Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam (1920-1945)

Tài liệu Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam (1920-1945): 1 VNH3.TB2.6 BẢN LĨNH HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM (1920-1945) PGS.TS. Vũ Quang Hiển Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội 1. Người đầu tiên đặt vấn đề “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó”, phê phán Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản ít quan tâm đến cách mạng thuộc địa Trong quá trình xây dựng một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam (1920-1945), nổi lên bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sau 10 năm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới (1911-1920), trên cơ sở tiếp thu và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại, cả phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh xác định một con đường cứu nước mới và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nếu như C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V. I. Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc...

pdf24 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam (1920-1945), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VNH3.TB2.6 BẢN LĨNH HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM (1920-1945) PGS.TS. Vũ Quang Hiển Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội 1. Người đầu tiên đặt vấn đề “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó”, phê phán Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản ít quan tâm đến cách mạng thuộc địa Trong quá trình xây dựng một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam (1920-1945), nổi lên bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sau 10 năm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới (1911-1920), trên cơ sở tiếp thu và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại, cả phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh xác định một con đường cứu nước mới và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nếu như C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V. I. Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc dành sự quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nếu như các nhà sáng lập học thuyết về chủ nghĩa cộng sản hết sức nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản, thì Hồ Chí Minh lại tập trung vào cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Người nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu"1. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, tuy hoạt động tích cực trong Đảng cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, chẳng hạn như vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa... Trong nhiều tác phẩm, nhất là Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ (1924), Nguyễn Ái Quốc trăn trở rất nhiều về sự khác nhau giữa xã hội châu Âu và xã hội Phương Đông. Học thuyết đấu tranh giai cấp có thể áp dụng được ở thuộc địa hay không? 1 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb CTQG, HN, 1994, tr. 44. 2 Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây". Xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét "về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây". "Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ". "Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn..., nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiều thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơ rớt... Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được". Trái lại, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước. Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Vì thế, "người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ". Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế". Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và cho rằng việc phát động chủ nghĩa dân tộc là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời"2. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, phải "làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản". Với tinh thần độc lập tự chủ, Người đi đến luận điểm: "Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa - TG), chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"3. Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921, Hồ Chí Minh dự đoán cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là điểm khác biệt với quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc4. Ngày 16-5-1924, trong bài báo 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Nxb CTQG, HN, 2000, tr. 464, 466 và 467. 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T2, Nxb CTQG, HN, 2000, tr. 124 và 129. 4 Trong Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế cộng sản (1919), có viết: "Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân chính quốc...", "công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri, Bănggan, mà cả ở Batư hay Ácmêni chỉ có thể giành được độc lập khi nào công nhân ở Anh và ở Pháp lật đổ chính phủ "Lôiít Gioócgiơ" và "Clêmăngxô" giành chính quyền về tay mình" Điều đó có nghĩa là: khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì 3 nhan đề Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, đăng trên báo La Vie oùvrière, Người nêu rõ, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản ở chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra"5. Người khẳng định: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"6. Người thẳng thắn phê bình một số Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chưa biết kết hợp phong trào cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở các nước thuộc địa để thành lập một mặt trận đấu tranh chung. Tháng 7-1923, Người viết thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, phê phán các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa không quan tâm đến phong trào cách mạng thuộc địa, phê bình báo L’Humanité đã bỏ mục Diễn đàn của các thuộc địa, và báo chí của đảng thì đưa tin rất chậm chạp về các nước thuộc địa. Ngày 11-4- 1924, trong thư gửi thư Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người nhận xét: “Những thuộc địa của Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng ít được biết đến trong giới vô sản và cộng sản. Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp rất ít được thông tin về những gì đang xảy ra tại những thuộc địa đó”. Cho nên, “nếu chúng ta muốn hoạt động một cách có ích về vấn đề thuộc địa thì nhất thiết phải bắt liên lạc với các thuộc địa đó”7. Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Người nói: “Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương các dân tộc thuộc địa mới được giải phóng. (xem V.I. Lênin và Quốc tế cộng sản (bản Tiếng Nga), Nxb Tiến bộ, M. 1970, tr.143). Những Luận cương về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1-9-1928) cho rằng: "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến" Quan điểm này, vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. (xem Những luận cương về Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế cộng sản (bản Tiếng Pháp), Pari, 1928, tr.174. 5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, tr. 298. 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, tr. 36. 7 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Nxb CTQG, HN, 2006, tr. 238, 239 và 266. 4 lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”. “Nọc độc và sức sống của của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa"8. “Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: hãy chú ý!”. Ngày 1-7-1924, tại phiên họp thứ 22 Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Người phê phán các Đảng Cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng Cộng sản ở các nước có thuộc địa chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, trong khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chúng nô dịch trong vòng áp bức9. Đối với vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa, Người chỉ ra rằng: nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, nạn đói luôn luôn xảy ra, sự phẫn uất ngày càng lên cao. "Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng giải phóng"10. Một số sự phê phán và yêu cầu nêu trên thể hiện Hồ Chí Minh không giáo điều, rập khuôn máy móc những lý luận có sẵn về đấu tranh giai cấp, mà có sự am hiểu sâu sắc về xã hội thuộc địa và yêu cầu bức thiết của các dân tộc thuộc địa là độc lập tự do. Điều đó cũng cho thấy, không có một con đường cứu nước định sẵn, mà phải tiếp thu và phát triển sáng tạo những giá trị văn hóa và lý luận cách mạng của thời đại để xây dựng một học thuyết cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc. Kính trọng Mác, thấy rõ học thuyết của Mác phù hợp với các xã hội tư bản, nhưng Hồ Chí Minh cho rằng: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó không phải là cả thế giới”. “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không có được”. Người đặt vấn đề, “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”11. Đó là một đề xuất táo bạo, vượt lên những quan niệm phổ biến trong Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản và nhiều nhà cách mạng thuộc địa lúc bấy giờ. 8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T1, tr. 273. 