Bản Thu hoạch cá nhân thực tập sư phạm năm 2

Tài liệu Bản Thu hoạch cá nhân thực tập sư phạm năm 2: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc SỞ GD-ĐT SÓC TRĂNG TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM- NĂM THỨ II PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH 1. Họ, tên sinh viên: Dương Hoàng Qui + Nam(nữ): Nam + Ngày, tháng, năm sinh: 10/12/1989 + Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng Sư phạm Thể Dục –Công Tác Đội + Lớp :Thể Dục –Công Tác Đội 14, Khoa: Tổ GDTC- GDQP , Trường: CĐSP Sóc Trăng + Hệ đào tạo: Cao đẳng (Chính quy) + Khóa đào tạo: 2008 – 2011. + Thực tập dạy học lớp: 6/2 và 8/10 + Thực tập chủ nhiệm lớp: 7/2. + Tại trường THCS Phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Tăng. 2. Các nhiệm vụ được giao: + Chủ nhiệm lớp: 7/2 + Giảng dạy: * Môn Thể Dục § Lớp 6/2:Tiêt 60.Bật nhảy –Đá cầu *Môn Công Tác Đội § Lớp 8/10: CÁC KỸ NĂNG NGHI THỨC ĐỘI § Sinh hoạt chủ nhiệm lướp 7/2 tuần 32 (Ngày 17/04/2010) + Hoàn thành hồ sơ thực tập nộp theo đúng ngày quy định. + Dự giờ 12 tiết, trong đó có 1 tiết SHĐ toàn đoàn , 1 tiết SHCN toàn đoàn, ...

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản Thu hoạch cá nhân thực tập sư phạm năm 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc SỞ GD-ĐT SÓC TRĂNG TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM- NĂM THỨ II PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH 1. Họ, tên sinh viên: Dương Hoàng Qui + Nam(nữ): Nam + Ngày, tháng, năm sinh: 10/12/1989 + Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng Sư phạm Thể Dục –Công Tác Đội + Lớp :Thể Dục –Công Tác Đội 14, Khoa: Tổ GDTC- GDQP , Trường: CĐSP Sóc Trăng + Hệ đào tạo: Cao đẳng (Chính quy) + Khóa đào tạo: 2008 – 2011. + Thực tập dạy học lớp: 6/2 và 8/10 + Thực tập chủ nhiệm lớp: 7/2. + Tại trường THCS Phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Tăng. 2. Các nhiệm vụ được giao: + Chủ nhiệm lớp: 7/2 + Giảng dạy: * Môn Thể Dục § Lớp 6/2:Tiêt 60.Bật nhảy –Đá cầu *Môn Công Tác Đội § Lớp 8/10: CÁC KỸ NĂNG NGHI THỨC ĐỘI § Sinh hoạt chủ nhiệm lướp 7/2 tuần 32 (Ngày 17/04/2010) + Hoàn thành hồ sơ thực tập nộp theo đúng ngày quy định. + Dự giờ 12 tiết, trong đó có 1 tiết SHĐ toàn đoàn , 1 tiết SHCN toàn đoàn, 5 tiết môn Công tác Đội và 5 tiết môn: Thể Dục + Hoàn thành các giáo án nộp trước 3 ngày cho giáo viên hướng dẫn PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO 1.Tìm hiểu thực tiễn giáo dục 1.1.Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn Lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục là hai mặt không thể tách rời nhau. Lý luận giáo dục phải thường xuyên được kiểm nghiệm bằng thực tiễn giáo dục để tìm ra những cái còn thiếu sót để điều chỉnh kịp thời. Thật vậy, trong 3 năm học chủ yếu là học lý thuyết nên quá trình nhận thức về giáo dục chưa thật sự cụ thể. Chính nhờ đợt thực tập này chúng em đã có điều kiện để kiểm nghiệm những điều mà mình đã học ở trường CĐSP Sóc Trăng. Ý thức được điều đó nên công việc đầu tiên của chúng em trong đợt thực tập này là phải tìm hiểu thực tiễn giáo dục với tinh thần tự giác và thái độ thật nghiêm túc để thu nhặt những kiến thức được những kết quả cao. 1.2 Những kết quả cụ thể 1.2.1 Vị trí trường THCS phường 3 § Trường