Tài liệu Bàn về một số mô hình biến đổi ngữ âm trong tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu âm Hán Việt của vận nguyên - Nguyễn Đình Hiền: 18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ
và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện
để giao tiếp chung trong một cộng đồng” (Từ điển
Tiếng Việt, Hoàng Phê, 2015, tr.1084). Với tư cách
là phương tiện giao tiếp của con người nên ngôn
ngữ không nằm ngoài quy luật vận động và phát
triển, bởi theo Ăngghen (1994, tr.519) “Vận động
hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ
sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Sự biến
đổi của ngôn ngữ bao gồm sự biến đổi của ngữ âm,
ngữ pháp, từ vựng và thậm chí cả văn tự. Ngữ âm
là vỏ âm thanh của ngôn ngữ, vì vậy nhắc đến sự
biến đổi của ngôn ngữ, người ta thường nghĩ ngay
đến sự biến đổi của ngữ âm.
NGUYỄN ĐÌNH HIỀN *
*Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, hienac@yahoo.com
Ngày nhận bài: 05/7/2018; ngày sửa chữa: 26/7/2018; ngày duyệt đăng: 20/8/2018
BÀN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH B...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về một số mô hình biến đổi ngữ âm trong tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu âm Hán Việt của vận nguyên - Nguyễn Đình Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ
và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện
để giao tiếp chung trong một cộng đồng” (Từ điển
Tiếng Việt, Hoàng Phê, 2015, tr.1084). Với tư cách
là phương tiện giao tiếp của con người nên ngôn
ngữ không nằm ngoài quy luật vận động và phát
triển, bởi theo Ăngghen (1994, tr.519) “Vận động
hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ
sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Sự biến
đổi của ngôn ngữ bao gồm sự biến đổi của ngữ âm,
ngữ pháp, từ vựng và thậm chí cả văn tự. Ngữ âm
là vỏ âm thanh của ngôn ngữ, vì vậy nhắc đến sự
biến đổi của ngôn ngữ, người ta thường nghĩ ngay
đến sự biến đổi của ngữ âm.
NGUYỄN ĐÌNH HIỀN *
*Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, hienac@yahoo.com
Ngày nhận bài: 05/7/2018; ngày sửa chữa: 26/7/2018; ngày duyệt đăng: 20/8/2018
BÀN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH BIẾN ĐỔI NGỮ ÂM
TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN CƠ SỞ NGỮ LIỆU ÂM
HÁN VIỆT CỦA VẬN NGUYÊN
TÓM TẮT
Bài viết dựa trên ngữ liệu âm Hán Việt của vận nguyên để tìm ra các mô hình biến đổi ngữ âm
trong tiếng Việt như: 1. *[Puɑ-]→[Fɑ-]; 2. *[uɑ-]→*[uo-]→[o-]; 3. *[ɑ-]→[ɯɤ-]; 4. *[Puɑ-]→*[Fɑ-]
→[Fɯɤ-]; 5. *[Huɑ-]→*[uɑ-]→*[vɑ-]→[vɯɤ-]; 6. *[ɑ-]→*[ɯɤ-]→[ie-]; 7. *[uɑ-]→[uie-]. Kết quả
nghiên cứu của bài viết có thể được sử dụng để giải thích hiện tượng một số từ có hai cách đọc, tìm và
giải thích một số từ đồng nguyên và phục nguyên một số âm đọc cổ của tiếng Việt.
Từ khóa: âm Hán Việt, thanh mẫu, vận mẫu, âm chính, âm đệm, âm cuối
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng các tư
liệu ngôn ngữ nói và tư liệu ngôn ngữ viết của
tiếng Việt, để bàn về một số mô hình biến đổi ngữ
âm của vận nguyên. Bài viết sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu của các ngành ngôn ngữ
học xã hội, ngôn ngữ học lịch sử, ngữ âm học thực
nghiệm, Hán Nôm học, phương ngôn học,
Do ngữ liệu của vận dương và vận nghiêm
tương đối ít nên rất khó để tìm ra quy luật biến
đổi ngữ âm của 2 vận này. Song, vận dương và
vận nghiêm có nguyên âm chính giống như vận
nguyên. Theo lý thuyết của loại hình học, ngữ âm
biến đổi luôn theo những quy luật nhất định và
diễn ra đồng loạt chứ không riêng lẻ. Vì vậy sau
khi tìm ra những mô hình biến đổi ngữ âm của vận
nguyên, chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu này
kết hợp với những ngữ liệu của vận dương và vận
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
nghiêm để bàn về những mô hình biến đổi ngữ âm
của chúng.
2. CÁCH ĐỌC CỦA VẬN NGUYÊN Ở ĐỊA
HẠT TIẾNG HÁN CỔ
Âm Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người
Việt, cách đọc này bắt nguồn từ cách đọc của tiếng
Hán cổ. Vì vậy, để làm sáng tỏ những biến đổi
ngữ âm của vận nguyên trong tiếng Việt, trước tiên
chúng ta cần phải tìm ra âm trị của nó ở tiếng Hán
cổ (bao gồm tiếng Hán trung cổ và thượng cổ).
Các nhà Hán ngữ học thường căn cứ vào vận
thư của các thời kỳ để nghiên cứu lịch sử ngữ âm
tiếng Hán. Vận thư thực chất là một loại sách công
cụ được xếp theo vận (韵), phục vụ cho việc tìm
chữ hiệp vần trong sáng tác thơ ca. Các chữ cùng
một vận có âm chính và âm cuối hoàn toàn giống
nhau, chúng có thể khác nhau về âm đệm hoặc
thanh mẫu.
Vận nguyên (元韵) là một vận tam đẳng có cả
khai khẩu và hợp khẩu (âm trị hợp khẩu có thêm
âm đệm [u]), theo nghĩa hẹp chỉ gồm vận nguyên
(元bình thanh), nhưng theo nghĩa rộng nó gồm các
vận: nguyên (元bình thanh), nguyễn (阮thượng
thanh), nguyện (願khứ thanh), nguyệt (月nhập
thanh). Trong bài viết này chúng tôi sử dụng thuật
ngữ vận nguyên theo nghĩa rộng.
Do các vận thư đều được viết bằng chữ Hán, mà
chữ Hán không phải là loại chữ phiên âm, tác dụng
biểu thị âm đọc của chữ Hán rất hạn chế, chính
vì vậy, việc phân tích các vận thư chỉ cho chúng
ta biết được những loại cách đọc của các vận mà
không biết được chính xác âm trị của chúng. Các
nhà Hán ngữ học khi phục nguyên lại tiếng Hán
ở các thời kỳ, mặc dù bằng nhiều phương pháp
khác nhau và sử dụng nhiều tư liệu (tư liệu dịch
đối âm, vận thư, vận đồ, phương ngôn, ngôn ngữ
thân tộc, ), song kết quả phục nguyên của họ
cũng không phải hoàn toàn giống nhau. Bảng 1
dưới đây là kết quả phục nguyên âm đọc tiếng Hán
trung cổ vận nguyên của một số học giả (theo Phan
Ngộ Vân, 2000, tr.83-88).
