Tài liệu Bài tập điều kiện môn triết học: BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN TRIẾT HỌC
Hệ: Cao Học
Giảng Viên: PGS.TS Phạm Văn Sinh
Học Viên: Đỗ Tuấn Long
Lớp CH 18M- Khoá 18
Thời gian học: Cuối tuần tại Trường Đại học KTQD
Đề Tài: Bình luận giá trị tư tưởng triết học nho giáo (nho gia) của khổng tử.
Bài Làm
Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Hoa thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho Giáo của Khổng tử là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng.
Để phân tích được hết giá trị của học thuyết Nho Giáo thì chắc em chưa đủ khả năng, em mạnh dạn xin được bình luận về giá trị của học thuyết Nho Giáo của Khổng Tử.
Tư tưởng triết học của Khổng tử không thiên về tư biện siêu hình mà thiết thực và mang đậm tính nhân văn, hướng về luân lý và nghệ thuật cai trị. Ông đã mang...
8 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập điều kiện môn triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN TRIẾT HỌC
Hệ: Cao Học
Giảng Viên: PGS.TS Phạm Văn Sinh
Học Viên: Đỗ Tuấn Long
Lớp CH 18M- Khoá 18
Thời gian học: Cuối tuần tại Trường Đại học KTQD
Đề Tài: Bình luận giá trị tư tưởng triết học nho giáo (nho gia) của khổng tử.
Bài Làm
Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Hoa thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho Giáo của Khổng tử là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng.
Để phân tích được hết giá trị của học thuyết Nho Giáo thì chắc em chưa đủ khả năng, em mạnh dạn xin được bình luận về giá trị của học thuyết Nho Giáo của Khổng Tử.
Tư tưởng triết học của Khổng tử không thiên về tư biện siêu hình mà thiết thực và mang đậm tính nhân văn, hướng về luân lý và nghệ thuật cai trị. Ông đã mang một tinh thần mới cho một truyền thống đang suy đồi và truyền tinh thần ấy cho một bộ phận quan trọng của tầng lớp tri thức.
Học thuyết Khổng tử được trình bày tập trung trong Luận ngữ:
- Thái độ đối với tôn giáo: Khổng tử không bàn về “những điều quái lạ, mệnh trời và thần linh”, giữ thái độ cách xa mà tôn kính, không theo cũng không gạt bỏ tín ngưỡng truyền thống. Đặc biệt ông bảo vệ, ca ngợi việc duy trì thờ cúng tổ tiên.
- Tính chất nhân văn của học thuyết Khổng tử biểu hiện trong chữ Nhân, một khái niệm mang nội dung khá rộng. Nhân là cái đức cao nhất mà nhờ đó con người có thể cùng nhau sống thành xã hội. Ở một chỗ ông nói “làm chủ chính mình để tuân theo Lễ là Nhân” nghĩa là phải có hành vi theo đúng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử và có những quan hệ thích hợp với đồng loại. Ở chỗ khác ông nói điều gì mình muốn cho mình phải muốn cho người khác, điều gì mình không muốn cho mình thì không làm cho người khác. Cuối cùng: “Nhân tóm lại là yêu mọi người”.
Nhân là phẩm chất cần có của người quân tử. Để trở thành người quân tử thì phải tu thân, học tập và theo lời dạy của hiền nhân, phải biết tôn trọng mình và người khác, đặc biệt là tôn trọng người trên.
Khổng tử muốn dạy một luân lý ngang tầm với mọi người, từ những tình cảm chung cho mọi người như hiếu và đễ hay tình bạn. Không nên quan tâm đến cái ngoài tầm tay, ngoài tầm nhìn nhận và suy nghĩ: có những cái con người không thể biết (sau khi chết con người sẽ ra sao?) có biết cũng không làm gì được (số mệnh con người) nhưng có lĩnh vực tự do thuộc quyền làm chủ của con người – lĩnh vực đạo lý, để từ đó thiết lập trật tự xã hội hợp lý.
