Tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của việc bổ sung propiotic vào thức ăn và nước uống đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt: VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
34
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPIOTIC VÀO THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THỊT
Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Bùi Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Hồng
Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
*Tác giả liên hệ : Trần Quốc Việt - Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
Viện Chăn Nuôi - Từ Liêm - Hà nội - Việt nam
Tel: (04) 38.386.126 / 0982.011.584; Fax: (04) 38.389.775; Email: vietvcn@yahoo.com
ABSTRACT
Effects of supplementation of probiotics into diet and drinking water on growth performance and feed
efficiency in broiler chicken
*Corresponding author: Tran Quoc Viet - Department of Animal Nutrition, Feeding and Forage
NIAS - Tu Liem - Hanoi – Vietnam
Six hundred one day old Ross 308 chicken and four kinds of probiotic [(two in liquid forms: PBL1; PBL2 and
two powder form: PBB1 and PBB2) were used for investigation...
9 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của việc bổ sung propiotic vào thức ăn và nước uống đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
34
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPIOTIC VÀO THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THỊT
Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Bùi Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Hồng
Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
*Tác giả liên hệ : Trần Quốc Việt - Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
Viện Chăn Nuôi - Từ Liêm - Hà nội - Việt nam
Tel: (04) 38.386.126 / 0982.011.584; Fax: (04) 38.389.775; Email: vietvcn@yahoo.com
ABSTRACT
Effects of supplementation of probiotics into diet and drinking water on growth performance and feed
efficiency in broiler chicken
*Corresponding author: Tran Quoc Viet - Department of Animal Nutrition, Feeding and Forage
NIAS - Tu Liem - Hanoi – Vietnam
Six hundred one day old Ross 308 chicken and four kinds of probiotic [(two in liquid forms: PBL1; PBL2 and
two powder form: PBB1 and PBB2) were used for investigation of efficiency of utilization of probiotic in broiler
chicken. There were two probiotic strains in the PBL1 and PBB1 (Bacillus subtilis- H4; Saccharomyces boulardi
-SB) and five strains in the PBL2 and PBB2 (Bacillus subtilis- H4; Saccharomyces boulardi –SB; Enterococcus
faecium-6H2; Pediococcus pentosaceus-Đ7; Lactobacillus fermentum- NC1). Concentration of probiotic flora in
the PBL1 and PBL2 was from 108 to 109 cfu/ml and in the PBB1 and PBB2: 107 to 108 cfu/g, respectively.
Chicken were divided into 6 groups according to the randomly completely design with 4 replicates for each (25
chicken/replicate and 100 chicken/group). Chickens in group 1 (negative group) and 2 (positive group) were
given basal diet without and with antibiotic (100 ppm cholotetracyclin). Chicken in group 3, 4 were drunk fresh
water supplemented PBL1, PBL2 (2 ml/liter). Chickens in the group 5 and 6 were fed basal diet with PBB1 and
PBB2 (2g/kg), respectively. Results showed that growth rate and feed efficiency of chicken in positive, PBL2
and PBB2 were improved. Growth performance of chickens in the PBL2 and PBB2 group was higher from 5,82-
7,97%; feed conversion ratio was 4,76 -6,67% higher compared to negative groups.
Key words: Broiler chicken, probiotic, antibiotics, growth performance, feed efficiency.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi gia cầm, những bệnh đường tiêu hóa liên quan đến các vi sinh vật (VSV) có
hại là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi và nhiễm
mầm bệnh nguy hại cho sức khoẻ của con người (Patterson và cs, 2003). Trong nửa cuối thế
kỷ 20, kháng sinh liều thấp được sử dụng rất phổ biến để bổ sung vào thức ăn như nhân tố
kìm hãm sự phát triển của các VSV có hại trong đường tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh và
làm tăng năng suất chăn nuôi (Dibner và cs, 2005). Tuy nhiên, do sức ép của việc cấm sử
dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng nên ở nhiều nước trên thế giới, việc nghiên
cứu và sử dụng những chất bổ sung thay thế đang là một đòi hỏi cấp bách (Cromwell, 2002).
Một trong số các chất bổ sung được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là probiotic.
