Tài liệu Báo cáo Bản chất và những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất: MUÏC LUÏC
Chương 1: Bản chất và những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày báo cáo tài
chính hợp nhất ................................................................................................................. 1
1.1 Bản chất BCTCHN ................................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................... 1
1.1.2 Mục đích và ý nghĩa ................................................................................................ 1
1.1.3 Hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất ................................................. 2
1.2 Những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày BCTCHN..................................... 5
1.2.1 Phạm vi hợp nhất : .................................................................................................. 5
1.2.2 Kế toán tại ngày hợp nhất .......................
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Bản chất và những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC
Chương 1: Bản chất và những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày báo cáo tài
chính hợp nhất ................................................................................................................. 1
1.1 Bản chất BCTCHN ................................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................... 1
1.1.2 Mục đích và ý nghĩa ................................................................................................ 1
1.1.3 Hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất ................................................. 2
1.2 Những nội dung cơ bản của việc lập và trình bày BCTCHN..................................... 5
1.2.1 Phạm vi hợp nhất : .................................................................................................. 5
1.2.2 Kế toán tại ngày hợp nhất ........................................................................................ 6
1.2.3 Kế toán sau ngày hợp nhất ....................................................................................... 11
Chương 2 : Thực tế việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam .... 12
2.1 Một số vấn đề của BCTCHN ................................................................................... 12
2.1.1 SPE (special purpose entities) – Các đơn vị được thành lập với mục đích đặc biệt ... 12
2.1.2 Lợi thế thương mại: ............................................................................................... 15
2.1.3 Giao dịch nội bộ ...................................................................................................... 18
2.2 Các chuẩn mực và qui định hiện hành về lập và trình bày BCTCHN tại Việt
Nam....19
2.2.1 Các chuẩn mực pháp lý đựơc ban hành tại Việt Nam ............................................... 19
2.2.2 Các qui định đầu tiên về BCTCHN tại Việt Nam ..................................................... 20
2.2.3 So sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán quốc tế
về báo cáo tài chính hợp nhất ......................................................................................... 23
2.3 Khảo sát báo cáo tài chính hợp nhất trên thực tế....................................................... 26
2.3.1 2.3.1 Sơ lược công ty FPT ...................................................................................... 26
2.3.2 Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của FPT ..................................................... 51
Chương 3 : Vận dụng chuẩn mực quốc tế để hòan thiện hệ thống BCTCHN ở các
tập đòan kinh tế Việt nam theo mô hình công ty mẹ - con ............................................ 27
3.1 - Nguyên tắc hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn
kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con ............................................................... 27
3.2 - Các giải pháp hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn
kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con ............................................................... 28
3.2.1 Xử lý lợi thế thương mại .......................................................................................... 29
3.2.2 Giao dịch nội bộ : .................................................................................................... 36
3.2.3 Xử lý các đơn vị SPE – Đơn vị thành lập mục đích đặc biệt ..................................... 43
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 43
MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng khởi sắc, tốc độ phát triển hàng năm
của Việt Nam luôn nằm trong top các nước phát triển trên thế giới. Thêm vào đó, việc gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trên con
đường hội nhập. Đứng trước cơ hội lớn đó, các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát
triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình không chỉ trong nước mà còn đầu tư
vào các quốc gia khác.
Một xu hướng kinh tế lớn trên thế giới là các tập đòan lớn sát nhập, liên kết lại với
nhau để hình thành các tập đòan đa quốc gia có nhiều lợi thế lớn trong cạnh tranh nhằm
thống trị nền kinh tế tòan cầu. Việc các công ty lớn sát nhập đã phát sinh ra nhiều vấn đề
về kế toán, tài chính. 1 trong số ấy là vấn đề báo cáo hợp nhất (consolidation). Báo cáo
hợp nhất ra đời nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích về tập đòan: nguồn
lực kinh tế do tập đòan kiểm soát, các nghĩa vụ và khả năng sinh lời.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hình
thành nên các tập đòan kinh tế lớn. Trong lĩnh vực nhà nước có tập đòan Dầu Khí Việt
Nam (PVN), tập đòan Điện Lực Việt Nam (EVN)… trong lĩnh vực tư nhân có tập đòan
Kinh Đô, Mai Linh,... các tập đòan kinh tế lớn của Việt Nam hiện nay rất cần có 1 báo
cáo hợp nhất để trình bày được tình hình hoạt động kinh doanh của tập đòan.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực
hiện báo cáo hợp nhất ( VAS 11, VAS 23, VAS 25 ) tuy nhiên nó vẫn chưa đi sâu vào hết
các khía cạnh của báo cáo hợp nhất và thiếu các dẫn chứng cụ thể. Các doanh nghiệp tuy
đã có những bước đầu tìm hiểu và làm báo cáo hợp nhất, tuy nhiên do chúng ta còn thiếu
kinh nghiệm và kiến thức để có thể thực hiện 1 BCHN hòan chỉnh.
Do đó công trình nghiên cứu này nhằm mục đích khái quát lại BCHN, tìm ra giải
pháp và hứơng dẫn doanh nghiệp có thể định hứơng và thực hiện theo đúng chuẩn mực
Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì hạn hẹp về thời gian nghiên cứu nên công
trình này chỉ giới hạn nghiên cứu ở loại hình công ty mẹ-con (subsidiary), không đi sâu
vào các công cụ tài chính trong hoạt động đầu tư.
Chương 1:
BẢN CHẤT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP VÀ
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1.1 Bản chất báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN)
1.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào doanh nghiệp khác để
được chia lợi nhuận hay thực hiện những chiến lược kinh doanh của mình. Ở một mức độ
đầu tư nhất định, doanh nghiêp đầu tư có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt
động của doanh nghiệp nhận đầu tư, khi đó doanh nghiệp đầu tư được gọi là đã nắm
quyền kiểm soát. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát trở thành công ty mẹ và doanh
nghiệp nhận đầu tư trở thành công ty con. Lúc này, một tập đoàn đã hình thành.
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như
báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo
cáo tài chính thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con.
1.1.2 Mục đích và ý nghĩa
Về mặt pháp lý, công ty mẹ và các công ty con hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi công
ty là một đơn vị kế toán và có báo cáo riêng của mình. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của
công ty mẹ không cung cấp cho người đọc đủ các thông tin cần thiết về các công ty con
để có một sự đánh giá tin cậy về hoạt động của tòan tập đòan. Mục đích của báo cáo tài
chính hợp nhất là báo cáo tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của tập đòan như một
đơn vị kinh doanh duy nhất, trong đó phản ảnh toàn bộ tài sản do tập đoàn kiểm soát và
các nghĩa vụ đi kèm cũng như doanh thu và lợi nhuận mà tập đoàn đã thực hiện đối với
bên ngoài.
Vì vậy, báo cáo tài chính hợp nhất rất quan trọng cho việc phân tích tình hoạt động
kinh doanh của tập đòan. Thiếu báo cáo tài chính hợp nhất, người sử dụng sẽ không có
các thông tin hữu ích về nguồn lực mà tập đoàn đang nắm giữ, cơ cấu tài chính của tập
đoàn cũng như khả năng sinh lợi thực sự của tập đoàn. Cụ thể là:
Tài sản và cơ cấu tài sản của các công ty con. Qua đó, người đọc đánh giá được
các nguồn lực kinh tế của tập đoàn và khả năng quản lý chúng.
Các khoản nợ mà các công ty con đang gánh chịu, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn. Thông tin này rất quan trọng cho việc đánh giá tình trạng tài chính và khả năng
thanh toán của tập đoàn.
Doanh thu và lợi nhuận đạt được của toàn bộ tập đoàn. Đây là những điều người
đọc cần quan tâm để hiểu được quy mô kinh doanh, tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc
sử dụng vốn của tập đoàn.
Kết quả hoạt động của các công ty con trong quá khứ đóng góp vào lợi nhuận
chưa phân phối của tập đoàn.
Ngoài ra, với cách hợp nhất để trình bày toàn bộ tình hình tài chính và kết quả hoạt
động như một doanh nghiệp duy nhất, tất cả các công nợ và giao dịch nội bộ trong tập
đoàn đều bị loại bỏ, giúp người đọc báo cáo tài chính không bị đánh giá sai lệch do
những quan hệ nội bộ và thiếu khách quan giữa các thành viên trong tập đoàn.
1.1.3 Hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất
1.1.3.1 Định nghĩa hợp nhất kinh doanh
Hợp nhất kinh doanh là việc tập hợp các doanh nghiệp riêng biệt thành 1 đơn vị báo
cáo và việc ấy đã dẫn đến hình thành 1 đơn vị nắm được quyền kiểm soát của 1 hay nhiều
đơn vị kinh doanh khác. Tuy nhiên, nếu 1 đơn vị nắm quyền kiểm soát của một hay
nhiều đơn vị khác hoạt động không nhằm mục đích kinh doanh thì việc hợp nhất các đơn
vị này không phải là hơp nhất kinh doanh
Có nhiều nguyên nhân để các công ty hợp nhất kinh doanh: vì mục đích kinh doanh,
kết hợp thương hiệu của các công ty thành viên... Ở nhiều quốc gia, pháp luật ban hành,
kết quả họat động kinh doanh của nhóm phải được trình bày tổng thể, thể hiện được kết
quả hoạt động kinh doanh của nhóm các công ty. Tuy nhiên, thật không đơn giản khi tập
hợp tất cả kết quả kinh doanh của các công ty trong cùng 1 nhóm lại với nhau vì mỗi
công ty đều có đặc điểm kinh doanh khác nhau, thời gian báo cáo khác nhau, tình hình
kinh doanh khác nhau
1.1.3.2 Mối quan hệ giữa hợp nhất kinh doanh và BCTCHN
Hợp nhất kinh doanh là điểm khởi đầu của 1 quá trình hợp nhất kinh doanh, kế toán
hợp nhất kinh doanh chính là việc tập hợp và xử lý các báo cáo tài chính riêng của các
công ty thành viên để hình thành ra báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất. Hợp nhất
kinh doanh thông qua báo cáo tài chính hợp nhất để cung cấp cho người đọc các thông tin
cần thiết để có thể đánh giá đựơc toàn bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh của
tập đòan. Các vấn đề, nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hợp nhất sẽ đựơc trình bày rõ
ràng và đầy đủ trên báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các vấn đề như lợi thế thương
mại, chênh lệch giá trị sổ sách và giá trị hợp lý ... Ngoài ra, các hình thức hợp nhất kinh
doanh khác nhau sẽ dẫn đến những phương pháp xử lý khác nhau trên báo cáo tài chính
hợp nhất sau này. Qua đó chúng ta thấy rằng giữa hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài
chính hợp nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.3.3 Các hình thức hợp nhất kinh doanh :
Sáp nhập :Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào 1 công ty khác bằng cách
chuyển tòan bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập ( A + B = B) hoặc (A + B = A )
Sáp nhập do mua tài sản là phương pháp theo đó công ty mua bỏ vốn ra để mua toàn
bộ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty khác để có thể kiểm soát được khả năng ra
quyết định ở công ty đó. Tỷ lệ kiểm soát ở mỗi quốc gia mỗi khác, ở Việt Nam tỷ lệ này
là 75%, trong trường hợp Điêu Lệ công ty quy định mức thấp hơn (tối thiểu là 65%) thì
áp dụng mức đó. Sau khi kết thúc quá trình chuyển nhượng, thì công ty được mua sẽ
chấm dứt họat động ( do bị sáp nhập ) hoặc trở thành 1 công ty con của công ty mua. Khi
trở thành công ty con của công ty mua thì thương hiệu cũ nếu vẫn còn giá trị trên thị
trường thì vẫn có thể được giữ lại như là 1 thương hiệu độc lập hoặc sẽ kết hợp với
thương hiệu của công ty mua để ra 1 sự nhãn hiệu mới
Vi dụ :
Năm 2000, Tập đòan BP đã mua lại 100% cổ phần của công ty Castrol Burmah
nhưng vẫn giữ lại các thương hiệu. Việc hợp nhất này giúp các thương hiệu của BP và
Castrol ngày càng phổ biến rộng rãi hơn trên thị trường.
Hợp nhất :là 2 hoặc một số công ty có thể cùng hợp nhất thành lập1 công ty mới,
bằng cách chuyển tòan bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp
nhất. ( A+B=C ) hoặc ( B + A = C )
Đây là một lối giao dịch có tính cách hợp tác thân hữu theo đó công ty mới thu nhận
được tất cả những ưu điểm và tinh hoa của cả hai hay nhiều công ty cũ để kết hợp hoạt
động với nhau để tạo hiệu năng cao và khả năng đạt được thành tích tốt hơn hẳn các công
ty cũ trước khi hợp nhất. Ưu điểm của hình thức hợp nhất là các nghiệp vụ, giao dịch cũ
đều được gia nhập vào thương vụ mới với cùng một vị thế ngang nhau. Hợp nhất có đặc
điểm khác biệt là các công ty hợp nhất có thể cùng tồn tại và hòa hợp hoạt động với nhau
mà không có đơn vị nào bị xóa sổ, chúng hoạt động kinh doanh thông thường nhưng sẽ
được công ty mới quản lý về mặt tài chính
Thí dụ : Vào năm 2004, 2 chuỗi cửa hàng bán lẻ Kmart và Sears thực hiện việc hợp
nhất với tổng giá trị 11 tỉ USD hình thành nên chuỗi cửa hàng bán lẻ với tên mới là Sears
Holding. Các chuỗi cửa hàng của Kmart và Sears vẫn hoạt động kinh doanh bình thường
nhưng các hoạt động tài chính sẽ do công ty Sears Holding nắm. Mặc dù công ty mới
mang tên Sears nhưng công ty Kmart mới chính là người kiểm soát công ty Sears
Holding, do thành phần ban quản trị đa phần là của công ty Kmart nên công ty Kmart
được xác định là bên mua trong trường hợp hợp nhất này
Cổ đông đa số (takeover) là hình thức kiểm soát công ty mới bằng cách mua cổ phần
của công ty bị kiểm soát. Theo phương cách này thì công ty kiểm soát sẽ thu thập số
lượng cổ phiếu cần thiết để kiểm soát công ty từ những nhà đầu tư khác đang sở hữu cổ
phiếu, đây là hình thức hợp nhất mà 2 công ty mẹ và con cùng tồn tại và hoạt động song
song với nhau (A + B = A + B), mối quan hệ mẹ con có thể thay đổi khi số lượng cổ
phiếu kiểm soát của các bên thay đổi.
