Tài liệu Báo cáo ca bệnh tăng canxi máu ác tính ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng lympho: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 237
BÁO CÁO CA BỆNH TĂNG CANXI MÁU ÁC TÍNH
Ở BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI CẤP DÒNG LYMPHO
Nguyễn Hồng Sơn*, Nguyễn Lan Phương**, Vũ Đức Bình**, Nguyễn Thùy Dương**, Nguyễn Thùy Linh**
TÓM TẮT
Tăng canxi máu ác tính và tổn thương tiêu xương là những biến chứng hiếm gặp của lơ xê mi cấp dòng
lympho (ALL) ở người trường thành. Ở đây, chúng tôi báo cáo một trường hợp lần đầu tiên chúng tôi gặp với
biểu hiện lâm sàng rầm rộ của tình trạng tăng canxi máu ác tính.
Từ khóa: tăng canxi máu, tiêu xương, bệnh lơ xê mi cấp dòng lympho B
ABSTRACT
A CASE OF SEVERE HYPERCALCEMIA
IN PATIENT WITH ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA
Nguyen Hong Son, Nguyen Lan Phuong, Vu Duc Binh , Nguyen Thi Thuy Duong, Nguyen Thuy Linh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 237 - 243
Severe hypercalcemia and symptomatic osteolytic are rare complications of ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo ca bệnh tăng canxi máu ác tính ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng lympho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 237
BÁO CÁO CA BỆNH TĂNG CANXI MÁU ÁC TÍNH
Ở BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI CẤP DỊNG LYMPHO
Nguyễn Hồng Sơn*, Nguyễn Lan Phương**, Vũ Đức Bình**, Nguyễn Thùy Dương**, Nguyễn Thùy Linh**
TĨM TẮT
Tăng canxi máu ác tính và tổn thương tiêu xương là những biến chứng hiếm gặp của lơ xê mi cấp dịng
lympho (ALL) ở người trường thành. Ở đây, chúng tơi báo cáo một trường hợp lần đầu tiên chúng tơi gặp với
biểu hiện lâm sàng rầm rộ của tình trạng tăng canxi máu ác tính.
Từ khĩa: tăng canxi máu, tiêu xương, bệnh lơ xê mi cấp dịng lympho B
ABSTRACT
A CASE OF SEVERE HYPERCALCEMIA
IN PATIENT WITH ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA
Nguyen Hong Son, Nguyen Lan Phuong, Vu Duc Binh , Nguyen Thi Thuy Duong, Nguyen Thuy Linh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 237 - 243
Severe hypercalcemia and symptomatic osteolytic are rare complications of acute lymphocytic leukemia
(ALL) in adults. Here, we report a case first encountered with a frantic clinical manifestation of severe
hypercalcaemia.
Key word: hypercalcemia, osteolysis, B-cell acute lymphoblastic leukemia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng canxi máu là một rối loạn chuyển hĩa
cĩ thể đe dọa đến tính mạng với các nhĩm triệu
chứng đa dạng và khơng đặc hiệu như rối loạn
thần kinh, rối loạn tim mạch, rối loạn tiêu hĩa và
suy thận. Đây là một hội chứng hay gặp trong
các bệnh ác tính nĩi chung với 2 cơ chế chính là
tăng canxi máu thể dịch do các sản phẩm được
tiết ra từ khối u và tăng canxi máu cục bộ gây ra
bởi sự phá hủy và ly giải xương do di căn xương
quá mức. Trong chuyên khoa huyết học, tăng
canxi máu thường gặp trong bệnh đa u tủy
xương, u lympho khơng Hodgkin, rất hiếm gặp
trong lơ xê mi cấp dịng lympho (acute
lymphoblastic leukemia - ALL). ALL là bệnh
ung thư máu ác tính phổ biến nhất ở trẻ em(17),
và tăng canxi máu cấp tính trong ALL cũng
thường được mơ tả chủ yếu ở trẻ em(2,10,11,19). Ở
người trưởng thành chỉ cĩ một vài trường hợp
được báo cáo trên tồn thế giới. Chính vì thế,
chúng tơi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam,
57 tuổi tăng canxi máu ác tính với biểu hiện lâm
sàng rầm rộ về rối loạn thần kinh và suy giảm
chức năng thận trong ALL, và nhằm thảo luận
về các cơ chế tiềm ẩn cĩ thể gây ra tình trạng
này, cũng như đưa cho các bác sĩ lâm sàng cĩ cái
nhìn tổng quát để cĩ thể chẩn đốn sớm, chính
xác và tránh bỏ sĩt.
