Tài liệu Báo cáo 2 ca lupus sơ sinh biểu hiện ở da: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 112
BÁO CÁO 2 CA LUPUS SƠ SINH BIỂU HIỆN Ở DA
Huỳnh Thoại Loan*, Nguyễn Hiếu Trung*, Phạm Hoàng Thắng*, Nguyễn Thụy Ý Nhi*.
TÓM TẮT
Đại cương: lupus sơ sinh là một bệnh miễn dịch mắc phải thụ động. Chẩn đoán xác định dựa trên đặc điểm
lâm sàng điển hình của bé và sự hiện diện của tự kháng thể từ mẹ mà cụ thể là anti-Ro, anti-La, anti-U1RNP.
Biểu hiện lâm sàng của 1 bé lupus sơ sinh có thể thấy ở nhiều cơ quan, nhưng 2 cơ quan thường gặp nhất là tim
và da.
Ca lâm sàng: 2 trường hợp chúng tôi báo cáo ở đây có những tổn thương da điển hình của lupus sơ sinh. Cả
2 đều được sinh ra ở 2 bà mẹ có tiền căn Lupus ban đỏ hệ thống. Ca thứ nhất có đầy đủ tiêu chuẩn đòi hỏi để chẩn
đoán xác định. Ca thứ 2 có biểu hiện lâm sàng rất điển hình nhưng không tìm thấy kháng thể. Trường hợp này
chưa được báo cáo qua các bài báo trước đây.
Kết luận: Tổn thương da trong lupus sơ sinh không nguy hi...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo 2 ca lupus sơ sinh biểu hiện ở da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 112
BÁO CÁO 2 CA LUPUS SƠ SINH BIỂU HIỆN Ở DA
Huỳnh Thoại Loan*, Nguyễn Hiếu Trung*, Phạm Hoàng Thắng*, Nguyễn Thụy Ý Nhi*.
TÓM TẮT
Đại cương: lupus sơ sinh là một bệnh miễn dịch mắc phải thụ động. Chẩn đoán xác định dựa trên đặc điểm
lâm sàng điển hình của bé và sự hiện diện của tự kháng thể từ mẹ mà cụ thể là anti-Ro, anti-La, anti-U1RNP.
Biểu hiện lâm sàng của 1 bé lupus sơ sinh có thể thấy ở nhiều cơ quan, nhưng 2 cơ quan thường gặp nhất là tim
và da.
Ca lâm sàng: 2 trường hợp chúng tôi báo cáo ở đây có những tổn thương da điển hình của lupus sơ sinh. Cả
2 đều được sinh ra ở 2 bà mẹ có tiền căn Lupus ban đỏ hệ thống. Ca thứ nhất có đầy đủ tiêu chuẩn đòi hỏi để chẩn
đoán xác định. Ca thứ 2 có biểu hiện lâm sàng rất điển hình nhưng không tìm thấy kháng thể. Trường hợp này
chưa được báo cáo qua các bài báo trước đây.
Kết luận: Tổn thương da trong lupus sơ sinh không nguy hiểm và thường hồi phục mà không để lại di
chứng. Nhưng việc chẩn đoán chính xác lupus sơ sinh giúp ta tiên lượng về đứa bé sau này, bà mẹ và ngay cả bé
bị lupus sơ sinh cho dù tổn thương da đã hồi phục.
Từ khóa: lupus sơ sinh, sang thương da, tự kháng thể.
ABSTRACT
CUTANEOUS MANIFESTATIONS OF NEONATAL LUPUS: TWO CASE REPORTS
Huynh Thoai Loan, Nguyen Hieu Trung, Pham Hoang Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 112 - 118
Background: Neonatal lupus(NL) or neonatal lupus erythematosus (NLE) is a passively acquired
autoimmune disease. It’s diagnosed by characteristic clinical features of fetus or newborn and the presence of
specific maternal auto antibodies (anti-SSA/Ro, anti-SSB/La, anti-U1RNP).
Two clinical cases:We present 2 cases with specific cutaneous lession of NLE. Both are offspringsof SLE
mothers.One has clinical presences and laboratory tests consistent with a typical NLE. One has the same
appearance but negative autoantibodies that haven’t been reported beforein literature.