Hình thức ‘cổ đông đa số ‘ không cần đến sự chấp thuận của hội đồng quản trị mới
kiểm soát được công ty. Văn kiện cần thiết để chuyển chủ quyền chỉ cần các chứng chỉ cổ
phiếu, hợp đồng, hay bất cứ một hình thức giấy tờ nào mà thành phần thứ ba đòi hỏi mà
thôi. Có rất nhiều vấn đề rắc rối trong việc tiếp thu. Thành phần 'cổ đông đa số” mới vẫn
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những món nợ xẩy ra từ đời sở hữu chủ cũ trước
khi mua.Thành phần 'cổ đông thiểu số' có quyền không nhượng bộ và tiếp tục nắm giữ
các chức vụ cũ trong công ty có thể gây cản trở cho công ty chiếm đa số kiểm soát các
vấn đề trong công ty mẹ
Ví dụ : 12/05/2005, Malcolm Glazer đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát
đội bóng Manchester United. Quá trình kiểm soát công ty Red Football Ltd của Malcolm
đựơc thể hiện như sau :
Malcolm bắt đầu sở hữu cổ phần của đội bóng vào năm 2003, với số lượng 3,17%,
20/10/2003 ông tiếp tục nâng quỳên sở hữu của mình lên 8,93%, vào ngày 29/11 ông đã
sở hữu đựơc 15% đôi bóng. 12/02/2004, quyền sở hữu nâng lên 16,31%. Vào tháng
06/2004. ông đã đạt được 19% nhưng vẫn chưa phải là cổ đông lớn nhất sở hữu đội bóng.
Vào ngày 12/05/2005, ông đạt đựơc thỏa thuận với 2 cổ đông J.P.McManus và John
Magnier để mua 28,7% cổ phần của đội bóng và đã giúp ông ta trở thành cổ đông lớn
nhất của đội bóng với 57% cổ phần của đội bóng.
1.2 Những nội dung cơ bản của kế toán hợp nhất kinh doanh
1.2.1 Phạm vi áp dụng chuẩn mực về hợp nhất kinh doanh
Theo VAS 11, báo cáo tài chính hợp nhất không đựơc sủ dụng trong các trường hợp
sau :
”Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt
động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh”
Báo cáo tài chính hợp nhất được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo của công ty
mẹ và con, công ty mẹ là công ty nắm quỳên kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt
động của công ty con. Trong khi đó, hình thức liên doanh là 1 thỏa thuận bằng hợp đồng
của hai hay nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này đựơc đồng
kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh, điều ấy có nghĩa là sẽ không có bên riêng lẻ
nào có quỳên kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của tập đòan mà sẽ là các
bên góp vốn liên doanh.Bên cạnh đó, hình thức liên doanh chịu sự chi phối của chuẩn
mực góp vốn liên doanh, không còn nằm trong phạm vi sử dụng của chuẩn mực báo cáo
tài chính hợp nhất Do đó, báo cáo tài chính hợp nhất sẽ không áp dụng đựơc đối với
trừơng hợp này
“Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh
doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung”
Theo VAS 11, hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt
động kinh doanh chịu sự kiểm soát chung là hợp nhất kinh doanh, trong đó tất cả các
doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất chịu sự kiểm soát lâu dài
bởi cùng một bên hoặc nhiều bên kể cả trước hoặc sau khi hợp nhất kinh doanh, sự kiểm
soát này là dài hạn.
Trong phần trình bày định nghĩa về hợp nhất kinh doanh, các doanh nghiệp hợp nhất
với nhau hình thành 1 đơn vị nắm quyền kiểm soát 1 hay nhiều đơn vị khác. Sự kiểm soát
này chính là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để
đạt được lợi ích từ các hoạt động ấy, quyền kiểm soát này dựa trên mối quan hệ kiểm soát
trực tiếp hay gián tiếp và không bị giới hạn kiểm soát bởi 1 đơn vị đồng kiểm soát khác
theo thỏa thuận của hợp đồng.Thêm vào đó, định nghĩa về quyền kiểm soát còn có nghĩa
là kiểm soát 1 đơn vị khác mà không kể đến phạm vi kiểm soát của bên thiểu số trong đơn
vị đó. Do đó, trường hợp này bị không nằm trong phạm vi áp dụng của chuẩn mực
“Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ”
“Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt
động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông
qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu”
Theo VAS 11, Doanh nghiệp tương hỗ là doanh nghiệp không thuộc quyền sở hữu
của nhà đầu tư nhưng mang lại chi phí thấp hơn hoặc các lợi ích kinh tế khác trực tiếp hay
theo tỷ lệ cho những người có quyền hoặc những người tham gia, như công ty bảo hiểm
tương hỗ hoặc đơn vị hợp tác tương hỗ. Do đó, ở doanh nghiệp tương hỗ, chúng ta không
thể xác định quyền sở hữu của các bên tham gia hợp nhất, do đó sẽ không thể xác định
giá trị hợp nhất theo phương pháp giá vốn.
Tương tự, trong trường hợp hợp nhất kinh doanh các doanh nghiệp riêng biệt hoặc
các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo
thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu, phương pháp mua cũng
không thích hợp trong trường hợp này
1.2.2 Kế toán tại ngày hợp nhất
Tại ngày hợp nhất, báo cáo tài chính của 2 bên sẽ được hợp nhất lần đầu tiên, có 2
phương pháp đựơc áp dụng trong việc hợp nhất báo cáo tài chính: phương pháp cộng khi
hợp nhất các lợi ích hoặc phương pháp mua khi hợp nhất do mua bán doanh nghiệp
Phương pháp cộng : thừơng đựơc sử dụng trong các trường hợp hợp nhất các lợi ích,
phương pháp này sử dụng giá trị ghi sổ của các doanh nghiệp khi hợp nhất. Phương pháp
cộng ngang là phương pháp đựơc sử dụng thường xuyên khi hợp nhất vì nó sử dụng đơn
giản dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí
Phương pháp mua : thừơng đựơc sử dụng trong các trường hợp hợp nhất do mua bán
doanh nghiệp, phương pháp này sử dụng giá trị hợp lý ( giá trị thị trường ) tại ngày hợp
nhất, điều này sẽ giúp thể hiện chính xác giá trị của các bên khi hợp nhất dựa trên giá trị
thị trường vào thời điểm hợp nhất, tuy nhiên sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để có thể ứng
dụng chính xác phương pháp này
Trong nội dung trứơc đây của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 22, mặc dù đã hạn chế
phạm vi hợp nhất kinh doanh sử dụng phương pháp cộng ngang nhưng theo các nhà phân
tích và người sử dụng báo cáo tài chính đã đề cập rằng, sử dụng 2 phương pháp kế toán
cho việc hợp nhất kinh doanh sẽ làm giảm tính so sánh của báo cáo tài chính do 2 phương
pháp này sẽ cho ra kết quả khác nhau, chúng không thể so sánh cho nhau cho cùng 1
trừơng hợp hợp nhất kinh doanh, bên cạnh đó, việc sử dụng mỗi phương pháp lại cho kết
quả khác nhau, do đó người lập sẽ sử dụng phương pháp nào mang lại kết quả tôt nhất,
điều này sẽ làm cho báo cáo hợp nhất của tập đòan sẽ không chính xác do số liệu đã đựơc
xử lý để kết quả hoạt động kinh doanh tốt đẹp hơn. Đứng trứơc vấn đề này, hội đồng biên
soạn các chuẩn mực kế toán quốc tế đã nghiên cứu và tìm hiểu nhằm chọn ra 1 phương
pháp tối ưu để sử dụng khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
1.2.2.1 Hạn chế của phương pháp cộng ngang :
Trong quá khứ, phương pháp cộng ngang đối với các trừơng hợp hợp nhất các lợi ích
đã tập trung vào các trừơng hợp hợp nhất các đơn vị sáp nhập lợi ích lại với nhau vì trong
những trừơng hợp như vậy lợi ích quỳên sở hữu vẫn đựơc duy trì, không có khoản vốn
mới nào đựơc đầu tư và không có tài sản nào đựơc cung cấp, giá trị tài sản và nợ phải trả
của các đơn vị hợp nhất sẽ dựa trên giá trị sổ sách trước khi hợp nhất và sẽ không có giá
trị bổ sung được ghi nhận trong quá trình hợp nhất ( giá trị chênh lệch giữa giá trị sổ sách
và gia trị thị trường tại thời điểm hợp nhất ), lợi ích của quyền sở hữu sau khi hợp nhất tỷ
lệ tương ứng với phần trứơc khi hợp nhất và các trường hợp như vậy đựơc thành lập
nhầm mục đích thống nhất chiến lược hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế đã không đồng ý với những ý kiến này và cho rằng
mặc dù vấn đề hợp nhất bị ảnh hưởng bởi sự trao đổi các công cụ vốn dẫn đến việc duy
trì các lợi ích của người sở hữu, thì các lợi ích này sẽ thay đổi theo kết quả của sự hợp
nhất. Theo kết quả hợp nhất, những người sở hữu các đơn vị hợp nhất có lợi tức trên giá
trị còn lại của tài sản trong đơn vị hợp nhất. Thông tin cung cấp bởi phương pháp cộng
ngang sẽ không thể hiện đựơc điều này và do đó nó sẽ làm giảm đi độ chính xác, bởi vì
giá trị của các tài sản và nợ phải trả sẽ ghi nhận theo giá sổ sách trứơc khi hợp nhất hơn là
giá trị hợp lý tại ngày hợp nhất, do đó người sử dụng báo cáo tài chính của các đơn vị hợp
nhất sẽ không thể đánh giá hợp lý bản chất, thời gian và qui mô của dòng tiền trong
tương lai đựơc mong đợi tăng lên từ các đơn vị hợp nhất. Hơn thế nữa, một số ý kiến
không chấp nhận rằng bản chất của vấn đề đã được trình bày (quỳên lợi của vốn cổ đông
trong trừơng hợp sáp nhập ) nên được thể hiện bằng cách xác định vốn và tài sản của
doanh nghiệp hợp nhất
Phương pháp cộng ngang chỉ thể hiện chính xác việc sáp nhập như là giao dịch giữa
những người sở hữu các công ty hợp nhất hơn là giữa các công ty hợp nhất và các nhà
kinh tế đã phản đối điều này và cho rằng hợp nhất là liên quan đến bản thân các công ty
hợp nhất, chỉ có các công ty hợp nhất. không phải là những người sở hữu, tham gia vào
các quá trình cần thiết để đi đến hợp nhất, mặc dù hiển nhiên rằng chính những người sở
hữu mới là người tham gia và chấp thuận giao dịch.
Một trong những nhiệm vụ chính của báo cáo tài chính là thể hiện sự giải trình một
cách đáng tin cậy về quản lý tài sản. Phương pháp cộng ngang là trừơng hợp ngoại lệ đối
với các nguyên tắc chung rằng các giao dịch trao đổi đựơc ghi nhận theo giá trị hợp lý
cho các tài sản đựơc trao đổi. Bởi vì nó bỏ qua giá trị đựơc trao đổi trong hợp nhất kinh
doanh, do đó thông tin đựơc cung cấp bởi phương pháp cộng ngang không thể hiện đựơc
trách nhiệm quản lý đối với các khỏan đầu tư trong quá khứ và cả trong tương lai. Bên
cạnh đó, việc sử dụng phương pháp cộng ngang có thể làm sai lệch doanh thu của các bên
tham gia hợp nhất vì nó không đánh giá lại giá trị hợp lý các nguồn lực kinh tế của các
bên tham gia hợp nhất.
Chính vì những lý do trên, phương pháp cộng ngang đã không còn được sử dụng rộng
rãi trên thế giới từ năm 2001 nữa. Thay vào đó, phương pháp mua đang được sử dụng
rộng rãi hơn vì tính hợp lý của nó
1.2.2.2 Nội dung của phương pháp mua :
Theo VAS 11, các bản báo cáo tài chính được ghi nhận theo phương pháp mua, đây là
phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, phương pháp này phù hợp với phương pháp hạch
toán của nguyên tắc giá gốc. Hiện nay, phương pháp mua đang đựơc sử dụng rộng rãi và
phù hợp với xu hướng trên thế giới, khi IFRS 3 ra đời thay cho ISA 22 – Chuấn mực kế
toán quốc tế về hợp nhất kinh doanh thì phương pháp mua là phương pháp duy nhất được
sử dụng sau khi đã lọai bỏ phương pháp cộng ngang .
Phương pháp mua xem xét việc hợp nhất kinh doanh trên quan điểm là doanh nghiệp
thôn tính các doanh nghiệp khác được xác định là bên mua. Bên mua mua tài sản thuần
và ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu, kể
cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó.
Việc xác định giá trị tài sản và nợ phải trả của bên mua không bị ảnh hưởng bởi giao
dịch hợp nhất cũng như không một tài sản hay nợ phải trả thêm nào của bên mua được
ghi nhận là kết quả từ giao dịch do chúng không phải là đối tượng của giao dịch này
Áp dụng phương pháp mua gồm các bước sau:
Xác định bên mua : trong mọi trường hợp nhất kinh doanh, bên mua cần phải đựơc
xác định, bên mua là bên bỏ tiền hay tài sản của mình ra để giành được quỳên kiểm soát
các hoạt động ở doanh nghiệp bị mua
Quyền kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh
nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Một doanh
nghiệp tham gia hợp nhất sẽ được coi là nắm được quyền kiểm soát của doanh nghiệp
tham gia hợp nhất khác khi doanh nghiệp đó nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
công ty con của mình trên 50% quyền biểu quyết của doanh nghiệp khác trừ khi quyền sở
hữu đó không gắn liền quyền kiểm soát hoặc có các qui định khác trong doanh nghiệp.
Trong trường hợp, bên mua không nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của doanh nghiệp
tham gia hợp nhất thì họ vẫn có được quyền kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp
nhất nếu :
- Quyền lớn hơn 50% quyền biểu quyết của doanh nghiệp kia nhờ có một thoả thuận
với các nhà đầu tư khác;
- Quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp khác theo
một qui chế hay một thoả thuận;
- Quyền bổ nhiệm, bãi miễn đa số thành viên Hội đồng quản trị (hoặc một bộ phận
quản lý tương đương) của doanh nghiệp khác; hoặc
- Quyền bỏ phiếu quyết định trong các cuộc họp Hội đồng quản trị (hoặc bộ phận
quản lý tương đương) của doanh nghiệp khác.
