Tài liệu Bàn về tính hiện đại trong văn học Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX - Nguyễn Ngọc Minh: 75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, khái niệm về tính hiện đại
được bàn khá nhiều trên các diễn đàn văn hóa và
văn học cả ở trong và ngoài nước. Đây được xem
là một phạm trù đa nghĩa và trừu tượng. Ý nghĩa
nội hàm của nó không chỉ gắn liền vào đời sống
văn hóa tinh thần mà còn tiến triển theo vòng quay
của thời gian và chiều dài của lịch sử. Trong lý luận
phê bình văn học, tính hiện đại vừa bao hàm các
nội dung ở phạm trù văn hoá, vừa bao hàm các nội
dung thuộc phạm trù văn học, nó được bắt nguồn từ
quá trình thoát khỏi phạm vi hoạt động trong nước
hay khu vực để hòa mình vào dòng chảy chung của
văn minh nhân loại và tham gia vào phạm vi toàn
NGUYỄN NGỌC MINH*
*Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc, ruanyumingvn@qq.com
Ngày nhận bài: 05/10/2018; ngày sửa chữa: 21/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018
BÀN VỀ TÍNH HIỆN ĐẠI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
cầu. Tấ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về tính hiện đại trong văn học Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX - Nguyễn Ngọc Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, khái niệm về tính hiện đại
được bàn khá nhiều trên các diễn đàn văn hóa và
văn học cả ở trong và ngoài nước. Đây được xem
là một phạm trù đa nghĩa và trừu tượng. Ý nghĩa
nội hàm của nó không chỉ gắn liền vào đời sống
văn hóa tinh thần mà còn tiến triển theo vòng quay
của thời gian và chiều dài của lịch sử. Trong lý luận
phê bình văn học, tính hiện đại vừa bao hàm các
nội dung ở phạm trù văn hoá, vừa bao hàm các nội
dung thuộc phạm trù văn học, nó được bắt nguồn từ
quá trình thoát khỏi phạm vi hoạt động trong nước
hay khu vực để hòa mình vào dòng chảy chung của
văn minh nhân loại và tham gia vào phạm vi toàn
NGUYỄN NGỌC MINH*
*Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc, ruanyumingvn@qq.com
Ngày nhận bài: 05/10/2018; ngày sửa chữa: 21/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018
BÀN VỀ TÍNH HIỆN ĐẠI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
cầu. Tất cả các giá trị từ hiện thực đến phi hiện
thực, trong đó bao gồm toàn bộ những sinh hoạt
đời sống thường nhật từ vật chất đến tinh thần đều
đi theo hướng quốc tế hóa. Không chỉ Việt Nam
mà hầu như toàn bộ các nước trong khu vực văn
hóa Đông Nam Á cũng đều đi theo quỹ đạo đó.
Cũng chính theo cách đó, Việt Nam đã thoát khỏi
ảnh hưởng lâu đời từ Trung Quốc sau thời gian kéo
dài hàng ngàn năm Bắc thuộc, để thực sự mang
bản sắc của riêng mình, gắn với các quá trình đang
diễn ra từng ngày từng giờ, theo đúng quy luật
phát triển của thế giới. Việc tiếp thu các lý luận của
văn hóa và văn học phương Tây là một phần quan
trọng và cơ bản trong lý luận văn học Việt Nam
cũng như lý luận văn học Trung Quốc. Trong nửa
TÓM TẮT
Bài viết tập trung vào việc khảo sát tính hiện đại trong văn học Việt Nam và Trung Quốc qua các
bình diện: bối cảnh xã hội, chủ thể và phương thức tiếp nhận, thành tựu văn học và đội ngũ sáng
tác trong thời gian nửa đầu thế kỷ XX; từ đó chỉ ra sự giống và khác nhau trong sự hình thành và
phát triển của tính hiện đại giữa hai nền văn học. Tính hiện đại trong văn học hai nước chủ yếu
bắt nguồn từ các nền văn hóa và văn học đến từ phương Tây, thúc đẩy trào lưu văn học mới ở mỗi
nước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển, nền văn học hai nước đã học hỏi
và tiếp thu một cách sáng tạo, có chọn lọc những đặc điểm và hình thái mới từ văn học phương
Tây, đồng thời vẫn luôn giữ được quỹ đạo phát triển mang đậm dấu ấn bản sắc của nền văn hóa
phương Đông.
Từ khóa: tính hiện đại, tiếp nhận, văn hóa phương Tây, văn học Việt Nam, văn học Trung Quốc
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
đầu thế kỷ XX, tính hiện đại bắt đầu hình thành
và phát triển mạnh mẽ trong văn học Việt Nam
(giai đoạn 1932 đến 1945) và văn học Trung Quốc
(giai đoạn 1915 đến 1937). Thời kỳ này, cả người
Việt Nam và người Trung Quốc, mặc dù gặp phải
không ít những khó khăn và trở ngại nhưng vẫn
nỗ lực tiếp nhận và vận dụng các lý thuyết hiện
đại vào thực tiễn đời sống văn học của nước mình.