Conclusion: Cutaneouslession in NLE is spontaneous regression but it’s important in prognosis of the next
children especially in anti-Ro-positive mothers.
Keywords: neonatal lupus erythematosus, cutaneous lession, autoantibodies.
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
Ca 1
Bé gái 22 ngày tuổi nhập bệnh viện Nhi
Đồng 1 với lý do là khó thở. Em là con thứ 2,
sanh mổ, đủ tháng, cân nặng lúc sanh là 2,7
kg. Ngay sau sanh tại bệnh viện Từ Dũ em
được chẩn đoán viêm phổi và được điều trị
với nhiều loại kháng sinh trong 19 ngày. Sau
xuất viện 3 ngày em được nhập bệnh viện Nhi
Đồng 1. Thăm khám lúc nhập viện ghi nhận 2
bất thường chính: suy hô hấp và ban đỏ từ
mặt đến thân mình.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: TS.BS Huỳnh Thoại Loan ĐT: 0918729603 Email: huynhthoailoan@ymail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 113
Mẹ em được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ
thống tại bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh 6
năm trước và không điều trị gì từ đó đến nay.
Lý do phát hiện bệnh là nổi ban cánh bướm ở
mặt. Trước khi được chẩn đoán Lupus 1 năm,
mẹ em có sinh 1 bé gái (hiện 7 tuổi, khỏe
mạnh).
Hình 1: Bé gái 22 ngày tuổi được chẩn đoán Lupus
Theo lời mẹ kể, bé gái này có ban da giống
hệt như em bé đang nằm viện. Vào thời điểm
đó các bác sĩ có cho sinh thiết da nhưng kết
luận là viêm da không đặc hiệu. Điều thú vị là
lúc này các bác sĩ không thể biết được 1 năm
sau bà mẹ này bị Lupus.
Ban da tập trung chủ yếu quanh mắt và
vùng thái dương và xuất hiện ngay sau sinh. Ban
dạng dát hồng ban không tẩm nhuận, không có
vảy. Sau 4 tháng ban nhạt dần rồi mất đi mà
không để lại di chứng gì.
Cận lâm sàng
Thiếu máu (được truyền máu), giảm tiểu cầu
(không xử trí gì).
C3, C4 giảm.
Tăng men gan.
Anti-Ro(+), anti-La(+).
Siêu âm tim: PDA (tự đóng).
Bảng 1: Kết quả cận lâm sàng sau 2 tháng
Thời điểm Lúc nhập viện 2 tháng sau
Huyết đồ
WBC 21K/uL 12K/uL
NEU 7K/uL 3,6K/uL
Hct 26,6% 25,3%
Hb 8,7g/dL 8,2g/dL
Plt 130K/uL 60K/uL
Creatinin 35 umol/L
AST/ALT 178/121 U/L 364/ 590 U/L
CRP 5,7mg/L
C3/C4 41/6,6 mg/dL
ANA Negative
Anti-Ro/ anti-La Positive (s/co =4,25/ 1,25)
ECG Nhịp xoang đều
Siêu âm tim PDA
Ca 2
Bé trai 7 ngày tuổi được chuyển bệnh viện
Nhi Đồng 1 với chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh.
Ngay sau sanh, mẹ bé phát hiện nhiều ban nhỏ
trên mặt và thân mình bé. Bé được đưa đến
khám và nhập bệnh viện Phan Thiết với chẩn
đoán nhiễm trùng sơ sinh. Sau 1 tuần điều trị em
được chuyển bệnh viện Nhi Đồng 1. Trong thời
gian đó em không sốt, không ho, không ói và bú
tốt. Em là con thứ 2, đủ tháng, sanh mổ, cân
nặng lúc sanh 2,6 kg.
Mẹ của bé được chẩn đoán Lupus đỏ hệ
thống tại bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 114
cách đây hơn 10 năm (chỉ biểu hiện ở da) và điều
trị khoảng 2-3 năm. Trong thời gian đó, mẹ bé
sảy thai 3 lần liên tiếp (đều trong tam cá nguyệt
thứ nhất). Sau đó mẹ em ngưng thuốc và sanh bé
đầu tiên (anh trai của bé này). Bé trai đầu tiên
nay được 8 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh mặc dù
lúc 2 tuần tuổi em cũng xuất hiện ban giống hệt
bé em đang nằm viện.