BÁO CÁO CA BỆNH
Bệnh nhân nam, 57 tuổi, phát hiện hạch cổ 2
bên từ tháng 2 năm 2018. Đến tháng 11/2018,
bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Việt Tiệp, được
sinh thiết hạch cổ chẩn đốn U lympho khơng
Hodgkin TB B với CD 20(+). BN được điều trị 4
đợt R-CHOP tại BV Việt Tiệp. Đến T4/2019, BN
thường xuyên thấy mệt mỏi, yếu hai chân, hai
tay, đáp ứng chậm, hạch cổ 2 bên khơng nhỏ lại,
điều trị tại BV Việt Tiệp khơng đỡ, chuyển Viện
Huyết học – Truyền máu Trung ương
(HHTMTW) điều trị tiếp.
BN vào viện HHTMTW ngày 09/04/2019
trong tình trạng lơ mơ, đáp ứng chậm, Glassgow
*Đại học Y Hà Nội **Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hồng Sơn ĐT:0981887871 Email: mysunshine2110@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 238
14 điểm, yếu cơ 2 chân 2 tay (cơ lực 3/5), nhưng
khơng cĩ biểu hiện thần kinh khu trú, hội chứng
màng não âm tính; cĩ biểu hiện thiếu máu với da
xanh, niêm mạch nhợt rõ; huyết áp
150/90mmHg, và nhiều hạch dọc cơ ức địn
chũm 2 bên. Triệu chứng hơ hấp rầm rộ, BN khĩ
thở nhiều, SpO2 80-85%, nhịp thở 25l/p. Xét
nghiệm ban đầu cho thấy Creatinin tăng cao
(279µmol/l). Bệnh nhân được chẩn đốn sơ bộ là
suy hơ hấp - suy thận cấp/U Lympho khơng
Hogdkin khơng đáp ứng.
Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính sọ não,
chọc hút dịch não tủy làm xét nghiệm tế bào và
hĩa sinh để đi tìm nguyên nhân gây ra các biểu
hiện rối loạn thần kinh; và các xét nghiệm này
đều cho kết luận bình thường. Bệnh nhân đã
được xử trí theo hướng suy hơ hấp và suy thận
cấp (thở oxy, truyền dịch, lợi tiểu) với đáp ứng
chậm, tình trạng rối loạn thần kinh khơng cải
thiện, mà cĩ xu hướng nặng hơn. Đến ngày
11/4/2019, BN xuất hiện thêm lơ mơ, đáp ứng
kém, rối loạn thần kinh cơ trịn (tiểu khơng tự
chủ), và được đặt sonde tiểu theo dõi. Khi xem
xét lại quá trình điều trị, chúng tơi thấy bên cạnh
suy thận, suy hơ hấp và rối loạn thần kinh bệnh
nhân cịn cĩ tình trạng tăng canxi máu ác tính
(nồng độ Canxi tồn phần (CaTP) là
4,31mmol/l). Lập tức, chúng tơi đã xử trí theo
hướng tăng canxi máu cấp tính với sự phối hợp
của 2 thuốc chính Rocalcic (Calcitonin),
Ribometa (Acid zoledronic) kết hợp
dexamethasone, truyền dịch, thì các rối loạn thần
kinh giảm rõ rệt, đồng thời nồng độ CaTP giảm
dần trong quá trình điều trị. Sau 3 ngày, các rối
loạn thần kinh đã khơng cịn, CaTP dần trở về
mức bình thường.
Bảng 1.Các xét nghiệm ban đầu của bệnh nhân (09/04/2019)
Tổng phân tích tế bào máu
- Hb 84 g/l (MCV 84,3; MCH 26,3; MCHC 312; RDW 20,9%; HCL 1,99%);
- Số lượng tiểu cầu: 144G/L;
- Số lượng bạch cầu: 10,9G/L (Tủy bào 1%; hậu tủy bào 2%; bạch cầu đũa 2%; trung tính 45%,
mơ nơ 10%, lympho 35%).
Sinh hĩa máu
Ure 21,9 mmol/l, creatinin 279 µmol/l, acid uric 820 mmol/l,
LDH 948 U/L, glucose 5,7 mmol/l, sắt huyết thanh 26,6 µmol/l, ferritin >2000.