THCS Phường 3 nằm ngay trung tâm thành phố, trên con đường Trần Hưng Đạo là một trong những con đường chính của thành phố. § Xung quanh trường là các cơ quan: Liên đoàn lao động Tỉnh, Ban dân tộc Tỉnh, Trung tâm ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt kế bên trường là nhà hàng Khánh Hưng, rất ồn ảnh hưởng việc học tập của học sinh. § Ngoài ra phía trước và phía sau trường là hai con đường Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo nên xe cộ qua lại nhiều, các em học gặp khó khăn. 1.2.2 Tình hình kinh tế – xã hội của phường 3 § Phường 3 có diện tích 617.03 ha. Dân số phường có: 20.958 người với 4.622 hộ gia đình, bao gồm 3 dân tộc; Hoa chiếm tỉ lệ 9,64% (446/4.622), Kinh chiếm tỉ lệ 74,53% (3.445/4.622); Khơrmer chiếm tỉ lệ 15,62% (722/4.622); dân tộc khác 0,19% (9/4.622); tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%. Cơ cấu kinh tế của Phường là “Dịch vụ thương mại – Tiểu thủ công nghiệp – Nông nghiệp”. § Có 2.838 hộ khá giàu (tỉ lệ 12,44%), hộ trên cận nghèo 1.084 hộ (tỉ lệ 23,45%), hộ cận nghèo 575 hộ (tỉ lệ 12,44%), hộ nghèo 149 (tỉ lệ 3,22%). § Trình độ dân trí: Cao đẳng, Đại học trở lên 277 người, cấp III: 3.891 người, cấp II: 5.020 người. § Phường 3 diện tích khá rộng có 9 khóm, có 4 khóm vùng ven Thành phố (1;2;8;9) dân tộc Khơmer 722 hộ chiếm tỉ lệ 15,62%, tập trung nhiều ở khóm 9. Dân tộc Hoa 446 hộ chiếm tỉ lệ 9,64%. Dân tộc khác 9 hộ chiếm tỉ lệ 0.19%. §Phường 3 có ba trường phổ thông: 01 THCS (Trường THCS phường 3), 2 tiểu học (Trường TH NTMK, Trường TH Lê Hồng Phong), 01 trường mẫu giáo (Trường mẫu giáo phường 3), 01 trường PTTH chuyên Nguyễn Thị Minh Khai. 1.2.3. Đặc điểm tình hình nhà trường: u Thuận lợi: — Trường có đội ngũ CB – GV – CNV đa số nhiệt tình, có ý thức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. — Năm 2008 – 2009 xét thi đua có 70/106 CB – GV – CNV đạt danh hiệu LĐTT. — Các đoàn thể trong nhà trường có kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu để tham gia tốt các phong trào và giáo dục đạo đức cho học sinh. — Ban đại diện (MHS rất nhiệt tình, chăm lo giáo viên và học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao. — Được sự quan tâm của Phòng GD & ĐT, chính quyền địa phương. u Khó khăn: — Khó khăn lớn nhất là về cơ sở vật chất. Số lớp học không đủ yêu cầu phát triển học sinh. — Có lớp trên 50 học sinh/ lớp. — Không đủ phòng học phải mượn 5 phòng học của Trường Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, khối 9 chia ra 5 lớp học buổi sáng và 5 lớp học buổi chiều. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải học thứ 7, chủ nhật… — Sân chơi, bãi tập thể dục chật hẹp (3.474m2/ 1.906 x 2 = 3,64m2/1HS. So với quy định của Điều lệ nhà trường PT là 6m2/1HS)→ Học sinh chạy giỡn…dễ đụng nhau. — Đạo đức học sinh còn một số em lười học, không muốn học, do gia đình ép buộc nên học yếu, thường trốn học, mạo giấy phép gia đình để đi chơi, chưa chấp hành tốt nội qui. — Về học tập, nhiều em về nhà không chịu học thuộc bài, không làm bài tập hạn chế sự tiếp thu bài mới, mất căn bản… • Học lực yếu: 21,52%; Học lực kém 2,68%. • Đa số học sinh là con gia đình lao động nghèo và học sinh dân tộc nên hạn chế sự đóng góp xây dựng cho nhà trường. u Thành tích nhà trường: — Là trường