Tài liệu Bàn về một số đặc điểm của ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện đại - Đỗ Tiến Quân: 39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
ĐỖ TIẾN QUÂN*; HÀ NGUYỄN HẰNG NGA**
*Học viện Khoa học Quân sự, quandovn@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, hanguyenhangnga@gmail.com
Ngày nhận bài: 13/6/2018; ngày sửa chữa: 02/8/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi Internet
được ứng dụng rộng khắp tại Trung Quốc, thì một
hiện tượng ngôn ngữ quan trọng – ngôn ngữ mạng
cũng đã xâm nhập và ảnh hưởng đến cuộc sống
người Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Với những
ưu điểm như tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian,
sáng tạo, hài ước, ẩn mình, ngôn ngữ mạng
được cư dân mạng sử dụng một cách rộng rãi, trở
thành một trong những bộ phận mới mẻ nhất trong
tiếng Hán hiện đại. Trong hiện thực, ngoài ngôn
ngữ, con người còn có thể dùng các phương tiện
khác để tiến hành giao tiếp, nhưng trong không
gian mạng, điều duy nhất mà con người dựa vào là
ngôn ngữ. Công dụng của ngôn ngữ được internet
phát huy đến...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về một số đặc điểm của ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện đại - Đỗ Tiến Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
ĐỖ TIẾN QUÂN*; HÀ NGUYỄN HẰNG NGA**
*Học viện Khoa học Quân sự, quandovn@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, hanguyenhangnga@gmail.com
Ngày nhận bài: 13/6/2018; ngày sửa chữa: 02/8/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi Internet
được ứng dụng rộng khắp tại Trung Quốc, thì một
hiện tượng ngôn ngữ quan trọng – ngôn ngữ mạng
cũng đã xâm nhập và ảnh hưởng đến cuộc sống
người Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Với những
ưu điểm như tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian,
sáng tạo, hài ước, ẩn mình, ngôn ngữ mạng
được cư dân mạng sử dụng một cách rộng rãi, trở
thành một trong những bộ phận mới mẻ nhất trong
tiếng Hán hiện đại. Trong hiện thực, ngoài ngôn
ngữ, con người còn có thể dùng các phương tiện
khác để tiến hành giao tiếp, nhưng trong không
gian mạng, điều duy nhất mà con người dựa vào là
ngôn ngữ. Công dụng của ngôn ngữ được internet
phát huy đến đỉnh cao (光明日报, 20/01/1999).
BÀN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN
NGỮ MẠNG TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của mạng Internet, ngôn ngữ mạng đã trở thành một biến thể ngôn ngữ mới
không ngừng thâm nhập vào cuộc sống của con người, đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức đối
với ngôn ngữ truyền thống. Đặc điểm của ngôn ngữ mạng thể hiện ở sự phong phú trong cấu tạo từ
mới, sự pha trộn phương thức biểu đạt câu, sự đa dạng trong phong cách ngôn ngữ. Tính sáng tạo và
đa dạng của ngôn ngữ mạng đã làm phong phú thêm các thủ pháp biểu đạt, góp phần vào sự phát triển
tiếng Hán hiện đại. Tuy nhiên, ngôn ngữ mạng cũng bộc lộ một số vấn đề nhất định. Dưới góc độ ngôn
ngữ học ứng dụng, bài viết đưa ra một số đặc điểm của ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện đại, trên
cơ sở đó phân tích tính hai mặt của ngôn ngữ mạng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy và học hiện tượng ngôn ngữ này.
Từ khóa: đặc điểm, ngôn ngữ mạng, tiếng Hán hiện đại
Chu Hồng Ba cho rằng, ngôn ngữ mạng là hình
thức ngôn ngữ mà con người sử dụng trong giao
tiếp trên mạng, có thể chia làm ba loại: thứ nhất là
các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến mạng,
thứ hai là các từ ngữ đặc biệt liên quan đến mạng,
thứ ba là các từ ngữ thường dùng trong BBS1 và
phòng trò chuyện (chatroom) của cư dân mạng
(席于霞,陆小玲,2010, tr.94). Vu Căn Nguyên
chỉ ra, đại bộ phận các từ ngữ trên mạng là do các
cư dân mạng tiến hành sửa chữa, thêm thắt, lồng
vào đó là các hình ảnh, ký hiệu một cách tùy
ý (于根元,2001, tr.57). Bách Oánh cho rằng,
ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ chuyên ngành liên
quan đến kỹ thuật điện tử mạng xuất hiện trong
thời đại Internet, mang màu sắc chuyên nghiệp rõ
ràng, thường được gọi là “ngôn ngữ mạng”, “ngôn
ngữ e” (柏莹, 2001, tr.48). Có thể thấy, chỉ riêng
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
khái niệm ngôn ngữ mạng đã là vấn đề thu hút
sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu
ngôn ngữ Trung Quốc. Trong phạm vi bài viết,
dưới góc độ ngôn ngữ học ứng dụng, chúng tôi tìm
hiểu, phân tích một số đặc điểm và tính hai mặt
của ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện đại, đồng
thời đưa ra một số gợi ý kết hợp với những kinh
nghiệm được đúc rút từ thực tế giảng dạy, hy vọng
góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy
và nghiên cứu tiếng Hán hiện đại.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ
MẠNG TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ
2.1.1. Cấu tạo từ bằng cách rút gọn
Đây là cách cấu tạo từ thường dùng nhất trong
ngôn ngữ mạng, thường theo các phương thức sau:
Một là, rút gọn phiên âm chữ Hán bằng cách sử
dụng những chữ cái đầu tiên trong phiên âm la tinh
của chữ Hán để tạo thành từ. Ví dụ: PL (漂亮),
GG (哥哥), BB (宝贝), BT(变态) Có thể
thấy, những từ viết tắt dạng này làm cho giao tiếp
được tiến hành một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Đồng thời, ngay cả đối với những từ có vẻ hơi thô
tục, thì những từ viết tắt dạng này cũng làm cho
hiệu quả giao tiếp trở nên uyển chuyển và dễ chấp
nhận hơn, như WBD (王八蛋), LLM (老流氓),
PMP (拍马屁), FB (腐败)...
