Tài liệu Báo cáo Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi của thỏ New Zealand white (nzw) tại trại thỏ giống vigova - Đồng Nai: DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuối của thỏ ...
1
CHON LỌC NÂNG CAO KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ 70 NGÀY TUỔI CỦA THỎ NEW
ZEALAND WHITE (NZW) TẠI TRẠI THỎ GIỐNG VIGOVA - ĐỒNG NAI
Dương Xuân Tuyển*, Nguyễn Đức Thỏa và Hoàng Tuấn Thành
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi TP. HCM
*Tác giả liên hệ: Dương Xuân Tuyển; Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi – VIGOVA
85/841 Nguyễn Văn Nghi, Fường.7, Q. Gò Vấp. TP. HCM
Tel : (08) 38.943.667 / 0913.774.977; Email : dxtuyen@gmail.com
ABSTRACT
Selection to improve body weight at 70 days of age of NEW ZEALAND WHITE (NZW) rabbits at
VIGOVA rabbit farm (Dong Nai province)
Selection experiment was carried out at VIGOVA rabbit farm in Dong Nai province from 2006 to 2008 on two
groups of NZW rabbits: Rabbits in group A were selected for improving body weight at 70 days of age creating
male line (NZW1) and rabbits in group B were selected for improving reproductive traits crea...
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi của thỏ New Zealand white (nzw) tại trại thỏ giống vigova - Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuối của thỏ ...
1
CHON LỌC NÂNG CAO KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ 70 NGÀY TUỔI CỦA THỎ NEW
ZEALAND WHITE (NZW) TẠI TRẠI THỎ GIỐNG VIGOVA - ĐỒNG NAI
Dương Xuân Tuyển*, Nguyễn Đức Thỏa và Hoàng Tuấn Thành
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi TP. HCM
*Tác giả liên hệ: Dương Xuân Tuyển; Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi – VIGOVA
85/841 Nguyễn Văn Nghi, Fường.7, Q. Gò Vấp. TP. HCM
Tel : (08) 38.943.667 / 0913.774.977; Email : dxtuyen@gmail.com
ABSTRACT
Selection to improve body weight at 70 days of age of NEW ZEALAND WHITE (NZW) rabbits at
VIGOVA rabbit farm (Dong Nai province)
Selection experiment was carried out at VIGOVA rabbit farm in Dong Nai province from 2006 to 2008 on two
groups of NZW rabbits: Rabbits in group A were selected for improving body weight at 70 days of age creating
male line (NZW1) and rabbits in group B were selected for improving reproductive traits creating female line
(NZW2). The starting population was 10 bucks and 40 does in group A and 20 bucks and 80 does in group B.
For comparison of body weights of selected, unselected and local rabbits three groups were reared for the
experiment. There were 5 bucks+30 does in each selected and unselected group and 6 bucks+30 does in local
group. Rabbits were reared in steel cages and fed compounded feed supplemented with forage.
Productive traits studied were individual body weight at birth-WT0, at 21 days of age-WT21, at 70 days of age-
WT70 and average daily weight gain in the period 22-70 days of age-WTG70. Genetic parameters were
computed by REML method on VCE soft ware and effect of fixed factors on the traits were computed by the
GLM procedure on SAS soft ware. Rabbits were selected by BLUP method to increase WT70 of the male line
(NZW1). The expected breeding values (EBV) were computed by PEST soft ware. Total records used for
computing were 3309. Birthdate had significant effect on WT0, WT21, WT70 and WTG70 (P<0.001). Line had
effect on WT70 and WTG70 (P<0.001). Generation and sex had no effect on these traits. Least square mean
values of WT0, WT21 and WT70 of the line NZW1 were 55.4 g, 286.3 g and 1,642.1 g and of the line NZW2
were 55.5 g, 282.7 g and 1,553.4 g respectively. Heritability (h2) of the trait WT70 was 0.27. The genetic
correlation (rG) of WT70-NBA (number of young rabbits born alive/litter) and WT70-N21 (number of rabbits at
21 days of age/litter) were close to zero. Selection through 2 generations resulted in improving body weight at
70 days of age of NZW rabbits and the male line (NZW1) had higher body weight at 70 days of age than the
female line (NZW2). The body weight of the selected NZW population was higher than the unselected NZW
rabbits. The local rabbits had the lowest performance.
