Tài liệu Bàn về một số phương pháp rèn luyện kỹ thuật ghi chép trong giảng dạy dịch nói tại khoa tiếng Trung Quốc học viện khoa học quân sự: 37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghi chép là hoạt động quan trọng, kết hợp chặt
chẽ với hoạt động ghi nhớ, lý giải và biểu đạt trong
thực hành dịch nói. Đây không phải hoạt động ghi
chép thông thường nhằm mục tiêu lưu giữ thông
tin thuần túy. Thực tế cho thấy, khi hoạt động nói
của diễn giả diễn ra trên 1 phút, người phiên dịch
bắt buộc phải tiến hành ghi chép. Theo nghiên cứu
của các nhà tâm lý học, trí nhớ ngắn hạn của con
người thường chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trong
khoảng thời gian trên dưới 1 phút (桂诗春, 1985,
NGUYỄN THỊ THIÊM*
*Học viện Khoa học Quân sự, tianruanshi@yahoo.com.vn
Ngày nhận bài: 11/01/2019; ngày sửa chữa: 14/02/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN
KỸ THUẬT GHI CHÉP TRONG GIẢNG DẠY
DỊCH NÓI TẠI KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Trong hoạt động dịch nói, với một khoảng thời gian hữu hạn, khi lượng thông tin vượt quá khả
năng ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về một số phương pháp rèn luyện kỹ thuật ghi chép trong giảng dạy dịch nói tại khoa tiếng Trung Quốc học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghi chép là hoạt động quan trọng, kết hợp chặt
chẽ với hoạt động ghi nhớ, lý giải và biểu đạt trong
thực hành dịch nói. Đây không phải hoạt động ghi
chép thông thường nhằm mục tiêu lưu giữ thông
tin thuần túy. Thực tế cho thấy, khi hoạt động nói
của diễn giả diễn ra trên 1 phút, người phiên dịch
bắt buộc phải tiến hành ghi chép. Theo nghiên cứu
của các nhà tâm lý học, trí nhớ ngắn hạn của con
người thường chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trong
khoảng thời gian trên dưới 1 phút (桂诗春, 1985,
NGUYỄN THỊ THIÊM*
*Học viện Khoa học Quân sự, tianruanshi@yahoo.com.vn
Ngày nhận bài: 11/01/2019; ngày sửa chữa: 14/02/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN
KỸ THUẬT GHI CHÉP TRONG GIẢNG DẠY
DỊCH NÓI TẠI KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Trong hoạt động dịch nói, với một khoảng thời gian hữu hạn, khi lượng thông tin vượt quá khả
năng ghi nhớ của não bộ, người phiên dịch phải dựa vào sự hỗ trợ của ghi chép. Kỹ thuật ghi chép
trong dịch nói mang đặc thù riêng, rèn luyện kỹ thuật ghi chép góp phần đảm bảo chất lượng, nâng
cao hiệu quả dịch nói. Xác định được tầm quan trọng của ghi chép, trong giảng dạy thực hành
dịch nói, việc thiết kế những bài học rèn luyện kỹ thuật ghi chép cho người học, đào tạo ra đội ngũ
phiên dịch viên có kỹ thuật dịch nói tốt, đáp ứng yêu cầu thực tế là điều hết sức cần thiết. Trên cơ
sở nghiên cứu tổng kết thành quả của người đi trước, kết hợp khảo sát tổng kết kinh nghiệm thực
tế, chúng tôi xin tóm tắt những đặc điểm của kỹ thuật ghi chép và một vài phương pháp rèn luyện
kỹ thuật ghi chép cho học viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân
sự, mong rằng bài viết sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động giảng dạy, đào tạo phiên dịch
tại Học viện Khoa học Quân sự.
Từ khóa: dịch nói, phương pháp, ghi chép, ghi nhớ, ký hiệu
tr.107). Trong điều kiện dịch nói, người phiên dịch
sử dụng trí nhớ tạm thời vào việc ghi nhớ các con
số, tên riêng, hoặc ghi nhớ thuật ngữ, từ khóa...
Ngoài ra, người phiên dịch phải kích hoạt trí nhớ
dài hạn để phân tích ngữ nghĩa, lý giải nội dung,
tìm kiếm từ ngữ cần phiên dịch. Theo đó trí nhớ
ngắn hạn và trí nhớ dài hạn cùng lúc được phát
huy vào hoạt động phân tích, chuyển đổi ngôn
ngữ. Nếu hoạt động nói của diễn giả kéo dài hơn 1
phút, cơ bản người phiên dịch phải dựa vào trí nhớ
dài hạn, điều này làm tăng áp lực đối với ghi nhớ
trong dịch nói. Để giảm bớt áp lực cho hoạt động
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
ghi nhớ, người phiên dịch phải sử dụng hình thức
ghi chép, ghi chép lại một cách hợp lý nội dung
cần dịch. Trong các hoạt động phiên dịch chuyên
nghiệp, người phiên dịch thường phải tiến hành
ghi chép, việc ghi chép có thể diễn ra ngay từ khi
diễn giả bắt đầu hoạt động nói. Trên thực tế, hoạt
động dịch nói là việc không đơn giản, người phiên
dịch khó đoán định diễn giả sẽ nói trong thời gian
bao lâuvà dừng lại, để họ bắt đầu hoạt động phiên
dịch. Nhiều trường hợp diễn giả bị cuốn theo mạch
nói, họ quên mất bên cạnh mình người phiên dịch
đang chờ cơ hội chuyển ngữ. Vì vậy, trong hoạt
động phiên dịch chuyên nghiệp, việc ghi chép luôn
được tiến hành ngay khi diễn giả bắt đầu hoạt động
nói. Thực tế chứng minh, đây là giải pháp hợp lý,
trừ khi người phiên dịch đã quá quen thuộc hoặc
từng tham gia phiên dịch nội dung tương tự trước
đó. Mặc dù ghi chép rất quan trọng trong dịch nói,
