Tài liệu Báo cáo Đánh giá các tác động môi trường thương mại: CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Nguyên tắc đánh giá:
Đánh giá tác động môi trường của dự án Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1. Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai Dự án được xem xét theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Giai đoạn san lấp mặt bằng
- Giai đoạn thi công xây dựng
- Giai đoạn hoạt động.
2. Đánh giá tác động môi trường được xem xét đến tất cả các yếu tố môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường xã hội.
3. Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép.
II. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị
1. Đánh giá công tác lựa chọn vị trí dự án:
Vị trí thực hiện Dự án có những điều kiện thuận lợi như sau:
+ Vị trí Dự án đảm bảo được nhu cầu cung cấp năng ...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Đánh giá các tác động môi trường thương mại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Nguyên tắc đánh giá:
Đánh giá tác động môi trường của dự án Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1. Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai Dự án được xem xét theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Giai đoạn san lấp mặt bằng
- Giai đoạn thi công xây dựng
- Giai đoạn hoạt động.
2. Đánh giá tác động môi trường được xem xét đến tất cả các yếu tố môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường xã hội.
3. Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép.
II. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị
1. Đánh giá công tác lựa chọn vị trí dự án:
Vị trí thực hiện Dự án có những điều kiện thuận lợi như sau:
+ Vị trí Dự án đảm bảo được nhu cầu cung cấp năng lượng. Hệ thống cấp điện lấy từ đường điện hạ thế 35 KV đã có sẵn chạy qua khu vực dự án
+ Dự án gần khu dân cư thuận tiện cho việc buôn bán và kinh doanh hàng hóa.
+ Khu vực lập Dự án tiếp giáp với hai đường giao thông chính của huyện là đường 38 cũ và đường 38 mới, thuận tiện cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trong quá trình triển khai Dự án.
+ Vị trí Dự án cũng đảm bảo được nhu cầu sử dụng nước. Hiện nay khu vực đã sử dụng nước máy của nhà máy nước Bình Giang.
Như vậy có thể thấy rằng: khi Dự án đi vào hoạt động, sẽ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng:
Cơ sở pháp lý cho việc đền bù đất đai được căn cứ theo quy định trong Luật đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai do Chính phủ ban hành, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/20004 của chính phủ về việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các số liệu tham khảo từ các phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Bình Giang, các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng của tỉnh Hải Dương áp dụng cho các dự án đầu tư tại Hải Dương.
Những tác động của công tác thu hồi đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng đến môi trường tự nhiên là không đáng kể, tuy nhiên quá trình này có những tác động đến điều kiện kinh tế, xã hội khu vực như:
- Tạo nên sự xáo trộn cuộc sống của người dân. Có thể nói đây là những xáo trộn lớn trong giai đoạn thực hiện dự án, song có thể mang tính tạm thời (diễn ra trong khoảng thời gian không dài) đối với nhiều hộ gia đình trong việc ổn định công ăn việc làm
- Thay đổi cơ cấu kinh tế trong huyện, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực.
Những tác động của giai đoạn này đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại địa phương là không thể tránh khỏi, vì vậy Chủ dự án đã xây dựng những phương án giảm thiểu những tác động này.
III. Đánh giá tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng
Các hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng của Dự án như thu gom khối thực vật trên bề mặt Dự án; san lấp, lu đầm bề mặt có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường như bụi và khí thải.
- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ quá trình san lấp.
- Khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án. Quá trình nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
1. Bụi do vận chuyển vật liệu san lấp mặt bằng:
Với khối lượng san lấp là 116.600 m3 và tỷ trọng của cát san lấp là 1,5 tấn/m3 thì khối lượng vật liệu san lấp là 174900 tấn, lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng vật liệu đó khoảng 11660 lượt xe (xe có tải trọng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel) trong khoảng thời gian là 45 ngày.
Bảng 19: Lưu lượng xe san lấp mặt bằng khu vực Dự án.
Khối lượng vật liệu san lấp mặt bằng (tấn)
Tổng số
(lượt xe)
Thời gian
(ngày)
Lưu lượng
(xe/ngày)
174900
11660
45
259
Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển vật liệu san lấp chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu san lấp với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình 35 km/h
- Tải trọng trung bình 15 tấn
- Số bánh xe trung bình 6 cái/xe
- Quãng đường trung bình 5 km
Bảng 20: Tải lượng bụi trong quá trình san lấp mặt bằng.
Nguồn phát sinh
Hệ số phát sinh
(1000km)
Lượng bụi phát sinh của 1 lượt xe (kg/1000km)
Tải lượng phát sinh trung bình
(kg/ngày)
Tải lượng phát sinh trung bình
(kg/h)
Vận chuyển vật liệu san lấp
3,7 f
2111,59
182,38
22,80
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:
f = v.M0,7.n0,5
Trong đó:
- v : Vận tốc trung bình của xe (km/h).
- M : Tải trọng trung bình của xe (tấn).
- n : Số bánh xe trung bình .
Tải lượng chất ô nhiễm E tính cho toàn bộ quãng đường.
E= 22,81000000/(510003600) = 1,27 (mg/m.s).
Để đánh giá tác động của bụi trong giai đoạn san lấp mặt bằng ta áp dụng mô hình tính toán Sutton - xác định nồng độ chất ô nhiễm tại một điểm bất kỳ. Nồng độ của chất ô nhiễm được tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
C: nồng độ bụi trong không khí (mg/m3).
E: tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).
z: độ cao của điểm tính toán: 1(m).
h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh: 0,5 (m).
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực 1,5 (m/s).
x: tọa độ điểm cần tính (m).
: hệ số khuyếch tán bụi theo phương z, được xác định theo công thức:
Với x là khoảng cách theo chiều gió thổi tại điểm tính toán so với nguồn thải (m) thì hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm như sau:
Bảng 21: Hệ số khuyếch tán bụi trong không khí theo phương z.
x
3
5
10
15
20
25
1,1607
1,9345
3,869
5,8035
7,738
9,6725
Bảng 22: Nồng độ bụi trong không khí.
x( m)
3
5
10
15
20
25
C (mg/m3)
1,98
0,83
0,36
0,24
0,18
0,14
2. Khí thải:
Các phương tiện vận chuyển vật liệu san lấp ra vào khu vực Dự án sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt động nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, phương pháp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại ô tô sử dụng dầu diezen như sau:
Bảng 23: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ tiêu
Hệ số(kg/1000km)
Quãng đường (km)
Thời gian(phút)
Số xe (vào/ra)
Lượng phát thải(g/phút)
Bụi
0,9
5
10
1
0,9000
SO2
4,15*S
5
10
1
0,0205
NOX
14,4
5
10
1
14,4000
CO
2,9
5
10
1
2,9000
HC
0,8
5
10
1
0,8000
S: Nồng độ lưu huỳnh trong dầu, S = 0,5%
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Bảng 24: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển.
Số xe
Bụi
(g/phút)
SO2
(g/phút)
NOX
(g/phút)
CO
(g/phút)
HC
(g/phút)
100
90,0000
2,0500
1440,0000
290,0000
80,0000
200
180,0000
4,1000
2880,0000
580,0000
160,0000
259
233,1000
5,3095
3729,6000
751,1000
207,2000
3. Đánh giá tác động:
a. Đối với bụi:
Trong thời gian san lấp mặt bằng, các phương tiện chở cát hoạt động liên tục với tần suất cao trong khu vực san lấp do vậy có thể gây ra lượng bụi lớn.
Khi có bụi trong không khí sẽ làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư trong khu vực Dự án. Bụi còn gây ảnh hưởng đến động vật, thực vật. Bụi phủ lên trên mặt lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Theo tính toán ở bảng 22 (trang 42) cho thấy ở khoảng cách 15 m hai bên của tuyến đường xe chạy thì nồng độ bụi là 0,24 mg/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép. Qua đó có thể xác định phạm vi ảnh hưởng của bụi này là trong công trình xây dựng và phát tán ra xung quanh 10 m theo các hướng gió.
Tuy nhiên, quá trình san lấp không kéo dài, cát dùng để san lấp có độ ẩm cao do vậy mức độ ảnh hưởng của nó tới môi trường là không đáng kể.
b. Khí thải:
Các thiết bị ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn này đều sử dụng xăng, dầu diezel làm nhiên liệu, các sản phẩm của quá trình đốt cháy chứa các khí thải như SO2, NOX, CO. Khí thải ra gặp gió sẽ phát tán và lan tỏa theo chiều của hướng gió, ảnh hưởng của khí thải thường kết hợp với bụi thải của quá trình vận chuyển.
Tuy nhiên, khí thải phát sinh trong giai đoạn này là không lớn và không liên tục, thêm vào đó khu vực thực hiện Dự án rộng lớn, nên bụi và khí thải sẽ bị pha loãng và phát tán nhanh vào không khí.
IV. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
Ở giai đoạn này sẽ diễn ra các hoạt động như: khoan đào nền móng, xây lắp các công trình, lắp đặt hệ thống thiết bị. Trong quá trình thiết kế dự án và triển khai xây dựng Công ty đã đề ra và sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên, ở giai đoạn này không tránh khỏi việc phát sinh ra chất thải và các chất ô nhiễm tác động tới các thành phần môi trường:
Bảng 25: Nguồn phát sinh ra chất thải trong quá trình xây dựng
Nguồn phát sinh chất thải
Các chất thải
Các yếu tố bị tác động
Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Bụi cuốn đường, đất cát rơi vãi
- Khí thải của xe ô tô vận chuyển: Bụi, CO, SO2, NO2
- Môi trường không khí
- Sức khỏe và an toàn của công nhân
Quá trình thi công xây lắp
- Bụi, CO, SO2, NO2
- Tiếng ồn, độ rung
- Rác thải xây dựng
- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Chất thải rắn
- Sức khỏe và an toàn của công nhân
Một số hoạt động khác như xe chạy, máy móc xây dựng
- Tiếng ồn, bụi, CO, SO2, NO2, HC
- Môi trường không khí
Hoạt động sinh hoạt của công nhân
- Nước thải sinh hoạt
- Rác thải sinh hoạt
- Môi trường đất
- Môi trường nước
a. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như CO, SO2, NOx, bụi đất... chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện giao thông trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng và hoạt động của máy móc trên công trường.
Bụi do quá trình vận chuyển tập kết nguyên vật liệu:
Tổng khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho xây dựng cơ sở hạ tầng là 37889 tấn. Lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng trên quy ra khoảng 2526 lượt xe (xe có tải trọng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel). Khối lượng nguyên vật liệu này được chuyên chở tập trung trong vòng 30 ngày, vậy lưu lượng xe ra vào dự án trong giai đoạn này là 84 xe/ngày.
Bảng 26: Lưu lượng xe ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn tập kết nguyên vật liệu
Khối lượng nguyên vật liệu cho xây dựng (tấn)
Tổng số
(lượt xe)
Thời gian
(ngày)
Lưu lượng
(xe/ngày)
37889
2526
30
84
Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do nguyên vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu san lấp với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình 35 km/h
- Tải trọng trung bình 15 tấn
- Số bánh xe trung bình 6 cái/xe
- Quãng đường trung bình 10 km
Tương tự như quá trình vận chuyển vật liệu san lấp ta có thể tính được lượng bụi phát sinh như sau:
Bảng 27: Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Nguồn phát sinh
Số
lượt xe
Hệ số phát sinh bụi (đường nhựa , 1000km)
Lượng bụi phát sinh (kg/1000km.
lượt xe)
Tải lượng phát sinh trung bình (kg/ngày)
Giao thông
10
3,7f
2111,588
422,318
50
3,7f
2111,588
2111,588
84
3,7f
2111,588
3547,469
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:
f = v.M0,7.n0,5
Trong đó:
- v : Vận tốc trung bình của xe (km/h).
- M : Tải trọng trung bình của xe (tấn).
- n : Số bánh xe trung bình .
