Báo cáo Ảnh hưởng của bổ sung các chế phẩm propiotic và enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến năng suất sinh trưởng, khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà Lương Phượng nuôi thịt

Tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của bổ sung các chế phẩm propiotic và enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến năng suất sinh trưởng, khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà Lương Phượng nuôi thịt: VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 20 ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CÁC CHẾ PHẨM PROPIOTIC VÀ ENZYM TIÊU HÓA VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRUỎNG, KHẢ NĂNG TIÊU HÓA VÀ HIỆU QỦA SỬ DUNG THỨC ĂN Ở GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THIT Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Bùi Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Hồng. Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ Viện Chăn Nuôi. *Tác giả liên hệ : Trần Quốc Việt - Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ Viện Chăn nuôi - Từ Liêm - Hà nội - Việt nam Tel: (04) 38.386.126 / 0982.011.584; Fax: (04) 38.389.775; Email: vietvcn@yahoo.com ABSTRACT Effects of dietary supplementation of probiotics and feed enzymes on growth performance and feed utilization efficiency in Luong Phuong broiler chickens. Tran Quoc Viet, Ninh Thi Len, Le Van Huyen, Bui Thi Thu Huyen and Nguyen Thi Hong *Corresponding author: Tran Quoc Viet - Department of Animal Nutrition, Feeding and Forage NIAS - Tu Liem ...

pdf15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của bổ sung các chế phẩm propiotic và enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến năng suất sinh trưởng, khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà Lương Phượng nuôi thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 20 ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CÁC CHẾ PHẨM PROPIOTIC VÀ ENZYM TIÊU HÓA VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRUỎNG, KHẢ NĂNG TIÊU HÓA VÀ HIỆU QỦA SỬ DUNG THỨC ĂN Ở GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THIT Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Bùi Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Hồng. Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ Viện Chăn Nuôi. *Tác giả liên hệ : Trần Quốc Việt - Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ Viện Chăn nuôi - Từ Liêm - Hà nội - Việt nam Tel: (04) 38.386.126 / 0982.011.584; Fax: (04) 38.389.775; Email: vietvcn@yahoo.com ABSTRACT Effects of dietary supplementation of probiotics and feed enzymes on growth performance and feed utilization efficiency in Luong Phuong broiler chickens. Tran Quoc Viet, Ninh Thi Len, Le Van Huyen, Bui Thi Thu Huyen and Nguyen Thi Hong *Corresponding author: Tran Quoc Viet - Department of Animal Nutrition, Feeding and Forage NIAS - Tu Liem - Hanoi – Vietnam Five hundred one day old colour chickens (Luong Phuong breed) were used to evaluate efficiency of utilization of probiotics and feed enzymes in broiler chickens. Chickens were allotted into 10 groups according to factorial design. The first factor was basal diets (BD) with two kinds of diets: BD1 was formulated based on feeding allowances for Luong Phuong broiler breed with maize, soybean meal, fish meal and meat and born meal as main feed ingredients; BD2 was formulated with maize, soybean meal, coconut meal, wheat bran, cassava meal. ME, crude protein and lysine level of BD2 was less than BD1 5% and fiber level in BD2 was higher than BD1 20%. The second factor was supplements with 4 supplements: (i) feed enzyme (EV) (protease: 108 IU/g; amylase: 2209 IU/g; cellulase: 1116 IU/g; beta-glucanase: 200 IU/g; xylanase: 1000 IU/g); (ii) probiotic-enzyme (PEV) (number and activation of enzyme in this product were the same as the EV. Probiotic flora in PEV product were Bacillus subtilis, Saccharomyces boulardi, Enterococcus faecium, Pediococcus pentosaceus and Lactobacillus fermentum. Concentration of these flora was 109 cfu/g); (iii) KEZ (KEMZYM® brand V Dry –a pproduct of Kemin company including protease: 900 IU/g; amylase: 270 IU/g; cellulase: 4139 IU/g; xylanase: 4205 IU/g); (iv) PEA (a probiotic-enzyme product of Alltech company) with amylase (4400 IU/g); protease (264 IU/g) and cellulase (1100 IU/g). Probiotic flora in PEA product were Lactobacillus acidophilus; Enterococcus faecium and Saccharomyces cerevisiae. Chickens in groups 1, 2, 3 and 4 were given BD1 supplemented with EV, PEV, KEZ and PEA product respectively. Chicken in group 5 was control group 1. Chickens in groups 6, 7, 8 and 9 were given BD2 supplemented with EV, PEV, KEZ and PEA product respectively. Chicken in group 10 was control group 2. Supplemented doses of EV and PEV were 2,0 kg/tone and these of KEZ and PEA were 0,5 kg/tone. Results showed that supplementation of feed enzymes (EV and KEZ) and probiotic-enzyme (PEV and PEA) resulted in increasing in digestibility of DM, OM, CP and CF of diet in chickens, but improvement of digestibility in chickens fed BD2 were higher than chickens given BD1. Growth performance and feed efficiency in chickens fed basal diets supplemented with EV and PEV were higher than control groups from 7,6%-8,9% and 6,87-9,62% respectively. By enzyme supplementation to diets, formulation of diets for colour Luong Phuong chickens may be done without utilization of feed ingredients originated in animal. Key words: Broiler chickens, probiotics, feed enzymes, digestibility, growth performance, feed efficiency. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chăn nuôi gia cầm hiện đại với qui mô càng lớn, trình độ thâm canh càng cao, các giống có tiềm năng năng suất càng lớn thì những stress về sinh lý và dinh dưỡng càng nhiều (O’Dea và ctv, 2006). Việc gia tăng các stress thường dẫn đến làm suy yếu chức năng miễn dịch, giảm sức đề kháng đối với bệnh, tăng nguy cơ nhiễm các mầm bệnh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (Barnes, 1979; Hume và ctv, 2003). Những stress dinh dưỡng thường liên quan đến sự mất cân đối các chất dinh dưỡng, sự có mặt của mầm bệnh và/hoặc các chất kháng dinh dưỡng trong khẩu phần. Trong những năm gần đây, trong bối cảnh giá lương thực TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 21 ngày càng leo thang do xu hướng sử dụng ngũ cốc và những sản phẩm trồng trọt có tinh bột để sản xuất nhiên liệu sinh học và giá khô dầu đậu tương ngày càng cao thì việc giảm thiểu các stress dinh dưỡng càng trở nên nan giải. Để giải bài toán này, cần có một hệ thống các giải pháp, ngoài việc cân đối khẩu phần tối ưu dựa trên cơ sở những quan hệ cân đối mới như cân đối năng lượng axit amin, cân đối giữa các axit amin ở dạng tiêu hóa hồi tràng thực và quan hệ cân đối năng lượng - protein - các chất điện giải vv … thì việc sử dụng các chất bổ sung nhằm cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, hỗ trợ năng lực của các enzyme nội sinh, vô hoạt các chất kháng dinh dưỡng đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên khắp thế giới. Có thể nói chưa bao giờ các chất bổ sung dùng trong thức ăn chăn nuôi lại phong phú như hiện nay. Ngoài các chất bổ sung truyền thống như kháng sinh, dược liệu, các hóa chất đã được sử dụng phổ biến từ lâu thì các chất bổ sung sinh học như probiotic, prebiotic, enzyme thức ăn, các chất phytogenic, các axit hữu cơ vv… cũng được sử dụng rất rộng rãi. Trong số đó, probiotic và enzyme thức ăn được đánh giá là có tiềm năng, được sử dụng rộng rãi nhất và đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm không chỉ các nhà khoa học mà đặc biệt là các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các chế phẩm probiotic và enzyme tiêu hóa (do viện Chăn nuôi phối hợp với viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội nghiên cứu, sản xuất) trong chăn nuôi gà Lương Phượng nuôi thịt. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các chế phẩm sinh học Bốn chế phẩm sinh học dạng bột gồm: Hai chế phẩm sản suất trong nước [(chế phẩm đa enzyme (EV) và chế phẩm probiotic - enzyme (PEV) do Viện Chăn nuôi và Viện Vi Sinh Vật (VSV) và Công nghệ sinh học (NCSH) thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội phối hợp nghiên cứu và sản xuất. Hai chế phẩm do các hãng nước ngoài sản xuất chế phẩm đa enzyme (KEZ) của hãng Kemin Singapore và chế phẩm probiotic-enzyme (PEA) do hãng Alltech của Mỹ sản xuất. Những thành phần có hoạt tính của các chế phẩm này được trình bày ở Bảng 1. Gia cầm thí nghiệm và thức ăn. Bảng 1. Những thành phần có hoạt tính của các chế phẩm sinh học dùng trong thí nghiệm. Chế phẩm Thành phần có hoạt tính Đơn vị Tính EV PEV KEZ* PEA** Amylase IU/g 2209 2209 270 4400 Protease IU/g 108 108 900 264 Cellulase IU/g 1116 1116 4139 1100 -Glucanase BGX/g 200 200 - - Xylanase IU/g 1000 1000 4205 - Lactobacillus acidophilus Enterococcus faecium Saccharomyces cerevisiae Cfu/g - - - - - - 2,4 x 108 1,7 x 108 4,4 x 108 Bacillus subtilis Saccharomyces boulardi Enterococcus faecium Pediococcus pentosaceus Lactobacillus fermentum Cfu/g Cfu/g Cfu/g Cfu/g Cfu/g - - - - - 108 108 107 107 107 - - - - - - - - - - * Sản phẩm KEMZYM® brand V Dry của hãng KEMIN; ** Sản phẩm LACTO-SAC của hãng Alltech Mỹ. - VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 22 Năm trăm gà Lương Phượng đã được sử dụng. Thời gian nuôi là 12 tuần (84 ngày). Giai đoạn ừ 0-4 tuần tuổi, gà được nuôi trong chuồng nền xi măng có chất độn chuồng, thông thoáng tự nhiên. Sau 4 tuần tuổi gà được nuôi trong lồng cho đến 84 ngày. Khẩu phần cơ sở cho gà thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: ngô, sắn, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, bột thịt xương, bột cá, dầu thực vật, premix vitamin-khoáng và các axit amin tổng hợp. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thiết kế theo phương pháp thí nghiệm hai nhân tố Bảng 2. Khẩu phần cơ sở cho gà thí nghiệm Khẩu phần cơ sở 1 Khẩu phần cơ sở 2 Thành phần 0-4 tt 4-8 tt 8-12 tt 0-4 tt 4-8 tt 8-12 tt Ngô 63,51 67,75 72,69 54,51 46,23 41,56 Sắn khô 0,00 0,00 0,00 0,00 10,00 20,00 Cám mỳ 0,00 0,00 0,00 5,00 6,00 6,00 Khô dầu đậu tương 27,19 21,95 19,33 30,36 26,38 22,29 Khô dầu dừa 0,00 0,00 0,00 5,00 5,00 5,00 Bột cá nhạt 60% Pr 2,00 2,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Bột thịt xương 5,00 5,00 5,00 0,00 0,00 0,00 Dầu thực vật 0,65 1,58 1,09 1,36 2,63 1,70 Premix vitamin-khoáng 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Choline chloride 60% 0,072 0,099 0,12 0,074 0,11 0,140 L-Lysine HCl 0,026 0,072 0,110 0,066 0,085 0,092 DL-Methionine 0,160 0,190 0,160 0,140 0,190 0,170 L-Threonine 0,000 0,019 0,058 0,000 0,021 0,053 Muối ăn 0,072 0,04 0,058 0,170 0,120 0,096 Natri bicarbonate 0,270 0,250 0,290 0,290 0,280 0,300 Bột đá 0,32 0,44 0,56 0,98 1,04 1,02 Dicanxi phốt phát 0,48 0,36 0,29 1,80 1,67 1,33 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Thành phần dinh dưỡng Vật chất khô (%) 87,90 87,82 87,62 88,30 88,37 88,14 NLTĐ (ME) (kcal/kg) 3000 3100 3100 2900 3000 3000 Protein thô (%) 21,00 19,00 17,00 20,00 18,00 16,00 Xơ thô (%) 4,10 4,01 3,98 5,03 5,09 5,18 Lysine (%) 1,15 1,05 0,95 1,09 1,00 0,90 Methionine (%) 0,49 0,46 0,43 0,44 0,43 0,41 Canxi (%) 0,90 0,85 0,80 0,90 0,85 0,80 Phốt pho dễ hấp thu (%) 0,45 0,40 0,35 0,45 0,40 0,35 Giá chưa có CBS* (đ/kg) 6390 6291 5870 6170 6036 5560 Giá đã gồm CBS (đ/kg) - Bổ sung EV 6510 6411 5990 6290 6156 5680 - Bổ sung PEV 6550 6451 6030 6330 6196 5720 - Bổ sung KEZ 6465 6366 5945 6245 6111 6635 - Bổ sung PEA 6500 6401 5980 6280 6146 5670 *CBS: Chất bổ sung Nhân tố I: Khẩu phần cơ sở (KPCS) gồm 2 khẩu phần: KPCS1 (tạo từ các nguyên liệu: ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, bột thịt xương) phối chế đảm bảo mức dinh dưỡng (giá trị năng TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 23 lượng, protein, axit amin thiết yếu...vv) cho gà Lương Phượng thương phẩm. KPCS 2 có hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo hơn KPCS1 (giá trị năng lượng, protein và lysine thấp hơn KPCS1 từ 5%, hàm lượng xơ thô cao hơn từ 18-20%) với hệ nguyên liệu sử dụng đa dạng hơn gồm ngô, khô dầu đậu tương, sắn (sau 28 ngày tuổi), cám mỳ và khô dầu dừa. Nhân tố II: Chất bổ sung, gồm 4 loại: (1) chế phẩm đa enzyme tiêu hóa (EV); (2) chế phẩm hỗn hợp (đa enzyme + Probiotic) (EPV); (3) chế phẩm đa enzyme của hãng Kemin (KEZ) và (4) Chế phẩm probiotic-enzyme của hãng Alltech (Mỹ) sản xuất (PEA). Mức bổ sung các chế phẩm của nước ngoài dựa vào mức khuyến cáo của nhà sản xuất (0,5 kg/tấn đối với KEZ và PEA). Mức bổ sung chế phẩm EV và EPV được tính toán dựa trên cơ sở đảm bảo hàm lượng của các enzyme chủ yếu (xylanase và cellulase) tính bằng IU/kg thức ăn tương đương với chế phẩm của nước ngoài (2,0 kg/tấn cho mỗi loại). Để đánh giá hiệu quả của các chế phẩm sinh học bổ sung, trong mỗi nhóm khẩu phần có 1 lô đối chứng. Tổng số (2 x 5) 10 lô thí nghiệm, được bố trí theo kiểu khối, ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 5 lần lặp lại (10 con đồng đều trống mái/lần lặp lại), 100 con/lô. Giai đoạn từ 1 đến 28 ngày tuổi, gà ở các lô được nuôi trền sàn xi măng có chất độn chuồng. Sau 28 ngày tuổi, gà ở các lô được nuôi trên lồng. Trong giai đoạn từ 42 đến 56 ngày gà ở các lô được ăn KPCS có bổ sung chất chỉ thị (Diatomit) trong thời gian 12 ngày (7 ngày thích nghi và 5 ngày thu mẫu) để xác định tỷ lệ tiêu hóa (vật chất khô (VCK), chất hữu cơ (CHC), proitein thô (Pr.th) và xơ thô. Đồng thời với việc thu mẫu phân, mỗi lồng chọn 3 gà khỏe mạnh, có khối lượng trung bình để lấy mẫu phân trực tràng để khảo sát một số chỉ tiêu về vi sinh vật (tổng vi khuẩn hiếu khí, tổng VK yếm khí, Lactobacilli và chỉ số Coliform). Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, gà ở các lô được ăn thức ăn dạng bột và được uống nước sạch tự do. Chế độ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho gà ở các lô như nhau. Các chỉ tiêu theo dõi Thức ăn cho vào và thức ăn thừa được cân và ghi chép hàng ngày để tính lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Gà ở các lô được cân vào các thời điểm lúc bắt đầu (1 ngày tuổi) và mỗi khi chuyển giai đoạn để khảo sát tốc độ sinh trưởng. Tỷ lệ tiêu hóa tổng số một số chất dinh dưỡng của khẩu phần (vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô). Tổng số vi khuẩn hiếu khí (VKHK), tổng số vi khuẩn yếm khí (VKYK), tổng vi khuẩn Lactic và chỉ số coliform trong phân tươi trực tràng. Tình trạng sức khoẻ của của đàn gà được theo dõi hàng ngày. Những con ốm, chết, khối lượng cơ thể lúc chết, nguyên nhân ốm, chết được theo dõi và ghi chép hàng ngày để tính toán tỷ lệ nuôi sống. Xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P nhỏ hơn 0,05. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và enzyme vào khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở gà Lương Phượng nuôi thịt. Ngô và khô dầu đậu tương là nguồn nguyên liệu được dùng phổ biến trong chăn nuôi gà thịt ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hạt cốc và khô dầu đậu tương rất không ổn định và giá cả có xu hướng ngày càng tăng như hiện nay, việc xây dựng khẩu phần tối ưu với giá thấp nhất ngày càng trở nên khó khăn và việc đa dạng hóa khẩu phần, sử dụng những nguyên liệu giầu năng lượng và protein khác để giảm giá thành là vấn đề đang VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 24 được quan tâm hàng đầu ở các nước châu Á (Wang và cs, 2005). Việc sử dụng các nguyên liệu khác như lúa mỳ, đại mạch, cám gạo, khô dầu dừa vv... để xây dựng khẩu phần cho gà thịt có thể làm giảm áp lực về giá nhưng lại làm tăng hàm lượng các gluxit không phải tinh bột (NPS) trong khẩu phần, dẫn đến làm tăng khả năng hấp phụ nước và độ nhớt của chất chứa đường ruột, làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và do đó làm giảm năng suất sinh trưởng ở gà (Choct và Annison, 1992; Almirall và cs, 1995; Choct và cs, 1995; Wang và cs, 2005; Lesson và Summer, 2001). Giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này là sử dụng các chế phẩm sinh học như probiotic và enzyme ngoại sinh để bổ sung vào thức ăn. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ hiệu quả cải thiện tỷ lệ tiêu hóa thức ăn khi bổ sung probiotic (Jin và cs, 2000; Mountzouris và cs, 2007) và enzyme (Bedford và Classen, 1992; Almirall và cs, 1995; Yu và cs, 1997) vào khẩu phần cho gà thịt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát khả năng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng của hai dạng khẩu phần khác nhau nhờ việc bổ sung các chế phẩm probiotic và enzyme tiêu hóa (Bảng 3) Bảng 3. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô và xơ thô ở gà Lương Phượng được ăn các KPCS có và không bổ sung probiotic và enzyme (%). Tỷ lệ tiêu hóa (%) Vật chất khô Chất hữu cơ Protein thô Xơ thô Ảnh hưởng của khẩu phần KPCS1 75,4a 76,2a 77,6a 69,4a KPCS2 73,2b 73,9b 73,2b 66,9b SE 0,4 0,3 0,4 0,6 P 0,001 0,001 0,001 0,005 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học EV 74,2a 74,9a 75,4a 67,9a PEV 75,4a 76,6a 77,7a 70,5ab KEZ 75,6a 76,0a 76,0a 70,1ab PEA 75,1a 76,0a 77,0a 71,8b ĐC 71,2b 71,8b 70,8b 60,5c SE 0,6 0,5 0,7 0,9 P 0,001 0,001 0,001 0,001 Ảnh hưởng tương tác KP*bổ sung chế phẩm sinh học KPCS1-EV 75,8 76,6a 78,2a 68,5a KPCS1-PEV 75,9 77,0a 78,7a 69,9a KPCS1-KEZ 76,9 77,5a 78,5a 71,2a KPCS1-PEA 75,4 76,2ab 77,5ab 71,5a KPCS1-ĐC1 73,1 73,6abc 75,0abc 65,9a KPCS2-EV 72,6 73,3c 72,6b 67,2a KPCS2-PEV 74,8 76,3abc 76,8abc 71,2a KPCS2-KEZ 74,2 74,5bc 73,5ab 69,0a KPCS2-PEA 74,8 75,7abc 76,5abc 72,0a KPCS2-ĐC2 69,4 69,9a 66,6d 55,2b SE 0,8 0,7 1,0 1,3 P 0,280 0,046 0,004 0,001 Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (VCK), chất hữu cơ (CHC), protein thô (Pr.th) và xơ thô ở nhóm được ăn KPCS1 cao hơn rõ rệt so với nhóm gà được ăn KPCS2. Khác với TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 25 KPCS2 (được phối chế từ nguyên liệu có tỷ lệ xơ cao), KPCS1 phối chế từ nguyên liệu truyền thống gồm ngô, khô dầu đậu tương và một số loại thức ăn nguồn gốc động vật nên tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng chủ yếu ở gà ăn khẩu phần này cao hơn là điều dễ hiểu. Bảng 3 cũng cho thấy, các nhóm gà được ăn KPCS có bổ sung các chế phẩm sinh học (EV; PEV; KEZ và PEA) đều có tỷ lệ tiêu hóa VCK, CHC, Pr.th và xơ thô cao hơn rất rõ rệt so với các nhóm đối chứng. Tỷ lệ tiêu hóa VCK của các nhóm gà được ăn KPCS có bổ sung các chế phẩm sinh học cao hơn so với đối chứng từ 4,2% đến 6,2% (P=0,001) và tỷ lệ này đối với CHC; Pr.th và xơ thô lần lượt là: 4,3 - 6,7%; 6,5 - 9,7% và 12,2 - 18,7% tương ứng. Qua đó thấy, hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm sinh học đối với tiêu hóa xơ thô của khẩu phần có xu hướng cao hơn so với các thành phần khác như VCK, CHC và protein thô. Không thấy có quan hệ tương tác giữa KPCS và việc bổ sung các chế phẩm sinh học đối với tỷ lệ tiêu hóa VCK (P = 0,280), với CHC, protein thô và xơ thô thì quan hệ tương tác rất rõ rệt, đặc biệt đối với tỷ lệ tiêu hóa xơ thô (P=0,001). Quan hệ tương tác này thể hiện ở sự khác biệt về hiệu quả cải thiện tỷ lệ tiêu hóa do bổ sung các chế phẩm so với đối chứng ở các KPCS1 và KPCS2 rất khác nhau. Tỷ lệ tiêu hóa CHC của gà ở nhóm được ăn KPCS1 cao hơn so với đối chứng 4,4%, tỷ lệ này của gà ở nhóm được ăn KPCS2 là 7,2%. Tương tự như vậy, đối với tỷ lệ tiêu hóa protein thô (4,3% so với 12,3%) và xơ thô (6,7% so với 26,6%). Thông qua phân tích tương tác ta thấy, việc bổ sung các chế phẩm sinh học gồm các enzyme tiêu hóa và probiotic- enzyme tỏ ra có hiệu quả cao ở KPCS2, đặc biệt đối với tiêu hóa xơ thô của khẩu phần. Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt Tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4. Các số liệu ở Bảng 4 cho thấy, trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuẩn tuổi, tốc độ sinh trưởng của nhóm gà được ăn KPCS1 cao hơn nhóm được ăn KPCS2 14,8%, nhưng tỷ lệ này là 6,96% ở giai đoạn từ 2 đến 4 ttuôi và 2,8% ở giai đoạn từ 4 đến 8 ttuổi. Trong giai đoạn vỗ béo, sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa các nhóm rất nhỏ (0,9%) và không có ý nghĩa thống kê. Những kết quả trên cho thấy, ở giai đoạn trước 8 tuần tuổi, đáp ứng về sinh trưởng của gà Lương Phượng thương phẩm tỏ ra tích cực hơn đối với KPCS1, nhưng ở giai đoạn sau 8 tuần tuổi, có thể nuôi chúng bằng KPCS2 (nghèo dinh dưỡng hơn) mà không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của chúng. Kiểu đáp ứng này thường gặp ở gia cầm do tốc độ sinh trưởng và nhu cầu của chúng trong giai đoạn gà con và gà dò cao hơn so với giai đoạn vỗ béo (NRC, 1994; Lesson và Summers, 2001). Hơn nữa trong giai đoạn vỗ béo (8-12 ttuổi), gà có khả năng sử dụng thức ăn giầu chất xơ tốt hơn nên không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa hai nhóm được ăn KPCS 1 và 2. Mục tiêu của nghiên cứu này không nhằm khảo sát các KPCS để từ đó rút ra khẩu phần nào là thích hợp. Giả thuyết mà nghiên cứu này đưa ra là, với hai KPCS có giá trị dinh dưỡng và hệ nguyên liệu sử dụng khác nhau thì hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm sinh học có khác nhau không ?. Các kết quả ở bảng 4 cho thấy, đáp ứng về tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) của gà thí nghiệm đối với việc bổ sung các chế phẩm sinh học khác nhau giữa các lô và các giai đoạn sinh trưởng. Trong giai đoạn từ 0 đến 2 tt, chế phẩm EV tỏ ra có hiệu quả nhất, tốc độ sinh trưởng bình quân của nhóm gà được ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm này đạt 12,2 g/con/ngày, cao hơn so với đối chứng 12,96% trong khi đó, tỷ lệ này ở các chế phẩm khác (PEV, KEZ và PEA) tương ứng: 8.33%; 7,41% và 9,26%. Tăng trọng toàn kỳ (0-12 ttuổi) bình quân của gà ở các nhóm được ăn KPCS có bổ sung các chế phẩm sinh học dao động từ 25,5g đến 26,3g cao hơn so với nhóm đối chứng từ 7,59% đến 10,97%. Mức độ cải thiện tốc độ sinh trưởng (so với đối chứng) cao hơn cả thấy ở nhóm gà được ăn KPCS có bổ sung các VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 26 chế phẩm probiotic - enzyme (8,86-10,97%), trong khi đó mức cải thiện này là 7,6% ở nhóm gà được ăn KPCS có bổ sung chế phẩm đa enzyme. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tốc độ sinh trưởng giữa các nhóm gà được ăn khẩu phần có bổ sung các chế phẩm EV, PEV và KEZ, nhưng gà ở các lô được ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm PEA có tốc độ sinh trưởng vượt trội so với các lô khác (P<0,05). Bảng 4. Tốc độ sinh trưởng của gà Lương Phượng được ăn các KPCS có và không bổ sung probiotic và enzyme. Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) 0-2 tt 2-4 tt 0-4tt 4-8 tt 8-12 tt 0-12 tt Ảnh hưởng của khẩu phần KPCS1 12,4ª 16,9ª 14,7ª 29,2ª 33,6 25,8ª KPCS2 10,8b 15,8b 13,3b 28,4b 33,3 24,9b SE 0,1 0,1 0,1 0,2 0,4 0,1 P 0,000 0,001 0,001 0,018 0,639 0,000 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học EV 12,2a 16,3ab 14,3a 29,2a 33,3a 25,5a PEV 11,7b 16,5a 14,1a 28,6ab 35,2a 25,8ab KEZ 11,6b 16,4a 14,0a 28,8a 33,6a 25,5a PEA 11,8ab 16,8a 14,3a 30,1a 34,4a 26,3b ĐC 10,8c 15,7c 13,2b 27,1c 30,7c 23,7c SE 0,1 0,2 0,1 0,4 0,6 0,2 P 0,000 0,001 0,001 0,001 0,000 0,000 Ảnh hưởng tương tác KPCS*bổ sung chế phẩm sinh học KPCS1-EV 13,4a 16,6ab 15,0a 29,6 33,0 25,8ab KPCS1-PEV 12,5b 16,7ab 14,6a 29,1 34,4 26,0ab KPCS1-KEZ 12,2b 17,0a 14,6a 28,6 34,5 25,9bd KPCS1-PEA 12,5b 17,4ad 15,0a 30,6 34,5 26,8a KPCS1-ĐC1 11,5c 17,0abd 14,3ad 28,0 31,5 24,6d KPCS2-EV 10,9c 16,1ab 13,5bd 28,8 33,6 25,2bd KPCS2-PEV 10,8c 16,3abd 13,6bd 28,1 36,0 25,7bd KPCS2-KEZ 11,0c 15,9b 13,4b 29,0 32,7 25,1bd KPCS2-PEA 11,1c 16,2ab 13,7bd 29,6 34,2 25,9ab KPCS2-ĐC2 10,0d 14,4c 12,2c 26,2 30,0 22,7c SE 0,2 0,3 0,2 0,6 0,9 0,2 P 0,006 0,001 0,023 0,368 0,271 0,029 Bảng 4 cũng cho thấy, có quan hệ tương tác rõ rệt (P<0,05) giữa KPCS và việc bổ sung các chế phẩm sinh học đối với diễn biến khối lượng cơ thể ở thời điểm 2, 4 và 12 ttuổi. Quan hệ tương tác này cũng rất rõ rệt đối với tốc độ sinh trưởng của gà trong các giai đoạn gà con (0-2; 0-4) (P<0,05), nhưng không rõ ở các giai đoạn từ 4 - 8 ttuổi và từ 8-12 ttuổi. Khi khảo sát những quan hệ tương tác này, chúng tôi thấy, hiệu quả tác động của các chế phẩm sinh học đối với từng loại khẩu phần cơ sở không giống nhau. Ở nhóm gà được ăn KPCS1 mức tăng tốc độ sinh trưởng của nhóm có chất bổ sung so với đối chứng là 6,1% trong khi đó ở nhóm gà được ăn KPCS2 mức tăng này là 12,33%. Hiện nay, rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng rất thuyết phục về hiệu quả của việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi động vật dạ dày đơn (Bedford và Classen, 1992; Almirall và cs, 1995; Yu và cs, TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 27 1997; Jernigan và cs, 1985; Barrow, 1992; Jin và cs, 1998). Tuy nhiên, không ít nghiên cứu đã có kết quả không khả quan khi bổ sung enzyme tiêu hóa vào khẩu phần cho các đối tượng vật nuôi này. Officer (1995) tổng kết 27 công trình NC trên lợn con của nhiều tác giả khác nhau từ 1978 đến 1993 cho thấy, chỉ có 4 công trình (14,8%) ghi nhận thấy có đáp ứng rõ rệt về sinh trưởng, 7 công trình (25,9%) ghi nhận có sự đáp ứng tích cực về hiệu quả sử dụng TĂ. Lý do của những khác biệt này được giải thích là do sự không phù hợp giữa loại enzyme sử dụng và thành phần khẩu phần. Trong nghiên cứu này, các chế phẩm enzyme (EV và KEZ) và probiotic-enzyme (PEV và PEA) được sử dụng đều là sản phẩm đa enzyme (enzyme phân giải tinh bột- α-amylase; enzyme phân giải protein – protease; enzyme phân giải xellulose - cellulase và các enzyme phân giải các gluxit không phải tinh bột (NSP), chủ yếu là β- Glucanase và Xylanase), bởi vậy, đảm bảo có sự tương thích cao giữa các enzyme với thành phần khẩu phần. Vì vậy, tốc độ sinh trưởng của gà ở nhóm được ăn TĂ có bổ sung các chế phẩm sinh học đều cao hơn so với đối chứng. Xu hướng giảm dần sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng của gà ở các lô gà thí nghiệm so với đối chứng theo tuổi cho thấy hiệu quả của các chế phẩm enzyme và probiotic-enzyme ở giai đoạn gà con cao hơn so với giai đoạn vỗ béo, phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của gà con. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hoạt tính của các enzyme tuyến tụy và ruột non tăng dần theo tuổi (Nitsan và cs, 1991; Sklan, 2001). Theo Lesson và Summers (2001), gà con, đặc biệt trong giai đoạn 14 ngày đầu, hàm lượng và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa nội sinh còn thấp, nhất là amylase và protease. Các kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy, cùng một chế phẩm đa enzyme, hiệu quả cải thiện tốc độ sinh trưởng đối với gà ở nhóm ăn KPCS1 thấp hơn so với nhóm gà được ăn KPCS2, lý do có thể là, KPCS1 phối chế từ nguyên liệu truyền thống (ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá), hàm lượng các gluxit không phải tinh bột (NSP) thấp, một phần protein khẩu phần này có nguồn gốc động vật, rất dễ dàng phân giải thành các peptide và axit amin trong đường tiêu hóa nhờ các enzyme nội sinh nên vai trò của các enzyme ngoại sinh không cao. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm đa enzyme (EV, PEV, KEZ và PEA) vào KPCS1 vẫn mang lại hiệu quả tốt, cải thiện được tỷ lệ tiêu hóa TĂ, tăng tốc độ sinh trưởng ở gà, kết quả này tương tự như các kết quả của Zanella và cs, (1999) khi sử dụng chế phẩm Avizyme®1500 (gồm amylase, protease và xylanase) trên 1440 gà Hubbard cũng với KPCS gồm ngô, khô dầu đậu tương. Một khía cạnh khác thấy được từ kết quả của nghiên cứu này (Bảng 4) là không có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng của các nhóm gà được ăn KPCS có bổ sung chế phẩm đa enzyme (EV, KEZ) và chế phẩm probiotic-enzyme (PEV). Điều này có nghĩa là không có tương tác theo chiều hướng tích cực của hai tác nhân bổ sung chính (các enzyme và probiotic) trong chế phẩm PEV. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là rất khó vì hiệu quả của các probiotic không chỉ liên quan đến đặc tính của các vi sinh vật hữu ích mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác. Nhiều tác giả khi đánh giá hiệu quả của các chế phẩm probiotic cũng khẳng định sự biến động rất lớn về các đáp ứng của vật nuôi về các chỉ tiêu năng suất (Stavric và Kornegay, 1995; Bailey và cs, 1991; Line và cs, 1997; Craven, 2000). Hơn nữa, hiện nay viêc bổ sung chế phẩm sinh học bao gồm nhiều loại enzyme ngoại sinh và probiotic trong chăn nuôi gia cầm còn rất hạn chế. Trên cơ sở những đáp ứng của gà thí nghiệm về sinh trưởng đối với việc bổ sung vào thức ăn các chế phẩm sinh học có thể kết luận rằng, bổ sung chế phẩm đa enzyme và chế phẩm probiotic-enzyme sản xuất trong nước (EV và PEV) đã cải thiện được năng suất sinh trưởng ở gà Lương Phượng nuôi thịt từ 4,9 đến 14,1%. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 28 Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa vào khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt Bảng 5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lương Phượng được ăn các KPCS có và không bổ sung probiotic và enzyme. Thức ăn ăn vào (g/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn (g/g tăng trọng) 0-4 tt 4-8 tt 8-12 tt 0-12 tt 0-4 tt 4-8 tt 8-12 tt 0-12 tt Ảnh hưởng của khẩu phần KPCS1 31,5 78,3 94,9 68,2 2,15ª 2,69ª 2,84 2,65ª KPCS2 31,6 79,2 96,2 69,0 2,39b 2,81b 2,92 2,78b SE 0,0 0,5 0,7 0,3 0,01 0,03 0,03 0,04 P - 0,182 0,177 0,098 0,001 0,002 0,140 0,001 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học EV 31,8 79,0 96,6 69,1 2,23a 2,71a 2,90a 2,71a PEV 31,4 78,1 93,8 67,8 2,23a 2,75a 2,68a 2,63a KEZ 31,6 77,9 94,6 68,0 2,25a 2,71a 2,82a 2,67a PEA 32,3 79,6 96,6 69,5 2,27a 2,65a 2,84a 2,65a ĐC 30,9 79,1 96,1 68,7 2,36b 2,93b 3,14b 2,91b SE 0,0 0,7 1,1 0,5 0,02 0,04 0,04 0,06 P - 0,452 0,284 0,128 0,001 0,001 0,001 0,001 Ảnh hưởng tương tác KPCS*bổ sung chế phẩm sinh học KPCS1-EV 32,2 77,9 94,4 68,1 2,15 2,64 2,86 2,64 KPCS1-PEV 31,3 79,2 94,9 68,5 2,14 2,73 2,78 2,64 KPCS1-KEZ 32,3 76,9 94,6 67,9 2,21 2,71 2,76 2,64 KPCS1-PEA 31,3 80,3 96,3 69,3 2,10 2,63 2,79 2,59 KPCS1-ĐC1 30,4 77,2 94,1 67,3 2,14 2,75 2,99 2,73 KPCS2-EV 31,3 80,2 98,8 70,1 2,32 2,78 2,94 2,77 KPCS2-PEV 31,5 77,0 92,6 67,0 2,33 2,76 2,59 2,63 KPCS2-KEZ 30,8 78,9 94,7 68,1 2,29 2,71 2,88 2,70 KPCS2-PEA 33,2 78,9 96,9 69,6 2,44 2,68 2,88 2,71 KPCS2-ĐC2 31,4 81,0 98,0 70,1 2,59 3,10 3,29 3,09 SE 0,0 1,0 1,5 0,7 0,02 0,06 0,06 0,08 P - 0,028 0,188 0,054 0,001 0,027 0,088 0,001 Bảng 5 cho thấy, sức tiêu thụ thức ăn biểu thị bằng lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của nhóm gà được ăn KPCS2 cao hơn nhóm gà được ăn KPCS1, nhưng sự khác biệt này không lớn và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Về nguyên lý, gia cầm có khả năng rất cao trong việc điều chỉnh lượng ăn vào để thỏa mãn nhu cầu năng lượng, chính vì lý do đó, mức năng lượng trong khẩu phần được coi là yếu tố quyết định khả năng ăn vào của gà (NRC, 1994; Lesson và Summers, 2001), trong điều kiện cho ăn tự do, khi mức năng lượng khẩu phần tăng thì sức tiêu thụ thức ăn giảm và ngược lại. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về mức năng lượng trao đổi giữa KPCS1 và KPCS2 (100 kcal ở mỗi giai đoạn) (Bảng 2) vẫn chưa đủ lớn để tạo nên sự khác biệt rõ rệt về khả năng ăn vào của gà. Bảng 5 cũng cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể (P>0,05) về lượng thức ăn ăn vào hàng ngày giữa các lô gà được ăn KPCS có bổ sung các chế phẩm sinh học khác nhau. Không có quan hệ tương tác giữa KPCS và việc bổ sung các chế phẩm sinh học đối với lượng thức ăn ăn vào của gà tính bình quân cả giai đoạn thí nghiệm (0-12 tt) (P = 0,054). TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 29 Mặc dù không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm gà thí nghiệm về khả năng tiêu thụ thức ăn, nhưng hiệu quả chuyển hóa thức ăn lại có khác biệt lớn. Ở giai đoạn gà con (0-4tt) và gà dò (5-8 tt), mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của nhóm gà được ăn KPCS1 thấp hơn nhóm được ăn KPCS2 (P <0,05). Ở giai đoạn vỗ béo (9-12tt) mức tiêu tốn thức ăn của nhóm gà được ăn KPCS1 thấp hơn so với nhóm còn lại không nhiều (2,74%) và không có ý nghĩa thống kê, nhưng khi tính hiệu quả chuyển hóa thức ăn cho cả giai đoạn (từ 0-12 tt) thì sự khác biệt giữa hai nhóm là rất rõ rệt với (P = 0,001). Bảng 6. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà thí nghiệm (1000 đ/kg). Giai đoạn sinh trưởng Từ 0-4 tt Từ 4-8 tt Từ 8-12 tt Từ 0-12 tt Ảnh hưởng của khẩu phần KPCS1 13,92 17,17 16,91 16,43 KPCS2 14,96 17,13 17,05 16,70 SE 0,062 0,153 0,219 0,105 P 0,001 0,863 0,064 0,074 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học EV 14,29a 17,01ab 16,91abc 16,49a PEV 14,37a 17,37ab 15,77a 16,15a KEZ 14,31a 16,90ab 17,77bc 16,77ab PEA 14,47ab 16,65a 16,53ab 16,13a ĐC 14,77b 17,84b 17,93c 17,30b SE 0,099 0,242 0,347 0,166 P 0,001 0,012 0,000 0,001 Ảnh hưởng tương tác KPCS*bổ sung chế phẩm sinh học KPCS1-EV 14,02 16,89 17,12 16,48 KPCS1-PEV 14,02 17,64 16,75 16,55 KPCS1-KEZ 14,30 17,23 16,42 16,32 KPCS1-PEA 13,62 16,82 16,71 16,12 KPCS1-ĐC1 13,66 17,29 17,55 16,69 KPCS2-EV 14,57 17,12 16,70 16,50 KPCS2-PEV 14,71 17,11 14,79 15,75 KPCS2-KEZ 14,31 16,58 19,13 17,23 KPCS2-PEA 15,32 16,47 16,34 16,14 KPCS2-ĐC2 15,89 18,40 18,31 17,91 SE 0,139 0,342 0,491 0,235 P 0,008 0,081 0,001 0,001 Bảng 5 cũng cho thấy, đáp ứng của gà ở các nhóm được ăn thức ăn có bổ sung các chế phẩm sinh học là rất tích cực. Mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở nhóm gà được ăn KPCS không bổ sung chế phẩm sinh học cao hơn so với các nhóm còn lại từ 5,83 đến 17,16% tùy từng giai đoạn sinh trưởng (P < 0,05). Khi tính chung cho toàn bộ giai đoạn thí nghiệm thì sự khác biệt này là 10,6% (P = 0,001). Mức tiêu tốn thức ăn ở các lô được ăn thức ăn có bổ sung các chế phẩm probiotic-enzyme (PEV và PEA) thấp hơn so với nhóm được ăn thức ăn có bổ sung các chế phẩm enzyme (EV và KEZ), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Khi khảo sát mối quan hệ tương tác giữa KPCS và sự bổ sung các chế phẩm sinh học đối với mức tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm, chúng tôi thấy có quan hệ tương tác rất rõ rệt ở các giai đoạn từ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 30 0-4tt (P = 0,001), giai đoạn từ 4-8 tt (P = 0,027) và trung bình cả giai đoạn thí nghiệm (0-12 tt; P = 0,001). Quan hệ tương tác này biểu hiện ở mức cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn do tác động của việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào các KPCS không giống nhau. Ở nhóm gà được ăn KPCS2 tiêu tốn thức ăn tính trung bình của 4 lô được ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm sinh học thấp hơn so với đối chứng 14,4%, trong khi đó ở nhóm gà được ăn KPCS1 chỉ là 3,8%. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khả năng tiêu hóa thức ăn thức ăn là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Nhiều báo cáo liên quan đến việc bổ sung các enzyme tiêu hóa vào thức ăn cho gà thịt đã chứng minh là có tương quan rất chặt chẽ giữa tỷ lệ tiêu hóa thức ăn với hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tốc độ sinh trưởng (Zanella và cs, 1999; Meng và cs, 2005). Cải thiện năng suất sinh trưởng, giảm tiêu tốn TĂ vẫn chưa đủ để đánh giá hiệu quả của một chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi. Vấn đề là để có được lượng tăng thêm về tăng trọng và hiệu quả sử dụng TĂ do bổ sung các chế phẩm sinh học, người chăn nuôi phải bỏ ra bao nhiêu tiền?. Trong trường hợp sử dụng các chế phẩm sinh học để bổ sung vào khẩu phần, chi phí TĂ phụ thuộc chủ yếu vào giá của mỗi chế phẩm. Trong nghiên cứu này, để đánh giá hiệu quả của các chế phẩm do nước ngoài sản xuất (KEZ và PEA) chúng tôi căn cứ vào giá bán của hãng tại thị trường Việt nam thời điểm tiến hành thí nghiệm. Giá của các chế phẩm sản xuất trong nước (EV và PEV) được ước tính vì chúng đều là các sản phẩm NC (sử dụng hóa chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm…) nên rất khó tính toán. Trên cơ sở giá của các chế phẩm sinh học, chúng tôi tính giá của mỗi khẩu phần khi có và không bổ sung các chế phẩm sinh học (Bảng 2). Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của gà thí nghiệm được trình bày ở Bảng 6. Các số liệu ở Bảng 6 cho thấy, sử dụng KPCS2 có chi phí TĂ cao hơn so với sử dụng KPCS1. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng tính chung cả giai đoạn (từ 0 đến 12 tt) giữa hai nhóm chênh lệch nhau không nhiều (16700 đ so với 16430 đ; P > 0,05). Khi so sánh hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm sinh học (EV, PEV, KEZ và PEA), chúng tôi thấy, sử dụng chế phẩm KEZ không đem lại hiệu quả kinh tế cao lý do là chi phí thức ăn/kg tăng trọng không cải thiện được nhiều so với đối chứng, mặc dù về năng suất sinh học (tốc độ sinh trưởng và hiệu quả thức ăn) của gà ở các lô được ăn TĂ có bổ sung KEZ cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng thấp nhất ở các lô gà được ăn TĂ có bổ sung chế phẩm PEV (thấp hơn so với đối chứng 6,65%) và các lô gà được ăn TĂ có bổ sung PEA (thấp hơn so với đối chứng 6,76%). Bổ sung chế phẩm sinh học sản xuất trong nước (EV và PEV) vào thức ăn đã làm giảm chi phí TĂ từ 4,68 – 6,65%. Tuy nhiên, nếu hạ được giá thành sản xuất các chế phẩm này thì chi phí TĂ sẽ còn thấp hơn nữa. Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa vào khẩu phần đến sự biến động một số chỉ tiêu VSV đường ruột và tỷ lệ nuôi sống ở gà Lương Phượng nuôi thịt Bổ sung probiotic vào thức ăn làm thay đổi cơ cấu quần thể VSV ruột theo hướng có lợi cho vật chủ đã được dẫn bởi nhiều tác giả (Fuller, 1989; Murry, 2006), những NC liên quan đến ảnh hưởng của việc sung enzyme tiêu hóa đến thay đổi của hệ vi sinh vật ruột không nhiều. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của bổ sung các chế phẩm sinh học (enzyme tiêu hóa và probiotic-enzyme) vào khẩu phần đến sự thay đổi một số chỉ tiêu VSV ruột. Các kết quả trình bày ở Bảng 7. Bảng 7 cho thấy, sử dụng các khẩu phần khác nhau (KPCS1 và KPCS2) không ảnh hưởng đến mật độ của các vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, Lactobacilli cũng như chỉ số Coliform trong phân trực tràng ở gà thí nghiệm. Bổ sung các chế phẩm enzyme (EV và KEV) và probiotic-enzyme (PEV và PEA) vào KPCS không ảnh hưởng đến mật độ của các vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 31 nhưng mật độ Lactobacilli (biểu thị bằng log10 cfu/g) thấp nhất thấy ở phân trực tràng của nhóm gà ở các lô đối chứng (7,33), trong khi đó ở các nhóm khác, mật độ này dao động từ 8,33 đến 8,59 (cao hơn từ 13,6 đến 17,19%; P = 0,022). Bảng 7: Mật độ một số loại vi khuẩn đường ruột ở gà Lương Phượng được ăn các KPCS có và không bổ sung probiotic và enzyme. Mật độ vi khuẩn (log10 cfu/g) Tổng VKHK Tổng VKYK Lactobacilli Coliform Ảnh hưởng của khẩu phần KPCS1 8,97 7,67 8,32 6,55 KPCS2 8,67 8,13 8,23 6,43 SE 0,24 0,17 0,19 0,08 P 0,573 0,072 0,735 0,250 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học EV 8,89 8,09 8,33ab 6,49ab PEV 8,77 7,84 8,59a 6,31a KEZ 8,78 8,17 8,55a 6,40a PEA 8,30 7,34 8,56a 6,34a ĐC 9,36 8,05 7,33b 6,90a SE 0,39 0,27 0,29 0,12b P 0,443 0,235 0,022 0,009 Ảnh hưởng tương tác KP*bổ sung chế phẩm sinh học KPCS1-EV 8,80 7,64 8,35 6,45 KPCS1-PEV 9,23 6,96 8,55 6,63 KPCS1-KEZ 8,35 7,69 8,53 6,40 KPCS1-PEA 8,95 7,78 8,65 6,43 KPCS1-ĐC1 9,51 8,27 7,50 6,85 KPCS2-EV 8,97 8,53 8,30 6,53 KPCS2-PEV 8,30 8,71 8,63 6,00 KPCS2-KEZ 9,21 8,65 8,58 6,40 KPCS2-PEA 7,65 6,91 8,48 6,25 KPCS2-ĐC2 9,22 7,83 7,15 6,95 SE 0,55 0,39 0,42 0,17 P 0,316 0,052 0,985 0,205 Đồng thời với sự thay đổi quần thể VSV theo hướng tăng Lactobacilli, chỉ số Coliform cao nhất quan sát thấy ở nhóm gà đối chứng (6,9) và thấp nhất ở nhóm gà được ăn KPCS có bổ sung PEV (6,31) và PEA (6,34). Không thấy có quan hệ tương tác giữa KPCS và việc bổ sung các chế phẩm sinh học đối với sự biến động của quần thể VSV ruột thông qua các chỉ tiêu tổng VKHK, VKYK, Lactobacilli và chỉ số Coliform. Kết quả này cho thấy, bổ sung các chế phẩm sinh học đã ảnh hưởng đến cơ cấu quần thể VSV ruột theo hướng có lợi cho vật chủ thể hiện ở sự tăng mật độ Lactobacilli và giảm chỉ số Coliform. Nguyên nhân của thay đổi hệ VSV ruột dưới tác động của bổ sung enzyme còn chưa sáng tỏ. Theo Bedford (2000), ảnh hưởng này thể hiện ở hai pha: pha hồi tràng và pha trực tràng. Ở pha hồi tràng, tác động của các enzyme chỉ đơn giản là làm giảm số lượng các loài vi khuẩn bởi sự tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu, giảm lượng các chất dinh dưỡng sẵn có cho VK phát triển. Ở pha trực tràng, hoạt động của các enzyme tạo ra các đường tan khó hấp thu, là nguồn VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 32 dưỡng chất quan trọng cho các vi khuẩn có lợi phát triển, do đó tạo nên nhưng đáp ứng tích cực ở vật nuôi khi được ăn khẩu phần có bổ sung enzyme. Giải thích của Bedford (2000) theo chúng tôi là thỏa đáng cho kết quả của nghiên cứu này. Tỷ lệ nuôi sống của gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (sức khỏe đàn gà, chế độ chăm sóc, stress, khẩu phần…vv). Tuy nhiên, cùng một điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng như nhau, tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khẩu phần (Bảng 8). Bảng 8. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng được ăn các KPCS có và không bổ sung probiotic và enzyme. Tỷ lệ nuôi sống (%) 0-2 tt 2-4 tt 0-4tt 4-8 tt 8-12 tt 0-12 tt Ảnh hưởng của khẩu phần KPCS1 100,0 100,0 100,0 97,2 98,5 98,6 KPCS2 99,6 99,6 99,3 98,0 97,0 98,2 SE 0,3 0,3 0,4 1,1 1,1 0,5 P 0,323 0,323 0,165 0,6 0,323 0,585 Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học EV 100,0 100,0 100,0 97,0 100,0 99,0 PEV 100,0 99,1 99,1 98,0 97,5 98,4 KEZ 100,0 100,0 100,0 100,0 98,8 99,6 PEA 99,1 100,0 99,1 98,0 96,3 97,9 ĐC 100,0 100,0 100,0 95,0 96,3 97,1 SE 0,4 0,4 0,6 1,7 1,7 0,7 P 0,419 0,419 0,564 0,3 0,448 0,164 Ảnh hưởng tương tác KP*bổ sung chế phẩm sinh học KPCS1-EV 100,0 100,0 100,0 98,0 100,0 99,3 KPCS1-PEV 100,0 100,0 100,0 98,0 95,0 97,7 KPCS1-KEZ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 KPCS1-PEA 100,0 100,0 100,0 96,0 97,5 97,8 KPCS1-ĐC1 100,0 100,0 100,0 94,0 100,0 98,0 KPCS2-EV 100,0 100,0 100,0 96,0 100,0 98,7 KPCS2-PEV 100,0 98,2 98,2 98,0 100,0 99,0 KPCS2-KEZ 100,0 100,0 100,0 100,0 97,5 99,2 KPCS2-PEA 98,2 100,0 98,2 100,0 95,0 98,0 KPCS2-ĐC2 100,0 100,0 100,0 96,0 92,5 96,1 SE 0,6 0,6 0,8 2,4 2,4 1,0 P 0,419 0,419 0,564 0,8 0,141 0,619 Bảng 8 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn: 0-2 ttuổi; 2-4 ttuổi; 0-4 ttuổi; 4-8 ttuổi; 8- 12 ttuổi và 0-12 ttuổi ở nhóm gà được ăn KPCS1 cao hơn so với nhóm gà được ăn KPCS2 nhưng mức sai khác rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Các số liệu ở bảng 9 cũng cho thấy, việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống gà ở các lô được ăn thức ăn có bổ sung các chế phẩm sinh học không cao hơn đáng kể so với đối chứng và cũng không thấy có tương tác giữa KPCS và việc bổ sung các chế phẩm sinh học đối với tỷ lệ nuôi sống gà ở các giai đoạn sinh trưởng cũng như chung cho cả giai đoạn thí nghiệm (0-12 ttuổi). TRÂN QUỐC VIỆT– Ảnh hưởng của bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa ... 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau: Bổ sung các chế phẩm sinh học (EV; PEV; KEZ và PEA) đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô của khẩu phần. Mức độ cải thiện tỷ lệ tiêu hóa các thành phần này ở KPCS2 (ngô, sắn, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa và không có các nguyên liệu thức ăn nguồn gốc động vật) cao hơn so với KPCS1 (ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá). Bổ sung chế phẩm đa enzyme (EV) (gồm: α-Amylase (2209 IU/g); Protease (108 IU/g); Cellulase (1116 IU/g); β-Glucanase (200 BGX/g); Xylanase (1000 IU/g) và chế phẩm probiotic-enzyme (PEV) (gồm: Bacillus subtilis (H4); Saccharomyces boulardi (SB); Enterococcus faecium (6H2); Pediococcus pentosaceus (D7); Lactobacillus fermentum (NC1) với mật độ 108 cfu/g và các enzyme tiêu hóa với chủng loại và hoạt tính enzyme như trên vào thức ăn đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt từ 7,6% đến 8,9%, giảm tiêu tốn thức ăn từ 6,87% đến 9,62%; giảm chi phí thức ăn từ 4,68% đến 6,65%. Nếu sử dụng các chế phẩm EV và PEV để bổ sung vào thức ăn để nuôi gà Lương Phượng nuôi thịt thì trong giai đoạn vỗ béo (9-12 tt) (giai đoạn tốn nhiều thức ăn nhất) có thể sử dụng nguyên