Báo cáo Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh và năng suất hạt của hai giống cỏ đậu Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes Plus tại Đức Trọng, Lâm Đồng

Tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh và năng suất hạt của hai giống cỏ đậu Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes Plus tại Đức Trọng, Lâm Đồng: NGUYỄN NGỌC ANH – Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh.... 51 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ NĂNG SUẤT HẠT CỦA HAI GIỐNG CỎ ĐẬU Stylosanthes guianensis CIAT 184 VÀ Stylosanthes PLUS TẠI ĐỨC TRỌNG, LÂM ĐỒNG Nguyễn Ngọc Anh1 và Nguyễn Thị Mùi2 1Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây 2Viện Chăn nuôi *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Hà Nội Tel: 0982.398.996; Email: anhnguyenngoc9@gmail.com ABSTRACT Efect of fertilizer on Biomass and seed production of Stylosanthes guianensis Ciat 184 S. Plus in Ductrong, Lamdong Applying the methodology of field experimental research methods, which is used for researching technology methods of producing high productive and intensive varieties and technology of producing high quality seeds. A “Completed Split Design” for Classifying plots for making comparison following 3 factors by Mead, 1993 (Statistical Methods in Agriculture and Experi...

pdf8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh và năng suất hạt của hai giống cỏ đậu Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes Plus tại Đức Trọng, Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN NGỌC ANH – Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh.... 51 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ NĂNG SUẤT HẠT CỦA HAI GIỐNG CỎ ĐẬU Stylosanthes guianensis CIAT 184 VÀ Stylosanthes PLUS TẠI ĐỨC TRỌNG, LÂM ĐỒNG Nguyễn Ngọc Anh1 và Nguyễn Thị Mùi2 1Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây 2Viện Chăn nuôi *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Hà Nội Tel: 0982.398.996; Email: anhnguyenngoc9@gmail.com ABSTRACT Efect of fertilizer on Biomass and seed production of Stylosanthes guianensis Ciat 184 S. Plus in Ductrong, Lamdong Applying the methodology of field experimental research methods, which is used for researching technology methods of producing high productive and intensive varieties and technology of producing high quality seeds. A “Completed Split Design” for Classifying plots for making comparison following 3 factors by Mead, 1993 (Statistical Methods in Agriculture and Experimental Biology) transplanting in 0.5 ha of biomass yields of legume and 0.5 ha for seed production and 0.5 ha for techniques of seed harvest in research areas. Both of Stylosanthes guianensis CIAT 184 and Plus grew well in Duc Trong, Lam Dong, gave high yield (69.63 – 92.17 tons/ha) and seed production (119.3 - 185.5 kg/ha). Use of plastic bed for harvesting seed is the best technique. The best method of pasture managing with seed production purpose is one cutting time per year. Key words: Stylosanthes guianensis CIAT 184, Stylosanthes PLUS, manure, fertilizer, quality seeds, techniques of seed harvest, intensive research methods ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi đại gia súc dựa trên cơ sở trồng cỏ thâm canh đã phát triển nhiều nơi trên thế giới, việc sản