Hai là, rút gọn từ đơn và cụm từ tiếng Anh. Ví
dụ như GF – girlfriend, BF – boyfriend, FT – faint,
VG – very good, BTW – by the way, HRU – how
are you, FM – follow me, K – kill, BB – bye bye...
rõ ràng, những từ ngữ rút gọn này vừa tiết kiệm
thời gian, vừa linh hoạt, đem lại cảm giác mới mẻ
cho người sử dụng.
Ba là, rút gọn cụm từ, hoặc kết hợp dùng chữ
cái và chữ số. Do cư dân mạng đa số đều là người
trẻ tuổi, có giáo dục và biết tiếng Anh, trong quá
trình giao lưu trên mạng, để thể hiện địa vị, cá
tính, vì thế họ lựa chọn cách hỗn hợp giữa chữ
số, phiên âm chữ cái, chữ cái tiếng Anh để tạo từ.
Ví dụ như: L婆–老婆, 3KU–thank you, 44K8-试
试看吧, 8U8-发又发, U2 – you toongoài ra,
việc rút gọn các cụm từ tiếng Hán cũng được sử
dụng một cách triệt để, ví dụ: dùng “普九”thay
cho “普及九年义务教育”; dùng “磁浮” thay cho
“磁悬浮”...
2.1.2. Cấu tạo từ hoàn toàn mới
Có thể dùng một ngữ tố cho sẵn kết hợp với
các ngữ tố khác tạo thành từ mới, ví dụ như ngữ tố
网 kết hợp với ngữ tố khác hình thành một loạt các
từ bắt đầu bằng từ 网 như 网迷, 网虫, 网友, 网恋,
网速, 网民hoặc dùng các từ mới thay thế các từ,
cụm từ cũ, ví dụ như dùng “爬网” thay thế cho “上
网”, dùng “恐龙” thay thế cho “丑女”, dùng “菜
鸟” thay thế cho từ “初上网的新手”
2.1.3. Cấu tạo từ bằng cách lặp lại
Đây là phương thức tạo từ mới bằng cách dùng
lặp lại một âm tiết thay thế cho cả từ, ví dụ dùng
“漂漂” thay cho “漂亮”, dùng “东东” thay cho “
东西” , dùng “坏坏” thay cho “坏蛋” , những
từ ngữ này mang sắc thái hài hước, tùy ý tương đối
cao. Có thể thấy, chính môi trường giao tiếp bình
đẳng khiến cho cư dân mạng tích cực tìm đến cảm
giác nhẹ nhàng, thoải mái, và cấu tạo từ bằng cách
lặp lại chính là một trong những phương thức thể
hiện tâm lý đó.
2.1.4. Cấu tạo từ bằng các ký hiệu
Đây thường là những từ biểu thị hành vi hoặc
trạng thái vui buồn của cư dân mạng, ví dụ như
dùng ký hiệu “Zzzz ” thay thế cho trạng thái
ngủ (睡觉); dùng “%-” biểu thị đau buồn (悲
伤); dùng“- 0” biểu thị kinh ngạc (惊讶), dùng
“55555-” diễn tả tiếng khóc (哭声)
2.2. Đặc điểm về câu
2.2.1. Sử dụng nhiều câu rút gọn
Ngôn ngữ mạng rất ít khi sử dụng câu dài, câu
phức tạp mà đa phần sử dụng câu ngắn. Câu từ 2
đến 10 chữ rất nhiều, hiện tượng rút gọn câu rất
phổ biến. Lấy ngẫu nhiên một đoạn chat trên mạng
như sau:
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
A:哪?
B:深圳,U?
A:扬州。认识你很高兴。
B:me 2!
A:家?
B:单位。
A:M or F?
B:M!我有事,先走!886!
A:B B 。(柏莹, 2001, tr.50)
Có thể thấy, các câu trên có kết cấu đơn giản,
đa phần là câu đơn, câu phi chủ ngữ, câu tỉnh lược.