Bilirubin tồn phần 18,1 µmol/l, AST 33 U/L, ALT 14 U/L, Albumin 35,3 g/l
Na+ 139 mmol/l, K+ 3,1 mmol/l, Cl- 96 mmol/l.
CaTP 4,31 mmol/l, Ca2+ 2,34 mmol/l.
Đơng máu Fibrinogen 5,33g/l, PT 111%, rAPTT 1,13, rTT 1,03, D-Dimer 897.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não Khơng thấy hình ảnh tổn thương xuất huyết não hay khối chèn ép.
Dịch não tủy (DTN) (10/4)
Dịch não tủy trong, khơng tìm thấy tế bào bạch cầu trong dịch.
Protein DNT 0,4, glucose DNT 3,7 mmol/l, phản ứng Pandy âm tính.
Hb: huyết sắc tố (HST); MCV: thể tích trung bình hồng cầu; MCH: lượng HST trung bình hồng cầu;
MCHC: nồng độ HST trung bình hồng cầu; RDW: sự phân bố hồng cầu theo chiều rộng; HCL: hồng cầu lưới
Hình 1. Nồng độ canxi và creatinine máu của bệnh nhân nam 57 tuổi trong quá trình theo dõi và điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 239
Bảng 2. Theo dõi lâm sàng của bệnh nhân
Diễn
biến
9/4/2019 8h00 10/4/2019 15h00 10/4/2019 11/4/2019 12/4/2019 14/4/2019
Lơ mơ, Tiếp xúc
chậm, đau đầu.
Glasgow 14 điểm
HCMN (-).
Khĩ thở, SpO2 85-
85%.
HA 150/80 mmHg.
Lơ mơ, Tiếp xúc
chậm, hết đau đầu.
HCMN (-).
Khĩ thở, SpO2
90%.
HA 160/90 mmHg.
Lơ mơ, Tiếp xúc
chậm, hết đau
đầu. HCMN (-).
Khĩ thở, SpO2
96%.
HA 160/90 mmHg.
Lơ mơ, Yếu cơ,
đau mỏi tồn thân
Tiểu khơng tự
chủ, SpO2 95%
Tỉnh, tiếp xúc cịn
chậm.
Glasgow 13 điểm
SpO2 98%.
Tiếp xúc chậm,
Sonde tiểu 2,5
lít/ngày
Glassgow 15 điểm,
Tiếp xúc tốt.
SpO2 98% (tự thở)
Đai tiểu tiện cĩ tự
chủ
CaTP 4,31
3,93-3,47 2,85 (13/4) 2,53
Xử trí
Chụp CT sọ
Thở oxy 3l/p
Nifedipin
KHC
Lợi tiểu
Truyền dịch
Allopurinol
Chọc dịch não tủy
Đặt Sonde tiểu
Rocalcic
Dexa
Ribometa
Hình 2. Hình ảnh tủy đồ vật kính x10 Hình 3. Hình ảnh tủy đồ ở vật kính x100
Hình 4.Tủy đồ (11/4). Tủy giàu tế bào (122,7 G/L), dịng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu giảm sinh.
