Bài tập Hóa vô cơ

Tài liệu Bài tập Hóa vô cơ: BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ HAY – BIÊN SOẠN: KIÊN Sưu tầm: Phạm Minh Hải Câu1: Hoà tan hoàn toàn 58gam hỗn hợp X gồm Fe,Cu và Ag trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0.15 mol NO và 0.0625 mol N2O và dung dịch Y ,khối lương muối khan thu được là: A.124.4g B.89.8g C.116.9g D.90.3g Câu2: Hoà tan hết 16.3g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg,Al,và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0.55 mol SO2.Cô cạn dung dịch thu được lượng muối khan là: A.51.8g B.55.2g C.69.1g D.82.9g Câu3: Nung 8.4g Fe trong không khí .sau phản ứng thu đươc m g chất rắn X gồm Fe và các oxit sắt.Hoà tan hết chất rắn X bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 0.1 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất ) . Xác định giá trị của m: A.11.2 B.9.8 C.53.2 D.8.8 Câu4 : Hoà tan hoàn toàn m g hỗn hợp X gồm Fe, FeO,Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc dư , thu được 0.2 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch thu được 145.2g muối khan . Xác định giá trị của m: A.35.7 B.46.4 C.15.8 D.77.7 Câu5: Hoà tan hoàn toàn ...

pdf17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ HAY – BIÊN SOẠN: KIÊN Sưu tầm: Phạm Minh Hải Câu1: Hoà tan hoàn toàn 58gam hỗn hợp X gồm Fe,Cu và Ag trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0.15 mol NO và 0.0625 mol N2O và dung dịch Y ,khối lương muối khan thu được là: A.124.4g B.89.8g C.116.9g D.90.3g Câu2: Hoà tan hết 16.3g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg,Al,và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0.55 mol SO2.Cô cạn dung dịch thu được lượng muối khan là: A.51.8g B.55.2g C.69.1g D.82.9g Câu3: Nung 8.4g Fe trong không khí .sau phản ứng thu đươc m g chất rắn X gồm Fe và các oxit sắt.Hoà tan hết chất rắn X bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 0.1 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất ) . Xác định giá trị của m: A.11.2 B.9.8 C.53.2 D.8.8 Câu4 : Hoà tan hoàn toàn m g hỗn hợp X gồm Fe, FeO,Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc dư , thu được 0.2 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch thu được 145.2g muối khan . Xác định giá trị của m: A.35.7 B.46.4 C.15.8 D.77.7 Câu5: Hoà tan hoàn toàn 49.6g hỗn hợp X gồm Fe, FeO,Fe2O3 và Fe3O4bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 8.96 lít SO2 (đkc) và dung dịch Y .Cô cạn dung dịch Y,khối lượng muối khan thu được là: A.88g B.160 C.132 D.140 Câu6: Để khử hoàn toàn 3.04g hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì cần 0.05 mol H2.Mặt khác , hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được V ml SO2(đkc).giá trị của V là: A.112 B.224 C.336 D.448 Câu7: Khử hoàn toàn 12 g hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2 O3, Fe3O4 thu được 10.08 g Fe .Tính thể tích dung dịch HNO3 2M cần lấy để hoà tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp X và tạo ra sản phẩm khử duy nhất là NO: A.270ml B.360ml C.320ml D.390ml