Báo cáo bước đầu về hiệu quả lọc màng màng bụng bằng máy ở người cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất: Báo cáo 04 trường hợp

Tài liệu Báo cáo bước đầu về hiệu quả lọc màng màng bụng bằng máy ở người cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất: Báo cáo 04 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 166 BÁO CÁO BƯỚC ĐẦU VỀ HIỆU QUẢ LỌC MÀNG MÀNG BỤNG BẰNG MÁY Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT: BÁO CÁO 04 TRƯỜNG HỢP Nguyễn Bách*, Trần Văn Tiến* TÓM TẮT Mở đầu: Một trong những trở ngại lớn nhất của người cao tuổi (NCT) lọc màng bụng (LMB) ngoại trú là không thể tự thực hiện được mà cần người hỗ trợ. Trong khi đó, người nhà không có thời gian để thay dịch 04 cử/ngày và làm hằng ngày. LMB bằng máy có một số tiện lợi, đặc biệt là ở NCT nhưng chưa được áp dụng tại rộng rãi tại Việt Nam chủ yếu vì lý do kinh tế. Đến nay, cả nước chỉ có 25 bệnh nhân (BN) sử dụng máy LMB điều trị ngoại trú thuộc 05 bệnh viện. Số BN cao tuổi được LMB bằng máy cũng còn ít. Chưa có báo cáo chính thức nào đánh giá hiệu quả, sự hài lòng của BN, chi phí y tế của LMB ngoại trú bằng máy. Ca lâm sàng: Chúng tôi báo cáo kết quả điều trị bước đầu 04 BN ≥60 tuổi trước đây đã được LMB liên tục n...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo bước đầu về hiệu quả lọc màng màng bụng bằng máy ở người cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất: Báo cáo 04 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 166 BÁO CÁO BƯỚC ĐẦU VỀ HIỆU QUẢ LỌC MÀNG MÀNG BỤNG BẰNG MÁY Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT: BÁO CÁO 04 TRƯỜNG HỢP Nguyễn Bách*, Trần Văn Tiến* TÓM TẮT Mở đầu: Một trong những trở ngại lớn nhất của người cao tuổi (NCT) lọc màng bụng (LMB) ngoại trú là không thể tự thực hiện được mà cần người hỗ trợ. Trong khi đó, người nhà không có thời gian để thay dịch 04 cử/ngày và làm hằng ngày. LMB bằng máy có một số tiện lợi, đặc biệt là ở NCT nhưng chưa được áp dụng tại rộng rãi tại Việt Nam chủ yếu vì lý do kinh tế. Đến nay, cả nước chỉ có 25 bệnh nhân (BN) sử dụng máy LMB điều trị ngoại trú thuộc 05 bệnh viện. Số BN cao tuổi được LMB bằng máy cũng còn ít. Chưa có báo cáo chính thức nào đánh giá hiệu quả, sự hài lòng của BN, chi phí y tế của LMB ngoại trú bằng máy. Ca lâm sàng: Chúng tôi báo cáo kết quả điều trị bước đầu 04 BN ≥60 tuổi trước đây đã được LMB liên tục ngoại trú bằng tay sau đó theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của BN đã được chuyển sang LMB bằng máy với thời gian điều trị bằng máy ≥ 6 tháng trong khoảng thời gian 6/2015-4/2018 tại Bệnh Viện Thống Nhất với mục tiêu so sánh hiệu quả lọc các chất ure, creatinin, phosphat, PTH huyết thanh, kiểm soát dịch, chi phí điều trị, sự hài lòng BN giữa 2 giai đoạn LMB bằng tay và LMB bằng máy. Kết luận: Hiệu quả lọc các chất độc như ure, creatinin, phosphat, PTH, kiểm soát dịch của LMB bằng máy tương đương với LMB bằng tay. Tất cả các BN và người hổ trợ đều hài lòng về sự tiện lợi, tiết kiệm về thời gian, vận hành máy đơn giản dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, chi phí vật tư tiêu hao trực tiếp trong