Bài tập thực hành môn cơ sở dữ liệu 2

Tài liệu Bài tập thực hành môn cơ sở dữ liệu 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU 2 Người biên tập: Đậu Hải Phong $ Đề tài 1: Xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý nhập xuất tồn hàng hóa. Một công ty X cần quản lý việc nhập xuất tồn hàng hóa được mô tả như sau: Tất cả các hàng hóa đều được đánh mã để tiện theo dõi. Các hàng hóa này được phân loại thành những nhóm hàng. Các hàng hóa được nhập từ các nhà cung cấp thông qua hóa đơn nhập (hình 1). Hàng hóa sẽ được bán cho khách hàng thông qua hóa đơn xuất (hình 2). Các thông tin Nhà cung cấp, Khách hàng đều được ghi lại để tiện theo dõi. Hàng quý Nhân viên công ty đi kiểm kê để tính số dư cuối kỳ: quý, tên hàng, số lượng, thành tiền. Số HĐ:………… Ngày:………….. HÓA ĐƠN XUẤT Tên khach hang:……………………... Địa chỉ: ………………………………... STT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng tiền: ……... Người lập Hình 2: Mẫu hóa đơn xuất hàng Số HĐ:………… Ngày:………….. HÓA ĐƠN NHẬP Tên nhà cung cấp:……………………... Địa chỉ: ………………………………... STT Tên hàng Số lượng Đơn ...

doc15 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập thực hành môn cơ sở dữ liệu 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU 2 Người biên tập: Đậu Hải Phong $ Đề tài 1: Xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý nhập xuất tồn hàng hóa. Một công ty X cần quản lý việc nhập xuất tồn hàng hóa được mô tả như sau: Tất cả các hàng hóa đều được đánh mã để tiện theo dõi. Các hàng hóa này được phân loại thành những nhóm hàng. Các hàng hóa được nhập từ các nhà cung cấp thông qua hóa đơn nhập (hình 1). Hàng hóa sẽ được bán cho khách hàng thông qua hóa đơn xuất (hình 2). Các thông tin Nhà cung cấp, Khách hàng đều được ghi lại để tiện theo dõi. Hàng quý Nhân viên công ty đi kiểm kê để tính số dư cuối kỳ: quý, tên hàng, số lượng, thành tiền. Số HĐ:………… Ngày:………….. HÓA ĐƠN XUẤT Tên khach hang:……………………... Địa chỉ: ………………………………... STT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng tiền: ……... Người lập Hình 2: Mẫu hóa đơn xuất hàng Số HĐ:………… Ngày:………….. HÓA ĐƠN NHẬP Tên nhà cung cấp:……………………... Địa chỉ: ………………………………... STT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng tiền: ……... Người lập Hình 1: Mẫu hóa đơn nhập hàng Yêu cầu: Hãy thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu cho Hệ thống quản lý nhập xuất tồn. Thực hiện các bài tập theo các tuần. Tuần 1 1. Phân tích, thiết kế bài toán quản lý Nhập – Xuất – Tồn. 2. Tạo nhóm Server, Đăng ký Server, Tạo Database, Tạo bảng,…trong EM. Hướng dẫn sử dụng Query Analyzer: Kết nối, hủy kết nối, Ghi lại kết quả thành 1 tệp, các dạng hiển thị kết quả, một số lựa chọn, chuyển đổi database, ẩn hiện cây database, một số phím tắt,… 4. Cách sử sựng Book Online 5. Thực hiện một số câu truy vấn đơn giản: CSDL Northwind: cho biết danh sách sản phẩm đang bán, Danh sách khách hàng, Danh sách khách hàng ở USA, Chi tiết hóa đơn bán trong năm 1990. Tuần 2: 1. Tạo một cơ sở dữ liệu với tên là mã sinh viên của mình. (VD: A00820) 2. Tạo các bảng dữ liệu đã được thiết kế với CSDL Nhập Xuất Tồn. 3. Tạo một kiểu dữ liệu tên là ‘kieudienthoai’ có kiểu char(20) và cho phép NULL. 4. Tạo một bảng dữ liệu có tên là tblTest( ma int, ten varchar(30) not null) và thực hiện các công việc sau trên bảng tblTest: a. Thêm một trường email với kiểu Varchar(50). b. Thêm trường dienthoai với kiểu dữ liệu vừa tạo ‘kieudienthoai’ c. Sửa lại trường id là kiểu nguyên tự tăng 1 và bắt đầu từ 1 (IDENTITY). d. Thực hiện chèn thêm 2 bản ghi bất kỳ vào bảng tblTest và hiện thị để xem. 5. Viết một đoạn lệnh để kiểm tra đã tồn tại bảng tblHanghoa chưa. Nếu có rồi thì xóa đi để tạo tại. Sau đó thực hiện chèn hai bản ghi vào bảng. Ghi lại đoạn lệnh nay thành một tệp riêng với tên ‘doanma.sql’. 