Khí thải:
Các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt động, nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, phương pháp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại ô tô sử dụng dầu diezen như sau:
Bảng 28: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ tiêu
Hệ số(kg/1000km)
Quãng đường (km)
Thời gian(phút)
Số xe (vào/ra)
Lượng phát thải(g/phút)
Bụi
0,9
5
12
1
0,3750
SO2
4,15*S
5
12
1
0,0085
NOX
14,4
5
12
1
6,0000
CO
2,9
5
12
1
1,2083
HC
0,8
5
12
1
0,3333
S: Nồng độ lưu huỳnh trong dầu, S = 0,5%
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Bảng 29: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển.
Số xe
Bụi
(g/phút)
SO2
(g/phút)
NOX
(g/phút)
CO
(g/phút)
HC
(g/phút)
10
3,7500
0,0854
60,0000
12,0833
3,3333
50
18,7500
0,4271
300,0000
60,4167
16,6667
100
37,5000
0,8542
600,0000
120,8333
33,3333
168
63,0000
1,4350
1008,0000
203,0000
56,0000
Đánh giá tác động:
+ Tác động của bụi:
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, bốc dỡ, và xây dựng đã phát sinh ra lượng bụi. Mức độ phát tán bụi trong giai đoạn này có sự biến động lớn, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ của xe, cường độ hoạt động xây dựng, nhiệt độ, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm của đất và nhiệt độ không khí trong ngày. Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và cả môi trường xung quanh. Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xây dựng khó kiểm soát, xử lý và xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.
- Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, lao phổi. Làm giảm khả năng quang hợp và sinh trưởng phát triển của thực vật.
- Bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, phần lớn sẽ phát tán ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng. Nhìn chung trong giai đoạn này các tuyến đường đã được dải đá, thành phần nguyên liệu cũng ít bụi hơn do đó phạm vi ảnh hưởng trong không gian hẹp hơn giai đoạn san lấp mặt bằng. Dự án sẽ áp dụng bạt che phủ và tưới nước tạo độ ẩm cho đoạn đường vận chuyển thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được rất nhiều khả năng phát tán của bụi, từ đó hạn chế được những tác động đến môi trường.
+ Tác động của khí thải:
Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu diezen có khả năng gây ung thư cho con người.
Tuy nhiên khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian và không gian giữa các nguồn thải. Khi các nguồn thải tập trung tại một địa điểm và phát thải cùng thời gian thì mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn. Để hạn chế mức độ ô nhiễm, Chủ dự án sẽ bố trí các xe, máy làm việc theo một thời gian và không gian hợp lý để giảm thiểu tác động này đối với môi trường và con người
b. Tiếng ồn
Nguồn phát sinh tiếng ồn
Mọi hoạt động của con người, thiết bị trên công trường sẽ phát sinh ra tiếng ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra đến môi trường tiếp nhận. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong công trường xây dựng và dân cư khu vực xung quanh.
Khả năng lan truyền của tiếng ồn từ các thiết bị thi công tới khu vực xung quanh được tính gần đúng bằng công thức sau:
L = Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)
Trong đó:
L : Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quang, dBA
Lp: Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA
∆Ld: Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA
∆Ld =20*lg[(r2/r1)1+a]
Trong đó:
r1: Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn, thường lấy bằng 1m đối với nguồn điểm.
r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.
a : Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0.
∆Lb: Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0.
∆Ln: Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.
(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 1997).
Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi trường không khí xung quanh tại các khoảng cách 50m và 100m tính từ nguồn gây ồn. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 30 dưới đây.
Bảng 30: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới
TT
Loại máy móc
Mức ồn ứng với khoảng cách 1m
Mức ồn ứng với khoảng cách
Khoảng
TB
5m
10m
20m
50m
100m
200m
1
Xe tải
82-94
88
74,0
68,0
62,0
54,0
48
42
2
Máy trộn bê tông
75-88
81,5
67,5
61,5
55,5
47,5
41,5
35,5
3
Máy đào đất
75-98
86,5
72,5
66,5
60,5
52,5
46,5
40,5
4
Máy xúc
75-86
80,5
66,5
60,5
54,5
46,5
40,5
34,5
5
Máy đầm nén
75-90
82,5
68,5
62,5
56,5
48,5
42,5
36,5
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư: 75 dBA (6-18h)
Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997.
Ghi chú:
+ TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và khu dân cư.
Tác động của tiếng ồn:
Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động cũng như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 31.
Bảng 31: Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người.
Mức ồn (dBA)
Tác động đến người nghe
0
Ngưỡng nghe thấy
100
Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110
Kích thích mạnh màng nhĩ
120
Ngưỡng chói tai
130 ÷ 135
Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp
140
Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145
Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn
150
Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ
160
Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190
Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm
Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của Dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể.
c. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
Nguồn gây ô nhiễm nước trong quá trình xây dựng chủ yếu gồm các nguồn sau: nước phục vụ thi công tại công trường, nước mưa chảy tràn và nước thải do sinh hoạt của công nhân.
Nước thải từ quá trình thi công xây dựng:
Trong giai đoạn xây dựng ít sử dụng đến nước, nước chỉ sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê tông, hầu hết nước sử dụng trong các công đoạn này đều ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bay hơi theo thời gian. Lượng nước thải do vệ sinh các máy móc thiết bị trên công trường xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải của quá trình thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh.
Theo định mức của tổ chức y tế thế giới WHO tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý được thể hiện như sau:
Bảng 32: Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt.
(Định mức cho 1 người)
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5
45 - 54
COD
72 - 103
TSS
70 - 145
NO3- (Nitrat)
6 - 12
PO43- (Photphat)
0,6 - 4,5
Amoniac
3,6 - 7,2
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993.
Nước dự kiến dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 45 lít/người/ngày, với lượng công nhân làm việc tại công trường là 70 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là:
Q = 70 người x 45 lít/người/ngày = 3150 (l/ngày)= 3,15 (m3/ngày).
Từ tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải ta có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải giai đoạn xây dựng, được thể hiện tại bảng 33 dưới đây:
Bảng 33: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm
Tải lượng (g/ngày đêm)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
Cmax
BOD5
3,15
3,78
1000
1200
60
COD
5,04
7,21
1600
2289
-
TSS
4,90
10,15
1556
3222
120
NO3- (Nitrat)
0,42
0,84
133
267
60
PO43- (Photphat)
0,04
0,32
13
100
12
Amoniac
0,25
0,50
80
160
12
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nước mưa chảy tràn:
Trong thời gian thi công, khi có các trận mưa sẽ xuất hiện lượng nước mưa chảy tràn. Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực, theo số liệu khí tượng thuỷ văn thời gian số trận mưa lớn thường tập trung vào một vài tháng mùa hạ từ tháng 6 – 9, trong thời gian này lượng nước mưa trung bình trong tháng khá cao.
Lượng nước mưa rơi chảy tràn trên diện tích đất của Dự án được tính toán theo công thức:
Qmưa = AF (m3/ngđ)
Trong đó:
A: Lượng mưa trung bình các năm của khu vực, A= 1465 mm/năm.
F: Diện tích khu vực xây dựng (75778 m2).
Kết quả tính toán như sau:
Qmưa = (757781465)/1000 = 111014,77 m3/năm
Tải lượng cặn: Trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên bề mặt như dầu, mỡ, bụi... từ những ngày không mưa. Lượng chất bẩn tích tụ trong một khoảng thời gian được xác định theo công thức:
G = Mmax .[1 - exp (-kz.T)]. F (kg)
Trong đó:
Mmax: Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực, 50 kg/ha.
kz : Hệ số động học tích luỹ chất bẩn ở khu vực, kz = 0,8 ng-1.
T : Thời gian tích luỹ chất bẩn, T = 15 ngày.
F : Diện tích lưu vực thoát nước mưa; 7,5778 ha.
Vậy tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa là:
G = 50[1 - exp ( - 0,815)] 7,5778 = 211,17 (kg).
Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực Dự án khá lớn, với thành phần chủ yếu là đất, cát.
Chủ Dự án sẽ có biện pháp thu gom toàn bộ lượng nước mưa cho chảy vào hệ thống cống, hố ga thu cặn tạm thời để hạn chế đất cát chảy vào mương, sông.
Đánh giá nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
* Tác động của nước thải thi công xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng, Công ty sẽ lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước thi công và được kiểm soát bằng các van, vòi khoá. Lượng nước thải tạo ra từ công trường xây dựng nhìn chung không nhiều. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời, mức độ ảnh hưởng của nước thải thi công tới môi trường không lớn.
* Tác động của nước thải sinh hoạt
Theo bảng 33 cho thấy nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn xây dựng nếu không được xử lý sẽ có nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 16 ¸ 20 lần; TSS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 12 ¸ 26 lần; Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép 2 ¸ 4 lần; Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 8 lần, Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép 6 ¸ 13 lần. Như vậy nước thải nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mương thoát nước khu vực Dự án (nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải). Các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy làm giảm lượng ôxy trong nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của thủy vực tiếp nhận. Để giảm thiểu những ảnh hưởng trên, Chủ dự án sẽ đưa ra biện pháp giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng được nêu tại chương 4 trước khi xả thải vào môi trường.
* Tác động của nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn qua khu vực xây dựng khu vực dự án cuốn theo đất, cát và các chất hữu cơ rơi vãi… xuống nguồn nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án sẽ cuốn theo váng dầu mỡ dính trên bề mặt đất sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho việc trồng lúa và hoa màu. Theo tính toán như trên tải lượng đất, cát có trong nước mưa chảy tràn trong khoảng 15 ngày là 211,17 kg. Như vậy với khối lượng đất cát có trong nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án nếu không có biện pháp giảm thiểu thì sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên vì vậy để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường của khu vực thì toàn bộ nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước tại công trường, không để xảy ra hiện tượng nước tù đọng làm phát sinh mầm bệnh và nơi trú ngụ của các côn trùng, sâu bọ gây bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trên công trường và các hộ dân xung quanh.
d. Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Chất thải rắn trong quá trình này bao gồm đất, cát, cốp pha, thép xây dựng và phế liệu thải. Ngoài ra còn một lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân.
Tuy nhiên công việc xây dựng này chỉ là giai đoạn đầu của dự án. Các tác động đến môi trường cũng chỉ xảy ra mang tính nhất thời, không kéo dài. Chủ Dự án sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động ảnh hưởng tới môi trường và công nhân lao động trực tiếp tại công trường.
Chất thải rắn do quá trình thi công xây dựng
Chất thải rắn là vật liệu xây dựng phế thải như gạch vỡ, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuôn, bao xi măng, sắt thép vụn. Khối lượng các chất thải rắn này phụ thuộc vào quá trình thi công và chế độ quản lý của ban quản lý công trình. Các chất thải rắn này không bị thối rữa, không phát sinh mùi xú uế và chúng lại có giá trị tái sử dụng. Điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của loại chất thải này đến môi trường khu vực. Tuỳ tình hình thực tế Chủ dự án sẽ có kế hoạch thu gom xử lý cụ thể.
Chất thải sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng tại công trường
Công trường xây dựng sẽ tập trung khoảng 70 công nhân, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu là giấy, nilon các loại, đầu mẩu thuốc lá, các vỏ hộp nước ngọt, vỏ bia. Ước tính khối lượng chất thải sinh hoạt này là:
0,5 kg/người/ngày x 70 người = 35 kg/ngày.
Lượng chất thải này tuy không nhiều song nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, các hợp chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống sông, rãnh thoát nước trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
f. Rung động:
Độ rung phát sinh do quá trình đào, xúc đất đá và hoạt động của các thiết bị thi công xây dựng. Các hoạt động tạo nên độ rung lớn trên công trường gồm có:
+ Búa máy 8 tấn với cơ năng đóng khoảng 48 KJ có thể tạo ra độ rung 12,9 mm/s ở khoảng cách 10 m.
+ Thiết bị nện nền đất cơ năng 30 KJ có thể tạo ra độ rung 4,3 mm/s ở khoảng cách 10 m.
+ Búa máy diezel đóng có thể tạo ra độ rung 7 mm/s ở khoảng cách 10m.
Độ rung thường xuyên sẽ gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động; độ rung từ 5,0 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình xây dựng. Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công trường chỉ tác động trong khu vực thi công, ảnh hưởng tới công nhân trên công trường ở các khoảng cách 15 m từ nguồn phát sinh
2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
Tác động tới điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Dự án:
+ Giai đoạn xây dựng Dự án sẽ giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập tạm thời cho người lao động, phát triển một số dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và xây dựng hạ tầng dự án
+ Bên cạnh những tác động tích cực thì việc xây dựng Dự án còn gây ra những tác động tiêu cực khác như:
- Việc tập trung một lượng lao động để thi công từ nơi khác đến sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương ....