Key words: Selection, New Zealand White rabbits, body weight.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại các tỉnh phía Nam, các giống thỏ nội, thỏ lai đang được nuôi phổ biến trong sản xuất có
khối lượng cơ thể không cao, thỏ thịt phải nuôi trên 100 ngày tuổi mới xuất chuồng được.
Do đó, việc đưa giống thỏ New Zealand White cao sản hướng thịt vào chương trình giống,
chọn lọc nâng cao các tính trạng sản xuất, trong đó có khối lượng cơ thể là hết sức cần
thiết. Nghiên cứu (NC) chọn lọc cải thiện một số tính trạng về sản xuất, trong đó có khối
lượng cơ thể của thỏ đã được một số tác giả nước ngoài nghiên cứu như Argente và cs
(1999) tham số kiểu hình và kiểu di truyền trên tính trạng khối lượng cơ thể lúc sơ sinh và
cai sữa, Ferraz và Eler (2000) lựa chọn các mô hình thú nhằm ước lượng các tham số di
truyền) , Garcia và Baselga (2002a) ước lượng hiệu quả chọn lọc trên tính trạng số con/ổ
và khuynh hướng di truyền, Baselga (2004) chọn lọc cải tiến di truyền năng suất thỏ thịt.
Tuy nhiên, ở nước ta nghiên cứu về di truyền trên thỏ chưa có nhiều báo cáo.
Mục đích nhằm: bước đầu áp dụng phương pháp chọn lọc tiên tiến là BLUP chọn lọc nâng
cao khối lượng cơ thể của giống thỏ New Zealand White (NZW) là một giống thỏ chuyên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8-2009
2
thịt được nhập từ trung tâm NC dê và thỏ Sơn Tây, trong điều kiện thời tiết khí hậu và chăn
nuôi của trại thỏ giống VIGOVA tỉnh Đồng Nai.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Từ đàn nguyên liệu gồm 98 con đực và 262 con cái giống hậu bị ông bà của trung tâm
nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Tây), trên cơ sở gia phả, ngoại hình và khối lượng cơ
thể 150 ngày tuổi, tiến hành phân nhóm đàn hạt nhân tạo dòng đực và dòng cái, ghép gia
đình, nhân giống theo dòng. Chỉ tiêu chọn lọc chính là khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi, với
mục đích là khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi được nâng lên qua các thế hệ và của dòng đực
cao hơn dòng cái. Thế hệ xuất phát: dòng đực có 10 gia đình và dòng cái 20 gia đình. Mỗi
gia đình 4 cái và 1 đực. Tổng số có 30 đực và 120 cái hạt nhân.
Ngoài ra, số thỏ dự phòng chiếm 30-50%. Thỏ được đeo số tai, mỗi lồng thỏ có gắn số hiệu
gia đình, thuận tiện cho theo dõi năng suất cá thể và giao phối. Sử dụng hệ thống sổ sách
và máy vi tính để quản lý đàn giống.
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến các tính trạng năng suất: Để đánh giá mức
độ ảnh hưởng của chúng cũng như làm cơ sở thiết lập từng mô hình phân tích sau này cho
từng tính trạng. Sử dụng SAS, mô hình tuyến tính tổng quát (GLM).
Mô hình thống kê chung cho các tính trạng về sinh trưởng
Yijklmn = µ + Hysi + Pj + Lk+ Gl + Sm + Lk*Gl*Sm + eijklmn
Trong đó: Yịjklmn là giá trị thu được của tính trạng theo dõi,
µ là trung bình quần thể, Hysi là ảnh hưởng của năm sinh thứ i,
Pj là ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j=8, lứa 1 đến 8),
Lk l ảnh hưởng của dòng thứ k (k=2, dòng đực NZW1 và dòng cái NZW2),
Gl là ảnh hưởng của thế hệ thứ l (l=3, thế hệ 1, 2 và 3)
Sm là ảnh hưởng của giới tính (m=2, đực và cái),
Lk*Gl*Sm là tương tác dòng-thế hệ -giới tính và
eijklmn là sai số ngẫu nhiên.
Xác định giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSMEAN) và sai số chuẩn của số
trung bình (SE) của các tính trạng năng suất (phần mềm SAS).