Kết quả phục nguyên của các học giả không
hoàn toàn giống nhau, sự khác nhau chủ yếu thể
hiện ở âm chính ([ɒ], [ɐ] hoặc [ɑ]) và âm đệm ([i̯],
[j], [i], [ĭ], [ɪ] hoặc [ɨ]). Xuất phát từ ngữ liệu âm
Hán Việt chúng tôi chấp nhận cách phục nguyên
[iɑn] của Châu Pháp Cao. Như vậy, ở tiếng Hán
trung cổ vận nguyên có âm trị là [iɑn] ở khai khẩu
và [uiɑn] ở hợp khẩu (sở dĩ [uiɑn] mà không phải
[iuɑn] là vì chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn
Đình Hiền, 2011).
Pulleyblank là người đầu tiên đưa ra quan điểm
cho rằng tam đẳng vốn không có âm đệm, sau này
Bodman, Trịnh Trương Thượng Phương, Phan
Ngộ Vân đều tiếp nhận và tìm chứng cứ chứng
minh cho quan điểm này. Phan Ngộ Vân (2000,
tr.152) cho rằng, âm đệm tam đẳng sản sinh ra từ
nguyên âm ngắn của thời thượng cổ: “sau khi phía
sau âm đầu của những chữ tam đẳng sản sinh ra
âm quá độ dạng ɯ, chúng phát triển rất nhanh về
phía trước: CɯV>CɨV>CiV, sau đó biến thành âm
đệm ngạc tam đẳng”. Nếu giả thiết này là đúng thì
ở tiếng Hán thượng cổ vận nguyên có âm trị là [ɑ̆n]
ở khai khẩu và [uɑ̆n] ở hợp khẩu. Căn cứ vào âm
Hán Việt chúng tôi cho rằng ở tiếng Hán thượng cổ
vận nguyên có âm trị là [ɑn] ở khai khẩu và [uɑn]
ở hợp khẩu.
Bảng 1: Phục nguyên âm đọc tiếng Hán trung cổ vận nguyên
Karlgren
Đỗng
Đồng
Hòa
Lý
Vinh
Vương
Lực
Lục Trí
Vĩ
Pulleyblank
Châu
Pháp
Cao
Trịnh Trương
Thượng Phương
[i̯ɒn] [jɐn] [iɐn] [ĭɐn] [ɪɐn] [i̯ɑn] [iɑn] [ɨɐn]
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
3. ÂM HÁN VIỆT TRUNG CỔ CỦA VẬN
NGUYÊN
Chúng tôi dựa vào Từ điển Việt Hán do Hà
Thành chủ biên để tìm ra âm Hán Việt của vận
nguyên. Âm Hán Việt trung cổ của vận nguyên có
những cách đọc sau:
Bảng 2: Cách đọc của âm Hán Việt trung cổ
của vận nguyên
Vận
nguyên
khai
khẩu
[ien]
[iet]
建kiến, 健鍵kiện, 獻hiến,
蔫yên, 郾yến, 偃鼴堰yển
謁歇yết
ôn[on] 言ngôn
at[ɑt] 蠍hạt, 羯hạt/kiệt
Vận
nguyên
hợp
khẩu
[ien]
[iet]
藩番翻phiên, 煩phiền, 袁
園猿viên, 遠viễn, 援viện
曰viết, 越粵việt, 筏閥phiệt,
襪miệt
[uien]
[uiet]
勸圈khuyên, 綣quyển, 喧
暄huyên, 元原源nguyên,
願nguyện, 阮nguyễn, 鴛
uyên, 宛菀uyển
厥quyết, 闕khuyết, 月
nguyệt
[ɑn]
[ɑt]
反返phản, 饭phạn, 樊phàn,
販phán, 萬vạn, 娩晚挽vãn
伐垡罰phạt, 發髮phát
[uɑn] 冤眢oan, 怨oán, 券khoán
[on] 繁phồn
[uɤ̆t] 掘quật
Vận nguyên khai khẩu chủ yếu đọc là [ie-]
(vận nguyên có âm cuối là [n] ở dương thanh vận
và [t] ở nhập thanh vận, để tiện trình bày chúng tôi
không viết âm cuối nữa), ngoài ra có 2 ngoại lệ đọc
là [ɑ-] và một ngoại lệ đọc là [o-]. Hợp khẩu phức
tạp hơn, có tất cả 6 cách đọc: 1. [ɑ-], chủ yếu thuộc
thần âm; 2. [uɑ-], 4 ngoại lệ thuộc nhóm nha âm và
hầu âm; 3. [ie-], chủ yếu thuộc thần âm và thanh
mẫu dụ tam; 4. [uie-], cách đọc chính của nhóm
nha âm và hầu âm; 5. [on], chỉ có 1 ngoại lệ là “繁
phồn”; 6. [uɤ̆n], chỉ có một ngoại lệ là “掘quật”.
Ngoài những cách đọc trên đây, vận nguyên
khai khẩu còn có một ngoại lệ là “掀hân” và hợp
khẩu có một ngoại lệ là “鈅thược”. Do ảnh hưởng
của thanh phù “欣hân” nên “掀” có cách đọc là
“hân”. Trường hợp “鈅thược” lại khác, “鈅” và
“鑰” đều có chung dạng giản thể là “钥”, “thược”
là cách đọc của “鑰” chứ không phải của “鈅”. Hai
ngoại lệ này không liên quan đến sự biến đổi ngữ
âm nên chúng tôi không bàn đến.
4. ÂM HÁN VIỆT THƯỢNG CỔ CỦA
VẬN NGUYÊN
Âm Hán Việt thượng cổ của vận nguyên có các
cách đọc như bảng dưới đây:
Bảng 3 (1): Cách đọc âm Hán Việt trung cổ
và thượng cổ một số chữ của vận nguyên
Chữ
Hán
园 越 猿 幡旙
Hán Việt
trung cổ viên việt viên phiên
Hán Việt
thượng
cổ
vườn vượt vượn phướn
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
Bảng 3 (2): Cách đọc âm Hán Việt trung cổ và thượng cổ một số chữ của vận nguyên
Chữ Hán 晚 万 贩 圈 源 烦 发 喧 闕
Hán Việt trung cổ vãn vạn phán khuyên nguyên phiền phát huyên khuyết
Hán Việt thượng cổ muộn muôn buôn khuôn nguồn buồn buột ồn khuất
Nhìn vào 2 bảng trên, chúng ta thấy âm Hán Việt thượng cổ của vận nguyên chủ yếu có 2 cách đọc là
ươ[ɯɤ-] và uô[uo-], ngoài ra còn có 2 ngoại lệ là “喧 ồn” và “闕khuất”.
5. MỘT SỐ MÔ HÌNH BIẾN ĐỔI NGỮ ÂM CỦA VẬN NGUYÊN
Âm đọc của vận nguyên ở tiếng Hán thượng cổ và ở âm Hán Việt (bao gồm âm Hán Việt trung cổ và
thượng cổ) như bảng sau:
Bảng 4: Tổng kết cách đọc của vận nguyên
Tiếng Hán thượng cổ Âm Hán Việt
[ɑ-]/[uɑ-] 1.[ɑ-]/[uɑ-]; 2.[o-]/[uo-]; 3.[ɯɤ-]; 4.[ie-]/[uie-]; 5. [uɤ̆-]
Đối với cách đọc thứ 5 của âm Hán Việt là [uɤ̆-], chúng ta chỉ có 2 trường hợp là “闕khuất” ở âm Hán
Việt thượng cổ và “掘quật” ở âm Hán Việt trung cổ. “Uât [uɤ̆t]” và “uôt [uot]” chỉ khác nhau về âm chính,
[o] và [ɤ̆] đều là các nguyên âm dòng sau, bán cao, chúng chỉ khác nhau một chút về độ dài ngắn và tính
chất tròn môi hay không tròn môi, song những khác biệt này bị thu hẹp lại bởi chúng đứng sau âm đệm
tròn môi [u] và âm cuối [t]. Mặt khác, trong tiếng Việt hiện đại không có cách viết “khuốt” và “quốt”, vì
vậy chúng tôi coi [uɤ̆-] là biến thể của [uo-].
