Báo cáo Chuyên ngành quản lý đất đai vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Tài liệu Báo cáo Chuyên ngành quản lý đất đai vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên đất quốc gia ngày càng được điều tra một cách toàn diện hơn, xác định đúng tiềm năng làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả theo hướng phát triển bền vững; Tài sản đất đai quốc gia đã được giao đến tận tay người sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) đúng pháp luật để sản xuất, khai thác làm giàu cho bản thân và làm giàu cho đất nước; Hệ thống pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn chỉnh, giác ngộ pháp luật của nhân dân được nâng cao, tổ chức thi hành pháp luật về đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Địa hình là một yếu tố quan trọng trong tự nhiên ví nó có hình dáng nổi bật nhất và chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố tự nhiên khác, là nơi diễn biến các yếu tố tự nhiên, riêng bản thân nó thì khá bền vững và ít thay đổi. Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến đáng lẽ ít có sự phân hoá theo không gian, nhưng sự phân hoá Đông Tây, Bắc – Nam, thấp lên cao làm cho tự nhiên Việt Nam vốn đã p...

doc32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Chuyên ngành quản lý đất đai vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên đất quốc gia ngày càng được điều tra một cách toàn diện hơn, xác định đúng tiềm năng làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả theo hướng phát triển bền vững; Tài sản đất đai quốc gia đã được giao đến tận tay người sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) đúng pháp luật để sản xuất, khai thác làm giàu cho bản thân và làm giàu cho đất nước; Hệ thống pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn chỉnh, giác ngộ pháp luật của nhân dân được nâng cao, tổ chức thi hành pháp luật về đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Địa hình là một yếu tố quan trọng trong tự nhiên ví nó có hình dáng nổi bật nhất và chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố tự nhiên khác, là nơi diễn biến các yếu tố tự nhiên, riêng bản thân nó thì khá bền vững và ít thay đổi. Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến đáng lẽ ít có sự phân hoá theo không gian, nhưng sự phân hoá Đông Tây, Bắc – Nam, thấp lên cao làm cho tự nhiên Việt Nam vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn do có sự đóng góp của địa hình. Địa hình là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất của xã hội, làm cho địa hình ngày càng thay đổi, làm mất đi vẻ nguyên sinh, hình thành nên dạng địa hình mới là dạng nhân sinh, phần lớn địa hình VN ngày nay là dạng địa hình nhân sinh. Thực tập thực tế chuyên ngành quản lý đất đai là hoạt động được tổ chức trong dịp hè hàng năm của Bộ môn Tài nguyên đất đai thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên. Chuyến đi qua một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên từ ngày 23/07/2012 đến 29/07/2012. Đợt thực tập thực tế vừa qua, đã cung cấp thêm cho sinh viên chúng em nhiều kiến thức bổ ích về vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất… Từ đó giúp cho chúng em có được định hướng tốt hơn về nghề nghiệp cụ thể trong tương lai khi tốt nghiệp ra trường. MỤC ĐÍCH THỰC TẾ Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thực tế của ngành quản lý đất đai (địa chính) tại một vài Sở Tài nguyên môi trường và quản lý nguồn tài nguyên ngoài thực tế, sự khác nhau về cách thức quản lý ở các đơn vị khác nhau để bổ sung kiến thức chuyên ngành cho sinh viên. Sự đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế để bổ sung cho hoàn thiện kiến thức có thể ứng dụng sau khi tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp. NỘI DUNG Đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo – vùng sinh thái 3.1.1 TP Hồ Chí Minh * Vị Trí Địa Lý Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực: Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. * Địa Hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. * Thủy Văn Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm thành phố và bán đảo Thủ Thiêm Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. * Khí hậu, thời tiết Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão.  Khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình tối cao °C (°F) 32 (90) 33 (91) 34 (93) 34 (93) 33 (91) 32 (90) 31 (88) 32 (90) 31 (88) 31 (88) 30 (86) 31 (88) Trung bình tối thấp °C (°F) 21 (70) 22 (72) 23 (73) 24 (75) 25 (77) 24 (75) 25 (77) 24 (75) 23 (73) 23 (73) 22 (72) 22 (72) Lượng mưa mm (inch) 14 (0.6) 4 (0.2) 12 (0.5) 42 (1.7) 220 (8.7) 331 (13) 313 (12.3) 267 (10.5) 334 (13.1) 268 (10.6) 115 (4.5) 56 (2.2) Khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.2 Khánh Hòa * Vị Trí Địa Lý Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km. Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ IA xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra biển Ðông. Khánh Hoà luôn chan hòa ánh nắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 - 1800mm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng giêng đến tháng tám); mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), chỉ kéo dài khoảng hơn hai tháng, thuận lợi cho phát triển du lịch. Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.  Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. * Địa Hình Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400  km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Bãi biển Dốc Lếch tại Ninh Hòa + Vùng núi và bán sơn địa Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60  m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000  m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264  m), Hòn Ngang (1128  m) và Hòn Giúp (1127  m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phương. Đến phía nam và tây nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500  m đến trên 2000  m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062  m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không. + Đồng bằng Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135  km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100  km². Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, Quang cảnh đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang + Bờ biển và biển ven bờ Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20  m, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng về sau được chuyển thành cảng dân sự. Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun... Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10km². Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65km². Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30km; rộng 5km (ngập nước khi triều lên). Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét. * Tài Nguyên Khánh Hòa có nhiều tài nguyên khoáng sản như than bùn, cao lanh, sét, sét chịu lửa, vàng sa khoáng, cát thuỷ tinh, san hô, đá granit, quặng ilmênit, nước khoáng, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản; các điều kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản. * Sông ngòi Thuyền trên sông Cái, đoạn qua Nha Trang, phía sau là cầu Trần Phú Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông. Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây. Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh. Sông Cái có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812  m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) và Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư (đỉnh cao 2.051  m) thuộc dãy Vọng Phu, có tổng diện tích lưu vực 985  km2, chảy qua thị xã Ninh Hòa và đổ ra đầm Nha Phu. * Khí hậu Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 37-38 °C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27 °C (ở Nha Trang) và 20-26 °C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt. Nhiệt độ trung bình các tháng đo tại trạm Nha Trang Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười một Mười hai Cao nhất (°C) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (°C) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 Lượng mưa (cm) 2,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 12,21 Nguồn: MSN Weather Nhiệt độ trung bình các tháng đo tại trạm Nha Trang 3.1.2 Lâm Đồng Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng * Vị Trí Địa Lý Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. - Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận - Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai - Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận - Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi  gia súc. * Địa Hình Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.  Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. - Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). - Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). - Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên. * Khí Hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.. Lượng mưa trung bình 1.850 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 79 – 86%, số giờ nắng trung bình cả năm 2.028 – 2.347 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. * Thủy Văn Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) Sông La Ngà Sông Đa Nhim * Hệ thống cung cấp nước Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện. 3.2 Sự thay đổi sử dụng đất đai vùng Đồng Bằng đến vùng Cao Nguyên Dọc theo tuyến Quốc lộ mà đoàn thực tập đi qua thì vùng Đồng bằng Sông Cửu Long địa hình cao từ 1-4 m, đất phù sa nên chủ yếu trồng lúa, cây ăn trái như: chuối, mít, dừa, nhãn…bên cạnh đó là nhà của các hộ dân sống ven lộ kinh doanh nhỏ. Khi đến các tỉnh Miền Đông thì hiện trạng sử dụng đất có thay đổi, địa hình cao từ 50-200m so với mực nước biển, đất là đỏ bazan và đất xám nên một phần trồng cây ăn quả, canh tác lúa rất ít còn lại là cây công nghiệp như: cao su, đào lộn hột, sầu riêng…và phát triển công nghiệp, thương mại. Qua các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ địa hình từ 60-100m, nơi đây chủ yếu là đất cát nên thấy trồng các cây nho, thanh long, dừa, khoai mì…phát triển thủy sản, làm muối, làm gạch, làm nước mắm, du lịch biển như Nha Trang - Khánh Hòa, tháp Chàm Ponagar… Đến Lâm Đồng đất chủ yếu là đất đỏ bazan, địa hình khá cao từ 700-2000m nên cây trồng chủ yếu là hoa màu như: hoa hồng, cúc, lan, cẩm tú, súp lơ, bắp cải, cà rốt, sà lách, dâu, cây thông… Bên cạnh đó du lich sinh thái rừng cũng là thế mạnh của địa phương. 3.3 Thổ nhưỡng từng vùng sinh thái 3.3.1 TP Hồ Chí Minh Vườn ông Lê Văn Cẩn, Cù lao Tân Triều, Phố 4, Ấp Vĩnh Hiệp, Xã Tân Bình,  Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai. Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. 3.3.2 Khánh Hòa Đồi nhà anh Cao Kỳ Nghị, Thôn Tân Đảo, Xã Ninh Ích, Huyện Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại Trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. 3.3.3 Lâm Đồng Đồi cà phê ông Nguyễn Nề, Thôn Tiền Yên, Xã Lộc Đức Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: Nhóm đất phù sa (fluvisols) Nhóm đất glây (gleysols) Nhóm đất mới biến đổi (cambisols) Nhóm đất đen (luvisols) Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols) Nhóm đất xám (acrisols) Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols) Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)  Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%). 3.4 Đô thị và kiến trúc cảnh quan từng vùng * TP Hồ Chí Minh Hầm Thủ Thiêm, hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á Là thành phố trẻ năng động, rất phát triển, là nơi ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến rất nhanh, tập trung đầy đủ các loại hình dịch vụ, có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nó là ngã tư đường từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của phía Đông Nam thế giới cả về đường hàng không và đường hàng hải. TP. Hồ chí Minh hiện nay thương mại dịch vụ rất phát triển, khắp nơi cửa hàng cửa hiệu, nhiều khu công nghiệp. Kiến trúc đô thị TP.HCM hiện nay đang là bài toán khó đối với tất