Tài liệu Bài luận về câu nói Không có gì quý hơn độc lập tự do: Lời nói đầu
Bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ quốc gia nào đều mong muốn là dân tộc mình, quốc gia mình được độc lập, đất nước được thống nhất, nhân dân được tự do, có cơm ăn, áo mặc,được đi học. Đất nước ta cũng vậy, cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Biết bao lần bị xâm lược, đô hộ,sự nghèo đói, dốt nát. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử như vậy mới thấy càng thấm thía câu “ không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác Hồ đã từng nói
Là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi đã được nghe câu nói ấy của người từ khi còn là học sinh tiểu học. Nhưng đến bây giờ chúng tôi mới có dịp ngồi lại để bàn luận,để tìm hiểu về câu nói bất hủ ấy-câu nói “không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tóm tắt nội dung
1. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời câu nói của Hồ Chí Minh
2. Bàn luận về câu nói
2.1 Thế nào là độc lập, tự do?
2.2 Giá trị của độc lập, tự do
2.3 Mở rộng vấn đề
3. Kết luận
Nội dung
1. Hoàn cảnh ra đời câu nói
"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột ...
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3458 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài luận về câu nói Không có gì quý hơn độc lập tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ quốc gia nào đều mong muốn là dân tộc mình, quốc gia mình được độc lập, đất nước được thống nhất, nhân dân được tự do, có cơm ăn, áo mặc,được đi học. Đất nước ta cũng vậy, cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Biết bao lần bị xâm lược, đô hộ,sự nghèo đói, dốt nát. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử như vậy mới thấy càng thấm thía câu “ không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác Hồ đã từng nói
Là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi đã được nghe câu nói ấy của người từ khi còn là học sinh tiểu học. Nhưng đến bây giờ chúng tôi mới có dịp ngồi lại để bàn luận,để tìm hiểu về câu nói bất hủ ấy-câu nói “không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tóm tắt nội dung
1. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời câu nói của Hồ Chí Minh
2. Bàn luận về câu nói
2.1 Thế nào là độc lập, tự do?
2.2 Giá trị của độc lập, tự do
2.3 Mở rộng vấn đề
3. Kết luận
Nội dung
1. Hoàn cảnh ra đời câu nói
"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". “Ham muốn” đó không chỉ của Người mà đó là “ ham muốn” của mỗi người dân, của cả một dân tộc bị mất độc lập, mất tự do. Năm 1966, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lại một lần nữa “ không có gì quý hơn độc lập, tự do”,câu nói tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa thiêng liêng. Nó tạo nên sức mạnh và quyết tâm chiến đấu cho quân và dân ta. Toàn văn câu nói được viết lại như sau: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
2.Bình luận về câu nói của Bác
2.1 Thế nào là độc lập, tự do ?
“ Độc lập” ở đây là độc lập của một quốc gia. Nghĩa là một quốc gia được gọi là độc lập khi không bị sự xâm lược, đô hộ của ngoại bang, biên cương,bờ cõi được giữ vững, khẳng định được chủ quyền. Không chỉ vậy, độc lập là không bị sự lệ thuộc về kinh tế, chính trị,văn hóa….của bất cứ một quốc gia nào khác.
“ Tự do” có nghĩa là con người làm chủ chính mình, không bị lệ thuộc vào bất kỳ ai, tự do sống, tự do ngôn luận, tự do lao động sản xuất…nhưng tự do không được thái quá mà là tự do trong một khuôn khổ nhất định.