9 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr 277, 278 và 279. 10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, 2000, tr. 289. 11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1, Sđd, tr. 465. 5 2. Lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và những thử thách quyết liệt Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng thuộc địa mới hình thành trong những năm 1921-1923 không phù hợp với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản, nên ngay lần đầu tiên khi tới Mátxcơva, Người đã không nhận được sự quan tâm chu đáo. Điều kiện sinh hoạt của Người rất khó khăn12. Nhiều lần Người đề nghị gặp Chủ tịch Quốc tế Cộng sản để thảo luận về vấn đề thuộc địa của Pháp, nhưng không được đáp ứng. Trong bức thư ngày 15-3-1924, Người viết: “Đã hơn một tháng nay, tôi xin đồng chí vui lòng tiếp để có thể thảo luận với đồng chí về tình cảnh thuộc địa của Pháp. Cho tới nay, tôi vẫn chưa được trả lời. Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em”. Trên thực tế, khi rời nước Pháp đi Liên Xô, Hồ Chí Minh không có ý định ở lại Liên Xô lâu ngày, mà là để tiếp tục cuộc hành trình về Tổ quốc. Lúc tới Mátxcơva (tháng 7- 1923), kế hoạch của Người đã được quyết định: sau ba tháng lưu lại ở đây, Người sẽ đi Trung Quốc để tìm cách liên lạc với Đông Dương, nhưng không được Quốc tế Cộng sản tạo điều kiện. Ngày 11-4-1923, trong thư gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người cho rằng chuyến về Việt Nam qua Trung Quốc của mình “sẽ là một chuyến đi điều tra và nghiên cứu” và đề nghị Quốc tế Cộng sản tạo điều kiện giúp đỡ. Người tỏ ý không hài lòng về sự chậm trễ: “bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và là tháng thứ sáu tôi chờ đợi”, “việc lên đường của tôi vẫn chưa được quyết định”13. Thời gian lưu lại Liên Xô chừng một năm, tiếp tục công việc đã làm ở Pháp, Hồ Chí Minh từng bước phác thảo một chiến lược đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Công việc đó được hoàn thiện dần, nhất là thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc). Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã xây dựng một lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam14. Nội dung lý luận đó được trình bày qua nhiều bài của Người viết cho các báo, những tham luận trình bày tại một số hội nghị và đại hội quốc tế, nhất là Đại hội V của Quốc tế Cộng sản; đặc biệt là qua hai tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường kách mệnh. Về Trung Quốc (từ cuối năm 1924), Hồ Chí Minh sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) và tổ chức đào tạo một đội ngũ cán bộ cách mạng tại Trường Chính trị Quảng Châu (1925-1927). 12 Trong bức thư gửi Pêtơrốp (3-1924), Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây lúc nào cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục, ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Vì vậy tôi không muốn trả 5 rúp tiền thuê nhà để tỏ sự phản đối. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba và 11 rúp 61 cho những tháng sau”. So sánh diện tích, trang bị nội thất và giá cả với các phòng khác thì “giá mà người ta buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn” (xem Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr. 264). 13 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr. 261-262. 14 “Lý luận giải phóng dân tộc” là thuật ngữ dùng theo Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn nghệ, HN, 1994, tr. 71. 6 Khác với chiến lược đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản ở các nước tư bản phương Tây, Hồ Chí Minh khẳng định chiến lược cách mạng ở thuộc địa chưa phải là đấu tranh giai cấp, mà là đấu tranh dân tộc. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người phân biệt ba loại cách mạng: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Lực lượng của cuộc cách mạng đó bao gồm toàn dân tộc, trong dó công nhân và nông dân là “chủ cách mệnh”, “gốc cách mệnh”, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là “bầu bạn cách mệnh của công nông”... Vì không nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh bị lên án bằng những lời lẽ rất nặng nề từ những chiến sĩ cận vệ của Quốc tế Cộng sản. Theo Giôdép Marát (tức Hà Huy Tập), Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng là “hai đảng cách mạng tiểu tư sản”, “có những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin”, “mắc chủ nghĩa cơ hội trong lý luận và trong thực tiễn, tư tưởng biệt phái, đóng kín”15. Cuốn Đường Kách mệnh với sự nhấn mạnh “cách mạng dân tộc” và chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc bị phê phán là “những điều ngu ngốc về lý luận”. “Không hơn không kém, lý luận đó có nghĩa là sự hợp tác giai cấp (với phong kiến, địa chủ, và giai cấp tư sản tay sai)”. “Lẽ tự nhiên, những quan điểm như vậy giải thích rõ sự thực là “Những người cộng sản tự do chủ nghĩa” không thể xác định các động lực của cách mạng Đông Dương và không thể hiểu đúng sự độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cách mạng”16. “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chỉ có những khuynh hướng cộng sản mơ hồ, ít nhiều hỗn độn trái ngược nhau. Trong hàng ngũ của Hội, các khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa còn nhiều”17. Sau vụ chính biến của Trung hoa Quốc dân đảng (1927), Hồ Chí Minh “chỉ còn cách là phải chọn gấp giữa hai con đường hoặc là để bị bắt hay tiếp tục qua Mátxcơva về công tác ở Xiêm”. Người muốn về công tác ở Xiêm, hoặc Thượng Hải18, nhưng rốt cuộc lại được Quốc tế Cộng sản cử đi Pháp, từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc (12-1927) ở Bỉ, rồi về Berlin. Người thấy “không thể công tác ở Pháp, ở Đức vô ích, nhưng cần thiết ở Đông Dương”, nên đã “xin lên đường về xứ sở này”, cho dù “không được kinh phí công tác”, vì đã một năm “lang thang từ nước này đến nước khác trong khi có nhiều việc phải làm ở Đông Dương”. Nhưng chờ đợi mãi vẫn không có câu trả lời, Người lâm vào “hoàn cảnh khó khăn không chịu nổi”, “chờ đợi vô thời hạn” và “không có gì để sống”, ở trong tình trạng “biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không ngồi rồi không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động...”19. Mãi 15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Nxb CTQG, HN, 1999, tr. 385. 16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Sđd, tr. 367. 17 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Nxb CTQG, HN, 2006, tr 190. 18 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T1, Sđd, tr 374. 19 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T2, Sđd, tr. 324-326. 7 tới ngày 25-4-1928, Hồ Chí Minh mới được Quốc tế Cộng sản quyết định đồng ý cho trở về Đông Dương theo nguyện vọng. Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với quan niệm Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, phải thành lập đảng cách mạng trong từng quốc gia dân tộc, Người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản duy nhất20. Việc làm ấy bị coi là được thực hiện “bằng một con đường khác mà Quốc tế Cộng sản không lường trước”21. “Nội cái tên ấy cũng đủ chứng minh rằng: a) ở các đại biểu còn rơi rớt những tàn dư của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi; b) các đại biểu chưa nhận thức được vị trí quan trọng của Cao Miên, Ai Lao và và những dân tộc ít người khác trong cuộc đấu tranh phẩn đế và phản phong ở Đông Dương; c) công cuộc thống nhất chưa hoàn toàn thủ tiêu được hẳn tư tưởng nhóm phái của các nhà lãnh đạo các tổ chức cộng sản (những khuynh hướng chia rẽ của một số người lãnh đạo ở Bắc Kỳ năm 1931 là một bằng chứng)”22. Hội nghị “đã làm sai chủ nghĩa Lênin, vì khẳng định rằng sách lược quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức không cho phép thành lập một Đảng Cộng sản cho công nhân tất cả các dân tộc ở Đông Dương, mà chỉ riêng cho công nhân của nước Việt Nam, do đó đã lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam”...”23. Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì (10-1930) cũng nhận định việc đặt tên đảng không đúng, vì gọi là Việt Nam cộng sản đảng thì không bao gồm được Cao Miên và Lào. Xuất phát từ quan điểm cho rằng: vô sản Việt Nam, Cao Miên và Lào tuy tiếng nói, phong tục và nòi giống khác nhau, nhưng về mặt chính trị và kinh tế thì cần phải liên lạc mật thiết với nhau, Ban chấp hành Trung ương quyết định "bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương cộng sản Đảng". Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh Hồ Chí Minh, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, đã hoạch định con đường phát triển của dân tộc từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". "Tư sản dân quyền cách mạng" là giai đoạn chiến lược giải phóng dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc (không bao gồm nhiệm vụ ruộng đất). "Thổ địa cách mạng" không nằm trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, mà là một giai đoạn chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất. "Đi tới xã hội cộng sản" lại là giai 20 Trong văn kiện Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương” (Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, T1, Sđd, tr. 614). 21 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Sđd, tr. 384. 22 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 263-264. 23 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 151. 8 đoạn phát triển kế tiếp để từng bước đạt mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chủ trương tập hợp lực lượng rộng rãi, bao gồm toàn dân tộc. Sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và khách quan, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với cách mạng ở các nước tư bản phương Tây. Tuy nhiên, sự khác biệt ấy đã không được chấp nhận, mà bị chỉ trích gay gắt. Với bút danh Hồng Thế Công, Hà Huy Tập viết bài Kỷ niệm ba năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương thống nhất, đăng trên Tạp chí Cahier du Bolsévisme (cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, số 8, ngày 1-3-1933), kiên quyết khẳng định những “sai lầm chính” của Hội nghị hợp nhất: - “Trong khi ấn định tính chất cách mạng Đông Dương... đã coi cách mạng ruộng đất không phải là một bộ phận của cách mạng tư sản dân quyền (TG nhấn mạnh)”, “đã đề ra sách lược sai lầm: dựa vào nông dân nghèo đoàn kết với trung nông, tiểu tư sản, trí thức, trung lập phú nông, tiểu và trung địa chủ”. “Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất là trái ngược với học thuyết Lêninnít, với đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản”. - Nguyễn Ái Quốc là người có sáng kiến lãnh đạo Hội nghị hợp nhất. “Nhưng đồng chí đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong thời gian Hội nghị hợp nhất mà chúng ta không thể bỏ qua”. Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất chứng tỏ rằng “đường lối chính trị của Hội nghị hợp nhất và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đều sai lầm trên nhiều phương diện”24. “Hội nghị hợp nhất không hiểu rằng tính chất của cách mạng Đông Dương là tư sản dân chủ gồm hai nhiệm vụ (cách mạng phản đế và cách mạng ruộng đất). Hai nhiệm vụ ấy là những bộ phận khăng khít của của cách mạng tư sản dân chủ và gắn bó mật thiết với nhau”. “Hội nghị lại không hiểu rằng cách mạng ruộng đất là cái trục của cách mạng tư sản dân chủ”. “Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất đề ra vấn đề làm cách mạng điền địa, nhưng không đả động một lời nào đến giai cấp địa chủ. Hội nghị chỉ nói đến việc tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, những không nói gì đến việc tịch thu ruộng đất của địa chủ. Như vậy là cuộc cách mạng ruộng đất mà Hội nghị hợp nhất đề ra chỉ là một cuộc cách mạng bộ phận vì thế nó không có khả năng xóa bỏ các hình thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa ở Đông Dương"25. Hà Huy Tập cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người “đã mắc nhiều sai lầm trong cương lĩnh mà đồng chí soạn thảo”. “Lúc mới thống nhất Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có đường lối chính trị đúng đắn”26. “Chẳng những Hội nghị hợp nhất không nêu khẩu hiệu đánh đổ giai cấp địa chủ, tịch thu hết thảy ruộng đất của chúng, mà còn nêu ra vấn đề sử dụng, hoặc ít ra cũng trung lập bọn tiểu và trung địa chủ. Như thế là Hội nghị không hiểu phải tiêu diệt 24 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 151 và 266. 25 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 261, 262, 271, 272 và 273. 26 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T4, Sđd, tr. 385. 9 chúng về mặt giai cấp”. “Hội nghị cũng nêu ra vấn đề sử dụng hoặc trung lập giai cấp tư sản bản xứ. Đề ra một sách lược như thế có nghĩa là từ bỏ cuộc tranh đấu chống lại ảnh hưởng tai hại của giai cấp tư sản bản xứ trong quần chúng lao động Đông Dương”. “Đối với phú nông, Hội nghị cũng đề ra vấn đề sử dụng hoặc trung lập. Quốc tế Cộng sản không đồng ý ý kiến đó...”. “Đối với trí thức và giai cấp tiểu tư sản, Hội nghị cũng nêu ra vấn đề liên minh. Đây cũng là một sách lược sai lầm”. Hồng Thế Công khẳng định: “Các nhóm cộng sản năm 1929 và Hội nghị thống nhất đã nhiều lần xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương, nhưng cứ luẩn quẩn trong trong một mớ lý luận hỗn độn, mơ hồ”. “Ban đầu, khi mới thống nhất Đảng ta đã có một cương lĩnh còn trái với học thuyết Lênin...”27. Với quan điểm nhấn mạnh chiến lược đấu tranh giai cấp, Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng (10-1930) đánh giá Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Hội nghị hiệp nhất thông qua đã phạm sai lầm chính trị rất "nguy hiểm", vì "chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu". Ban chấp hành Trung ương quyết định "thủ tiêu Chánh cương, Sách lược của Đảng" và chỉ rõ: phải dựa và nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, chính sách và kế hoạch của Đảng "làm căn bổn mà chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng bôn-sê-vích". Ngày 9-12-1930, trong bức thư gửi cho các đảng bộ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tiếp tục nhấn mạnh chủ trương đấu tranh giai cấp, phê phán những "sai lầm của Hội nghị hiệp nhất là sai lầm rất lớn và rất nguy hiểm", có nhiều điều không đúng với chủ trương của Quốc tế Cộng sản và nêu trách nhiệm "nặng nề" của Ban chấp hành Trung ương là phải "sửa đổi những sự sai lầm trong công việc của Hội nghị hiệp nhất", "phải thực hành đối với công việc như lúc bắt đầu mới tổ chức ra Đảng vậy". Chiến lược đấu tranh dân tộc bị bác bỏ, và thay vào đó là một chiến lược đấu tranh giai cấp, thể hiện trong Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng). Đó là một quyết định không đúng. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về Tổng Bí thư Trần Phú. Hà Huy Tập khẳng định: Trần Phú “đã tiến hành công việc Bônsêvích hóa Đảng về phương diện lý luận”, “là người kiên quyết chống lại bất cứ một sai lầm nhỏ nào đi chệch đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản”28. Những người cộng sản trẻ tuổi Việt Nam lúc đó, như Trần Phú, Hà Huy Tập... được Quốc tế Cộng sản đào tạo, ý chí cách mạng kiên trung, nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn, nên chỉ có thể đi theo hướng của Quốc tế Cộng sản. Chiến lược giải phóng dân tộc của Hồ Chí 27 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, 274, 275, 396, 476 và 477. 28 Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Sđd, tr. 76-77. 10 Minh chưa trở thành tư tưởng chủ đạo trong Đảng, chưa được sự đồng thuận của số đông những nhà lãnh đạo của Đảng và của Quốc tế Cộng sản trong suốt những năm 1930-193529. 