Trong hội thoại trên, “你是哪里人?" đã được
rút gọn thành “哪?”, “你是在家上网吗?" rút
gọn thành “家?" Ngoài ra, các câu còn có xen
lẫn phiên âm tiếng Hán, chữ cái tiếng Anh. Các
hiện tượng tương tự cũng xuất hiện nhiều trong
các tình huống chat khác, ví dụ như “祝你xinnian
happy”
2.2.2. Sử dụng dạng câu hỗn tạp giữa tiếng
Hán và tiếng Anh
Dạng câu hỗn tạp là hiện tượng ngôn ngữ đặc
thù, được nảy sinh do ảnh hưởng lẫn nhau của
ngôn ngữ, là một dạng biến thể lai căng khi tiếng
Hán chịu ảnh hưởng của ngoại ngữ như tiếng Anh.
Ví dụ như trang chủ cá nhân của một người có
viết: “大胖子取了个贤惠的lady,有了自己可爱
的baby, 网络这家伙让我很crazy, 居然有那么多
东西需要好好去study”. Hoặc phương ngôn Bắc
Kinh có một từ thịnh hành “晕菜” miêu tả hồ đồ,
kinh ngạc, đau đầu, song dân mạng biểu thị sự kinh
ngạc lại dùng từ “faint” (晕), ví dụ: “faint, 怎么又
停电了”. Trong tiếng Hán thường dùng từ “哪
里哪里” để biểu thị sự khiêm tốn khi đáp lại lời
khen của người khác, nếu khen ai trên mạng “你真
聪明” thì người đó lập tức trả lời “where, where”.
2.3. Đặc điểm tu từ
Từ góc độ ngôn ngữ học truyền thống, những
kí hiệu ngôn ngữ cấu thành nên ngôn ngữ mạng
chủ yếu vẫn là chữ Hán, chữ số, chữ cái. Tuy
nhiên, những cư dân mạng đã dùng lối tư duy trẻ
trung của mình để biến những kí hiệu truyền thống
này thành những tổ hợp mới mẻ, tạo sự khác biệt
so với ngôn ngữ truyền thống. Dưới góc độ tu từ,
những kí hiệu truyền thống này chủ yếu thông qua
một số biện pháp tu từ sau đây tạo thành những
đơn vị biểu đạt ý mới, từ đó đạt được mục đích
giao tiếp.
Một là, sử dụng biện pháp ẩn dụ (比喻). Đây
là biện pháp tu từ dùng những sự vật có bản chất
khác nhau nhưng lại có điểm tương đối giống nhau
để miêu tả sự vật hoặc nói rõ vấn đề. Ví dụ “青蛙”
chỉ người đàn ông xấu trai, “菜鸟” chỉ dân mạng
mới, “网虫” chỉ dân nghiền mạng
Hai là, sử dụng biện pháp so sánh (比拟). Đây
là hình thức thông qua tưởng tượng để nhân hóa
con vật thành con người, hoặc cũng có thể xem
con người như con vật, hoặc có khi xem vật này
như vật kia để viết. Rất nhiều biệt danh (网名) sử
dụng biện pháp này, ví dụ “机器猫” biểu thị người
đó có sự lanh lợi, có nhiều biện pháp giải quyết
vấn đề,“涟漪” ám chỉ người đó thanh khiết như
nước trong hồ, tự do tự tại như sóng nước lăn tăn
Ba là, sử dụng biện pháp hai tầng nghĩa (谐音).
Đây là biện pháp tu từ vận dụng điều kiện tương
đồng và tương cận về ngữ âm để biểu đạt ý, tăng
hiệu quả biểu đạt. Những chữ, từ đồng âm, chữ, từ
gần âm phong phú là cơ sở ngữ âm của hai tầng
nghĩa trong tiếng Hán, từ đó cung cấp ngữ liệu
đầy đủ cho hai tầng nghĩa trong ngôn ngữ mạng.
Thông thường, hình thức chủ yếu là hai tầng nghĩa
chữ số la tinh và chữ, từ tiếng Hán, nhằm đạt đến
mục đích giao tiếp nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian đánh máy. Ví dụ: 7456 (气死我了), 1314
(一生一世) , 526 (我饿了), 687 (对不起), 886 (拜
拜了), 584 (我发誓) cũng có lúc hai tầng nghĩa
chữ số còn dùng để mô phỏng âm thanh, như biểu
thị âm thanh tiếng khóc, không dùng “呜呜呜呜”
(wu wu) mà dùng chữ số đồng âm với tiếng khóc
là “5555”.
Ngoài ra, hai tầng nghĩa bằng các âm tương tự
của các chữ tiếng Hán, ví dụ, dùng“煤油” thay cho
“没有”; dùng “酱紫” thay cho “这样子”; dùng
“大虾” thay cho “大侠”; dùng “油饼” thay cho
“有病”; dùng “幽香” thay cho “邮箱”... Những
biện pháp tu từ này khiến cho không gian trên
mạng trở nên sống động, thể hiện tính hài hước và
khả năng sáng tạo của cư dân mạng.