Năm 1932, nền văn học Việt Nam đã chứng kiến
sự ra đời của nhóm “Tự lực văn đoàn” và bắt đầu
xuất hiện phong trào “Thơ mới”. Hai sự kiện này
đánh dấu cho một giai đoạn văn học mới vừa được
hình thành ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ nhất
trong thời gian từ năm 1932 đến năm 1945. Cũng
khoảng thời gian đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc,
năm 1915 là thời điểm nổ ra phong trào văn hóa
mới, đánh dấu cho sự bắt đầu của nền văn học hiện
đại1 nước này, phát triển mạnh mẽ nhất là khoảng
thời gian từ năm 1915 đến năm 1937. Trong hai
giai đoạn cao trào ấy ở mỗi nước, phong trào văn
học mới phát triển cực kỳ rực rỡ với những thành
tựu văn học nở rộ, cho thấy tính hiện đại ở cả hai
nền văn học đang được hình thành và phát triển
vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tính hiện đại được
bắt nguồn, tiếp nhận, vận dụng vào nền văn học
từng nước từ các chủ thể và nguồn gốc không
giống nhau, phương thức tiếp nhận cũng có những
điểm khác biệt, do đó quá trình hình thành và phát
triển của tính hiện đại trong nền văn học hai nước
cũng có những điểm tương đồng và khác biệt nhất
định. Nguyên nhân sâu xa đến từ điều kiện lịch
sử, xã hội và hoàn cảnh sống của người dân hai
nước khác nhau, kéo theo diện mạo nền văn học
với những thành tựu sáng tác mang tính đặc trưng
của từng nước.
Nhìn lại những phân tích gần đây về ảnh hưởng
của văn hóa, văn học phương Tây đối với nền văn
học của Việt Nam và Trung Quốc, đáng chú ý có
nghiên cứu của PGS Nguyễn Thị Bích Hải (2010),
GS Trần Đình Sử (2014) (Việt Nam) và của học
giả Lại Đại Nhân (2004), Đồng Hân (2012) (Trung
Quốc). Đây là những nghiên cứu có ý nghĩa quan
trọng đối với lý luận phê bình văn học hai nước,
được chúng tôi liệt kê trong danh mục tài liệu tham
khảo ở cuối bài viết. Trong số đó, xét về mặt nội
dung, những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
tập trung nêu được vai trò của tính hiện đại trong
lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam hoặc
phân tích quá trình hiện đại hóa văn học ở hai
nước sau khi đã tiếp nhận tính hiện đại từ văn học
phương Tây, còn những nghiên cứu của các tác
giả Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở góc độ vấn đề
lý luận về tính hiện đại trong văn học Trung Quốc
mà chưa gắn liền vào thực tiễn phát triển văn học
ở từng nước; không có bài viết nào đề cập và làm
rõ sự giống và khác nhau về nguồn gốc hình thành,
phát triển cũng như phương thức ảnh hưởng của
tính hiện đại đối với văn học hai nước. Từ đó cho
thấy sự cần thiết trong việc mở rộng góc độ nghiên
cứu để phân tích sâu hơn về vấn đề tính hiện đại
trong văn học Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ
nửa đầu thế kỷ XX.
2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TÍNH HIỆN ĐẠI
2.1. Bối cảnh xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển của
tính hiện đại trong văn học Việt Nam và Trung
Quốc, bối cảnh chung của hai nước đều là xã hội
thực dân nửa phong kiến, tuy nhiên bản chất chế
độ xã hội ở từng nước vẫn có những điểm khác
nhau. Giai đoạn 1932 – 1945, Việt Nam dưới chế
độ thực dân nửa phong kiến đang bị mất chủ quyền
vào tay thực dân Pháp. Dưới sự cai trị tàn khốc
của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hết sức loạn
lạc rối ren, cuộc sống người dân bị đẩy vào hoàn
cảnh vô cùng cực khổ. Mất chủ quyền, đồng nghĩa
với việc người dân mất đi những quyền cơ bản của
con người, thậm chí phải sống cuộc sống không
bằng trâu ngựa. Do đó, nhà văn, nhà thơ Việt Nam
giống như người lính bị loại khỏi trận tuyến chiến
đấu, không thể viết bài, đăng bài để thể hiện quan
điểm sáng tác của mình một cách tự do. Họ phải
chịu sự kìm hãm và trói buộc rất lớn ngay từ trong
tư tưởng sáng tác. Lúc đó, nhà văn, nhà thơ phải
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
sử dụng ngòi bút và nghiên mực như một thứ vũ
khí sắc bén trên văn đàn để lên án những hiện thực
bất công trong xã hội, phê phán cái xã hội phong
kiến thối nát và phản đối sự tàn bạo của giai cấp
thống trị. Bằng cách đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng Cộng sản Việt Nam, những ngòi bút ấy
đã dần xây dựng được trận địa chiến đấu để cùng
với quân và dân Việt Nam tiến hành thành công sự
nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và giành
thắng lợi.