Một số trường hợp khó xác định được bên mua thì việc xác định bên mua có thể dựa
vào các biểu hiện sau :
- Nếu giá trị hợp lý của một doanh nghiệp tham gia hợp nhất lớn hơn nhiều so với giá
trị hợp lý của các doanh nghiệp khác cùng tham gia hợp nhất thì doanh nghiệp có giá trị
hợp lý lớn hơn thường được coi là bên mua;
- Nếu hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc trao đổi các công cụ vốn thông
thường có quyền biểu quyết để đổi lấy tiền hoặc các tài sản khác thì doanh nghiệp bỏ tiền
hoặc tài sản khác ra thường được coi là bên mua;
- Nếu hợp nhất kinh doanh mà ban lãnh đạo của một trong các doanh nghiệp tham gia
hợp nhất có quyền chi phối việc bổ nhiệm các thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp
hình thành từ hợp nhất kinh doanh thì doanh nghiệp tham gia hợp nhất có ban lãnh đạo có
quyền chi phối đó thường là bên mua.
Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh :
Bên mua xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bằng cách tổng hợp giá trị hợp lý của
các tài sản đựơc đem trao đổi, các khoản nợ phát sinh, các công cụ vốn do bên mua phát
hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc
hợp nhất kinh doanh. Giá trị hợp lý của toàn bộ tài sản đựơc xác định tại ngày hợp nhất
khi bên hợp nhất đạt được quỳên kiểm soát đối với bên bị hợp nhất. Tuy nhiên, trong
trừơng hợp hợp nhất kinh doanh chưa thanh toán hết tại ngày hợp nhất mà sẽ đựơc thanh
toán vào một hoặc nhiều ngày sau khi hợp nhất, thì bên hợp nhất sẽ tính tổng tài chính
tích lũy dựa trên tỉ lệ chi phí vốn trong báo cáo thu nhập sau khi hợp nhất và đưa vào giá
trị còn lại của khỏan hõan lại (như là 1 khỏan nợ) trong bảng cân đối của nó sau khi hợp
nhất. Giá phí hợp nhất kinh doanh còn bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc
hợp nhất kinh doanh, như chi phí trả cho kiểm toán viên, tư vấn pháp lý, thẩm định viên
về giá và các nhà tư vấn khác về thực hiện hợp nhất kinh doanh. Các chi phí quản lý
chung và các chi phí khác không liên quan trực tiếp đến một giao dịch hợp nhất kinh
doanh cụ thể thì không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh, mà được ghi nhận là
chi phí trong kỳ phát sinh.
Một số trừơng hợp xác định giá phí hợp nhất kinh doanh :
- Khi hợp nhất kinh doanh, bên mua có thể phát hành các công cụ vốn để trao đổi
quyền kiểm soát ở bên bị mua, giá trị hợp lý của các công cụ vốn này sẽ đựơc xác định
theo giá trị thị trừơng. Trong một số trừơng hợp, giá trị thị trừơng của công cụ vốn có thể
bị xác định không đáng tin cậy khi nó đựơc giao dịch trên 1 thị trừơng nhỏ, ít nghiệp vụ
giao dịch, lúc này người mua sẽ sử dụng 1 số phương pháp ứơc tính khác.
- Khi điều chỉnh lại giá trị hợp lý của các tài sản của công ty bị hợp nhất, tổng giá trị
của các khỏan điều chỉnh sẽ đựơc đưa vào giá trị còn lại của tại sản khi xuất hiện trên trên
sổ của công ty con và toàn bộ số tổng sẽ được bao hàm trong bảng cân đối hợp nhất .Số
tổng của các khoản điều chỉnh cũng được gộp vào lợi thế thương mại. Đôi khi, công ty
con sẽ đánh giá lại tài sản của mình theo giá trị hợp lý trong bảng báo cáo tài chính của
mình trước báo cáo tài chính hợp nhất để thuận lợi cho việc hợp nhất. Đôi khi, công ty
con sẽ đánh giá giá trị của các tài sản của mình theo giá mà công ty mẹ mua công ty con
thay vì theo giá gốc của công ty con. Giá mua của công ty mẹ sẽ được thể hiện ở trong
bảng báo cáo tài chính của công ty con. Khi tính toán lại các khỏan điều chỉnh liên quan
đến việc khấu hao các tài sản dài hạn, kĩ thuật trên vẫn sẽ được sử dụng nhưng có một
vấn đề phức tạp hơn, trong trừơng hợp sau ngày hợp nhất kinh doanh, khấu hao của tài
sản đựơc mua phải được dựa trên giá trị hợp lý của nó, trong khi đó, ở báo cáo tài chính
riêng của công ty con thì khấu hao dựa trên giá trị còn lại của tài sản. Báo cáo tài chính
hợp nhất sẽ phải sử dụng bút toán điều chỉnh giá trị khấu hao tài sản. Giá trị có thể đựơc
tính toán dựa trên thời gian hữu ích hay còn gọi là thời gian còn lại của tài sản tại ngày
hợp nhất. Tổng các khỏan điều chỉnh ( giả sử giá trị hợp lý lớn hơn giá trị còn lại ) sẽ làm
giảm lợi nhuận của công ty con sau khi hợp nhất ( có thể ảnh hửơng đến quỳên lợi cổ
đông tối thiểu ) và giá trị còn lại của tài sản
- Hàng tồn kho cũng có thể đựơc điều chỉnh theo giá trị hợp lý, nguyên vật liệu hay
những bõ phận mua kèm theo thường đựơc đánh giá theo giá trị thay thế , sản phẩm hoàn
thành thì đánh giá theo giá trị thuần trừ đi các khỏan lợi nhuận định mức
- Các khỏan nợ cũng có thể điều chỉnh theo giá trị hợp lý, điều này có thể đơn giản
khi xác định lại các khỏan nợ mà công ty chưa ghi nhận hay các khỏan nợ do đánh giá lại
theo giá trị hợp lý do có sự thay đổi về lãi suất
- Bên cạnh đó, các khỏan nợ tiềm tàng của các công ty con cũng cần phải đựơc xác
định lại và phải ứơc tính nó 1 cách đáng tin cậy, những khoản như vậy thì không đựơc
ghi nhận trong báo cáo tài chính của công ty con mà chỉ có thể ghi chú lại các khoản này
trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản được mua, nợ phải trả cũng
như những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu
Tại ngày mua, bên mua phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh bằng việc ghi nhận theo
giá trị hợp lý tại ngày mua các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng
của bên bị mua nếu thoả mãn tiêu chuẩn sau (trừ các tài sản dài hạn)
a) Nếu là tài sản cố định hữu hình, thì phải chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong
tương lai cho bên mua và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy.
b) Nếu là nợ phải trả có thể xác định được (không phải là nợ tiềm tàng), thì phải chắc
chắn rằng doanh nghiệp phải chi trả từ các nguồn lực của mình để thanh toán nghĩa vụ
hiện tại và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy.
c) Nếu là tài sản cố định vô hình và nợ tiềm tàng thì giá trị hợp lý của nó có thể xác
định được một cách tin cậy.
1.2.3 Kế toán sau ngày hợp nhất :
Hàng năm, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, người lập sẽ dựa trên cơ sở cộng từng
dòng tương ứng với nhau và thực hiện các loại trừ cần thiết như : loại trừ các giao dịch
nội bộ ( loại trừ giao dịch bán hàng nội bộ, các khoản đầu tư nội bộ, các khoản thuế phát
sinh từ các giao dịch nội bộ ... ), tách biệt lợi ích cổ đông thiểu số, phân bổ hoặc đánh giá
lại lợi thế thương mại.
Khi thoả thuận hợp nhất kinh doanh cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh
tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai, bên mua phải điều chỉnh vào giá phí hợp nhất
kinh doanh tại ngày mua nếu khoản điều chỉnh đó có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị
điều chỉnh có thể xác định được một cách đáng tin cậy
Thoả thuận hợp nhất kinh doanh có thể cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh
doanh khi xảy ra một hoặc nhiều sự kiện trong tương lai. Ví dụ, khoản điều chỉnh này có
thể phụ thuộc vào việc duy trì hay đạt được một mức độ lợi nhuận nhất định trong tương
lai hay phụ thuộc vào giá thị trường của các công cụ đã phát hành và đang được duy trì
Thông thường, có thể ước tính được giá trị cần điều chỉnh ngay tại thời điểm ghi nhận
ban đầu giao dịch hợp nhất kinh doanh 1 cách đáng tin cậy, nếu trong tương lai các sự
kiện không xảy ra hoặc có biến động điều chỉnh thì giá chi phí hợp nhất kinh doanh cũng
cần phải điều chỉnh
CHƯƠNG 2 :
THỰC TẾ VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT TẠI VIỆT NAM
2.1 Một số vấn đề của BCTCHN
2.1.1 SPE (special purpose entities) – Các đơn vị được thành lập với mục đích
đặc biệt
SPE là các doanh nghiệp hợp pháp đựơc thành lập với các mục đích đặc biệt (loại
bỏ các rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản, mục đích thuế hoặc các rủi ro thông thừơng) và
đựơc sử dụng trong phạm vi rộng lớn ở thị trừơng vốn, .SPE có thể là tập đòan, tổ chức
tín dụng hay công ty hợp danh, các đơn vị SPE về bản chất họat động như 1 “nhà kho” để
lưu trữ tài sản của tập đòan và đôi khi phát hành chứng khoán trên thị trừơng. SPE đựơc
nhắc đến nhiều nhất kể từ vụ sụp đổ của tập đòan năng lượng Enron.
SPE có thể đựơc sở hữu bởi 1 hay nhiều đơn vị và quỳên kiểm soát đơn vị dựa trên
tỉ lệ góp vốn của các đơn vị đầu tư. SPE có thể không bị sở hữu bởi đơn vị sáng lập, điều
này có thể giúp cho đơn vị sáng lập có thể chuyển các rủi ro cho các công ty SPE. SPE
không có quyền và khả năng tham gia vào các hoạt động của tập đòan mà chỉ gói gọn
trong phạm vi mà nó đựơc giao.
2.1.1.1 Mục đích thành lập SPE:
- Chứng khoán : SPE thừơng đựơc sử dụng cho các khỏan vay vốn chứng khoán.
Ví dụ, một ngân hàng muốn phát hành chứng khoán dựa vào những khỏan thế chấp. Tuy
nhiên, các khỏang vay nợ này đòi hỏi phải đựơc tách biệt ra khỏi các nghĩa vụ khác của
ngân hàng, điều này dẫn đến việc thành lập SPE và sau đó chuyển các khỏan vay vốn đó
từ ngân hàng đến SPE
- Bảo vệ các nhà đầu tư : các nhà đầu tư thừơng không muốn chia sẻ quá nhiều rủi
ro với các đơn vị mình đầu tư, họ chỉ sẵn sàng chịu 1 mức độ rủi ro nhất định với các
khoản mục đầu tư của mình, do đó, SPE đựơc thành lập nhằm mục đích bảo vệ các nhà
đầu tư từ các vụ phá sản hoặc các sự kiện ảnh hứởng đến khả năng tài chính của đơn vị
đầu tư
- Chia sẻ rủi ro : Tuy nhiên, một số các tập đòan kinh tế lớn vẫn có thể sử dụng
SPE để hợp thức hóa việc loại trừ các rủi ro trọng yếu của công ty mẹ và chia sẻ rủi ro
này cho các nhà đầu tư khác. Họ thành lập các đơn vị SPE và chuyển phần lớn rủi ro,
gánh nặng tài chính cho các đơn vị này, đây là 1 hoạt động che giấu các nhà đầu tư để đạt
đựơc mục đích của các đơn vị
- Lý do cạnh tranh : Khi Intel và Hewlett-Packard bắt đầu phát triển vi xử lý IA-
64, họ thành lập SPE để sở hữu các công nghệ hiện đại của vi xử lý mới, điều này dùng
để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh như AMD có cơ hội xâm nhập vào từ các thỏa thuận tồn
tại trước đó
- Giả mạo báo cáo tài chính : SPE đựơc sử dụng trong các kế hoạch xây dựng phức
tạp để có thể tránh đựơc các khỏan thuế hoặc mục đích làm giả các báo cáo tài chính, ví
dụ như Enron đã dùng cách này để đạt đựơc mục tiêu thứ hai.
- Tài sản đầu tư : Các quốc gia có tỉ lệ thuế khác nhau cho các khoản doanh thu từ
việc bán các khỏan đầu tư và doanh thu từ việc bán tài sản. Vì mục tiêu thuế, các tập
đòan có thể để các tài sản đựơc sở hữu bởi SPE sau đó các đơn vị này có thể bị bán hoặc
mua lại như là 1 khỏan đầu tư hơn là mua lại tài sản, điều này có hiệu quả trong việc
chuyển đổi doanh thu từ việc bán các tài sản sang doanh thu từ các việc bán các khỏan
đầu tư cho mục tiêu thuế
2.1.1.2 Sự sụp đổ của Enron :
Trong suốt những năm cuối thập niên 90, Enron phát triển một cách nhanh chóng
và đã bước vào những lĩnh vực mà nó tin rằng phù hợp với những kế hoạch kinh doanh
của mình : mua và phát triển các xí nghiêp, cơ sở năng lượng và sau đó sẽ mở rộng các
cơ sở ấy bằng việc xây dựng các đơn vị kinh doanh hoặc bán lẻ xung quanh cơ sở ấy.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1996 đến 1998, xấp xỉ 60% doanh thu của Enron đến từ các
lĩnh vực mà Enron không hoạt động 10 năm trước và trong đó khoảng 30-40% được thu
từ các lĩnh vực mà Enron không hoạt động trong 5 năm trước.
Sự phát triển vượt bậc này xuất phát từ vốn đầu tư khổng lồ ban đầu mà người ta
không hi vọng sẽ thu được khoản doanh thu quan trọng trong ngắn hạn. Trong khi Enron
tin rằng những khoản đầu tư sẽ có lợi ích qua 1 khoản thời gian nhất định thì các khoản
đầu từ này tạo ra 1 áp lực tức thì nghiêm trọng đến bảng cân đối của Enron. Enron đã
gánh 1 khoản nợ nghiêm trọng, họ tìm cách bổ sung các khoản đầu tư bằng cách phát
hành các công cụ nợ, tuy nhiên, điều này thật khó thực hiện vì dòng tiền trong những năm
trước có thể không đủ để phục vụ các khoản nợ và tạo áp lực đối với tỉ lệ tín dụng của
Enron. Việc duy trì tỉ lệ tín dụng của Enron trong đầu tư là điểm mấu chốt quan trọng đối
với công tác quản lý trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Thêm vào đó, việc bổ sung
các khoản đầu tư bằng vốn bổ sung cũng thiếu thuyết phục do khoản đầu tư trong những
năm đầu có thể không đủ để có thể tránh được sự sụt giảm cổ tức.