Ban da dạng hồng ban, có ít vảy, hình vòng
tròn với trung tâm hơi nhạt màu, phần rìa hơi
nhô cao. Ban tập trung chủ yếu ở phần đầu mặt,
ít ban ở thân mình. Sau 4 tháng ban nhạt dần rồi
mất hẳn (không điều trị gì), thay vào đó là
telangiectasia.
Cận lâm sàng
Giảm tiểu cầu: 13k/ul (1 tháng tuổi)
Test de coomb’s: âm tính
Creatinin: 40umol/L
AST/ALT: 75/34 U/L
C3,C4: 100/25 mg/dl.
ANA: âm tính
LE cell: âm tính
6 tự kháng thể: âm tính
Điện tâm đồ: nhịp xoang đều 145
nhịp/ phút.
Siêu âm tim: bình thường
.
Hình 2: Bé trai 7 ngày tuổi
Hình 3&4: Bé 6-9-Tuần tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 115
Hình 5: Bé 5 tháng tuổi.
BÀN LUẬN
Không giống với block tim bẩm sinh có thể
chẩn đoán dễ dàng qua siêu âm tim thai, ban da
trong lupus sơ sinh có thể bị bỏ qua hay chẩn
đoán lầm với những bệnh lý da khác ở tuổi sơ
sinh, nhũ nhi đặc biệt ở những bà mẹ hoàn toàn
khỏe mạnh. Bởi vậy cho đến nay tỉ lệ block tim
bẩm sinh tương đối phù hợp ở các nghiên cứu
khác nhau nhưng tỉ lệ lupus sơ sinh biểu hiện ở
da vẫn chưa xác định được. Chúng ta thường
chẩn đoán lupus sơ sinh ở những em bé có mẹ
với tiền sử lupus đỏ hệ thống, trong khi đó có
thể bỏ sót 1 số lớn những ca lupus sơ sinh ở
những bà mẹ khỏe mạnh (tỉ lệ này lên đến 50%).
Ban trong lupus sơ sinh có dạng giống với
lupus da bán cấp ở người lớn. Ban dạng hồng
ban, hình tròn, có vảy, nhạy cảm ánh sáng, với
phần trung tâm bị teo da, phần rìa hơi gồ lên.
Ban tập trung chủ yếu ở phần đầu, quanh mắt,
và thường phát hiện lúc 4-6 tuần tuổi(11). Ban kéo
dài khoảng 17 tuần và việc điều trị dường như
không ảnh hưởng đến dự hậu sau này(6). Mặc dù
vậy, việc điều trị với corticoid tại chỗ rút ngắn
thời gian ban tồn tại. Bởi vì ban nhạy cảm với
ánh sáng nên việc tránh nắng giúp ban không
lan rộng hơn.
Trong phần trình bày ở trên, 2 ca lâm sàng
đều có ban xuất hiện ngay sau sanh. Mặc dù
phần lớn ban xuất hiện ở độ 4-6 tuần tuổi
nhưng tỉ lệ xuất hiện ngay sau sanh là 23%(3).
Ban ở ca 1 tập trung chủ yếu quanh mắt
nhưng có hình dạng không thật sự điển hình.
Ca 2 có ban điển hình của lupus sơ sinh từ vị
trí, hình dạng cho đến hậu quả để lại. Vào lúc
5 tháng tuổi ban biến mất, thay vào đó trên
mặt xuất hiện telangiectasia. Dạng tổn thương
da này chỉ xuất hiện trong 20% trường hợp
Lupus sơ sinh da và thường xuất hiện khoảng
6-12 tháng tuổi(6). Telangiectasia có thể xuất
hiện ở vùng trước đó không có hồng ban. Sang
thương này không tự khỏi nếu không có sự
can thiệp của laze liệu pháp.