tiên tiến nhiều năm liền. Năm qua trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh. Ngoài ra trường còn nhận cờ thi đua lần hai do UBND tỉnh tặng, nhận 01 bằng khen của Bộ GD & ĐT, 01 bằng khen của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch. — Trường tuy nhỏ, chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao. — Tỉ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng. — Học sinh giỏi Tỉnh năm nào cũng có giải nhất, nhì, ba ở các bộ môn, số học sinh giỏi đạt cấp Tỉnh hàng năm tăng dần lên. Năm qua học sinh giỏi đạt cấp Thành phố 21 em, số học sinh dự thi cấp tỉnh đạt 4 em (trong đó có 01 giải nhất, 02 giải ba, 01 giải khuyến khích). —Tỉ lệ học sinh lớp 9 xét tốt nghiệp THCS 413/420 đạt tỉ lệ, 33%. —Thi giải toán nhanh trên máy tính Casio, năm nào cũng có hai đội lớp 8, 9 dự thi và có giải. Đơn cử năm học 2008 – 2009 có 11/20 học sinh khối 8, 9 (7 em ở khối 9, 4 em ở khối 8) đạt cấp Thành phố, số học sinh dự thi cấp tỉnh đạt 07/07 (trong đó có 01 em giải nhất, 02 giải nhì và 02 giải KK), dự thi cấp khu vực đạt 01/02 giải khuyến khích. — Phong trào giáo viên giỏi: Có 27 giáo viên dự thi đạt 21 giáo viên giỏi cấp cơ sở. 1.4. Hoạt động của trường: 1.4.1. Tổ chức nhà trường: — Nhà trường có tổng số CB – GV – CNV: 124, Nữ 89. — Ban giám hiệu: — Hiệu trưởng: Phan Văn Tuấn — Phó hiệu trưởng chuyên môn: Tô Thị Ngọc Trang (sáng + Tổ khoa học tự nhiên) — Phó hiệu trưởng chuyên môn: Đoàn Thi Bích Thủy (chiều + Tổ khoa học xã hội) — Tổng số giáo viên của trường trực tiếp giảng dạy: 115, Nữ: 84 — Tổng số CNV trường: 06, Nữ 03 — Số giáo viên chuẩn hóa: 111/115 giáo viên đạt tỉ lệ: 97,39% — Số giáo viên đang học đại học: 24 (môn Toán: 05, môn Hóa: 02, môn Sử 01, môn Sinh: 04, môn Văn: 07, môn GDCD: 02, môn Vật lí: 01, môn Mỹ thuật: 01, môn TD: 01)– số giáo viên TN xong đại học: 63 1.4.2.Các đoàn thể trong nhà trường: — Chi bộ Đảng: • Đây là tổ chức lãnh đạo chỉ đạo nhà trường tập trung các thành viên ưu tú nhất của trường để chỉ đạo các hoạt động, đưa nhà trường tiến lên. • Đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền. • Trường có 42 Đảng viên , Nữ 28 • Chi ủy có 05: Bí thư: Thầy Phan Văn Tuấn Phó bí thư: Cô Trần Xuân Lưu Phương • Chi ủy viên: Cô Trương Thi Thanh Tuyền, Thầy Triệu Cảo Kía, Thầy Cao Dương Tài. — Công đoàn: • Đây là một tổ chức vận động công đoàn viên và cả nhà trường hưởng ứng các phong trào thi đua ở nhà trường. • Là một tổ chức gần gũi với giáo viên – chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể GV – CNV nhà trường. • Công đoàn tiên tiến xuất sắc. • BCH/CĐ có: 07 thành viên • Chủ tịch công đoàn: Cô Trần Xuân Lưu Phương. • Phó chủ tịch công đoàn: Cô Trương Thị Thanh Tuyền . — Đoàn TNCS HCM: • Chỉ đạo các hoạt động đội TNTP HCM • Vận động đoàn viên, thanh niên tổ chức các phong trào nhà trường góp phần ổn định nề nếp và học tập – hạnh kiểm. • Tổng số đoàn viên giáo viên: 46, Nữ 37 • Ban chấp hành đoàn: 05 • Bí thư đoàn: Đào Hoàng Kim Phương • Phó bí thư: Trần Hồng Hân — Đội thiếu niên tiền phong HCM: • Phong trào học sinh → phong trào đội ở nhà trường hoạt động rất mạnh. • Phong trào thi đua học sinh – Rèn luyện học sinh học lực – hạnh kiểm. • Tổ chức các chuyên đề về đội có hiệu quả: Uống nước nhớ nguồn, viết các tin cho đài truyền thanh Thành phố, phát thanh măng non ở trường…các chỉ tiêu ở trên đề ra, đều đạt kết quả. • Năm nào cũng đạt liên đội xuất sắc. • Trường có một liên đội và 45 chi đội • Tổng số đội viên: 1868 • Tổng phụ trách đội: Cao Dương Tài (là tổng phụ trách giỏi cấp Tỉnh nhiều năm liền). 