Probiotic là chất bổ sung VSV sống có tác dụng tăng cường sức khoẻ vật chủ thông qua việc
cải thiện sự cân bằng của hệ VSV ruột (Fuller, 1989). Trong một vài năm trở lại đây, nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng sự có mặt, sinh sôi và phát triển của những vi sinh vật
probiotic trong đường tiêu hóa của gia cầm thông qua con đường thức ăn và nước uống đã
làm tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện hiệu quả tiêu hóa và hấp thu các chất dinh
dưỡng ở gà. Edens và cs, (1997) đã thông báo rằng, bổ sung probiotic (Lactobacillus reuteri)
vào thức ăn đã làm tăng chiều cao của lông nhung ruột nhờ đó cải thiện khả năng hấp thu các
chất dinh dưỡng, tăng năng suất sinh trưởng và hiệu quả thức ăn ở gà broiler. Watkins và
Kratzer (1984); Jin và cs, (1998a,b, 2000); Zulkifli và cs (2000) đã cho thấy, sự hiện diện của
vi khuẩn probiotic (Lactobacillus) trong đường tiêu hóa đã làm giảm số vi khuẩn gây bệnh
thông qua cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc ruột, nhờ đó làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và
TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic vào thức ăn ...
35
tỷ lệ chết ở gà. Rất nhiều công trình nghiên cứu khác (Hooper và cs, 2001; Stappenbeck và cs,
2002; Rawls và cs, 2004) cũng cho thấy những đáp ứng rất tích cực của gia cầm đối với việc
bổ sung probiotic trong thức ăn. Ở nước ta, những nghiên cứu sử dụng probiotic trong chăn
nuôi gia cầm còn rất hạn chế. Lê Thanh Bình và cs, (1999) đã thông báo, bổ sung chế phẩm
PRO99 (gồm hai chủng vi khuẩn Lactic) vào khẩu phần ăn của gà thịt đã làm tăng số lượng vi
khuẩn lactic, giảm E. Coli trong chất chứa đường ruột và tăng tốc độ sinh trưởng ở gà. Trần
Quốc Việt và cs, (2008) cũng cho thấy, khi bổ sung chế phẩm probiotic đa chủng dạng bột
vào thức ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và tốc độ sinh trưởng ở gà Lương Phượng nuôi
thịt. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm
probiotic dạng bột và dạng lỏng vào thức ăn và nước uống trong nuôi dưỡng gà thịt.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Bốn chế phẩm probiotic đa chủng, gồm 2 chế phẩm dạng lỏng (PBL1, PBL2) và 2 chế phẩm
dạng bột (PBB1 và PBB2) được sử dụng cho thí nghiệm này. Mật độ các chủng vi sinh vật
(VSV) hữu ích đạt 108 - 109 cfu/ml đối với các chế phẩm dạng lỏng và 107 – 108 cfu/g đối với
các chế phẩm dạng bột (Bảng 1).
Bảng 1. Các loại vi sinh vật hữu ích trong các chế phẩm Probiotic dùng trong thí nghiệm.
Chế phẩm
dạng lỏng
Chế phẩm
dạng bột
Các chủng vi sinh vật probiotic
PBL1 PBL2 PBB1 PBB2
Bacillus subtilis (H4) + + + +
Saccharomyces boulardi (SB) + + + +
Enterococcus faecium ( 6H2) - + - +
Pediococcus pentosaceus (§7) - + - +
Lactobacillus fermentum (NC1) - + - +
Sáu trăm (600) gà Ross 308 1 ngày tuổi đã được sử dụng. Gà được nuôi trong thời gian 49
ngày, trong chuồng nền xi măng có chất độn chuồng, thông thoáng tự nhiên. Khẩu phần cơ sở
cho gà thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt xương,
dầu thực vật, premix vitamin-khoáng và các axit amin tổng hợp.
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Gà thí nghiệm được phân ngẫu nhiên vào 6 lô theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô 100
con được nuôi trong 4 ô chuồng (25 con/ô) (đồng đều tính bịêt), mỗi ô là một lần lặp lại. Gà ở
các lô 1 (đối chứng tiêu cực) và 2 (đối chứng tích cực) được ăn khẩu phần cơ sở (được phối
hợp đảm bảo các chỉ tiêu về giá trị dinh dưỡng theo khuyến cáo của hãng Avian cho gà Ross
308 (David Creswell, 2005) có bổ sung chlotetracycline với liều 100 ppm và không bổ sung
kháng sinh tương ứng. Gà ở lô 3 được ăn khẩu phần cơ sở không bổ sung kháng sinh và
probiotic nhưng được uống nước có bổ sung chế phẩm probiotic dạng lỏng PBL1 với liều 2
ml/lít. Tương tự, gà ở lô 4 được ăn khẩu phần cơ sở tương tự như lô 3 và được uống nước có
bổ sung chế phẩm probiotic dạng lỏng PBL2 với liều 2 ml/lít. Gà ở các lô 5 và 6 được ăn khẩu
phần cơ sở có bổ sung Probiotic dạng bột (PBB1 và PBB2 tương ứng) với liều 2000g/tấn.