Phương pháp ước lượng tham số di truyền và giá trị giống theo phương pháp REMLvà
BLUP trên phần mềm VCE-5) và PEST Version 4.2.3. Mô hình tổng quát, có dạng sau:
y = Xb + Zu + e
Trong đó:
y: Véc tơ của các quan sát về giá trị kiểu hình
b: Véc tơ các ảnh hưởng cố định (ngày sinh, dòng, giới tính …)
u: Véc tơ các ảnh hưởng ngẫu nhiên (gía trị gây giống của cácc cá thể)
e: Véc tơ các sai số ngẫu nhiên
X: Ma trận tới liên quan đến các ảnh hưởng cố định.
Z: Ma trận tới liên quan đến các ảnh hưởng ngẫu nhiên.
Chọn lọc
Thế hệ đầu tiên dựa trên giá trị kiểu hình, còn các thế hệ sau dựa trên giá trị giống ước tính
(áp dụng BLUP). Đánh giá hiệu quả chọn lọc bước đầu thông qua khuynh hướng di truyền
và so sánh năng suất của 3 nhóm thỏ là đàn NZW chọn lọc, đàn NZW không chọn lọc và
DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuối của thỏ ...
3
thỏ nội (xám và đen). Bố trí 3 lô thí nghiệm song song gồm: Thỏ NZW chọn lọc và không
chọn lọc mỗi lô 5 đực và 30 cái, thỏ nội 6 đực và 30 cái.
Tiêu chuẩn dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng Thỏ sinh sản Thỏ thịt
Prôtêin thô (%) 18 16,5
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2500 2450-2550
Mỡ thô (%) 4-6 4-6
Xơ thô (%) 13-16 13-16
Ca (%) 0,95-1,05 0,9-1
P hữu dụng (%) 0,35 0,35
Lysin (%) 0,9-1 0,9-1
Methionin + Cystin (%) 0,7-0,8 0,7-0,8
Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên và có bổ sung rau xanh (rau lang và cỏ sả).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ẩnh hưởng của một số yếu tố cố định đến năng suất của thỏ, giá trị trung bình về
khối lượng của thỏ NZW
Các tính trạng khác nhau chịu ảnh hưởng của các yếu tố cố định với mức độ khác nhau, nhưng
ở Việt Nam chưa thấy có nhiều nghiên cứu về khía cạnh này trên thỏ.
Bảng 1. Ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến khối lượng cơ thể của thỏ NZW
Yếu tố cố định Tính
trạng
n. R2
Năm
sinh
Lứa đẻ Dòng Thế hệ Giới
tính
Tương tác dòng
*thế hệ *giới tính
KL0 3309 0,38 *** *** NS NS NS NS
KL21 3309 0,37 *** *** NS NS NS NS
KL70 2021 0,56 *** NS *** NS NS NS
TKL70 2021 0,56 *** NS *** NS NS NS
Ghi chú: R2 : Hệ số xác định; KL0, KL21, KL70 và TKL70: Theo thứ tự: Khối lượng cơ thể sơ sinh , 21 và 70
ngày tuổi (gam) và tăng khối lượng cơ thể/ngày từ 22-70 ngày tuổi (gam/ngày);
*** P<0,001; ** P<0,01; * P<0,05; NS: Không sai khác về mặt thống kê.
Bảng 1 ta thấy, đối với khả năng sinh trưởng, yếu tố năm sinh có ảnh hưởng rất rõ rệt đến tất
cả 4 tính trạng sinh trưởng, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng sơ sinh và 21 ngày tuổi.
Tính trạng KL70 ngày tuổi là tính trạng chọn lọc chính, chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của yếu tố
dòng, có nghĩa là công tác phân nhóm, chọn lọc tạo dòng bước đầu đã bước đầu có kết quả.
Mặc dù vậy, đây chỉ là kết quả chọn lọc bước đầu, nhưng cũng đã mang lại sự khác biệt của 2
dòng thỏ về KL cơ thể 70 ngày tuổi. Cũng tương tự như tính trạng KL ở 70 ngày tuổi là TB
tăng KL/ngày (22-70 ngày tuổi) đã có sự khác biệt theo dòng. Argente và cs (1999) cho biết
yếu tố nhóm giống có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiều chỉ tiêu, còn mùa vụ chỉ ảnh hưởng đến KL
sơ sinh và cai sữa.
