Bài tập Kinh tế Vi mô

Tài liệu Bài tập Kinh tế Vi mô: CHƯƠNG I : CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG Bài 1 Ta có số liệu về cung và cầu đối với bếp nướng bánh mì như sau: Giá đơn vị SF (1000đ) Lượng cầu (1000 chiếc) Lượng cung (1000 chiếc) 10 10 3 12 9 4 14 8 5 16 7 6 18 6 7 20 5 8 1/ Vẽ đồ thị đường cầu và đường cung của SF trên. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường SF bếp nướng bánh mì nói trên. 2/ Xác định lượng dư thừa hoặc thiếu hụt tại mỗi mức giá nói trên. Mô tả sự biến động của giá trong từng trường hợp. 3/ Đường cầu của bếp sẽ thay đổi như thế nào khi : - Giá bánh mì giảm trong ngắn hạn . - Có sự phát minh ra lò nướng bánh mì rất được mọi người ưa chuộng. Mô tả trong từng trường hợp sự thay đổi của giá và lượng cân bằng của bếp. 4/ Giả sử ở mỗi mức giá lượng cung tăng lên 1000chiếc, các yếu tố khác không đổi. Tính giá và lượng cân bằng mới. 5/ Sử dụng số liệu ở câu 4, giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 1000đ/ 1bếp . Tính số lượng bếp bán đ...

doc18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Kinh tế Vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG Bài 1 Ta có số liệu về cung và cầu đối với bếp nướng bánh mì như sau: Giá đơn vị SF (1000đ) Lượng cầu (1000 chiếc) Lượng cung (1000 chiếc) 10 10 3 12 9 4 14 8 5 16 7 6 18 6 7 20 5 8 1/ Vẽ đồ thị đường cầu và đường cung của SF trên. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường SF bếp nướng bánh mì nói trên. 2/ Xác định lượng dư thừa hoặc thiếu hụt tại mỗi mức giá nói trên. Mô tả sự biến động của giá trong từng trường hợp. 3/ Đường cầu của bếp sẽ thay đổi như thế nào khi : - Giá bánh mì giảm trong ngắn hạn . - Có sự phát minh ra lò nướng bánh mì rất được mọi người ưa chuộng. Mô tả trong từng trường hợp sự thay đổi của giá và lượng cân bằng của bếp. 4/ Giả sử ở mỗi mức giá lượng cung tăng lên 1000chiếc, các yếu tố khác không đổi. Tính giá và lượng cân bằng mới. 5/ Sử dụng số liệu ở câu 4, giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 1000đ/ 1bếp . Tính số lượng bếp bán được, giá mà người tiêu dùng phải trả và mức giá mà người sản xuất nhận được. Trường hợp này hãy tính số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng, số tiền Chính phủ cần dự liệu và số thay đổi trong phúc lợi xã hội. 6/ Sử dụng số liệu ở câu 4, giả sử bây giờ Chính phủ đánh thuế 1000đ/ 1bếp . Tính số lượng bếp bán được, giá mà người tiêu dùng phải trả và số tiền mà người sản xuất nhận được. Trường hợp này hãy tính số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng, số tiền Chính phủ thu được và số thay đổi trong phúc lợi xã hội. 7/ Sử dụng số liệu ở câu 4, giả sử bây giờ Chính phủ qui định mức giá sàn cho mỗi bếp là 18.000đ . Chính phủ mua hết lượng dư thừa để mức giá sàn thực hiện được. Tính số lượng bếp bán được, số lượng bếp được người tiêu dùng mua, Chính phủ mua. Trường hợp này hãy tính số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng, số tiền Chính phủ cần dự liệu và số thay đổi trong phúc lợi xã hội. 8/ So sánh câu 5 và câu 7, chính sách nào có lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng, và cho Chính phủ. Anh (chị) chọn chính sách nào, vì sao? Bài 2 Phương trình đường cung và cầu của sản phẩm X được cho như sau: Qd = 160 – 50P , Qs = 30P + 16 1/ Tính giá và lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm X. 2/ Giả sử Chính phủ qui định mức giá là 2,3 đvtt/sf. Xác định lượng sản phẩm dư thừa hoặc thiếu hụt (nếu có). Trong trường hợp này Chính phủ cần dự