cả những ai quan tâm. Sau biến cố lịch sử, sau nhu cầu tăng cao của cư dân sống tại TP thì hiện nay các nhà chuyên môn, giới KTS đều nhận thấy vấn đề này còn nhiều bất cập, kiến trúc manh mún, lộn xộn thiếu đặc thù và tư duy học thuật. Nhiều người tiếc cho những dãy nhà phố bị mất đi, nhưng theo KTS Mười: “Nhu cầu nhà ở ngày càng cao, mật độ dân số cao hơn các nước trên thế giới, nên cần nhà cao tầng là tất yếu nhưng quan trọng nên quy hoạch sao để có bố cục tổng thể hài hòa và vẫn giữ được nét đẹp đặc trưng của vùng miền”. Một mặt tích cực của TP mang tên Bác là vấn đề nhà ở, cũng từ việc quy hoạch đô thị nên nhiều người sống bên kênh rạch đã có nhà ở đàng hoàng hơn, người thu nhập thấp dần có nơi sống ổn định, giảm bớt sự nhếch nhác đô thị, các kênh rạch được nạo vét và xây kè đem lại không gian cho TP. * Nha Trang - Khánh Hòa Kiến trúc cảnh quan ở Nha Trang đẹp, tuy nhiên đường ở Nha Trang nhỏ và lề đường hẹp vì đây là thành phố củ. Lịch sử hình thành đô thị Nha Trang được tính từ ngày 30-4-1924, khi vua Khải Định ra đạo dụ lấy vùng đất hạ nguồn sông Cái, tiếp giáp với biển Đông để thành lập thị trấn Nha Trang. Khi mới thành lập, thị trấn Nha Trang còn rất hoang sơ, chỉ có một số ít công trình kiên cố. Chưa đầy một thế kỷ sau, Nha Trang đã trở thành một đô thị lớn có tốc độ phát triển đến chóng mặt nhưng cũng mất dần vẻ đẹp thanh bình vốn có. Thế nhưng trong khoảng 15 năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa tại Nha Trang diễn ra nhanh đến chóng mặt. Những công trình cao tầng đua nhau mọc lên, cái sau cao hơn cái trước. Đầu tiên là khách sạn Lodge cao 14 tầng, tiếp đến là Sunrise, Novotel, Sheraton… và bây giờ là Hoàn Cầu, Crown Plaza, Nha Trang Plaza (cao nhất TP với 40 tầng, 119 m). Vinpearl Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đến Ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 (Nha Trang đi Đà Lạt) và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa. * Đà Lạt - Lâm Đồng Địa hình Đà Lạc chủ yếu là đồi núi, khí hậu lạnh vì vậy nó củng ảnh hưởng kiến trúc đô thị: đường uống lượn quanh đồi núi, nhà ở đa số thiết kế phòng nhỏ gọn. Đối với địa hình bằng phẳng, việc quy hoạch ô bàn cờ là giải pháp tốt khi sử dụng và tiện lợi về mọi phương diện. Để tạo cảm giác thẩm mỹ, người ta phải dùng đến các biện pháp: đắp đất tạo đồi, đào hồ tạo mặt nước, mở các mặt hồ để tạo thành các không gian biến động. Thành phố Đà Lạt có địa hình mấp mô, uốn lượn, cộng với việc tổ chức hệ thống giao thông hình mạng nhện, đã tạo thành những không gian linh động, biến đổi không ngừng. Đi trên đường Trần Hưng Đạo, giữa rừng thông cao vút của Dinh II, bất ngờ chợt nhìn qua phía bên kia, cả một khoảng không gian kỳ ảo bỗng hiện ra dãy Lang Biang xanh thẫm  làm nền cho toàn cảnh bức tranh. Đồi Cù ẩn hiện mấp mô giữa những thân thông thẳng tắp soi bóng xuống mặt hồ Xuân Hương phẳng lặng. Chỉ có Đà Lạt mới có được những bức tranh phong cảnh với đầy đủ sắc độ, không gian xa mà gần như vậy. Ở mọi nơi trong thành phố người ta đều thấy được đỉnh tháp chuông của nhà thờ Chánh Tòa. Chỉ cần mấy bước chân tìm đến, qua khỏi khúc quanh của đường Lê Đại Hành, thật bất ngờ ngay trước mắt là một công trình trang nghiêm với tháp chuông cao vút, sừng sững hiện ra trước mặt. Sau sự ngạc nhiên chính là cảm giác thành kính ngưỡng mộ đối với công trình kiến trúc đặc sắc này. Để tạo cảm giác trang nghiêm, ngoài hình dáng kiến trúc đối xứng tuyệt đối theo đúng bút pháp chủ nghĩa kiến trúc cổ điển Pháp, công trình còn có không gian mở rộng được đánh dấu bằng một công viên nhỏ có đặt một bức tượng Chúa với chức năng là đảo giao thông, tránh cho con đường từ dưới dốc lên đâm trực tiếp vào cổng nhà thờ. Vừa đến cửa ngõ thành phố, ta có một cái nhìn bao quát toàn bộ thành phố, từng lớp nhà xếp lên nhau và tràn xuống thung lũng, ẩn hiện trong màu xanh của cây và sương mù cao nguyên. Về đêm, bầu trời dường như thấp xuống dưới chân du khách với muôn ngàn ánh sao ẩn hiện. Ở đồng bằng, điều này chỉ thấy được nếu nhìn từ máy bay. 3.5 Sự hình thành và phát