Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại - Đỗ Thị Thúy Hà

Tài liệu Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại - Đỗ Thị Thúy Hà: Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 227 BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN DI NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ THỨ HAI THÔNG QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ BIỂU THỊ MỤC ĐÍCH “为了” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Đỗ Thị Thúy Hà* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu về chuyển di ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng của nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Các nhà ngôn ngữ học đã sớm phát hiện ra rằng, việc học tập và nắm vững một loại ngôn ngữ nào đó sẽ có tác dụng bổ trợ cho việc thụ đắc một loại ngôn ngữ khác. Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học sẽ lợi dụng tất cả những kiến thức đã có về ngôn ngữ (ngôn ngữ thứ nhất) để phát triển ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ hai). Điều đó có nghĩa là hiện tượng chuyển di ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Nhưng chuyển di ngôn ngữ có mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó, do vậy, trong dạy học không thể coi nhẹ hiện tượng này. Bài viết trên cơ sở quan sát thực trạng sử dụng từ biểu thị mục ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại - Đỗ Thị Thúy Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 227 BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN DI NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ THỨ HAI THÔNG QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ BIỂU THỊ MỤC ĐÍCH “为了” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Đỗ Thị Thúy Hà* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu về chuyển di ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng của nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Các nhà ngôn ngữ học đã sớm phát hiện ra rằng, việc học tập và nắm vững một loại ngôn ngữ nào đó sẽ có tác dụng bổ trợ cho việc thụ đắc một loại ngôn ngữ khác. Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học sẽ lợi dụng tất cả những kiến thức đã có về ngôn ngữ (ngôn ngữ thứ nhất) để phát triển ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ hai). Điều đó có nghĩa là hiện tượng chuyển di ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Nhưng chuyển di ngôn ngữ có mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó, do vậy, trong dạy học không thể coi nhẹ hiện tượng này. Bài viết trên cơ sở quan sát thực trạng sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên, đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của sự chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và từ đó đưa ra một số gợi ý trong dạy học ngôn ngữ thứ hai (cụ thể là tiếng Hán) cho người Việt Nam. Từ khóa: thụ đắc ngôn ngữ, chuyển di ngôn ngữ, 为了, tiếng Hán, tiếng Việt ĐẶT VẤN ĐỀ** Từ đầu những năm 60, 70 của thế kỷ 21, nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã là một môn khoa học độc lập, hệ thống lý luận của nó được xây dựng dựa trên mục tiêu là miêu tả quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và giải thích đặc trưng của việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Không thể phủ nhận vai trò của việc nghiên cứu quá trình thụ đắc, trong đó nhấn mạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này đối với công việc giảng dạy tiếng nước ngoài. Trước sự phát triển như vũ bão của ngành giảng dạy tiếng Hán hiện nay, công việc nghiên cứu này ngày càng được coi trọng. Phạm trù mục đích là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp của con người. Trong tiếng Hán để biểu thị mục đích ta có thể sử dụng