Một cách xử lý khả thi đối với vấn đề tài chính này là thu hút các nhà đầu tư bên
ngoài sẵn sàng tham gia đầu tư vào Enron để giúp Enron có thể năng tiếp tục các khoản
đầu tư đầy rủi ro mà Enron tin rằng nó có thể được quản lý 1 cách hiệu quả. Những
khoản đầu tư từ Enron và các nhà đầu tư khác đã hình thành các đơn vị riêng lẻ. Các đơn
vị này có thể vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính khác, tuy nhiên, trong vài trường hợp
vay vốn đòi hỏi có sự đảm bảo từ Enron.
Cách tính toán của Enron đối với các đơn vị này là vấn đề đối với các quy luật kế
toán rằng các đơn vị này được hợp nhất toàn bộ (bao gồm các tài sản và các khoản nợ của
nó) với bảng cân đối của Enron hay chỉ được xem xét như 1 khoản đầu tư của Enron. Các
nhà quản trị Enron thì xử lỳ ngoài bảng cân đối bởi vì điều này sẽ giúp cho Enron hấp
dẫn các nhà đầu tư hơn bởi các chỉ số ước tính tài chính bởi các nhà phân tích của Wall
Street đối với các báo cáo tài chính của Enron. Enron đã tham gia nhiều giao dịch mà nó
được xử lý ngoài bảng cân đối, một số là các công ty liên doanh, còn lại là các đơn vị
SPE.
Từ những năm 1990 đến 2001, Enron sử dụng các đơn vị SPE trong nhiều lĩnh vực
kinh doanh của họ, trong giai đoạn ấy. có nhiều giao dịch cho thuê tài sản giả tạo, trong
đó có liên quan đến giao dịch bán tài sản cố định cho các SPE và sau đó thuê lại tài sản
đó ( ví dụ như trụ sở chính của Enron tại Houston), giao dịch bán các tài sản tài chính cho
SPE, bán cho các đơn vị đầu tư cổ phiếu có của Enron và hợp đồng để nhận lại cổ phiếu,
và trao đổi các tài sản cho các đơn vị có vốn hạn chế từ bên ngoài. Chính vì những gian
lận tài chính đựơc che đậy bởi các đơn vị SPE đã dẫn đến sự sụp đổ 1 trong những tập
đòan năng lựơng hàng đầu thế giới và đã dẫn đến yêu cầu đòi hỏi phải có 1 khái niệm rõ
ràng về SPE để tránh lập lại sai lầm của Enron
Vấn đề SPE tại Việt Nam
2.1.2 Lợi thế thương mại :
Là phần chênh lệch giữa giá vốn đầu tư vào công ty con lớn hơn giá trị tài sản ròng
của công ty con theo giá trị hợp lí.Việc xử lý lợi thế thương mại thay đổi theo thời gian,
hiện nay chúng ta biết có 4 cách xử lý đối lợi thế thương mại :
- Phương pháp loại trừ ngay (write off) : là phương pháp đầu tiên đựơc sử dụng
khi xử lý lợi thế thương mại, theo phương pháp này, lợi thế thương mại sẽ đựơc loại trừ
ngay ở phần nguồn vốn của chủ sở hữu, thông thừơng là lợi nhuận giữ lại. Những người
ủng hộ phương pháp này lập luận rằng vốn hóa và phân bổ là tùy ý và sẽ đánh giá thấp
thu nhập của đơn vị. Do đó, cách xử lý tốt nhất là lọai trừ lợi thế thương mại ngay lập tức
ra khỏi lợi nhuận giữ lại, từ đó lợi thế thương mại sẽ không có khả năng phân bổ và giá
trị của nó sẽ bị lọai trừ ra khỏi bảng cân đối kế toán
Bên cạnh đó, một số ngừơi khác lại cho rằng lợi thế thương mại thì không thể
ứơc lựơng đựơc và không thể xác định giá trị tương lai hợp lý. Họ khẳng định rằng để
duy trì đựơc các lợi ích của lợi thế thương mại thì công ty vẫn phải tiếp tục hoạt động
kinh doanh. Thêm vào đó, nó trở nên khó khăn để tách lợi thế thương mại mới mua đựơc
ra khỏi lợi thế thương mại trứơc đó. Họ cũng tranh luận rằng, theo giả thiết thị trừơng
hiệu quả, các nhà đầu tư trừ lợi thế thương mại trong tổng tài sản trong phân tích của họ
Dù vậy, loại trừ lợi thế thương mại ngay cũng có khuyết điểm đó là nó có thể
dẫn đến sự bóp méo kết quả khi người ta cho tài sản hữu hình bị đánh giá thấp để lợi thế
thế thương mại được đánh giá cao hơn. Kết quả này sẽ làm cho giá trị khấu hao của tài
sản cố định bị đánh giá thấp, điều này sẽ làm cho doanh thu của đơn vị tăng lên. Mặc dù
vậy, phương pháp này vẫn đựơc sử dụng vì nó là phương pháp dễ dàng nhất và chấp nhân
rộng rãi nhất dù nó hòan tòan đúng
- Phương pháp vốn hóa không khấu hao: đựơc biết đến lần đầu tiên vào năm
1944, theo đó người ta cho rằng lợi thế thương mại nên đựơc xem như 1 tài sản cố định
vô hình. Tuy nhiên, phương pháp này cũng vấp phải 1 số khó khăn trong việc xác định
lợi thế thương mại vì rất khó để có thể xác định đựơc giá trị chính xác để vốn hóa. Đôi
khi giá trị lợi thế thương mại có thể bị hiểu sai khi bao hàm các tài sản khác không tạo ra
lợi thế thương mại và các khỏan nợ của đơn vị bị mua. Phương pháp vốn hóa không khấu
hao sẽ tạo ra những con số tuyệt vời trong báo cáo tài chính. Đơn vị ghi nhận tài sản mà
không khấu hao tài sản theo thời gian sẽ tạo ra những tài sản, vốn chủ sỡ hữu thậm chí
doanh thu của đơn vị có giá trị lớn. Lý do người ta ủng hộ phương pháp này là do nó
đựơc lập luận dựa trên khái niệm rằng lợi thế thương mại không sụt giảm giá trị. Ban
quản trị xuất sắc, thương hiệu lớn và uy tín, nhân viên giỏi không hề sụt giảm về giá trị
mà làm tăng thêm giá trị. Định kì, người ta sẽ đánh giá lại lợi thế thương mại, nếu có sự
sụt giảm về lợi thế thương mại, người ta sẽ trừ phần tương ứng vào doanh thu hoặc nguồn
vốn chủ sở hữu. Lợi thế thương mại đựơc xem như 1 khỏan đầu tư và tồn tại trong bảng
cân đối mà không bị khấu hao.
- Phương pháp vốn hóa có khấu hao : Lợi thế thương mại tồn tại mà không bị giới
hạn về thời gian và không đựơc sử dụng hay tiêu thụ trong họat động kinh doanh thì sẽ
làm giảm đi độ tin cậy đối báo cáo tài chính đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, do đó, người ta cho rằng cần phải phân bổ lợi thế thương mại dựa trên thời gian
hữu ích của nó, điều này sẽ giúp cho tài khỏan lợi thế thương mại nhỏ hơn so với phương
pháp vốn hóa không khấu hao và báo cáo tài chính sẽ đáng tin cậy hơn. Phương pháp vốn
hóa có khấu hao áp dụng công thức phân bổ theo đừơng thẳng dựa trên thời gian hữu ích
của tài sản, nếu như tài sản vẫn chưa xác định đựơc thời gian hữu ích, thông thường
người ta sẽ sử dụng 1 giới hạn thời gian đối với các tài sản, tùy mỗi quốc gia mà phương
pháp này có 1 giới hạn thời gian khác nhau.
- Phương pháp đánh giá lại tài sản : phương pháp vốn hóa có khấu hao tuy đã
hạn chế phần nào các mặt yếu kém của 2 phương pháp lọai trừ ngay và vốn hóa không
khấu hao nhưng bản thân nó cũng gặp 1 số điểm yếu kém như thời gian hữu dụng của tài
sản không thể ứơc tính chính xác. Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại là việc phân
bổ giá trị lợi thế thương mại dựa trên thời gian hữu ích của tài sản đó mang lại, phương
pháp này phù hợp với việc tiếp cận các tài sản cố định hữu hình hay vô hình khác mà
không có thời gian hữu ích đựơc xác định rõ ràng
Lợi thế thương mại của tài sản được mua được xem là 1 chỉ tiêu trên trong báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, nó sẽ tồn tại theo thời gian hữu dụng của tài sản, do đó
lợi thế thương mại nếu không được phân bổ thì nó sẽ làm cho các số liệu của báo cáo tài
chính sai lệch so với thực tế đặc biệt đối với báo cáo lợi nhuận của công ty.Mặc khác nếu
lợi thế thương mại không được tính toán phân bổ thì giá trị của nó có thể sẽ được tổng
hợp với các lợi thế thương mại khác trong nội bộ doanh nghiệp đây là điều bất hợp lý, do
đó phương pháp phân bổ sẽ giúp loại trừ lợi thế thương mại trong thời gian hữu dụng của
tài sản và đảm bảo rằng việc tổng hợp các lợi thế thương mại khác trong công ty không
xảy ra đồng thời giúp xác định chính xác lợi nhuận trên báo cáo tài chính hợp nhất
Thời gian hữu ích của tài sản mua được phát sinh lợi thế thương mại không
thể dự đoán 1 cách tin cậy được cũng như cách thức tính toán lợi thế thương mại không
thể chính xác tuyệt đối được. Do đó, phân bổ dựa trên 1 giai đọan nhất định là giải pháp
thực tế đối với vấn đề phức tạp này.
Ví dụ : Công ty A quyết định mua tòan bộ cổ phần công ty B. Công ty B có giá trị sổ
sách là 12.000 VND 1 cổ phiếu nhưng giá trị giao dịch của nó là 30.000VND và công ty
B có tất cả là 100.000 cổ phiếu giao dịch. Do đó nếu công ty A muốn mua toàn bộ cổ
phần của công ty B thì A phải trả 3.000.000.000 VND.
Giá trị sổ sách công ty B là 1.200.000.000VND và công ty A đã trả 3.000.000.000
VND, ở đây xuất hiện 1 khoản chênh lệch là 1.800.000.000 đây là lợi thế thương mại mà
A có được khi mua công ty B. Theo qui định đòi hỏi rằng lợi thế thương mại này sẽ phải
được phân bổ trong tối đa 10 năm, giả sử doanh nghiệp xác định thời gian phân bổ lớn
hơn 10 năm thì thì mỗi năm công ty A sẽ phải phân bổ 1/10 giá trị lợi thế thương mại
tương ứng phần lợi nhuận của công ty A, và khi hết 10 năm qui định thì lợi thế thương
mại sẽ phải phân bổ hết
Giả sử trong năm khi công A và B đã hợp nhất phát sinh 1 khỏan lợi nhuận là
1.150.000.000 VND, lợi thế thương mại phân bổ sẽ làm giảm lợi nhuận 180.000.000
VND. Vậy lợi nhuận trên báo cáo thu nhập chỉ còn lại là 970.000.000VND.
Nhận xét :
Thời gian hữu dụng của tài sản phát sinh lợi thế thương mại và cách tính toán giảm
trừ giá trị lợi thế thương mại nói chung không thể ứơc tính chính xác được, nhưng sự
phân bổ của lợi thế thương mại lại dựa trên những sự ứơc tính như vậy. Kết quả là giá trị
lợi thế thương mại sẽ đựơc phân bổ trong bất kì khoản thời gian nào mà doanh nghiệp tự
ứơc tính thời gian hữu dụng của tài sản và đôi khi các tài sản không thể ứơc tính được
thời gian hữu ích ( ví dụ như : nhãn hiệu, uy tín với khách hàng, công nghệ … )nhưng lại
bị giới hạn trong 1 khoản thời gian qui định, do đó, các giá trị được phân bổ chỉ là 1 giá
trị ứơc tính tùy ý trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản. Vì vậy, phân bổ lợi thế
thương mại cung cấp thông tin rất hạn chế cho ngừơi sử dụng báo cáo tài chính
Phương pháp kế toán xử lý lợi thế thương mại là 1 trong những khía cạnh gai góc
nhất của báo cáo tài chính. Vấn đề ở đây là xác định bản chất của lợi thế thương mại, một
việc hầu như không thể đánh giá chính xác được. Do đó rất khó có thể tìm ra 1 phương
pháp chính xác để xác định được mức tiêu hao của lợi thế thương mại.
Lợi thế thương mại theo các chuẩn mực Việt Nam ban hành đựơc phát sinh khi hợp
nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước
tính thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác
định được một cách riêng biệt. Lợi thế thương mại sẽ đựơc phân bổ dựa trên thời gian
hữu ích của tài sản đó và thời gian đó không được quá 10 năm
2.1.3 Giao dịch nội bộ :
Là các giao dịch kinh doanh giữa các đơn vị trực thuộc cùng 1 tập đòan, vì các mục
tiêu kinh doanh, các đơn vị thực hiện giao dịch kinh doanh mà không loại trừ ra khỏi báo
cáo tài chính hợp nhất, điều này sẽ ảnh hửơng nghiêm trọng đến độ chính xác của báo
cáo tài chính hợp nhất gây ra nhận định sai lầm từ các nhà đầu tư, phân tích
Các giao dịch nội bộ thông thường :
- Hàng hóa giao dịch nội bộ vẫn còn ở kho
- Hàng hóa giao dịch nội bộ đã bán ra ngoài
+ Hàng tồn kho đã đựơc xử lý hết
+ Hàng tồn kho được xử lý từng phần
+ Hàng tồn qua năm sau
- Giao dịch nội bộ tài sản dài hạn
- Giao dịch nội bộ chuyển đổi từ hàng tồn kho sang tài sản dài hạn
- Giao dịch nội bộ do cung cấp dịch vụ
- Trường hợp giao dịch nội bộ lien quan đến lợi ích cổ đông thiểu số
- Lợi tức trong nội bộ tập đòan
+ Lợi tức đựơc thông báo trong kì này nhưng chưa trả
+ Lợi tức đựơc thông báo trong kì và đã được trả
+ Lợi tức được trả bằng cổ phiếu quĩ
- Giao dịch nội bộ về vay mượn trong tập đòan
+ Trái phiếu được mua vào ngày phát hành
+ Trái phiếu được mua ở thị trừơng tự do
+ Trái phiếu đáo hạn
- Đầu tư nội bộ
Một trong các mục đích chính của báo cáo tài chính hợp nhất là thể hiện kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con của nó như là 1 đơn vị duy nhất.