5.1. Âm đọc [ɑ-]/[uɑ-]
Trường hợp này, vận nguyên ở tiếng Hán thượng cổ và ở âm Hán Việt đều đọc là [ɑ-]/[uɑ-]. Mới nhìn
qua chúng ta không thấy sự biến đổi ngữ âm nào, nói cách khác các cách đọc [ɑ-]/[uɑ-] ở âm Hán Việt
dường như là sự bảo lưu các cách đọc của tiếng Hán thượng cổ. Song nếu đi sâu vào phân tích, thì quan
điểm trên đây chỉ đúng với các cách đọc có thanh mẫu không phải là nhóm thần âm, đó là các trường hợp
“蠍hạt, 羯hạt/ kiệt” ở khai khẩu và “冤眢oan, 怨oán, 券khoán” ở hợp khẩu.
Trong vận thư (cụ thể là Thiết vận, Quảng vận), các chữ thuộc nhóm thần âm có thể dùng để phiên cả
các chữ khai khẩu và hợp khẩu, ngược lại, các chữ khai khẩu và hợp khẩu đều có thể dùng để phiên các
chữ thuộc nhóm thần âm. Điều này làm cho các nhà Hán ngữ học lúng túng trong việc quyết định tính
chất khai khẩu, hợp khẩu của các chữ thuộc nhóm thần âm, cũng vì vậy, đại đa số các học giả cho rằng,
không có sự phân biệt khai khẩu và hợp khẩu ở thần âm. Nguyễn Đình Hiền và Trữ Thái Tông (2012) đã
chứng minh được rằng, hiện tượng lộn xộn trong phiên thiết trên đây là do hầu âm gây ra chứ không liên
quan đến thần âm, ở thần âm vẫn có sự phân biệt giữa khai khẩu và hợp khẩu. Cụ thể ở vận nguyên của
tiếng Hán thượng cổ, thần âm đọc là [uɑ-].
Nhóm thần âm của âm Hán Việt hiện nay đọc là [ɑ-], ví dụ “反返phản, 饭phạn, 樊phàn, 販phán, 萬
vạn, 娩晚挽vãn, 伐垡罰phạt, 發髮phát”. Như vậy ở đây đã có sự biến đổi ngữ âm từ *[uɑ-]→[ɑ-]. Mặt
khác, các thần âm của tiếng Hán thượng cổ được đọc bằng các âm môi môi ([p], [ph], [b], [m], sau đây
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
viết tắt thành P), trong khi đó âm Hán Việt của chúng thường được đọc bằng các âm môi răng (ph[f], v[v],
sau đây viết tắt thành F). Như vậy quy luật biến đổi ngữ âm ở đây phải là: *[Puɑ-]→[Fɑ-] (mô hình 1).
5.2. Âm đọc [o-]/[uo-]
Âm Hán Việt thượng cổ của vận nguyên có cách đọc là [uo-], ví dụ “晚muộn, 万muôn, 贩buôn, 圈
khuôn, 源nguồn, 烦buồn, 发buột”, ngoài ra còn có “喧ồn”, “繁phồn”.
[uɑ-] và [uo-] có âm đệm [u] hoàn toàn giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở âm chính [ɑ] và [o]. Đây
là hai nguyên âm dòng sau, chúng khác nhau ở độ cao thấp và tính chất tròn môi hay không tròn môi, [o]
là nguyên âm bán cao, tròn môi còn [ɑ] là nguyên âm thấp, không tròn môi. Chính vì là nguyên âm thấp
nên [ɑ] khi phát âm có độ mở của miệng tương đối lớn, hơn nữa [ɑ] đứng sau âm đệm tròn môi [u], điều
này làm cho tính chất không tròn môi của [ɑ] không rõ ràng. Theo Nguyễn Đình Hiền (2014) ở tiếng
Việt xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm: ﹡a[ɑ]→﹡o[ɔ]→ô[o] và tương ứng ở hợp khẩu là﹡ua[uɑ] (→
﹡uo[uɔ])→uô[uo]. Dưới đây chúng tôi chỉ đưa ra một số tư liệu để chứng minh cho sự biến đổi từ [ɑ]
thành [o]:
5.2.1. Âm Hán Việt
Có một số chữ Hán có hai cách đọc Hán Việt [ɑ] và [o], ví dụ: “纳nạp/nộp, 盒hạp/hộp, 含hàm/gồm,
答đáp/đốp, 南nam/nồm, 谱phả/phổ, 簿bạ/bộ, 墓mả/mộ/mồ, 本bản/bổn, 核hạt/hột”.
5.2.2. Tư liệu chữ Nôm
Trong Quốc âm thi tập và Truyện Kiều có 18 mô hình [o-] ([ɑ-]), bảng dưới đây là một số ví dụ:
Bảng 5: Một số mô hình [o-] ([ɑ-]) trong chữ Nôm
Xuất xứ Chữ Nôm Âm đọc Âm Hán Việt
Quốc âm thi tập
bài 13, chữ 17 庵 ôm am
bài 148, chữ 24 滥 trộm lạm
bài 162, chữ 51 納 nộp nạp
bài 148, chữ 24 cốm cảm
Truyện Kiều
dòng 556 揞 ôm ảm
dòng 2355 匣 hộp hạp
Như vậy, ở vận nguyên đã xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm:﹡[uɑ]→[uo]. Rất có thể [uɑ] trước tiên
biến đổi thành [uɔ] rồi mới biến đổi thành [uo].
Trường hợp “繁phồn” là bước phát triển tiếp theo sau khi [uɑ-] biến đổi thành [uo-], mô hình biến đổi
là: *[Puɑ-]→*[Puo-]→[Fo-]. Còn trường hợp của “喧ồn” là: *[Huɑ-]→*[uɑ-]→*[uo-]→[o-] (H đại diện
cho các âm hầu). Các phụ âm hầu do có cách phát âm gần giống với nguyên âm nên rất dễ bị rụng, [Huɑ-]
biến đổi thành [uɑ-], trên đây chúng tôi đã trình bày [uɑ-] biến đổi thành [uo-], với “喧ồn” đến đây vẫn
chưa dừng lại mà tiếp tục biến đổi thành [o-] do ảnh hưởng của quy luật dị hóa. Như vậy ở vận nguyên
hợp khẩu đã xẩy ra quá trình biến đổi ngữ âm: *[uɑ-]→*[uo-]→[o-] (mô hình 2).