Thức ăn cho gà được sản xuất dưới dạng bột. Gà ở tất cả các lô được ăn thức ăn và uống nước
tự do. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh, phòng bệnh đối với gà ở các lô là như nhau.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
36
Bảng 2. Khẩu phần cơ sở.
Giai đoạn sinh trưởng Chi tiêu
1-21 ng.t 22-35 ng.t > 35 ng.t
Ngô 57,99 64,76 71,35
Khô dầu đậu tương 35,35 26,40 21,26
Bột thịt xương 3,00 5,00 5,00
Dầu thực vật 0,63 2,23 1,12
Premix vitamin – khoáng 0,25 0,25 0,25
Choline chloride 60% 0,094 0,019 0,041
L-Lysine HCl 0,15 0,19 0,16
DL-Methionine 0,23 0,27 0,20
L-Threonine 0,033 0,07 0,026
Muối ăn 0,12 0,11 0,099
Natribicarbonate 0,43 0,27 0,27
Bột đá 0,51 0,20 0,14
Dicanxi phốt phát 1,22 0,24 0,087
Tổng 100,000 100,000 100,000
Thành phần dinh dưỡng
Vật chất khô (%) 88,21 87,98 87,62
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2900 3100 3100
Protein thô (%) 22,50 20,00 18,00
Xơ thô (%) 4,34 4,10 4,04
Lysine (%) 1,32 1,17 1,02
Methionine + Cystine (%) 0,92 0,89 0,77
Canxi (%) 0,88 0,72 0,65
Phốt pho dễ hấp thu (%) 0,44 0,36 0,33
Các chỉ tiêu theo dõi
Thức ăn cho vào và thức ăn thừa được cân và ghi chép hàng ngày để tính lượng thức ăn ăn
vào và tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng.
Gà ở các lô được cân vào các thời điểm lúc bắt đầu (1 ngày tuổi) và mỗi khi chuyển giai đoạn
để khảo sát tốc độ sinh trưởng.
Khi được 21 ngày tuổi, gà ở các lô được ăn thức ăn trộn chất chỉ thị (Cr2O3) liều 0,3% trong
12 ngày (7 ngày nuôi thích nghi và 5 ngày thu mẫu) để khảo sát tỷ lệ tiêu hóa tổng số vật chất
khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô.
Sau 35 ngày ăn thức ăn thí nghiệm, mỗi ô chọn 2 gà khoẻ mạnh (một trống, một mái), có khối
lượng trung bình của ô để lấy mẫu phân tươi ở trực tràng để khảo sát cơ cấu quần thể vi sinh
vật đường ruột thông qua một số chỉ tiêu: Tổng số vi khuẩn hiếu khí (VKHK), tổng số vi
khuẩn yếm khí (VKYK), tổng vi khuẩn Lactic và chỉ số coliform.
Tình trạng sức khoẻ của của đàn gà được theo dõi hàng ngày. Những con ốm, chết, khối
lượng cơ thể lúc chết, nguyên nhân ốm, chết được theo dõi và ghi chép hàng ngày để tính toán
tỷ lệ nuôi sống.
Xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên
bản 13.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số
TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic vào thức ăn ...
37
chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy
95%. Các giá trị TB được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P<0,05.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào thức ăn và nước uống đến tỷ lệ
tiêu hóa thức ăn ở gà.
Hiện có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của các vi sinh vật probiotic trong
việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở gà broiler, nhưng cơ chế nào cho việc cải thiện này thì
còn có nhiều ý kiến không thống nhất. Theo Edens và cs, (1997), vi khuẩn probiotic khi được
bổ sung vào thức ăn đã làm tăng chiều cao của lông nhung ruột ở gà, nhờ đó làm tăng tỷ lệ
tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn. Một số tác giả khác lại cho rằng các vi
sinh vật probiotic khi hiện diện trong đường tiêu hóa đã làm tăng hoạt tính của một số enzyme
nội sinh như amylase (Duke, 1977; Sissons, 1989; Jin và cs, 2000) carbohydrase (Collington
và cs; 1990) ở vật nuôi. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng chính
của khẩu phần ở gà thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm Probiotic trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu
hóa thức ăn ở gà (%).