Trong quá trình hoạt động, đôi lúc, các công ty trong cùng 1 tập đoàn có thể thực hiện
giao dịch mua hoặc bán tài sản, hàng hóa, đi vay hoặc cho vay với nhau, các báo cáo tài
chính riêng của mỗi công ty trong tập đòan phải thể hiện đựơc sự ảnh hưởng của các giao
dịch đối với tài sản, nợ hoặc lãi lỗ được ghi nhận.
Đặc điểm trong báo cáo tài chính hợp nhất là 1 công ty thành viên trong tập đòan
không thể tự giao dịch với chính nó và không có lợi nhuận từ các giao dịch nội bộ vì các
tình huống trên có thể do yếu tố chủ quan của doanh nghiệp sẽ làm sai lệch báo cáo tài
chính hợp nhất của tập đòan.Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn có các báo cáo tài
chính hợp nhất trình bày giao dịch nội bộ. Đây vẫn còn là 1 hạn chế còn tồn tại trong các
báo cáo tài chính hợp nhất.
Hiện nay, thông tư 161 ban hành ngày 31/12/2007 đã góp phần hòan chỉnh và định
hướng các xử lý đối với các giao dịch bán hàng nội bộ, tuy nhiên vẫn còn 1 số giao dịch
chưa đựơc đề cập trong thông tư 161. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi sẽ
đề cập đến 1 số khía cạnh khác của giao dịch nội bộ
2.2 Các chuẩn mực và qui định hiện hành về lập và trình bày BCTCHN tại Việt
Nam
2.2.1 Các chuẩn mực pháp lý đựơc ban hành tại Việt Nam :
Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp các đối tựơng sử dụng thông tin báo cáo
tài chính hợp ích và đảm bảo các thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất đáp ứng đựơc
các nhu cầu thông tin kế toán, các quốc gia trên thế giới đều có thiết lập cho riêng mình 1
hệ thống pháp lý kế toán đặc thù cho từng quốc gia về lập và trình bày báo cáo tài chính
hợp nhất của tập đòan tại quốc gia của mình. Do xu hướng phát triển của mỗi quốc gia
mỗi khác, tình hình biến động thế giới mỗi thời kì mỗi khác, do đó hệ thống pháp lý kế
toán về lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được hình thành trong từng giai đoạn
phát triển và không ngừng đựơc hòan thiện
Hiện nay, theo văn bản pháp lý kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất của Việt
Nam, thì chúng ta có 2 chuẩn mực hiện đang có hiệu lực : VAS 25 - “Báo cáo tài chính
hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và VAS 11 – “Hợp nhất kinh doanh”.
Bên cạnh đó còn có 1 số thông tư đựơc ban hành như : Thông tư 23/2005/TT-BTC và gần
đây nhất, Bộ Tài Chính mới vừa công bố thông tư 161/2007/TT-BTC - Hướng dẫn thực
hiện mười sáu(16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC
ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số
234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hứơng dẫn việc xử lý
các giao dịch có liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất
2.2.2 Các qui định đầu tiên về báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam
Những yêu cầu đầu tiên về báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam lần đầu tiên xuất
hiện đựơc gắn với thị trường chứng khóan tập trung trong Quyết định số 79/2000/QĐ -
UBCK ngày 29/12/2000 ban hành Qui chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và
giao dịch chứng khoán. Khái niệm báo cáo tài chính hợp nhất lúc này còn mang tính chất
rất manh nha, chưa chính thức và chưa có tính bắt buộc. Tại Điều 32 Khoản 3 của
QĐ79/2000/QĐ - UBCK qui định:
“Tổ chức niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn cổ phần của một tổ chức khác, hoặc
50% trở lên vốn cổ phần của tổ chức niêm yết được nắm giữ bởi một tổ chức khác, thì
báo cáo tài chính phải gồm cả báo cáo tài chính của các tổ chức đó.”
Qua phần trình bày trên, đối tượng được yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất lúc
bấy giờ là các công ty mẹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh. Điều này hoàn toàn hợp với xu hướng chung trên thế giới và xuất phát từ lợi
ích của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất vẫn chưa qui định cụ thể
cách thức lập và trình bày như thế nào trong các văn bản pháp lí về kế toán.
- Khái niệm báo cáo tài chính hợp nhất được đề cập cụ thể hơn tại TT57/2004/TT -
BTC ngày 17/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán. Tại Mục 1.4.1 của Thông tư này qui định:
“Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn cổ phần, vốn góp
của một tổ chức khác hoặc tổ chức khác nắm giữ 50% trở lên vốn cổ phần, vốn góp của
tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết thì nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính
hàng năm, 06 tháng, quý phải có nội dung của một trong các báo cáo sau:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất; hoặc:
+ Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và báo cáo tài chính của
tổ chức sở hữu hoặc nhận vốn góp; hoặc:
+ Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và báo cáo tài chính của
tổ chức nắm giữ.”
Các yêu cầu về lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Luật số 03/2003/QH11ngày
17/06/2003 về Luật Kế toán. Tại Điều 30 Khoản 2 qui định:
“Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính
hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp
trên.”
Qui định này được hướng dẫn tại Điều 16 của Nghị định 129/2004/ND - CP ngày
31/5/2004 - Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh, như sau:
“ - Đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc, thì ngoài việc phải lập báo cáo
tài chính của đơn vị kế toán đó còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài
chính hợp nhất;
- Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo qui
định của Bộ Tài chính;
- Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc
phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán
quý và cuối kỳ kế toán năm; “
Theo qui định của Luật Kế toán thì báo cáo tài chính hợp nhất đã không còn giới hạn
trong phạm vi các tổ chức niêm yết và phát hành chứng khoán trên thị trường chứng
khoán tập trung mà đã được mở rộng về các đối tượng lập.Tuy nhiên, cụ thể việc lập và
trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện như thế nào lại phải cần đến một
chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất và hướng dẫn kế toán chuẩn mực đó.
Do vậy, việc hình thành hệ thống pháp lí về báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam
được tiếp tục cho đến khi xuất hiện chuẩn mực kế toán 25
Về qui định liên quan kế toán hợp nhất kinh doanh: Tại Việt Nam, từ khi chế độ kế
toán đầu tiên ban hành theo QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 áp dụng cho
doanh nghiệp nói chung, sau đó có QĐ số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và QĐ
số 144/2001/QĐ - BTC ngày 21/12/2001 về chế độ kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đến cuối năm 2004, chưa có một chế độ kế toán nào điều chỉnh các giao dịch
liên quan đến hợp nhất kinh doanh. Chế độ kế toán Việt Nam qua các thời kỳ chỉ đề cập
đến các giao dịch liên quan đến hoạt động liên doanh. Khi Chuẩn mực số 04 “Tài sản vô
hình” ban hành ngày 31/12/2001 có đề cập đến lợi thế kinh doanh và bất lợi kinh doanh
do hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp nhưng lại không đề cập đến phương pháp
hạch toán.
Thông tư ngày 26/6/2002 đưa ra các bút toán kế toán áp dụng cho việc hợp nhất, sáp
nhập doanh nghiệp và các bút toán ghi nhận lợi thế kinh doanh, bất lợi kinh doanh nhưng
không chỉ rõ phương pháp xác định và phương pháp khấu hao. Hơn nữa, Thông tư này
chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nếu
diễn ra các hình thức mua bán, sáp nhập, tổ chức lại doanh nghiệp thì vận dụng Thông tư
55 và các chế độ tài chính liên quan để hạch toán. Các văn bản đó đã được đề cập trong
phần thực trạng hoạt động hợp nhất kinh doanh của Việt Nam, ngoài ra có thể kể đến một
số văn bản khác như:
- Quyết định số 06/2005/QĐ/BTC ngày 18/1/2005 về việc ban hành qui chế tính giá
tài sản, hàng hoá, dịch vụ
- Quyết định số 24/2005/QĐ/BTC ngày 18/4/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn
thẩm định giá Việt Nam
- Thông tư 35/2005/TT/BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao
tài sản Nhà nước để bán đấu giá
- Thông tư 72/2005/TT/BTC ngày 01/9/2005 hướng dẫn xây dựng Qui chế quản lí tài
chính của Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ - công ty con”
- Nghị định số 69/2002/NĐ/CP ngày 12/7/2002 về quản lí và xử lí nợ tồn đọng đối
với doanh nghiệp nhà nước
- Nghị định 80/2005/NĐ/CP ngày 22/6/2005 về giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê
công ty Nhà nước
- Nghị định 199/2004 ngày 03/12/2004 ban hành qui chế quản lí tài chính của công ty
nhà nước và quản lí vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác…
Xung quanh các vấn đề về kế toán hợp nhất kinh doanh, một yêu cầu về lập báo cáo
tài chính hợp nhất xuất hiện đầu tiên tại một văn bản pháp lí về thị trường chứng khoán
(QĐ 79/2000/QĐ/UBCK ngày 29/12/2000 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc
ban hành qui chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán). Tuy
nhiên yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với các công ty niêm yết vẫn chưa thật
sự cụ thể cho đến khi khái niệm “Báo cáo tài chính hợp nhất” chính thức được đề cập tại
Thông tư số 57/2004/TT - BTC ngày 17/06/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn NĐ
144/2003 ngày 28/11/2003 về chế độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Bên
cạnh đó, các qui định pháp lí kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam đã bắt
đầu hình thành và đang từng bước được hoàn thiện. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS
25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” được Bộ Tài
chính ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ - BTC ngày 30/12/2003 và
được hướng dẫn kế toán tại Thông tư số 23/2005/TT - BTC ngày 30/03/2005. Thông tư
này gần đây đựơc thay thế bằng thông tư 161/2007/TT-BTC
2.2.3 So sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán quốc
tế về báo cáo tài chính hợp nhất :
Nguyên tắc, phương pháp và qui trình hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của
Việt Nam nói chung đã tuân thủ những quy định, chuẩn mực quốc tế. Các quy định trong
báo cáo tài chính hợp nhất theo VAS 25 khá rõ ràng và các phương pháp kế toán sử dụng
để hợp nhất phù hợp với xu hưóng mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Sau đây là vài
điểm nổi bật trong VAS 25
Về phương pháp kế toán hợp nhất: Theo qui định VAS 25, mọi trừơng hợp hợp nhất
ở Việt Nam đều sử dụng phương pháp mua. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện,
phương pháp này phù hợp với tư duy cũng như nguyên tắc hạch toán nói chung là nguyên
tắc giá phí. Hiện nay, phương pháp mua là phương pháp thông dụng trên thế giới và phù
hợp với xu hướng quốc tế. Khi IFRS 3 thay thế cho IAS 22 - Chuẩn mực kế toán quốc tế
về hợp nhất kinh doanh, phương pháp mua cũng được giữ lại thay vì phương pháp hợp
nhất vì lợi ích chung.
Hợp nhất báo cáo tài chính tại thời điểm mua và thanh lý: VAS 25 quy định kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty con sẽ được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất kể
từ ngày mua, là ngày mà công ty mẹ thực sự nằm quyển kiểm soát công ty con. Kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty con bị thanh lý cũng được đưa vào báo cáo kết quả
kinh doanh hợp nhất cho tới ngày thanh lý công ty con, ngày mà công ty mẹ thực sự
chấm dứt quyền kiểm soát đối với công ty con. Số chênh lệch giữa khoản thu về thanh lý
công ty con và giá trị ghi sổ còn lại của tài sản trừ đi nợ phải trả của công ty con này tại
ngày thanh lý được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất như khoản lãi lỗ
thanh lý công ty con.
Về sự thống nhất các chính sách kế toán và ngày lập báo cáo tài chính: theo VAS
25, báo cáo tài chính hợp nhất được lập phải áp dụng các chính sách kế toán một cách
thông nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự. Nếu
không thể sử dụng chính sách kế toán một cách thống nhất trong khi hợp nhất báo cáo tài
chính, công ty mẹ phải giải trình vấn đề này cùng với các khoản mục đã được hạch toán
theo các chính sách kế toán khác nhau trong cáo tài chính hợp nhất.Thông thường ngày
lập báo cáo của công ty mẹ trùng với công ty con, tuy nhiên phù hợp với IAS 27, VAS 25
cũng quy định: Đối với báo cáo tài chính dùng để hợp nhất được lập ở các ngày khác
nhau, phải thực hiện việc điều chỉnh cho những giao dịch hay những sự kiện quan trọng
xảy ra giữa thời điểm lập báo cáo đó và báo cáo tài chính của công ty mẹ. Trong bất kỳ
trường hợp nào, sự khác biệt về thời điểm lập báo cáo tài chính không được quá 3 tháng.