các từ ngữ, kết cấu như “为了”, “为”,“以”,“以便”,“好”,“免得”,“为的是”,“ 是为了”. Trong đó “为了” có tần suất sử dụng nhiều hơn cả. Trong tiếng Việt cũng có không ít các chỉ tố chỉ mục đích như “để”, “để mà”, “nhằm”, “hòng”, “cốt” Người Việt nam khi học tiếng Hán sẽ có xu hướng đem hiểu biết về kiến thức tiếng mẹ đẻ vận dụng vào sử dụng ngôn ngữ đích, hay chính là ở đây đã xuất hiện một sự chuyển di, điều này đem đến * Tel: 0914 598599; Email: dothuyha.sfl@tnu.edu.vn cho người học nhiều thuận lợi nhưng cũng không thể không bàn đến những khó khăn. Dưới đây chúng tôi tập trung bàn về sự chuyển di này thông qua tình hình sử dụng từ chỉ mục đích “为了” của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN DI NGÔN NGỮ Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một quá trình gây dựng giả thiết và thử nghiệm giả thiết mang tính sáng tạo. Trong quá trình này, người học sẽ vận dụng những kiến thức đã có, bao gồm cả kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ để phát triển ngôn ngữ trung gian của mình. Hiểu theo nghĩa này thì sự xuất hiện của hiện tượng chuyển di ngôn ngữ là không thể tránh khỏi, hiện tượng này là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Theo quan điểm của ngôn ngữ học chủ nghĩa hành vi, chuyển di luôn có mối quan hệ chặt chẽ với rào cản, nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng không thể giản đơn coi chuyển di là 1 loại rào cản hoặc cách sử dụng lại tiếng mẹ đẻ. Sharwood Smith và Kellerman (1986) cho rằng có thể dùng “sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ” để khái quát nên hiện tượng chuyển di ngôn ngữ. Hai ông cho rằng cụm từ “sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ” về mặt lý luận là trung tính, nó có thể khái quát cho rất nhiều Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 228 loại hiện tượng như là chuyển di, rào cản, tránh né, vay mượn, lỗi liên quan đến ngôn ngữ thứ hai... Điều này cũng đem đến tiềm năng cho việc nghiên cứu sự khác biệt và tương đồng giữa các hiện tượng trên. Một vài quan điểm có ảnh hưởng đến hiện tượng chuyển di ngôn ngữ Chuyển di ngôn ngữ có ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai hay không, mức độ ảnh hưởng thế nào và ảnh hưởng ra sao đã trở thành những vấn đề cơ bản mà các nhà nghiên cứu cần giải đáp. Trong quá trình phát triển của mình, chuyển di ngôn ngữ đã trải qua hai giai đoạn lịch sử quan trọng, đó là giai đoạn nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết của chủ nghĩa hành vi lấy giả thiết phân tích đối chiếu là chủ đạo và giai đoạn nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết của lý luận tri nhận lấy giả thiết ngôn ngữ trung gian là chủ đạo. Chuyển di ngôn ngữ được phát triển sớm nhất từ trong lĩnh vực phân tích đối chiếu. Từ những năm 50, phân tích đối chiếu bắt đầu xuất hiện và từ đó nhanh chóng chiếm vị trí đầu tiên trong nghiên cứu giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Lado (1957) dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi và chủ nghĩa cấu trúc đã đưa ra giả thuyết phân tích đối chiếu, trong đó ông đã cho rằng, hiện tượng chuyển di ngôn ngữ là một trở ngại đáng kể trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, thông qua việc so sánh, đối chiếu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích có thể dự đoán trước được lỗi mà người học ngôn ngữ thứ hai dễ mắc phải cũng như những điểm khó trong quá trình học. Trong giai đoạn này, người ta đã thừa nhận tác dụng của tiếng mẹ đẻ trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Sự tương đồng giữa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích đem đến sự “chuyển di tích cực” và sự khác biệt giữa chúng sẽ đem đến “sự chuyển di tiêu cực”. Từ đó, Lado và các nhà nghiên