Theo The Research Registry for Neonatal
Lupus, để chẩn đoán lupus sơ sinh chúng ta cần
2 tiêu chuẩn: block tim hoặc ban da điển hình và
sự hiện diện của tự kháng thể (anti-Ro và hoặc
anti-La và hoặc anti- U1RNP)(6). Hầu hết các ca
đều dương tính với anti-Ro, anti-La, chỉ 1 số rất ít
ca dương tính với anti-U1RNP. Trong y văn,
chưa có ca nào âm tính với cả 3 tự kháng thể
trên. Trong báo cáo ở trên, ca 1 có đủ 2 tiêu
chuẩn nhưng ca 2 chỉ thỏa mãn có 1 tiêu chuẩn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 116
Như vậy, liệu rằng đây là lupus sơ sinh hay một
bệnh da nào khác?
Ca 2 có nhiều yếu tố hỗ trợ cho việc chẩn
đoán lupus sơ sinh như: sang thương da điển
hình, ban da tự khỏi mà không cần điều trị,
telangiectasia, mẹ Lupus, anh trai có ban y hệt
lúc sơ sinh (ban tự khỏi). Như vậy, để phù hợp
với chẩn đoán, chúng tôi nghĩ có vấn đề trong
việc phát hiện tự kháng thể. Có 2 giả thuyết
được đưa ra: nồng độ tự kháng thể quá thấp,
phương pháp xét nghiệm không đủ nhạy để
phát hiện kháng thể. Như chúng ta đã biết, thời
gian bán hủy của IgG là 25 ngày và khi nó được
truyền sang con lúc sanh nồng độ nó đã giảm đi
một nửa. Em bé trong ca 2 được lấy máu để xét
nghiệm tự kháng thể lúc 16 ngày tuổi. Như vậy
chúng ta có thể ước đoán nồng độ kháng thể lúc
này chỉ còn lại 1/3. Nhưng trong 1 nghiên cứu
trước đây, khi người ta so sánh nồng độ của anti-
U1RNP với nồng độ của kháng thể uốn ván ở
em bé sơ sinh, thì kết quả là nồng độ anti-
U1RNP giảm rất nhiều lần so với kháng thể uốn
ván(8). Từ đó người ta đưa ra kết luận: có thể
kháng thể này đã được sử dụng bởi các mô tổn
thương mà cụ thể là da. Như vậy nếu giả thuyết
đầu đúng, có nghĩa là kháng thể âm tính ở trẻ
nhưng sẽ dương tính ở bà mẹ. Nhưng thật
không may là test tìm kháng thể ở bà mẹ cũng
âm tính. Chúng ta chỉ còn giả thuyết thứ 2 là:
phương pháp xét nghiệm không đủ độ nhạy để
giải thích cho chẩn đoán. Phương pháp chúng
tôi sử dụng để tìm 6 tự kháng thể ở đây là
ELISA. Test này có độ nhạy rất cao > 90% nhưng
có một nhược điểm là không thể phát hiện các
kháng thể đã bị biến tính (denatured). Mặc khác
hầu hết các phòng lab thương mại không có đủ
kháng nguyên Ro 52k để phát hiện kháng thể
anti-Ro(11). Trong 1 báo cáo của E. Silveman và
cộng sự, 1 bà mẹ của em bé bị lupus sơ sinh có
kết quả dương tính với anti-U1RNP nhưng âm
tính với anti-Ro, anti-La (các test này được thử
bằng phương pháp ELISA)(10). Sau đó người mẹ
được test lại với phương pháp immunoblot và
kết quả là dương tính với anti-La. Chúng ta cũng
có thể thấy sự thay đổi độ nhạy của các test qua
các nghiên cứu được thực hiện ở những mốc
thời gian khác nhau. Ví dụ như các nghiên cứu
được thực hiện trước đây sử dụng phương pháp
khuếch tán miễn dịch có tỉ lệ phát hiện anti-La
chỉ 41% ở những ca block tim bẩm sinh. Còn các
nghiên cứu sau này sử dụng phương pháp
immunoblot thì tỉ lệ phát hiện anti-La là >85%
các ca tương tự(10). Sau cùng giả thuyết 2 có vẻ là
phù hợp nhất để giải thích cho chẩn đoán lupus
sơ sinh ở ca 2.