Khối lượng sơ sinh trong khoảng các giá trị do các tác giả trong nước của Đinh Văn Bình,
(2006); Lý Thị Luyến và cs, (2007), Nguyễn Kim Lin và cs, (2006) cho biết KL thỏ 21 ngày
tuổi thấp hơn. Đinh Văn Bình (2006) là 332,2 gram/con, cao hơn của Rastogi và cs,(2000) là
208,3 gram/con.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8-2009
4
Bảng 2. Giá trị trung bình của các tính trạng theo dòng, thế hệ và giới tính
Dòng Thế hệ Giới tính
NZW1 NZW2 1 2 Đực Cái
Tín
h
trạ
ng
n. LSM
±SE
n LSM
±SE
n. LSM
±SE
n LSM
±SE
n LSM
±SE
n LSM
±SE
KL
0
1124 55,4
±0,7
2185 55,5
±0,69
2437 55,8
±0,32
872 55,1
±1,16
1620 55,3
±0,69
1689 55,61
±0,7
KL
21
1124 286,3
±5,2
2185 282,7
±4,9
2437 281,0
±2,2
872 288,0
±8,2
1620 285,0
±4,8
1689 284,0
±4,9
KL
70
699 1642,1
±17
1322 1553,4
±16,3
1482 1577,5
±8,6
539 1618,0
±26,1
959 1603,8
±16,1
1062 1591,8
±16,2
TK
L7
0
699 33,51
±0,34
1322 31,7
±0,33
1482 32,19
±0,17
539 33,02
±0,53
959 32,73
±0,33
1062 32,48
±0,33
LSM: Trung bình bình phương tối thiểu, SE: Sai số của số trung bình.
Khối lượng 70 ngày tuổi và TB tăng KL/ngày từ 22-70 ngày tuổi có sự sai khác rất rõ rệt giữa
2 dòng thỏ được chọn lọc theo 2 hướng khác nhau. Dòng đực NZW1 cao hơn dòng cái NZW2
là 88,7gam (KL 70 ngày tuổi) và 1,81gram (tăng KL/ngày 22-70 ngày tuổi). So sánh 2 thế hệ,
mặc dù mức độ ảnh hưởng là chưa rõ rệt, nhưng bước đầu về mặt kiểu hình cũng đã có
khuynh hướng cải tiến năng suất đối với KL 70 ngày tuổi (ở dòng NZW1 thế hệ 2 cao hơn thế
hệ 1 40,5 gam). Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục chọn lọc cải thiện năng suất trong thời
gian tới, sử dụng phương pháp BLUP.
Một số tham số di truyền và kết quả bước đầu đánh giá hiệu quả chọn lọc của một số
tính trạng năng suất của thỏ NZW
Bảng 3. Hệ số di truyền (h2±SE) của KL cơ thể 70 ngày tuổi và tương quan kiểu di truyền
(rG±SE) giữa KL cơ thể 70 ngày tuổi và 1 số tính trạng sinh sản của thỏ
Chỉ tiêu Scsss Sc21 KL70
KL70 0,04±0,02 0,05±0,02 0,27±0,10
Giá trị in đậm là hệ số di truyền; các giá trị khác là hệ số tương quan di truyền. Scsss là số con sơ sinh
sống/ổ, Sc21 là số con 21 ngày tuổi/ổ
Bảng 4. Giá trị giống (GTG) của tính trạng KL 70 ngày tuổi theo dòng và giới tính
Yếu tố n. GTG - KL70
GTG trung bình 3188 112,35 ± 0,45
Dòng: - NZW1 1071 114,76b ± 0,86
- NZW2 2117 111,59a ± 0,55
Thế hệ: - 1 2317 111,31a ± 0,54
- 2 871 115,10b ± 0,83
Giới tính: - Đực 1605 112,35a ± 0,65
- Cái 1583 112,34a ± 0,63
GTG_KL70: Giá trị giống ước lượng của khối lượng 70 ngày tuổi; a, b: So sánh theo từng cặp giá trị của
dòng, thế hệ hoặc giới tính. Các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Hệ số di truyền của tính trạng khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi là 0,27, gần với kết quả của
Rastogi, Lukefahr và cs (2000) về khối lượng cá thể 63 ngày tuổi của thỏ (0,302). Như vậy,
với việc cải thiện các điều kiện ngoại cảnh, kết hợp chọn lọc có định hướng qua nhiều thế
DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuối của thỏ ...