cứu đã có kết luận rằng, “phần giống nhau giữa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích thì dễ học, phần khác nhau thì khó học”. Quan điểm này đã được khái quát hóa giản đơn thành công thức “khoảng cách = độ khó”, tức là khoảng cách lớn nhỏ giữa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích tỉ lệ thuận với độ khó của việc học [1]. Tới những năm 70, cùng với sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu lỗi, phân tích đối chiếu dần không được coi trọng, nhưng nghiên cứu hiện tượng chuyển di ngôn ngữ vẫn không dừng lại, nhiều công trình nghiên cứu trên cơ sở của phân tích đối chiếu, từ nhiều góc độ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ “khoảng cách = độ khó” đã nói ở trên, trong đó một vài nghiên cứu đã chứng minh được lý luận của Lado. Những vấn đề cần được nghiên cứu tiếp mà lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu để lại khiến cho các nhà nghiên cứu nhận ra rằng chuyển di ngôn ngữ không phải là hiện tượng đơn giản như Lado và các nhà nghiên cứu đã nghĩ và họ đã đem lý luận tiêu chí ngôn ngữ vào việc nghiên cứu hiện tượng này. Lý luận tiêu chí với nền tảng cơ sở là khái niệm tiêu chí, là nguyên tắc quan trọng để phân tích hệ thống ngôn ngữ. Mục đích chính của lý luận này là thông qua phân tích hiện tượng tiêu chí trong các hệ thống ngôn ngữ nhỏ để xây dựng nên những mô hình tiêu chí ngôn ngữ. Những khó khăn của người học ngôn ngữ thứ hai có thể dựa vào lý luận này để dự đoán vì lý luận tiêu chí ngôn ngữ đã trả lời được câu hỏi chuyển di ngôn ngữ xuất hiện ở đâu và bằng những phương thức nào. Các hình thức biểu hiện chính của chuyển di ngôn ngữ (liên hệ từ biểu thị mục đích trong tiếng Hán và tiếng Việt) Để tiến hành tìm hiểu các hình thức của chuyển di ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi đã thực hiện việc khảo sát, thống kê các bài viết luận và bài dịch, trong đó tập trung vào nghiên cứu quá trình sử dụng các từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung quốc tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã tổng hợp được tiến hành miêu tả, phân tích và phân loại. Trong đó đặc biệt chú trọng đến sự xuất hiện các kiểu loại lỗi của sinh viên cũng như nguyên nhân gây ra những lỗi đó. Chúng tôi đã thực hiện thống kê hiện trạng sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” từ bài viết luận trong kỳ thi cuối kỳ của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Trung Quốc, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây: Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 229 Bảng 1. Tình hình sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc Nội dung Đối tượng Số bài khảo sát Tần suất sử dụng Tỷ lệ sử dụng chính xác Tỷ lệ sử dụng không chính xác Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ Sinh viên năm thứ 3 108 23 21,2 % 13 56,5 % 10 43,5 % Theo số liệu trong bảng trên cho thấy, tỷ lệ bài viết có sử dụng các từ ngữ chỉ mục đích “为了” là rất thấp (chiếm 18%), trong đó, số bài sử dụng chính xác và không chính xác có tỷ lệ khá cao và độ chênh lệch không lớn. Ngoài ra, ngữ liệu của bài viết còn được thu thập từ nguồn bài tập môn dịch 1 (Dịch Trung – Việt) của sinh năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Trung Quốc. Kết quả thu được là các câu có sử dụng từ ngữ chỉ mục đích “为了” trong tiếng Hán, bao gồm cả câu chính xác và không chính xác. 1) Chuyển di tiêu cực: Chuyển di tiêu cực chỉ việc mượn tiếng mẹ đẻ để biểu đạt ngôn ngữ thứ hai nhưng lại không phù hợp với thói quen biểu đạt của ngôn ngữ thứ hai đó , hoặc không được người bản địa dùng ngôn ngữ đó chấp nhận, do đó kết quả là đã sinh ra lỗi. Khi giữa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai có sự khác nhau về