1.5.Tình hình trường lớp – học sinh uTrường có 45 lớp: hiện có 1.868 học sinh — Khối 9: 10 lớp: 424 học sinh — Khối 8: 10 lớp: 434 học sinh — Khối 7: 12 lớp: 499 học sinh — Khối 6: 13 lớp: 511 học sinh u Học sinh dân tộc Khơmer: 306 học sinh u Học sinh dân tộc Hoa: 167 học sinh u Con liệt sĩ: không u Con thương binh:11 ( không có loại 1) u Đa số các em ở địa bàng Phường 2, Phường 3, Phường 10. u PHHS rất quan tâm con em học ở trường, chỉ còn một số ít chưa quan tâm. 1.6.Các công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng 1.6.1Công tác giảng dạy — Giáo viên: • Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc các qui định về chuyên môn. Chỉ đạo phong trào thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. • Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức tốt các phong trào thi đua giảng dạy: Hội giảng, thao giảng, dự giờ, chuyên đề.. • Tổ chức các tổ chuyên môn làm đồ dùng thêm để phục vụ giảng dạy. • Tổ chức phong trào thi giáo viên giỏi: Hiện có 32 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, trong đó có 5 giáo viên giỏi cấp Tỉnh. • Động viên, tạo điểu kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuẩn và trên chuẩn — Học sinh • Đã kết hợp với chuyên môn xây dựng nề nếp học sinh học tập tốt, xây dựng nề nếp ôn bài đầu giờ, hướng dẫn các em tự giác học tập ở nhà, tự nghiên cứu tài liệu chiếm lĩnh tri thức. • Mở các lớp năng khiếu nâng cao cho học sinh giỏi khối 8, 9 và các bộ môn chính ở các khối lớp 6, 7, 8, 9. • Tổ chức phong trào thi đua học sinh giỏi bộ môn, đã chuẩn bị 34 học sinh dự thi cấp Thành phố. • Dự thi “văn hay chữ tốt” có 4 em. 1.6.2.Công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục học sinh — Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch chủ nhiệm theo kế hoạch của nhà trường để đảm bảo được tính toàn diện đúng theo hướng trường đề ra. — Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chung của lớp trong năm, kế hoạch hoạt động tháng tuần, phiếu liên lạc về gia đình một học kỳ kiểm tra một lần trên mỗi giáo viên. — Chỉ đạo giáo viên giỏi khối 6, 7, 8, 9 thực hiện tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tất cả giáo viên các khối đều thực hiện tốt. — Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: — Triển khai đầy đủ các văn bản, nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng, nhà nước đến giáo viên, học sinh. — Tổ chức các ngày lễ lớn đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức. — Phát động các phong trào thi đua hàng tuần theo chủ điểm tháng. — Phát động trong giáo viên, học sinh tham gia các phong trào ở cấp trên theo tình hình thực tế như: Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp quỹ “vì người nghèo”. Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông, luật phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã họi…cho học sinh toàn trường tham gia với nhiều hình thức. — Phát động CB – GV – CNV thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ – kỷ cương – tình thương và trách nhiệm”. Chỉ đạo cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc đưa học sinh không đủ chuẩn lên lớp”. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 32/2007/NQ/CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ “về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông”. Chỉ đạo hưởng ứng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.6.3. Kết quả học tập của HS học kỳ I Giỏi: 388 em đạt 20,77% Khá: 459 em đạt 24,57% TB: 569 em đạt 30,46% Yếu: 402 em đạt 21,52% Loại kém 50 em tỉ lệ 2,68% + Bài học kinh nghiệm rút ra Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả cao cần phải: u Có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm đạo đức tốt. u Có sự lãnh đạo và định hướng đúng đắn của Ban Giám Hiệu. u Có sự quan tâm và đầu tư đúng mức của chính quyền các cấp, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. u Các bậc phụ huynh học sinh phải quan tâm đúng mức về việc học tập của con em mình. u Luôn kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội để cùng nhau giáo dục học sinh. 2. THỰC TẬP DẠY HỌC 2.1 Tinh thần, thái độ, ý thức đối với họat động dạy học Dạy học là hoạt động chủ yếu của trường. Trường có dạy tốt hay không phàn lớn là nhờ vào đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, làm việc tận tình, hết mình không vì lợi ích riêng của bản thân. Ý thức được điều này nên với tinh thần học hỏi cầu tiến, thái độ nghiêm túc em sẽ cố ghắng hết mình để dạy tốt để có được kết quả cao trong đợt thực tập này. 2.2.Những công việc đã làm và kết quả 2.2.1. Dự giờ: Em đã dự giờ được: 12 tiết u Môn Thể Dục 5 tiết u Môn Công Tác Đội 6 tiết -Sinh Hoạt Chủ Nhiệm 1 tiết 2.2.2.Soạn giáo án: Soạn giáo án 2 tiết (Thể Dục 1 tiết , Công Tác Đội 1 tiết). 2.2.3.Dạy học: Dạy 2 tiết -Thể dục: -Công Tác Đội: 2.2.4.Làm đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học của trường khá đầy đủ. 2.3.Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy định của nhà trường trung học cơ sở Qua thực tế dạy học em đã nắm vững : -Nguyên tắc của dạy học : Phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy như (Giáo án, dụng cụ dạy hoc,sân bãi, vệ sinh tâm lý ) - Phương pháp dạy học : Lấy HS làm trung tâm , trò chủ động, thầy hướng dẫn, phương pháp trực quan là hữu hiệu nhất đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt đông dạy học , đàm thoại gợi mở sẽ giúp HS khắc sâu được khiến thức . -Qui định của trường THCS: Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông , lãnh đạo nhà trường yêu cầu toàn thể CBGV – CNV phải thực hiện tốt các qui định sau đây : -Toàn thể CBGV –CNV nhà trường phải đảm bảo ngày giờ công theo qui định hiện hành :Sáng 6h45 -11h20 , chiều 12h 45– 17h20. u Mỗi CBGV – CNV phải không ngừng phấn đấu trở thành tấm gương sáng về mọi cho HS noi theo . u Luôn thương yêu chăm sóc và tôn trọng HS . u Luôn đòan kết giúp đỡ đồng nghiệp góp phần xây dựng tốt bầu không khí sư phạm ôn hòa trong nhà trường . u Luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức , không ngừng nghiên cứu khoa học hoc tập nâng cao chất luơng “ Dạy và học ” u Tuyệt đối chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước , mọi sự phân công của cấp quản lý . u Luôn hòa nhã, chân tình