LMB bằng máy đắt gấp 2 lần so với LMB bằng tay và cần phải tự đầu tư mua máy ban đầu. Từ khoá: lọc màng bụng bằng máy, hiệu quả lọc, người cao tuổi. ABSTRACT PRIMARY OUTCOME OF AUTOMATED PERITONEAL DIALYSIS IN THE ELDERLY: CASE REPORT Nguyen Bach, Tran Van Tien. * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 164- 169. Objectives: Most elderly continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) patients need assistance to perform PD. Meanwhile, assisted person had no time to perform at least 4–5 exchanges every day. Automated Peritoneal Dialysis (APD) has been reported to have several advantages over CAPD, especially in the elderly but the proportion of patients on APD is significantly small in the developing countries because of concerns regarding increased cost. There are only 25 APD Vietnamese patients up the country and no official data regarding to effectiveness, patient compliance and expense of APD in Vietnam. Case report: we reported four elderly patients on CAPD transferred to APD treatment for more than 6 months (11/2016-3/2018) in Thong Nhat hospital to compare the effectiveness of solute clearance, ultrafiltration control between CAPD and APD, and to evaluate the patient compliance, and consumable expenses of APD. Conclusions: The primary result in Thong Nhat hospital for four elderly patients on APD showed that APD was effective in solute clearance, ultrafiltration control and patient compliance. However, APD still was costly for * Khoa Thận- Lọc máu. BV Thống Nhất Tp HCM Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: nguyenbach69@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 167 Vietnamese patients in purchase machine and consumable expenses of APD. Key words: Automated Peritoneal Dialysis (APD), solute clearance, elderly. ĐẶT VẤN ĐỀ Người cao tuổi (NCT) gặp khó khăn trong lọc màng bụng (LMB) do không thể tự thực hiện thay dịch được, người thân thì quá bận rộn về thời gian. Bên cạnh đó, tính thấm màng bụng, điều kiện sinh hoạt, vệ sinhở người cao tuổi (NCT) cũng có khác biệt so với người trẻ. LMB bằng máy có một số thuận lợi, đặc biệt là ở NCT nhưng chưa được áp dụng tại rộng rãi tại Việt Nam chủ yếu vì lý do kinh tế. LMB bằng máy lần đầu tiên được sử dụng trên thế giới vào năm 1994, đến nay đã có mặt ở 97 nước với 75,000 bệnh nhân (BN) sử dụng. LMB bằng máy được triển khai đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2004 đến nay cả nước chỉ có 23 BN người lớn và 02 BN nhi sử dụng máy LMB điều trị ngoại trú thuộc 05 bệnh viện(2). Đến nay, chưa có báo cáo chính thức nào đánh giá hiệu quả lọc các độc tố ure, sự hài lòng của BN, chi phí y tế của LMB ngoại trú bằng máy, đặc biệt là ở NCT. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thận học Châu Âu, LMB ngoại trú bằng máy nên được áp dụng cho các BN lớn tuổi, BN cần trợ giúp, màng bụng BN có tính thấm cao(9). Những thuận lợi của LMB bằng máy như chất lượng cuộc sống được cải thiện, BN hài lòng hơn, có tỉ lệ sống còn kỹ thuật cao hơn, dung nạp được thể tích trao đổi lớn hơn khi nằm nghiêng. LMB bằng máy cũng được chứng minh an toàn với tỉ lệ nhiễm trùng, thời gian sống còn và sống còn kỹ thuật tương đương LMB ngoại trú bằng tay(1,5). Từ tháng 11/2016, Bệnh viện Thống Nhất đã triển khai LMB bằng máy cho 08 BN bao gồm các ca cấp cứu (LMB sớm), LMB ngắn ngày tại nội viện và đặc biệt triển khai LMB bằng máy cho BN lớn tuổi điều trị ngoại trú. Trong thời gian chờ đợi những nghiên cứu về LMB bằng máy chuyên sâu, ở nhiều lứa tuổi với số lượng lớn BN, chúng tôi nhận thấy cần có dữ liệu cụ thể và thực tế về hiệu quả lọc, vận hành máy tại nhà, bảo trì máy, chi phí y tế trên nhóm BN này để từ đó có cơ sở đề ra kế hoạch lâu dài cho việc áp dụng LMB bằng máy tại nhà. Chúng tôi báo cáo kết quả điều trị bước đầu 04 BN ≥60 tuổi trước đây đã được LMB liên tục ngoại trú bằng tay sau đó theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của BN đã được chuyển sang LMB bằng máy với thời gian điều trị bằng máy ≥ 6 tháng (11/2016-3/2018) nhằm mục đích so sánh về hiệu quả lọc các chất độc ure, kiểm soát dịch, sự hài lòng của BN, các sự cố kỷ thuật về máy trong quá trình thực hiện và chi phí vật tư tiêu hao trực tiếp khi LMB bằng máy. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn, chỉ định LMB theo y văn. Quy trình kỹ thuật thay dịch gồm 4 bước tiêu chuẩn: Chương trình LMB ngoại trú (bằng tay): thông thường là 2 lít x 4cử thay dịch/ ngày với quy trình thay dịch chuẩn, có phòng thay dịch chuẩn đạt yêu cầu, tái khám ngoại trú mỗi 04 tuần. Kiểm soát dịch đánh giá dựa vào cân nặng hiện tại so với trọng lượng khô. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phúc mạc theo hướng dẫn Hội thẩm phân phúc mạc quốc tế(4). Tiêu chuẩn chọn lựa BN LMB bằng máy dựa theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của BN có đủ khả năng tự mua máy và có người hỗ trợ sử dụng máy sau khi được bác sĩ điều trị tư vấn kỹ. Chương trình LMB ngoại trú bằng máy: đối với màng bụng có tính thấm trung bình: 2 lít / chu kỳ X 5-7 chu kỳ trao đổi dịch/ 9-10 giờ tối, ban ngày để bụng trống. Có thể chuyển đổi với màng bụng ước đoán có tính thấm thấp: 2.5 lít/chu kỳ X 5 chu kỳ trao đổi dịch / 9-10 giờ. Đối với màng bụng ước đoán có tính thấm cao: 2.5 lít X 7 chu kỳ trao đổi dịch/ 9-10 giờ(4). Chương trình huấn luyện sử dụng máy LMB cho người chăm sóc BN: Với đặc điểm là NCT Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 168 không thể tự mình sử dụng máy LMB được và sự bận rộn thời gian của người chăm sóc BN nên khoa khuyến khích gia đình BN nên có ít nhất là có 02 người để huấn luyện sử dụng máy LMB. Tất cả người chăm sóc BN LMB được phát các tài liệu hướng dẫn sử dụng LMB bằng giấy in và video do công ty Baxter cung cấp để tự tìm hiểu trước 01 tuần. Tuần kế tiếp, một điều dưỡng thuộc nhóm LMB chuyên trách được phân công có 01 buổi huấn luyện trực tiếp vận hành máy, xử trí các báo động cho người chăm sóc BN và giải đáp thắc mắc. Tiếp đó, thực hiện LMB bằng máy tại bệnh viện trực tiếp trên BN 01 lần. Nếu điều dưỡng phụ trách BN đánh giá người chăm sóc đã thực hiện tốt thì cho làm tại nhà. Nếu chưa đạt yêu cầu sẽ huấn luyện lại đợt 2. Có liên lạc thường xuyên qua điện thoại giữa người sử dụng máy BN và nhóm điều dưỡng LMB chuyên