Tài liệu Bài tập thực hành Mô hình hóa môi trường (Phần 2): 81
4. BÀI THỰC HÀNH 4. TÍNH TOÁN Ô NHIỄM CHO TRƯỜNG HỢP
NHIỀU NGUỒN THẢI
Tính toán phân bố ô nhiễm trong bài thực hành 5 áp dụng cho phạm vi thời gian dài
hạn được thực hiện cho một nguồn thải. Bên cạnh đó, khi tính toán hay dự báo mức ô nhiễm
cho một vùng nào đó cần phải tính được sự phân bố nồng độ tức thời hay dài hạn cho nhiều
nguồn thải. Về phương pháp tính cho nhiều nguồn được trình bày trong tài liệu [2].
4.1. Mục tiêu
Mục tiêu của bài thực hành – làm quen với các bước tính toán sự phân bố ô nhiễm
trong môi trường không khí trên một vùng cho nhiều nguồn thải cả trường hợp tức thời lẫn
trung bình trong một phạm vi thời gian dài.
4.2. Mô tả phương pháp
Quy tắc chung tính toán nồng độ tức thời hay trung bình cho nhiều nguồn thải được
trình bày trong [1]-[4]. Cũng giống như bài thực hành 3, để tính toán nồng độ trung bình cho
thời gian ngắn, như trung bình ngày đêm hay lâu hơn cần đơn giản hóa vấn đề bằng cách giả
thiết rằng trong từng mùa nhất định, h...
97 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập thực hành Mô hình hóa môi trường (Phần 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81
4. BÀI THỰC HÀNH 4. TÍNH TOÁN Ô NHIỄM CHO TRƯỜNG HỢP
NHIỀU NGUỒN THẢI
Tính toán phân bố ô nhiễm trong bài thực hành 5 áp dụng cho phạm vi thời gian dài
hạn được thực hiện cho một nguồn thải. Bên cạnh đó, khi tính toán hay dự báo mức ô nhiễm
cho một vùng nào đó cần phải tính được sự phân bố nồng độ tức thời hay dài hạn cho nhiều
nguồn thải. Về phương pháp tính cho nhiều nguồn được trình bày trong tài liệu [2].
4.1. Mục tiêu
Mục tiêu của bài thực hành – làm quen với các bước tính toán sự phân bố ô nhiễm
trong môi trường không khí trên một vùng cho nhiều nguồn thải cả trường hợp tức thời lẫn
trung bình trong một phạm vi thời gian dài.
4.2. Mô tả phương pháp
Quy tắc chung tính toán nồng độ tức thời hay trung bình cho nhiều nguồn thải được
trình bày trong [1]-[4]. Cũng giống như bài thực hành 3, để tính toán nồng độ trung bình cho
thời gian ngắn, như trung bình ngày đêm hay lâu hơn cần đơn giản hóa vấn đề bằng cách giả
thiết rằng trong từng mùa nhất định, hè hoặc đông, cấp ổn định của khí quyển có thể thay đổi
xung quanh một cấp trung bình nào đó và ta chỉ tính toán đối với cấp ổn định trung bình ấy.
Ngoài ra, các cấp vận tốc gió có thể được thay thế bằng trị số vận tốc gió trung bình
uTB(a) trên một hướng a nào đó cùng với tần suất xuất hiện của gió P(a) còn có tần suất lặng
gió Plặng. Phương pháp tính toán tần suất này được trình bày trong bài thực hành 3. Lưu ý rằng
thực tế đo đạc tại nhiều trạm quan trắc khí tượng tại các tỉnh thành Việt Nam cho thấy tại
nhiều tỉnh thành thời gian lặng gió có những tháng chiếm trên 50% khoảng thời gian quan
trắc. Bên cạnh đó phương pháp Gauss – Pasquill không cho phép tính toán trường hợp lặng
gió do vậy để tính toán nồng độ trung bình nên dựa vào phương pháp Berliand ứng với cả hai
trường hợp: có gió và lặng gió. Các mô hình tính toán thực tế đã được thực hiện trong /[1]/.
Trong mục này xem xét ứng dụng mô hình Berliand cho trường hợp nhiều nguồn thải với thời
gian tính tức thời hay trung bình.
82
Chuẩn bị các thông số đầu vào: gồm ba nhóm dữ liệu chính. Nhóm thứ nhất gồm:
chiều cao, đường kính ống khói; nhóm thứ hai - các thông số phát thải: lưu lượng khí thải L
(m3/s) hoặc vận tốc luồng khí phụt ra W0(m/s), tải lượng chất ô nhiễm cần tính M (g/s), nhiệt
độ của khói thải Tr (ºC); nhóm thứ ba – các thông số khí tượng đo được tại trạm khí tượng
gần nhất với khu vực được lựa chọn cho tính toán, nếu tính tức thời cần: vận tốc gió ở độ cao
10 m (m/s), nhiệt độ của khí quyển tại mặt đất Tk (0C), hệ số lưu ý tới sự biến đổi tốc độ gió
theo độ cao n, nhiệt độ của khí quyển tại mức 850 HPa Tk 850 (0C), thời điểm của kịch bản (t0),
nhiệt độ khí quyển tại độ cao 2 m T k,2 (0C), nhiệt độ khí quyển tại độ cao 0,5 m T k,0.5 (0C), hệ
số phạm vi khuếch tán rối ngang k0 (m), hệ số khuếch tán rối đứng tại độ cao 1 m so với mặt
đất k1 (m2/s) tại thời điểm cần tính. Nếu tính trung bình cần chuỗi số liệu đo đạc theo thời
gian các tham số kể trên. Ngoài ra gia tốc trọng trường được chọn g = 9,81 m/s2. Với bụi
nặng cần thêm khối lượng riêng của hạt bụi rp (g/cm3) và bán kính của hạt bụi rp(mm).
4.2.1. Công thức tính toán nồng độ do nhiều nguồn thải
Công thức tính toán ảnh hưởng của ô nhiễm do nhiều nguồn thải gây ra cho một vùng
được thể hiển bởi công thức :
( ) ( ) ( )
1 1
[ ]
n m
xy tong lang lang i i
i
C P C k Ca a
a= =
= +å å
- Cxy(tổng) - nồng độ tổng cộng trung bình do n nguồn thải gây ra tại điểm tính toán;
- Clặng(i) -nồng độ tức thời do nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tính toán khi lặng gió;
- Ca(i) - nồng độ tức thời do nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tính toán khi có gió thổi theo
hướng a ứng với vận tốc gió trung bình trên hướng đó và độ ổn định trung bình của khí
quyển trong suốt khoảng thời gian tính toán trị số trung bình (ngày đêm, tháng hoặc năm);
- m là số hướng gió.
4.2.2. Chuẩn bị số liệu cho tính toán
83
Tính toán ô nhiễm cho một vùng gồm nhiều nguồn thải đòi hỏi phải chuẩn bị các nhóm
số liệu về nguồn thải và khí tượng. Mẫu số liệu cần thu thập với nguồn thải được xác định
trong Bảng 4-1, trong đó cần chỉ ra số lượng nguồn thải tham ra tính toán cùng chiều cao,
đường kính, đặc biệt là tọa độ (hệ tọa độ UTM), mẫu số liệu khí tượng cần thu thập được xác
định trong Bảng 4-2, trong đó chỉ rõ thời điểm số liệu được ghi nhận cùng nhiệt độ, hướng
gió và vận tốc gió.
Bảng 4-1. Các dữ liệu về nguồn thải cần cho tính toán
STT Tên Chiều cao (m) Đường kính (m) Tọa độ X Tọa độ Y
1 OK01 10 0,4 401258,71 1208907,03
2 OK02 8 0,3 401145,14 1207886,82
3 OK03 18 0,6 402558,70 1208564,86
4 OK04 8 0,3 403012,67 1208345,55
5 OK05 8 0,3 402602,01 1208362,95
Bảng 4-2. Chuỗi số liệu khí tượng đo đạc được theo thời gian
Số
thứ
tự
Ngày tháng
năm
Thời
điểm
Nhiệt độ
không khí
(0C)
Nhiệt
độ 2m
(0C)
Nhiệt
độ 0,5
m (0C)
Vận tốc
gió
(m/s)
Hướng
gió
1 1/1/2007 1 26,2 26,6 27,2 0 Lặng gió
2 1/1/2007 7 26 26,1 26,4 1 Đông
3 1/1/2007 13 30,1 30,5 31,3 0 Lặng gió
4 1/1/2007 19 27,7 28 28,5 1 Đông
5 2/1/2007 1 26,3 26,6 27,2 1 Tây Nam
6 2/1/2007 7 25,8 26 26,5 0 Lặng gió
7 2/1/2007 13 30,9 31,5 32 1 Tây
8 2/1/2007 19 29,6 30 30,5 2 Tây Bắc
9 3/1/2007 1 27,1 27,5 27,6 0 Lặng gió
10 3/1/2007 7 26,1 26,5 27 2 Đông Bắc
11 3/1/2007 13 31,4 32 32,3 1 Nam
12 3/1/2007 19 27,3 27,6 28,2 2 Tây Nam
13 4/1/2007 1 26,4 26,8 27,2 0 Lặng gió
14 4/1/2007 7 25,8 26,0 26,7 0 Lặng gió
15 4/1/2007 13 31,6 32 32,5 1 Đông
84
16 4/1/2007 19 29,6 30 30,5 1 Đông
Thông tin được chỉ ra trong Bảng 4-1, Bảng 4-2 chưa đủ để tính toán mà cần được bổ
sung thêm các tham số phát thải thay đổi theo thời gian (Bảng 4-3). Kết quả này được lấy ra
từ báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bảng 4-3. Các tham số phát thải cho các nguồn thải ngày 3/1/2007
STT Tên Nồng độ NO2 (g/m3) Nhiệt độ khí (0C) Tốc độ khí phụt
(m/s)
1 OK01 6,000 150 1,1
2 OK02 9,300 180 0,6
3 OK03 3,984 200 1,2
4 OK04 0,204 150 0,1
5 OK05 9,300 180 0,1
Bảng 4-4. Các vị trí cần tính toán mức độ ảnh hưởng
STT Mã điểm Địa chỉ X Y
1 EC1 Quốc lộ 1 402003 1207829
2 EC2 Quốc lộ 2 402430 1207859
Bảng 4-5. Khoảng cách giữa các nguồn thải và điểm cần tính (m)
OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 EC1 EC2
OK01 0 1027 1344 1842 1449 1310 1572
OK02 1027 0 1568 1923 1533 860 1285
OK03 1344 1568 0 504 207 922 717
OK04 1842 1923 504 0 411 1134 759
OK05 1449 1533 207 411 0 802 532
EC1 1310 860 922 1134 802 0 428
EC2 1572 1285 717 759 532 428 0
Cuối cùng cần chỉ ra những vị trí cần tính toán (Bảng 4-4) và khoảng cách giữa các
nguồn thải cũng như giữa các nguồn thải với điểm EC1, EC2 (Bảng 4-5).
Bài 4.1. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-1 và được thể hiện Hình 4.1. Số liệu khí tượng được cho
trong Bảng 4-2. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-3. Hãy tính nồng độ NO2 tại các
85
điểm EC1, EC2 vào các thời điểm trong ngày 3/1/2007 cũng như nồng độ trung bình ngày
chất NO2.
Hình 4.1. Vị trí các nguồn thải và các điểm được chọn để tính toán
86
Hình 4.2. Các vị trí cần tính EC1, EC2 nằm gần đường quốc lộ.
Bài 4.2. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Số liệu khí tượng được cho
trong Bảng 4-2. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-3. Hãy tính nồng độ các chất ô
nhiễm tại các điểm EC1, EC2 vào các thời điểm trong ngày 3/1/2007 cũng như nồng độ trung
bình ngày chất NO2.
Bảng 4-6. Các dữ liệu về nguồn thải cần cho tính toán
STT Tên Chiều cao (m) Đường kính (m) Tọa độ X Tọa độ Y
1 OK01 20 0,6 401258,71 1208907,03
2 OK02 18 0,4 401145,14 1207886,82
3 OK03 18 0,6 402558,70 1208564,86
87
4 OK04 28 0,6 403012,67 1208345,55
5 OK05 28 0,6 402602,01 1208362,95
Bài 4.3. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Số liệu khí tượng được cho
trong Bảng 4-2. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-7. Hãy tính nồng độ NO2 tại các
điểm EC1, EC2 vào các thời điểm trong ngày 3/1/2007 cũng như nồng độ trung bình ngày
chất NO2.
Bảng 4-7. Các tham số phát thải cho các nguồn thải ngày 3/1/2007
STT Tên Nồng độ NO2 (g/m3) Nhiệt độ khí (0C) Tốc độ khí phụt
(m/s)
1 OK01 60,00 150 1,1
2 OK02 93,00 180 0,6
3 OK03 39,84 200 1,2
4 OK04 2,04 150 0,1
5 OK05 93,00 180 0,1
Bài 4.4. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Giả thiết rằng các nguồn thải
này hoạt động liên tục trong suốt tháng. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-7. Số liệu
khí tượng được cho trong Bảng 4-8. Hãy tính nồng độ trung bình chất NO2 tháng 1/2007 tại
các điểm EC1, EC2.
Bảng 4-8. Chuỗi số liệu khí tượng đo đạc được theo thời gian trong tháng 1/2007
STT Ngày tháng năm Thời gian Nhiệt độ Tốc độ gió Hướng gió
1 1/1/2007 1 26.2 0 Lặng gió
2 1/1/2007 7 26 1 Đông
3 1/1/2007 13 30.1 0 Lặng gió
4 1/1/2007 19 27.7 1 Đông
5 2/1/2007 1 26.3 1 Tây Nam
6 2/1/2007 7 25.8 0 Lặng gió
7 2/1/2007 13 30.9 1 Tây
8 2/1/2007 19 29.6 2 Tây Bắc
9 3/1/2007 1 27.1 0 Lặng gió
10 3/1/2007 7 26.1 2 Đông Bắc
11 3/1/2007 13 31.4 1 Nam
12 3/1/2007 19 27.3 2 Tây Nam
88
13 4/1/2007 1 26.4 0 Lặng gió
14 4/1/2007 7 25.8 0 Lặng gió
15 4/1/2007 13 31.6 1 Đông
16 4/1/2007 19 29.6 1 Đông
17 5/1/2007 1 27.2 0 Lặng gió
18 5/1/2007 7 26.4 0 Lặng gió
19 5/1/2007 13 30 2 Nam
20 5/1/2007 19 28 1 Đông
21 6/1/2007 1 26.5 1 Đông Bắc
22 6/1/2007 7 25.7 1 Đông
23 6/1/2007 13 30.2 1 Tây
24 6/1/2007 19 27.4 1 Đông Bắc
25 7/1/2007 1 25.7 0 Lặng gió
26 7/1/2007 7 24.6 1 Tây Bắc
27 7/1/2007 13 27.9 1 Đông Nam
28 7/1/2007 19 25.2 0 Lặng gió
29 8/1/2007 1 23 0 Lặng gió
30 8/1/2007 7 22.7 0 Lặng gió
31 8/1/2001 13 30.1 1 Tây
32 8/1/2007 19 27.8 1 Bắc
33 9/1/2007 1 25.4 0 Lặng gió
34 9/1/2007 7 23.8 0 Lặng gió
35 9/1/2007 13 31.2 2 Đông Bắc
36 9/1/2007 19 27.8 2 Tây Nam
37 10/1/2007 1 24.7 0 Đông Bắc
38 10/1/2007 7 23.4 0 Lặng gió
39 10/1/2007 13 32.2 1 Bắc
40 10/1/2007 19 27.8 2 Nam
41 11/1/2007 1 25.6 1 Đông
42 11/1/2007 7 23.6 2 Đông Bắc
43 11/1/2007 13 31.4 2 Tây
44 11/1/2007 19 27.8 2 Đông Nam
45 12/1/2007 1 26.3 1 Đông Bắc
46 12/1/2007 7 25 0 Lặng gió
47 12/1/2007 13 31.4 3 Đông Nam
48 12/1/2007 19 30.1 2 Nam
49 13/01/2007 1 26.8 0 Lặng gió
50 13/01/2007 7 24.4 1 Nam
51 13/01/2007 13 32.9 1 Tây
52 13/01/2007 19 29 2 Đông Nam
53 14/01/2007 1 25.8 1 Đông Bắc
89
54 14/01/2007 7 24.4 0 Lặng gió
55 14/01/2007 13 31.6 0 Lặng gió
56 14/01/2007 19 28.2 1 Nam
57 15/01/2007 1 26.1 1 Đông Bắc
58 15/01/2007 7 24.7 1 Đông Nam
59 15/01/2007 13 31.7 2 Tây Nam
60 15/01/2007 19 28.2 2 Nam
61 16/01/2007 1 27.2 1 Đông Nam
62 16/01/2007 7 25.3 1 Bắc
63 16/01/2007 13 33.6 1 Nam
64 16/01/2007 19 29.6 2 Nam
65 17/01/2007 1 27.4 1 Đông Nam
66 17/01/2007 7 25.6 0 Lặng gió
67 17/01/2007 13 32.4 1 Tây Nam
68 17/01/2007 19 29.6 1 Nam
69 18/01/2007 1 26.6 1 Tây
70 18/01/2007 7 26.2 1 Tây Nam
71 18/01/2007 13 32.2 2 Tây Nam
72 18/01/2007 19 28.8 2 Tây Nam
73 19/01/2007 1 27.1 1 Tây Nam
74 19/01/2007 7 25.4 1 Bắc
75 19/01/2007 13 33.2 1 Tây Nam
76 19/01/2007 19 28.6 3 Tây Nam
77 20/01/2007 1 26 1 Tây
78 20/01/2007 7 25.2 1 Tây Nam
79 20/01/2007 13 32.5 1 Tây Nam
80 20/01/2007 19 28.9 2 Tây Nam
81 21/01/2007 1 26.2 1 Tây Nam
82 21/01/2007 7 24.8 0 Lặng gió
83 21/01/2007 13 33 1 Tây Nam
84 21/01/2007 19 28.6 3 Tây Nam
85 22/01/2007 1 26.3 1 Tây Nam
86 22/01/2007 7 24.8 1 Bắc
87 22/01/2007 13 32.9 1 Tây
88 22/01/2007 19 30.4 1 Nam
89 23/01/2007 1 26.9 0 Lặng gió
90 23/01/2007 7 24.2 1 Đông Nam
91 23/01/2007 13 32.9 1 Bắc
92 23/01/2007 19 28.4 1 Tây
93 24/01/2007 1 26.4 0 Lặng gió
94 24/01/2007 7 24.5 0 Lặng gió
90
95 24/01/2007 13 33.4 2 Đông
96 24/01/2007 19 28.4 2 Tây Nam
97 25/01/2007 1 25.3 1 Đông
98 25/01/2007 7 23.8 0 Lặng gió
99 25/01/2007 13 31 2 Đông Nam
100 25/01/2007 19 27.6 2 Nam
101 26/01/2007 1 25.2 0 Lặng gió
102 26/01/2007 7 22.2 0 Lặng gió
103 26/01/2007 13 30.7 2 Tây Nam
104 26/01/2007 19 27.2 2 Nam
105 27/01/2007 1 24.8 1 Đông Nam
106 27/01/2007 7 22.4 1 Đông Bắc
107 27/01/2007 13 31.3 1 Đông
108 27/01/2007 19 26.8 3 Tây Nam
109 28/01/2007 1 23.8 0 Lặng gió
110 28/01/2007 7 21 0 Lặng gió
111 28/01/2007 13 30.2 1 Tây Nam
112 28/01/2007 19 26.5 1 Tây Nam
113 29/01/2007 1 22.8 1 Đông
114 29/01/2007 7 19.8 0 Lặng gió
115 29/01/2007 13 29.2 1 Tây
116 29/01/2007 19 25.7 1 Tây Nam
117 30/01/2007 1 23 1 Đông Bắc
118 30/01/2007 7 19 1 Bắc
119 30/01/2007 13 29.4 1 Đông Bắc
120 30/01/2007 19 25.3 2 Tây Nam
121 31/01/2007 1 22 1 Tây Bắc
122 31/01/2007 7 19.6 1 Đông Bắc
123 31/01/2007 13 29.5 1 Đông
124 31/01/2007 19 25.9 1 Tây Nam
Bài 4.5. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Giả thiết rằng các nguồn thải
này hoạt động liên tục trong suốt tháng. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-9. Số liệu
khí tượng được cho trong Bảng 4-8. Hãy tính nồng độ trung bình bụi nặng trong tháng
1/2007. Kết quả xuất ra tại các điểm EC1, EC2.