- Tập quán sinh sống của người dân khu vực bị thay đổi.
- Cơ cấu kinh tế của khu vực thay đổi, người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển sang làm nghề khác.
Gia tăng mật độ giao thông tại khu vực Dự án
Trong quá trình thi công xây dựng các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị làm gia tăng mật độ giao thông tại khu vực, mặt khác Dự án được xây dựng tại vị trí trung tâm của xã nên mật độ lưu thông lại càng cao.
Hệ sinh thái khu vực và điều kiện vi khí hậu của khu vực bị ảnh hưởng
3. Đối tượng bị tác động:
STT
Nguồn gây tác động
Chất thải phát sinh
Đối tượng bị tác động
1
Giải phóng và san lấp mặt bằng
Bùn đất, nước mưa chảy tràn, khí thải, bụi từ máy móc thi công và ô tô vận chuyển, bụi đất cát
- Mương, sông trong khu vực Dự án
- Thảm thực vật, động vật trong khu vực Dự án
- Môi trường đất, nước ngầm, nước mặt trong khu vực Dự án
- Người dân xung quanh khu vực Dự án
- Hoạt động và an toàn giao thông trong khu vực Dự án
2
Xây dựng các công trình
Nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, CTR xây dựng, CTR sinh hoạt, rẻ lau dầu mỡ, khí thải, bụi từ máy móc thi công và ô tô vận chuyển, bụi đất cát
- Mương, sông trong khu vực Dự án
- Người dân xung quanh khu vực Dự án
- Hoạt động và an toàn giao thông trong khu vực Dự án
- Môi trường đất và nước ngầm trong khu vực Dự án
- Các công trình xung qanh Dự án
4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Các tác động môi trường được tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây.
Bảng 34: Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình
thi công xây dựng Dự án
Hoạt động
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh học
Kinh tế
xã hội
Xây dựng nền, siêu thị, hệ thống giao thông.
++
+
++
+
+
Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải.
+
+
++
+
+
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
+
+
+++
+
+
Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình.
+
+
++
+
+
Sinh hoạt của công nhân tại công trường
+
++
++
+
+
Ghi chú:
+ : Ít tác động có hại.
++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình.
+++ : Tác động có hại ở mức mạnh.
V. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình dự án đi vào hoạt động được trình bày trong bảng 35 dưới đây:
Bảng 35: Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động
STT
Nguồn gây tác động
Chất thải phát sinh
Các yếu tố bị tác động
1
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển hàng hóa
Bụi, khí CO, CO2, SO2, tiếng ồn
Ô nhiễm môi trường không khí
Sức khỏe và an toàn của con người
2
Hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực Dự án
Nước thải, chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường nước
Môi trường đất
3
Hoạt động của các máy móc thiết bị trong Dự án
Tiếng ồn, độ rung
Ô nhiễm môi trường không khí
4
Quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa thực phẩm
Mùi hôi, khí thải CO2, CH4, H2S
Chất thải rắn, nước thải
Ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước
Sức khỏe của con người
5
Quá trình chế biến thức ăn tại các cửa hàng ăn uống
Bụi, SOx, NOx,CO, bụi, chất thải rắn, nước thải
Ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước.
Sức khỏe của con người
6
Hệ thống thu gom nước mưa
Bùn thải, rác thải
Ô nhiễm môi trường đất, nước.
7
Khu chứa rác và các hố ga trong khu vực
CO2, CH4, H2S
Ô nhiễm môi trường không khí
Sức khỏe của con người
a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí:
Do đặc trưng của dự án nên khi đi vào hoạt động, nguồn phát sinh ô nhiễm không khí không nhiều. Các nguồn này có tính chất phân tán và qui mô nhỏ. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm:
- Khí CO2, CH4, H2S sinh ra từ quá trình phân hủy các phế phẩm của thực phẩm tươi sống.
- Khí thải phát sinh ra do phân hủy nước thải tại các hố ga, khu vực tập trung rác của Dự án.
- Khí sinh ra từ các bếp nấu ăn tại khu vực các cửa hàng ăn uống.
- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải
+ Khí thải từ hoạt động giao thông:
Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0,03L/km, cho các loại ôtô chạy xăng là 0,15L/km, các loại ôtô chạy bằng dầu là 0,3L/km.
Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông bao gồm: COx, NOx, SOx, CxHy, Aldehyd... Hệ số ô nhiễm do các xe chạy xăng tạo ra được trình bày trong bảng sau
Bảng 36: Hệ số ô nhiễm của xe chạy xăng
TT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/1.000L xăng)
1
CO
291
2
CxHy
33,2
3
NOx
11,3
4
SO2
0,9
5
Aldehyd
0,4
Nguồn số liệu: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993.
Dựa trên việc khảo sát khu vực Dự án ta có thể sơ bộ tính được lượng phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án khoảng 200 lượt xe ôtô/ngày và 5000 lượt xe gắn máy/ngày.
Tính toán áp dụng với quãng đường 3km, thì lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 540lít xăng/ngày, tải lượng chất ô nhiễm phát sinh trong ngày được tính toán như sau:
Bảng 37: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông
TT
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(mg/s)
Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m/s)
1
CO
157,14
1818,75
0,60625
2
CxHy
17,928
207,5
0,06917
3
NOx
6,102
70,625
0,02354
4
SO2
0,486
5,625
0,00188
5
Aldehyd
0,216
2,5
0,00083
Nồng độ các chất ô nhiễm trung bình ở một điểm bất kỳ trong không khí do nguồn phát thải liên tục có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton được cải biên trên cơ sở mô hình tính toán khuyếch tán ô nhiễm của Gauss như sau:
Trong đó:
- C: Nồng độ các chất ô nhiễm, mg/m³.
- E: Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải, mg/m/s.
- z: Độ cao của điểm tính toán: 1m.
- Sz: Hệ số khuyếch tán theo phương z theo chiều gió.
, X là khoảng cách của các điểm tính theo chiều gió so với nguồn thải.
- U: Tốc độ gió trung bình của khu vực, U = 1,5 m/s.
- h: Độ cao so với mặt đất, m.
Từ đó tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại các khoảng cách 30m, 60m, 150m xuôi theo chiều gió. Cụ thể nồng độ các chất SO2, NOx, CO, CxHy, Andehyd trong không khí tại các khoảng cách 30m, 60m, 150m xuôi theo chiều gió
Bảng 38: Nồng độ các chất ô nhiễm tại các khoảng cách khác nhau
Thông số ô nhiễm
E
mg/m/s
z
(m)
h
(m)
U
(m)
C
(mg/m³)
(Mùa hè)
C
(mg/m³)
(Mùa đông)
TCVN 5937-2005
(mg/m3)
Trung bình 1h
30m
60m
150m
30m
60m
150m
CO
0,60625
1
0,5
1,5
0,07
0,03
0,01
0,06
0,03
0,01
30
CxHy
0,06917
1
0,5
1,5
0,01
0,00
0,00
0,01
0,00
0,00
-
NOx
0,02354
1
0,5
1,5
0
0
0
0
0
0
0,2
SO2
0,00188
1
0,5
1,5
0
0
0
0
0
0
0,35
Aldehyd
0,00083
1
0,5
1,5
0
0
0
0
0
0
-
Theo bảng tính toán ở trên cho thấy ở khoảng cách 30m, 60m, 150m thì nồng độ các chất ô nhiễm như SO2, NOx, CO đều dưới tiêu chuẩn cho phép (áp dụng mức trung bình 1h), ảnh hưởng của các chất ô nhiễm này theo các hướng gió trong khu vực Dự án là rất nhỏ và không đáng kể
+ Mùi hôi:
Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động, ô nhiễm mùi có thể phát sinh do quá trình lên men và phân hủy chất hữu cơ có trong rác thải, do thức ăn bị ô thiu, thối rữa tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Ô nhiễm mùi còn có thể phát sinh từ khu vực vệ sinh công cộng, từ hệ thống hố ga trong khu vực Dự án.
Khu vực kinh doanh các mặt hàng tươi sống, thực phẩm, hoa quả, khu vực các cửa hàng ăn uống là nơi phát sinh rác thải. Nếu rác thải không thu gom và xử lý sẽ phát sinh mùi hôi. Chính vì vậy Ban quản lý dự án sẽ bố trí thêm các thùng rác ở khu vực này, đồng thời đảm độ thông thoáng tại khu vực.
Khu vực nấu ăn luôn được giám sát chặt chẽ, rác thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chế biến thức ăn không để lưu trong nhiều ngày mà phải được thu gom và xử lý vào cuối ngày
Riêng khu vực tập trung rác thải được thu gom và xử lý thường xuyên.
Đối với nhà vệ sinh công cộng sẽ thông gió làm mát, sử dụng các chất sát trùng và tẩy rửa để luôn duy trì điều kiện vi khí hậu được trong lành và mát mẻ. Các nắp cống sẽ được đậy kín để tránh phát tán mùi hôi ra xung quanh
Nếu thực hiện tốt các biện pháp trên thì sẽ hạn chế được ô nhiễm mùi khi Dự án đi vào hoạt động, từ đó hạn chế được tác động của ô nhiễm mùi tới môi trường không khí.
+ Khí thải từ các hoạt động khác
Quá trình nấu ăn ở khu vực các cửa hàng ăn uống phát sinh khí thải như CO2 và hơi dầu mỡ (khí CO2 sinh ra từ quá trình đun nấu thức ăn bằng khí gas (CH4), than). Nhìn chung, tải lượng ô nhiễm sinh ra do hoạt động đun nấu là không lớn, lượng khí CO2 sinh ra từ quá trình này thường gây ô nhiễm cục bộ, vì vậy ảnh hưởng từ hoạt động đun nấu đến môi trường không khí xung quanh là không đáng kể.
Khí thải còn có thể phát sinh từ quá trình phân hủy rác tại điểm tập trung rác thải của Dự án. Tuy nhiên rác thải được thu gom tập trung vận chuyển đến nơi xử lý trong ngày nên các chất ô nhiễm này ít gây tác động tới môi trường xung quanh.
Ngoài ra còn có các khí phát sinh trong các hố ga thu nước. Mức độ phát tán của các khí thải này không lớn do các hố ga thu này luôn được đóng nắp kín.
Bụi phát sinh ra từ hoạt động mua bán, tập kết, vận chuyển hàng hoá ra vào Dự án
Quá trình tập kết vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực Dự án cũng phát sinh lượng bụi. Tuy nhiên quá trình này chủ yếu diễn ra vào ban đêm hoặc sáng sớm nên ảnh hưởng của bụi tới con người được hạn chế. Nhận thức được tác hại của bụi tới với sức khỏe con người Chủ Dự án sẽ tiến hành trồng cây xanh xung quanh khu vực Dự án nhằm cải thiện vi khí hậu trong khu vực và giảm thiểu các tác động có hại đối với môi trường và con người.
Đánh giá tác động:
- Khí thải:
+ Lưu huỳnh dioxit (SO2):
SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Phát sinh nhiều ở các khu vực sử dụng nhiên liệu có thành phần của lưu huỳnh. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc là tức ngực, đau đầu, nôn mửa và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình và các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến.
Bảng 39: Tác động của SO2 đối với người và động vật.
Giới hạn của độc tính
30 - 20 mg /m3
Kích thích đường hô hấp, ho
50 mg /m3
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 - 60 phút)
260 - 130 mg /m3
Liều gây chết nhanh (30 - 60 phút)
1300-1000mg /m3
+ Nitơ Oxyt (NOx):
Khí NOx bao gồm NO, NO2.. là những chất ô nhiễm phát sinh do đốt cháy nhiên liệu và phát thải vào bầu khí quyển.
+ NO là một chất khí không màu, không mùi, được tạo thành do sự đốt cháy nhiên liệu. Nó được oxi hóa thành NO2 bằng phản ứng quang hóa thứ cấp trong môi trường không khí ô nhiễm.