3. Dũng cảm và khéo léo vượt qua thử thách, khẳng định lại chiến lược giải phóng dân tộc, đưa Cách mạng tháng Tám 1945 đến thành công Trong những năm 1931-1935, bản thân Hồ Chí Minh gặp nhiều trắc trở. Tháng 6- 1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông. Nhờ sự giúp đỡ của Luật sư Lôdơbi, Người thoát khỏi ngục tù, đến Mátxcơva (6-1934), nhưng bị ngờ vực về lý do “dễ dàng ra khỏi nhà tù và thoát khỏi tay cảnh sát Pháp”, lâm vào tình cảnh “đau khổ” vì không hiểu tại sao “không được tham gia vào việc này hay việc khác của công tác bí mật”30. Người nhiều lần đề nghị được tạo điều kiện để về công tác tại Đông Dương, nhưng luôn bị trì hoãn31. Tháng 6-1938, trải qua 8 năm trong “tình trạng không hoạt động”, Hồ Chí Minh yêu cầu với Quốc tế Cộng sản "đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và như là sống ở bên cạnh, ở ngoài của Đảng"32. Rời Mátxcơva, sau một thời gian tham gia cách mạng Trung Quốc, Người bắt được liên lạc với Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi về nước (từ tháng 2-1941). Vấn đề đặt ra đối với cách mạng Việt Nam lúc đó là: tiếp tục chiến lược đấu tranh giai cấp được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10-1930 hay trở lại với chiến lược đấu tranh dân tộc như trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng? Với bản lĩnh kiên cường, bám sát thực tiễn Việt Nam, kiên quyết chống giáo điều, tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ Tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định “thay đổi chiến lược”, từ chiến lược đấu tranh giai cấp, sang chiến lược đấu tranh dân tộc: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Hội nghị chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ chia lại công điền và ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo, tức là ruộng đất đang nằm trong tay kẻ thù của dân tộc, chứ không phải là của giai cấp địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế. Về vấn đề dân tộc ở Đông Dương, Hội nghị khẳng định: “đã nói đến vấn đề dân tộc tức là sự tự do độc lập của 29 Từ tháng 10-1930, Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt không được coi là một cương lĩnh của Đảng nữa. Đến năm 1991 Tạp chí Lịch sử Đảng mới công bố một bài nghiên cứu, khẳng định lại đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. 30 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T2, Nxb CTQG, HN, 2006, tr. 59-60. 31 Mùa Hè năm 1936, Nguyễn Ái Quốc được Vụ tổ chức cán bộ của Quốc tế Cộng sản mời đến làm tờ khai lý lịch, hộ chiếu, giấy đi đường... Song, chuyến đi này phải hủy bỏ vì “tình hình thay đổi” (Xem Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, T2, Sđd, tr. 65). 32 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T3, Sđd, tr. 90. 11 mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp – Nhật, ta phải thi hành chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý”33. Hồ Chí Minh viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: "trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy". Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: "Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền". Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: "Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!". Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy". Chặng đường cách mạng từ năm 1920 đến năm 1945 cho thấy: trong những năm cách mạng Việt Nam chịu sự chi phối chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản, nên phạm sai lầm giáo điều, tả khuynh. Những năm cách mạng Việt Nam tiến lên dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc, tự lực giành chính quyền, rồi đi vào kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh có bản lĩnh độc lập tự chủ, không chịu giáo điều, kiên định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng phải trải qua nhiều gian truân, nhất là khi quan điểm của Người chưa được Quốc tế Cộng sản và đa số những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam tán thành. Là người đã vận dụng có phê phán và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác vào phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh bị quy kết là người “dân tộc chủ nghĩa”. Trong những năm 1923-1924, 1927-1928, 1934-1938, Người không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê phán, thậm chí có lúc bị “bỏ rơi”. Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì giữ vững quan điểm sáng tạo, đúng đắn của mình. Bằng dũng khí và trí tuệ, với sự tế nhị, khéo léo, với ý thức tổ chức kỷ luật, Người đã phấn đấu quyết liệt và bền bỉ để vượt qua thử thách và giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thực tiễn lịch sử đó để lại một bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: phải nêu cao ngọn cờ Tư tưởng Hồ Chí Minh, bám chắc thực tiễn Việt Nam, giữ vững tính độc lập về tư duy, vận dụng và phát triển lý luận một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, chống giáo điều, để xác định đường lối chính trị đúng đắn, phục vụ sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc. 33 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, HN, 2000, tr. 118, 119 và 113. 12 HO CHI MINH’S SKILL AND SPIRIT IN THE LIBERATION OF THE VIETNAMESE NATION (1920–1945) Assoc. Prof. Dr. Vu Quang Hien University of Social Sciences and Humanities Vietnam National University, Hanoi 1. The first person questioning “the re-examination of historical foundation of Marxism” and criticizing the Communist International and Communist Parties in capitalist countries for showing less interests in colonial revolution In the course of developing a theory for a national liberation revolution and a struggle for national independence in Vietnam in the 1920-1945 period, Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh displayed his skill and spirit. A decade of studying theories and inquiring into practical situations in different continents and countries around the world (1911-1920) and the foundation enriched by the accumulation and development of cultural values of the era and of nations in both Oriental and Western countries has greatly supported Ho Chi Minh in defining a new path for national salvation and joining in founding the French Communist Party. If Marx talked much about the struggle against capitalism and V.I Lenin‟s discussions centered on the fight against imperialism, Nguyen Ai Quoc was particularly interested in the struggle against colonialism. While the creators of communism theory laid strong emphasis on class warfare in capitalist countries, Ho Chi Minh focused on the national struggle in the colonies. For Ho Chi Minh, independence and freedom were what colonial nations have longed for most. He said: “freedom for my fellow countrymen, freedom for my fatherland, that is all I have desperately yearned for; and that is all that I have understood” (1). In the early 20s of the 20 th century, Ho Chi Minh took an active part in the operation of the French Communist Party and the Communist International. However, his own viewpoints relating to different matters, including the nationality issue in the colonies, the relationship between a proletarian revolution in the Metropolitan country and a national liberation revolution in the colonies, were not matching with those held by the Central Committees of the French Communist Party and the Communist International. In many of his writings, particularly in The Report on the North, the Central and the South (1924), Nguyen Ai Quoc discussed the differences between European society and Oriental society and whether a theory on class warfare can be applied in the colonies or not. 13 Ho Chi Minh realized that a backward and under-developed economy could not draw the absolute differentiation between classes in Indo-China. Therefore, “the class struggle can not be as the same as in the West”. Referring to economic structure, Indo-Chinese, Indian or Chinese societies “are not like western societies in the Medieval Era or in the Modern Time. The class struggle in those societies is not as severe as it is here”. “Small or medium-sized landlords and those who earned the name as great landlords here are seen just as dwarfs in comparison with those of similar titles in the Europe and America”. “If farmers have almost nothing, landlords have no more than a little source of capital, if workers don‟t not know how much they had been exploited, their employers do have no idea of their exploiting tool being just machinery; while the one do not have any trade union, the other hold no trust the conflict in the right and interests among them is minimized. This is undeniable”. On the contrary, they, regardless of whether they are landlords or farmers, had shared a similar fate of becoming slaves and losing their country. While the Communist International stuck to the point that nationalism versus proletarian internationalism, Ho