Biểu hiện về huyết học xảy ra ở 25-30%
trường hợp lupus sơ sinh bao gồm: giảm tiểu
cầu, thiếu máu và giảm bạch cầu hạt. Những bất
thường này thường tự khỏi lúc bé được 6 tháng-
1 tuổi. Chúng ta thường không cần can thiệp gì
ngoại trừ những trường hợp có xuất huyết hoặc
thiếu máu ở bé bị suy hô hấp như ca 1. Tăng
men gan chỉ là tạm thời và thường về bình
thường khi trẻ được 6 tháng. Giảm bổ thể C3, C4
chưa thấy đề cập trong các textbook nhưng đã
được báo cáo trong 1 bài báo(7). Ở đây ta có thể
thấy nồng độ C3, C4 giảm thấp trong ca 1. Mặc
dù chưa có dữ liệu nào nói về thời gian hồi phục
C3, C4 nhưng chúng ta hy vọng nồng độ bổ thể
sẽ về bình thường khi tự kháng thể không còn
xuất hiện trong máu bé (khoảng 6 tháng tuổi ).
Trong 2 trường hợp trên, không có bất
thường nghiêm trọng nào ở tim ngoại trừ PDA
sau đó tự đóng ở ca 1. Biểu hiện ở tim thường
gặp và nguy hiểm nhất ở trẻ lupus sơ sinh là
block nhĩ thất độ 3. Lupus sơ sinh chiếm 90-
95% các trường hợp block nhĩ thất đơn độc ở
trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi(3). Anti-Ro là điều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 117
kiện cần nhưng không đủ để 1 trẻ biểu hiện
block nhĩ thất hoàn toàn(1). Không phải tất cả
các bà mẹ có anti-Ro dương tính đều có con bị
block nhĩ thất. Nguy cơ cho 1 trẻ bị block nhĩ
thất hoàn toàn là 2% ở những bà mẹ có anti-Ro
dương tính. Và nguy cơ này tăng lên 10 lần từ
2% đến 20% ở những đứa bé tiếp theo nếu anh
hoặc chị của nó có block nhĩ thất hoàn toàn.
Điều này cũng tương tự nếu anh, chị của nó có
lupus sơ sinh biểu hiện ở da. Vì vậy, việc chẩn
đoán đúng lupus sơ sinh rất quan trọng trong
việc tiên lượng. Hơn nữa trong số các bà mẹ
không triệu chứng của bé lupus sơ sinh, một
nửa số này sẽ có biểu hiện của bệnh tự miễn
trong tương lai(9). Một nghiên cứu từ The
Research Registry for Neonatal Lupus cho
thấy các bé lupus sơ sinh có thể tăng nguy cơ
mắc bệnh tự miễn sau này(5), nhưng nguy cơ
mắc lupus ban đỏ hệ thống thì không tăng.
Một bà mẹ Lupus đỏ hệ thống, cho dù con có
bị lupus sơ sinh hay không thì nguy cơ mắc
Lupus sau này ở những đứa con là như nhau.
Chúng ta đã biết được tầm quan trọng của
việc chẩn đoán đúng lupus sơ sinh. Thêm vào
đó, nếu tỉ lệ của lupus sơ sinh không quá thấp thì
việc chẩn đoán đúng còn quan trọng hơn nữa.
Có 0,5% phụ nữ bình thường trong dân số có
anti-Ro dương tính. Như đã nói ở trên nguy cơ
block nhĩ thất hoàn toàn ở những phụ nữ anti-Ro
dương tính là 2%. Từ đó chúng ta có thể ước
đoán được tỉ lệ mới mắc của block nhĩ thất hoàn
toàn là 1:10.000 trẻ sinh sống.