trách để tư vấn. Các báo động của máy LMB được in ra tờ riêng dán vào phòng ngủ BN. Yêu cầu thay dịch tại phòng thay dịch (kết nối và tháo kết nối), tuyệt đối không thay dịch tại phòng ngủ, phòng sinh hoạt. Máy LMB được đặt trên xe đẩy gọn, tiện lợi trong khi di chuyển trong nhà. Các BN LMB được tái khám hằng tháng đánh giá lâm sàng về huyết áp, cân nặng, phù, cân bằng dịch, lượng dịch siêu lọc, đánh giá sự tuân thủ quy trình LMB và xét nghiệm kiểm tra công thức máu, các chỉ số sinh hóa thường quy của BN LMB. Điều chỉnh nồng độ dịch lọc, thuốc hạ áp, thuốc kích thích tạo hồng cầu, liều thuốc Insulin theo diễn tiến lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả LMB bằng máy dựa vào các chỉ số ure, creatinin, phopshat, PTH ở thời điểm sau 06 tháng sử dụng máy so với thời điểm tháng cuối cùng của LMB bằng tay. Đánh giá hài lòng BN và người nhà qua các câu hỏi thực tế: (1). Tiết kiệm thời gian thay dịch: Đối với LMB bằng máy tổng thời gian trong 1 ngày mà người chăm sóc BN bỏ ra để kết nối máy, cài đặt và tháo kết nối máy. Đối với LMB bằng tay được tính bằng tổng thời gian thay dịch cho 04 cử/ngày; (2) Khả năng tiếp cận sử dụng máy của người chăm sóc BN: được đánh giá bằng thời gian huấn luyện và đánh giá theo chủ quan của người điều dưỡng phụ trách; (3). Xử trí các báo động máy của người chăm sóc BN: được điều dưỡng LMB đánh giá theo tình huống giả định trong giai đoạn huấn luyện và đánh giá qua thực tế khi BN về LMB tại nhà. Đánh giá chi phí vật tư tiêu hao trực tiếp trong kỷ thuật LMB. Đối với LMB bằng tay, vật tư tiêu hao trực tiếp hằng ngày gồm 04 túi dịch Dieneal loại 02 L và 04 nắp đậy. Đối với LMB bằng máy, vật tư tiêu hao trực tiếp hằng ngày gồm 02 túi dịch Dieneal loại 05 L, 01 bộ dây và casset. Số liệu được thu thập từ bảng kê viện phí cụ thể của từng BN hằng tháng được lưu trữ tại phần mềm quản lý Bệnh Viện Thống Nhất. CA LÂM SÀNG Ca BN số 1 Lê Văn H, Nam, 78 tuổi, Địa chỉ: Vũng Tàu. Mã hồ sơ: 13048365. Không đái tháo đường. Thời gian LMB bằng tay: 62 tháng với loại dịch Dianeal 2L, 1.5% x2; Dianeal 2L, 2.5% x2. LMB bằng máy 13 tháng với Dieneal 5L, 1.5% x1 và Dianeal 5L 2,5% x1. Lượng nước tiểu 200-300 mL/ngày, không phù. Ăn uống, sinh hoạt tốt. Ca BN số 2 Nguyễn Văn Ch, nam, 83 tuổi, Địa chỉ: TP HCM. Mã hồ sơ: 13110247. Không đái tháo đường. Thời gian LMB bằng tay: 17 tháng với loại dịch Dianeal 2L, 1.5% x2; Dianeal 2L, 2.5% x2. LMB bằng máy 12 tháng với Dieneal 5L, 1.5% x1 và Dianeal 5L 2,5% x1. Lượng nước tiểu 500- 600 mL/ngày, không phù. Ăn uống, sinh hoạt tốt. Ca BN số 3 Trần Thuận X., nữ, 64 tuổi, Địa chỉ: TP HCM. Mã hồ sơ: 15015900. Đái tháo đường. Thời gian LMB bằng tay: 24 tháng với loại dịch Dianeal 2L, 1.5% x1; Dianeal 2L, 2.5% x3. LMB bằng máy 08 tháng với Dianeal 5L 2,5% x2. Vô niệu hoàn toàn, không phù. Ăn uống, sinh hoạt tốt. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 169 Ca BN số 4 Huỳnh Thị U., nữ, 74 tuổi, Địa chỉ: Nha Trang. Mã hồ sơ: 16921190. Đái tháo đường. Đã chạy thận nhân tạo được 02 năm và chuyển sang LMB do kiệt hết các đường mạch máu. Thời gian LMB bằng tay: 01 tháng với loại dịch Dianeal 2L, 2.5% x4/ngày. LMB bằng máy 06 tháng với Dianeal 5L 2,5% x2/ngày. Vô niệu hoàn toàn, phù. Ăn uống kém, sinh hoạt tại giường, có nhiều bệnh kèm như viêm tắt động mạch, béo phì, suy kiệt cơ thể nặng. Bảng 1. Tóm tắt một số đặc điểm của 4 bệnh nhân LMB bằng tay và 6 tháng sau khi chuyển sang LBM bằng máy BN số Kỷ thuật LMB bằng Cân nặng (kg) Phù Hb (g/dL) G S Ure S Cre P PTH S Alb 1 Tay 49 (-) 10.6 5.6 28 1030 1.0 354.8 29 Máy 49 (-) 9.3 5.2 15 1252 1.66 258.7 31 2 Tay 62 (-) 12 5.1 11 485 1.16 232 37.6 Máy 60 (-) 10.9 5.2 19 841 1.74 549 35 3 Tay 58 (-) 8.8 9.2 13 733 1.6 735 32.1 Máy 58 (-) 10.0 10.2 18.2 1057 2.58 1278 29.9 4 Tay 65 + 10.7 7.2 21 1173 1.78 272 26.5 Máy 71 ++ 11.9 5.8 24.5 919 1.31 289 28.9 Ký hiệu, viết tắt dùng trong bảng 1: G: đường máu lúc đó tính bằng mmol/L; S Ure: nồng độ Ure huyết thanh tính bằng mmol/L; S Cr: nồng độ creatinin huyết thanh tính bằng μmol/L; P: nồng độ phosphate huyết thanh tính bằng mmol/L; PTH: nồng độ Para Thyroid Hormone tính bằng pg/L; S Alb: nồng độ albumin huyết thanh tính bằng g/L. Bảng 2. Đánh giá hiệu quả LMB bằng máy sau 6 tháng (n=4) Chỉ số đánh giá LMB bằng tay LMB bằng máy sau 6 tháng p Ure huyết thanh (mmol/L) 18,25±7,80 19,18±3,95 >0,05 Cre huyết thanh (μmol/L) 855,25±307,43 1017±180,19 >0,05 P (mmol/L) 1,27±0,26 1,82±0,54 >0,05 PTH (pg/L) 402,70±227,14 593,68±474,46 >0,05 Kiểm soát dịch đạt yêu cầu, n(%) 3(75) 3(75) Viêm phúc mạc, n(%) 0(0) 0(0) Hb (g/dL) 10,53±1,31 9,45±1,39 >0,05 Bảng 3. Đánh giá về sự hài lòng bệnh nhân và chi phí y tế của LMB bằng máy (n=4) Chỉ số đánh giá LMB bằng tay LMB bằng máy Tổng thời gian thay dịch/ngày (phút) 140 60 Số lần thay dịch/ngày 04 01 Tiết kiệm thời gian, của người chăm sóc, n(%) 4(100) Khả năng tiếp cận sử dụng máy tốt, n(%) 4(100) Xử trí báo động máy tốt, n(%) 4(100) Chi phí vật tư tiêu hao trực tiếp (triệu đồng/tháng) 9,3 18,4 BÀN LUẬN Các BN LMB trong nghiên cứu này có độ tuổi cao (75±7.62). Cả 4 BN đều có tăng huyết áp và có 2/4 BN có đái tháo đường. Có 3/4 BN có thời gian LMB bằng tay khá dài trước đó, chỉ có 01 BN vừa mới LMB bằng tay được 1 tháng và chuyển sang LMB bằng máy. Có 2/4 BN vô niệu. Đánh giá về kiểm soát dịch ở BN LMB bằng máy, kết quả ở bảng 2 cho thấy có 01 BN LMB bằng tay kiểm soát dịch không tốt. Đây là trường hợp BN số 4 vô niệu hoàn toàn, tuân thủ tiết chế dịch kém và có nhiều bệnh kèm nặng, chuyển sang LMB do kiệt hết tất cả các đường mạch máu, và khả năng siêu lọc màng bụng giảm sút nặng. Sau 3 tháng LMB bằng máy có thêm 01 BN kiểm soát dịch không tốt (BN số 3) do BN vô niệu và tự ý điều chỉnh rút ngắn thời gian LMB bằng máy. Sau khi được xử trí và huấn luyện lại, kết quả sau 6 tháng tất cả các BN đã kiểm soát dịch tốt. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho chúng tôi trong quá trình huấn luyện và tái huấn luyện BN LMB cần phải sát sao và thường xuyên, liên tục hơn nữa. Người nhà BN có thể tự điều chỉnh rút ngắn bớt thời gian LMB làm cho hiệu quả lọc giảm đi. Nghiên cứu 177 BN vô niệu từ 26 trung Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 170 tâm ở Châu Âu trên 13 quốc gia, kết quả bệnh nhân vô niệu có thể duy trì sự sống thành công với LMB bằng máy(6). Về hiệu quả lọc các chất độc ure, creatinin của LMB bằng máy sau 3 và 6 tháng cho thấy không khác biệt so với LMB bằng tay trước đó. Kết quả tương tự đối với Phosphat và PTH máu trong LMB bằng máy (bảng 2). Nghiên cứu của Mehrotra và cộng sự nhấn mạnh đến hiệu quả lọc creatinin huyết thanh trong LMB. Tác giả ghi nhận ở BN LMB, creatinin cao liên quan đến nguy cơ tử vong cao do mọi nguyên nhân, nhưng lại có nguy cơ thấp hơn ở BN điều trị LMB bằng máy so với điều trị với LMB bằng tay(7). Nồng độ Hb sau 3 tháng duy trì mức ổn định (bảng 2). Không có sự khác biệt về nồng độ điện giải natri, kali huyết thanh ở 2 giai đoạn LMB bằng máy và bằng tay. Đánh giá sự thuận tiện, hài lòng bệnh nhân với LMB bằng máy dựa vào tiêu chí lâm sàng: kết quả bảng 3 cho thấy tất cả các BN và người nhà hổ trợ đều nhận thấy rằng LMB bằng máy giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người chăm sóc, có thể dễ dàng sắp xếp thời gian kết nối và tháo máy. Tất cả các người nhà BN đều chỉ cần 01 đợt huấn luyện là có thể sử dụng máy tốt nhanh, và thành thạo. Báo động về máy trong quá trình thực hiện LMB tại nhà chủ yếu do BN nằm đè lên dây làm cản trở lượng dịch vào ra. Trong các BN của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có gặp sự cố kỷ thuật trong khi sử dụng máy. Tất cả người nhà đều nhận được huấn luyện sử dụng máy và vận hành thành thạo máy. Nghiên cứu về chất lượng sống đánh giá qua chỉ số Short Form 36, EuroQoL EQ-5D tại 16 trung tâm ở Hà Lan với 37 BN LMB bằng máy, 59 BN LMB bằng tay cho thấy BN LMB bằng máy có thời gian rảnh vào ban ngày, hoạt động xã hội nhiều hơn, điểm chức năng xã hội tăng và chất lượng cuộc sống về mặt tinh thần tốt hơn(9). Chúng tôi có 01 BN bị VPM chỉ sau 02 tháng LMB bằng máy. Đây cũng BN số 4 có kiểm soát dịch kém đã trình bày ở trên. Nguyên nhân viêm phúc mạc có thể do nhiễm bẩn trong lúc thay dịch vì BN này bị hẹp nặng động mạch chi dưới khó khăn trong đi lại, chủ yếu sinh hoạt tại giường. Để phòng biến chứng viêm phúc mạc chúng tôi yêu cầu tất cả BN phải sử dụng phòng thay dịch khi kết nối và kết thúc LMB. Máy LMB sẽ được đặt trên xe nhỏ gọn gàng. Kết quả nghiên cứu của K.S. Rabindranath và cộng sự qua một phân tích gộp đa trung tâm cho thấy BN điều trị với LMB bằng máy có tỉ lệ nhiễm trùng màng bụng thấp hơn so với điều trị bằng LMB bằng tay. LMB bằng máy có liên quan đến giảm tỉ lệ viêm phúc mạc gần 40%. Điều này có thể do số lần kết nối ít hơn khi thực hiện LMB(5). Trở ngại lớn nhất của LMB ngoại trú ở NCT là cần sự hổ trợ của người nhà. Tất cả các BN trong nghiên cứu này đều kết luận rằng LMB bằng máy giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người chăm sóc và sự hài lòng của BN. Kết quả nghiên cứu của P Johan V. Povlsen và cộng sự cho thấy phương pháp LMB có trợ giúp” (Assisted APD) có thể là chọn lựa khả thi và an toàn cho BN lớn tuổi, yếu và cần người chăm sóc(8). Mặc dù LMB bằng máy có nhiều thuận lợi nhất là tiết kiệm về thời gian, tuy nhiên chi phí cao. So sánh về chi phí vật tư tiêu hao khi LMB bằng máy, chúng tôi ghi nhận rằng chi phí của LMB bằng máy cao gấp