Tháng 9 năm 1940, khi quân và dân ta vẫn
chưa đánh đuổi được thực dân Pháp thì Đế quốc
Nhật Bản cũng bắt đầu nhảy vào xâm lược nước ta.
Chút tự do dân chủ bước đầu mới vừa giành giật
được từ tay thực dân Pháp, chưa được bao lâu đã
bị quân Nhật cướp lại. Nhiều thành phần trí thức
có tư tưởng tiến bộ tham gia hoạt động cách mạng
bị quân địch bắt giam. Một bầu không khí u ám
của chiến tranh bao trùm lên nền văn học nước
nhà. Tuy nhiên, nhiều nhà văn, nhà thơ được rèn
luyện và bồi dưỡng tinh thần đấu tranh đã vùng
dậy đi theo cách mạng, đi theo tiếng gọi của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, một số lượng lớn
nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đều chuyển
sang hoạt động cho cách mạng, góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước qua chính ngòi bút sắc bén
của mình.
Thời điểm ấy, nhìn từ góc độ chính trị thì xã
hội Trung Quốc cũng là một xã hội thực dân nửa
phong kiến, vẫn tồn tại các phe phái hay các thế
lực thù trong, giặc ngoài; nhưng khác nước ta
ở chỗ là Trung Quốc không hoàn toàn mất chủ
quyền, người dân nước họ vẫn còn những nhân
quyền cơ bản. Các nhà văn, nhà thơ Trung Quốc
vẫn có thể đăng bài và tự do thể hiện được quan
điểm của mình; tư tưởng của họ ít phải chịu sự
kìm hãm hay trói buộc như đội ngũ nhà văn, nhà
thơ Việt Nam. Điều này hoàn toàn khác so với bối
cảnh xã hội Việt Nam, dẫn đến những khác biệt
trong thành tựu sáng tác văn học của đội ngũ nhà
văn hai nước. Tinh thần và tư tưởng văn hóa mới
trong phong trào cách mạng Ngũ Tứ2 năm 1919
của Trung Quốc vẫn tràn đầy sự sáng tạo, hừng
hực khí thế mở cửa hướng ra thế giới. Do đó văn
học hiện đại Trung Quốc phát triển vô cùng mạnh
mẽ, tinh thần của tác phẩm luôn toát lên quyết tâm
giải phóng dân tộc, giải cứu nhân dân và sự giác
ngộ của chính người cầm bút. Cùng với đó là tinh
thần phản đối, chống lại chế độ đế quốc và phong
kiến, học hỏi tiếp thu văn hóa phương Tây, hướng
đến một xã hội văn minh hiện đại. Bằng cách này,
tính hiện đại của văn hóa phương Tây đã được đưa
vào nền văn học Trung Quốc, truyền bá vào xã hội
Trung Quốc, thẩm thấu vào tư tưởng và quan điểm
của nhà văn một cách khá tự nhiên và ít gặp phải
các trở ngại; từ đó quá trình hình thành và phát
triển tính hiện đại trong văn học Trung Quốc được
thúc đẩy một cách mạnh mẽ, dễ dàng, thuận lợi
hơn so với văn học Việt Nam. Đây cũng chính là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chủ thể ảnh hưởng,
phương thức tiếp nhận tính hiện đại của văn học
Việt Nam không được phong phú và đa dạng như
trong văn học Trung Quốc.
2.2. Chủ thể ảnh hưởng và phương thức tiếp nhận
Mặc dù tư tưởng hiện đại của văn học phương
Tây đều được thẩm thấu, ăn sâu bén rễ vào nền
văn học hai nước, nhưng nếu nhìn từ những góc
độ cụ thể thì chủ thể ảnh hưởng và phương thức
tiếp nhận tính hiện đại có sự khác biệt nhất định.