Lô thí nghiệm Chỉ tiêu
Lô 1
ĐCT(-
)
Lô 2
ĐC
(+)
Lô 3
(PBL1)
Lô 4
(PBL2)
Lô 5
(PBB1)
Lô 6
(PBB2)
SE P
VËt chÊt kh« 73.2 75.1 74.5 72.7 72.8 75.1 1.06 0.380
ChÊt h÷u c¬ 73.9 76.2 75.7 74.1 73.9 76.1 1.10 0.411
Protein th« 74.5 77.0 74.6 74.2 74.3 75.3 0.74 0.124
X¬ th« 52.2a 56.1b 52.7ab 54.3ab 54.1ab 55.4ab 0.78 0.017
Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô khẩu phần của gà ở các lô được ăn khẩu phần có bổ sung kháng sinh và
probiotic dạng bột (PBB2) cao hơn so với đối chứng tiêu cực từ 6,1% đến 7,5%. Tuy nhiên,
do tỷ lệ xơ thô trong khẩu phần cơ sở không cao (từ 4,04 đến 4,3%) (Bảng 2) nên ảnh hưởng
của việc cải thiện này đối với sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn ở gà có thể cũng hạn chế.
Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào thức ăn và nước uống đến tốc
độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà thịt.
Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của gà thịt được trình bày ở các Bảng 4 và 5.
Bảng 4 cho thấy, tốc độ sinh trưởng được cải thiện rõ rệt ở các lô gà được ăn khẩu phần có
bổ sung chlotetracyclin (lô 2) và probiotic đa chủng dạng bột (PPB2) (lô 6). So với đối
chứng, khối lượng cơ thể của gà lúc 49 ngày tuổi ở hai lô này là 2509g và 2500 g tương
ứng, cao hơn so với lô đối chứng tiêu cực 7,85% (P = 0,001). Gà ở lô 4 được uống nước có
bổ sung probiotic đa chủng dạng lỏng có khối lượng cơ thể thấp hơn so với lô 2 và lô 6
nhưng cũng cao hơn lô 1 5,6% và sai khác này có ý nghĩa thống kê (P = 0,001). Tương ứng
với sự vượt trội về khối lượng cơ thể lúc 49 ngày tuổi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối
(g/con/ngày) của gà ở các lô được bổ sung chlotetracyclin và probiotic đa chủng (gồm 5 loại
vi sinh vật hữu ích) vào thức ăn và nước uống luôn cao hơn rất rõ rệt (P =0,001) so với lô
đối chứng tiêu cực.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
38
Bảng 4. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm Probiotic vào khẩu phần đến sinh trưởng
của gà thịt.
Lô thí nghiệm
Lô 1
ĐC (-)
Lô 2
ĐC +
Lô 3
(PBL1)
Lô 4
(PBL2)
Lô 5
(PBB1)
Lô 6
(PBB2)
SE P
Khối lượng cơ thể (g/con)
Lúc 21 ngày 461a 543d 461a 502bc 478ab 525cd 6.93 0.001
Lúc 35 ngày 1155a 1261b 1134a 1208c 1158a 1234bc 10.2 0.001
Lúc 42 ngày 1824a 1967b 1831a 1928b 1861a 1950b 13.8 0.001
Lúc 49 ngày 2318a 2509b 2352a 2448c 2365a 2500b 12.4 0.001
Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày)
GĐ từ 1-21 ng 20a 24b 20a 22b 21ab 23b 0.33 0.001
GĐ từ 21-35 ng 50a 51b 48c 51b 49cd 51b 0.35 0.001
GĐ từ 35-42 ng 96a 101b 100ab 103b 101ab 102b 1.07 0.001
GĐ từ 42-49 ng 71a 77b 74ab 74ab 72ab 79c 1.40 0.001
GĐ từ 0-49 ng 46.4a 50.3b 47.1a 49.1b 47.4a 50.1b 0.37 0.001
GĐ: Giai đoạn; Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Tăng trọng ngày tính bình quân trong cả giai đoạn thí nghiệm (0-49 ngày tuổi) của gà ở các lô
2, lô 4 và lô 6 là 50,3; 49,1 và 50,1 g/con/ngày cao hơn so với lô 1 lần lượt: 8,4%; 5,8% và
8,0% tương ứng. Các kết quả trên cho thấy, bổ sung chlotetracyclin vào khẩu phần với liều
100 ppm đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của gà thịt. Kết quả tương tự như vậy, ở khá
nhiều các nghiên cứu liên quan đến việc bổ sung kháng sinh liều thấp trong thức ăn cho gà
broiler (Dibner và cs, 2005). Trong thí nghiệm này, tốc độ sinh trưởng của gà ỏ lô được ăn
khẩu phần có bổ sung kháng sinh (chlotetracyclin) chỉ được dùng để đánh giá mức độ cải
thiện năng suất sinh trưởng của các lô gà ở các lô được bổ sung probiotic.
