Tài liệu Bài thi cuối kì môn kinh tế vĩ mô: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005
KINH TẾ VĨ MÔ
Bài thi cuối môn
Thứ ba, 25/10/2005 lúc 8:30
Thời gian làm bài: 2 giờ 30 phút
Anh/chị vừa được mời làm cố vấn kinh tế cho Chủ tịch Quốc hội. Ông chủ tịch muốn có
những giải thích rõ ràng về một số vấn đề liên quan đến chương trình kinh tế đang được
thảo luận cho năm 2006, và cho trung hạn đến 2010. Từ đó ông có thể đưa ra những
quyết định trên cơ sở thông tin đầy đủ hơn.
Năm 2006, các vấn đề tập trung vào những biến động kinh tế, đáng chú ý là những thay
đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô. Những vấn đề này liên quan đến mục tiêu, công cụ
chính sách, các kết quả có thể xảy ra, những ràng buộc và tính khả thi để đạt được những
mục tiêu chọn lọc trong một môi trường kinh tế không chắc chắn.
Trong trung hạn những vấn đề này l...
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi cuối kì môn kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005
KINH TẾ VĨ MÔ
Bài thi cuối môn
Thứ ba, 25/10/2005 lúc 8:30
Thời gian làm bài: 2 giờ 30 phút
Anh/chị vừa được mời làm cố vấn kinh tế cho Chủ tịch Quốc hội. Ông chủ tịch muốn có
những giải thích rõ ràng về một số vấn đề liên quan đến chương trình kinh tế đang được
thảo luận cho năm 2006, và cho trung hạn đến 2010. Từ đó ông có thể đưa ra những
quyết định trên cơ sở thông tin đầy đủ hơn.
Năm 2006, các vấn đề tập trung vào những biến động kinh tế, đáng chú ý là những thay
đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô. Những vấn đề này liên quan đến mục tiêu, công cụ
chính sách, các kết quả có thể xảy ra, những ràng buộc và tính khả thi để đạt được những
mục tiêu chọn lọc trong một môi trường kinh tế không chắc chắn.
Trong trung hạn những vấn đề này liên quan đến tăng trưởng kinh tế.
Ông chủ tịch không có đủ thời gian để đưa ra những câu hỏi cụ thể, anh/chị phải dự trù
những câu hỏi này cũng như chuẩn bị câu trả lời phù hợp.
Anh/chị cần trả lời một cách rõ ràng và ngắn gọn, kèm theo những lý thuyết bổ trợ phù
hợp (IS-LM, AD-AS, những điều kiện cân bằng giữa các khu vực, đường Phillips bổ
sung, các mô hình tăng trưởng). Ông chủ tịch muốn sử dụng những câu trả lời của
anh/chị để nói chuyện với những người đã biết hoặc chưa biết nhiều về kinh tế.
Ghi chú: Vui lòng bắt đầu một trang mới trong tập bài làm của anh/chị để trả lời mỗi câu
hỏi (1, 2, 3…).
Phần I: Những biến động kinh tế
Những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng
A. Mục tiêu
Trong cuộc tranh luận tại Quốc hội diễn ra vào nửa cuối tháng 10 về chương trình kinh tế
cho giai đoạn từ 2006 cho đến 2010, một số đại biểu đề xuất mục tiêu tăng trưởng GDP
năm 2006 ở mức cao hơn (ví dụ 10%) so với ước tính hiện nay là 8,5% năm 2005. Căn
cứ vào 9 tháng đầu năm 2005 thì tỉ lệ lạm phát cho cả năm 2005 có thể ở mức 8%.
B. Công cụ chính sách và tác động (10 điểm)
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
2
1. Giả sử mục tiêu 10% tăng trưởng GDP được chấp nhận. Để đạt mục tiêu này phải
sử dụng các chính sách tài chính (chính sách ngân sách và chính sách tiền tệ) mở
rộng.