Tăng sinh tế bào non ác tính: (77%) Nhân lớn, một số cĩ nhân chẻ, nguyên sinh chất hẹp, ưa bazơ. Dương tính
với Periodic Acid Schiff (PAS), âm tính với Peroxydase (PER) và Soudan đen (SOU). LXM cấp thể L2
Bảng 3.Các xét nghiệm theo dõi khác trong quá trình điều trị
Canxi ion
(mmol/l)
Canxi TP
(mmol/l)
Ure (mmol/l)
Creatinin
(µmol/l)
A.Uric
(mmol/l)
Na+
(mmol/l)
K+ (mmol/l) Cl- (mmol/l)
Ngày 9/4 2,43 4,31 21,9 279 820 139 3,1 96
10giờ ngày 10/4
3,93 28,5 309 815 142 2,7 91
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 240
Canxi ion
(mmol/l)
Canxi TP
(mmol/l)
Ure (mmol/l)
Creatinin
(µmol/l)
A.Uric
(mmol/l)
Na+
(mmol/l)
K+ (mmol/l) Cl- (mmol/l)
15giờ ngày 10/4
3,65
305
22giờ ngày 10/4
3,47 30,9 294 654 145 3,3 98
Ngày 13/4
2,85 27,9 266 455 145 2,9 106
Ngày 14/4
2,53 22,5 258 365 145 3,1 106
Ngày 15/4
2,26 20,6 251 325 145 3,2 109
Ngày 16/4 1,15 2,07 17 231 273 144 3,1 108
Hình 5. Kết quả Flow cytometry. Quần thể tế bào bất thường chiếm khoảng 70% tổng số tế bào, kích thước đa
dạng, độ phức tạp nhân và NSC thấp, dương tính với HLA-DR và các dấu ấn dịng lympho B như CD10,
CD79a; âm tính với các CD cịn lại . Nghĩ tới B-ALL
Hình 6. Xquang xương sọ với nhiều ổ tiêu xương (mũi tên)
BÀN LUẬN
Tăng canxi máu ác tính là hậu quả của nhiều
bệnh, đây là một cấp cứu nội khoa cĩ nguy cơ đe
dọa tính mạng. Vì vậy, chẩn đốn chính xác và
sớm là rất quan trọng để ngăn chặn các biến
chứng nặng cĩ thể xảy ra(5). Trong bệnh lý ác tính
nĩi chung, tăng canxi máu thường gặp ở những
bệnh nhân ung thư nặng và tỉ lệ được báo cáo
lên đến 30% ở tất cả những bệnh nhân ung thư;
trong chuyên ngành huyết học của chúng ta,
tăng canxi máu thường gặp trong bệnh đa u tủy
xương, u lympho khơng Hogdkin. Cơ chế tăng
canxi máu trong bệnh ác tính nĩi chung cĩ thể
chia ra làm 2 nhĩm chính đã được đưa ra(9,16,21).
Cơ chế đầu tiên, thường được gọi là tăng canxi
máu thể dịch của bệnh ác tính, đây thường là
hậu quả từ quá trình sản xuất peptid của khối u,
chủ yếu là protein liên quan đến hormone tuyến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 241
cận giáp (PTHrP), prostaglandin E2, yếu tố hoại
tử u (TNF-α)(1) và interleukin-6(22). Đây chính là
nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến tăng calci
máu ở những bệnh lý ác tính(6). Cơ chế thứ 2 là
tăng canxi máu cục bộ gây ra bởi sự phá hủy và
ly giải xương do di căn xương quá mức, thường
gặp trong đa u tủy xương và u lympho khơng
Hogdkin(6). Tăng canxi máu ác tính cĩ thể dẫn
đến các tác động đe dọa tính mạng với biểu hiện
lâm sàng rất đa dạng bao gồm rối loạn nhịp tim,
suy thận, nhiễm toan chuyển hĩa, tăng huyết áp,
mất nước, hơn mê và cuối cùng là tử vong. Các
triệu chứng của bệnh cĩ liên quan chặt chẽ với cả
sự gia tăng nồng độ và tốc độ tăng nhanh của
canxi máu. Tăng calci máu ác tính là khi nồng độ
canxi máu tồn phần >14 mg/dL, hay >3,5
mmol/l và thường luơn cĩ triệu chứng lâm sàng.
Các triệu chứng thần kinh khơng đặc hiệu bao
gồm mệt mỏi, mất trí nhớ, bồn chồn lo âu, ngủ
gà và hơn mê(20). Ở bệnh nhân này, với các đặc
điểm lâm sàng được báo cáo đặc biệt là trên
bệnh nhân chẩn đốn ung thư máu, đã gây khĩ
khăn trong quá trình chẩn đốn và điều trị bệnh.
Bệnh nhân đã được xử trí cấp cứu suy hơ hấp và
suy thận cấp song song với việc tìm các tổn
thương tại thần kinh; nhưng tình trạng rối loạn
thần kinh khơng cải thiện, mà cĩ xu hướng nặng
hơn. Sau khi xem xét lại quá trình điều trị, chúng
tơi nhận thấy bên cạnh suy thận, suy hơ hấp và
rối loạn thần kinh, bệnh nhân cịn cĩ tình trạng
tăng canxi máu ác tính.