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
5.3. Âm đọc [ɯɤ-]
Các âm đọc [ɯɤ-] của vận nguyên đều là âm Hán Việt thượng cổ, gồm 4 ví dụ là “园vườn, 越vượt, 猿
vượn, 幡旙phướn” (幡và 旙 thực chất là chữ dị thể của nhau nên chỉ tính là 1 ví dụ, sau đây chúng tôi chỉ
viết là 幡). Trong 4 trường hợp này thì 3 trường hợp “园vườn, 越vượt, 猿vượn” thuộc thanh mẫu dụ tam
(喻三), còn “幡phướn” thuộc thần âm (thanh mẫu phu 敷).
Phần 5.1 trên đây chúng tôi đã trình bày, ở phần âm xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm: *[Puɑ-]→[Fɑ-].
Trường hợp của “幡phướn” là sự tiếp tục biến đổi từ [Fɑ-] sang [Fɯɤ-], quá trình này sẽ là: *[Puɑ-]
→*[Fɑ-]→[Fɯɤ-]. Chúng ta phải chứng minh *[Fɑ-]→[Fɯɤ-].
“园vườn, 越vượt, 猿vượn” đều thuộc thanh mẫu dụ tam (喻三), ở tiếng Hán thượng cổ dụ tam thuộc
hạp (喻三归匣). Ở thanh mẫu hạp của các vận hợp khẩu đã xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm: *[Hu-]
→*[u-]→[v-] (thực chất trong tiếng Hán thượng cổ, hạp có âm trị là [ɦ]). Để chứng minh cho quá trình
biến đổi này, chúng ta xem một số ví dụ ở bảng dưới đây:
Bảng 6: cách đọc âm Hán Việt trung cổ và thượng cổ một số chữ có thanh mẫu hạp
Chữ Hán 划 祸 镬 完 丸 和 黄
Hán Việt trung cổ hoạch họa hoạch hoàn hoàn hòa hoàng
Hán Việt thượng cổ vạch vạ vạc vẹn viên và vàng
Thanh mẫu hạp của vận nguyên hợp khẩu cũng không nằm ngoài quy luật biến đổi trên đây. Ở 3
trường hợp “园vườn, 越vượt, 猿vượn” trước tiên xảy ra quá trình biến đổi: *[Huɑ-]→*[uɑ-]→[vɑ-]. Đến
đây vấn đề chúng ta cần phải chứng minh chỉ còn là: *[vɑ-]→[vɯɤ-]. Kết hợp với trường hợp thần âm
“幡phướn”, *[Fɑ-]→[Fɯɤ-], trong phần này chúng ta phải chứng minh: *[ɑ-]→[ɯɤ-].
Chúng tôi cho rằng, tiếng Việt đã và đang diễn ra quá trình biến đổi ngữ âm từ [ɑ-] sang [ɯɤ-]. Chúng
ta có thể chứng minh điều này dựa trên các tư liệu âm Hán Việt, tư liệu chữ Nôm, tư liệu phương ngôn và
ngôn ngữ thân tộc.
5.3.1. Tư liệu âm Hán Việt
Ngoài các ví dụ “园vườn, 越vượt, 猿vượn, 幡phướn” của vận nguyên ra, âm đọc của vận dương, vận
đường, vận bộ ngư đều có thể chứng minh cho quá trình biến đổi ngữ âm này.
Âm Hán Việt trung cổ của vận dương khai khẩu đọc là [ɯɤ-], ví dụ: 常thường, 昌xương, 場trường, 仗
trượng, 疆cương, 姜khương. Song, các chữ thuộc trang tổ (庄组) và một số chữ thanh mẫu minh (明母)
và thanh mẫu dĩ (以母) của vận dương hiện nay vẫn có âm Hán Việt trung cổ là [ɑŋ], ví dụ: 庄妝装trang,
创sáng, 床sàng, 爽sảng, 状trạng, 樣dạng, 奘tráng. Hợp khẩu của vận dương thường đọc là [uo-], song có
một số chữ thuộc dụ tam và thần âm có âm đọc là [ɑŋ] hoặc [ɯɤŋ], ví dụ: 往vãng, 旺vượng, 王vương, 舫
phảng, 鋩硭mang, 方肪phương, 坊phường.
Âm Hán Việt trung cổ của vận đường (唐韵) chủ yếu đọc là [ɑŋ] (宕đãng, 行杭hàng, 康khang), song
có 21 chữ đọc là [ɯɤŋ] (岡剛鋼綱cương, 唐塘糖堂螳đường, 當鐺đương, 倉蒼滄鶬thương).
Vận ngư của tiếng Hán trung cổ vốn thuộc vận bộ ngư (鱼部) của tiếng Hán thượng cổ. Các nhà Hán
ngữ học cho rằng những chữ thuộc vận bộ ngư vốn đọc là [ɑ] (hoặc [a]), hiện nay vận ngư của âm Hán
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
Việt thượng cổ có rất nhiều âm đọc là [ɯɤ], ví dụ:
许hứa, 许lừa, 序tựa, 贮chứa, 初xưa, 疏thưa, 锯
cưa, 距cựa, 除chừa Như vậy, những cách đọc
[ɯɤ] này là do [ɑ] biến đổi thành.
5.3.2. Tư liệu chữ Nôm
Trong Quốc âm thi tập và Truyện Kiều có 15
mô hình [ɯɤ] ([ɑ]), 14 mô hình [ɯɤi] ([ɑi]), 7 mô
hình [ɯɤn] ([ɑn]), 19 mô hình [ɯɤŋ] ([ɑŋ]) và 7
mô hình [ɯɤm] ([ɑm]), dưới đây là một số ví dụ:
Bảng 7: Bảng một số mô hình [ɯɤ] ([ɑ])
trong chữ Nôm
Xuất xứ
Chữ
Nôm
Âm
đọc
Âm
Hán Việt
Quốc
âm thi
tập
bài 10,
chữ 37
馬 mựa mã
bài 85,
chữ 34
呂 rữa lã
bài 95,
chữ 46
đứa đa
Truyện
Kiều
dòng
382
焒 lửa lã
dòng
1042
rửa lữ, lã
dòng
2733
trưa tra
Xuất xứ
Chữ
Nôm
Âm
đọc
Âm
Hán Việt
Quốc
âm thi
tập
bài 64,
chữ 14
棖 giường tràng
bài 22,
chữ 7
mươi mại
bài 17,
chữ 30
灑 tưới sái
bài 9,
chữ 28
庵 ươm am
bài 56,
chữ 13
慢 mượn mạn
Truyện
Kiều
dòng
122
羕 dường dạng
dòng
577
thước thác
dòng 1 người ngại
dòng
812
mướp pháp
dòng
1834
mượn man
dòng
2338
ướt át
Ngoài ra, trong Quốc âm thi tập và Truyện
Kiều có 17 mô hình [ɑŋ] ([ɯɤŋ]), ví dụ xem trong
bảng dưới đây:
Bảng 8: Bảng một số mô hình [ɑ-] ([ɯɤ-])
trong chữ Nôm
Xuất xứ
Chữ
Nôm
Âm
đọc
Âm
Hán Việt
Quốc
âm thi
tập
bài 10,
chữ 19
渃 nác nhược
bài 4,
chữ 6
tháng thượng
bài 52,
chữ 26
强 càng cường
Truyện
Kiều
dòng
1098
塘 đàng đường
dòng 62 娘 nàng nương
dòng
2362
càng cương
dòng
285
gang cương
5.3.3. Tư liệu khác
Trên cơ sở so sánh với các phương ngôn và
ngôn ngữ thân tộc, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1997,
tr.180- 183) phát hiện ra rằng [ɯɤ] trong tiếng Việt
hiện đại tương ứng với [ɯɤ] và [a] (chúng tôi viết
là [ɑ]) của tiếng Mường và phương ngôn Trung bộ,
ví dụ tiếng Việt hiện đại và phương ngôn Trung
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
bộ: lửa/lả; ngứa/ngá; nướng/náng; nước/nác; lưỡi/
lại Nếu đẩy lên giai đoạn Proto Việt Chứt thì
âm [ɯɤ] vẫn chưa xuất hiện, bởi [ɯɤ-] của tiếng
Việt hiện đại chỉ tương ứng với [a] của Pọng Chứt.