song hoạt động ghi nhớ của não bộ vẫn đóng vai
trò chủ đạo, ghi chép luôn là hoạt động hỗ trợ, nếu
quá phụ thuộc vào ghi chép sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ, chất lượng phiên dịch.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GHI CHÉP TRONG
DỊCH NÓI
2.1. Phân biệt ghi chép trong dịch nói và tốc
ký thông thường
Tốc ký là ghi chép tốc độ nhanh, đầy đủ, tường
tận đến từng từ mà diễn giả đã trình bày (鲍刚,
口译理论概述, 2005, tr.177). Tất cả các ký hiệu,
con chữ trong tốc ký đều được giải mã, tránh tối
đa nhầm lẫn, sai sót. Ưu điểm của tốc ký là ghi lại
toàn bộ lời nói của diễn giả, nhưng điều này không
hoàn toàn phát huy tác dụng với người phiên dịch
trong thực hành dịch nói, ngược lại còn ảnh hưởng
đến tốc độ hiệu quả chuyển ngữ. Vấn đề ở đây
nghe có vẻ mâu thuẫn, tìm hiểu đặc điểm của tốc
ký, giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn điều này. Tốc
ký thông thường thu hút sự chú ý của người phiên
dịch vào các ký hiệu âm thanh ngôn ngữ nguồn,
các hình thức biểu đạt, hoặc các hiện tượng ngôn
ngữ khác của ngôn ngữ nguồn. Do đó, người phiên
dịch có thể bị phân tán sức tập trung vốn phải dành
cho việc lưu trữ từ khóa, nội dung trọng điểm, tái
tổ hợp cấu trúc, tìm giải pháp chuyển ngữ... Mong
muốn ghi chép đầy đủ toàn bộ lời diễn giả trình
bày rồi nhìn vào bản ghi để “đọc”, hẳn là điều thực
tế không thể thực hiện được và ngược lại trong
nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến chất lượng
của ngôn ngữ dịch. Với công việc tốc ký chuyên
nghiệp, mọi sự tập trung chú ý đều dành vào việc
ghi chép, năng lượng tiêu hao của não bộ không
kém gì so với hoạt động thực hành dịch nói. Ngoài
ra, tốc ký là hoạt động ghi chép chỉ giới hạn trong
một ngôn ngữ, hoàn toàn không liên quan đến hoạt
động chuyển ngữ. Người phiên dịch dù có ghi
chép hết nội dung, họ cũng sẽ không còn nhiều
thời gian cho hoạt động phân tích, lý giải, tìm từ,
tái cấu trúc và chuyển ngữ, kết quả sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng phiên dịch. Thêm vào đó, việc giải
mã các ký hiệu ghi chép bằng tốc ký cũng đòi hỏi
phải hết sức tỉ mỉ, cẩn trọng. Thực tế cho thấy, việc
nhận biết được các ký hiệu tốc ký mất nhiều thời
gian hơn so với ký hiệu ghi chép thông thường,
ngoài ra các yếu tố bất lợi khác như, ký hiệu tốc
ký không thể hiện cách dịch từ khóa, thông tin chủ
yếu, ý tưởng nội dung của ngôn ngữ nguồn, sẽ
khiến người phiên dịch mất thời gian, tâm trí đọc
và giải mã rồi mới chuyển ngữ, thậm chí là ê a lần
dịch theo từng ký hiệu. Như vậy, tốc độ phiên dịch
của người phiên dịch sẽ chậm lại, họ có thể lúng
túng, ấp úng, dẫn đến nhầm lẫn, bỏ sót, biểu đạt
kém lưu loát và thiếu lôgic. Những đặc điểm trên
cho thấy kỹ thuật tốc ký không phải là kỹ thuật ghi
chép dành cho người phiên dịch, và cũng không
thay thế được kỹ thuật ghi chép của người phiên
dịch trong hoạt động dịch nói. Nói cách khác, ghi
chép trong hoạt động dịch nói là kỹ thuật mang
tính đặc thù riêng của hoạt động dịch nói.
2.2. Ghi chép trong dịch nói mang tính gợi
ý, hỗ trợ cho trí nhớ
Khác với tốc ký thông thường như đã nêu ở
phần trên, ghi chép trong dịch nói là hình thức ghi
chép mang tính gợi ý, thủ pháp chuyên nghiệp
được người phiên dịch thực hiện trong quá trình
chỉnh lý, sắp xếp tư tưởng nội dung ngôn ngữ
nguồn, tìm kiếm từ ngữ, tái cấu trúc và chuyển đổi
sang ngôn ngữ đích (王斌华, 2006, tr.305). Đây là
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
hoạt động song song với hoạt động lý giải và ghi
nhớ trong dịch nói và không phải là hình thức ghi
chép thuần túy nhằm lưu trữ thông tin dài hạn. Hay
nói cách khác, ghi chép trong dịch nói là hình thức
gợi ý, hỗ trợ cho trí nhớ ngắn hạn, hoặc trí nhớ
dài hạn được kích hoạt tại thời điểm diễn ra hoạt
động dịch nói của người phiên dịch. Việc ghi chép
không thể thay thế hoàn toàn chức năng ghi nhớ
của người phiên dịch, nhưng lại có tác dụng gợi ý
và có thể ví như những ký hiệu “chỉ đường” (鲍刚,
2005, tr.180). Nhìn vào nội dung ghi chép, người
phiên dịch có thể nhớ được những thông tin mình
cần xử lý, tái cấu trúc và truyền đạt lại bằng ngôn
ngữ mục tiêu. Điều này có nghĩa, xét từ góc độ
hoạt động tư duy, ghi chép trong dịch nói là hoạt
động song song với hoạt động lý giải và tái cấu
trúc ngôn ngữ. Người phiên dịch vừa ghi chép, vừa
phân tích lý giải, tái cấu trúc nội dung cần dịch.
Đây cũng là hoạt động nội tại mang tính chuyên
nghiệp của trí nhớ. Sự chuyển đổi chuyên nghiệp
diễn ra trong nội tại trí nhớ này là điểm khác biệt
căn bản giữa ghi chép trong dịch nói và các hình
thức ghi chép khác. Tính chất này phản ánh cơ chế
nội tại hết sức quan trọng của ghi chép trong dịch
nói. Các hình thức bên ngoài khác chỉ là các biểu
hiện khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau của
cơ chế nội tại này.