Khi chúng tơi xử trí theo hướng tăng canxi
máu cấp tính với sự phối hợp của 2 thuốc chính
Rocalcic (Calcitonin) và Ribometa (Acid
zoledronic) kết hợp dexamethasone và truyền
dịch, thì các rối loạn thần kinh giảm rõ rệt, bệnh
nhân trở về bình thường sau 3 ngày điều trị. Để
chẩn đốn xác định tăng canxi máu ác tính cần
đo nồng độ canxi tồn phần trong huyết thanh,
nồng độ canxi ion hĩa nên được ưu tiên nếu cĩ
thể. Tăng canxi máu ác tính là 1 nguyên nhân đe
dọa tính mạng cần cần phải can thiệp ngay lập
tức để đem lại kết quả tối ưu cho những người
bệnh. Bước đầu tiên trong điều trị là bù dịch tĩnh
mạch (IV) vì bệnh nhân thường bị hạ kali máu
sâu; tăng thể tích dịch sẽ làm tăng độ thanh thải
của canxi và giảm nồng độ canxi máu. Nước
muối sinh lý (natri clorid 0,9%) thường được sử
dụng nhiều nhất(9). Tiếp theo đĩ là sử dụng
calcitonin kết hợp với bisphotphonates(15).
Calcitonin cĩ thể làm hạ canxi máu bằng cách ức
chế các nguyên bào xương, đồng thời tăng
cường bài tiết canxi qua nước tiểu, hơn nữa
thuốc cĩ tác dụng nhanh rất phù hợp khi hạ
canxi máu cấp(4). Bisphosphonates là thành phần
chính trong điều trị vì cĩ khả năng kiểm sốt
tình trạng tăng canxi máu ở hầu hết bệnh nhân
nhờ tác dụng ngăn chặn sự hủy xương, nhưng
tác dụng của thuốc chậm và cĩ thể mất từ 2 đến
3 ngày mới thấy hiệu quả(15). Trong nhĩm
bisphosphonates, thuốc axid zoledronic thường
được dùng vì nĩ cĩ thể dùng dưới dạng tĩnh
mạch và vượt trội hơn pamidronate(9,13). Lợi tiểu
quai thì khơng được khuyến cáo, và chỉ nên sử
dụng ở những bệnh nhân cĩ bằng chứng quá tải
dịch trên lâm sàng(9). Glucocorticoids cĩ ích ở
những bệnh nhân tăng canxi máu bị tác động
bởi quá trình sản xuất quá mức của calcitriol, bởi
vì glucocorticoids ức chế chuyển calcidiol thành
calcitriol. Ngồi ra cịn cĩ một số biện pháp điều
trị khác như chạy thận, kháng thể đơn dịng
(Denosumab) cũng cĩ thể sử dụng(9).
Tổn thương xương và tăng canxi máu là biểu
hiện hiếm gặp trong B-ALL ở người trưởng
thành chỉ với một vài trường hợp được báo cáo
trên tồn thế giới(3,7,8,12,18).
Bảng 4.Một số báo cáo ca bệnh về tăng canxi máu/B-ALL
Tác giả Bệnh nhân Chẩn đốn Tổn thương xương Cơ chế
Chung SW
(0)
Nam, 35 tuổi B-ALL loại Burkitt Xương hàm bên trái PTHrP tăng
Seymour
(0)
Nữ, 65 tuổi B-ALL tái phát Nhiều tổn thương xương PTHrP bình thường
15giờ ngày 10/4 Nữ, 44 tuổi B-ALL Nhiều tổn thương xương PTHrP bình thường
Kaiafa
(0)
Nam, 24 tuổi
Tiền-B ALL tái phát với
chuyển dịng
Nhiều tổn thương xương
PTHrP bình thường
PTH thấp; 1,25 (OH) D bình thường
Verma
(0)
Nữ, 27 tuổi Tiền-B ALL Nhiều tổn thương sọ Khơng cĩ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 242
Tác giả Bệnh nhân Chẩn đốn Tổn thương xương Cơ chế
Fukasawa
(0)
Nữ, 53 tuổi Tiền-B ALL Nhiều tổn thương xương
PTH thấp, PTHrP bình thường; 1,25
(OH) D thấp; TNF-alpha tăng cao; IL-6
tăng cao; thụ thể IL-2 hịa tan tăng cao
Granacher NCP
(0)
Nam, 34 tuổi Tiền-B ALL Nhiều tổn thương xương Chưa được nghiên cứu
PTH: Hormone tuyến cận giáp; PTHrP: Protein liên quan đến hormone tuyến cận giáp; 1,25(OH)D: calcitriol; TNF-
alpha: yếu tố hoại tử u; IL: Interleukin
Hầu hết các thơng tin về tăng canxi máu ác
tính và tổn thương tiêu xương liên quan đến
B-ALL đều xuất phát từ các báo cáo ở bệnh
nhi(0). Cơ chế bênh sinh của tăng canxi máu và
tiêu xương trong B-ALL chưa hồn tồn được
hiểu rõ. Hai cơ chế gây tăng canxi trong bệnh
ác tính nĩi chung đã nêu ra ở trên cĩ thể được
đặt ra trong tình huống này. Trong B-ALL,
lymphoblasts đã được chứng minh là cĩ khả
năng sản xuất ra PTHrP(10,14,19). PTHrP kích
thích tái hấp thu xương, tái hấp thu canxi ở
thận và bài tiết phosphate qua thận thơng qua
liên kết với thụ thể PTH/PTHrP. Tuy nhiên,
nồng độ PTHrP cũng cĩ thể bình thường trong
nhiều trường hợp, cho thấy tầm quan trọng
của các yếu tố khác trong quá trình này(7), nhìn
vào bảng 4 ta cũng cĩ thể thấy rõ điều này.