Như vậy, trong lịch sử phát triển của mình, ở tiếng
Việt đã diễn ra quá trình biến đổi ngữ âm từ [ɑ]
sang [ɯɤ]. Theo bảng Mường: bảng 48 của giáo sư
Nguyễn Tài Cẩn (1997, tr.191), các từ “lưỡi, rượu,
ngửa, nước, nướng, sườn” của tiếng Việt thường
được đọc là [ɑ] ở các thổ ngữ Mường. Theo bảng
Pọng Chứt: bảng 35 của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn
(1997, tr.195), một số từ đọc là [ɯɤ] của tiếng Việt
như “mưa, rựa, mửa, ngửa, lưỡi, mượn, xương,
nước, trước, sườn, rướm” tương ứng với [ɑ] hoặc
[ɑ̆] của các ngôn ngữ Pọng Chứt.
Ngoài ra, một số từ đọc là “ương” của tiếng Việt
hiện nay trong Từ điển Việt- Bồ- La của Alexandre
De Rhodes ở thế kỷ thứ 17 viết là “ang”, ví dụ:
đường cát (đàng cát), dưỡng (dảng), yêu đương
(yêu đang), kỷ cương (kỉ cang), trường (tlàng). Từ
“tàng” được chú thích là “tốt hơn, tường”, chứng
tỏ rằng từ này có hai cách đọc “tàng, tường”, trong
đó cách đọc “tường” phổ biến hơn “tàng”, trong
tiếng Việt hiện nay chỉ có cách đọc “tường”. Ở
nhập thanh vận, chúng tôi tìm thấy từ “nác”, từ
này được chú thích là “Nước, cùng một nghĩa”.
Như vậy, quá trình biến đổi ngữ âm từ [ɑ] sang
[ɯɤ] kéo dài cho đến thế kỷ 17, thậm chí hiện nay
vẫn chưa kết thúc. Đến đây chúng ta có thể rút ra
kết luận ở tiếng Việt đã xảy ra quá trình biến đổi
ngữ âm: *[ɑ-]→[ɯɤ-] (mô hình 3).
Nguyên âm [ɑ] phân tách thành hai nguyên âm
[ɯɤ] là phù hợp với lý thuyết ngữ âm học thực
nghiệm, bởi [ɑ] nằm ở đỉnh của sơ đồ nguyên âm,
các nguyên âm nằm ở đỉnh của sơ đồ nguyên âm
có xu hướng phân tách thành 2 nguyên âm, không
chỉ [ɑ] mà [i], [u] cũng có xu hướng này (vấn đề
này chúng tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác).
Đến đây chúng ta có thể đi đến kết luận thần
âm và hầu âm của vận nguyên có mô hình biến đổi
ngữ âm:
*[Puɑ-]→*[Fɑ-]→[Fɯɤ-] (mô hình 4);
*[Huɑ-]→*[uɑ-]→*[vɑ-]→[vɯɤ-] (mô hình 5)
5.4. Âm đọc [ie-]/[uie-]
Vận nguyên khai khẩu chủ yếu đọc là [ie-]
(建kiến, 健kiện, 獻hiến, 蔫yên, 郾yến, 偃鼴堰
yển, 謁歇yết), vận nguyên hợp khẩu chủ yếu đọc
là [uie-] (勸圈khuyên, 喧暄huyên, 元原源nguyên,
願nguyện, 阮nguyễn, 鴛uyên, 宛菀uyển, 厥quyết,
闕khuyết, 月nguyệt). Ngoài ra, thần âm và dụ tam
của vận nguyên hợp khẩu cũng có nhiều trường hợp
đọc là [ie-] (藩翻phiên, 煩phiền, 袁園猿viên, 遠
viễn, 援viện, 曰viết, 越粵việt, 筏閥phiệt, 襪miệt).
Như phần 5.1 đã trình bày, ở thần âm của vận
nguyên xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm *[Puɑ-]
→[Fɑ-] (mô hình 1) và phần 5.3 đã trình bày ở
dụ tam của vận nguyên xảy ra quá trình biến đổi
*[Huɑ-]→*[uɑ-]→[vɑ-]. Như vậy, các âm đọc
thuộc thần âm và dụ tam của vận nguyên sau này
đã hợp nhất với các âm đọc ở khai khẩu (không có
âm đệm [u]).
Vấn đề cần giải quyết ở đây là các âm đọc
[ie-] này của vận nguyên (tương ứng là [uie-] ở
hợp khẩu) có nguồn gốc từ đâu? Về vấn đề này có
thể có các khả năng là: 1. [ɑ-] trực tiếp biến đổi
thành [ie-]; 2. [ɑ-] biến đổi thành [ɯɤ-], rồi [ɯɤ-]
biến đổi thành [ie-]; 3. [ɑ-] biến đổi thành một âm
X bất kỳ nào đó, rồi X biến đổi thành [ie-]. Trong 3
giả thiết này, chúng tôi thiên về giả thiết thứ 2 hơn.
Trên đây chúng tôi đã chứng minh ở tiếng Việt
xảy ra quá trình [ɑ-] biến đổi thành [ɯɤ-] (mô hình
3), chúng ta chỉ còn phải chứng minh [ɯɤ-] biến
đổi thành [ie-]. Về vấn đề này, tiếng Việt hiện đại
có lẽ sẽ cho chúng ta gợi ý, xin xem ví dụ trong
bảng 9 dưới đây.
Bảng 9: Bảng một số từ có hai cách đọc [ɯɤ-],
[ie-] trong tiếng Việt hiện đại
bắt chước con hươu rượu ưu tiên
bắt chiếc con hiêu riệu yêu tiên
Khi giao tiếp, người miền Bắc thường phát âm
thành những âm ở dòng 2, nếu có người nhắc họ,
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
ngay lập tức họ ý thức được rằng mình đã nói sai
và miễn cưỡng bắt buộc mình phát âm thành âm
ở dòng 1. Điều này chứng tỏ tiếng Việt hiện đại
đang diễn ra quá trình biến đổi ngữ âm từ âm đệm
[ɯ] sang âm đệm [i], quá trình này vẫn đang diễn
ra nên người ta vẫn ý thức được nói thế nào mới
là chuẩn. Xét về mặt âm đệm [ɯɤ-] biến đổi thành
[ie-] là phù hợp với quy luật này. Nếu chỉ để ý đến
ba ví dụ đầu “bắt chước/bắt chiếc, con hươu/con
hiêu, rượu/riệu”, thì quá trình biến đổi sẽ là [ɯɤk]
biến đổi thành [iek] và [ɯɤu] biến đổi thành [ieu].