Tỉ lệ lupus sơ sinh biểu hiện ở da thay đổi
giữa các nghiên cứu khác nhau. Trong 1 nghiên
cứu được thực hiện ở Toronto và Milan tỉ lệ mắc
phải của lupus sơ sinh da và block nhĩ thất hoàn
toàn lần lượt là 16% và 1,6%(2). Trong 1 báo cáo
của 123 trẻ lupus sơ sinh ở Trung Quốc, tổn
thương da hiện diện ở 96% trường hợp, trong
khi block nhĩ thất hoàn toàn chỉ là 2%(4). Trong 1
nghiên cứu hồi cứu được thực hiện ở Thái lan,
12/17 (70%) bé có có tổn thương da, 9/17 (53%) bé
có block nhĩ thất hoàn toàn(12). Hiện chưa có dữ
liệu nào về lupus sơ sinh ở Việt Nam. Trong
textbook thì có đến 25% trẻ của bà mẹ có anti-Ro
dương tính sẽ có biểu hiện lupus sơ sinh ở da.
Khi so sánh nguy cơ giữa da (25%) và block tim
(2%) ta có thể ước đoán tỉ lệ mới mắc của lupus
sơ sinh biểu hiện da là 1:1.000 trẻ sinh sống. Có lẽ
việc thăm khám tiền sản được thực hiện một
cách chặt chẽ và cẩn thận ở các nước phát triển
nên tỉ lệ của block tim bẩm sinh khá cao so với
lupus sơ sinh biểu hiện da. Ngược lại, ở các nước
đang phát triển việc theo dõi tiền sản không
được tuân thủ bài bản. Có thể có nhiều trường
hợp sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 do block nhĩ
thất hoàn toàn mà không phát hiện được nguyên
nhân. Do đó tỉ lệ phát hiện block nhĩ thất hoàn
toàn có vẻ thấp hơn ở các nước đang phát triển.
Tóm lại, lupus sơ sinh là một bệnh hiếm gặp
với tỉ lệ mắc phải vẫn chưa xác định được. Một
bé sơ sinh, nhũ nhi với những biểu hiện điển
hình của ban da hay block tim bẩm sinh cần
được sàng lọc tự kháng thể. Việc chẩn đoán xác
định lupus sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong
việc tiên lượng cho mẹ, bé, và các bé sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buyon JP, Kim MY, Copel JA, Friedman DM. (2001), Anti-
Ro/SSA antibodies and congenital heart block: necessary but
not sufficient. Arthritis Rheum; 44:1723.
2. Cimaz R, Spence DL, Hornberger L, Silverman ED. (2003),
Incidence and spectrum of neonatal lupus erythematosus: a
prospective study of infants born to mothers with anti-Ro
autoantibodies. J Pediatr; 142:678.
3. Jaeggi ET, Hamilton RM, Silverman ED et al. (2002), Outcome
of children with fetal, neonatal or childhood diagnosis of
isolated congenital atrioventricular block. A single institution's
experience of 30 years.J Am Coll Cardiol.; 39:130.
4. Li YQ, Wang Q, Luo Y, Zhao Y. (2015), Neonatal lupus
erythematosus: a review of 123 cases in China. Int J Rheum
Dis.; 18:761.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 118
5. Martin V, Lee LA, Askanase AD. (2002), Long-term followup
of children with neonatal lupus and their unaffected siblings.
Arthritis Rheum.; 46:2377.
6. Neiman AR, Lee LA, Weston WL, Buyon JP. (2000),
Cutaneous manifestations of neonatal lupus without heart
block: characteristics of mothers and children enrolled in a
national registry. J Pediatr.; 137:674.
7. Perez MF, Torres ME, Buján MM et al. (2011), Neonatal lupus
erythematosus: a report of four cases. An Bras Dermatol.;
86:347.
8. Provost TT, Watson R, Gammon WR et al.(1987), The neonatal
lupus syndrome associated with U1RNP (nRNP) antibodies.
N Engl J Med.; 316:1135.
9. Rivera TL, Izmirly PM, Birnbaum BK et al. (2009) Disease
progression in mothers of children enrolled in the Research
Registry for Neonatal Lupus.Ann Rheum Dis.; 68:828.
10. Sheth AP, Esterly NB, Ratoosh SL, Smith JP, Hebert AA,
Silverman E. (1995), U1RNP positive neonatal lupus
erythematosus: association with anti-La antibodies?Br J
Dermatol.; 132:520.
11. Silverman E, Jaeggi E. (2010), Non-cardiac manifestations of
neonatal lupus erythematosus.Scand J Immunol; 72:223.