Bảng 4-9. Các tham số phát thải cho các nguồn thải tháng 1/2007
STT Tên Bụi nặng
(g/m3)
Nhiệt độ khí (0C) Tốc độ khí phụt
(m/s)
91
1 OK01 30,00 150 1,1
2 OK02 35,50 180 1,6
3 OK03 19,50 200 1,2
4 OK04 10,20 150 1,1
5 OK05 19,30 180 1,1
4.3. Các bước giải bài tập
Chuẩn bị các thông số đầu vào: gồm ba nhóm dữ liệu chính. Nhóm thứ nhất gồm:
chiều cao, đường kính các ống khói tham gia tính toán (Bảng 4-1); nhóm thứ hai - các thông
số phát thải: lưu lượng khí thải L (m3/s) hoặc vận tốc luồng khí phụt ra W0(m/s), tải lượng
chất ô nhiễm cần tính M (g/s), nhiệt độ của khói thải Tr (ºC) của các ống khói tham gia tính
toán (Bảng 4-3); nhóm thứ ba – các thông số khí tượng đo được tại trạm khí tượng gần nhất
với khu vực được lựa chọn cho tính toán, nếu tính tức thời cần: vận tốc gió ở độ cao 10 m
(m/s), nhiệt độ của khí quyển tại mặt đất Tk (0C), hệ số lưu ý tới sự biến đổi tốc độ gió theo độ
cao n, nhiệt độ của khí quyển tại mức 850 HPa Tk 850 (0C) (số liệu này có thể không có), thời
điểm của kịch bản (t0), nhiệt độ khí quyển tại độ cao 2 m T k,2 (0C), nhiệt độ khí quyển tại độ
cao 0,5 m T k,0.5 (0C) được cho trong Bảng 4-2. Các số liệu này được sử dụng để tính hệ số
phạm vi khuếch tán rối ngang k0 (m), hệ số khuếch tán rối đứng tại độ cao 1 m so với mặt đất
k1 (m2/s) tại thời điểm cần tính. Nếu tính trung bình cần chuỗi số liệu đo đạc theo thời gian
các tham số kể trên. Ngoài ra gia tốc trọng trường được chọn g = 9,81 m/s2. Với bụi nặng cần
thêm khối lượng riêng của hạt bụi rp (g/cm3) và bán kính của hạt bụi rp(mm).
Trình tự các bước tính toán bài 4.1:
1. Xác định k1, k0 được xác định theo các bước:
2 0.5V V VD = - ; ,0,5 ,2k kT T TD = - ; ( )1 2
0,104 1 1,38 Tk V
V
é ùD
= ×D × +ê ú
Dê úë û
Dựa trên giá trị k1 vừa mới được tính trong bước trên ta tính
2
1
2
1
0,05
2h z
kk
z w
= , trong đó 1
1
0,05
2 z
kh
z w
= , 57, 29.10zw - -= 1grad , z1 = 1 (m).
Sử dụng công thức
92
10 10
n
h
hV V æ ö= ç ÷
è ø
để tính Vh và k0 được xác định như sau:
0 h hk k V=
Bảng 4-10. Kết quả tính toán hệ số k1, k0 cho ngày 3/1/2007
Thời
điểm
V2
(m/s)
V0,5
(m/s)
DV
(m/s)
DT
(0C)
k1
(m2/s)
Kh
(1/s)
H
(m)
Vh
(m/s)
k0
(m)
1 0,38 0,30 0,08 0,10 0,19 12,13 64,49 0,69 17,67
7 1,52 1,20 0,32 0,50 0,26 22,81 88,44 2,90 7,87
13 0,76 0,60 0,16 0,30 0,29 28,09 98,15 1,47 19,05
19 1,52 1,20 0,32 0,60 0,30 31,45 103,85 2,98 10,56
Dựa trên chuỗi số liệu được cho trong cột 5, 6 Bảng 4-2 ta tính được các hệ số k1, k0
tại các thời điểm 1, 7, 13, 19. Kết quả này được thể hiện trên Bảng 4-10.
2. Dựa trên Bảng 4-2 có thể thấy rằng trong ngày 3/1/2007 xảy ra bốn loại hướng gió
gồm: Lặng gió, Đông Bắc, Nam, Tây Nam. Với vị trí như được thể hiện trên Hình 4.1 trong
bài này chỉ cần tính cho hai trường hợp đầu là : lặng gió và đông bắc. Các bước tính toán
được thực hiện giống như trong mục 3.3. Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4-12 và
Bảng 4-12.
Bảng 4-11. Kết quả tính toán ảnh hưởng lên điểm EC1 (Bài 6.1)
Thời gian OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 Tổng hợp
Thứ nguyên mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3
1g 0,000341 0,000378 0,001041 0,000001 0,000073 0,001833
7g 0 0 0,008135 0 0,000841 0,008976
13g 0 0 0 0 0 0
19g 0 0 0 0 0 0
Trung bình 0,000061 0,000068 0,002135 0 0,000177 0,002442
Bảng 4-12. Kết quả tính toán ảnh hưởng lên điểm EC2 (Bài 6.1)
OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 Tổng hợp
Thứ nguyên mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3
1g 0,000238 0,00017 0,001673 0,000002 0,000164 0,002246
7g 0 0 3,00E-06 1,80E-05 4,90E-05 7,00E-05
13g 0 0 0 0 0
93
17g 0 0 0 0 0
Trung bình 0,000043 0,000031 0,000319 0,000004 0,000074 0,000471
Cột cuối cùng là ảnh hưởng tổng hợp từ tất cả các nguồn lên các điểm EC1, EC2 với
thời gian tức thời ứng với các mốc 1g, 7g, 13g, 19g. Hàng dưới cùng chính là nồng độ trung
bình ngày
Nhận xét: Có thể thấy rằng hai thời điểm trong ngày là lúc 1g và 7g có ảnh hưởng tới
hai điểm EC1 và EC2 tuy rằng ảnh hưởng này là khá nhỏ do khoảng cách từ các ống khói tới
chúng là khá lớn trong khi các ống khói có độ cao hạn chế.
Các bước giải bài tập này với ứng dụng của phần mềm tính toán chuyên dụng được thể
hiện trên Hình 4.4 - Hình 4.16.
Trình tự các bước tính toán bài 4.2:
1. Xác định k1, k0 được xác định theo các bước giống như bài trước. Do trong bài này
sử dụng bộ số liệu khí tượng giống bài trước cho nên kết quả tính toán k1, k0 được thể hiện
trên Bảng 4-10.
2. Các bước tính toán được thực hiện giống như trong mục 3.3. Kết quả tính toán được
thể hiện trong Bảng 4-13 và Bảng 4-14.
Bảng 4-13. Kết quả tính toán ảnh hưởng lên điểm EC1 (Bài 6.2)
Thời gian OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 Tổng hợp
Thứ nguyên mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3
1g 0,0048 0,004193 0,006968 0,00002 0,001799 0,01778
7g 0 0 0,025344 2E-06 0,004322 0,029667
13g 0 0 0 0 0 0
19g 0 0 0 0 0 0
Trung bình 0,0012 0,001048 0,008078 5E-06 0,00153 0,011862
Bảng 4-14. Kết quả tính toán ảnh hưởng lên điểm EC2 (Bài 6.2)
Thời gian OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 Tổng hợp
Thứ nguyên mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3
1g 0,00334 0,001882 0,001455 0,000044 0,00406 0,020781
7g 0 0 1,00E-06 8,10E-05 3,50E-05 0,000117
13g 0 0 0 0 0 0
94
19g 0 0 0 0 0 0
Trung bình 0,000835 0,00047 0,002864 3,1E-05 0,001024 0,005224
Nhận xét: Khi kích thước nguồn thải tăng lên rõ ràng các điểm EC1, EC2 sẽ chịu nhiều
ảnh hưởng hơn. Bên cạnh đó có thể thấy rằng ảnh hưởng của từng nguồn lên các điểm EC1,
EC2 không như nhau. Vào thời điểm 1g nguồn OK01 ảnh hưởng lên điểm EC1, EC2 nhiều
nhật. Vào lúc 7g nguồn OK03 ảnh hưởng tới EC1 nhiều nhất.
Trình tự các bước tính toán bài 6.3: Các bước được thực hiện giống như bài trước. Kết
quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4-15 và Bảng 4-16.
Bảng 4-15. Kết quả tính toán ảnh hưởng lên điểm EC1 (Bài 6.3)
Thời gian OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 Tổng hợp
Thứ nguyên mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3
1g 0,048002 0,041929 0,069684 0,000198 0,017987 0,177801
7g 0 0 0,253438 1,6E-05 0,043218 0,296672
13g 0 0 0 0 0 0
19g 0 0 0 0 0 0
Trung bình 0,012001 0,041929 0,080781 5,4E-05 0,015301 0,11861825
Bảng 4-16. Kết quả tính toán ảnh hưởng lên điểm EC2 (Bài 6.3)
Thời gian OK1 OK2 OK3 OK4 OK5 Tổng hợp
Thứ nguyên mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3
1g 0,033402 0,01882 0,114546 0,000441 0,040599 0,207808
7g 0 0 1,300E-05 0,000805 0,000348 0,001166
13g 0 0 0 0 0 0
19g 0 0 0 0 0 0
Trung bình 0,008351 0,01882 0,02864 0,000312 0,010237 0,0522435
Nhận xét: Khi tải lượng ô nhiễm tăng lên (xem Bảng 4-3, Bảng 4-7) ảnh hưởng của
các nguồn thải lên các điểm EC1, EC2 cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
Trình tự các bước tính toán bài 4.4: Các bước được thực hiện như sau:
1. Dựa trên Bảng 4-8 tính tần suất các hướng gió xuất hiện trong tháng và vận tốc
trung bình theo từng hướng gió. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4-17.
95
Bảng 4-17. Bảng tần suất và vận tốc gió trung bình theo các hướng
STT Hướng Vận tốc (m/s) Tần suất (P) %
1 Lặng < 1,0 25
2 Bắc 1,0 5,65
3 Đông 1,08 9,68
4 Đông Bắc 1,25 9,68
5 Đông Nam 1,5 8,06
6 Nam 1,54 10,48
7 Tây 1,1 8,06
8 Tây Bắc 1,33 2,42
9 Tây Nam 1,58 20,97
2. Với mỗi hướng gió trong Bảng 4-17 tính nồng độ tại các điểm EC1, EC2 do tổng
hợp của 5 nguồn thải OK01, OK02, OK03, OK04, OK05 theo phương pháp được thực hiện
trong mục 2 (phần mô hình Berliand). Lưu ý rằng khi tính toán trung bình theo tháng các hệ
số k1, k0, n được tính toán theo phương pháp được chỉ ra trong 2.2.2. Cụ thể là k1=0,03
(m2/s), k0=9,81 (m), n=0,19. Kết quả tính toán này được thể hiện trên các cột 5, 6 trong Bảng
4-18.
3. Áp dụng công thức
5 8
( ) ( ) ( )
1 1
[ ]xy tong lang lang i i
i
C P C k Ca a
a= =
= +å å
- Cxy(tổng) - nồng độ tổng cộng trung bình do 5 nguồn thải OK01, OK02, OK03, OK04,
OK05 gây ra tại điểm tính toán EC1 hay EC2;
- Clặng(i) -nồng độ tức thời do nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tính toán EC1 hay EC2 khi
lặng gió, trong đó i=OK01, OK02, OK03, OK04, OK05;
- Ca(i) - nồng độ tức thời do nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tính toán khi có gió thổi theo
hướng a ứng với vận tốc gió trung bình trên hướng đó và độ ổn định trung bình của khí
quyển trong suốt khoảng thời gian tính toán trị số trung bình cho tháng đó. Trong bài toán
này a = (Bắc, Đông, Đông Bắc, Đông Nam, Nam, Tây, Tây Bắc, Tây Nam).
96
- m là số hướng gió. Trong bài toán này m = 8.
Kết quả áp dụng công thức này được thể hiện tại các cột 7, 8 Bảng 4-18.
Bảng 4-18. Kết quả tính toán theo từng hướng gió và giá trị trung bình theo các hướng
STT Hướng Vận tốc
(m/s)
Tần suất (P)
(%)
Nồng độ theo
hướng gió
(mg/m3)
Kết quả nồng độ
có lưu ý tới tần suất
(mg/m3)
EC1 EC2 EC1 EC2
1 Lặng < 1,0 25 0,17778 0,207776 0,044445 0,051944
2 Bắc 1,0 5,65 1,77E-05 0,44531 0,000001 0,02516
3 Đông 1,08 9,68 0,000 0,000 0,000 0,000
4 Đông Bắc 1,25 9,68 0,443688 0,006188 0,042949 0,000599
5 Đông Nam 1,5 8,06 0,000 0,000 0,000 0,000
6 Nam 1,54 10,48 0,000 0,000 0,000 0,000
7 Tây 1,1 8,06 0,335608 0,246439 0,02705 0,019863
8 Tây Bắc 1,33 2,42 0,183223 0,404421 0,004434 0,009787
9 Tây Nam 1,58 20,97 0,000 0,000 0,000 0,000
Nồng độ tổng hợp theo tất cả hướng gió và của 5 nguồn thải 0,118879 0,107353
Trình tự các bước tính toán bài 4.5: Các bước được thực hiện như sau:
1. Cũng giống bài trước, dựa trên Bảng 4-8 tính tần suất các hướng gió xuất hiện trong
tháng và vận tốc trung bình theo từng hướng gió. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4-17.
2. Với mỗi hướng gió trong Bảng 4-17 tính nồng độ tại các điểm EC1, EC2 do tổng
hợp của 5 nguồn thải OK01, OK02, OK03, OK04, OK05 theo phương pháp được thực hiện
trong mục 2 (phần mô hình Berliand). Lưu ý rằng khi tính toán trung bình theo tháng các hệ
số k1, k0, n được tính toán theo phương pháp được chỉ ra trong 2.2.2. Cụ thể là k1=0.03
(m2/s), k0=9.81 (m), n=0.19. Kết quả tính toán này được thể hiện trên các cột 5, 6 trong Bảng
4-19, Bảng 4-18.