Những chính sách sau đây có tác động gì lên lãi suất và thu nhập (GDP):
a. Chính sách ngân sách mở rộng (FP)? Giải thích. (5 điểm)
b. Chính sách tiền tệ mở rộng (MP)? Giải thích. (5 điểm)
C. Một số tác động thêm của chính sách
C.1. Lạm phát, thất nghiệp, và sự đánh đổi (20 điểm)
2. Giả sử nền kinh tế đạt mức thất nghiệp (việc làm) tự nhiên, lạm phát 2005 chủ
yếu do phía cầu, và giả sử rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10% có thể đạt được
thông qua thực hiện các chính sách ngân sách mở rộng.
a. Chính sách trên có ảnh hưởng gì đến tỉ lệ lạm phát 2006, biết rằng kỳ vọng
lạm phát trong giai đoạn tới bằng với tỉ lệ lạm phát thực tế trong giai đoạn
hiện nay? Giải thích. (6 điểm)
b. Tỉ lệ thất nghiệp trong năm 2006 sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích. (7
điểm)
c. Chính sách trên ảnh hưởng đến tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp như thế
nào? Giải thích (sử dụng mối quan hệ đường Phillips). (7 điểm)
C.2. Tác động lên khu vực bên ngoài (20 điểm)
3. Giả sử mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10% được chấp nhận và thực hiện, mức giá
chung trong nước 2006 sẽ cao hơn so với năm 2005 và cũng cao hơn so với mức
giá nước ngoài.
a. Điều gì sẽ xảy ra với tỉ giá hối đoái thực (ε) và tính cạnh tranh của nền
kinh tế? Giải thích. (6 điểm)
b. Điều gì sẽ xảy ra với tài khoản vãng lai (CA) trong năm 2006, giả sử tài
khoản vãng lai năm 2005 là thâm hụt? Giải thích. (7 điểm)
c. Điều gì sẽ xảy ra với dự trữ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng (được định
nghĩa là tài sản có ngoại tệ ròng, NFA), giả định các dòng vốn vào ròng,
không tính ∆NFA, không đổi từ 2005 đến 2006? Giải thích. (7 điểm)
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
3
CÂU HỎI THƯỞNG PHẦN I (D, E, F) (15 điểm)
D. Câu hỏi thưởng: Một số ràng buộc về chính sách - sự hiện diện và tác động
của tài trợ thâm hụt ngân sách (6 điểm)
4. Mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn trong năm 2006 có thể đạt được thông qua
chính sách ngân sách mở rộng. Giả định ngân sách 2005 bị thâm hụt.
a. Cán cân ngân sách năm 2006 sẽ như thế nào sau khi thực hiện chính sách
ngân sách mở rộng, giả định rằng hệ thống thuế năm 2006 giống năm
2005? Giải thích. (2 điểm)
b. Cho biết ảnh hưởng của những khả năng tài trợ thâm hụt ngân sách sau
đây đối với mức giá chung (4 điểm).
i. Tài trợ từ ngân hàng trong nước; (1 điểm)
ii. Chính phủ vay từ công chúng trong nước (1 điểm)
iii. Tăng vay nợ nước ngoài.(1 điểm)
iv. Chọn lựa nào là tốt nhất nhằm giảm thiểu sự gia tăng giá cả chung?
(1 điểm)
E. Câu hỏi thưởng: Phối hợp chính sách (5 điểm)
5. Giả sử mục tiêu tăng trưởng GDP thực trong năm 2006 là 10% và việc thực hiện
chính sách ngân sách để đạt mục tiêu này dẫn đến tăng thâm hụt ngân sách.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên và giảm thâm hụt ngân sách, phối hợp nào của
chính sách ngân sách và tiền tệ là tốt nhất? Giải thích (5 điểm).