2.3. Ghi chép trong dịch nói có giá trị tạm thời
Ghi chép trong dịch nói mang tính tạm thời,
diễn ra trong thời gian ngắn. Ngoài đặc điểm là
hình thức ghi chép mang tính gợi ý, ghi chép trong
dịch nói cho thấy rõ đặc điểm ứng dụng nhất thời
của nó. Ghi chép là để hỗ trợ trí nhớ ngắn hạn hoặc
trí nhớ dài hạn được kích hoạt tại thời điểm diễn
ra hoạt động dịch nói, đồng thời mang đậm phong
cách, thói quen cá nhân người phiên dịch (王斌华,
口译:理论、技巧、实践, 2006, tr.309). Điều
này hoàn toàn có thể nhận thấy qua quan sát các
ký hiệu, tầng bậc lôgic, sơ đồ trình bày nội dung
của các bản ghi chép được khảo sát. Thực tế khảo
sát cho thấy, hệ thống ký hiệu ghi chép trong dịch
nói mang những đặc điểm sau:
Là hệ thống ký hiệu mang tính cá nhân, không
phải một hệ thống ký hiệu chung, và chỉ cá nhân
người phiên dịch hiểu được.
Là hệ thống được sắp đặt trước, người phiên
dịch có thể tự tạo trước một hệ thống ký hiệu cố
định cho riêng mình, và vận dụng trong hoạt động
thực hành dịch nói. Ví dụ, cùng biểu đạt ý nghĩa
quá khứ, có phiên dịch viên dùng ký hiệu “↵” để
biểu đạt quá khứ, nhưng với phiên dịch viên khác
lại có thể dùng ký hiệu “ ×” để biểu đạt quá
khứ; hay như có phiên dịch viên dùng ký hiệu “∙ /”
để biểu thị sự kết thúc, nhưng cũng có phiên dịch
viên dùng ký hiệu “┤” để biểu thị kết thúc... và còn
rất nhiều ví dụ khác nữa.
Là những ký hiệu có thể thay đổi ý nghĩa biểu
đạt khác nhau. Ý nghĩa của các ký hiệu có thể thay
đổi tùy theo hoàn cảnh giao tiếp hoặc ngữ cảnh cụ
thể. Ví dụ cùng là một ký hiệu “ ” , tùy vào
hoàn cảnh có thể biểu đạt sự hướng ra bên ngoài
hoặc biểu đạt sự mở rộng hay quảng bá mà người
phiên dịch đã quy định trong bộ quy tắc viết tắt
của mình.
Là hệ thống ký hiệu mang tính giản lược và
có ý nghĩa khái quát. Đây là hệ thống ký hiệu đơn
giản có tính khái quát ý nghĩa nội dung cần chuyển
ngữ, thuận tiện cho việc ghi chép.
Những đặc điểm này cho thấy, ghi chép trong
dịch nói không giống với các hình thức ghi chép
thông thường khác. Không khó để có thể nhận ra,
hệ thống ký hiệu người phiên dịch sử dụng đa phần
được chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, trong thực tế
dịch nói, việc xử lý thông tin nhanh, chính xác đòi
hỏi một hệ thống ký hiệu tinh giản, khái quát, hữu
dụng với từng người phiên dịch. Không thể có một
hệ thống quy tắc, ký hiệu trở thành quy định chung
cho tất cả các phiên dịch, đây chính là đặc điểm
khác biệt giữa ghi chép trong dịch nói và các hình
thức ghi chép khác.
2.4. Ghi chép trong dịch nói mang tính thực
dụng cao
Ghi chép trong dịch nói chú trọng tính thực
dụng. Một bản ghi gọn gàng, rõ chữ, sẽ là rất tốt
với tất cả các hình thức ghi chép. Tuy nhiên, trong
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
dịch nói, do yêu cầu về thời gian, người phiên dịch
không thể nắn nót để có bản ghi thật gọn gàng đẹp
mắt (梅德明, 2011, tr.465). Yêu cầu đặt ra ở đây
là thời gian và độ chính xác, vì vậy người phiên
dịch khó có thể trình bày một bản ghi đẹp mắt với
những con chữ ngay ngắn. Trên thực tế, yêu cầu
một bản ghi rõ ràng dễ nhận biết là điều hết sức
cần thiết, tránh trường hợp sau khi ghi chép xong,
ngay chính tác giả của bản ghi cũng không giải
mã được. Người phiên dịch có thể sử dụng các ký
hiệu đặc biệt, các ký hiệu do chính bản thân người
phiên dịch quy định từ trước và trình bày theo một
quy tắc riêng của mình, miễn sao khi nhìn vào là
có thể giải mã, chuyển mã được ngay. Mỗi bản ghi
đều là hệ thống qui định biểu đạt riêng của từng
người phiên dịch, các phiên dịch viên khác có thể
không hiểu được, hoặc rất khó có thể luận đọc, giải
mã. Bởi lẽ, song song với hoạt động ghi chép là
quá trình bắt tin, giải mã, chuyển mã như đã nêu ở
phần trên. Hoạt động ghi chép mang tính cá nhân,
vì vậy, quan trọng nó hữu dụng với chính bản thân
người phiên dịch, chủ nhân của bản ghi chép.
Bản ghi chép không nhất thiết phải đạt đến yêu
cầu đầy đủ, đẹp mắt, rõ chữ, như vậy sẽ mất nhiều
thời gian ảnh hưởng tới quá trình chuyển ngữ.
2.5. Ghi chép trong dịch nói là hoạt động có
qui trình bài bản
Mỗi người phiên dịch đều tự tạo cho mình
một hình thức, qui tắc ghi chép riêng. Nhìn chung,
trong điều kiện cho phép, những phiên dịch có
kinh nghiệm thường sử dụng một kẹp giấy cứng,
khổ giấy lớn, đặt trực tiếp trên bàn và ghi chép.