liệu mức ngân sách là bao nhiêu để mức giá nói trên được thực hiện. Tính số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng và tổn thất xã hội gánh chịu. 3/ Giả sử Chính phủ qui định mức thuế là 0,4 đvtt/ sf. Xác định mức thuế người tiêu dùng, người sản xuất gánh chịu. Số tiền Chính phủ thu được là bao nhiêu? Tính số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng và tổn thất xã hội gánh chịu. 4/ Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá có thuế. Xu hướng vận động của giá cả nhằm tối đa hóa doanh thu trong trường hợp này như thế nào? Bài 3 Hàm số cầu SF X trên thị trường được cho như sau : Pd = 81 – 2Q. 1/ Vẽ đường cầu thị trường SF X và tính độ co giãn theo giá của cầu tại điểm A có mức giá là 31. 2/ Nếu cung của SF X là 30 không thay đổi khi giá biến đổi thì mức giá cân bằng là bao nhiêu? Vẽ đường cung của thị trường SF X và xác định điểm cân bằng E trên đồ thị. 3/ Khi giá của sản phẩm X tăng từ 21 đến 31 thì giá của sf Y tăng lên 20%. Tính hệ số co giãn chéo của X và Y. Hai sf này liên quan với nhau như thế nào? 4/ Giả sử thu nhập bình quân của dân cư tăng 10% thì lượng cầu sf X giảm 5%. Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập. Sản phẩm X thuộc loại nào? Bài 4 Nếu hàm cung thị trường sf X là P = 4Q/3 + 4 và độ co giãn của cung ở điểm cân bằnglà 3/2 và của cầu là –2/3. Hãy xác định: 1/ Hàm cầu tuyến tính thị trường sf X. 2/ Xác định giá và lượng cân bằng sf X trên thị trường. 3/ Giả sử Chính phủ trợ cấp để tăng lượng hàng hóa thêm 3 đơn vị ở mỗi mức giá, thì mức trợ cấp cho mỗi đơn vị sf sẽ là bao nhiêu? Bài 5 Ở mức giá 10.000đồng, lượng cầu về sf X là 2,5 triệu cái và hệ số co giãn của cầu theo giá là –4 (giả sử đường cầu tuyến tính). Hãy xác định: 1/ Hàm cầu thị trường ( đơn vị tính của P là 1000đồng, Q là triệu cái) 2/ Nếu hàm cung P = 4,5 + 3Q. Tính giá và lượng cân bằng. 3/ Giả sử Nhà nước ấn định mức thuế 2.000 đồng trên mỗi đơn vị, cung sản phẩm sẽ thay đổi như thế nào. Giá thị trường là bao nhiêu. Mức thuế người tiêu dùng và người sản xuất gánh chịu ra sao. Tính tổng số tiền thuế thu được của Nhà nước và số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, của người tiêu dùng và tổn thất xã hội gánh chịu. BÀI 6 : Đường cung và đường cầu của một lọai nông sản đều có dạng tuyến tính. Tại điểm cân bằng E của thị trường ta có: Pe = 14 ; Qe = 12 ; Ed = -1 ; Es =7/3. 1/ Xác định hàm số cầu và hàm số cung thị trường. 2/ Chính phủ giảm thuế cho mặt hàng này nên cung tăng 10% ở mọi mức giá. Đồng thời do giá của mặt hàng bổ sung cho nó tăng nên cầu lại giảm đi 15%. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới sau hai sự kiện này. 3/ Sau đó các nhà sản xuất lại đề nghị sự can thiệp của Nhà nước vì giá bán trên thị trường không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Chính phủ qui định mức giá tối thiểu cho nông sản này là Pmin = 16 và cam kết sẽ mua hết số sản phẩm thừa ở mức giá này. Hãy tính số tiền chính phủ phải bỏ ra và biểu diễn kết quả trên đồ thị. Bài 7: Hàng hoá A có hàm số cung và cầu trên thị trường được cho như sau: Qd = - 17P + 390 ; Qs = 8P + 15 ; P đơn vị tính là 1.000 đồng. Q đơn vị tính là triệu sản phẩm. 1/ Tính giá và lượng cân bằng của thị trường sản phẩm A. 2/ Giả sử Chính phủ tăng thuế cho từng đơn vị sản phẩm là 6250 đồng. Hãy tính giá và lượng cân bằng mới sau khi có thuế. Xác định mức thuế người tiêu dùng, người sản xuất gánh chịu và mức thuế Chính phủ thu được trong trường hợp này. 3/ Giả sử Chính phủ không đánh thuế, mà Chính phủ qui định mức giá tối đa trên thị trường là 13 ngàn đồng cho 1 sản phẩm. Trong trường hợp này thị trường sẽ như thế nào? Ai sẽ là người có lợi khi Chính phủ thực hiện chính sách này. Bài 8. Cung cầu về cam được cho bởi các hàm sau: Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 + Q , trong đó giá tính bằng nghìn đồng/kg, lượng tính bằng tấn. 1. Xác định giá và lượng cân bằng của cam trên thị trường. 