Bảng 5. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm Probiotic vào khẩu phần đến hiệu quả sử
dụng thức ăn của gà thịt
Lô thí nghiệm
Lô 1
ĐC -
Lô 2
ĐC +
Lô 3
(PBL1)
Lô 4
(PBL2)
Lô 5
(PBB1)
Lô 6
(PBB2)
SE
P
Lượng thức ăn ăn vào (g/con/ngày)
GĐ 0-21 ng.t 36.1ab 36.7ab 35.3ab 36.4ab 34.7a 36.9b 0.48 0.036
GĐ 21 - 35 ng.t 95.6 94.3 97.4 92.5 93.5 94.0 1.89 0.715
GĐ 35 - 42 ng.t 216 217 214 213 211 215 4.14 0.923
GĐ 42 - 49 ng.t 167 160 162 179 176 173 10.00 0.711
GĐ 0-49 ng.t 97 96 97 98 97 98 1.56 0.961
Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng)
GĐ 0-21 ng.t 1.82 1.54 1.78 1.66 1.69 1.61 0.05 0.005
GĐ 21 - 35 ng.t 1.92ab 1.83a 2.02b 1.83a 1.91ab 1.84a 0.04 0.019
GĐ 35 - 42 ng.t 2.26a 2.14ab 2.15ab 2.07b 2.10ab 2.11ab 0.03 0.011
GĐ 42 - 49 ng.t 2.37 2.08 2.19 2.40 2.44 2.21 0.12 0.302
GĐ 0-49 ng.t 2.10a 1.92b 2.06ab 2.00ab 2.04ab 1.96ab 0.04 0.021
GĐ: Giai đoạn; Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic vào thức ăn ...
39
Như đã trình bày ở trên, hiệu quả cải thiện năng suất sinh trưởng của các chế phẩm PBL2 và
PBB2 là rất rõ rệt, tương tự như hiệu quả kích thích sinh trưởng của kháng sinh. Kết quả này
tương tự như các nghiên cứu trên gà broiler của các tác giả: Owings và cs, (1990), Cavazzoni
và cs, (1998), Jin và cs (1998 a,b), Zulkifli và cs, (2000), Kalavathy và cs, (2003), Kabir và cs,
(2004), Gil De Los Santos và cs, (2005), Trần Quốc Việt và cs, (2008).
Bảng 4 cho thấy, so sánh giữa hai chế phẩm trong cùng một dạng sản phẩm (lỏng và đặc), chế
phẩm gồm 5 chủng vi sinh vật hữu ích tỏ ra có hiệu quả hơn so với chế phẩm có 2 chủng. Tốc
độ sinh trưởng tính bình quân cả giai đoạn thí nghiệm (0-49 ngày tuổi) của gà ở lô được ăn
khẩu phần có bổ sung chế phẩm PBL2 cao hơn 4,2% (P>0,05) so với lô được ăn khẩu phần có
bổ sung chế phẩm PBL1. Tương tự, tốc độ sinh trưởng của gà ở lô 6 cao hơn so với lô 5 là
5,7% (P>0,05). Điều đó cho thấy, mặc dù trong các chế phẩm PBL2 và PBB2 đều có các
chủng Bacillus subtilis (H4) và Saccharomyces boulardi (SB) như các chế phẩm PBL1 và
PBB1, nhưng hiệu quả cải thiện tốc độ sinh trưởng của gà ở các chế phẩm PBL2 và PBB2 cao
hơn. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả kích thích sinh trưởng phụ thuộc vào mức độ đa
chủng của các chế phẩm probiotic.