triển các vùng đô thị mới ở các vùng khác nhau * TP Hồ Chí Minh TP.HCM sẽ phát triển theo các hướng đông bắc,  nam -  đông nam, bắc - tây bắc, tây nam và có 10 triệu dân. Đó là nội dung trong dự thảo báo cáo về phát triển đô thị của TP.HCM vừa được Sở Xây dựng trình UBND TP, chuẩn bị báo cáo trung ương. Theo đánh giá của dự thảo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong thời gian qua TP.HCM đã có nhiều khu đô thị mới được hình thành. Việc phát triển không gian đô thị có tính đến việc kết nối với các đô thị lân cận, sự phát triển của vùng, diện mạo đô thị đã thay đổi nhiều theo hướng ngày càng hiện đại. Số liệu khảo sát của cơ quan chức năng cho biết đến tháng 4-2009, bình quân diện tích nhà ở trên đầu người ở TP là 13,4m2/người và dự kiến đến năm 2010 là 14m2/người. Hiện nhà ở chủ yếu là nhà bán kiên cố, cấp 3, 4 và chiếm khoảng 65% tổng số căn nhà, số còn lại là nhà cấp 1, 2 và nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch. Dự kiến đến năm 2010 TP có khoảng 1,7 triệu căn nhà. TP phấn đấu sẽ trở thành khu đô thị hiện đại, gắn với vùng đô thị TP.HCM (gồm TP.HCM và bảy tỉnh xung quanh là Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang). Cùng với sự phát triển này đến năm 2020, TP dự kiến phấn đấu chỉ tiêu đất xây dựng đô thị bình quân 80-100m2/người, trong đó đất dân dụng bình quân 55-65m2/người, còn lại là đất cho cây xanh, giao thông, công trình công cộng... Tổng nhu cầu đất xây dựng đến năm 2020 lên đến khoảng 100.000ha. TP.HCM xác định việc phát triển TP sẽ theo hướng đa trung tâm, phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh và lấy trung tâm hiện hữu mở rộng sang khu đô thị mới Thủ Thiêm làm trung tâm chính. Các khu đô thị khác được xác định theo bốn hướng, cụ thể như sau: Hướng phát triển về đông bắc gắn với huyện Dĩ An (Bình Dương) và TP Biên Hòa (Đồng Nai), gồm các quận 2, 9 và Thủ Đức. Đây được xem là hướng cửa ngõ của TP đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc, đồng thời cũng là hướng phát triển chính với khu đô thị mới Thủ Thiêm, một trung tâm mới gắn liền trung tâm hiện hữu là quận 1, 3. Chính vì vậy khu đô thị mới này sẽ được ưu tiên đáng kể trong việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật với các dự án lớn đã và đang thực hiện: hầm, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đại lộ đông-tây.. . Căn Hộ Gia Phú Nhưng tại khu đô thị mới này có một số hạn chế cần khắc phục: hạ tầng kỹ thuật khu vực chưa đồng bộ, các dự án triển khai còn chậm, việc quản lý quy hoạch chưa được tuân thủ chặt chẽ, môi trường khu vực chưa được quan tâm đúng mức... Một hướng chính khác là phát triển về phía nam, đông nam tiến ra biển gắn với khu Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM), Nhơn Trạch - Long Thành (Đồng Nai). Đây có thể nói là địa bàn có nhiều lợi thế là đất đai rộng nhưng hạ tầng đô thị còn thiếu. Không phải bây giờ mà hướng này đã được TP tính từ rất sớm, điển hình như khu đô thị Phú Mỹ Hưng (khoảng 433ha) đến nay đã cơ bản xong phần hạ tầng chính và đã xây dựng xong nhiều khu nhà ở. Riêng Cần Giờ cách xa khu trung tâm TP hàng chục cây số đang có dự án khu đô thị du lịch sinh thái lấn biển với quy mô hơn 850ha. Còn ở Nhà Bè thì dự án khu đô thị - công nghiệp cảng Hiệp Phước cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với 2.000ha và sẽ trở thành khu vực gắn giữa phát triển du lịch với phát triển đô thị của TP. Hướng phát triển thứ ba là bắc, tây bắc gắn với Củ Chi, Hóc Môn, dọc quốc lộ 22 - trục xuyên Á nối với tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Dù được xem là hướng phát triển phụ nhưng địa bàn này có vị trí rất thuận lợi và dễ dàng tiếp cận với Bình Dương, Tây Ninh, Long An cũng như các tỉnh khác của miền Đông và miền Tây. Đây cũng là một trong những cửa ngõ của TP nên thời gian qua TP đã đầu tư hạ tầng giao thông khá nhiều cho khu vực này như đường Trường Chinh, tuyến xuyên Á. Nhưng so với các khu vực khác, việc phát triển tại đây còn chậm, chưa hình thành các khu đô thị hoàn chỉnh, kết hợp các khu đô thị