2. Nếu chính phủ tăng thuế gián thu làm cho lượng cân bằng mới trên thị trường cam lúc này là 2,5 tấn. Tính a. Mức giá cân bằng mới b. Mức tăng thuế của chính phủ. c. Mức thuế người tiêu dùng, người sản xuất gánh chịu và tổng số thuế chính phủ thu được. d. Tính số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất và tổn thất chính phủ phải gánh chịu 3. Độ co giãn theo giá giữa cam và xoài là+0,5 . Điều gì sẽ xảy ra với lượng cầu về xoài, nếu giá xoài giữ nguyên, còn giá cam tăng 15%. Bài 9. Giả sử vàng và bạc là 2 hàng hóa thay thế được cho nhau trong việc sử dụng để chống lạm phát. Cung về vàng và bạc đều cố định trong ngắn hạn: Q vàng = 50 và Q bạc = 200. Cầu về vàng và bạc được cho bởi : P vàng = 850 – Qvàng + 0,5 P bạc P bạc = 540 – Q bạc + 0,2P vàng 1. Giá cân bằng của vàng và bạc là bao nhiêu 2. Giả sử có phát hiện mới về vàng làm lượng cung tăng thêm 85 đơn vị. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng và bạc. CHƯƠNG II : LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BÀI 8 :Giả sử mức ngân sách của người tiêu dùng dành để chi tiêu cho hai hàng hóa X và Y là 150USD. Giá 1 đơn vị sản phẩm X là 5USD, và của Y là 2USD. 1/ Hãy vẽ và viết phương trình đường ngân sách nói trên của người tiêu dùng. 2/ Nếu mức ngân sách bây giờ giảm 20%, hãy vẽ và xác định lại phương trình đường ngân sách này. 3/ Nếu giá sản phẩm X bây giờ giảm xuống phân nữa, hãy vẽ và xác định lại phương trình đường ngân sách này. 4/ Nếu giá sản phẩm Y bây giờ tăng thêm 0,5USD, hãy vẽ và xác định lại phương trình đường ngân sách này. BÀI 9: Giả sử có một người tiêu dùng có một khoản tiền là 36.000 đồng để chi tiêu cho 3 loại sản phẩm và dịch vụ, có tổng mức hữu ích được cho lần lượt như sau: XEM HÁT ( X ) MUA SÁCH ( Y ) XEM PHIM (Z ) Số lần TUx Số sách TUy Số lần TUz 1 2 3 4 5 6 7 75 144 204 249 285 306 312 1 2 3 4 5 6 7 62 116 164 204 238 258 268 1 2 3 4 5 6 7 60 108 145 168 178 180 180 1/ Nếu giá 1 lần xem hát, giá 1 cuốn sách và giá 1 lần xem phim bằng nhau và bằng 3.000 đồng. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu để người này đạt được tổng mức hữu ích tối đa. 2/ Cũng câu hỏi như trên , nếu số tiền dành để chi tiêu và mức giá của các sản phẩm và dịch vụ này đều tăng gấp đôi. 3/ Nếu giá 1 vé xem hát là 9.000 đồng, giá một cuốn sách là 6.000 đồng, giá 1lần xem phim là 4.500 đồng. Việc phân phối tiêu sẽ như thế nào, nếu số tiền dành để chi tiêu là 36.000 đồng. BÀI 10: Một người tiêu thụ khi tiêu dùng 3 sản phẩm X, Y, Z có các mức hữu ích biên đạt được tương ứng như sau: Q 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 MUx 60 50 40 30 25 20 15 10 8 6 MUy 85 80 70 64 60 50 40 32 26 20 MUz 40 32 25 20 16 14 12 10 9 8 1/ Nếu người tiêu dùng dành 100 đvtt để chi tiêu cho 3 sản phẩm này, với giá đvsp của X là 10, của Y là 5, của Z là 2,5 thì này sẽ mua hết bao nhiêu sản phẩm X, Y, Z để tối đa hóa mức hữu ích? Tính tổng mức hữu ích tối đa đạt được. 2/ Nếu giá của Y là10, các điều kiện khác không đổi, thì với phối hợp X = 3, Y = 7, Z = 8 , người tiêu dùng này có đạt sự phối hợp tiêu dùng tối ưu không? Tại sao? 3/ Nếu giá của Z là 5, các điều kiện khác không đổi, thì phối hợp tiêu dùng tối ưu sẽ gồm bao nhiêu sản phẩm X, Y và Z? Nhận xét gì về sự thay đổi số lượng sản phẩm Z? Viết phương trình và vẽ đường cầu cá nhân của ngưòi tiêu dùng đối với sản phẩm Z ( giả sử đường cầu này có dạng tuyến tính). 