liệu đa dạng hơn để phối hợp khẩu phần (ngô, sắn, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, cám mỳ) và không cần dùng các nguyên liệu thức ăn nguồn gốc động vật vẫn đem lại hiệu quả nuôi dưỡng tốt không thua kém so với sử dụng khẩu phần truyền thống (ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá). Đề nghị Đề nghị cho được sản xuất thử chế phẩm EV và PEV để ứng dụng trong sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Almirall,M.,M. Francesch, A.M. Pe r´ez-Vendrell, J. Brufau, and E. Esteve-Garcia. (1995). The differences in intestinal viscosity produced by barley and Beta-glucanase alter digesta enzyme activities and ileal nutrient digestibilities more in broiler chicks than in cocks. J. Nutr. 25: p.947–955. Bailey, J. S., L. C. Blankenship, and N. A Cox. (1991). Effect of fructooligosaccharide on Salmonella colonization of the chicken intestine. Poult. Sci. 70:p.2433–2438. Barnes, E. M. (1979). The intestinal microflora of poultry and game birds during life and after storage. J. Appl. Bacteriol. 46:p.407–419. Bedford, M. R., and H. L. Classen. (1992). Reduction of intestinal viscosity through manipulation of dietary rye and pentosanase concentration is affected through changes in the carbohydrate composition of the intestinal aqueous phase and results in improved rates and food conversion efficiency of broiler chicks. J. Nutr. 122:p.560–569. Choct, M., and G. Annison. (1992). Antinutritive effect of wheat pentosans in broiler chicken: Role of viscosity and gut microflora. Br. Poult. Sci. 33: p.821–834. Choct, M., R. J. Huges, R. P. Trimble, K. Angkanaporn, and G. Annison. (1995). Non-starch polysaccharide- degrading enzymes increase the performance of broiler chickens fed wheat and low apparent metabolisable energy. J. Nutr. 125: p.485–492. Craven, S. E. (2000). Colonization of the intestinal tract by Clostridium perfringens and fecal shedding in diet- stressed and unstressed broiler chickens. Poult. Sci. 79: p.843–849. Fuller. R. (1989). Probiotics in man and animals. J. Appl. Bacteriol; 66. p.131-139. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009 34 Hume,M. E., L. F. Kubena, T. S. Edrington, C. J. Donskey, R.W. Moore, S. C. Ricke, and D. J. Nisbet. (2003). Poultry digestive microflora biodiversity as indicated by denaturing gradient gel electrophoresis. Poult. Sci. 82:p.1100–1107. Jernigan, M. A., R. D. Miles, and A. S. Arafa. (1985). Probiotics in poultry nutrition—a review.World’s Poult. Sci. J. 40:p.160–169. Jin. L. Z., Ho. Y. W., Abdullah. N. and S. Jalaludin. (2000). Digestive and Bacterial Enzyme Activities in Broilers Fed Diets Supplemented with Lactobacillus Cultures. Poultry Science 79:p.886–891. Jin, L. Z., Y. W. Ho, N. Abdullah, and S. Jalaludin. (1998). Growth performance, intestinal microbial populations and serum cholesterol of broilers diets containing Lactobacillus cultures. Poult. Sci. 77:p.1259–1265. Jin, L. Z., Y. W. Ho, N. Abdullah, M. A. Ali, and S. Jalaludin. (1996). Antagonistic effects of intestinal Lactobacillus isolates on pathogens of chicken. Lett. Appl. Microbiol. 23: p.67–71. Leeson. S., and J. Summers. (2001). Nutrition of the chickens. Fourth edition, University books. PO. Box. 1326. Guelph. Ontario. Canada. N1H 6N8. Line, J. E., J. S. Bailey, N. A. Cox, and N. J. Stern. (1997). Yeast treatment to reduce Salmonella andCampylobacter populations associated with broiler chickens subjected to transport stress. Poult. Sci. 76:p.1227–1231. Meng. M and B. A. Slominski. (2005). Nutritive Values of Corn, Soybean Meal, Canola Meal, and Peas for Broiler Chickens as Affected by a Multicarbohydrase Mountzouris. K.C., Tsirtsikos. P., Kalamara. E, Nitsch. S. Schatzmayr. G and K. Fegeros.(2007). Evaluation of the Efficacy of a Probiotic Containing Lactobacillus, Bifidobacterium, Enterococcus, and Pediococcus Strains in Promoting Broiler Performance and Modulating Cecal Microflora Composition and Metabolic Activities1. 2007 Poultry Science 86:p.309–317. Murry, A.C., Hinton, A.J., and R.J. Buhr. (2006). Effect of botanical probiotic containing Lactobacilli on growth performance and population of bacteria in ceca, cloaca, and carcass rinse of broiler chickens. International Journal of Poultry Science. 5. p.344-350. Nitsan, Z., G. Ben-Avraham, Z. Zoref, and I. Nir. (1991). Growth and development of the digestive organs and some enzymes in broiler chicks after hatching. Br. Poult. Sci. 32: p.515–523. NRC. (1994). Nutrient Requirements of Poultry. Ninth Revised Edition. National Academy Press. Washington, D.C. 1994. p.42-43 O’Dea., E. E., G. M. Fasenko, G. E. Allison, D. R. Korver, G. W. Tannock and L. L. Guan. (2006). Investigating the Effects of Commercial Probiotics on Broiler Chick Quality and Production Efficiency. Poultry Science 85: p.1855–1863. Officer., D.I. (1995). Effects of multi-enzyme supplements on the growth performance of piglets during the pre- and post-weaning periods. Animal Feed Science and Technology. 56. P.55-65. Poultry Science 84 (1983). Preparation of Cell Wall Degrading Enzymes. p.1242–1251 Sklan, D. (2001). Development of the digestive system of poultry. World’s Poult. Sci. J. 57: p.415–428. Stavric, S., and E. T. Kornegay. (1995). Microbial probiotics for pigs and poultry. in Biotechnology in Animal Feeds and Animal Feeding. R. J. Wallace, and A. Chesson, ed. VCH, New York. P. 205–231 Wang. Z. R, Qiao. S. Y.,Lu. W. Q and D. F. Li. (2005). Effects of Enzyme Supplementation on Performance, Nutrient Digestibility, Gastrointestinal Morphology, and Volatile Fatty Acid Profiles in the Hindgut of Broilers Fed Wheat-based Diets. 2005 Poultry Science 84: p.875–881. Yu, B., J. C. Hsu, and P.W. S. Chiou. (1997). Effects of β-glucanase supplementation of barley diets in growth performance of broilers. Anim. Feed Sci. Technol. 70: p.353–361. Zanella., I, Sakomura. N.K, Silversides. N.K, Fiqueirdo and M. Pack. (1999). Effect of Enzyme Supplementation of Broiler Diets Based on Corn and Soybeans. Poultry Science 78:561–568. *Người phản biện: GS.TS. Vũ Duy Giảng; TS. Nguyễn Thị Nga.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học - ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CÁC CHẾ PHẨM PROPIOTIC VÀ ENZYM TIÊU HÓA VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN NĂHIT.pdf
Tài liệu liên quan