Tài liệu Bài tập tình huống Thế nào là một người lãnh đạo: BÀI 1: TỔ CHỨC TỔ SẢN XUẤT
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
"Thế nào là một người lãnh đạo"
Tình huống 1
Khi toà nhà nơi làm việc bị hoả hoạn vì một sự cố chập điện, phần đông mọi người đều hoảng loạn, nhưng anh Hùng đã bình tĩnh trấn an mọi người, hướng dẫn mọi người đi theo hướng thoát hiểm và đưa họ tới nơi an toàn. Từ đó mọi người nhìn anh với con mắt khâm phục và tin tưởng vì sự bình tĩnh và khả năng lãnh đạo của anh đã thể hiện trong giây phút ấy.
Tình huống 2
Sơn là nhóm trưởng của một nhóm cứu hộ ở mỏ than. Khi sự cố sập hầm lò xảy ra khiến hơn 50 công nhân bị mắc kẹt, nhóm của Sơn chỉ có không đầy 2 giờ để làm công tác cứu hộ. Họ phải đối đầu với những nguy hiểm đang rình rập, bóng tối và thiếu dưỡng khí cùng với áp lực chạy đua với thời gian để cứu sinh mạng từng người. Họ không được phép mắc bất cứ sai lầm nào và phải đưa tất cả mọi người ra ngoài trước khi khu hầm đổ sập hoàn toàn. Dưới sự lãnh đạo của anh, toàn bộ số công nhân đã được cứu thoát và chỉ có 7 người bị thương ngay kh...
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5136 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập tình huống Thế nào là một người lãnh đạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TỔ CHỨC TỔ SẢN XUẤT
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
"Thế nào là một người lãnh đạo"
Tình huống 1
Khi toà nhà nơi làm việc bị hoả hoạn vì một sự cố chập điện, phần đông mọi người đều hoảng loạn, nhưng anh Hùng đã bình tĩnh trấn an mọi người, hướng dẫn mọi người đi theo hướng thoát hiểm và đưa họ tới nơi an toàn. Từ đó mọi người nhìn anh với con mắt khâm phục và tin tưởng vì sự bình tĩnh và khả năng lãnh đạo của anh đã thể hiện trong giây phút ấy.
Tình huống 2
Sơn là nhóm trưởng của một nhóm cứu hộ ở mỏ than. Khi sự cố sập hầm lò xảy ra khiến hơn 50 công nhân bị mắc kẹt, nhóm của Sơn chỉ có không đầy 2 giờ để làm công tác cứu hộ. Họ phải đối đầu với những nguy hiểm đang rình rập, bóng tối và thiếu dưỡng khí cùng với áp lực chạy đua với thời gian để cứu sinh mạng từng người. Họ không được phép mắc bất cứ sai lầm nào và phải đưa tất cả mọi người ra ngoài trước khi khu hầm đổ sập hoàn toàn. Dưới sự lãnh đạo của anh, toàn bộ số công nhân đã được cứu thoát và chỉ có 7 người bị thương ngay khi xảy ra sự cố. Khi công việc đã hoàn thành cấp trên khen ngợi Sơn vì sự cống hiến hết mình cho công việc cũng như sự lãnh đạo xuất sắc của anh.
Tình huống 3
Loan là nhóm trưởng một nhóm chuyên viên trong bộ phận lập trình của một công ty phần mềm. Trước khi cô về đây, tình hình của nhóm này rất tồi tệ. Các chuyên viên mất đoàn kết và chỉ trích lẫn nhau, nhiều người đã rời bỏ công ty và nhiều hợp đồng với khách hàng đã phải huỷ bỏ vì kém chất lượng và không đúng tiến độ cam kết kiến cho uy tín công ty giảm sút nghiêm trọng. Loan đã phải vất vả rất nhiều trong những ngày đầu tiên để tập hợp và xây dựng lại nhân sự cũng như tạo ra một bầu không khí làm việc chuyên nghiệp và tôn trọng lẫn nhau. Các chuyên viên hoàn toàn bị thuyết phục bởi khả năng chuyên môn xuất sắc, sự chan hoà cũng như tính cách của người nhóm trưởng. Trong hai năm trở lại đây tình hình được cải thiện rõ rệt. Chất lượng công việc của cả nhóm luôn được duy trì ở mức cao, rất ít người bỏ việc. Đây là điều mà nhiều trưởng nhóm khác cũng mong muốn. Ban giám đốc công ty đánh giá cao khả năng, lãnh đạo của Loan và cuối cùng đã đề bạt cô làm giám đốc bộ phận khi vị trí này cần người thay thế.