xuất và cung cấp các giống cỏ phục vụ chăn nuôi được coi như sản phẩm hàng hóa đang được nhiều nước thực hiện để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tại Thái Lan từ nhiều năm nay đã sản xuất các giống cỏ như: Paspalum, Ruzi, Ghinê, Stylo và Leucaena được xuất khẩu sang các nước xung quanh khu vực (Sajtipanon và cs, 1995). Hiện nay, việc sản xuất hạt giống cỏ chuyển giao thực hiện bởi những người nông dân tại: Malaysia (Aminah và cs, 1996), Ấn Độ (Turton và Baumann, 1996; Krishnan, 1996), Trung Quốc (Guodao và cs, 1998), Philipines (Valenzuela, 1989) và Indonesia (Nitis và cs, 1996). Ở Malaysia, tập đoàn các giống cỏ chất lượng cao rất hứa hẹn cho ngành chăn nuôi bò sữa, có thể trồng thích hợp cho nhiều loại đất, ở các vùng sinh thái khác nhau như: giống cây họ đậu CIAT184 (Stylosanthes guianensis), Leucaena leucocephala Desmodium intortum cv Greenleaf và Desmodium uncinatum cv Silverleaf phát triển rất tốt và là nguồn thức ăn giầu dinh dưỡng cho trâu bò (Wong và cs, 1982). Cỏ đậu Stylo (Stylosanthes guianensis CIAT 184) được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc từ 1993 (Devendra và Sere, 1993), Stylo sau khi thu hoạch được chế biến thành cỏ khô hoặc được chế biến dưới dạng bột lá dự trữ cho chăn nuôi hoặc đem bán như một sản phẩm hàng hóa (Liu và Kerridge, (1997). Hiện nay tại Ấn Độ Stylo được trồng thu cắt cho gia súc và được khuyến cáo trồng trên đất tận dụng, là một giống được trồng xen trên đất khô hạn (Ramesh và cs, 1997). Tại Bolivia, người nông dân sản xuất hạt giống cỏ theo cơ chế hàng hóa do một tổ chức đứng ra thực hiện (Sauma và cs., 1994) và thông qua đó người nông dân cũng đóng vai trò trong quá trình phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi (Ferguson và Sauma, 1993). Các giống cỏ họ đậu chất lượng cao cũng đã được đưa vào nghiên cứu tuyển chọn trong những năm gần đây như tại đồng bằng Nam bộ và vùng Đắc Lắc một số giống cỏ họ đậu như Stylosanthes Cook VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 52 đã cho năng suất 12,5 tấn VCK/ha/năm. Giống Stylosanthes guianensis FM05-2 và Stylosanthes guianensis CIAT 184 có khả năng cho năng suất VCK 11,4 đến 12,2 tấn/ha/năm (Khanh và , 1999). Lâm Đồng là một trong số 7 vùng chăn nuôi lớn trong cả nước. Hầu hết các cơ sở trên đều tập trung vào việc trồng các loại cỏ hoà thảo năng suất cao. Các vùng trên đều chưa đề cập đến việc phát triển cây họ đậu năng suất chất lượng cao phục vụ chăn nuôi gia súc, đặc biệt là bò sữa, bò thịt. Việc phát triển cỏ đậu sẽ nâng cao hiệu quả của người chăn nuôi do cải thiện dinh dưỡng và hạ giá thành khẩu phần ăn của gia súc, nâng cao khả năng sinh sản. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 2 giống cỏ họ đậu Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo.CIAT 184) và Stylosanthes. PLUS (S. Plus) Nội dung nghiên cứu Một số biện pháp kỹ thuật sản xuất thâm canh chất xanh và thâm canh hạt của Stylo CIAT 184 và S. PLUS. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng sử dụng cho việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác sản xuất cỏ và hạt giống theo phương pháp “Completed Split-Split Design” Phân lô chính và lô phụ thí nghiệm trên 3 yếu tố của Mead, 1993 (Phương pháp phân tích và bố trí thí nghiệm nông nghiệp). Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ đến năng suất chất xanh của 2 giống cỏ Stylo CIAT 184 và PLUS Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Khu bảo vệ HC 10- CIAT HC 10- Plus HC 20- CIAT HC 20- Plus HC 30- CIAT HC 30- Plus HC 20- CIAT HC 20- Plus HC 30- CIAT HC 30- Plus HC 10- CIAT HC 10- Plus Khu bảo vệ HC 30- CIAT HC 30- Plus HC 10- CIAT HC 10- Plus HC 20- CIAT HC 20- Plus Khu bảo vệ Khu bảo vệ Các yếu tố thí nghiệm bao gồm: Giống là các yếu tố chính. Các mức phân bón là yếu tố phụ với 3 mức phân hữu cơ: HC 10: 10 tấn/ha, HC 20: 20 tấn/ha và HC 30: 30 tấn/ha. Stylo được trồng bằng hạt: 8kg/ha, hạt được gieo theo hàng cách hàng 40cm, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 100m2, giữa các ô thí nghiệm được ngăn bằng đường phân lô rộng 1m để tránh sự thấm nước phân mỗi khi trời mưa. Thí nghiệm được bón phân vô cơ nền NPK (Urea: Phân lân: Kaliclorua) theo tỷ lệ: 50: 500: 200 kg/ha (phân hàng hoá). Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức phân bón (2 mức vô cơ và 3 mức hữu cơ) đến năng suất hạt của 2 giống cỏ Stylo CIAT 184 và PLUS Công thức thí nghiệm được bố trí theo các mức phân bón như sau: NGUYỄN NGỌC ANH – Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh.... 53 Gồm 2 giống cỏ Stylo CIAT 184 và PLUS (NPK)1=N1P1K1: 50:500:200 kg/ha, (NPK)2=N2P2K2: 75:750:300 kg/ha HC 10: 10 tấn/ha, HC 20: 20 tấn/ha và HC 30: 30 tấn/ha Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Khu bảo vệ HC 10- CIAT (NPK)1 HC 10- Plus (NPK)1 HC 20- CIAT (NPK)1 HC 20- Plus (NPK)1 HC 30- CIAT (NPK)1 HC 30- Plus (NPK)1 HC 10- CIAT (NPK)2 HC 10- Plus (NPK)2 HC 20- CIAT (NPK)2 HC 20- Plus (NPK)2 HC 30- CIAT (NPK)2 HC 30- Plus (NPK)2 HC 20- CIAT (NPK)1 HC 20- Plus (NPK)1 HC 30- CIAT (NPK)1 HC 30- Plus (NPK)1 HC 10- CIAT (NPK)1 HC 10- Plus (NPK)1 HC 20- CIAT (NPK)2 HC 20- Plus (NPK)2 HC 30- CIAT (NPK)2 HC 30- Plus (NPK)2 HC 10- CIAT (NPK)2 HC 10- Plus (NPK)2 HC 30- CIAT (NPK)1 HC 30- Plus (NPK)1 HC 10- CIAT (NPK)1 HC 10- Plus (NPK)1 HC 20- CIAT (NPK)1 HC 20- Plus (NPK)1 Khu bảo vệ HC 30- CIAT (NPK)2 HC 30- Plus (NPK)2 HC 10- CIAT (NPK)2 HC 10- Plus (NPK)2 HC 20- CIAT (NPK)2 HC 20- Plus (NPK)2 Khu bảo vệ Khu bảo vệ Thí nghiệm 2 được phân lô tương tự như thí nghiệm 1 nhưng lượng hạt giống gieo của cả 2 là 4kg/ha, hạt được gieo theo hàng cách hàng 50cm, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 100m2. Thu hoạch hạt giống được sử dụng theo phương pháp thu cắt 1 lần Thời gian nghiên cứu: cả 2 thí nghiệm bắt đầu từ 3/2007 đến 3/2009 Địa điểm thí nghiệm: tại xã Tà Năng, huyện Đức Trọng - Lâm Đồng Chỉ tiêu theo dõi cho cả 2 thí nghiệm: NS chất xanh/ha; Thời gian ra hoa đến thu hạt Năng suất hạt; Tỷ lệ hạt chắc; Khối lượng cho 1000 hạt Giá thành sản xuất 1 kg hạt Phân tích kết quả nghiên cứu Sử dụng hàm tuyến tính tổng quát (GLM) trong Chương trình MINITAB Version 13. Phương trình toán học mô tả cho các thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1 : Yij = µij + Gj + HCk + (G*HC)ij + εij Thí nghiệm 2 : Yijk = µijk + Gi + NPKj + HCk + (G*NPK)ij + (G*HCik) + (G*NPK*HC)ijk + εijk Trong đó: Yijk: Là các chỉ tiêu theo dõi về chất xanh về sản xuất hạt giống µijk: Số trung bình mẫu ; Gi : Ảnh hưởng của giống VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 54 HCj: Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tác động (G*NPK*HC)ij : Ảnh hưởng tương tác giữa giống và các loại phân, mức bón phân εijk: Sai số của số bình quân ij: là các giá trị quan sát Khi kết quả của các chỉ tiêu theo dõi chỉ ra có sự khác nhau có ý nghĩa sai khác ở mức (P=0,05) và có tương tác. Phương pháp So sánh cặp của Fisher (Pairwide Comparision) sẽ được sử dụng để phân tích sự khác nhau giữa các số trung bình trong mỗi nhân tố tác động. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Năng suất chất xanh Bảng 1. Ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ đến năng suất chất xanh thu được tại vùng thí nghiệm (tấn/ha) Đức Trọng S. CIAT 184 S. Plus Chỉ tiêu HC 10 HC 20 HC 30 HC 10 HC 20 HC 30 SE NS chất xanh 71.66a 90.35c 92.17c 69.63a 79.71b 81.54b 0.84 NS VCK 16.96b 21.34d 21.82d 14.76a 16.9b 17.29b 0.19 NS Prôtêin 2.79a 3.47b 3.53b 2.53a 2.90b 2.97b 0.03 Chi phí SX 1tấn cỏ xanh (đồng)* 341.100 281.600 286.900 351.000 319.200 324.300 - *Giá chi phí tính tại thời điểm 2007 Để xác định được khả năng cho năng suất tối đa của các giống cỏ đậu (Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus) tại Lâm Đồng chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 3 mức bón phân hữu cơ 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn cho 1ha trên một nền phân vô cơ là 50kg Urê; 500kg lân; 200kg kali. Bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ đến năng suất chất xanh tương đối rõ rệt, với các mức phân bón khác nhau cho năng suất chất xanh khác nhau, mức phân bón càng cao thì cho năng suất càng cao (P<0.05). Năng suất cao nhất (92,17 tấn/ha) ở công thức HC 30 của Stylo CIAT 184, thấp nhất (69,63 tấn/ha) ở công thức HC 10 của Stylo PLUS. Tiềm năng cho năng suất chất xanh của giống cỏ S. CIAT 184 tại Đức Trọng dao động từ 71.66 - 92.17 tấn/ha. Đối với giống S. Plus tại Đức Trọng là 69.63 - 81.54 tấn/ha. Như vậy ta có thể thấy rằng giống cỏ S. CIAT 184 và S. Plus trồng tại vùng Đức Trọng cho năng suất tương đối cao bởi vì có tổng số giờ nắng trong năm lớn hơn và sự chênh lệch nhiệt độ không quá lớn giữa 2 mùa hè và mùa đông tại Lâm Đồng. Đó là điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho cỏ Stylo phát triển. Do đó, số lứa cắt trong năm cao hơn dẫn đến năng suất cao hơn. Biểu đồ 1 cho thấy đối với giống cỏ S. CIAT 184 nếu như công thức bón 10 tấn hữu cơ/ha khả năng cho năng suất vật chất khô (VCK) được tính là 100% thì tỷ lệ tăng năng suất tại công thức bón 20 tấn cao hơn 25,8% và bón 30 tấn/ha cho năng suất cao hơn 28,7%. Sự sai khác có ý nghĩa khi bón phân ở các mức cao hơn so với mức bón 10 tấn/ha (P<0.01). Tuy nhiên giữa 2 mức phân bón 20 và 30 tấn/ha thì sự khác nhau về năng suất không có ý nghĩa (P>0.05) ở tất cả 2 giống trong vùng nghiên cứu. Đối với giống Stylo Plus tại Đức Trọng với mức bón phân 20 tấn/ha và 30 tấn/ha đã tăng năng suất 15-17% so với bón 10 tấn/ha. NGUYỄN NGỌC ANH – Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh.... 55 Biểu đồ 1. Tỷ lệ (%) tăng năng suất chất khô theo các mức phân HC khác nhau Theo kết quả phân tích các mẫu cỏ thí nghiệm cho thấy hàm lượng Protein trong VCK trung bình của cỏ S. CIAT 184 là 16.45% tại Đức Trọng và với cỏ S. Plus là 17.3%. Không có sự khác nhau về thành phần các chất dinh dưỡng giữa các giống trong vùng nghiên cứu. BiÓu ®å 2. N¨ng suÊt chÊt xanh, VËt chÊt kh« vµ gi¸ chi phÝ s¶n xuÊt ra 1 