điểm nào đó thì sự khác nhau này luôn là nội dung khó đối với người học, lúc này rất dễ xảy ra hiện tượng chuyển di tiêu cực. Chuyển di tiêu cực chỉ một loại “rào cản” mà kiến thức tiếng mẹ đẻ hoặc kiến thức ngôn ngữ đích mang đến cho người học. Nếu “rào cản” do ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ mang đến thì được gọi là “chuyển di giao ngôn ngữ”, còn nếu “rào cản” đó đến từ ngôn ngữ đích thì được gọi là “chuyển di nội ngôn ngữ”[2]. Có thể thấy rằng chuyển di tiêu cực trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai ảnh hưởng tới (đem rào cản tới) các bình diện của ngôn ngữ, từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp, ngữ dụng và văn hóa. Đối với hiện tượng khách quan này, chúng ta một mặt cần nhìn ra sự tồn tại của nó, thừa nhận ảnh hưởng của nó tới việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai; mặt khác, cần phải nhận thức được rằng, lỗi mà do rào cản này đem đến là khó tránh khỏi, người học ngoại ngữ cần phải thoát khỏi trở ngại tâm lý sợ mắc lỗi, như thế lại có lợi cho người học ngoại ngữ phát huy tính năng động chủ quan, đạt được hiệu quả học tập cao. Dù gì thì sự xuất hiện của lỗi không phải là một việc xấu, trong quá trình trải qua sự chuyển di tiêu cực, người học thực tình cũng đã là trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ, chúng ta cũng có thể coi chuyển di tiêu cực như là một loại sách lược học tập, sách lược giao tiếp. Ví dụ 1: Để luyện tốt khí công,anh ấy đã phải chịu bao khó khăn mà không hề oán thán một câu nào. Với câu mang chỉ tố chỉ mục đích “để” ở trên, có người học đã dịch sang tiếng Hán là:以便练好气功,他受了不少苦,却没有半点怨言。* “Để” trong tiếng Việt có thể đứng ở đầu câu hoặc ở đầu phân câu sau, còn “以便” cũng là từ chỉ quan hệ mục đích, chuyển dịch sang tiếng Việt cũng có nghĩa là “để”, nhưng nó chỉ có vị trí duy nhất là đứng ở đầu phân câu sau. Người học không để ý đến sự khác biệt này nên đã sinh ra lỗi trong khi vận dụng. Câu trên cách biểu đạt chính xác nên là: 为了练好气功,他受了不少苦,却没有半点怨言。 Ta tiếp tục quan sát các ví dụ dưới đây: Ví dụ 2: *为我没带伞,妈妈要来接我。 Ví dụ 3: *为了想想好久,我睡一个觉到下午。 Ví dụ 4:* 他也说过,大家可以生活在一起是为了缘分,所以我 们要互相帮助,互相尊敬。 Nguyên nhân gây lỗi của các ví dụ trên là do “为” và “为了” ngoài nghĩa chỉ mục đích ra còn có thể biểu thị nguyên nhân, người học do trong quá trình sử dụng đã vận dụng kiến thức một cách máy móc, hay nói cách khác là họ đã liên hệ vận dụng những gì đã học được sang một kiến thức mới, do vậy đã xảy ra sự nhầm lẫn. Các câu trên nên biểu đạt như sau: 因为我没带伞,妈妈要来接我。 Dịch nghĩa: Vì tôi không mang theo ô nên mẹ phải đến đón tôi. Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 230 因为想想好久,我睡一个觉到下午。 Dịch nghĩa: Vì suy nghĩ quá nhiều nên tôi đã ngủ một giấc đến tận chiều. 他也说过,大家可以生活在一起是因为缘分,所以我 们要互相帮助,互相尊敬。 Dịch nghĩa: Anh ta đã từng nói, mọi người có thể sống được cùng nhau là do duyên phận, cho nên chúng ta phải giúp đỡ nhau, tôn trọng lẫn nhau. Ta quan sát tiếp ví dụ dưới đây: Ví dụ 5: *他很喜欢唱歌直到他妈妈为了他找个辅导老师教他唱 歌。 Vì “为” vừa có thể biểu thị mục đích của động tác hành vi, lại vừa có thể biểu thị đối tượng tiếp nhận của động tác, nên câu này phải thay “为了” bằng “为”, cách diễn đạt chính xác nên là: 他很喜欢唱歌直到他妈妈为他找个辅导老 师教他唱歌。 