Bài tập 1
Những tính cách chung của ba người lãnh đạo mà chúng ta đã đề cập ở trên là gì? Bạn hãy ra hai hoặc ba tính cách có thể nhận thấy ở cả ba trường hợp.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 2
Bạn hãy xem lại những phẩm chất vừa nêu trên liệu còn những đặc điểm nào khác của một người lãnh đạo giỏi mà chúng ta chưa đề cập đến không? Hãy suy nghĩ về việc điều hành một nhóm nhân viên trong công việc hằng ngày, hoặc nghĩ về một người lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ và kính trọng. Còn những phẩm chất nào khác mà tập thể mong đợi ở người lãnh đạo? Bạn hãy đưa ra hai phẩm chất.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 3
Bạn hãy đánh dấu vào cột thích hợp, sau đó suy nghĩ xem những phẩm chất hoặc kĩ năng nào có thể học hay rèn luyện được (lưu ý rằng một phẩm chất có thể rơi vào hơn một nhóm).
Kỹ năng làm việc với con người
Phẩm chất cá nhân tốt
Kỹ năng quản lý
Bề dày thành tích
Có thể học được
Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác
Khả năng khơi dậy sự tự tin
Tính kiên định
Tính đáng tin cậy
Lòng chính trực
Một quá trình phấn đấu và thành công
Công bằng
Biết lắng nghe
Nhất quán
Quan tâm chân thành đến người khác
Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể
Đánh giá công trạng đúng người
Sát cạnh bên tập thể
Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể
Bài tập 4
Bạn hãy thử trí nhớ của mình về nội dung vừa học bằng cách chọn ra các từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:
NHẤT QUÁN KINH NGHIỆM Ý KIẾN
HÀNH XỬ THÔNG TIN CON NGƯỜI
ĐÁNG TIN CẬY CÔNG BẰNG QUÝ MẾN
KIÊN ĐỊNH LÝ TƯỞNG THÀNH CÔNG
KỲ VỌNG LÃNH ĐẠO
1. Để trở thành người lãnh đạo bạn cần ..........để thành công và ham thích làm việc với.................
2. Một người trở nên ...............khi họ biết người khác .................điều đó ở họ.
3. Để có được sự .....................của nhóm, bạn cần phải chân thành với họ, và chứng tỏ bằng bạn quan tâm đến .................chung.
4. Ít ai trong chúng ta lúc nào cũng ...............Điều mà người khác mong đợi ở bạn là bạn cố gắng hết sức để sử sự một cách công bằng.
5. Để .............. khi ra quyết định, bạn phải hiểu rõ vấn đề, thu thập............. và ....................trước khi quyết định.
6. Để...................người khác thì.....................về công việc mà họ làm sẽ rất có ích.
7. Mức độ ................của những người lãnh đạo sẽ được quyết định rất nhiều bởi cách mà những người xung quanh đánh giá về khả năng của họ.
8. Điền vào chỗ trống trong sơ đồ về 4 nhóm kỹ năng và phẩm chất cần thiết đối với một người tổ trưởng sản xuất giỏi.
Người tổ trưởng sản xuất giỏi
9. Hãy chọn ra 6 trong 10 yếu tố được xem là yếu tố cần thiết đối với một lãnh đạo giỏi (đáng tin cậy, cao to, biết lắng nghe, khả năng giao tiếp tốt, chính trực, tính hướng ngoại, cực kỳ thông minh, khả năng khơi dậy niềm tin của người khác, cách tiếp cận có phương pháp, kỹ năng quản lý giỏi).
Bài 3: TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN
Bài tập 1
Theo bạn vai trò của người quản lý là gì? Hãy đánh dấu vào câu mà bạn cho là đúng nhất về chức năng của nhà quản lý.
a. Hoàn thành công việc.
b. Tổ chức và kiểm soát nhân viên để hoàn thành công việc được giao ở mức thoả đáng.
c. Đôn đốc nhân viên thực hiện công việc nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp
d. Tạo điều kiện để nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của họ.
e. Dẫn dắt nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra với nỗ lực lớn nhất.
Bài tập 2
Làm thế nào để thuyết phục nhân viên cố gắng hoàn thành công việc?