42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
2.4. Đặc điểm phong cách
Ngôn ngữ mạng phản ánh quan điểm tư tưởng,
giá trị của cư dân mạng - một quần thể đặc biệt
trong không gian ảo, trong không gian này, cư dân
mạng tiến hành giao tiếp với thân phận giấu kín,
do đó có thể bộc lộ hết cá tính, tính cách cá nhân,
vì thế, phong cách ngôn ngữ mạng tương đối đa
dạng, tự do, tùy ý, hài hước.
Phong cách tùy ý tự nhiên trong ngôn ngữ
mạng cũng tương đối nhiều. Thông thường không
có sự cân nhắc, sửa chữa tỉ mỉ, có lúc chỉ có nửa
câu, trên các trang mạng điện tử có rất nhiều trạng
thái như vậy. Ví dụ:
(a) Tiêu đề: “谁有周杰伦《双节棍》的歌
词?谢谢” (Ai có lời bài hát “双节棍” của Châu
Kiệt Luân? Cám ơn)
Nội dung chính: như tiêu đề
(b) “我想知道王力《古代汉语》现有同学
卖吗多钱” (Tôi muốn biết “Tiếng Hán cổ đại” của
Vương Lực hiện có bạn nào bán không, giá bao
nhiêu).
Ở ví dụ (a) tiêu đề dường như là một câu nói
trong kí túc xá sinh viên. Vì câu hỏi của tác giả
có nội dung như câu trên phần nội dung chính họ
cũng nghĩ đơn giản “如题” (như tiêu đề). Sự tùy ý
của phong cách này có thể thấy rõ. Ví dụ (b) cũng
là một câu nói tùy ý, ngay cả dấu câu cũng không
có, ý tác giả là muốn mua cuốn “古代汉语” của
Vương Lực.
Có trường hợp vừa trang trọng vừa dí dỏm. Ví dụ:
“GG,最近我发现你情绪低落,反应速度
大大降低,是不是头脑里碎片太多,需不需要
帮你整理一下内存啊”
“呵呵MM,我越来越与同事不能兼容了
呀”
Đây là đoạn đối thoại giữa hai thanh niên nam
nữ, họ dùng thuật ngữ chuyên môn liên quan đến
máy tính “碎片” , “兼容” để đối thoại, thoạt nhìn
thấy trang trọng nghiêm túc, đọc kĩ mới thấy dí
dỏm. “啊,呀” mô phỏng khẩu khí nói chuyện hàng
ngày. “呵呵” càng làm sinh động thêm.
Hoặc thể hiện tính hài ước, như “灌水”(论坛
中乱发帖子),“你真是286”(你脑子转得慢)
Hoặc dùng “偶” thay cho“我” , dùng “晕” thay
cho “看不懂”, dùng “稀饭” thay cho “喜欢”, ví
dụ như đoạn văn: “一位62岁的韩爷爷说,上小
学三年级的孙子在一次放学后对他说:“爷爷,
我有一个好东东给你,你一定稀饭”(王建文,
2007, tr.64).
3. TÍNH HAI MẶT CỦA NGÔN NGỮ
MẠNG TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
Ngôn ngữ mạng tiếng Hán coi trọng sự tôn
sùng cá nhân, theo đuổi “cái tôi”, có tính đa dạng,
đem lại cảm giác và hiệu ứng mới mẻ, thể hiện
được sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ. Đồng thời,
do không chú ý đến tính quy phạm, nên các chữ
sai, chữ dị biệt xuất hiện tương đối nhiều. Có
thể thấy, quá trình phát triển của ngôn ngữ mạng
như thế cũng có ảnh hưởng nhất định đến tiếng
Hán hiện đại.
3.1. Ảnh hưởng tích cực
Vương Đức Lượng, Trọng Mai cho rằng, ngôn
ngữ mạng là “Cuộc cách mạng trong lịch sử ngôn
ngữ học” (王德亮、仲梅,2008, tr.33), Mưu
Ngọc Hoa, Tạ Húc Huệ chỉ ra, ngôn ngữ mạng
đại diện cho xu hướng phát triển của ngôn ngữ,
sẽ thúc đẩy cải cách dần dần hệ thống chữ Hán
thành hệ thống từ ký hiệu và phiên âm (牟玉华、
谢旭慧,2008, tr.116). Từ các nhận xét trên, có
thể thấy ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ mạng
đối với sự phát triển của tiếng Hán hiện đại
Thực tế chứng minh, một ngôn ngữ muốn có
sức sống thì phải không ngừng tiếp thu những sự
vật mới để đảm bảo cho mưu cầu sinh tồn và phát
triển, đồng thời phải luôn duy trì sự trẻ trung và
sức hấp dẫn. Mạng là một thế giới có thể đem lại
cho cư dân mạng một không gian tự do để phát
huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Nếu so sánh
với ngôn ngữ viết truyền thống, ngôn ngữ mạng
được hình thành trong không gian ảo, do vậy có
thể phát huy được tính tự do của người sử dụng, từ
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
đó phản ánh rõ nét nhất sức sáng tạo về ngôn ngữ
của mỗi cá nhân. Ngôn ngữ mạng mang tính sáng
tạo, tính sáng tạo này sẽ mang lại sức sống mới
cho tiếng Hán hiện đại. Tính sáng tạo thể hiện trên
một số điểm: Một là sáng tạo những từ đã có, ví
dụ “灌水” vốn chỉ tưới nước, đưa nước vào trong
vật chứa, hoặc chỉ hành động bơm nước vào trong
sản phẩm thịt của những gian thương nhằm kiếm
lợi nhuận, nhưng trên ngôn ngữ mạng lại chỉ việc
viết những từ ngữ vô nghĩa, không có nội dung gì.
