Tài liệu Bàn thêm về nhân vật Nguyễn Hoàng Trong “Nam triều công nghiệp diễn chí” Của Nguyễn Khoa Chiêm: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016
172
Bàn thêm về nhân vật Nguyễn Hoàng
Trong “Nam triều công nghiệp diễn chí”
Của Nguyễn Khoa Chiêm
The discussion about the character Nguyen Hoang in
“Nam trieu cong nghiep dien chi” novel, written by Nguyen Khoa Chiem
Nguyễn Văn Khoa
Trường THPT Tân Yên số 2, Bắc Giang
Nguyen Van Khoa
Tan Yen High School No.2, Bac Giang Province
Tóm tắt
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa đầu tiên của Đàng Trong xuất hiện trong tiểu thuyết Nam triều
công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Đây là vị chúa tài ba, kiệt xuất và để lại nhiều dấu ấn
sâu đậm trọng lòng nhân dân. Những chính sách về chính trị, kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của
Chúa đều được xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Mặc dù trong đó có những chính sách bắt nguồn tự sự
vị kỉ cá nhân nhưng tựu chung ông vẫn được đương thời suy tôn là: Chúa Tiên-vị chúa của lòng dân.
Từ khóa: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Nam triều công nghiệp diễn ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm về nhân vật Nguyễn Hoàng Trong “Nam triều công nghiệp diễn chí” Của Nguyễn Khoa Chiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016
172
Bàn thêm về nhân vật Nguyễn Hoàng
Trong “Nam triều công nghiệp diễn chí”
Của Nguyễn Khoa Chiêm
The discussion about the character Nguyen Hoang in
“Nam trieu cong nghiep dien chi” novel, written by Nguyen Khoa Chiem
Nguyễn Văn Khoa
Trường THPT Tân Yên số 2, Bắc Giang
Nguyen Van Khoa
Tan Yen High School No.2, Bac Giang Province
Tóm tắt
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa đầu tiên của Đàng Trong xuất hiện trong tiểu thuyết Nam triều
công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Đây là vị chúa tài ba, kiệt xuất và để lại nhiều dấu ấn
sâu đậm trọng lòng nhân dân. Những chính sách về chính trị, kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của
Chúa đều được xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Mặc dù trong đó có những chính sách bắt nguồn tự sự
vị kỉ cá nhân nhưng tựu chung ông vẫn được đương thời suy tôn là: Chúa Tiên-vị chúa của lòng dân.
Từ khóa: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Nam triều công nghiệp diễn chí.
Asbtract
The Lord Nguyen Hoang is considered as the first lord in the southern province appeared in the novel
named “Nam trieu cong nghiep dien chi by Nguyen Khoa Chiem. He is seen as a talented,
knowledgeable lord who left deep impression among people. His policies about economy, finance,
domestic, and foreign affair, almost have had the origin from the people’s rights. Although there were
some of his policies showing his selfishness, he is still honored as a lord.
Keywords: The Lord Nguyen Hoang, Nam trieu cong nghiep dien chi.
1. Đặt vấn đề
Trong những khoảnh khắc có tính chất
bước ngoặt của lịch sử dân tộc thường sản
sinh ra những vị anh hùng cái thế. Cũng
vậy, thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh đã
đặt nước Đại Việt vào tình thế “xưa nay
hiếm”. Đất nước có vua lại có chúa, tranh
giành thao túng lẫn nhau. Nếu không tính
“Hoan Châu kí” (Nguyễn Cảnh Thị) thì
“Nam triều công nghiệp diễn chí” của
Nguyễn Khoa Chiêm là cuốn tiểu thuyết
chữ Hán đầu tiên biên niên lại một thời kì
lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân
tộc ta. Ở đó cũng khắc ghi những dấu ấn
không thể phai nhòa của các đời chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài và các đời Chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. Cũng có những vị
chúa độc địa, nham hiểm đến cùng cực; lại
cũng có những vị chúa bằng cái tâm, cái tài
và đức độ đã thu phục được lòng người.