Tuy nhiên, trường hợp tác nghiệp trong điều kiện
phải đứng, không có điểm tựa như trên mặt bàn,
kẹp giấy có thể được tì trên cánh tay tạo thành
mặt phẳng cứng, thuận tiện cho ghi chép. Dùng
khổ giấy lớn để ghi chép sẽ thuận tiện cho việc
tập hợp toàn bộ nội dung diễn giả trình bày trên
cùng một mặt giấy, tránh việc sang trang, lật mặt
giấy, sẽ làm mất thời gian hoặc phân tán sức tập
trung của người phiên dịch. Song việc sử dụng
khổ giấy lớn để ghi chép cũng có mặt hạn chế,
trường hợp nội dung nhiều, dung lượng chuyển
tải lớn, khổ giấy lớn sẽ bất tiện cho việc lật trang,
hơn thế trong trường hợp phải di chuyển nhiều thì
đây lại là điều bất tiện. Vì vậy, đa phần các phiên
dịch thường dùng sổ ghi chép khổ nhỏ, tiện cho di
chuyển và mang theo, nhất là phiên dịch ở những
nơi như công trường, nhà máy... Có không ít phiên
dịch, không qua rèn luyện kỹ thuật bài bản chuyên
nghiệp, họ dùng sổ ghi chép khổ nhỏ và mở ngang
từ phải qua trái, theo thói quen thông thường mà
không biết điều đó là bất tiện, có thể ảnh hưởng
đến sức tập trung và lãng phí thời gian chuyển ngữ.
Theo khảo sát kinh nghiệm phiên dịch thực tế của
nhiều người, nếu sử dụng một cuốn sổ ghi chép
khổ nhỏ, lựa chọn tốt nhất là sử dụng sổ lật dọc
theo chiều từ dưới lên trên. Nếu người phiên dịch
thuận tay phải, tay trái sẽ là điểm tựa giữ sổ, tay
phải ghi chép và lật trang, các ngón tay bàn tay trái
nhịp nhàng phối hợp giữ và kẹp sổ, đảm bảo cho
việc ghi chép diễn ra thuận lợi. Thông thường, việc
ghi chép như vậy chỉ thực hiện trên một mặt giấy,
người phiên dịch có thể để cách trang, sau khi ghi
hết một chiều mặt giấy có thể đảo lại sổ, ghi chép
tiếp mặt còn lại theo một chiều ngược lại. Thực tế
một số thói quen trong công việc không phải lúc
nào cũng ảnh hưởng đến kết quả của công việc và
mỗi người phiên dịch đều có những thói quen làm
việc của mình. Yếu tố quyết định đến chất lượng
công việc là ở thái độ, trách nhiệm của người tiếp
nhận công việc. Một người phiên dịch nghiêm túc,
trong điều kiện làm việc thuận lợi, họ hoàn toàn có
thể tác nghiệp theo thói quen yêu thích của mình
mà vẫn đảm bảo được chất lượng chuyển ngữ.
Khảo sát cho thấy, những phiên dịch có kinh
nghiệm, được rèn luyện kỹ thuật ghi chép bài
bản, họ đều có đặc điểm chung là ghi chép không
nhiều, nhưng nội dung đầy đủ bao quát. Đa phần
các bản ghi chép đều chú ý đến các ký hiệu như
những mốc “chỉ đường” tới nội dung trọng tâm,
mạch ý chính. Ghi chép có thể không nhiều, không
thể hiện đến từng chi tiết diễn giả trình bày, nhưng
nhờ những ký hiệu như những mốc “chỉ đường”
này, kết hợp với nội dung đã được ghi lại trong não
bộ, người phiên dịch có thể thực hiện chuyển ngữ
một cách suôn sẻ.
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
3. LỰA CHỌN NGÔN NGỮ GHI CHÉP
Nhiều chuyên gia cho rằng, rèn luyện kỹ thuật
ghi chép trong thực hành dịch nói luôn đứng trước
câu hỏi “ghi chép bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay ghi
chép bằng ngôn ngữ mục tiêu” hiệu quả sẽ tốt hơn.
Như trên đã phân tích, hoạt động ghi chép trong
thực hành dịch nói được tiến thành đồng thời với
các hoạt động: Nghe bắt thông tin, lý giải, phân
tích, tái tổ hợp cấu trúc. Trên thực tế, người phiên
dịch có thể ghi chép bằng ngôn ngữ nguồn, cũng
có thể ghi chép bằng ngôn ngữ đích, đồng thời kết
hợp với hệ thống ký hiệu phổ quát, kể cả những
cách viết tắt, những từ viết tắt đã trở thành hệ
thống và được chấp nhận trong một cộng đồng,
hoặc trên toàn thế giới. Ngoài ra người phiên dịch
cũng có thể ghi chép bằng ngữ nguồn hoặc ngữ
đích kết hợp với hệ thống ký hiệu do chính người
phiên dịch xây dựng riêng cho mình theo những
nguyên tắc nhất định (Nguyễn Quốc Hùng, 2007,
tr.107). Hệ thống ký hiệu cá nhân do người phiên
dịch tự xây dựng thường hết sức phong phú, nó
phục vụ riêng cho từng cá nhân người phiên dịch.
Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống ký hiệu riêng, đầy
sáng tạo này, người phiên dịch cũng phải hết sức
thận trọng, tránh tình trạng luận giải sai, hiểu sai
ý hoặc sau khi ghi chép, chính người phiên dịch
cũng không luận giải được những ký hiệu mình
đã ghi chép. Vì vậy, dù là hệ thống ký hiệu do
chính bản thân người phiên dịch sáng tạo, cũng
phải được xây dựng theo một qui tắc nhất định,
khoa học, có hệ thống, dễ nhận biết, tính ổn định
cao. Tránh những ký hiệu chỉ mang tính bột phát,
biểu đạt ý nghĩa vào một thời điểm nhất định nào
đó, rồi lại quên đi, như vậy sẽ không có tác dụng
hỗ trợ cho quy trình gợi nhớ và lý giải. Chẳng hạn
như những phiên dịch là người Việt Nam khi thực
hành dịch nói từ tiếng Việt sang tiếng Hán, họ có
thể lựa chọn tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt hoặc tiếng
nước ngoài là tiếng Hán để ghi chép. Tuy nhiên dù
là ghi chép bằng tiếng Việt hay tiếng Hán cũng đều
có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
3.1. Ghi chép bằng tiếng Việt trong phiên
dịch Việt-Hán
Ghi chép bằng tiếng Việt trong phiên dịch Việt
- Hán, với người Việt Nam có thể nói có rất nhiều
thuận lợi. Khi nghe diễn giả trình bày, người phiên
dịch không mấy gặp trở ngại với việc nghe bắt
thông tin, vì vậy thông tin liên tiếp được thu nạp và
người phiên dịch có thể ghi chép liên tục. Sau khi
diễn giả dừng trình bày, người phiên dịch có một
bản ghi chép tương đối đầy đủ, rõ ràng. Công việc
lúc này của người phiên dịch là ung dung nhìn bản
ghi chép và tiến hành chuyển ngữ. Nói vậy không
có nghĩa ghi chép bằng tiếng mẹ đẻ không có mặt
hạn chế. Chính vì nghe được hầu hết nội dung
thông điệp của diễn giả trình bày, người phiên dịch
có thể bị cuốn vào ghi chép từ, hoặc ghi chép toàn
bộ lời nói của diễn giả, làm cho bản ghi trở nên rối
mắt, nặng nề. Trong khi ghi chép trong thực hành
dịch nói phải chú trọng tóm bắt mạch ý của diễn
giả, phân tích, tìm kiếm giải pháp chuyển ngữ. Với
một bản ghi như vậy, người phiên dịch dễ mắc
phải lỗi dịch từng từ, lần theo từng hàng chữ đã
ghi chép để chuyển ngữ, dẫn đến câu dịch không
thoát khỏi cấu trúc tiếng Việt, ê a thiếu lôgic. Vì
vậy người phiên dịch cần phải kết hợp giữa ghi
chép với nghe bắt tin, phân tích, tái tạo cấu trúc,
chuyển ngữ. Ví dụ ghi chép nội dung đoạn băng
diễn giả trình bày sau đây bằng tiếng Việt:
“Theo nhận định chung của các nhà khoa học,
Việt Nam được xác định là một trong những nước
bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đặc
biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có
trên 80% diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m
so với mặt nước biển. Kịch bản nước biển dâng mà
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cảnh báo
vào năm 2100, mực nước Biển Đông sẽ cao hơn
hiện nay khoảng 1m. Mức nước lũ của đồng bằng
sông Cửu Long sẽ tăng thêm khoảng gần 2m so
với mức lũ hiện nay, hậu quả của nước biển dâng
cao không phải chỉ có ngập tĩnh, các vùng ven bờ
và cửa sông bị xâm thực làm cho cơ sở hạ tầng ven
biển bị đe dọa lớn hơn”
Bảng 1. Sơ đồ ghi chép nội dung đoạn văn
diễn giả trình bày bằng tiếng Việt
42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
3.2. Ghi chép bằng tiếng Hán trong phiên
dịch Việt-Hán
Ngược lại với hình thức ghi chép ở phần trên,
khi sử dụng tiếng Hán ghi chép lời diễn giả trình
bày trong thực hành dịch nói Việt-Hán cũng có
những thuận lợi nhất định. Bởi lẽ, quá trình ghi
chép đồng thời là quá trình dịch. Mặc dù người
phiên dịch nghe được đầy đủ nội dung diễn giả
trình bày, nhưng vì vừa ghi vừa phải sắp ý theo
ngôn ngữ mục tiêu, nên người phiên dịch không
thể ghi chép từng từ, mà phải trình bày theo sơ đồ
ý với các ký hiệu giản tiện, rõ ràng. Tuy nhiên, ghi
chép bằng tiếng Hán cũng có những hạn chế nhất
định. Chữ Hán là hệ chữ vuông, đa phần các con
chữ được cấu tạo từ nhiều nét khác nhau, vì vậy,
việc ghi chép bằng tiếng Hán không phải là việc
thuận tiện dễ dàng với người phiên dịch là người
Việt Nam dù người đó có biết qui tắc viết chữ thảo.
Khảo sát cho thấy, các bản ghi chép thông thường
kết hợp cả tiếng tiếng Việt và tiếng Hán với hệ
thống ký hiệu phổ quát và hệ thống ký hiệu do
người phiên dịch tự sáng tạo. Ví dụ: “人d ” nghĩa
là “người dân, nhân dân”; “人d中” nghĩa là người
dân Trung Quốc hoặc nhân dân Trung Quốc.
Tương tự như trên, ghi chép khi phiên dịch từ
tiếng Hán sang tiếng Việt, người phiên dịch là người
Việt Nam cũng gặp những thuận lợi và khó khăn
nhất định. Khi diễn giả trình bày bằng tiếng Hán,
người phiên dịch chịu áp lực về nghe và nắm bắt
thông tin. Họ phải tập trung cao độ để bắt ý, lý giải
phân tích nội dung diễn giả trình bày. Cũng vì lý đó,
việc ghi chép buộc phải tập trung vào ghi ý, người
phiên dịch phải trình bày mạch ý của diễn giả theo
một sơ đồ lôgic, rõ ràng. Tuy nhiên, trong trường
hợp này, việc ghi chép bằng tiếng Việt đồng thời là
quá trình phiên dịch, khi diễn giả dừng trình bày,
người phiên dịch nhìn vào bản ghi chép và thực hiện
chuyển ngữ. Nhìn chung, trong trường hợp dịch từ
tiếng Hán sang tiếng Việt, đa phần các phiên dịch là
người Việt Nam đều lựa chọn ghi chép bằng tiếng
Việt, họ chỉ sử dụng tiếng Hán trong những trường
hợp con chữ ít nét, có tính khái quát và nằm trong hệ
thống qui tắc tự xác lập của mình. Ví dụ, ghi chép
lại đoạn băng diễn giả trình bày có nội dung như
sau, người phiên dịch có thể kết hợp cả tiếng Việt và
tiếng Hán:
“中国和越南山水相连,两国人民长期互相
支持,结下了深厚情谊。我曾经于2011年12月
访问越南,并会见了参加第十二届中越青年友
好会见的两国青年代表。几百名年轻人同唱歌
颂两国传统友谊的歌曲《越南—中国》,给我
留下了深刻印象。听说有部分代表今天也来到
了人民大会堂,欢迎你们!