Dùng vũ lực
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc
Quát mắng nhân viên
Cố gắng làm cho công việc hứng thú hơn
Năn nỉ nhân viên
Nhắc nhở họ về nhiệm vụ
Dỗ ngọt họ bằng lời lẽ thuyết phục
Hứa hẹn sẽ thưởng họ
Khen họ làm việc tốt
Đe doạ
Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp ở họ
Cho họ thấy hậu quả của việc không được hoàn thành công việc được giao
Bài tập 3
Hãy lựa chọn 1 câu trả lời đúng về "động lực làm việc" trong các câu dưới đây:
Khiến cho ai đó thực hiện mà bạn muốn người ấy làm
Những gì thúc đẩy chúng ta phải làm điều gì đó
Một động lực nội tại
Điều cần thiết khi chúng ta mong muốn đạt được một mục đích nào đó
Sự khích lệ khiến chúng ta cố gắng làm một điều gì đó
Bài tập 4
Tình huống 1
Tuấn được tổ trưởng cử đi tham dự lớp tập huấn nâng cao tay nghề. Lúc đầu Tuấn cũng ngại vì gia đình rất neo đơn nên nhiều lúc cũng vắng mặt. Sau đó Minh là tổ trưởng của Tuấn đã giao cho Tuấn làm nhóm trưởng nhóm công nhân được cử đi học. Từ khi Tuấn được giao làm nhóm trưởng, Tuấn dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, và có mặt thường xuyên ở lớp tập huấn. Cuối khoá khi tổng kết lớp học Tuấn được lãnh bằng tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau khoá học, Minh đề nghị lên giám đốc bổ nhiệm Tuấn làm tổ trưởng và được ban giám đốc nhất trí vì Minh đã được đề bạt lên Quản đốc phân xưởng.
Tình huống 2
Hải yêu thích công việc chế tạo sản phẩm mới. Anh thích nghiên cứu để cải tíên đồ gá và các dụng cụ phương tiện sản xuất. Nhiều lần Hải được nhà máy khen thưởng về sáng kiến đã đem lại giá trị lớn cho nhà máy. Từ đó nhà máy tín nhiệm và bổ nhiệm Hải làm tổ trưởng sản xuất. Nhưng từ khi được bổ nhiệm làm tổ trưởng Hải thấy công việc tổ trưởng không hợp với Hải, anh thường xuyên tổng hợp kết quả sản xuất và điều phối công việc của tổ, không có thời gian để nghiên cứu, cải tiến sản phẩm mới. Anh ấy bực bội và muốn được trở vê với công việc của người công nhân bình thường để có thời gian đầu tư nghiên cứu cải tiến hợp lý hoá sản xuất. Một công việc mà anh thực sự yêu thích.
Tình huống 3
Thanh là trợ lý của Hùng. Hùng thường xuyên phải giúp đỡ Thanh vì cô mới vào nhận việc. Mỗi khi Thanh có khó khăn Hùng thường gợi ý để Thanh tự tìm cách giải quyết. Khi cần kiểm tra xem Thanh nắm vững vấn đề không Hùng đã nói với Thanh: "Thanh, cô có thể nhắc lại cho tôi những điều tôi đã chỉ cho cô xem thử còn vấn đề nào tôi chưa chỉ không" hoặc "Thanh, tôi biết cô rất khó khăn khi phải xử lý các đơn hàng, cô có muốn tôi chia sẻ với cô cách xử lý đơn hàng không". Mỗi lần như vậy Thanh thấy tự tin ở bản thân hơn và sự giúp đỡ của Hùng đã làm cho Thanh thấy cần phải cố gắng nhiều hơn.
Nhưng sau đó Hùng được đề bạt lên chức cao hơn và Cường được bổ nhiệm thay Hùng. Mỗi lần Thanh gặp khó khăn, Thanh hỏi Cường, Cường cũng có hướng dẫn nhưng Cường thường nói: "Những việc như thế này mà cô cũng không biết à? Cô phải đi học lớp chỉnh sửa thư từ đi!". Mỗi làn như thế Thanh cảm thấy mình thật là ngốc, và thấy rất nản lòng với công việc.
Chúng ta nhận xét gì qua 3 tình huống trên?
Bài tập 5
Bạn hãy cho điểm theo thang điểm 10 theo những tiêu chí của môi trường làm việc sau đây tại doanh nghiệp của bạn hoặc tại tổ sản xuất của bạn.
Tiêu chí đánh giá
Điểm đánh giá
Nhân viên có hỗ trợ hợp tác không?
Môi trường làm việc có vui vẻ không?
Mọi người cùng cấp bậc làm việc và giữa các cấp bậc khác nhau có trao đổi thông tin tốt không?
Các cấp quản lý có biết lắng nghe không?
