực Omega(♂Duroc x ♀Landrace). Đực giống Chỉ Tiêu Yorkshire (X ± SE) (♂Duroc x Landrace) (X ± SE) P Số con sơ sinh (con/ổ) 10,51 ± 2,73 9,85 ± 3,11 0,017 Số con để nuôi 9,95 ± 2,71 9,22 ± 2,76 <0,007 Khối lượng để nuôi (kg/con) 1,58 ± 0,13 1,67 ± 0,32 0,364 Số con cai sữa (con/ổ) 9,56 ± 1,76 9,31 ± 1,79 0,188 Khối lượng cai sữa (kg/con) 6,27 ± 0,82 6,83 ± 0,79 <0,001 Khối lượng lợn con mà nái sản xuất được/năm (kg) 142 ± 32,1 154 ± 36,0 <0,003 Sự sai khác được thể hiện ở số con sơ sinh, số con để nuôi, khối lượng cai sữa và khối lượng lợn con một lợn nái sản xuất/năm. Số con sơ sinh và số con để nuôi của lợn nái được phối bởi đực Yorkshire (10,51 con/lứa và 9,95 con/lứa) lớn hơn khi phối với đực Omega (9,85 con/lứa và 9,22 con/lứa). Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của lợn con của lợn nái được phối bởi đực Omega cao hơn khi phối với đực Yorskshire. Tuy nhiên sự sai khác về khối lượng sơ sinh không có ý nghĩa thống kê (P=0,364), còn sự sai khác về khối lượng lợn con cai sữa có thể là do ảnh hưởng bởi thời gian theo mẹ của lợn con. Khối lượng lợn con cai sữa lợn con của lợn nái nghiên cứu khi được phối với đực Omega (6,83 kg/con) cao hơn khi phối với đực Yorkshire (6,27 kg/con) nên khối lượng lợn con mà nái sản xuất được trong năm tăng lên đáng kể khi chuyển từ phối tinh đực Yorkshire (142kg) sang phối tinh đực Omega (154kg). Đây chính là lý do mà sau một thời gian thử nghiệm thì từ tháng 8 năm 2008 trại chuyển từ sử dụng đực Yorkshire sang đực Omega hoàn toàn. Trong công thức lai thứ với đực Omega con lai 3 máu có 25% máu của giống Duroc và tạo được ưu thế lai giữa 3 giống về tính trạng sản xuất thịt nên khả năng sinh trưởng của lợn con là tốt hơn con lai 2 máu được tạo ra khi lợn nái nghiên cứu phối với đực Yorkshire. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) Kết quả quá trình nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại chăn nuôi Tân Thành, Châu Pha, Bà Rịa - Vũng Tàu về 3 chỉ tiêu lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn được thể hiện ở bảng 28. Bảng 28: Lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) Giai đoạn Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 TB Tuổi (ngày) 75-104 105-134 135-164 70-164 Khối lượng trung bình cuối tháng (kg/con) 50.02 72.58 96.84 - Lượng ăn vào (kg thức ăn/con/ngày) 1.43 1.95 2.35 1.91 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày 665 752 809 742 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) 2.16 2.59 2.90 2.55 Ghi chú: Các chỉ tiêu được trình bày giá trị trung bình Qua bảng 28 ta thấy sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại Tân Thành của cả giai đoạn nghiên cứu (70-160 ngày) có: Lượng ăn vào bình quân là 1,91 kg thức ăn/con/ngày, tăng trọng tuyệt đối là 742 g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,55 kg/kg tăng trọng. Diển biến lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn tăng dần theo tuổi và khối lượng. Lượng ăn vào trung bình của lợn thí nghiệm ở 3 giai đoạn 75-104 ngày; 105-134 ngày; 135-164 ngày lần lượt là 1,43; 1,95; 2,35 kg/con/ngày. Giá trị trung bình của tăng trọng tuyệt đối qua 3 giai đoạn tương ứng là 665; 752; 809 gam/con/ngày. Diển biến tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ. Biểu đồ 2: diển biến tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) thí nghiệm Giá trị trung bình tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) nghiên cứu (742gam/con/ngày) là tương đối cao, trong khi tiêu tốn thức ăn lại khá thấp. Kết quả này tốt hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Viển và cs (2005) trên một số tổ hợp lai từ các giống ngoại (bảng 29). Bảng 29: Khảo sát khả năng sinh trưởng của một số tổ hợp lai ngoại Giống Chỉ tiêu (D.LY) (X±SD) (P.LY) (X±SD) (PD.LY) (X±SD) P 180ng. tuổi (kg) 96,80±7,30bc 95,20±4,70b 97,80±7,60c Tăng trọng (g/ngày) 641±54,30 618±43,90 649±94,20 TT.thức ăn (kg) 2,96±021 3,00±0,22 2,86±27,50 Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) Kết quả tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại xí nghiệp lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam trong nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2003) cũng thấp có giá trị thấp hơn (714,8 g/con/ngày) so với nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên mức độ tiêu tốn thức ăn lại ít hơn (2,47 kg/kg tăng trọng) (bảng 30). Bảng 30: Khả năng sinh trưởng của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại Xí nghiệp Lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam Chỉ tiêu Đơn vị X ± SE Cv% Khối lượng bắt đầu kg 22,1 ± 0,21 2,5 Khối lượng kết thúc kg 88,7 ± 0,45 1,34 Thời gian nuôi ngày 93,1 ± 0,46 1,23 Tăng trọng g/ ngày 714,8 ± 4,95 1,83 Lượng thức ăn ăn vào kg 164,1 ± 1,00 1,62 Tiêu tốn thức ăn kg TA 2,47 ± 0,02 2,04 Ghi chú:Y: lợn nái Yorkshire; L: lợn nái Landrace; D: lợn nái Duroc Nguồn: Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn là rất tốt. Điều này chứng minh được khả năng sinh trưởng tốt của lợn thịt trong công thức lai (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)). Tuy nhiên tăng trọng tuyệt đối, lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức của lợn nuôi thịt còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Ở nghiên cứu này lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) được nuôi trong hệ thống chuồng trại khép kín hiện đại, sử dụng thức ăn hổn hợp của công ty cho từng giai đoạn sinh trưởng và được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi khoa học của công ty nên lợn thịt biểu hiện tốt tiềm năng di truyền và cho năng suất cao. Đánh giá phẩm chất thịt lợn (♂(♂Duroc x ♀Landracee) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) Giá trị một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt khi mổ khảo sát 9 lợn thịt của công thức lai nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) được thể hiện ở bảng 31. Bảng 31: Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu trên lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) Chỉ tiêu X Min Max SE Tuổi (ngày) 163.2 175 150 3.31 Trọng lượng hơi (kg) 113.1 132 96 3.74 Tỉ lệ móc hàm (%) 82.2 84.7 78.4 0.72 Tỉ lệ thịt xẻ (%) 74.5 77.3 70.5 0.70 Tỉ lệ nạc (%) 59.0 66.8 51.9 1.43 Tỉ lệ mở (%) 15.2 19.9 12.3 0.75 Tỉ lệ xương (%) 15.4 17.6 12.6 0.59 Tỉ lệ da (%) 6.1 7.4 4.7 0.25 Độ dày mở lưng (cm) 1.01 1.7 0.8 0.10 Ghi chú: X là giá trị trung bình, Min là giá trị lớn nhất, Max là giá trị nhỏ nhất, SE là sai số của số trung bình. Lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở các trang trại chăn nuôi của công ty Greenffeed ở thời điểm trung bình 163 ngày tuổi có trọng lượng trung bình 113 kg. Khi mổ khảo sát có tỉ lệ móc hàm là 82,21 %, tỉ lệ thịt xẻ là 74,54 %, tỉ lệ nạc là 59,3 %, tỉ lệ mở là 15,24%, tỉ lệ xương là 15,41%, tỉ lệ da là 6,08% và độ dày mở lưng là 1,01 cm. Kết quả trên cho thấy lợn thịt của công thức lai nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có chất lượng thịt rất tốt. Tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc đều cho giá trị cao. Phẩm chất thịt ở 2 chỉ tiêu tỉ lệ thịt xẻ(74,5%) và tỉ lệ nạc (59%) của công thức lai nghiên cứu là khá cao. Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) trong nghiên cứu này cao hơn lợn Yorkshire được nhập từ Mỹ ở nghiên cứu của Vỏ Quốc Ái (2002), tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn Yorkshire Mỹ là 71% và 58%. Khi so sánh với một số công thức lai có tỉ lệ nạc cao trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) (bảng 32) cho thấy tỉ lệ thịt xẻ tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng là tương đương nhau. Bảng 32: Kết quả khảo sát phẩm chất thịt ở một số tổ hợp lai ngoại Chỉ tiêu (P.PD x LY) (X±SD) (PD x LY)        (X±SD) (D.DP x LY) (X±SD) Trọng lượng giết thịt (kg) 92,00±1,90 96,50±2,30 100,60±3,30 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 74,02 75,44 72,17 Dày mỡ lưng (cm) 10,7±58,50 10,30±1,40 8,50±1,30 Tỷ lệ nạc (%) 61,82 61,12 60,33 Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) Kết quả tốt về chất lượng thịt của công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có được là sự kết hợp giữa con giống tốt