6. Dùng OSQL để thự hiện file ‘doanma.sql’. 7. Viết một đoạn mã lệnh T- SQL để thực hiện hiển thị danh sách nhân sự trong bảng Employees trong Northwind. Nếu country là USA thì hiển thị Mỹ, UK -> Anh, VN -> Việt Nam. 8. Xóa hết dữ liệu ở bảng tblTest đi bằng lệnh DELETE. Sau đó thêm 1 bản ghi mới, xem lại kết quả. 9. Xóa hết dữ liệu ở bảng tblTest đi bằng lệnh TRUNCATE. Sau đó thêm 1 bản ghi mới, xem lại kết quả. So sánh sự khác nhau. 10. Sửa lại địa chỉ email phong4u@yahoo.com thành phong4u@gmail.com Tuần 3 1. Thêm ràng buộc Default là ngày hiện tại vào ngày trong bảng tblHoadonnhap và bảng tblHoadonxuat. Nhập thử dữ liệu. 2. Thêm ràng buộc check cho trường điện thoại sao cho có dạng 2 số đầu là mã vùng đến dấu chấm và 7 số sau là số điện thoại nhà. Nhập thử dữ liệu để kiểm tra. 3. Xóa ràng buộc vừa tạo ở câu 2 đi. 4. Xóa bảng tblLoaihang đi và tạo đầy đủ khóa chính cho bảng. 5. Thêm ràng buộc khóa chính cho các bảng trong CSDL. 6. Thêm đầy đủ khóa ngoại cho các bảng. 7. Hãy tự lấy các ví dụ để trả lời các câu hỏi sau về khóa ngoại: a. Có thêm được vào bảng con những bộ dữ liệu mà chưa có ở bảng cha? b. Nếu dùng ON DELETE, ON CASCADE để tham chiếu thì điều gì xảy ra? c. Khi bảng con đã có dữ liệu sau đó mới tạo ràng buộc thì sao? d. Có xóa được bảng cha, con khi vẫn còn ràng buộc? e. Khi muốn xóa bảng cha khi còn ràng buộc thì sao? 8. Thêm trường Số chứng minh thư nhân dân cho bảng tblNhanvien và tạo ràng buộc duy nhất cho trường này. 9. Tạo giá trị mặc định có giá trị là ‘khong ro’. Sau đó gán tên mặc định đó cho trường tenhang trong tblHanghoa. 10. Tạo một Rule chỉ cho phép ngày nhỏ hơn ngày hiện tại. Sau đó gán cho trường ngày trong bảng tblHoadonnhap, tblHoadonxuat. Tuần 4 1. Tạo một index không cho phép người sử dụng nhập số điện thoại, email,… trùng nhau của nhà cung cấp, khách hàng. 2. Tự lấy ví dụ để cho biết sự khác nhau về việc sắp xếp dữ liệu giữa: Clustered và NonClustered. 3. Tạo Clustered cho mã hàng trong bảng tblHanghoa. Cho biết điều gì xảy ra? Tại sao? 4. Tạo NonClustered Index cho cột ngày trong bảng tblHoadonnhap, tblHoadonxuat. 5. Xóa Index Unique cho cột điện thoại của bảng tblNhacungcap. 7. Cho biết thông tin chi tiết các hóa đơn nhập được thực hiện trong ngày 01/01/2005. 8. Cho biết thông tin chi tiết các hóa đơn xuất cho khách hàng có tên “Bùi Tiến Dũng”. 9. Cho biết thông tin khách hàng và mã các hóa đơn nhập nếu có. 10. Cho biết thông tin: mã, họ tên, số điện thoại của tất cả Nhà cung cấp và Khách hàng. 11. Cho biết những Nhà cung cấp chưa cung cấp hàng lần nào. 12. Hiển thị ngày nhập hàng gần nhất. 13. Chuyển toàn bộ thông tin tương ứng trong bảng tblNhacungcap có mã bắt đầu là ‘K’ sang bảng tblKhachhang. 