Nếu bỏ âm cuối đi, chúng ta sẽ có quá trình: [ɯɤ-]
→[ie-], đây chính là quá trình chúng ta đang cần
phải chứng minh.
Tư liệu chữ Nôm cũng giúp chúng ta chứng
minh quá trình biến đổi ngữ âm này. Trong Quốc
âm thi tập và Truyện Kiều có 12 mô hình [ɯɤn]
([ien]) và 8 mô hình [ɯɤm] ([iem]), ví dụ xem
trong bảng 10 dưới đây:
Bảng 10: Bảng một số mô hình [ɯɤ-] ([ie-])
trong chữ Nôm
Xuất xứ
Chữ
Nôm
Âm
đọc
Âm
Hán Việt
Quốc
âm thi
tập
bài 41,
chữ 44
厭 ướm yếm
bài 75,
chữ 26
斂 lượm liễm
bài 114,
chữ 22
gươm kiêm
bài 124,
chữ 37
trượt cự liệt
Truyện
Kiều
dòng 964 劫 cướp kiếp
dòng 38 bướm biếm
dòng 290 切
thướt
(tha)
thiết
dòng
1147
lươn liên
dòng
2707
lướt
(mướt)
liệt
dòng
2668
lượt liệt
[ɯɤ-] do hai nguyên âm dòng sau cấu tạo
nên còn [ie-] do hai nguyên âm dòng trước cấu
tạo nên. [ɯɤ-] và [ie-] khác xa nhau, giữa chúng
không thể xảy ra hiện tượng mượn âm. Do vậy,
các mô hình [ɯɤ-] ([ie-]) của chữ Nôm phản ánh
sự biến đổi ngữ âm. Chúng tôi cho rằng, [ɯɤ-] đã
biến đổi thành [ie-], bởi: 1) Trong tiếng Việt hiện
nay đang xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm từ âm
đệm [ɯ] sang âm đệm [i] (xem phần trên); 2) Có
hiện tượng cùng một chữ nhưng âm Hán Việt trung
cổ của chúng là [ie-] còn âm Hán Việt thượng cổ
của chúng lại là [ɯɤ-] (园vườn/viên, 越vượt/việt,
猿vượn/viên, 幡phướn/phiên, 剑gươm/kiếm, 劫
cướp/kiếp); 3) Trên đây chúng tôi đã chỉ ra [ɯɤ]
do [ɑ] biến đổi thành, [ɯɤ] rất khó có thể lại do
[ie-] biến đổi thành; 4) Theo như nghiên cứu của
các học giả Trung Quốc, âm đệm [i] của các vận
khai khẩu tam đẳng là do âm đệm [ɯ] biến đổi
thành; 5) Về mặt ngữ âm học, khó có thể giải thích
được quy luật [ie-] biến đổi thành [ɯɤ-].
Khai khẩu của vận nguyên có quá trình biến
đổi ngữ âm *[ɑ-]→*[ɯɤ-]→[ie-] (mô hình 6), hợp
khẩu của vận nguyên liệu có diễn ra quá trình song
song *[uɑ-]→*[uɯɤ-]→[uie-]? Hiện chúng ta mới
biết được điểm đầu [uɑ-] và điểm cuối [uie-], chúng
ta không có âm đọc [uɯɤ-] trong tiếng Việt, vì vậy
chúng tôi cho rằng, hợp khẩu của vận nguyên có
quá trình biến đổi ngữ âm là: *[uɑ-]→[uie-] (mô
hình 7).
Tóm lại ở vận nguyên của âm Hán Việt đã
xảy ra các quá trình biến đổi: *[Puɑ-]→[Fɑ-]
(mô hình 1); *[uɑ-]→*[uo-]→[o-] (mô hình
2); *[ɑ-]→[ɯɤ-] (mô hình 3); *[Puɑ-]→*[Fɑ-]
→[Fɯɤ-] (mô hình 4); *[Huɑ-]→*[uɑ-]→*[vɑ-]
→[vɯɤ-] (mô hình 5); *[ɑ-]→*[ɯɤ-]→[ie-] (mô
hình 6); *[uɑ-]→[uie-] (mô hình 7). 7 mô hình này
có thể gộp lại thành sơ đồ biến đổi ngữ âm như sơ
đồ 1 sau:
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
6. MÔ HÌNH BIẾN ĐỔI NGỮ ÂM CỦA VẬN DƯƠNG VÀ VẬN NGHIÊM
Vận dương và vận nghiêm ở tiếng Hán thượng cổ có âm chính giống như vận nguyên, đều là [ɑ-],
chúng chỉ khác ở âm cuối (vận dương có âm cuối [-ŋ], [-k], vận nghiêm có âm cuối [-m], [-p]). Thông
thường một quá trình biến đổi ngữ âm xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến một loạt âm chứ không không chỉ ở
một vài âm. Vậy vận dương và vận nghiêm có xảy ra các quá trình biến đổi ngữ âm giống vận nguyên
không, và âm cuối của chúng có ảnh hưởng gì đến biến đổi ngữ âm? Đây là những vấn đề chúng ta cần
giải quyết, trước tiên hãy xem âm đọc Hán Việt của vận dương và vận nghiêm:
Bảng 11: Bảng cách đọc âm Hán Việt của vận dương và vận nghiêm
Vận
Hán Việt trung cổ Hán Việt
thượng cổKhai khẩu Hợp khẩu
Vận nghiêm
嚴nghiêm, 嚴nghiêm, 劍kiếm,
劫kiếp, 怯khiếp, 欠khiếm
泛phiếm
劍gươm,
劫cướp,
腌ướp
帆buồm
凡帆phàm, 犯範phạm, 法pháp
Vận dương
常thường, 昌xương, 場trường,
仗trượng, 疆cương, 姜khương,
脚cước, 略lược
旺vượng, 王vương, 方肪
phương, 坊phường 兩lạng,
娘nàng,
长tràng
放buông,
房buồng,
縛buộc
庄妝装trang, 创sáng, 床sàng,
爽sảng, 状trạng; 恙炀漾樣
dạng, 奘tráng,
往vãng, 鋩硭mang, 舫phảng
逛cuống, 狂cuồng, 筐khuông,
況huống
放phóng, 防房phòng, 罔惘網
võng, 望妄vọng, 亡忘vong
Vận nghiêm của tiếng Hán trung cổ vốn thuộc vận bộ đàm (谈部) của tiếng Hán thượng cổ, có âm
đọc là [ɑm]. Mặc dù các âm đọc của vận nghiêm không nhiều, song chúng ta vẫn có thể nhìn ra quá trình
biến đổi ngữ âm giống như vận nguyên: 1. “凡帆phàm, 犯範phạm, 法pháp” là các thần âm đã biến đổi
từ trọng thần sang khinh thần, như vậy đã diễn ra mô hình *[Puɑ-]→[Fɑ-] (mô hình 1); 2. “帆buồm” là
minh chứng cho mô hình 2, *[uɑ-]→[uo-]; 3. “劍gươm, 劫cướp, 腌ướp” minh chứng cho mô hình 3,
*[ɑ-]→[ɯɤ-]; 4. “泛phiếm” là minh chứng cho mô hình 4 và 6, *[Puɑ-]→*[Fɑ-]→*[Fɯɤ-] (mô hình
4)→[Fie-] (mô hình 6); 5. “嚴nghiêm, 劍kiếm, 劫kiếp, 怯khiếp, 欠khiếm” minh chứng cho mô hình 6,
*[ɑ-]→*[ɯɤ-]→[ie-].