Chi Minh asserted: for colonial nations in the Orient “nationalism is a great driving force of countries”. Accordingly, “nobody can do anything for Annamese if they do not take into account the sole and great driving force of Annamese‟s social life”. He made recommendations to the Communist International on its platform of action, proposing “launching a native nationalism on behalf of the Communist International...and when that nationalism is achieved, it will certainly turn into internationalism.” From the analysis of classes in colonial society and the tradition of Vietnamese people, Ho Chi Minh highly valued the strength of nationalism and argued that the launch of nationalism was “a policy of excellent reality” (2). He said the people of colonial nations had a great revolutionary competence and pointed to the need to “make colonial nations, which used to be distant from one another, gain better understanding of each other and unite in a common cause to lay a foundation for a future Oriental alliance, which will act as one of the wings of the proletarian revolution”. Upholding a sense of independence and self- reliance, Ho Chi Minh came to the theoretical point that “you (colonial people) can only be emancipated by deploying your endeavors” (3). Aware of the role and strategic position of colonial revolution and having estimated correctly the nation‟s capacity, right in 1921 Ho Chi Minh predicted that national liberation revolution in the colonies could be won prior to proletarian revolution in the Metropolitan country. This view was different from that of the Communist International which said national liberation revolution in the colonies depended on the victory of proletarian warfare in the Metropolitan country (4). In an article entitled “Russian revolution and colonial nations” published on La Vie oùvrière on May 16, 1924, Ho Chi Minh stressed that national liberation revolution in the colonies deserved an equal footing with proletarian revolution in the Metropolitan country in the fight against a mutual enemy: 14 “Capitalism is a leech that attaches one of its tentacles to proletarian class in the Metropolitan country and the other to proletarian class in colonial nations. To kill that creature, you need to cut both of its tentacles. If only one tentacle is axed, the other still continues to suck blood of proletarian class. It continues to live its life and the cut tentacle re-grows”(5). He affirmed: “Once hundreds of millions of oppressed Asian people are awake to the need to put an end to cruel exploitation of colonialists with insatiable greed, they will form a giant force, and in the process of eliminating imperialism, which is regarded as one of the conditions nurturing the existence of capitalism, they can lend a helping hand to their peers in Western countries in the course of liberation” (6). He frankly criticized several Communist Parties in capitalist countries for failing to combine revolutionary movements in the Metropolitan country with revolutions in colonial countries in order to set up a mutual combating front. In July, 1923, Ho Chi Minh wrote a letter to the Central Committee of the French Communist Party, presenting his disapproval of the disinterest that Communist Parties in capitalist countries paid to revolutionary movements in colonial nations. He criticized L‟Humanite for pulling down the “forum of colonial countries” column and Party-run newspapers for their slow coverage relating to colonial countries. On April 11, 1924, in a letter sent to the Central Committee of the Communist International, he commented, “France-occupied countries in general and Indo- China in particular have become less popular in the circle of proletarians and communists. A very few information on what had been happening in those colonial countries reached the Communist International and the French Communist Party”. Therefore, “it is imperative for us to establish a direct link with the colonies if we want to take helpful activities for them”(7). In addressing the eighth session of the Communist International‟s fifth congress on June 23, 1924, Ho Chi Minh said: “I come here to constantly remind the Communist International of a truth - colonies still exist. I also want to draw the Communist International‟s attention to both future issues and threats that will challenge the colonies. However, you seem not to understand thoroughly that the fortune of the world proletarian class, especially the proletarian class in countries that went colonizing others, is closely associated with the fortune of the exploited class in the colonies. I will take advantage of every opportunity I may have to put forward concerned matters, and if necessary, I will alert you to the colonial question”. “Venom and vitality of the capitalist snake is concentrating in the colonies”(8). “When discussing possibilities and measures to carry out revolution and formulating plans for an upcoming fight, British and French comrades as well as comrades in other parties skipped this extremely important and strategic theoretical point. Accordingly, I desperately try to call for your: attention!”. On July 1, 1924, at the 22nd 15 session of the Communist International‟s fifth congress, Ho Chi Minh criticized Communist Parties in France, Britain, the Netherlands, Belgium and Communist Parties in colonial countries for failing to implement an active policy on colonial issue while the bourgeoisie in those countries deployed all means they could have to oppress the exploited people there (9). Regarding farmer issue in colonial countries, Ho Chi Minh pointed out: severe exploitation on farmers and repeated famines triggered high waves of indignation. “It‟s ripe for native farmers to launch uprising. In many colonial countries, farmers did try to stage several uprisings which all cost them bloody failure. In the meantime, farmers are in dire need of organizers and instructors. The Communist International needs to assist those farmers in reorganizing their operation. It should send instructors to direct them to the path to liberation revolution” (10). Those criticisms and requests indicated that Ho Chi Minh did not copy dogmatically existing theories on class struggle. He demonstrated his thorough knowledge on colonial society and colonial people‟s urgent need for independence and freedom. This also showed that there existed no certain way for national salvation and it required to acquire and develop creatively available cultural values and revolutionary theories of the era in service of the building of a revolutionary doctrine suitable for the nation‟s historical condition. Though respecting Marx and acknowledging his doctrine fitting the characteristics of capitalist societies, Ho Chi Minh argued, “Marx had built his doctrine based on the available philosophy of history, but which history? It was the European history. What was the Europe? It could not be the whole world”. “Anyway, it was impossible to prohibit anyone from supplementing “historical foundation” of Marxism with materials not available by the time Marx was living. He raised the issue of “rethinking Marxism and its historical foundation and strengthening it by Eastern ethnology” (11). At that time, it was a bold proposal that went far beyond popular concepts upheld by the Communist International, Communist Parties in capitalist countries, and many revolutionaries in the colonies. 2. Ho Chi Minh‟s theory on national liberation and severe challenges Ho Chi Minh‟s viewpoints on new colonial revolution introduced between 1921 and 1923 were unsuitable to those adopted by the Communist International and a number of Communist Parties. Consequently, he was unwelcome at his first arrival in Moscow where he led a very difficult life (12). Ho Chi Minh repeatedly asked for his meeting with the Chairman of the Communist International to discuss France‟s domination issue but there was silence that he could get. In his letter dated March 15, 1924, he wrote: “I have spent more than a month seeking your meeting to talk about France‟s domination. Until now, there was no reply sent to me yet. Today, I would like to repeat my request and send to you a hello from a brother communist”. 