tập trung. Về mặt quy hoạch cũng chưa xác định những khu chức năng quan trọng hỗ trợ việc hình thành các khu đô thị lớn như khu đô thị tây bắc (bao gồm Củ Chi với huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh, huyện Đức Hòa của Long An mà Chính phủ đã phê duyệt). Hướng còn lại là tây nam dọc quốc lộ 1 trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. So với các khu vực khác, tốc độ đô thị hóa tại đây diễn ra rất nhanh. Với đặc thù là cửa ngõ để TP tiếp cận với các tỉnh miền Tây nên có nhiều dự án cầu, đường đã và đang triển khai như quốc lộ 1A, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đại lộ đông-tây... Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung tại khu vực này đã hút một lượng lớn dân nhập cư, khiến thiếu hụt chỗ ở và các dịch vụ đi kèm. Đây cũng là khu vực có nhiều nơi phát triển tự phát. * Nha Trang - Khánh Hòa Kể từ khi chính thức trở thành đô thị loại 1 vào năm 2009, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa có tốc độ phát triển rất mạnh. Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 11%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.480 USD. Với nhiều lợi thế hơn hẳn các tỉnh, thành trong khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hòa đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm lực tài chính và năng lực kinh nghiêm trong đầu tư, quản lý điều hành dự án và kinh doanh có hiệu quả. Nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao như Vinpearland; Novotel; Sheraton; Evasion Six Senses Hideway… Khách sạn Sheraton Ở khu vực Bãi Dài, hầu hết phần diện tích phía Đông đại lộ Nguyễn Tất Thành (giáp Biển) đã được UBND tỉnh cho phép các nhà đầu tư lập dự án tại đây. Hiện có 5 nhà đầu tư đã được cấp phép xây dựng, các nhà đầu tư còn lại đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các bước xin cấp phép xây dựng. Đáng chú ý, từ năm 2010, khá nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về phía Tây thành phố Nha Trang. Thống kê của Savills Việt Nam cho thấy, số dự án ở phía Tây chiếm đến hơn 50% tổng số dự án tương lai của Nha Trang. Một số dự án khu đô thị lớn như Venesia, Mỹ Gia, Phước Long đều nằm ở phía Tây Thành phố. Khu đô thị Venesia * Đà Lạt - Lâm Đồng Cùng với Hà Nội, Sài Gòn, Hội An, Huế thì ở Việt Nam chúng ta, Đà Lạt có cho mình một ký ức thật rõ ràng, đẹp và đầy đủ nhất của một đô thị. Điểm khác biệt là ở chỗ, Dà Lạt mang trong mình cái ký ức được tạo thành từ thiên nhiên, cảnh quan của chính nó. Nếu Hà Nội hình thành cách đây gần 1000, Sài Gòn mang theo mình lịch sử hơn 300 năm thì Đà Lạt trẻ hơn nhiều với 116 năm tuổi. Ngay từ khi mới khám phá ra Đà Lạt, người Pháp đã quy hoạch và nghiên cứu phát triển thành phố một cách có hệ thống, mang tính chất lâu dài. Việc quy hoạch Đà Lạt có quan hệ mật thiết với từng giai đoạn lịch sử phát triển của thành phố. Chỉ trong giai đoạn 1954 - 1975, Đà Lạt không có quy hoạch mới nào do chiến tranh và trên thực tế không có gì thay đổi so với trước. Đến năm 1977, việc quy hoạch Đà Lạt tiếp tục được triển khai và đến ngày 25-7-2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 409/TTg điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Lạt-tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020. Hiện thành phố đang hoàn chỉnh đề án điều chỉnh cục bộ quy hoạch 409 cho phù hợp với yêu cầu phát triển, nhất là khi Đà Lạt đã trở thành đô thị loại 1. Đà Lạt tuy đã được quy hoạch ngay từ đầu nhưng quy hoạch luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Thành phố cũng đã tổ chức xây dựng, ban hành và thực hiện điều lệ quản lý xây dựng TP Đà Lạt theo quy hoạch. Đây là biện pháp rất quan trọng để triển khai quy hoạch trên thực tế. Đà Lạt trong sương Để xây dựng và phát triển Đà Lạt xứng đáng là đô thị loại 1 thuộc tỉnh, hướng đến mục tiêu trở thành đô thị du lịch chất lượng cao của cả nước, thành phố tập trung vào một số nhiệm vụ như điều hành việc quản lý xây dựng đô thị theo hướng thành phố văn minh, hiện đại, thành phố xanh. Tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ; khuyến