Nhân viên có được khuyến khích để phát triển năng lực không?
Những quyết định và thông tin có được chia xẻ không?
Tai nạn lao động có thường xảy ra không?
Khách hàng có thường phàn nàn không?
Điều kiện vệ sinh công nghiệp có tốt không?
Mốí quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các nhân viên có tốt không?
Tổng số điểm
100
Các câu trả lời của bạn phản ánh tình hình môi trường nơi bạn đang làm việc. Sau khi cho điểm theo các tiêu chí trên có thể đánh giá theo thang điểm ở bảng sau:
Thang điểm để đánh giá môi trường làm việc của đơn vị sản xuất
Điểm
Mức độ hợp lý của môi trường làm việc
Biện pháp đề xuất
Từ 0 - 30 điểm
Môi trường làm việc quá kém (Nếu bạn tham khảo ý kiến của người khác cũng đồng ý với bạn thì có thể kết luận môi trường làm việc quá kém).
Cần có sự cải tiến toàn diện trên các mặt khác nhau của môi trường.
Từ 31 - 60 điểm
Môi trường làm việc cần có nhiều điều phải cải thiện
Cần tập trung giải quyết những vấn đề chưa tốt
Từ 61 - 80 điểm
Môi trường làm việc không đến nỗi tồi tệ
Có thể tìm cách cải tiến để môi trường làm việc tốt hơn
Từ 81 - 100 điểm
Môi trường làm việc tuyệt vời
Cần có biện pháp duy trì môi trường làm việc đó
Bài tập 6
Bạn hãy điền vào chỗ trống sau đây các từ thích hợp
1. Để.................cho ai làm việc gì đó bạn phải làm cho họ muốn làm công việc ấy.
2. Các tổ trưởng sản xuất cần ý thức rằng ............... và thái độ đối với công việc khác nhau rất nhiều giữa những cá nhân khác nhau.
3. Người ta không thể tăng động lực hay bị .....................bởi những yếu tố .......................
4. ......................việc làm là một yếu tố ....................... trong việc tạo động lực cho nhân viên.
5. Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách dùng hình phạt đe doạ họ?
Đúng Sai
6. Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách hứa sẽ thưởng cho họ?
Đúng Sai
7. Nếu tổ trưởng sản xuất hoặc phân xưởng có môi trường làm việc tốt thì số lượng nhân viên vắng mặt sẽ thấp và số lượng nhân viên nghỉ việc sẽ cao.
Đúng Sai
8. Môi trường làm việc cởi mở sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình.
Đúng Sai
Bài tập 7
Hãy đánh dấu các yếu tố dưới đây thuộc cấp độ nhu cầu của thuyết Moslow
Các yếu tố nhu cầu
Sinh học
An toàn
Xã hội
Tôn trọng
Tự khẳng định
- Một bình nước uống
- Đạt được tham vọng về sự nghiệp
- Nhiệt độ tại nơi làm việc dễ chịu
- Đáp ứng tốt các yêu cầu công việc
- Được chấp nhận là một thành viên quan trọng của nhóm
- Quần áo bảo hộ lao động
- Được sự tôn trọng từ cấp trên của bạn
Bài tập 8
Câu hỏi đặt ra
Có
Không
1. Nếu một người bị mất việc trong khi đang phải nuôi gia đình liệu anh ta có quan tâm đến nhu cầu khác như nhu cầu tự trọng và nhu cầu xã hội không?
2. Nếu tình hình tồi tệ hơn như anh ta thật sự sắp chết đói thì liệu những nhu cầu có mất đi không?
3. Nếu một người cảm thấy không thiếu hụt về tình cảm, về bạn bè, họ có muốn đạt được các nhu cầu khác nữa không?
Bài tập 9
Những nhu cầu nào trong các nhu cầu dưới đây được đáp ứng qua công việc? Bạn hãy đánh dấu vào các nhu cầu đó.
Nhu cầu tồn tại.
Nhu cầu giao tiếp với người chung quanh.
Nhu cầu cảm thấy được an toàn.
Nhu cầu được chấp nhận bởi người chung quanh.
Nhu cầu thoả mãn mong muốn về một cuộc sống hoàn thiện hơn bằng cách giúp đỡ người khác.
Nhu cầu tự trọng và cảm giác thành đạt mang lại do làm các công việc có ý nghĩa.
Nhu cầu được công nhận về những thành quả nỗ lực, kỹ năng và khả năng.
Nhu cầu được phát triển như một con người.