Văn học Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây chủ yếu thông qua nền văn học
của thực dân Pháp. Nói cách khác, văn học Pháp
có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với văn học Việt Nam
trong thời gian nửa đầu thế kỷ XX. Còn đối với văn
học Trung Quốc thì không giống như vậy. Ngoài
việc chủ yếu nắm bắt và lĩnh hội văn học nước
ngoài thông qua chủ thể chính là đế quốc Nhật Bản
thì văn học Trung Quốc còn chịu ảnh hưởng từ nền
văn học của nhiều quốc gia phương Tây khác như
Nga, Đông Âu, Mỹ, Anh, Pháp, Đức
Thực dân Pháp sau khi tràn vào Việt Nam từ
năm 1858 đã bắt đầu áp đặt sự truyền bá tư tưởng
hiện đại của văn hóa phương Tây đối với nhân dân
ta, đồng thời mở các trường học tại các tỉnh thành
78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
ở nước ta để giảng dạy tiếng Pháp và chữ quốc
ngữ. Rất nhanh sau đó, chữ Hán và chữ Nôm, vốn
được sử dụng rộng rãi trước đó, đã dần mất đi chỗ
đứng trong xã hội. Tiếng Pháp và chữ quốc ngữ
trở thành những môn học bắt buộc đối với người
dân Việt Nam. Sau đó, thực dân Pháp tiếp tục dùng
tiếng Pháp và chữ quốc ngữ làm công cụ chính
thức để truyền bá văn học Pháp và văn hóa phương
Tây ở Việt Nam. Bằng cách này, những tư tưởng,
quan điểm, phong cách sáng tác của các trào lưu
văn học phương Tây đã thâm nhập vào nền văn
học Việt Nam, đưa văn học Việt Nam bước vào
thời kỳ hiện đại hóa. Nhiều nhà văn, nhà thơ Việt
Nam từng được đào tạo qua các trường lớp do thực
dân Pháp mở ra trước đó, với lợi thế biết tiếng
Pháp nên có thể nhận biết, đọc hiểu và tiếp xúc
với những tác giả, tác phẩm quan trọng trong nền
văn học của các nước khác nhau trên thế giới, từ
đó lĩnh hội và tiếp nhận giá trị của tính hiện đại từ
nền văn hóa phương Tây.
Do thực dân Pháp đến Việt Nam với mục đích
xâm lược, muốn biến Việt Nam thành thuộc địa
của chúng, ra sức tàn phá, áp bức và bóc lột nhân
dân ta, vì vậy sự truyền bá văn hóa và văn học
phương Tây của thực dân Pháp vào Việt Nam bị
xem là một cách áp đặt những thứ văn hóa ngoại
lai lên tư tưởng của người dân nước Việt. Ở một
góc độ ý nghĩa nào đó, cách thức tiếp nhận văn hóa
hiện đại này là ở thế bị động, một sự miễn cưỡng
chấp nhận và tiếp nhận những giá trị ấy. Lúc này,
ở phương diện sáng tác, nhà văn, nhà thơ không hề
có quyền tự do ngôn luận, nhất cử nhất động đều
bị thực dân Pháp quản chế hết sức chặt chẽ, nên
chính họ cũng mất đi thế chủ động trong những
tác phẩm của mình. Điều này khác hẳn đối với các
nhà văn, nhà thơ Trung Quốc cùng thời. Ngoài chủ
thể tiếp nhận không giống nhau, phương thức tiếp
nhận của họ cũng hoàn toàn khác so với các nhà
văn của nước ta. Một mặt, họ tiếp cận để học tập
văn học nước ngoài qua con đường du học, tích
lũy tri thức văn hóa, đổi mới tư duy và phong cách
sáng tác, đây là phương thức tiếp nhận hoàn toàn
tự do và chủ động. Mặt khác, khi người Nhật vào
Trung Quốc, họ cũng mang theo một nền văn hóa
phương Tây và tiến hành truyền bá và đời sống xã
hội Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đất nước dẫu có
chiến tranh nhưng vẫn còn chủ quyền, vẫn có thể
tự do ngôn luận, thì nhà văn, nhà thơ hoàn toàn
vẫn tìm được không gian sáng tác cho riêng mình.
Do đó họ hoàn toàn có thể tiếp thu có chọn lọc các
nền văn minh ngoại lai theo ý muốn của mình một
cách chủ động.
Có thể thấy, giai đoạn từ năm 1932 đến năm
1945, về cơ bản văn học nước ta chỉ tiếp nhận ảnh
hưởng từ văn học Pháp, từ đó tiếp cận được những
hình thái và tư tưởng mới từ văn học phương Tây.
Mặc dù văn học Pháp cũng là một trong những đại
biểu của nền văn hóa phương Tây, nhưng không
thể đại diện cho tất cả các quốc gia này. Mặt khác,
do phương thức tiếp nhận được coi là bị động, nên
nhà văn, nhà thơ nước ta, ở một mức độ nhất định
nào đó, cũng không thể phát huy triệt để những tiềm
năng sáng tạo của mình. Ngược lại, ở Trung Quốc,
giai đoạn từ năm 1915 đến năm 1937, phương thức
tiếp nhận của họ khá tự do tự tại, được chủ động
tìm kiếm, học hỏi và sáng tạo, do đó phạm vi tiếp
nhận cũng rộng hơn rất nhiều so với Việt Nam.