kg chÊt xanh 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 HC 10 HC 20 HC 30 HC 10 HC 20 HC 30 NS chÊt xanh NS VCK Møc ph©n bãn thÝ nghiÖm N S ch Êt x an h vµ V C K , tÊ n/ ha 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 G i¸ c hi p hÝ s ¶n x uÊ t, ®å n/ kg c hÊ t x an h N¨ng suÊt h¹t S. CIAT 184 N¨ng suÊt h¹t S.Plus Gi¸ sx S. CIAT 184 Gi¸ sx S. Plus Biểu đồ 2: Năng suất chất xanh Biểu đồ 2 chỉ ra sự kết hợp với chỉ tiêu theo dõi về chi phí sản xuất ra 1 tấn chất xanh khi bón các mức phân hữu cơ khác nhau. Kết quả cho thấy, tại mức bón phân hữu cơ 20 tấn/ha có giá chi phí sản xuất ra 1 kg chất xanh là thấp nhất mà năng suất chất xanh cao hơn so với mức bón 10 tấn/ha và tương đương với năng suất tại mức bón 30 tấn/ha đối với cả 2 giống S. CIAT 184 (281.600đ/tấn) và S. Plus (319.200đ/tấn) và tại vùng nghiên cứu. Năng suất hạt Cùng mức phân bón, S. CIAT 184 cho năng suất hạt cao hơn S. PLUS, năng suất hạt cao nhất ở công thức N2P2K2 và HC30 của S. CIAT 184 (185,5kg/ha) và thấp nhất ở công thức N1P1K1 và HC 10 của S. PLUS (119,3kg/ha) (Bảng 2). 100 100 114.5 125.8 117.1 128.7 0 20 40 60 80 100 120 140 % HC 10 HC 20 HC30 Các mức phân hữu cơ Stylo Plus Stylo CIAT 184 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 56 Bảng 2. Năng suất hạt chắc và khối lượng 1000 hạt của cỏ S. CIAT 184 và S. Plus trên nền phân bón khác nhau Đức Trọng N1P1K1 N2P2K2 Chỉ tiêu HC10 HC20 HC30 HC10 HC20 HC30 SE Năng suất hạt chắc, kg/ha S. CIAT 184 139.1a 152.4b 159.1b 144.3b 177.6c 185.5c 8.51 S. Plus 119.3a 130.4b 135.3b 121.2a 146.7b 154.2b 5.96 P1000 hạt , gram S. CIAT 184 2.981 2.982 2.987 2.981 2.981 2.986 0.17 S. Plus 2.978 2.980 2.982 2.978 2.980 2.981 0.13 Chi phí giá thành sản xuất ra 1 hạt chắc, đồng S. CIAT 184 161.574 167.159 178.975 185.118 167.300 176.348 - S. Plus 188.391 195.360 210.458 220.400 202.539 212.143 - Bảng 2 cho thấy, năng suất hạt giống cỏ S. CIAT 184 dao động từ 139,1 - 185,5kg/ha tại Đức Trọng. Đối với giống S. Plus có năng suất hạt giống thấp hơn dao động từ 119,3 - 154,2kg đối với vùng Lâm Đồng. Có sự khác nhau về năng suất hạt giữa 2 mức bón phân vô cơ nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thông kê (P>0,05) tại 2 mức phân bón HC 10 và HC 20. Sự khác nhau rất rõ về năng suất hạt của giống S. CIAT 184 ở mức bón N2P2K2 so với N1P1K1 khi bón HC 20 và HC 30 (P<0,05). BiÓu ®å 3. N¨ng suÊt vµ chi phÝ s¶n xuÊt ra 1kg h¹t gièng cá t¹i §øc Träng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 HC 10 HC 20 HC 30 HC 10 HC 20 HC 30 (NPK)1 (NPK)2 Møc ph©n bãn thÝ nghiÖm N ¨n g su Êt h ¹t (k g) 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 G i¸ c hi p hÝ s ¶n x uÊ t , ®å ng /k g N¨ng suÊt h¹t S. CIAT 184 N¨ng suÊt h¹t S.Plus Gi¸ sx S. CIAT 184 Gi¸ sx S. Plus Biểu đồ 3: Năng suất hạt và chi phí sản xuất Tại vùng Đức Trọng, Lâm Đồng, tiềm năng sản xuất hạt giống của cả 2 giống cỏ đều khá cao (139,1; 152,4; 159,1 kg/ha trên nền N1P1K1 và 144,3, 177,6; 185,5 kg/ha trên nền N2P2K2. Tỷ lệ tăng năng suất từ 9,6 đến 14,4% và 23,1% đến 28,6% của giống S. CIAT 184 và từ 9,3 đến 13,4 % và 21,0 % đến 27,2% cho giống cỏ S. Plus (119,3; 130,4; 114,4 trên nền N1P1K1 và 121,2; 146,7; 154,2 kg/ha trên nền N2P2K2). Không có sự sai khác có ý nghĩa về khối lượng 1000 hạt khi bón phân hoá học ở mức 1 và mức 2 và ở 3 mức phân hữu cơ (PNPK > 0,05; PHC>0,05) tại vùng nghiên cứu. NGUYỄN NGỌC ANH – Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất chất xanh.... 57 Biểu đồ 3 cho thấy, kết hợp giữa năng suất và giá thành sản xuất 1 kg thì tại mức bón phân N2P2K2 và HC 20 là mức phân bón nên được ứng dụng vào quy trình sản xuất. Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng năng suất hạt các giống Stylosanthes guianensis cv. Verano đã đạt tới 700 kg/ha thông thường trong các cơ sở sản xuất hạt thương mại năng suất giống cỏ này đạt từ 300 - 600kg/ha ( Hạt giống cỏ S. CIAT 184 khi thu hoạch có tỷ lệ hạt chắc rất cao từ 96 - 98% khối lượng 1000 hạt biến động khoảng 3,769 đến 3,813 g và có tỷ lệ nảy mầm cao từ 98 - 99%. Năng suất hạt chắc của giống cỏ này ở vùng Đông nam Châu Á thường biến động từ 262 đến 601kg/ha (Kiyothong và cs, 2004) (2005) đã khẳng định lại tiềm năng của giống cỏ này là năng suất hạt Stylo CIAT 184 đạt 600 - 630 kg/ha khi mùa vụ gieo trồng vào tháng 7 hàng năm và gieo vào tháng 8 hàng năm năng suất hạt chỉ đạt 262 - 269 kg/ha (Kiyothong và cs, 2005). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Cả 2 giống S. CIAT 184 và S. Plus có khả năng cho năng suất chất xanh và hạt tại Đức Trọng. Giữa 2 giống cỏ thí nghiệm kết quả cho thấy: giống S. CIAT 184 cho năng suất hạt giống cao hơn giống S. Plus (P<0,05). Trong điều kiện sản xuất chất xanh nên bón bón mức phân hữu cơ từ 20 tấn/ha trên nền phân vô cơ: Urea: Phân lân: Kaliclorua theo tỷ lệ: 50: 500: 200 kg/ha cho cả 2 giống S. CIAT 184 (90.35 tấn chất xanh/ha) và S. Plus (79.71 tấn chất xanh/ha). Trong điều kiện sản xuất thâm canh hạt giống S. CIAT 184 và S. Plus tại Đức Trọng nên bón mức phân hữu cơ từ 20 tấn/ha trên nền phân vô cơ Urea: Phân lân: Kaliclorua tỷ lệ: 75: 750: 300 kg/ha cho năng suất hạt là 177.6 kg/ha với giá thành để sản xuất ra 1 kg hạt giống là 167.300 đồng/kg đối với S. CIAT 184 và năng suất hạt 146.7 kg/ha giá thành 202.539 đồng/kg cho S. Plus. Đề nghị Tại vùng Đức Trọng, Lâm Đồng tập trung sản xuất chất xanh mở rộng cho cả 2 giống Stylo CIAT 184 và Stylo Plus làm thức ăn giầu đạm cho gia súc. Nên quy hoạch khu vực sản xuất hạt giống của 2 giống cỏ này thành sản xuất hạt giống theo hướng hàng hoá. Nghiên cứu các biện pháp chế biến dự trữ thức ăn cỏ đậu cho mùa khô. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aminah, A., G. Khairuddin.M.Y and A.bd. Kadir. (1996). Effect of planting material and harvesting time on seed production of Arachis pintoi in Malaysia. In: Halim, R. A. and C. P. Chen (eds.) Proc. Of the Fifth meeting of Forage regional Working group on Grazing and Feed Resources of Southeast Asia. Vientiaen, Lao, PDR. p. 95-100. Devendra, C. and Sere. C,. (1993). ‘Assessment of the use and impact of Stylosanthes guianensis CIAT 184 in China’. Unpublished Report, Centro Internacional de Agricultura Tropical, Cali, Colombia. Ferguson, J.E and Sauma, G, (1993) ‘Towards more forage seed for small farmers in Latin America’. Proceedings of the XVII International Grasslands Congress p. 1751-1756. Guodao, L., Bai Chanjgun and Huang Huide, (1998). Forage seed supply systems in Hainan, PR China. In: Horne, P. M., C. Phaikaew and W. W. Stur, (eds.) Forage Seed Supply Systems: Proc. International worshop held in Khon Kaen, Thailand. Los Banos, Philippines. CIAT working document No.175. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 58 Khanh, T. T, (1999). Tuyển chọn và sản xuất mở rộng một số giống cỏ hoà thảo và cỏ họ đậu tại vùng Selection and extension of the grasses and legumes on M'Đrac. Tuyển tập nghiên cứu chăn nuôi, Phần dinh dưỡng và thức ăn. Tr. 144-155. Krishnan. K, (1996). The Kerala experience with forage seed production and supply system. In: Horne, P. M., C. Phaikaew, and W. W. Stur, (eds.) Forage Seed Supply Systems: Proc. International worshop held in Khon Kaen, Thailand. Los Banos, Philippines. CIAT working document No.175. Kiyothong, K., Satjipanon, C and Namsilee. R, (2004). Effect of dates of closing cut on seed yield and seed quality of Stylosanthes guianensis CIAT 184. Forage crop newsletter, Animal Nutrition Devision, Department of Livestock development. Mistry of Agriculture and Cooperatives. 9 (3). p.15-17. Kiyothong K. Satjipanon, C. and Phonsen P, (2005). Effect of planting dates on seed yield and seed quality of Stylosanthes guianensis CIAT 184. Songknalakarin J. Sci. Technology. 27 (6). p.1163-1169. Liu Guodao and Kerridge. P.C, (1997) ‘Selection and utilization of Stylosanthes guianenis, for green cover and feed meal production in China’. Proc. XVIII Int. Grass. Congr. Session 19. p. 49-50. Nitis, I. M., M. Suarna, S. Putra, A. W. Puger and Sukanten. W. (1996). Farm level seed production of the top performing Gliricidia sepium in dryland farming area of Bali. In: Halim, R. A. and C. P. Chen (eds.) Proc. Of the Fifth meeting of Forage regional Working group on Grazing and Feed Resources of Southeast Asia. Vientiaen, Lao, PDR. p.101-108. Ramesh, C. R., Bhag Mal, Hazara, C. R., Sukanya, D. H., Ramamurthy, V and Chakraborty, S. (1997). Status of Stylosanthes development in other countries. III. Stylosanthes development and utilization in India. Trop. Grassl., 31. p.467-475. Sauma. G, Blanc, D and Ramirez.E, (1994) ‘Producción y mercadeeo de semilla de forrajeras en SEFO-SAM, Bolivia’ in Ed. J. Ferguson. Semilla de especies forrajerastropicales. Cali, Colombia.CIAT. p.259-284. Satjipanon,C, Chinosang. W and Susaena V, (1995). Forage seed production project for Southeast Asia, Annual report 1993-1994. Khon Kaen Animal Nutrition Research Center, Department of Livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperative. p.124-131. (In Thai) Turton, C. and P. Baumann, (1996). Beyond the formal sector: fodder seed network in India. In: Horne, P. M., C. Phaikaew and W. W. Stur, (eds.) Forage Seed Supply Systems: Proc. International worshop held in Khon Kaen, Thailand. Los Banos, Philippines. CIAT working document No.175. Valenzuela, F. G. (1989). Development of forage seed production in Philippines. In: Halim, R. A. (ed) Grasslands and Forage Production in SE Asia:, Proc. First FAO meeting of regional working group on grazing and feed resources of SE Asia, at Serdang. Malaysia. p.164-165. Wong, C.C., Chen, C.P. and Ajit. S.S, (1982). A report on pasture and fodder introduction in MARDI. MARDI, Report No.76. *Người phản biện : Ths. Nguyễn Văn Quang; Ths. Lê Xuân Đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBÁO CÁO KHOA HỌC - ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ NĂNG SUẤT HẠT CỦA HAI GIỐNG CỎ ĐẬU.pdf
Tài liệu liên quan