173
Nhân vật chúng tôi muốn nhắc đến ở đây
chính là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trong
“Nam triều công nghiệp diễn chí” của
Nguyễn Khoa Chiêm: Người không xấu
đến cùng cực nhưng đôi lúc cũng có những
mưu mô, xảo quyệt; người chưa tốt đến
cùng cực nhưng lại được dân chúng tôn
thờ, ngưỡng mộ và suy tôn là Chúa tiên-vị
chúa trong lòng dân. Chính điều đó đã
khiến cho nhân vật Chúa tiên Nguyễn
Hoàng còn nhiều điều bỏ ngỏ mà bài viết
này mới là những khám phá bước đầu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Truyện bắt đầu từ thời điểm Nguyễn
Hoàng dẫn hơn một nghìn thủy quân vào
trấn thủ vùng Thuận Hóa năm 1558. Tiếp
đó là thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, có
xảy ra sự kiện năm 1620, Nguyễn Khải kéo
hơn 5000 quân vào bờ Bắc sông Nhật Lệ
khơi mào thời kì Trịnh- Nguyễn phân tranh
kéo dài triền miên trong lịch sử Việt Nam.
Truyện cũng miêu tả lại những sự kiện
đáng chú ý cả ở Đàng Ngoài và Đàng
Trong. Đàng ngoài thì thường xuyên bất ổn
với đủ vụ tranh chấp quyền vị giữa nội bộ
nhà chúa Trịnh và các vua Lê. Ở Đàng
Trong cũng đã có nhiều lần tranh chấp đổ
máu giữa nội bộ các chúa Nguyễn. Truyện
cũng miêu tả tình hình dân chúng bắt buộc
bị cuốn vào cuộc chiến, chịu nhiều cảnh
tàn phá về chiến tranh, cuộc sống bất ổn,
dân tình oán thán khắp nơi.
Ở Đàng Ngoài trải qua năm đời chúa
Trịnh, từ Trịnh Kiểm (Minh Khang
Vương) đến Trịnh Cán (Định Vương). Các
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài tuy lấy danh
nghĩa là phò Lê nhưng thực chất đang từng
bước thao túng quyền bính trong triều, vua
Lê đến nỗi chỉ như một cái bóng, rất sợ thế
lực của nhà Trịnh, mặc cho nhà Trịnh thỏa
sức tung hoành gây bao tai họa cho triều
đình và dân chúng. Trong triều tồn tại hai
thế lực song song: vua Lê-chúa Trịnh. Tuy
nhiên, vua Lê đã trở thành bù nhìn đúng
nghĩa; mọi quyền điều hành, mọi chính
sách về kinh tế, chính trị đều do một tay
nhà Trịnh điều khiển. Các quan trong triều
(những người trung thành với nhà Lê) tỏ ra
chán chường, buồn bã và bất lực. Họ Trịnh
tiếm quyền đặt ra nhiều chính sách, chế độ
cai trị, áp đặt, bóc lột nhân dân; khiến cho
lòng dân khắp nơi oán hận, căm thù,
nguyền rủa. Nhân dân rơi vào tình trạng
khủng hoảng cả về vật chất và tinh thần do
chính sách bất công, vô nhân đạo của nhà
Trịnh. Hơn thế, nội chiến, ngoại chiến liên
tiếp nổ ra khiến cho đời sống nhân dân đã
khổ cực lại càng thêm phần bi đát.
Ở Đàng Trong, thời kì này cũng trải
qua năm đời chúa Nguyễn, từ Nguyễn
Hoàng đến Nguyễn Phúc Trăn (Ngãi
Vương). Đối lập với chính trị ở Đàng
Ngoài rối ren, Đàng Trong diễn ra các trận
chiến, các cuộc chém giết. Nam triều lúc
này đang chìm trong cảnh chiến trận với
giáo gươm, súng đạn. Nhưng ngược lại với
chính sách tàn độc của nhà Trịnh, chúa
Nam có những chính sách hết sức mềm
mỏng để thu phục sức người, sức của từ
trong nhân dân. Chính vì vậy mà nhân dân
Nam triều khi nghe những lời hiểu dụ huy
động của chúa Nam đều dốc hết sức mà
phụng sự với tinh thần tự nguyện nhiệt
thành; với sự mong chờ có cơ sở về một
cuộc sống tốt đẹp hơn sau mỗi trận chiến.
Hơn thế, việc thu phục lòng người của
chúa Nam lại được sự ủng hộ của cả những
sĩ phu Bắc Hà.