Yếu tố này quyết định đến con đường hình thành
và phát triển tính hiện đại trong văn học hai nước,
và trực tiếp ảnh hưởng đến những thành tựu trong
sáng tác văn học của đội ngũ các nhà văn, nhà thơ.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH HIỆN ĐẠI
ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ VÀ THÀNH
TỰU SÁNG TÁC
Trong quá trình hòa mình vào dòng chảy chung
của văn học thế giới, các yếu tố bối cảnh xã hội,
chủ thể ảnh hưởng và phương thức tiếp nhận tính
hiện đại ở Việt Nam và Trung Quốc không giống
nhau đã kéo theo sự khác biệt trong hình thành đội
ngũ nhà văn, nhà thơ và thành tựu sáng tác văn
học. Cụ thể, ở Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945,
có khá nhiều tác giả mưu sinh bằng nghề cầm bút,
coi sáng tác văn học là một biện pháp cải thiện và
nâng cao đời sống của bản thân và gia đình. Tuy
nhiên, phần lớn các tác giả của ta đều còn trẻ và
79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
chưa được trải qua một quy trình đào tạo bài bản
nào. Điều này dù không phải là yếu tố mang tính
quyết định sống còn đến chất lượng của tác phẩm,
nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phong cách, tư
duy cũng như thủ pháp nghệ thuật trong các sáng
tác của nhà văn hay nhà thơ. Còn ở Trung Quốc,
sau khi tiếp nhận tính hiện đại từ văn học phương
Tây thì đội ngũ nhà văn, nhà thơ của họ ngày một
hùng hậu và phát triển lớn mạnh. Thời kỳ Ngũ Tứ,
nhà văn hay nhà thơ Trung Quốc phần lớn đều có
trình độ từ đại học trở lên (Nguyễn Thị Bích Hải,
2010), trong đó có nhiều tác giả là du học sinh từ
các nước tư bản phương Tây trở về. Họ được trải
qua quá trình đào tạo bài bản nhất định. Nhiều nhà
văn, nhà thơ Trung Quốc thực sự thuộc tầng lớp trí
thức bậc cao trong xã hội, thậm chí còn làm công
tác giảng dạy trong các trường đại học. Họ coi
viết văn, làm thơ là nghề nghiệp kiếm sống, do đó
phong cách sáng tác mang đậm nét chuyên nghiệp.
Điểm tương đồng rõ nét trong quá trình phát
triển tính hiện đại trong văn học hai nước, đó là
về mặt thể loại sáng tác đã được đổi mới một cách
toàn diện. Ở hai nước đều có phong trào Thơ mới
và đều chiếm vị trí chủ đạo trên văn đàn, trở thành
một trào lưu đem lại ảnh hưởng to lớn đối với xã
hội. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, nội dung
chủ đề trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam còn
khá hạn hẹp, chủ yếu vẫn là thể hiện những tâm
trạng đau khổ, buồn rầu, tiêu cực về bản thân hay
cuộc sống. Trong khi đó, phong trào Thơ mới, hay
còn gọi là Tân thi ở Trung Quốc đã bắt đầu xuất
hiện và phát triển sớm hơn ở nước ta hàng chục
năm, nên từ thể loại đến nội dung, đề tài, tư tưởng,
phong cách sáng tác đều phong phú hơn của chúng
ta rất nhiều; trong đó nổi bật lên là nội dung về
tinh thần dân chủ, ngợi ca đất nước và sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, hoặc thể hiện nghĩa
vụ trách nhiệm đối với vận mệnh của quốc gia. Về
hình thức sáng tác, thơ mới ở cả hai nước đều sử
dụng hình thức sáng tác cách tân, ngắn gọn, súc
tích. So với đội ngũ nhà thơ Việt Nam, đội ngũ nhà
thơ trong thời kỳ Ngũ Tứ ở Trung Quốc lớn mạnh
hơn rất nhiều, do đó phong cách nghệ thuật của họ
đa dạng hơn, những sáng tác của họ mang đậm dấu
ấn cái tôi của bản thân, đồng thời những sắc thái
lãng mạn và tích cực cũng được thể hiện rõ nét qua
từng câu thơ.
Tuy nhiên, sau thời gian gần một thế kỷ, mặc
dù gặp nhiều điều kiện không thuận lợi bằng,
nhưng đến hôm nay những thành tựu xuất sắc của
phong trào thơ mới trong văn học Việt Nam vẫn để
lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Trong khi
đó, thơ mới ở Trung Quốc, dù mang khí phách hào
hùng của phong trào Ngũ Tứ, nhưng vẫn không
để lại được ấn tượng sâu sắc với độc giả Trung
Quốc như thơ mới ở nước ta đã làm được. Theo
phân tích của chúng tôi thì điều này đến từ nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản chính là
do thơ mới của Trung Quốc sau khi bước vào thời
kỳ hiện đại đã thoát ly khỏi những giá trị truyền
thống một cách khá triệt để. Một khi tính hiện đại
vượt trội hơn so với tính truyền thống thì rất dễ
đem đến cảm giác lạ lẫm với bạn đọc. Còn với Thơ
mới ở Việt Nam, tiếp nhận cái hiện đại nhưng vẫn
chú trọng bảo tồn giá trị truyền thống, làm nên một
phong trào thơ mới vừa mới mẻ khác biệt lại vừa
quen thuộc thân thiết. Những vần thơ mới giản dị
mộc mạc, dễ hiểu dễ nhớ, nhờ đó càng dễ đi sâu
vào tâm hồn bạn đọc.