5
hệ, đặc biệt là áp dụng BLUP, chúng ta có thể chọn lọc có hiệu quả KL cơ thể 70 ngày tuổi
của thỏ.
Bảng 5. Giá trị giống của tính trạng khối lượng 70 ngày tuổi phân theo nhóm cá thể
có giá trị giống cao nhất
Tỷ lệ cá thể có GTG cao nhất n. GTG_KL70
5% 160 165,75±1,81
10% 319 157,09±1,04
30% 956 142,88±0,49
50% 1594 133,56±0,32
Khuynh hướng di truyền WT_70 DÒNG NZW1
113,98
116,76
112,5
113
113,5
114
114,5
115
115,5
116
116,5
117
EBV_LINE1_GEN1 EBV_LINE1_GEN2
THẾ HỆ
EB
V
Series1
Đồ thị 1. Khuynh hướng di truyền của tính trạng KL 70 ngày tuổi của dòng đực (NZW1)
Tương quan di truyền giữa tính trạng khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi với số con sơ
sinh sống/ổ và số con 21 ngày tuổi/ổ là dương nhưng không chặt chẽ.
Chỉ số giá trị giống cho biết khuynh hướng về kiểu di truyền, khả năng truyền đạt giá trị di
truyền cho đời sau. Đối với tính trạng KL cơ thể 70 ngày tuổi là tính trạng chọn lọc chính
của dòng đực NZW1, hình thành khuynh hướng di truyền rõ rệt là giá trị giống thế hệ 2 cao
hơn thế hệ 1. Còn đối với giới tính thì chưa hình thành khuynh hướng rõ rệt, có nghĩa là
chúng ta chọn lọc đều phải trên cả 2 giới tính. Đây là cơ sở rất quan trọng để sau này tiếp
tục chọn lọc định hướng dựa vào giá trị giống để nâng cao khối lượng cơ thể cũng như
nâng cao sự khác biệt của 2 dòng.
So sánh khả năng SX của thỏ NZW chọn lọc, thỏ NZW không chọn lọc và thỏ nội
Tất cả các chỉ tiêu khả năng sản suất của đàn thỏ nội là thấp nhất, kế đến là đàn thỏ NZW
không chọn lọc. Năng suất của đàn thỏ chọn lọc là cao nhất chứng tỏ qua 2 thế hệ chọn lọc
đã nâng cao các tính trạng về năng suất sinh sản của thỏ NZW nuôi tại Việt Nam.
Một điều đáng lưu ý là thỏ nội vốn được xem là dễ nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện
ngoại cảnh ở nước ta, nhưng kết quả nuôi tại trại cho thấy điều ngược lại: Tỷ lệ nuôi sống
cũng như năng suất sinh sản của thỏ nội rất thấp.
Như vậy, cần nghiên cứu thêm về quy trình nuôi dưỡng cũng như kết hợp chọn lọc thì mới
cải thiện được năng suất của thỏ nội. Có lẽ nên sử dụng thỏ nội vào công tác lai tạo để tạo
ra thỏ lai là phù hợp hơn so với hiện đang sử dung thỏ nội để sản xuất thịt.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8-2009
6
Bảng 9. Một số chỉ tiêu khả năng sản suất của các nhóm giống thỏ
Thỏ NZW
chọn lọc
Thỏ NZW
Ko chọn lọc
Thỏ nội Chỉ tiêu
n Mean n. Mean n Mean
Số thỏ cái (n) 30 - 27 - 25 -
KL phối giống lần đầu (gam) - 3076,7 - 2918,3 - 2693,6
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - 166,3 - 171,4 - 158,0
Tỷ lệ đậu thai (%) - 89,2 - 78,6 - 63,5
Số con sơ sinh sống/ổ - 5,52b - 5,12ab - 4,96a
Số con 21 ngày tuổi/ổ - 5,18c - 4,60b - 3,99a
Tỷ lệ sống 1-21ngày tuổi (%) - 93,6 - 89,7 - 80,1
Khối lượng sơ sinh (gam) 348 55,48c 296 53,62b - 50,52a
KL 21 ngày tuổi (gam) 250 282,0c 233 273,6b - 238,7a
KL 70 ngày tuổi (gam) 182 1538,5c 155 1417,9b - 1251,8a
KL sơ sinh cả ổ (gam) 95 303,2c 85 273,8b 64 250,3a
Khối lượng 21 ngày tuổi cả ổ 88 1430,6c 80 1301,0b - 955,5a
Các giá trị mang các chữ cái khác nhau (theo hàng ngang) thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Yếu tố năm sinh có ảnh hưởng đến các tính trạng khối lượng sơ sinh (KL 0), 21 ngày tuổi
(KL21), 70 ngày tuổi (KL70) và trung bình tăng khối lương/ngày từ 22-70 ngày tuổi
(TKL70).