当前,中国人民正在为全面建成小康社
会、实现中华民族伟大复兴的中国梦而团结奋
斗,协调推进全面建成小康社会、全面深化改
革、全面依法治国、全面从严治党,越南也在
全力推进革新事业。在发展道路上,双方应该
继续加强人文交流、增进睦邻友好,使中越传
统友谊在两国人民中代代相传” 。
Bảng 2. Sơ đồ ghi chép nội dung đoạn văn
diễn giả trình bày bằng tiếng Hán
Lưu trữ nội dung thông tin diễn giả trình bày
được người phiên dịch thực hiện dựa vào hai cách,
ghi nhớ trong não bộ và ghi chép trên giấy. Trong
hoạt động dịch nói, trí nhớ được phát huy tối đa, khi
diễn giả trình bày nội dung quá phạm vi lưu trữ của
trí nhớ ngắn hạn, người phiên dịch phải nhờ vào sự
hỗ trợ của ghi chép. Có thể thấy ghi chép đóng vai
trò quan trọng, hỗ trợ cho trí nhớ, giúp hoạt động
phiên dịch diễn ra suôn sẻ, đầy đủ và chính xác.
Người phiên dịch chỉ ghi chép ý chính, không nặng
về ghi chép toàn bộ như tốc ký thông thường, quá
sa đà vào ghi chép đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến việc
lý giải, cấu trúc lại ngôn ngữ nguồn và chuyển ngữ.
Nội dung ghi chép trong hoạt động dịch nói chủ yếu
là các khái niệm, mệnh đề, tên riêng, con số, cơ cấu
tổ chức, các mối quan hệ lôgic. Ghi chép trong dịch
nói thường dùng những từ ngữ, ký hiệu biểu đạt một
tập hợp ý.
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ THUẬT
GHI CHÉP TRONG GIẢNG DẠY DỊCH NÓI
Để ghi chép hiệu quả trong hoạt động dịch nói,
người phiên dịch cần rèn luyện kỹ thuật ghi chép
thật nghiêm túc và bài bản. Kỹ thuật ghi chép là
kỹ thuật sử dụng hệ thống ký hiệu, cách nói tắt và
những qui tắc riêng, tạo nên hệ thống sơ đồ ý, kết
hợp nội dung lưu trữ bằng trí nhớ ngắn hạn, dài hạn,
nhằm phục vụ cho quá trình chuyển ngữ (王斌华,
2006, tr.312). Nhìn chung để có kỹ thuật ghi chép
tốt, người phiên dịch phải có kế hoạch rèn luyện kỹ
thuật ghi chép một cách nghiêm túc. Xác định được
tầm quan trọng của ghi chép, trong các giờ học thực
hành dịch nói tại nhà trường, giảng viên có thể thiết
kế các bài học, lựa chọn các băng hình, xác định
mục tiêu yêu cầu cụ thể, lựa chọn phương pháp phù
hợp, giúp người học rèn luyện và từng bước nâng
cao kỹ thuật ghi chép, đặt nền móng vững chắc cho
công việc thực tế sau này.
4.1. Ghi chép không giới hạn thời gian
Ghi chép không giới hạn thời gian là hoạt động
ghi chép được tiến hành từ khi bắt đầu bật băng
hình, người học vừa xem băng hình, vừa phân tích
lôgic nội dung, vừa ghi chép, cho đến khi hoàn
thành việc ghi chép. Sau khi hoàn thành việc ghi
chép, người học nhìn vào bản ghi chép và thuật lại
bằng lời. Trước hết, người học thuật lại nội dung
băng hình bằng ngôn ngữ nguồn, tiếp đến thuật lại
bằng ngôn ngữ mục tiêu. Việc thuật lại nội dung
ghi chép có thể diễn ra nhiều lần, sau mỗi lần
người học có thể chỉnh sửa, rút kinh nghiệm sao
cho có bản dịch ngắn gọn, đủ ý nhất. Hình thức
luyện tập này không chịu áp lực về nghe bắt thông
tin, không bị giới hạn về thời gian, đây là hình
thức dễ nắm bắt và thuần thục đối với những người
mới học. Yêu cầu của hình thức này là người học
phải rèn kỹ thuật bắt ý, tóm ý, trình bày ý theo
một sơ đồ ý đầy đủ và vắn tắt. Giảng viên có thể
lựa chọn băng hình luyện tập ghi chép bằng tiếng
Việt hoặc tiếng Hán phù hợp. Trên cơ sở luyện tập,
người học rút kinh nghiệm và bắt đầu hình thành
cho mình hệ thống ký hiệu và bộ qui tắc ghi chép.
4.2. Ghi chép có giới hạn thời gian
Ghi chép có giới hạn thời gian là hình thức
ghi chép diễn ra trong khoảng thời gian xác định.
Thông thường sau khi dừng băng hình, người học
hoàn thành việc ghi chép trong khoảng thời gian
ít nhất bằng thời gian chạy băng hình hoặc hơn
một chút. Ví dụ, sau khi xem một đoạn băng hình
dài 1 phút 30 giây, người học có thể hoàn thành
ghi chép nội dung đoạn băng trong 1 phút 45 giây,
tính từ thời điểm dừng băng. Sau khi hoàn thành
việc ghi chép, người học thuật lại nội dung đoạn
băng vừa xem bằng ngôn ngữ nguồn, hoặc ngôn
ngữ đích. Nếu người học hoàn thành việc ghi chép
trong 1 phút 45 giây, lần luyện tập tiếp theo sẽ rút
ngắn thời gian ghi chép xuống 1 phút 35 giây. Sau
khi đạt được mục tiêu luyện tập, tiếp tục rút ngắn
thời gian lần ghi chép tiếp theo xuống 1 phút 30
giây, hoặc 1 phút 25 giây và thuật lại nội dung sau
mỗi lần ghi chép. Hình thức luyện tập này tạo cho
người học áp lực về thời gian, trên cơ sở đó, người
học rèn luyện năng lực nhận biết, nắm bắt thông
tin, sắp xếp chỉnh ý, điều chỉnh cách ghi chép,
nâng cao kỹ thuật ghi chép.