Thể loại văn xuôi ở thời kỳ trước thế kỷ XX
so với thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX đã có những
thay đổi rõ nét, từ nội dung, hình thức đến phong
cách sáng tác. Có thể nói, thời kỳ trước thế kỷ XX,
văn đàn hai nước đều tràn ngập bởi các loại tiểu
thuyết chương hồi, kiếm hiệp và nhà văn thường
chú trọng quá mức đến nội dung cốt truyện. Phần
lớn nội dung truyền tải thường khá dài và được
khai thác dưới góc nhìn từ thế giới bên ngoài nên
hết sức trừu tượng, siêu thực, mông lung. Sang đến
thế kỷ XX, nội dung được rút ngắn hơn, cốt truyện
thường cụ thể, đặc biệt thường được gắn liền với
đời sống xã hội hàng ngày của người dân. Đến
thời kỳ cao trào của văn học Việt Nam và Trung
Quốc trong nửa đầu thế kỷ XX, không chỉ hình
thức sáng tác đã chuyển đổi từ dạng tiểu thuyết
chương hồi sang các dạng tiểu thuyết, truyện ngắn,
80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
truyện dài kỳ, mà phong cách sáng tác trong văn
học ở hai nước cũng đã từng bước được hoàn thiện
ngay từ trong cách nghĩ, tư duy của người cầm
bút và đã có những thay đổi rõ rệt mang đậm lối
viết văn của văn học phương Tây. Nếu như phong
cách thơ ca thường theo khuynh hướng chủ nghĩa
lãng mạn, thì phong cách văn xuôi và tiểu thuyết
phần lớn lại nghiêng về khuynh hướng chủ nghĩa
hiện thực. Những Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Ba Kim,
Lão Xá của Trung Quốc hay Nguyễn Công Hoan,
Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng của Việt
Nam là những minh chứng rõ nét nhất. Chỉ có số
ít sáng tác của Quách Mạt Nhược hay truyện ngắn
của nhóm “Tự lực văn đoàn” là có mang đôi chút
hơi hướng của chủ nghĩa lãng mạn.
Tản văn và tạp văn cũng là thể loại sáng tác
có nhiều thay đổi trong nửa đầu thế kỷ XX. Thời
kỳ này, tản văn trong văn học Trung Quốc cực kỳ
phát triển với nội dung và chủ đề về con người,
cuộc sống, thiên nhiên Những nội dung sáng tác
đều được các tác giả cập nhật hết sức phong phú.
Đặc biệt, thời kỳ này ở Trung Quốc, trên văn đàn
đã xuất hiện hình thức tản văn kiểu mới, thơ tản
văn và phát triển rất nở rộ. Một loạt các nhà văn
nổi tiếng như Lỗ Tấn, Châu Tác Nhân, Chu Tự
Thanh, Băng Tâm, Hứa Địa Sơn đều đã chuyển
hướng sáng tác sang hình thức tản văn kiểu mới
này và cho ra đời nhiều tập tản văn đặc sắc cả về
nội dung và hình thức. Trong đó, không ít tác phẩm
được sáng tác trong thời kỳ này cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị và trở thành những tác phẩm
kinh điển để lại cho các thế hệ sau sử dụng trong
lĩnh vực lý luận phê bình và nghiên cứu. Còn ở
Việt Nam, giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tản văn và
tạp văn vẫn còn là một thể loại văn học mới mẻ và
đang ở giai đoạn tiền phát triển, nếu có xuất hiện
thì chỉ là được đề cập sơ qua trên một vài trang báo
hoặc tạp chí văn học trong nước. Do đó thành tựu
chủ yếu của tản văn thời kỳ này ở Việt Nam vẫn
chỉ dừng lại ở những thảo luận xoay quanh việc
đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện.