14. Cho biết số lần mua hàng của khách có mã là ‘DHP’ 15. Viết một đoạn lệnh sử dụng con trỏ để hiển thị danh sách khách hàng. Nếu khách hàng đã mua 10 lần thì thông báo được khuyến mại 100 USD, mua 20 lần khuyến mại 200 USD. Tuần 5 1. Cho biết doanh số xuất của từng mặt hàng trong tháng 6 tháng đầu năm nay. 2. Cho biết mặt hàng có doanh số xuất lớn nhất. 3. Cho biết mặt hàng có tổng doanh số lớn hơn 100. 4. Cho biết đơn giá nhập trung bình của từng mặt hàng nhập. 5. Cho biết báo cáo chi tiết về số lượng theo từng loại hàng, từng mặt hàng, tổng tất cả. 6. Cho biết thành tiền của từng mặt hàng theo từng hóa đơn và tổng tiền của từng hóa đơn. 7. Tạo view: Hiện thông tin về hoá đơn nhập: Ngày, diễn giải, tổng tiền trong tháng hiện tại được sắp xếp theo ngày. 8. Tạo view: Cho biết thông tin nhân viên chưa nhập hàng bao giờ. 9. Tạo và mã hóa view: Cho biết thông những mặt hàng chưa được xuất trong năm hiện tại. 10. Tạo view: cho biết danh sách mặt hàng thuộc loại ‘L01’, có sử dụng WITH CHECK OPTION. Sau đó chèn thử một bản ghi vào view này. 11. Tạo một giao dịch đảm bảo thực hiện thành công 2 công việc: Xóa loại hàng ‘L01’ trong bảng tblLoaihang; thêm 1 bản ghi vào tblHanghoa. Nếu một trong bị lỗi thì hủy cả 2 công việc đi và thông báo lỗi. 12. Xây dựng giao dịch đảm bảo việc xuất của một hàng hóa bất kỳ không vượt quá số lượng tồn còn lại. Tuần 6: 1. Dùng BCP để xuất bảng tblHanghoa ra thành file text Hanghoa.txt. 2. Dùng Export bảng tblHanghoa ra database của Access. Sau đó truy xuất tất cả thông tin bảng tblLoaihang trong SQL Server và bảng tblHanghoa trong Access. 3. Viết thủ tục chèn dữ liệu cho các bảng dữ liệu (có dùng các giá trị mặc định) 4. Viết thủ tục hiển thị số lượng tồn của một hàng hóa bất kỳ. 5. Viết hàm trả về số lượng tồn của một hàng bất kỳ. 6. Viết hàm trả về danh sách lượng hàng tồn của một loại hàng bất kỳ. 7. Viết hàm cho biết thông tin chi tiết các hóa đơn bán trong một khoảng thời gian bất kỳ. Tuần 7: 1. Giả sử hai bảng tblHanghoa và tblLoaihang chưa có tham chiếu với nhau. Hãy xây dựng trigger để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu giống như đã tạo tham chiếu khóa ngoại(không được cập nhật vào bảng con giá trị ở bảng cha chưa có, không được xóa cha khi vẫn còn con, không được sửa cha khi vẫn còn con). 2. Dựa trên ý tưởng trên hãy xây dựng trigger giống ràng buộc khóa ngoại có ON DELETE, ON CASCADE. 3. Giả sử có 2 bảng tblHoadonnhap, tblHoadonnhapgoc có cấu trúc giống hệt nhau. Nhưng bảng tblHoadonnhap chỉ lưu trữ các bản ghi trong tháng hiện tại, bảng tblHoadonnhapgoc – lưu trữ tất cả hóa đơn nhập. Hãy xây dựng trigger đảm bảo các tính chất sau: bảng tblHoadonnhap chỉ chấp nhập hóa đơn được thực hiện trong tháng hiện tại. Nếu không phải tháng hiện thì không cho phép nhập và thông báo cho người sử dụng biết. Sau khi cập nhật: INSERT, UPDATE, DELETE ở bảng tblHoadonnhap thì cũng có thao tác tương ứng với bảng tblHoadonnhapgoc. 4. Xây dựng trigger không cho phép người sử dụng xuất quá số lượng tồn. 5. Giả sử cơ sở dữ liệu về Quản lý nhập xuất tồn có các nhóm, người sử dụng như sau: Các Account trên Window 2000: Admin, Phong, Tuan có quyền quản trị. Tất cả mọi người chỉ có quyền đọc tất cả các bảng. Các user: sb, sc, sd không có quyền INSERT, UPDATE, DELETE bảng hóa đơn nhập, chi tiết hóa đơn nhập, hóa đơn xuất, chi tiết hóa đơn xuất. Hãy tạo các nhóm, role, user để đảm bảo quyền trên. Tuần 8: 1. Sử dụng công cụ PLATIUM ERWIN thiết kế và tạo ra