4/ Giả sử thị trường có 20 người tiêu dùng , xác lập phương trình đường cầu thị trường của sản phẩm Z . Nhận xét về tính co giãn của đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường sản phẩm Z. BÀI 11 Một người tiêu dùng dành 108 đvtt để chi tiêu cho 2 sản phẩm X và Y. Giá đơn vị của X là 6 đvtt, của Y là 2 đvtt và hàm tổng mức hữu ích là TU = (X-2)Y. 1/ Xác định phương án tiêu dùng tối ưu. Tính tổng mức hữu ích tối đa đạt được trong trường hợp này. 2/ Nếu giá sản phẩm X lần lượt là 9 và 12, các yếu tố khác không đổi. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu. 3/ Vẽ đồ thị đường tiêu dùng giá cả của sản phẩm X, anh chị có nhận xét gì ?. Từ đó hãy vẽ đồ thị đường cầu của sản phẩm X . Bài 12 Hàm hữu ích của một người tiêu dùng được dùng cho bởi TU(X,Y) = XY 1/ Giả sử rằng lúc đầu người này tiêu dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng hoá Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để vẫn thoả mãn như lúc đầu? 2/ Người này thích tập hợp nào trong 2 tập hợp sau: 3 đơn vị X và 10 đơn vị Y; 4 đơn vị X và 8 đơn vị Y. 3/ Hãy xét 2 tập hợp sau: (8,12) và (16,6), người này có bàng quan giữa 2 tập hợp này không? Bài 13 Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 200 nghìn để phân bố cho 2 hàng hoá X và Y. 1/ Giả sử giá hàng hoá X là 4 nghìn một đơn vị và giá hàng hoá Y là 2 nghìn một đơn vị. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này. 2/ Giả sử hàm hữu ích của người tiêu dùng này được cho bởi : TU(X,Y) = 2X+Y. Người này nên chọn kết hợp X, Y nào để tối đa hoá mức hữu ích? 3/ Cửa hàng nơi người này thường mua có sự khuyến khích đặc biệt. Nếu mua 20 đơn vị Y ( ở giá 2 nghìn) sẽ được thêm 10 đơn vị nữa không mất tiền. Điều này chỉ áp dụng cho 20 đơn vị Y đầu tiên, tất cả các đơn vị Y vẫn phải mua ở giá 2 nghìn (trừ số được thưởng). Hãy vẽ đường ngân sách cho người này. 4/ Vì cung hàng hoá Y giảm nên giá của nó tăng thành 4 nghìn đồng một đơn vị. Cửa hàng này không khuyến khích mua như trước nữa. Bây giờ đường ngân sách của người này thay đổi như thế nào? Kết hợp X,Y nào tối đa hoá ích lợi của người đó? Bài 14 Một người tiêu thụ có khoản thu nhập 50 USD để chi mua hai sản phẩm A và B. Giá đơn vị sản phẩm A là 2 USD, và giá đơn vị sản phẩm B là 5 USD. Bảng số liệu dưới đây chỉ ra các cách kết hợp khác nhau số lượng đơn vị sản phẩm A và B cùng đem lại một mức thoả mãm cho anh ta. Số lượng sản phẩm A 5 10 15 20 Số lượng sản phẩm B 12 7 4 3 1/ Viết phương trình đường ngân sách của người tiêu thụ và biểu diễn lên đồ thị 2/ Tìm phương án kết hợp tối ưu số lượng sản phẩm A và B Bài 15. Một người tiêu thụ dành một ngân sách hàng tháng là M = 650 $ , để mua hai sản phẩm X và Y, với giá đơn vị sảm phẩm A là 30 USD, và của B là 40 USD. Tổng mức hữu ích của người tiêu dùng được thể hiện qua hai hàm số sau đây: TUx = - 1/7X2 + 32X và TUy = -3/2Y 2 + 73Y 1/Tìm phương án tiêu dùng tối ưu của người tiêu thụ 2/ Tính tổng mức hữu ích tối đa đạt được của người này CHƯƠNG 3 SẢN XUẤT – CHI PHÍ Bài 16. Hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây Số lượng yếu tố SX biến đổi L Tổng sản lượng Q Năng suất biên MP Năng suất bình quân AP 0 0 1 150 2 200 3 200 4 760 5 150 6 150 Bài 17. Có tương quan giữa sản lượng Q với số lượng 2 yếu tố đầu vào vốn K và lao động L của một XN như sau: K L 1 2 3 4 5 6 1 100 168 228 238 334 383 2 168 283 383 476 562 645 3 228 383 519 645 762 874 4 283 476 645 800 946 1084 5 334 562 762 946 1118 1282 6 383. 