2) Chuyển di tích cực. Tiếng mẹ đẻ mặc dù có khả năng sẽ gây ra trở ngại trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, nhưng vẫn có khả năng mang đến tác dụng tích cực. Hiện tượng này được gọi là chuyển di tích cực trong học tập ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai, trong đó ở giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ, người học sẽ luôn dựa theo các quy tắc ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. Khi các quy tắc của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đó hoàn toàn giống với quy tắc của ngôn ngữ thứ hai thì người học sẽ sử dụng một cách chính xác ngôn ngữ thứ hai. Tiếp theo đó, người học sẽ dần hình thành một loạt các quy tắc liên quan đến ngôn ngữ thứ hai, những quy tắc này có khả năng là lỗi trong ngôn ngữ thứ hai, nhưng chúng vẫn là những tiêu chí của sự phát triển ngôn ngữ của người học. Tiếp đến, người học sẽ phát hiện ra quy tắc mà mình tự sáng tạo ra có chỗ không phù hợp với quy tắc chính thống của ngôn ngữ thứ hai, từ đó người học dần dần loại bỏ những quy tắc không chính xác và cuối cùng sẽ học được các quy tắc chuẩn xác nhất. Trong quá trình học kiểu dạng này, ở giai đoạn sơ cấp, khi ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của người học có các quy tắc đồng nhất với ngôn ngữ thứ hai, thì ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đem đến tác dụng thúc đẩy việc học ngôn ngữ thứ hai này. Nói một cách khác thì chuyển di tích cực chỉ một vài hình thức mà trong bối cảnh ngôn ngữ thứ hai, người học vì chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ một cách vô thức đã lợi dụng tiếng mẹ đẻ để biểu đạt, vừa hay kiểu lợi dụng này lại phù hợp với thói quen biểu đạt của ngôn ngữ thứ hai, kết quả là có được những biểu đạt chính xác. Sự chuyển di tích cực ngôn ngữ mẹ đẻ chủ yếu biểu hiện ở hai cấp độ từ và câu. Ta cùng quan sát một vài ví dụ của sinh viên khi sử dụng từ chỉ mục đích trong tiếng Hán hiện đại vào viết bài dịch. Ví dụ 6: Để bạn đọc hiểu rõ sự việc, chúng tôi xin cung cấp thêm một số tư liệu. Dịch câu:“为了让读者把事件弄清,我们就加 给一些新信息。” Từ “để” trong tiếng Việt có thể dịch sang tiếng Hán là “为了”, trong câu trên được dịch thành “为了” là rất hợp lý, cả hai từ đều dùng để biểu thị mục đích và đều có thể đứng ở đầu câu, ngay trước phân câu biểu thị mục đích. Điều này thuộc về sự chuyển di tích cực, trong đó giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai có một vài điểm ngôn ngữ không có sự khác biệt, người học khi nắm bắt những từ ngữ kiểu như thế sẽ không gặp vấn đề khó khăn gì. Ví dụ 7: Để đứng vững được trên con đường sự nghiệp, tôi đã đi khắp nơi tìm kiếm những đột phá mới. Dịch câu: “为了在事业上站住脚,我四处寻找新的突破点。” Một trong những kiểu kết cấu của từ “để” biểu thị mục đích là theo sau nó là cụm động từ hoặc một phân câu nhỏ, trong tiếng Hán cũng vậy, theo sau “为了” cũng có thể là cụm động từ hoặc một kết cấu chủ vị, người học có thể dựa vào điểm giống nhau này để vận dụng vào học tập. 3) Tránh né. Tránh né là một hiện tượng khá phức tạp, khi người học phát hiện ra một vài quy tắc của ngôn ngữ đích có sự khác biệt với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, hơn nữa lại không dễ Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 231 học, họ sẽ cố gắng không sử dụng các quy tắc này. Đây chính là hiện tượng tránh né trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Tránh né và chuyển di tiêu cực đều có điểm chung là được sản sinh trên cơ sở giữa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích có sự khác biệt. Nhưng ở “tránh né”, người học tránh sử dụng những quy tắc tương đồng, bao gồm cả việc không làm theo quy tắc của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, còn ở “chuyển di tiêu cực”, người học có sử dụng nhưng lại làm theo những quy tắc của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, do đó sinh ra lỗi. Từ đó, ta có thể thấy rằng, kiến thức về ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, mức độ nắm kiến thức ngôn ngữ đích và thái độ của người học với văn hóa nước nhà cũng như văn hóa của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đích đều có ảnh hưởng tới sự sản sinh của hành vi “tránh né”. Ta cùng quan sát một số ví dụ nằm trong nguồn ngữ liệu chúng tôi đã thu thập được: Ví dụ 8: 因为我生病,妈妈请了几天假一直在我的身 边照顾我。 