Câu8: Cho hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg va Al tác dụng với dung dịch HNO3 2M(lấy dư 20% so với lượng cần thiết ), thu được 1.12 lit hỗn hợp NO và N2O (đkc , không có sản phẩm khử nào khác ) có tỉ khối so với H2 là 17.8 .Tính thể tích dung dịch HNO3 đã lấy: A.192ml B.200ml C.160ml D.133ml Câu9: Đốt cháy hoàn toàn 15 gam hỗn hợp gồm Al và Mg thu được 26.2 g hỗn hợp Y.Tính thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 2 M va H2SO4 1.5 M cần dùng để hoà tan vừa hết hỗn hợp Y: A.140ml B.280ml C.70ml D.210ml Câu10: Hoà tan hỗ hợp X gồm 0.1 mol MgO; 0.2 mol FeO và 0.3 mol Ag2O bằng dung dịch HNO3 dư , thu được dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi . Xác định khối lượng chất rắn thu được sau khi nung: A.88.0g B.89.6g C.84.8g D.87.7g PHẦN GIẢI BÀI TẬP 1→10 Câu1: Ta có : M -ne- → Mn+ ( M(NO3)n)→nNO3 -=nx x -nx n+x(điện tích) M’ -ne- → M’n+ ( M(NO3)n)→ nNO3 -=n’y y -ny n+y(điện tích) mMUỐI= mKL + mNO3-(tạo muối) nNO3 = ne-(do kim loại nhường ) = ne- (do kim N+5 nhận) N+5 + 3e- → N+2 0.45 ← 0.15 N+5 + 4e- → N+4 0.25 ← 0.125 ↔ nNO3- tạo muối = 0.45+0.5 =0.95 ↔ m muối = 58 +62*0.95 = 116.9 Lưu ý trong bài này có thể bâm máy tính nhanh được=(0.15*3+0.0625*8)*(14+16*3)+58=116.9g (nNO3=ne trao đổi(cmt)) Câu2: Tương tự câu 1 nhưng nSO4=0.5ne trao đổi Vì muối trung hoà về điện nên : 2nSO42- tạo muối = n điện tích dương=ne trao đổi Câu3: nFe=0.15mol Khi ta nung Fe thì sắt nhường 1 số e- cho O2- .Sau khi cho hỗn hợp Fe và các oxit vào HNO3 thì Fe tiếp tục nhường 1 số e- cho N+5→N+4 vậy ta có nO2-=3*0.15-0.1=0.35mol↔nO=0.35:2=0.175mol (số mol tổng của Fe nhường -số mol của N+5 nhận) →mhỗn hợp=mFe+mO=8.4+0.175*16=11.2g Câu4: mhỗn hợp=mFe+mO muối khan ở đây là n Fe(NO3)3=0.6mol → nFe=0.6mol tương tự ở trên →nO2-=0.6*3-0.2=1.6mol → nO=1.6:2=0.8mol (do O2- -2e- →O) vậy m hỗn hợp= 0.6*56+0.8*16=46.4g 0.16 0.8 Câu5: nSO2=0.4mol Ta có : Fe nhường 1 số e cho O2- sau đó nhường tiếp cho S+6 +2e → S+4 gọi số mol của Fe là x và của O là y ta có hệ: 56x+16y=49.6 x*3-y*2=0.4*2 giải ra ta được x=0.7;y=0.65→ mFe2(SO4)3=0.7:2*400=140g Bài này còn có 1 cách giải khác khá hay giả sử ta coi là Fe nhường hết e- cho O để trở thành Fe3+ như vậy mFe2O3=mX+mO=49.6+0.4*16=56g→ nFe2O3=0.35mol→ mFe2(SO4)3=0.7:2*400=140g Câu6: Ta có H2 + O → H2O 0.05 0.05 Do đó mFe=3.04-0.05*16=2.24g=0.04mol → nSO2=(0.04*3-0.05*2):2=0.01mol→VSO2=0.01*22.4=0.224lít Câu7: từ giả thiết nFe=0.18mol;mO=12-10.08=1.92g→ nO=0.12mol ta có ne- trao đổi =nNO3- tạo muối =0.18*3=0.54mol nNO=(0.54-0.12*2):3=0.1mol(bảo toàn e-) bảo toàn nguyên tố Nta có nN (trong HNO3)=nN(trong muối)+nN(trong NO) →nHNO3=0.54+0.1=0.64mol→VHNO3=0.64:2=0.32lít Câu8: Ta có n hỗn hợp=0.05mol sử dụng qui tắc đường chéo ta có nNO: 30 8.4 →3 35.6 nN2O:44 5.6 →2 vậy nNO=0.03mol nN2O=0.02mol giống như bài trên ta có nHNO3(lt)l=0.03*3+0.02*8+0.03+0.02*2=0.32mol vậy thể tích dung dịch HNO3 cần lấy là 0.32*120:100:2=0.192lít Câu9: Ta có : mO=26.2-15=11.2g→ nO=0.7mol bản chất của phản ứng này là 2H+ +O →H2O 0.14 0.7 ∑ [H+]=(2+1.5*2)V=0.14 →V=0.28 Câu10: Ta có chuỗi phản ứng và sản phẩm cuối cùng tạo thành như sau: MgO →Mg(NO3)2 →MgO FeO → Fe(NO3)3 → Fe2O3 Ag2O → AgNO3 → Ag Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có nMgO=0.1mol nFe2O3=0.5nFeO=0.1mol nAg=2nAg2O=0.6mol → khối lượng chất rắn thu đươc sau phản ứng =0.1*40+0.1*160+0.6*108=84.8g Câu11:Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0.02 mol FeS2 va 0.03 mol FeS bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng(dư),khí thu được chỉ có SO2 .Tính thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu cần để hấp thụ hết lượng khí SO2 thu được ở trên. A.570ml B.140ml C.285ml D.280ml Câu12: Cho m gam kim loai M tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HNO3 a M, thu được khi N2O ( sản phẩm khử duy nhất ) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X , thu được (m+18.6)gam muối khan . Giá trị của a là. A.1.5 B.2 C.2.5 D.3 Câu13: Cho 100ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 tác dụng với hỗn hợp bột Y gồm 0.03 mol Al và 0.05 mol Fe. Sau khi phản ứng hoàn toàn , lọc , thu được 8.12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại .Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư , thu được 0.672 lít H2(đktc).Tính nồng độ mol AgNO3 trong dung dịch X. A.0.3M B.0.2M C.0.9M D.0.5M Câu14: Trộn 2.7 gam Al với 20 gam hỗn hợp Fe2O3, và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm , thu được hỗn hợp X.Hoà tan X trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0.36 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất ).Xác định khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu . A.6.08g B.16.36g C.10.72g D.1.44g Câu15: Tiến hành điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi có khí thoát ra ở 2 điện cực thì ngừng điện phân ,thu được 4.48 lít khí(đkc) ở anot và khối lượng catot tăng 56 gam .Tổng nồng độ của 2 muối trong dung dịch ban đầu . A.2M B.3M C.1M D.2.5M Câu16: Cho 14.3 gam hỗn hợp Al , Mg , Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư , thu được 11.2 lít khí (đkc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng , khối lượng muối khan thu được là A.110.3g B.23.9g C.38.3g D.62.3g Câu17: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl dư , thu được dung dịch A và V lít khí B (đkc).Cô cạn dung dịch A thu đựơc 5.71 gam muối khan .Xác định giá trị của V. A.448ml B.224ml C.112ml D.336ml Câu18: Đốt cháy hết 17.4 gam hỗn hợp Al,Fe,Cu thu được 25.4 gam hỗn hợp X gồm 3 oxit .Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl dư ,cô cạn dung dịch sau phản ứng ,lượng muối khan thu được là . A.35.15g B.26.275g C.52.9g D.42.8g Câu19: Cho 24.12 gam hỗn hợp X gồm CuO,Fe2O3,Al2O3 tác dụng vừ đủ với 350ml dung dịch HNO3 4M, cô cạn dung dịch sau phản ứng .Xác định khối lượng muối khan thu được . A.99.72gam B.86.84gam C.76.34gam D.112.32gam Câu20: Cho hỗn hợp X gồm 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước ,thu được dung dịch Y và 3.36 lít khí H2(đkc) .Cho dung dịch Y tác dụng với 100ml dung dịch AlCl3 0.8M , thu được kết tủa