CSDL. 2. Tạo một ứng dụng bằng ASP kết nối với SQL SERVER 2000 để tạo các giao diện cập nhật cho các bảng: Hóa đơn nhập, Chi tiết hóa đơn nhập. 3. Xây dựng giao diện cho phép người sử dụng xem lượng tồn theo quý và theo loại hàng. Tuần 9: 1. Tổ chức thi điều kiện trên 2 giờ thực hành. 3. Ôn tập cho thi thực hành trên 3 giờ lý thuyết. Phần 2: Ôn tập T-SQL. Thực hiện các công việc sau trên Query Analyzer: Tạo CSDL với tên MSV(với mã sinh viên của mỗi người) Tạo các bảng dữ liệu trên với kiểu dữ liệu và các ràng buộc tương ứng Thêm cột AutoID vào bảng Nhân viên sau đó thêm một số bản ghi và cho hiển thị xem dữ liệu. Xóa cột AutoID trong bảng Nhân viên đi. Hiển thị các hóa đơn nhập trong khoảng từ 10 ngày trước trở lại đây. Cho biết danh sách các mặt hàng của nhà cung cấp có mã là =’DHP’. Cho biết tổng tiền của hóa đơn xuất ‘HD001’. Cho biết thông tin về hóa đơn nhập và tổng tiền theo từng hóa đơn. Cho biết tên nhà cung cấp, tổng tiền theo từng nhà cung cấp. Cho biết những nhà cung cấp có tổng tiền lớn hơn 1000. Cho biết những hóa đơn xuất trong tháng 02 năm 2004. Tìm những nhà cung cấp có họ là ‘Bill’. Hãy cho biết số lượng nhập,xuất, tồn theo từng loại hàng hóa trong khoảng thời gian từ 01/01/2005 đến 31/03/2005. (sử dụng bảng tạm) Hãy sửa lại giá của tất cả mặt hàng ‘H01’ bằng giá trung bình của mặt hàng ‘H02’. Cho biết tổng tiền của từng hóa đơn và tổng tiền của tất cả hóa đơn. (WITH CUBE). Cho biết tổng tiền theo từng loại hàng hóa theo từng hóa đơn và tổng tiền của tất cả hàng hóa đó (WITH ROLLUP). Cho biết thông tin chi tiết từng hóa đơn và cho biết tổng từng cột số lượng, đơn giá, thành tiền. (COMPUTE) Phần 3: Tạo View và tệp chỉ mục Tạo View: Cho biết thông tin về người cung cấp: Tên nhà cung cấp, điện thoại Hiện thông tin về hoá đơn nhập: Ngày, diễn giải, tổng tiền trong tháng hiện tại. Và được sắp xếp theo ngày. Cho biết thông tin nhân viên chưa nhập hàng bao giờ. Cho biết thông những mặt hàng chưa được xuất trong năm hiện tại. Hiển thị thông tin hoá đơn xuất: ngày, số hđ, mã hàng, số lượng trong tháng 11. (không sử dụng With Check Option) Hiển thị thông tin hoá đơn xuất: ngày, số hđ, mã hàng, số lượng trong tháng 11. (có sử dụng With Check Option) Thực hiện thao tác cập nhật dữ liệu vào trường ngày=’29/03/2004’ cho một mã hoá đơn bất kỳ trong view của câu e, f. sau đó cho biết điều gì xảy ra. Tạo lại view cho câu a,b nhưng đã được mã hóa. (With Encription) Xem lại nội dung view của câu a đã mã hoá và câu a chưa mã hoá. Tạo tệp chỉ mục: Tạo 2 bảng: tblTest1, tblTest2 giống nhau gồm có các trường sau: ids int(4) , names varchar(20). Có cùng nội dung. Tạo một Clustered index theo names cho tblTest1. Tạo một NonClustered index theo names cho tblTest2. Xem lại nội dung 2 bảng. Chèn thêm 1 bản ghi mới cho 2 bảng. Sau đó xem lại và hãy cho biết sự khác biệt. Tạo một Clustered index cho tên nhà cung cấp. Sau đó xem lại bảng Nhà cung cấp. Tạo một NonClustered index cho ngày nhập. Sau đó xem lại bảng hoá đơn nhập. Tạo một index không cho phép người sử dụng nhập số điện thoại trùng nhau của nhà cung cấp. Tạo Clustered cho mã nhà cung cấp. Điều gì diễn ra? Tại sao? Xoá Clustered, NonClustered index vừa tạo đi. Phần 4: Khóa và ràng buộc dữ liệu: Giả sử bảng loại hàng chưa có trường làm khóa. Hãy tạo trường maloai làm khóa cho bảng loại hàng. Hãy