4.3. Luyện tập ghi chép băng hình tiếng Việt
theo các cấp độ thời gian
Luyện tập ghi chép băng hình tiếng Việt là hình
thức xem băng hình tiếng Việt, ghi chép lại nội
dung, sau khi hoàn thành việc ghi chép, người học
sẽ dùng tiếng Hán để thuật lại nội dung mình vừa
ghi chép. Cùng một đoạn băng hình, người học
tiến hành luyện tập nhiều lần, đồng thời tiến hành
so sánh việc ghi chép giữa các lần thực hành, từ đó
rút kinh nghệm, chỉnh sửa để có bản ghi chép hiệu
quả. Với người học là người Việt Nam, việc xem
băng hình tiếng mẹ đẻ sẽ không mấy khó khăn,
không ảnh hưởng đến hoạt động nắm bắt thông
tin. Việc rèn luyện kỹ thuật ghi chép nên bắt đầu
tiến hành từ ghi chép nội dung các băng hình bằng
tiếng Việt, chú ý cách phân bố sức tập trung, phối
hợp nhịp nhàng giữa nghe và ghi chép, luyện tập
từ không giới hạn thời gian, đến có giới hạn thời
gian, chú trọng rèn luyện biểu đạt nội dung sơ đồ ý
đã ghi chép từ tiếng Việt sang tiếng Hán.
44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
4.4. Ghi chép nội dung băng hình tiếng Hán
tốc độ chậm
Ghi chép theo băng hình tiếng Hán tốc độ
chậm là hình thức xem băng hình tiếng Hán với
tốc độ chậm và tiến hành ghi chép lại nội dung.
Sau khi hoàn thành việc ghi chép, người học thuật
lại nội dung băng hình bằng tiếng Việt. Cùng một
đoạn băng hình, có thể luyện tập lặp lại nhiều lần,
với yêu cầu khác nhau về mặt thời gian và so sánh
kết quả ghi chép sau mỗi lần, tìm ra những điểm
tồn tại, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho đến khi có
bản ghi chép đạt hiệu quả trong thời gian ngắn
nhất. Mặc dù tốc độ nói trong băng hình chậm,
nhưng vì tiếng Hán với người Việt Nam là ngoại
ngữ, nên đòi hỏi người học phải có khả năng nghe
hiểu, sàng lọc thông tin và sắp xếp ý tốt. Việc phân
bố sức tập trung giữa nghe và ghi chép là hết sức
quan trọng, cần rèn luyện sao cho hoạt động ghi
chép không ảnh hưởng đến hoạt động nghe, nắm
bắt thông tin và ngược lại.
4.5. Luyện tập ghi chép băng hình tiếng Hán
tốc độ chuẩn
Về mặt hình thức, luyện tập ghi chép băng
hình tiếng Hán tốc độ chuẩn cũng tương tự như
các hình thức luyện tập trên. Để khắc phục áp lực
nghe để nắm bắt thông tin, cần phải lựa chọn các
băng hình tiếng Hán từ dễ đến khó, từ băng hình
có nội dung quen thuộc đến băng hình có nội dung
mới, từ không giới hạn thời gian đến có giới hạn
thời gian, từng bước giảm áp lực nghe bắt thông
tin. Nội dung băng hình cũng có thể tăng dần độ
khó, từ những bài phát biểu, đối thoại có kết cấu rõ
ràng, đến những bài có kết cấu lôgic nội dung phức
tạp hơn, đòi hỏi sự phân tích như phỏng vấn, đưa
tin, phát biểu hội nghị... Luyện tập lặp lại nhiều
lần với cùng một băng hình, khi đã thuần thục, tiếp
tục luyện tập vừa nghe vừa ghi, cho đến khi hoạt
động ghi chép kết thúc cùng lúc với hoạt động nói
của diễn giả.
4.6. Một số ký hiệu phổ quát có thể áp dụng
vào ghi chép trong dịch nói
Các ký hiệu hoặc viết tắt dùng ghi chép trong
dịch nói tuy mang tính cá nhân của mỗi người
phiên dịch, nhưng cơ bản nằm trong hệ thống ký
hiệu phổ quát, đa số mọi người có thể hiểu được.