Bài tập 10 (Dựa vào các giả định của McGregor)
Bạn hãy đánh dấu vào các câu trả lời sau đây:
Hiện nay bạn có nghĩ rằng những ý tưởng này miêu tả chính xác hành vi của con người tại nơi làm việc.
Có Không
Hiện nay bạn có nghĩ rằng những nhà quản lý thường nhìn nhận hành vi của con người theo cách làm việc như vậy.
Có Không
Bài tập 11
Căn cứ vào tình hình làm việc của nhân viên trong tổ sản xuất của bạn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Con người cũng thích làm việc trong điều kiện nhất định.
Đúng Sai
Con người thích được tự chủ trong công việc, nếu được tự chủ họ sẽ làm việc tốt hơn.
Đúng Sai
Nếu mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của tổ, đội sản xuất con người cũng thích làm việc.
Đúng Sai
Con người cũng muốn gánh vác thêm trách nhiệm trong điều kiện nhất định.
Đúng Sai
Bài tập 12
Bạn có cho rằng những yếu tố tạo ra động lực làm việc khác biệt với những yếu tố triệt tiêu động lực làm việc không?
Có Không
Bài tập 13
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để xem bạn có đồng ý với những yếu tố tạo động lực của Herzberg đã nêu ở trên:
Có
Không
Khi bạn hoàn thành tốt một công việc khó và bạn có thể thấy những ảnh hưởng tích cực của công việc khiến cho bạn hứng thú hơn với công việc hơn không?
Nếu được khen ngợi trong công việc, bạn có thấy muốn làm công việc ấy tốt hơn không?
Bạn có thấy phấn khích hơn khi làm một công việc mà mình yêu thích so với một công việc buồn tẻ vô vị?
Nếu bạn được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc mà mình đang làm, điều này có động viên bạn làm việc tốt hơn không?
Động lực làm việc của bạn có tăng lên không nếu như bạn thấy được khả năng thăng tiến hoặc có cơ hội chuyển sang một công việc thích thú, hấp dẫn hơn?
Bài tập 14
Tình huống 1
Giả sử bạn hài lòng với công việc mà tổ bạn đang làm. Điều kiện làm việc khá tốt, ngoại trừ việc toà nhà đang làm việc sắp phải sửa chữa, bạn không thể chuyển đi đâu được và sẽ phải làm trong khi người thợ sửa chữa toà nhà. Trong thời gian này tính khí của mọi người trở nên gay gắt họ vắng mặt nhiều và hiệu suất công việc giảm. Tuy nhiên sau khi toà nhà sửa chữa xong mọi việc trở lạ bình thường hiệu suất công việc đạt được như trước. Tuy vậy điều liện này không mang lại bất cứ một ảnh hưởng rõ rệt nào đối với kết quả công việc.
Bạn có kết luận gì về tình huống trên?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 15
Tình huống 2
Tại công ty A giám đốc có đưa ra chính sách: công ty sẽ huy động công nhân làm thêm giờ, nhưng sẽ không tính theo đơn giá lương ngoài giờ, mà vấn tính theo đơn giá lương trong giờ.Công ty đã thực hiện làm thêm giờ liên tục trong sáu tuần liên tiếp. Công nhân rất mệt mỏi và than phiền nhiều.
Bạn có nghĩ rằng nếu không có những quyết định hay chính sách như vậy thì mọi người sẽ có động lực làm việc tốt hơn không?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 16
Bạn hãy suy nghĩ xem hiệu quả làm việc của người quản lý có ảnh hưởng như thế nào đối với nhân viên. Đó là yếu tố duy trì hay động viên. Điểm khác biệt giữa giám sát một người và giám sát 1 nhóm.
Có
Không
- Giám sát tốt một người có tạo động lực tốt cho nhân viên không?
- Giám sát tốt 1 nhóm có tạo động lực cho nhân viên không?
Bài tập 17
Bạn hãy trả lời: Trường hợp hai nhân viên trong tổ của bạn xung đột với nhau, điều này đã gây ra những ảnh hưởng gì đến công việc của họ?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sau khi làm lành với nhau, họ có làm việc tốt hơn không?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 18
Friederich W.Taylor đã viết rằng: "Không thể khiến một người làm việc hăng say hơn những nhân viên khác trong một thời gian dài, trừ khi họ được hứa hẹn một khoản tăng lương đáng kể và ổn định."
Bạn có đồng ý với quan điểm của Taylor không?