thêm trường email vào bảng Nhà cung cấp với điều kiện email là duy nhất. Giả sử trường Username trong bảng nhân viên chưa duy nhất. Hãy tạo ràng buộc duy nhất cho trường Username. Tạo ràng buộc kiểm tra tất cả các trường số lượng, đơn giá trong 2 bảng chi tiết hóa đơn xuất và chi tiết hóa đơn nhập phải lớn hơn 0. Tạo giá trị mặc nhiên cho trường ngày nhập, ngày xuất. Thiết lập quy tắc (Rules) cho ngày nhập và ngày xuất chỉ cho phép nhập và xuất trong ngày hiện tại. Hãy nhập 1 bản ghi trái quy luật trên. Cho biết điều gì xảy ra? Thực hiện thao tác xóa Rule vừa tạo. Tạo giá trị mặc nhiên sau đó gán cho trường đơn giá của hóa đơn nhập và hóa đơn xuất. Nhập một bản ghi nhưng không đưa giá trị vào trường gán giá trị mặc nhiên. Cho biết điều gì đã xảy ra? Xóa giá trị mặc nhiên vừa tạo. Phần 5: Kịch bản (Script) và bó (Batch) Tạo 1 Script thực hiện các công việc sau: Kiểm tra xem đã có database là tmp_Masv. Nếu có rồi thì xoá đi và tạo mới. (dùng bảng sysdatabases) Tạo 2 bảng: Test1(id1,name1); Test2(id2,name2) Nhập mỗi bảng 2 bản ghi Lưu lại đoạn mã này với tên là Script.txt (để làm việc với câu sau) Xoá Database vừa tạo đi. Tạo một kịch bản tính và in ra số lượng: Nhập, Xuất, Tồn những hàng hóa của loại hàng có mã ‘L01’ Hãy tạo một kịch bản cho biết số lượng nhập,xuất, tồn theo từng loại hàng hóa trong khoảng thời gian từ 01/01/2005 đến 31/03/2005. Tạo 1 kịch bản hiện thị ra 10 mặt hàng bán chạy nhất trong năm hiện tại. Tạo một kịch bản tính và in ra tổng tiền nhập, xuất của 1 hàng hoá có mã là H001. In ra số lượng bản ghi của bảng tblHoadonnhap (dùng hàm @@rowcount) In ra tên Server đang dùng. (@@SERVERNAME) Tạo ra 1 bảng có tên là Test1(ids int identity(1,1), names varchar(30)). Sau đó nhập 3 bảng ghi, xoá bản ghi cuối cùng đi, lại thêm 1 bản ghi. Hãy cho biết số ids cuối cùng là số mấy (dùng hàm @@identity). Giả sử ta đã có 1 script được lưu ở câu 2. Hãy thực hiện script đó ở cửa sổ DOS với câu lệnh osql –U – P –d –Q –i Tạo 1 biến @tenbang=tblLoaihang. @sSQL=’SELECT * FROM ’ + @tenbang. Sau đó thực hiện biến @sSQL bằng câu lệnh EXEC. Phần 6: Thủ tục thường trú (Stored Procedure - SP) Tạo các thủ tục nhập dữ liệu cho tất cả các bảng với các tham số truyền từ bên ngoài vào. (sp_Insert_tenbang ). Nếu tham số truyền vào cho khoá không được Null hoặc rỗng nếu sai thông báo lỗi. Tạo thủ tục cập nhật dữ liệu cho tất cả các bảng với các tham số truyền vào như sau: sp_Update_tenbang , Phần 6: Giao dịch và khóa (tiếp) Viết một đoạn chương trình (script) để xóa loại hàng có mã ‘L01’ vào bảng tblLoaihang, chèn thêm 1 hàng hóa vào bảng tblHanghoa. Nếu thực hiện thành công thì thông báo đã hoàn thành. Nếu 1 trong 2 thao tác không thành công thì chỉ rõ thao tác đó và quay trở về trạng thái ban đầu. (tham khảo trong @@ERROR) Cập nhật một hóa đơn xuất có tiến trình như sau: cập nhật tiêu đề vào bảng tblHoadonxuat, tiếp theo cập nhật vào bảng tblChitietHDX. Nếu số lượng xuất lớn hơn số lượng tồn(tính đến thời điểm ngày viết hóa đơn xuất) thì chỉ nhập bằng số lượng tồn. Nếu có lỗi quay lại từ đầu. Khóa: xem ví dụ trong SET TRANSACTION ISOLATION LEVEL. Phần 7: Bẫy lỗi – Trigger (tiếp) Tạo 1 Trigger để sau khi INSERT vào bảng tblHanghoa xong thì thông báo đã hoàn thành. (FOR AFTER).Xem lại bảng Hanghoa. Tạo 1 Trigger để sau khi INSERT vào bảng tblHanghoa