Mạnh tử truyền bá học thuyết của Khổng tử, đưa thêm vào tư tưởng dân bản (dân là gốc), thuyết tính thiện (bản tính con người là thiện), thuyết lương tri (con người bẩm sinh có mầm mống của các đức tính: lòng trắc ẩn là nguồn gốc của Nhân, biết xấu hổ và né tránh cái ác là nguồn gốc của Nghĩa, sự khiêm tốn và nhường nhịn là đầu mối của Lễ, biết phân biệt đúng sai là cơ sở của Trí) chỉ cần trau dồi các thiên hướng tốt này sẽ phát triển thành các đức tính cốt tử của Nho giáo.
Tuân tử lại đề xướng ý kiến đối lập của Nho giáo coi bản tính con người là ác, cái thiện chỉ là giả tạo. Tuân tử nhấn mạnh chữ Lễ, xem như trật tự vũ trụ, trật tự xã hội phải tuân thủ nhằm tránh các xung đột.
Từ đời Hán, vị trí của Nho giáo được đề cao. Đổng Trọng Thư phát triển lý thuyết mệnh trời và hệ thống hóa các quan hệ luân thường đạo lý thành tam cương, ngũ thường. Lý học đời Tống do Chu Đôn khởi xướng, hai anh em Trình Di – Trình Hạo phát triển, Chu Hy tổng kết mượn vũ trụ quan của Đạo giáo và Phật giáo bổ sung cho Nho giáo, lấy thuyết thái cực biện hộ cho lý thành hệ thống lý thuyết duy tâm xơ cứng nhằm bảo vệ trật tự chế độ phong kiến.
Chúng ta tìm hiểu vì Nho giáo khi nó đã tồn tại hơn 2000 năm, luôn được cải biến được bổ sung và mang các bộ mặt khác nhau qua các thời kỳ. Nhiều học giả đã tốn rất nhiều giấy mực để sưu tâm, trích dẫn và bàn cãi chung quanh những câu chữ trong sách vở của Nho giáo từ trước tới nay. Việc làm ấy thường dẫn đến những nhận định chủ quan, giản đơn và phiến diện. Muốn khen hay chê người ta đều có thể trích dẫn những lời lẽ rất hấp dẫn từ trong kho sách của Nho giáo. Nhưng khi để ý rằng Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo - khi đề ra những điều căn bản trong học thuyết của Nho giáo cũng đang ở tâm trạng phân vân, mâu thuẫn, vừa hoài cổ, vừa sùng thường, và bối cảnh xã hội lúc ấy cũng là lúc giằng co, giành giật giữa chế độ nô lệ và chế độ phong kiến. Sau này khi Nho học được cải biến để phục vụ ý đồ của giai cấp thống trị thì nó càng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Vì thế không thể tìm hiểu Nho học theo lối trích dẫn, kinh viện vì nó chỉ càng dẫn ta vào ngõ cụt. Để tìm hiểu Nho học không thể không xem xét trên giác độ phương pháp duy vật lịch sử... Chúng ta không phân tích những sự kiện tư tưởng bằng bản thân tư tưởng mà phải tìm hiểu tư tưởng gắn liền với những điều kiện xã hội cụ thể trong đó nó đã nảy sinh, phát triển và suy tàn.