Và dù bộ quy tắc ký hiệu có gọn nhẹ đến mức
nào, thì nó phải là hệ thống ký hiệu mà bộ não con
người dễ nhận biết, tránh những phiền toái không
cần thiết dẫn đến làm chậm tốc độ phiên dịch, thậm
chí dẫn đến sai lệch ảnh hưởng chất lượng phiên
dịch. Người phiên dịch có thể dựa vào hệ thống
các ký hiệu quốc tế để hình thành cho mình bộ quy
tắc viết tắt riêng. Đây là bộ quy tắc riêng của từng
người phiên dịch, không phải hệ thống qui tắc viết
tắt mặc định cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, đó
là hệ thống qui tắc mang tính gợi ý, có thể áp dụng
rộng rãi, ví dụ một số ký hiệu dưới đây có thể biểu
đạt ý theo một quy tắc nhất định:
Bảng 3. Một số ký hiệu phổ quát có thể áp
dụng ghi chép trong dịch nói
Ký
hiệu Ý biểu đạt
Ký
hiệu
Ý biểu đạt
↑ Tăng lên, phát triển, gia
tăng
⃝ Quốc gia, đất nước
↓ Giảm xuống, đi xuống,
thụt lùi
Ω Bao gồm trong đó, bao
hàm cả, thâu tóm trọn vẹn
↑↑ Ngày càng mạnh, tăng
mạnh, nỗ lực hết mức
≠ Không giống với, khác so
với, biến đổi
↓↓ Ngày càng yếu, giảm
mạnh, trượt mạnh
= Bằng với, đồng nghĩa với,
có nghĩa là
↕ Xuyên suốt trên dưới Mãi mãi, dài lâu, trường
tồn
→ Suy ra, dẫn đến, kéo theo ≈ Tương đương với, ngang
với
← Nhìn lại phía trước, trở về
trước
≡ Tồn tại
↔ Tác động hai chiểu, tương
quan
√ Chính xác, đạt tiêu chuẩn
* Xuất sắc, ưu tú, tuyệt vời × Không chính xác, sai, bỏ
đi
*: Cảnh báo ϴ Đe dọa
~ Liên quan đến, có quan hệ
với, quan hệ, liên hệ
≤ Nhỏ hơn hoặc ngang
bằng với
ø Vô tác dụng, ko có gì,
trống rỗng
≥ Lớn hơn hoặc ngang bằng
với
? Nguyên nhân, nghi vấn,
tại sao
є Thuộc về, qui về
Δ Đại diện cho, tượng trưng
cho
˃˂ Trái ngược với, mâu thuẫn,
xung đột, đối đầu
++ Cực mạnh, cực tốt, cực
nhiều
|| Tuy nhiên, vả lại
45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
˗ ˗ Vô cùng yếu, vô cùng tệ // Song song với, đồng thời
với, cùng lúc với
/ bên cạnh đó § Sự kết nối
| chấm dứt, ngăn chặn $ Tiền bạc
)+ Ngoài giới hạn, đã vượt
mức
∑ Tổng cộng
+) Trong giới hạn, chưa vượt
mức
∞ Vô cùng, vô tận
⃝
→
Xâm nhập, xâm lấn ∀ Tất cả, mọi thứ
: Nhận định, cho rằng, thể
hiện
┤ Dừng lại ở, tính đến
dừng lại
+ Nổ lực phát triển, nỗ lực
phấn đấu
- Tăng trưởng âm, thụt lùi...
Ghi chép trong dịch nói đòi hỏi tốc độ nhanh,
ý cô đọng, tránh tối đa sự cẩu thả, rối rắm khó
nhận biết. Nội dung thông tin thu được từ ngôn
ngữ nguồn qua đi rất nhanh, người phiên dịch phải
có ý thức rèn luyện khả năng ghi chép nhanh, ký
hiệu rõ ràng dễ nhận biết. Ghi chép có thể dùng
ngôn ngữ nguồn hoặc ngôn ngữ đích để lưu lại nội
dung của diễn giả, cũng có thể kết hợp cùng lúc
cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Ngoài ra hệ
thống ký hiệu phổ quát, hệ thống ký hiệu riêng do
mỗi cá nhân tự tạo nên cũng có thể được tận dụng
để đẩy nhanh tốc độ ghi chép. Có nhiều phương
pháp rèn luyện kỹ thuật ghi chép, giảng viên có thể
lựa chọn các phương pháp rèn luyện phù hợp, đặt
ra yêu cầu và hướng dẫn người học từng bước rèn
luyện, đi đến thuần thục kỹ thuật này.
5. KẾT LUẬN
Trong dịch nói, ghi chép đóng vai trò hỗ trợ rất
lớn cho ghi nhớ, giúp giảm áp lực và bù đắp những
hạn chế cho trí nhớ ngắn hạn của người phiên dịch.
Bên cạnh đó, trong quá trình dịch nói, ghi chép còn
là quá trình sắp xếp, tái cấu trúc ngôn ngữ nguồn,
giúp hoạt động ghi nhớ chuyển từ bị động sang chủ
động, nâng cao hiệu quả hoạt động ghi nhớ. Nắm
bắt đặc điểm, vai trò của ghi chép, thiết kế chương
trình rèn luyện kỹ thuật ghi chép hợp lý sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo phiên dịch. Trên
cơ sở nghiên cứu, áp dụng thành quả của người đi
trước, tổng kết thực tiễn giảng dạy và học tập môn
thực hành dịch nói tiếng Trung Quốc tại Học viện
Khoa học Quân sự, chúng tôi tóm tắt một số đặc
điểm và phương pháp rèn luyện kỹ thuật ghi chép
trong dịch nói. Hy vọng, nội dung đề cập trong bài
viết sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động
giảng dạy, đào tạo phiên dịch tại Học viện Khoa
học Quân sự./.
Tài liệu tham khảo:
Phan Vũ Tuấn Anh (2013), Giáo trình Phiên dịch Trung-Việt đối ngoại, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Cầu (2007), Lý thuyết đối dịch Hán-Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Quốc Hùng (2007), Hướng dẫn kỹ thuật phiên dịch Anh-Việt Việt-Anh, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Hồ Đắc Túc (2012), Dịch thuật và tự do, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
鲍刚(2005),口译理论概述,中国对外翻译出版公司,北京。
刘和平(2005),口译理论与教学,中国对外翻译出版公司,北京。
刘建珠(2012),口译技能训练教程,武汉大学出版社,武汉。
桂诗春(1985),心理语言学,上海外语教育出版社,上海。
王斌华(2006),口译:理论、技巧、实践,武汉大学出版社,武汉。
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
SOME METHODS FOR NOTE-TAKING SKILL PRACTICE IN INTERPRETATION
TEACHING BY CHINESE FACULTY, MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THI THIEM
Abstract: In translating activity, for a limited amount of time, when the amount of information
exceeds the memory capacity of the brain, the translator must rely on the support of the note-
taking. Techniques of note-taking in spoken translation have specific characteristics, training note-
taking techniques contribute to assure quality and improve translation efficiency. Determining the
importance of taking notes, in teaching practice of speaking, the design of lessons that trains note-
taking technique for learners, training a team of interpreters with good skills to translate to meet
practical requirements is essential. Basing on the study of summarizing the results of previous
people, combined with a review of practical experience, we summarize the characteristics of
note-taking techniques and some methods of training note-taking techniques for Chinese major
students at Military Science Academy.
Keywords: translation, methods, note-taking techniques, memorizing, system of symbols
Received: 11/01/2019; Revised: 14/02/2019; Accepted: 15/5/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_mot_so_phuong_phap_ren_luyen_ky_thuat_ghi_chep_trong_giang_day_dich_noi_tai_khoa_tieng_trung.pdf