xong thì thông báo đã hoàn thành. (INSTEAD OF).Xem lại bảng Hanghoa. Cho biết kết quả có già khác nhau?? Giả sử trong trường hợp phiếu nhập và phiếu xuất của chúng ta trong 1 ngày có rất nhiều. Do đó ta dùng cách có 1 bảng gốc và một bảng lưu các chúng từ theo ngày. Hay nói một cách khác là 2 bảng này có quan hệ 1-1. Xuất phát từ những yêu cầu đó ta xây dựng 1 trigger để khi INSERT, UPDATE, DELETE thì cũng thay đổi ở bảng còn lại. Chú ý: nếu các thao tác không thực hiện bị lỗi thì quay lại từ đầu. Tạo 1 trigger kiểm tra việc xóa của bảng Loaihang nếu còn loại đó ở bảng Hanghoa thì báo lỗi và quay lại luôn. (giả sử chưa có constraint) Tạo 1 trigger: nếu cập nhật vào trường maloai mà mã loại đó đang tồn tại trong bảng Hanghoa thì báo lỗi và quay lại ban đầu. Phần 8: Các chuyển tác và truy vấn phân tán Phần 9: Một số phương pháp truyền dữ liệu – BCP & DTS Giả sử có 1 file text chứa các dòng danh sách về mã loại, tên loại được cách nhau bằng dấu tab. Hãy import file text này vào bảng tblLoaihang. Hãy Export bảng Hàng hoá ra file có tên là tblHanghoa.txt o C:\ Thực hiện Export toàn bộ bảng của CSDL sang Access. (DTS Wizard) Thực hiện Import một số bảng ở Access vào CSDL của mình. (DTS Wizard) Thực hiện Import từ CSDL của người này sang người khác(Lưu lại package này). Mở phần Data Transformation Services\Local Packages. Xem lại package vừa tạo. Tương tự như Pagekage ở câu 6. Hãy tạo 1 pagekage để import từ 1 Sheet từ Excel vào database của mình. Phần 10: Bảo mật – Security Tạo ra 1 user với tên là mã sinh viên của mình sau đó gán quyền truy cập, quyền thực thi cho User đó trên 1 số bảng nào đó. Cho User đó có quyền hoặc không có quyền tạo thủ tục, view,… Sử dụng Enterprise để tạo User sau đó xem các Role trong Server, trong CSDL. Tạo ra 1 Role mới và gán quyền cho Role. Sau đó đưa User vào làm thành viên của Role. Phần 11: Sao lưu và Phục hồi dữ liệu – Backup and Restore 1. Phần 12: Thiết lập công việc tư động Tạo thông tin người quản lý(operator) để có thông tin gì thì sẽ thông báo. C1: Managerment\Operator\RC – New Operator C2: sp_add_operator… Một số thủ tục liên quan: sp_help_operator, sp_update_operator, sp_delete_operator Tạo Jobs và Task: C1: Managerment\Jobs\RC – New Job C2: Cần thực hiện 3 thủ tục sau: sp_add_job, sp_add_job_step, sp_add_jobschedule. Một số thủ tục liên quan: sp_delete_job, sp_update_job, … Phần 13: Hướng dẫn bài tập lớn: Lập trình VB với SQL Server 2000 Kiến thức cần lắm rõ: Kết nối với SQL Server: ‘Tạo xâu kết nối Dim gsConn as String gsConn = "Provider=SQLOLEDB.1;Persist Security=False; UID=sa;PWD=sa;Initial Catalog=Library;Server=Datasrv;" Trong đó: Provider=SQLOLEDB.1; – Nguyên tắc kết nối với SQL Server Persist Security=False; - Kết nối thông qua Account của SQL Server; UID=sa; - User=sa; PWD=sa; - Pass=sa nếu không có thì thôi. Initial Catalog=Library;- Tên database là Library; Server=Datasrv; - Tên Server; ‘Khai báo biến kết nối Public Conn as ADODB.Connection ‘Khởi tạo kết nối với CSDL Set Conn = New ADODB.Connection ‘Thực hiện kết nối Conn.Open gsConn Thực thi các công việc với SQL Server: Thực hiện kết nối với bảng dữ liệu kết quả trả về là các bản ghi: Dim sSQL String Dim Rs as ADODB.Recordset Set Rs = New ADODB.Recordset ‘Thực hiện mở bảng sSQL=”SELECT * FROM tblHanghoa” – Mở với bảng hàng hóa hoặc