Bảng 4-19. Kết quả tính toán theo từng hướng gió và giá trị trung bình theo các hướng
STT Hướng Vận tốc
(m/s)
Tần suất (P)
(%)
Nồng độ theo
hướng gió
(mg/m3)
Kết quả nồng độ
có lưu ý tới tần suất
(mg/m3)
97
EC1 EC2 EC1 EC2
1 Lặng < 1,0 25 0,000704 1,24E-04 0,000176 3,1E-05
2 Bắc 1,0 5,65 0,00 1,64E-02 0,00 0,000925
3 Đông 1,08 9,68 0,00 0,00 0,00 0,00
4 Đông Bắc 1,25 9,68 0,011364 3,33E-03 0,0011 0,000322
5 Đông Nam 1,5 8,06 0,00 0,00 0,00 0,00
6 Nam 1,54 10,48 0,00 0,00 0,00 0,00
7 Tây 1,1 8,06 0,003052 5,83E-04 0,000246 4,7E-05
8 Tây Bắc 1,33 2,42 0,00186 2,15E-03 4,5E-05 5,2E-05
9 Tây Nam 1,58 20,97 0,00 0,00 0,00 0,00
Nồng độ tổng hợp theo tất cả hướng gió và của 5 nguồn thải 0.001567 0.001377
3. Áp dụng công thức tính tổng ta nhận được kết quả trong cột 7, 8 Bảng 4-19.
Lưu ý: Kết quả bài 4.4, 4.5 cho thấy trong trường hợp bụi nặng, sự phát tán ô nhiễm
xảy ra tại các điểm gần nguồn thải. Tại các điểm EC1, EC2 nồng độ bụi nặng thấp hơn nhiều
so với chất khí NO2.
4.4. Ứng dụng phần mềm ENVIMAP
Hình 4.3. Các nhóm thông tin cần thiết cho phần mềm ENVIMAP
4.4.1. Dữ liệu ống khói
Nhập thông số cho nguồn thải:
Vào menu “Thông tin” à “Ống khói”
98
Dùng nút điều khiển trên thanh điều khiển ,
khi đó sẽ xuất hiện dòng mới trên cửa sổ thông tin ống khói. Nhập các thông số ống khói
tương ứng như được chỉ ra trên Hình 4.4. Tiếp theo chọn chức năng Phát thải tại ống khói
trong menu Số liệu như được chỉ ra trên Hình 4.5.
Hình 4.4. Nhập các thông số liên quan tới nguồn thải
4.4.2. Nhập thông số phát thải
Các bước được thể hiện trên các Hình 4.5- Hình 4.8.
99
Hình 4.5. Lựa chọn chức năng nhập thông số phát thải
Hình 4.6. Bước chọn ngày tháng năm có số liệu phát thải
100
Hình 4.7. Bước chọn chất ô nhiễm
Hình 4.8. Bước nhập các thông số phát thải cho các ống khói
4.4.3. Xây dựng kịch bản
Để xây dựng kịch bản ta chọn chức năng trong menu Kịch bản\Kịch bản Berliand. Các
bước tiếp theo được thể trên các Hình 4.10- Hình 4.13.
Hình 4.9. Chức năng tạo kịch bản
101
Hình 4.10. Nhập thông tin cho kịch bản tính NO2 tại thời điểm 1 giờ
Hình 4.11. Nhập dữ liệu khí tượng cho kịch bản
Lưu ý rằng trên Hình 4.12 đã nhập các thông số Berliand cho bài tập 7.1.
102
Hình 4.12. Nhập thông số Berliand cho kịch bản
Hình 4.13. Nhập số liệu phát thải cho ống khói OK1
4.4.4. Chạy kịch bản
Các bước chạy kịch bản và kết quả chạy kịch bản được thể hiện trên các Hình 4.14-
Hình 4.16.
103
Hình 4.14. Kích hoạt nút chạy mô hình để thực hiện bước đầu tiên
Hình 4.15. Bước hình thành lưới tính
104
Hình 4.16. Kết quả chạy kịch bản
4.5. Bài tập tự giải
Bài 4.6. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-1 và được thể hiện Hình 4.1. Số liệu khí tượng được cho
trong Bảng 4-2. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-3. Hãy tính nồng độ NO2 tại điểm
EC3 (401322,25; 1207890,52) vào các thời điểm trong ngày 3/1/2007 cũng như nồng độ
trung bình ngày chất NO2.
Bài 4.7. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Số liệu khí tượng được cho
trong Bảng 4-2. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-3. Hãy tính nồng độ các chất ô
nhiễm tại các điểm EC3 vào các thời điểm trong ngày 3/1/2007 cũng như nồng độ trung bình
ngày chất NO2.
105
Bài 4.8. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Số liệu khí tượng được cho
trong Bảng 4-2. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-7. Hãy tính nồng độ NO2 tại các
điểm EC3 vào các thời điểm trong ngày 3/1/2007 cũng như nồng độ trung bình ngày chất
NO2.
Bài 4.9. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Giả thiết rằng các nguồn thải
này hoạt động liên tục trong suốt tháng. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-7. Số liệu
khí tượng được cho trong Bảng 4-8. Hãy tính nồng độ trung bình chất NO2 tháng 1/2007 tại
điểm EC3.
Bài 4.10. Một khu vực công nghiệp có 5 nguồn thải đang hoạt động với các thông số
ống khói được cho trong Bảng 4-6 và được thể hiện Hình 4.1. Giả thiết rằng các nguồn thải
này hoạt động liên tục trong suốt tháng. Số liệu phát thải được cho trong Bảng 4-9. Số liệu
khí tượng được cho trong Bảng 4-8. Hãy tính nồng độ trung bình bụi nặng trong tháng
1/2007. Kết quả xuất ra tại các điểm EC3.
4.6. Câu hỏi kiểm tra kiến thức
1/ Hãy liệt kê các nhóm số liệu cần thiết để tính toán ảnh hưởng tổng hợp nhiều nguồn
thải ?
2/ Hãy trình bày phương pháp tính nồng độ trung bình tháng cho nhiều nguồn thải điểm
?
3/ Hãy trình bày sự khác biệt trong tính toán nồng độ tức thời và nồng độ trung bình cho
trường hợp nhiều nguồn thải ?
4/ Hãy trình bày phương pháp tính toán các hệ số k1, k0 cho trường hợp tính toán nồng
độ tức thời ? Các hệ số này đóng vai trò gì trong công thức tính nồng độ trung bình ?
5/ Hãy trình bày cách tính toán nồng độ trung bình trong phạm vi thời gian xác định cho
nhiều nguồn thải điểm ? Ví dụ để tính toán nồng độ trung bình trong một quí hay sáu tháng
cần phải có những số liệu gì và cách tiến hành ra sao ?
106
6/ Hãy cho biết nồng độ trung bình và nồng độ tức thời tại một điểm nào đó có sự khác
nhau như thế nào ? Nồng độ nào lớn hơn ?.
7/ Hãy cho biết sự khác biệt giữa bụi nặng và bụi nhẹ khi phát tán trên ví dụ bài tập 7.4,
7.5 ?
8/ Hãy trình bày sự khác biệt giữa các bài tập 6.1, 6.2, 6.3, 6.4,6.5 trong việc xác định hệ
số kích thước khuếch tán rối ngang k0 ?
9/ Hãy trình bày phương pháp tính toán dự báo cho các kịch bản tương lai. Hãy nêu một số
phương án xử lý số liệu xác định các hệ số k1, k0 ?
Tài liệu tham khảo
[1]. Bùi Tá Long, 2008. Mô hình hóa môi trường. Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM, 441
trang.
[2]. Trần Ngọc Chấn, 2000. Ô nhiễm môi trường không khí và xử lý khí thải. Tập 1, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 214 tr.
[3]. Seifeld. J.H., Spyros N.P., 1998. Atmospheric chemistry and physics. From Air
pollution to climate change. John Wiley and sons, Inc. 1326 pp.
[4]. User's guide for the industrial source complex (ISC3) dispersion models. Volume I -
User instructions.
107
5. BÀI THỰC HÀNH 5 : MÔ HÌNH PHELPS – STREETER
Người ta thường sử dụng các dòng kênh, sông để pha loãng nước thải. Việc đưa các
chất có nhu cầu về oxy, kể cả các chất hữu cơ và vô cơ, vào trong một con sông dẫn tới sự
suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước sông. Để dự báo mức độ suy giảm oxy, cần phải
biết loại chất thải được thải vào sông và bao nhiêu oxy cần thiết để phân hủy chất thải. Oxy
được nạp liên tục từ khí quyển và từ sự quang hợp của tảo và các thực vật dưới nước, bên
cạnh đó một lượng oxy nhất định lại được tiêu thụ bởi các sinh vật, cho nên nồng độ oxy
trong nước sông luôn được xác định bởi các tốc độ tương đối của các quá trình cạnh tranh.
Vào năm 1925, Streeter và Phelps đã đưa ra mô hình cho phép giải thích sự biến đổi
của DO theo khoảng cách theo hướng dòng chảy của sông do sự phân huỷ BOD, và phương
trình toán này được mang tên phương trình Streeter – Phelps.
5.1. Mục tiêu
Mục tiêu của bài thực hành – làm quen với các bước tính toán sự phân bố nồng độ ô xy
hòa tan dọc theo kênh sông có dòng chảy cho một hay nhiều nguồn thải.
5.2. Mô tả phương pháp
Từ 1914 – 1925 Streeter và Phelps đã tiến hành quan trắc chất lượng nước sông Ohio
(Mỹ). Từ chuỗi số liệu đo đạc DO dọc theo sông Streeter, Phelps đã xây dựng phương pháp
đánh giá ảnh hưởng của nguồn thải lên chất lượng nước sông Ohio. Mô hình này còn được
gọi là mô hình BOD/DO bởi lẽ BOD đại diện cho nước thải, DO đại diện cho chất lượng
nước sông.
Hình 5.1. Nguồn thải và kênh sông tiếp nhận được thải
Giả thiết rằng:
- Nước thải được thải liên tục vào sông từ vị trí cống xả (Hình 5.1).
108
- Nước sông và nước thải cùng chảy xuôi dòng và được trộn đều tại các mặt cắt ngang
của dòng sông.
- Không có sự khuếch tán chất thải theo hướng dòng chảy, nghĩa là dòng chảy thuần
túy là dòng tải.
Độ thiếu hụt oxy được ký hiệu như sau : D=DObh – DO (8.1)
Giả sử DObh là hằng số, lấy vi phân phương trình (8.1) ta được :
( ) 0d DO dD
dt dt
+ = suy ra ( )d DO dD
dt dt
= - (8.2)
Do tốc độ DO biến mất xảy ra đồng thời với tốc độ BOD bị phân hủy cho nên ta có
phương trình:
( ) ( )d DO dD d BOD
dt dt dt
= - = - (8.3)
Như đã biết BODt được xác định bởi:
BODt = Lo - Lt
và do Lo là một hằng số, nên khi lấy đạo hàm theo thời gian nó bằng không, từ đó suy ra:
tdLd(BOD) = -
dt dt
Giả thiết rằng tốc độ loại oxy tại bất kỳ vị trí nào trên sông tỷ lệ với BOD còn lại tại
điểm đó:
t
1 t
dL = - k L
dt
(8.4)
Từ (8.3), (8.4) suy ra
1 t
dD = k L
dt
(8.5)
Trong đó các ký hiệu sau được sử dụng: 0L : BOD toàn phần tại thời điểm ban đầu
(mg/L) – đặc trưng cho nước thải từ cống xả thải (Hình 5.1); tL : BOD toàn phần tại thời
109
điểm t (mg/L); 1k : hệ số tốc độ loại oxy do quá trình phân hủy chất hữu cơ (ngày
-1) - một số
tài liệu khác gọi là hệ số tốc độ khử oxy; t : thời gian (ngày).
Mặt khác tốc độ thấm oxy từ không khí vào dung dịch là một phản ứng bậc nhất tỷ lệ
với sự chênh lệch giữa DObh và nồng độ thực của DO:
2 2
( ) ( )bh
d DO k DO DO k D
dt
= - = (8.6)
Trong đó k2 : hệ số tốc độ hòa tan oxy qua mặt thoáng, gọi tắt là hệ số thấm oxy.
Từ các phương trình (8.4), (8.5) và (8.6) có thể thấy rằng, độ thiếu hụt oxy là một hàm
của sự cạnh tranh giữa sự sử dụng oxy và nạp từ khí quyển:
1 t 2
dD = k L - k D
dt
(8.7)
Trong đó:
- dD/dt = tốc độ thay đổi độ thiếu hụt oxy (D) trên đơn vị thời gian, mg/L. ngày.
- k1 = hằng số tốc độ loại oxy có thứ nguyên là ngày-1, phụ thuộc vào loại chất thải
phân hủy.
- Lt = BOD còn lại sau t ngày tính từ thời điểm chất thải đó thải vào sông, có thứ
nguyên là mg/L.
- k2 = có thứ nguyên là ngày-1.
- D = có thứ nguyên là mg/L.
Bằng cách lấy tích phân phương trình (8.7) với các điều kiện biên: ở thời điểm t = 0: D
= D0 và L = L0, và thời điểm t, Dt= D và Lt = L, ta được phương trình diễn tiến DO:
( ) 1 2 2-k t -k t -k t1 0 0
2 1
k LD t = (e - e ) + D e
k - k
(8.8)
Trong đó:
D = độ thiếu hụt oxy trong nước sông sau khi sử dụng BOD theo thời gian, mg/L
L0 = BOD toàn phần tại mặt cắt pha trộn đầu tiên khi nước sông và nước thải được
xáo trộn, mg/L;
k1 = hằng số tốc độ khử oxy, ngày-1.
110
k2 = hằng số tốc độ nạp khí, ngày-1.
D0 = độ thiếu hụt ban đầu sau khi nước sông và nước thải được xáo trộn , mg/L
Khi k1 = k2, phương trình (8.8) được viết lại thành:
( ) 11 0 0 k tD k tL D e-= + (8.9)
Hệ số tốc độ nạp oxy cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và có thể điều chỉnh theo nhiệt
độ thực tế của một con sông:
( ) 202 20( )
Tk T k q -= (8.10)
Trong đó
- T – nhiệt độ xem xét, 0C
- k2(T) – hệ số tốc độ nạp oxy ở nhiệt độ xem xét, ngày-1
- k2(200) – hệ số tốc độ nạp oxy ở nhiệt độ 200C, ngày-1
- Hệ số nhiệt độ, q = 1,135 ở nhiệt độ trong khoảng từ 4 - 200C và q = 1,056 ở nhiệt độ
trong khoảng 20 – 30 0C.
Hình 5.2. Diễn tiến DO dọc theo dòng chảy kênh sông
Để liên hệ thời gian di chuyển theo khoảng cách vật lý xuôi dòng, cần phải biết vận tốc
dòng chảy trung bình. Một khi đã tìm được giá trị của dòng chảy tại một điểm bất kỳ của
dòng chảy xuôi, chúng ta có thể tìm được DO từ phương trình (8.8).
111
( )1 2 2
1
/ / /1 0
0 1 2
2 1
/
1 0 0 1 2
. ,
,
k x v k x v k x v
k x v
k LD e e D e k k
k k
xD k L D e k k
v
- - -é = - + ¹ê -ê
æ öê = * * + =ç ÷ê è øë
(8.9)
Trong công thức (8.9) D là một hàm số của x nghĩa là D = D(x) trong đó x là khoảng
cách từ vị trí cần tính dọc theo sông so với nguồn thải. Lưu ý rằng nếu như độ thiếu hụt oxy
tính toán từ phương trình (8.8) lớn hơn giá trị DO bão hòa, thì khi đó, toàn bộ oxy sẽ bị tiêu
hao ở một số thời gian sớm hơn và DO bằng không. Nếu các kết quả tính toán dẫn đến các giá
trị DO âm thì phải xem như DO = 0 bởi vì nó không thể nào nhỏ hơn không.
Điểm thấp nhất của đường cong lõm DO (được gọi là điểm tới hạn) là điều mà ta quan
tâm nhiều nhất bởi vì nó chỉ ra những điều kiện tồi tệ nhất trong sông. Thời gian để đạt đến
điểm tới hạn (th) có thể được xác định bằng cách lấy vi phân phương trình (8.8), gán cho nó
bằng không, và giải đối với t :
( )0 2 12
th
2 1 1 1 0
D k - kk1t = ln 1-
k - k k k L
æ ö
ç ÷
è ø
Hoặc khi k1 = k2:
0
th
1 0
D1t = (1- )
k L
Vị trí các điểm này có thể xem trên Hình 5.2.
5.2.1. Phương pháp xác định hệ số tốc độ khử oxy
Giá trị 1k được xác định dựa vào vị trí địa lý của sông và thời tiết. Có rất nhiều phương
pháp xác định 1k như phương pháp phòng thí nghiệm, phương pháp định tính, phương pháp
mô hình
Streeter và Phelps (1925) /[4] / đã mô tả mối quan hệ giữa k1 và nhiệt độ như sau:
( ) ( ) 201 1 20 Tk T k q -= oo
Trong đó
112
k1 (T) : hệ số loại oxy tại nhiệt độ T (oC)
k1 (20oC) : hệ số loại oxy tại 20oC
q : hệ số nhiệt độ .