và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp. Qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thịt cao hơn giống thuần Landrace, Yorkshire và một số công thức lai ngoại khác. Đây là một công thức lai có thể sử dụng cho chăn nuôi công nghiệp chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Qua việc theo dỏi, đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) , khả năng sinh trưởng và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu của công ty Greenffeed Việt Nam chúng tôi có một số kết luận như sau: - Khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) là rất tốt, cụ thể: Tuổi động dục lần đầu 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu 259 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 383,7 ngày, khoảng cách lứa đẻ 155,8 ngày, hệ số lứa đẻ 2,39 lứa/năm, số con sơ sinh 10,41 con/ổ, số con để nuôi 9,84 con/ổ, khối lượng sơ sinh để nuôi 1,66 con/ổ, số con cai sữa 9,25 con/ổ, khối lượng cai sữa 6,35 con/ổ, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa 94 %, khối lượng lợn con nái sản xuất được trong một năm 144,5 con/nái/năm. Khả năng sinh sản của lợn nái nghiên cứu là tốt hơn lợn nái đem lai cũng như một số công thức lai ngoại khác. - Lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) phối với đực (♀Landrace x ♂Duroc) cho năng suất sinh sản tốt hơn khi phối với đực Yorkshire. - Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) cũng rất tốt. Tăng trọng tuyệt đối của lợn nghiên cứu là 745 gam/con/ngày, lượng thức ăn ăn vào kg/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tương đối thấp (2,55 kg/con/ngày). - Lợn thịt ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire x (♂(♀Landrace x ♂Duroc) có chất lượng thịt tốt. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt quan trọng có giá trị cao như tỉ lệ thịt móc hàm 82,2 %, tỉ lệ thịt xẻ 74,5 %, tỉ lệ nạc 59 %. Đề nghị - Đi sâu nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) , tính toán ưu thế lai và hệ số lặp lại của các tính trạng sinh sản ở đời con so với bố mẹ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đực phối và lứa đẻ đến khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) . - Tiến hành thêm các nghiên cứu xác định khả năng sinh sản của một số công thức lai ngoại khác và so sánh với công thức (♀Landrace x ♂Yorkshire) trong nghiên cứu này. - Thay thế dần đàn lợn nái sinh sản trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp từ các giống ngoại thuần và một số công thức lai không tốt bằng con nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) . - Tiến hành thêm các nghiên cứu đánh giá năng suất và chất lượng thịt của một số công thức lai mới để so sánh với kết quả nghiên cứu này và chọn ra công thức lai tốt cho chăn nuôi lợn thương phẩm. - Đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt đang sử dụng các giống có năng suất chưa cao nên chuyển sang nuôi lợn thịt của công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire x (♂(♀Landrace x ♂Duroc) để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 4. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Đức Hưng, Lê Đình Phùng. Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2006 5. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Kim Đường, Phạm Khánh Từ. Giáo trình di truyền học độmh vật. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2000 7. Hội chăn nuôi Việt nam. Cẩm nang chăn nuôi gia súc – gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2002 10.Nguyễn Quang Linh. Giáo trình kỷ thuật chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005 11. Ts Lê Đình Phùng, Bài giảng chọn giống và nhân giống vật nuôi 2005 13. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện. Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1992 14. Võ Văn Sự, Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Nguyễn Khắc Tích, Đinh thị Nông. Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2000 15. 16. 17. Tạp chí khao học, Đại học Huế, số 49, 2008 19. Nguyễn Thiện… PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp -Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu.doc
Tài liệu liên quan