Đây là điểm phù hợp với IAS 27 và cũng phù hợp với quy trình hợp nhất báo cáo tài
chính được áp dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có những điểm khác biệt quan
trọng đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CON
VAS 25 và IAS 27
Nội dung Việt Nam Quốc Tế
Trình bày khoản đầu tư vào
công ty con trong báo cáo tài
chính riêng
Trên báo cáo tài chính
riêng của công ty mẹ, các
khỏan đầu tư vào công ty
con trình bày trên báo cáo
tài chính hợp nhất phải đựơc
trình bày theo giá gốc
Theo IAS 27, các khoản
đầu tư vào công ty con có
thể ghi nhận theo các
phương pháp :
- Giá gốc
- Khoản mục đầu tư theo
IAS 39
Chính sách kế toán không
đồng nhất
Cho phép sử dụng các
chính sách kế toán không
Không cho phép sử dụng
các chính sách kế toán
thống nhất, công ty mẹ phải
giải trình sự khác biệt này
trong báo cáo tài chính của
mình
không đồng nhất nếu chúng
không thể tập hợp lại thành
1 chính sách kế toán thống
nhất
HỢP NHẤT KINH DOANH – VAS 11 và IFRS 03
Lợi thế thương mại Sẽ đựơc khấu hao dựa
trên thời gian hữu ích của nó
nhưng không quá 10 năm
Sẽ không đựơc khấu hao
mà thay vào đó sẽ đựơc
kiểm tra sự giảm giá hàng
năm
VỒN GÓP LIÊN DOANH – VAS 08 và IAS 31
Trình bày khỏan đầu tư
vào công ty liên doanh trên
báo cáo tài chính hợp nhất
Bên góp vốn liên doanh
lập và trình bày khỏan vốn
góp liên doanh trên báo cáo
tài chính hợp nhất theo
phương pháp vốn chủ sở
hữu
Bên góp vốn liên doanh
lập và trình bày khỏan vốn
góp liên doanh trên báo cáo
tài chính hợp nhất theo 1
trong 2 phương pháp : hợp
nhất theo tỉ lệ và phương
pháp vốn chủ
Trình bày trên báo cáo tài
chính riêng của doanh
nghiệp
Theo phương pháp giá
gốc
Theo giá gốc hoặc tuân
theo IAS 39 “ Các công cụ
tài chính “ – doanh nghiệp
được trình bày vốn góp của
mình trong liên doanh theo
các khoản mục đầu tư
ĐẦU TƯ CÔNG TY LIÊN KẾT – VAS 07 – IAS 28
Trình bày trên báo cáo tài
chính riêng của doanh
nghiệp
Theo VAS khoản đầu tư
vào công ty liên kết sẽ đựơc
ghi nhận theo giá gốc trên
Theo phương pháp vốn
chủ hoặc trình bày vốn góp
ở công ty liên kết theo các
báo cáo tài chính riêng và
theo phương pháp vốn chủ
sổ hữu trên báo cáo tài chính
hợp nhất. Trường hợp công
ty không lập báo cáo tài
chính hợp nhất, thì doanh
nghiệp chỉ áp dụng phương
pháp giá gốc trên báo cáo tài
chính của mình
khoản mục đầu tư trong IAS
39
2.3 Khảo sát báo cáo tài chính hợp nhất trên thực tế ( Tập đòan FPT) :
2.3.1 Sơ lược công ty FPT :
Công ty FPT thành lập ngày 13 tháng 9 năm1988. Ban đầu, FPT hoạt động như một
công ty quốc doanh kinh doanh xuất nhập khẩu các các mặt hàng lương thực thực phẩm,
chế biến lương thực thực phẩm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing
Technology, sau này được đổi thành Financing Promoting Technology). Công ty có quan
hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai, sắn ... cho khối Đông Âu, Liên Xô.
Năm 1998 trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 4 năm 2002 trở thành công ty cổ phần
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho
hai nhà đầu từ chiến lược là Quỹ đầu tư Texac Pacific Group. FPT nhận được một khoản
đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital.
Ngày 13 tháng 12 năm 2006, cổ phiếu FPT lên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh
Ngày 25 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT đã ký quyết hợp nhất các
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FIS), Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm
FPT (FSS) và Trung tâm dịch vụ ERP (FES) kể từ ngày 01/01/2007. Công ty hợp nhất có
tên là Công ty Hệ thống Thông tin FPT. Tên tiếng Anh: FPT Information System.
Ngày 13 tháng 3 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo
JSC) và Công ty TNHH Phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore (FAPAC)
2.3.2 Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của FPT:
Trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty FPT, ta có thể thấy đựơc 1 số hạn chế
căn bản cần phải được chỉnh sửa :
Theo VAS 25, điều 14 : “Số dư các tài khỏan trên bảng cân đối kế toán và các giao
dịch giữa các đơn vị trong cùng tập đòan, bao gồm các khỏan doanh thu, các khỏan chi
phí, cổ tức phải đựơc loại trừ toàn bộ”
Trong báo cáo tài chính hợp nhất của FPT phần Doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ là 21.399.751.709.338 trong đó doanh thu thuần sau khi loại trừ phần doanh
thu nội bộ là 11.692.753.133.511. Điều này là là 1 sai sót khá nghiêm trọng khi doanh
nghiệp đã tổng hợp doanh thu bán hàng nội bộ vào trong báo cáo tài chính hợp nhất của
tòan công ty. Vì nếu doanh thu bán hàng nội bộ của tập đòan không được loại trừ thì báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh
doanh của tập đòan, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo
ý muốn chủ quan.
Do tổng hợp doanh thu bán hàng nội bộ vào doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ đã dẫn đến việc báo cáo tài chính hợp nhất cũng tổng hợp giá vốn hàng bán nội
bộ vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp (20.048.518.869.749). Bên cạnh đó, hàng tồn
kho có khả năng chưa loại trừ các giao dịch nội bộ. Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong
Báo cáo tài chính hợp nhất theo nguyên tắc đã loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát
sinh từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn kho được xác định trên cơ
sở hoá đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán hàng nội bộ. Việc loại trừ lãi
lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ sẽ làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại (
tài sản thuế thu nhập hoãn lãi và thuế thu nhập doanh nghiệp hõan lại ). Tuy nhiên, trong
bảng báo cáo tài chính hợp nhất của FPT không có phần đánh giá thuế thu nhập hoãn lại
của doanh nghiệp
Hậu quả : Năm 2007, khi phát hành báo cáo tài chính hợp nhất, công ty kiểm toán
mới đã phải loại trừ các số dư đầu năm liên quan đến doanh thu chi phí của năm 2007 do
không thể xác định đựơc rằng các giao dịch nội bộ năm ngoái đã đựơc loại trừ hòan toàn
hay chưa
Chương 3
VẬN DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ĐỂ HÒAN HIỆN HỆ
THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Ở CÁC TẬP ĐÒAN
KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CON
3.1 - Nguyên tắc hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập
đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con
Đảm bảo phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình từng bứơc xây dụng một nền kinh tế mở,
gắn kết nền kinh tế một quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới, đây là 1 xu thế
khách quan không một quốc gia nào có thể đứng ngòai cuộc. Đây là một trong những
mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng đạt được nhằm đẩy nhanh tiến trình hội
nhập của mình giúp phát triển nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, việc hội nhập đòi hỏi
chúng ta phải tuân thủ theo các chuẩn mực nguyên tắc qui định của quốc tế, trong đó có
yếu tố về chuẩn mực các báo cáo tà. Tính tin cậy và khả năng so sánh của thông tin kế
toán là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hấp dẫn đầu tư trong và ngòai nứơc. Trên
thế giới, tuy mỗi quốc gia đều có chính sách kế toán riêng nhưng vẫn phải đảm bảo sự
phù hợp nhất định với các thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế. Báo cáo tài
chính hợp nhất cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà đầu tư, có ảnh hưởng đến sự thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tập đoàn, vì vậy kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp
nhất của tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con cần vận dụng chính
xác và hợp lý các kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất phổ biến trên thế giới, đủ để
đảm bảo tính so sánh và tin cậy của thông tin hợp nhất.
Đảm bảo dựa trên nền tảng hệ thống pháp lí kế toán Việt Nam về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công ty mẹ - con trước hết được lập và trình
bày như đối với một doanh nghiệp độc lập, sau nữa được lập và trình bày trên cơ sở quan
điểm hợp nhất. Bởi vậy, các kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế
Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con phải đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp lí kế toán
Việt Nam, trong đó có hệ thống pháp lí kế toán về báo cáo tài chính và hệ thống pháp lí
kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất.
Đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả
Lập báo cáo tài chính hợp nhất là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi thời gian và chi
phí lớn, trình độ năng lực kế toán viên cao. Tiết kiệm và hiệu quả là một trong những
nguyên tắc không thể thiếu được của công tác kế toán nói chung, do đó việc xây dựng và
hoàn thiện các kĩ thuật hợp nhất báo cáo tài chính cũng phải đảm bảo tiết kiệm chi phí và
duy trì được lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin hợp nhất.
Đảm bảo phù hợp với trình độ của các đơn vị, dễ làm, dễ hiểu (tính khả thi)
Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các tập đoàn kinh tế hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam là kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất, một phần
xuất phát từ sự thiếu hướng dẫn cụ thể, một phần do trình độ kế toán viên trong việc tiếp
cận báo cáo tài chính hợp nhất còn rất nhiều hạn chế. Do vậy để đảm bảo các kĩ thuật lập
báo cáo tài chính hợp nhất đi vào cuộc sống một cách dễ dàng thì chúng phải được xây
dựng, hoàn thiện theo hướng dễ hiểu, dễ làm, có khả năng thực thi đối với các tập đoàn.
3.2 - Các giải pháp hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các
tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con
3.2.1 Lợi thế thương mại
3.2.1.1 Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại
Như đã trình bày ở chương 2, một trong những hạn chế tồn tại của báo cáo tài chính
hợp nhất tại Việt Nam là cách xác định lợi thế thương mại và cách ghi nhận lợi thế
thương mại ở các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đây, tôi sẽ trình bày 1 phương pháp đang
hiện đựơc sử dụng rộng rãi trên thế giới
3.2.1.2 Phương pháp đánh giá sự sụt giảm giá trị tài sản
Qua phần trình bày ở chương 2, ta thấy đựơc rằng lợi thế thương mại có ảnh hửơng
đáng kể đến báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, mọi ứơc tính phân bổ lợi thế thương mại
không chính xác sẽ dẫn đến việc đánh giá sai tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc đánh giá không chính xác thời gian hữu dụng cũng như việc giới hạn thời
gian cho phép phân bổ lợi thế thương mại sẽ gây ảnh hưỡng nghiêm trọng đến báo cáo
của doanh nghiệp. Do đó cần phải tìm ra 1 phương pháp mới có thể khắc phục đựơc các
nhược điểm của phương pháp phân bổ.
Và ngày nay ngừơi ta sử dụng 1 phương pháp mới để khắc phục các hạn chế tồn tại
trên và cải thiện báo cáo tài chính đó là sử dụng phương pháp “đánh giá sự sụt giảm tài
sản”.Phương pháp này hiện đang đựơc sử dụng rộng rãi trên thế giới sau khi đựơc trình
bày trên IAS 36.Mục đích của phương pháp này nhằm đảm bảo rằng các tài sản cố định
hữu hình hoặc vô hình sẽ không bị đánh giá vượt quá giá trị thanh lý của nó.Lợi thế
thương mại và các tài sản cố định vô hình không thể xác định đựơc thời gian hữu dụng sẽ
phải kiểm tra sự sụt giảm giá trị hàng năm. Các tài sản cố định hữu hình khác chỉ kiểm tra
sự sụt giảm giá trị khi có các bằng chứng thể hiện rằng giá trị còn lại của tài sản không
thể thu hồi được, tức là phần giá trị còn lại của tài sản vượt quá giá trị thanh lý của tài
sản, giá trị thanh lý của tài sản theo phương pháp này là giá trị cao nhất giữa giá trị sử
dụng và giá trị có thể bán được của tài sản
a ) Các tình huống làm phát sinh yêu cầu kiểm tra đánh giá lại tài sản :
Thông tin nội bộ công ty :
- Hư hỏng hoặc lỗi thời các tài sản hữu hình
- Cấy trúc lại bộ máy hoạt động của doanh nghiệp
- Các báo cáo nội bộ công ty chỉ ra rằng sử dụng tài sản có thể kém hơn so với
mong đợi
Báo cáo nội bộ đề cập đến việc sự sụt giảm tài sản có thể xảy ra :
- Lượng tiền mua tài sản hoặc nhu cầu về tiền cho việc hoạt động hoặc duy trì tài
sản nhiều hơn mức ngân sách cho phép
- Lãi lỗ hoạt động hoặc dòng tiền trong kì yếu kém nghiêm trọng so với ngân sách
cho phép
- Sự sụt giảm nghiêm trọng trong dòng tiền, doanh thu hoạt động hoặc sự gia tăng
lớn trong thâm hụt ngân sách
- Lỗ do hoạt động hoặc dòng tiền chi ra cho tài sản nếu giá trị của chúng trong giai
đoạn hiện tại tập hợp với ngân sách trong tương lai
Các trừơng hợp do yếu tố bên ngoài .
- Sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị thị trường của tài sản
- Sự thay đổi đổi bất lợi do sự cạnh tranh của các công ty hoặc do môi trường kinh
doanh có sự điều chỉnh
- Do tỉ lệ lãi suất thị trừơng tăng cao
- Giá trị còn lại của tài sản cao hơn giá trị vốn hóa của thị trừơng
b) Cách bước để xác định phương pháp đánh giá sự sụt giảm tài sản :
Bước 1 : so sánh giá trị còn lại của đơn vị bao gồm lợi thế thương mại với giá trị có
thể thu hồi được, giá trị thu hồi là giá trị cao nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị bán đựơc
trên thị trừong. Nếu giá trị thu hồi cao hơn giá trị còn lại thì không phải đánh giá sự sụt
giảm giá trị của tài sản, nếu ngược lại thì tiến đến bứơc 2
Bước 2 : tính chênh lệch giữa giá trị thu hồi được với giá trị đã đựơc phân bổ của tài
sản mà doanh nghiệp xác định đựơc khi tiến hành mua doanh nghiệp khác trong hợp nhất
kinh doanh tại ngày tiến hành đánh giá sự sụt giảm của tài sản. Số chênh lệch này sẽ đựơc
so sánh với giá trị còn lại của tài sản để xác định giá trị sụt giảm của tài sản. Sau khi xác
định được giá trị sụt giảm của tài sản sẽ phân bổ giá trị này theo tỉ lệ dựa trên giá trị còn
lại của mỗi tài sản
Ví dụ : Cho 2 công ty A và B, A là công ty niêm yết mua 75% cổ phần của công ty B
vào ngày 01/04/2004.Công ty A trả cho công ty B tại thời điểm mua là 25.000VND/cổ
phiếu và sẽ trả phần còn lại là 1.080.000.000VND vào ngày 01/04/2005 và sẽ trả lãi là
8%/năm. Tổng giá trị cổ phiếu của công ty B là 800.000.000 VND với mệnh giá 10.000
VND/cổ phiếu x 80.000 cổ phiếu
Công ty A đánh giá lại tài sản của công ty B theo giá trị hợp lý.Tại ngày mua, các tài
sản của công ty B có giá trị hợp lý là 500.000.000VND. Công ty B có sản xuất 1 lọai sản
phẩm có tên là Wave,theo các chuyên gia nhận định, nhãn hiệu này có trị giá là
400.000.000 VND với thời gian ước tính là 10 năm kể từ ngày 01/04/2004. Giả sử trong
năm 2005 công ty B đạt được lợi nhuận giữ lại là 540.000.000VND và lợi nhuận chia cho
các cổ động là 100.000.000 VND.