Giá trị q trung bình = 1,047 (Camp, 1963 và Thomas, 1961 đã xác nhận giá trị này
dựa trên nghiên cứu tại sông Ohio). Còn theo Zanoni (1967) thì q = 1,048 từ 10 – 30oC
Tuy nhiên theo Eckenfelder, O’Connor, 1961; O’Connor,1960; Streeter, Phelps,1925;
Thomas, 1961; Worley, 1963 thì q =1,047 sẽ được sử dụng dễ dàng hơn trong mô hình máy
tính.
Trong Bảng 5-1 là giá trị k1 và BOD5 ban đầu của một số loại nước thải.
Bảng 5-1. Giá trị đặc trưng k1 và L0 (ở nhiệt độ 20oC)
STT Loại nước thải k1(200)
(ngày-1)
L0
(mg/l)
1 Nước thải đô thị 0,35 – 0,40 150 – 250
2 Nước thải đô thị đã xử lý cơ học 0,35 75 - 150
3 Nước thải đô thị đã xử lý sinh học 0,10 – 0,25 10 – 80
4 Nước uống 0,05 – 0,10 0 – 1
5 Nước sông 0,05 – 0,15 0 - 5
5.2.2. Phương pháp xác định hệ số tốc độ thấm oxy
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hấp thu oxy từ khí quyển vào nước sẽ cao hơn nếu
như nhiệt độ của nước tăng lên. Trong dãy nhiệt độ của dòng chảy, thì sự gia tăng nhiệt độ là
do độ nhớt, tỷ trọng, sức căng bề mặt của nước.Ta có:
20)20(2)(2
-= TT kk f
Trong đó:
k2 (T) : Hệ số thấm oxy tại nhiệt độ T
k2 (20) : hệ số thấm oxy tại 20oC
f : hệ số nhiệt độ.
113
Theo The Committee on Sanitary Engineering Research /[1]/,1961 thì f = 1,0241
Bảng 5-2. Giá trị hệ số k1 và k2 theo nhiệt độ
Hệ số Nhiệt độ
10oC 20oC 30oC
k1 0.15 0.23 0.36
k2 0.47 0.6 0.76
Các công thức tính hệ số thấm khí đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1950. Có
rất nhiều tác giả đã hoàn thiện và phát triển công thức tính toán hệ số k2 để có thể mô phỏng
được tình hình DO và BOD trong nước sông với các đặc điểm riêng biệt về chế độ dòng chảy,
về quá trình bồi lắng hoặc bào mòn lòng dẫn; về quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật
thủy sinh. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu được lựa chọn.
Bảng 5-3. Các công thức tính hệ số thấm oxy k2(200C)
Tác giả Công thức Điều kiện
Vận tốc U (m/s) Độ cao trung
bình H (m)
Khác
Công thức tính k2 dựa vào các yếu tố thủy lực :
O'connor –
Dobbins
1958
2/3
2/193.3
H
U
0.15 ≤ U ≤ 0.49 0.3 ≤ H ≤ 9.1 0.05 ≤ k2 ≤ 12.2
ngày-1
Churchill et al
1962 673.1
969.0026.5
H
U
0.55 ≤ U ≤ 1.524 0.61 ≤ H ≤ 3.35
Owens et al (1)
1964 85.1
67.034.5
H
U
0.3 ≤ U ≤ 1.5 0.12 ≤ H ≤ 3.3
Owens et al (2)
1964 75.1
73.094.6
H
U
0.3 ≤ U ≤ 0.54 0.12 ≤ H ≤ 3.3
Langbein và
Durum
1967
33,1
13.5
H
U
Dựa theo các nghiên cứu trước
Isaacs và
Gaudy 5.1
76,4
H
U
0.18 ≤ U ≤ 0.48 0.15 ≤ H ≤ 0.45
114
1968
Negulescu và
Rojanski
1969
85.0
9.10 ÷
ø
ö
ç
è
æ
H
U
H ≥ 0.045
Bennett và
Rathbun
1972
689.1
607.058.5
H
U
Dựa theo nghiên cứu của Churchill và Owens
Padden và
Gloyna
054.1
703.052.4
H
U
Bansal
4.1
6.08.1
H
U
Long
894.0
273.0923.1
H
U
M.A Churchill,
H.L Elmore,
R.A
Buckingham
67.1
25.2
H
U
M.Negulescu 85.0
74.4 ÷
ø
ö
ç
è
æ
H
U
U < 1.5 H < 0.5
Tsivoglou và
Wallace
1972
US15300 Mọi vận tốc 0 ≤ H ≤ 0.91
Tsivoglou và
Neal
1976
US31200 0.028 ≤ Q ≤ 0.28
m3/s
Krenkel và
Orlob
1962
66.0
408.0)(174
H
US
0.02 ≤ U ≤ 0.06
115
Cadwallader
và McDonnell
1969
H
US 5.0)(185
Melching và
Flores
1999
353.0
313.0)(88
H
US
Q < 0.556 cm/s
243,066,0
333,0)(142
tBH
US
Q > 0,556 cm/s
Thackson và
Dawson
2001
( )
H
uFr *25.09116.2 +
Smoot et al
7258.0
532.06236.0
543
H
US
0.1 ≤ U ≤ 1.5 0.05 ≤ H ≤ 2.0
Moog và Jirka 74,079,046,01740 HSU 0.01 ≤ U ≤ 1.7 0.2 ≤ H ≤ 1.2
Công thức tính k2 dựa vào tốc đô gió:
Banks và
Herrera
1977
2
10,10,
5.0
10,2 0372.0317.0728.0 www uuuk +-=
Wanninkhof et
al
1991
64.1
10,2 0968.0 wuk =
Công thức tính k2 tại cửa sông:
O’connor
1960
( )
2/3
2/1
2 H
UDk om=
Thomann và
Fit patrick
1982
( )25,05.12 0372.0317.0728.0
77.105.01.7
wwW VVVHH
Uk +-+=
Yasar F.Oturk
1979 H
Uk t
3/4
2
56.4
=
Bài 8.1. Hãy tìm nghiệm của bài toán biên
116
1
2 1 0
0 0
k t
t
dD k D k L e
dt
D D
-
=
ì + =ï
í
ï =î
trong đó k1, k2, L0, D0 là các hằng số. Hãy khảo sát D như một hàm số theo thời gian
và hãy tìm giá trị cực đại D cùng giá trị thời gian tth làm cho D đạt cực đại.
Bài 5.2. Nước thải được pha trộn với nước sông, kết quả BOD5 được đo ở mặt cắt pha
trộn là 25mg/l, với nhiệt độ hòa trộn là 25oC. Được biết hệ số tốc độ thấm khí ở nhiệt độ 15oC
được xác định trên sông là 0,8 ngày-1. Tìm L0 pha trộn và k2(ở 20oC). Cho biết k1(200C) =
0,375.
Bài 5.3..Một khu đô thị thải mỗi ngày ra sông 17.360m3 nước thải đã được xử lý có
BOD5 = 12mg/L và có hằng số tốc độ BOD là k1 =0,12 ngày-1 ở nhiệt độ 20oC. Sông có lưu
lượng 0,43 m3/s và BOD toàn phần là 5,0 mg/L. DO của nước sông là 6,5 mg/L và DO của
nước thải sau khi xử lý là 1,0 mg/L. Tính toán DO và BOD toàn phần đầu tiên sau khi xáo
trộn.
Bài 5.4. Đánh giá ảnh hưởng do một cống xả gây ra cho con sông theo mô hình
Streeter – Phelps.
Khu công nghiệp A, tỉnh B có xả nước thải vào đối tượng tiếp nhận là sông C. Lưu lượng
dòng nước thải là 9600 (m3/ngày), BOD5 ở nhiệt độ 20°C là 30 (mg/l), nồng độ oxy hòa tan trong
dòng nước thải là 2,0 (mg/l) nhiệt độ của dòng nước thải là 22 (°C) .
Dòng chảy của sông C có lưu lượng là 1500 (m3/giờ), BOD5 ở 20°C là 2,5 (mg/l),
nồng độ oxy hòa tan là 7,0 (mg/l). Nhiệt độ dòng chảy là 20 (°C). Dòng chảy có vận tốc
trung bình là 0,3 (m/s), độ sâu trung bình là 2,5 (m).
Biết rằng sự hòa trộn hoàn toàn diễn ra tức thời. Lấy hệ số tốc độ phân hủy các chất
hữu cơ k1 tại nhiệt độ 20°C là 0,15 (ngày -1). Sử dụng công thức O’Connor - Dobbins tính
k2(20°C).
117
( ) ( )
0,5
20 -1
2 1,5
V
k = 3,93 ngay
H
Trong đó V (m/s) là vận tốc trung bình của dòng chảy, H là độ sâu trung bình của con
kênh.
Sử dụng mô hình Streeter – Phelps hãy tính nồng độ oxy hòa tan tại khoảng cách 5 km
so với nguồn xả thải. Cho phép sử dụng Bảng 5-4 với những giá trị nhiệt độ khác có thể lấy
xấp xỉ hay nội suy tuyến tính.
Bảng 5-4. Nồng độ oxy bão hòa trong nước như một hàm số của nhiệt độ
STT Nhiệt độ 0C Nồng độ oxy bão hòa (mg/l)
1 16 10,0
2 17 9,7
3 18 9,5
4 19 9,4
5 20 9,2
6 21 9,0
7 22 8,8
8 23 8,7
9 24 8,5
10 25 8,4
Bài 5.5. Đánh giá ảnh hưởng do hai cống xả gây ra cho con sông theo mô hình
Streeter – Phelps.
Khu công nghiệp A có xả nước thải vào một đối tượng tiếp nhận là một con kênh C.
Lưu lượng dòng nước thải là 14400 (m3/ngày), BOD5 ở nhiệt độ 20°C là 35 (mg/l), nồng độ
oxy hòa tan trong dòng nước thải là 2.5 (mg/l) nhiệt độ của dòng nước thải là 22 (°C) .
Dòng chảy của con kênh có lưu lượng là 1500 (m3/giờ), BOD5 ở 20°C là 2.5 (mg/l),
nồng độ oxy hòa tan là 7,5 (mg/l). Nhiệt độ dòng chảy là 20 (°C). Dòng chảy có vận tốc
trung bình là 0,3 (m/s), độ sâu 2,5 (m).
Tại khoảng cách 5 km so với nguồn thải người ta bơm nước sạch vào với mục tiêu pha
loãng và làm tăng nồng độ oxy hòa tan trong kênh sông. Dòng nước xả này có các thông số
như sau: Lưu lượng 12000 (m3/ngày), BOD
5
ở 20°C là 2,5 (mg/l), nồng độ oxy hòa tan là 7,0
(mg/l). Nhiệt độ dòng nước xả là 22 (°C).
118
Biết rằng sự hòa trộn hoàn toàn diễn ra tức thời. Lấy hệ số tốc độ phân hủy các chất
hữu cơ k1 tại nhiệt độ 20°C là 0,15 (ngày -1). Sử dụng công thức O’Connor - Dobbins tính
k2(20°C).
( ) ( )
0,5
20 -1
2 1,5
V
k = 3,93 ngay
H
Trong đó V (m/s) là vận tốc trung bình của dòng chảy, H là độ sâu trung bình của con
kênh.
Sử dụng mô hình Streeter – Phelps hãy tính nồng độ oxy hòa tan tại khoảng cách 5 km
so với nguồn xả thải thứ hai.
5.3. Các bước giải bài tập
Chuẩn bị các thông số đầu vào: gồm ba nhóm dữ liệu chính. Nhóm thứ nhất liên quan
tới kênh sông: Lưu lượng dòng chảy kênh sông (m3/giờ), BOD5 ở nhiệt độ 20oC (mg/l) của
nước kênh sông, nồng độ oxy hòa tan (mg/l),vận tốc trung bình của dòng chảy (m/s), độ sâu
trung bình của kênh sông (m), nhiệt độ trung bình của nước kênh sông (oC). Nhóm thứ hai
liên quan tới nguồn xả thải: lưu lượng nguồn xả thải (m3/giờ), BOD5 ở nhiệt độ 20oC (mg/l)
của nước xả thải, nồng độ oxy hòa tan có trong nước thải (mg/l), nhiệt độ dòng nước thải
(oC). Nhóm thứ ba liên quan tới các hệ số k1 (20oC).(ngày-1), hệ số ka(20oC).(ngày-1).
Trình tự các bước giải bài 5.1:
1. Xét phương trình thuần nhất tương ứng 2 0
dD k D
dt
+ = (*)
Dễ thấy 0=D là một nghiệm của (*)
Với 0¹D thì ta có : 2
dD k dt
D
= -
Lấy tích phân hai vế nhận được : 2k tD Ce-= . Như vậy các nghiệm của (*) có dạng
2k tD Ce-= . Tiếp theo ta sẽ tìm các nghiệm của phương trình đã cho dưới dạng ( ) ( ) 2k tD t C t e-=
119
Thay vào phương trình đã cho ta có ( ) ( )2 1' 1 0 k k tC t k L e -= . Xét 2 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: 2 1k k=
Ta có : ( ) CtLktC += 01 (C là hằng số)
Kết hợp với điều kiện ( ) 00D t D= = ta được ( ) ( ) 21 0 0 k tD t k L t D e-= +
Trường hợp 2: 2 1k k¹
Ta có : ( ) ( )2 01 0
2 1
k k tk LC t e C
k k
-= +
-
(C là hằng số)
Kết hợp với điều kiện ( ) 00D t D= = ta được ( ) 1 21 0 1 00
2 1 2 1
k t k tk L k LD t e D e
k k k k
- -æ ö= + -ç ÷- -è ø
Hay người ta vẫn thường viết
( ) ( )1 2 21 0 0
2 1
k t k t k tk LD t e e D e
k k
- - -= - +
-
2. Tìm 0t để ( )tD đạt cực đại
Xét trường hợp 2 1k k= xét hàm số ( ) ( ) 21 0 0 k tD t k L t D e-= + trên [ )+¥;0
Ta có : ( ) ( ) ( ) ( ) ( )( )2 2 21 0 1 0 0 2 1 0 1 0 0 2' k t k t k tD t k L e k L t D k e e k L k L t D k- - -= + + - = + + -
( ) ( )( )( ) 1 0 2 01 0 1 0 0 2 0
2 1 0
' 0 0 k L k DD t k L k L t D k t
k k L
-
= Û + + - = Û =
Như vậy ( ) ( ) 21 0 0 k tD t k L t D e-= + đạt cực đại trên ( )+¥;0 với điều kiện 1 0 2 0 0k L k D- >
và giá trị 0t cần tìm là 1 0 2 0
2 1 0
k L k D
k k L
-
Xét trường hợp 2 1k k¹
( ) 1 21 0 1 00
2 1 2 1
k t k tk L k LD t e D e
k k k k
- -æ ö= + -ç ÷- -è ø
trên ( )+¥;0 . Đặt 1 0
2 1
k L
k k
a =
-
và =b 1 00
2 1
k LD
k k
-
-
120
Giá trị cực trị của hàm D(t) phụ thuộc rất nhiều vào dấu của a, b. Do vậy cần phải xem
xét giá trị đầu vào của các tham số L0, D0, k1, k2 để khảo sát hàm D(t).
Với ký hiệu trên ta có :
( ) 1 21 2' k t k tD t k e k ea b- -= - - , ( ) ( )2 1 21 2
2 1 1
1' 0 lnk k t th
kD t k e k t
k k k
b
a b
a
-= Û - = Þ =
-
Với các số liệu phù hợp ( )tD đạt cực đại tại tth và giá trị cần tìm là
( ) ( )1 2 21 0max 0
2 1
th th thk t k t k tk LD t e e D e
k k
- - -= - +
-
Với
( ) ( )2 1 0 1 0 0 2 12 2 2
2 1 1 2 1 1 1 0 2 1 1 1 0
D k - kk1 1 1ln ln ln 1- .
k - k k k Lth
k k D k Lk kt
k k k k k k k L
b
a
- - æ ö
= = = ç ÷- - è ø
Trình tự các bước tính toán bài 5.2:
1. k1(ở 25oC) được xác định bằng phương trình tính theo k1(tại 20оC) như sau:
K1(ở 25oC) = 0,375 * 1,055 = 0,479 (ngày-1)
2. L0 được xác định từ phương trình BOD5 = L0(1-e-k1*5)
25 = L0 (1 – e -0.479*5) = L0*0.91 suy ra L0=27 mg/l
3. k2(ở 20oC) được tính từ phương trình k2(T)=k2(20oC) qT-20
0,8=(k2 ở 20oC) (1,135)(15-20) =(k2 ở 20oC)* 0,53 Þ k2(ở 20oC) = 1,50 (ngày-1).