Sự phát triển mạnh mẽ của thể loại kịch cũng
là một nét tương đồng nữa của văn học hai nước
trong thời kỳ này. Về mặt chủ đề và nội dung, bên
cạnh việc biên soạn những tác phẩm kịch có cốt
truyện mới, các vở kịch cũng thường được tác giả
hai nước biên soạn dựa theo các tác phẩm tiểu
thuyết, thơ ca nổi tiếng đã có sẵn trên văn đàn nên
kịch bản thường rất phong phú, quen thuộc và có
sức hút đối với khán giả. Hình thức kịch và cách
thể hiện kịch cũng được đội ngũ sáng tác ở hai
nước chú trọng thay đổi, không đi theo lối mòn
của thời kỳ trước. Với nhận thức kịch chính là quá
trình sân khấu hóa cho tất các thể loại khác, từ văn
xuôi, tiểu thuyết, thơ từ cho đến ca, vũ, nhạc;
các tác giả đã thay đổi hình thức thể hiện của kịch
một cách hết sức linh hoạt. Trên cơ sở những thay
đổi đó, phong cách sáng tác kịch cũng mang nhiều
nét hiện đại hơn so với thời kỳ trước thế kỷ XX.
Những tác giả có đóng góp lớn trong thời kỳ này ở
Việt Nam, có thể kể đến Thế Lữ, Vũ Đình Long;
ở Trung Quốc có thể nói đến Lão Xá, Tào Ngu,
Điền Hán Xét về thành tựu, thể loại kịch trong
thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam và Trung
Quốc đều đạt được những bước tiến đáng kể trong
nội dung và nghệ thuật.
Thể loại lý luận phê bình văn học ở Việt Nam,
trước đây gần như chưa từng xuất hiện, và đến đầu
thế kỷ XX chỉ mới bước vào thời kỳ phát triển sơ
khai. Các bài phê bình, khái quát, lý luận văn học
đơn lẻ bắt đầu được đăng tải trên các tạp chí lý
luận văn học, văn nghệ như Nam Phong, Tri Tân,
Thanh Nghị; sau đó mới dần xuất hiện những học
giả và nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.
Trong khi đó, ngay từ giai đoạn văn học trước, thể
loại này đã là một thế mạnh của văn học Trung
Quốc, sang đến đầu thế kỷ XX, những giao lưu,
tiếp xúc với hàng loạt các trường phái văn học
khác nhau đến từ nhiều nguồn văn hóa ngoại lai
lại càng dễ dàng đưa đến cho văn học Trung Quốc
nhiều vấn đề liên quan để bình luận, phân tích,
phê bình, do đó lý luận phê bình văn học lại càng
phát triển mạnh mẽ hơn và được đẩy lên một tầm
cao mới. Nội dung của lý luận phê bình văn học
chủ yếu là bàn về sự phát triển của các giai đoạn
văn học cận hiện đại Trung Quốc, trào lưu văn học
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
Ngũ Tứ, sự đổi mới và cải cách trong văn học, sự
ảnh hưởng của văn học nước ngoài và tiếp nhận
của văn học Trung Quốc Hình thức sáng tác
chủ yếu thường là bình luận, khái quát, phê bình,
phân tích về giai đoạn văn học hay tác giả tác
phẩm. Nếu như trước đây, phong cách phê bình
thường bị ảnh hưởng bởi lối nói giảm, nói tránh thì
ở giai đoạn này, vấn đề khái quát, bình luận thường
được chỉ ra một cách thẳng thắn với phương pháp
lập luận chặt chẽ, mang tính thuyết phục cao.
Tóm lại, xét một cách toàn diện ở tất cả các
thể loại sáng tác trong văn học Việt Nam và Trung
Quốc thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX, nội dung tư tưởng
và quan điểm sáng tác của các tác giả Trung Quốc
thường sớm có phân chia khuynh hướng, đồng
thời được thể hiện rõ rệt hơn so với các tác giả
Việt Nam, do đó đề tài trong văn học Trung Quốc
cũng thường phong phú hơn. Tác phẩm của Trung
Quốc ngay từ đầu thời kỳ Ngũ Tứ đã luôn sục sôi
ý chí chống quân xâm lược, kêu gọi lòng quyết
tâm chiến đấu, đánh thắng và lan tỏa mạnh mẽ với
bạn đọc. Còn thời kỳ đầu những năm 30 của thế kỷ
XX, các tác phẩm văn học Việt Nam mặc dù cũng
thể hiện được tư tưởng đồng cảm trước số phận
của người dân mất nước, bất mãn với sự thối nát
của chế độ thực dân nửa phong kiến, nhưng cuối
cùng thường là lực bất tòng tâm vì không thể thay
đổi được hiện thực xã hội. Mãi cho đến những năm
40, khi mà “Từ ấy” và “Việt Bắc” của nhà thơ cách
mạng Tố Hữu xuất hiện, thì văn học Việt Nam mới
thực sự bắt đầu phát huy đúng vai trò “văn dĩ tải
đạo, thi dĩ ngôn chí”3 của mình.