Trứơc khi hợp nhất, công ty B có nghiên cứu phát triển 1 dự án và hoàn thành nó vào
ngày 30/09/2004 với chi phí được vốn hóa tại ngày hợp nhất là 110.000.000. Tuy nhiên,
giám đốc công ty A cho rằng chi phí phát triển ấy không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài
sản
Đơn vị : đồng
Ước tính giá trị lợi thế thương mại tại ngày 31/03/2005 :
Vốn đầu tư vào công ty B :
Tiền mặt ( 80.000 x 75% x 25.000 ) 1.500.000.000
Tiền trả sau (1) 1.000.000.000
Tổng 2.500.000.000
Giá trị hợp lý của B :
Vốn cổ phần ( 800.000.000 x 75% ) 600.000.000
Lợi nhuận trên cổ phiếu ( 75% x 200.000.000 ) 150.000.000
Lợi nhuận giữ lại ( 75% (540.000.000 – 110.000.000 )) 322.500.000
Điều chỉnh giá trị hợp lý
+ Nhãn hiệu ( 75% x 400.000.000 ) 300.000.000
+ Tài sản cố định ( 75% x 500.000.000) 375.000.000
Tổng 1.747.500.000
Lợi thế thương mại mua được 752.500.000
Ngày 31/03/2005, công ty A đồng thời đánh giá lại tài sản của công ty B
Tài sản Giá trị trứơc khi đánh giá lại
Lợi thế thương mại 752.500.000
Nhãn hiệu ( 300.000.000x9/10 ) 270.000.000
Công trình 500.000.000
Tổng 1.522.500.000
Giả sử rằng :
- Dòng tiền trong tương lai mà công ty A duyệt chi cho công ty B là :
2006 512.000.000
2007 338.000.000
2008 389.000.000
2009 439.000.000
- Công ty B được định giá là 1.300.000.000VND vào thời điểm 31/03/2005.
- Công ty A hi vọng nhãn hiệu Wave của B sẽ tiếp tục đựơc mở rộng và đạt đựơc
nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai ít nhất là bằng với giá trị còn lại của nó
- Trong tài sản của công ty gồm có : nhà xưởng và văn phòng, trong đó nhà xưởng
trị giá 200trđ và văn phòng là 300trđ. Ngày 31/03/2005, nhà xưởng xuống cấp
nghiêm trọng, không thể tiếp tục đựơc sử dụng nữa, do đó giá thu hồi đựơc của nó
chỉ còn là 50.000.000VND. Giá trị bất động sản gia tăng trong kì nên giá trị văn
phòng cao hơn giá trị còn lại của nó
- Lãi suất thị trừơng là 11%
Tính toán lại lợi thế thương mại theo phương pháp đánh giá lại sự sụt giảm tài sản:
Thời gian Dòng tiền tương lai Lãi suất Dòng tiền hiện tại
(Đv:trđồng)
2006 512 0,901 461,312
2007 329 0,812 267,148
2008 389 0,731 284,359
2009 439 0,659 289,301
Tổng giá trị sử dụng 1.302.120
Giá trị thanh lý là giá trị cao nhất giữa giá thị trừơng và giá trị sử dụng. Ở đây giá trị
sử dụng là 1.302.120.000 là cao nhất cũng là giá trị thanh lý của công ty B
Giá trị còn lại của tài sản 1.522.500.000
Giá trị thanh lý 1.302.120.000
Giá trị sụt giảm của tài sản 220.380.000
Phân bổ giá trị sụt giảm của tài sản :
Nhãn hiệu Wave : không điều chỉnh do giá trị lợi ích trong tương lai lớn hơn giá trị
còn lại của nó
Nhà xưởng : do xuống cấp nên đựơc thanh lý sớm, cho nên giá trị sụt giảm của nó sẽ
là (200tr – 50tr = 150tr )
Văn phòng : do giá bất động sản tăng trong kì, do đó giá trị thanh lý cao hơn giá trị
còn lại nên không có sự sụt giảm về tài sản
Lợi thế thương mại : sụt giảm do phần giảm giá trị tài sản ( 220.380.000 –
150.000.000 = 70.380.000 )
Giá trị tài sản còn lại sau khi đã đánh giá lại sự sụt giảm giá trị của tài sản :
Lợi thế thương mại 682.120.000
Nhãn hiệu 270.000.000
Nhà xưởng 50.000.000
Văn phòng 300.000.000
Tổng giá trị còn lại của tài sản 1.302.120.000
3.2.1.3 Thực tế thực hiện tính lợi thế thương mại theo phương pháp đánh giá sự sụt
giảm giá trị tài sản ở các công ty trên thế giới :
a )Unilever
Công ty Unilever là 1 trong những công ty hàng đầu thế giới cung cấp các sản phẩm
tiêu dùng đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, nhà cửa và các dịch vụ cá nhân. Thông
thường ở các quốc gia mà công ty đặt trụ sở, hàng năm Unilever thừơng đánh giá các tài
sản của mình để xác định sự sụt giảm giá trị tài sản. Khoản giảm trừ sẽ đựơc thể hiện trên
báo cáo thu nhập, nó bao gốm giá trị lợi thế thương mại, các tài sản vô hình không xác
định được thời gian hữu dụng, tài sản hữu hình, nhà xưởng và thiết bị đựơc xác định là
431 triệu bảng ở năm 2005 và 1.242 triệu bảng ở năm trứơc đó phần lớn giá trị của khỏan
giảm trừ xuất phát từ đơn vị kinh doanh Siam.Fast của công ty Unilever
Việc kiểm tra hoạt động của đơn vị kinh doanh Siam.Fast (giảm cân nhanh) diễn ra vì
có sự sụt giảm kinh doanh ở phân khúc thị trường dinh dưỡng của công ty Unilever.
Nguyên nhân do các nhà quản lý cấp cao dự đoán sai về sự thay đổi khẩu vị của khách
hàng đặc biệt là sự sụt giảm nhu cầu về các sản phẩm ít calorie, ít muối và ít đừơng. Kết
quả là có sự sụt giảm về doanh số của Siam.Fast và dẫn đến sụt giảm về giá trị tài sản,
tính theo giá trị sử dụng, ở cả khu vực Châu Mĩ từ 791 triệu bảng ở năm 2004 xuống còn
363 triệu bảng ở năm 2005. Tuy nhiên lợi nhuận họat động tăng 5.314 triệu bảng trong
năm 2005 so với mức 4.239 triệu bảng trong năm 2004. Tỷ lệ lãi gộp tăng từ 11% năm
2004 lên 13,4% năm 2005. Tuy nhiên, nếu lọai trừ ảnh hưởng của các khoản bất thừơng,
tỷ lệ lãi gộp giảm xuống 0.8%, nói cách khác, việc càng tăng doanh thu sẽ góp phần làm
giảm bớt các khỏan bất thường không mong muốn, trong đó phần thiệt hại do giảm giá trị
của các tài sản chiếm tỉ trọng lớn và do đó các yếu tố thường xuyên cơ bản khác của
công ty Unilever đựơc trình bày không mấy thành công.
Thêm vào đó, doanh thu được báo cáo trong các tài khoản của Unilever đạt được 1
phần do chuyển từ phương pháp phân bổ sang phương pháp đánh giá lại sự sụt giảm giá
trị của tài sản. Trong giai đoạn từ 2002-2004, chi phí phân bổ của Unilever là ở mức
1.214 triệu bảng trong khi nếu thực hiện phương pháp đánh giá sự sụt giảm giá trị tài sản
thì trong năm 2004 và 2005 Unilever chỉ cần 836 triệu bảng nhờ phương pháp đánh giá
sự sụt giảm giá trị tài sản. Sự thay đổi phương pháp ấy là yếu tố quan trọng trong việc
làm giảm giá trị loại trừ của các tài sản cố định vô hình của công ty Unilever
b) Vodafone
Vodafone là một trong những công ty viễn thông hàng đầu thế giới và trong những
năm gần đây công ty có gặp một vài vấn đề nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2005-2006,
công ty Vodafone thực hiện đánh giá sụt giảm giá trị của tài sản và điều này đã dẫn đến
việc xuất hiện 1 khoản giảm trừ khổng lồ của lợi thế thương mại chủ yếu xảy ra ở các
hoạt động tại Châu Âu với tổng số tiền lên đến 23.5 tỉ bảng. Lỗ hoạt động theo báo cáo
năm 2005-2006 là 21.8 tỉ bảng so với mức lợi nhuận là 6.5 tỉ bảng. Điều này xuất phát từ
sự sụt giảm đáng kể giá trị của tài sản, mức sụt giảm gia tăng cao so với mức 0.5 tỉ bảng
năm trứơc
Một trong nguyên nhân gây ra khoản giảm trừ là do khỏan đầu tư của Vodafone ở
Đức có giá trị giảm trừ khỏang 19.4 tỉ bảng, đó là khỏan đầu tư vào công ty
Mannesmann. Trong năm 2000, giá cổ phiếu của các công ty cung cầp viễn thông tăng
cao nhanh chóng, và công ty Vodafone đã mắc sai lầm trong việc đầu tư vào công ty
Mannesmann trong khi thị trường đang bùng nổ. Và sau đó giá trị cổ phiếu sụt giảm
nghiêm trọng và ban lãnh đạo công ty Vodafone, cũng như ban lãnh đạo công ty
Unilever, bị buộc phải điều chỉnh giảm lại sự đánh giá về triển vọng tăng trưởng của
Vodafone
Tháng 10/2006, Vodafone thông báo tỷ lệ lợi nhuận sụt giảm trong nửa đầu năm giai
đọan 2005-2006 và nó phải trả 8.6tỉ bảng tiền thuế do mua công ty Mannesmann năm
2000.Các cuộc điều tra chỉ rõ ra rằng giá cổ phiếu của Vodafone đã giảm đến 11%, mức
giảm giá cổ phiếu cao nhất trong 1 ngày trong 7 năm. Trứơc khi áp dụng phương pháp
đánh giá sự sụt giảm tài sản, Vodafone phân bổ lợi thế thương khỏang 13 tỉ bảng/ năm.
Chúng ta có thể kết luận rằng sự chuyển đổi phương pháp từ phân bổ sang đánh giá sụt
giảm tài sản đã có ảnh hưởng to lớn đến báo cáo thu nhập của công ty. Trong năm 2004-
2005 mức ảnh hưởng thấp nhưng sẽ cao dần trong các năm sau
c) Nhận xét :
Phương pháp đánh giá sự sụt giảm giá trị tài sản nhằm mục đích giúp đảm bảo các tài
khỏan đựơc trình bày chính xác tuân theo mục đích của báo cáo tài chính. Mục đích của
báo cáo tài chính nhằm làm cho các thông tin tài chính đựơc công bố cung cấp các thông
tin hữu ích cho các nhà đầu tư, tín dụng và các đơn vị khác. 4 tiêu chuẩn của báo cáo tài
chính là phải : dễ hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và so sánh đựơc.
Việc sử dụng giá trị hợp lý ,hơn là sử dụng giá gốc, giúp cho các tài khỏan có tính
tổng quát, dễ hiểu hơn giúp cho các đơn vị sử dụng báo cáo nắm đựơc thông tin hữu ích
dù không thông thuộc phương pháp kế toán. Và kết quả của các thông tin được công bố
phải thích hợp cho việc ra quyết định của người sử dụng báo cáo.
Tuy nhiên việc sử dụng ngày càng nhiều giá trị hợp lý và phương pháp đánh giá sự
sụt giảm tài sản sẽ làm cho lợi nhuận của công ty ngày càng biến động. Trong khi
phương pháp phẩn bổ cũ sử dụng 1 giá trị phân bổ thống nhất trong suốt thời gian hữu
dụng của tài sản, thì phương pháp đánh giá sự sụt giảm tài sản tạo ra những dao động bất
thừơng trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, như đã trình bày ở ví dụ công ty
Vodafone.
Trong vấn đề này, tôi cho rằng chúng ta cần phải phải có những đánh giá chủ quan
của mình theo nhiều hứơng khác nhau khi muốn đánh giá sự sụt giảm giá trị của tài sản :
- Dự đóan dòng tiền trong tương lai cho mục đích tính lại giá trị sử dụng
- Có khả năng cần phân bổ tòan bộ giá trị lợi thế thương mại giữa các đơn vị phát
sinh tiền để thực hiện phương pháp đánh giá sự sụt giảm tài sản
- Có thể gặp vấn đề trong việc xác định tỉ lệ chiết khấu hợp lý
- Có thể gặp vấn đề trong việc xác định các đơn vị tạo dòng tiền được sử dụng cho
mục đích thực hiện đánh giá tài sản
3.2.1.4 Hạch toán với lợi thế thương mại :
Hiện nay, theo quyết định 15, lợi thế thương mại trong trừơng hơp không tạo ra mối
quan hệ mẹ - con (sáp nhập) đựơc trình bày trong tài khỏan 242 – chi phí trả trước dài
hạn, trong khi đó, thông tư 23 lại qui định lợi thế thương mại sẽ đựơc trình bày trong 1 tài
khỏan riêng biệt trong báo cáo tài chính hợp nhất , điều này tạo ra sự không nhất quán,
không cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho người sử dụng do lợi thế thương mại đựơc
trình bày trong 2 tài khỏan khác nhau trên báo cáo tài chính, do đó, tôi cho rằng nên sử
dụng 1 tài khỏan riêng biệt để thể hiện đựơc lợi thế thương mại dương và nó có nội dung
và kết cấu như 1 tài khỏan tài sản. Bên cạnh đó, đối với lợi thế thương mại âm, VAS 11
qui định sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận ngay vào lãi
hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại . Qui định này hoàn toàn
phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay còn
tồn tại nhiều vấn đề về định giá doanh nghiệp (năng lực, trình độ, đạo đức của chuyên gia
thẩm định giá…) có thể dẫn tới kết quả định giá thiếu chính xác, làm phát sinh lợi thế
thương mại âm trong hợp nhất kinh doanh do đó ánh hửơng nghiêm trọng đến báo cáo tài
chính của đơn vị, theo tôi, lợi thế thương mại âm có thể hạch toán trên 1 tài khỏan riêng
là “lợi thế thương mại âm” có kết cấu, nội dung như 1 tài khỏan nguồn vốn chủ sở hữu để
giúp báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp hiệu quả và rõ rang hơn
3.2.2 Giao dịch nội bộ :
3.2.2.1 Giao dịch nội bộ do cung cấp dịch vụ :
Trong một tập đòan, nhằm thực hiện chuyên môn hóa để đạt đựơc lợi ích tối ưu, các
công ty thành viên trong tập đòan thường có xu hướng hoạt động trong 1 lĩnh vực nhất
định nhằm mục đích : tránh sự trùng lấp trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro
trong kinh doanh bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và tận dụng được nguồn
vốn nhàn rỗi … Ở Việt Nam hiện nay nhiều tập đòan đang dần dần hình thành ra 1 tập
đòan gồm nhiều công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau ( Ví
dụ : FPT, Ree,… )
Các ví dụ về dịch vụ mà các công ty thành viên có thể giao dịch đựơc với nhau:
- Cung cấp các chuyên gia trong 1 thời gian nhất định
- Đi thuê hoặc cho thuê nhà xưởng, nhà kho từ các công ty thành viên
- Đôi khi, 1 công ty đựơc thành lập nhằm mục đích đặc biệt, ví dụ : các hoạt
động nghiên cứu, thiết kế …….