F. Câu hỏi thưởng: Chính sách trong một thế giới không chắc chắn: tính khả
thi của những mục tiêu. (4 điểm)
6. Môi trường kinh tế có thể thay đổi khiến cho việc đạt được mục tiêu tăng trưởng
GDP và ổn định giá cả mà quốc hội thông qua trở nên bất trắc hơn.
a. Theo một đánh giá về nền kinh tế thế giới của ông Greenspan, Chủ tịch
hội đồng thống đốc ngân hàng trung ương Mỹ thì giá dầu liên tục tăng có
thể dẫn đến suy thoái toàn cầu
Suy thoái ở các nước đối tác thương mại của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như
thế nào lên nền kinh tế của Việt Nam? Giải thích (2 điểm).
b. Hơn nữa, do dự kiến sẽ thiếu điện nên có thể phải nhập điện từ Trung
Quốc, biết rằng đồng tiền Việt Nam có xu hướng giảm giá nên giá điện
cuối cùng đối với nhà sản xuất trong nước có thể tăng trong năm 2006.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
4
Giá đầu vào gia tăng như vậy ảnh hưởng như thế nào tới việc đạt được
mục tiêu tăng trưởng GDP và ổn định giá? Giải thích. (2 điểm)
Phần II: Tăng trưởng kinh tế
G. Tăng trưởng và tiến bộ công nghệ (15 điểm)
7. Một trong những mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam là cải thiện công nghệ.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách ưu tiên thu hút FDI với công
nghệ thích hợp và đã tạo ra hiệu ứng lan truyền công nghệ đối với các doanh
nghiệp trong nước.
a. Anh/chị hãy cho biết tốc độ tăng sản lượng trên mỗi lao động sẽ thay đổi
như thế nào nếu tốc độ cải thiện công nghệ tăng theo thời gian? (5 điểm)
b. Lộ trình tăng trưởng sản lượng trên mỗi lao động với giả thiết nền kinh tế
đạt được trạng thái tăng trưởng đều (trạng thái cân bằng) tăng lên, giảm
xuống hay giữ nguyên khi mà tốc độ cải thiện công nghệ tăng theo thời
gian? (5 điểm)
c. Vẽ hình minh hoạ và giải thích? (5 điểm)
H. Tăng trưởng và tăng tốc độ tăng dân số ( 10 điểm)
8. Một trong những chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam là thu hút nguồn
lực từ bên ngòai mà chủ yếu là những nhà khoa học, doanh nhân thành đạt người
Việt đang sinh sống ở các nước tiên tiến trên thế giới. Giả thiết rằng chính sách
này khá thành công và lượng người Việt đang sinh sống từ nước ngòai trở về quê
hương để xây dựng tổ quốc tăng đáng kể
a. Dựa vào mô hình Solow anh/chị cho biết chính sách trên có ảnh hưởng
đến tăng thu nhập trên mỗi lao động không? ( 3 điểm)
b. Vẽ hình ghi chú đầy đủ tác động của chính sách đối với mức tăng thu nhập
trên 1 lao động? ( 3 điểm)
c. Anh/chị hãy đưa ra một lập luận để ủng hộ cho chính sách trên đối với
mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế? ( 4 điểm)
I. Quan hệ tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển luồng vốn ( 25 điểm)
9. Nền kinh tế Việt Nam được mô tả bởi mô hình Solow. Hàm sản xuất của nền kinh
tế này có dạng hàm Cobb-Douglas: Y = Kα(AL) 1−α , trong đó K chỉ trữ lượng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
5
vốn, L chỉ lượng lao động, và A chỉ tình trạng công nghệ. Tỷ lệ tiết kiệm trong
nền kinh tế là s, tốc độ tăng lao động là gL, và tỷ lệ khấu hao vốn là δ. Chúng ta
giả thiết rằng tiến bộ công nghệ được thể hiện bởi sự gia tăng của A với tốc độ là
gA ngoại sinh.