+ NO2 là một chất khí có mùi hăng gây kích thích và có thể phát hiện được ở nồng độ 0,12ppm. Nó hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo thành hàng loạt các phản ứng quang hóa học. Một lượng nhỏ NO2 có thể được phát hiện ở tầng xáo trộn (dưới tầng bình lưu). NO2 được tạo ra từ sự oxi hóa NO của ozone, được thải ra từ sự đốt nhiên liệu
+ Oxit cacbon (CO):
Là chất khí không màu, không mùi, không vị và có ái lực mạnh với hemoglobin trong máu. Hỗn hợp hemoglobin với CO làm giảm hàm lượng ôxi lưu chuyển trong máu Các triệu chứng xuất hiện khi con người bị ngộ độc CO là: hô hấp khó khăn, đau đầu, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong khi nồng độ CO trong không khí vào khoảng 250 ppm. Giới hạn tối đa cho phép của nồng độ CO trong không khí tại nơi làm việc (tiếp xúc trực tiếp) là 40 mg/m3. Khí CO còn có tác dụng kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật nên khi tập trung ở nồng độ cao nó sẽ gây tác hại cho cây cối.
+ Tác nhân CO2:
CO2 là một chất khí không màu, không mùi, không cháy, vị chát, dễ hoá lỏng do nén, tỷ trọng d = 1,53, nhiệt độ sôi TS = -780C. Bình thường CO2 trong không khí chiếm tỷ lệ thích hợp có tác dụng kích thích hô hấp, thúc đẩy quá trình hô hấp của sinh vật, tuy nhiên nếu nồng độ CO2 trong không khí lên tới 50 - 60 mg/m3 thì sẽ làm ngưng hố hấp sau 30 - 60 phút.
Bảng 40: Tác động của CO2 đối với con người.
TT
Nồng độ %
Tác hại
1
0,5
Khó chịu về hô hấp
2
1,5
Không thể làm việc được
3
3 - 6
Có thể nguy hiểm đến tính mạng
4
8 - 10
Nhức đầu, rối loại thi rác, mất tri giác, ngạt thở
5
10 - 30
Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu
6
35
Chết người
+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi:
Các hợp chất hữu cơ bay hơi đều tồn tại ở dạng các hydrocacbon và các dẫn xuất gồm 3 loại (no, không no, mạch vòng). Tùy thuộc vào khối lượng phân tử mà các chất này có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hay khí ở điều kiện nhiệt độ thường. Hỗn hợp các khí này với không khí hoặc oxy theo tỷ lệ nhất định có thể tạo thành hợp chất nổ. Nói chung hơi của các hợp chất này đều độc với cơ thể đặc biệt là các hydrocacbon thơm có thể gây dị ứng da, suy hô hấp và có thể gây ung thư.
+ Khí NH3
Khí amoniac thâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, ăn uống và thẩm thấu qua da. Amoniac đi qua các lớp mô rất nhanh kể cả lớp biểu bì ngoài da và rất linh động trong các niêm mạc và các dịch trong cơ thể. Tác động của amoniac trước hết là gây kích thích mạnh và phá huỷ các niêm mạc mũi, mắt và để lại hậu quả. Khi hàm lượng amoni trong não khoảng 50mg/ kg, xuất hiện hiện tượng co cứng các cơ và sau đó bị đi vào hôn mê.
+ Hidrosunfua H2S: có mùi trứng thối, dễ có thể nhận biết. H2S là khí gây ngạt vì chúng hấp thụ ôxy rất mạnh; khi hít phải nạn nhân có thể bị ngạt, bị viêm màng kết do H2S tác động vào mắt, bị các bệnh về phổi vì hệ thống hô hấp bị kích thích mạnh do thiếu ôxy, có thể gây thở gấp và ngừng thở. H2S ở nồng độ cao có thể gây tê liệt hô hấp và nạn nhân bị chết ngạt.
- Bụi:
Bụi phát sinh trong quá trình Dự án đi vào vận hành bao gồm bụi vô cơ do phương tiện giao thông. Thường bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733-2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN 5937-2005 là 300 mm/m3.
b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
Dựa vào tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, ban hành kèm theo quy định số 682/BXD-CSXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 14/12/1996 ta tính được nhu cầu sử dụng nước cho khu vực Dự án như sau:
Bảng 41: Nhu cầu sử dụng nước
Đối tượng sử dụng
Khối lượng
Nhu cầu
sử dụng
Tổng
(m3/ngày)
Nước sinh hoạt dân cư
1300
150(lít/ng/ngày)
195
Nước sử dụng trong CTCC
700
40(lít/ng/ngày)
28
Nước dùng cho hoạt động kinh doanh
500 sạp
0,1 m3/sạp
50
Nước tưới cây, rửa đường
0,7ha
825(m3/ha)
5,6
Nước dự phòng
25%
61,75
Nước rửa chợ
1440 m2
1m3/100m2 chợ
14,4
Nguồn phát sinh nước thải khi Dự án đi vào hoạt động bao gồm: nước thải từ các hộ dân được bố trí theo các lô đất riêng biệt, và từ công trình vệ sinh công cộng; nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của chợ; nước mưa chảy tràn.
Các nguồn nước thải lần lượt được trình bày dưới đây:
Nước thải phát sinh từ các hộ dân và công trình vệ sinh công cộng:
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt (vệ sinh, tắm, rửa…) trong gia đình, phát sinh từ khu vệ sinh tập trung trong khu vực chợ.
Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt của các hộ dân là Qsh = 195 m³/ngày. Lưu lượng thoát nước bằng 85% lưu lượng nước cấp, vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt là 166 m³/ngày.
Lưu lượng nước cấp cho khu vệ sinh công cộng là Qcc = 28 m³/ngày. Lưu lượng thoát nước bằng 85% lưu lượng cấp nước, vậy lưu lượng nước thải là 24 m³/ngày.
Vậy tổng lưu lượng nước thải loại này phát sinh khi dự án đi vào hoạt động là Q= 190 m³/ngày.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO ta có thể tính được tải lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt (nếu không xử lý) như sau:
Bảng 42: Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt.
(Định mức cho 1 người)
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5
45 - 54
COD
72 - 103
TSS
70 - 145
NO3- (Nitrat)
6 - 12
PO43- (Photphat)
0,6 - 4,5
Amoniac
3,6 - 7,2
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993.
Từ tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải ta có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải giai đoạn xây dựng, được thể hiện tại bảng 43 dưới đây:
Bảng 43: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải
(Tính cho 2000 người)
Chất ô nhiễm
Tải lượng (g/ngày đêm)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
Cmax
BOD5
8,55
10,26
474
568
60
COD
13,68
19,57
758
1084
-
TSS
13,30
27,55
737
1526
120
NO3- (Nitrat)
1,14
2,28
63
126
60
PO43- (Photphat)
0,11
0,86
6
47
12
Amoniac
0,68
1,37
38
76
12
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Như vậy nước thải sinh hoạt của Dự án nếu không được xử lý sẽ có nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7,9 ¸ 9,4 lần; TSS vượt quá tiêu chuẩn cho 6,2 ¸12,7 lần; Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép 1,05 ¸ 2,1 lần; Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 3,94 lần; Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép 3,2 ¸ 6,3 lần. Với đặc tính nước thải như trên, thì đây là nguồn gây tác động xấu tới môi trường.
Đánh giá tác động:
Nước thải loại này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.
Theo tính toán thì lưu lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 190 m3/ngày đêm. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải này được thể hiện trong bảng 42. So sánh với QCVN 14:2008 (mức B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, làm giảm hàm lượng oxy có trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước. Ngoài ra chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái của nguồn tiếp nhận.
Nước thải chợ:
Nước thải ở chợ chủ yếu phát sinh từ các quầy bán đồ thực phẩm, rau quả tươi sống. Các quầy sạp bán hàng thực phẩm khô, vải, đồ dùng khác thường không phát sinh nước thải. Theo thiết kế khu chợ dân sinh có diện tích là 3600 m2, diện tích của khu buôn bán đồ thực phẩm tươi sống chiếm khoảng 40% tổng diện tích của chợ tức là khoảng 1440 m2 (ước tính khoảng 500 sạp). Theo kết quả khảo sát của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hải Dương ở các chợ như Chợ Cuối - Gia Lộc (chợ cũ), Chợ Phủ (Bình Giang), và trên địa bàn thành phố Hải Dương (Chợ Phú Yên, chợ Hải Tân) thì định mức nước thải của các sạp buôn bán mặt hàng thực phẩm tươi sống là:
- Nước thải từ hoạt động buôn bán mặt hàng thực phẩm tươi sống: 0,1m3/sạp.
- Nước thải rửa sàn chợ: 1m3/100m2 chợ.
Như vậy lưu lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động trong chợ là 64,4 m3/ngày.
Hiện nay Dự án đang trong giai đoạn triển khai chính vì vậy chưa phát sinh nước thải loại này, vì vậy để đánh giá được đầy đủ tác động của nước thải loại này tới môi trường xung quanh, chúng tôi tiến hành quan trắc và phân tích nước thải tại một số mô hình chợ tương tự như chợ Cuối, chợ Hải Tân, chợ Phú Yên. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 44: Nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải
TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
Kết quả
QCVN 14:2008
cột B
N1
N2
N3
N4
1
pH
-
8,3
8,04
7,73
5-9
2
COD
mg/l
279
2446
2750
-
3
BOD
mg/l
130
1474
1445
50
4
TSS
mg/l
160
859,7
555,5
100
5
TDS
mg/l
1504
1954
1658
1000
6
H2S - S
mg/l
0,12
1800
3150
4
7
NH4+ - N
mg/l
39,25
56,8
125
50
8
NO3- - N
mg/l
0,3
-
-
10
9
PO43- - P
mg/l
6,30
20
19
10
10
Dầu mỡ ĐTV
mg/l
13,2
-
-
20
11
Coliform
MPN/100ml
24.000
93.000
110.000
5000
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- N1: Chợ Cuối - Gia Lộc ( lấy mẫu ngày 21/04/2009)
- N2: Chợ Phú Yên( lấy mẫu ngày 08/04/2009)
- N3: Chợ Hải Tân (lấy mẫu ngày08/04/2009)
- N4: Chợ Phủ - Bình Giang (lấy mẫu ngày .........)
Đánh giá tác động:
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải với QCVN 14:2008, cho thấy hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều vượt quy chuẩn nhiều lần. Nồng độ BOD trong nước thải cao hơn quy chuẩn cho phép từ 3-29 lần, TDS cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,5-1,9 lần; NH4+ - N cao hơn quy chuẩn cho phép 2,5 lần, coliform cao hơn quy chuẩn cho phép 4,8 - 22 lần.
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi... từ các sân bãi, đường đi, trên các mái nhà... gây ô nhiễm môi trường.
Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.
Lưu lượng nước mưa trong khu vực Dự án được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn. Lưu lượng mưa Q (m3/s) tính theo công thức sau:
Q = q.F.j (m3/s)
Trong đó:
Q - Lưu lượng tính toán (m3/s)
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F - Diện tích khu vực dự án (ha)
j - Hệ số dòng chảy, lấy bằng 0,8
Cường độ mưa tính toán, tính theo công thức:
(20+b)n x q20(1+c.lgP)
q = ------------------------------
(t+b)n
Trong đó:
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
P: Chu kỳ ngập lụt (năm), lấy P = 5 đến 7 năm (theo điều 2.2.6 TCVN 51 -1994), lấy P = 5.
t: Thời gian tập trung nước mưa trong khu vực dự án khoảng 15 phút.
q20,b,c,n: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu từng địa phương. Đối với địa phận tỉnh Hải Dương có các hệ số sau:
+ q20: Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút, q20 = 275,1.
+ Và các hệ số: b = 15,52; c = 0,2587; n = 0,7794.
Nguồn: “Phương pháp và kết quả nghiên cứu cường độ mưa tính toán ở Việt Nam”, Viện khí tượng thuỷ văn - 1979.
Cường độ mưa bằng: q = 365,51 (l/s.ha)
Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực dự án là:
Q = 365,51 7,5778 0,8 = 2,22 (m3/s)
So với nước thải, nước mưa khá sạch. Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường vào khoảng 0,5-1,5 mgN/l, 0,004-0,3 mgP/l, 10-20 mgCOD/l và 10-20 mgTSS/l.