16 In fact, Ho Chi Minh did not plan a long stay in the Soviet Union after leaving France. He wanted to head for the fatherland. When arriving in Moscow in July, 1923, he scheduled a three-month stay before traveling to China to seek contacts with revolutionists in Indo-China. However, his plan was not backed by the Communist International. On April 11, 1923, Ho Chi Minh sent a letter to the Executive Board of the Communist International, asking it for aiding his Vietnam journey transiting China with the reason that this “will be a fact-finding trip”. However, he was unhappy with the Communist International‟s slow response. He said: “It is the ninth month I have stayed here and the sixth month I have been waiting [] my trip has not yet been decided” (13). In around a year he stayed in the Soviet Union, Ho Chi Minh continued with what he did in France. He drafted, step by step, a strategy for a national struggle in the colonies. The strategy had gradually been perfected, especially during the time he was in Guangzhou (China). In the 20s of the 20 th century, Ho Chi Minh developed a theory on national liberation revolution and disseminated it into Vietnam (14). The content of the theory was introduced in the writings he sent for newspapers and in the presentations he delivered at a number of international conferences and congresses, notably at the Communist International‟s fifth congress and in two well-known works – Ban an che do thuc dan Phap (Indictment of French Colonization) and Duong kach menh (Revolutionary Path). Returning to China in late 1924, Ho Chi Minh founded the Association of Vietnamese Revolutionary Youth in June 1925 and organized the training of a contingent of revolutionary cadres at the Guangzhou Political School in the 1925-1927 period. Ho Chi Minh asserted that the revolutionary strategy in the colonies was not yet for a class struggle but was just for a national struggle. His view was different from the Communist International and some Communist Parties in Western capitalist countries regarding the latter‟s adopted strategy on class warfare. In “Duong kach menh”, he named three types of revolutions, including bourgeois revolution, proletarian revolution and national liberation revolution. He classified the Vietnamese revolution as national liberation revolution and, at the same time, defined its characteristics and tasks. He pointed out that the force needed for that revolution should have encompassed the entire nation with workers and farmers playing the role as “the master of revolution”, “the root of revolution” and students, small-sized businesspeople and landlords being “revolutionary friends of workers and farmers”. However, the Association of Vietnamese Revolutionary Youth and the “Duong kach menh” took severe criticisms from the guards of the Communist International who reasoned that the association and the book did not lay emphasis on the class struggle. According to Ha Huy Tap, the Association of Vietnamese Revolutionary Youth and the New Viet Revolutionary Party were the “two revolutionary parties of the petite bourgeoisie”, “they distorted Marxism-Leninism”, “embraced opportunism in theoretical thoughts and in action, 17 and upheld sectarian, closed ideologies” (15). The “Duong kach menh”, which focused on “national revolution” and advocated rallying the entire nation to take part in the revolution, was criticized for containing “silly theoretical thoughts”. “That theory highlighted cooperation between classes (with feudalists, landlords and the bourgeoisies)”. “It is clear that such opinions explained for the fact that „liberalistic communists‟ could not identify the driving forces behind the Indo-Chinese revolution and could not be able to understand correctly the dictatorship of the proletarian class in leading the revolution” (16). “The Association of Vietnamese Revolutionary Youth has embraced equivocal, mixed tendencies of communism. Tendencies of nationalism still remained in the association”(17). After the Chinese Kuomintang‟s political revolt in 1927, Ho Chi Minh “had no way but to quickly choose between being arrested and traveling through Moscow to Siam to involve in activities there”. Though preferring to go to Siam, or at least Shanghai (18), Ho Chi Minh was finally sent to France from which he came to Belgium to attend the General Assembly of the Anti-imperialism Federation in December 1927 and visit Berlin. As figuring out that there was no way for him to take par in activities in France while Indo- China needed him, Ho Chi Minh asked for permission to go back to Indo-China without financial support. He said he spent more than a year “wandering from country to country while there was a lot of work needed him in Indo-China”. While awaiting reply, Ho Chi Minh was stuck in unbearable difficult situation. He did not know when his waiting time could come to an end and what livelihood he could take to cover his survival. He knew there were works for him to do but he was not allowed to take it on, just stay idle from days to days.”(19). It was not until April 25, 1928 that Ho Chi Minh received the Communist International‟s decision allowing him to return to Indo-China as requested. In early 1930, Ho Chi Minh founded the Communist Party of Vietnam. With the concept of establishing a revolutionary party in each of the three countries in Indo-China, he summoned and chaired a conference to unite communists‟ groups into a single party called the Communist Party of Vietnam despite the Communist International‟s guideline to set up the only one communist party in the region (20). By doing so, he was viewed as “taking another way unforeseen by the Communist International” (21). “The name of the party itself indicated that a) delegates still embraced, more or less, vestiges of narrow-minded nationalism; b) delegates were not fully aware of the important position of Cambodia and Laos and other ethnic minority groups in the struggle against imperialism and feudalism in Indo-China; c) the course toward unity has not erased sectarian thoughts completely in the mind of leaders of communist organizations (split tendencies grasped by a number of leaders in the North in 1931 were seen as a vivid evidence)” (22). The conference “twisted Leninism wrongly when it affirmed that tactics guiding the exercise of the right to self- determination of oppressed nations do not permit the establishment of a communist party for workers of all nations in Indo-China, and that it is particularly reserved for workers of Vietnam only, therefore, the party is named “the Communist Party of Vietnam” (23). 18 The first conference of the Communist Party Central Committee in Hong Kong (China) in October 1930 chaired by Tran Phu commented that the name of the Communist Party of Vietnam was incorrect given it did not include the name of Cambodia and Laos. Viewing that Vietnamese, Cambodian and Lao proletarians needed to establish a close political and economic link despite their differences in race, languages and customs, the Party Central Committee decided “to change the Party‟s name, from Vietnam Communist Party to Indo-Chinese Communist Party”. The party’s first political platform – Ho Chi Minh‟s platform provided a correct and creative approach for national liberation and formulated a path of development for the nation. According to the Platform, in the development path to build socialism, a colonial country had to go through different strategic stages: “to make bourgeoisies‟ civil rights revolution and land revolution in order to advance toward a communist society”. “The revolution in the bourgeoisies‟ civil rights” was a strategic phase of national liberation with targets of accomplishing the struggle against imperialism and winning back national independence (excluding land issues). The land revolution, excluded from “the bourgeoisies‟ civil rights revolution, was another strategic phase with the main task of revolutionizing land. “Going to a communist society” was outlined as a follow-up development stage that looked to gradually achieve the goal of building socialism. The platform was set to rally the entire people to fulfill the set goal. Ho Chi Minh‟s formulation of the path for national development was assessed as dialectical, objective and suitable for specific historical conditions of the colonies, which made it become unique and distinguished from the revolutions in Western capitalist countries. However, that distinguished aspect