“恐龙” là một loài động vật thời tiền sử có ngoại
hình to lớn, dị biệt, ngôn ngữ mạng lại chỉ những
cô gái có ngoại hình xấu xí. Có thể thấy, việc sử
dụng những từ ngữ mạng sinh động, linh hoạt,
hình tượng càng làm phong phú thêm tiếng Hán
hiện đại. Hai là dân mạng sử dụng những biện
pháp tu từ trong tiếng Hán một cách sáng tạo, phi
truyền thống, tạo nên một số lượng lớn từ ngữ
mới. Chẳng hạn như hiện tượng hai tầng nghĩa mà
chúng tôi đề cập ở phần trên, cư dân mạng không
chỉ dùng để mô phỏng ngữ âm ngữ điệu khẩu ngữ
hàng ngày, mà còn sáng tạo ra nhiều từ vựng mới,
như “菌男” , “霉女” để chỉ trai gái có tướng mạo
xấu xí. Hai từ này vừa đồng âm với “俊男” “美
女” vừa có tác dụng mỉa mai, bởi vì “菌” , “霉”
khiến cho người ta lập tức nghĩ đến quá hạn, biến
chất Những từ như vậy trong tiếng phổ thông
không có, hoặc nếu có thì cũng không giải thích
như vậy, nhưng trong ngôn ngữ mạng, những từ
trên đã được đón nhận một cách phổ biến.
Tính sáng tạo và đa dạng khiến cho việc giao
tiếp bằng chữ Hán đơn điệu trở nên muôn màu
muôn vẻ, tràn đầy hơi thở cuộc sống. Giao lưu
trên mạng đã rút ngắn khoảng cách, có thể biểu
đạt được ngữ khí, hứng thú, ý tứ mà rất nhiều từ
ngữ trong ngôn ngữ truyền thống không diễn đạt
được. Có một số từ ngữ mạng như “登录”, “点
击”, “版主” do sự biểu đạt ý nghĩa chính xác
đã trở thành những từ ngữ có tần suất sử dụng rất
cao trong đời sống hàng ngày của người dân. Điều
này ở một mức độ nhất định chính đã thể hiện sự
phong phú và phát triển không ngừng của tiếng
Hán hiện đại.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, ngôn ngữ
mạng là một ngôn ngữ mới thể hiện một phần cuộc
sống và trạng thái tư duy của con người hiện đại.
Sự xuất hiện của nó đã để lại dấu vết thời đại rõ
nét, có lẽ chính vì thế, mà có chuyên gia cho rằng,
“Ngôn ngữ mạng đã phản ánh sự sản sinh vật chất
xã hội và đời sống tinh thần, thể hiện tình cảm
muôn màu muôn vẻ của người dân, phát huy tính
sáng tạo của con người đối với ngôn ngữ”, “Sức
sáng tạo này có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ,
là động lực và con đường quan trọng để làm phong
phú và phát triển ngôn ngữ.” (刘霞,2010, tr.130)
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Cùng với việc sử dụng và phát triển ngôn ngữ
mạng, hiện tượng không quy phạm trong ngôn ngữ
mạng dẫn đến vấn đề thô tục, thiếu văn minh dần
xuất hiện. Ngôn ngữ mạng ngày càng ảnh hưởng
đến cuộc sống hiện thực, ảnh hưởng đến ngôn ngữ
truyền thống, khiến cho những tác động tiêu cực
ngày càng rõ nét. Điều này thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất là, ảnh hưởng đến quy phạm của
tiếng Hán hiện đại. Tiếng Hán hiện đại đã bắt đầu
xuất hiện xu thế hòa nhập với ngôn ngữ mạng.
Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đối với tiếng
Hán và người học tiếng Hán, một số từ ngữ mạng
khi được sử dụng làm cho quy tắc, quy phạm ngữ
pháp của tiếng Hán trở nên tương đối lộn xộn, có
thể thay đổi cả thói quen học tiếng Hán của người
học. Ngoài ra, chữ Hán với đầy đủ hình âm nghĩa,
từ lâu đã hình thành mối quan hệ hình, âm, nghĩa
chặt chẽ. Nhưng trong ngôn ngữ mạng có nhiều
hiện tượng hai tầng nghĩa, như “就是” viết thành
“94”, “不要这样子” viết thành “表酱紫”, sẽ làm
giảm tính biểu đạt ý của chữ Hán, hiện tượng cố
ý viết chữ viết sai trong ngôn ngữ mạng như “我”
viết thành “偶” gây ra sự hỗn loạn. Xét về sự
phát triển lâu dài, điều này không có lợi cho sự
truyền bá tiếng Hán hiện đại.
