Tài liệu Bàn giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ cuộc kiểm toán của kiểm toán nhà nước: Bàn giải pháp nâng cao chất
lượng và đẩy nhanh tiến độ cuộc
kiểm toán của KTNN
Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của KTNN
đã đạt được những thành quả quan trọng, năm sau luôn cao hơn
năm trước; góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống chính
sách tài chính-ngân sách quốc gia, xây dựng nền tài chính quốc
gia minh bạch và hiệu quả; thu hồi cho ngân sách nhà nước các
khoản thu mà có thể sẽ không thu được do các sai phạm, sai sót
trong quá trình quản lý tài chính- ngân sách và góp phần phòng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…Mặc dù
đã đạt kết quả nhất định song so với yêu cầu phát triển của
KTNN ngày càng cao và việc thực hiện Luật KTNN bước sang
năm thứ 3 được triển khai đồng bộ, toàn diện; nhiệm vụ kiểm
toán năm 2008 đã được lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chỉ đạo,
hướng dẫn: “xây dựng, củng cố đội ngũ kiểm toán viên trong
sạch về đạo đức, vững vàng về chuyên môn, giàu lòng yêu nghề;
nhiệm vụ trong tâm là nâng cao chất ...
17 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ cuộc kiểm toán của kiểm toán nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn giải pháp nâng cao chất
lượng và đẩy nhanh tiến độ cuộc
kiểm toán của KTNN
Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của KTNN
đã đạt được những thành quả quan trọng, năm sau luôn cao hơn
năm trước; góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống chính
sách tài chính-ngân sách quốc gia, xây dựng nền tài chính quốc
gia minh bạch và hiệu quả; thu hồi cho ngân sách nhà nước các
khoản thu mà có thể sẽ không thu được do các sai phạm, sai sót
trong quá trình quản lý tài chính- ngân sách và góp phần phòng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…Mặc dù
đã đạt kết quả nhất định song so với yêu cầu phát triển của
KTNN ngày càng cao và việc thực hiện Luật KTNN bước sang
năm thứ 3 được triển khai đồng bộ, toàn diện; nhiệm vụ kiểm
toán năm 2008 đã được lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chỉ đạo,
hướng dẫn: “xây dựng, củng cố đội ngũ kiểm toán viên trong
sạch về đạo đức, vững vàng về chuyên môn, giàu lòng yêu nghề;
nhiệm vụ trong tâm là nâng cao chất lượng kiểm toán, chú trọng
hiệu quả kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp
kiểm toán viên”, hoạt động kiểm toán đòi hỏi cần phải nâng cao
chất lượng và đẩy nhanh tiến độ kiểm toán.
Giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ cuộc
kiểm toán.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu lực, hiệu quả và đẩy
nhanh tiến độ cuộc kiểm toán, theo chúng tôi cần tiến hành đồng
bộ các giải pháp sau đây:
Một là cần đổi mới và nâng cao hơn nữa công tác khảo sát,
lập và thẩm định kế hoạch kiểm toán đối với cuộc kiểm toán.
Chất lượng kế hoạch kiểm toán tổng thể của mỗi cuộc kiểm toán
đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho cuộc kiểm toán có chất
lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Bởi nội dung của kế hoạch kiểm
toán tổng quát là đưa ra các đánh giá chung về những trọng yếu,
rủi ro kiểm toán, xác định mục tiêu chung và nội dung chính của
cuộc kiểm toán để từ đó lựa chọn các đơn vị kiểm toán và chuẩn
bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Đoàn Kiểm toán Nhà
nước. Kế hoạch kiểm toán tổng quát có chất lượng sẽ đưa ra
đánh giá toàn diện về những trọng yếu, rủi ro kiểm toán; xác định
mục tiêu, nội dung kiểm toán của cuộc kiểm toán chính xác, đầy
đủ là điều kiện để cuộc kiểm toán thực hiện đạt được chất lượng
và hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng của kế hoạch kiểm toán tổng thể, trước
hết kế hoạch phải được xây dựng phù hợp với mục tiêu kiểm
toán chugn của Kiểm toán nhà nước hàng năm. Kế hoạch kiểm
toán tổng thể được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ báo
cáo tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm
toán. Việc bố trí các kiểm toán viên để thực hiện nhiệm vụ và kế
hoạch khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán tổng thể phải có kinh
nghiệm, có kế hoạchả năng phân tích tổng hợp tốt và sở trường
phù hợp với công việc được phân công. Để có thể rút ngắn thời
gian kế hoạchảo sát, lập kế hoạch kiểm toán đối với đối tượng
kiểm toán thường xuyên cần thiết lập hồ sơ, dữ liệu lịch sử, cần
chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức tiếp nhận, xử lý và chia
sẻ thông tin về đơn vị được kiểm toán theo các chỉ tiêu thông tin
thống nhất, trong đó trọng tâm là đánh giá khái quát tình hình tài
chính thông qua báo cáo tài chính năm đối với các đơn vị thuộc
đối tượng kiểm toán để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu
chung. Việc nắm đối tượng được giao nhiệm vụ kiểm toán phải
được cập nhật liên tục, thường xuyên kể cả trước, trong và sau
khi kiểm toán.
Để có được kế hoạch kiểm toán đạt chất lượng, trước khi Kiểm
toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, ban hành
Quyết định kiểm toán, dự thảo kế hoạch kiểm toán cần được
thẩm định, soát xét một cách kỹ lưỡng. Việc thẩm định kế hoạch
kiểm toán phải bám sát mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu cụ
thể đối với từng cuộc kiểm toán; cơ sở lựa chọn đơn vị kiểm toán
tổng hợp, kiểm toán chi tiết; xác định nội dung trọng yếu kiểm
toán; việc bố trí thời gian, nhân lực để thực hiện mục tiêu, nội
dung kiểm toán của cuộc kiểm toán. Việc thẩm định kế hoạch
kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực và Lập Kế
hoạch kiểm toán. Tổ thẩm định kế hoạch kiểm toán có trách
nhiệm tiến hành thẩm định kế hoạch kiểm toán được phân công
theo các nội dung đã được quy định tại Quyết định 04/2007/QĐ-
KTNN của Tổng KTNN về việc ban hành Quy trình kiểm toán của
KTNN. Sau khi có ý kiến của Tổ thẩm định và Kiểm toán trưởng,
các phòng nghiệp vụ được giao xây dựng kế hoạch kiểm toán
tiếp tục hoàn thiện và chuẩn bị hồ sơ trình Tổng kiểm toán nhà
nước phê duyệt kế hoạch kiểm toán theo các yêu cầu trên đây.
Hai là cần chú trọng việc lập và thực hiện kế hoạch kiểm
toán chi tiết.
Việc lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm
toán giữ vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả,
hiệu lực và rút ngắn thời gian kiểm toán; là việc cụ thể hóa mục
tiêu, nội dung và lựa chọn phương pháp kiểm toán thích hợp.
Đây chính là kế hoạch tác nghiệp của tổ kiểm toán, nó cụ thể hóa
mục tiêu, nội dung kiểm toán cho từng đơn vị cụ thể. Kế hoạch
kiểm toán chi tiết xác định các phương pháp kiểm toán của từng
nội dung kiểm toán, cũng như việc phân công kiểm toán viên thực
hiện cho từng nội dung kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán còn xác
định thời gian kiểm toán cho từng nội dung và tổng quỹ thời gian
kiểm toán đối với đơn vị đó. Yêu cầu đặt ra đối với kế hoạch kiểm
toán chi tiết là phải cụ thể hóa đầy đủ các mục tiêu, nội dung kiểm
toán đã được xác định tại kế hoạch kiểm toán tổng thể, đưa ra
các phương pháp kiểm toán cho từng nội dung kiểm toán trong
một quỹ thời gian và số lượng kiểm toán viên nhất định.
Để nâng cao chất lượng của việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
thì kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ
báo cáo tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được
kiểm toán. Qua nghiên cứu báo cáo tài chính và hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị, có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát,
các gian lận và sai sót của đơn vị; từ đánh giá đó cộng với kinh
nghiệm xét đoán của kiểm toán viên để xác định trọng yếu, rủi ro
kiểm toán, nội dung, khối lượng công việc kiểm toán; cần mở
rộng mẫu kiểm toán ở những bộ phận mà rủi ro kiểm soát được
đánh giá cao, hoặc giới hạn các thủ tục, mẫu kiểm toán ở những
bộ phận có mức rủi ro kiểm soát thấp. Việc bố trí nhân sự có
năng lực sở trường trong điều kiện có thể thực hiện từng nội
dung kiểm toán và tính toán xác định kế hoạch thời gian cũng cần
được quan tâm thích đáng. Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán chi
tiết đã được Trưởng Đoàn Kiểm toán phê duyệt đảm bảo cho các
KTV sử dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp để thực hiện
kiểm toán từng nội dung, khoản mục, cũng như thu thập bằng
chứng kiểm toán.
Ba là, cần chú trọng công tác kiểm toán tổng hợp, gần việc
kiểm toán tổng hợp với việc lập Biên bản kiểm toán và Báo
cáo kiểm toán.
Qua kiểm toán tổng hợp sẽ đánh giá được đầy đủ, bao quát bức
tranh tổng thể về công tác quản lý tài chính-ngân sách; bổ sung
thông tin cần thiết để chọn mẫu, lựa chọn đơn vị kiểm toán chi tiết
và xâyd ựng kế hoạch kiểm toán chi tiết. Việc gắn trách nhiệm
của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý tài chính tổng hợp đối
với các báo cáo tài chính do mình chịu trách nhiệm thực hiện, đây
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính tuân thủ đối với bộ, ngành,
đơn vị được kiểm toán. Việc dành thời gian thỏa đáng cho việc
thực hiện công tác kiểm toán tổng hợp để xác định đầy đủ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi bộ, ngành và đơn vị
được kiểm toán là cơ sở cho việc lập các biên bản kiểm toán và
báo cáo kiểm toán; qua đó, giúp Đoàn kiểm toán nắm được đầy
đủ tình hình quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán, mối liên
hệ giữa các đơn vị thành viên để từ đó có biện pháp chỉ đạo các
tổ kiểm toán và KTV thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Bốn là, nâng coa hơn nữa chất lượng hoạt động của Hội
đồng thẩm định cấp vụ trong việc xét duyệt dự thảo Báo cáo
kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của quá trình kiểm toán, là một
trong những tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất của hoạt động của
KTNN. Báo cáo kiểm toán phải được tổng hợp một cách có hệ
thống các kết quả kiểm toán được ghi nhận trong các biên bản
kiểm toán. Dự thảo Báo cáo Kiểm toán được thẩm định kỹ lưỡng
là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Việc thẩm định dự thảo Báo cáo kiểm toán phải được tiến hành
thông qua việc đối chiếu giữa nội dung trong báo cáo kiểm toán
với các biên bản kiểm toán, với các bằng chứng kiểm toán thu
thập được; giữa Báo cáo kiểm toán với kế hoạch kiểm toán được
duyệt, giữa Báo cáo kiểm toán với Báo cáo quyết toán và các
thông tin khác có được qua phân tích thông tin có được trên hệ
thống cơ sở dữ liệu. Để nâng cao chất lượng của Báo cáo kiểm
toán cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Hội
đồng thẩm định cấp vụ trong việc xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm
toán. Theo đó, cần xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng
thẩm định. Nội dung của Quy chế này là cần quy định cụ thể
nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng,
của Tổ thẩm định; quy định rõ trách nhiệm chỉnh sửa dự thảo Báo
cáo Kiểm toán của Đoàn kiểm toán nhà nước.
Năm là cần đổi mới phương thức tổ chức đánh giá chất
lượng của cuộc kiểm toán.
Việc đánh giá hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán của
KTNN thông qua các cuộc kiểm toán. Việc xây dựng hệ thống các
tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán phải dựa trên thực tế
hoạt động các khâu nghiệp vụ của Quy trình kiểm toán của
KTNN. Vì vậy, cần phải đổi mới theo hướng lượng hóa các khâu
nghiệp vụ kiểm toán và phương pháp quản lý cuộc kiểm toán của
các cơ quan, đơn vị trong ngành KTNN. Quá trình thực hiện việc
kiểm tra, đánh giá chất lượng cần phải có sự gắn kết trách nhiệm
của đoàn kiểm toán trong việc đánh giá chất lượng cuộc kiểm
toán với trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức và các
cán bộ, công chức trong các khâu nghiệp vụ của KTNN chuyên
ngành và KTNN khu vực trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của
ngành KTNN
Sáu là cần sớm ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán (bổ
sung, sửa đổi) cho phù hợp và cụ thể hóa các quy định của
Luật KTNN.
Cụ thể hóa các quy trình, nghiệp vụ kiểm toán chuyên ngành áp
dụng cho từng loại hình đối tượng kiểm toán cụ thể bởi trên thực
tế mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà
nước đều có các đặc thù riêng về hệ thống văn bản pháp luật
chuyên ngành, về nghiệp vụ và quy trình quản lý…
Điều kiện thực hiện để thực hiện các giải pháp
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên đây, theo chúng tôi
cần có các điều kiện hỗ trợ, như sau:
Một là, về môi trường pháp luật. KTNN hoạt động theo nguyên
tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và trung thực, khách quan đòi
hỏi hệ thống pháp luật phải được minh bạch, đảm bảo tính đồng
bộ. Trong đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính-
ngân sách cần được sửa đổi và hoàn thiện. Theo đó, tiếp tục kiến
nghị với Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước những nội
dung liên quan đến tính minh bạch của ngân sách, chế độ Báo
cáo và thời hạn nộp báo cáo quyết toán.
Hai là, cần tổ chức xây dựng, kết nối, chia sẻ thông tin trong nội
bộ ngành Kiểm toán nhà nước, nội bộ KTNN chuyên ngành, khu
vực; giữa cơ quan kiểm toán nhà nước với các cơ quan thanh
tra, kiểm tra; giữa cơ quan kiểm toán nhà nước với các cơ quan
quản lý, đặc biệt là quản lý thu ngân sách nhà nước để luôn theo
dõi diễn biến quá trình chấp hành ngân sách nhà nước.
Ba là, cần tổ chức bộ phận kiểm toán viên chuyên trách để đánh
giá các báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán gửi đến
theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật KTNN mà
trọng tâm việc phân tích, đánh giá tình hình thu, chi ngân sách
của cá báo cáo của cơ quan thu, cơ quan kinh tế tổng hợp, các
đối tượng kiểm toán có số thu, chi lớn trong các cấp ngân sách.
Bốn là, đổi mới, nâng cao hơn nữa công tác đào tạo kiểm toán
viên theo hướng chú trọng đến kỹ năng tác nghiệp kiểm toán viên
trong việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, hợp lý
của báo cáo tài chính; tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế trong
việc sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của đơn vị
được kiểm toán.
Năm là, tăng cường trang bị kỹ thuật, phương tiện làm việc, đảm
bảo chất lượng cho KTV phục vụ cho hoạt động của KTNN.
Sáu là, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục
bổ sung, hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với KTV
Trên đây là một số kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng và
đẩy nhanh tiến độ cuộc kiểm toán của KTNN. Hi vọng rằng, với
các giải pháp trên đây sẽ có tác động tích cực vào việc đổi mới,
nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đoàn
KTNN, góp phần vào thành công chung của ngành KTNN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_giai_phap_nang_cao_chat_luong_va_day_nhanh_tien_do_cuoc_kiem_toan_cua_ktnn_4001.pdf