was not accepted and even received harsh criticisms. Under the pen name - Hong The Cong, Ha Huy Tap, in his article titled “The Third Anniversary of the unified Indo-Chinese Communist Party” published in Cahier du Bolsevisme (of the French Communist Party, edition No.8, on March 1, 1933), analyzed the following “major mistakes” of the Party‟s unification meeting: -“While laying down the characteristics for Indo-Chinese revolution.the meeting considered that the land field revolution was not a part of the bourgeoisies’ civil rights revolution (the author‟s emphasis) “The meeting formulated a wrong policy that is set to rely on poor people and coordinate with middle-class farmers, petite bourgeois people, intellectuals, neutral rich farmers, and small-sized and middle-class landlords”. “The platform of the unification meeting was in contradiction to Leninist theory and political guidelines of the Communist International”. - Nguyen Ai Quoc initiated the unification meeting. “However, when the unification meeting was taking place, comrade committed a series of opportunistic mistakes that we could not let them go”. The platform of the unification meeting showed us that the political guidelines embraced by the unification meeting and comrade Ho Chi Minh were wrong in 19 many aspects” (24). “The unification meeting failed to come to understand the fact that the Indo-Chinese revolution was characterized by democratic bourgeoisies and was assigned to undertake two tasks, including anti-imperialism revolution and land revolution. Those tasks were closely bound and were the two inseparable components of the democratic bourgeois revolution. “The meeting also failed to grasp the knowledge that the land revolution plays as an axis of democratic bourgeois revolution”. “The platform of the unification conference put forth the implementation of the land revolution, but did not say a single word about the landlord class. The conference mentioned only to the confiscation of land and farm fields from imperialists but not to the confiscation of land and farm fields owned by landlords. Therefore, the land revolution introduced by the party unification meeting was just a partial revolution, and that‟s why it is impossible to eliminate all form of pre-capitalist exploitation in Indo-China”(25). Ha Huy Tap also said Nguyen Ai Quoc “made many mistakes in the platform he compiled”. “At its early stage of unification the Communist Party of Vietnam did not have a correct political guideline”(26). “The party unification meeting did not raise a slogan of overthrowing the landlord class and confiscate all of their land and farm fields. However, it did put forth the question of using landlords, or at least, neutralizing small-sized and middle-class landlords. By doing so, the meeting did not understand the need to eliminate the landlord class socially.” “The meeting also put forth the use and neutralization of the local bourgeoisies. Such policies meant to give up the fight against disastrous influences of the local bourgeoisies on the laboring people in Indo-China”. “The meeting also set to utilize and neutralize rich farmers, the view that was disagreed by the Communist International..”. “The meeting also discussed the formation of an alliance of intellectuals and the petite bourgeoisies. This was also a wrong tactics”. Hong The Cong stressed that: “Communist groups in 1929 and the party unification meeting have many times defined characteristics and tasks of Indo-Chinese revolution, however, they remained bogged down in a batch of equivocal, confused theories”. “At the beginning of its unification, the Party worked out a platform contrary to Leninism” (27). Embracing a view which placed strong emphasis on a strategy to conduct the class struggle, the Party Central Committee at its first conference in October 1930 assessed that a concise political platform and a concise tactics adopted at the unification conference made “dangerous” political errors. It said those documents weighed heavily down on the struggle against imperialism only with no regard to the interests of the class the country is fighting for”. It decided to “put those concise political guideline and strategy to death”. The committee pointed to the need to take the Communist International‟s resolution and the Party‟s policy and plans as the grounds for the rectification of party members and the building of a Bolshevik party.” In a letter dated December 9, 1930 sent to party committees, the Party Central Committee continued to press down hard on class struggle work and called “the unification 20 congress‟s mistakes great and very dangerous ones” with many of which being not in line with the Communist International‟s guidelines. It also mentioned heavy responsibilities it carried in mending those wrong things, and also referred to the necessity to “practice work as from it did from the time when the Party came about.” Strategy for the national struggle was rejected and then replaced by a strategy for the class struggle introduced in the political thesis of the Indo-Chinese Communist Party (a project expected to be brought into discussion inside the party). That was not a right decision. The responsibility was mainly held by Tran Phu, the Party General Secretary. Ha Huy Tap affirmed that Tran Phu “did try to impart Bolshevik influences on the Party‟s theoretical work”, “he is the person who did resolutely counter any small opinions that derail from the Communist International‟s political guidelines” (28). To be trained by the Communist International, those young Vietnamese communists like Tran Phu and Ha Huy Tap held strong and consistent revolutionary spirit but cultivated less practical experiences so they could only cling on the path directed by the Communist International. Between 1930 and 1935, Ho Chi Minh failed to convince others to take his national liberation strategy as a spearhead ideology of the Party. He also failed to win approval of the majority of leaders of the Party and of the Communist International for this (29). 4- Brave and wise to surmount challenges, reasserting national liberation strategy, guiding the 1945 August Revolution to victory During the 1931-1935 period, Ho Chi Minh had to struggle against various difficulties. In June 1931, he was arrested illegally in Hong Kong by British police. Being released with assistance of a British lawyer, he then made his way to Moscow in June 1934 where he received doubts for “easily escaping from the prison and French police”. He did not understand why he was not allowed to take part in any secret mission” (30). He asked many times for his return to Indo-China, but his request was always rejected (31). Having experienced almost eight years of “being non-active”, in June 1938, Ho Chi Minh submitted to the Communist International a request saying “don‟t let me stay idle for too long and live like a non-member and an outsider of the Party” (32). He left Moscow and immersed himself in the Chinese revolution for sometime before contacting leaders of the Indo-Chinese Communist Party and going back to Vietnam in February 1941. At that time, the Party had to choose between continuing with the class struggle strategy that was defined in the political thesis adopted in October 1930 or re-using the national struggle strategy mapped out in the Party‟s first revolutionary platform. Made of stern stuff which was supported by strong determination to combat dogmatism and thorough understanding of the reality of Vietnam, Ho Chi Minh, on the chair of the Party Central Committee‟s eighth conference in May 1941, decided to change “tactics”, turning from the one used for the class struggle to the one designed for the 21 national struggle. He said “the current Indo-China revolution is not a bourgeois right revolution solving only anti-imperialism and land issues. It is now to focus solely on addressing a pressing issue of “national liberation”. In the meantime, the Indo-Chinese revolution is a national liberation revolution”. The conference decided to continue to temporarily put aside the slogan on “land revolution” and press ahead with the task of reallocating only land and farm fields seized from Vietnamese reactionaries, who were regarded as the nation‟s enemy, to poor farmers. This move aimed to punch fists on the nation‟s enemy in both economical and political fronts. Regarding the nationality question in Indo-China, Ho Chi Minh said “the nationality question here means independence and freedom of each nation, depending on its wish. It means that after wiping the French and Japanese out of our land, we should have to execute a national self-determination policy in Indo-China to which all nations in the region will, up to it, establish a democratic republic union, or stand single to set up its own country” (33). In a letter respectfully addressed to fellow countrymen, Ho Chi Minh pointed out, “In this moment, the interests of national liberation are placed higher than everything”. He instructed the establishment of the Alliance of Independent Vietnam and the publication of Independent Vietnam newspaper. He also drafted 10 policies of Viet Minh, setting the first goal of “hoisting the flag of independence, building the foundation for equal rights to be implemented”. In August 1945, Ho Chi Minh summarized our people‟s will to struggle for independence and freedom in an immortal saying “we must win back independence and freedom even if we have to render more sacrifices and even if we have to burn down the Truong Son range!”. The August Revolution succeeded. Ho Chi Minh, on behalf of the provisional government, read the Declaration of Independence, solemnly stating before the world that “Vietnam has the right to enjoy freedom and independence, and in reality, it becomes an independent and free country. The entire Vietnamese people are resolved to deploy all minds, power, lives and property to defend the right to freedom and independence they have gained.” The revolution path from 1920 to 1945 showed that the Vietnamese revolution made dogmatic mistakes and steered to left-wing tendency in the years it was put under the Communist International‟s close supervision. In the years under the guidance of Ho Chi Minh‟s ideology, the Vietnamese revolution advanced on the path on which it focused on liberating the nation, uniting the people, seizing back power and embarking on the resistance war against the French. Being independent, self-reliant in spirit and will, Ho Chi Minh was persistent in carrying on with his national liberation revolution strategy. He had to face a lot of difficulties, especially when his opinions were turned down by the Communist International and the majority of Vietnamese revolutionary leaders. As a person who applied selectively and developed creatively Marxism in the condition of Vietnam‟s national liberation movement, he, however, was judged a “nationalist”. In the 1923-1924, 22 1927-1928, and 1934-1938 periods, he gained no approval of the Communist International, being criticized and even “abandoned”. In those difficult moments, Ho Chi Minh still kept calm and persisted in upholding his correct, creative opinions. With courage, brilliant mind, equipped with tenderness, skillfulness, and a sense of well-observed discipline, he did his best to overcome challenges and bring the national liberation cause to great victory. That historical reality left a great lesson for the Vietnamese revolution – that was to firmly uphold Ho Chi Minh‟s thoughts, grasp closely the reality of Vietnam, maintain the way of thinking independently, apply and develop theories creatively without copying them exactly and dogmatically in order to map out correct political guidelines to serve national liberation and development cause. Tran Dan Tien : stories of the life of Ho Chi Minh, National Political Publishing House, Hanoi, 1994, p.44. Ho Chi Minh, completed works, first volume, the National Political Publishing House, Hanoi, 2000, p. 464, 466 and 467. Ho Chi Minh, completed works, second volume, the National Political Publishing House, Hanoi, 2000, p. 124 and 129. The Declaration of the founding of the Communist International (1919) said: “the emancipation of colonies can only be done by emancipating working class in the Metropolitan countries”, “workers in Algeria, Bengal and even in Persian and Armenia can only gain independence when workers in Britain and France overthrow the “.....” governments to seize power. It means that only when proletarian revolution in the Metropolitan country wins, colonial nations are emancipated (reference to V.L Lenin and the Communist International (Russian language), the Progress Publishing House, M. 1970, p143). Theoretical points on revolutionary movements in colonial and semi-colonial countries adopted at the Communist International‟s sixth congress (September 1, 1028) said: “Emancipation of colonies can be accomplished completely only when proletarian class in advanced capitalist countries gain victory”. This viewpoint, by accident, reduced activeness and creativeness of revolutionary movements in the colonies (reference to theoretical points of the resolution of the Communist International‟s sixth congress (French language), Paris, 1928, p174. Ho Chi Minh, completed work, first volume, p298. Ho Chi Minh, completed work, first volume, p36. Ho Chi Minh Institute: Ho Chi Minh – chronicles, first volume, National Political publishing house, Hanoi, 2006, p238, 239 and 266. Ho Chi Minh, competed work, first volume, p273. 23 Ho Chi Minh Institute –chronicles, first volume, p277, 278 and 279. Ho Chi Minh, completed work, 2000, p289. Ho Chi Minh, completed work, p.465. In a letter sent to Peterov (March, 1924), Nguyen Ai Quoc wrote: “In December, January and February I rent room No. 176, where I had to share with four to five others. It was noisy on the day and at night I could not sleep and rest because of bug bites. So, I did not want to pay the rental of 5 Russian rubles to show my protest. Since March, I got in a small, very small room. The housing management service charged me 13.74 rubles for March and 11.61 rubles for the following months”. Comparing the floor space, furniture and price with other rooms, “the price they charged me made me feel indignant” (reference to Ho Chi Minh Institute: Ho Chi Minh- Chronicles, first volume, p264). Ho Chi Minh Institute: Ho Chi Minh – chronicles, first volume, p261-262. “National liberation theory” term is used following Tran Dan Tien: stories of the life of Ho Chi Minh, Literary Publishing House, Hanoi, 1994, p71. The Communist Party of Vietnam, Party completed documents, fourth volumes, National Political Publishing House, Hanoi, 1999, p385. The Communist Party of Vietnam, Party completed documents, fourth volumes, p367. Ha Huy Tap, some works, National Political Publishing House, Hanoi, 2006, p190. Ho Chi Minh Institute: Ho Chi Minh –chronicles, first volume, p374. Ho Chi Minh, completed work, second volume, p324-326. In the document on the establishment of a communist party in Indo-China, the Communist International said: “That party is the only one and the sole communist organization in Indo-China” (reference to the Communist Party of Vietnam, Party completed documents, first volume, p614). The Communist Party of Vietnam, Party completed documents, fourth volume, p384. Ha Huy Tap, selected works, p263-264. Ha Huy Tap, selected works, p151. Ha Huy Tap, selected works, p151 and 266. Ha Huy Tap, selected works, p261, 262, 271, 272 and 273. The Communist Party of Vietnam, Party completed documents, fourth volume, p385. 24 Ha Huy Tap, selected works, p274, 275, 396, 476, and 477. Ha Huy Tap, some works, p76-77. Since October, 1930, concise political platform and tactics has no longer been considered the platform of the Party until 1991 when the Party History Magazine made public a research reaffirming that those were the Party‟s first revolutionary platform. Ho Chi Minh Institute: Ho Chi Minh – Chronicles, second volume, National Political Publishing House, Hanoi, 2006, p59-60. In the 1936 summer, the Communist International‟s Personnel and Organization Department invited Nguyen Ai Quoc to come to prepare necessary papers for the trip... however, the trip was cancelled because the situation had changed (reference to Ho Chi Minh – chronicles, second volumes, p65). Ho Chi Minh, completed work, third volume, p90. The Communist Party of Vietnam, Party completed documents, National Political Publishing House, Hanoi, 2000, p118, 119 and 113.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_linh_ho_chi_minh_trong_su_nghiep_giai_phong_dan_toc_viet_nam_1920_1945_1345.pdf
Tài liệu liên quan