sSQL=”SELECT * FROM vw_Nhapthang4” – Mở view tên vw_Nhapthang4 hoặc sSQL=”SELECT * FROM fnt_Tinhton(‘L01’)” – Mở bẳng do hàm fnt_Tinhton tạo ra với tham số truyền vào là ‘L01’ Rs.Open sSQL, Conn,2,2 =>Sau khi đã mở thành công ta có một số thao tác sau: + Rs.RecordCount – Số lượng bản ghi + Rs.MoveFirst – Nhảy về bản ghi đầu tiên + Rs.MoveLast – Nhảy về bản ghi cuối cùng + Rs.MoveNext – Nhảy về bản ghi tiếp theo + Rs.MovePrevious – Nhảy về bản ghi trước đó + Rs(“Mahang”) – Lấy giá trị mã hàng trong bản ghi hiện tại + Rs.EOF - Trả về True nếu đang ở bản ghi cuối, False chưa cuối. + Rs.BOF - Trả về True nếu đang ở bản ghi đầu, False chưa đầu. + Rs.Close – Đóng bảng đang mở. + Set Rs = Nothing - Gán Rs về trạng thái trống. Thực hiện các phát biểu INSERT, DELETE, UPDATE, CREATE, STORE PROCEDURE,… sSQL=”INSERT INTO tblHanghoa(mahang,tenhang,maloai) sSQL=sSQL+” VALUES (‘H01’,’Hang so 1’,’L01’)” hoặc sSQL=”sp_Insert_Hanghoa ‘H01’,’Hang so 1’, ‘L01’ ” ‘ Thực hiện xâu sSQL Conn.Execute sSQL * Kinh nghiệm thực thi với xâu sSQL trong VB - Ấn F9 vào các dòng lệnh thực thi sSQL, sau đó cho VB thực hiện chương trình sẽ dừng ở dòng thực thi. - Ấn Ctrl + G ở cửa sổ Immediate gõ ?sSQL để hiển thị xâu sSQL và cho vào Query Analyzer để thực hiện thử xem đã đúng chưa? Nếu thực hiêun được ở Query Analyzer thì thực hiện được ở VB. Yêu cầu một số chức năng chính ở trong bài tập lớn. Hệ thống: Backup database, Restore database, (viết bằng thủ tục), Thoát khỏi c.trình. Cập nhật: các form cập nhật cho các bảng(sử dụng các store procedure, trigger,..) Báo cáo: các form liệt kê các kết quả tính toán dữ liệu ví dụ như tình trạng nhập xuất tồn,.. sử dụng các view, funcction,.. Phân quyền: Tạo User, Phân quyền trong Server, Database,…(chú ý: phải có form login để truy cập vào các User đã tạo,..) Trợ giúp: nếu có PHỤ LỤC: Một số Store Procedure: STT Tên Store Procedure Ý nghĩa 1 sp_bindrule ‘Tên Rule’,’Tên bảng.Tên trường’ Gán rule cho trường 2 sp_unbindrule ’Tên bảng.Tên trường’ Loại bỏ rule khỏi trường 3 sp_binddefault ‘Tên default’, ’Tên bảng.Tên trường’ Gán Default to trường 4 sp_unbinddefault ’Tên bảng.Tên trường’ Loại bỏ Default khỏi trường 5 sp_helptext Xem nội dung tên đối tượng 6 1. Bảng Loại hàng: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú Maloai Varchar 3 PK Tenloai Varchar 30 2. Bảng Hàng hóa: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú Mahang Varchar 6 PK Maloai Varchar 3 FK Tenhang Varchar 50 3. Bảng Nhà cung cấp: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú MaNCC Varchar 10 PK TenNCC Varchar 30 Diachi Varchar 100 Dienthoai Varchar 15 4. Bảng Nhân viên : Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú MaNV Varchar 10 PK TenNV Varchar 30 UseName Varchar 20 Password Varchar 20 5. Bảng Hóa đơn nhập: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú MaHD Varchar 10 PK Ngay Datetime MaNCC Varchar 10 FK MaNV Varchar 10 FK Diengiai Varchar 100 6. Bảng Chi tiết hóa đơn nhập: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú MaHD Varchar 10 PK Mahang Varchar 6 PK,FK Soluong SmallInt 6 Dongia Float 7,1 7. Bảng Hóa đơn xuất: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú MaHD Varchar 10 PK Ngay Datetime MaNV Varchar 10 FK Diengiai Varchar 100 8. Bảng Chi tiết hóa đơn xuất: Tên trường Kiểu Độ rộng Khoá Ghi chú MaHD Varchar 