Trình tự các bước tính toán bài 5.3:
1. Chuyển đổi lưu lượng nước thải sang đơn vị tương thích, tức là m3/s:
Qn =
317.360m /ngay
86.400s/ngay
= 0,20 m3/s
2. DO sau khi hòa trộn:
121
DO =
3 3
3 3
(0,20m /s)(1,0mg/L) + (0, 43m /s)(6,5mg/L)
0,20m /s + 0,43m /s
= 4,75 mg/L
3. Trước khi chúng ta xác định BOD toàn phần đầu tiên sau khi xáo trộn, chúng ta cần
phải xác định BOD toàn phần của nước thải. Ta tính Lo như sau:
Lo = 5-kt
BOD
(1- e )
= (-0,12)(5)
12mg/L
(1- e )
= 12
(1 0,55 )-
= 26,6 mg/L
4. Lưu ý rằng, chúng ta đã sử dụng chỉ số 5 ngày trong BOD5 để xác định giá trị của t
trong phương trình. Bây giờ đặt Ln = Lo chúng ta có thể xác định BOD toàn phần đầu tiên sau
khi xáo trộn:
La =
3 3
3 3
(0,20m /s)(26,6mg/L)+(0,43m /s)(5,0mg/L)
0,20m /s+0,43m /s
= 11,86 mg/L = 12 mg/L
Trình tự các bước tính toán bài 5.4:
1. Tính hệ số k2(20oC)
( ) ( )
0,5 0,5
o -1
2 3/2 1,5
3,93×V 3,93×0,3k 20 C = = = 0,545 ngay
H 2,5
2. Tính lưu lượng pha trộn giữa nước thải và nước sông:
w,0 r,0 3
0,mix
Q Q 9600Q = = +1500 = 400 +1500 = 1900 (m /h)
24 24 24
+
3. Tính BOD5 pha trộn ở nhiệt độ 20°C theo công thức
5,w w 5,r r
5,mix,0
w r
BOD ×Q + BOD ×Q
BOD =
Q + Q
Þ
5,mix,0
30× 400 + 2.5×1500BOD = = 8, 29(mg/l)
1900
Từ BOD5= Lo(1-e-k15) suy ra nồng độ chất hữu cơ ở thời điểm ban đầu sau khi có sự
pha trộn:
122
5,mix,0
0,mix,0 -0,15×5 -0,15×5
BOD 8, 29L = = 15,71 (mg/l)
(1- e ) (1- e )
=
4. Tính nồng độ oxy hòa tan pha trộn ban đầu:
w w r r
0,mix
w r
DO ×Q + DO ×Q 2×400 + 7×1500DO = = = 5,95(mg/l)
Q + Q 1900
5. Tính nhiệt độ pha trộn giữa nước thải và nước sông:
w w r r
mix,0
w r
T ×Q + T ×Q 22×400 + 20×1500T = = = 20,42 (mg/l)
Q + Q 1900
6. Xác định hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ sau khi có sự pha trộn:
( ) ( ) ( )o 0 (20,42-20) 0,42 -11 mix,0 1 1 Tk T = k 20,42 C = k (20 C)×k = 0,15×(1,047) ngay= 0,15
7. Hệ số thấm khí sau khi có sự pha trộn:
( ) ( ) ( )0 o (20,42-20) 0,42 -12 mix,0 2 2k T = k 20,42 C = k (20 C)×1,0241 = 0,54×1,0241 = 0,55 ngay
Sử dụng bảng và công thức nội suy ta nhận được nồng độ oxy hòa tan bão hòa tại nhiệt
độ 20,420 là
bh
20,42 - 21 20,42 - 20DO = 9, 2× + 9× 9,12
20 - 21 21- 20
» (mg/l)
8. Từ đó độ thiếu hụt oxy ban đầu sau khi có sự pha trộn D0,mix = DO bão hòa – DO ban đầu
= 9,12 - 5,95 = 3,17 (mg/l)
9. BOD toàn phần tại điểm cách nguồn thải 5000 m được tính theo công thức :
( ) ( )1
5000-k
-0,150,3
0,mix,0BOD 5000 = L ×e = 15,71 e = 15, 26 mg/l
5000/(0,3*24*3600)´´
10. Độ thiếu hụt oxy và nồng độ oxy hòa tan tại vị trí 5000 m được tính như sau:
1 2 2
5000 5000x x x -0,15 -0,55-k -k -k1 0,mix,0 0,3 24 0,3 24 3600V V V
1 0,mix
2 1
5000-0,55
0,3 24
k ×L 0,15×15,71D(x)= ×(e -e )+D e ×(e -e )
k -k 0,55-0,15
+3,17 e
´ ´
´ ´ ´ ´
´
´ ´
=
´ =
3600
3600 3,27
123
11. Suy ra D1(5000) = 3,27 (mg/l). Từ đó suy ra
DO(5000)=DObão hòa – D1(5000) = 9,12 – 3,27 = 5,85 (mg/l).
Trình tự các bước tính toán bài 7.5:
1. Tính hệ số k2(20oC)
( ) ( )
0.5 0.5
o -1
2 3/2 1.5
3,93×V 3,93×0,3k 20 C = = = 0,545 ngay
H 2,5
2. Tính lưu lượng pha trộn giữa nước thải và nước sông:
w,0 r,0 30,mix
Q Q 14400Q = = +1500 = 600 +1500 = 2100 (m /h)
24 24 24
+
3. Tính BOD5 pha trộn ở nhiệt độ 20°C:
5,mix,0
600×35 +1500×2,5BOD = = 11,786(mg/l)
2100
4. Tính nồng độ chất hữu cơ ở thời điểm ban đầu sau khi có sự pha trộn giữa nước thải
và nước sông: từ BOD5= Lo(1-e-K15) suy ra:
5,mix,0
0,mix,0 -0,15×5 -0,15×5
BOD 11,786L = = 22,34 (mg/l)
(1- e ) (1- e )
=
5. Tính nồng độ oxy hòa tan pha trộn ban đầu:
0,mix
600× 2,5 +1500×7,5DO = = 6,071(mg/l)
2100
6. Tính nhiệt độ pha trộn giữa nước thải và nước sông:
0
mix,0
600× 22 +1500× 20T = = 20,57( C)
2100
7. Tính hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ sau khi có sự pha trộn:
( ) ( ) ( )o 0 (20,57-20) 0,57 -11 1 mix,0 1k 20,57 C = k T = k (20 C)×1,056 = 0,15×(1,056) ngay= 0,154
8. Tính hệ số thấm khí sau khi có sự pha trộn:
( ) ( ) ( )0 o (20,57-20) 0,57 -12 mix,0 2 2k T = k 20,57 C = k (20 C)×1,0241 = 0,545×1,0241 = 0,553 ngay
124
Sử dụng bảng và công thức nội suy ta nhận được nồng độ oxy hòa tan bão hòa tại nhiệt
độ 20,57° là 9,086. Từ đó độ thiếu hụt oxy ban đầu sau khi cósự pha trộn D0,mix = DO bão hòa –
DO ban đầu =9,086-6,071=3,015 (mg/l)
9. BOD toàn phần tại điểm cách nguồn thải 5000 m được tính theo công thức :
( ) ( )1
5000-k
-0,1540,3
0,mix,0BOD 5000 = L ×e = 22,34 e = 21,69 mg/l
5000 /(0,3*24*3600)´´
10. Tính độ thiếu hụt oxy và nồng độ oxy hòa tan tại vị trí 5000 m được tính như sau:
1 a a
5000 5000x x x -0,154 -0,553-K -K -K1 0,mix,0 0,3 24 0,3 24 3600V V V
1 0,mix
a 1
5000-0,553
0,3 24
K ×L 0,154×22,34D(x)= ×(e -e )+D e ×(e -e )
K -K 0,553-0,154
+3,015 e
3600
3600
´ ´
´ ´ ´ ´
´
´ ´
=
´
Thay các giá trị được tính ở các bước trên nhận được D1(5000) = 3,33 (mg/l)
Từ đó suy ra
DO(5000)=DObão hòa – D1(5000) = 9,086 – 3,33 = 5,756 (mg/l)
Hình 5.3. Phương pháp áp dụng mô hình Streeter – Phelps cho nhiều nguồn
11. Xác định lưu lượng pha trộn giữa nước xả và nước sông (m³/h) tại mặt cắt số 2 (nơi
xảy ra sự hợp lưu giữa sông và nguồn xả 2):
( )3r,2 r,1 w,2 12000Q = Q + Q = 2100 + = 2600 m /h24
125
12. Tính BOD toàn phần tại cống xả số 2
1
5,w,2
0,w,2 -K *5 -0,15*5
BOD 2,5L = = = 4,738
1- e1- e
(mg/l)
13. BOD pha trộn ban đầu tại mặt cắt 2 giữa sông và nguồn xả 2:
o,r,1 r,1 0,w,2 w,2
0,mix,2
r,1 w,2
L *Q + L *Q 21,69*2100 + 4,738*500L = = = 18,43 (mg/l)
Q + Q 2600
14. Nồng độ ôxy pha trộn ban đầu tại mặt cắt số 2 là :
mix,1w,2 w,2 r,1
mix,2
w,2 r,1
Q *DO +Q *DO 500*7,0+ 2100*5,756DO = = = 5,995
Q +Q 2600
(mg/l)
15. Nhiệt độ pha trộn giữa nước xả và nước sông (°C)
r,1 r,1 w,1 w,1 o
mix,2
r,1 w,1
T *Q + T *Q 2100× 20,57 + 500× 22T = = = 20,845 ( C)
Q + Q 2600
16. Xác định hệ số k1 sau khi pha trộn ở mặt cắt số 2 là:
( ) ( ) ( )o 0 (20,85-20) 0,85 -11 1 mix,0 1k 20,85 C = k T = k (20 C)× (1,056) = 0,15×(1,056) ngay= 0,156
17. Hệ số thấm oxy k2 sau khi pha trộn tại mặt cắt số 2 là
( ) ( ) ( )0 o θ(20,85-20) 0,024×0,85 -1a mix,2 a aK T = K 20,85 C = K (20 C)×e = 0,545×e = 0,556 ngay
18. Tại nhiệt độ Tmix,2 = 20,850C ta có nồng độ oxy hòa tan bão hòa là 9,03 (mg/l)
Từ đó độ thiếu hụt oxy ban đầu sau khi có sự pha trộn Do = DO bão hòa – DO ban đầu:
0,mix,2D = 9,03-5,995 = 3,035(mg/l)
19. Độ thiếu hụt oxy tại vị trí x = 5000 (m) cách nguồn xả 2 được tính như sau:
( )
1 a a
5000 5000x x x -0,156 -0,556-K -K -K1 0,mix,2 0,3 24 3600 0,3 24 3600V V V
1 0,mix,2
a 1
5000-0,556
0,3 24 3600
K ×L 0,156×18,43D(x)= ×(e -e )+D e ×(e -e )
K -K 0,556-0,156
+3,035 e mg/l3,244
´ ´
´ ´ ´ ´
´
´ ´
=
´ =
20. Vậy DO tại x = 5000 m cách nguồn 2 là
DO (x = 5000 m) = DObão hòa – D1(x) = 9,03 – 3,244 = 5,786 (mg/l)
126
5.4. Ứng dụng phần mềm STREETER
5.4.1. Vài nét về lịch sử
Phần mềm STREETER phiên bản đầu tiên được thực hiện năm 2007. STREETER có
những chức năng khác nhau nhằm mục đích tự động hoá tính toán ô nhiễm nước kênh sông
theo mô hình Streeter – Phelps. Ở đây có các công cụ tính toán phân bố nồng độ BOD và DO
dọc theo chiều dòng chảy của sông. Tính toán được thực hiện cho một hay nhiều nguồn thải.
Các giá trị được phần mềm Streeter tính gồm:
- Tính sự phân bố nồng độ DO và BOD dọc theo kênh sông theo kịch bản khác nhau.
Kịch bản gồm nhóm thông số liên quan tới kênh sông và nguồn thải.
- Tính toán vị trí đạt được độ thiếu hụt ô xy cực đại
- Tính toán thời gian đạt độ thiếu hụt oxy cực đại.
- Vẽ các vùng ảnh hưởng khác nhau.
- So sánh kết quả tính toán với tiêu chuẩn Việt Nam
- Thực hiện các báo cáo tự động, chuyển file kết quả qua E-mail.
5.4.2. Khởi động phần mềm
STREETER có thể khởi động bằng cách chạy file STREETER.exe trong thư mục chứa
STREETER. Trên màn hình Windows sẽ xuất hiện giao diện như hình dưới
127
Hình 5.4. Màn hình khởi động của STREETER
Sau phần khởi động, người dùng cần tạo mới hay mở file đã có trên ổ đĩa cứng.
Hình 5.5. Chọn chức năng tạo mới file
128
Sau đó sẽ xuất hiện màn hình làm việc như trên Hình 5.6
Hình 5.6. Màn hình làm việc của STREETER
Người dùng cần thiết nhập thông tin đầu vào cho mô hình STREETER như được chỉ ra
trên Hình 5.7.
Hình 5.7. Nhập thông tin cho kịch bản
129
Hình 5.8. Kết quả tính toán theo mô hình STREETER – dạng đồ thị
Hình 5.9. Lựa chọn chất, mầu sắc thể hiện
Hình 5.10. Chọn chức năng thể hiện báo cáo và các kết quả trung gian
130
Hình 5.11. Báo các kết quả thực hiện tính toán theo mô hình STREETER
Hình 5.12. Kết quả được trình bày chi tiết cho từng nguồn thải
131
Hình 5.13. Kết quả tính toán DO tại từng điểm dọc theo kênh sông
Hình 5.14. Xem kết quả tính DO tại từng điểm dọc theo kênh sông
Hình 5.15. Thể hiện kết quả tính toán bằng màu sắc
5.5. Bài tập tự giải
Bài tập 5.6. Khu công nghiệp Bắc Củ Chi có xả nước thải vào một đối tượng tiếp
nhận là một con kênh. Lưu lượng dòng nước thải là 14400 (m3/ngày), BOD5 ở nhiệt độ 20°C
là 35 (mg/l), nồng độ oxy hòa tan trong dòng nước thải là 2,5 (mg/l), nhiệt độ của dòng nước
thải là 22 (°C) .
Dòng chảy của con kênh có lưu lượng là 1200 (m3/giờ), BOD5 ở 20°C là 3,5 (mg/l),
nồng độ oxy hòa tan là 6,5 (mg/l). Nhiệt độ dòng chảy là 20°C. Dòng chảy có vận tốc trung
bình là 0,25 (m/s), độ sâu 3 (m).
Tại khoảng cách 5 km so với nguồn xả nước thải người ta bơm nước sạch vào với mục
tiêu pha loãng và làm tăng nồng độ oxy hòa tan trong kênh sông. Dòng nước xả này có các
thông số như sau: Lưu lượng 12000 (m3/ngày), BOD5 ở 20°C là 2,5 (mg/l), nồng độ oxy hòa
tan là 7,0 (mg/l). Nhiệt độ dòng nước xả là 22 (°C).
132
Biết rằng sự hòa trộn hoàn toàn diễn ra tức thời. Lấy hệ số tốc độ phân hủy các chất
hữu cơ k1 tại nhiệt độ 20°C là 0,25 (ngày-1). Sử dụng công thức Churchill, Elmore và
Buckingham tính k2(20°C).
0,969 -1,673
2 xk = 4,96V H
Trong đó Vx (m/s) là vận tốc trung bình của dòng chảy, H là độ sâu trung bình của con
kênh.
Sử dụng mô hình Streeter – Phelps hãy tính nồng độ oxy hòa tan tại khoảng cách 5 km
so với nguồn xả thải thứ hai.
Bài tập 5.7. Khu công nghiệp Nhơn Trạch có xả nước thải vào một đối tượng tiếp
nhận là một con kênh. Lưu lượng dòng nước thải là 14400 (m3/ngày), BOD5 ở nhiệt độ 20°C
là 35 (mg/l), nồng độ oxy hòa tan trong dòng nước thải là 2,5 (mg/l) nhiệt độ của dòng nước
thải là 22 (°C) .
Dòng chảy của con kênh có lưu lượng là 1400 (m3/giờ), BOD5 ở 20°C là 4,5 (mg/l),
nồng độ oxy hòa tan là 6,0 (mg/l). Nhiệt độ dòng chảy là 20°C. Dòng chảy có vận tốc trung
bình là 0,25 (m/s), độ sâu 3 (m).
Tại khoảng cách 10 km so với nguồn xả nước thải người ta bơm nước sạch vào với
mục tiêu pha loãng và làm tăng nồng độ oxy hòa tan trong kênh sông. Dòng nước xả này có
các thông số như sau: Lưu lượng 9000 (m3/ngày), BOD5 ở 20°C là 1,5 (mg/l), nồng độ oxy
hòa tan là 7,5 (mg/l). Nhiệt độ dòng nước xả là 22 (°C).
Biết rằng sự hòa trộn hoàn toàn diễn ra tức thời. Lấy hệ số tốc độ phân hủy các chất
hữu cơ k1 tại nhiệt độ 20° C là 0,25 (ngày -1). Sử dụng công thức Owens-Gibbs tính
k2(20°C).
85,167,020
2 4,9 Huk =
133
Trong đó u (m/s) là vận tốc trung bình của dòng chảy, H là độ sâu trung bình của con
kênh.
Sử dụng mô hình Streeter – Phelps hãy tính nồng độ oxy hòa tan tại khoảng cách 5 km
so với nguồn xả thải thứ hai.
Bài tập 5.8. Khu công nghiệp Phú Mỹ có xả nước thải vào một đối tượng tiếp nhận là
một con kênh. Lưu lượng dòng nước thải là 14400 (m3/ngày), BOD5 ở nhiệt độ 20°C là 35
(mg/l), nồng độ oxy hòa tan trong dòng nước thải là 2,5 (mg/l) nhiệt độ của dòng nước thải là
22 (°C) .
Dòng chảy của con kênh có lưu lượng là 1200 (m3/giờ), BOD5 ở 20°C là 3,5 (mg/l),
nồng độ oxy hòa tan là 6,5 (mg/l). Nhiệt độ dòng chảy là 20°C. Dòng chảy có vận tốc trung
bình là 0,25 (m/s), độ sâu 2,5 (m).