Những kết quả tương tự như vậy cũng đã được Timmerman và cs, (2004) chứng minh khi so
sánh hiệu quả của các chế phẩm probiotic đơn và đa chủng trên gà broiler. Khi so sánh hiệu
quả của hai dạng chế phẩm lỏng và đặc, chúng tôi thấy, đối với gà nuôi thịt, có thể dùng các
sản phẩm probiotic ở dạng lỏng bổ sung vào nước uống và dạng bột bổ sung vào thức ăn đều
có hiệu quả tương tự. Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp, gà được uống nước tự do nhờ các
thiết bị chuyên dụng (bình hoặc núm uống tự động), sự lãng phí nước không đáng kể nên
nhiều nước trên thế giới cũng sản xuất các chế phẩm probiotic dạng lỏng để pha vào nước
uống cho gà. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng không thống nhất về hiệu quả của các
phương pháp sử dụng. Timmerman và cs, (2006) sử dụng chế phẩm probiotic gồm 7 chủng vi
khuẩn lactic bổ sung vào nước uống đã làm tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức
ăn và giảm tỷ lệ chết ở gà thịt. Một số tác giả khác lại có kết luận, bổ sung probiotic vào nước
uống cho gà có hiệu quả thấp hơn so với bổ sung vào thức ăn (Yeo và Kim, 1997; Jin và cs,
1998b, 2000; Abdulrahim và cs, 1999; Zulkifli và cs, 2000; Kalavathy và cs, 2003).
Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày trong giai đoạn gà con (0-3 tuần tuổi) có sự khác biệt khá rõ
rệt giữa các lô. Gà ở các lô được bổ sung kháng sinh (lô 2) và chế phẩm probiotic PBL2 (lô 4)
và PBB2 (lô 6) tiêu thụ nhiều thức ăn hơn so với các lô khác. Ở các giai đoạn sau, không thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lượng thức ăn ăn vào giữa các lô.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm (0-49 ngày tuổi) thấp
nhất thấy ở các lô được bổ sung chlotetracyclin và chế phẩm probiotic PBB2 (1,92 kg và 1,96
kg) và sai khác so với các lô khác có ý nghĩa thống kê ( P = 0,021).
Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào thức ăn và nước uống đến một
số chỉ tiêu vi sinh vật đường ruột và tỷ lệ nuôi sống ở gà thịt.
Kiểu tác động của probiotic rất phức tạp, nhưng nhờ sự hiện diện của các vi sinh vật probiotic
mà sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột được cải thiện theo hướng có lợi cho vật chủ thì đã
được rất nhiều tác giả đề cập (Fuller, 1989; Jin và cs, 1998a; Endens, 2003). Có hai cơ chế cơ
bản mà các vi sinh vật probiotic tác động đến hệ vi sinh vật ruôi: (i) cạnh tranh vị trí bám dính
trên niêm mạc ruột với vi sinh vật có hại và (ii) tăng cường đáp ứng miễn dịch của hệ miễn
dịch ruột (Yang và Choct, 2009). Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát cơ cấu của hệ vi
sinh vật ruột dưới tác động của việc bổ sung probiotic thông qua các chỉ tiêu: tổng số vi khuẩn
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
40
hiếu khí, tổng số vi khuẩn yếm khí, tổng số vi khuẩn Lactic và chỉ số Coliform. Các kết quả
được trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm Probiotic vào khẩu phần đến sự biến động
quần thể vi sinh vật ruột và tỷ lệ nuôi sống ở gà thịt.
Mật độ các loại vi sinh vật (log10 cfu/g)
trong phân của gà ở các lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
Lô 1
ĐC -
Lô 2
ĐC +
Lô 3
(PBL1)
Lô 4
(PBL2)
Lô 5
(PBB1)
Lô 6
(PBB2)
SE P
Tỷ lệ nuôi sống 87.3 94.4 89.8 90.7 89.9 92.7 5.62 0.538
Tổng VKHK 8.93 8.14 9.08 8.25 8.61 8.27 0.52 0.733
Tổng VKYK 7.91 7.62 7.86 8.16 7.96 7.96 0.43 0.973
Lactobacilli 6.11a 7.38b 6.32ac 6.93ab 6.33ac 7.19bc 0.22 0.001
Coliform 6.16a 4.90b 6.12a 5.51ab 6.13a 5.01b 0.23 0.001
Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6 cho thấy, không có sự khác biệt về số lượng VKHK và VKYK trong phân trực
tràng của gà giữa các lô thí nghiệm (P>0,05), kết quả này cũng tương tự như kết quả của
Jin và cs (1998). Nhưng số lượng lượng vi khuẩn Lactic (Lactobacilli) tính bằng log10