10 PK Mahang Varchar 6 PK,FK Soluong SmallInt 6 Dongia Float 7,1 View Full Version : Hướng Dẫn Cài Đặt SQL Server 2000 HermesNIIT 07-06-2007, 02:05 AM Một công cụ quan trọng để học Quarter 3 là việc sử dụng SQL Server 2000. Để có thể sử dụng SQL thành thạo cần thực hành nhiều và điều đầu tiên là chúng ta nên cài đặt 1 SQL Server tại nhà để tiện cho việc thực hành bài tập cũng như thực hiện các thao tác định nghĩa trong bài học. Dưới đây là các bước hướng dẫn cài đặt SQL Server 2000, hi vọng sẽ giúp ích được các bạn phần nào trong việc học của mình ^)^ :) Đầu tiên chúng ta cần bộ phần mềm SQL Server 2000 (Cái này các bạn có thể tìm trên mạng hoặc ra cửa hàng mua 1 cái đĩa về cài :) ) Khi đưa đĩa CD vào thì chương trình Autorun sẽ chạy ra hộp thoại như sau: Ta chọn cài đặt SQL Server 2000 Components Sau khi chọn cài đặt SQL Server 2000 Components thì xuất hiện hộp thoại sau: Ta chọn Install Database Server Quá trình cài đặt sẽ được tiến hành bình thường đến khi xuất hiện hộp thoại sau: Ta chọn Local Computer ==> Next Lưu ý ở đây ta chọn cài cả Server và Client mới có thể làm việc được (Server and Client Tools) :) ==> Next Ở bước này nên chọn là Use the Local System account, nếu máy nằm trong domain có thể dùng account domain để xác thực. ==> Next Tại bước này phải chọn là Mixed mode … và nhập Password vào, phải nhớ lấy password này vì nó chính là chìa khoá cho phép ta kết nối với Database Server. Password nhập ở đây là dành cho account sa (Tên đăng nhập là sa = System Administrator). ==> Next cho đến Finish Như vậy là quá trình cài đặt đã hoàn tất. Bây giờ các bạn có thể tự thực hiện một số cấu lệnh và thực hành bài tập 1D trong sách Implementing Relational Database Design cuốn 2 phần Retrieving and Maintaining Data. Đầu tiên ta mở Query Analyzer lên để tạo Database. Hiển thị cửa sổ làm việc của Query Analyzer Nhập password lúc cài vào và nhớ tên user là sa, tên SQL Server cứ để là dấu chấm (.) nhé :). Khi đã đăng nhập được rồi mở lần lượt từng file tạo database ra (ở đây lấy ví dụ là bài tập 1D nên ta dùng 2 CSDL là GLOBALTOYZ.SQL và RECRUITMENT.SQL (2 cái này có trong Threat "Database của Quarter 3", vào đó lấy về nhé :) ) Sau khi Open ra có đoạn Cript sau: Dùng nút Run chạy nó (hoặc nhấn phím F5) Khi đã chạy nó rồi kiểm tra xem có thành công không bằng cách xem drop down menu có tên database Recruitment và GlobalToyz chưa? Nếu chạy được cả hai rồi thì ta bắt đầu làm bài tập đầu tiên với các câu lệnh SELECT đơn giản :) Chúc may mắn!!! CHÚ Ý: CẦN PHẢI PHÂN BIỆT ĐƯỢC KHÁI NIỆM SQL VÀ SQL SERVER SQL chính là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (Structure Query Language) SQL Server là một DBMS (Database Management System) là một chương trình quản lý cơ sở dữ liệu. Nó cho phép chúng ta giao tiếp với CSDL thông qua các câu lệnh truy vấn SQL. Ngoài SQL Server của hảng Microsoft còn có những DBMS khác như Oracle, MySQL, PostgreSQL, DB2, Informix, Derby (ClouseScape), … Khi có ai hỏi ‘Ờ nhà bạn cài cái gì để thực hành’ đừng trả lời là ‘Mình cài SQL’ - như thế thì không ai biết được là bạn cài cái gì mà phải nói là ‘Mình cài SQL Server 2000’ thì mới chính xác. Chúc mọi người học tốt. :) Phạm Hồng Thanh - NIIT VietNam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập thực hành môn cơ sở dữ liệu 2 - Biên tập- Đậu Hải Phong.doc