Tình hình chính trị đặc biệt ấy đã được
Nguyễn Khoa Chiêm tái hiện khá tỉ mỉ và
chi tiết trong “Nam triều công nghiệp diễn
chí”. Và hiển nhiên, những sự kiện này
không chỉ ảnh hưởng đến một tầng lớp,
174
một hạng người mà ảnh hưởng đến toàn thể
xã hội ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Những lớp người ấy được tái hiện sinh
động qua những nhân vật trong tác phẩm.
Từ đặc điểm loại hình, hệ thống nhân vật
trong tác phẩm có thể phân thành bốn
nhóm chính: (1) Nhóm nhân vật vua chúa,
tướng lĩnh; (2) Nhóm nhân vật quan lại -
nho sĩ; (3) Nhóm nhân vật nữ và (4) Nhóm
nhân vật quần chúng. Trong nhóm (1), nổi
bật hơn cả là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng,
người mang gươm đi mở cõi, vị Chúa của
lòng dân.
2.2. Hình tượng nhân vật Chúa Tiên
Nguyễn Hoàng
2.2.1. Thân thế và sự nghiệp
Nguyễn Hoàng quê ở làng Gia Miêu
Ngoại Trang, huyện Tống Giang, lộ Thanh
Hoa, về sau thuộc tổng Thượng Bàn, huyện
Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con trai
thứ hai của Nguyễn Kim, tức Nguyễn Cam
(1468-1545) dưới thời nhà Lê. Ông sinh
ngày 10 tháng 8 năm Ất Dậu tức ngày 28
tháng 8 năm 1525 tại lộ Thanh Hoa. Khi
Mạc Đăng Dung lên ngôi năm Đinh Hợi
1527, Nguyễn Kim phò nhà Lê sang lánh
nạn tại nước Ai Lao để mưu việc lớn vì vậy
đã giao Nguyễn Hoàng lúc đó mới hai tuổi
cho người em vợ là Thái Phó Uy Quốc
Công Nguyễn Ư Kỷ nuôi dạy để mình lo
việc nước. Nguyễn Hoàng đã được cậu ruột
hết lòng chăm sóc, dạy dỗ. Khi lớn lên,
Nguyễn Hoàng tỏ ra là một thanh niên tuấn
tú, minh mẫn. Khi thân sinh ông mất (do bị
tướng nhà Mạc Dương Chấp Nhất đầu độc),
ông làm quan dưới thời vua Lê Trang Tông
(1533-1548) khi mới 21 tuổi và được phong
tước Hạ Khê Hầu. Ông đã nhiều lần được
vua Lê giao cho đi đánh quân nhà Mạc và
có lần giết được tướng nhà Mạc nên được
vua Lê hết mực khen ngợi và ban thưởng.
Về sau, ông được vua Lê phong tấn, phong
tước Thái Bảo Đoan Quận Công.
Tuy nhiên, thời kì này, Hữu Tướng
Trịnh Kiểm (1545-1569) chuyên quyền vua
Lê và tranh chấp quyền lực với họ Nguyễn.
Y đã ám hại người anh ruột của Đoan Quận
Công Nguyễn Hoàng là Lãng Quận Công
Nguyễn Uông và có ý âm mưu ám hại cả
Nguyễn Hoàng. Điều này đã làm cho ông
rất lo ngại. Trước tình thế đó, nghe theo lời
của cậu là Thái Phó Uy Quốc Công
Nguyễn Ư Kỷ, Nguyễn Hoàng xin ý kiến
của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được
ông cho lời sấm truyền “Hoành Sơn Nhất
Đái, Vạn Đại Dung Thân” nên đã giả điên
và nhờ chị Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm vào
trấn đất Thuận Hóa. Từ đây sự nghiệp nhà
Chúa Nguyễn bắt đầu và Nguyễn Hoàng là
vị chúa đầu tiên mang gươm đi mở cõi.
Năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng
đem những người đồng hương huyện Tống
Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh Hoa vào đóng
ở xã Ái Tử huyện Vũ Xương (nay là huyện
Triệu Phong, Quảng Trị). Ngài vỗ về dân
quân, thu dung hào kiệt, sưu thuế nhẹ nên
nhân dân mến phục, thường xưng tụng là
Chúa Tiên. Năm Canh Ngọ (1570), ngài
dời đô qua làng Trà Bát cũng thuộc huyện
Vũ Xương, năm này ngài được phong
làmTổng Trấn Tướng quân kiêm lãnh hai
xứ Thuận - Quảng. Năm Nhâm Thân
(1572), tướng Mạc là Lập Bạo đem quân
vào đánh Thuận Hoá bị ngài đánh bại và
giết chết. Năm Qúy Dậu (1573), vua Lê
Thế Tông lên ngôi, sai sứ đem sắc tấn
phong ngài chức Thái Phó. Năm Quý Tỵ
(1593), Trịnh Tùng dẹp nhà Mạc, rước vua
Lê trở về Đông Đô, ngài đem quân ra yết
kiến được vua phong chức Trung quân Đô
đốc phủ, Tả Đô đốc chưởng phủ sự, Thái
Uý Đoan Quốc Công, Ngài ở Đông Đô 8
năm, thường đem quân đi đánh dẹp tàn
quân nhà Mạc, đánh đâu thắng đó. Năm Kỷ
175
Hợi (1599), vua Thế Tông băng, vua Kính
Tông lên ngôi, tấn phong ngài làm Hữu
tướng. Ngài ở Đông Đô lập nhiều chiến
công, Trịnh Tùng không cho ngài trở về
Thuận Hoá vì sợ “thả hổ về rừng”.
Năm Canh Tý (1600), ngài lập kế đi
đánh Phan Ngạn Bùi Văn Khuê, rồi đem
tướng sĩ, binh thuyền theo đường biển về
Thuận Hoá. Ngài dời dinh sang phía đông
dinh Ái Tử gọi là dinh Cát. Muốn Chúa
Trịnh khỏi nghi ngờ, ngài để lại một người
con là Nguyễn Hải và một cháu là Nguyễn
Hắc ở lại làm con tin và sau lại gả con gái là
Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con cả của Trịnh
Tùng). Vua Lê và Chúa Trịnh sai sứ vào
phủ dụ. Năm Tân Sửu (1601), ngài cho xây
chùa Thiên Mụ. Năm Nhâm Dần (1602),
ngài sai Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên làm
Trấn thủ dinh Quảng Nam là xứ đất tốt, dân
đông, sản vật giàu có để cho Thế Tử tập làm
chính sự. Ngài cho lập thêm các chùa Long
Hưng (Duy Xuyên, Quảng Nam), Bảo
Châu (Trà Kiệu, Quảng Nam) và Kính
Thiên (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Năm Quý Sửu (1613), ngày mồng 3
tháng 6, ngài yếu, cho triệu Thế Tử và thân
thần đến trước ngự sang bảo rằng: “Ta với
các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn
dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng
lại cho con ta, các ông vui lòng giúp đỡ
cho nên công nghiệp”. Rồi ngài dặn Thế
Tử: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung,
anh em phải thương yêu nhau. Con mà giữ
được lời dặn đó thì ta không ân hận gì”.
Ngài lại nói: “Đất Thuận – Quảng, Bắc có
Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, Nam
có núi Hải Vân và núi Thạch Bi bền vững,
núi sẵn vàng, sắt; biển sẵn cá, muối thật là
đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết
dạy dân, luyện binh chống với họ Trịnh thì
đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng
thế lực không thể địch được thì cố giữ đất
đai chờ cơ hội, đừng bỏ qua lời dặn của ta.
Dặn dò xong ngài băng, ở ngôi 56 năm, thọ
89 tuổi.
Với tổ chức chính sự rộng rãi, có quy
củ, sưu thuế nhẹ, quân lệnh nghiêm trang,
lấy sự an cư lạc nghiệp của dân làm gốc,
ngài đã mở đầu cho sự phát triển nửa nước
trù phú về phía Nam của dân tộc Việt.
Dưới thời ngài, biên giới đất nước đã đến
tận Phú Yên.
2.2.2. Khí chất minh quân
Có thể nói, Nguyễn Hoàng vốn sinh ra
bản chất thông minh, mẫn tiệp hơn người.
Không dưới một lần Nguyễn Khoa Chiêm
khẳng định điều này. Có thể chính những
tố chất này đã giúp cuộc đời của Chúa Tiên
chuyển họa thành phúc, biến nguy nan
thành cơ hội.
Ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Hoàng
đã được mọi người nhận xét là người “bẩm
tính thông minh mẫn tiệp, trí tuệ hơn
người”; Hay như chính Trịnh Kiểm cũng
đã nhận xét về Nguyễn Hoàng: “Em Đoan
là kẻ anh hùng tuấn kiệt, đủ trí nhiều mưu,
có thể dùng vào việc lớn, nào phải người
đần độn đâu”. Đặc biệt lí do Nguyễn
Hoàng bị nhà chúa Trịnh lưu giữ ở Đàng
Ngoài bởi sợ để Ngài vào đất Thuận Hóa
coi như “thả hổ về rừng” là bởi vì Trịnh
Tùng đã nhận ra: “Đoan quốc công Nguyễn
Hoàng là người khí chất hùng vĩ khác kẻ
bình thường, được các quan trong triều yêu
mến, ngưỡng mộ”. Vì vậy mà Trịnh Tùng
đã sinh lòng ngờ vực, muốn tính kế trừ đi
để khỏi mối lo về sau. Dù trước đó Trịnh
Tùng đã từng hết lòng mến mộ Đoan quốc
công: “Đoan quốc công là kẻ anh hùng tái
thế, công đức lớn lao, dẫu là các bậc danh
tướng đời xưa cũng không sánh kịp.
Trường quốc công cả mừng, lấy tình thân
thiết, máu mủ mà đối xử, phong Đoan quốc
công làm hữu thừa tướng, ngôi thứ xếp sau
176
Trường quốc công một bậc. Từ đó về sau,
ngày đêm không dời, ăn tất cùng mâm,
ngồi ăn cùng ắt cùng chiếu, thân thiết như
tim phổi, tin dùng như chân tay”.
2.2.3. Mưu cao, chí bền
2.2.3.1. Trong quan hệ với các chúa Trịnh
Như trên đã đề cập, có lẽ chính khí
chất thông minh vốn có đã nhiều lần cứu
nguy cho chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Tuy
nhiên, để có được công trạng hiển hách
ngàn đời như vậy có lẽ cũng phải nhờ đến
mưu lược nhà binh.
Việc Nguyễn Hoàng nghe theo lời chị
Ngọc Bảo giả điên xin Trịnh Kiểm cho vào
trấn thủ đất Thuận Hóa thì quả đây là con
người biết nuôi chí lớn, biết đợi thời cơ, có
thể một lúc chịu nhẫn nhục mà cả đời thoát
khỏi vòng kiềm tỏa của chúa Trịnh. Hơn
nữa khi đi, Nguyễn Hoàng tỏ ra là một
người vô cùng khôn ngoan khi mang theo
đều là những người thân cận, những người
trung thành từ đời thân sinh Nguyễn Kim:
“Đoan quốc công vái tạ trở về phủ từ biệt
chị là Nguyễn phi. Rồi Đoan quốc công
cùng với các công tử thái bảo Hòa quận
công, Thụy quận công và các tướng Văn
Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường
Lộc ngay ngày hôm ấy đem một nghìn
quân thủy ra cửa biển nhằm theo hướng hai
xứ Thuận, Quảng mà tiến”.
Tuy nhiên trong các mưu kế của chúa
Nguyễn Hoàng có những khi còn chưa được
lòng người. Nhận thấy mình như bị giam
lỏng ở Đàng Ngoài 8 năm, Nguyễn Hoàng
đã bàn mưu tính kế rút về Thuận Hóa êm
xuôi nhưng đã khiến cho bọn Kế quận công
Phan Ngạn và Mỹ quận công Bùi Văn Khuê
mưu phản và tàn sát lẫn nhau dẫn đến cảnh
nồi da nấu thịt. Hơn thế để kế hoạch được
thuận buồm, xuôi gió Nguyễn Hoàng còn để
con và cháu ở lại làm tin và khi về còn gả
con gái là Trịnh Tú cho Trịnh Tráng nhằm
mưu đồ chính trị.