Dịch nghĩa:Vì tôi bị ốm, mẹ đã xin nghỉ làm mấy ngày ở bên cạnh chăm sóc tôi. Trong ví dụ trên, nếu người học sử dụng liên từ “为了”để nối giữa các phân câu thì câu văn sẽ có được lối diễn đạt phù hợp với văn phong viết hơn: 我生病了,为了能在我身边照顾我,妈妈请了几天假. Dịch nghĩa:Tôi bị ốm, để có thể ở bên cạnh chăm sóc tôi, mẹ đã xin nghỉ làm mấy ngày. 4) Lạm dụng. Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, sẽ có hiện tượng người học lạm dụng sử dụng một số hình thức quy tắc ngôn ngữ, điều này có thể là do họ chưa có hiểu biết sâu xa về quy tắc của ngôn ngữ đích. Ví dụ 9: Tôi đã giấu chìa khóa két sắt đi để khỏi bị trộm lấy mất. Có người học đã dịch câu này sang tiếng Hán là: 我把保险柜的钥匙藏起来,为了免得被人偷去。* Câu trên có chứa chỉ tố chỉ mục đích “để” nhưng lại kết hợp với “khỏi” tạo thành ý nghĩa mong muốn không xảy ra việc nào đó, trong tiếng Hán thì ta chỉ cần dùng một từ nối chỉ quan hệ mục đích là được, ví dụ như là: 以免、免得,và cách biểu đạt chính xác của câu này là: 我把保险柜的钥匙藏起来,免得被人偷去。 Trong ví dụ trên, chỉ cần dùng “免得” là đã đủ biểu thị quan hệ mục đích rồi nhưng người học đã lạm dụng dùng cả hai quan hệ từ chỉ mục đích là为了và省得 . Qua khảo sát cho thấy, lạm dụng là một biểu hiện của chuyển di ngôn ngữ xuất hiện nhiều ở đối tượng người học có trình độ cao hơn, vì theo thời gian, người học được tiếp cận nhiều kiến thức mới hơn, khó hơn, lúc này, người học rất dễ áp dụng những kiến thức chưa đầy đủ, vẹn toàn (vì vừa được truyền thụ) của nội dung ngôn ngữ đích đã được tiếp thu vào nội dung kiến thức mới mẻ, từ đó gây ra lỗi. Ví dụ khác nằm trong nguồn ngữ liệu mà chúng tôi đã thu thập được như sau: Ví dụ 10: *学了三年汉语以后我来中国为了留学。 Dịch nghĩa: Sau 3 năm học tiếng Hán, tôi đến Trung Quốc để du học. Từ ví dụ trên cho ta thấy, bản thân cụm “来中国留学” thông qua kết cấu liên động đã đủ nói lên quan hệ mục đích, không cần phải dùng thêm “为了” để chỉ quan hệ mục đích nữa. Ví dụ 11: *我喝一点儿水吃一点儿自己做的早饭以后打开电视机 为了看接连换电视台但没找到好玩儿的东西看。 Trong ví dụ trên xuất hiện vài động tác xảy ra theo tuần tự trước sau là “打开电视机”, “看电视”, “换台” , đây là mối quan hệ liên tiếp nên giữa các động tác không thể tồn tại quan hệ mục đích, vì vậy cần bỏ “为了” đi, và câu trên có thể sửa lại là: 我喝一点儿水吃一点儿自己做的早饭以后打开电视看 节目,然后连接换电视台但没找到好玩儿的东西看。 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ hai), chuyển di là hiện tượng không thể tránh khỏi. Cho nên một trong những nhiệm vụ của người giáo viên là hướng dẫn người học từng bước sử dụng ngoại ngữ để tư duy, làm giảm đi sự ảnh hưởng của rào cản ngôn ngữ tới người học. Đối với vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 232 1) Tận dụng hợp lý sự chuyển di tích cực. Chúng ta có thể tận dụng những điểm tương đồng giữa hai loại ngôn ngữ (Tiếng Việt và tiếng Hán), tích cực phát huy những ảnh hưởng tốt của ngôn ngữ thứ nhất đối với ngôn ngữ thứ hai. Như vậy, sẽ giúp người học có hứng thú hơn và hiệu quả học tập ngôn ngữ thứ hai cũng sẽ được nâng cao. Do vậy trên thực tế là không thể nhấn mạnh việc từ bỏ tư duy bằng tiếng mẹ đẻ trong khi học ngôn ngữ thứ hai, bởi vì người học đều học ngoại ngữ từ nền tảng ban đầu là tiếng mẹ đẻ. Vì thế trong quá trình giảng dạy và học tập cần có thái độ nhìn nhận đúng đắn về sự ảnh hưởng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình giảng dạy có thể dạy theo phương thức dạy đối chiếu, tức là tìm ra điểm tương đồng giữa hai nội dung kiến thức để dạy. Ví dụ, khi giảng về “为了” có thể đối chiếu với “để” , “nhằm”, tập trung vào điểm giống nhau như vị trí của chúng trong câu hay thành phần theo sau của chúng để vận dụng vào giao tiếp bởi vì những điểm giống nhau sẽ thường là nội dung dễ tiếp thu hơn. 2) Tích cực cố gắng khắc phục sự chuyển di tiêu cực. Đối với