Thứ hai là, sử dụng những từ ngữ không có giá
trị, vô nghĩa. Những từ ngữ này không có giá trị
truyền tải thông tin trong nội dung giao tiếp, tức là
những lời nói nhảm, thừa, có thể nói hoặc không
nói đều được. Nếu sử dụng quá nhiều những từ
ngữ này sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu lượng thông
tin cần thiết, gây ra thất bại trong giao tiếp.
44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
Ví dụ: “你是谁?—你的网友”, “你在干什
么—上网”
Hoặc như đoạn: “昨晚偶的GG带着他的恐
龙GF到偶家来吃饭。在饭桌上,GG的GF一
个劲的对我妈,那酱紫真的好BT,7456,偶
只吃了几口饭,就跟他们886,偶倒QQ上给
偶的MM打铁去了。”. Rõ ràng, loại ngôn ngữ
“thập cẩm” trong đoạn văn trên làm giảm hiệu quả
truyền bá thông tin, mâu thuẫn với quy phạm tiếng
Hán hiện đại, gây ra nhiều khó khăn trong tìm hiểu
ngôn ngữ.
Thứ ba là, xuất hiện hiện tượng thô tục hóa
trong ngôn ngữ mạng. Do tính đặc thù của bối
cảnh của không gian ảo, nên cũng xuất hiện nhiều
từ thô tục được sử dụng một cách tương đối phổ
biến trong ngôn ngữ mạng. Số liệu thống kê cho
thấy, chỉ riêng trong mạng Weibo, những từ như
“尼玛”、“屌丝”、“逗比”、“砖家/叫兽” được
sử dụng hàng chục triệu lần (何晶, 2015). Điều
này xuất phát từ mục đích muốn bộc lộ sự hỉ nộ
ái ố của cư dân mạng, nhưng khi được truyền bá
rộng rãi trong không gian mạng, lại có ảnh hưởng
và là trở ngại lớn đến phát huy tính thuần khiết của
ngôn ngữ.
4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÔN
NGỮ MẠNG TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG
HÁN HIỆN ĐẠI
Mạng internet đã trở thành phương tiện truyền
thông vô cùng quan trọng trên thế giới, ngôn ngữ
mạng với đặc điểm mới ngày càng bộc lộ rõ sức
thẩm thấu và ảnh hưởng rất lớn của mình, từ đó đi
từ trên mạng ra ngoài đời sống xã hội và xâm nhập
vào ngôn ngữ hàng ngày của những người trẻ tuổi,
thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều chuyên gia
ngôn ngữ, đồng thời tạo ra những tranh luận xung
quanh vấn đề ngôn ngữ mạng. Có nhiều quan điểm
trái ngược nhau, như ủng hộ, cho rằng, ngôn ngữ
mạng là một ngôn ngữ mới có thể thể hiện sự sống
và trạng thái tư duy của người hiện đại, sự xuất
hiện của nó có ý nghĩa tạo nên thời kì mới trong
lịch sử ngôn ngữ. Hoặc phản đối, chỉ trích, cho
rằng ngôn ngữ mạng đã phá đi sự thuần khiết của
tiếng Hán. Tuy rằng, hiện nay trong hệ thống giáo
trình của chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ
tiếng Trung Quốc, hầu như không có các nội dung
chuyên biệt giảng dạy về ngôn ngữ mạng, nhưng
hiện tượng ngôn ngữ này luôn luôn xuất hiện trong
quá trình giảng dạy, là vấn đề thu hút sự chú ý
không nhỏ của cả người dạy và người học. Trên cơ
sở những phân tích tổng hợp trên đây, chúng tôi đề
xuất một số giải pháp đối với ngôn ngữ mạng trong
quá trình dạy và học tiếng Hán hiện đại như sau:
4.1. Làm rõ sự khác biệt giữa ngôn ngữ
mạng và ngôn ngữ truyền thống tiếng Hán
Ngôn ngữ mạng là một loại ngôn ngữ “đặc
biệt”, nó không thuộc phạm vi của ngôn ngữ học
truyền thống, nhưng lại tồn tại một cách thực sự
trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Điều
“đặc biệt” ở đây thể hiện ở điểm, ngôn ngữ mạng
là các từ ngữ được dùng trong thế giới ảo, cho dù
xét trên mặt hình thức hay phong cách thì đều có sự
khác biệt nhất định so với ngôn ngữ bình thường
trong đời sống. Ngôn ngữ mạng là những từ ngữ
được sử dụng bởi một nhóm người nhất định (cư
dân mạng) trong một không gian riêng biệt. Xét
theo góc độ này, khi ngôn ngữ mạng xuất hiện,
thì cũng là lúc các từ ngữ tiếng Hán được phong
phú và phát triển ở một chừng mực nhất định, đem
lại cơ hội phát triển mới cho ngôn ngữ học tiếng
Hán hiện đại. Tuy nhiên, ngôn ngữ mạng luôn có
tính hai mặt, đơn cử như trường hợp những từ mới
xuất hiện trong ngôn ngữ mạng do cư dân mạng
sáng tạo ra với gốc từ tiếng Hán, tiếng Anh, hoặc
sử dụng các chữ số, ký tự Những từ mới này
có tính phong phú, đa dạng, nhưng cũng không
kém phần dị biệt, đồng thời có tính khẩu ngữ rõ
rệt, được sử dụng một cách rộng rãi trong cộng
đồng mạng, từ đó trở thành ngôn ngữ mạng chính
thức. Ngôn ngữ mạng này vừa có sự giống, vừa
có sự khác biệt với tiếng Hán hiện đại, chính vì
thế, có thể coi ngôn ngữ mạng là một con dao hai
lưỡi của ngôn ngữ học xã hội. Khi ngôn ngữ mạng
không ngừng phát triển, thì cũng là lúc thứ ngôn
ngữ này đem đến cho ngôn ngữ học truyền thống
nhiều thách thức, đòi hỏi giảng viên phải chú trọng
đến sự khác biệt đó khi giảng dạy kiến thức liên
quan cho sinh viên.