Đồng ý
Không đồng ý
Bài tập 19
Có
Không
Hãy nhớ lại những ngày đầu tiên khi bạn mới được bổ nhiệm tổ trưởng, bạn có cảm giác hãnh diện về vị trí mới của mình không?
Hiện nay khi bạn đã làm tổ trưởng 5 năm rồi, địa vị của bạn có đóng vai trò khuyến khích bạn làm việc không?
Nếu bạn biết nay mai sẽ bị miễn nhiệm cương vị quản lý của bạn, điều đó có ảnh hưởng tiêu cực tới công việc của bạn không?
Bài tập 20
Bạn có nghĩ rằng một nhóm nhân viên hài lòng với công việc là một nhóm làm việc hiệu quả không?
Có Không Không chắc
Tình huống:
Tuấn là tổ trưởng sản xuất trong một nhà máy dệt. Hệ thống máy ở đây là bán tự động nhịp độ sản xuất phụ thuộc vào cả máy móc lẫn thợ vận hành. Công việc đòi hỏi sự chú ý cao độ vì vật liệu dễ dàng bị hỏng nếu nhân viên không tập trung vào công việc. Giám đốc gọi Tuấn lên và bảo: "Anh Tuấn này, chúng ta vừa có một hợp đồng mới, điều này có nghĩa chúng ta phải tăng sản xuất để theo đúng đơn hàng. Rất tiếc là người ta chỉ ký hợp đồng 1 lần duy nhất với chunga ta nên chúng ta không thể mua thêm máy móc. Do đó để khuyến khích tăng năng suất tôi định thưởng 200.000đ cho công nhân nào đợt này có thể dệt tăng 10% sản lượng so với định mức.
Để hiểu rõ tình hình sẽ xảy ra như thế nào khi Tuấn phổ biến quyết định của giám đốc cho tổ sản xuất của mình, chúng ta sẽ xem xét các bài tập 21,22,23,24 dưới đây:
Bài tập 21
Tuấn về tổ sản xuất thông báo với công nhân về kế hoạch của giám đốc. Nhưng không được công nhân hưởng ứng. Bạn hãy cho biết vì sao công nhân không hưởng ứng?
Động viên
Nỗ lực
Khen thưởng
Hiệu quả công việc
Bài tập 22
Giả sử tổ sản xuất chấp nhận mức thưởng công ty đề nghị và đồng ý tăng năng suất. Tuy nhiên cả tổ không đạt được mức tăng sản lượng trong tuần đầu tiên như dự kiến.
Bạn hãy đưa ra lý do nào có thể ảnh hưởng xấu đến kế hoạch?Động viên
Khen thưởng
Nỗ lực
Hiệu quả công việc
Bài tập 23
Nếu bạn là Tuấn bạn có thể làm gì để đảm bảo kế hoạch thực hiện tốt ở khâu động viên - nỗ lực - hiệu quả công việc?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 24
Bạn hãy cho một ví dụ để biểu thị chu trình có thể bị đứt quãng ở khâu "hiệu quả công việc - khen thưởng".Hiệu quả công việc
Nỗ lực
Khen thưởng
Động viên
Bài tập 25
Giả sử công việc bạn làm phụ thuộc phần lớn vào những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát được (chẳng hạn như quy định của cấp trên hoặc bộ phận khác) bạn sẽ thấy có trách nhiệm nhiều hơn hay ít hơn so với trường hợp bạn là người kiểm soát công việc?
Nhiều hơn Ít hơn
Bài tập 26
Nếu bạn là tổ trưởng sản suất, bạn có nên tạo cho công việc của nhân viên những đặc trưng sau đây không?
Có
Không
Nhận được thông tin phản hồi tốt trực tiếp hay gián tiếp không?
Có mức độ tự chủ trong công việc không?
Có cơ hội áp dụng một loạt những kỹ năng và năng lực không?
Nhận thức tốt về tầm quan trọng của những công việc này không?
Bài tập 27
Bạn hãy điền vào chỗ trống những câu sau đây:
Hiệu quả công việc phụ thuộc vào ...........................................................
.................................................................... phụ thuộc vào khen thưởng.
Nỗ lực phụ thuộc vào ...............................................................................
............................................................phụ thuộc vào hiệu quả công việc.
Bài tập 28
Theo bạn phương pháp phân công lao động ở cấp vi mô có những ưu điểm gì đối với việc tăng hiệu quả sản xuất trong đơn vị?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 29
Theo bạn phương pháp phân công lao động ở cấp vi mô có những nhược điểm gì? Những nhược điểm này có tác động xấu đến hiệu quả công việc như thế nào?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 30
Dựa trên những thuyết nghiên cứu, theo bạn những lý do nào khiến cho việc luận chuyển và mở rộng công việc không có tác dụng tạo ra động lực làm việc?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 31
Hãy điền vào ô trống trong các câu dưới đây các từ thích hợp được in hoa.