Đánh giá tác động:
Theo tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn trên toàn khu vực Dự án là 1939,42 (l/s), bao gồm nước mưa từ mái nhà, đường giao thông, bãi cỏ. Nước mưa chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng khu vực, đất trống cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Ngoài ra còn gây ngập úng cục bộ, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của chợ.
c. Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Chất thải rắn của Dự án phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau bao gồm chất thải rắn từ các hoạt động kinh doanh trong chợ và siêu thị, từ quá trình sinh hoạt của người dân, chất thải rắn từ hệ thống thu gom nước mưa.
Chất thải rắn từ chợ dân sinh và siêu thị: chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ khu vực mua bán rau quả và thực phẩm tươi sống, các cửa hàng ăn uống. Ngoài ra còn một lượng nhỏ chất thải rắn phát sinh từ khu vực bán quần áo, khu vực các cửa hàng điện tử, khu vực cửa hàng đồ nhựa, sành sứ, thủy tinh.
+ Khu vực mua bán rau quả và thực phẩm tươi sống: Đây là nơi phát sinh rác thải nhiều nhất trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Rác chủ yếu được thải ra từ hàng nông sản với thành phần chủ yếu là phế thải nông nghiệp như rau củ quả, trái cây, rơm rạ....; phế thải trong quá trình giết mổ như lông, da, phân, nội tạng không sử dụng. Ngoài ra còn có thể có thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Theo khảo sát của Trung tâm quan trắc môi trường tại khu vực Dự án tính được khối lượng sản phẩm cần cung cấp từ đó tính được khối lượng chất thải rắn phát sinh như sau:
Bảng 45: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở khu vực
bán hàng thực phẩm tươi sống
STT
Sản phẩm
Khối lượng (kg)
Hệ số thải
(%)
Khối lượng chất thải rắn
(kg)
1
Gạo, ngô, khoai
2000
2
40
2
Rau củ quả
1645
70
1152
3
Thịt lợn, bò..
1520
3
46
4
Thịt gia cầm
1280
10
128
5
Cá, tôm, cua..
1000
10
100
6
Các loại khác
700
5
35
Tổng
1500
Như vậy tổng khối lượng chất thải rắn loại này là 1500kg/ngày. Rác thải loại này chứa nhiều chất hữu cơ nếu không được thu gom và xử lý sẽ bốc mùi hôi thối đặc biệt là vào những nắng nóng, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực Dự án.
+ Khu vực các cửa hàng ăn uống: rác thải bao gồm các loại thực phẩm rau quả, thức ăn dư thừa và bị hư, rác thải trong quá trình chế biến thức ăn, các bao bì đựng và gói thực phẩm. Diện tích các cửa hàng ăn uống chiếm 3% tổng diện tích của chợ tức là khoảng 200 m2(ước tính khoảng 50 cửa hàng). Theo điều tra khảo sát thực tế của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hải Dương tại một số chợ tương tự khối lượng chất thải rắn phát sinh là 5kg/cửa hàng. Như vậy tổng khối lượng chất thải rắn phát sih là 250kg/ngày đêm. Rác thải loại này cần được thu gom và xử lý để hạn chế ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
+ Các khu vực khác: Chất thải rắn phát sinh chủ yếu bao gồm túi nylon, giấy các loại, thủy tinh sành sứ. Ngoài ra còn có thể phát sinh một lượng nhỏ đồ điện tử hỏng, không còn dùng được. Đây là loại chất thải khó phân hủy. Diện tích của khu vực này chiếm 55% tổng diện tích của chợ tức là khoảng 1980m2(ước tính khoảng 700 sạp). Theo điều tra khảo sát thực tế của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hải Dương tại một số mô hình chợ tương tự khối lượng chất thải rắn phát sinh là 0,5kg/cửa hàng. Khối lượng chất thải rắn loại này phát sinh khoảng 350kg/ngày. Chất thải rắn loại này khó phân hủy trong môi trường, ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực, và gây ô nhiễm môi trường khu vực Dự án. Chủ dự án sẽ có kế hoạch thu gom và phân loại rác thải tại nguồn. Như vậy sẽ giảm được chi phí xử lý và tăng khả năng tái sử dụng chất thải rắn.
Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân:
Theo ước tính hệ số thải rác trên đầu người của khu phố thương mại này là khoảng 0,5kg/người.ngày, với qui mô tập trung dân số ở mức 1300 dân thì hàng ngày lượng rác thải ra là khoảng 650 kg.
Thành phần chủ yếu của rác thải loại này là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 65% phần còn lại là giấy các loại, nylon nhựa cao su các loại bao bì, giấy các loại, chai thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, đồ hộp…, rác thải vô cơ và hữu cơ khó phân hủy.
Ta có thể tổng hợp được thành phần rác thải phát sinh khi Dự án đi vào hoạt động như sau:
Bảng 46: Thành phần rác thải của Dự án
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Chất hữu cơ dễ phân hủy
65,5
2
Chất vô cơ như sành, sứ, thủy tinh
7,0
3
Bao bì, nylon, cao su
7,5
4
Chất độc hại
0,0
5
Giấy các loại
4,0
6
Kim loại
7,0
7
Gỗ
5,0
8
Vải sợi
3,0
9
Các loại khác
1,0
Thông qua bảng tóm tắt trên thấy rằng rác thải khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy; các chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy chiếm tỷ lệ nhỏ. Tổng khối lượng rác thải phát sinh khi Dự án đi vào hoạt động là 2750 kg/ngày
- Tỷ trọng rác chợ là: 0,45 tấn /m3.
Như vậy tổng lượng chất thải rắn dự án thải ra trong ngày sẽ là:
Qrác thải = 2,75(tấn/ngày): 0,45 tấn/m3 = 6,11 m3/ngày.
Như vậy khối lượng chất thải rắn phát sinh khá lớn, chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom và xử lý chất thải phát sinh, các biện pháp giảm thiểu được trình bày ở chương 4
Đánh giá tác động:
Tác động của chất thải rắn tới môi trường phụ thuộc vào khả năng thu gom và xử lý nếu thu gom không hết thì lượng chất thải rắn còn sót lại sẽ theo nước mưa chảy xuống mương tiếp nhận. Các chất thải này có thể bị phân huỷ hết hoặc không bị phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh.
Các chất lơ lửng tại các hố ga thu gom nước mưa, chủ yếu ở dạng bùn. Nếu không được thu gom thường xuyên chất thải loại này sẽ gây tắc hệ thống thoát nước của khu vực, gây bồi lắng thủy vực tiếp nhận.
2. Nguồn gây tác động không có liên quan đến chất thải
+ Khu vực Dự án có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, tuy nhiên khu vực có mật độ tham gia giao thông khá cao, nên có thể sẽ gây nên tình trạng quá tải, ách tắt giao thông vào giờ cao điểm và làm gia tăng tai nạn giao thông.
+ Hoạt động của Dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng cho khu vực nói riêng và xã Tráng Liệt nói chung:
- Tăng tốc độ đô thị hóa và phát triển quy mô hoạt động của ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.
- Tình hình an ninh trật tự khu vực bị biến động
Vì các lợi ích mà Dự án có khả năng đem lại là khá lớn và các ảnh hưởng đến môi trường không lớn, có thể khắc phục được bằng các biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường nên việc triển khai thực hiện Dự án là hoàn toàn phù hợp.
3. Đối tượng bị tác động:
TT
Nguồn gây tác động
Chất thải phát sinh
Đối tượng bị tác động
1
Phương tiện giao thông ra vào và vận chuyển hàng hóa trong khu vực Dự án
Khí thải, bụi, tiếng ồn
- Người dân trên đoạn đường vận chuyển
- Người dân trong khu vực Dự án
- Các công trình: nhà dân,… trên đường vận chuyển.
- Hoạt động và an toàn giao thông trong khu vực dự án
- Thảm thực vật, động vật trong khu vực dự án
2
Hoạt động kinh doanh buôn bán và trao đổi hàng hóa
Khí thải, bụi, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn
- Hộ kinh doanh buôn bán trực tiếp tại khu vực Dự án
- Khu vực dân cư xung quanh Dự án
- Môi trường đất, nước ngầm tại khu vực Dự án
- Môi trường nước mặt xung quanh khu vực Dự án
3
Hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực Dự án
Nước thải sinh hoạt, chất thải rắn
- Môi trường đất, nước ngầm tại khu vực Dự án
- Môi trường nước mặt xung quanh khu vực Dự án
4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
Các tác động môi trường do các chất ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án được tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 47: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường
của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động
TT
Hoạt động
Tác động
Không khí
Nước
Đất
TN sinh học
Sức khoẻ
1
Phương tiện ra vào và vận chuyển hàng hóa
++
+
+
++
+
2
Hoạt động giao thông nội bộ
+++
+
+
+
++
3
Sinh hoạt của người dân
+
++
+
+
+
4
Hoạt động kinh doanh buôn bán và trao đổi hàng hóa
++
+++
+++
++
+
Ghi chú:
+
Ít tác động
++
Tác động trung bình
+++
Tác động mạnh
V. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường
1. Giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng
Rủi ro trong quá trình thi công xây dựng của Dự án chủ yếu là về vấn đề an toàn lao động khi thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.
a. Tai nạn giao thông
Quá trình vận chuyển vật liệu san lấp, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị… làm gia tăng mật độ giao thông trên tuyến đường vận chuyển, khả năng xảy ra tai nạn giao thông là khá cao, đặc biệt đối với các xe vận chuyển không đủ tiêu chuẩn, chở vượt quá ngưỡng cho phép… Vì vậy, đơn vị thi công sẽ có các biện pháp quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra tai nạn giao thông.
b. Tai nạn lao động
Nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn, cảnh báo thích hợp trong quá trình thi công thì các tai nạn lao động xảy ra sẽ gây thương vong cho công nhân và người dân sinh sống gần khu vực công trường. Tai nạn lao động phát sinh do
- Công nhân xây dựng không tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Việc thi công các hạng mục trên cao và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng lên cao có khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các giàn giáo.
- Các công cụ, máy móc phục vụ công trình gặp sự cố hỏng hóc.
- Các tai nạn lao động từ công tác tiếp cận với điện như thi công va chạm hoặc vướng vào hệ thống điện dẫn ngang qua khu vực Dự án…
2. Giai đoạn hoạt động
a. Sự cố cháy chợ:
Một trong những sự cố nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở chợ đó là nguy cơ hỏa họan. Trong nhiều năm trở lại đây đã xảy ra rất nhiều vụ cháy chợ lớn nhỏ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới tính mạng của con người. Có thể kể đến các vụ cháy như cháy chợ Đồng Xuân năm 1994, cháy chợ Quy Nhơn năm 2006, cháy chợ Hà Đông năm 2005 và gần đây nhất là vụ cháy chợ Nhật Tảo - TP Hồ Chí Minh năm 2009 gây thiệt hại lớn cho người và của
Mỗi một vụ cháy chợ do những nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính dẫn tới cháy chợ là do sự vi phạm an toàn PCCC như hệ thống đường điện dây điện mắc không đúng quy định, quá tải điện dẫn tới cháy chập, và do ý thức của hộ kinh doanh và khách hàng ra vào chợ không cao không tuân thủ quy định PCCC.
- Trong chợ thường có nhiều kiốt nhỏ, mỗi một kiốt sử dụng nhiều các thiết bị điện như bóng đèn, kèm theo quạt, ti vi. Việc tập trung nhiều loại thiết bị điện hoạt động cùng lúc vào giờ cao điểm có thể gây ra sự cố chập điện. Hơn nữa các kiốt thường là một dãy dài liên tục, không có tường rào bao quanh, chợ lại nằm sát khu vực dân cư, vì vậy có thể xảy ra nguy cơ cháy lan giữa chợ và nhà dân.
- Do diện tích các kiốt thường nhỏ hẹp, hệ thống điện thường được giăng mắc len lỏi trong các quầy hàng nếu xảy ra sự cố cháy chập điện thì rất dễ xảy ra hỏa hoạn.
- Theo thói quen và phong tục tập quán các hộ kinh doanh vẫn thắp hương, đốt vàng mã ngay tại quầy, sạp vào những ngày tuần, ngày rằm hàng tháng, và có khi cả những ngày bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới hỏa hoạn.