645 874 1084 1282 1470 1. Hãy biểu diễn trên đồ thị các đường đồng lượng Q1 = 383 và Q2 = 645. Tính tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật của lao động cho vốn ứng với các điểm trên đường đồng lượng Q2. 2. Giả sử nếu lượng vốn cố định K = 4. Hãy tính năng suất trung bình và năng suất biên trong tưòng hợp này 3. Để SX mức sản lượng Q2 = 645. XN bỏ ra mức chi phí là170 USD để chi phí về vốn và lao động, giá đơn vị vốn là 30USD, giá đơn vị lao động là 20 USD. Tìm phương án kết hợp tối ưu. Bài 18. Có quan hệ giữa sản lượng SX với tổng chi phí của một DNnhư sau: Sản lượng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng Chi phí (USD) 12 27 40 51 60 70 80 91 104 120 140 1/ Hãy xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí trung bình, và chi phí biên ứng với mỗi mức sản lượng. 2/ Hãy biểu diễn trên đồ thị các đường chi phí biến đổi, chi phí trung bình, và chi phí biên. Ban có nhận xét gì về các đường biểu diễn trên. Bài 19 Trong ngắn hạn có tổng chi phí cố định là 45.106$. Chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn theo sản lượng được cho như sau: Sản lượng Q (tấn/ tuần) 1 2 3 4 5 6 AVC (triệu đồng) 17 15 14 15 19 29 1/ Hãy tính chi phí cố định bình quân, chi phí bình quân, tổng chi phí và chi phí biên 2/ Hãy vẽ các đường AVC, AC, MC trên một đồ thị Bài 20 Một nhà sản xuất đầu tư số tiền là 2000 USD để thuê 2 yếu tố sản xuất K và L, với đơn giá PK= 100 USD, PL = 50 USD. Hàm sản xuất của doanh nghiệp được cho như sau: Q = 2KL. 1/ Xác định mức phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp 2/ Nếu doanh nghiệp sản xuất 300 sản phẩm, tìm mức phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tổng chi phí sản xuất là thấp nhất CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO Bài 21: Cung và cầu của một ngành công nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi phương trình như sau: Qd = 15.000 - 400P Qs = 5.000 + 600P Trong đó đơn vị tính của P là 1000đồng, của Q là 1000 sản phẩm. 1/ Xác định giá và lượng cân bằng của sản phẩm trên thị trường 2/ Giả sử có một doanh nghiệp dự định gia nhập thị trường này, có phương trình tổng chi phí cho biết như sau: TC = 50 - 10Q + 2Q2 .Xác định hàm chi phí biên của doanh nghiệp này 3/ Nếu doanh nghiệp muốn gia nhập ngành, tính mức sản lượng sản xuất để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Mức lợi nhuận tối đa này là bao nhiêu? 4/ Trong trường hợp này, doanh nghiệp có nên gia nhập ngành không? Vì sao? Bài 22. Trên thị trường của sản phẩm lúa có 500 người mua và 50 người bán. Hàm số cầu của mỗi người mua là như nhau và có dạng: P = 20 – 5q/2. Và hàm chi phí của mọi người bán đều như nhau và có dạng : TC = q2 + 2q +40. Trong đó q là lượng cầu của từng người mua, lượng cung của từng người bán. Hãy xác định: 1. Hàm cung và hàm cầu thị trường. 2. Mức giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng. 3. Sản lượng và lợi nhuận của mỗi người bán. 4. Giả sử chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 15, tình trạng thị trường sản phẩm sẽ như thế nào? Bài 23. Giả sử chi phí biên của một hãng cạnh tranh được cho là: MC = 3 + 2Q . Nếu giá thị trường sản phẩm của hãng là 9$ thì: 1. Mức sản lượng nào hãng sẽ SX? 2. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu? 3. Giả sử chi phí biến đổi bình quân của hãng là AVC = 3 + Q. Chi phí cố định FC=3. Hãy cho biết trong ngắn hạn hãng sẽ kiếm được lợi nhuận hay không? Bài 24. Hàm số cầu thị trường SP X của một ngành cạnh tranh hoàn hảo được xác định là P = 1000 – 1/20 Q. Một XN sản xuất SP X có hàm chi phí SX dài hạn là : LTC = 1/10 Q2 + 200Q + 4000 1. Xac định sản lượng cân bằng dài hạn của XN 2. Xác định mức giá cân bằng dài hạn và sản lượng cân bằng dài hạn của ngành 3. Giả định các XN trong ngành đều có hàm chp phí SX dài hạn như nhau thì có bao nhiêu XN SX trong ngành? Bài 25 . Trong ngắn hạn sản lượng Q của DN cạnh tranh hoàn hảo phụ thuộc vào số lượng lao động L cho ở bảng sau: Q 24 39 50 60 68 75 81 86 90 L 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mặt khác có bảng số liệu về chi phí niến đổi bình quân AVC, và chi phí cố định bình quân AFC phụ thuộc vào các mức sản lượng Q như sau: Q 24 39 50 60 68 75 81 86 90 AVC 8,33 7,69 8 8,33 8,82 9,33 9,88 10,47 11,11 AFC 12,15 7,69 6 5 4,41 4 3,7 3,48 3,33 1. Hãy cho biết qui luật sản phẩm biên giảm dần có chi phối việc sx của XN không? 2. Xác định chi phí trung bình và chi phí biên ứng với các mức sản lượng nói trên. Vẽ lên đồ thị hai đường biểu diễn này. 3. Nếu giá thị trường là 6 thì XN nên hành động như thế nào là đúng? Còn nếu giá thị trường là 10 thì sao? Bài 26: Có quan hệ giữa sản lượng và chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo như sau : Q 0 1 2 3 4 5 6 TC 21 36 49 60 69 79 90 1/ Xác định tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi trung bình tại mức sản lượng Q = 3 2/ Tính các giá trị của AC, AVC, AFC, MC ở các mức sản lượng trên 3/ Xác định mức giá cả để doanh nghiệp có lời, hòa vốn, và đóng cửa. 4/ Nếu giá của sản phẩm là 9 . Doanh nghiệp nên chọn phương án sản xuất như thế nào? Vì sao. Bài 27. 1/ Hãy nêu công thức và điền đầy đủ số liệu vào bảng dưới đây Q FC VC TC AFC AVC AC MC 1 8 10 2 4 3 10 25 4 4,25 5 3 6 4 7 5 8 5,75 9 48 10 22 2. Nếu DN nói trên là DN cạnh tranh hoàn hảo, tìm những múc giá sinh lời, hòa vốn và đóng cửa của DN 3.Giả sử giá bán sản phẩm trên thị trường là 7. DN muốn tối đa hóa lợi nhuận thì số lượng sản phẩm bán tối ưu là bao nhiêu? Tính mức lợi nhuận trong trường hợp này. 4.Xác định lợi nhuận ở mức sản lượng 5, và 10 ( nếu giá vẫn là 7). So sánh với câu 2, anh chị có nhận xét gì? Bài 28. Một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AC = 2Q + 2 + 77/Q. Nếu gia 1thị trường là 30$/SP, yêu cầu : 1. Xác định các hàm AVC, AFC, VC, FC, TC, MC. 2. Tính sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và mức lợi nhuận đó. 3. Xác định sản lượng tối đa hóa doanh thu. Tính mức lợi nhuận đạt được trong trường hợp này. So sánh với câu 2, có nhận xét gì? Bài 29 Có quan hệ giữa sản lượng Q và tổng chi phí TC như sau: Q (tấn) 0 1 2 3 4 5 6 TC (1000USD) 12 27 40 57 60 70 80 1. Tính VC, FC tại mức sản lượng Q = 4 2. Tính AVC, AFC, MC 3. Ở những mức giá nào thì DN có lời, hòa vốn và đóng cửa Bài 30. Giả sử có 100 DN CTHH tham gia SX SP A. Đường tổng chi phí và đường chi phí biên ngắn hạn của các DN giống nhau và có dạng: STC = 1/300 q3 + 0,2 q2 + 4q + 10. 1. Xác định đường cung ngắn hạn của mỗi DN 2. Xác định đường cung thị trường SP A 3. Giả sử đường cầu thị trường đối với SP A là Q = 8.000 – 200P. Xác định giá bán và số lượng cung ứng của mỗi DN khi thị trường SP A cân bằng trong ngằn hạn. 4. Giả sử thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, dẫn đến đường cầu thị trường SP A là Q = 10.000 – 200P. Xác định lợi nhuận mỗi DN thu được khi thị trường SP A cân bằng trong ngắn hạn. Bài 31. Giả sử một thị trường CTHH bao gồm : 10 DN tham gia cung ứng SP và 1.000 người tiêu dùng giống hệt nhau, đường cầu của mỗi người tiêu có dạng : q = 1- 0,005P và đường tổng phí ngắn hạn của mỗi DN có dạng STC = 10q + q2. 