2.2.3.2. Trong quan hệ với đội quân
nhà Mạc
Ngay từ khi còn ở Đàng Ngoài, Đoan
quốc công đã khiến cho quan nhà Mạc
nghe tiếng mà khiếp sợ, đánh đâu thắng đó
“Nguyễn Hoàng lớn lên theo Kiểm đi
chinh chiến, trong nhiều năm đều lập được
nhiều chiến công, được Trang Tông gia
phong nhiều lần, làm quan đến chức hữu
tướng” hay như năm Mậu Ngọ, niên hiệu
Chính Trị thứ nhất (1588) “Đoan quận
công Nguyễn Hoàng đi đánh nhà Mạc lập
nhiều công lớn, đi đến đâu quân địch đều
kinh sợ tháo chạy, dân chúng ngưỡng mộ
mến yêu”. Điều này càng khẳng định Đoan
Quốc công Nguyễn Hoàng là một vị tướng
có tài thao lược.
Khi vào trấn xứ Thuận Hóa để dẹp nhà
Mạc xây dựng cơ đồ riêng. Lúc này quân
đội nhà chúa còn yếu, vũ khí thô sơ và
chiến thuyền không nhiều, trong khi đó
tướng nhà Mạc là quận thì quân đông,
thuyền nhiều. Nguyễn Hoàng đã rất lo
lắng, suy xét trước sau; cho quân sĩ đi dò la
để tìm địa thế thuận lợi cũng như tìm cách
chống lại quận Lập. Một đêm chúa đang
ngồi đốt đuốc, bỗng nghe bên bờ tiếng
dòng nước kêu vang “trảo trảo” chúa rất
lấy làm lạ, bèn cầu khấn thần linh. Đêm
hôm ấy, Nguyễn Hoàng mơ thấy một
người đàn bà mặc áo xanh, tay cầm chiếc
quạt đến nói rằng: “Tướng quân muốn diệt
trừ ngụy đảng, cần lập kế dụ chúng đến bãi
cát bên sông, thiếp sẽ giúp sức trừ được,
khỏi phải phiền nhiễu đến nhân dân trong
miền”. Chúa tỉnh dậy mới biết mình nằm
mộng và nghĩ rằng có thần linh giúp sức ắt
hẳn sẽ thắng. Sau đó Nguyễn Hoàng đã
dùng mĩ nhân kế và diệt được quận Lập mà
không hề hao binh, tổn tướng. Kế sách này
từ cổ chí kim đã có nhiều người sử dụng;
177
tuy nhiên trong truyện lại có thêm sự phù
trợ của thần linh làm cho câu chuyện càng
nên phần thuyết phục. Bởi ở vào thời điểm
đó, nhân dân vẫn có niềm tin (dẫu không là
tuyệt đối) vào thần linh.
Vẫn dùng những kế sách thông minh,
mưu lược; khi giặc nhà giàu tiến quân vào
biển ngoài khơi Cửa Việt, chúng dùng
thuyền nhỏ vào bờ cướp bóc dân lành.
Nguyễn Hoàng liền sai chính con trai mình
là Thụy quận công đi tiêu diệt, cũng không
phải tốn nhiều công sức mà đã đuổi được
bọn giặc nhà giàu và thu về một số chiến
lợi phẩm. Có lẽ Thụy quận công và các con
của ngài đã được thừa hưởng mưu lược tài
ba của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
2.2.3.3. Trong quan hệ với nhân dân
và quận thần thân cận
Dựa vào sức dân có lẽ là một trong
những kế sách khôn ngoan nhất của các vị
vua chúa, tướng lĩnh mọi thời đại. Dường
như nhận rõ được điều đó nên ngay từ khi
Nguyễn Hoàng mở cõi về phương Nam đã
rất chú trọng đến điều này.
Đầu tiên là mưu kế thôn tính quận Lập
chúa đã phải dùng đến nàng hầu Ngô Thị
Lâm. Khi xong việc vẫn hết sức vỗ về và
trù tính cho mọi việc trọn vẹn. Có thể thấy
đây chính là kế sách chú trọng đến lòng
dân. Khi Chúa thu phục được quân hai xứ
Thuận, Quảng những của cải vật chất đều
sung vào việc công để ban phát ân đức,
chiêu vỗ muôn dân, thân yêu trăm họ. Khi
gần như bị giam lỏng 8 năm ở Đàng Ngoài
trở về, chúa lại sai sửa sang lại thành trì, thi
hành nhân chính để vỗ về dân chúng, trăm
họ thái bình, muôn dân mến phục.