TÍNH TỰ CHỦ, MỨC ĐỘ PHỨC TẠP, THÔNG TIN PHẢN HỒI, LUÂN CHUYỂN CÔNG VIỆC, LÀM GIÀU CÔNG VIỆC, PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG Ở CẤP VI MÔ, KỸ NĂNG ĐA DẠNG, CÁC THAO TÁC NHỎ NHẤT, CÁC CÔNG VIỆC, KẾT QUẢ THẤY RÕ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG VIỆC.
1. Nguyên tắc nền tảng của ...................là công việc được phân chia thành ................ có thể.
2. Làm giàu công việc có nghĩa là thiết kế công việc sao cho nhân viên có nhiều hơn ..........................., ..............................., .............................., ........................., ..................... và .............................
3. ............................có nghĩa là chuyển nhân viên giữa các công việc khác nhau nhưng có........................... tương tự nhau.
4. ........................... có nghĩa là bổ sung thêm ..................... có mức độ phức tập tương tự vào công việc đang có.
Với câu hỏi từ số 5 đến số 8, bạn hãy quyết định câu nào ĐÚNG, SAI, hoặc ĐÚNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.
5. Khi công việc được phân chia thành các thao tác rất đơn giản mà bất kì ai cũng có thể làm được, thì vấn đề nhân viên bỏ việc không còn là vấn đề quan trọng, bạn "chỉ cần tuyển thêm lao động phổ thông". ĐÚNG / SAI / ĐÚNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.
6. Làm giàu công việc là một việc khó thực hiện, bởi vì phải cần rất nhiều công sức huấn luyện cho nhân viên để họ có thể làm được các nhiệm vụ phức tạp hơn. ĐÚNG / SAI / ĐÚNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.
7. Các chương trình làm giàu công việc cần phải được xem như những cơ hội, chứ không phải là yêu cầu. ĐÚNG / SAI / ĐÚNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.
8. Các doanh nghiệp nhỏ không thể thực hiện các chương trình làm giàu công việc, do họ không có đủ nguồn nhân lực như các công ty lớn. ĐÚNG / SAI / ĐÚNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.
9. Những thuyết nào dưới đây ủng hộ quan điểm làm giàu công việc.
a. Thuyết của Herzberg cho rằng sự hứng thú với công việc là nhân tố tạo động lực làm việc.
b. Thuyết của Maslow cho rằng những người đang đói thì không quan tâm đến nhu cầu tự khẳng định.
c. Thuyết X của McGregor cho rằng mọi người không thích công việc và trách nhiệm.
d. Thuyết Y của McGregor cho rằng mọi người thích tự kiểm soát bản thân họ hơn là bị cấp trên kiểm soát.
e. Quan điểm của Hackman và Oldman nói về những tiền đề cho động lực nội tại.
Bài tập 32
Làm cách nào để biết điều gì là động lực làm việc của nhân viên? Bạn hãy đưa ra một đề nghị.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 33
Tại sao người lãnh đạo khó có thể hiểu rõ nhân viên của mình?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 34
Tình huống: Bạn muốn tạo điều kiện cho trợ lý của mình tăng cường kỹ năng đàm phán và quyết định giao việc lựa chọn nhà cung cấp cho người trợ lý. Bạn cho rằng anh ta sẽ rất thích việc này. Bạn sẽ nói như thế nào với anh ta?
Hãy đánh dấu vào ô thích hợp để chỉ ra rằng bạn sẽ:
Bảo anh ta làm mà không cần giải thích lý do
Nêu rõ lý do khiến bạn giao công việc ấy và hỏi ý kiến của anh ta.
Giải thích cơ hội mà anh ta có thể có nếu làm việc này.
Bài tập 35
Sau đây là một số gợi ý. Hãy đánh dấu vào những cách đo lường bạn cho là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp khi bạn định làm giàu công việc của nhân viên.