trong tiếp xúc với cha mẹ HS và mọi người xung quoanh . u Luôn có ý thức tốt trong bảo quản của công , giữ gìn vệ sinh của trường lớp đặt biêt là phải giữ vệ sinh công công, vệ sinh môi trường . u Luôn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi , xây dựng gia đình văn hóa mẫu mực , người công dân tốt của địa phương . u Luôn nêu cao tinh thần phê tự phê , đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. + Bài học kinh nghiệm rút ra từ họat động dạy học Muốn họat động dạy và học đạt hiệu quả cao cần phải : u Nắm vững trình độ của HS để đề ra phương pháp dạy phù hợp. u Chuẩn bị giáo án thật kĩ, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến bài học. u Xác định mục tiêu bài học thật cụ thể và đảm bảo học sinh phải đạt được. u Phải kết hợp giữa dạy học với giáo dục cho học sinh, đặc biệt là giáo dục ý thức tự giác chấp hành kỹ, luật giáo dục môi trường. u Phải xác định HS là chủ động , thầy hướng dẫn HS chủ động tìm tòi khám phá tri thức giúp HS nhớ bài lâu hơn . 3. Thực tập chủ nhiệm + Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, và công tác chủ nhiệm nói riêng. Ngày nay hòa vào sự phát triển vượt bậc của thời đại mới, kèm theo những tệ nạn mà tuổi trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng, thì vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS là vô cùng quan trọng. Trong nhà trường người gần gũi, quan tâm, và thân thiết nhất với HS là GVCN, vì thế người GVCN đóng một vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt đối với việc giáo dục HS trở thành những công dân có ích đất nước vì ở giai đoạn nầy tâm lý HS không ổn định nên cần có sư quan tâ nhiều hơn Xã hội càng phát triển thì sẽ có những nảy sinh, đặt ra những yêu cầu mới mẻ cho công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người GVCN phải có môt tấm lòng rông lượng, tận tụy và sáng tạo trong công việc. Luôn phải cải tiến nội dung và phương pháp day hoc; Điều kiện và yêu cầu cho từng đối tượng HS và tập thể HS. Phải nâng cao -chất lượng (công tác chủ nhiệm lớp). Ý thức được điều đó, em quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình mà nhà trường đã giao cho em cùng với nhóm trong đợt thực tập năm thứ 2 này. 2.4.Khả năng vận dụng phương pháp giáo dục vào trong công tác chủ nhiệm và những thành tích cụ thể đã đạt được -Do lúc đầu còn chưa thật sự quen với giáo viên chủ nhiệm mới nên phần lớn các em còn rụt rè…Dó đó phương pháp giáo dục đầu tiên là phương pháp trò truyện. Thông qua trò truyện GVCN có thể dễ dàng gần gũi, tiếp xúc với học sinh, thì người GVCN mới nắm bắt kịp thời, chính xác về tình hình lớp, về cá tính của tưng học sinh để có biện pháp hay và hữu hiệu nhất trong việc giáo dục. Đồng thời, HS sẽ cảm nhận được sự quan tâm, gần gũi, giúp đỡ của GVCN đối với lớp, đối với từng học sinh. -Tiếp theo là phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Thông qua các hồ sơ của học sinh (Sổ chủ nhiêm, sổ liên lạc…), ta có thể biết được học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình của từng em để có biện pháp giáo dục hợp lí. - Để phát hiện nhữn biểu hiện sai lệch của học sinh phương pháp giáo dục cần áp dụng là phương pháp quan sát. Đây là công việc cần thiết và phải thực hiện thường xuyên của GVCN ở từng buổi (đầu