Bài thuyết trình Cách xác định và chế độ pháp lý của các vùng biển theo công ước của liên hiệp quốc về luật biển năm 1982

Tài liệu Bài thuyết trình Cách xác định và chế độ pháp lý của các vùng biển theo công ước của liên hiệp quốc về luật biển năm 1982: BÀI THUYẾT TRÌNH CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA CÁC VÙNG BIỂN THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 Tác giả chỉ trình bày những nội dung cơ bản chứ không trình bày toàn bộ bài viết. . NCS.Ths. Ngô Hữu Phước Trưởng Bộ môn Công pháp quốc tế, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Mong muốn xây dựng bản “Hiến pháp” về biển của nhân loại đã trở thành hiện thực vào ngày 30/4/1982 khi Công ước của Liên hiệp quốc HQ về luật biển với 320 điều và 9 phụ lục đính kèm đã được thông qua tại New York và mở cho các quốc gia ký tại Montegobay-Giamaica vào ngày 10/12/1982 sau 5 năm trù bị (1968 -1973) và 09 năm đàm phán chính thức (1973-1982) với 11 khóa họp. Công ước đã chính thức có hiệu lực vào ngày 16/11/1994(12 tháng sau ngày Guyana, nước thức 60 phê chuẩn) Theo qui định tại Điều 308 của Công ước, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày nước thứ 60 phê chuẩn. . Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước vào ngày 23/6/1994 và nộp lưu chiểu Liên hiệp qu...

doc23 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thuyết trình Cách xác định và chế độ pháp lý của các vùng biển theo công ước của liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA CÁC VÙNG BIỂN THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 Tác giả chỉ trình bày những nội dung cơ bản chứ không trình bày toàn bộ bài viết. . NCS.Ths. Ngô Hữu Phước Trưởng Bộ môn Công pháp quốc tế, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Mong muốn xây dựng bản “Hiến pháp” về biển của nhân loại đã trở thành hiện thực vào ngày 30/4/1982 khi Công ước của Liên hiệp quốc HQ về luật biển với 320 điều và 9 phụ lục đính kèm đã được thông qua tại New York và mở cho các quốc gia ký tại Montegobay-Giamaica vào ngày 10/12/1982 sau 5 năm trù bị (1968 -1973) và 09 năm đàm phán chính thức (1973-1982) với 11 khóa họp. Công ước đã chính thức có hiệu lực vào ngày 16/11/1994(12 tháng sau ngày Guyana, nước thức 60 phê chuẩn) Theo qui định tại Điều 308 của Công ước, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày nước thứ 60 phê chuẩn. . Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước vào ngày 23/6/1994 và nộp lưu chiểu Liên hiệp quốc vào ngày 25/7/1994. Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) đã qui định một cách tổng thể các vấn đề pháp lý về: Chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Biển cả và đáy đại dương; Các qui định về hàng hải, hàng không; Sử dụng và quản lý tài nguyên sinh vật biển; Bảo vệ môi trường biển; An ninh trên biển và hợp tác quốc tế về biển. Theo quy định của Công ước của Công ước 1982), biển và đại dương được chia thành 03 vùng (khu vực) có chế độ pháp lý khác nhau: - Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (Nội thủy và Lãnh hải); - Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (Tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); - Các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế (Biển quốc tế và đáy đại dương -la zone). I. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 1. Nội thủy 1.1 Khái niệm và cách xác định nội thủy Khoản 1, Điều 8 Công ước 1982 định nghĩa, nội thủy là:“các vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia”. Như vậy, nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển còn bên kia là đường cơ sở. Đối với quốc gia quần đảo, vùng nước này là toàn bộ phần nước biển nằm trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo, được gọi là vùng nước quần đảo. Vùng nước quần đảo chính là “nội thủy” của quốc gia quần đảo. Về phương diện pháp lý, muốn xác định nội thủy, lãnh hải và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia trên biển phải xác định đường cơ sở. Đường cơ sở là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy dùng để tính chiều rộng của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyến quốc gia. * Phương pháp xác định đường cơ sở Theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Công ước 1982, có hai phương pháp để xác định đường cơ sở đó là phương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ sở thẳng. + Phương pháp đường cơ sở thông thường Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ, thủy triều ổn định và thể hiện rõ ràng. Cách xác định: Quốc gia ven biển sẽ chọn một ngày, tháng, năm khi ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển. Dựa vào các điểm, tọa độ đã thể hiện tại ngấn nước thủy triều vào thời điểm đó, quốc gia ven biển sẽ tuyên bố đường cơ sở của quốc gia mình. Tuy nhiên, xác định đường cơ sở theo phương pháp thông thường có một số hạn chế sau đây: Thứ nhất, các điểm, toạ độ thể hiện ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo bời biển để xác định đường cơ sở do chính quốc gia đó tuyên bố nên sẽ không tránh khỏi tình trạng các quốc gia đưa ra tuyên bố không đúng thực tế nhằm mục đích mở rộng càng nhiều càng tốt nội thủy của quốc gia mình ra bên ngoài. Chính vì vậy, mức độ chính xác của các tọa độ, các điểm xác định dựa vào ngấn nước thủy triều sẽ không cao. Thứ hai, cộng đồng quốc tế sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh tính xác thực của các điểm, các toạ độ mà quốc gia ven biển đã tuyên bố. Thứ ba, áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường, các quốc gia ven biển sẽ có một vùng nội thủy rất hẹp và đây chính là lý do mà các quốc gia trên thế giới thường không muốn áp dụng hoàn toàn đường cơ sở theo phương pháp này mặc dù căn cứ vào các quy định của Công ước 1982 là hoàn toàn phù hợp. + Phương pháp đường cơ sở thẳng Theo qui định của Công ước 1982, để xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thẳng, bờ biển của quốc gia phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển (khoản 1, Điều 7); - Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác...(khoản 2, Điều 7). Trong trường hợp này, đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc được xác định bằng cách nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải. Tránh tình trạng xác định đường cơ sở ra quá xa bờ biển, tùy ý nối tắt nhiều điểm không thực chất thành các đoạn thẳng để có nội thủy rộng lớn, Điều 7 Công ước 1982 quy định phương pháp xác định đường cơ cơ sở thẳng phải bảo đảm: - Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển (khoản 3, Điều 7). Tuyến đường cơ sở phải phù hợp địa hình tự nhiên của bờ biển của quốc gia đó). - Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế (khoản 4, Điều 7). Có nghĩa là, các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi không phải là các điểm vật chất thực tế dùng làm căn cứ để vạch đường cơ sở nếu trên các bãi cạn đó không có các công trình xây dựng thường xuyên nhô trên mặt nước như các đảo và các công trình thiết bị nhân tạo, các ngọn đèn biển (hải đăng)... - Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng (khoản 5, Điều 7). Có nghĩa là, khi các quốc gia mà địa hình tự nhiên của bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển thì quốc gia ven biển có thể vạch đến các đảo và các khu vực xung quanh mà quốc gia đó đã khai thác và sử dụng trong một quá trình lịch sử lâu dài nhưng không có sự phản đối hoặc tranh chấp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. - Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế (khoản 6, Điều 7). Công ước 1982 không quy định cụ thể tiêu chí để xác định bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm mà chỉ đưa ra định nghĩa về vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc tại Điều 10. Chính vì vậy, các quốc gia ven biển thường bằng mọi cách để xác định đường cơ sở theo phương pháp đường thẳng gãy khúc (toàn bộ tuyến đường cơ sở hoặc một số đoạn đường cơ sở). Nhằm tránh tình trạng này, Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa thế nào là “bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm”. Theo đó, bờ biển khoét sâu, lồi lõm phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm phải có ít nhất từ 3 vùng lõm sâu rõ rệt; - Các vùng lõm này phải nằm cạnh nhau, không cách nhau quá xa; - Chiều sâu của từng vùng lõm đó tính từ đường cơ sở thẳng được đề nghị đóng cửa đổ ra biển của vùng lõm đó phải lớn hơn một nửa chiều dài của đoạn đường cơ sở đó. Và cũng theo khuyến cáo của Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc thuật ngữ: “Chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển” phải có ít nhất từ 3 đảo trở lên và phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Điểm gần bờ nhất của mỗi đảo trong chuỗi đảo cách đường bờ biển không quá 24 hải lý, cách bờ xa nhất không quá 48 hải lý; - Mỗi đảo trong chuỗi cách các đảo khác cũng trong chuỗi mà đường cơ sở thẳng được vẽ qua một khoảng cách không quá 24 hải lý. - Chuỗi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan. Về chiều dài các đoạn đường cơ sở và góc lệch mà đường cơ sở tạo với bờ biển, Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc khuyến cáo: - Chiều dài của đoạn đường cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý; - Góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 20 độ. Tùy theo đặc điểm địa hình bờ biển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà đường cơ sở của các quốc gia, các vùng lãnh thổ xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường hay đường cơ sở thẳng hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên. Đối với các quốc gia quần đảo (État archipel), khi xác định đường cơ sở, tại Điều 47 Công ước 1982 quy định: “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ 1/1 và 9/1”. Khoản 1, Điều 47 Công ước 1982. ; Khi xác định đường cơ sở của quốc gia quần đảo, các quốc gia quần đảo phải tuân thủ các điều kiện quy định của Công ước 1982 đó là: - Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể có tối đa là 3% của tổng các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn, nhưng cũng không quá 125 hải lý. Khoản 2, Điều 47 Công ước 1982. ; - Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo. Khoản 3, Điều 47 Công ước 1982. ; - Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải. Khoản 4, Điều 47 Công ước 1982. ; - Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế. Khoản 5, Điều 47 Công ước 1982. ; - Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các quyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng. Khoản 6, Điều 47 Công ước 1982. ; Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, Điều 47 Công ước 1982 quy định các vùng nước bên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất. Khoản 7, Điều 47 Công ước 1982. . Việt Nam đã tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982. Theo tuyên bố này, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là hệ thống đường cơ sở thẳng gãy khúc nối liền các đảo, mũi nhô ra xa nhất dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất phát từ đường thẳng nối liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai (Cămpuchia). Điểm 0 nằm trên vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa nhân dân Cămpuchia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điểm A1 tại đảo Hòn Nhạn quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang, tọa độ N 9015’0; kinh độ E 103027’0. Điểm A2 tại đảo Hòn Đá Lẻ tỉnh Minh Hải, tọa độ N 8022’8; kinh độ E 104052’4. Điểm A3 tại đảo Hòn Tài Lớn- Côn Đảo, tọa độ N 8037’8; kinh độ E 106037’5. Điểm A4 tại đảo Hòn Bông Lang - Côn Đảo, tọa độ N 8038’9; kinh độ E 106043’3. Điểm A5 tại đảo Hòn Bảy Cạnh - Côn Đảo, tọa độ N 8039’7; kinh độ E 106042’1. Điểm A6 tại đảo Hòn Hải - Phú Quý, Thuận Hải, tọa độ N 9058’0; kinh độ E 109005’0. Điểm A7 tại đảo Hòn Đôi, tỉnh Phú Khánh, tọa độ N 12039’0; kinh độ E 109028’0. Điểm A8 tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh, tọa độ N 12053’8; kinh độ E 109027’2. Điểm A9 tại đảo Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh, tọa độ N 13054’0; kinh độ E 109021’0. Điểm A10 tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình, tọa độ N 15023’1; kinh độ 109009’0. Điểm A11 tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Bình Trị Thiên, tọa độ 17010’0; kinh độ 107020’6. . Tuyên bố về đường cơ sở Việt Nam chủ yếu được xác định theo phương pháp đường thẳng gãy khúc, trong 11 điểm xác định, chỉ có 1 điểm duy nhất được xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường ( điểm A8 tại Mũi Đại Lãnh). Tuy nhiên, hệ thống đường cơ sở của Việt Nam vẫn chưa bao quát hết chiều dài bờ biển vì còn có hai vị trí chưa xác định, đó là điểm số 0 nằm trên vùng nước lịch sử của Cộng hòa nhân dân Cămpuchia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phần còn lại từ đảo Cồn Cỏ cho tới hết vùng biển phía Bắc của Việt Nam. Tuyên bố về đường cơ cơ sở của Việt Nam đưa ra trong bối cảnh tranh chấp rất phức tạp trên biển Đông, tất cả các vùng chồng lấn giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực chưa được giải quyết hoặc đang trong giai đoạn đàm phán nên chúng ta chưa thể xác định hệ thống đường cơ sở hoàn chỉnh, khép kín vào thời điểm đó. Tuyên bố đã nêu rõ, đoạn đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc Bộ sẽ được công bố sau khi vấn đề của vịnh được giải quyết. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982. . Khi Việt Nam đưa ra tuyên bố về đường cơ sở nói trên đã có 10 quốc gia phản đối, gồm Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc phản đối, tập trung vào các điểm từ A1 đến A7. Nguyễn Hồng Thao: Những điều cần biết về Luật biển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 93. . Thực tế, khi nghiên cứu Công ước 1982, khuyến cáo của Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc về vạch đường cơ sở và tuyên bố ngày 12-11-1982 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể khái quát đường cơ sở của Việt Nam như sau: Thứ nhất, về cơ bản đường cơ sở mà Việt Nam áp dụng là đường cơ sở thẳng (chỉ có một điểm duy nhất, điểm A8 được xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường). Theo phụ lục và bản đồ kèm tuyên bố này, đường cơ sở được xác định của Việt Nam bao gồm 10 đoạn thẳng nối 11 điểm khác nhau chạy dọc theo bờ biển lục địa. Thứ hai, trong số 11 điểm toạ độ được công bố để xác định đường cơ sở, điểm A8 là điểm ven bờ biển (Mũi Đại Lãnh), 10 điểm còn lại đều nằm trên các đảo ven bờ. Trong đó, khoảng cách giữa điểm toạ độ gần bờ nhất là 0,5 hải lý và điểm xa nhất là 74 hải lý. Khoảng cách gần nhất giữa các điểm là 1,952 hải lý và khoảng cách xa nhất là 162,7 hải lý. Thứ ba, đường cơ sở Việt Nam là đường cơ sở chưa hoàn chỉnh, vì ở phía Nam điểm Ao chưa xác định (Điểm Ao là điểm tiếp nối ranh giới đường cơ sở của Việt Nam và Cămpuchia trong vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Cămpuchia). Vùng nước lịch sử chung này được hai nước tuyên bố trong Hiệp ước ngày 7-7-1982 tại thành phố Hồ Chí Minh. . Điểm cuối cùng của đường cơ sở Việt Nam là điểm A11 (đảo Cồn Cỏ) nằm ở cửa vịnh Bắc Bộ. Thứ tư, ngoài đường cơ sở áp dụng cho lãnh thổ đất liền, đường cơ sở áp dụng cho quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chưa được xác định. Theo Điều 4 Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-11-1982 thì đường cơ sở áp dụng cho hai quần đảo này sẽ được quy định trong các văn bản sẽ ban hành sau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào xác định đường cơ sở chính xác cho hai quần đảo này. 1.2 Chế độ pháp lý của nội thủy Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào. Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trong vùng nội thủy được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp. Điều 1 Hiến pháp năm 1982 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”. đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003. Điều 7 quy định: “Nội thủy của Việt Nam bao gồm: 1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở; 2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”. , Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977 (đoạn 2, điểm 1), Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982 (điểm 5), Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam, Nghị định số 55-CP ngày 1-10-1996 về hoạt động của tàu quân sự vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định 61/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển... Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước, trừ những trường hợp bất khả kháng như tàu gặp các sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục được hành trình hoặc các lý do về thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lốc...), hoặc các lý do nhân đạo (như cứu người bị bệnh nan y, cứu tàu thuyền hoặc thủy đoàn của tàu khác gặp nạn trên biển..) thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy. Khi vào nội thủy, tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển về thời gian và thủ tục xin phép; tuyến đường hàng hải; hoa tiêu; kiểm dịch; y tế, hải quan; bảo vệ môi trường; quay phim, chụp ảnh; thăm dò, đo đạc; sự quản lý và giám sát của bộ đội biên phòng hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển; chế độ sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các loại trang thiết bị vũ khí, chất độc, chất phóng xạ trên tàu... và các quy định khác của cảng biển. Đặc biệt, đối với các tàu Citec, tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại có thể bị bắt buộc đi theo tuyến đường nhất định nhằm bảo đảm an toàn và phòng tránh các sự cố hàng hải gây nguy hiểm cho quốc gia ven biển trong vùng nội thủy. Đối với tàu ngầm (kể cả tàu quân sự và tàu dân sự) khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải vận hành ở tư thế nổi, phải mang cờ mà tàu mang quốc tịch và phải chấp hành nghiêm các quy định của nước sở tại. Tàu quân sự khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải tuân thủ chế độ pháp lý chặt chẽ hơn so với tàu dân sự vì liên quan tới các vấn đề như an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia ven biển... Chính vì vậy, các quy định về thủ tục ra vào, hoạt động trong nội thủy đối với loại tàu này chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn các quy định đối với tàu dân sự. Đối với tàu dân sự, về nguyên tắc, tất cả những quy định về thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển đối với tàu quân sự cũng được áp dụng đối với tàu dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế, thương mại cũng như tự do hàng hải, pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định và tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho tàu thuyền dân sự nước ngoài ra vào một số cảng của quốc gia ven biển (có quốc gia công bố số cảng mà tàu thuyền dân sự được phép ra vào, có quốc gia công bố một số cảng không cho phép các tàu thuyền đó ra vào). Nguyễn Trung Tín: Tìm hiểu Luật quốc tế, Nxb. Đồng Nai, 2000, tr. 165. . Chính vì vậy, pháp luật của các quốc gia thường cho phép các tàu dân sự nước ngoài ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở tự do thông thương và có đi có lại. Mặt khác, trình tự, thủ tục ra vào và hoạt động của tàu dân sự nước ngoài trong vùng nội thủy quốc gia ven biển sẽ được quy định đơn giản và linh hoạt hơn so với các quy định dành cho tàu quân sự. * Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy - Đối với tàu quân sự (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại) Các tàu thuyền quân sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quốc gia đó giao phó. Thành viên (thủy thủ đoàn) của tàu quân sự cũng chính là những công dân mang quốc tịch của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, khi hoạt động ở bất cứ vùng biển nào kể cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân sự nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối, và bất khả xâm phạm. Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền: - Yêu cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy trong một thời gian nhất định (có thể thông báo cho tàu đó biết quyết định của quốc gia chủ nhà bằng miệng hoặc bằng văn bản); - Yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch phải áp dụng chế tài nghêm khắc đối với thủy thủ đoàn vi phạm; - Yêu cầu quốc gia có tàu phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy của quốc gia ven biển. - Đối với tàu dân sự * Quyền tài phán dân sự Về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, các Tòa án của quốc gia ven biển không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự xảy ra giữa các thành viên của thủy thủ đoàn với các công dân nước ngoài không thuộc thủy thủ đoàn trên tàu mà vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của quốc gia tàu mang quốc tịch. * Quyền tài phán hình sự Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong nội thủy của quốc gia ven biển sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu quân sự. Bởi lẽ, tàu dân sự là những chiếc tàu do tư nhân, pháp nhân làm chủ hoặc là tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại như vận tải, buôn bán nhằm mục đích kiếm lãi. Chính vì vậy, theo luật quốc tế, quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật hình sự xảy ra trong tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu. Tuy nhiên, thông thường các quốc gia ven biển không quan tâm đến các vi phạm pháp luật chung nếu an ninh, trật tự trong cảng không bị tổn hại. 2.1 Khái niệm và cách xác định lãnh hải Theo Điều 2 Công ước 1982, “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” . Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã nêu rõ:“Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Điều 1 Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982. ”. Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định:“Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Điều 9 Luật biên giới quốc gia năm 2003. ”. Điều 3 Công ước 1982 về chiều rộng lãnh hải quy định: “Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Đối với Việt Nam, theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977. Điểm 1 của Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977. và Luật biên giới quốc gia năm 2003. Điều 9 của Luật biên giới quốc gia năm 2003. , lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Theo các văn bản pháp luật này, chiều rộng của lãnh hải Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước 1982. Xác định chiều rộng của lãnh hải sẽ được tiến hành trong hai trường hợp khác nhau. Thứ nhất, nếu quốc gia không đối diện, không tiếp giáp với các quốc gia trên biển. Trong trường hợp này, quốc gia sẽ căn cứ vào đặc điểm địa hình của bờ biển và các quy định của Công ước 1982 để xác định đường cơ sở và tuyên bố chiều rộng của lãnh hải (không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở). Sau đó quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu. Khoản 2, Điều 16 Công ước 1982. . Trong trường hợp này, ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Thứ hai, việc hoạch định ranh giới lãnh hải (biên giới quốc gia trên biển) giữa hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau. Theo quy định tại Điều 15 Công ước 1982: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác”. 2.2 Chế độ pháp lý của lãnh hải Có thể khẳng định rằng, điểm khác biệt cơ bản về chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải so với nội thủy chính là ở lãnh hải thừa nhận quyền “qua lại không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài. Quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải là một quy tắc tập quán quốc tế đã được thừa nhận từ lâu trong lĩnh vực hàng hải quốc tế và ngày nay đã trở thành quy tắc điều ước và được quy định tại Điều 17 Công ước 1982. Theo đó: “Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an ninh, quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay. Thuật ngữ “qua lại và không gây hại” đã được cụ thể hóa tại Điều 18 và Điều 19 của Công ước 1982. Điều 18 quy định, thuật ngữ “đi qua” (passage) là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích: - Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy hoặc; - Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng trong nội thủy. Khoản 9, Điều 4 Luật biên giới quốc gia năm 2003 định nghĩa: đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. (khoản 1); - Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Điều 9 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định tương tự. . Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn. Điều 6 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Tàu thuyền nước ngoài, trong những trường hợp khẩn cấp không thể khắc phục được, như gặp thiên tai, tai nạn uy hiếp đến an toàn của tàu thuyền và sinh mạng của những người đi trên tàu thuyền bắt buộc phải dừng lại hoặc thả neo trong lãnh hải Việt Nam, thì phải tìm mọi cách liên lạc nhanh chóng và báo cáo lập tức với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nơi gần nhất; phải chịu mọi sự kiểm soát của các nhà chức trách Việt Nam để làm rõ tính chân thực của lý do nêu ra, và phải tuân theo mọi hướng dẫn của các nhà chức trách Việt Nam”. (khoản 2). Điều 19 Công ước 1982 cũng giải thích chi tiết hành vi đi qua không gây hại - passage inoffensif có nghĩa là qua lại: “không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế. Khoản 1, Điều 19 Công ước 1982. ”; Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi là gây hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây: a) Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc; b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào; c) Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; d) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay; f) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự; g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển; h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước; i) Đánh bắt hải sản; j) Nghiên cứu hay đo đạc; k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển; l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua” (khoản 2. Điều 11, 12, 13, 14, 15, 17 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 18 Nghị định 161/2003 NĐ-CP ngày 18-12-2003 về Quy chế biên giới biển cũng có quy định tương tự. ). Theo các điều khoản của Công ước 1982 (Điều 17, 18, 19, 20, 23, 24), quyền qua lại không gây hại được áp dụng rộng rãi cho các loại tàu thuyền dân sự, quân sự, tàu ngầm cũng như tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử, tàu chở những chất phóng xạ hay những chất độc hại. Điều 16 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: khi đi qua lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, các tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử và các tàu chuyên chở các chất phóng xạ, chuyên chở hoặc sử dụng các chất nguy hiểm hay độc hại khác, phải sẵn sàng cung cấp cho nhà chức trách Việt Nam các tài liệu kỹ thuật cần thiết và phải áp dụng các biện pháp chuyên môn phòng ngừa nguy hiểm và độc hại theo đúng các quy định về phòng ngừa độc hại và bảo vệ môi trường và theo đúng các hiệp định quốc tế. . Tuy nhiên, khi qua lại lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch. Điều 10 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và khoản 3, Điều 18 Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18-12-2003 về Quy chế biên giới biển cũng có quy định tương tự. (Điều 20 Công ước 1982). Để bảo vệ an toàn cho tàu thuyền qua lại, và các quyền của mình, quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về các vấn đề: - An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển  - Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác; - Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn; - Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; - Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh bắt; - Giữ gìn, ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường; - Nghiên cứu khoa học biển, đo đạc thủy văn; - Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế quan, y tế, nhập cư (điểm h, khoản 1, Điều 21 Công ước 1982). Mặt khác, Điều 24 Công ước 1982 cũng quy định quốc gia ven biển không được: - Cản trở quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Theo khoản 3, Điều 25 Công ước 1982: Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục. (khoản 1); - Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại (điểm a, khoản 1); - Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định (điểm b, khoản 1); - Thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải (trừ các khoản tiền công phải trả cho những dịch vụ cụ thể và khi thu lệ phí đó không được phân biệt đối xử) (Điều 26). Mặt khác, quốc gia ven biển phải thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong lãnh hải của mình. Nghiên cứu các quy định của Công ước 1982 về quyền đi qua không hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển chúng ta thấy rằng, việc thừa nhận quyền này đã thể hiện tính chất hạn chế về chủ quyền của quốc gia ven biển trong lãnh hải so với nội thủy. Đối với đất liền, và lãnh thổ vùng trời của một quốc gia sẽ không tồn tại chế độ qua lại không gây hại. Bởi lẽ, xuất phát từ chủ quyền quốc gia hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng đất và vùng trời, quốc gia sẽ không cho phép bất kỳ một loại phương tiện giao thông nào của nước ngoài qua lại không gây hại trên lãnh thổ của mình. Mọi hành vi qua lại của người, phương tiện giao thông nước ngoài đều xin phép, hoặc áp dụng theo những quy định của các điều ước quốc tế đã được các quốc gia hữu quan ký kết. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng “qua lại không gây hại” là một quyền mang tính biển. Cần lưu ý rằng, theo Công ước 1982, “quyền qua lại không gây hại” còn được áp dụng đối với vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo. Cụ thể, Điều 52 Công ước 1982 quy định: “1. Với điều kiện tuân thủ Điều 53 và không phương hại đến Điều 50, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo được quy định ở Mục 3 của Phần II. 2. Quốc gia quần đảo có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nước quần đảo của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để đảm bảo an ninh của nước mình, nhưng không có sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục”. . Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải a) Đối với tàu dân sự - Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài. Theo quy định tại khoản 1, Điều 27 Công ước 1982, về nguyên tắc, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây: - Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển (điểm a); - Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải (điểm b); - Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc (điểm c); - Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích (điểm d). Tuy nhiên, quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời nội thủy. Khoản 2, Điều 27 Công ước 1982. . Cần lưu ý rằng, khi thực hiện quyền tài phán hình sự của mình theo các quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 1 và khoản 2, Điều 27 Công ước 1982, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành. Khoản 3, Điều 27 Công ước 1982. . Khi xem xét có nên bắt giữ và cách thức bắt giữ, cơ quan tiến hành bắt giữ phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải. Khoản 4, Điều 27 Công ước 1982. . Theo khoản 5, Điều 27 Công ước 1982, trừ trường hợp áp dụng Phần XII. Phần XII Công ước 1982 quy định các vấn đề liên quan đến bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, theo đó các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất (khoản 1, Điều 194). hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng Phần V. Phần V của Công ước quy định tất cả các vấn đề pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế. , quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải, nếu như con tàu xuất phát từ một cảng nước ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thủy. - Quyền tài phán về dân sự Theo quy định tại Điều 28 Công ước 1982, quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi quá trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó. Khoản 1, Điều 28 Công ước 1982. ; Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (messures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển. Khoản 2, Điều 28 Công ước 1982. ; Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với một tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy. b) Đối với tàu quân sự Phần 1, tiểu mục C Công ước 1982 quy định về quy tắc áp dụng cho tàu chiến và các tàu thuyền khác của nhà nước được dùng vào những mục đích không thương mại từ Điều 29 đến Điều 32. Trong trường hợp, nếu một tàu quân sự không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển, có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân theo các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể yêu cầu chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức. Điều 30 Công ước 1982. . Quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu quân sự hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và các quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế. Điều 31 Công ước 1982. . II. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 1. Vùng tiếp giáp lãnh hải 1.1. Khái niệm và cách xác định vùng tiếp giáp lãnh lải Trong quá trình hoạch định biển, các nước ven biển không thể mở rộng vô hạn độ các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy - lãnh hải). Tuy nhiên, với việc thiết lập các vùng biển này tương đối hẹp, nhất là trước đây lãnh hải chỉ được phép mở rộng trong phạm vi 3 hải lý nên các nước ven biển nhận thấy quyền và lợi ích của họ thường xuyên bị đe dọa về nhiều mặt từ phía biển cả (biển quốc tế). Chính vì vậy, dần dần nhiều quốc gia ven biển đã lập ra những vùng đặc biệt, tiếp giáp với lãnh hải nhằm bảo vệ lợi ích của họ trong các lĩnh vực như thuế quan, y tế, nhập cư, bảo vệ tài nguyên và nhất là an ninh quốc phòng của quốc gia trên biển. Từ đó, cộng đồng quốc tế đã đi đến thảo luận và hình thành dần vùng tiếp giáp trong Luật biển từ Hội nghị La Hay năm 1930 và chính thức được ghi nhận trong Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Xem thêm: Phạm Giảng: Luật biển những vấn đề cơ bản theo Công ước 1982, sđd, tr. 60. . Việc thiết lập vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhiều nước ven biển trong việc bảo vệ lợi ích của họ về các mặt trên và đồng thời cũng là để thỏa mãn phần nào khuynh hướng đòi mở rộng lãnh hải nhưng không được chấp nhận. Theo khoản 2, Điều 33 Công ước 1982: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Như vậy, muốn xác định được vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển phải xác định đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải. Đối với những quốc gia quy định lãnh hải rộng 12 hải lý thì vùng tiếp giáp lãnh hải của họ có chiều rộng thực tế tối đa là 12 hải lý và hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 24 hải lý. Và ngược lại, vùng tiếp giáp lãnh hải có thể rộng hơn 12 hải lý nếu nước ven biển quy định chiều rộng của lãnh hải rộng hơn 12 hải lý. Theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam quy định: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam. Tinh thần của Tuyên bố này, thêm một lần nữa được cụ thể hóa trong Luật biên giới quốc gia năm 2003, theo đó, “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý” (khoản 2, Điều 4).  ”(đoạn 1, điểm 2). 1.2 Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế. Chính vì vậy, vùng tiếp giáp lãnh hải khác về bản chất so với lãnh hải. Nếu như lãnh hải là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia thì vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Về quyền tài phán, quốc gia ven biển được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định được pháp luật quốc tế thừa nhận nhằm: - Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. - Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Khoản 1, Điều 33 Công ước 1982. . Xuất phát từ các quy định nói trên của Công ước 1982, thẩm quyền của quốc gia ven biển trên vùng tiếp giáp lãnh hải được coi là quyền mang tính “cảnh sát” nhằm bảo vệ lãnh hải và nội thủy quốc gia ven biển. Mặt khác, theo quy định tại Điều 303 Công ước 1982, quốc gia ven biển sẽ có quyền đối với các hiện vật khảo cổ và lịch sử được phát hiện ở vùng tiếp giáp lãnh hải, theo đó “quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển trong vùng nói tại điều đó mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình, đã được nêu tại Điều 33” (khoản 2). Theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam quy định: “Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam”(đoạn 2, điểm 2). Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ hoạt động của tàu thuyền nước ngoài tại các vùng biển của Việt Nam quy định: “Tàu thuyền quân sự (bao gồm cả tàu chiến và tàu bổ trợ) muốn vào vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam phải xin phép Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (qua đường ngoại giao) ít nhất 30 ngày trước, và sau khi được phép vào, phải thông báo cho nhà đương cục quân sự Việt Nam (qua Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) 48 giờ trước khi bắt đầu đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam” (điểm c, Điều 3). Về quyền chủ quyền kinh tế, trong vùng tiếp giáp lãnh hải. Xuất phát từ vị trí của vùng tiếp giáp lãnh hải, khi xác định chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế đã bao trùm luôn cả vùng biển này. Mặt khác, bên cạnh chế độ pháp lý mà Công ước 1982 đã quy định tại Điều 33, thì toàn bộ chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, đặc biệt là quyền chủ quyền về kinh tế của quốc gia ven biển cũng được áp dụng cho vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Chính vì vậy, có thể nói rằng, vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế. Các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về kinh tế chúng tôi sẽ đề cập trong vùng đặc quyền kinh tế. 2. Vùng đặc quyền kinh tế 2.1 Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là một vấn đề mới được đặt ra trong thực tiễn pháp lý quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX tại Hội nghị về Luật biển quốc tế lần thứ III. Vùng biển này ra đời xuất phát từ lợi ích, nhu cầu của các nước đang phát triển có biển đấu tranh nhằm mở rộng quyền của mình trong lĩnh vực kinh tế, về bảo tồn, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại, các nước công nghiệp phát triển lại tỏ ra chống đối khuynh hướng này vì việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế thì lợi ích của các quốc gia này bị giảm xuống do biển quốc tế sẽ bị thu hẹp lại. Về phương diện lịch sử, có thể nói rằng, sau Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman ngày 28-9-1945 đơn phương xác lập thềm lục địa để giành quyền khai thác tài nguyên trên vùng biển đó, nhiều nước Mỹ La tinh (Nam Mỹ), đặc biệt là các nước ở ven Thái Bình Dương, do không có điều kiện xác lập thềm lục địa hoàn chỉnh (thềm lục địa của các quốc gia này rất hẹp), đã phản ứng lại bằng cách thiết lập một vùng biển mới gọi là “vùng biển tài sản quốc gia. Tiếng Pháp gọi là mer patrimoniale ” để thiết lập chủ quyền và quyền tài phán của mình trên vùng biển này. Từ năm 1947, ba nước ven Thái Bình Dương là Pêru, Êcuađo, Chilê đã ban hành luật quốc gia đơn phương thiết lập quyền tài phán của họ trên vùng biển này. Khuynh hướng này tiếp tục được mở rộng đến các quốc gia Mỹ La tinh khác (Vênêxuêla, Argentina, Brazil..,) cũng như các nước Á Phi (như Êtiôpia, Xômali, Kênia...) với tham vọng thiết lập một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở là lãnh thổ trên biển của quốc gia. Xu hướng này còn gọi là “xu hướng lãnh thổ hóa biển và đại dương”. . Theo quy định tại Điều 55 và Điều 57 của Công ước 1982, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Cũng như các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia khác, muốn xác định được chiều rộng pháp lý. Chiều rộng pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế được xác định từ đường cơ sở ra ngoài không quá 200 hải lý. và chiều rộng thực tế. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế được xác định từ đường cơ sở đến ranh giới phía ngoài của đặc quyền kinh tế theo tuyên bố của quốc gia ven biển sau khi đã trừ đi chiều rộng của lãnh hải. của vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển phải xác định đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải. Đối với Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định chính thức trong Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo đó: “Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Tinh thần của Tuyên bố này, một lần nữa thể hiện trong Luật biên giới năm 2003, theo đó: “Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác” (khoản 3, Điều 4). ” (đoạn 1, điểm 3). Với Tuyên bố này, Việt Nam cùng với Kenya, Myanma, Cuba, Yemen, Dominic, Guatemala, Ấn Độ, Pakixtan, Mêhicô, Seychelles được coi là những quốc gia tiên phong trong việc đưa khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trở thành khái niệm có giá trị tập quán trước khi Công ước được ký kết và có hiệu lực. Đồng thời, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á tuyên bố thiết lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Nguyễn Hồng Thao: Chuyên khảo về Luật biển quốc tế, tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, 1997, tr. 103. . 2.2 Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế Nghiên cứu các quy định của Công ước 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế tồn tại hai nhóm quyền của hai nhóm quốc gia khác nhau đó là quốc gia ven biển và các quốc gia khác, kể cả quốc gia không có biển và quốc gia bất lợi về địa lý. Đặc điểm này của vùng đặc quyền kinh tế đã được quy định cụ thể tại Công ước 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Điều 55 Công ước 1982. ”. a) Quyền của quốc gia ven biển * Quyền chủ quyền Theo quy định tại Điều 56 Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nghị định 437-HĐBT ngày 22-12-1990 về Quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày 25-4-1989 đã có những quy định cụ thể về chính sách quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nghiêm cấm các hành vi gây hại đến nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản, đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, Nghị định 48-CP của Chính phủ ngày 12-8-1996 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 cũng đã quy định khá chi tiết về các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên trên các vùng biển Việt Nam. , cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Điểm a, khoản 1, Điều 56 Công ước 1982. . Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về tài nguyên sinh vật. Đối với các loại tài nguyên không sinh vật, Công ước không đưa ra một hạn chế nào đối với quốc gia ven biển. được thực hiện thông qua các quyền sau đây: - Quyền ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận đối với tài nguyên sinh vật (khoản 1, Điều 61); - Thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật. Thông tư 04-TS/TT của Bộ Thủy sản ngày 30-8-1990 quy định các đối tượng bị cấm khai thác các loài thủy sản có chiều dài nhỏ hơn quy định (bảng 9), cấm đánh bắt, tổ chức tiêu thụ các loài cấm (bảng 7, 8), sản lượng cho phép khai thác cá nổi, cá đáy ở các vùng nước từ 0-30m và trên 30m (bảng 4, 5, 6) (khoản 2, Điều 61); - Xác định khả năng đánh bắt của mình để ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt (khoản 2, Điều 62); Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” (đoạn 2, điểm 3). * Quyền tài phán Theo quy định của Công ước 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán về: - Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình; - Nghiên cứu khoa học về biển; - Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; - Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định (điểm b, c, khoản 1, Điều 56). Các quyền tài phán trong các lĩnh trên đây của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế được cụ thể hóa trong các điều khoản tiếp theo của Công ước 1982. Ngoài ra, Công ước 1982 cũng quy định, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Công ước 1982, quốc gia phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước (khoản 2, Điều 56). - Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Theo quy định tại Điều 58 Công ước 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, bên cạnh thừa nhận và xác lập các quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển, Công ước còn dành cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biển được hưởng một số quyền sau đây: + Tự do hàng hải + Tự do hàng không + Đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. + Sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm. Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Đồng thời, khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế. Đặc biệt, Công ước 1982 đã dành cho các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý. Theo khoản 2, Điều 70 Công ước 1982, “quốc gia bất lợi về địa lý có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng” được quyền tham gia vào việc khai thác số cá dư trong các vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển cùng phân khu vực hoặc khu vực. Tuy nhiên, quyền này chỉ được thực hiện khi quốc gia ven biển không có khả năng khai thác hết sản lượng cá, và cho phép nước ngoài vào đánh bắt số cá thừa theo những điều kiện được các bên hữu quan thỏa thuận. Như vậy, các quốc gia muốn vào khai thác số cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển nếu đáp ứng được bốn điều kiện sau: - Quốc gia đó là quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý; - Quốc gia đó phải có vị trí địa lý trong cùng phân khu vực hoặc khu vực với quốc gia ven biển; - Quốc gia ven biển không có khả năng đánh bắt hết sản lượng cá có thể đánh bắt (có cá dư); - Được quốc gia ven biển chấp nhận thông qua việc ký kết điều ước quốc tế hoặc các thỏa thuận khác. Xem thêm các Điều 62, 69,70 Công ước 1982. . Phù hợp với Công ước 1982, quốc gia ven biển có quyền đề ra trong các luật và quy định về các vấn đề sau đây được quy định chi tiết tại Điều 62. a) Cấp giấy phép cho ngư dân hay tàu thuyền và phương tiện đánh bắt, kể cả việc nộp thuế hay mọi khoản phải trả khác liên quan đến đánh bắt hải sản (điểm a, khoản 4); b) Quy định chủng loại cho phép đánh bắt và ấn định tỷ lệ phần trăm, hoặc là đối với đàn cá (stocks) hay các nhóm đàn hải sản riêng biệt hoặc đối với số lượng đánh bắt của từng chiếc tàu trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là đối với số lượng đánh bắt của các công dân của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (điểm b, khoản 4); c) Quy định các mùa vụ và các khu vực đánh bắt, kiểu, cỡ và số lượng các phương tiện đánh bắt, cũng như kiểu, cỡ và số lượng tàu thuyền đánh bắt có thể được sử dụng (điểm c, khoản 4); d) Ấn định tuổi, cỡ cá và các sinh vật khác có thể được đánh bắt (điểm d, khoản 4); e) Các thông tin mà tàu thuyền đánh bắt phải báo cáo, đặc biệt là những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và sức đánh bắt và thông báo vị trí của các tàu thuyền (điểm e, khoản 4); f) Nghĩa vụ tiến hành, với sự cho phép và dưới sự kiểm soát của quốc gia ven biển, các chương trình nghiên cứu nhất định về đánh bắt và việc quy định cách thức tiến hành các chương trình nghiên cứu này, kể cả việc lấy mẫu cách thức đánh bắt được, nơi nhận các mẫu và việc thông báo các số liệu khoa học có liên quan (điểm f, khoản 4); g) Việc quốc gia ven biển đặt các quan sát viên hay thực tập sinh trên các tàu thuyền đó (điểm g, khoản 4); h) Bốc dỡ toàn bộ hay một phần các sản phẩm đánh bắt được của tàu thuyền đó ở các cảng của quốc gia ven biển (điểm h, khoản 4); i) Các thể thức và điều kiện liên quan đến các xí nghiệp liên doanh hoặc các hình thức hợp tác khác (điểm i, khoản 4); j) Các điều kiện cần thiết về mặt đào tạo nhân viên, về chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, kể cả việc đẩy mạnh khả năng nghiên cứu nghề cá của quốc gia ven biển (điểm j, khoản 4); k. Các biện pháp thi hành và các biện pháp khác (điểm k, khoản 4). 3. Thềm lục địa 3.1. Khái niệm và cách xác định thềm lục địa Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng phục vụ cho sự phát triển của các quốc gia sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Chính vì vậy, vấn đề khai thác tài nguyên ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tiếp giáp bờ biển được rất nhiều quốc gia quan tâm. Từ nhu cầu đó, vấn đề về thềm lục địa được đặt ra và được trở thành một chế định quan trọng trong Luật biển quốc tế. Thềm lục địa đã được ghi nhận trong Hội nghị về Luật biển tại Giơnevơ lần thứ nhất năm 1958. Hội nghi này đã thông qua Công ước về thềm lục địa và đến Hội nghị Luật biển lần thứ ba, thềm lục địa lại một lần nữa được ghi nhận trong Công ước năm 1982. Theo khoản 1, Điều 76 Công ước 1982 thềm lục địa được định nghĩa như sau: “Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. Đối với Việt Nam, là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3.200km chính vì vậy chúng ta cũng có một thềm lục địa tương ứng với địa hình của bờ biển. Theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam quy định: “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (đoạn 1, điểm 4). Đối với các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong Tuyên bố này (điểm 5). Theo định nghĩa được quy định tại khoản 1, Điều 76 Công ước 1982, chiều rộng của thềm lục địa có thể được xác lập theo hai giới hạn sau đây: - Thứ nhất, nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng hẹp hơn hoặc bằng 200 hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng của lãnh hải thì quốc gia ven biển tuyên bố thềm lục địa của mình rộng 200 hải lý; - Thứ hai, nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý, đến bờ ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp này, quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa bằng những cách sau đây theo khoản 3 của Điều 76: - Một đường nối liền các điểm cố định ngoài cùng mà ở đó độ dày của lớp trầm tích bằng ít nhất 1% khoảng cách giữa điểm đó với chân dốc thềm lục địa; - Một đường nối liền các điểm cố định cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý; Theo khoản 5, Điều 76, các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới ngoài của thềm lục địa, nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m là đường nối liền các điểm có độ sâu trung bình 2500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý. Tóm lại, theo quy định tại Điều 76 Công ước 1982 nếu thềm lục địa không rộng (nhỏ hơn hoặc bằng 200 hải lý) thì các quốc gia có quyền tuyên chiều rộng tối đa của thềm lục địa quốc gia mình là 200 hải lý (trong trường hợp này chiều rộng của thềm lục địa sẽ bằng chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế); nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì có thể xác định ranh giới phía ngoài của thềm lục địa bằng hai cách: - Chiều rộng tối đa của thềm lục địa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để đo chiều rộng của lãnh hải hoặc; - Kéo dài thêm 100 hải lý tính từ đường nối những điểm ở độ sâu 2500 m. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với giải pháp công bằng, Công ước 1982 đã ưu tiên cho những quốc gia có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý) sẽ được kéo dài thềm lục địa của mình bằng 200 hải lý. Đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng (lớn hơn 200 hải lý) thì thềm lục địa của quốc gia đó rộng bao nhiêu sẽ được tuyên bố bấy nhiêu nhưng tối đa không được vượt quá 350 hải lý hoặc không được vượt quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m. 3.2 Chế độ pháp lý của thềm lục địa Cũng như vùng đặc quyền kinh tế, ở thềm lục địa của quốc gia ven biển tồn tại song song quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và quyền, nghĩa vụ của các quốc gia khác. a) Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển Theo Điều 77 Công ước 1982, trong vùng thềm lục địa quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền sau đây: “1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. 2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia đó. 3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào...” Như vậy, có thể kết luận rằng, đây là các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa của mình chứ không phải là chủ quyền. Các quyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của mình xuất phát từ chủ quyền trên lãnh thổ đất liền. Bởi lẽ, thềm lục địa chính là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền. Mặt khác, các quyền chủ quyền này mang tính “đặc quyền”, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác tài nguyên sinh vật, vi sinh vật trên thềm lục địa của mình thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động đó. Và cuối cùng, các quyền này tồn tại đương nhiên và ngay từ đầu ipso facto and ab initio. Đây là thuật ngữ tiếng Latinh, có nghĩa là đương nhiên và ngay từ ban đầu. Xem thêm: Nguyễn Hồng Thao: Tòa án công lý quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 12. đó là quyền không thể chuyển nhượng và không thể mất hiệu lực đối với quốc gia ven biển. Các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào việc thực hiện nó hiệu quả hay không. Nó tồn tại không cần một tuyên bố đơn phương nào. Điều này khác với vùng đặc quyền kinh tế, bắt buộc phải có một tuyên bố đơn phương từ quốc gia ven biển. Xem Nguyễn Hồng Thao: Giáo trình chuyên khảo Luật biển quốc tế, sđd, tr. 128. . b) Quyền tài phán của quốc gia ven biển Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển, quyền tài phán về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Cụ thể: - Một là, quyền tiến hành đặt và cho phép đặt các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình thềm lục địa. Công ước 1982 đã đồng nhất hóa các điểm liên quan giữa các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế tại Điều 60 với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa ở Điều 80. Chính vì vậy, Điều 80 Công ước 1982 quy định: “Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa”. Sự đồng nhất này là cần thiết, bởi vì mối liên hệ không thể tách rời giữa vùng đặc quyền kinh tế với thềm lục địa. Thực chất, lắp đặt, xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị, công trình khác như dây cáp, ống dẫn ngầm ở vùng đặc quyền kinh tế sẽ liên quan đến thềm lục địa. Mặt khác, quốc gia ven biển có quyền đặt ra các điều kiện đối với đường dây cáp hoặc ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với dây cáp, ống dẫn được đặt hoặc sử dụng trong khuôn khổ thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình hoặc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình thuộc quyền tài phán của quốc gia này. Khoản 4, Điều 79 Công ước 1982 . - Hai là, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển Quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia ven biển. Khoản 1, 2, Điều 246 Công ước 1982. . Thực hiện quyền tài phán này, cũng như ở vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tùy ý mình không cho phép thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa của mình: + Nếu dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật; + Nếu dự án có dự kiến công việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng chất nổ hay đưa chất độc hại vào trong môi trường biển; + Nếu dự án dự kiến việc xây dựng, khai thác hay sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị công trình nhân tạo; + Nếu những thông tin được thông báo về tính chất và mục tiêu của dự án theo Điều 248. Xem lại quyền tài phán về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế không đúng hoặc nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tác giả của dự án không làm tròn những nghĩa vụ đã cam kết với quốc gia ven biển. Xem phần Điều 246 Công ước 1982. . - Ba là, quyền tài phán về việc khoan ở thềm lục địa Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa với bất kỳ mục đích nào (Điều 81). - Bốn là, quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn môi trường biển Quốc gia ven biển có quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn môi trường biển ở thềm lục địa tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Điều 214; điểm a, khoản 1, Điều 216. . Bên cạnh việc được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán nói trên, quốc gia ven biển phải thực hiện một số nghĩa vụ sau đây: Thứ nhất, nếu quốc gia ven biển có thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin về các ranh giới ngoài của thềm lục địa cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Theo thời hạn được Công ước 1982 quy định, đến ngày 13-5-2009 nếu quốc gia nào không đăng ký thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì quốc gia đó sẽ không có quyền khai thác thềm lục địa mở rộng của mình. Việt Nam đã chính thức đăng ký thềm lục địa mở rộng ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của mình cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa ngày 7-5-2009 với hồ sơ thềm lục địa riêng của Việt Nam khu vực Bắc Bộ (VNM-N). Theo bản đăng ký của Việt Nam, đây chỉ là bản đăng ký một phần, phần Trung Bộ (VNM-C) sẽ được xác định sau. Đây là một hành động pháp lý quan trọng của nhà nước Việt Nam nhằm bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, dựa trên những cơ sở khoa học cũng như lịch sử và bằng chứng pháp lý lâu đời của nước ta. Trước đó, ngày 6-5-2009 Việt Nam nộp hồ sơ chung với Malayxia để đăng ký thềm lục địa chung liên quan đến hai nước phía nam biển Đông. Khi chúng ta nộp hồ sơ chung về thềm lục địa mở rộng với Malayxia, Trung Quốc và Philippin là hai nước đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để phản đối. Thứ hai, quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải (khoản 1, Điều 82). Các khoản đóng góp này được nộp hàng năm theo toàn bộ sản phẩm đã thu được ở một điểm khai thác nào đó, sau 5 năm đầu khai thác. Có nghĩa là, trong thời gian 5 năm đầu khai thác, quốc gia sẽ được được miễn đóng góp. Từ năm thứ 6, tỷ lệ đóng góp là 1% của giá trị hay của khối lượng sản phẩm khai thác được, sau đó mỗi năm tăng lên 1% cho đến năm thứ 12 trở đi là 7%. Sản phẩm không bao gồm các tài nguyên được dùng trong khuôn khổ của việc khai thác. Khoản 2, Điều 82 Công ước 1982. . Tuy nhiên, việc đóng góp này có ngoại lệ đối với các quốc gia đang phát triển là nước chuyên nhập khẩu một khoáng sản được khai thác từ thềm lục địa của mình sẽ được miễn các khoản đóng góp đối với loại khoáng sản đó. Các khoản đóng góp này sẽ được thực hiện thông qua cơ quan quyền lực; cơ quan này sẽ phân chia các khoản đó cho các quốc gia thành viên theo tiêu chuẩn công bằng, có tính đến lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển nhất hay các quốc gia không có biển. Khoản 4, Điều 82 Công ước 1982. . Thứ ba, khi thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình, quốc gia ven biển không được: + Làm ảnh hưởng đến chế độ pháp lý của vùng nước phía bên trên hay vùng trời bên trên của vùng nước này (nếu thềm lục địa rộng 200 hải lý thì vùng nước bên trên thềm lục địa là vùng đặc quyền kinh tế; nếu thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý thì bên trên thềm địa bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và một phần biển cả); + Không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác. Như quyền tự do hàng hải; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm (Điều 79 Công ước 1982) đã được Công ước thừa nhận. Điều 78 Công ước 1982 . Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo đó “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam” (đoạn 2, điểm 4). Trong nhiều năm qua, đặt biệt là từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là dầu khí, cũng như thành lập các cụm khoa học, kinh tế và dịch vụ trên thềm lục địa Việt Nam, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm để chứng minh và khẳng định quyền chủ quyền đối với thềm lục địa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. III. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG (La zone) 1 Biển quốc tế 1.1 Khái niệm và cách xác định Thuật ngữ “biển quốc tế” còn gọi là “công hải” hay “biển cả”. Cho đến trước Hội nghị Luật biển lần thứ ba, về cơ bản, biển và đại dương được phân định làm hai vùng là lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và công hải là phần còn lại mênh mông đặt dưới chế độ gọi là “tự do ở công hải”, mở ra cho các nước sử dụng, khai thác một cách bình đẳng, nhưng thực chất chỉ dành cho các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển đặc biệt là ngành hàng hải và khai thác biển. Theo phần VII - Biển cả, mục 1, Điều 86 về phạm vi áp dụng, Công ước Luật biển năm 1982 định nghĩa biển quốc tế là: “...tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo...”. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tính từ bờ biển ra bên ngoài, những vùng biển không phải là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo chính là biển cả. 1.2 Chế độ pháp lý của biển quốc tế a) Nguyên tắc tự do trên biển cả Chế độ pháp lý của biển cả được tập trung chủ yếu trong nguyên tắc tự do ở biển cả. Theo nguyên tắc này, biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển. Quyền tự do trên biển cả bao gồm: + Tự do hàng hải; + Tự do hàng không; + Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI. Phần VII của Công ước 1982 quy định về thềm lục địa. ; + Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI; + Tự do đánh bắt hải sản; + Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và phần VIII. Trong các quyền tự do nói trên, quyền tự do hàng hải và tự do hàng không bị hạn chế như đối với các quyền tự do khác thì bị hạn chế phần nào. Về quyền tự do đánh bắt cá ở biển cả không phải không có giới hạn mà ngược lại, quốc gia đánh bắt cá ở biển cả có nghĩa vụ tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các quốc gia ven biển; áp dụng các biện pháp để bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả; hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật. Xem thêm các Điều 116, 117, 118, 119 Công ước 1982. . b) Địa vị pháp lý của tàu thuyền của các quốc gia trên biển cả Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều có quyền treo cờ của quốc gia tàu mang quốc tịch. Điều 90 Công ước 1982. . Các tàu thuyền chỉ được hoạt động dưới cờ của một quốc gia và, trừ những trường hợp ngoại lệ đã được quy định rõ ràng trong các điều ước quốc tế hay công ước, chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ khi ở biển cả. Mặt khác, tàu thuyền của các quốc gia khi đi lại trên biển cả không được thay đổi cờ trong một chuyến đi hay trong một dịp đậu lại, trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có thay đổi đăng ký. Khoản 1, Điều 91 Công ước 1982. . Đối với tàu chiến và tàu nhà nước dùng trong lĩnh vực phi thương mại, trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ. Điều 95, 96 Công ước 1982. . Ngoài ra, vì quyền lợi chung, tất cả các quốc gia đặc biệt là quốc gia ven biển hợp tác để giúp đỡ, tìm kiếm, cứu trợ các tàu và thủy thủ đoàn của tàu đang nguy khốn, tai nạn trên biển do đâm va. Điều 98 Công ước 1982 . Đồng thời, mọi quốc gia phải thi hành các biện pháp thích đáng để ngăn ngừa và trừng trị hành vi chuyên chở nô lệ. Điều 99 Công ước 1982. cũng như hợp tác để trấn áp nạn cướp biển. Điều 100 Công ước 1982. , trấn áp việc buôn bán các chất ma túy và các chất kích thích. Điều 108 Công ước 1982. hoặc phát sóng trái phép. Điều 109 Công ước 1982. . Ngoài ra, trừ những trường hợp mà việc can thiệp là căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một chiếc tàu nước ngoài ở trên biển cả mà không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ (tàu chiến và tàu nhà nước phi thương mại) thì có thể được quyền khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó: - Tiến hành cướp biển; - Chuyên chở nô lệ; - Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép; - Không có quốc tịch, hay thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ của nước ngoài hay từ chối treo cờ của nước mình. Điều 110 Công ước 1982. . Cần lưu ý rằng, để tránh tình trạng tùy tiện khám xét tàu thuyền đang hoạt động trên biển quốc tế, Công ước quy định: “Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là chiếc tàu này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi. Khoản 3, Điều 110 Công ước 1982. ”. 2 Đáy đại dương (La zone) 2.1 Khái niệm và cách xác định đáy đại dương Cho đến những năm 50 của thế kỷ XX, khoa học kỹ thuật nghiên cứu về biển và đại dương còn hạn chế nên các quốc gia trên thế giới vẫn chưa nhận thức hết ý nghĩa kinh tế lớn lao của khu vực này nên luật quốc tế chưa đề cập đến quy chế riêng của vùng đáy đại dương. Chính vì vậy mà người ta mặc nhiên coi nó là một bộ phận của biển cả và theo quy chế của biển cả. Khi Công ước 1982 được ký kết thì vùng đã được tách ra và có chế độ pháp lý riêng biệt so với biển cả. Theo Điều 1 Công ước 1982, “vùng” (zone) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia”. Như vậy, có thể hiểu rằng, vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài ranh giới phía ngoài thềm lục địa của tất cả các quốc gia. Chính vì vậy, không phải tất cả phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của biển cả đều là vùng. Bởi lẽ, đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý, thì một phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới biển cả đang là thềm lục địa của quốc gia đó. 2.2 Chế độ pháp lý của đáy đại dương Chế độ pháp lý của vùng được quy định từ Điều 136 đến Điều 142 Công ước 1982, theo đó vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người (Điều 136). Đây là một nguyên tắc đặc thù của Luật biển, đặc biệt áp dụng cho vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển - vùng biển được xem là di sản chung của nhân loại. Theo nguyên tắc chung, vùng biển này là của chung, không thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào. Trong thực tế thì việc khai thác và sử dụng vùng biển di sản này vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều lý do. Vấn đề quan trọng nhất đó là với khả năng công nghệ hiện tại của con người chưa thể tìm hiểu và nghiên cứu ở tất cả vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển vô cùng rộng lớn của nhân loại. Chính vì lẽ đó, hiện tại chúng ta vẫn chưa biết được chính xác ở vùng biển di sản tồn tại những loại tài nguyên gì, trữ lượng ra sao... Thế nhưng, việc quy định nguyên tắc giữ gìn di sản chung của nhân loại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thực hiện chế độ pháp lý về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển. Nguyên tắc này bao gồm những nội dung sau: - Không một quốc gia nào có thể đòi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền khác ở một phần nào đó của vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển - Không một quốc gia, pháp nhân hay cá nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ phần nào đó của vùng biển di sản. - Toàn thể loài người mà cơ quan quyền lực quốc tế. Công ước 1982 đã dành toàn bộ phần XI để quy định các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng. Theo đó, cơ quan này bao gồm tất cả các quốc gia là thành viên của Công ước (thành viên ifso facto-thành viên đương nhiên), trụ sở đóng tại Giamaica. Cơ quan quyền lực gồm: Đại hội đồng là tất cả các thành viên của cơ quan quyền lực (1 quốc gia có một đại diện); Hội đồng gồm 36 ủy viên; Ban thư ký gồm một Tổng thư ký và một số nhân viên theo sự cần thiết của cơ quan quyền lực (xem thêm các điều từ Điều 156 đến 169 của Công ước 1982). là đại diện có thẩm quyền tổ chức khai thác, quản lý và kiểm soát việc thực hiện các quyền đối với tài nguyên của vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. - Hoạt động ở vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được tiến hành vì lợi ích chung của nhân loại; - Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển chỉ có thể được sử dụng vào mục đích hòa bình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docngohuuphuoc_1167.doc
Tài liệu liên quan