Bài tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Tài liệu Bài tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Đề bài : Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết : “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự cường đổi mới và sáng tạo”. Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Bài làm: I-Đặt vấn đề: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam giành thắng lợi. Tư tưởng của Người có đóng góp quan trọng vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam, giúp nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ,có ý nghĩa sâu sắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội .Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc tới đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi , là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Chính vì tầm quan trọng của Hồ Chí Minh và ...

doc19 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết : “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự cường đổi mới và sáng tạo”. Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Bài làm: I-Đặt vấn đề: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam giành thắng lợi. Tư tưởng của Người có đóng góp quan trọng vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam, giúp nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ,có ý nghĩa sâu sắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội .Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc tới đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi , là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Chính vì tầm quan trọng của Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người nên trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự cường đổi mới và sáng tạo”.Nhận định trên là một nhận đinh chính xác và nó có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến thực tiễn của Việt Nam. II-Giải quyết vấn đề: 1)Phân tích chứng minh nhận định trên: 1.1)Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa Cách tiếp cận từ quyền con người : Hồ Chí Minh hết sức trân trọng con người.Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mĩ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp,như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định”Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.(1) Nhưng từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Nội dung của độc lập dân tộc: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đáy là tất cả những điều hiểu”(2). Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận , thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do cho dân tộc. Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trình Hội nghi lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”(3). Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”. Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”(4). Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, và sự thật đã thành một nước một tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lự lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.(4) Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc và độc lập cho đất nước”.(5) (Chú thích : Hồ Chí Minh toàn tập ,tập 3 trang 555. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạy động của Hồ Chủ tịch, Nxb Trẻ - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 52 Hồ Chí Minh toàn tập ,tập 3 trang 198. Dẫn trong Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. trang 196. Hồ Chí Minh toàn tập , tập 4, trang 496.) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(1). Khi đế quốc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và phương tiện chiến tranh hiên đại vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với qui mô và cường độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao chân lí lớn nhất của thời đại: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”(2). Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, môt tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc. “Không có gì quí hơn độc lập tự do” Tóm lại, độc lập dân tộc là độc lập thực sự tức là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước, là những quyền cơ bản của dan tộc phải đạt được: tự do về chính trị, kinh tế, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa dân tộc;gắn với hòa bình thực sự, gắn với ấm no hạnh phúc của nhân dân. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là tiêu chí lớn nhất của độc lập tự do. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác-Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh tiếp thu lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lí luận Mác-Lênin trước hết là từ khát vonhj giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Người tìm thấy trong lí luận Mác-Lênin sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp), giải phóng con người. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo nhân văn mácxit, giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội: -Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện . Trong một xã hôi như thế, mọi thiết chế cơ cấu xã hội đều nhằm tơi mục tiêu giải phóng con người. -Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”(1), là làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”,”là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”(2), là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do, là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cãng được hộc hành”(3) như “ham muốn tột bậc”(4) của Người. -Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức độc lập của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đăc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở của lí luận Mác-Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị kinh tế văn hóa xã hội. -Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông – trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Mọi quyền lực trong xã hội đều tật trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lơi cho nhân dân. -Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kĩ thuật của nhân loại. -Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người Đây là một vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. Trong chủ nghĩa xã hội , không còn bóc lột bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng hợp lí. (Chú thích: 1. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 8, trang 226. 2. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 10, trang 556. 3,4. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 4,trang 161.) -Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức Đó là một xã hội có hệ thống quan hê xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao đọng chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên. Các đặc trưng trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là đôc lập tự do bình đẳng công bắng dân chủ, bảo đảm quyến con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị…, trong đó, có những giá trị tạo tiền đề, có giá trị hạt nhân. Tất cả những giá trị cơ bản này là mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Khác với các con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỉ XIX),hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỉ XX), con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội .Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh qui luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột; thiết lập một nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, mới bảo đảm cho người lao động quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Hồ Chí Minh nói: “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng tự do. + Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn ấy không có bức tường ngăn cách, mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ chiến lược: chống thực dân xâm lược và chống địa chủ phong kiến. Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên trên hết, trước hết, nhiệm vụ dân chủ cần thực hiện từng bước và phải phục tùng sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng trên đây được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 và Người nhấn mạnh tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa I) 5-1941. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc dân chủ. Không phải bất kỳ độc lập dân tộc nào cũng tạo cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, để tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải được thực hiện một cách triệt để, "đến nơi". Đó là một nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ lực lượng nào cả về đối nội, lẫn đối ngoại. Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán sự lệ thuộc về mọi mặt của những chính quyền do thực dân cũ và mới lập nên ở Việt Nam. Người gọi đó là độc lập giả hiệu, độc lập kiểu Mỹ. Để tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đối với Việt Nam, một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn là độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Bắc - Trung - Nam là một khối thống nhất không thể phân chia, đồng bào Kinh, Mường, Thái, Êdê, Bana… đều là con dân nước Việt, là con Rồng cháu Tiên. Đó là quan điểm nhất quán, mang tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh. Không duy trì và phát triển được khối thống nhất đó thì không thể có độc lập dân tộc, càng không thể nói đến việc tạo cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh "nếu nước được độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì". + Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ và phát triển thành quả của độc lập dân tộc Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Theo lôgíc của sự phát triển, hai mục tiêu ấy quan hệ chặt chẽ với nhau. Không thể đi đến mục tiêu cuối cùng nếu không thực hiện được mục tiêu trước mắt. Chỉ thực hiện được mục tiêu cuối cùng mới bảo vệ và phát triển được những thành quả của mục tiêu trước mắt. Vì vậy, nếu độc lập dân tộc tạo cơ sở, tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tốt nhất để giữ vững và phát triển lên một tầm cao mới - thành quả của độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh, ai cũng có công ăn, việc làm, được ăn no, mặc ấm, được học hành, các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Về mặt phân phối sản phẩm lao động thì chủ nghĩa xã hội là ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao động mà không làm thì không hưởng, những người già, đau yếu, tàn tật và trẻ em thì xã hội và cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng. Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị và kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được quan tâm và ngày một nâng cao. Về mặt đối ngoại, chủ nghĩa xã hội là hòa bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước. Chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng đó không chỉ bảo vệ những thành quả của độc lập dân tộc mà cơ bản tạo nên sự phát triển mới vế chất. Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới bảo đảm cho một nền độc lập dân tộc chân chính, mới giải phóng các dân tộc một cách thực sự, hoàn toàn. Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng, cả cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa là việc khó, là cuộc đấu tranh gay go, ác liệt, lâu dài. Giành độc lập dân tộc đã khó, xây dựng chủ nghĩa xã hội còn khó khăn hơn. Hồ Chí Minh so sánh: thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó khăn hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều". Từ những khó khăn gian khổ ấy, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mỗi người dân phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. * Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện từ năm 1920, khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, và nó được thể hiện rõ nét từ năm 1930. Sự thể hiện tư tưởng của Người về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có thể phân thành 3 thời kỳ chủ yếu. + Thời kỳ 1930 – 1945: Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thời kỳ này thể hiện rõ trong những Văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo được Hội nghị hợp nhất thông qua. Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ rõ Đảng chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội xã hội cộng sản". Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam được thực hiện bằng con đường cách mạng vô sản: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Theo tư tưởng Hồ Chí Minh điều đó có ý nghĩa là: Đối tượng của cuộc đấu tranh là thực dân đế quốc và bọn tay sai chống lại độc lập dân tộc. Ở trong nước lực lượng cách mạng bao gồm công nông là gốc và tất cả những ai có lòng yêu nước, thương nòi. Về lực lượng cách mạng ngoài nước trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. + Thời kỳ 1945 – 1954: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này được thể hiện ở những chủ trương, đường lối chiến lược do Hồ Chí Minh khởi xướng "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "kháng chiến đi đôi với kiến quốc", "kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến". Kháng chiến tức là bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống sự xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp theo phương châm trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Kiến quốc theo Hồ Chí Minh là xây dựng, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, xây dựng đời sống mới, xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội. + Thời kỳ 1954 - 1969: Ở thời kỳ này độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua chủ trương: một Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời. Theo chỉ dẫn của Người, nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Với chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh, mục tiêu của thời kỳ này được hoàn thành vào ngày 30-4-1975. Có thể thấy rằng mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ sâu sắc gắn liền với nhau trong con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 1.2) Tinh thần độc lập tự chủ tự cường, đổi mới và sáng tạo Nhân dân ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong lao động sản xuất nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự thông minh sáng tạo, ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Trong truyền thống dân tộc ấy Hồ Chí Minh nhìn thấy nổi bật lên sức mạnh của lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc, vì phải luôn luôn đối đầu với nhiều khó khăn của tự nhiên và chiến tranh xâm lược, sự đô hộ của kẻ thù từ nhiều phương kéo đến. Lòng yêu nước Việt Nam đã trở thành sức mạnh, một thứ đạo lý, một lẽ sống của mỗi người dân, cũng là một tiêu chí cao nhất để đánh giá con người trong xã hội ta. Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước trong bối cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân rơi vào cảnh cùng quẫn,đói nghèo, bị mất tự do,mất nước. Bản thân Người thì mẹ mất sớm. Người thấu hiểu được cuộc sống nỗi thống khổ của nhân dân.Ngay từ khi còn nhỏ Người đã chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân và hiểu được tâm trạng của một người dân bị mất nước. Cụ thân sinh Người là một nhà nho yêu nước, tù khi con nhỏ, nhiều lần Bác đã được chứng kiến những cuộc nói chuyện và bàn luận kế hoạch của những người yêu nước cùng thời với cha Bác tại gia đình Bác về các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nhưng ngay từ nhỏ Bác đã nhận thức rõ đó là những hướng đi sai lầm. Chính vì thế,tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh luôn gắn liền với tinh thần độc lập tự chủ tự cường đồng thời đổi mới và sáng tạo. Vấn đề nổi bật xuyên suốt, nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", là tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo, thể hiện trước hết trong việc hoạch định đường lối, chính sách, phương pháp, bước đi của con đường cách mạng nước ta. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, ngay đầu những năm 20 của thế kỷ XX, trên đất Pháp, Người đã nói "Tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn"(1), về sau Người lại khẳng định Việt Nam là "một dân tộc đã tự cường, tự lập"(2). Hơn sáu mươi năm hoạt động cách mạng sôi nổi và sáng tạo, Người đã tiếp thụ chủ nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với truyền thống yêu nước Việt Nam, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường dân tộc, tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc duy nhất đúng đắn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường đó đã được vạch ra từ mùa xuân năm 1930, trong những văn kiện do Người soạn thảo được Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thông qua, trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Với Cương lĩnh đó, những nét lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành và con đường cứu nước của Việt Nam đã được khẳng định. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự thể hiện rõ nét nhất tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng ở phương Đông có những đặc điểm khác với phương Tây mà thời mình Mác chưa có điều kiện nghiên cứu, đồng thời mỗi dân tộc lại có những đặc điểm riêng. Trong Điều lệ tạm thời của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864 do Mác khởi thảo, một tư tưởng cơ bản được nêu lên là: "Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân tự giành lấy". Hơn sáu mươi năm sau, trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí Minh viết: "Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em". Người vạch rõ tính chủ động của cách mạng thuộc địa đối với cách mạng chính quốc: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"(3). Người đã chỉ ra để mỗi người Việt Nam hiểu rằng ta phải tự lực, chủ động làm cách mạng giải phóng mình, không nên chỉ trông chờ "công nông Pháp cách mệnh thành công thì nhân dân Việt Nam sẽ được tự do" mà cần chủ động "An Nam dân tộc cách mệnh thành công, thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ". Chính những luận điểm sáng tạo, mới mẻ đó đã dẫn Hồ Chí Minh đến những quyết định lịch sử. Tháng 8-1945, khi thời cơ xuất hiện, Người ra lời kêu gọi "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta"(4). Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh. (Chú thích: Hồ Chí Minh toàn tập tâp 1 ,trang 54 Hồ Chí Minh toàn tập tâp 5, trang 30 Báo Đông Dương 4/1921 Hồ Chí Minh toàn tập tâp 3, trang 554 Trong những năm kháng chiến chống xâm lược, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần "dựa vào sức mình là chính". Nếu như trong đấu tranh giành chính quyền, Người đòi hỏi phải "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta thì những năm kháng chiến chống xâm lược, tư tưởng ấy của Người là "Dân ta phải giữ nước ta". Khi miền bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: "Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến, thì ngày nay chúng ta càng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà". Nhân dân Việt Nam và tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều biết đến câu nói mang tính thời đại của Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Người nhấn mạnh: "Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do" (1). Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, độc lập tự chủ không có nghĩa là biệt lập, đứng một mình. Ngay từ năm 1947, Người đã chủ trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” (2). Người đề cao việc học tập, tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm của các đảng anh em, đồng thời phê phán mọi sự sao chép, giáo điều. -Tính đổi mới sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới"(3). Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin". Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lịch sử mà cũng là lô-gíc của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại" (4). Ở luận điểm này, có hai vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch sử. Người nói: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-su, C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội...". (Chú thích: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 910 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 457 Hồ Chí Minh toàn tập ,tập 1, trang 416 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 20 Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy"(1). Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin... Vậy sự vận dụng và phát triển sáng tạo đó như thế nào? Ngay từ năm 1924, sau khi đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành một cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã vạch rõ sự khác nhau giữa thực tiễn của các nước tư bản phát triển ở châu Âu mà C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin đã chỉ ra với thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp, lạc hậu ở phương Đông. Do đó, cần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử phương Đông. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây... Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm"(2). Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Hồ Chí Minh là cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn. Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trước hết phải nắm vững "cái cốt lõi", "linh hồn sống" của nó là phương pháp biện chứng; học tập "tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta". Người còn chỉ rõ: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin"(3). Từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời của mình đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tạo ra một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. +)Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Những tác phẩm của Người là "Bản án chế độ thực dân Pháp" (xuất bản năm 1925) và "Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương" đã vạch trần bản chất và những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ nỗi đau khổ, của kiếp nô lệ, nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Đây là những tài liệu “có một không hai” về chủ nghĩa thực dân; ở đó, sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mác-xít đề cập đến(4).Những luận điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là hình ảnh về "con đỉa hai vòi", "con chim hai cánh", đã không chỉ có tác dụng thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, mà còn cảnh tỉnh các đảng cộng sản ở chính quốc. Hồ Chí Minh là người chiến sĩ tiên phong trong phê phán chủ nghĩa thực dân, đồng thời cũng là người lãnh đạo dân tộc mình thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Đề cương Về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lê-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Nhưng vượt trên những hạn chế lúc bấy giờ trong nhận thức và đánh giá về phong trào cách mạng thuộc địa: Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là "hậu bị quân" của cách mạng vô sản chính quốc; cách mạng chính quốc thắng lợi thì các thuộc địa mới được giải phóng, Hồ Chí Minh vốn là người dân thuộc địa, hiểu sâu sắc khát vọng và tiềm năng, sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, nên đã nêu lên luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể "chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta", giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc. (Chú thích: Hồ Chí Minh truyện, Bản dịch Trung văn, Bán nguyệt xã, Thượng Hải, tháng 6-1949 Hồ Chí Minh toàn tập tập 1, trang 464-465 Hồ Chí Minh toàn tập tập 12, trang 554 Xem: Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb Lao động - Quân đội nhân dân, 1992 ) +)Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân, dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo... Theo Người, ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông, do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế, và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Người còn cho rằng, chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời". +)Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Người khẳng định, phải đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp; dân tộc không thoát khỏi kiếp ngựa trâu thì ngàn năm giai cấp cũng không được giải phóng. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. +)Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc. +)Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc. +)Trên cơ sở kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, học tập kinh nghiệm hoạt động quân sự của thế giới và của các Đảng anh em, tổng kết thực tiễn đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra học thuyết quân sự hiện đại của Việt Nam. Trong đó, nổi bật là quan điểm về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ; về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân với ba thứ quân chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ; về nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại... +)Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên, Hồ Chí Minh cho rằng, "mục đích của Quốc tế Cộng sản là làm thế giới vô sản cách mạng, thiết lập vô sản chuyên chính", nhưng chúng ta phải căn cứ vào trình độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước mà đề ra đường lối, chiến lược cách mạng phù hợp, "chứ không phải nước nào cũng phải làm cách mạng vô sản, lập chuyên chính như nhau". Vì vậy, ngay từ Chánh cương vắn tắt (1930), Người đã nêu: Thiết lập Chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông. Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), Người đề ra chủ trương thành lập "một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần Tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc". +)Về vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước hết, Người khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Vì vậy, chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ) là một sáng tạo lớn, có tính cách mạng cao và phù hợp với thực tiễn đất nước. Người chỉ rõ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là "đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, cho con cháu ta"(1). Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa... Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến"(2). (Chú thích: Hồ Chí Minh toàn tập 10, trang 292. Hồ Chí Minh toàn tập 10, trang 13.) Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin nằm trong sự thống nhất hữu cơ; cả hai đều là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Chúng ta không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như không thể hiểu và quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê-nin. 2. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam 2.1) Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã xúc tiến thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng ta trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Cũng chính vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả đời. Đề cập đến tư tưởng của Người về vấn đề nêu trên, chúng tôi xin trình bày khái quát một số quan điểm lớn sau đây: Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước. Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của mọi người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại và tù đày của quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại có lương tri. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử. Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”. Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1). Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Thứ hai, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. (Chú thích : 1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 110) Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” (1) Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện được ước nguyện đó nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân loại bị áp bức, bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư không chỉ ở Hồ Chí Minh mà ở tất cả những người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự bắt gặp và điểm tương đồng trong tư duy giữa Hồ Chí Minh với những người sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học của thời đại cũng chính là ở chỗ đó. Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng kiến cảnh sống trái ngang của bọn tư sản, thực dân giàu có và gian ác, nên con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, càng không phải là quay trở lại chế độ phong kiến. Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng con người một cách triệt để và thiết thực. Tức là thực hiện được đầy đủ các quyền của con người, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả mọi người. Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau. Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề nên Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.” (2). Thứ ba, phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lịch sử của Việt Nam đã chứng minh trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta khồng hề có dân tộc lớn (dân tộc nhiều người) đi áp bức, bóc lột dân tộc nhỏ (dân tộc ít người), mà quan hệ giữa các dân tộc với nhau là quan hệ anh em, ruột thịt. Truyền thống quý báu đó của dân tộc Việt Nam như Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, nó đói giúp nhau.” (3). Bên cạnh việc lên án thủ đoạn đê hèn của bọn thực dân, phong kiến dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ các dân tộc Việt Nam và để kìm hãm các dân tộc trong vòng nghèo nàn và dốt nát, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính ưu việt của chế độ mới để nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Việt Nam: “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt.”(4). Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống phá cách mạng để lại ở Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả đó nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào miền xuôi cũng như miền ngược, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em ở trong nước. Bởi, chỉ có trên cơ sở đoàn kết mới tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng đã đề ra. Sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thức Tám (5 – 1941), nhận thấy cơ hội cứu nước đang đến gần, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào cả nước, trong thư Người viết: “…Hỡi các bậc phú hào yêu nước, thương nòi! Hỡi các bạn công nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương! Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng.” (5). (Chú thích: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 110. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 10, tr. 591. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 217. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 639. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 198.) Hồ Chí Minh chẳng những là người quan tâm đến đoàn kết dân tộc, mà chính Người là hiện thân của sự đoàn kết đó, là người trực tiếp tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện gây chia rẽ, hiềm khích, kỳ thị dân tộc để thực hiện tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bài học kinh nghiêm về đoàn kết trong cách mạng Việt Nam được Người tổng kết thành 14 chữ vàng như sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Để thực hiện quyền bình đẳng và xây dựng tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện sống của các dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc ít người, sống ở miền núi, vùng sâu và vùng xa của đất nước. Bởi, theo Người so với đồng bào sống ở miền xuôi, vùng đồng bằng và đô thị, thì đời sống của đồng bào ở miền núi, xét trên mọi phương diện, còn thấp và gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, miền núi và vùng sâu, vùng xa của đất nước ta, là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ sản xuất và văn hoá của nhân dân nơi đây còn rất thấp. Nơi ăn, chốn ở, trường hợc, cơ sở y tế và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn và thiến thốn. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp nên những thủ tục lạc hậu, mê tín, di đoạn còn rất nặng nề. Hơn nữa, khu vực miền núi nước ta – nơi làm ăn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người, là nơi giáp biên giới với số nước láng giềng, xa đồng bằng, địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt, nhiều vùng vốn là căn cứ địa cách mạng quan trọng của cách mạng Việt Nam trước đây. Bởi vậy, quan tâm đến đồng bào dân tộc ít người vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh trong chế độ mới, vừa có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng to lớn đối với cả hiện tại và tương lai của đất nước. Sự quan tâm, giúp đỡ đối với đồng bào các dân tộc ít người theo Hồ Chí Minh, là trách nhiệm của toàn Đảng và toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương, bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. -Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam: Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải được giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổ đế quốc, phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết. Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và mở rộng. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm trong việc làm cho "rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết trái và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai 'trường xuân bất lão'". Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triển. Để làm được việc đó, ngay từ 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai". Ba nhân tố trên luôn được giữ vững và tăng cường, tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi". Đối với Việt Nam, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ tính đúng đắn qua vai trò định hướng con đường phát triển xuyên suốt hơn 76 năm cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã tập hợp, huy động được sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn dân giành độc lập, tiến hành các cuộc kháng chiến, đánh thắng những đế quốc xâm lược có sức mạnh quân sự, kinh tế vượt trội gấp nhiều lần, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội mới và đang tiến hành đổi mới thắng lợi. Với tính cách toàn diện của sự nghiệp đổi mới, chúng ta khẳng định con đường chúng ta lựa chọn là kết quả của sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, là sự kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới của toàn cầu hoá cần phải chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Không có ý nghĩa nào khác, định hướng XHCN chính là sự chỉ hướng, đồng thời cũng là con đường nhằm đạt tới mục tiêu mà chúng ta mong muốn đem tới cho mọi người. Như vậy về lý luận, thực tiễn, định hướng XHCN là dựa trên và xuất phát từ cơ sở hiện thực, nó chuyển tải trong đó các khát vọng của bất kỳ người dân Việt Nam nào có lương tri và chỉ có những ai thiếu thiện chí, thiếu lương tri mới cố tình xuyên tạc, bóp méo. Có thế đặt ra những câu hỏi rằng: Chẳng lẽ những người đang bác bỏ định hướng XHCN, đang tỏ ra "lo lắng" cho đất nước lại không mong muốn đất nước này, dân tộc này một cuộc sống "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"? Chẳng lẽ họ không thấy những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (năm 1991) chính là các đặc trưng cơ bản của một xã hội mới, không chỉ dân tộc ta đã và đang nỗ lực xây dựng, phấn đấu đạt tới mà nhiều quốc gia dân tộc khác trên thế giới hiện đại cũng đang mong mỏi hay sao? Chẳng lẽ trong khi khua chiêng gióng trống "đấu tranh cho dân chủ", họ lại quay lưng với sự thật là đổi mới đã và đang là động lực "máu thịt" của mọi người Việt Nam? Các câu hỏi, tự chúng cho phép nhận diện thâm ý và động cơ thật sự của những người đang lớn tiếng phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Vượt qua hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ với những chiến thắng vĩ đại, chúng ta đồng thời cũng phải mang trên mình những vết thương không dễ hàn gắn trong một sớm, một chiều. Một nền kinh tế kiệt quệ, một đất nước bị tàn phá, nhiều thế hệ thanh niên ưu tú ngã xuống trên chiến trường, hàng triệu nạn nhân chiến tranh, sự thù nghịch và hàng chục năm cấm vận, cùng với đó sự đeo bám dai dẳng của tập quán, của lối suy nghĩ tiểu nông tư hữu, của sản xuất nhỏ, đặc biệt là sự tồn tạo của tư duy chủ quan, duy ý chí và quá "say sưa chiến thắng" trong khi hoạch định các kế hoạch phục hồi và phát triển... Tất cả đã tạo nên một "sức ì", một sự trì trệ mà đến Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã rút ra những bài học quý giá để chấn hưng và phát triển đất nước trong một thế giới đã chứa đựng nhiều biến động so với những năm tháng chúng ta giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khoá VI), lần đầu tiên khái niệm "định hướng XHCN" được đặt ra, khái niệm đó tiếp tục được tổng kết về mặt thực tiễn, nghiên cứu về mặt lý luận, từng bước hoàn thiện về nội hàm trong các Văn kiện Đại hội Đảng, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương các khoá tiếp theo. Là một khái niệm mới, nhưng mang tính hiện thực, trong điều kiện "vừa học, vừa làm, vừa tổng kết, vừa suy nghĩ", định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước thể hiện tính đúng đắn qua các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Các thành tựu ấy là bằng chứng cụ thể, thuyết phục, chứng minh định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đối với dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21. Khẳng định con đường đi lên CNXH, chúng ta cũng nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ, đây là một quá trình bao gồm nhiều bước đi kế tiếp nhau, luôn phải chịu những tác động hết sức phức tạp từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đoạn tuyệt với lối tư duy khuôn sáo, máy móc về kế hoạch hoá tập trung, về sự "bao cấp"... vốn không còn thích hợp để không chỉ làm quen, mà còn phải triển khai trong thực tế để giải quyết các vấn đề cơ bản của quan hệ giữa kinh tế thị trường với các giá trị của chủ nghĩa xã hội và nhà nước pháp quyền XHCN... nhằm đáp ứng các đòi hỏi của cuộc sống. Vấn đề không chỉ là hành động mà còn là mục đích chúng ta hướng tới. Thử hỏi những người đang ra rả phê phán định hướng XHCN sẽ định đưa dân tộc đến đâu nếu họ phê phán mục địch lành mạnh mà định hướng XHCN cố gắng đạt tới là xã hội phát triển, phồn vinh, công bằng và văn minh, một trình độ tiến bộ mới trong mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường. Và nổi lên trong đó là yêu cầu về tính nhân văn cũng cháy bỏng không kém khát vọng phát triển để khắc phục đói nghèo, làm cho nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta đang đứng trước nhiều thuận lợi song cũng đan xen không ít thách thức nếu không tiếp tục xây dựng, củng cố một bản lĩnh chính trị vững vàng, một quyết tâm, một lòng kiên trì, nếu không có sự tỉnh táo văn hoá cần thiết, chúng ta sẽ không thể vượt qua. Xây dựng xã hội mới là công việc của nhiều thế hệ, của nhiều triệu con người. Niềm tin và sự đồng thuận đã giúp chúng ta vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để giành lại nền độc lập. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, niềm tin và sự đồng thuận sẽ tiếp tục nâng bước dân tộc ta trên con đường phấn đấu vì mục tiêu cao đẹp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để lập nên những thành tựu mới, xây dựng một nước Việt Nam XHCN phồn vinh. -Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ : "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc". Và tại Đại hội IX của Đảng lần này, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo Chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: "Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Nhìn ra bên ngoài và nhìn lại lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX vừa qua, chúng ta càng thấy rằng sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác. Như chúng ta đã biết, dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy trên khắp mọi miền đất nước thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng, vẫn là nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước; còn các bậc sĩ phu, các nhà lãnh đạo các phong trào chống thực dân Pháp đều có thừa trí dũng, không thiếu quyết tâm nhưng họ, cả giai cấp phong kiến và đại diện cho chế độ phong kiến, cả giai cấp tư sản và đại diện cho thế lực tư sản khi đó đều không giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc ở nước ta. Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở nên là yêu cầu cơ bản, khách quan của xã hội Việt Nam - xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra". Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó ? Nhưng rồi chính lịch sử lại có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra cái tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định : chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản chính là giai cấp công nhân - sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là một tiếng sét trong lòng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nó chiến thắng các chế độ chuyên chế phong kiến, và đã bành trướng ra khắp thế giới. Các nước tư bản phát triển khi ấy đang trở thành "trung tâm vũ trụ", chi phối và làm mưa làm gió mọi mặt đời sống xã hội loài người. Nhưng chính thời điểm mà chủ nghĩa tư bản tưởng như đang cực thịnh ấy, thì Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra. Sự đột phá Tháng Mười mở đầu cho một xu thế phát triển mới của lịch sử thế giới. Nếu trước Cách mạng Tháng Mười, chế độ tư bản chủ nghĩa phát triển đến mức người ta rêu rao như một "định mệnh", như một "trật tự vĩnh hằng", thì sau Tháng Mười - 1917, không ai không thấy, cái "then" hãm thế giới ấy đã bị bẻ gẫy, điều định mệnh ấy thành ảo tưởng, cái trật tự ấy bị lật nhào, tạo ra phản ứng dây chuyền của hàng loạt cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Rõ ràng, tới những năm 20 của thế kỷ XX với những biến động to lớn và sâu sắc, đặc biệt với Cách mạng Tháng Mười Nga "rung chuyển thế giới", đã làm cho tính chất thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại thay đổi, vai trò lãnh đạo cách mạng cũng thay đổi; vì vậy con đường để giải quyết mâu thuẫn của xã hội, lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng cũng thay đổi. Toàn bộ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và thấm sâu trong mảnh đất Việt Nam - nơi mà chính "sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi". Hơn ai hết, chính Nguyễn Ái Quốc là người gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bản lĩnh và tố chất đặc biệt Việt Nam đã "bắt gặp" chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nói như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một cuộc gặp gỡ đẹp như cùng hẹn trước - đã chung đúc nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Với kỳ công của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại : năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng. Vừa ra đời, Đảng tuyên bố : "Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Lời tuyên bố ấy cũng đồng nghĩa với lời bác bỏ thẳng thừng chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa; và nhìn rộng hơn, cũng bác bỏ bất cứ một thứ chủ nghĩa nào khác, bất cứ một con đường nào khác. Một cách tự nhiên là, ngay sau lời tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi từ đó dọc thế kỷ XX, và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hòa bình, hạnh phúc của con người. Rõ ràng, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về lôgíc là một tất yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về nhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trị cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam ta hôm nay và mai sau. Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp. Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là : Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia - dân tộc phải do quốc gia - dân tộc đó giải quyết không có sự can thiệp từ bên ngoài. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xóa bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chủ nghĩa xã hội thực hiện độc lập dân tộc để mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hóa, tinh thần, sự thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới chân giá trị của nó ở chỗ nó hướng tới phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú. Chính điều đó làm cho nền tảng của sự độc lập tự chủ càng thêm vững chắc, khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc càng đầy đủ và mạnh mẽ. Sự phát triển thực chất và bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng những khả năng và điều kiện bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức bóc lột và nô dịch. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm đó chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là cái lôgíc phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, 71 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và vị thế Việt Nam trước thế giới. Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, một điển hình trong các dân tộc thuộc địa, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn toàn không cân sức với "hai đế quốc to", mở ra thời kỳ phi thực dân sau Việt Nam cho cả hệ thống thuộc địa và các nước phụ thuộc trên thế giới. Qua nửa thế kỷ giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt 15 năm đổi mới, với hệ giá trị đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày một cao hơn, đưa đất nước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và thế giới. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Như thế, đối với Việt Nam ta, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau. Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lư tưởng, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. 2.2) Tính độc lập tự chủ tự cường đổi mới và sáng tạo -Sức mạnh từ bài học của Cách mạng tháng Tám Cách mạng-bản thân khái niệm ấy đã chứa đựng trong nó tính sáng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên một kì tích – thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám – tạo nên một bước ngoặt lịch sử - hiện thân của tính sáng tạo và tiêu biểu. Với tư duy độc lập mang tính sáng tạo cao, vượt qua mọi lối mòn của thế hệ đi trước, tháng 10 năm 1944, trong thư kêu gọi đồng bào tổ quốc, Bác Hồ đã dự báo: phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt, các đồng minh quốc sắp giành được thắng lợi cuối cùng. Cơ hội để dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải làm nhanh. Tầm nhìn và sự hiểu biết sâu rộng ấy của Bác, đã được thể chế hóa sau đó không lâu tại Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào ngày 16-8-1945. Đại hội đã quyết định 10 chính sách lớn và ban hành lệnh Tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ sau lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc đấu tranh của quần chúng giành chính quyền đã diễn ra trên khắp ba miền đất nước. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi và hào hùng nhất. Đó là thời khắc biểu thị độ chín thiên tài sáng tạo của một Đảng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Bác. Cách mạng tháng Tám trước hết là hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta. Dưới ngọn đuốc soi đường của chủ nghĩa Mac, với ý chí không có gì quí hơn độc lập tự do, bằng chủ nghĩa chủ nghĩa yêu nước và tấm lòng quả cảm, Đảng và Bác đã khơi dậy và phát huy cao nhất truyền thống yêu nước được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trên nền của phương pháp tư duy cách mạng sáng tạo, Đáng ta đã qui tụ và tập hợp dưới ngọn cờ chính nghĩa và sứ mạnh của khối đại đòa kết toàn dân.Quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là nền tảng của phương pháp tư duy sáng tạo kiển mới. Nhờ phương pháp này, chúng ta đã phân hóa, cô lập kẻ thù, gắn kết mọi người Việt Nam yêu nước, tha thiết với độc lập dân tộc, không phân biệt đảng phái, quan điểm chính trị, tín ngưỡng…thành một khối thống nhất vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp không gì lay chuyển nổi. Thiên tài sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng taddax xây thành một hệ thống các phương pháp, hình thức, tổ chức chuẩn mực, tập hợp quần chúng thực hiện bước đột phá trong tổng khởi nghĩa. Có thể nói khơi dậy và tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy đến cao nhất chủ nghĩa yêu nước , chủ động nắm bắt thời cơ, tập hợp lực lượng đủ mạnh và biết chọn các loại hình thức tổ chức thích hợp , giành thắng lợi từng phần tiến đến thắng lợi hoàn toàn là đỉnh cao của sự sáng tạo trong Cách mạng tháng Tám. -Cách mạng tháng Tám thành công chưa bao lâu thì vận nước lại lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong bối cảnh vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài, Đảng và bác vẫn vững vàng đưa con thuyền cách mạng việt Nam qua nhiều ghềnh thác. Thắng lợi của chín năm chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ một lần nữa chứng minh tài thao lược và sáng tạo của Đảng và Bác. Nhờ sáng tạo chúng ta đã dám đánh và tìm ra cách đánh, biết chuyển yếu thành mạnh, dàn mỏng, chia cắt, phân hóa cao độ kẻ thù, đẩy chúng vào thế bị động và suy yếu để tiêu diệt kẻ thù. Sau Cách mạng tháng Tám một Điện Biên tỏa sáng đãviết tiếp nên bản anh hùng ca của sự sáng tạo, tạc chân dung Việt Nam vào thế kỉ XX như một biểu hiện chói sáng nhất của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc tự cường. -Rồi đất nước chia cắt, miền nam lại chìm vào ách nô lệ. Vẫn với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” , tinh thần sáng tạo của cách mạng tháng Tám lại được nhân lên và phát huy đến cao nhất. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một minh chứng khẳng định rằng, một dân tộc nhỏ yếu, đất không rộng, người không đông, kinh tế chưa phát triển nhưng nhờ sáng tạo, biết tập hợp mọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng và trí tuệ, đã biết kết hợp tốt nhất sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thế và lực mới làm nên chiến thắng. Nhớ lại những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng ta có quyền tự hào về năng lực sáng tạo và phi thường của Đảng và Bác. Rõ ràng tương quan về lực lượng và thế trận của cuộc chiến nghiêng về đối phương. Nước Mĩ một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của chú nghĩa đế quốc rắp tâm thôn tính dân tộc ta bằng mọi giá. Trên khắp các chiến trường kẻ thù đã không từ bát kì một thủ đoạn thâm độc và tàn bạo nào để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Nhờ thấm nhuần tinh thần quật khởi và sáng tạo của cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã xác định đúng đường lối tiến hành cách mạng miền Nam. Nghị quyết 15 của trung ương Đảng là cột mốc đánh dấu bước ngoặt, thể hiện đường lối tự chủ sáng tạo. Trên cơ sở đường lối quân sự đúng đắn, cách mạng miền Nam đã có những quyết sách và phương pháp cách mạng thích hợp. Nắm chắc và không bỏ lỡ thời cơ, tổ chức và xây dựng lực lượng hợp lí với ba thứ quân, ba vùng chiến lược, ba mũi giáp công linh hoạt sáng tạo phòng thủ vững chắc tấn công sắc bén hiệu quả. Kết hợp thời thế và lực đẻ lấy yếu đánh mạnh lấy ít địch nhiều với các hình thức và bước đi thiên biến vạn hoasnhwng đầu hướng tới một mục tiêu chung nhất quán; đánh cho Mĩ cút đánh cho ngụy nhào. Đánh với một quyết tâm thà hi sinh tất cả chứ nhất đinh không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. - Tư tưởng độc lập tr chủ tự cường thể hiên trên lĩnh vực ngoại giao Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các quyền dân tộc cơ bản và luôn nhấn mạnh độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nêu rõ, muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải giúp lấy mình đã; và tự lực cánh sinh là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta. Từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ của thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một trong những điều giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời ở việc đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Quan niệm đoàn kết, hợp tác quốc tế là con đường hai chiều và trên cơ sở cùng có lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: mình đã hưởng cái hay của người thì phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả. Sự nghiệp vẻ vang của nhân dân Việt Nam đóng góp vào thực hiện các mục tiêu chung của nhân dân tiến bộ thế giới. Người sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước. Ngay những năm đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, Người đã khẳng định Việt Nam mong muốn thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực, đón nhận đầu tư nước ngoài; mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế; hoan nghênh đầu tư nước ngoài để xây dựng lại Việt Nam và để tham gia "điều hòa kinh tế thế giới". Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế. Người nêu rõ: Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Người thường nhắc nhở phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các nước bạn anh em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là "thiên kinh địa nghĩa" (điều vô cùng chính xác, không thể nghi ngờ). Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa - là bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai. -Tính đổi mới sáng tạo Trong công cuộc xây dựng kinh tế nay đã trở thành nhiệm vụ trung tâm, sau một thời gian mắc sai lầm chủ quan, rập khuôn và duy ý chí, Đảng ta đã sớm trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn, tìm ra qui luật, đề ra đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo. Đường lối ấy đã cổ vũ mạnh mẽ toàn dân ta giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn trên các mặt trận kinh tế, văn hóa và đối ngoại. Đảng ta đã đi đến một kết luận lịch sử: chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, dù thắng lợi của đường lối đổi mới to lớn như thế nào, chúng ta cũng dũng cảm nhìn vào sự thật, không chút phạm sai lầm “kiêu ngạo cộng sản”. Phải nói rằng hiện nay nước ta đang còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, cơ cấu kinh tế phần lớn còn là nông nghiệp, năng suất lao động thấp kém hàng trăm lần, trình độ công nghệ lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước phát triển. Như vậy, để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội nước ta chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu rất cao của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, giữa yêu cầu cải thiện không ngừng đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân với tình trạng nghèo nàn và lạc hậu hiện đang được khắc phục từng bước; đó là chưa nói đến nạn tham nhũng, sự suy thoái về đạo đức và sự nảy sinh những tệ nạn xã hội mà mặt trái của cơ chế thị trường mang lại. Trong lúc đó thì cục diện thế giới đang có những biến đổi to lớn. Một số nước phát triển đang đi vào một thời đại kinh tế - xã hội mới, thời đại kinh tế tri thức của nền văn minh trí tuệ. Ở đó, dịch vụ và trí tuệ đã trở nên lực lượng sản xuất hàng đầu. Trên cơ sở ấy, một trật tự thế giới mới đã xuất hiện với xu thế toàn cầu hóa, lôi cuốn cả hành tinh vào một cơn lốc lớn do một số siêu cường và tập đoàn siêu quốc gia chi phối. Đi đôi với nguyện vọng hòa bình của loài người tiến bộ, thì các thế lực hiếu chiến, bá quyền và các tổ chức tình báo của họ vẫn tiếp tục gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, “diễn biến hòa bình”, hoạt động bạo loạn, lật đổ, ly khai, chạy đua vũ trang chưa từng có về vũ khí công nghệ cao. Môi trường an ninh thế giới biến đổi khôn lường. Rõ ràng, bước vào thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3, Đảng ta và toàn dân ta đang đứng trước những thời cơ mới, đồng thời phải đối mặt với những thách thức mới chưa từng có. Cũng như trước đây trong những bước ngoặt lớn của đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta đã xuất phát từ thực tiễn và đề ra những quyết sách phù hợp với qui luật vận động của chiến tranh cách mạng, thì ngày nay Đảng ta cũng đã đề ra những quyết sách đột phá mới để đưa đất nước tiến lên. Đó là quyết sách coi xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, bởi vì như Mác và Ăngghen đã khẳng định: sự phát triển phổ biến của các lực lượng sản xuất hiện đại là tiền đề của mọi tiền đề của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là quyết sách coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách số một, bởi vì khoa học và trí tuệ đã trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, công nghệ tiên tiến là nội dung và động lực của công cuộc hiện đại hóa. Đó là phát huy đến đỉnh cao nội lực của đất nước, chủ yếu là con người và nền văn hóa VN trên cơ sở đó mà chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới, tranh thủ các nguồn vốn, công nghệ và tri thức quản lý của nước ngoài để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước Đó là chủ trương tiếp tục xây dựng và chỉnh đốn Đảng, coi đó là nhiệm vụ then chốt, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, diệt trừ nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; luôn tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận tiên phong để xứng đáng là lương tâm, danh dự và trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc, trên cơ sở đó mà chỉnh đốn Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tăng cường và mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đó là luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, bảo vệ môi trường sinh thái; coi trọng việc xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ ở mức cao nhất của các phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. -Thành tựu về nền kinh tế củ Việt Nam thời kì đổi mới: Từ nền kinh tế trì trệ bị bao vây cấm vận , đời sóng nhân dân hết sức khó khăn, đén hôm nay sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vững vàng tạo đà cho thế kỉ phát triển mới của đất nước. Chúng ta có thể tự hào khẳng định, kinh tế Việt Nam 20 năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn: Một là, đã đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 1991-1995 được hoàn thành vượt mức; đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ năm 1996 đến năm 2000 đất nước đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm (2001-2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện. Hai là thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnh đạo đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 tạo khung pháp lý, có tác dụng giải phóng lực lượng sản xuất, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đã tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Qua sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá, số doanh nghiệp nhà nước giảm đi (năm 1990 là 12.084, đến tháng 6 năm 2005 còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước), ngoài ra còn có 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ. Nhờ đổi mới như vậy mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Năm 2005 các doanh nghiệp đã đóng góp 39% GDP, 50% tổng ngân sách nhà nước. Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước theo Luật Hợp tác xã và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hợp tác xã đã chứng tỏ được rõ hơn vai trò, vị trí đối với kinh tế hộ trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của khu vực hợp tác xã giảm nhanh, nhưng bắt đầu có chiều hướng phục hồi. Số lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với trước (mặc dù hằng năm đã xuất hiện nhiều hợp tác xã mới), nhưng nhờ đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác xã, nên đã bảo đảm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt động khá hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trước. Năm 2005, kinh tế tập thể đóng góp 8% GDP. Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Sau gần 5 năm, cả nước có gần 108.300 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên khoảng 150.000, tăng gấp gần 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999); tổng số vốn đăng ký đạt hơn 302.250 tỷ đồng (tương đương 18 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ). Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết khoảng 1,6 đến 2 triệu việc làm. Riêng số doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước) đã thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội (khoảng hơn 6 triệu người). Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 37,7% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển quan trọng. Tính đến tháng 6 -2004, có 4.575 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 43 tỷ USD. Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động. Ba là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định trong Hiến pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Với Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh được Hiến pháp 1992 quy định đã thực sự đi vào cuộc sống. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo khung pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trường hình thành và vận hành từng bước. Đồng thời, Nhà nước đã thể chế hoá thành cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế,... Nhờ đó, đã góp phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt gần 20 năm qua. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Bốn là cơ cấu kinh tế ngành vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Về cơ cấu ngành kinh tế: từ năm 1988 đến nay, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, dự kiến năm 2005 chiếm 41% GDP). Từ chỗ chưa khai thác dầu, đến nay đã có sản lượng (quy ra dầu) gần 20 triệu tấn/năm; ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp; công nghiệp xây dựng phát triển khá mạnh; sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2003 còn 21,8%; năm 2005 là 20,5%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích tăng lên. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành bưu chính - viễn thông và du lịch phát triển nhanh. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển khá. Về cơ cấu các vùng kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát triển với tốc độ cao hơn mức bình quân của cả nước, hiện chiếm hơn 60% GDP của cả nước, dần phát huy lợi thế so sánh, bước đầu có vai trò thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị được chú trọng phát triển. Về cơ cấu lao động: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao động xã hội, năm 2004 còn 58%, năm 2001 còn 57%; năm 2005 lao động trong công nghiệp và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ là 25%. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được khai thác tốt hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy động được nhiều vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; bổ sung thiết bị và hiện đại hoá một số ngành công nghiệp; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo - nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn. Năm là đạt được những hiệu quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt (như thương mại dịch vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ ...). Đặc biệt là, nước ta đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28-7-1995, đã không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó, nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài và sẵn sàng ra nhập tổ chức thương mại quốc tế. III-Kết luận: Những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh rất lớn và là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của dân tộc ta. Trong đó tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tinh thần độc lập tự chủ tự cường đổi mới sáng tạo là hai vấn đề cơ bản phản ánh đúng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là giá trị vĩnh hằng của dân tộc Viêt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap tu tuong ho chi minh.doc
Tài liệu liên quan