1. Xác định đường cầu thị trường. 2. Xác định đường cung của mỗi DN và đường cung thị trường. 3. Xác định giá bán và sản lượng cung ứng của mỗi DN khi thị trường cân bằng trong ngắn hạn. CHƯƠNG 5 : THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TÚY Bài 32. Một DN có hàm số cầu SP là P = 70 – 2Q và hàm chi phí biến đổi VC = Q2 + 10Q. Yêu cầu: 1. Xác định hàm MR, MC 2. Mức sản lượng và giá bán để DN đạt tổng doanh thu tối đa. 3. Mức sản lượng và giá bán để DN đạt lợi nhuận tối đa Bài 33. Bảng dưới đây cho biết đường cầu của một nhà độc quyền SX ở mức chi phí biên không đổi là 10$ P 27 24 21 18 15 12 9 6 3 0 Q 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1. Xác định hàm doanh thu biên của hãng? 2. Tính sản lượng và giá cả để tối đa hóa lợi nhuận? Tính mưc lợi nhuận tối đa đó. 3. Giá cả và sản lượng cân bằng sẽ như thế nào nếu hãng ở trong một ngành cạnh tranh? Bài 34. Một hãng độc quyền đang đứng trước đường cầu SP là P = 11 – Q (P là giá đơn vị tính bằng USD, Q là sản lượng tính bằng ngàn đơn vị). Hãng độc quyền này có chi phí trung bình không đổi là 6 USD. 1. Vẽ đường doanh thu bình quân, doanh thu biên, chi phí trung bình và chi phí biên của hãng 2. Xác định sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận đó. 3. Cơ quan điều tiết của chính phủ ấn định giá tối đa là 7 USD/đơn vị. Sản lượng và lợi nhuận của hãng sẽ thay đổi như thế nào? Bài 35. Một DN độc quyền, có hàm chi phí biến đổi VC = 1/10 Q2 + 400 Q và chi phí cố định FC = 3.000.000. Sản phẩm của DN được bán trên thị trường có hàm cầu Q = 22.000 – 10P. Hãy xác định: 1/ Giá và lượng để DN tối đa hóa lợi nhuận , tính lợi nhuận đó 2/ Giá và lượng bán để DN tối đa hóa doanh thu 3/ Nếu chính phủ đánh thuế 200đvt/ sp, DN thay đổi mức giá và sản lượng như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận tăng hay giảm bao nhiêu? 4/ Nếu sản phẩm trên được SX trong điều kiện cạnh tranh thì giá và sản lượng cung ứng trên thị trường sẽ như thế nào? Bài 36 Ở một doanh nghiệp có các hàm tổng doanh thu và tổng chi phí cho như sau: TR = 32Q – 2Q2 ; TC = 20 + 4Q +Q2 1/ Hãy điền đầy đủ số liệu vào bảng sau: Số lượng Q (sản phẩm) TR (đồng) TC (đồng) Tổng lợi nhuận (đồng) 0 0 20 -20 1 2 3 78 4 52 5 45 6 120 7 8 128 116 9 137 10 -40 2/ Xác định mức sản lượng doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa? 3/ Xác định mức sản lượng doanh nghiệp đạt doanh thu tối đa? 4/ Nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận là 15 đồng, thì doanh nghiệp nên sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa tổng doanh thu ? 5/ Giả sử bây giờ, chi phí cố định là 30 đồng. a. Xác định lại mức sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. b. Nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận vẫn là 15 đồng, thì doanh nghiệp nên sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa tổng doanh thu ? Bài 37: Hàm doanh thu trung bình và hàm chi phí trung bình được cho như sau: AR = 1200 - 4Q ; AC = 400/Q + 300 - 4Q + 3Q2 Trong đó AR và AC tính bằng 1000đồng, Q tính bằng 1000 sản phẩm 1/ Xác định phương trình đường cầu, đường tổng doanh thu, doanh thu biên, tổng chi phí, chí phí biên và chi phí cố định của doanh nghiệp độc quyền. 