12. Wisuthsarewong W, Soongswang J, Chantorn R. (2011)
Neonatal lupus erythematosus: clinical character,
investigation, and outcome. Pediatr Dermatol.; 28:115.
Ngày nhận bài báo: 7/5/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 7/6/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/7/2016
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 119
HIỆU QUẢ CỦA PHUN KHÍ DUNG NƯỚC MUỐI ƯU TRƯƠNG
TRONG HÚT DỊCH KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI
Hồ Thiên Hương*, Trần Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kích thích tiết đàm bằng khí dung nước muối ưu trương 3% trên kết quả
NTA (hút dịch khí quản qua đường mũi) xác định vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu .
Kết quả: 100 bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi được chỉ định xét nghiệm NTA từ tháng 12/2015 đến tháng
3/2016 được chia thành 2 nhóm được phun khí dung với nước muối ưu trương 3% và nhóm không phun khí
dung. Tuổi trung bình 2,4 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1. So với nhóm không can thiệp, ở nhóm phun khí dung nước
muối ưu trương ghi nhận có sự cải thiện chất lượng mẫu bệnh phẩm NTA: điểm số Barlett ≥ 3 (80% so với 40%,
p <0,001, 2) tỉ lệ tế bào trụ (84% so với 50%, p <0,001, 2), tế bào biểu mô (90% so với 40%, p<0,001, 2),
nhuộm soi gram dương và gram âm ( 40% so với 5%, p=0,002, 2). Kết quả NTA phát hiện vi khuẩn kèm kháng
sinh đồ ở nhóm phun khí dung nước muối ưu trương cũng cao hơn nhóm không can thiệp (10 trường hợp, 20%
so với 2%, p=0,005): Klebsiella ESBL(+) 4%,Klebsiella ESBL (-) 2%, Pseudomonas 4%, E.coli ESBL (+) 4%,
E.coli ESBL(-) 2%, Acinobacter 4%. Tỉ lệ cải thiện triệu chứng khi điều trị dựa theo kháng sinh đồ có được ở
nhóm phun khí dung nước muối ưu trương cao hơn (7/10 trường hợp, 70% so với 30%, p<0,0001, 2). Không
ghi nhận tác dụng phụ của phun khí dung nước muối ưu trương. Không ghi nhận trường hợp tử vong hoặc
chuyển hồi sức trong thời gian nghiên cứu.
Kết luận: Áp dụng kĩ thuật kích thích tiết đàm bằng khí dung nước muối ưu trương 3% cải thiện rõ rệt chất
lượng mẫu bệnh phẩm NTA, tăng khả năng phát hiện vi khuẩn gây bệnh ở trẻ nhập viện vì viêm phổi mà không
có tác dụng phụ nào.
Từ khóa: phun nước muối ưu trương, NTA, tế bào trụ.
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF INDUCED SPUTUM USING NEBULIZED HYPERTONIC SALINE IN
NASOTRACHEAL ASPIRATION AMONG CHILDREN HOSPITALIZED WITH PNEUMONIA
Ho Thien Huong, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 119 - 124
Objectives: To evaluate the effectiveness of sputum induction in NTA.
Methods: Prospective study.
Results: From December 2015 to March 2016, there were 100 pneumonia cases admitted to hospital in
Children’s Hospital No.1 that were seperated into two distinct groups: sputum induction by using nebulized
hypertonic saline 3% and without intervention. The average age was 2.4 years with male and female proportion
was 1.5/1. After using nebulized hypertonic saline, the results of lab tests showed the improvement of NTA
specimens quality: the Barlett’s score ≥ 3 (80% versus 40%, p <0,001, 2) the rate of columnar cell (84% versus
50%, p <0,001, 2), epithelial cell (90% versus 40%, p<0,001, 2), positive and negative-Gram bacteria stain (
40% versus 5%, p=0,002, 2). In NTA results, the proportion of bacterial detection and antibiotic shown in
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Hồ Thiên Hương ĐT: 0975736061 Email: dr.sophieho@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_2_ca_lupus_so_sinh_bieu_hien_o_da.pdf