Sản lượng
Lượng hàng hoá bán được
Số khách hàng than phiền
Giá trị công việc thực hiện được
Chất lượng công việc
Doanh thu
Lượng phế liệu
Tiền thưởng
Lượng công việc phải làm lại
Chi phí trên một đơn vị sản phẩm
Hiện tượng vắng mặt
Hiện tượng đi làm muộn
Thời gian ngưng sản xuất do sự cố, tai nạn
Bài tập 36
- Bạn có thường cho nhân viên biết nhận xét của bạn về hiệu quả công việc của họ không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
- Bạn có thường xuyên cho nhân viên biết về hiệu quả công việc của họ thông qua nhận xét của khách hàng hay từ các phòng ban khác không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Bài tập 37
Hãy trả lời các câu hỏi sau. Bạn có dự định sẽ thay đổi:
Mức độ thường xuyên hay thời điểm cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cách bạn dùng để cung cấp thông tin phản hồi tới nhân viên và cách bạn nói chuyện với nhân viên?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nôi dung thông tin phản hồi bạn đưa ra?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 38
Bạn kiểm soát nhân viên của mình ở mức độ nào? Với các yêu cầu để nhân viên của bạn được tự chủ hơn trong các trường hợp được cho dưới đây, bạn hãy cho biết bạn sẽ làm gì để cho nhân viên đó có quyền tự kiểm soát công việc nhiều hơn.
Để nhân viên có thể:
Kiểm soát được nhịp độ công việc?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Xác đinh thứ tự hoặc trình tự thực hiên công việc?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Quyết định công việc sẽ được thực hiện như thế nào?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Quyết định khi nào thực hiện công việc?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Lựa chọn công cụ, thiết bị hoặc nguyên vật liệu sử dụng cho công việc?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Ảnh hưởng đến chất lượng công việc?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Quyết định công việc sẽ được thực hiện ở đâu?
Bạn sẽ................................................................................................................. ... .................................................................................................................................
Bài tập 39
1. Tùng là giám đốc marketing của một công ty sản xuất phân bón, anh đang muốn tăng động lực làm việc cho các nhân viên bán hàng của mình, bạn sẽ khuyên anh ấy như thế nào? Hãy cho biết ý kiến của bạn về những lời khuyên sau và giải thích tại sao.
NÊN
KHÔNG NÊN
* "Hãy tìm hiều rõ về nhân viên của mình"
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* "Hãy cải thiện điều kiện làm việc của nhân viên"
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* "Tạo thêm cơ hội cho nhân viên và cho họ tham gia vào công việc nhiều hơn"
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* "Theo dõi nhân viên cẩn thận hơn để họ biết bạn quan tâm đến họ"
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Trong những việc dưới đây, hãy chỉ ra những rủi ro nào liên quan đến việc uỷ thác công việc cho nhân viên và giải thích tại sao?
Giao những việc mà người quản lý phải chịu trách nhiệm cá nhân - chẳng hạn như vấn đề khen thưởng, kỷ luật.
Giao những việc mà ai cũng thấy tẻ nhạt và không muốn làm.
Giao việc cho người không có khả năng làm tốt công việc đó.
Nhân viên sẽ cảm thấy công việc mới hấp dẫn đến nỗi họ không thích làm công việc cũ nữa.
3. Hãy đề xuất 3 cách để giúp nhân viên tăng khả năng để tự kiểm soát công việc.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Tại một xí nghiệp áp dụng các biện pháp tăng NSLĐ như sau:
Biện pháp 1: Do đầu tư một số máy mới có công suất cao hơn máy cũ 30%. Máy mới được đưa vào áp dụng kể từ ngày 1/7/2003. Số công nhân áp dụng máy mới chiếm 20% so với tổng công nhân sản xuất.
Biện pháp 2: Do áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 nên đã giảm phế phẩm từ 15% xuống còn 15%
Biện pháp 3: Kề từ ngày 1/5/2003 do hợp lý hoá thao tác nên NSLĐ của công nhân tăng 15%. Số công nhân áp dụng biện pháp hợp lý chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số công nhân sản xuất.
Biện pháp 4: Do tăng tỷ trọng công nhân sản xuất trên tổng số công nhân viên nên NSLĐ cũng tăng. Biết rằng số công nhân trước khi áp dụng biện pháp 115, số công nhân viên 180 người. Sau khi áp dụng biện pháp số công nhân sản xuất là 150 người và số công nhân viên là 185 người.
Biện pháp 5: Áp dụng trả lương sản phẩm với sản phẩm đơn giá lương cao hơn, số ngày công từ 270 ngày/năm đã tăng lên 278 ngày/năm và giờ công từ 6giờ/ngày lên 7 giờ/ngày.
Hãy xác định tỷ lệ tăng NSLĐ của xí nghiệp trên sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai tap tinh huong.doc