2/ Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận tối đa đạt được. 3/ Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu Tính mức doanh thu tối đa đạt được. Bài 38: Ở một doanh nghiệp độc quyền có các hàm doanh thu biên MR = 32 – 4Q và hàm tổng chi phí TC = 30 + 4Q + Q2. Xác định mức giá bán, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau: 1/ Tối đa hóa doanh thu. 2/ Tối đa hóa lợi nhuận CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM Bài 39. Hãng hàng không EA bay chỉ có một lộ trình : Chicago – Honolulu. Hàm số cầu hành khách đối với mỗi chuyến bay trên tuyến này là Q = 500 – P. Chi phí của hãng EA để vận hành mỗi chuyến bay là 30.000 USD cộng với 100 USD cho mỗi hành khách 1. Mức giá mà EA sẽ định để tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu? Sẽ có bao nhiêu hành khách trên mỗi chuyến bay? Lợi nhuận của mỗi chuyến bay là bao nhiêu? 2. Nhân viên kế toán của hãng EA thông báochi phí cố định cho mỗi chuyến bay thật sự là 11.000 USD thay vì 30.000 USD. Liệu hãng sẽ duy trì việc kinh doanh này trong thời gian dài hay không? Minh họa bằng đồ thị 3. Hãng tính rằng có hai loại hành khách khác nhau cùng bay đến Honolulu. Loại 1 là các nhà kinh doanh, có hàm số cầu là P = 650 –2,5 Q1. Loại 2 là các sinh viên có hàm số cầu là P = 400 – 1,67 Q2 ( cầu của sinh viên nhạy cảm nhiều với giá) . Do đó hãng quyết định giá vé khác nhau cho hai loại hành khách trên. Hãy vẽ đường cầu của mỗi loại hành khách và đường cầu tổng hợp cả hai loại hành khách. Tính mức gia 1 hãng áp dụng đối với từng loại hành khách. Số lượng hành khách mỗi loại trên mỗi chuyến bay là bao nhiêu? 4. Lợi nhuận của EA đối với mỗi chuyến bay là bao nhiêu? Liệu hãng có duy trì việc kinh doanh này hay không? Bài 40. Hãng Nha Trang Airline chiếm độc quyền đường bay TP HCM – Nha Trang. Nghiên cứu thị trường cho thấy có 2 loại hành khách đi Nha Trang bằng máy bay. Với mỗi chuyếnbay đường cầu của hành khách nhóm 1 là Q1 = 260 –0,4P , và của khách nhóm 2 là Q2 = 240 – 0,6P. Chi phí cố định cho mỗi chuyến bay là 30.000 đvt và chi cho mỗi hành khách AVC = MC = 100 đvt 1. Hãy vẽ đồ thị đường cầu cho hai nhóm hành khách này và đường cầu thị trường D1, D2, D 2. Nếu không phân biệt giá thì hãng Nha Trang nên tính giá máy bay là bao nhiêu và lợi nhuận đạt được trong trường hợp này? 3. Một chuyên viên phân tích của hãng cho rằng nên áp dụng chính sách giá phân biệt có thể làm tăng lợi nhuận. Điều này đúng hay không? 4. Gần đây chi phí cố định cho những chuyến bay tăng 40% . Sự gia tăng FC có ảnh hưởng đến hoạt động của hãng hay không? Các ký hiệu : Q : Tổng sản lượng L : Lao động K : Vốn AP : Sản phẩm bình quân AP = Q / L MP : Sản phẩm biên (năng suất biên) MPL = DQ / DL MPK = DQ / DK TR : Tổng doanh thu TR = PQ AR : Doanh thu bình quân AR = TR / Q = P MR : Doanh thu biên MR = DTR / DQ MR = dTR / dQ TC : Tồng chi phí TC = VC + FC VC : Tổng chi phí biến đổi FC : Tổng chi phí cố định AC : Chi phí bình quân AC = TC / Q AVC :Chi phí biến đổi bình quân AVC = VC / Q AFC : Chi phí cố định bình quân AFC = FC / Q MC : Chí phí biên MC = DTC / DQ MC = dTC / dQ P : Lợi nhuận P = TR – TC Pmax khi sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó có : MR = MC Đối với doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để đạt được lợi nhuận tối đa, DN cần tiến hành sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó có mức giá bằng chi phí biên ( P = MC)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập Kinh tế Vi mô (2).doc
Tài liệu liên quan