đôi so với LMB bằng tay. Người bệnh phải tự bỏ ra số tiền khá lớn so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội để mua máy ban đầu. Đây cũng là một trở ngại cho việc ứng dụng LMB rộng rãi. Ngoài ra, sẽ có nhiều vấn đề khác phát sinh trong tương lai khi triển khai LMB rộng rãi như bảo trì máy, chính sách thu hồi lại máy đã qua sử dụng khi BN không còn dùng nữa, đặc biệt là chính sách chi trả của bảo hiểm y tế cho kỷ thuật này khi số lượng bệnh nhân tăng lên. Tất cả những khía cạnh này cần được cân nhắc, tính toán của các nhà lâm sàng và các nhà hoạch định chính sách trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Trong khi đó, ở các nước phát triển như Châu Âu, sử dụng máy LMB được khuyến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 171 khích dựa theo mong muốn của BN, công ty sẽ trang bị máy cho người bệnh và bảo hiểm chi trả đầy đủ(4). KẾT LUẬN Triển khai LMB bằng máy cho 04 BN lớn tuổi ≥ 6 tháng đã được LMB bằng tay trước đó chúng tôi rút ra kết luận bước đầu như sau: hiệu quả lọc các chất độc ure, creatinin, Phosphat, PTH, kiểm soát dịch tương đương với lọc LMB bằng tay. Tất cả các BN và người hổ trợ đều hài lòng về sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Người nhà hổ trợ BN dễ dàng sử dụng máy thành thạo sau huấn luyện. Không ghi nhận sự cố kỷ thuật nào về máy trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, LMB bằng máy làm tăng chi phí vật tư tiêu hao và chi phí đầu tư mua máy ban đầu. Đây chỉ là một số nhận xét bước đầu, cần nghiên cứu trên số lượng BN lớn hơn, đa trung tâm và thời gian dài hơn để đánh giá khả năng áp dụng của LMB bằng máy trong điều kiện Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agar JW et al (2010). Home Haemodialysis in Australia. MJA, 192: 403-406. 2. Baxter data of CAPD and APD in Vietnam (2018). Số liệu nội bộ của công ty Baxter Việt Nam 3. Brown EA, Davies SJ, Rutherford P, et al (2003). EAPOS Group. Survival of functionally anuric patients on automated peritoneal dialysis: the European APD Outcome Study. J Am Soc Nephrol. 4(11):2948-57 4. Dombros N et al (2005): European Best Practise Guidelines. Nephrol Dial Transplant, doi:10.1093/ndt/gfi1120. 5. Kannaiyan S. Rabindranath, James Adams, Tariq Z. Ali et al (2007). Automated vs continuous ambulatory peritoneal dialysis: a systematic review of randomized controlled trials. Nephrol Dial Transplant, 22: 2991–2998 6. Leung CB et al (2015).: Renal Registry in Hong Kong, 3312-8510 patients, 1996 –2013. Kidney International Supplements, Volume 5, Issue 1, Pages 33–38. 7. Mehrotra R, Ravel V, Streja E et al (2015). Peritoneal equilibration test and patient outcomes. Clin J Am Soc Nephrol. 10(11):1990-2001. doi: 10.2215/CJN.03470315. 8. Povlsen JV (2010). ISPD (2004): Retrospective single-center study: 64 pts for 1.012 treatment months. 9. Wit GA. et al.(2001). A comparison of quality of life of patients on automated and continuous ambulatory. Perit Dial Int, 21(3):306-12 Ngày nhận bài báo: 10/05/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_buoc_dau_ve_hieu_qua_loc_mang_mang_bung_bang_may_o_n.pdf
Tài liệu liên quan