Tại khoảng cách 10 km so với nguồn xả nước thải người ta bơm nước sạch vào với
mục tiêu pha loãng và làm tăng nồng độ oxy hòa tan trong kênh sông. Dòng nước xả này có
các thông số như sau: Lưu lượng 9000 (m3/ngày), BOD5 ở 20°C là 1,5 (mg/l), nồng độ oxy
hòa tan là 7,5 (mg/l). Nhiệt độ dòng nước xả là 22 (°C).
Biết rằng sự hòa trộn hoàn toàn diễn ra tức thời. Lấy hệ số tốc độ phân hủy các chất
hữu cơ k1 tại nhiệt độ 20°C là 0,15 (ngày-1). Sử dụng công thức Langbien – Durum tính
k2(20°C).
33,120
2 3,3 Huk =
Trong đó V (m/s) là vận tốc trung bình của dòng chảy, H là độ sâu trung bình của con
kênh.
Sử dụng mô hình Streeter – Phelps hãy tính nồng độ oxy hòa tan tại khoảng cách 5 km
so với nguồn xả thải thứ hai.
134
5.6. Câu hỏi kiểm tra kiến thức
1/ Hãy trình bày phương trình Streeter – Phelps, làm rõ cách nhận được phương trình,
điều kiện ban đầu ?
2/ Hãy trình bày phương pháp tính toán hệ số tốc độ loại oxy do quá trình phân hủy
chất hữu cơ ? Làm rõ sự phụ thuộc của hệ số này vào nhiệt độ.
3/ Hãy trình bày phương pháp tính toán hệ số tốc độ thấm oxy do quá trình thấm khí ?
Làm rõ sự phụ thuộc của hệ số này vào nhiệt độ.
4/ Hệ số hệ số tốc độ thấm oxy phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
5/ Thế nào là độ thiếu hụt oxy, độ thiếu hụt ban đầu ? Làm thế nào để xác định độ
thiếu hụt này tại mặt cắt pha trộn ban đầu ?
6/ Hãy trình bày cách xác định độ thiếu hụt oxy cực đại cũng như vị trí nơi độ thiếu
hụt oxy đạt cực đại.
7/ Hãy trình bày cách nhận nghiệm từ phương trình Streeter và một số điều kiện cần để
nhận được độ thiếu hụt cực đại.
8/ Hãy trình bày cách tính toán ảnh hưởng của nhiều nguồn thải lên DO kênh sông
theo phương pháp Streeter – Phelps.
9/ Làm rõ sự phụ thuộc của các hệ số tốc độ loại oxy và hệ số tốc độ thấm oxy lên
chất lượng nước kênh sông ?
10/ Làm rõ sự phụ thuộc của vận tốc dòng chảy và độ sâu trung bình lên chất lượng
nước kênh sông ?
Tài liệu tham khảo
[1]. Jorgensen S.E., 1994. Fundanmentals of Ecological Modelling (2 nd Edition). Elsevier,
628 p. (in English)
[2]. Lâm Minh Triết, 2006. Kỹ thuật môi trường. Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
746 trang.
135
[3]. Bùi Tá Long, 2008. Mô hình hóa môi trường. Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM, 441
trang..
[4]. Streeter H.W., Sanitary engineer and Earle B. Phelps, Consultnat. A study of the
pollution and nature purification of the Ohio river, III. Factors concerned in the
phenomena of oxidation and reaeration. United states public health service.
Washington,D.C.
136
6. BÀI THỰC HÀNH 6. MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG Q2K
Mô hình QUAL2K (viết tắt là Q2K) là mô hình chất lượng nước sông tổng hợp và toàn
diện được phát triển do sự hợp tác giữa trường Đại học Tufts University và Trung tâm mô
hình chất lượng nước của Cục môi trường Mỹ. Mô hình này được sử dụng rộng rãi để tính
toán tải lượng cho phép xả thải vào sông của các nguồn thải (tập trung hay phân tán). Mô
hình cho phép mô phỏng 15 thành phần thông số chất lượng nước sông bao gồm nhiệt độ,
BOD5,DO, tảo dưới dạng chlorophyl, nitơ hữu cơ ( Norg), nitrit ( N-NO2), nitrat (N-NO3-),
phốt pho hữu cơ (Porg), phốt pho hoà tan, coliform và một số thông số khác ít biến đổi trong
nước.
Mô hình có thể áp dụng cho các sông nhánh xáo trộn hoàn toàn. Với giả thiết rằng cơ
chế vận chuyển chính của dòng là chuyển tải và phân tán dọc theo hướng chính của dòng
(trục chiều dài của dòng và kênh). Mô hình cho phép tính toán với nhiều nguồn thải, các điểm
lấy nước cấp, các nhánh phụ và các dòng thêm vào và lấy ra. Mô hình QUAL2E cũng có thể
tính toán lưu lượng cần thiết thêm vào để đạt được giá trị oxy hoà tan theo tiêu chuẩn.
6.1. Mục tiêu
Mục tiêu của bài thực hành – làm quen với các bước tính toán mô phỏng chất lượng
nước kênh sông cho một hay nhiều nguồn thải.
6.2. Mô tả phương pháp
QUAL2E do Brown và Barnwell xây dựng năm 1987, QUAL2K là bản cải tiến ra đời
3/2006. Những công trình đầu tiên về QUAL2 được trình bày trong tài liệu Qual I & II,
Stream Water Quality, Texas Water Development Board, Environmental Protection Agency;
(1971, 1973) và sau này được trình bày trong công trình Qual2E, Enhanced Stream Water
Quality Model; EPA, Center for Exposure Assessment Modeling (1985). QUAL2E-UNCAS
là một phiên bản nâng cao của QUAL2E; nó cung cấp những khả năng để phân tích tính
không chắc chắn. Sự ra đời của QUAL2E đã thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng các công cụ mô
hình trong bài toán mô phỏng chất lượng nước cho hệ thống kênh sông. QUAL2K là phiên
bản mới nhất ra đời vào tháng 3/2006 và được cập nhật thường xuyên.
137
Về mặt thuỷ lực mô hình QUAL2K thường áp dụng cho chế độ ổn định. Trong trường
hợp này, mô hình có thể được sử dụng để tính toán nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng chất
thải (cường độ, chất lượng và vị trí) đối với chất lượng nước sông và cũng có thể sử dụng liên
kết với chương trình lấy mẫu thực địa để nhận diện các đặc tính cường độ và chất lượng của
tải trọng từ các nguồn diện (non-point sources).
Theo quan điểm QUAL2K bước đầu tiên trong việc mô hình hoá một hệ thống sông là
chia hệ thống sông này thành các đoạn sông (reaches), các đoạn sông này là một phần dòng
chảy có đặc tính thuỷ lực tương đối đồng nhất. Mỗi đoạn sông này lại được chia thành nhiều
phần tử hay nhân tố tính toán (computational element) có chiều dài bằng nhau. Do đó, tất cả
các đoạn sông có bao gồm một số nguyên các phần tử tính toán.
Các đoạn sông (tập hợp của các phần tử tính toán) là cơ sở của tất cả các dữ liệu đưa
vào mô hình. Các dữ liệu về thuỷ lực, hằng số tốc độ phản ứng, các điều kiện ban đầu, các số
liệu về lưu lượng bổ sung là không đổi cho tất cả các phần tử tính toán trong một đoạn sông.
Hình 6.1. Sự phân đoạn của QUAL2K trong hệ thống sông không có nhánh.
138
19
18
17
16
1
5
4
3
2
20
28
27
26
21
29
12
15
14
13
8
7
6
9
11
10
24
23
22
25
HW#1
HW#2
HW#3
HW#4
(a) Sông phân nhánh (b) Q2K phân thành các “reach”
Sông chính
Nh
1
Trib
2
Nh
3
Hình 6.2. Sự phân loại của QUAL2K cho trường hợp sông với các nhánh: (a) là hệ thống
thực, (b) là hệ thống được biểu diễn trong QUAL2K.
Hình 6.3. Sự phân đoạn trong QUAL2K thành các phần tử tính toán
Tóm tại trong Q2K dữ liệu địa hình được tổ chức như sau:
Đoạn (reach). Chỉ đoạn sông với đặc tính thủy lực tương đồng.
Phần tử (element). Phần tử hay nhân tố tính toán (computational element) có chiều dài
bằng nhau được chia đều từ đoạn (reach).
Khúc (segment). Tập hợp các đoạn (reach) tạo nên một nhánh của hệ thống. Nhánh
sông chính cũng như mỗi nhánh sông tạo nên tập hợp khác khúc sông.
139
Biên sông (headwater): biên trên của mỗi khúc sông.
6.2.1. Tính toán dòng chảy
Trạng thái cân bằng lưu lượng được thực hiện cho mỗi phần tử (element) sông (Hình
6.4)
ioutiinii QQQQ ,,1 -+= - (9.1)
Trong đó:
Qi = lưu lượng ra từ phần tử sông thứ i vào phần tử sông thứ i+1 (m3/ngày)
Qi-1 = lưu lượng vào phần tử i từ phần tử sông phía trên nó (theo dòng chảy) i-1
(m3/ngày)
Qin,i = tổng lưu lượng chảy vào phần tử từ các nguồn điểm hoặc nguồn diện (m3/ngày)
Qout,i = tổng lưu lượng chảy ra từ phần tử i từ các nguồn điểm hay nguồn diện (không
phải dạng điểm) (m3/ngày)
Hình 6.4. Sự cân bằng lưu lượng của phần tử i
Tổng lưu lượng đi vào phần tử i được tính theo công thức
psi npsi
in,i ps,i, j nps,i, j
j=1 j=1
= +Q Q Qå å (9.2)
Trong đó:
Qps,i,j là lưu lượng của nguồn điểm thứ j đổ vào phần tử i (m3/ngày), psi = tổng số
nguồn điểm đổ vào phần tử i
140
Qnps,i,j = lưu lượng nguồn diện (không phải dạng điểm) thứ j đổ vào phần tử i (m3/ngày)
npsi = tổng số nguồn diện đổ vào phần tử i
Tổng lưu lượng đi ra từ phần tử i được tính theo công thức:
pai npai
out,i pa,i, j npa,i, j
j=1 j=1
Q = Q + Qå å (9.3)
Trong đó:
Qpa,i,j = là lưu lượng từ nguồn điểm j đi ra khỏi phần tử i (m3/ngày)
pai = tổng số nguồn điểm đi ra từ phần tử i
Qnpa,i,j = lưu lượng từ nguồn diện j đi ra khỏi phần tử i m3/ngày)
npai = tổng số nguồn diện đi ra từ phần tử i
Những nguồn diện và nguồn lấy nước ra được mô hình hoá như những nguồn đường.
Trong Hình 6.5 ta thấy, nguồn diện hay nguồn lấy nước ra được phân ranh giới bởi những vị
trí điểm km bắt đầu và kết thúc của nó. Dòng chảy của nó khi vào hay ra từ mỗi phần tử được
phân bổ theo trọng số chiều dài - trọng lượng.
Hình 6.5 Cách thức dòng chảy từ nguồn không ở dạng điểm phân bổ đến một phần tử
6.2.2. Tính toán thủy lực
Mô hình thủy lực được sử dụng để tính độ sâu và vận tốc dòng chảy tại mỗi phần tử.
Q2K cho phép một số tùy chọn để quyết định đặc tính thủy lực của mỗi phần tử. Trong tài
liệu này trình bày lựa chọn phù hợp với thực tiễn cũng như công tác giảng dạy môn học. Giả
141
thiết rằng trên các khúc sông không có đập (chiều cao đập bằng 0), khi đó cần nhập vào hệ số
nhám Manning (n) và phần mềm Q2K sẽ tự động lựa chọn cách tính thủy lực theo phương
trình Manning.
Mỗi phần tử sông được lý tưởng hoá như là một kênh có thiết diện hình thang (Hình
6.6). Với điều kiện lưu lượng không đổi, phương trình Manning có thể được dùng để diễn tả
mối quan hệ giữa lưu lượng và độ sâu như sau:
3/2
3/52/1
0
P
A
n
S
Q c= (9.4)
- Q = lưu lượng (m3/s)1
- S0 = độ dốc đáy (m/m)
- n = hệ số thô (hệ số gồ ghề) Manning
- Ac = diện tích mặt cắt ngang (m2)
- P = chu vi phần thấm nước (m)
Hình 6.6. Kênh hình thang
Diện tích mặt cắt ngang của kênh hình thang được tính như sau:
[ ]c 0 s1 s2A = B + 0,5(s + s )H H (9.5)
Trong đó:
B0 = độ rộng đáy (m)
ss1 và ss2 = hai độ dốc của cạnh như trong Hình 6.6(m/m)
1 Chú ý: trong công thức này hay những công thức khác để mô tả đặc điểm thuỷ lực, thời gian được đo bằng giây. Đây là
cách tính toán được thực hiện trong Q2K. Tuy nhiên, khi tính chất thuỷ lực đã được định rõ, chúng được chuyển đổi sang
đơn vị ngày cho phù hợp với những tính toán khác.
142
H = độ sâu của nhánh sông (m)
Chu vi phần bị thấm nước được tính như sau:
0
2 2
1 21 1s sP B H Hs s= + ++ + (9.6)
Thay phương trình (9.15) và (9.16) vào (9.14), khi ấy phương trình (9.14) có thể dùng
phép lặp để tính độ sâu như sau:
( ) ( )
( )
2/ 5
3/ 5 2 2
0 1 21 1
3/10
0 1 2 1
1 1
0.5k
s sk k
s s k
Qn H HB s s
H HS s sB
- -
=
-
++ + +
é ù+ +ë û
(9.7)
Trong đó k = 0,1,2,...,n, n = số lần lặp, H0=0.
Phương pháp hoàn tất khi sai số ước tính dưới giá trị 0,001%. Sai số ước tính được
tính như sau:
1
1
*100%k ka
k
H H
He
+
+
-
= (9.8)
Diện tích mặt cắt ngang có thể được xác định bởi phương trình (9.5) và sau đó vận tốc
được xác định từ phương trình kế tiếp
c
Q
U A
=
(9.9)
Chiều rộng trung bình của nhánh sông, B(m), được tính như sau
cAB H
= (9.10)
Giá trị của hệ số Manning được liệt kê trong Bảng 6-1.
Bảng 6-1. . Hệ số thô (hệ số gồ ghề) cho các mặt kênh thông thoáng
Vật liệu N
KÊNH NHÂN TẠO
Bê tông 0,012
Sỏi ở đáy với cạnh làm bằng
Bê tông 0,020
143
Đá trát vữa 0,023
Đóng đắp (đổ đá) 0,033
KÊNH SUỐI TỰ NHIÊN
Sạch, thẳng 0,025 - 0,04
Sạch, quanh co và có cỏ dại 0,03 - 0,05
Cỏ dại, vực, quanh co 0,05
Dòng suối có đá cuội 0,04 - 0,10
Nhiều cây bụi và cây thân gỗ 0,05 - 0,20
Hệ số Manning đặc trưng n thay đổi theo lưu lượng và độ sâu. Khi độ sâu giảm tại nơi
có lưu lượng thấp, sự gồ ghề tương ứng tăng. Giá trị đặc trưng của n nằm trong khoảng từ
0,015 (đối với những đoạn kênh thông suốt) đến khoảng 0,15 (đối với những đoạn kênh gồ
ghề trong tự nhiên). Đây là những giá trị tiêu biểu của các điều kiện khi dòng chảy đi qua
những nơi có gờ, bãi ngầm. Điều kiện tới hạn tại độ sâu để đánh giá chất lượng nước thường
nhỏ hơn nhiều so với độ sâu có bãi ngầm và độ gồ ghề tương ứng có thể cao hơn nhiều.
Thời gian lưu (residence time) của mỗi phần tử được tính như sau:
k
k
k
V
Qt
= (9.11)
Trong đó:
tk = thời gian lưu của phần tử thứ k (ngày)
Vk = thể tích của phần tử thứ k (m3) = Ac,kDxk
Ac,k = diện tích mặt cắt ngang của phần tử thứ k [m2],
Dxk = chiều dài của phần tử thứ k (m)
Các thời gian này sẽ được sử dụng để xác định thời gian di chuyển dọc theo mỗi khúc
sông (có thể là nhánh chính, cũng có thể là một trong số nhánh phụ). Ví dụ, thời gian di
chuyển từ phần tử thượng nguồn tới hạ lưu của phần tử j trong một khúc sông (segment) được
tính như sau
144
å
=
=
j
k
kjtt
1
, t (9.12)
6.2.3. Mô phỏng chất lượng nước
Để tính toán hệ số phân tán tại phần tiếp nối hai phần tử trong Q2K cho phép nhập giá
trị xấp xỉ. Nếu người dùng không nhập Q2K sẽ sử dụng công thức dưới đây trong chế độ im
lặng :
2 2
i i
p,i *
i i
U BE = 0,011
H U
(9.13)
Trong đó
Ep,i = hệ số phân tán dọc tại mặt cắt tiếp giáp giữa hai phần tử i và i+1 (m2/s)
Ui = vận tốc (m/s)
Bi = chiều rộng (m)
Hi = độ sâu trung bình (m)
Ui* = vận tốc di chuyển (m/s), liên quan đến những đặc tính cơ bản sau:
iii SgHU =* (9.14)
Trong đó:
g = gia tốc trọng trường (= 9,81 m/s2)
S = độ dốc của kênh (không có thứ nguyên)
Sau khi tính toán hay dựa vào giá trị Ep,i được nhập vào, hệ số phân tán được tính như sau
2,
ii
in
xU
E
D
= (9.15)
Sau đó, mô hình tính hệ số phân tán Ei (giá trị được dùng trong tính toán mô hình)
được tính như sau:
Nếu En,i <= Ep,i, hệ số phân tán Ei được đặt bằng Ep,i – En,i
Nếu En,i > Ep,i hệ số phân tán được đặt bằng 0
Bảng 6-2. Một số chất được mô phỏng trong Q2K
Tên chất Thứ nguyên
145
Phương trình cân bằng khối lượng tổng quát sau đây được viết cho tất cả các phần tử
của khúc (tuy nhiên chỉ trừ trường hợp đặc biệt của sinh vật ở đáy) (Hình 6.7).