45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
4.2. Hướng dẫn người học sử dụng hợp lý
ngôn ngữ mạng
Đối với một số từ ngữ mạng thường xuất hiện
trong lời nói và bài viết của người học, giảng viên
phải có định hướng, hướng dẫn thích hợp đối với
việc sử dụng ngôn ngữ mạng, chỉ rõ những hạn
chế, sai sót của người học khi sử dụng ngôn ngữ
mạng trong bài viết hoặc trong giao tiếp diễn đạt
bằng tiếng Hán hiện đại. Điều cần chỉ ra là, phải
làm cho người học hiểu được cách sử dụng chính
xác ngôn ngữ mạng trong trường hợp phục vụ nhu
cầu giao tiếp thực tế, đồng thời hạn chế sử dụng
ngôn ngữ mạng trong đời sống hàng ngày, góp
phần thúc đẩy công tác giảng dạy tiếng Hán hiện
đại nói chung, quy phạm hóa ngôn ngữ mạng nói
riêng. Ví dụ, đối với những bài viết mà người học
sử dụng các tiêu đề theo ngôn ngữ mạng một cách
mơ hồ, bạo lực, tiêu cực phải có sự sửa chữa,
uốn nắn kịp thời, nếu không sẽ có tác động tiêu
cực lâu dài, điều này cũng giống như nhận xét của
TS. Nguyễn Văn Khang: “Ngôn ngữ mạng là ngôn
ngữ cá nhân nhưng lại nằm trên mạng xã hội nên
có sức lan tỏa rất lớn. Mặt khác, nếu dùng nhiều
sẽ thành quen, có thể dẫn đến việc giới trẻ sử dụng
chệch hướng, biến nó thành ngôn ngữ trong nhà
trường, trong các văn bản. Trong ngôn ngữ mạng,
câu không cần đúng, chỉ viết cực ngắn nên nếu sử
dụng trong khoảng thời gian dài thì dần dần sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới tư duy” (Lâm Vũ, 2014).
4.3. Tăng cường ý thức quy phạm ngôn ngữ
cho người học
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất
trong xã hội, luôn có tính quy phạm nhất định,
ngôn ngữ mà thiếu đi tính quy phạm rõ ràng thì
khó mà phát huy được công năng truyền đạt thông
tin, giao lưu tư tưởng, văn hóa. Điểm xuất phát
của quy phạm ngôn ngữ cần phải dựa trên tính
ứng dụng, không thể tách rời thực tế ứng dụng
ngôn ngữ, cũng không thể tách rời thực tế phát
triển ngôn ngữ, xuất phát từ mục đích ứng dụng,
đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, đây là nguyên
tắc quy phạm của ngôn ngữ. Đồng thời, phải luôn
nắm chắc nguyên tắc xuất phát từ góc độ văn minh
mạng để hướng dẫn và quy phạm ngôn ngữ mạng
cho người học. Giảng viên phải chỉ ra cho người
học thấy những vấn đề của ngôn ngữ mạng như,
dân mạng Trung Quốc trong các chatroom, diễn
đàn rất hay sử dụng ngôn ngữ không văn minh,
công kích lẫn nhau, hoặc có nội dung không lành
mạnhVì vậy cần phải tăng cường giáo dục đạo
đức mạng cho người học khi tham dự các cuộc
giao tiếp như vậy với người Trung Quốc, góp phần
làm trong sạch môi trường văn hóa, văn minh
mạng ngôn ngữ tiếng Hán hiện đại.