sự chuyển di tiêu cực, trong quá trình dạy học cần chú trọng nhấn mạnh để người học nhận biết được chúng, người dạy học có thể thông qua “phân tích đối chiếu”, “phân tích lỗi” để so sánh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích, dự đoán những hiện tượng chuyển di tiêu cực có thể xảy ra khi người học học tiếng Hán, đồng thời thông qua liên tục luyện tập sẽ đem đến cho người học sự nhạy bén với những điểm khác nhau giữa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích. Trong quá trình giảng dạy nên chú trọng đến sự đa dạng của loại hình bài tập luyện tập. Các loại bài tập có thể sử dụng như là dạng bài tập thay thế, trong đó tập trung vào những từ gần nghĩa (ví dụ như “为” và “为了”) hoặc dạng bài tập dịch với yêu cầu bắt buộc sử dụng nội dung kiến thức cụ thể (ví dụ như yêu cầu dùng “để”, “để mà”, “nhằm”...). Ngoài ra cũng có thể áp dụng bài tập phán đoán câu đúng sai nhằm mục đích cho người học tự nhận biết lỗi mà mình có thể dễ mắc phải. Ta xem hai ví dụ dưới đây: Ví dụ 12: *为了钱,他变得这么坏。 Cách diễn đạt chính xác nên là: 因为钱,他变得这么坏。 Ví dụ 13: *以便开会而开会。 Cách diễn đạt chính xác nên là: 为了开会而开会。 KẾT LUẬN Sự chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai luôn là vấn đề đáng được quan tâm bởi lẽ nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp, nó đem đến cho cả người dạy và người học ngôn ngữ thứ hai ngoài ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cả thuận lợi cũng như khó khăn. Đặc biệt với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán, giữa chúng có rất nhiều nét tương đồng cũng như sự khác biệt, vì thế sự chuyển di ngôn ngữ ở đây đóng vai trò rất quan trọng, người Việt Nam khi dạy tiếng Hán cần nắm bắt những kiến thức về chuyển di nhằm tận dụng nó cũng như giảm thiểu bớt những trở ngại mà nó đem đến để cuối cùng đạt được mục đích chung nhất là có những giờ giảng thực sự là hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 周静(2007)《对外汉语教学与母语习得原则》,天中学 刊。 2.夏洋(2005)《第二语言习得过程中语言迁移现象研究 》,黑龙江大学硕士论文。 3. 温晓虹(2012)《汉语作为第二语言的习得与教学》, 北京大学出版社。 4. Diệp Quang Ban (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam. 5.白丽梅,黄友之(2011)《二语习得中的语法教学理论 述评》,基础英语教育,第13卷第一期。 6. 段轶娜(2005)《“为了”的用法分析》,常熟理工学院 学报。 7.王永娜(2004)《 “为了”与“以便”的对比分析以及留学生习得研究》,暨南 大学硕士学位论文 Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 233 SUMMARY DISCUSSION ABOUT LINGUISTIC TRANSFER PHENOMENON IN THE PROCESS OF SECOND LANGUAGE ACQUIREMENT OF VIETNAMESE STUDENTS WHEN STUDYING CHINESE AND TEACHING STRATE Do Thi Thuy Ha * School of Foreign Languages - TNU Reseach on linguistic transfer is one crucial part in studying second language acquirement. Many linguists soon realized that learning and mastering one language would have a supplementary effect on acquiring other languages. In that process, leraners would take advantage of all knowledge about the first language to develope the target language (the second language). It means that linguistic transfer is unavoidable. The process of acquiring Chinese of Vietnamese people is not an exception and the linguistic transfer plays in important role in this process. However, linguistic transfer also has its own advantages and drawbacks; therefore, in teaching strate, it cannot be underestimated. The important thing with a teacher is to understand how to apply it, innovating teaching methods and bringing effective learning hours. Keywords: language acquirement, linguistic transfer, Chinese, Vietnamese, teaching method Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 16/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0914 598599; Email: dothuyha.sfl@tnu.edu.vn 234

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf472_523_1_pb_3942_2127144.pdf
Tài liệu liên quan