Z.Nung kết tủa Z thu được m gam chất rắn khan.Giá trị của m là . A.2.04 B.1.02 C.4.08 D.0.0 PHẦN GIẢI BÀI TẬP 10→20 Câu11: Ta có FeS2 -11e →2S4+ +Fe3+ 0.02 0.22 FeS -7e → S4+ +Fe3+ 0.03 0.21 Ta có ∑e nhường =0.43 mol số mol S do H2SO4 tạo thành S+6 +2e → S+4 0.43 0.125 vậy số mol SO2 tạo thành =số mol S do H2SO4 tạo thành +số mol lưu huỳnh do (FeS2;FeS) tạo thành=0.125+0.02*2+0.03=0.285mol Do lượng NaOH cần dùng là tối thiểu nên phải tạo thành muối axit NaOH + SO2 → NaHSO3 0.285 ← 0.285 Câu12: Ta có m NO3- tạo muối=18.6:62=0.3 mol → ne- trao đổi = nNO3- tạo muối=0.3 mol N+5 +4e → N+4 0.3 0.075 → n HNO3 phản ứng =n NO3 -tạo muối +nN(N2O)=0.3+0.075=0.375mol a =0.375:0.15=2.5 Câu13: Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại nên Al hết và Fe còn dư nH2=0.03 mol →n Fe = 0.03 mol ( sau phản ứng chỉ còn Fe phản ứng với HCl) vậy khối lượng của Ag và Cu trong chất rắn sau phản ứng =8.12-0.03*56= 6.44gam gọi số mol của AgNO3 là x và của Cu(NO3)2 là y ta có hệ x+2y=0.03*3+0.02*2(bảo toàn e- số mol của kim loại cho=n ion kim loại nhận) 108x+64y=6.44 → x=0.03mol ; y=0.05 mol →M=0.3 Câu14: Sau phản ứng ta thu được Fe3+ và Al3+ , như vậy số mol e do N+5 nhận để trở thành N+4 là do Al và Fe2+ cho(hỗn hợp ban đầu chỉ có FeO và Fe2O3) N+5 +1e → N+4 0.36 ← 0.36 Ta có 3*0.1+x=0.36(với x là số mol của FeO) → x= 0.06 mol→m FeO=0.06*72=4.32 gam →m Fe2O3 = 20-4.32=15.68 gam Câu 15: Lưu ý : trong phản ứng điện phân có công thức tính ne- trao đổi N=It:96500 Thứ tự các phản ứng xảy ra như sau: Catot : Ag+ +1e → Ag x x x Cu2+ + 2e → Cu y 2y y Sau đó nước điện phân nếu có Anot : 2H2O → 4H+ + O2 + 4e 0.2 0.8 dựa vào điều kiện bài toán ta có hệ x+2y =0.8 (trong bình điện phân thì số mol e trao đổi ở 2 điện cực là = nhau) 108x + 64y = 56 giải ta có x= 0.4 , y = 0.2 a= 0.6:0.2=3M Câu 16: Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có nH2=nH2SO4 =nSO42- =11.2:22.4=0.5 mol → m muối khan= m kim loại +m SO42- = 14.3 + 0.5*96=62.3gam Câu17: M muối khan =m kim loại + m Cl- →m Cl-=5.71-5=0.71gam=0.02 mol Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có nH2 thoát ra=0.5n HCl=0.5n Cl- =0.01 mol →V=0.01*22.4=0.224 lít Câu 18 : mO=25.4-17.4=8gam = 0.5 mol nhận thấy khi tác dụng với dung dịch HCl thì nguyên tử O bị thay thế bởi Cl-, mà điện tích O2- =2 Cl- → n Otrong muối =0.5 n Cl (pp đánh giá tương đương) → n Cl-=0.5*2=1 mol →m muối khan thu được=17.4+35.5=52.9 gam Câu19: Tương tự câu 18 với thay thế O2-=NO3- Câu20: Ta có X + NaOH → XOH + ½H2 Y +2NaOH → Y(OH)2 +H2 từ ptpư ta thấy rằng nOH-=nH+ →nOH-=2nH2=3.36:22.4*2=0.3mol Y tác dụng với dung dịch AlCl thì thứ tự các phản ứng xảy ra như sau Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 Bđ 0.08 0.3 0 Pư 0.08 0.24 0.08 Dư 0 0.06 0.08 Al(OH)3 + OH - → Al(OH)4 - Bđ 0.08 0.06 0 Pư 0.06 0.06 0.06 Dư 0.02 0 0.06 Sau khi nung Al(OH)3 → Al2O3 0.02 0.01 →m chất rắn = 0.01*102=1.02 gam Câu 21: Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 24 gam hỗn hợp Al2O3,CuO, và Fe3O4 nung nóng, thu được m gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y .Dẫn hỗn hợp khí Y qua bình đựng nước vôi trong dư , thu được 10gam chất rắn .Xác định giá trị của m. A.20.8 B.16.8 C.22.4 D.12.0 Câu22 : Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối MCO3 và XCO3 , sau một thời gian thu được 3.36 lít khí (đkc) và chất rắn Y.Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư , thu được 3.36 lít khí (đkc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng , thu được 32.5 gam muối khan .Giá trị của m là. A.35.8 B.34.15 C.30.85 D.29.2 Câu 23: Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1M và (NH4)CO3 2.5M .Sau khi phản ứng hoàn toàn , thu được 39.7 gam kết tủa và 100ml dung dịch X.Nồng độ của ion CO32- trong dung dịch X là. A.0.5M B.3M C.3.5M D.2M Câu24: X là quặng hemantit chứa 60 % Fe2O3 và Y là quặng manhetit chứa 69.6 % Fe3O4 (về khối lượng ). Trộn a kg quặng X với b gam quặng Y , thu được 1 tấn quặng Z. Từ Z sản xuất được 500 kg gang chứa 96 % sắt .Xác định a. A.400 B.600 C.714.3 D.285.7 Câu25: Cho 4.04 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 dư , thu được 336 ml khí NO (đkc) sản phẩm khử duy nhất . Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là . A.0.06 B.0.015 C.0.18 D.0.055 Câu26: Tính số mol HNO3 trong dung dịch HNO3 tối thiểu cần dùng để hoà tan hết 3.36 gam Fe. Biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. A.0.24 B.0.18 C.0.20 D.0.16 Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 11.8 ham hỗn hợp Al và Cu bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 dư , thu được 13.44 lít hỗn hợp khí SO2 và NO2 (đkc) có tỉ khối so với H2 là 26.Cô cạn dung dịch sau phản ứng , thu được m gam chất rắn khan và chỉ chứa muối sunfat.Xác định giá trị của m. A.55.6 B.50.2 C.165.4 D.88.6 Câu 28: Dẫn 2.24 lít khí CO2 (đkc) vào bình đựng 1 lít hỗn hợp Ca(OH)2 0.05 M và NaOH 0.04 M . Tính khối lượng kết tủa thu được . A.5.0g B.4.0g C.7.0g D.3.0g Câu 29 : Cho 32.8 gam hỗn hợp gồm FeS và FeS2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng , dư .Sau phản ứng thu được 1.95 mol SO2. Xác định % khối lượng FeS trong hỗn hợp X. A.40.24% B.55.36% C.26.83% D.67.07% Câu 30: Cho hỗn hợp gồm 14.4 gam Mg và 10.08 gam Al tác dụng vừa đủ với hỗn hợp X gồm Cl2 va O2, thu được 66.4 gam chất rắn .% khối lượng Cl2 trong hỗn hợp X là . A.68.9% B.50.0% C.40.3% D.62.5% Câu 31: Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% .Nồng độ % của dung dịch thu được là: A.52.7% B.26.4% C.23.9% D.39.3% Câu 32: Sau khi ozon hoá một lượng khí oxi, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất giảm 5% so với áp suất ban đầu .Thành phần % thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là : A.10.5% B.10.0% C.5% D.95.0% Câu 33 : Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A,B có hoá trị không đổi .Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư , tạo ra 1.792 lít H2 (đkc).Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong oxi dư , thu được 2.84 gam hỗn hợp oxit, xác định giá trị của m. A.2.52 B.2.2 C.1.56 D.1.8 Câu 34: Hoà tan 20 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá tri 2 và 3 bằng dung dịch HCl dư , thu được dung dịch A và 1.344 lít khí CO2 (đkc).Cô cạn dung dịch A thì khối lượng muối khan thu được là A.18.53g B.21.32g C.24.26g D.20.66g Câu 35: Cho 19.2 gam Cu tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 2M và H2SO41.5M đến khi phản ứng hoàn toàn , thu được V lít khí NO(đkc) là sản phẩm khử duy nhất .Xác định giá trị của V A.4.48 B.3.36 C.8.96 D.2.24 Câu36: X là hỗn hợp gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi .Đốt cháy 1.24 gam hỗn hợp X, thu được 1.56 gam hỗn hợp 2 oxit.Mặt khác , hoà tan hoàn toàn 1.24 gam hỗn hợp X băng dung dịch HCl dư , thu được V lít H2( đkc). Giá trị của V là. A.0.896 B.1.792 C.0224 D.0.448 Câu 37: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0.1M và Cu(NO3)2 0.2M với cường độ dòng điện là 10A (điện cực trơ) .Sau một thời gian , khối lượng catot tăng 3.44 gam.Tính thời gian điện phân. A.579giây B.386giây C.965giây D.193giây Câu 38: Cho 1.12 gam bột sắt và 0.24 gam bột Mg vào một bình đựng sẵn 250ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ đến khi phản ứng kết thúc .Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng kim loại có trong bình là 1.88 gam.Vậy nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4 bằng . A.0.15M B.0.10M C.0.05M D.0.20M Câu 39: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol FeS2 và 0.12 mol Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ ,thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối sunfat.Giá trị của a là A.0.06 B.0.12 C.0.24 D.0.18 Câu40: Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0.04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng .Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn Y gồm 4 chất ,nặng 4.784 gam.Khi đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thì thu được 9.062 gam kết tủa .Số mol FeO trong X bằng A.0.01 mol B.0.02 mol C.0.025 mol D.0.03 mol PHẦN GIẢI BÀI TẬP 21→40 Câu21 : ta có CO + O → CO2 (1) 0.1 ← 0.1 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O (vì Ca(OH)2 dư nên chỉ tạo muối trung hoà ) 0.1 ← 0.1 Từ (1) → m chất rắn = 24-0.1*16=22.4gam Câu22 : ta có MCO3 to MO HCl MCl2 MCO3 dư CO2 CO2 →∑ nCO32- =∑ n CO2 = 0.15+0.15=0.2 1 mol MCO3 → 1 mol Cl2 : ▲m =71-60= 11 gam → 0.3 mol → ▲m=11*0.3=3.3 gam .vậy m = 32.5 – 3.3 = 29.2 gam Câu 23: tương tự bài tập trên sử dụng pp tăng giảm khối lượng : n CO32- ban đầu = 0.35 mol → n CO32- phản ứng = (43-39.7 ):( 11*(71- 60))=0.3 mol vậy n CO32- dư = 0.05 mol → a= 0.05:0.1=0.5 M Câu 24 : trong 1 tấn quặng a có 1*0.6*112:160=0.42 tấn Fe Trong 1 tấn quặng b có 0.504 tấn Fe Z có 500*96:100= 480kg = 0.48 tấn Fe Áp dụng sơ đồ đường chéo : m a: 0.42 0.024 →2 0.48 m b:0.504 0.06 →5 vậy m a =1:7*2=0.2857 tấn = 285.7 kg Câu 24: coi như hỗn hợp ban đầu gồm Fe và O dựa vào giá trị ta có hệ 56x + 16y = 4.04 3x - 2y = 0.045 → x= 0.055 , y=0.06 n HNO3 = n NO3 - trong muối + n N trong NO=0.055*3 + 0.015=0.18 mol Câu 26: vì HNO3 cần dùng tổi thiểu → tạo thành muối Fe2+ Ptpư : 3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O 