khích tạo điều kiện thu hút đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của thành phố; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho nhân dân; quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Về tạo vốn đầu tư phát triển đô thị, tập trung huy động nguồn vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội từ nguồn của các nhà đầu tư, từ nguồn ngân sách, nguồn hỗ trợ của nhà nước và từ nguồn xã hội hóa trong nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý đô thị, đẩy mạnh cuộc vận động nếp sống văn minh đô  thị trong nhân dân, tôn trọng luật lệ giao thông, trật tự đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị. Tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý đô thị. Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cấp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với đô thị loại 1. 3.6 Đánh giá tác động môi trường cho từng vùng Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực-tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội. Mục đích của việc đánh giá này để chắc rằng các nhà ra quyết định quan tâm đến các tác động của dự án đếm môi trường khi quyết định thực hiện dự án đó không. Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các công việc như "xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện những cam kết." Sau ĐTM, các nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phí (hay còn gọi là nguyên tắc 3P trong môi trường) được áp dụng nhằm ngăn chặn, giải thiểu hoặc yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý hoặc chi trả bảo hiểm cho dự án dựa trên những tác hại của nó. * TP Hồ Chí Minh Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này. Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên. Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ. Kênh Ba Bò * Nha Trang - Khánh Hòa Môi trường biển Vịnh Nha Trang đang đứng trước những tác động tiêu cực chủ yếu từ các hoạt động của con người, vì thế cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng để nỗ lực bảo vệ tài nguyên, môi trường biển. Vịnh Nha Trang hiện có trên 350 loài san hô tạo rạn và 40 loài mới được ghi nhận, 222 loài cá rạn san hô, 120 loài thân mềm, 70 loài giáp xác, 248 loài rong biển… Đây là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao so với các khu vực ven bờ khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường biển vịnh này đang chịu nhiều tác động tiêu cực, do đó rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường nơi đây ngày một tốt hơn. Trong 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã triển khai, hoàn thành bốn hợp phần của dự án xây dựng, củng cố khu bảo tồn biển; kết hợp nhiều hoạt động tuần tra, bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, hỗ trợ sinh kế cho người dân… Theo Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, toàn bộ nước thải của TP Nha Trang được xả ra 11 miệng cống, trong đó có ba miệng cống xả thẳng ra biển, năm cống đổ ra sông Cái và ba cống xả ra sông Quán Trường. Hiện hệ thống thoát nước ở Nha Trang chưa tách bạch giữa đường thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt của các khách sạn, nhà hàng lớn sau khi qua hệ thống hầm tự hoại cũng tràn vào đường ống thoát nước chung. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản ở phía Bắc TP Nha Trang hằng ngày xả ra hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý ra sông Quán Trường. Cho dù lượng nước thải khổng lồ này được xả ra sông thì đích cuối cùng vẫn là vịnh Nha Trang. Nước thải của toàn TP Nha Trang được xả thẳng ra vịnh, gây ô nhiễm môi trường * Đà Lạt - Lâm Đồng Đà Lạt đã hình thành trên 100 năm, được các KTS người Pháp phác thảo thiết kế tổng thể. Các nhà quản lý và kiến trúc của thế hệ đi sau trên cơ sở đó phát triển chi tiết nhưng phù hợp với kiến trúc tổng thể cho đến những năm sau 1975 vẫn còn cân bằng. Về phía đông nam và đông bắc từ hồ Xuân Hương không phát triển các cụm dân cư, nhà máy… mà chỉ có các khu biệt thự độc lập, hoặc nhà vườn, tránh nước thải chảy vào hồ Xuân