cfu/g trong phân trực tràng của gà ở các lô 2; 4 và 6 cao hơn đáng kể so với lô 1 (P =
0,001). Tương ứng với mật độ Lactobacilli, chỉ số Coliform ở các lô này cũng thấp hơn
đáng kể so với lô đối chứng tiêu cực (P = 0,001). Điều đó cho thấy, việc bổ sung kháng
sinh liều thấp đã cải thiện được quan hệ cân bằng khu hệ vi khuẩn đường ruột theo hướng
tăng Lactobacilli và giảm E. Coli. Việc bổ sung các chế phẩm probiotic PBL2 và PBB2
cũng cho những đáp ứng tương tự. Khác với kết quả nghiên cứu của Timmerman và cs,
(2006), khi bổ sung chế phẩm probiotic đa chủng dạng lỏng vào nước uống cho gà thịt đã
làm giảm tỷ lệ chết so với đối chứng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nuôi sống gà ở các lô
không có sự sai khác rõ rệt, mặc dù tỷ lệ nuôi sống khá cao ở các lô được bổ sung chế
phẩm probiotic PBB2 (lô 6) và chlotetracycline (lô 2), nhưng mức độ sai khác so với các
lô khác không có ý nghĩa thống kê (P = 0,538).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:
Sử dụng chế phẩm Probiotic đa chủng (Bacillus subtilis (H4), Saccharomyces boulardi (SB),
Enterococcus faecium ( 6H2), Pediococcus pentosaceus (Đ7) và Lactobacillus fermentum
(NC1) dạng lỏng (PBL1) bổ sung vào nước uống và dạng bột (PBB2) bổ sung vào thức ăn đã
cải thiện được tốc độ sinh trưởng (tăng từ 5,82% đến 7,97% so với lô đối chứng), tăng hiệu
quả chuyển hóa thức ăn (giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 4,76% đến 6,67%).
Đề nghị
Cho được đưa vào sản xuất thử sản phẩm Probiotic đa chủng dạng lỏng (PBL2) và dạng bột
(PBB2) dùng trong chăn nuôi gà.
TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic vào thức ăn ...
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdulrahim, S. M., M. S. Haddadin, N. H. Odetallah and R. K. Robinson, (1999). Effect of Lactobacillus
acidophilus and zinc bacitracin as dietary additives for broiler chickens. Br. Poult. Sci. 40: 91 - 94.
Cavazzoni, V., A. Adami and C. Castrovilli, (1998). Performance of broiler chicken supplemented with Bacillus
coagilans as probiotic. Br. Poult. Sci. 39: 526 - 529.
Collington, G. K., D. S. Parker and D. G. Armstrong, (1990). The influence of inclusion of either an antibiotic or
a probiotic in the diet on the development of digestive enzyme activity in the pig. Br.J.Nutr. 64: 59-70.
Cromwell, G. L, (2002). Why and how antibiotics are used in swine production. Anim. Biotechnol. 13: 7- 27.
David Creswell, (2005). Feeding the broiler chicken. Part 1: The nutritional requrements of toady’s broiler.
David Creswell. Asian Poultry Magazine. 5.2005. 18-21 p.
Dibner, J. J. and J. D. Richards, (2005). Antibiotic Growth Promoters in Agriculture: History and Mode of
Action. Poultry Science. 2005. 84: 634 - 643.
Duke, G. E, (1977). Avian digestion. Pages 313 - 320 in: Physiology of Domestic Animals 9th ed. G. E. Duke,
ed. Cornell University Press, Ithaca, NY.
Edens, F. W., C. R. Parkhurst, I. A. Casas and W. J. Dobrogosz, (1997). Principles of ex ovo competitive
exclusion and in ovo administration of Lactobacillus reuteri. Poult. Sci. 76: 179 - 196.
Fuller. R, (1989). Probiotics in man and animals. J. Appl. Bacteriol; 66: 131 - 139.
Gil De Los Santos, J. R., O. B. Storch and C. Gil-Turnes, (2005). Bacillus cereus var. toyoii and Saccharomyces
boulardii increased feed efficiency in broilers infectedwith Salmonella Enteritidis. Br. Poult. Sci. 46:
494 - 497.
Hooper, L. V., M. H. Wong, A. Thelin, L. Hansson, P. G. Falk and J. I. Gordon, (2001). Molecular analysis of
commensal hostmicrobial relationships in the intestine. Science 291: 881 - 884.
Jin, L. Z., Y.W. Ho, N. Abdullah and S. Jalaludin, (1998a). Growth performance, intestinal microbial
populations and serum cholesterol of broilers fed diets containing Lactobacillus cultures. Poult. Sci.
77:1259 - 1265.