- Các kiốt đều nhỏ, hẹp, nhưng lượng hàng hóa chứa trong đó lớn gấp nhiều lần so với quy định. Nhất là các dãy kiốt chuyên kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như vải, quần áo, hàng tạp hoá… lại liền kề với nhau, chỉ cần một bất cẩn nhỏ sẽ xảy ra cháy.
- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ trong chợ.
- Bên cạnh những nguyên nhân trên, một nguyên nhân khác cũng có thể gây nên cháy chợ là do ý thức của các hộ kinh doanh. Một trong những vi phạm phổ biến về an toàn PCCC là các hộ kinh doanh tận dụng tối đa khoảng không gian sẵn có để trưng bày hàng hoá. Vào các dịp lễ tết hàng hóa đưa vào chợ khá nhiều. Các khoảng trống trong chợ được tận dụng tối đa, các cầu thang thoát hiểm thì bị dùng làm nơi vận chuyển và chứa hàng hóa. Vì vậy, nếu xảy ra hoản hoạn rất khó khăn cho lực lượng PCCC trong việc dập tắt các đám cháy.
+ Đánh giá tác động:
Sự cố cháy chợ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất, nước, không khí. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến hoạt động của Dự án, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản.
Chợ có thể cháy vào bất cứ thời gian nào. Ảnh hưởng của việc cháy chợ tới con người tùy thuộc vào thời gian xảy ra hỏa hoạn. Nếu hỏa hoạn xảy ra vào những giờ cao điểm tập trung nhiều người trong chợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người .Tuy nhiên nếu xảy ra vào thời điểm này do tập trung đông người sẽ nhanh chóng được phát hiện hỏa hoạn và vận chuyển hàng hóa kịp thời ra bên ngoài hạn chế được tối đa thiệt hại về kinh tế.
Nếu hỏa hoạn xảy ra thời gian lượng người ra vào chợ ít thì việc phát hiện ra hỏa hoạn thường rất khó khăn, không kịp thời dập tắt được hỏa hoạn, hàng hóa lại không được sơ tán vận chuyển ra bên ngoài kịp thời gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế.
Đặc biệt vào dịp lễ tết lượng hàng hóa được đưa vào chợ rất lớn, số lượng khách hàng ra vào chợ mua bán rất đông. Đây là thời gian có thể dễ xảy ra hỏa hoạn nhất, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn tới cháy chợ gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế và tài sản và tính mạng của người dân.
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của sự cố cháy chợ Chủ dự án luôn đặt lên hàng đầu công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn, hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra. Mặt khác chủ dự án xây dựng hệ thống phòng chống cháy và trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định của cơ quan PCCC. Như vậy ảnh hưởng của sự cố này tới môi trường được hạn chế tới mức thấp nhất.
b. Ngộ độc thực phẩm và phát tán bệnh dịch:
Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh càng ngày càng gia tăng và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh. Chợ là nơi dễ phát tán bệnh dịch nhất vì ở đây là nơi cung cấp hàng hóa, tập trung một số lượng lớn người ra vào chợ mua bán và tập trung nhiều các cửa hàng ăn uống.
Hiện nay thực phẩm đem bán tại các chợ được hầu như không được kiểm dịch. Việc tập trung một lượng thực phẩm lớn mà không được kiểm dịch sẽ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh nếu có thực phẩm mang bệnh truyền nhiễm. Như vậy nếu công tác kiểm nghiệm dịch bệnh không tốt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân trong vùng.
Nhiều cửa hàng giết mổ ngay tại chợ đổ nước tràn ra xung quanh, các thực phẩm rau quả bày bán trên các mẹt, tấm gỗ nhỏ để ngay dưới đất không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do đặc thù của các cửa hàng ăn uống là chế biến thực phẩm vì vậy việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài khu chế biến là rất quan trọng nhằm tránh sự có mặt của các côn trùng và vi khuẩn gây bệnh. Khi xuất hiện các loài mang dịch bệnh chúng sẽ đậu bám vào thức ăn, từ đó sẽ gián tiếp truyền bệnh cho khách hàng. Nếu những cửa hàng này sử dụng thực phẩm bị nhiễm bệnh trong quá trình chế biến thức ăn thì sẽ gây ngộ độc thực phẩm và lây lan bệnh dịch trên phạm vi rộng .
Khu vực chứa rác trong Dự án nếu không được vệ sinh và thu gom hàng ngày thì cũng là nguồn phát sinh bệnh dịch vì trong rác thải có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao loại chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu. Đây còn là nơi tập trung ruồi, chuột và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Nguy cơ phát tán bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm khi Dự án đi vào hoạt động là rất lớn. Chính vì vậy chủ dự án có các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới con người được nêu ở chương 4.
VI. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại được thực hiện dựa theo các phương pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường; Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm; Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội.
Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến trong và ngoài nước, có mức độ tin cậy cao, đánh giá và nhận dạng chi tiết được các nguồn phát thải và mức độ ảnh hưởng của các tác động này đến môi trường, dựa trên cơ sở:
- Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo về chuyên môn được đánh giá cao như tài liệu của Lê Thạc Cán – Hướng dẫn viết báo cáo ĐTM, tài liệu đánh giá nhanh WHO...
- Việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đều được thực hiện bởi Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương, một đơn vị có nhân lực và thiết bị đầy đủ nhất trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Các số liệu khí tượng thủy văn trong niên giám thống kê tỉnh Hải Dương trong nhiều năm.
- Các công thức, hệ số tính được tham khảo bởi các giáo trình, nghiên cứu khoa học đã được công nhận.
- Báo cáo được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, cử nhân có kinh nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương.
Trong quá trình đánh giá có thể còn một số tác động đến môi trường chưa nhận dạng được và chưa chắc chắn trong đánh giá do một số nguyên nhân sau:
Sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích
Yếu tố chủ quan, cảm tính của người đánh giá
Nhìn chung các phương pháp này đưa ra một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến Dự án. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường,… cho nên một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM.
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Những tác động của Dự án đến điều kiện tự nhiên, môi trường và KT-XH qua các giai đoạn triển khai thực hiện Dự án đã được phân tích và đánh giá cụ thể ở chương 3. Để bảo vệ môi trường trong suốt giai đoạn từ khi bắt đầu dự án cho đến khi Dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm cả biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật. Sau đây là các biện pháp giảm thiểu được đề xuất.
I. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị dự án
1. Các biện pháp nghiên cứu, đánh giá cụ thể về vị trí và hiện trạng khu đất
Chủ đầu tư Dự án nhận thức rõ về tính hiệu quả của việc bảo vệ môi trường dự án ngay từ giai đoạn quy hoạch và thiết kế đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo (thi công xây dựng và đưa dự án vào hoạt động), đồng thời đã có những tính toán cụ thể, hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường khu vực triển khai dự án.
Trong giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án, Chủ đầu tư dự án áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm phòng ngừa ô nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức công tác bảo vệ môi trường trong những giai đoạn tiếp theo như sau:
- Tiến hành nghiên cứu chi tiết về vị trí địa lý và địa hình của khu vực dự án nhằm đánh giá đầy đủ các yếu tố thuận lợi, hạn chế trong việc quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, sao cho đạt hiệu quả cao về kinh tế, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian đầu tư, phát huy ưu thế chung của dự án.
- Tiến hành nghiên cứu chi tiết và đánh giá các yếu tố thuận lợi về khí hậu, thời tiết, thủy văn (mực nước, cao độ san nền, ...) để quy hoạch mặt bằng tổng thể sao cho bố trí mặt bằng thuận lợi theo các điều kiện địa hình và thời tiết, khí hậu tự nhiên, phù hợp với các quy hoạch của huyện.
- Đánh giá đúng điều kiện địa chất của khu vực dự án nhằm đề ra các phương án thiết kế nền móng công trình.
- Đề xuất các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng sao cho giảm thiểu tối đa lượng đất cát cần đào đắp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn san lấp mặt bằng và tạo dòng chảy thoát nước tự nhiên theo địa hình, phòng ngừa các hiện tượng ngập úng trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án.
2. Các giải pháp quy hoạch mặt bằng:
Để giảm thiểu những tác động bất lợi do công tác quy hoạch mặt bằng Chủ dự án đã tiến hành:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dân cư, lao động và xác định quỹ đất xây dựng để đề xuất các giải pháp tổ chức cơ cấu quy hoạch khu vực
- Xác định chức năng sử dụng đất cho từng lô đất với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị mới khang trang, hiện đại phục vự người dân sinh sống trong khu vực, bổ sung các nhu cầu mất cân đối về hệ thống hạ tầng xã hội như: Ủy ban nhân dân, trường học, công trình công cộng cây xanh...
- Xác định và tính toán quy mô hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước, vệ sinh môi trường...để khớp nối với hệ thống chung của khu vực.
- Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc, tạo môi trường cảnh quan đẹp, hài hòa với khu vực xung quanh.
II. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng
1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực có liên quan đến chất thải
a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí:
- Che chắn những khu vực phát sinh bụi và thường xuyên tưới đường giao thông trong các ngày nắng, khô hanh. Các phương tiện vận chuyển đều phải có bạt che phủ kín.
- Thường xuyên tưới rửa đường để hạn chế phát tán bụi ra khu vực xung quanh.
- Phân luồng cho các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng theo đúng qui định để tránh ô nhiễm cục bộ trong khu vực Dự án.
+ Thời gian giữa các lượt xe ra vào công trường: 10 phút.
+ Vận tốc xe chạy trong khu vực dự án : 10 km/h.
+ Hạn chế các loại xe vận chuyển hoạt động vào những thời điểm có cường độ gió cao để hạn chế bụi và khí thải phát tán đi xa.
+ Thời gian hoạt động trong ngày: Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 1 giờ đến 5 giờ.
- Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực hợp lý để tránh trồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các phương tiện thi công tiên tiến, cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng.
- Các tài liệu về máy móc thiết bị xây dựng được cung cấp đầy đủ, các thông số kỹ thuật được kiểm tra thường xuyên, lắp đặt các đèn báo cháy, đèn tín hiệu và các biển báo cần thiết khác.
- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.
- Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân sẽ được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên công trường. Cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch gắn liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.
- Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm qui định.
b. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
Nước thải sinh hoạt của công nhân
- Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân trong khu vực, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công.
- Tại công trường sẽ sử dụng các nhà vệ sinh di động để thu gom nước vệ sinh, nước sinh hoạt của công nhân và hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương hút bùn trong hầm tự hoại theo định kỳ.
Nước mưa chảy tràn
- Lắp đặt đường ống thoát nước mưa hoặc thường xuyên khơi thông dòng chảy theo địa hình tự nhiên nhằm khống chế tình trạng ứ đọng, ngập úng, sình lầy…
- Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục công trình cơ bản của Dự án.
c. Giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn
- Đối với lượng đất đá phát sinh trong quá trình đào móng, đơn vị xây dựng công trình sẽ sử dụng để đắp nền, làm đường giao thông. Đây là biện pháp mà rất nhiều công trình khác đã áp dụng, nên mức độ khả thi rất cao.
- Rác thải xây dựng chủ yếu bao gồm bao bì, cát, đá, coffa, sắt, thép… được tập trung tại bãi chứa quy định, phân loại để tái sử dụng đối với những loại rác thải có khả năng như: bao bì, sắt, gỗ coffa ... còn những loại rác bỏ đi như vữa xây rơi vãi, gạch vụn ... sẽ hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương vận chuyển đến nơi quy định.
- Rác thải sinh hoạt: bố trí các thùng rác dọc theo cửa ra vào khu vực lán trại, không được để lẫn với rác thải xây dựng và thu gom mỗi ngày đưa về thùng rác tập trung và thuê đơn vị vệ sinh đến thu gom trong ngày không để tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn
- Sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây ồn.
- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh việc các máy móc gây ồn cùng làm việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng.
- Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt.
- Lưu ý hạn chế thi công các hạng mục gây ồn (như cắt vật liệu xây dựng…) vào ban đêm để tránh ồn cho các khu dân cư lân cận.
- Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức ồn cao như: máy phát điện, khí nén, máy cưa …
- Không sử dụng máy móc thi công đã quá cũ.