Hương... Hồ Xuân Hương bị ô nhiễm do rác thải Vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20, Đà Lạt bắt đầu bị ô nhiễm vì dân số tăng nhanh, có nhiều dự án đầu tư phát triển, đất trồng rau, hoa, cây cảnh và rừng thông nhanh chóng biến thành nhà xưởng, công sở, bên cạnh đó là việc xây dựng khu dân cư tự phát không theo trật tự qui hoạch. Các khu đất nhà vườn, biệt thự bị xâm lấn, những khu rừng thông bị chặt phá làm vườn, xây nhà. Những cánh đồng rau hoa, rừng thông đan xen như khu Chi Lăng, Đa Thiện, Bùi thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng, Phạm Hồng Thái, Viện hạt nhân… nhanh chóng thành nhà ở, công xưởng, và tất nhiên nước bẩn từ đầu nguồn chảy vào hồ Xuân Hương gây ô nhiễm. Công ty cấp nước buộc phải xây dựng nhà máy nước Suối Vàng cách Đà Lạt 15 km, nhưng công suất 30.000m3/ngày đêm đến nay không đủ nước sinh hoạt cho dân Đà Lạt. Quy hoạch Đà Lạt đến năm 2010 và tầm nhìn đền 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2002. Theo đó, dân số tăng lên hơn 2 lần hiện nay (500 ngàn người), diện tích mở rộng gần 40 ngàn ha, bao gồm một phần đất huyện Đức Trọng, Lạc Dương… Các dự án du lịch cũng được định hình, mời gọi đầu tư như: Khu công nghiệp Trại Mát, khu dân cư Ngô Quyền, An Sơn, khu du lịch Đankia- Suối vàng, khu du lịch hồ Tuyền Lâm… Song, điều khiến dư luận quan tâm nhất là các dự án nằm trên đầu nguồn nước như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đankia-Suối vàng. Nhận Định Chung Và Đề Nghị 4.1 Nhận Định Chung Trong suốt cuộc hành trình 7 ngày, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều điều hết sức thú vị. Một trong những điều thú vị đấy là cảm nhận về các Thầy của tôi. Các Thầy thường ngày vốn rất nghiêm nghị thì nay lại trở nên hết sức gần gũi, vui vẻ, và nhiệt tình động viên chúng tôi trong suốt chuyến đi. Mặc dù thời gian di chuyển trên xe tương đối nhiều, nhưng sinh viên chúng tôi không hề thấy mệt mỏi và buồn chán. Một điều làm chúng tôi thích thú nữa là nhờ có chuyến đi này, sinh viên chúng tôi đã có cái nhìn thực tế và hiểu hơn về các địa danh nổi tiếng. Chuyến đi cũng là cơ hội để các bạn trong lớp tôi gần gũi, gắn bó và thân thiết với nhau hơn. Chúng tôi chợt nhận ra những người bạn của chúng tôi, tuy mỗi người một tính nhưng đều rất nhiệt tình và đáng yêu. Là một sinh viên ngành Quản Lý Đất Đai, chuyến đi thực tế này, đối với chúng tôi thì đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về công tác quản lý đất đai. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ đoàn chúng tôi trong suốt chuyến đi thật vui và bổ ích này. Cám ơn các anh Cao Học đã giúp tôi biết được nhiều kiến thức hữu ích. Và hơn hết là cám ơn cha mẹ tôi đã chắp cánh cho những chuyến đi vì tương lai như thế. 4.2 Đề Nghị Phát triển ngành Quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững là hướng đi phù hợp với xu hướng quản lý đất đai của các nước trên thế giới; đây cũng là yêu cầu cấp thiết của xã hội, của nền kinh tế nước ta trước mắt cũng như trong tương lai.             Một hệ thống quản lý đất đai hiện đại mới có thể đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường về quản lý, cung cấp dịch vụ liên quan tới giao dịch đất đai một cách nhanh chóng, chính xác, chi phí hợp lý. Hiện đại hóa giúp cho Ngành tăng cường năng lực phục vụ, gia tăng nguồn thu, đẩy mạnh quá trình kinh tế hóa Ngành. Ngược lại, kinh tế hóa sẽ tạo ra năng lực tài chính cần thiết để tiếp tục thực hiện hiện đại hóa.             Ngày nay phát triển bền vững là yêu cầu có tính nguyên tắc trong mọi lĩnh vực; ngành Quản lý đất đai với sứ mệnh quản lý một nguồn tài nguyên quý giá, có hạn và thiết yếu với mọi hoạt động của con người càng không thể đi chệch định hướng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, môi trường, giữ lợi ích trước mắt và lợi ích của các thế hệ tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo chuyên ngành quản lý đất đai vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất… Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.doc
Tài liệu liên quan