Jin, L. Z., Y. W. Ho, N. Abdullah, M. A. Ali and S. Jalaludin, (1998b). Effects of adherent Lactobacillus cultures
on growth, weight of organs and intestinal microflora and volatile fatty acids in broilers. Anim. Feed
Sci. Technol. 70: 197 - 209.
Jin, L. Z., Ho., Y. W., Abdullah, N and S.Jalaludin, (2000). Digestive and Bacterial Enzyme Activities in
Broilers Fed Diets Supplemented with Lactobacillus Cultures. Poultry Science. 2000. 79: 886 - 891.
Kabir, S. M. L., M. M. Rahman, M. B. Rahman, M. M. Rahman and S.U.Ahmed, (2004). The dynamics of
probiotics on growth performance and immune response in broilers. Int. J. Poult. Sci. 3: 361 - 364.
Kalavathy, R., N. Abdullah, S. Jalaludin and Y. W. Ho, (2003). Effects of Lactobacillus cultures on growth
performance, abdominal fat deposition, serum lipids and weight of organs of broiler chickens. Br. Poult.
Sci. 44: 139 - 144.
Lê Thanh Bình, Phạm Thị Ngọc Lan và Yoshimi Benno, (1999). Tác dụng tăng trưởng đối với gia cầm của chế
phẩm vi sinh vật PRO 99. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc năm 1999.
139-144.
Owings,W. J.,D. L. Reynolds, R. J.Hasiak and P. R. Ferket, (1990). Influence of a dietary supplementation with
Streptococcus faeciumM-74 on broiler bodyweight, feed conversion, carcass characteristics and
intestinal microbial colonization. Poult. Sci. 69: 1257 - 1264.
Patterson. J. A and K. M. Burkholder, (2003). Application of Prebiotics and Probiotics in Poultry Production.
2003 Poultry Science 82: 627 - 631.
Rawls, J. F., B. S. Samuel and J. I. Gordon, (2004). Gnotobiotic zebrafish reveal evolutionarily conserved
responses to the gut microbiota. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 101: 4596 - 4601.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
42
Sissons, J. W., (1989). Potential of probiotic organisms to prevent diarrhea and promote digestion in farm
animals: A review. J. Sci. Food Agric. 49: 1 - 13.
Stappenbeck, T. S., L. V. Hooper and J. I. Gordon, (2002). Developmental regulation of intestinal angiogenesis
by indigenous microbes via Paneth cells. Proc. Natl. Acad. Sci. USA. 99: 15451 - 15455.
Timmerman, H. M., C. J. Koning, L. Mulder, F. M. Rombouts and A. C. Beynen, (2004). Monostrain,
multistrain and multispecies probiotics- A comparison of functionality and efficacy. Int. J. Food
Microbiol. 96: 219- 233.
Timmerman, H. M., Veldman., A., van den Elsen,.E.Rombouts., F. M. and A. C. Beynen, (2006). Mortality and
Growth Performance of Broilers Given Drinking Water Supplemented with Chicken-Specific
Probiotics. Poultry Science 85:1383 - 1388.
Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Ninh Thị Len, Nguyễn Thị Phụng, Đào Thị Phương, Lê Văn Huyên và Đào
Đức Kiên, (2008). Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào khẩu phần đến khả năng tiêu hóa thức ăn,
tốc độ sinh trưỏng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt. Nông nghiệp & phát
triẻn nông thôn. 7-2008. 0866-7020. 52-57 tr.
Watkins, B. A and F. H. Kratzer, (1984). Drinking water treatment with a commercial preparation of a
concentrated Lactobacillus culture for broiler chickens. Poult. Sci. 63:1671 - 1673.
Yang. Y.P.A and M. Choct, (2009). Dietary modulation of gut microflora in broiler chickens: a review of the
role of six kinds of alternatives to in-feed antibiotics. World’ s Poultry Science Journal. 65. 1. 3. 2009.
97-114.
Yeo, J and K. I. Kim. (1997). Effect of feeding diets containing an antibiotic, a probiotic, or yucca extract on
growth and intestinal urease activity in broiler chicks. Poult. Sci. 76: 381 - 385.
Zulkifli, I., N. Abdullah, N. M. Azrin and Y.W.Ho, (2000). Growth performance and immune response of two
commer cial broiler strains fed diets containing Lactobacillus cultures and oxytetracycline under heat
stress conditions. Br. Poult. Sci. 41:593 - 597.
*Người phản biện: TS. Nguyễn Hữu Tào; TS. Trịnh Xuân Cư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học - ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PROPIOTIC VÀO THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THỊT.pdf