- Quy định tốc độ của xe và máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.
2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải
- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công quản lý chặt chẽ lao động.
- Khai báo tạm trú tạm vắng với địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu.
- Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không gây mất đoàn kết với người dân xung quanh.
- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ công nhân.
- Chủ đầu tư kiến nghị địa phương tăng cường cán bộ quản lý an ninh, trật tự tại địa phương.
- Có lực lượng bảo vệ công trường, không cho người không phận sự ra vào công trường.
3. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường
- Lập ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường.
- Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
- Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử dụng các thiết bị ; nội quy về an toàn điện; nội quy an toàn giao thông.
- Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau .
- Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh trường hợp lập lại các tai nạn tương tự.
- Lắp đặt các biển cấm người qua lại tại khu vực nguy hiểm.
- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây ra tia lửa điện phải được bố trí thật an toàn.
- Bố trí các bình cứu hoả cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
- Khi thi công xây lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao bắt buộc sẽ được trang bị dây đeo móc khóa an toàn.
- Lập tổ y tế và trang bị tủ thuốc tại công trường để kịp thời sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng.
4. Các biện pháp an toàn đối với dân cư xung quanh khu vực Dự án
- Ban quản lý Dự án sẽ ưu tiên sử dụng công nhân tại địa phương nhằm hạn chế những tác động đến môi trường như xây dựng lán trại, cũng như gây ảnh hưởng đến khu dân cư, gây tác động xấu đến tình hình văn hoá và trật tự xã hội.
- Trong quá trình thi công xây dựng, công nhân cần tuân thủ chặt chẽ những biện pháp đã quy định nhằm đảm bảo an toàn cho chính công nhân và cả cộng đồng dân cư xung quanh.
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm có mật độ người qua lại cao.
- Có hệ thống cọc tiêu, đèn báo nguy hiểm tại lối ra vào công trường, tại những vị trí dễ xảy ra tai nạn.
III. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn hoạt động
1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu liên quan đến chất thải
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Các nguồn gây ô nhiễm không khí khi Dự án đi vào hoạt động là do hoạt động giao thông của xe ôtô, xe gắn máy ra vào khu vực Dự án....
Ngoài ra còn có các chất ô nhiễm phát sinh từ từ hoạt động đun nấu, tuy nhiên nguồn ô nhiễm này không đáng kể, có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp quản lý và kỹ thuật.
Khống chế mùi hôi
- Chủ Dự án sẽ hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương thu gom vận chuyển chất thải đi xử lý 1 lần/ngày, tránh việc lưu trữ rác tại nguồn trong thời gian dài.
- Điểm tập kết rác được bố trí ở vị trí thông thoáng và ngăn cách với khu vực buôn bán và được vệ sinh ngay sau khi thu gom rác.
- Tăng số lần dọn vệ sinh tại các khu mua bán trong ngày, đặc biệt với những khu vực kinh doanh các mặt hàng tươi sống, thực phẩm, hoa quả...
- Bố trí thêm các thùng rác với dung tích lớn, có nắp đậy ở khu vực rác phân huỷ nhanh như ở khu vực bán cá, lợn, gà, rau quả….
- Các nắp cống, hố ga được đậy kín để tránh phát tán mùi hôi.
- Ban quản lý Dự án phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh và buôn bán trong khu vực.
- Trong mùa nắng nóng tốc độ phân huỷ rác nhanh sẽ tạo nên mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí. Ban quản lý sẽ sử dụng thường xuyên chế phẩm vi sinh EM (dạng nước, dạng bột) do trung tâm công nghệ môi trường Việt - Nhật nghiên cứu sản xuất để khắc phục mùi hôi, ngăn cản hoạt động của các vi sinh vật có hại.
Giảm thiểu lượng bụi, khí thải phát sinh hoạt động giao thông
- Khí thải phát sinh do các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án là nguồn không tập trung. Hơn nữa, khu vực Dự án được quy hoạch thông thoáng, diện tích cây xanh được bố trí hợp lý xung quanh Dự án sẽ góp phần làm sạch môi trường. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm và che chắn tiếng ồn, cải thiện các yếu tố vi khí hậu.
- Các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực Dự án cũng phát sinh lượng bụi như: Xe tải nhỏ, xe gắn máy, xe taxi, sẽ được khắc phục bằng cách vệ sinh sân bãi thường xuyên nhằm giảm lượng bụi phát sinh.
- Bố trí bãi đậu xe và nhân viên hướng dẫn ra vào Dự án hợp lý, tránh ùn tắc giao thông gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển hàng hoá ra vào Dự án sẽ tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các khí độc hại của các phương tiện này.
b. Giảm thiểu ô nhiễm ô nhiễm môi trường nước
Biện pháp giảm thiểu nước thải
Nước thải trong quá trình Dự án đi vào hoạt động phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Dòng thải của của Dự án được chia thành 3 dòng chính sau:
+ Dòng thải 1: Lưu lượng khoảng 166 m3/ngày đêm bao gồm nước vệ sinh, tắm giặt của người dân trong nhà chia lô.
+ Dòng thải 2: Lưu lượng khoảng 24 m3/ngày đêm phát sinh từ khu vực vệ sinh công cộng trong khu vực Dự án.
+ Dòng thải 3: Lưu lượng khoảng 64 m3/ngày, phát sinh từ hoạt động kinh doanh của chợ, chủ yếu phát sinh từ khu vực mua bán thực phẩm tươi sống, từ khu vực các cửa hàng ăn uống. Nước thải có độ ô nhiễm rất cao BOD= 1474 - 1445, COD= 2446 - 2750. Nước thải này sẽ được xử lý yếm khí để làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ trước khi đưa vào xử lý hiếu khí
Trên cơ sở phân luồng dòng thải, phương án để xử lý nước thải trong giai đoạn hoạt động của Dự án là xử lý cục bộ từ các nguồn thải và xử lý tập trung bằng bể Aeroten
Phương án này là lựa chọn giải pháp xử lý tại các nguồn thải lớn như chợ, khu nhà chia lô, nhà vệ sinh công cộng vì có lưu lượng nước thải lớn và nồng độ chất ô nhiễm cao. Nước thải từ các hộ gia đình sẽ được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình. Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh công cộng được xử lý bằng bể tự hoại chung. Nước thải chợ được xử lý yếm khí bằng bể yếm khí. Ba dòng thải này sau khi được xử lý sẽ được thu gom và tiếp tục được xử lý bằng bể Aeroten để đảm bảo nước thải vào thủy vực tiếp nhận đạt QCVN 14 : 2008 (mức B).
Hình 3: Sơ đồ xử lý nước thải
Bước 1: Xử lý cục bộ tại nguồn
Dòng thải 1:
- Thể tích yêu cầu của bể tự hoại:
V = d.Q
Trong đó: V - Thể tích bể tự hoại
Q: Lưu lượng nước thải tại từng hộ gia đình: Q = 0,57 m3/ngày
d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 4 ngày
V1 = 0,57 m3/ngày x 4 ngày = 2,28 m3
- Thể tích phần bùn: Wb = b.N/1000 m3
Trong đó: N - Số người
b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, 90 l/người
Wb = 90 x 5/1000 = 0,45 m3
Thể tích của bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình là V=2,73m3
Dòng thải 2:
- Thể tích yêu cầu của bể tự hoại:
V = d.Q
Trong đó: V - Thể tích bể tự hoại
Q: Lưu lượng nước thải Q = 24 m3/ngày
d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 4 ngày
V1 =24 m3/ngày x 4 ngày = 96 m3
- Thể tích phần bùn: Wb = b.N/1000 m3
Trong đó: N - Số người
b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, 90 l/người
Wb = 90 x 700/1000 = 63 m3
Thể tích của bể tự hoại là V=159 m3
Dòng thải 3:
V=
Trong đó:
V: thể tích bể, m3
Qv: lưu lựng nước thải vào bể
: thời gian lưu của nước thải trong bể, =10(h)
V=10= 27 (m3)
Thể tích của bể yếm khí là V= 27 m3
Bước 2: Xử lý tập trung bằng bể Aeroten
Nước thải của 3 dòng thải được tập trung và thu gom tại bể điều hòa. Bể này có mục đích điều hoà lưu lượng, ổn định pH và nồng độ cho các quá trình xử lý của các bể tiếp theo. Sau đó nước thải sẽ được xử lý triệt để bằng bể Aeroten, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008 trước khi thải vào thủy vực tiếp nhận.
Bể điều hòa:
Thể tích bể điều hòa tính theo công thức
V=
Trong đó:
V: thể tích bể, m3
Qv: lưu lựng nước thải vào bể
: thời gian lưu của nước thải trong bể
Vậy, thể tích bể điều hòa sẽ là
Vđ.h=24= 254,4(m3)
Bể Aeroten:
Thể tích bể Aeroten tính theo công thức
V=
Trong đó:
V: thể tích bể, m3
Qv: lưu lựng nước thải vào bể
: thời gian lưu của nước thải trong bể, =12h
V==127,2(m3)
Vậy, thể tích bể Aeroten sẽ là 127m3
Biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn
Rác
Hệ thống thu gom rác
Rác
Hệ thống thoát nước mưa khu vực
Nước mưa trên mái
Hệ thống sênô
Lưới chắn rác
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt
Hệ thống thu gom nước mưa
Hố ga, lắng cạn
Hệ thống thu gom rác
Hình 4: Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa
Thuyết minh quy trình:
Xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực, tránh tình trạng pha loãng nước thải.
Nước mưa thu trên mái tập trung ở sênô chảy qua lưới chắn rác được thu vào các ống đứng dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực, còn rác thải sẽ được thu gom lại đem xử lý. Nước mưa khá sạch do đó chỉ cần thu gom và cho lắng cặn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung .
c. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn từ chợ
- Rác từ các quầy buôn bán hàng tươi sống (thường hữu cơ dễ phân hủy) phát sinh từ quá trình giết mổ gia súc gia cầm và tôm, cua, cá...: như lông, da, phân, nội tạng không sử dụng ...được chứa trong các thùng chứa có nắp. Chất thải này được xử lý bằng cách trộn vôi bột để khử trùng và hạn chế mùi phát sinh trước khi được đưa ra ngoài.
- Rác từ các hộ buôn bán và nhà hàng ăn uống sẽ được thu gom và tập trung tại khu vực chứa rác tạm thời của chợ, lượng rác cao điểm từ các hộ buôn bán là khoảng 10h sáng và 5-6 h chiều. Thành phần chủ yếu là thực phẩm dư thừa nên cần được chuyển đi sau khi đã tập trung tại bãi chứa.
- Rác từ khu vực các quầy sạp, kiot chủ yếu là giấy, nylon, kim loại được thu gom 2 lần/ngày và chuyển về nơi tập trung rác của Dự án, loại rác này được vận chuyển đi 1 lần vào buổi tối hoặc và giờ sáng sớm của hôm sau.
- Các loại rác thải từ sinh hoạt của khách hàng sẽ được thu gom và vận chuyển đi tương tự rác từ các quầy sạp.
- Đối với các chất thải là gia cầm chết do nhiễm bệnh phải được xử lý tiêu hủy theo quy định của bộ y tế, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Chất thải rắn từ các hộ gia đình
Chất thải rắn từ hộ gia đình bao gồm chất thải sinh hoạt. Loại chất thải rắn này nên sử dụng bao nylon làm dụng cụ chứa rác, bao nylon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy theo lượng rác phát sinh của từng hộ gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao nylon, đến giờ thu gom (5-7 giờ sáng hay 4-6 giờ chiều tùy theo quy định của địa phương) các hộ gia đình đem các bao rác để trước nhà hay bên lề đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác.
Chất thải rắn từ khu vực công cộng
Ở các khu vực công cộng như công viên, bãi đỗ xe… trang bị các thùng rác cục bộ, tùy theo lượng người và lượng rác thải có thể bố trí các thùng rác chuyên dụng, thùng rác phải đúng qui định, có nắp đậy để tránh gây vung vãi rác, thuận tiện cho việc bỏ rác vào cũng như lấy rác đi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày.
Phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn phát sinh
Một cách tổng quát, hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn bao gồm các khâu như hình dưới đây:
CTR sinh hoạt
NGUỒN PHÁT SINH
PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN
THU GOM - VẬN CHUYỂN
BÃI RÁC
Rác thải được phân loại và lưu trữ tại nguồn theo quy định.
Thu gom với 2 loại rác khác nhau, vận chuyển
Hình 5: Sơ đồ thu gom, xử lý chất thải rắn
Tất cả các rác thải thu gom tập trung để xử lý, Chủ Dự án hợp đồng với cơ sở vệ sinh môi trường địa phương để đưa đi xử lý hàng ngày.
Dự án sẽ ban hành quy định thu gom và phân loại rác ngay tại nguồn, với 02 loại rác chủ yếu là rác vô cơ và rác hữu cơ
Cuối mỗi buổi các hộ kinh doanh có trách nhiệm gom và phân loại rác, chuyển đến nơi thu gom quy định. Thùng phân loại rác sẽ có hai màu khác nhau với những ghi chú khác nhau để việc phân loại rác dễ dàng. Rác sau khi phân loại sẽ được tập kết ở hai nơi khác nhau.
Đối với vị trí tập trung rác được bố trí tại nơi có độ thông thoáng tốt, tránh tích tụ mùi hôi thối lâu ngày, các thùng đựng rác đều có nắp đậy. Thường xuyên phun các loại thuốc chống ruồi muỗi với liều lượng thích hợp để ngăn chặn không cho chúng phát triển.
d. Khống chế ô nhiễm nhiệt
Mục đích của việc khống chế ô nhiễm nhiệt là làm mát không khí, làm sạch bụi và một số khí độc trong không khí… để tạo môi trường làm việc theo đúng tiêu chuẩn.
Hệ thống thông gió sẽ được thiết kế theo các quy định trong TCVN 5687: 1992 “Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm - tiêu chuẩn thiết kế”. Hệ thống thông gió đảm bảo thường xuyên cung cấp nguồn khí trong sạch, môi trường không khí bên trong luôn thông thoáng với bên ngoài, thoả mãn yêu cầu điều kiện vi khí hậu của công trình. Ngoài ra còn bố trí các quạt thải một cách hợp lý để tránh hiện tượng không khí từ các khu vệ sinh lan truyền vào hành lang và các khu kinh doanh.
Khu vực các ngành hàng tươi sống, dịch vụ ăn uống, … có nhiều mùi, hơi, khói … sẽ áp dụng biện pháp hút thổi không khí cưỡng bức để tăng cường lưu chuyển không khí, tránh khói, mùi lan toả ra các khu vực khác trong Dự án.
Ngoài ra, chủ Dự án sẽ trồng cây xanh bao bọc xung quanh khu vực Dự án, nhằm hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và khí thải.
e. Khống chế ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn trong dự án phát sinh chủ yếu từ hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa.Tuy nhiên, mức độ ồn từ hoạt động mua bán là một đặc trưng của dự án, không thể khống chế được và rất khó xác định cụ thể. Tuy nhiên do các khu vực kinh doanh, buôn bán được bố trí hợp lý trong quy hoạch mặt bằng tổng thể nên mức độ ồn này có thể chấp nhận được.
2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải
- Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự cho toàn bộ các hộ kinh doanh và cán bộ, nhân viên trong Dự án.
- Ban quản lý Dự án sẽ kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý tại khu vực Dự án.
- Quy định nội quy rõ ràng tại khu vực Dự án.
- Liên hệ chặt chẽ với công an khu vực để phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực Dự án.
3. Biện pháp giảm thiểu rủi ro và sự cố môi trường
a. Biện pháp giảm thiểu cháy nổ
Yêu cầu chung
Để đảm bảo an toàn cho Dự án, trong quá trình thiết kế và xây dựng, đơn vị thi công phải tuân thủ các qui định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995). Tuy vậy, trong thực tế khi Dự án được đưa vào sử dụng cũng cần có các biện pháp hỗ trợ cho việc phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của một khi có sự cố xảy ra.
Trang thiết bị an toàn và hệ thống PCCC
Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy, bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà. Hệ thống phòng cháy chữa cháy thiết kế theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành bao gồm:
- TCVN 2622 : 1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình.
- TCVN 5760 : 1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt.
- TCVN 5040 : 1990 - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy.
- TCVN 5738 : 2001 - Hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật.
Hệ thống báo cháy
Toàn bộ các tầng của công trình đều được lắp đặt thiết bị kiểm tra, báo cháy tự động trong từng tầng. Hệ thống báo cháy tự động sử dụng các đầu dò khói & dò nhiệt để phát hiện các sự cố hoả hoạn đang xảy ra. Các tầng nhà, sân thượng ... thì sử dụng đầu dò khói, Gần các tủ PCCC được gắn thêm những nút nhấn bằng tay khẩn cấp.
Hệ thống chữa cháy
Lắp đặt các họng cứu hỏa cho toàn công trình. Tại các tầng của nhà có cuộn nước, bình bọt, bình khí chữa cháy kết hợp với bể nước sinh hoạt ở trên tầng mái có hệ thống máy bơm tự động.
Với quy mô khoảng 2000 dân, nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc vào bậc chịu lửa, theo bảng 12- Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy TCVN 2622:1995 sẽ có 2 đám cháy xảy ra, lưu lượng nước tính toán cho 2 đám cháy là 15l/s.
Với thời gian chữa cháy là 3h thì lưu lượng nước cần thiết chữa cháy là:
Qcc= 1533,62=324m3.
Tại các nút mạng lưới bố trí van khóa để có thể sửa chữa mạng lưới khi cần thiết.
Phương án phòng chống cháy, nổ:
- Phải có ý thức giữ gìn và bảo quản các thiết bị gây cháy nổ như : bình gas, bếp gas các thiết bị về điện.
- Bộ phận điều hành quản lý trực tiếp tại Dự án phải thường xuyên nhắc nhở, tập huấn về công tác PCCC - chữa cháy và thoát nạn (có sự hướng dẩn của Công an PCCC) cho mọi đối tượng trong Dự án.
- Quản lý việc sử dụng các thiết bị điện trong các khu kinh doanh và các kiốt đúng kỹ thuật. Tránh sử dụng điện quá tải làm ảnh hưởng hệ thống điện toàn công trình.
- Các bảng tiêu lệnh PCCC phải được gắn ở những nơi có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, giám sát các thông số kỹ thuật và kiểm tra hệ thống quạt tăng áp, hút khí, cấp không khí tươi ở các buồng thang thoát nạn.
- Thiết kế hệ thống chống sét đúng theo quy định của nhà nước.
- Kiểm tra dây dẫn điện tránh sự quá tải trên đường dây.
- Định kỳ kiểm tra các thiết bị chữa cháy và báo cháy, các thiết bị và dây dẫn chống sét công trình để đảm bảo khi có sự cố xảy ra thì vẫn hoạt động tốt.
b. Hệ thống chống sét
Hệ thống thu lôi chống sét được thiết kế theo tiêu chuẩn 20 TCN 46 - 84 ”Chống sét cho các công trình xây dựng”. Với yêu cầu điện trở cho hệ thống chống sét đánh thẳng R £ 10W.
c. Hệ thống thoát hiểm
Lối thoát hiểm và thang thoát hiểm tuân thủ theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy TCVN 2622:1995 và TCVN 6161:1996, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát.
- Dự án sẽ bố trí các đường thoát hiểm. Hệ thống này sẽ hoạt động khi có sự cố xảy ra. Khoảng cách từ một điểm bất kỳ của công trình đến vị trí thang bộ gần nhất < 24m, đảm bảo khoảng cách an toàn nhỏ hơn quy định của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4601: 1988 (40m/ giữa 2 lối thoát và 25m/ lối ra hành lang cụt).
- Khu kinh doanh, kho hàng, ... đều có cửa chính lưu thông với hành lang và lối đi chính.
- Bên trong hệ thống thoát nạn sẽ có hệ thống thông gió để đảm bảo chế độ thoáng khí cho người thoát nạn.
- Hệ thống thoát nạn cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra.
d. Phòng chống dịch bệnh:
- Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch khi nhập thực phẩm, rau quả theo mỗi lô hàng.
- Khu vực chế biến thức ăn được bố trí xa nơi tập kết rác. Các hố ga trong khu vực này được đóng kín để tránh trường hợp ruồi muỗi đậu vào thức ăn, gây bệnh và lây bệnh cho người dân trong khu vực.
- Đối với thực phẩm bị nhiễm dịch phải được tiêu hủy theo quy định của Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
e. Biện pháp an toàn lao động:
Để tạo ra một môi trường lao động an toàn trong quá trình hoạt động, cán bộ nhân viên của chợ và các hộ kinh doanh buôn bán phải tuân thủ đúng theo các quy định về an toàn lao động.
Ngoài ra, dự án sẽ tiến hành bảo vệ sức khỏe của cán bộ và nhân viên của chợ bằng các biện pháp sau:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
- Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động cho cán bộ và nhân viên làm việc ở chợ …
- Để kịp thời sơ cứu trong trường hợp du khách bị tai nạn hoặc bị bệnh, chủ đầu tư sẽ trang bị tủ thuốc thông dụng để kịp thời sơ cứu.
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
I. Chương trình quản lý môi trường
1. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng
Để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt và có hiệu quả cao, Dự án sẽ bố trí các cán bộ phụ trách về môi trường chuyên theo dõi việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thực hiện quan trắc môi trường.
Vì vậy chương trình quản lý môi trường được thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng cũng như trong suốt quá trình sản xuất:
Hoạt động
Chất thải
Biện pháp
giảm thiểu
Kinh phí
đầu tư
(Tr.)
Kinh phí
vận hành
(Tr./tháng)
Thời gian thực hiện
Cơ quan thực hiện
Cơ quan giám sát
Vận chuyển nguyên vật liệu
- Bụi cuốn từ đường
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển
- Tiếng ồn, độ rung
- Che phủ nguyên vật liệu
- Tưới nước ẩm đường
- Sử dụng máy móc chất lượng tốt
15
10
Giai đoạn xây dựng
Chủ đầu tư
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Xây dựng các công trình hạ tầng
Bụi, Khí thải có chứa SO2, CO, CO2, NO2, Hydrocacbon, tiếng ồn, độ dung
Rác thải
- Sử dụng các phương tiện thi công tiên tiến
- Thu gom rác thải xây dựng
10
5
Giai đoạn xây dựng
Chủ đầu tư
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Sinh hoạt của công nhân
- Nước thải sinh hoạt.
- Rác thải
- Thu gom nước thải và thuê xử lý.
- Thu gom rác thải sinh hoạt và thuê xử lý.
5
2
Giai đoạn xây dựng
Chủ đầu tư
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Nước mưa chảy tràn
Cuốn theo đất, cát… xuống thuỷ vực tiếp nhận
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tạm thời
20
5
Giai đoạn xây dựng
Chủ đầu tư
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Quản lý giáo dục
-
5
Giai đoạn xây dựng
Chủ đầu tư
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
2. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động
Hoạt động
Chất thải
Biện pháp giảm thiểu
Kinh phí
(Tr.)
Kinh phí
vận hành
(Tr./tháng)
Thời gian thực hiện
Đơn vị
thực hiện
Cơ quan giám sát
Phương tiện
vận chuyển, ra vào khu vực Dự án
- Bụi
- Khí thải: CO, SO2, NO2..
- Vệ sinh và tưới ẩm đường
- Không sử dụng phương tiện cũ
- Phân luồng giao thông
20
5
Trong giai đoạn hoạt động
Chủ Dự án
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Quá trình chế biến thức ăn tại các cửa hàng ăn uống
CH4, hơi dầu mỡ, chất thải rắn, nước thải
- Tập kết, thu gom chất thải rắn sinh hoạt
- Thuê công ty môi trường đô thị vận chuyển và xử lý rác thải.
- Phun dung dịch chế phẩm EM để khắc phục mùi hôi
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
30
300
5
10
Trong giai đoạn hoạt động
Chủ Dự án
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa thực phẩm
Mùi hôi, khí thải CO2, CH4, H2S
Chất thải rắn, nước thải
Trước giai đoạn hoạt động
Chủ Dự án
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương
Hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực Dự án
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt
Chủ Dự án
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và môi trườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM KDC - Cho, DV-TM.doc