a. Viết lại hàm sản xuất dưới dạng sản lượng bình quân trên lao động hiệu
quả (2 điểm)
b. Khi nền kinh tế đạt đến trạng thái tăng trưởng đều, viết biểu thức chỉ ra
mối quan hệ giữa mức trang bị vốn trên lao động hiệu quả, tỷ lệ tiết kiệm,
mức sản lượng trên mỗi lao động hiệu quả, tốc độ tăng lao động, tỷ lệ
khấu hao và tiến bộ công nghệ. Tốc độ tăng sản lượng trên mỗi lao động là
bao nhiêu? (7 điểm)
c. Tỷ lệ vốn trên lao động hiệu quả ở trạng thái cân bằng và tăng trưởng đều
là 2. Giả sử rằng tỷ lệ khấu hao δ bằng 3% (0,03), gL bằng 2% ( 0,02), gA
bằng 1% ( 0,01) và α =2/3. Tính tỷ lệ tiết kiệm (s) và sinh lợi vốn (MPK)
tại trạng thái dừng hay tăng trưởng đều (9 điểm)
d. Gọi sinh lợi vốn (MPK) là r và giả sử rằng sinh lợi vốn của Việt Nam (rv)
và Mỹ (ru) được cho bởi công thức sau (không yêu cầu chứng minh)
(rv / ru ) = [(yu / yv )∗ ( Av / Au )] ( 1-α) / α
Trong đó yv, yu là sản lượng bình quân trên lao động lần lượt của Việt Nam và của Mỹ
và Au, Av là tình trạng công nghệ của Việt Nam và của Mỹ.
Với giả thiết trong bối cảnh tòan cầu hóa sự lan truyền công nghệ giữa các nước không
có bất kỳ sự tốn kém nào, điều này có nghĩa là Av =Au.
(i) Nếu sản lượng bình quân lao động của Mỹ gấp 30 lần sản lượng
bình quân lao động của Việt Nam, công thức này có dự báo gì về
mức sinh lợi vốn giữa Việt Nam và Mỹ? ( 4 điểm)
(ii) Với những số liệu mà anh/chị tính toán được, anh/chị có dự đoán
gì về chiều hướng luồng vốn giữa Việt Nam và Mỹ? (Giả thiết
những rào cản đối với luồng vốn quốc tế được tháo bỏ hoàn toàn
trong lộ trình thực hiện các cam kết thương mại) ( 3 điểm)
CÂU HỎI THƯỞNG PHẦN II (câu 10 & 11) (15 điểm)
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài thi cuối môn
Niên khoá 2005-2006
Thái Văn Cẩn/Trương Quang Hùng Biên dịch: Quý Tâm
Châu Văn Thành
6
10. Câu hỏi thưởng: Tăng trưởng với giả thiết sinh lợi vốn giảm (7 điểm )
Trong mô hình Solow, sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm làm tăng sản lượng trên mỗi lao động có
tính tạm thời và sẽ không làm tăng sản lượng trên mỗi lao động khi nền kinh tế đạt đến
trạng thái tăng trưởng đều hay trạng thái dừng.
a. Anh/chị có cho rằng điều này vẫn đúng khi hàm sản xuất có sinh lợi vốn
(MPK) không đổi không? Hãy giải thích rõ ràng (3 điểm)
b. Vẽ hình minh họa trong trường hợp này. (4 điểm)
11. Câu hỏi thưởng: Tăng trưởng tối ưu (8 điểm)
Với mục tiêu nâng cao mức sống vật chất trong tương lai, các nhà chính sách Việt Nam
đang đối diện với vấn đề là nên tăng hay giảm tỷ lệ tiết kiệm hiện hành. Anh/chị được
yêu cầu giúp các nhà chính sách Việt Nam trả lời câu hỏi trên. Cơ quan thống kê cung
cấp cho các anh/chị một số thông tin đáng tin cậy sau đây:
a. Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm là 7%. (2 điểm)
b. Trữ lượng vốn trong nền kinh tế khoảng 2 lần GDP thực hàng năm. (2
điểm)
c. Khấu hao vốn khoảng 10% GDP thực. (2 điểm)
d. Tỷ trọng thu nhập của vốn trong tổng thu nhập (α) khoảng 40%. (2 điểm)
Câu trả lời của các anh/chị về vấn đề này như thế nào? Yêu cầu đưa ra được bằng chứng
thuyết phục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai thi.pdf