2.2 Giá trị của độc lập, tự do
Đất nước ta từ thời các vua Hùng đã chịu sự xâm lược của hàng nghìn năm phong kiến phương Bắc và sau này hơn 100 năm tư bản phương Tây. Nhân dân ta phải sống trong cảnh cơ cực, áp bức bốc lột,nghèo đói và bị đàn áp về văn hóa,giáo dục, phải sống lệ thuộc vào bọn xâm lược. Vì vậy , không chỉ riêng Bác mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã nhận thức được rằng “ không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có độc lập và tự do mới giải thoát con người khỏi những ngày tháng tối tăm đó. Và để có được độc lập, tự do, điều tất yếu là phải hiến dâng xương máu cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do; Vì độc lập, vì tự do, mà cả dân tộc Việt Nam đã trường kỳ kháng chiến để làm nên Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, vì độc lập, vì tự do,mà chúng ta đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”, để “ Bắc Nam sum hợp một nhà”.
Khi đất nước giành được độc lập ,chủ quyền đời sống nhân dân ta được đổi khác:nhân dân được học hành, được tự do lao động và bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình, được tự do sinh hoạt,giải trí; tự do bầu cử ban lãnh đạo chính quyền mà không bị gò ép, bắt buộc….đời sống văn hóa ,tinh thần đươc phát triển, con người phát triển, đất nước phát triển.
Như vậy, “không có gì quý hơn độc lập, tự do” là hoàn toàn đúng,đó là một chân lý của ngàn đời. Chỉ có độc lập tự do thì con người mới có cuộc sống ấm no,có quyền tự quyết, quyền bình đẳng, và “mưu cầu hạnh phúc”.
Do đó mà độc lập và tự do có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau, chúng tác động qua lại với nhau. Có độc lập thì mới có tự do; trái lại có độc lập mà không có tự do thì nền độc lập đó không có ý nghĩa. Giống như Bác đã từng nói: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.
2.3 Mở rộng vấn đề
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Bác thăm đền Hùng
Có được độc lập, tự do đã khó. Nhưng để giữ vững được nền độc lập, tự do là một điều không phải dễ. Ngày nay, đất nước đã im tiếng súng song chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục được phát huy. Độc lập, tự do hiện nay là phải làm sao để đất nước vừa mở rộng hợp tác quốc tế nhưng vừa giữ vững được quyền tự chủ về kinh tế, về chính trị, không bị lệ thuộc vào nước ngoài, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và tự do, dân chủ, hạnh phúc cho mỗi người dân. Để phát huy tinh thần này chúng ta cần phải ra sức hành động, xây dựng đất nước giàu mạnh. Phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa để đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, tiến kịp với các nước trên thế giới. Phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu, đồng thời phải thường xuyên chăm lo củng cố quốc phòng an ninh, sẵn sàng đánh bại mọi hoạt động, âm mưu bạo loạn, lật đổ, xâm lược; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của nhân dân ta. Cần phải phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người để nhân dân có thể tự ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
“Độc lập”, “tự do” trong câu nói của Bác không chỉ dừng lại ở dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Rộng hơn đó là độc lập, tự do của mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới, và của toàn thể nhân loại. Nhưng hiện tại vẫn còn đó những sự bất cập, đó là sự lệ thuộc về chính trị, về kinh tế… của một số nước trên thế giới mà đến nay vấn đề đó vẫn chưa giải quyết hết được. Nghĩa là vẫn còn có những con người,những dân tộc chưa có được độc lập, tự do và dân chủ.
3. Kết luận
“ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đó là một chân lý ngàn đời không thể chối cãi. Câu nói tạo ra một giá trị tinh thần to lớn, là động lực, là phương châm trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trên con đường mà nhân dân ta đã chọn,con đường Xã hội chủ nghĩa. Nơi mà đất nước được độc lập, con người được tự do và bình đẳng.
Đối với thế hệ sinh viên, học sinh là những người sẽ tiếp bước cha anh trên con đường xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong tương lai. Phải biết đầu tư phát triển tri thức, đạo đức cách mạng, và phải luôn nhớ rằng “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có độc lập, tự do thì con người mới có điều kiện phát triển- đất nước phát triển, “để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã nói.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai-luận-về-cau-noi-khong-co-gi-quý-hơn-độc-lập-tự-do.doc