( ) ( ) i
i
i
ii
i
i
ii
i
i
i
i
iout
i
i
i
i
i
ii S
V
W
cc
V
E
cc
V
E
c
V
Q
c
V
Q
c
V
Q
dt
dc
++-+-+--= +-
-
-
- 1
'
1
'
1,
1
1
ở đó ci = là nồng độ chất cần tính trong phần tử i [ thứ nguyên được cho trong Bảng
6-2], t = thời gian [ngày], E’i = hệ số phân tán giữa hai phần tử i và i + 1 [m3/ngày], Wi = tải
lượng xâm nhập từ thành phần bên ngoài lên phần tử i (g/ngày hoặc mg/ngày), và Si = nguồn
tự sinh hay tự hoại của thành phần do phản ứng và chuyển đổi hoá học (g/m3/ngày hoặc
mg/m3/ngày)
Răn lơ lửng vô cơ mgD/L
Oxy hoà tan mgO2/L
Nhu cầu Oxy sinh hoá trong phản ứng
nhanh CBOD
mgO2/L
Nhu cầu oxy sinh hoá trong phản ứng
chậm CBOD
mgO2/L
Nitơ hữu cơ hoà tan mN/L
Ammoniac mN/L
Nitrate (NO3-) mN/L
Photpho hữu cơ hoà tan mP/L
Photpho vô cơ mP/L
146
Hình 6.7. Cân bằng khối lượng cho mỗi phần tử tính
6.2.4. Các nhóm số liệu chạy Q2K
Dữ liệu địa hình :
Trước tiên cần xác định vị trí đầu và cuối của khúc sông cần tính toán (segment). Trên
Hình 6.8 là các vị trí cần xác định cho tính toán mô phỏng. Khúc sông (segmnet) được chia
thành các đoạn sông (reach). Trên hình là các vị trí phân đoạn. Cụ thể là từ km 9,934 tới km
10,400 là đoạn 1 (reach 1, xem Bảng 6-3), km 10,400 tới km 13,614 là đoạn 2 (reach 2), ,
đoạn 16 là km35,750 tới km 40,200, đoạn cuối là km 40,200 tới km 40,441. Trên Bảng 6-3
còn chỉ ra số phần tử trong mỗi đoạn và cao trình đáy (Hình 6.9) của điểm đầu, điểm cuối
trong mỗi đoạn. Trong Q2K mỗi đoạn sông giống như một chiếc máng có thiết diện là hình
thang các thông số của thiết diện được thể hiện trong Bảng 6-4, Hình 6.10.
147
Hình 6.8. Các vị trí cần xác định để tính toán mô phỏng
Hình 6.9. Cao trình đáy
Bảng 6-3. Bảng số liệu đoạn sông và cao trình đáy
STT Vị trí Số phần tử Cao trình đáy
Thượng
lưu (km)
Hạ lưu
(km)
Thượng lưu
(m)
Hạ lưu
(m)
(km) >=1
1 40,441 40,200 2 293,983 292,721
2 40,200 39,750 2 292,721 290,310
3 39,750 38,928 2 290,310 281,987
4 38,928 37,576 2 281,987 275,983
5 37,576 37,077 2 275,983 269,979
6 37,077 36,643 2 269,979 257,850
148
7 36,643 33,811 2 257,850 252,825
8 33,811 33,344 1 252,825 251,996
9 33,344 32,443 2 251,963 239,988
10 32,443 29,981 3 239,988 233,984
11 29,981 25,475 5 233,984 227,979
12 25,475 22,819 2 227,979 209,997
13 22,819 20,035 2 209,997 197,988
14 20,035 18,587 2 197,988 185,980
15 18,587 13,614 2 185,980 161,993
16 13,614 10,400 2 161,993 155,749
17 10,400 9,334 1 155,749 153,678
Hình 6.10. Mỗi đoạn (reach) là có thiết diện là một hình thang
Bảng 6-4. Các tham số thủy lực cho từng đoạn sông
STT Công thức Manning
Đoạn Độ dốc Hệ số Manning Độ rộng đáy Độ dốc cạnh bên Độ dốc cạnh bên
Reach đáy sông n B0, m Ss1 Ss2
1 0,0050 0,2000 10,00 0,0000 0,0000
2 0,0050 0,2000 30,00 0,0000 0,0000
3 0,0100 0,2000 10,00 0,0000 0,0000
4 0,0040 0,2500 10,00 0,0000 0,0000
5 0,0120 0,2500 10,00 0,0000 0,0000
6 0,0280 0,2500 10,00 0,0000 0,0000
7 0,0020 0,2500 20,00 0,0000 0,0000
8 0,0020 0,2500 40,00 0,0000 0,0000
9 0,0130 0,1500 12,00 0,0000 0,0000
10 0,0020 0,1500 15,00 0,0000 0,0000
11 0,0010 0,1500 22,50 0,0000 0,0000
12 0,0070 0,0600 22,50 0,0000 0,0000
149
13 0,0040 0,0600 30,00 0,0000 0,0000
14 0,0080 0,0600 22,50 0,0000 0,0000
15 0,0050 0,0600 22,50 0,0000 0,0000
16 0,0020 0,0600 30,00 0,0000 0,0000
17 0,0020 0,1000 80,00 0,0000 0,0000
Dữ liệu nguồn thải
Dữ liệu nguồn thải là bắt buộc để tính toán mô phỏng chất lượng nước kênh sông. Các
thông số cần thu thập gồm: vị trí nguồn thải, lưu lượng nước đổ vào, các thông số liên quan
tới chất lượng nước như nồng độ oxygen hòa tan, nhiệt độ trung bình, CBOD, pH và có thể
các thông số khác.
Bảng 6-5. Các nguồn thải, lưu lượng và tải lượng ô nhiễm
Vị trí Nguồn điểm Nhiệt độ Oxygen hòa tan CBOD pH
Lượng lấy ra Lượng chảy vào Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
Tên nguồn thải km m3/s m3/s °C mg/L mgO2/L s.u.
NT03 40,07 0,0000 0,0127 25,00 3,50 2,40 7,00
NT04 38,00 0,0000 0,0988 25,00 8,29 0,00 7,00
NT05 34,91 0,0000 0,1695 25,00 8,05 0,00 7,00
NT01 32,09 0,0000 0,8850 25,00 9,27 0,00 7,00
NT06 29,56 0,0000 0,0232 25,00 3,50 5,90 7,00
NT02 27,41 0,0000 0,9379 25,00 8,40 0,00 7,00
Dữ liệu đo lưu lượng chất lượng nước tại thượng nguồn.
Số liệu đo đạc chất lượng nước tại thượng nguồn được thực hiện thông qua lấy mẫu,
phân tích kết quả đo đạc trong các phòng thí nghiệm. Trong Bảng 6-6 là một ví dụ kết quả
phân tích mẫu nước tại thượng nguồn.
Bảng 6-6. Chất lượng nước tại thượng nguồn
STT Các thông số chất lượng
nước
Đơn vị Giá trị
1 Nhiệt độ C 21,28
2 Độ diễn điện umhos 0,00
3 Chất rắn vô cơ mgD/L 12,00
4 Oxy hòa tan mg/L 8,47
150
5 CBOD chậm mgO2/L 0,00
6 CBOD nhanh mgO2/L 2,00
7 Nito hữu cơ hòa tan ugN/L 280,00
8 NH4-Nitrogen ugN/L 40,00
9 NO3-Nitrogen ugN/L 23,00
10 Photpho hữu cơ ugP/L 16,00
11 Photpho vô cơ ugP/L 6,30
12 Thực vật phù du ugA/L 10,00
13 Detritus (POM) mgD/L 0,00
14 Pathogen cfu/100 mL 0,00
15 Chất bazo mgCaCO3/L 200,00
16 pH s.u. 7,00
Nhóm các công thức được sử dụng
Nhóm này đường được Q2K mặc định và nằm trong sheet “rates” của bảng excel.
Trong các bài tập được đề xuất dưới đây, dữ liệu địa hình sông được cho trong Bảng
6-3, Bảng 6-4. Nhóm đầu tiên diễn ra trong mùa khô (từ bài 10.1 tới bài 10.3), nhóm thứ hai
xem xét trong mùa mưa (từ bài 10.4 tới bài 10.6).
Bài 6.1. Với lưu lượng biên thượng lưu 0,971 m3/s hãy xác định sự phân bố lưu lượng
dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 3,5 m3/s: màu đỏ; từ 3 – 3,5 m3/s
màu hồng; từ 2 – 3 m3/s màu xanh nhạt; 1 – 2 m3/s màu xanh; nhỏ hơn 1 m3/s màu xám.
Bài 6.2. Với lưu lượng biên thượng lưu 0,971 m3/s hãy xác định sự phân bố vận tốc
dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 0,5 m/s: màu đỏ; từ 0,4 – 0,5 m/s
màu hồng; từ 0,3 – 0,4 m/s màu xanh nhạt; 0,1 – 0,3 m/s màu xanh lá cây; nhỏ hơn 0,1 m/s
màu trắng.
Bài 6.3. Với lưu lượng biên thượng lưu 0,971 m3/s hãy xác định độ sâu mực nước dọc
theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 2,5 m: màu đỏ; từ 1,5 – 2,5 m màu vàng; từ 1 – 1,5
m màu xanh nhạt; 0,5 – 1 m màu vàng; nhỏ hơn 0,5 m màu xanh lá cây.
Bài 6.4. Với lưu lượng biên thượng lưu 1.971 m3/s hãy xác định sự phân bố lưu lượng
dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 4,5 m3/s: màu đỏ; từ 3,5 – 4,5 m3/s
151
màu hồng; từ 2,5 – 3,5 m3/s màu xanh nhạt; 1,5 – 2,5 m3/s màu xanh lá cây; nhỏ hơn 1,5 m3/s
màu trắng. Hãy so sánh kết quả với bài 9.1.
Bài 6.5. Với lưu lượng biên thượng lưu 1.971 m3/s hãy xác định sự phân bố vận tốc
dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 0,5 m/s: màu đỏ; từ 0,4 – 0,5 m/s
màu hồng; từ 0,3 – 0,4 m/s : màu xanh nhạt; 0.1 – 0.3 m/s màu xanh lá cây; nhỏ hơn 0,1 m/s
màu trắng. Hãy so sánh kết quả với bài 9.2.
Bài 6.6. Với lưu lượng biên thượng lưu 1,971 m3/s hãy xác định độ sâu mực nước dọc
theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 2,5 m: màu đỏ; từ 2 – 2,5 m màu hồng; từ 1 – 2 m
màu xanh nhạt; 0.5 – 1 m màu xanh; nhỏ hơn 0.5 m màu trắng. Hãy so sánh kết quả với bài
9.3.
Các bài tập dưới đây thuộc nhóm mô phỏng chất lượng nước kênh sông. Trong các bài
tập này hai điểm D1, D2 được xác định như sau:
Bảng 6-7. Vị trí các điểm nhạy cảm trên kênh sông
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông
1 D1 -8028953 4824897 26.43 km
2 D2 -8039486 4821802 14.09 km
Bài 6 .7 . Xác định nồng độ nền tại c ác đ iểm nhạy cảm biết chất lượng nước tại
biên thượng nguồn được cho trên Bảng 6-8.
Bảng 6-8. Chất lượng nước tại thượng nguồn
STT Tên Giá trị
1 Nhiệt độ (0C ) 21.28
2 Độ dẫn diện (umhos) 0
3 TSS (Chất rắn lơ lửng ) (mg/l ) 12
4 DO (Oxy hoa tan ) (mg/l ) 8.47
5 BOD chậm (BODs) ((mgO2/L)) 0
6 BOD5(200C) 2
7 N (Nitơ hữu cơ) (mg/l) 280
8 N-NH4 (Amoniac (tlnh theo N) ) (mg/l ) 40
152
9 N-N03 (Nitrat (tlnh theo N) ) (mg/l ) 23
10 O-P (Phot pho hữu cơ) (mg/l) 16
11 I-P (Phot pho vo cơ) (mg/l) 63
12 Vi sinh 10
13 Detritus (POM) 0
14 Pathogen 0
15 Độ kiềm (mg CaCO3/l) 200
16 pH 7
Bài 6.8. Thông số của nguồn NT03 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 6-9. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng độ
1 NT03 DO 0,0127 3,5
2 NT03 BOD5 (20
0C) mg/l 0,0127 2,4
Hãy tính nồng độ DO va BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quả nhận
được hãy so sánh với bài 9.7.
Bài 6.9. Thông số của nguồn NT03 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 6-10. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3 (kịch bản 2)
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng độ
1 NT03 DO 0.0127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0.0127 40
Hãy tính nồng độ DO va BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quá nhận được hãy
so sánh với bài 9.8.
Bài 6. 10. Thông số của nguồn NTKR003 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 6-11. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng độ
1 NT03 DO 0,127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0,127 40
Hãy tính nồng độ DO va BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quá nhận được hãy
153
so sánh với bài 9.9 và 9.8.
Bài 6.11. Thông số của nguồn NT03, NT04 dược thống kê trong báng sau:
Bảng 6-12. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3, 4
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng
1 NT03 DO 0,127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0,127 40
3 NT04 DO 0,127 1
4 NT04 BOD5 (200 C) mg/l 0,127 40
Hãy tính nồng độ DO và BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 và D2. Kết quả nhận
được hãy so sánh với kết quả bài 9.10.
Bài 6.12. Thông số của nguồn NT03, NT04 được thống kê trong báng sau:
Bảng 6-13. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3, 4
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng
1 NT03 DO 0.127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0.127 40
3 NT04 DO 0.998 1
4 NT04 BOD5 (200C) mg/l 0.998 40
Hãy tính nồng độ DO và BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quả nhận được hãy
so sánh với kết quả bài 9.11.
6.3. Các bước giải bài tập
Các bước giải bài toán 6.1 – 6.6.
1. Nhập số liệu từ Bảng 6-4, Bảng 6-5, Bảng 6-8 vào Q2K
Bảng 6-14. Nhập vào sheet “Reach” của Q2K
Location Element Elevation
Upstream Downstream Number Upstream Downstream
(km) (km) >=1 (m) (m)
154
40.441 40.200 2 293.983 292.721
40.200 39.750 2 292.721 290.310
39.750 38.928 2 290.310 281.987
38.928 37.576 2 281.987 275.983
37.576 37.077 2 275.983 269.979
37.077 36.643 2 269.979 257.850
36.643 33.811 2 257.850 252.825
33.811 33.344 1 252.825 251.996
33.344 32.443 2 251.963 239.988
32.443 29.981 3 239.988 233.984
29.981 25.475 5 233.984 227.979
25.475 22.819 2 227.979 209.997
22.819 20.035 2 209.997 197.988
20.035 18.587 2 197.988 185.980
18.587 13.614 2 185.980 161.993
13.614 10.400 2 161.993 155.749
10.400 9.334 1 155.749 153.678
Bảng 6-15. Nhập dữ liệu đã cho vào sheet “reach” của Q2K
Manning Formula
Channel Manning Bot Width Side Side
Slope n M Slope Slope
0.0050 0.2000 10.00 0.0000 0.0000
0.0050 0.2000 30.00 0.0000 0.0000
0.0100 0.2000 10.00 0.0000 0.0000
0.0040 0.2500 10.00 0.0000 0.0000
0.0120 0.2500 10.00 0.0000 0.0000
0.0280 0.2500 10.00 0.0000 0.0000
0.0020 0.2500 20.00 0.0000 0.0000
0.0020 0.2500 40.00 0.0000 0.0000
0.0130 0.1500 12.00 0.0000 0.0000
0.0020 0.1500 15.00 0.0000 0.0000
0.0010 0.1500 22.50 0.0000 0.0000
0.0070 0.0600 22.50 0.0000 0.0000
0.0040 0.0600 30.00 0.0000 0.0000
0.0080 0.0600 22.50 0.0000 0.0000
0.0050 0.0600 22.50 0.0000 0.0000
0.0020 0.0600 30.00 0.0000 0.0000
0.0020 0.1000 80.00 0.0000 0.0000
2. Kết quả chạy mô hình thủy lực cho kết quả trên các hình dưới đây
155
Hình 6.11. Kết quả tính toán phân bố lưu lượng dọc theo đoạn sông (bài 6.1)
Hình 6.12. Kết quả tính toán phân bố vận tốc dọc theo đoạn sông (bài 6.2)
156
Hình 6.13. Kết quả tính toán phân bố độ sâu dọc theo đoạn sông (bài 6.3)
Hình 6.14. Kết quả tính toán phân bố lưu lượng dọc theo đoạn sông (bài 6.4)
157
Hình 6.15. Kết quả tính toán phân bố vận tốc dọc theo đoạn sông (bài 6.5)
Hình 6.16. Kết quả tính toán phân bố độ sâu dọc theo đoạn sông (bài 6.6)
Để giải các bài 9.7 – 9.12 kết quả chạy thủy lực được sử dụng. Ngoài các nhóm số liệu
đã nhập ở trên (bài 9.1 – 9.6). Cần nhập thêm hai nhóm số liệu về chất lượng nước tại thượng
nguồn (Bảng 6-8) và số liệu nguồn thải (Bảng 6-9).
