Bài thảo luận: Kế toán quản trị

Tài liệu Bài thảo luận: Kế toán quản trị: Bài thảo luận:Kế toán quản trị. LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta biết, vừa qua Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàng cơ hội để phát triển.Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Cụ thể là nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài với thế mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Rõ ràng để có thể tồn tại và vươn lên thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi vì nếu hoạt động kinh doanh không có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng thì các doanh nghiệp không thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra trong một môi trường đầy biến động như hiện nay.Vì vậy,vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định và nó được xem như là một trong công cụ quản lý hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ của doanh nghiệp.Để thực h...

doc6 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận: Kế toán quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận:Kế toán quản trị. LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta biết, vừa qua Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàng cơ hội để phát triển.Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Cụ thể là nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài với thế mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Rõ ràng để có thể tồn tại và vươn lên thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi vì nếu hoạt động kinh doanh không có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng thì các doanh nghiệp không thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra trong một môi trường đầy biến động như hiện nay.Vì vậy,vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định và nó được xem như là một trong công cụ quản lý hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ của doanh nghiệp.Để thực hiện tốt công việc quản lý,nhà quản trị cần sử dụng rất nhiều thông tin.Tuy nhiên,thông tin về tổ chức và tiềm lực nội bộ doanh nghiệp do kế toám quản trị cung cấp là bộ phân quan trọng nhất,quyết định đến chất lượng công tác quản lý.Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần hoạt động thường xuyên, liên tục và có một kế hoạch cụ thể.Bởi vậy việc lập dự toán cho doanh nghiệp là hết sức quan trọng,vì nó là cơ sở định hướng và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh và phân phối cho các doanh nghiệp.Để hiểu rõ hơn về dự toán,bài thảo luận của chúng em sẽ tìm tìm hiểu cụ thể hơn đối với công ty:”Cổ phần bê tông và xây dựng Khánh Đường” I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ DỰ TOÁN 1.Khái niệm,bản chất và vai trò của kế toán quản trị 1.1.Khái niệm Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí,nghiên cứu chủ yếu về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như:giá phí tiếp liệu,giá phí sản xuất nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp,xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động.Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung,khoa học kế toán cũng có sự phát triển mạnh mẽ.đặc biệt là kể từ năm 1975 trở lại đây,nhiều quốc gia có sự phát triển kinh tế đã đi sâu nghiên cứu áp dụng sử dụng thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý.vậy kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị là môn khoa học thu nhận,xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch,điều hành ,tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế,tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. 1.2.Bản chất - Kế toán quản trị không chỉ thu nhận,xử lý cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh và thực sự đã hoàn chỉnh.nó cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập dự toán,quyết định các phương án kinh doanh. -kế toán quản trị chỉ cung cấp các thông tin về hoạt động vvef kinh tế tài chính trong phạm vi nội bộ cuuar doanh nghiệp.Vì vậy kế toán quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý của doanh nghiệp. -Kế toán quản trị là bộ phận của công tác kế toán nói chung và là bộ phận không thể thiếu được để trở thành công cụ quản lý. 1.3.Vai trò của kế toán quản trị Vai trò trách nhiệm truyền thống của kế toán quản trị đang được mở rộng bao hàm cả các nhu cầu đối với quá trình ra quyết định chiến lược kinh doanh. Cán bộ kế toán quản trị ngày nay không còn đơn thuần làm công việc đo, đếm. Các kỹ năng tài chính của người làm kế toán quản trị có được từ kinh nghiệm và đào tạo đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Người làm kế toán quản trị ngày nay cần phải hiểu được các lĩnh vực chức năng khác như marketing, tài chính, quản trị hòa quyện với các quyết định của kế toán thế nào. Những tiến bộ trong hàng chục năm qua đã làm cho những nhà kế toán quản trị có thể trở thành một phần trong đội ngũ các nhà quản lý làm gia tăng giá trị của tổ chức. 2.Lý thuyết chung về dự toán 2.1.Khái niệm về dự toán Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo định kì. được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị 2.2.Tác dụng của dự toán Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị, là cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp. Một khi dự toán đã được công bố thì không có sự nghi ngờ gì về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt và đạt được bằng cách nào. Ngoài ra dự toán còn có nhiều tác dụng sau: -Xác định rõ mục tiêu cụ thể làm cưn cứ thực hiện sau này -Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời -Kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các kế hoạch của từng bộ phận khác nhau.Nhờ vậy,dự toán đảm bảo cho từng kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. 2.3.Kỳ dự toán - Dự toán hàng năm được chia thành 4 quý, sau đó quý một được chia thành từng tháng, các quý còn lại của năm dự toán vẫn giữ nguyên, khi quý 1 kết thúc thì quý 2 được chia thành từng thángcứ thế tiếp tục cho đến hết năm. - Dự toán hàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng và cứ tháng đầu kỳ sau thì lại cộng thêm dự toán của một kỳ vào kế tiếp tháng cuối cùng của kỳ đó. - Dự toán hàng năm được chia thành 4 quý, sau đó quý một được chia thành từng tháng, các quý còn lại của năm dự toán vẫn giữ nguyên, khi quý 1 kết thúc thì quý 2 được chia thành từng thángcứ thế tiếp tục cho đến hết năm. - Dự toán hàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng và cứ tháng đầu kỳ sau thì lại cộng thêm dự toán của một kỳ vào kế tiếp tháng cuối cùng của kỳ đó. 2.4.Trình tự dự toán Trình tự dự toán: Hội đồng quản trị Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên. Sơ đồ trình tự dự toán: Ưu điểm: - Mọi cấp quản lý của doanh nghiệp, từ thấp đến cao, đều góp phần vào quá trình xây dựng dự toán. - Dự toán được lập từ cấp cơ sở nên có độ tin cậy và tính chính xác cao. - Do được tham gia vào quá trình dự toán, và các chỉ tiêu được tự đề đạt nên nhà quản trị cấp cơ sở sẽ thực hiện kế hoạch một cách chủ động hơn, thoải mái hơn và khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn. 2.5.Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm. Sơ đồ: Dự toán tiêu thụ Dự toán phí lưu thông và quản lý Dự toán tồn kho cuối kỳ Dự toán sản xuất Dự toán chi phí sản xuất Dự toán chi phí LĐ trực tiếp Dự toán CP NVL trực tiếp Dự toán tiền mặt Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền Dự toán bảng cân đối kế toán Dự toán báo cáo KQHĐKD Bao gồm: Dự toán tiêu thụ. Các dự toán hoạt động. Các dự toán báo cáo tài chính 2.6.Xây dựng định mức chi phí tiêu chuẩn Nguyên tắc: Trước hết phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó, kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, và đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Các hình thức định mức: - Định mức lý tưởng (định mức lý thuyết) - Định mức thực tế. 2.7Xây dựng các định mức chi phí sản xuất: - Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Định mức chi phí lao động trực tiếp - Định mức chi phí sản xuất chung - Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất II.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke_toan_0005.doc
Tài liệu liên quan