giờ, giờ ôn bài, giờ xếp hàng, giờ chơi, giờ về…), để GVCN uốn nắn kịp thời cho từng học sinh. Có thế, việc đánh giá cuối tuần của GVCN mới chính xác và hiệu quả. -Để kích thích các em học tốt, thực hiện đúng nội quy của nhà trường cần áp dụng các phương pháp khen thưởng. Khen thưởng những học sinh, tổ, nhóm có kết quả cao trong học tập, rèn luyện đạo đức tác phong để cac em tiếp tục phát huy hơn những cáI mà các em đã đạt được. -Đối với học sinh vi phạm nội qui, học yếu, học sinh cá biệt phương pháp giáo dục chủ yếu là trách phạt và nêu gương. Trách phạt để các em thấy được những sai lầm của mình để có biện pháp sửa chữa kịp thời, nêu gương các em tốt để cho các em khác noi theo mà sửa chữa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên kết hợp cới gia đình để giáo dục các học sinh cá biệt. Với các phương pháp giáo dục trên cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tập thể lớp của em chủ nhiệm đạt thành tích chi đội xuất sắc 6 tuần liên tục, trong đó tuần 26 thi đua đạt hạng nhất. Tuy nhiên do bản thân còn thiếu kinh nghiệm và chưa thật sự nắm rõ đặc điểm của từng học sinh, nên công tác giáo dục học sinh cá biệt chưa đạt kết quả cao, các em có tiến bộ nhưng còn chậm. 2.4.1.Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất là đối với những học sinh cá biệt: Muốn chủ nhiệm thành công phải: -Nắm vững đặc điểm tình hình học sinh, hoàn cảnh sống, nơi ở, cá tính, trình độ học vấn, năng lực, sở trường, để có biện pháp giáo dục đúng. -Phải nắm đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục thích hợp. - Phải kết hợp với các đoàn thể của nhà trường để tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào: TDTT, văn nghệ,…và các hoạt động vui chơi bổ ích khác để thu hút các em học sinh vui thích đến trường. - Dùng tình cảm thầy trò để giáo dục các em học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn sửa chữa kịp thời, thường xuyên liên lạc, kết hợp với gia đình để giáo dục. 4. Thực hiện viết báo cáo theo tinh thần nghiên cứu + Nội dung báo cáo thể hiện đầy đủ các mặt của hoạt động thực tập: bao gồm thực tập chủ nhiện và thực tập giảng dạy. + Sự vận dụng các phương pháp nghên cứu để thu thập số liệu để viết bài thu hoạch: Chủ yếu là ghi nhận lại những bài báo, bản thống kê số liệu của BGH, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội. + Những kết luận sư phạm rút ra qua các hoạt động. Muốn công tác giáo dục học sinh đạt kết quả cao cần phải thực hiện đồng bộ hai mặt đó là “dạy người” và “dạy chữ”. Do đó người giáo viên thực thụ phải vưa “hồng” vừa “chuyên’, không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà còn phải thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức của mình bởi “người có nhân cách” mới có thể giáo dục “nhân cách”. PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU 1. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập năm thứ 2: 1.1. Mặt mạnh - Hoàn thành khá tốt công việc thực tập giảng dạy và thực tập chủ nhiệm. -Thông qua thực tập giảng dạy và chủ nhiệm, cũng như việc học hỏi các kinh nghiệm bổ ích từ các thầy cô hưỡng dẫn em đã tích góp được nhiều kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bản than trong đơt thưc tap nam 3 cũng như cho công tác giảng day khi ra trường. -Chiếm được nhiều sự quý mến từ các học sinh của lớp chủ nhiệm cũng như lớp giảng dạy. Em thấy yêu nghề giáo viên và mến trẻ nhiều hơn luc chưađi thực tập ở trường THCS PHƯỜNG 3 1.2 . Mặt yếu - Do thời gian thực tập quá ngắn chỉ trong vòng 3 tuần nên em chưa học được nhiều hơn những kinh nghiệm từ phía các thầy cô trong cong tác giảng dạy cũng như sử lý tình huống su phạm,đâc biệt là mói làm quen với viêc day hoc ở trường THCS - Trong thực tập dạy học có một số kiến thức chuyên môn chưa nắm vững, nhưng cũng nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn( thầy TA THÀNH THIỆN, thầy CAO DƯƠNG TÀI, cô LÝ LÊ HUYỀN THẢO ) em khắc phục nhưỡng thiếu sót dó - Trong công tác chủ nhiệm: Công tác giáo dục các học sinh cá biệt đạt kết quả chưa cao, các em có tiến bộ nhưng còn khá chậm. 2. Tự đánh giá xếp loại thực tập sư phạm: + Trong suốt thời gian thực tập, em đã hoàn thành khá tốt các công việc được giao như: chủ nhiệm, giảng dạy 2 môn chuyên ngành. Đồng thời em cũng hoàn tất hồ sơ sổ sách theo quy định của nhà trường. + Trong thực tập giảng dạy: Em đã truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức của cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều sai sót và cũng đã được giáo viên hướn dẫn sửa chữa kịp thời. Xếp loại thực tập dạy học: Khá. + Trong thực tập chủ nhiệm: Em đã cùng nhom đưa ra được kế hoạch của các tuần trong đợt thực tập, đã hoàn thành khá tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm của nhóm mình, có giáo dục, uốn nắn kịp thời các học sinh bị sai phạm. Tuy nhiên một vài học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiêm còn chậm tiến bộ. Xếp loại thực tập chủ nhiệm: Khá. 3. Phương hướng phấn đấu sau đợt TTSP năm thứ II + Qua đợt thực tập này em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, giảng dạy Từ trong những họat động thực tiển ấy, nhận định về mình còn rất nhiều mặt hạn chế cần phải khắc phục, cần phải học hỏi, trao dồi kinh nghiệm nhiều hơn nữa tạo điều kiện cho đợt thực tập nam 3 cũng như công tác giảng dạy này truyền đạt kiến thức học sinh sâu hơn + Trong công tác chủ nhiệm: Em không ngừng học hỏi các kinh nghiệm chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiêm lớp để chuẩn bị tôt hon cho đơt thực tât năm 3 cố gắng trở thành người giáo viên chủ nhiệm thực thụ trong tương lai, được các đồng ngiệp tín nhiệm, được nhiều học sinh quý mến, luôn là hình tượng đẹp trong lòng của các em + Trong công tác giảng dạy: Em không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để trở thành giáo viên giỏi trong tương lai. PHẦN IV. NHẬN XÉT CHUNG CỦA NHÓM HS-SV VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1. Nhận xét và kết luận của nhóm HS-SV (ghi cụ thể ý kiến và kết luận của các thành viên trong nhóm) + HUỲNH HOÀNG CƯƠNG + SƠN KHÁNH + LÝ THƯƠL 2. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn thực tập chuyên môn và thực tập chủ nhiệm (ghi cụ thể ưu điểm và hạn chế) +THẦY TẠ THÀNH THIỆN (GVHD môn THỂ DỤC ) + THẦY CAO DƯƠNG TÀI (GVHD môn CÔNG TÁC ĐỘI ) + Cô LÝ LÊ HUYỀN THẢO (GVHD chủ nhiệm ) Ngày…….tháng…… năm 2010 ( Sinh viên thực tập ký) Đánh giá cho điểm của GVHD DƯƠNG HÒANG QUI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu hoạch cá nhân thực tập sư phạm năm 2.doc
Tài liệu liên quan