Rất có thể do ảnh hưởng của âm cuối [-m]/ [-p], nên quá trình biến đổi ngữ âm của vận nghiêm diễn
ra sớm hơn vận nguyên, vì vậy chúng ta không còn thấy mô hình 5 và mô hình 7 nữa.
Vận dương ở tiếng Hán thượng cổ vốn thuộc vận bộ dương (阳部), các nhà âm vận học Trung Quốc
phục nguyên nguyên âm chính của vận bộ dương là [ɑ] hoặc [a]. Nhìn vào cách đọc của vận dương ở bảng
trên đây, chúng ta có thể phát hiện ra một số mô hình biến đổi ngữ âm giống như vận nguyên: 1. Các âm
đọc là [ɑ] ở khai khẩu của âm Hán Việt trung cổ và âm Hán Việt thượng cổ là những âm đọc cổ còn lưu
lại; 2. “往vãng, 舫phảng” minh chứng cho mô hình 1, *[Puɑ-]→[Fɑ-]; 3. “逛cuống, 狂cuồng, 筐khuông,
況huống, 放buông” là minh chứng cho mô hình 2, *[uɑ-] → [uo-]; 4. “常thường, 昌xương, 場trường, 仗
trượng” là minh chứng của mô hình 3, *[ɑ-] → [ɯɤ-]; 5. “方肪phương, 坊phường” là minh chứng cho mô
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
hình 4, *[Puɑ-]→*[Fɑ-] →*[Fɯɤ-] (方phương, ở
phương ngôn Trung bộ vẫn còn đọc là “phang”); 6.
“旺vượng, 王vương” là minh chứng cho mô hình
5, *[Huɑ-] →*[uɑ-] →*[vɑ-]→[vɯɤ-].
Vận dương khác vận nguyên ở 2 điểm: 1.
Không có mô hình 6 và mô hình 7; 2. Ở thần âm
có nhiều âm đọc [ɔ-] (放phóng, 防房phòng, 罔惘
網võng, 望妄vọng, 亡忘vong).
Về điểm thứ nhất, vận dương chỉ biến đổi từ
[ɑ-] sang [ɯɤ-], chứ chưa biến đổi tiếp từ [ɯɤ-]
thành [ie-]. Sở dĩ như vậy là do có sự tác động
của âm cuối, vận nguyên có âm cuối đầu lưỡi, lợi
[-n], [-t], cặp âm cuối này làm cho các nguyên
âm dòng sau [ɯɤ-] dễ dàng biến đổi thành [ie-],
nhưng vận dương có âm cuối mặt lưỡi, ngạc mềm
[-ŋ], [-k], nhóm âm cuối này ảnh hưởng làm cho
các nguyên âm dòng sau [ɯɤ-] không biến đổi về
phía trước được, [ɯɤ-] không biến đổi thành [ie-].
Cũng chính nhóm âm cuối này (có thể liên quan
đến cả thanh mẫu nữa) làm cho vận dương còn lưu
giữ được nhiều âm đọc cổ [ɑ-].
Về điểm thứ 2 (các âm đọc [ɔ-] ở thần âm)
có thể được giải thích là: Sau khi mô hình 1 xảy
ra *[Puɑ-] biến đổi thành [Fɑ-], [ɑ-] không phân
tách thành [ɯɤ-] mà lại phát triển lên cao thành
[ɔ-]. Theo Nguyễn Đình Hiền (2014), trong quá
trình phát triển của mình, ở tiếng Việt đã xảy ra
quá trình biến đổi: ﹡a[ɑ]→﹡o[ɔ]→ô[o]. Rất có
thể các thần âm của vận dương biến đổi từ *[Puɑ-]
sang [Fɑ-] xong thì vừa lúc gặp mô hình ﹡a[ɑ]→
﹡o[ɔ] nên đã biến đổi theo, suy cho cùng vẫn là
do nhóm âm cuối [-ŋ], [-k] gây ra.
7. KẾT LUẬN
Theo quy luật vận động và phát triển, mọi sự
vật và hiện tượng luôn biến đổi không ngừng, ngữ
âm cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi một
quy luật biến đổi ngữ âm xảy ra thì nó ảnh hưởng
đến một loạt âm chứ không phải một vài âm. Ngoài
các vận nguyên, dương, nghiêm ra, những quy luật
mà chúng tôi chỉ ra trong bài viết dường như cũng
lác đác xảy ra với các vận khác, ví dụ: 安an/yên
(vận hàn khai khẩu), 全toàn/tuyền (vận tiên hợp
khẩu仙韵), 退thoái/thối (vận khôi hợp khẩu灰韵).
Những quy luật này cũng ảnh hưởng đến âm đọc
thuần Việt: [ɑ-] biến đổi thành [ɯɤ-] như trường
hợp “nước, nướng, lưỡi, lửa, ngứa” trong tiếng Việt
toàn dân vẫn được đọc là “nác, náng, lại, lả, ngá”
ở phương ngôn Trung bộ; [ɯɤ-] biến đổi thành
[ie-] như trường hợp “yếm (cái yếm), miếu” của
tiếng Việt toàn dân vẫn được nói là “ướm, mưởu”
ở phương ngôn Trung bộ, “gườm (hai người gườm
nhau)” ở tiếng Việt toàn dân được nói là “ghiềm”
ở phương ngôn Nam bộ (Phạm Văn Hảo, 2009).
Kết quả nghiên cứu của bài viết có thể ứng dụng
vào nhiều lĩnh vực, trong đó có việc tìm ra các từ
đồng nguyên của nhau và phục nguyên lại những
dạng âm đọc cổ của tiếng Việt. Dựa trên những quy
luật biến đổi ngữ âm của bài viết, chúng tôi tìm
ra một số cặp từ đồng nguyên như: 丸viên/hoàn/
hòn; 全toàn/tuyền; 安an/yên; 好háo/hiếu; 乱loạn/
lộn; 奔bươn/bôn; 染nhuộm/nhiễm; 说thốt/thuyết;
兼gồm/kiêm; 卷cuốn/quyển; 劍gươm/kiếm; 房
buồng/phòng; “全toàn” của tiếng Việt toàn dân,
ở phương ngôn Bắc bộ có cách đọc là “tuyền”, ví
dụ “canh tuyền nước” (Phạm Văn Hảo 2009, tr.426)
và vì vậy “đen tuyền” chính là “đen hoàn toàn”. Do
ảnh hưởng của quan hệ nghĩa và âm (các từ có cách
đọc khác nhau thường khác nhau về nghĩa), nhiều
người phân vân “gươm” và “kiếm” là cùng một loại
vũ khí hay là 2 loại khác nhau. Thực chất “gươm”
và “kiếm” là một, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê
1998, tr.504) chú thích “kiếm
1
d. gươm.” là hoàn
toàn chính xác, cũng chính vì vậy “Hồ Gươm” còn
có tên gọi khác là “Hồ Hoàn Kiếm”. “奔” có âm
Hán Việt trung cổ là “bôn”, đây là chữ Hán hội ý,
chữ này vốn được vẽ là người ở trên và ba chân
ở dưới, biểu thị ý nghĩa “chạy nhanh, ba chân bốn
cẳng”, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê 1998, tr.92)
“bươn” được chú thích là “bươn đg. (ph). Đi vội, đi
nhanh.”, “bươn” và “bôn” là cặp từ đồng nguyên,
có thể âm đọc ban đầu của chúng là “*ban”.