Ví dụ : Trong niên độ kế toán, công ty A gửi 1 số chuyên gia cho công ty B nhằm sửa
chữa các thiết bị, chi phí dịch vụ là 30tr
Công ty A : Đơn vị: triệu đồng
Tiền mặt 30
Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ 30
Công ty B :
Chi phí sản xuất chung 30
Tiền mặt 30
Báo cáo tài chính hợp nhất
Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ 30
Chi phí sản xuất chung 30
Trong niên độ, công ty A cho công ty B thuê 1 nhà xưởng với giá 150tr
Các bút toán ở đơn vị A và B tương tự với bút toán cung cấp dịch vụ.
Theo quan điểm hợp nhất của quốc tế, các giao dịch nội bộ về cho thuê hòan tòan là
việc sắp xếp nội bộ nên không có ghi nhận lợi nhuận và chi phí ở đây, do đó chúng cần
phải bị loại bỏ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất
Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ 150
Chi phí quản lý 150
3.2.2.2 Lợi tức trong nội bộ tập đòan :
Lợi tức trong nội bộ tập đòan là phần thu được từ lợi nhuận sau thuế của các công ty
thành viên trong tập đòan. Có 2 loại lợi tức : lợi tức trả trứơc và lợi tức trả sau. Trong đó,
lợi tức trả trứơc đã được loại trừ ngay trong khỏan đầu tư, trong khi đó, lợi tức trả sau
đựơc ghi nhận như là lợi nhuận của công ty mẹ.
Có 3 tình huống đựơc xem xét trong phần này :
- Lợi tức được thông báo trong kì này nhưng chưa trả
- Lợi tức được thông báo và trả trong kì
- Lợi tức đựơc trả bằng cổ phiếu quĩ( bonus share dividends )
3.2.2.2.1 Lợi tức đựơc thông báo trong kì này nhưng chưa trả
Ví dụ : Công ty B thông báo chia lợi tức 40tr từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh từ
ngày mua. Tại ngày kết thúc niên độ, lợi tức vẫn chưa được trả
Công ty A : Đơn vị: triệu đồng
Khỏan phải thu khác 32
Doanh thu hoạt động tài chính 32
Công ty B:
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40
Các khỏan phải trả, phải nộp khác 40
Báo cáo tài chính hợp nhất :
Doanh thu hoạt động tài chính 32
Lợi ích của cổ đông thiểu số 8
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40
3.2.2.2.2 Lợi tức đựơc thông báo trong kì và đã được trả :
Tiếp tục ví dụ trên, nhưng lợi tức đã được chi trả vào cuối kì :
Đơn vị: triệu đồng
Công ty A :
Tiền mặt 32
Doanh thu hoạt động tài chính 32
Công ty B :
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40
Tiền mặt 40
Báo cáo tài chính hợp nhất :
Doanh thu hoạt động tài chính 32
Lợi ích của cổ đông thiểu số 8
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40
3.2.2.2.2 Lợi tức được trả bằng cổ phiếu quĩ:
Công ty con thỉnh thỏang có thể không trả lợi tức cho công ty mẹ bằng tiền mặt mà có
thể trả bằng cổ phiếu quĩ
Ví dụ : công ty B trả cổ tức cho công ty A bằng cổ phiếu trị giá 50tr
Công ty B :
Cổ phiếu quĩ 50
Vốn cổ phần 50
Do lợi tức đựơc chi trả bằng phát hành thêm cổ phiếu quĩ dựa trên lợi nhuận sau thuế
đạt được. Phần lợi nhuận dẫn đến việc phát hành cổ phiếu sẽ đựơc vốn hóa làm tăng vốn
cổ phần.
Ở công ty A sẽ không có bút toán nào cả vì lợi tức được chi trả cổ tức sẽ không làm
tăng thêm cổ phần của công ty A ở B. Thêm vào đó, nếu khỏan đầu tư của công ty A
được ghi nhận theo giá gốc cho việc ứng trước mua vốn cổ phần công ty B, khỏan đầu tư
sẽ không bị ảnh hưởng bởi lợi tức thu được từ trường hợp mua vốn cổ phần trả sauKhi
lên báo cáo tài chính hợp nhất, chúng ta có 2 phương pháp điều chỉnh :
- Loại trừ lợi tức đựơc chi trả với vốn cổ phần
Vốn cổ phần 40
Lợi ích cổ đông thiểu số 10
Cổ phiếu quĩ 50
- Không loại trừ lợi tức đựơc chi trả nhưng sẽ vốn hóa lợi nhuận trong báo cáo tài
chính hợp nhất
Vốn cổ phần 40
Lợi ích cổ đông thiểu số 10
Vốn hóa lợi nhuận chưa phân phối 50
Mục đích của việc tạo ra bút toán đảo này nhằm thể hiện rằng phần lợi nhuận chưa
phân phối của tập đòan đã đựơc vốn hóa bởi công ty con và do đó không cần các khỏan
chi trả lợi tức bằng tiền mặt cho công ty mẹ
Theo qui định hiện hành của Việt Nam, lợi tức từ cổ phiếu là phần đựơc miễn thuế,
do đó không có các bút tóan điều chỉnh về thuế trong báo cáo tài chính hợp nhất.
3.2.2.3 Trái phiếu được mua vào ngày phát hành :
Vào ngày 01/01/2006, A phát hành 1000 trái phiếu trị giá 1tr mỗi cố phiếu, trái phiếu
có lãi suất là 15% mỗi năm, trả vào 01/01 hàng năm. Công ty C, được sở hữu tòan phần
bởi công ty A đã mua 50% lượng cổ phiếu đựơc bán ra.
Bút toán được ghi nhận vào ngày kết thúc niên độ là 30/06/2006
Đơn vị: triệu đồng
Công ty A :
01/01/2006 Tiền mặt 1.000
Trái phiếu 1.000
30/06/2006 Chi phí lãi vay 75
Khỏan phải trả 75
( tính lãi vay 15% trong 6 tháng )
Công ty C :
01/01/2006 Trái phiếu công ty A 500
Tiền mặt 500
30/06/2006 Khỏan phải thu 37,5
Doanh thu hoạt động tài chính 37,5
Báo cáo tài chính hợp nhất :
Trái phiếu 500
Trái phiếu công ty A 500
Khỏan phải trả 37.5
Khoản phải thu 37.5
Doanh thu hoạt động tài chính 37.5
Chi phí tài chính 37.5
3.2.2.4 Trái phiếu được mua ở thị trừơng tự do :
Vào ngày 01/07/2006, Công ty A phát hành 100 trái phiếu trị giá 100tr thời gian là 10
năm, lãi suất 15%, Lãi trả nửa năm 1 lần vào này 31/12 và 30/06. Giả sử rằng công ty B
mua lại 30 trái phiếu trên thị trừơng với giá 0.95tr/trái phiếu vào ngày 31/03/2007
Bút toán ghi nhận : Đơn vị:tr.đồng
Công ty A :
01/07/06 Tiền mặt 100
Mệnh giá trái phiếu 100
31/12/06 Chi phí tài chính 7.5 (100x15%x6/12)
Tiền mặt 7.5
30/06/07 Chi phí tài chính 7.5 (100x15%x6/12)
Tiền mặt 7.5
Công ty B :
31/03/07 Trái phiếu công ty A 28.5 ( 30x0.95 )
Tiền mặt 28.5
30/06/07 Tiền mặt 2.25
Trái phiếu công ty A 1.125(30x0.15x 3/12)
Doanh thu hoạt động tài chính 1.125
(Do khi mua trái phiếu, lãi đã được tính vào giá mua 3 tháng trước, do đó phải loại trừ
ra để xác định số tiền thực thu )
Xét khía cạnh tập đòan, việc công ty B mua lại trái phiếu của công ty A trên thị
trừơng tự do đã ảnh hưởng đến việc thanh lý lại 300 trái phiếu phát hành bởi công ty A.
Từ khi công ty B mua trái phiếu, lãi trái phiếu tính từ 01/01 đến 31/03/06 được chi trả bởi
tập đòan. Tập đòan mua lại 30 trái phiếu với giá thấp hơn mệnh gia và nó được phép ghi
nhận thu nhập trên bảng cân đối hợp nhất để tính chiết khấu nhận đựơc từ việc mua lại
này. Các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 30/06/2007
Mệnh giá trái phiếu 30
Trái phiếu công ty A 27,375
Cổ đông thiểu số 0,525
Doanh thu hoạt động tài chính 2,1
(28.500 – 1.125 = 27.375)
Doanh thu tài chính 1,125
Chi phí tài chính 1,125
Xét các giai đoạn trong tương lai, khi các khỏan trái phiếu tiếp tục ghi nhận ở công ty
A thì các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất tiếp tục được xử lý. Tuy
nhiên, vì khỏan doanh thu từ việc mua lại trái phiếu đã đựơc xử lý vào ngày 31/03/2006,
do đó, khỏan doanh thu này sẽ đựơc ghi nhận vào tài khỏan lợi nhuận chưa phân phối.
Các bút toán vào ngày 30/06/2007 ( tròn 1 năm khi phát hành trái phiếu )
Mệnh giá trái phiếu 30
Trái phiếu công ty A 27,375
Cổ đông thiểu số 0,525
Lợi nhuận chưa phân phối 2,1
Doanh thu hoạt động tài chính 4,5 (30x0.15)
Chi phí tài chính 4,5
Do không có chênh lệch giữa tài sản và khoản nợ nên không có xuất hiện khoản lãi
phát sinh ở đây
3.2.2.5 Trái phiếu đáo hạn :
Theo ví dụ trên, trái phiếu đáo hạn vào ngày 30/06/2016, bút toán ghi nhận
Công ty A :
30/06/16 Chi phí tài chính 7,5
Tiền mặt 7,5
Mệnh giá trái phiếu 100
Tiền mặt 100
Công ty B :
31/12/15 Tiền mặt 2,25
Doanh thu hoạt động tài chính 2,25
Tiền mặt 30
Trái phiếu công ty A 27,375
Doanh thu hoạt động tài chính 2,625
Trên báo cáo tài chính, bên cạnh việc loại trừ các khỏan lãi phải trả, chúng ta cũng
cần loại trừ khỏan thu nhập khi đáo hạn của trái phiếu. Các bút tóan điều chỉnh vào ngày
30/06/2016
Doanh thu hoạt động tài chính 4,5
Chi phí tài chính 4,5
Doanh thu hoạt động tài chính 2,1
Lợi nhuận chưa phân phối 2,1
Tóm lại, trong phần này, tôi đã trình bày cơ bản các vấn đề khi giao dịch nội bộ trong
tập đòan về hàng tồn kho, tài sản, dịch vụ, lợi tức và các khỏan nợ và việc điều chỉnh
chúng trên báo cáo tài chính hợp nhất. Các bứơc cơ bản để thực hiện các bút toán điều
chỉnh về giao dịch nội bộ trong báo cáo tài chính hợp nhất là :
- Phân tích sự kiện được ghi nhận ở các công ty thành viên trong giao dịch nội
bộ, xem xét giao dịch ở kì trứơc hay kì hiện tại
- Phân tích tình huống trong khía cạnh tập đòan
- Thiết lập các bút toán điều chỉnh
- Xem xét ảnh hửơng của thuế đến việc điều chỉnh
3.2.2.6 Đầu tư nội bộ :
Thông thường khi đề cập đầu tư nội bộ, người ta thừơng liên tửơng đến việc công ty
mẹ đầu tư xuống cho các công ty con, tuy nhiên, trong thực tế, vẫn tồn tại trường hợp
công ty con đầu tư ngược lại vào các công ty mẹ.Tuy vậy, trong VAS 25 – “Báo cáo tài
chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư 23 chỉ quy
định loại trừ giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con và phần
chiếm hữu trong vốn chủ sở hữu của công ty con. Chính vì vậy, khoản đầu tư ngựơc
chiều này vẫn chưa được qui định loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn vấn đề tranh luận về việc đầu tư ngược lại của công ty con vào công ty
mẹ. Vì thực chất, trong quan hệ đầu tư vào công ty mẹ thì vẫn nằm trong phạm vi không
thay đổi mối quan hệ kiểm soát giữa công ty mẹ và công ty con, khi công ty mẹ có nhu
cầu huy động vốn từ bên ngoài hoặc công ty mẹ thành lập một tổ chức tài chính để huy
động vốn thì không thể ngăn cản sự đầu tư của công ty con vào công ty mẹ. Tuy vậy,
khung pháp lý về hợp nhất báo cáo tài chính hiện nay chưa đáp ứng được mô hình tập
đoàn ở mức độ phức tạp như trường hợp đầu tư đa chiều đã nói ở trên.
Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia nghiêm cấm việc công ty con đầu tư
ngựơc lại vào công ty mẹ, vì họ cho rằng việc đầu tư này có thể gây ra sự lũng đoạn thị
trường tài chính. Tuy nhiên, khung pháp lý của Việt Nam về tình huống này vẫn chưa
đựơc định rõ trong các chuẩn mực, thông tư có liên quan, do đó khi thực tế phát sinh thì
chúng ta còn gặp nhiều lúng túng khi xử vấn đề. Do đó, dựa trên phương pháp xử lý của
công ty kiểm toán Ernst & Young về vấn đề công ty con đầu tư ngược lại công ty mẹ, tôi
đề xuất ra phương pháp xử lý vấn đề qua ví dụ như sau :
Ví dụ: Công ty A là công ty nắm giữ 70% vốn của công ty B, công ty B nắm giữ 60%
vốn của công ty C. B và C đều là công ty con của A, trong niên độ kế toán, công ty C đầu
tư 1 khỏan tiền là 10tỉ mua cổ phiếu của công ty A
Có 2 trừơng hợp xảy ra đối với việc đầu tư :
Trừơng hợp 1 : cổ phiếu được giữ lại đến cuối kì
Công ty A thông qua công ty B kiểm soát công ty C, do đó công ty A chỉ chiếm 42%
vốn cổ phần của công ty C, do đó trong khoảng 10tỉ đầu tư ngược lại vào công ty A c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf