Bài thuyết trình Cản trở nhập cá tra, cá ba sa Việt Nam vào Mỹ trái với hiệp định thương mại

Tài liệu Bài thuyết trình Cản trở nhập cá tra, cá ba sa Việt Nam vào Mỹ trái với hiệp định thương mại: Bài thuyết trình: cản trở nhập cá tra, cá ba sa việt nam vào mỹ trái với ggieepj định thương mại Bài thuyết trình ngoại thương Cản trở nhập cá tra, cá ba sa VN vào Mỹ trái với HĐTM 11/06/2001 - Quan hệ Việt Mỹ 1.Ngày 4-10-2001, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật HR 2964 không cho phép bất cứ loài cá nào không thuộc họ cá nheo Mỹ Ictaluridae (họ cá được nuôi phổ biến tại Mỹ) được mang tên thương mại là cá "catfish". Tiếp theo đó, ngày 25-10-2001 Thượng viện Mỹ lại thông qua dự luậT HR 2330 về phân bổ ngân sách tài chính cho khu vực nông nghiệp năm 2002, trong đó có điều khoản sửa đổi số SA 2000 với nội dung: "Không cho phép Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sử dụng bất kỳ khoản ngân sách nào vào việc cho phép nhập khẩu cá hoặc sản phẩm cá có tên "catfish", trừ các sản phẩm cá thuộc họ Ictaluridae. Việc Thượng viện Mỹ thông qua điều khoản sửa đổi SA 2000 và việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 là việc làm sai trái, nhằm mục đích bảo hộ và dành độc quyền cho ngành sản xuấ...

docx16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Cản trở nhập cá tra, cá ba sa Việt Nam vào Mỹ trái với hiệp định thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình: cản trở nhập cá tra, cá ba sa việt nam vào mỹ trái với ggieepj định thương mại Bài thuyết trình ngoại thương Cản trở nhập cá tra, cá ba sa VN vào Mỹ trái với HĐTM 11/06/2001 - Quan hệ Việt Mỹ 1.Ngày 4-10-2001, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật HR 2964 không cho phép bất cứ loài cá nào không thuộc họ cá nheo Mỹ Ictaluridae (họ cá được nuôi phổ biến tại Mỹ) được mang tên thương mại là cá "catfish". Tiếp theo đó, ngày 25-10-2001 Thượng viện Mỹ lại thông qua dự luậT HR 2330 về phân bổ ngân sách tài chính cho khu vực nông nghiệp năm 2002, trong đó có điều khoản sửa đổi số SA 2000 với nội dung: "Không cho phép Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sử dụng bất kỳ khoản ngân sách nào vào việc cho phép nhập khẩu cá hoặc sản phẩm cá có tên "catfish", trừ các sản phẩm cá thuộc họ Ictaluridae. Việc Thượng viện Mỹ thông qua điều khoản sửa đổi SA 2000 và việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 là việc làm sai trái, nhằm mục đích bảo hộ và dành độc quyền cho ngành sản xuất cá nheo của Mỹ, hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Tại khoản 3 Điều II Chương I của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ quy định, mỗi bên dành cho hàng hóa có xuất xứ tại lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hóa nội địa tương tự về mọi luật, quy định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán hàng, chào bán, mua, vận tải, phân phối lưu kho và sử dụng trong nước. Có thể kể nhiều điểm quy định trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ về việc mỗi bên phải dành cho hàng nhập khẩu từ lãnh thổ bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử tốt nhất dành cho hàng nội địa tương tự. Quy định về tên cá tại dự luật HR 2964 do Hạ viện Mỹ thông qua ngày 5-10-2001 xuất phát từ yêu cầu của Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ (CFA). Hiệp hội này cho rằng Việt Nam đã sử dụng tên cá "catfish" trên nhãn hiệu hàng hóa để tạo sự lầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam khẳng định rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá ba sa của Việt Nam hoàn toàn không muốn hai loài cá da trơn này của Việt Nam bị nhầm là cá nheo nuôi của Mỹ. Cá tra và cá ba sa của Việt Nam là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mê Kông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Silurifornes - bộ cá gồm hơn 2.500 loài cá da trơn, phân bổ trên khắp thế giới, kể cả cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus), cùng có chung tên tiếng Anh là "catfish". Tên catfish là tên gọi chung của nhóm cá rất đông đảo này. Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thủy sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại về việc ghi nhãn mác hàng hóa. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất khẩu đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh "Sản phẩm của Việt Nam" hoặc "Sản xuất tại Việt Nam", và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Mỹ là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cụ thể là: đối với cá ba sa - tên khoa học Pangasius bocourti, tên thương mại Basa, Bocourti, Bocourti fish, Basa catfish, Bocourti catfish; đối với cá tra - tên khoa học: Pangasius hypophthalmus, tên thương mại: Swai, Striped catfish, Sutchi catfish. Điều đáng nói ở đây là trong khi FDA và nhiều viện nghiên cứu khoa học có uy tín của Mỹ đã tốn nhiều công sức để định danh các loài cá da trơn trên thế giới, trong đó xác định rõ hai loài cá của Việt Nam thuộc nhóm cá có tên chung là catfish, và đưa thêm các tính ngữ để phân biệt với các loài cá da trơn khác, thì Hạ viện Mỹ lại không cho phép sử dụng tên catfish (dù có tính ngữ hay không) cho các loài cá da trơn nhập khẩu, nếu chúng không thuộc họ Ictaluridae là loại cá chỉ nuôi tại Mỹ. Rõ ràng, quyết định của Hạ viện Mỹ đã đi ngược lại các luận cứ khoa học và tập quán thương mại thông thường trên thế giới, đi ngược lại lợi ích của đông đảo người tiêu dùng Mỹ, chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ. Cũng cần phải nói rõ rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn tới cách xử sự này của Quốc hội Mỹ bắt nguồn từ sự bực tức của các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ do việc giá cá nheo Mỹ bị giảm khoảng 10% trong thời gian gần đây. Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) cho rằng đó là do cá tra và ba sa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ quá nhiều (!). Với sản lượng cá nhập khẩu từ Việt Nam chiếm không tới 2% sản lượng cá nheo tiêu thụ tại Mỹ, làm sao có thể nói là giá cá nheo Mỹ giảm là do cá nhập khẩu từ Việt Nam. Theo bản báo cáo "Tình hình nuôi thủy sản" ngày 10-10-2001 của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và những kết luận của công trình nghiên cứu "Xu hướng hiện tại trên thị trường cá nheo Mỹ" do Công ty Consulting Trends International của Mỹ công bố ngày 26-10-2001, dựa trên việc phân tích các tài liệu chính thức của Chính phủ Mỹ, thì nguyên nhân chủ yếu gây nên việc giảm giá cá nheo ở Mỹ là do các chủ trại nuôi loài cá này đã tăng đầu tư quá mức cho các ao nuôi, khiến sản lượng cá thương phẩm tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời do cá nheo phải cạnh tranh với sản phẩm gia cầm đang giảm giá và do tình hình suy giảm nói chung của nền kinh tế Mỹ. Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để tiến hành những chiến dịch tuyên truyền rộng lớn trên các mạng thông tin đại chúng để bôi xấu hình ảnh của cá tra và cá ba sa Việt Nam và chống lại việc nhập khẩu các loại cá này. Họ cố tình không thừa nhận một sự thật hiển nhiên là các loại cá của Việt Nam có chất lượng cao, thơm ngon, cơ thịt mềm mại, được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới và được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Đồng thời chất lượng sản phẩm và chất lượng nước để nuôi cá hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh và sức khỏe của người tiêu dùng Mỹ. Từ năm 1998, Chương trình Kiểm soát dư lượng thủy sản nuôi đã được thực hiện trên các vùng nuôi tập trung của Việt Nam, kết quả giám sát thường xuyên được gửi đến FDA và Chương trình này đã được chính cơ quan FDA của Mỹ công nhận. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ là cố gắng lớn của cả hai phía trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, tạo cho giới doanh nghiệp niềm tin vào khả năng phát triển thương mại và đầu tư giữa hai bên. Rõ ràng, việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật HR2964 và việc Thượng viện Mỹ thông qua điều khoản SA 2000 bổ sung vào Dự luật HR2330 là việc làm đi ngược lại tinh thần của Hiệp định Thương mại. Thị trường thủy sản Mỹ và thị trường thủy sản thế giới đang tiếp tục phát triển, và còn rất rộng lớn cho tất cả những ai luôn luôn sáng tạo, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để giành được lợi thế và thời cơ. "Tự do thương mại và công bằng trong cạnh tranh" là những điều mà nước Mỹ thường nhắc tới. Do vậy, họ cần phải nghiêm chỉnh thể hiện những điều đó trong xử lý các quan hệ thương mại với Việt Nam. NÔNG NGHIỆP Xuất khẩu cá tra, ba sa giảm: Mất cơ hội bứt phá Thứ bảy, 19/12/2009, 08:24 (GMT+7) Tại hội nghị tổng kết ngành thủy sản năm 2008, năm được đánh giá là thành công vượt bậc của xuất khẩu cá tra (kể cả cá ba sa) - khi kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh, 1,45 tỷ USD, chỉ kém con tôm chút ít, lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ là cơ hội tốt cho cá tra Việt Nam bứt phá. Đánh giá này được đưa ra là do sản phẩm cá tra, ba sa phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng, thay thế các loại thực phẩm cao cấp trên thị trường thế giới đang sụt giảm mạnh. Xuất khẩu cá tra - mảng “tối” và “sáng” Theo ước tính của Bộ Công thương, năm nay xuất khẩu cá tra, ba sa sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Nhưng trên thực tế, việc xuất khẩu mặt hàng này lại xuất hiện 2 mảng tối và sáng khác nhau. Kim ngạch xuất khẩu, thay vì tăng lại liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay. Chế biến cá tra, cá ba sa tại Đồng Tháp. Ảnh: ĐỨC TRÍ Đến nửa đầu tháng 11, lượng cá tra xuất khẩu gần 1,171 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó lượng cá tra xuất vào Nga giảm gần 63% so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ trên 39.000 tấn cá tra, basa với 63,65 triệu USD). Nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Nga tăng hơn 2 lần so với cả tháng 11-2008 (2,487 triệu USD) và đang dần lấy lại vị thế của thị trường rất tiềm năng đối với cá tra Việt Nam. Theo VASEP, việc xuất khẩu sang Nga phải thận trọng, bởi đây là thị trường nhiều rủi ro, nhiều biến động. Phí mở tín dụng thư (L/C) tại ngân hàng phía Nga rất cao so với các nước khác nên các doanh nghiệp (DN) Nga không muốn mở L/C để bảo lãnh thanh toán mà sử dụng phương thức khác để giảm chi phí, dẫn đến rủi ro về phía bán hàng. Dù xuất khẩu cá tra có thể tiến triển tốt hơn ở thị trường Ucraina, nhưng không phải vì vậy mà có thể cho rằng đã khởi sắc. Nhưng theo các DN chế biến thủy sản, Ba Lan và Hà Lan mới là “đại diện” thật sự của mảng tối trong bức tranh xuất khẩu cá tra năm 2009. Tỷ lệ sụt giảm 2 thị trường này ngày càng cao, giảm lần lượt 45,5% và 29% so với cùng kỳ 2008, góp phần lớn vào sự sụt giảm xuất khẩu cá tra ở thị trường EU. Trong khi đó, mảng sáng của việc xuất khẩu cá tra lại khá ấn tượng,  khi mức tăng tại thị trường Mỹ và ASEAN nhập khẩu cá tra có 2 con số, tăng 70% (116 triệu USD) và tăng 13% (75,6 triệu USD). Nhưng rất tiếc, sau khi thua trong vụ kiện chống bán phá giá, Mỹ không còn là thị trường chính của cá tra Việt Nam hiện nay, ASEAN càng không. Do vậy, thay vì lợi dụng cơ hội để bứt phá, cá tra Việt Nam năm 2009 lại trải qua giai đoạn khó khăn nhất không chỉ với người nuôi mà cả với nhà chế biến. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân Sự phát triển vượt bậc và ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá tra, ba sa VN (lên đến khoảng 140 quốc gia), lại xuất hiện nguy cơ bị nói xấu. Không ít nước đã và đang sử dụng phương tiện truyền thông nhằm “hạ bệ” sản phẩm cá tra, ba sa nhằm bảo vệ sản phẩm các nước sở tại thay vì dùng biện pháp chống bán phá giá để tăng thuế như Mỹ. Có điều cũng phải thừa nhận: “Nếu không có lửa làm sao có khói?” Sự bất ổn tại một số thị trường nhập khẩu như Nga và thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở không ít quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập… đều có nguyên nhân từ chính DN Việt Nam. Hiện nay, một số DN xuất khẩu (chủ yếu không có nhà máy chế biến và xuất ủy thác) chuyên mua gom cá chết, cá ngộp trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, cá dạt tại nhà máy sau đó nhờ gia công chế biến và trộn vào sản phẩm chất lượng để xuất khẩu. “Ổ dịch” này tập trung ở An Giang và TP Cần Thơ, kế đến là Tiền Giang, Đồng Tháp… Phó Chủ tịch VASEP, ông Nguyễn Hữu Dũng nhiều lần phát biểu, một số DN đã tự “bôi bẩn” uy tín cả ngành khi “tàn phá” chất lượng cá tra, ba sa xuất khẩu, mùi vị cá không còn mà chỉ có… nước do tỷ lệ mạ băng lên đến 20%-30% thay vì 10%. Và chỉ cần 1 nước “la lên” lập tức ảnh hưởng đến những nước nhập khẩu khác. Đó là hậu quả của sự cạnh tranh không lành mạnh, thay vì nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng, không ít DN lại dùng chiêu giảm giá bán. Hậu quả, giá xuất từ 5 USD/kg cá tra phi lê khi mới xuất khẩu, đến nay giá xuất bình quân chỉ còn 2,23 USD/kg (năm 2008 là 2,25 USD/kg). Lo ngại về sự sụt giảm giá xuất khẩu cá tra, tại cuộc họp giao ban xuất khẩu, Bộ NN- PTNT đề nghị cần bổ sung cơ chế chính sách để khắc phục tình trạng này. Dự báo năm 2010 tới, với sự tăng giá liên tục của các yếu tố đầu vào, cùng với sự điều chỉnh mạnh để cân đối cung cầu, giá trung bình xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, để tăng giá trị xuất khẩu, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo thương hiệu cho cá tra Việt Nam về lâu dài, DN tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và liên kết chặt chẽ để có được mức giá sàn cơ bản cho cá tra khi xuất khẩu. Nếu có đỗ lỗi cho chiến dịch “la làng” của một số nước cũng cần tự trách mình trước. Vì vậy quản lý chất lượng là vấn đề quyết định sự sống còn của xuất khẩu thủy sản CÔNG PHIÊN “Trước hết, theo luật của Mỹ năm 2002, Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá, họ không cho Việt Nam mang cá tra và basa vào Mỹ dưới tên gọi catfish, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu Mỹ phải tiếp thị tên tra và basa, mặc dù từ 2002 đến nay, thị trường vẫn phát triển, và thị trường Mỹ chuộng cá tra và basa Việt Nam. Giờ họ chuyển từ Cơ quan thực phẩm và dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) quản lý, họ lại đề nghị đổi lại tên sang catfish, ở đây có mâu thuẫn. Việt Nam đã cố gắng và tốn kém nhiều để tiếp thị tên cá này, giờ họ lại có ý định định nghĩa lại tên cá là catfish, Việt Nam thấy thế là không thỏa đáng”. Theo đúng theo Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) có một điều khoản liên quan đến việc đưa ra định nghĩa cá da trơn (catfish) nhằm phục vụ cho chương trình thanh tra cá da trơn do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện từ 1-1-2010 trở đi. Trong trường hợp định nghĩa catfish bao gồm cả cá tra và ba sa của Việt Nam thì hai loại cá này sẽ được đưa vào cơ chế thanh tra, kiểm tra hết sức gắt gao của cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm (FDA) thuộc USDA. Đây chính là chiều hướng mong đợi của thiểu số nông dân Mỹ khi Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của Chính phủ Mỹ đã quyết định kéo dài việc xem xét các quy định về thanh tra an toàn thực phẩm đối với cá da trơn (catfish) do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề xuất. Một quyết định không chỉ có ý nghĩa về mặt ngôn từ mà căn cứ theo Đạo luật Nông nghiệp, cá da trơn sẽ phải chịu kiểm tra chặt chẽ hơn nhóm cá tra, basa (pangasius).  Thứ ba, 22 Tháng bảy 2003, 08:52 GMT+7 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định tăng biên độ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá basa filê đông lạnh đến từ VN, bất chấp dư luận trong nước đang lên tiếng phản đối vụ kiện này. Trong số các công ty thủy sản VN bị đề xuất áp thuế, Agifish chịu mức tăng lớn nhất, từ 44,76% lên 47,05%. Mức thuế mới dành cho các công ty còn lại trong vụ kiện là: Tên công ty Mức thuế theo quyết định ngày18/6/2003 Mức thuế mới Nam Việt 52.90% 53.68% CATACO 45.55% 45.81% Vĩnh Hoàn 36.84% 36.84% 7 công ty nhỏ 44.66% 45.55% Các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ đã thành công trong việc kiện lên Washington quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá với biên độ từ 36% đến 64%. Nhưng những cái tên “basa”, “tra” và “swai” đã không làm giảm sức mua của người tiêu dùng Mỹ. Trên bàn ăn của cả người dân bản địa đến người Việt hay các quốc gia khác đều lựa chọn mặt hàng cá tra, basa Việt Nam vì chất lượng thơm ngon, giá cả phải chăng. Và trên hết, ngay chính những người dân Mỹ lại phải móc hầu bao thêm từ vài xen đến vài đôla cho cái gọi là: “Gọi tên đúng bản chất”. Phía những người phản đối lo ngại một khi Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa cá tra, cá ba sa vào định nghĩa "catfish" đồng nghĩa với việc "cấm cá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ". Một số quan chức tại Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ cũng cho rằng, cá da trơn nhập khẩu đang là mục tiêu xem xét không công bằng, đặt biệt là cá tra, cá ba sa của Việt Nam. Người phát ngôn của Hiệp hội thủy sản Mỹ, ông Gavin Gibbons nói, đây là vấn đề hoàn toàn mang tính thương mại, không liên quan gì đến an toàn vệ sinh thực phẩm vì cá tra, cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam an toàn và tốt Mỹ tiếp tục duy trì thuế bán phá giá với cá ba sa Việt Nam Bài viết cập nhật lúc: 05:16 ngày 19/06/2009 (HNMO)- Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn cho biết, Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ vừa có thông báo cho rằng, việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá cá ba sa có khả năng làm tái diễn hoặc tiếp tục việc bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất Hoa Kỳ. Mặc dù đến cuối tháng 2 năm nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả rà soát, và đã chứng minh thời gian qua Việt Nam không bán phá giá cá ba sa. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá, nhiều công ty chế biến cá ba sa Việt Nam sẽ bị áp thuế với biên độ khoảng 45%. Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, quyết định này gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi cá tra, basa ở Việt Nam. Trong khi đó, không chỉ quyết định giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá, phía Mỹ còn đang xem xét đưa cá tra và cá ba sa của Việt Nam vào cùng hạng với cá  nheo nuôi  tại Mỹ. “Nếu quyết định này được thông qua sẽ là một rào cản mới đối với cá tra, cá ba sa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này,” ông Nguyễn Việt Thắng lo ngại. DOC điều chỉnh thuế chống bán phá giá cá tra, basa Việt Nam Thứ năm, 30/7/2009, 06:54 GMT+7 Sau khi phân tích chứng cứ của nguyên đơn và loại bỏ trị giá thay thế nguyên vật liệu bao bì trong quá trình tính toán, ngày 28/7, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố điều chỉnh kết quả cuối cùng xem xét hành chính đối với chủ hàng mới của mặt hàng cá tra và cá basa từ ngày 1/8/2007 đến 31/1/2008. Theo công bố, Công ty cổ phần Thủy sản Hiệp Thành bị điều chỉnh mức thuế chống bán phá từ 6,68% lên 13,76%. Công ty cổ phần Thủy sản Thương mại Á Châu (Acomfish) có mức thuế chống bán phá 0%, không thay đổi so với kết quả trước. Theo cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét lại mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam do bên nguyên đơn gồm nhiều doanh nghiệp nuôi và chế biến cá "catfish" của Mỹ đưa ra những chứng cớ cho rằng Bộ Thương mại Mỹ đã có sai sót về mặt số học, sao chụp không chính xác các số liệu trong khi tính toán mức thuế chống bán phá giá.(Nguồn: TTX, 29/7 Là những người chấp bút cho lá thư gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack, hơn ai hết Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) hiểu rõ, việc phản đối quyết định áp tên cá tra, basa Việt Nam từ Pangasius vào dạng Catfish sẽ lắm chông gai. Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang Lê Chí Bình đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo An Giang xoay quanh vấn đề đã nêu. Phóng viên (P.V): Thưa ông, việc áp tên gọi cá tra, basa Việt Nam từ Pangasius thành Catfish nhằm áp thuế chống bán phá giá và chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn về chất lượng, một lần nữa khiến con cá tra, basa Việt Nam càng khốn khó để chen chân vào thị trường Mỹ. Với tư cách Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, những người bảo vệ cho người nuôi và chế biến mặt hàng cá tra, basa ông đánh giá như thế nào? Ông Lê Chí Bình (L.C.B): Việc áp hai tên gọi không đồng nhất cho thấy mấu chốt của các chính sách của người Mỹ vẫn là bảo hộ. Chính sách này đã đi ngược lại lợi ích của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA) và Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) mà cả Việt Nam và Mỹ đều là thành viên. Cần nhấn mạnh rằng, tên gọi chính thức hiện nay của cá tra, basa Việt Nam vẫn là Pangasius và cá tra Việt vẫn sẽ đến thị trường Mỹ theo xu thế chung của kinh tế thị trường. Thực chất của việc áp tên gọi như chúng ta biết nhằm mục đích hạn chế việc nhập khẩu cá tra vào Mỹ, bảo hộ một số ít nông dân Mỹ đang nuôi loại cá nheo theo yêu cầu của Hiệp hội cá Nheo Mỹ. Phía Việt Nam, ở đây là người nuôi cá tra, basa, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với sự đại diện của Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang xin khẳng định rằng: Việc áp tên gọi từ Pangasius thành Catfish là bất hợp lý, các chính sách bảo hộ cần nhanh chóng gỡ bỏ và phía Mỹ phải đảm bảo sân chơi công bằng trong tự do thương mại. Do đó, chúng tôi mong Bộ Nông nghiệp và Chính phủ Mỹ cần có những động thái xem xét thấu tình, đạt lý và đảm bảo tính khách quan của vụ việc. Định nghĩa lại cá da trơn Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lẫn hàng trăm doanh nghiệp và hàng vạn hộ nông dân nuôi cá tra, cá ba sa của Việt Nam lại chỉ quan tâm tới điều khá đơn giản là định nghĩa con cá tra, cá ba sa của Mỹ. Theo Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2008 (Farm Bill 2008) có một điều khoản mà theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nó quyết định tới việc cá tra của Việt Nam vào Mỹ sẽ ra sao trong thời gian tới. Theo điều khoản này thì việc giám sát và thanh tra cá tra xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ nay được chuyển từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm- Dược phẩm của Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vốn lâu nay chỉ quản lý ba nhóm hàng thực phẩm chính là thịt, trứng, sữa. Về phía USDA, cơ quan này đưa ra “chính sách tương đương”, có nghĩa các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện tương đương với Mỹ về luật pháp, năng lực thực hiện luật, kiểm soát năng lực sản xuất… USDA có quyền nói một quốc gia nào đó không hội đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu một mặt hàng thủy sản vào thị trường Mỹ, nghiễm nhiên sẽ bị cấm”, ông Dũng cho hay. Do vậy trong trường hợp, USDA nói công nghiệp nuôi và chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam không tương đương với điều kiện của Mỹ thì tất nhiên cá tra của Việt Nam sẽ bị cấm xuất vào Mỹ, đó là chưa kể bị thanh tra, giám sát liên tục của USDA. “Nếu điều đó xảy ra, chống bán phá giá hay thuế chống bán phá giá mà Mỹ đang áp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam sẽ trở thành câu chuyện quá khứ, vì đâu còn xuất được nữa đâu mà thuế hay không thuế”, ông Dũng cảnh báo. Tuy nhiên, điều luật quy định điều kiện tương đương hiện thời vẫn chưa ảnh hưởng tới xuất khẩu cá tra của Việt Nam, bởi mọi thứ còn tùy thuộc vào Bộ trưởng USDA định nghĩa thế nào về catfish có bao hàm luôn con cá tra, cá ba sa của Việt Nam hay không? Nếu định nghĩa lại catfish của USDA không có con cá tra của Việt Nam như đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2002 thì quá thuận lợi cho xuất khẩu cá tra vào Mỹ, còn nếu đảo ngược lại đạo luật cũ thì ông Dũng cho là cực kỳ nguy hiểm cho con cá tra, ba sa của Việt Nam. Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2002 đã quy định chỉ có cá da trơn (cá nheo) của Mỹ mới được quyền ghi nhãn catfish. Do đó, vào thời điểm trên, khi Việt Nam xuất khẩu nhiều cá tra vào Mỹ dưới tên catfish, đã xảy ra một cuộc tranh luận trên báo chí Việt Nam và Mỹ. Sau đó, buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam khi bán cá tra vào thị trường nước này phải đổi tên thành pangasius pish, cá ba sa thì có tên pangasius basa. Nhiều công ty VN không bán phá giá cá tra vào Mỹ | 13-03-2010, 03:40 pm | - Ngày 12-3, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố kết quả xem xét hành chính về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh của VN lần thứ năm (giai đoạn từ 1-8-2007 đến 31-7-2008). Theo đó, có bốn công ty của VN có biên độ bán phá giá 0% là Công ty TNHH thực phẩm QVD (QVD), Công ty CP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp), Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Cadovimex II (Cadovimex II) và Công ty TNHH thủy sản Sài Gòn - Meking (Samefico). Ngoài ra, có hai công ty là bị đơn tự nguyện chịu mức thuế suất 0,02 USD/kg gồm Agifish và East Sea. Kết quả này được giữ nguyên sau khi DOC công bố kết quả xem xét sơ bộ vào đầu tháng 9-2009. Theo ông Trương Đình Hỏe - tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), đây là một kết quả rất phấn khởi vì trong số sáu công ty được xem xét lần này có bốn công ty không phải đóng thuế chống bán phá giá. Trong năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 1,216 nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả quan trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu... Cũng trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 85 loại sản phẩm thuỷ sản sang 163 thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường xuất khẩu đều tăng. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%... : Năm 2009 xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ là 41.000 tấn, trong số 600.000 tấn xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, chiếm khoảng 7%. Như vậy con số này không phải là lớn. Nếu không xuất khẩu vào thị trường Mỹ, con số này không ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lớn đến uy tín của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Mỹ là một thị trường mà chúng tôi đánh giá là tiềm năng. Vì vậy, chúng ta nỗ lực, tiếp tục vận động từ phía chính phủ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như chính phủ Mỹ và Bộ Nông nghiệp Mỹ làm thế nào để việc xuất khẩu này được bình thường, giúp cho mối quan hệ thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu cá tra, cá ba sa Việt Nam bị định nghĩa lại là catfish thì việc xuất khẩu cá tra và cá ba sa của nước ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Tiếp đến, tại thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu cũng như tiêu dùng tôm của người dân nước này phụ thuộc rất lớn vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường này sẽ khó có thể tăng mạnh trong năm 2010. Thêm nữa, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU sẽ trở nên khó khăn hơn khi khi quy định IUU bắt đầu đi vào thực tiễn từ 2010 (Cụ thể theo quy định số 1005/2008 ngày 29/9/2008 của Hội đồng châu Âu, từ ngày 1/1/2010, EU yêu cầu tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có giấy chứng nhận khai thác hợp pháp, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU). XUẤT NHẬP KHẨU>TIN XUẤT NHẬP KHẨU Doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, ba sa Ngày phát tin:Thứ Sáu, 26/03/2010, 15:19 (GMT+7) (Agroviet-26/03/2010) - Từ ngày 24 đến 26/3, đại diện Công ty Proconco và Mazzetta của Mỹ làm việc cùng Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thônvà Hội nghề cá An Giang nhằm thảo luận chi tiết quá trình xây dựng tính truy nguyên nguồn gốc và tính phát triển bền vững của ngành nuôi cá Việt Nam, đồng thời bàn thảo cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương Việt Nam để tìm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, ba sa Việt Nam sang thị trường Mỹ.  Mazzetta là một trong những công ty hàng đầu thế giới về nhập khẩu trực tiếp và phân phối các sản phẩm hải sản đông lạnh cao cấp của Mỹ. Chuyến công tác của Mazzetta đến các nông trại nuôi cá Việt Nam nhằm giúp cho những nhà sản xuất Việt Nam nắm bắt yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường để từ đó xây dựng giải pháp xuyên suốt và khép kín theo hướng thị trường với phương châm “Từ bàn ăn đến trang trại”. Trong quy trình kiểm tra này, chất lượng thức ăn chiếm vai trò quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của cá tra. Sự hợp tác liên doanh giữa Proconco và Mazzetta sẽ hỗ trợ cho người nuôi cá tra Việt Nam xây dựng quy trình khép kín nguồn thức ăn - nông trại - chế biến - người tiêu dùng. Theo đó, Proconco sẽ đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn cho cá, hỗ trợ nông dân trong kỹ thuật nuôi trồng và quá trình chế biến để đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng tại thị trường Bắc Mỹ mong đợi, đặc biệt về tính truy nguyên nguồn gốc và phát triển bền vững. Thuỷ sản Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trước, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng. Tính chung số lồng bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng 14,7%) so với năm 2008. Nuôi cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định. Diện tích nuôi thả cá tra năm nay ước tính đạt 9 nghìn ha, giảm 12,4% so với năm trước, trong đó nuôi cá tra công nghiệp 6,6 nghìn ha, giảm 10,3% (Diện tích nuôi thả cá tra công nghiệp ở Đồng Tháp chỉ còn 1791 ha, giảm 28%; Cần Thơ 999 ha, giảm 16,7%; Tiền Giang 123 ha, giảm 12,1%; An Giang 1108 ha, giảm 9%). Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2009 ước tính đạt 1006,3 nghìn tấn, giảm 6,9% so với năm 2008. Cho đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4,2 tỉ USD, tăng 200 triệu USD so với dự báo hồi đầu năm nhưng lại giảm khoảng 300 triệu USD so năm 2008. Sau 10 năm tăng trưởng liên tục thì năm 2009, xuất khẩu thủy sản đã bị âm. Nhiều bất cập đã nẩy sinh từ vùng nuôi, chế biến các sản phẩm thủy sản xuất khẩu là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vấn đề đặt ra để cho ngành thủy sản ở ĐBSCL phát triển bền vững là cần tổ chức lại quy trình sản xuất và tiêu thụ...SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GIẢMTheo ước tính của Bộ Công thương, năm nay xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 1,3 tỉ USD thế nhưng đến nửa đầu tháng 11-2009, lượng cá tra xuất khẩu chỉ gần 1,171 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang 35 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đứng thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Nhật Bản với 760.725.464 USD, chiếm 17,89% tổng kim ngạch; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ với 711.145.746 USD, chiếm 16,73%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 12 sang các thị trưòng so với tháng 11 không biến động mạnh. Dẫn đầu về tăng trưởng kim ngạch trong tháng 12 là xuất khẩu sang Mexico đạt 7.355.437 USD, tăng 65,13%  so tháng 11; tiếp theo là xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 20.654.621 USD, tăng 62,83%; Irắc tăng 45,43%, đạt 767.856 USD.   Đứng đầu về mức độ sụt giảm kim ngạch so với tháng 11 là xuất khẩu sang thị trường Nga giảm 43,87%, đạt 3.897.334 USD; sau đó đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bồ Đào Nha giảm 39,42%, đạt 2.903.204USD; Séc giảm 39,32%, đạt 1.077.698USD. Năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị mất 18 thị trường so với năm 2008; trong đó 1 số thị trường có kim ngạch lớn như: xuất khẩu sang Newzealand năm 2008 đạt hơn 7,5 triệu USD, sang CH Síp 5,1 triệu USD, Litva hơn 2 triệu USD, Nam phi 1,8 triệu USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3 triệu USD.  Thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 ĐVT: USD Thị trường Tháng 12 Cả năm 2009 Tăng, giảm so với tháng 11(%) Tổng cộng 4.251.313.256 XK của các DN vốn FDI 29.339.225 346.698.901 Nhật Bản 65.596.434 760.725.464 -13,58 Hoa Kỳ 60.956.693 711.145.746 +5,77 Hàn Quốc 30.010.568 312.844.364 -3,86 Đức 20.639.696 211.038.441 +35,98 Tây Ban Nha 11.863.111 153.651.434 -0,97 Australia 13.061.399 128.949.056 -4,82 Trung Quốc 20.654.621 124.857.336 +62,83 Hà Lan 8.251.170 118.286.148 -13,78 Italia 9.394.937 115.143.842 +23,47 Bỉ 10.654.468 107.948.502 +18,44 Canada 9.881.663 107.900.998 +2,54 Đài Loan 6.869.139 98.615.803 -24,21 Anh 8.219.805 89.222.175 +16,84 Nga 3.897.334 87.882.902 -43,87 Pháp 8.258.158 83.315.217 +4,08 Hồng kông 8.679.545 79.250.123 +34,04 Mexico 7.355.437 72.196.759 +65,13 Ucraina 3.020.511 70.842.123 -38,07 Thái Lan 4.209.103 67.258.820 -38,15 Ai cập 6.226.540 59.717.130 -11,53 Singapore 6.000.347 58.221.964 +11,60 Ba Lan 5.012.028 53.021.304 +27,75 Bồ Đào Nha 2.903.204 48.176.272 -39,42 Thuỵ Sĩ 2.993.020 38.763.442 -1,82 Malaysia 2.643.932 31.683.343 +31,87 Ả Rập Xê út 3.823.367 29.688.750 +41,98 Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 1.969.434 27.119.358 -14,54 Đan Mạch 2.807.518 24.594.325 +2,05 Campuchia 1.484.511 17.244.635 -5,99 Thuỵ Điển 1.542.974 16.641.005 +19,78 Philippines 1.804.413 16.429.730 +2,61 Hy Lạp 2.361.792 16.034.493 +26,25 CHSéc 1.077.698 13.379.585 -39,32 Chính sách thủy sản của Việt Nam Chính sách đối với ngành thủy sản thị trường cho hàng thuỷ sản Việt Nam, dễ thấy nhất là hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Cho nên, từ vị trí là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU), Nhật có khả năng trở thành thị trường số một của Việt Nam ngay trong năm tới. Còn với thị trường Mỹ, đứng thứ ba về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, theo bộ Công thương, năm sau, Việt Nam có thể xuất khẩu 1 tỉ USD hàng thuỷ sản vào Mỹ (chiếm thị phần 8%). Theo thương vụ Việt Nam tại Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao… Bộ Công thương cũng đánh giá, năm 2010, có thể tăng xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Các nước EU nhập nhiều nhất philê cá đông lạnh, chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh, và cá ngừ. Trị giá nhập khẩu cả khối EU khoảng 40 tỉ USD/năm. Nhưng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, dự kiến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên 3,5% (khoảng 1,4 tỉ USD). Một số thị trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc (tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm cho Việt Nam); Nga, Trung Đông đang trở thành những thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không chỉ năm 2010 mà các năm về sau. Một thuận lợi khác là thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Cuối năm 2009, bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện là một trong những nước tiêu thụ cá tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn. Chính sách đối với việc xuất khảu cá ba sa Trước đó, do tình hình nuôi cá ba sa gặp nhiều khó khăn nên Phó Thủ tướng  Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các ngân hàng "bơm" một lượng tiền giúp đỡ các hộ nông dân nuôi cá ba sa tại ĐBSCL có vốn mua thức ăn cho cá, tiếp tục ổn định sản xuất giữ vững vị thế là vùng nuôi cá ba sa, cá tra lớn nhất cả nước. Trong văn bản lần này, Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, các địa phương có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ đối với các hộ nuôi cá tra, cá ba sa đang có nợ quá hạn, nợ xấu , hỗ  trợ 100% lãi suất vốn vay tính đến thời điểm 1-/2/2009 với thời hạn là 12 tháng. Đề xuất được hưởng chính sách hỗ trợ 4% lãi suất khi vay mới. Ngoài ra, Hội cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về chất lượng, giá cả thức ăn nuôi và thuốc thú y thủy sản, tránh tình trạng giám sát thiếu chặt chẽ như hiện nay. Hiện ĐBSCL là vùng nuôi cá ba sa, cá tra lớn nhất của cả nước. Tính đến hết tháng 7, tổng sản lượng cá tra, cá ba sa ước đạt 480 ngàn tấn với năng suất bình quân đạt 240 tấn/héc ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài thuyết trình- cản trở nhập cá tra, cá ba sa việt nam vào mỹ trái với ggieepj định thương mại.docx
Tài liệu liên quan