Hướng dẫn giải các bài tập 6.7 – 6.12.
158
1. Nhập số liệu vào giao diện của Q2K
Bảng 6-16. Nhập bảng giá trị chất lượng nước tại thượng nguồn vào Q2K
ID Number of Headwaters* 1
No. 1 Reach No.* Headwater Name Flow*
Rate
(m3/s)
1 Mainstem headwater 0.971
Headwater Water Quality Units 12:00 AM
Temperature C 21.28
Conductivity umhos 0.00
Inorganic Solids mgD/L 12.00
Dissolved Oxygen mg/L 8.47
CBODslow mgO2/L 0.00
CBODfast mgO2/L 2.00
Organic Nitrogen ugN/L 280.00
NH4-Nitrogen ugN/L 40.00
NO3-Nitrogen ugN/L 23.00
Organic Phosphorus ugP/L 16.00
Inorganic Phosphorus (SRP) ugP/L 6.30
Phytoplankton ugA/L 10.00
Detritus (POM) mgD/L 0.00
Pathogen cfu/100 mL 0.00
Alkalinity mgCaCO3/L 200.00
pH s.u. 7.00
2. Kết quả chạy mô hình Q2K. Nồng độ nền DO tại các điểm D1, D2 trong bài tập 9.7
được thể hiện trên Bảng 6-17, Hình 6.17.
Bảng 6-17. Kết quả tính toán nồng độ nền tại D1, D2
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông Kết quả tính
1 D1 -8028953 4824897 26.43 km 6,35 (mg/l)
2 D2 -8039486 4821802 14.09 km 8,82 (mg/l)
159
Hình 6.17. Phân bố nồng độ DO nền trong bài 6.7
Kết quả bài 6.8 thể hiện trên Bảng 6-18, Hình 6.18.
Bảng 6-18. Kết quả tính toán nồng độ oxy hòa tan tại D1, D2 (bài 9.8)
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông Kết quả tính
1 D1 -8028953 4824897 26.43 km 6,37 (mg/l)
2 D2 -8039486 4821802 14.09 km 8,82 (mg/l)
160
Hình 6.18. Phân bố nồng độ DO trong bài tập 6.8
Kết quả bài 6.9 thể hiện trên Bảng 6-19 và Hình 6.19.
Bảng 6-19. Kết quả tính toán nồng độ oxy hòa tan tại D1, D2 (bài 9.9)
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông Kết quả tính
1 D1 -8028953 4824897 26,43 km 6,32 (mg/l)
2 D2 -8039486 4821802 14,09 km 8,81 (mg/l)
161
Hình 6.19. Phân bố DO trong bài 6.9
Kết quả bài 6.10 được thể hiện trên Bảng 6-20, Hình 6.20
Bảng 6-20. Kết quả tính toán nồng độ oxy hòa tan tại D1, D2 (bài 6.10)
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông Kết quả tính
1 D1 -8028953 4824897 26,43 km 6,03 (mg/l)
2 D2 -8039486 4821802 14,09 km 8,76 (mg/l)
162
Hình 6.20. Phân bố DO trong bài 6.10
Kết quả bài 9.11 được thể hiện trên Bảng 6-21, Hình 6.21
Bảng 6-21. Kết quả tính toán nồng độ DO tại D1, D2 (bài 6.11)
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông Kết quả tính
1 D1 -8028953 4824897 26,43 km 5,54 (mg/l)
2 D2 -8039486 4821802 14,09 km 8,69 (mg/l)
163
Hình 6.21. Phân bố DO trong bài 6.11
Kết quả bài 6.12 được thể hiện trên Bảng 6-22, Hình 6.22.
Bảng 6-22. Kết quả tính toán nồng độ oxy hòa tan tại D1, D2 (bài 9.12)
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông Kết quả tính
1 D1 -8028953 4824897 26,43 km 2,53 (mg/l)
2 D2 -8039486 4821802 14,09 km 7,96 (mg/l)
164
Hình 6.22. Sự phân bố nồng độ DO bài 6.12
6.4. Ứng dụng phần mềm ENVIMQ2K
QUAL2K là một sản phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực mô phỏng chất lượng nước kênh
sông nhưng nó có một nhược điểm là hỗ trợ ứng dụng GIS. Bên cạnh đó quá trình tự động
hoá tính toán theo các kịch bản gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nhóm tác giả thuộc Phòng
Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM đã
xây dựng phần mềm ENVIMQ2K kết hợp thế mạnh về tính toán của QUAL2K và khả năng
ứng dụng GIS cũng như tự động hoá tính toán của các phần mềm ENVIM truyền thống. Phần
mềm ENVIMQ2K phiên bản đầu ra đời tháng 9/2007, hiện nay đã có phiên bản 2010 /xem
[1]/. Cấu trúc của chương trình này được trình bày trên Hình 6.23.
Khi khởi động sẽ cho hiển thị khúc sông cần tính với điểm đầu, điểm cuối, các vị trí có
nguồn thải, điểm nhạy cảm như được chỉ ra trên Hình 6.24. Thông tin được tổ chức phù hợp
với mục tiêu của ENVIMQ2K là tính toán mô phỏng chất lượng nước kênh sông như các Tab
đã chỉ ra trên Hình 6.25: thông tin chất lượng nước thượng nguồn, thông tin chung về sông,
thông tin về các kênh rạnh đổ vào khúc sông, thông tin về nguồn thải và các điểm nhạy cảm.
165
K
Hình 6.23. Các module phần mềm ENVIMQ2K
Hình 6.24. Giao diện phần mềm ENVIMQ2K phiên bản 2011.
166
Hình 6.25. Hệ thống thông tin môi trường trong ENVIMQ2K
Hình 6.26. Các bước chạy kịch bản trong ENVIMQ2K
Các bước chạy mô hình trong ENVIMQ2K được thể hiện trên Hình 6.26. Các kết quả
chạy mô hình được thể hiện trên các hình Hình 6.11- Hình 6.22.
167
6.5. Bài tập tự giải
Trong các bài tập được đề xuất dưới đây, dữ liệu địa hình sông được cho trong Bảng
6-3, Bảng 6-4. Nhóm đầu tiên diễn ra trong mùa khô (từ bài 6.13 tới bài 6.15), nhóm thứ hai
xem xét trong mùa mưa (từ bài 6.16 tới bài 6.18).
Bài 6.13. Với lưu lượng biên thượng lưu 0,871 m3/s hãy xác định sự phân bố lưu
lượng dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 3,5 m3/s: màu đỏ; từ 3 – 3,5
m3/s màu hồng; từ 2 – 3 m3/s màu xanh nhạt; 1 – 2 m3/s màu xanh; nhỏ hơn 1 m3/s màu xám.
Bài 6.14. Với lưu lượng biên thượng lưu 0,871 m3/s hãy xác định sự phân bố vận tốc
dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 0,5 m/s: màu đỏ; từ 0,4 – 0.5 m/s
màu hồng; từ 0,3 – 0,4 m/s màu xanh nhạt; 0,1 – 0,3 m/s màu xanh lá cây; nhỏ hơn 0,1 m/s
màu trắng.
Bài 6.15. Với lưu lượng biên thượng lưu 0,871 m3/s hãy xác định độ sâu mực nước
dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 2,5 m: màu đỏ; từ 1,5 – 2,5 m màu vàng; từ 1 –
1,5 m màu xanh nhạt; 0,5 – 1 m màu vàng; nhỏ hơn 0,5 m màu xanh lá cây.
Bài 6.16. Với lưu lượng biên thượng lưu 1.871 m3/s hãy xác định sự phân bố lưu
lượng dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 4,5 m3/s: màu đỏ; từ 3,5 – 4,5
m3/s màu hồng; từ 2,5 – 3,5 m3/s màu xanh nhạt; 1,5 – 2,5 m3/s màu xanh lá cây; nhỏ hơn 1,5
m3/s màu trắng. Hãy so sánh kết quả với bài 6.1.
Bài 6.17. Với lưu lượng biên thượng lưu 1.871 m3/s hãy xác định sự phân bố vận tốc
dòng chảy dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 0,5 m/s: màu đỏ; từ 0,4 – 0,5 m/s
màu hồng; từ 0,3 – 0,4 m/s : màu xanh nhạt; 0.1 – 0.3 m/s màu xanh lá cây; nhỏ hơn 0,1 m/s
màu trắng. Hãy so sánh kết quả với bài 6.2.
Bài 6.18. Với lưu lượng biên thượng lưu 1,871 m3/s hãy xác định độ sâu mực nước
dọc theo sông theo các mức sau đây: lớn hơn 2,5 m: màu đỏ; từ 2 – 2,5 m màu hồng; từ 1 – 2
m màu xanh nhạt; 0.5 – 1 m màu xanh; nhỏ hơn 0,5 m màu trắng. Hãy so sánh kết quả với
bài 6.15.
168
Các bài tập dưới đây thuộc nhóm mô phỏng chất lượng nước kênh sông. Trong các bài
tập này hai điểm D1, D2 được xác định như sau:
Bảng 6-23. Vị trí các điểm nhạy cảm trên kênh sông
STT Tên điểm Tọa độ x Tọa độ y Vị trí trên khúc sông
1 D1 -8028953 4824897 26.43 km
2 D2 -8039486 4821802 14.09 km
Bài 6 .19. Xác định nồng độ nền tại c ác đ iểm nhạy cảm biết chất lượng nước
tại biên thượng nguồn được cho trên Bảng 6-8.
Bảng 6-24. Chất lượng nước tại thượng nguồn
STT Tên Giá trị
1 Nhiệt độ (0C ) 21,28
2 Độ dẫn diện (umhos) 0
3 TSS (Chất rắn lơ lửng ) (mg/l ) 12
4 DO (Oxy hoa tan ) (mg/l ) 4,47
5 BOD chậm (BODs) ((mgO2/L)) 0
6 BOD5(200C) 4
7 N (Nitơ hữu cơ) (mg/l) 280
8 N-NH4 (Amoniac (tlnh theo N) ) (mg/l ) 40
9 N-N03 (Nitrat (tlnh theo N) ) (mg/l ) 23
10 O-P (Phot pho hữu cơ) (mg/l) 16
11 I-P (Phot pho vo cơ) (mg/l) 63
12 Vi sinh 10
13 Detritus (POM) 0
14 Pathogen 0
15 Độ kiềm (mg CaCO3/l) 200
16 pH 7
Bài 6.20. Thông số của nguồn NT03 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 6-25. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng độ
1 NT03 DO 0,0127 3,5
2 NT03 BOD5 (20
0C) mg/l 0,0127 2,4
169
Hãy tính nồng độ DO va BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quả nhận
được hãy so sánh với bài 6.19.
Bài 6.21. Thông số của nguồn NT03 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 6-26. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3 (kịch bản 2)
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng độ
1 NT03 DO 0.0127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0.0127 40
Hãy tính nồng độ DO va BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quá nhận được hãy
so sánh với bài 9.20.
Bài 6. 22. Thông số của nguồn NT03 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 6-27. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng độ
1 NT03 DO 0,127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0,127 40
Hãy tính nồng độ DO va BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quá nhận được hãy
so sánh với bài 6.21 và 6.20.
Bài 6.23. Thông số của nguồn NT03, NT04 dược thống kê trong báng sau:
Bảng 6-28. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3, 4
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng
1 NT03 DO 0,127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0,127 40
3 NT04 DO 0,127 1
4 NT04 BOD5 (200 C) mg/l 0,127 40
Hãy tính nồng độ DO và BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 và D2. Kết quả nhận
được hãy so sánh với kết quả bài 6.22.
Bài 6.24. Thông số của nguồn NT03, NT04 được thống kê trong báng sau:
170
Bảng 6-29. Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường tại nguồn thải số 3, 4
STT Tên nguồn Thông số Lưu lượng Nồng
1 NT03 DO 0.127 1
2 NT03 BOD5 (200C) mg/l 0.127 40
3 NT04 DO 0.998 1
4 NT04 BOD5 (200C) mg/l 0.998 40
Hãy tính nồng độ DO và BOD5 tại 2 đ iểm nhạy cảm D1 va D2. Kết quả nhận được hãy
so sánh với kết quả bài 6.23.
6.6. Câu hỏi kiểm tra kiến thức
1/ Hãy phân biệt khúc (segment), đoạn (reach), phần tử (element) trong Qual2K từ đó
làm rõ cách phân đoạn trong QUAL2K ?
2/ Trình bày sự cân bằng lưu lượng trong QUAL2K cho từng phần tử tính toán
3/ Trình bày mô hình thuỷ lực trong QUAL2K ? Làm rõ các nhóm số liệu cần chuẩn bị
để chạy mô hình thủy lực trong QUAL2K.
4/ Trình bày mô hình nhiệt độ trong QUAL2K.
5/ Trình bày mô hình tính toán nồng độ cho từng phần tử trong QUAL2K?
6/ Hãy trình bày mục tiêu và những chức năng chính của ENVIMQ2K.
7/ Hãy trình bày các bước tự động hoá tính toán theo chương trình ENVIMQ2K
8/ Hãy trình bày các chức năng làm báo cáo trong ENVIMQ2K.
9/ Hãy tự làm một dự án ứng dụng ENVIMQ2K
Tài liệu tham khảo
[1]. Bùi Tá Long, 2008. Mô hình hóa môi trường. Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM, 441
trang..
171
[2]. Streeter H.W., Sanitary engineer and Earle B. Phelps, Consultnat. A study of the
pollution and nature purification of the Ohio river, III. Factors concerned in the
phenomena of oxidation and reaeration. United states public health service.
Washington,D.C.
172
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chọn gốc tọa độ tại chân ống khói và hệ tọa độ gắn với nguồn thải ......................... 3
Hình 1.2. Các nhóm thông tin cần thiết cho mô hình Gauss .................................................... 12
Hình 1.3 Hộp thoại tạo ống khói .............................................................................................. 13
Hình 1.4 Cửa sổ kịch bản Gauss .............................................................................................. 14
Hình 1.5 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang thông tin ............................................................ 14
Hình 1.6 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Vận tốc - Tần suất gió”................................... 15
Hình 1.7 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Vận tốc – Tần suất gió” ................................... 15
Hình 1.8 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Thông số kịch bản” .......................................... 16
Hình 1.9 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Số liệu phát thải trong kịch bản” ..................... 17
Hình 1.10 Hộp thoại chạy mô hình – Bước 1 .......................................................................... 18
Hình 1.11 Hộp thoại chạy mô hình – Bước 2 .......................................................................... 19
Hình 1.12 Thông báo mô hình đang được thực hiện ............................................................... 20
Hình 1.13 Kết quả chạy mô hình dạng đường đồng mức ........................................................ 20
Hình 1.14 Hộp thoại Các giá trị trung gian .............................................................................. 21
Hình 2.1. Sơ đồ khuếch tán luồng khí thải dọc theo chiều gió ................................................ 25
Hình 2.2. Các nhóm thông tin cần thiết cho mô hình Berliand ................................................ 40
Hình 2.3. Hộp thoại tạo ống khói ............................................................................................. 41
Hình 2.4 Cửa sổ kịch bản Berliand .......................................................................................... 42
Hình 2.5 Hộp thoại kịch bản Berliand – Trang thông tin ........................................................ 42
Hình 2.6 Hộp thoại kịch bản Berliand – Trang “Vận tốc – Tần suất gió” ............................... 43
Hình 2.7 Hộp thoại kịch bản Berliand – Trang “Thông số kịch bản Berliand” ....................... 44
Hình 2.8 Hộp thoại kịch bản Berliand – Trang “Số liệu phát thải trong kịch bản” ................. 45
Hình 2.9 Thông báo mô hình đang được thực hiện ................................................................. 46
Hình 2.10 Bản đồ mô phỏng – kết quả chạy mô hình Berliand ............................................... 47
Hình 2.11 Hộp thoại các giá trị trung gian – Bài tập mô hình Berliand .................................. 48
Hình 3.1. Hộp thoại tạo ống khói ............................................................................................. 70
Hình 3.2. Cửa sổ kịch bản Gauss ............................................................................................ 71
Hình 3.3 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang thông tin ............................................................ 71
Hình 3.4 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Vận tốc - Tần suất gió”................................... 71
Hình 3.5 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Thông số kịch bản” .......................................... 72
Hình 3.6 Hộp thoại kịch bản Gauss – Trang “Số liệu phát thải trong kịch bản” ..................... 72
Hình 3.7 Hộp thoại chạy mô hình – Bước 1 ............................................................................ 74
Hình 3.8 Hộp thoại chạy mô hình – Bước 2 ............................................................................ 75
Hình 3.9 Thông báo mô hình đang được thực hiện ................................................................. 76
Hình 3.10 Kết quả chạy mô hình dạng đường đồng mức ........................................................ 76
Hình 3.11 Hộp thoại Các giá trị trung gian .............................................................................. 77
H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_bt_mo_hinh_hoaphan2_8482.pdf