4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh lịch sử xã hội đen tối của quá
trình hình thành và phát triển tính hiện đại trong
văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc nửa đầu
thế kỷ XX, đội ngũ nhà văn, nhà thơ mỗi nước
đều đã có những nỗ lực rất lớn trong hoạt động
sáng tác, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, dùng
ngòi bút và tác phẩm văn học làm vũ khí sắc bén
để tiến hành đấu tranh chống lại kẻ thù. Điều đó
cho thấy khát vọng to lớn về một nền độc lập, tự
do, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ của
nhân dân hai nước. Ngày nay, dù quá trình tiếp
nhận tính hiện đại, hậu hiện đại cũng như những
cái mới, cái đẹp từ nền văn hóa phương Tây vẫn
là một dòng chảy tiếp diễn chưa bao giờ dừng lại,
nhưng nền văn học của hai nước vẫn luôn nằm trên
một quỹ đạo riêng. Việt Nam hay Trung Quốc, dù
có “Tây hóa” theo cách nào đi nữa, vẫn sẽ không
bao giờ bị thoát hẳn ra khỏi hình bóng của nền văn
hóa phương Đông, vốn mang trong mình những
nét đặc trưng mà không một nền văn minh nào trên
thế giới có được. Tất cả các yếu tố mang tính hiện
đại đến từ những nền văn hóa ngoại lai, sẽ được
văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc học tập
và tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo nên một
nền văn học thời kỳ mới với nhiều nét đẹp độc
đáo và đặc sắc của mình. Việt Nam và Trung Quốc
sẽ cùng bước vào kỷ nguyên văn học xã hội chủ
nghĩa, tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn công cuộc
cải cách mở cửa ở từng nước, điều đó hoàn toàn
phù hợp với quy luật phát triển cơ bản của lịch sử,
xã hội và thời đại/.
Chú thích:
1. Văn học hiện đại Trung Quốc: giai đoạn văn
học được xác định từ năm 1917 đến năm 1949. Đây là
cách phân chia thời kỳ văn học theo quan điểm của GS
Nguyễn Hiến Lê, đồng thời cũng là quan điểm phổ biến
hiện nay ở Trung Quốc.
2. Phong trào Ngũ Tứ: phong trào yêu nước diễn
ra ngày 4 tháng 5 năm 1919 ở Bắc Kinh do lực lượng
học sinh, thanh niên làm nòng cốt, lãnh đạo đông đảo
nhiều tầng lớp nhân dân Trung Quốc tham gia tiến hành
biểu tình, bãi công, bạo lực để phản đối chủ nghĩa đế
quốc, phong kiến.
3. Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí: dùng văn chương
để nói về đạo lý, dùng thơ ca để biểu đạt tư tưởng và
ý chí.
Tài liệu tham khảo:
Phan Cự Đệ (1999), Văn học Việt Nam, 1900 –
1945, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
COMMENTS ON THE MODERNITY OF VIETNAMESE AND CHINESE
LITERATURES IN THE FIRST HALF OF THE 20TH CENTURY
NGUYEN NGOC MINH
Abstract: As a research topic in the development of the modernity in Vietnamese and Chinese
literature, this paper mainly explores the process of literary modernization of the two countries
based on analyzing both countries’ social background, the development of literary modernity
and literary achievement in the first half of the 20th century. It then points out the similarities and
differences between the two countries’ literary modernization process. The modernity of Chinese
and Vietnamese literatures was originated from Western literature, and Vietnam and China’s new
cultral and literary movement was developing very rapidly. Rather than being tally Westernized,
both countries have only made creative and selective imitation and absorption from the Western
literature and have still retained their development track with oriental features.
Keywords: Chinese literature, modernity, Western culture, Vietnamese literature, receptivity
Received: 05/10/2018; Revised: 21/10/2018; Accepted: 20/12/2018
Nguyễn Thị Bích Hải (2010), Quá trình hiện đại
hóa văn học ở Trung Quốc và Việt Nam từ cái nhìn so
sánh, Website hocday.com, truy cập ngày 5/10/2018,
.
Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn
học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so
sánh, NXB Hà Nội, Hà Nội.
Trần Đình Sử (2014), Tính hiện đại và lịch sử lý
luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, Website
trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, truy
cập ngày 5/10/2018, <
index.php?option=com_content&id=17073&tmpl=-
component&task=preview&lang=vi&site=142> .
赖大仁(2004),“当代文学理论批评的现
代性问题——近年来文学理论现代性问题讨论述
评”,江西师范大学学报(哲学社会科学版),
第37卷,第4期,第8-12页。
钱中文(1999),“再谈文学理论现代性问
题”,文艺研究,第3期,第73-88页。
汤哲声(1995),中国文学现代化的转型(中
国现代文学主潮:1917-1976),南京大学出版
社,南京。
佟欣(2012),“现代文学理论批评的现代性
特征”,现代语文(学术综合版),第10期,第
78-79页。
杨春时(2000),“中国文学理论的现代性问
题”,学术研究,第11期,第85-88页。
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_17_01_2019_75_82_nguyen_ngoc_minh_4868_2136249.pdf