Ngồi ra, một nguyên nhân khách quan gây
tăng canxi máu khác cũng cĩ thể được đề cập
tới ở bệnh nhân của tơi, đĩ là do suy thận. Vì
thận là cơ quan bài tiết chủ yếu cho canxi, khi
thận bị suy cĩ thể kéo theo một lượng canxi
máu tăng lên. Đây vừa cĩ thể là cơ chế bệnh
sinh hoặc vừa cĩ thể là yếu tố nguy cơ, gĩp
phần tạo thành vịng xoắn bệnh lý trong tăng
canxi máu ở BN của chúng tơi, giả thuyết này
hồn tồn cĩ thể nghĩ tới vì bệnh nhân khi vào
viện trong tình trạng suy thận đã ở mức độ
nặng (creatin 279 µmol/l). Tuy nhiên, như đã
trình bày ở trên, khi giá trị tuyệt đối của nồng
độ canxi máu tăng cấp tính (>3,5 mmol/l) thì
chủ yếu do nguyên nhân ác tính, hơn nữa
bệnh nhân tiền sử khơng cĩ suy thận, nên
chúng ta cĩ thể nghĩ tới tình trạng suy thận ở
đây là hậu quả của tăng canxi máu ác tính và
đồng thời nĩ cũng gĩp phần làm tăng nặng
tình trạng tăng canxi máu tạo nên vịng xoắn
bệnh lý của bệnh. Trong báo cáo của chúng tơi,
PTH, calcitriol huyết thanh và các cytokine đã
khơng được xác định. Do đĩ, cơ chế gây tăng
canxi máu ác tính trong trường hợp của chúng
tơi vẫn chưa lý giải được.
KẾT LUẬN
Đây là một trường hợp rất hiếm gặp với
bằng chứng tăng canxi máu ác tính và nhiều tổn
thương tiêu xương tại xương sọ làm nổi bật lên
một biểu hiện lâm sàng cĩ thể gặp trong B-ALL.
Nhận biết và điều trị ngay lập tức chứng tăng
canxi máu ác tính là rất quan trọng vì việc chẩn
đốn chậm trễ cĩ nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Với báo cáo này, chúng tơi muốn chia sẻ cách
nhìn tổng quát và nhấn mạnh thái độ xử trí trên
một bệnh nhân ung thư máu bị tăng canxi máu
ác tính.
KIẾN NGHỊ
Bên cạnh đĩ, việc tăng canxi máu ác tính này
cĩ ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh ALL hay
khơng và ảnh hưởng như thế nào thì cần phải
một quá trình theo dõi lâu dài hơn nữa mới cĩ
thể kết luận được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antunovic P, Marisavljevic D, Kraguljac N, et al (1998). Severe
hypercalcaemia and extensive osteolytic lesions in an adult
patient with T cell acute lymphoblastic leukaemia. Med Oncol,
15(1):58–60.
2. Çelik E, Ưzdemir GN, Tüysüz G, et al (2014). A child
presenting with hypercalcemia. Turk Pediatri Ars, 49(1):81–83.
3. Chung SW, Kim S, Choi JR, et al (2011). Osteolytic mandible
presenting as an initial manifestation of an adult acute
lymphoblastic leukaemia. Int J Oral Maxillofac Surg,
40(12):1438–1440.