Một trong những chính sách thu phục
và an dân khôn ngoan nhất của Đoan quận
công có lẽ là dựa vào sức mạnh của thần
linh. Vì vậy mà Nguyễn Khoa Chiêm đã
đưa một số yếu tố kì ảo vào trong truyện.
Đầu tiên là chi tiết thôn tính quận lập, đó là
chi tiết trong giấc mơ một người đàn bà
mặc áo xanh đến mà nói rằng: “Tướng
quân muốn diệt trừ ngụy đảng cần lập kế
dụ chúng đến bãi cát bên sông, thiếp sẽ
giúp sức trừ được, khỏi phiền nhiễu đến
nhân dân trong miền”. Sau này những việc
xây chùa, tu bổ đền đài miếu mạo, hay
những chuyện liên quan đến sinh mệnh con
người đều có liên quan đến thần linh.
Những chuyện tâm linh ấy vô tình đã đánh
trúng tâm lí của người Việt vốn từ xứ rất
tôn sùng đạo Phật. Người ta thường tin vào
những lực lượng thần bí duy tâm nên có lẽ
đây cũng là cách thuyết phục nhất. Chính
vì vậy mà mặc dù “Nam triều công nghiệp
diễn chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử
nhưng không hề khô khan, máy móc, rập
khuôn; trái lại tác phẩm lại có sự thú vị,
hấp dẫn riêng với độc giả.
Không chỉ có chính sách an dân,
Nguyễn Hoàng còn rất chú trọng đến các
tướng lĩnh. Ví như Nguyễn Tạo theo lệnh
của Trịnh Tùng vào Đàng Trong đo đạc
ruộng đất vậy mà Nguyễn Hoàng cũng thu
phục được. Chính vì thế mà Nguyễn Tạo
đã tự ý báo cáo bớt đi phân nửa diện tích
đất đai với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đó
chính là một việc làm có lợi cho người dân
thời bấy giờ. Đặc biệt là khi Nguyễn
Hoàng nhờ mưu kế thoát khỏi sự kiềm tỏa
của chú Nguyễn thì Nguyễn Tạo (lúc này
đã cáo quan) lại đi theo Nguyễn Hoàng vào
Đàng Trong.
4. Kết luận
Có thể nói, với nhân vật Nguyễn
Hoàng, Nguyễn Khoa Chiêm đã dựng lên
một vị chúa đầu tiên của ở Đàng Trong
đúng với nhìn nhận của nhân dân thời đó.
Một vị chúa hết lòng vì nhân dân; khéo léo,
tinh tế trong cách xử lí tình huống; mưu
lược, tâm công trong điều tướng, khiển
178
quân. Từ quan sát của chúng tôi, trong tác
phẩm còn nhiều chi tiết chênh với tiến trình
của lịch sử, chưa ăn nhập với những sự
kiện đã từng diễn ra song đó lại là những
biên độ cho phép của nhà tiểu thuyết. Đây
chính là một trong những hướng nghiên
cứu mà chúng tôi quan tâm và muốn tiếp
tục đi sâu lí giải một cách có hệ thống về
sự tương đồng và khác biệt của loại hình
nhân vật Vua Chúa, Tướng lĩnh từ lịch sử
đến diễn ngôn nghệ thuật mà Nam Triều
công nghiệp diễn chí chỉ là một trường hợp
điển hình./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại Nam thực lục (2002), tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2002.
2. Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995),
Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế.
3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
(1988), Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Quý Đôn toàn tập, Tập 1 Phủ biên tạp lục
(1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.
5. Trần Nghĩa chủ biên (1997), Tổng tập Tiểu
thuyết chữ Hán Việt Nam, Tập III, Nxb Thế
Giới, Hà Nội.
6. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều
đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Na (2000), Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại, Tập 3, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
8. Trần Nghĩa (1997), “Tiểu thuyết chữ Hán
Việt Nam, danh mục và phân loại”, Tạp chí
Hán Nôm, số 3.
Ngày nhận bài: 11/11/2016 Biên tập xong: 15/12/2016 Duyệt đăng: 20/12/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 165_3259_2215217.pdf