Yếu tố dòng có ảnh hưởng đến KL70 và TKL70 (dòng đực cao hơn dòng cái). Các yếu tố
thế hệ và giới tính không có ảnh hưởng đến các tính trạng trên. Hệ số di truyền của tính
trạng KL70 là 0,27.
Qua 2 thế hệ tách dòng và chọn lọc, bước đầu đã có khác biệt về mặt di truyền tính trạng
khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi giữa các thế hệ chọn lọc (thế hệ sau cao hơn thế hệ trước)
và giữa 2 dòng (dòng đực cao hơn dòng cái).
So sánh các nhóm giống thỏ nuôi sinh sản tại trại VIGOVA, KL cơ thể của đàn thỏ nội là
thấp nhất, kế đến là đàn thỏ NZW không chọn lọc, cao nhất là đàn NZW chọn lọc.
Đề nghị
Tiếp tục chọn lọc thêm một số tính trạng sinh sản (áp dụng phương pháp BLUP) để tạo 2
dòng là thỏ đực và thỏ cái khác biệt về các đặc điểm năng suất, di truyền phục vụ tổ hợp
dòng sản xuất thỏ bố mẹ và thương phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Argente, M.J., Santacreu M.A., Climent A and Blasco A. (1999). Phenotypic and genetic parameters of birth
weight and weaning weight of rabbits born from unilaterally ovariectomized and intact does. Livestock
Production Science 57 (1999) p.159-167.
Baselga M, (2004). Genetic improvement of meat rabbits. Programmes and deffusion. Proceedings of 8th
would rabbit conference. Puebla, Mexico, Sept. 2004. P. 1-13.
DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 70 ngày tuối của thỏ ...
7
Đinh Văn Bình, (2006): Những thành tựu qua 20 năm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi thỏ.
http//66.94.231.168/search/cache. Truy cập 31/3/2006.
Garcia M.L and Baselga M, (2002). Estimation of correlated response on growth traits to selection in litter
size of rabbits using a cryopreserved control population and genetic trends. Livestock Production
Science 78 (2002). p.91-98.
Ferraz J.B.S., Eler J.P. (2000): Choice of animal models for estimation of genetic parameters of reproductive,
growth and slaughter traits of Californian and New Zealand rabbits raised under tropical conditions.
Nguyễn Kim Lin, Lý Thị Luyến, Trần Hoàng Chất, Phạm Xuân Mạnh, Đỗ Chiến Thắng và Nguyễn Thị Tới
(2006): Xác định giá trị di truyền cộng gộp và ưu thế lai về khả năng cho thịt của các tổ hợp lai giữa
thỏ New Zealand White, thỏ đen và thỏ xám. Báo cáo khoa học, hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi,
8/2006, Hà Nội. Phần Nghiên cứu về giống vật nuôi, tr.156-165.
Lý Thị Luyến, Nguyễn Kim Lin, Đinh Văn Bình, Lưu Thị Nhàn và Nguyễn Thị Tới, (2007). Đánh giá khả
năng sản xuất của 2 giống thỏ nội đen và xám Việt Nam nuôi tại trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây và bước đầu phát triển ra sản xuất tại Từ Liêm-hà Nội và Nho Quan-Ninh Bình. Báo cáo
khoa học, hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi, 8/2007. Phần Di truyền-Giống vật nuôi, tr.182-188.
Rastogi R.K., Lukefahr S.D and Lauckner F.B, (2000). Maternal heritability and repeatability for litter traits
in rabbits in a humid tropical environment. Livestock Production Science 67 (2000) p.123-128.
*Người phản biện : TS. Nguyễn Kim Lin ; PGS.TS. Nguyễn Văn Đức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học - CHON LỌC NÂNG CAO KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ 70 NGÀY TUỔI CỦA THỎ NEW ZEALAND WHITE (NZW) TẠI TRẠI THỎ GIỐNG VIGOVA - ĐỒNG NAI.pdf