Muốn đánh giá một học thuyết chẳng phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, đời nay người ta đã khẳng định, giá trị của Nho học ít nhất có hai điểm chính sau đây:
Điểm thứ nhất là, phát huy nguồn năng TÌNH THƯƠNG. Các môn sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học và văn hóa học đời nay, đều có giải thích rằng:
- Sự trưởng thành liên tục trong hình thức sinh tồn của vạn vật; - Sự sinh nở và tồn tại liên tiếp của các chủng loại; - Sự chỉnh hợp và duy trì sức khỏe của cá nhân; - Sự thừa kế và thịnh vượng của văn hóa xã hội, nhất nhất đều cậy vào nguồn năng TÌNH THƯƠNG. Nay ta hồi cố lại lịch sử cổ xưa cái chết của SOCRATES, triết gia Tây phương (469 - 399 TR.KN.TL.), Chúa JÉSUS bước lên thập tự giá, lòng từ bi của Phật tổ THÍCH CA MÂU NI cùng thuyết "Nhân ái" của Khổng Tử, đều đã ấn chứng cho sức mạnh vô biên của "năng lượng tình thương", vốn dĩ tồn tại trong bất cứ một con người nhỏ bé, phàm phu tục tử nào, thậm chí cả trong các loài động vật vô tri. Vậy chính phạm vi phóng xạ của năng lượng tình thương đó, rộng hay hẹp và nhiều hay ít, là mức độ vĩ đại của một con người, cuơng là khuôn thước để đo lường giữa nhân vật vĩ đại và con người tầm thường. Khổng Tử chẳng những chỉ tuyên dương NHÂN ái, mà còn khẳng định sức mạnh của tình thương qua câu "Nhân giả tất hữu dũng" (Kẻ có lòng nhân ắt là người can đảm).
Điểm thứ hai là, đời nay người ta công nhận, muốn xây dựng một xã hội dân chủ tự do, trước hết phải bồi dưỡng cho tâm hồn cởi mở. Triết lý của Khổng Tử có từ trước đây hai ngàn năm, đã chứa đựng tư tưởng đó rồi, chỉ tiếc là, trong xã hội Trung Hoa truyền thống, lại thiếu hẳn môi trường tương ứng để phát triển tư tưởng cởi mở đó. Riêng một điểm nữa là, cả cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử ít khi bàn đến việc trau dồi học vấn qua công phu dùi mài sách vở. Điều mà Ngài coi trọng nhất, là nhân phẩm con người trong đời sống thực tế, chẳng hạn như Tử viết: "Sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực, sự quân năng ta kỳ thân, dữ bằng hữu giao ngôn nhi hữu tín, tuy viết vị học, ngô tất vị chi học di". (Người nào mà phụng sự cha mẹ hết sức, thờ chúa hết mình, chơi với bạn giữ lời hứa, tuy chưa học, ta nhất định coi như người đã có học rồi). Như vậy, chân giá trị của Nho học là thực hành, không là từ chương. Tuy nhiên, bất luận thời đại nào, giá trị của một học thuyết ít nhiều cũng tùy thuộc vào nấc thang giá trị trong xã hội của thời đại đó. Khi văn minh vật chất Tây phương đưa con người đến chỗ chỉ biết có hưởng thụ, trụy lạc thì người ta cảm thấy cần phải dựng lại "Khổng gia điếm", để dạy bảo thiên hạ biết liêm sỉ, trọng luân ly đạo đức cổ truyền. Tựu trung, Nho học khích lệ lòng nhân ái của con người, dạy người đời trung thành với bề trên, hiếu thuận với cha mẹ, tín nghĩa với bạn bè. Nghĩa là nhất nhất đều phải giữ đúng chữ "Lễ", rất có lợi cho trật tự xã hội, càng có lợi cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia cuơng như bậc phụ huynh trong gia đình. Cho nên kể tử nhà Hán trở đi, tuyệt đại đa số vua chúa các trĩu đại, đều "Nhất tôn Khổng Tử", nâng địa vị Khổng Tử lên bậc Thánh, đưa Khổng giáo vào hàng chánh thống trên nền văn-hóa Trung Hoa, làm cho các học thuyết khác lu mờ đi. Đó cũng là điều đáng tiếc về một khía cạnh nào.
Không có một học thuyết nào là hoàn chỉnh - học thuyết nào cũng mang tính hai mặt và học thuyết Nho giáo cũng vậy: bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng đem lại không ít tác động tiêu cực mà cho đến nay nó vẫn còn là nhân tố kìm hãm sự phát triển của một bộ phận trong xã hội hiện đại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BS209.DOC