4.4. Có thái độ cởi mở tiếp thu những điểm
tích cực của ngôn ngữ mạng
Sự phát triển của ngôn ngữ mạng cần phải sản
sinh ra một số từ mới, những từ này làm phong
phú thêm khả năng biểu đạt, phù hợp với nhu cầu
giao tiếp bằng ngôn ngữ, được số lượng lớn người
sử dụng Trung Quốc công nhận. Ví dụ “版主”
đã được ghi vào trang 36 bản số 5 cuốn “Từ điển
tiếng Hán hiện đại” (现代汉语词典), “菜鸟”, “灌
水” phản ánh sự vật mới, được đa số người Trung
Quốc chấp nhận, chắc chắn trong tương lai gần
cũng sẽ gia nhập vào hàng ngũ những từ ngữ quy
phạm trong tiếng Hán. Điều này chứng tỏ trong
tiến trình phát triển ngôn ngữ, quy phạm là một
quá trình tự nhiên, lấy việc mọi người cùng tiếp
nhận làm nguyên tắc, những từ vựng mới và thói
quen ngôn ngữ mới cần phải quy phạm một cách
khoa học, lành mạnh có ích, không nên cho rằng,
đó là hiện tượng kì quái, thậm chí thô tục. Giảng
viên cần làm cho người học hiểu rõ, ngôn ngữ luôn
luôn vận động và biến đổi ở một chừng mực nhất
định, có lượng từ vựng, lớp ngữ pháp thay đổi theo
thời gian, ngôn ngữ mạng cũng không nằm ngoài
quy luật đó, việc xuất hiện một số từ ngữ, một số
cách diễn đạt mới trên mạng tiếng Hán hiện đại
cũng chỉ là sự phản ảnh hiện trạng, nhu cầu, tâm
lý của cư dân mạng, là một trong những biểu
hiện của ngôn ngữ, văn hóa xã hội ở một thời
điểm nhất định. Do đó, phải có thái độ đúng đắn,
tiếp thu những điểm tích cực, hạn chế những tiêu
cực của hiện tượng ngôn ngữ này.
5. KẾT LUẬN
Tóm lại, ngôn ngữ mạng là một biến thể ngôn
ngữ xã hội tiếng Hán được cộng đồng cư dân mạng
Trung Quốc từng bước sáng tạo ra khi sống trong
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
không gian ảo, là sự phản ánh trực tiếp nhất của
thời đại internet, góp phần làm phong phú ngôn
ngữ xã hội tiếng Hán hiện đại, đồng thời cũng đem
lại một số ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Khi giảng
dạy và nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này, chúng
ta phải phải có quan điểm toàn diện, khách quan,
vừa phải nhìn thấy sự hạn chế, vừa phải thấy được
giá trị tồn tại của nó, từ đó vận dụng một cách linh
hoạt, phù hợp với thực tiễn nhằm đạt đến hiệu quả
như mong muốn./.
Chú thích:
1. BBS: Bulletin Board System, Hệ thống bảng
tin điện tử – Một hệ thống cho phép mọi người đọc
các thông điệp của nhau và gửi các thông điệp mới.
Tài liệu tham khảo:
Lâm Vũ (2014), “Ngôn ngữ mạng, sự lạm dụng gây hệ
quả xấu”, Báo Hà Nội mới, 11/01/2014.
柏莹(2001),网络口语语体初探,扬州教育学院
学报,第4期。
陈原(2000),社会语言学,商务印书馆,北京。
关注网络语言,光明日报, 1999年1月20日,第15
版。
何晶, 专家谈粗鄙网络用语流行:某种意义上是社
会放纵,羊城晚报,2015年6月14日。
李存(2004),网络语言对网民心理的折射,无锡
商业职业技术学院学报,第3期。
林纲(2002),网络用语的类型及其特征,修辞学
习,第1期。
刘洁(2000),我看网络聊天语,语文建设,第10
期。
牟玉华、谢旭慧(2008),网络语言影响下的汉
语、汉字发展趋势,山西师范大学学报,第6
期。
祁伟(2003),社会流行语与网络语言,语言与翻
译,第3期。
王德亮,仲梅(2008),网络语言:语言史上的一
场革命,电子科技大学学报(社科版),第6期。
席于霞,陆小玲(2010),浅析互联网网络语言的
特征,漯河职业技术学院学报,第6期。
于根元(2001)网络语言概说,中国经济出版社,
北京。
COMMENTS ON SEVERAL CHARACTERISTICS OF THE INTERNET LANGUAGE IN
MODERN CHINESE
DO TIEN QUAN, HA NGUYEN HANG NGA
Abstract: Along with the development of the Internet, Internet language has become a new language
variant that is constantly infiltrating human life and at the same time bringing lots of challenges to
traditional languages. The characteristics of Internet language are represented in the richness of new
word formation, the mixture of sentence patterns and the diversity of language styles. The creativity
and diversity of Internet language enriches the expressing methods, contributing to the development
of modern Chinese. However, Internet language also reveals certain problems. From the perspective
of applied linguistics, the article offers some features of Internet language in modern Chinese, on
which we analyze its benefits and chanllenges and make a number of recommendations to improve
the quality of teaching and learning this language phenomenon.
Keywords: characteristics, Internet, modern Chinese
Received: 13/6/2018; Revised: 02/8/2018; Accepted for publication: 30/8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tckhnnqs_15_9_2018_do_tien_quan_39_46_488_2136123.pdf