0.06 0.16 Câu 27: n SO2 = 0.2 mol n NO2 = 0.4 mol S+6 + 2e- → S+4 0.4 0.2 N+5 + 1e- → N+4 0.4 0.4 → ne- 0.8 mol → N SO42- tạo muối = 0.8:2=0.4 mol → m muối = 11.8 +96* 0.4= 50.2 gam Câu 28: n CO2 = 0.1 mol n OH- = 0.14 mol CO2 + 2OH - → CO32- + H2O 0.07 0.14 0.07 Dư 0.03 CO32- + CO2 + H2O → 2 HCO3 - 0.03 0.03 Dư0.04 Ca2+ + CO32- → CaCO3 0.05 0.04 0.04 vậy m kết tủa=0.04*100= 4 gam Câu 29: FeS -7e → S4+ +Fe3+ x 7x FeS2 -11e →2S4+ +Fe3+ y 11y S+6 + 2e → S+4 7x +11y ½( 7x +11y) ( bảo toàn e)(số mol SO2 do H2SO4 tạo thành vậy ta có hệ: x + 2y + ½( 7x +11y) = 1.95 ( SO2 do cả H2SO4 và FeS2 , FeS tạo thành) 88x +120y = 32.8 → x=0.1 , y= 0.2 → % FeS = 0.2*88:32.8% = 53.66 % Câu 30: Mg2+ + 2e 0.6 1.2 Al + 3e 0.4 0.12 Cl2 +2e x 2x O2 +4e y 4y Từ đk bài toán ta có hệ 2x + 4y = 2.4 71x + 32y = 66.4-(14.4 + 10.8) x = 0.4, y = 0.4 →m Cl2 = 0.4*71 =28.4 → %m Cl2 trong hỗn hợp X=68.9% Câu 31: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 0.5 1 0.5 0.5 m dung dịch sau phản ứng = m dung dịch trước phản ứng – m kết tủa – m bay hơi vậy m dung dịch sau phản ứng trong bài toán này = 50 + 36.5*100:20- 0.5*44=210.5 gam vậy nồng độ % của dung dịch thu được = 0.5*111:210.5= 26.4 % Câu 32: 3O2 → 2O3 3x 2x giả sử n O2 ban đầu là 100 ml ▲n = 3x – 2x = x =5 ml → % sau phản ứng = 10: 95 = 10.5 % Câu 33: pp đánh giá tương đương : AClx → A2Ox BClx → B2Ox Ta thấy n Cl- = 2 n O2- (cùng 1 lượng A, B ) Ta có n H2 = 2n HCl = 2n Cl - → n Cl- =0.08*2=0.16mol → n O trong hợp chất =0.08 mol → m A, B = 2.84 – 0.08*16=1.56gam Câu 34: tương tự bài tập trên nhưng thay thế CO32- = Cl- → để đảm bảo muối trung hoà về điện thì n Cl- =2 n CO32- Câu 35: phương trình phản ứng 3Cu + 8H+ + 2NO3 - → 3Cu 2 + + 2NO + 4H2O 0.3 0.6 0.4 0.15 Câu 36:tưong tự các câu trên dùng pp đánh giá tương đương Câu 37: nhớ thứ tự các pư xảy ra Câu 38:thứ tự các phản ứng xảy ra Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu 0.01 0.01 0.01 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 0.015 0.015 giả sử Mg phản ứng vừa hết Fe chưa hết →mkl = 1.12 +64*0.01=1.76 < 1.88→ có Fe phản ứng 1mol Fe → 1molCu tăng 8 gam → n Fe phản ứng = (1.88 – 1.76):8 = 0.015 mol vậy ∑ n CuSO4 = 0.025 mol → [CuSO4] = 0.1 M Câu 39:FeS2 → FeSO4 a a ( bảo toàn nguyên tố Fe) Cu2S → CuSO4 b 2b ( bảo toàn nguyên tố Cu) bảo toàn nguyên tố lưu huỳnh 2a + b = a + 2b ( với b=0.12 mol ) → a= Câu 40: ta có n Ba(OH)2= 0.046 mol → n CO2 coi hỗn hợp X chỉ gồm FeO và Fe2O3 x + y = 0.04 72x + 160y = 4.784+0.046*16 → x= 0.01 mol , y = 0.03 mol Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 30.4gam hỗn hợp gồm Cu, CuS, Cu2S, S vào HNO3 thu được khí 20,16 lit khí NO duy nhất (đkc), và hỗn hợp y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y vào Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa.Tính m? Giải: 64x + 96y + 160z + 32k =30.4 2x + 8y + 10z + 6k = 0.9*3 2x + 3y + 5z + k =0.95 ↔ 2x + 8y + 10z + 6k = 0.9*3 Từ đó ta tìm được y + z + k = lấy 2 -1 =n BaSO4 = n Cu(OH)2 Lưu ý câu này giải bằng phương pháp qui đổi nhanh hơn Câu 42: Crackinh C4H10 thu được 5 hidrocacbon có M=232/7. Tính hiệu suất? Lấy 1 mol Gọi số mol phản ứng là a => n khí sau pư là 1 + a => 58/(1+a) = 232/7 => a = 0.75 => %H = 75% Câu 43 Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được X ( , , 2) cho X qua dung dịch thì thu được Y( , ). Một lượng Y tác dụng vừa hết với 8.96g tạo thành 1.26g nước. Tính V% CO_2 trong X câu 44 Hòa tan hoàn toàn 20g X( , bằng loãng dư tạo V lít khí và dd Y. Thêm NaOH dư vào Y, lọc kết tủa nung trong kk đến khối lượng không đổi được 28g rắn. Tìm V? Câu 45: Cho 8g Ca tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hh 2M vs 0.75M thu dc khí và dung dịch X. cô cạn dung dịch X dc lượng muối khan là: A 22.2g B.25.95g C.22.2g<= m<=25.95g D. 22.2g<=m<=27.2g Giải: Theo đề bài ra ta có và Theo phương trình trên ta nhận thấy rằng axit còn dư và kim loại phản ứng hết. Khi đó trong dung dịch sẽ có các ion sau: Khi đun nóng dung dịch sau phản ứng thì HCl sẽ bị bay hơi, khi đó thì trong dung dịch sẽ còn lại có: Ta nhận thấy rằng nó vừa đúng theo định luật bảo toàn điện tích: vậy khối lượng của muối => 25,95 gam Lưu ý cách giải sai: Giả sử Ca pư với HCl hết trước Ca+ 2HCl => + 0.2----0.4--------0.2 HCl pư vừa đủ ==> m muối=22.2 Ca pư với hết trước Ca+ => + 0.15-------------------0.15 Ca + 2HCl => + 0.05---0.1----------0.05 HCl dư ==> m muối=25.95 vậy 22.2 =< m =< 25.95 Câu 46: cho m gam Fe vào 0,2l dd X chứa HNO3 0,2M và H2SO4 0,1M sau phản ứng còn 0,4m gam kim loại chưa tan hết, dd Y và khí NO cô cạn dd Y thu được a gam chất rắn. tìm m và a Giải: 3Fe +8H+ +2NO3- =>3Fe2+ +2NO+4H2O 0,03...0,08............................0,02 =>0,6m=1,68g=>m=2,8g =>trong dung dịch gồm có N03-=0,02mol,SO42-=0,02mol,Fe2+=0,03mol =>khối lượng muối=62.0,02+96.0,02+1,68=4,84g Câu 47: 1) Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Hỗn hợp B gồm H2 và CO . Tính thể tích khí A (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 3 mol khí B. A. 28 lit B. 22,4 lit C. 16,8 lít D. 9,318 lit Hướng dẫn giải Câu 48: Để hòa tan hết một mẫu Al trong dung dịch axit HCl ở 30 độ C cần 20 phút. Cũng mẫu Al đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 50 độ trong 5 phút. Để hòa tan hết mẫu Al đó trong dung dịch nói trên ở 80 độ C thì cần thời gian là: A:30 B:187.5 C:44,6 D:37,5 Hướng dẫn giải: Ta có 20=Vo.a ((30-t 1 )/10) (1) 5 =Vo.a ((50-t 1 )/10) (2) lấy (1) chia cho (2) ta tính được a = 0.5 gọi x là thời gian cần tìm x = Vo.a ((80-t 1 )/10) lập tỉ số với (1) hoặc (2) ta tính được x = 0.625 phút = 37.5s Câu 49: Câu 20: Hoà tan a gam oleum H2SO4.3SO3 vào 131gam dung dịch H2SO4 40% thu được một oleum chứa 10% SO3 về khối lượng. Giá trị của a là A. 630,0 B. 570,8 C. 594,0 D. 651,4 Hướng dẫn giải: n H2O = 131/30 mol ((3.a/338-131/30)*80)/(a+131)=0.1 giải thích tí: 3a/338 = số mol của SO3 trong H2SO4.3SO3 (3.a/338-131/30) = số mol SO3 còn lại sau khi phản ứng với nước với số mol nước đã tính = 131/30 khối lượng của dd sau pư = a + 131 (bảo toàn khối lượng)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBT Vô Cơ (Có đáp án).pdf