4. Deftos LJ and First BP (1981). Calcitonin as a drug. Ann Intern
Med, 95(2):192–197.
5. Elshafie OT and Woodhouse NJ (2010). The Diagnosis and
Management of Severe Hypercalcaemia. Sultan Qaboos Univ
Med J, 10(3):388–395.
6. Esbrit P (2001). Hypercalcemia of malignancy--new insights
into an old syndrome. Clin Lab, 47(1–2):67–71.
7. Fukasawa H, Kato A, Fujigaki Y, et al (2001). Hypercalcemia
in a patient with B-cell acute lymphoblastic leukemia: a role of
proinflammatory cytokine. Am J Med Sci, 322(2):109–112.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 243
8. Granacher NCP, Berneman ZN, Schroyens W, et al (2017).
Adult acute precursor B-cell lymphoblastic leukemia
presenting as hypercalcemia and osteolytic bone lesions.
Experimental Hematology & Oncology, 6(1):9.
9. Halfdanarson TR, Hogan WJ and Madsen BE (2017).
Emergencies in Hematology and Oncology. Mayo Clin Proc,
92(4):609–641.
10. Inukai T, Hirose K, Inaba T, et al (2007). Hypercalcemia in
childhood acute lymphoblastic leukemia: frequent implication
of parathyroid hormone-related peptide and E2A-HLF from
translocation 17;19. Leukemia, 21(2):288–296.
11. Jick S, Li L, Gastanaga VM, et al (2017). Prevalence of
hypercalcemia of malignancy among pediatric cancer patients
in the UK Clinical Practice Research Datalink database. Clin
Epidemiol, 9:339–343.
12. Kaiafa G, Perifanis V, Kakaletsis N, et al (2015).
Hypercalcemia and multiple osteolytic lesions in an adult
patient with relapsed pre-B acute lymphoblastic leukemia: a
case report. Hippokratia, 19(1):78–81.
13. Major P, Lortholary A, Hon J, et al (2001). Zoledronic acid is
superior to pamidronate in the treatment of hypercalcemia of
malignancy: a pooled analysis of two randomized, controlled
clinical trials. J Clin Oncol, 19(2):558–567.
14. Niizuma H, Fujii K, Sato A, et al (2007). PTHrP-independent
hypercalcemia with increased proinflammatory cytokines and
bone resorption in two children with CD19-negative
precursor B acute lymphoblastic leukemia. Pediatr Blood
Cancer, 49(7):990–993.
15. Ralston SH (1992). Medical management of hypercalcaemia.
Br J Clin Pharmacol, 34(1):11–20.
16. Rosner MH and Dalkin AC (2012). Onco-nephrology: the
pathophysiology and treatment of malignancy-associated
hypercalcemia. Clin J Am Soc Nephrol, 7(10):1722–1729.
17. Scholar E (2007). Acute Lymphocytic Leukemia. xPharm: The
Comprehensive Pharmacology Reference, pp.1–5. Elsevier,
New York.
18. Seymour JF and Kantarjian HM (1994). Hypercalcemia in
acute lymphoblastic leukemia. Leuk Res, 18(3):231–232.
19. Shimonodan H, Nagayama J, Nagatoshi Y, et al (2005). Acute
lymphocytic leukemia in adolescence with multiple osteolytic
lesions and hypercalcemia mediated by lymphoblast-
producing parathyroid hormone-related peptide: a case
report and review of the literature. Pediatr Blood Cancer,
45(3):333–339.
20. Sternlicht H. and Glezerman I.G. (2015). Hypercalcemia of
malignancy and new treatment options. Ther Clin Risk Manag,
11:1779–1788.
21. Stewart AF (2005). Clinical practice. Hypercalcemia associated
with cancer. N Engl J Med, 352(4):373–379.
22. Tamura T, Udagawa N, Takahashi N, et al (1993). Soluble
interleukin-6 receptor triggers osteoclast formation by
interleukin 6. Proc Natl Acad Sci USA, 90(24):11924–11928.
23. Verma SP, Dubashi B, Basu D, et al (2014). A Rare Case of
Adult Acute Lymphoblastic Leukemia Presenting with
Paraparesis and Multiple Osteolytic Lesions. Indian J Hematol
Blood Transfus, 30(Suppl 1):24–26.
Ngày nhận bài báo: 18/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_ca_benh_tang_canxi_mau_ac_tinh_o_benh_nhan_lo_xe_mi.pdf