Chúng tôi xin được nêu một vài ví dụ để nói
về ứng dụng kết quả nghiên cứu của bài viết, trong
việc phục nguyên những âm đọc cổ của tiếng Việt:
a. 劍 có âm Hán Việt là “gươm/kiếm”, song
chúng tôi cho rằng cả “gươm” và “kiếm” đều
không phải là âm đọc cổ của 劍. Chúng ta đã biết ở
địa hạt thanh mẫu của tiếng Việt có quá trình biến
đổi ngữ âm từ [k] sang g[ɣ] (phương ngôn Trung
bộ còn giữ cách đọc “cươm, thanh cươm”). Căn cứ
vào mô hình 6 *[ɑ-]→*[ɯɤ-]→[ie-], thì âm đọc cổ
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
của “gươm/ kiếm” phải phục nguyên lại là *[kɑm].
Chúng tôi cho rằng “găm” trong “dao găm” chính
là từ đồng nguyên của “gươm” và “kiếm”. “Dao
găm” chính là một dạng kiếm ngắn, trong Từ điển
Việt - Bồ - La từ này được viết là “GAM, Dᴇ̆AO
GAM”. Nếu vậy thì “GAM” chính là minh chứng
cho vận mẫu [ɑm] mà chúng tôi phục nguyên. Một
số ví dụ khác: 劫cắp/cướp/kiếp; 年năm/niên; 别
bặt/biệt (ví dụ “bặt tăm/biệt tăm”).
b. Có nhiều từ có thể không tìm được hoặc chí
ít chưa tìm được minh chứng giống như “gươm/
kiếm”, ví dụ trường hợp “房buồng/phòng” phục
nguyên là *[buɑŋ], hay “萬muôn/vạn/vàn” phục
nguyên là *[muɑn] (Từ điển Việt - Bồ - La có các
cách viết “vạn, uạn, muôn, man”).
c. Việc phục nguyên cũng có thể chỉ là phục
nguyên một âm đọc ở khâu trung gian trong quá
trình biến đổi ngữ âm, ví dụ “安” có âm Hán
Việt là “an/ yên”, theo quy luật biến đổi ngữ âm
*[ɑ-]→*[ɯɤ-]→[ie-], chúng ta có thể phục nguyên
âm đọc là “ươn[ɯɤn]” ở giữa “an” và “yên”. Trong
Từ điển phương ngữ tiếng Việt (Phạm Văn Hảo
chủ biên, 2009, tr.430), từ “ươn” được chú thích là
“(B.; T.) t. 1. Lười nhác”, theo chúng tôi rất có thể
đây là dạng trung gian mà chúng ta phục nguyên,
bởi “安an” vốn có nghĩa là “yên, yên ổn, sống yên
ổn”, “yên” là “ở trạng thái không động đậy, xê
xích hoặc thay đổi vị trí, tư thế (đứng yên)”, và
nếu cứ ở trạng thái như vậy có nghĩa là không làm
gì, từ đó mà từ này có nghĩa “lười nhác”. Suy luận
này càng có cơ sở vì từ “an nhàn安闲” có từ đồng
nguyên là “ươn hèn”. “闲nhàn” thuộc vận sơn nhị
đẳng, thanh mẫu hạp, nên thanh mẫu đọc là “h”
và vận mẫu là “en” là hợp lý (âm Hán Việt có các
cách đọc “茶trà, chè; 车xa, xe; 限hạn, hẹn; 察xát,
xét; 斩trảm, chém; ”). Xét về mặt ý nghĩa “an
nhàn” một cách thái quá sẽ trở thành “ươn hèn”./.
Tài liệu tham khảo:
Alexandre de Rhodes (1991), Từ điển Annam - Lusitan
- Latinh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (nguyên
tác 1651).
Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình
thành cách đọc Hán Việt, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
Nguyễn Tài Cẩn (1997), Giáo trình lịch sử ngữ âm
tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Du (Nguyễn Quảng Tuân phiên âm khảo dị và
chú giải, 2004), Truyện Kiều (bản Nôm 1866), NXB
Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
Phạm Văn Hảo chủ biên (2009), Từ điển phương ngữ
tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Đình Hiền (2014), Nghiên cứu những mô hình
biến đổi ngữ âm ở vần có âm chính là a, i, u của
tiếng Việt, Đề tài cấp cơ sở Trường Đại học Ngoại
ngữ - ĐHQG Hà Nội.
Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch, Vương Lộc, Nguyễn
Khuê phiên âm và chú thích (2001), Nguyễn Trãi
toàn tập tân biên, NXB Văn học, Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học, Hà Nội.
C. Mác, Ph. Ăngghen (1994), C. Mác và Ph. Ăngghen
toàn tập (tập 20), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng,
Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
Hoàng Phê và nhóm tác giả (2015), Từ điển tiếng Việt,
NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội -
Đà Nẵng.
何成等(1997), 越汉辞典, 商务印书馆,北京.
王力 (1982), 龙虫并雕斋文集,第二册,中华书
局,北京.
阮廷贤(2011), 论三等合口介音, 东方语言
学,10:14- 24.
阮廷贤, 储泰松(2012), 唇音分开合试证, 古汉语
研究, 03: 15-22+95.
阮廷贤(2012), 从汉越语研究看音变及其层次, 语言
研究集刊, 00: 84-96+ 354-355.
阮廷贤(2014), 汉越语音系与喃字研究, 河内国家大
学出版社,河内.
潘悟云(2000), 汉语历史音韵学, 上海教育出版社,
上海.
30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
COMMENTS ON SEVERAL VARIATION MODES OF VIETNAMESE SPEECH SOUNDS
BASED ON SINO - VIETNAMESE CORPUS OF YUANYUN
NGUYEN DINH HIEN
Abstract: This paper bases on Sino-Vietnamese corpus of Yuanyun (元韵) to find out some variation
modes of Vietnamese speech sounds such as: 1. *[Puɑ-] → [Fɑ-]; 2. *[uɑ-] → *[uo-] → [o-]; 3.
*[ɑ-] → [ɯɤ-]; 4. *[Puɑ-] → *[Fɑ-] → [Fɯɤ-]; 5. *[Huɑ-] → *[uɑ-] → *[vɑ-] → [vɯɤ-]; 6. *[ɑ-]
→ *[ɯɤ-] → [ie-]; 7. *[uɑ-] → [uie-]. The research result may be applied to explain the fact that
one Vietnamese word may have with two different ways of pronunciation, to find out and provide
explaination on the words with the same or reviving pronunciation of the ancient Vietnamese words.
Keywords: Sino – Vietnamese, initial, rhyme, nuclear, prevocalie, final
Received: 05/7/2018; Revised: 26/7/2018; Accepted for publication: 20/8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tckhnnqs_15_9_2018_nguyen_dinh_hien_18_30_9886_2136125.pdf